DỰ LUẬT H.O.
của Ông NGUYỄN NGỌC BÍCH và Bà KHÚC MINH THƠ
Đỗ Ngọc Uyển
Lời nói đầu: Ngày 23/9/2008 , trên trang báo điện tử Ánh Dương có đăng bà́ của ông Huy Phương phỏng vấn ông giáo sư Nguyễn Ngọc Bích: “về hoạt động của Bà Khúc Minh Thơ và Hội Gia đ́nh Tù Nhân Chính trị cho chương tŕnh H.O.” Trên Người Việt Online, ngày 1/11/2008, ông Huy Phương đă viết bài “Tạp ghi Huy Phương: Chút ơn nghĩa cuối đời.” để trách cứ những người tù chính trị Việt Nam đă vô ơn đối với bà Khúc Minh Thơ. V́ nhận thấy có những điều trả lời của ông Nguyễn Ngọc Bích không đúng sự thật và lời trách cứ của ông Huy Phương là hồ đồ. Với tư cách một người lính và cựu tù chính trị, tôi viết bài này để tŕnh bày những sự thật về sự kiện người tù chính trị Việt Nam , một sự kiện mang dấu ấn lịch sử.
1- Trong bài phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Bích “về hoạt động của Bà Khúc Minh Thơ và Hội Gia đ́nh Tù Nhân Chính trị Việt Nam cho chương tŕnh H.O.” do ông Huy Phương thực hiện và được đăng lại trên trang báo điện tử Ánh Dương ngày 23/9/2008, có một đoạn ông Nguyễn Ngọc Bích đă nói nguyên văn như sau:
“…Vào ngày 30-4-1987 chúng tôi cùng bà Khúc Minh Thơ, tức là Nghị Hội với Hội Gia Đ́nh Tù Nhân Chính Trị Việt Nam tổ chức một buổi tiếp tân ở trên Quốc Hội. Buổi tiếp tân này vừa đánh dấu ngày 30/4 đau buồn của đất nước, vừa đưa vấn đề Việt Nam cho Quốc Hội họ nghe. Dịp may trong buổi tiếp tân đó là có sự hiện diện của hai vị Thượng Nghị Sĩ quan trọng là ông Bob Dole và Edward Kennedy… Buổi tiếp tân tại Quốc Hội hôm đó, chúng tôi (NNB) làm MC, khi chúng tôi giới thiệu hai vị TNS này th́ chúng tôi cũng dùng một câu rất được ḷng hai ông ấy… Khi giới thiệu, chúng tôi đă giới thiệu rằng hai vị đây là hai ứng cử viên tương lai có thể làm tổng thống…. cả hai vị đều hài ḷng nên có hứa rằng là họ sẽ tiếp tay với chúng tôi làm chuyện can thiệp cho các tù nhân chính trị đang bị giam giữ.
Họ giữ lời hứa, ngay ngày hôm sau 1/5/1987 , họ bảo các phụ tá của họ ngồi lại với nhau viết ra cái dự luật sau này gọi là dự luật H.O. Chúng tôi đă đi theo từ giai đoạn đầu tiên, từ lúc thành dự luật, rồi nó đi qua nhiều chặng trong Quốc Hội. Chúng tôi thường xuyên lên Quốc Hội gơ cửa, không chỉ riêng hai ông Bob Dole hay Kennedy, mà c̣n nhiều vị Thượng Nghị Sĩ, Dân Biểu khác… ”
Ông giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đă nói không đúng sự thật. Cái mà ông Bích gọi là dự luật H.O ngày 1/5/1987 chỉ là cái Nghị Quyết số S.RES.205 Title: A resolution calling for the release of political prisoners by the government of Vietnam . (Một nghị quyết kêu gọi chính phủ cộng sản Việt Nam thả những người tù chính trị.) Nghị quyết này do 6 Thượng Nghị Sĩ đồng bảo trợ trong đó có hai Thượng Nghị Sĩ Bob Dole và Edward Kennedy.
Không chỉ riêng có Thượng Viện Hoa Kỳ ra nghị quyết kêu gọi cộng sản thả tù chính trị, vào ngày 26/5/1987, tại Hạ Viện Hoa Kỳ, Dân Biểu Bob Dornan cùng 58 Dân Biểu khác cũng đă đồng bảo trợ một Nghị Quyết yêu cầu cộng sản VN thả những tù nhân chính trị ra. Nghị Quyết này mang số H.RES.212 Title: A resolution concerning the release of political prisoners by the government of Vietnam . (Một nghị quyết liên quan đến chính quyền cộng sản thả những người tù chính trị.)
Thực ra, không phải đợi cho đến ngày 1/5/1987 nhờ có ông Bích và bà Thơ vận động với hai ông Thượng Nghị Sĩ Bob Dole và Edward Kennedy nên mới có được cái gọi là Dự Luật H.O. tưởng tượng ra đời để can thiệp cho những người tù chính trị ra khỏi nhà tù cộng sản và đi tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa kỳ đă làm công việc này từ lâu, chậm nhất là từ năm 1982. Cao Uỷ Phủ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc và chính phủ Mỹ đă có những chuẩn bị để tiếp nhận tù chính trị Việt Nam từ tháng 7/1982. Sau đây là bản tin được đăng trên tờ New York Times số ra ngày July 1, 1982 .
U.S. and U.N Said to Study Vietnam Resettlement Offer
Special to the New York Times
Published July 1, 1982
A State Department official said today that the Reagan administration was working
with the United Nation High Commission for Refugees “to determine whether the Vietnamese are in fact prepared to release persons from re-education camps for resettlement abroad.” (Hôm nay, một viên chức Bộ Ngoại Giao nói rằng chính quyền Reagan đang làm việc với Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc “để xác định xem Viêt Nam có thực sự chuẩn bị thả những người bị giam cầm trong các trại cải tạo để họ đi định cư tại ngoại quốc hay không.”)
The official estimated that there were about 100,000 people in so-called re-education camps, many of them confined because of their past ties to the United States . (Viên chức này ước tính rằng có khoảng 100,000 người bị giam giữ trong những cái gọi là trại cải tạo, nhiều người trong số họ đă bị giam cầm v́ có những liên hệ chặt chẽ với Hoa Kỷ.)
Nh́n lại thật kỹ những chuyển động chuẩn bị cho việc thả những người tù chính trị để họ đi định cư tỵ nạn tại Mỹ th́ thấy những diễn tiến như sau: Từ đầu thập niên 1980, cộng sản đă bắt đầu di chuyển những người tù từ Bắc vào Nam, những người mà cộng sản đă quyết tâm đưa đi đầy ải để giết chết trong các “trại cải tạo” dă man tại Miền Bắc. Tiếp theo đó, cộng sản cũng bắt đầu lần lượt thả tù ra. Cũng vào khoảng thời gian này, Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan đă bắt đầu nhận đơn xin tỵ nan và cấp LOI (Letter of Introduction) cho những người tù đă được thả ra để chuẩn bị lập hồ sơ xuất cảnh. Kể từ năm 1984 trở đi – nghĩa là 3 năm trước khi có cái Dự Luật H.O. ngày 1/5/1987 tưởng tượng của ông Nguyễn Ngọc Bích và bà Khúc Minh Thơ ra đời - việc gửi đơn sang toà Đại Sứ Mỹ tại Thái Lan để xin đi tỵ nạn là công khai và chính thức; chẳng phải gửi “chui” hay giấu giếm ǵ cả, cứ việc gửi thẳng tại bưu điện Saigon. Vào tháng 10/1989, cộng sản ra thông báo và bắt đầu nhận đơn xin xuất cảnh và cấp phát sổ thông hành (passport) cho người cựu tù đi Hoa Kỳ theo đơn xin. Khi đó, người cựu tù đă có sẵn trong tay cái Giấy Giới Thiệu (LOI/Letter of Introduction) của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan cấp để góp vào hồ sơ xuất cảnh. Cũng vào thời gian đó, Mỹ lập văn pḥng phỏng vấn tại Sàig̣n. Mỗi tháng Hoa Kỳ phỏng vấn và nhận hơn một ngàn gia đ́nh cựu tù chính trị Việt Nam vào Mỹ liên tục trong hơn 4 năm cho tới ngày 3/2/1994, khi những người cựu tù cuối cùng và gia đ́nh bước chân lên máy bay th́ tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố huỷ bỏ cấm vận cộng sản VN và chuẩn bị thiết lập bang giao. Tất cả mọi việc diễn tiến rất có lớp lang, gần như theo một lộ tŕnh đă được thoả hiệp ngầm trước đó.
Như đă nói ở trên, kể từ năm 1984 trở đi, việc gửi đơn sang Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan để xin đi tỵ nạn là công khai và chính thức; nhưng cũng có một số người tù chính trị khi được thả ra đă e ngại, hoặc v́ lư do nào đó đă không gửi đơn qua bưu điện mà t́m cách gửi qua Hoa Kỳ nhờ bạn bè, người thân hay bà Khúc Minh Thơ chuyển tiếp đến toà Đại Sứ Mỹ tại Thái Lan. Đó là “công ơn” của bà Khúc Minh Thơ đối với một số anh em cựu tù nhân chính trị mà ông Nguyễn Thanh Ty đă coi đó là “bát cơm phiếu mẫu.”
Đúng là bà Khúc Minh Thơ và ông Nguyễn Ngọc Bích đă có công đi vận đông vất vả từ Quốc Hội sang Bộ Ngoại Giao đến chính giới nên mới có cái dự luật “H O.” tưởng tượng ngày 1/5/1987. Không ai phủ nhận công lao to lớn đó của hai vị này; nhưng khi tra cứu và t́m hiểu kỹ th́ thấy rằng ông Bích và bà Thơ đă vất vả đi gơ những cánh cửa đă mở toang ra sẵn từ trước để mời quư vị vào dùng coca cola ướp lạnh, nghỉ mệt, chụp h́nh kỷ niệm để sau này trưng bày và nhận những lời cảm ơn rất lịch sự kiểu Mỹ…; có nghĩa là chính phủ Hoa Kỳ đă đi t́m cách trả món nợ quốc gia đối với đồng minh trong cuôc chiến “closing out this nation’s debt to its Indochinese wartime allies” từ rất lâu, trước khi ông Nguyễn Ngọc Bích và bà Khúc Minh Thơ đến gơ cửa văn pḥng họ.
Như đă tŕnh bày ở trên, không có cái gọi là dự luật H.O. ngày 1-5-1987 nào cả, mà chỉ là cái Nghị Quyết số S.RES.205 yêu cầu cộng sản thả tù chính tri. Cái gọi là dự luật H.O. chỉ là một món hàng giả do ông Bích và bà Thơ vẽ ra để đánh tráo một sự kiện lịch sử.
Viêc người tù chính trị ra đi muộn là do cộng sản gây khó khăn kể từ năm 1982 như ông Funseth đă nói trong cuộc phỏng vấn của phóng viên Nguyễn Khanh của RFA nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày 30/4/75. Ông Robert Funseth đă nói nguyên văn như sau: “…và ngay trong buổi đầu gặp gỡ với họ, (vào năm 1982) tôi được thông báo là trong số những người Hoa Kỳ muốn đón sang Mỹ định cư, thành phần tù nhân chính trị là diện khó nhất.”
Hoa kỳ là một quốc gia gồm những di dân và người tỵ nạn. Từ rất lâu, Hoa Kỳ đă có những đạo luật về di dân và tỵ nạn; nhưng sau ngày 30/4/1975, để đáp ứng với làn sóng hàng triệu người tỵ nạn Đông Dương, đặc biệt là người Việt Nam, Quốc Hội và Chính Phủ Hoa Kỳ đă ban hành 3 đạo luật về Đinh Cư và Tỵ Nan (Three Acts have facilitated the immigration and resettlement of Southeast Asian refugees) sau đây:
Đạo luật thứ nhất – Indochina Migration and Refugee Act of 1975 – University of California Irvine Southeast Asian Archive đă ghi lại trường hợp ban hành đạo luật này như sau:
“…In fact, one public opinion poll taken when Saigon fell in 1975 showed only 36% of the respondents in favor of Vietnamese immigration, fearing loss of job and increase public spending. However, President Gerald Ford and other public figures, including people who had been opposed to the war in Vietnam , strongly supported the refugees. Congress allocated resettlement aid and passed the 1975 Indochina Migration and Refugee Act, which allowed the refugees to enter the United States under a special migration and “parole” status...” (Thực vây, một cuộc thăm ḍ dân ư khi Saigon sụp đổ vào năm 1975 đă chỉ có 36% người được hỏi đă đồng ư nhận người di dân Việt Nam, v́ họ sợ mất việc làm và tăng chi tiêu của công. Tuy nhiên, tổng thống Gerald Ford và những nhân vật quan trong của Hoa Kỳ kể cả những người đă chống đối cuộc chiến Việt Nam cũng mạnh mẽ ủng hộ những người tỵ nạn. Quốc Hội đă phân phối ngân khoản tái định cư và thông qua Đạo Luật Đinh Cư và Tỵ Nạn Động Dương năm 1975, nó cho phép người ty nạn nhập vào Hoa Kỳ theo một quy chế nhập cư đặc biệt.)
Đạo luật thứ hai – Indochina Migration and Refugee Assistance Act of May 23, 1975 . This Act established a program of domestic resettlement assistance for refugees who fled from Cambodia and Vietnam . (Đạo Luât Trợ Giúp Di Dân và Tỵ Nạn ngày 23 tháng 5 năm 1975. Đạo luật này thành lập một chương tŕnh trong nội địa để trợ giúp cho người tỵ Nạn đến từ Cambodia và Việt Nam .)
Đạo luật thứ ba – The Refugee Act of 1980 – This Act created The office of Refugee Resettlement, which administers programs and services for refugees within the U.S. Individual states play a central role in the resettlement process and are required to have plan for refugee assistance in order to receive federal funding… The Refugee Act of 1980 was passed to set up systems to deal with increasing number of refugees from Vietnam and other countries of the world. (Đạo Luật Tỵ Nạn năm 1980 - Đạo luật này thành lập Văn Pḥng Tái Định Cư Tỵ nạn để quản trị các chương tŕnh và dịch vụ cho người tỵ nạn trong nội địa nước Mỹ. Các Tiểu Bang của Hoa Kỳ giữ vai tṛ trung tâm trong phương cách tái nhập cư và đ̣i hỏi phải có kế hoạch trợ giúp tỵ nan để được nhận ngân khoản trợ cấp từ Liên Bang…Đạo Luật Tỵ Nạn năm 1980 được thông qua để thiết lập một hệ thống nhằm đối phó với sự gia tăng số người tỵ nạn từ Việt Nam và các nước khác trên thế giới.)
Trên đây là 3 đạo luật chính của Hoa Kỳ áp dụng cho tất cả các trường hợp đến tỵ nạn tại Hoa Kỳ sau ngày 30/4/1975 kể cả những người cựu tù chính trị Việt Nam, và không có cái gọi là Dự Luật H.O do ông Nguyễn Ngọc Bích và bà Khúc Minh Thơ vận động để áp dụng riêng cho những người tù chính trị Việt Nam. Ngoài 3 đạo luật trên đây, vào năm 1987, Quốc Hội Hoa Kỳ c̣n thông qua đạo luật Amerasian coming Home Act để đón nhận các trẻ em lai Việt Mỹ trở về nhà.
Người tù chính trị Việt Nam đi định cư tỵ nạn tại Mỹ là do Một Thoả Thuận (An Agreement) được kư kết giữa Hoa Kỳ và Việt cộng vào ngày 29/7/1987 tại Hà Nội. Cái bút mà ông Robert Funset dùng để kư cái thoả thuân đó với thứ trưởng Việt cộng Vũ Khoan đă được ông Funseth, v́ lịch sự kiểu Mỹ, tặng cho bà Khúc Minh Thơ để trưng bày (display) và làm kỷ niệm v́ bà Thơ và Hội Gia Đ́nh Tù Nhân Chính Trị đă nhận và chuyển giúp nhiền ngàn hồ sơ xin tỵ nạn chính trị của các cựu tù nhân tới Toà Đại Sứ Mỹ tại Thái Lan
Sự kiện tù chính trị Việt Nam là một sự kiện mang Dấu Ấn Lịch Sử. Do đó, mọi việc phải được tŕnh bày một cách nghiêm túc và trung thực. Chúng tôi ghi nhận bà Khúc Minh Thơ đă có những quan tâm đặc biệt đến những người tù chính trị trong đó có Đại Tá Nguyễn Bê, phu quân của bà, và làm trung gian chuyển tiếp hồ sơ xuất cảnh - có thể lên đến nhiều ngàn - của một số anh em cựu tù nhân tới Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan. Và chỉ có vậy mà thôi. Ơn nghĩa phải minh bạch và ṣng phẳng.
Trong một đoạn khác của bài phỏng vấn, ông Nguyễn Ngọc Bích có nói nguyên văn như sau: “…nếu không có cái hội của bà Khúc Minh Thơ th́ chương tŕnh H.O. không biết ở cái quy mô nào, có thể nó cũng xảy ra, nhưng ở quy mô rất nhỏ …”
Đọc câu này th́ phải hiểu rằng chính là nhờ bà Khúc Minh Thơ và cả ông Nguyễn Ngọc Bích nên mới có chương tŕnh H.O. quy mô lớn như thế và nếu không có bà Thơ và ông Bích th́ không có chương tŕnh H.O. và nếu có th́ nó cũng sẽ ở quy mô rất nhỏ. Đây chỉ là lời suy đoán mơ hồ, không dẫn chứng cụ thể. Một giáo sư đại học Mỹ không làm chuyện suy đoán như thế.
Chúng tôi tin chắc rằng dù bà Khúc Minh Thơ và ông Nguyễn Ngọc Bích có vất vả đi vận động hay không th́ việc những người cựu tù chính trị ra khỏi nhà tù cộng sản và sang cư ngụ tại Mỹ vẫn diễn ra theo đúng quy mô như nó đă diễn ra, bởi v́ việc này phù hợp với quyền lợi lâu dài của Mỹ. Sớm hay muộn, Mỹ phải trở lại Việt Nam, một vị trí chiến lược, để bảo vệ quyền lợi chính trị và kinh tế lâu dài của Mỹ trong vùng Đông Nam Á. Trong tập Hồi Ức và Suy Tư của Trần Quang Cơ, thứ Trưởng Ngoai Giao cộng sản, đă viết đại khái rằng ngay trong tháng 5-1975, hai cơ quan ngoại giao của Việt cộng và Hoa Kỳ tại Paris đă trao đổi thư từ bàn về việc thiết lập bang giao giữa hai bên, nhưng không thực hiện được ngay lúc đó và phải đợi cho tới hơn 20 năm sau mới thiết lập được bang giao bởi v́ Việt Cộng “đang thừa thắng xông lên,” đ̣i Mỹ phải bồi thường 3 tỷ mỹ kim. Và như tôi đă nói ở trên, khi những người cựu tù cuối cùng bước chân lên máy bay để rời khỏi Việt Nam th́ ngay lập tức vào ngày 3-2-1994, tổng thống Bill Clinton đă tuyên bố huỷ bỏ cấm vận cho cộng sản và chuẩn bị thiết lập bang giao giữa hai bên. Cũng nên nhớ rằng ngay từ năm 1977, tổng thống Gerald Ford đă không phủ quyết mà c̣n ngầm ủng hộ để cho cộng sản Việt Nam ra nhập làm thành viên Liên Hiệp Quốc; nghĩa là ngay sau khi tháo chạy khỏi Việt Nam, Mỹ đă chuẩn bị trở lại Việt Nam, một vị trí chiến lược để bảo vệ quyền lợi lâu dài của Mỹ tai vùng Đông Nam Á. Mỹ đă chạy khỏi Việt Nam, nhưng Mỹ vẫn không thể thoát ra khỏi Việt Nam. Do đó, vấn đề tù chính trị Việt Nam là vấn đề nằm trong tâm can cuả Mỹ. Dù có là đệ tử trung kiên của chủ nghĩa thực dụng, người Mỹ cũng không thể vác cái mặt mo đến Hà Nội lập Toà Đại Sứ khi những người từng là đồng minh thân thiết của họ c̣n nằm trong nhà tù cộng sản.
Ngoài yếu tố thực dụng trên đây, c̣n một yếu tố tâm lư cũng quan trọng. Đó là tâm thức tập thể của Hoa Kỳ đă nhận thấy rằng những người làm chính sách cao cấp của Hoa Kỳ như Kissinger và Nixon đă phản bội một cách vô đạo đức những cam kết của Hoa Kỳ đối với đồng minh VNCH. Đây là một lỗ đen trong lịch sử Hoa Kỳ (a black hole in the American history) không thể tẩy xoá được. Không một người Mỹ nào có lương tri và tự trọng có thể hănh diện ḿnh là người Mỹ trong ngày 30-4-1975 . Lương tâm tập thể của Hoa Kỳ đă bị day dứt. Do đó, ngay trong tháng 5/1975, những khuôn mặt quan trọng của Mỹ đă từng chống đối cuộc chiến Việt Nam cũng đă ủng hộ manh mẽ người tỵ nạn Việt Nam . Quốc Hội và Chính phủ Hoa Kỳ đă nhanh chóng ban hành Đạo Luât Định Cư và Tỵ Nạn Đông Dương (The 1975 Indochina Migration and Refugee Act) cho phép người tỵ nạn Việt Nam vào Hoa Kỳ theo một quy chế nhập cư đặc biệt. Do đó việc đưa những người tù chính tri VN sang định cư tại Mỹ là để trả một món nợ lương tâm và đạo đức của Hoa Kỳ đối với những người đă một thời là đồng minh sát cánh chiến đấu trên cùng một chiến trường. Trả xong món nợ đạo đức và lương tâm này, người Mỹ mới có được những giấc ngủ yên hàng đêm. “This has helped us American sleep better at night.”
Mục đích trước hết và trên hết của cuộc phỏng vấn do ông Huy Phương thực hiện là
để cầu cứu ông giáo sư Nguyễn Ngọc Bích biện hộ cái tính chính danh cho bà Khúc Minh Thơ - đă bị Tổng Hôi Cựu Tù Nhân Chính Tri Việt Nam chính thức phủ nhận bằng một tuyên cáo - để bà này đứng ra tổ chức cái gọi là: “Ngày Tù Nhân Chính Trị Việt Nam.” Ông giáo sư càng cố gắng biện hộ th́ càng ḷi ra những điều không đúng sự thật. như đă tŕnh bày ở trên.
2- Trong bài “Tạp ghi Huy Phương: Chút ơn nghĩa cuối đời,” đăng trên Người Việt Online, ngày 1//11/008, có một đoạn ông Huy Phương đă viết nguyên văn như sau:
“…Gần đây, luận về một sự giúp đỡ trong quá khứ cho mgười tù chính trị, người ta đă phân tích, đem chẻ sợi tóc ra làm tư để phủ nhận công ơn những ai đă giúp đỡ ḿnh, dù nhiều, dù ít, bằng cách này, hay bằng cách khác. Để khỏi mang ơn hay tránh mặc cảm là kẻ vô ơn, người ta phải tự lừa dối với cả chính ḿnh bằng cách vẽ lại h́nh ảnh người ơn một cách xấu xa đến mức tàn tệ. Khi xúc động với ḷng biết ơn người ta vẽ nên h́nh ảnh bà Tiên nhiệm mầu chan chứa ḷng bác ái, khi bất b́nh người ta sẵn sàng tô vẽ h́nh ảnh ấy thành một mụ phù thuỷ quái ác. Thật ra, chúng ta không phải nhất thiết làm những chuyện như vậy, v́ vào những ngày xa xưa ấy, những người bỏ công sức, bằng cách này hay cách khác để t́m cách cứu vớt người lâm nạn, không có ai mong mỏi sẽ có một ngày nào đó được đền đáp lại, dù chỉ là một câu cám ơn đầu lưỡi.
Trong toàn bài viết cũng như trong đoạn văn trên đây, ông Huy Phương đă vận dụng một thứ t́nh cảm lê thê để trách móc một cách hồ đồ và gọi những người tù chính trị là kẻ vô ơn đối với bà Khúc Minh Thơ, đại ân nhân của ông Huy Phương. Bằng một giọng văn nỉ non, bi thảm, ông Huy Phương đă tô vẽ h́nh ảnh những ngượi tù chính trị thành những h́nh nhân đau khổ, tuyệt vọng, mất hết niềm tin, chỉ c̣n biết ngồi chờ bà Tiên nhiệm mầu chan chứa ḷng bác ái của ông Huy Phương đến cứu. Ng̣i bút của ông Huy Phương đă phản ánh ngược lại bản chất hiên ngang của các chiến binh anh hùng của QLVNCH mà tôi đă chứng kiến qua 9 trại tù cộng sản từ Nam ra Bắc. Chính bọn cai tù ác ôn cộng sản cũng phải thú nhận rằng: “bọn nguỵ quân cứng đầu này không thể cải tạo được. Bọn tù binh Pháp, tù binh Mỹ c̣n biệt sợ chứ bọn lính nguỵ này không biết sợ là ǵ.” Chính v́ cái bản chất hiên ngang, không chịu khuất phục mà người chiến binh sa cơ đă bị lũ cai tù vô nhân tính cộng sản trả thù một cách rất dă man và đê tiện. Đă có biết bao nhiêu anh em đă chết dưới đ̣n thù của cộng sản và trước khi chết anh em vẫn giữ được hào khí anh hùng của người chiến binh QLVNCH.
Ở trên, tôi đă tŕnh bày một cách minh bạch và ṣng phẳng về “công ơn” của bà Thơ trong việc chuyển giúp nhiều ngàn hồ sơ xin xuất cảnh cho một số anh em cựu tù chính trị; cũng như tôi đă chứng ḿnh rằng cái Dự Luật H.O. chỉ là sản phẩm do ông Bích và bà Thơ vẽ ra; và tôi cũng chứng ḿnh bằng những văn bản và các sự kiện cụ thể rằng việc vận động để người tù chính trị ra khỏi nhà tù và đi định cư tại Mỹ là do chính phủ Mỹ chủ động từ đầu đến cưối để trả một món nợ quốc gia (this nation’s debt) đối với đồng minh trong cuộc chiến (to its Indochina wartime allies.) Bà Khúc Minh Thơ không có công đầu trong vụ này, tức là không phải v́ có bà Thơ hô hoán: “Có người rơi xuống giếng,” nên người Mỹ mới đem thang, đem dây tới cứu như ông Huy Phương đă so sánh một cách ngớ ngẩn và gọi những người tù chính trị là kẻ vô ơn một cách hàm hồ. Người Mỹ đă t́m cách trả món nợ quốc gia của họ (a nation’s debt” chậm nhất là từ năm 1982, nghĩa là từ rất lâu trước khi bà Thơ hô hoán: “Có người rơi xuống giếng.” bằng cái dự luật H.O. tưởng tượng ngày 1/5/1987. Bà Thơ đă đến sau, chạy chung quanh cái giếng để hô hoán và cổ vơ trong khi người ta đă bắt tay vào việc và đang cứu.nạn. Dù sao th́ cũng phải cám ơn bà Thơ v́ những lời hô hoán này.
Bà Khúc Minh Thơ hiện là Sáng Lập Viên và Thành Viên Hội Đồng Tư Vấn của “Hội Bảo Tồn Lịch Sử & Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt” mà chủ tịch là bà Nancy Bùi, người đang có cơ sở làm ăn với cộng sản tại Việt Nam và phó chủ tịch là luật sư Trần Mộng Vinh, ông này đă ca tụng bọn lính cộng sản, quân đánh thuê cho Đệ Tam Quốc Tế, là ái quốc và có những lời lẽ súc phạm người lính VNCH. Với chức vụ quan trọng của môt tổ chức gồm những người hai mang như trên và thường đi về Việt Nam và đă được cộng sản cho mua nhà tại Vũng Tàu, chúng tôi có quyền nghi ngờ lập trường chính trị của bà Khúc Minh Thơ.
Tôi đă đọc được trên diễn đàn Internet một câu nói được coi là của bà Khúc Minh Thơ, xin ghi lại nguyên văn như sau: “Tôi đem các anh qua đây, mà các anh quậy phá quá, biểu t́nh tranh đấu tùm lum.” Đây là câu nói xúc phạm đến danh dự người tù chính trị và người lính Việt Nam Cộng Hoà mà cộng sản rất thích nghe. Nếu đúng là bà Thơ đă nói câu này, bà phải có một lời xin lỗi anh em cựu tù chính trị và người lính VNCH nếu bà c̣n mang danh nghĩa người Việt quốc gia chống cộng.
Chúng tôi phải cân nhắc cẩn thận những lời cám ơn dù là lời cám ơn đầu lưỡi như ông Huy Phương nói, bởi v́ đây là vấn đề Danh Dự và Tự Trọng. Không thể v́ không nhịn nổi một cơn thèm khát nhỏ – dù là ở hoàn cảnh đói khát trong nhà tù cộng sản - để đưa tay ra nhận một cái kẹo to bằng đầu ngón tay út để rồi phải mang ơn suốt đời như ông Huy Phương, và coi “người ơn” đă cho ḿnh cái kẹo là “bà Tiên nhiệm mầu chan chứa ḷng bác ái.” Dù bật cứ trong hoàn cảnh nào, người lính có danh dự và tự trọng không làm chuyện đó.
Sự kiện tù chính trị Việt Nam là một sự kiện mang dấu ấn lịch sử, phải được tŕnh bày một cách nghiêm chỉnh và trung thực. Mọi chuyện, kể cả ơn nghĩa, phải minh bạch và ṣng phẳng. Đánh tráo một sự kiện lịch sử là có tội đối với lịch sử. Những người lính VNCH đă hy sinh, đă chiến đấu và cầm súng chiến đấu đến phút cuối cùng trong ngày 30-4-1975 và sa cơ rơi vào tay địch trong trận cuồng phong của lịch sử là những anh hùng đă bảo vệ quê hương thân yêu Miền Nam suốt 20 năm. Không ai lấy thành bại để luận anh hùng. Lịch sử sẽ ghi nhận những hy sinh xương máu của họ và không ai đươc phép lợi dụng danh nghĩa anh hùng của họ cho những ư đồ bất chính.
Đỗ Ngọc Uyển
Morgan Hill , California
Ngày 9 tháng 11 năm 2008
Trang Chủ . Kim Âu . Lưu Trữ. Báo Chí . RFI . RFA . Tác Giả . Chính Trị . Văn Nghệ . Khoa Học . . Quảng Cáo . Mục Lục . ***