Nụ Hôn Đầu Năm.
Sáng sớm ngày 2/1/2003, Thành phố Chicago bỗng nhiên trở lạnh, những ngọn gió buốt giá như từng nhát dao nhọn xoáy vào tận chân lông, kẽ da. Trận tuyết dầy khoảng 5 inches rơi đúng vào chiều ngày 24/12/2002 vẫn c̣n trắng xóa trên mặt đất. Những cành cây khẳng khiu trơ trụi lá phủ đầy tuyết khiến cả một thành phố trùm phủ một màu trắng mênh mông. Tuyết trên mái nhà, tuyết trên ngọn cây, tuyết đầy trên xe, dưới đường, trên sân cỏ... đâu đâu cũng tuyết. Chẳng bù với thành phố Hoàng hậu Charlotte, nơi tôi ở, mấy năm mới có 1 hoặc 2 inches tuyết phủ nhè nhẹ trên mặt đất. Ấy vậy mà các trường học đă phải mải mốt đóng cửa, nhiều công sở nghỉ làm, nhiều nhà hàng, tiệm buôn cho nhân viên ở nhà v́ sợ tuyết nguy hiểm.
Tôi lái xe rời thành phố gió (Windy City) vào mờ sáng ngày 2/1/2003 để trở về Charlotte giữa cơn gió rét. Sau ngày nghỉ lễ, nhiều người lười lĩnh chưa muốn trở lại chỗ làm nên xa lộ vắng tanh. Thành phố uể oải phơi ḿnh dưới ánh điện vàng vọt của liên xa lộ 90-94, trước những ngọn gió buốt từ hồ Michigan thổi về. Xa lộ hôm nay không có cái vẻ hối hả, rầm rập của xă hội Mỹ, chạy đua với cây kim đồng hồ và con người cũng biến thành một cơ phận của chiếc đồng hồ hối hả ấy, quay cuồng với tốc độ ấy; dường như không vội vă như thế th́ người ta sợ bị đứng lại, bị đẩy lùi về phía sau th́ phải.
Đoạn đường dài trên 900 dặm từ Chicago về Charlotte phải đi qua nhiều xa lộ xuyên bang, phải vượt qua nhiều thành phố, nhiều tiểu bang như Indiana, Ohio, Kentucky, Tennessy rồi mới đến North Carolina. Tôi đă đi lại nhiều lần trên con đường này. Thuộc ḷng những đoạn đường đèo cong co theo sườn núi của rặng Smoky Mountain, thuộc ḷng những chỗ cảnh sát hay phục kích để bắt những anh hùng xa lộ hăng say quá trong việc chạy đua với cây kim đồng hồ nên vượt qua cả tốc độ giới hạn. Mấy anh chàng cảnh sát chỉ ŕnh rập cơ hội có thế để xin chữ kư những bậc yêng hùng.
Khi rẽ vào xa lộ 65 South để đi về Indinapolis thuộc Tiểu bang Indiana, trời bỗng nhiên đổ tuyết mỗi lúc một nhiều. Các xe phải giảm tốc độ từ 75 dặm một giờ xuống c̣n 35 dặm. Những bông tuyết lớn bằng cả nắm tay thi nhau đắp lên mặt kiếng trước xe. Trời âm u, mù mịt lẫn gió phần phật thổi chiếc xe nghiêng ngả, chuệnh choạng như anh chàng say rượu. Xe chạy chậm như rùa ḅ. Khi đến exit 173 chiếc xe Truck 18 bánh chạy phía trước bị trượt tuyết bỗng quay ngang chắn hết cả 2 lanes của xa lộ. Các xe chạy phía sau vôi vă thắng gấp, nhưng xe vẫn trôi tuột đi. Thắng cũng chẳng c̣n kềm chiếc xe lại. Xe tôi đang từ lane phải lừng lững trôi sang lane trái suưt đụng vào chiếc xe nhỏ màu đỏ chạy phía trước. Trớn của xe tiếp tục đẩy xe trôi sát vào bờ tường ngăn cách giữa 2 chiều của xa lộ và dừng lại ở lane dành cho emergency cách chiếc xe truck đúng một gang tay. Bỗng nghe tiếng ầm phía sau, rồi lại ầm thêm một lần nữa. Lần này th́ chiếc xe Nissan màu đỏ đụng ầm vào xe tôi. Đầu năm đă có người hôn mông ḿnh. Tôi không thể mở cửa xe bên phía người lái nên leo sang cánh phải để ra ngoài xem xe bị hư hại như thế nào. Tuyết bám đầy trên mặt, trên tóc, trên vai. Gió buốt làm hai bàn tay muốn tê cóng. Hai người đàn ông Mỹ đi chiếc xe Nissan màu đỏ vừa “hôn mông” xe tôi mang bảng số Illinois đang đứng giữa trời tuyết ôm hôn nhau. Rơ chán! Đầu năm có người “hôn mông”; tưởng ai hóa ra hai anh chàng “gay”. Một anh có râu hỏi tôi:
-Are you OK? Do you get hurt? (Anh có sao không? Anh có bị đau không?)
-I’m fine. (Tôi không sao)
Hắn quay qua bạn ḿnh vừa cười vừa nói: We’ll have a new car! (Chúng ta có xe mới rồi)
Tôi bước ra sau xe của họ. Chiếc xe Nissan bị một chiếc xe 4x4 đụng mạnh ở phía sau khiến trunk xe bị thun lại như đèn xếp. Anh tài xế xe 4x4 cóng róng bước xuống, tay cầm chiếc cellular phone hỏi:
-Any bodies injury? (Có ai bị thương không?) I call the police. (Tôi gọi cho cảnh sát)
Chúng tôi cùng trả lời không ai bị thương tích ǵ. Bốn người chúng tôi đứng tụm vào nhau vừa co ro run rẩy tṛ chuyện. Khi nh́n phía sau chiếc xe Nissan màu đỏ bị thun lại cả bốn người cùng cười hô hố.
Tôi bảo hai anh chàng chủ nhân xe Nissan.
-You better get a stronger car. (Các anh nên chọn loại xe chắc chắn hơn)
Gă có râu quay sang nói với người bạn mặc áo da:
-I think the Cadillac is good one. Like his car. (Tao nghĩ Cadillac là loại xe tốt. Giống xe của ông ta)
Trong 3 chiếc xe bị tai nạn th́ xe Nissan của hai người họ bị nặng nhất, cả phía trước lẫn phía sau đều thun lại, trong khi con trâu già Cadillac của tôi chỉ bị trầy trụa sơ ở bumper phía sau, c̣n chiếc xe 4x4 cũng chỉ bị mẻ một tí ở đằng mũi. Tôi châm thuốc hút cho đỡ lạnh, tài xế xe 4x4 cũng xin một điếu. Gă có râu thấy tôi để đầu trần nên mở cửa xe lấy cho tôi mượn chiếc mũ trùm bằng len để đội phủ hai tai cho đỡ cóng. Trên xa lộ xe bị dồn lại c̣n 1 lane nối đuôi một dăy dài, lừ đừ ḅ chậm chạp.
Ở xứ này bị tai nạn xe là chuyện thường t́nh, nhất là những khi trời băo tuyết như bữa nay. Các nạn nhân tṛ chuyện với nhau vui vẻ chờ cảnh sát đến làm report, chứ không như ở Việt Nam hoặc vài nước nhược tiểu khác; có tai nạn là căi nhau như mổ ḅ, thiếu điều đánh nhau.
Khoảng 2 tiếng rưỡi sau, một bà cảnh sát mới tà tà chớp đèn chạy đến. Bà ta bước xuống xe và hỏi “What’s going on guys?” (Chuyện ǵ xảy ra vậy mấy cha?). Từng người cho bà cảnh sát biết sự việc xảy ra do thời tiết, chiếc xe truck bị trượt khiến các xe tông nhau. Bà yêu cầu mỗi tài xế đưa bằng lái xe và Thẻ Đăng kư xe (Registration Card) xong chui vào xe ngồi hí hoáy viết. Bốn người tụi tôi tiếp tục đứng hút thuốc. Bà cảnh sát gọi máy truyền tin, chỉ vài phút sau đă có chiếc xe Tow đến để kéo chiếc xe Nissan v́ nó bị thun lại không chạy được nữa. Sau đó bà giao cho chúng tôi mỗi người một bao thư có đựng tờ báo cáo tai nạn và dặn đem về giao cho Hăng Bảo hiểm xe ḿnh. Rồi chặn đường cho xe của tôi và chiếc xe 4x4 đi.
Tôi lái chầm chậm trên xa lộ; mà có muốn chạy nhanh cũng không thể nào nhanh được v́ chung quanh xe nào cũng ḅ như rùa. Càng đi xa xuống phía Nam, càng ít tuyết. Khi tôi vào xa lộ 74 South để về Ohio th́ đă dứt tuyết hẳn, đường khô ráo nhưng trời bắt đầu sẩm tối. Đường cũng vắng xe dần; khi tôi đổi sang xa lộ 75 South để vào tiểu bang Kentucky th́ trên đường chỉ c̣n ḿnh tôi và bóng đêm. Chiếc xe lao vào đêm tối như xông vào thăm thẳm vô cùng, chung quanh và trước mặt là một màu đen... Quăng đường c̣n dài heo hút, ḿnh tôi và bóng đêm mịt mùng.
Buổi Họp Mặt Bất Ngờ tại Charlotte.
Khi tôi về đến Charlotte đă 11 giờ đêm. Đường phố vắng tanh. Từ xa lộ 77 South tôi lấy exit 2 để chuyển qua xa lộ 485 khoảng 9 dặm th́ vào exit Johnston tức là đường South 521 để về nhà Trà Nguyễn, tác giả Hồi Kư Vượt Ngục sẽ Ra Mắt Sách vào 11 giờ trưa Thứ Bảy 4/1/03. Trà Nguyễn tên thật là Trà Văn Gởi, cựu Giáo sư Trung Học Đệ Nhị Cấp ở Trung Học Công Lập Trịnh Hoài Đức B́nh Dương trước 30/4/1975.
Sau ngày Miền Nam bị cộng sản cưỡng chiếm với sự ngoảnh mặt của người bạn đồng minh Hoa kỳ, một sự bội phản nhục nhă của một cường quốc đối với một nước đồng minh do chính Tổng thống Nixon đă cam kết, mà sau này ông đă thú nhận với báo chí rằng “khuyết điểm lớn nhất của Ḥa ước Paris là cuộc ngưng bắn cho quân đôi Bắc Việt được ở lại những vùng họ chiếm giữ tại Nam Việt Nam.” Trong quyển sách “NO PEACE, NO HONOR: KISSINGER, NIXON AND BETRAYAL IN VIET NAM” (Không Ḥa B́nh, Chẳng Danh Dự: Nixon, Kissinger và Sự Phản Bội Ở Việt Nam) của tác giả Larry Berman, Giáo sư Chính trị Học kiêm Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Hoa Thịnh Đốn của Trường Đại Học California đă dựa vào các tài liệu mới được bạch hóa để tŕnh bày tỉ mỉ diễn tiến những mật đàm giữa Kissinger và Lê Đức Thọ tại Paris, những cam kết của TT.Nixon với TT.Nguyễn Văn Thiệu là: “sẽ trả đũa mạnh mẽ nếu Bắc Việt vi phạm Hiệp định”, những lời hăm dọa của Kissinger với ông Thiệu: “TT.Thiệu không nên làm thánh tử đạo...”, hoặc lời hăm dọa của tướng Alexander Haig khi TT.Thiệu không chịu kư vào Hiệp định bất lợi cho VNCH: “...nếu không kư th́ chúng tôi sẽ có biện pháp tàn bạo...” v.v... và v.v... để áp lực TT.Thiệu phải kư vào bản Hiệp định Paris. Ông Larry Berman cũng cho rằng khi Nixon loan báo đạt được thỏa hiệp ḥa b́nh cho Miền Nam để rút quân Mỹ về và nhận số tù binh Mỹ bị cộng sản Bắc Việt giam cầm là “đă đạt được ḥa b́nh trong danh dự...”; ông Nixon và ông Kissinger đă lừa bịp dân chúng Mỹ; v́ hai ông thừa biết Bắc Việt sẽ khởi động cuộc chiến trở lại với sự viện trợ dồi dào của cả khối cộng sản cho đến khi chiếm được Miền Nam. Quả thật, chỉ thời gian ngắn sau đó cả Miền Nam đă bị cộng sản nhuộm đỏ... Tác giả Trà Nguyễn cùng chung số phận như bao quân, cán, chính VNCH bị đầy ải trong các nhà giam trá h́nh dưới tên Trại Cải Tạo. Anh được thả, rồi lại bị bắt v́ tội vượt biên có trang bị vũ khí; bị giam với bản án 9 năm và anh đă vượt ngục...
Chỉ c̣n 1 dặm nữa là đến nơi, bỗng điện thoại trong xe reo vang. Tôi bốc lên nghe tiếng Trà Nguyễn:
-Chừng nào đến nơi đây bạn già?
-Sắp tới rồi bạn. Chỉ 2 phút nữa tôi sẽ có mặt tại nhà bạn.
-Mọi người vừa ngồi vào bàn nhậu. Đang nhắc đến bạn đây... Trà Nguyễn nói.
Điện thoại cúp, tôi nhấn ga cho xe chạy nhanh hơn.
Bước chân vào nhà, tôi mệt nhoài v́ lái đường trường trên 15 giờ liên tục nhưng cũng nhập tiệc ngay v́ các vị khách phương xa vừa từ California đến bằng phi cơ và Trà Nguyễn mới đón về nhà:
-Cựu Trung tướng Tôn Thất Đính, cựu chủ nhiệm Nhật báo Công Luận ở Sàig̣n trước 1975 tuy đă 78 tuổi nhưng vẫn c̣n tráng kiện như một trung niên. Mỗi sáng ông vẫn chạy bộ vài dặm đường và thường tập yoga. Ông cũng là tác giả của cuốn Hồi kư 20 Năm Binh Nghiệp phát hành năm 2002.
-Vợ chồng nhà báo Nguyên Trung, cựu Tổng Thư kư Ṭa soạn Nhật báo Công Luận và hiện là chủ biên Tuần báo Chánh Đạo ở San Jose; cũng là người đă xuất bản quyển Hồi Kư Vượt Ngục của Trà Nguyễn.
-Ngoài ra c̣n có sự hiện diện của thi hữu Thảo Đường Cư Sĩ, một nhà thơ cộng tác thường xuyên với Tạp chí Đất Sống do tôi chủ trương. Thảo Đường Cư Sĩ tên thật là Lưu Bảo Tăng, một người Việt gốc “bông” mà tôi và Trà Nguyễn thường gọi là anh Bảo v́ chúng tôi coi anh như một người anh kết nghĩa. Anh vốn là người Hoa sinh sống ở Hải Pḥng di cư vào Miền Nam từ năm 1954, rất thông thạo tiếng Việt và Hán, nên khi viết những bài thơ trào phúng, anh đă kư bút hiệu là B.54 (Bắc 54). Anh làm những bài thơ tiếng Hán rất có hồn.
Tôi đă gặp Nguyên Trung vào tháng 2 năm 2000 tại San Jose khi tôi sang nhà in để nhận quyển Trên Đường Biên Giới của tôi mới in xong. Hôm đó tôi hẹn Phạm Ngọc, chủ biên tờ báo văn học Văn Tuyển; nhà thơ nữ Tường Vi; họa sĩ Huỳnh Ngọc Điệp; nhà thơ Từ Đà Thành và họa sĩ thư họa Vũ Hối gặp nhau ở khu Lion King để uống café tṛ chuyện. Ngồi được một lúc, anh Vũ Hối nói có hẹn với người bạn tại nhà người bà con nơi anh tạm trú trong thời gian ở San Jose; nên anh mời chúng tôi cùng về nhà để xem những bức thư họa của anh. Khi vào nhà, chúng tôi đă gặp Nguyên Trung ngồi đợi sẵn... Măi cho đến đêm nay tôi mới gặp lại Nguyên Trung.
Cuộc rượu kéo dài măi đến 3 giờ 30 sáng với những câu chuyện râm ran về kỷ niệm thời làm báo ở Sàig̣n trước 1975.
Hội ngộ Chưởng môn phái “Không Động”
Sáng ngày 3/1/03, Trà Nguyễn mời chúng tôi đến nhà hàng Saigon Palace trên đường South Boulevard để ăn phở. Tôi và Thảo Đường Cư Sĩ lái xe đi trước; Trà Nguyễn, cựu Trung tướng Tôn Thất Đính và vợ chồng Nguyên Trung được Edward, chuẩn con rể của Trà Nguyễn chở đến sau. Edward là một phi công bay đường Las Vegas ố Grand Canyon, đă đính hôn với cháu Trà Nguyễn Diễm Chi, con gái út của họ Trà. Sau đó chúng tôi quay trở về nhà để nghỉ ngơi v́ đêm qua nhậu nhẹt tưng bừng cho măi đến khuya; hơn nữa buổi chiều, Trà Nguyễn và tôi phải ra phi trường Douglas đón nhà báo Phương Triều đến từ Twin City, Minnesota. Hai thành phố Minneapolis và Saint Paul nằm sát cạnh nhau, cùng xử dụng chung một phi trường quốc tế nên được gọi là Twin city.
Anh Phương Triều là một nhà báo chuyên nghiệp từ trước 1975 tại Sàig̣n. PT gia nhập làng báo từ năm 1958. Anh đă cộng tác với nhiều Nhật báo lớn của Miền Nam. Anh nhập ngũ khóa 23 Trường Vơ Khoa Thủ Đức và đảm nhiệm chức vụ Sĩ quan báo chí của Bộ Quốc Pḥng VNCH. Sau ngày 30/4/75, anh đă bị giam cầm trong các Trại hóa thú cải tạo của cộng sản từ Nam chí Bắc và tưởng chừng đă bỏ xác ở núi rừng Việt Bắc khi bạo quyền cộng sản đă chuẩn bị đem đi chôn, th́ các bạn tù đồng cảnh ngộ vốn là các bác sĩ tài ba của QLVNCH đă mổ sống anh và giành lại sinh mạng anh từ trong tay tử thần. Trong điều kiện tù đầy thiếu thốn mọi phương tiện, dụng cụ, thuốc men, vệ sinh...; các bác sĩ VNCH chỉ dùng mảnh lưỡi lam, không có thuốc tê, mê và không có cả chỉ khâu mà đă giải phẫu thành công cắt 1 phần bao tử của anh để giữ lại sinh mạng cho anh sống đến ngày nay quả là một sự phi thường, một điều không tưởng...
Tôi đă gặp anh Phương Triều đôi lần ở Sàig̣n trước 1975, khi th́ ở ṭa soạn Nhật báo Trắng Đen trên đường Lê Thánh Tôn của ông Việt Định Phương. Khi th́ trong các cuộc nhậu với Khánh Giang, Tổng Thư kư của bán Nguyệt san Thời Nay (do ông Nguyễn Văn Thái làm Chủ nhiệm). Những buổi nhậu thâu đêm suốt sáng, la cà từ quán này sang quán khác với đông đảo văn nghệ sĩ, kư giả như Nguyên Vũ, Dương Trữ La, Hoài Điệp Tử, Trương Đạm Thủy, Trần Xuân Thành, Phan Yến Linh, Phạm Đức v.v... Dạo ấy, tôi và Phạm Đức (Thư kư Ṭa soạn của Thời Nay) chỉ là hai kư giả trẻ, mới gia nhập làng báo nên thường ngồi yên ở một góc tṛ chuyện với nhau.
Sang Hoa kỳ muộn màng theo diện HO vào năm 1994, Phương Triều định cư ở Thành phố Saint Paul, Minnesota. Anh cộng tác với hầu hết báo chí ở hải ngoại qua những bài viết như thơ, bút kư, truyện ngắn v.v... Anh đă xuất bản được 4 thi tập:
-Thơ Phương Triều do Lâm Tường Dũ ấn hành ở Nam California khi anh mới sang Hoa kỳ
-Trăm Bài Thơ Xuân
-Xóm Mộ
-Giọt Sữa Đất
Hiện tại anh đang chuẩn bị loạt bút kư “Kỷ Niệm Văn Nghệ Sĩ Kư Giả” được rất nhiều báo ở Hoa kỳ đăng tải và được độc giả say mê theo dơi...
Anh được một số anh em đặt cho danh hiệu chưởng môn phái “Không Động” v́ không muốn động đậy làm ǵ cả. Ngay khi ở trong tù tại Miền Bắc, anh và nhà văn Đỗ Hùng, tác giả quyển truyện sử Mộng Bá Vương; hai anh bị cán bộ quản giáo của VC kết án là “chây lười lao động” đến độ ngày nào cũng bị đưa ra trước đội để chiếu TV (1). Có hôm cả đội bị phân công đi vác củi trên rừng, Phư ơng Triều chọn một cây nho nhỏ cho nhẹ và nghĩ rằng anh sẽ về trước Đỗ Hùng; nhưng khi về đến Trại, anh đă thấy Đỗ Hùng ngồi cạnh một bó que (mấy cành nhỏ) trước anh. Phương Triều hỏi:
-Củi của ông đó hả?
Đỗ Hùng thản nhiên trả lời: “Thế thôi!”
Lúc 1 giờ trưa ngày 3/1/03, Trà Nguyễn và tôi lái xe ra phi trường đón chưởng môn “Không Động”. Gặp anh ở khu vực lấy hành lư, tay bắt mặt mừng. Tôi nắm chặt tay anh hỏi han xem anh có khỏe không v́ tôi biết anh mới khỏi bệnh sau chuyến đi Texas về được vài ngày lại phải bay sang Charlotte. Tôi giới thiệu Trà Nguyễn với Phương Triều. Đây là lần đầu tiên hai người gặp nhau. Lấy hành lư xong, chúng tôi sửa soạn ra parking để lấy xe; nhưng Phương Triều nói:
-Ông cho tôi hút điếu thuốc đă...
Hiện tượng mới trong làng báo
Buổi chiều, khi chúng tôi đang ngồi ăn cơm tối th́ Kim Âu Hà văn Sơn, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút Tuần báo Chính Nghĩa tại Atlanta, Georgia gọi điện thoại lên cho biết đă phát hành báo xong và sẽ lái xe lên Charlotte cùng với Đỗ Hùng.
Nhà văn Đỗ Hùng là một Sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị phục vụ trong ngành Quân Y QLVNCH, hiện đang cư ngụ tại thành phố Columbus, Georgia, cách xa Atlanta khoảng 2 tiếng lái xe. Anh sang Mỹ định cư qua chương tŕnh HO và đă thành công trong thương trường. Anh là một người có tạng gầy và cao (chưa đến 100 lbs) nên Phương Triều thường gọi là Khô Mộc Đại sư, dù trước 75 anh là một người rất đô con. Quyển Mộng Bá Vương của Đỗ Hùng viết theo lối truyện sử, dựa theo những dữ kiện của chính sử để tiểu thuyết hóa thành những truyện có đối thoại, có tả t́nh, tả cảnh, tả các thế vơ v.v... khiến người đọc bị lôi cuốn như nh́n thấy những chuyện xảy ra cách đây hàng mấy trăm năm xảy ra ngay trước mắt. Cuốn sách đư ợc độc giả và bạn bè, thân hữu đón nhận một cách nồng nhiệt. Chỉ trong ṿng mấy tháng, sách đă không c̣n trên kệ của các nhà sách. Nhưng bên cạnh đó cũng có vài kẻ tiểu nhân, ti tiện, ganh tị với những thành công của anh; đă thối mồm rỉ tai, tuyên truyền là Đỗ Hùng “đạo văn” từ Việt Nam Sử Lược v.v... Dĩ nhiên khi viết một quyển truyện sử như Mộng Bá Vương, phải tham khảo các sách sử và dựa vào các sự kiện lịch sử th́ mới có được những mốc thời gian và tên các nhân vật chính xác. Làm sao có thể bịa đặt hư cấu được? Hiện nay Đỗ Hùng đang viết một quyển truyện sử Phía Nam Hoành Sơn, có lẽ sẽ hoàn tất trong một thời gian ngắn nữa.
Tôi đă gặp Đỗ Hùng nhiều lần ở Atlanta và Columbus; đă nhậu với anh nhiều lần và đă được nghe ngón đệm đàn điêu luyện bay bướm của anh.
Theo chương tŕnh, phái đoàn Atlanta cùng đi với Sơn dự Buổi Văn Nghệ Ra Mắt Sách Hồi Kư Vượt Ngục của Trà Nguyễn tổng cộng 8 người; nhưng đến giờ chót mấy ông gịng dơi Tôn Thất Hứa lại “hứa lèo” nên chỉ c̣n Hà Văn Sơn và Đỗ Hùng đi mà thôi. Tuần báo Chính Nghĩa phát hành 5000 số mỗi tuần vào sáng ngày Thứ Sáu. Đó là ngày bận rộn nhất của Sơn v́ anh phải lái xe chạy từ đông sang tây, từ Nam lên bắc của Thành phố Atlanta để phát hành báo. Một ḿnh một xe, ôm từng chồng báo, giao hàng trăm nơi. Với một người trên 50 tuổi như anh quả là sức khỏe phi thường.
Sơn là một Chiến sĩ Biệt kích nhảy toán ra Bắc hoạt động nhiều chuyến từ năm 1967. Chuyến cuối cùng, anh bị địch phát hiện và bắt giữ. Anh đă bị giam cầm trước sau tổng cộng trên 22 năm trong những trại tù khắc nghiệt nhất ở Miền Bắc; mà Trại Cổng Trời (Hà Giang) là nơi ít có người nào c̣n sống sót nổi sau 6 tháng cùm kẹp; vậy mà Sơn đă chịu đựng trên 27 tháng cùm ở Trại khắc nghiệt đó. Trong các Trại giam của cộng sản, anh vẫn giữ được dũng khí của một chiến sĩ tự do; vẫn sống hiên ngang kiêu hùng và giữ khí phách của một người lính chiến quả cảm khiến chính bọn cai tù phải nể sợ. Anh là người đă cứu Phan Nhật Nam trong lao tù dù anh không hề biết Phan Nhật Nam là ai, v́ lúc anh nhảy ra Bắc công tác rồi bị bắt, Phan Nhật Nam chưa nổi tiếng.
Sang Hoa Kỳ theo diện HO vào năm 1994, Sơn đă đứng đầu tầu trong vụ kiện chính phủ Hoa Kỳ đ̣i tiền bồi thường cho những anh em Biệt Kích. Chuyện bồi thường chỉ là chuyện nhỏ, nhưng điều đáng nói là anh đă rửa nhục cho QLVNCH, đă phục hồi danh dự cho tập thể QLVNCH. Đứng trước Quốc Hội Hoa Kỳ để điều trần, anh đă nói thẳng
vào mặt các giới chức cao cấp Mỹ rằng họ là những người bội phản.
Từ một người chiến sĩ “Gián Điệp Biệt kích” như VC thường gọi những người chiến sĩ Biệt Kích, anh trở thành một nhà báo thành công khi phát hành Tuần báo Chính Nghĩa tại Atlanta với số lượng 5000 ấn bản mỗi tuần. Đối với những người làm nhật báo chuyên nghiệp từ trước 1975 như anh Phương Triều và tôi, chuyện làm báo không phải là khó; nhưng cái không khí ṭa soạn của một tờ báo ở Việt Nam trước 1975 nó ồn ào, náo nhiệt và vui; khác hẳn cái cách làm báo ở hải ngoại v́ một ṭa soạn có rất nhiều anh chị em kư giả, phóng viên, thư kư, nhân viên nhà in, ḷ đúc và thợ sắp chữ v.v...; mỗi người một phần hành, mỗi người một nhiệm vụ. Người làm báo trước 75 không bị đ̣i hỏi có một căn bản kỹ thuật về computer như ở hải ngoại. Là một người mới sang Mỹ năm 1994, Hà văn Sơn đă bắt kịp được những căn bản về computer, tŕnh bày, layout, viết lách và đưa tờ báo trong ṿng vài năm thành một cơ quan truyền thông bề thế ở Atlanta, nơi có trên 140,000 người Việt định cư, với 14 tờ báo trước ngày Chính Nghĩa ra đời đến nay đă gần 5 năm. Hiện nay ở Atlanta chỉ c̣n 6 tờ báo kể cả Tuần báo Chính Nghĩa, 5 tờ kia đều là nguyệt san.
Anh Phương Triều và tôi đều phải xác nhận rằng đây là một hiện tượng độc đáo trong làng báo và Kim Âu Hà Văn Sơn chính là một tài năng vượt trội có khả năng thiên phú. Anh sẽ c̣n thành công hơn nữa nếu học hỏi thêm kinh nghiệm từ những người đi trước để phát triển thành một cơ sở truyền thông vững mạnh ở miền Đông Nam Hoa Kỳ.
Kim Âu Hà Văn Sơn là một người hào sảng và rất chí t́nh với bạn bè nhưng cũng rất thẳng thắn vạch mặt chỉ tên những bọn đón gió trở cờ, những quân ti tiện lưu manh ném đá giấu tay và những con sâu bọ trong cộng đồng...
9 giờ tối Hà Văn Sơn và Đỗ Hùng đến nơi. Hai người bạn tù Phương Triều và Đỗ Hùng gặp lại nhau nhưng không phải chiếu TV như lúc ở trong lao tù sộng sản. Chúng tôi quây quần trong cái “am” của Trà Nguyễn phía sau nhà. Gọi là am v́ đây là nơi anh trụ tŕ suốt ngày để viết sách, dịch sách và làm việc. Am là một căn pḥng vuông vức 3.5m x 3.5m, chung quanh toàn cửa kiếng. Trong pḥng có một chậu Quỳnh Hoa rất lớn thường trổ rất nhiều hoa vào mùa hè và dàn máy computer để anh ngồi viết lách. Chúng tôi trên 10 người ngồi quây quần uống rượu, ca hát đến khuya.
Ra Mắt Sách Hồi Kư Vượt Ngục
Buổi sáng ngày Thứ Bảy, 4/1/03; chúng tôi thức dậy sớm để chuẩn bị cho Buổi Văn Nghệ Ra Mắt Sách Hồi Kư Vượt Ngục của Trà Nguyễn. Mỗi người một tay, kẻ chở sách, người chở ghế, rồi hệ thống âm thanh, cờ xí v.v... Các bà, các cô lo chuẩn bị thức ăn. Đây là lần đầu tiên một sinh hoạt văn hóa văn nghệ Ra Mắt Sách của một tác giả địa phương được tổ chức một cách trang trọng nên đă thu hút sự chú ư của nhiều thân hào nhân sĩ trong vùng; mặc dù vào năm 1995, tôi đă tổ chức 1 buổi ra mắt quyển Red File của nhà văn Hà Thúc Sinh soạn chung với Giáo sư Nguyễn Tri Văn, Nguyễn Quốc Việt và Nguyễn Đại Tường do Tổ chức Human Right Watch ấn hành, nhưng lần đó là người từ phương xa về ra mắt ở Charlotte. C̣n lần này, Trà Nguyễn là một người cư dân đầu tiên ở thành phố Hoàng hậu (Queen City) tổ chức Ra Mắt Sách của anh tại Hội trường của Veteran Park tại số 2136 Central Ave., Charlotte. Giờ khai mạc dự trù là 11 giờ nhưng v́ nhân viên chịu trách nhiệm mở cửa Hội trường Veteran Park đến trễ nên măi đến 11 giờ 45 phút mới khai mạc. Hội trường đông nghẹt người, không c̣n một chiếc ghế trống. Trước mặt quan khách là tấm biểu ngữ Buổi Văn Nghệ Ra Mắt Sách đẹp treo cao trên tường, hai bên là hai trụ cờ Việt ố Mỹ. Quốc ca Việt Nam Cộng Ḥa được đa số hát vang dội cả hội trường. Quốc ca Mỹ do Trầm Mi, nữ ca sĩ chính trong ban nhạc tŕnh diễn thật hùng hồn và xuất sắc.
Điểm đặc biệt là Buổi Văn Nghệ Ra Mắt Hồi Kư Vượt Ngục của Trà Nguyễn đă thu hút được rất nhiều giới trẻ thuộc đại diện của các Trường Đại Học trong vùng và những thanh niên nam nữ đă tốt nghiệp đại học đến tham dự bên cạnh các bậc cao niên trưởng thượng như: cụ bà Đàm Cẩm Phước 90 tuổi, thân mẫu của Bà Đàm AÔnh Tuyết đi dự cả gia đ́nh. Hoặc ông bà Lê Ngọc Giáng, nguyên giáo sư trung học có người con út rất trẻ, dù đă tốt nghiệp Y khoa bác sĩ đang phục vụ ở xa cũng về tham dự buổi sinh hoạt văn hóa từ một thành phố cách trên 2 giờ lái xe. Đây là điều đáng mừng v́ giới trẻ thành công khắp nơi đă chứng tỏ họ cũng không xao lăng việc bảo tồn văn hóa Việt tại hải ngoại.
Thành phần văn giới và truyền thông đến tham dự để ủng hộ tinh thần cho Trà Nguyễn được ghi nhận có các vị:
- Ông Nguyên Trung, Chủ biên Tuần báo Chánh Đạo và bà Nguyên Trung, Giám đốc Nhà xuất bản Chánh Đạo tại San Jose, California
- Nhà báo Phương Triều đến từ Saint Paul, Minnesota
- Nhà Báo Kim Âu Hà Văn Sơn, Chủ nhiệm Tuần báo Chính Nghĩa tại Atlanta, Georgia
- Nhà thơ Thảo Đường Cư Sĩ tại Charlotte, North Carolina
- Nhà văn, nhà báo Vũ Uyên Giang tại Charlotte, North Carolina
- Nhà văn Hưng Yên tại Charlotte, North Carolina
- Nhà văn Đỗ Hùng đến từ Thành phố Columbus, Georgia
Khách danh dự:
- Nhà văn, nhà báo, Nghị sĩ, cựu Trung tướng Tôn Thất Đính đến từ Los Angeles, California
- Tiến sĩ Eric Henry, tên Việt là Vũ Văn Ḥa, giáo sư đại học UNC Chapel Hill, North Carolina
- Thành phần sinh viên ngoài Tuấn Tạ, Nguyễn Đ́nh Qúi đă tốt nghiệp đại học có một số sinh viên không rơ tên họ tham dự. Đặc biệt ca sĩ Trầm Mi là Chủ tịch Ban đại diện sinh viên UNC State, một trường đại học nổi tiếng tại thủ phủ Raleigh của tiểu bang North Carolina.
Ngoài ra c̣n có một số thân hữu của Trà Nguyễn đến từ các thành phố lân cận như:
- Từ Greenville ngoài các thân hữu Phan văn Răng, Hoàng Minh Trưởng c̣n có ông Nguyễn Trí Thức, cựu Trung tá Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa
- Từ Atlanta, Georgia có gia đ́nh thân hữu Phạm Văn Tẩu, cựu Đại uư binh chủng Nhảy dù VNCH.
Khách ngoại quốc ngoài hai thân hữu David và Edward, c̣n có ông Gilnam, chủ nhân nhà in COPY SHOP & PRINTING CENTER tại Charlotte, người đă giúp đỡ tác giả Trà Nguyễn in trên 100 bản thảo các sách với giá thân hữu.
V́ là lần đầu tiên ra mắt sách lại là quyển sách viết về quyết tâm đi t́m TỰ DO cho bản thân và gia đ́nh, tất cả con cháu của tác giả đều có mặt đông đủ, kể cả Trà Ngưyễn Giang Khanh về từ California và Trà Nguyễn Diễm Chi từ Nevada.
1 ố Nhà báo Nguyên Trung với tư cách là một người bạn cùng dạy học ở Trung Học Công lập Trà Vinh đă giới thiệu về tác giả Trà Nguyễn
2 ố Nhà văn Vũ Uyên Giang giới thiệu tác phẩm Hồi Kư Vượt Ngục đă nói lên cái quyết tâm của một con người dưới chế độ cộng sản, phải vượt qua bao gian nguy khổ ải để kiếm t́m chút hơi thở tự do và nay anh đă viết để truyền lại cho những thế hệ em, con cháu biết được cái giá đích thực của hai chữ Tự Do
3 ố Tiến sĩ Henry Vũ Văn Ḥa tŕnh bày phân tích tác phẩm bằng tiếng Việt khiến cả hội trường thán phục sự uyên bác của ông.
4 - Nhà báo Tôn Thất Đính nói về nhu cầu văn học đấu tranh ở hải ngoại
5 ố Nhà báo Phương Triều đă nói về 4 con người tập trung trong Trà Nguyễn xuyên qua tập Hồi Kư.
6 ố Nhà báo Kim Âu nhận định về việc làm xă hội của tác giả qua việc giúp bác Phương, một chiến sĩ Biệt kích Nhảy Bắc gần 80 tuổi, cư ngụ ở Charlotte t́m đến với anh em biệt kích...
7 ố Nhà văn Đỗ Hùng nhắc nhở giới trẻ cần đọc sách Việt ngữ
8 ố Nhà văn Hưng Yên đề cập đến tác phẩm khác của Trà Nguyễn: Núi Tâm Hồn, sách dịch từ bản Anh ngữ Soul Moutain, nguyên tác Lingshan của ông Cao Hành Kiện, đoạt giải Nobel văn chương năm 2000.
Nhà văn Hưng Yên tên thật là Nguyễn Văn Cử , một niên trưởng trong quân đội v́ anh nhập ngũ Khóa 10 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, nhưng binh nghiệp của anh lẹt đẹt v́ bị cả hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Ḥa “đ́” sói trán. Nếu tính theo thâm niên quân vụ, anh chỉ thua lăo Tướng Tôn Thất Đính có 4 năm. Anh sang Hoa kỳ định cư theo diện HO và sinh sống ở New Orleans, Louisiana; rồi mới di chuyển về Charlotte, NC. Anh Hưng Yên là một cây bút cộng tác thường xuyên cho Tạp chí Đất Sống của tôi. Anh có lối viết phiếm rất dí dỏm và các độc giả của Đất Sống rất thích thú theo dơi. Anh cũng có bài viết thư ờng xuyên trên Hải Ngoại Nhân Văn ở Massachusetts của Hồ Công Tâm; trên Sàig̣n Nhỏ và trên Văn Nghệ Tiền Phong.
...
Chương tŕnh văn nghệ giúp vui cho Buổi Ra Mắt Sách được Ban Nhạc Tre Xanh tŕnh diễn rất sinh động. Những bản nhạc quen thuộc trước 1975 được các ca sĩ tŕnh bày một cách xuất sắc gợi cho người nghe vô vàn kỷ niệm ngày xưa.
Thành phần Ban Nhạc Tre Xanh:
1 ố Trống: Lưu Hán Bang
2 ố Bass: Trà Nguyễn Giang Thanh
3 ố Keyboard: Quốc Việt
4 ố Tay Lead guitar độc đáo: Đ́nh Quang được đào tạo bởi nhạc sĩ trứ danh Trần Trịnh khi c̣n ở VN
Nữ ca sĩ: Trầm Mi, Đỗ Quyên
Nam ca sĩ:
- Tony Nguyễn vừa là ca sĩ có giọng ca truyền cảm vừa là lực sĩ gây nhớ lại thời lực sĩ đẹp Nguyễn Công AÔng vào đầu thập niên 60.
- Sơn Tâm, ca sĩ có giọng ca ấm áp mà người nghe tiên đoán cơ hội nổi bật trong làng ca hát sẽ đến không xa.
Đặc biệt về phía quan khách có cô Thu Hương (người mặc áo khoác trắng, mẹ của Đỗ Quyên) song ca với Đỗ Quyên tặng những bài ca lính chiến làm cho người nghe ngậm ngùi về một thời chiến đấu trong quân ngũ...
Buổi Ra Mắt Sách Hồi Kư Vượt Ngục của Trà Nguyễn đă thành công rực rỡ về mọi mặt: phương diện tổ chức, số lượng người tham dự và số lượng sách được cử tọa mua ủng hộ... Có những vị đă mua 5 cuốn để về tặng bạn bè thân hữu, con cháu; có vị mua 10 cuốn, có vị mua 2, 3 cuốn... Nơi bàn tác giả Trà Nguyễn ngồi kư tên lưu niệm trong sách, hàng dăy dài người xếp hàng chờ kư tên khiến tác giả mỏi cả tay. Tôi nhận thấy khi ra về, người nào cũng có sách trên tay.
Đêm Thứ Bảy, chúng tôi họp mặt tại cái “am” ở nhà Trà Nguyễn; những mái đầu bạc ngồi cạnh những mái đầu xanh của các em, các cháu trẻ tuổi cùng nhau uống bia sinh hoạt văn nghệ, tṛ chuyện, ca hát. Những bài hát của một thời chinh chiến được các em trong giới trẻ cùng hát khiến chúng tôi ngậm ngùi nhớ lại thuở áo trận sờn vai xa xưa khiến ḷng bùi ngùi:
Vang súng đạn thù trên trận tuyến
Sa trường binh lửa nặng oằn vai
Thất phu sinh giữa thời chinh chiến
Trách nhiệm không tṛn tủi kiếp trai.
(Thơ VUG)
Đỗ Hùng ôm đàn hát mấy bài của Trầm Tử Thiêng khiến Phương Triều và tôi đều rơi nước mắt khi nhớ đến người bạn nhạc sĩ tài hoa đă từ giă trần thế vào đầu năm 2000 đi về cơi vĩnh hằng.
Măi 5 giờ 30 sáng chúng tôi mới chia tay nhau đi ngủ.
Sáng ngày Chủ Nhật 5/1/03, Phương Triều, Đỗ Hùng, Hà Văn Sơn và tôi rủ nhau đi ăn phở để buổi trưa Đỗ Hùng và Hà Văn Sơn lên đường trở về Atlanta. Tạm biệt nhau, chúng tôi hẹn gặp lại trong chuyến Nam Tiến...
Tiến Về Phương Nam.
Sáng ngày 7/1/03, tôi lái xe chở Phương Triều, Thảo Đường Cư Sĩ và Trà Nguyễn rời Charlotte để tiến về Miền Nam xuống thành phố Atlanta thăm Hà Văn Sơn và Đỗ Hùng. Đường xa lộ South 85 từ Charlotte đi Atlanta phải đi ngang qua tiểu bang South Carolina, dài khoảng 270 dặm, mất khoảng 3 giờ rưỡi lái xe.
Liếc trong kính chiếu hậu, thấy Phương Triều nhắm mắt tôi tưởng anh ngủ, nhưng được một đoạn đường th́ anh dúi vào tay tôi một miếng giấy trên đó có mấy câu thơ anh viết cho tôi:
GỬI VŨ UYÊN GIANG
Nghiêng vai trút nợ phong trần
Sao chân vấp lại mấy tầng oan khiên
Mưa nào qua ngọn biến thiên
Cho ta mọc lại tóc triền miên xanh?
Vội về cho kịp đi nhanh
Vội đi nên lại loanh quanh chẳng về!...
Phương Triều (7/1/03)
Đọc xong, tôi cảm ơn anh Phương Triều và ghé vào Exit Gasney để đổ xăng và kiếm cái ǵ dằn bụng. Phương Triều nói:
-Ông kiếm cái ǵ mềm mềm tôi mới ăn được.
Tôi nói:
-Anh yên chí, tôi cũng là dân Tây trong làng Hăng Rết với anh nên bảo đảm thức ăn không cần răng cũng ăn được.
Khi rời nhà hàng BurgerKing, anh Phương Triều rất hoan hỉ với cái Hamberger mềm mại. Chúng tôi lại lên đường...
Đến Atlanta đă là 1 giờ 30 chiều, Hà Văn Sơn gọi điện thoại dặn ghé thẳng đến Phở Tân Tân, Sơn sẽ đợi ở đó. Chúng tôi được đăi một chầu “bánh xèo” thơm ngon của Tân Tân rồi kéo nhau về nhà Hà Văn Sơn. Đỗ Hùng nghe tin bạn bè đến, cũng vội lái xe từ Columbus xuống. Khi chúng tôi vừa quẹo xe vào drive way nhà Hà Văn Sơn th́ Đỗ Hùng cũng vừa vặn tới nơi...
Chúng tôi vào nhà nghỉ ngơi một lát rồi Hà Văn Sơn bày tiệc. Phương Triều nói hôm nay anh xuống để chứng kiến cuộc đấu giữa Vũ Uyên Giang và Đỗ Hùng. Hai chai Hennessy XO được đặt trên bàn với ê hề món nhậu do bàn tay khéo léo của chị Tùng (hiền nội của nhà báo Hà Văn Sơn). Được một lát th́ Mạc Thúy Hồng, cựu Chủ nhiệm nguyệt san Lạc Việt lái xe đến. Mạc Thúy Hồng bị bệnh mấy năm nay phải kiêng cữ đủ thứ, thấy vui nên cũng làm một ly. Trong bữa tiệc, chúng tôi nói chuyện râm ran về đủ mọi đề tài thời sự, văn nghệ, báo chí và nhất là nhắc đến những kỷ niệm vui buồn trong làng báo ờ Sàig̣n trước 1975.
Đến 11 giờ tối, thấy Phương Triều có vẻ mệt mỏi nên Mạc Thúy Hồng chở anh về nhà MTH để anh nghỉ ngơi. Anh có thói quen đi ngủ sớm như gà lên chuồng, cứ 6 giờ chiều là trùm mềm. Nhưng anh lại thức rất sớm, 3 giờ sáng đă thức dậy gơ máy computer lóc cóc. Hôm ở nhà Trà Nguyễn, tôi năm ngủ gần chiếc computer; gần sáng chợt nghe tiếng gơ trên keyboard rào rào như mưa. Tôi ngóc đầu dậy, thấy Phương Triều đang ngồi trên bàn máy đánh như gió. Tôi phục quá. Chẳng bù với tôi và Trà Nguyễn chỉ chuyên trị 2 ngón tay trỏ để đánh máy. Đến khi nh́n kỹ lại th́ thấy Phương Triều chỉ đánh có 1 ngón; mà lại là ngón giữa mới chết người. Th́ ra nhà báo quen xài ngón giữa!
11 giờ 30 khuya, Thảo Đường Cư Sĩ và Trà Nguyễn cũng từ giă bàn nhậu đi nằm. 11 giờ 45, Đỗ Hùng rời chiến trường. C̣n lại tôi cầm ly rượu xuống basement ngồi uống với Hà Văn Sơn; lúc đó đang vừa uống vừa ngồi làm cố những trang cuối cho tờ báo sẽ gửi đi in cho kịp phát hành vào Thứ Sáu.
Buổi sáng ngày Thứ Tư 7/1/03, khi tôi thức dậy th́ Thảo Đường Cư Sĩ, Trà Nguyễn, Hà Văn Sơn và Đỗ Hùng đă ngồi thưởng thức Trà Vương do Thảo Đường Cư Sĩ mang theo toàn bộ đồ nghề pha trà. Một lát, Mạc Thúy Hồng cũng chở Phương Triều về đến đúng hẹn v́ đêm trước tôi doạ “nếu không chở về đúng 10 giờ sáng, chúng tôi đi giang hồ; Mạc Thúy Hồng phải chở anh ấy về Charlotte”.
Chúng tôi 7 người kéo nhau ra Phở Số 1 ăn sáng. Ở bàn gần cửa có một anh “cả ngố“ mặc áo veston, tóc chải mượt cứ lấm lét nh́n sang bàn chúng tôi như soi mói, như ḍ xét. Mặt gian thấy rơ. Tôi hỏi: “Hắn là ai mà cứ nh́n bọn ḿnh một cách lố bịch như vậy? Hà Văn Sơn nói:
-Thằng “Ḅ Bô”, bạn thân của Đỗ Hùng đấy mà. Để ư đến hắn làm ǵ!
Sau đó chúng tôi lái xe đi ḷng ṿng xem qua thành phố Cuốn Theo Chiều Gió. Atlanta phát triển mạnh từ sau năm 1996, là nơi tổ chức Olympic nên hệ thống đường xá được mở mang rộng răi, các khu thương mại sầm uất. Atlanta cũng là nơi hệ thống truyền h́nh CNN đặt đại bản doanh để phát h́nh đi toàn thế giới.
Chúng tôi trở về nhà Hà Văn Sơn nghỉ ngơi. Đáng lẽ Đỗ Hùng phải về lại Columbus để kiếm nhà mướn cho 1 gia đ́nh anh bảo trợ sắp tù VN sang, nhưng v́ Phương Triều năn nỉ nên anh ở lại chơi với bạn thêm một ngày.
Buổi tối, chúng tôi ngồi vừa uống rượu vừa tṛ chuyện văn nghệ, nhắc đến những người bạn trong giới viết văn, làm báo... măi cho đến khuya. 8 giờ 30 tối Đỗ Hùng đi ngủ sớm nên Phương Triều tuyên bố Vũ Uyên Giang thắng 2-0.
-Thế là Khô Mộc Đại sư hết gáy. Ông chỉ giỏi ăn hiếp tôi thôi! Phương Triều nói.
Sáng sớm Thứ Năm 8/1/03, Chúng tôi uống café ở quán Xinh Xinh nằm trong khu Asian Village trên đường Buford Highway thuộc thành phố Chamblee, GA. Ở đây, chúng tôi gặp anh Quách Rạng, một chiến sĩ Biệt Kích nhẩy Bắc, Đại tá Huỳnh Văn Chính, cựu tỉnh trưởng Kiên Giang và Mai Bá Trác, cựu Thiếu ta Lực Lượng Đặc Biệt...
Sau đó chúng tôi chia tay nhau để trở về lại Charlotte. Xin cảm ơn những t́nh cảm trân qúy bạn bè bằng hữu. Gặp được nhau ở xứ người là một điều hiếm hoi, khó khăn. Ở đây không gian quá rộng mà gịng đời xuôi ngược bể dâu; mỗi người ở một vùng cách xa nhau nhiều ngàn dặm đường, có cơ hội gặp gỡ nhau, hội tụ với nhau là một điều không phải chuyện dễ dàng...
Sáng sớm ngày Thứ Năm 9/1/03, tôi phải từ giă Phương Triều và Trà Nguyễn để khởi hành đi Chicago sớm v́ trong đêm nhận được tin thân phụ của tôi bị đau phải vào nhà thương. Tôi rất tiếc không thể tiễn anh Phương Triều ra phi trường trở về Saint Paul, MN. Ḷng cứ áy náy hoài không yên. Anh Phương Triều bịn rịn nắm lấy tay tôi chúc thượng lộ b́nh an. Tôi nghe thoáng cay trong mắt; quay lưng vội vă bước đi.
Trên đường độc hành, ḿnh tôi với con trâu già lầm lũi trên lộ tŕnh dài hun hút. Suốt đoạn đường xa, tôi để cuốn tape Thơ Phương Triều do Bích Huyền của Đài VOA thực hiện trong chương tŕnh Thơ Nhạc; những bài thơ của thi tập Xóm Mộ của anh nghe mà xót xa cho thân phận con người dân Việt dưới ách bạo tàn của cộng sản VN sau ngày 30/4/1975. Qua Tập Thơ Xóm Mộ, dù Phương Triều không nói thẳng lên những điều tố giác cộng sản là nguyên nhân chính đưa dân tộc xuống đáy vực thẳm của đói nghèo, cùng khổ; nhưng anh đă vẽ những bức tranh sinh động về đời sống khốn khổ của người dân Miền Nam từ sau ngày đen tối ấy để cho người đọc thấy rơ nguyên nhân v́ sao họ phải lầm than, cơ cực, đói rét, khổ ải đến như vậy?
Mải nghe, tôi đă lạc vào con đường 52 ở Ohio. Con đường này hẹp, chỉ có 1 lane lại đang sửa chữa nên tốc độ chỉ cho chạy 45 dặm một giờ; khiến 2 giờ 30 đêm tôi mới về đến nhà.
Vũ Uyên Giang
Tháng 1/2003
(1)Khi các anh em khác trong Đội được ngồi để sinh hoạt, kiểm điểm thành tích lao động trong ngày th́ người bị chiếu Ti Vi phải đứng nh́n ngược xuống anh em suốt mấy tiếng đồng hồ; cho đến khi giải tán.
Trang Chủ . Kim Âu . Lưu Trữ. Báo Chí . RFI . RFA . Tác Giả . Chính Trị . Văn Nghệ . Khoa Học . . Quảng Cáo . Mục Lục . ***