Bài Cũ :  Tháng 6/08. Tháng 7 /2008   Tháng 8/08.  Tháng 9/08. 10/08. 11/08. 12/08  xin mời quư vị vào phần lưu trữ c̣n có  nhiều tài liệu, bài vở mới dùng vào việc nghiên cứu , tham khảo

 

TRUNG QUỐC LỢI G̀

TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM?

 

 

Trần Gia Phụng       

 

 

     

 

1.-   TỔNG QUAN

 

Chiến tranh Việt Nam kéo dài trong 30 năm, từ 1946 đến 1975, có thể chia thành ba giai đoạn. 

 

Giai đoạn thứ nhất từ 1946 đến 1949: 

Khi Pháp đưa quân tái chiếm Việt Nam, Hồ Chí Minh, mặt trận Việt Minh (VM) và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (VNDCCH) nhượng bộ và thỏa hiệp với Pháp, kư liên tiếp hai thỏa ước để duy tŕ quyền lực của VM và đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD). 

 

Tuy nhiên, Pháp không ngừng tiến quân và ép VM đến đường cùng.  Hồ Chí Minh liền họp trung ương đảng CSĐD trong hai ngày 18 và 19-12-1946 tại Vạn Phúc (Hà Đông) để tham khảo.  Cuộc họp đi đến quyết định tấn công Pháp vào tối 19-12-1946.(1)  Thế là chiến tranh không tuyên chiến bùng nổ.  Từ năm 1946 đến năm 1949, VM vừa đánh, vừa đàm, vừa trốn chạy lên miền rừng núi để chờ đợi thời cơ.. 

 

Giai đoạn thứ hai từ 1950 đến 1954:   

Trong cuộc tranh chấp tại Trung Quốc, Mao Trạch Đông và đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) thành công.  Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng chạy ra Đài Loan.  Mao Trạch Đông công bố thành lập chính thể Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa (gọi tắt là Trung Quốc). 

 

Hồ Chí Minh và VM cầu viện  CSTQ.  Nhờ sự giúp đỡ về mọi mặt của của Trung Quốc, VM phản công từ năm 1950 và cuối cùng chiến thắng năm 1954.  Chẳng những VM, mà cả Việt Nam sẽ phải trả giá cho sự cầu viện và chiến thắng nầy.  Hiệp định Genève ngày 20-7-1954, chia hai đất nước ở sông Bến Hải, vùng vĩ tuyến 17.  Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (tức VM cộng sản) ở miền Bắc, Quốc Gia Việt Nam (hậu thân là Việt Nam Cộng Ḥa) ở miền Nam.  Trước khi kư hiệp định Genève, VM đă đưa ra kế hoạch gài người ở lại miền Nam, trường kỳ mai phục để chống lại QGVN.(2)

 

Giai đoạn thứ ba từ 1960 đến 1975:   

Từ năm 1955, Bắc Việt bắt đầu kiếm cách gây hấn, đ̣i hỏi Nam Việt phải tổ chức tổng tuyển cử vào năm 1956 theo dự kiến trong điều 7 bản "Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại ḥa b́nh ở Đông Dương" ngày 21-7-1954.  Cần chú ư, bản tuyên bố cuối cùng nầy không có chữ kư của bất cứ phái đoàn nào, kể cả phái đoàn VM tức VNDCCH.  

Một bản tuyên bố không có chữ kư không thể là một văn bản pháp lư có tính cưỡng hành, mà chỉ có tính cách dự kiến tương lai mà thôi.  Phái đoàn QGVN chẳng những không kư hiệp định Genève, mà c̣n không tham dự vào bản "Tuyên bố cuối cùng... ", nên tự cho rằng không bị ràng buộc vào điều 7 của bản tuyên bố nầy và không chấp nhận tổng tuyển cử.  

Lấy lư do Nam Việt không chấp nhận tổng tuyển cử, Bắc Việt quyết định tấn công Nam Việt.  Đầu tiên, Ban Bí thư Trung ương đảng Lao Động (LĐ, hậu thân của đảng CSĐD) ra chỉ thị ngày 24-5-1958, tổ chức học tập chủ thuyết Mác-Lê để xây dựng chủ nghĩa xă hội ở Bắc Việt và tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Nam Việt.   

Vào cuối năm nầy, Lê Duẫn được bí mật gởi vào Nam để nghiên cứu t́nh h́nh.  Khi trở ra Bắc, bản báo cáo của Lê Duẫn đă đưa đến quyết định của Uỷ ban Trung ương đảng LĐ tại hội nghị lần thứ 15 ở Hà Nội ngày 13-5-1959, theo đó đảng LĐ ra nghị quyết thống nhất đất nước (tức đánh chiếm miền Nam bằng vơ lực) và đưa miền Bắc tiến lên xă hội chủ nghĩa. (Nghị quyết đăng trên Nhân Dân ngày 14-5-1959)  

Nghị quyết trên đây được lập lại trong Đại hội 3 đảng LĐ, khai diễn từ ngày 5-9 đến ngày 10-9-1960 tại Hà Nội, mệnh danh là "Đại hội xây dựng chủ nghĩa xă hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà", đưa ra hai mục tiêu lớn của đảng LĐ là xây dựng miền Bắc tiến lên Xă hội chủ nghĩa và "giải phóng" miền Nam bằng vơ lực. (3)  Thế là chiến tranh tái phát từ năm 1960 đến năm 1975.  Cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm Nam Việt ngày 30-4-1975.  

Trong ba giai đoạn trên đây của cuộc chiến ba mươi năm ở Việt Nam, Trung Quốc đă giúp phía VM cộng sản từ giai đoạn thứ hai tức từ năm 1950 trở đi.  Sự giúp đỡ của Trung Quốc cho phe cộng sản Việt Nam đă quá rơ ràng, không cần nhắc lại.  Ở đây, chỉ xin thử bàn Trung Quốc đă hưởng lợi ǵ sau khi giúp phe CSVN thắng thế?

 

2.-   TRONG GIAI ĐOẠN 1950-1954

 

An ninh biên giới nam Trung Quốc:  

 

Khi CHNDTH được thành lập ngày 1-10-1949, chiến tranh giữa VM và Pháp đă diễn ra được ba năm.  Cuối năm 1949, Hồ Chí Minh gởi hai đại diện là Lư Bích Sơn và Nguyễn Đức Thủy đến Bắc Kinh xin viện trợ.(4a)  Theo sự thỏa thuận giữa hai bên, chính phủ VNDCCH thừa nhận chính phủ CHNDTH ngày 15-1-1950.  Ngay sau đó, CHNDTH công nhận trở lại chính phủ VNDCCH ngày 18-1-1950.   

Ngày 30-1-1950, Hồ Chí Minh đến Bắc Kinh cầu viện.  Sau đó, Hồ Chí Minh tiếp tục qua Liên Xô ngày 3-2-1950 để xin Liên Xô viện trợ, nhưng Joseph Stalin, lănh tụ Liên Xô, trả lời với Hồ Chí Minh rằng việc giúp đỡ VM bước đầu là công việc của CHNDTH.( 4b)  Nguyên lúc đó, Liên Xô mới ra khỏi thế chiến thứ hai, vừa lo tái thiết đất nước, vừa lo tổ chức thống trị các nước Đông Âu mà Liên Xô mới chiếm được sau thế chiến thứ hai, và Liên Xô ít có quyền lợi ở Viễn đông, nên Liên Xô ít chú trọng đến Việt Nam.   

Ngày 17-2-1950, Hồ Chí Minh rời Moscow, trở về Bắc Kinh.  Tại đây, một hiệp ước pḥng thủ hỗ tương giữa VM và Trung Quốc được kư kết, theo đó hai bên hợp tác để tiễu trừ thổ phỉ (ám chỉ Quốc Dân Đảng Trung Hoa và biệt kích Pháp).(5)  Hiệp ước nầy cho thấy rơ chủ đích pḥng thủ biên giới của CHNDTH khi viện trợ cho VM.  

Nguyên khi Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) chiếm được lục địa, th́ Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng Trung Hoa (QDĐTH) chạy ra Đài Loan, cố thủ ở đây.  Ngoài ra, khoảng 30,000 quân QDĐTH tràn qua Việt Nam.  Số quân nầy bị quân Pháp tước khí giới và tập trung ở vùng mỏ than Đông Triều.(6)   

Cần chú ư, cuối năm 1949, đảo Hài Nam (ở gần Việt Nam) vẫn c̣n bất ổn.  Cho đến ngày 1-5-1950, CSTQ mới đánh chiếm được đảo Hải Nam.  Từ đó Hải Nam chính thức thuộc Trung Quốc, trở thành đặc khu trực thuộc tỉnh Quảng Đông của CHNDTH.  V́ vậy, đảng CSTQ rất lo ngại về t́nh h́nh biên giới phía nam, sợ Hoa Kỳ hay Pháp giúp tàn quân QDĐTH trở về quấy phá biên giới phía NamTrung Quốc.  

Trung Quốc gởi vơ khí, đạn dược qua giúp VM chống Pháp để giữ yên và tạo một vùng trái độn giữa Việt Nam và nam Trung Quốc. Số vơ khí, đạn dược nầy do quân QDĐTH bỏ lại lục địa trước khi tháo chạy ra Đài Loan.  Chẳng những thế, đảng CSTQ c̣n gởi cố vấn chính trị và quân sự sang giúp VM.   

Chính tướng Trần Canh (Chen Geng), một danh tướng thân cận của Mao Trạch Đông, được gởi sang làm cố vấn cho Hồ Chí Minh, đă giúp VM chiến thắng trận đầu tiên tại Đồng Khê ngày 16-9-1950.  Đồng Khê ở phía nam Cao Bằng, phía bắc Thất Khê.  (Thất Khê ở phía bắc Lạng Sơn).   

Cũng nhờ chiến thuật công đồn đả viện do Trần Canh cố vấn,  tại vùng Cao Bằng-Lạng Sơn, VM cử đại đoàn (sư đoàn) 308, trung đoàn 209 và một tiểu đoàn độc lập, mở hai trận phục kích riêng lẻ gần Đồng Khê, bắt được hai trung tá Lepage (8-10-1950) và Charton (10-10-1950).(7)  Số tù binh Pháp bị bắt trong các trận nầy lên đến 4,000 binh sĩ, 354 hạ sĩ quan và 98 sĩ quan, trong đó có hai sĩ quan cấp trung tá.  

Từ đây, VM làm chủ vùng Cao Bằng, Đồng Khê, Thất Khê, khai thông hoàn toàn khu vực biên giới giữa Trung Quốc và chiến khu Việt Bắc của VM, tạo một vùng an toàn cho VM dọc biên giới Việt Hoa, giúp việc chuyển vận hàng viện trợ của Trung Quốc cho VM được dễ dàng.   

Sau trận nầy, Trung Quốc yên tâm rằng từ đây tàn quân QDĐTH không c̣n ẩn trốn trong vùng rừng núi biên giới giữa Trung Quốc với Việt Nam, liền rút đại tướng Trần Canh về Bắc Kinh tháng 11-1950.  Lúc đó, chiến tranh Cao Ly (Triều Tiên) bùng nổ ngày 25-6-1950.  Tháng 6-1951, Trần Canh được lănh đạo Trung Quốc gởi qua cầm quân ở  Cao Ly. 

Như thế, đảng CSTQ giúp VM và đảng CSĐD chống Pháp ở Việt Nam năm 1950 trước tiên v́ nhu cầu an ninh biên giới phía nam của Trung Quốc, như trước đây nhà Thanh gởi quân qua đánh Pháp ở Bắc Kỳ để cầm chân và không cho quân Pháp tràn qua biên giới của nhà Thanh.

 

Ngang hàng với các cường quốc:   

 Đảng CSTQ làm chủ lục địa và thành lập chế độ CHNDTH ngày 1-10-1949.  Lúc đó, Trung Quốc chỉ là một nước chậm tiến, nông nghiệp lạc hậu, bị các cường quốc tây phương xem nhẹ, chưa được cho thay thế ghế hội viên của Trung Hoa Dân Quốc ở Liên Hiệp Quốc.   

Sau khi hiệp ước đ́nh chiến ở Cao Ly (Triều Tiên) được kư kết tại Bàn Môn Điếm (Panmunjon) ngày 27-7-1953, và khi chiến tranh Việt Nam càng ngày càng quyết liệt, Liên Xô đề nghị với Hoa Kỳ, Anh, Pháp họp cùng Trung Quốc vào tháng 8-1953 để giải quyết những tranh chấp c̣n lại ở Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam.  Đề nghị nầy bị tam cường tây phương bác bỏ, v́ cả ba nước không thừa nhận Trung Quốc là một cường quốc ngang hàng với họ.(8a)   

Tháng 2-1954, Liên Xô lập lại ư kiến nầy.  Trước t́nh h́nh ở Đông Dương càng ngày càng xấu về phía quân đội Liên Hiệp Pháp và càng ngày càng thắng thế về phía bộ đội VM, Hoa Kỳ, Anh, Pháp đành phải chấp nhận mời Trung Quốc đến họp để giải quyết chuyện Đông Dương.( 8b)   

Dầu vậy, các nước Tây phương vẫn chưa xem trọng Trung Quốc.  Trưởng phái đoàn Ḥa Kỳ đầu tiên tại hội nghị Genève là ngoại trưởng John Foster Dulles.  Khi gặp trưởng phái đoàn Trung Quốc tại Genève là thủ tướng kiêm ngoại trưởng Châu Ân Lai, John Foster Dulles vẫn không thèm bắt tay xă giao.(9)  

Như thế, từ một nước mới được thành lập, kinh tế lạc hậu, nhờ chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc được ngồi ngang hàng với các cường quốc Tây phương tại hội nghị Genève.  Đây là một thắng lợi ngoại giao quan trọng của Trung Quốc mà Trung Quốc không đóng góp xương máu trên chiến trường.  

Trong sách Đêm giữa ban ngày, tác giả Vũ Thư Hiên viết rằng trong chiến tranh chống lại miền Nam từ năm 1960, Lê Duẫn, bí thư thứ nhất đảng LĐ (năm 1976 đổi là tổng bí thư), đă từng nói: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc."(10) Thật ra, ngay từ năm 1950, VM cũng đă đánh cho Trung Quốc. 

Cố vấn hay chỉ huy:  Vào thế kỷ 19, Pháp đến xâm lăng và bảo hộ Việt Nam.  Nước Pháp xa Việt Nam, nằm ở miền ôn đới.  Người Pháp thuộc chủng tộc da trắng, chịu ảnh hưởng của nền văn hóa và văn minh khác hẳn người Việt.  Người Pháp đến Việt Nam để khai thác và bóc lột, nhưng người Pháp không thích hợp với phong thổ Việt Nam, nên người Pháp ít ở lại Việt Nam.   

Sau thế chiến thứ hai tức sau năm 1945, tuy Pháp muốn tái chiếm Việt Nam, nhưng người Việt Nam luôn luôn có tinh thần độc lập, sẵn sàng đứng lên chống Pháp, như trước đây đă từng chiến đấu chống Pháp.  Cuộc kháng chiến có thể khó khăn nhưng trào lưu chung trên thế giới lúc đó là giải trừ thuộc địa, nên trước sau ǵ nước ta cũng có thể tự lực đánh đuổi được người Pháp, mà không nhất thiết phải dựa vào Trung Quốc mới có thể thành công.   

Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử trước đây rất cam khổ, nhưng dân tộc Việt luôn luôn tự lực bảo vệ nền độc lập dân tộc mà không cần ngoại quốc viện trợ.  C̣n những lần các triều đại Việt Nam nhờ đến Trung Quốc, đều bị Trung Quốc xâm lăng.  Ví dụ cuối đời Trần và cuối đời Lê là những bài học rơ nét nhất.  

Trong sách Mặt thật, tác giả Thành Tín, tức Bùi Tín, nguyên đại tá bộ đội cộng sản, nguyên phó tổng biên tập báo Nhân Dân, đă viết: “....Nếu như hồi ấy đường lối đấu tranh đại loại như của cụ Phan [Châu Trinh] đề xướng được chấp nhận và thành hiện thực th́ đất nước ta có thể khác hẳn hiện nay, vừa có độc lập thống nhất, có dân chủ và phát triển, có thể tránh được chiến tranh và tránh bị cỗ máy nghiền mà chủ nghĩa Staline, chủ nghĩa Mao đă đưa đến thông qua đảng cộng sản với biết bao hậu quả nặng nề mà chưa biết đến bao giờ mới khắc phục được...” (11)  

Lịch sử bang giao Việt Hoa cho thấy rằng các nhà cầm quyền Trung Quốc nguy hiểm không kém ǵ thực dân Pháp, nếu không muốn nói là nguy hiểm hơn. Bằng chứng là vào thế kỷ 15, nhà Minh xâm lăng, khai thác và bóc lột Đại Việt tàn bạo không khác ǵ thực dân Pháp (xin xem B́nh Ngô đại cáo của Nguyễn Trăi).  Nhà Minh c̣n rất thâm độc, tịch thu hết sách vở, tài liệu, bia đá, nhân tài của Đại Việt đem về Trung Hoa, nghĩa là nhà Minh chủ trương tiêu diệt toàn bộ văn hóa Đại Việt.

 

Từ thời cổ xưa, các triều đại quân chủ Trung Quốc không ngừng bành trướng lănh thổ.  Trung Quốc đă xâm chiếm và đồng hóa tất cả các nước chung quanh Trung Quốc, như Măn Châu, Tân Cương, Mông Cổ, Tây Tạng, Vân Nam, nhưng Trung Quốc chỉ xâm lăng Việt Nam chứ không xâm chiếm được Việt Nam vĩnh viễn.   

Đối với Việt Nam, Trung Quốc luôn luôn tự tôn, cho rằng Việt Nam là phiên thuộc của Trung Quốc.  Tác giả Sở Cuồng Lê Dư kể lại rằng, ngay cả nhà cách mạng Tôn Dật Tiên (Trung Quốc) cũng đă nói với chính khách Nhật Bản là tử tước Khuyển Dưỡng Nghị, tức Inukai Ki, rằng: “Người Việt Nam vốn nô lệ căn tính.  Ngày xưa họ bị chúng tôi đô hộ, ngày nay họ bị Pháp đô hộ.  Dân tộc ấy không có tương lai.” (12)  Dầu Tôn Dật Tiên phát biểu như thế, Việt Nam là nước duy nhất nằm sát Trung Quốc và kháng cự lại được nền đô hộ của Trung Quốc.   

Người Trung Quốc thuộc chủng tộc da vàng, có nền văn hóa và văn minh gần giống người Việt.  V́ vậy, khác với người Pháp, người Trung Quốc rất dễ ḥa lẫn với người Việt, nghĩa là người Trung Quốc đến Việt Nam, và có thể ở lại sinh sống tại Việt Nam.  

Dưới thời quân chủ, khoảng từ 2 đến 4 năm, do yếu thế, triều đ́nh Việt cử sứ thần sang Trung Hoa triều cống một lần, nhưng vua nước Việt, tức nguyên thủ quốc gia, chưa bao giờ sang Bắc Kinh bệ kiến các hoàng đế Trung Hoa, trừ lần Lê Chiêu Thống lưu vong năm 1789, và Phạm Công Trị giả vua Quang Trung sang Thanh năm 1790.   

Trong khi đó, từ năm 1950 đến năm 1954, Hồ Chí Minh, nguyên thủ nhà nước VNDCCH, bốn lần sang Bắc Kinh hội kiến các lănh tụ CSTH để xin cầu viện..  Đó là các lần: 1) Đến Bắc Kinh 30-1-1950 rồi qua Moscow. 2) Đến Nam Ninh ngày 5-2-1951. 3) Đến Bắc Kinh cuối tháng 9-1952, rồi đi Moscow. 4)  Đến Bắc Kinh cuối tháng 3-1954, rồi đi Moscow.  

Ngang nhiên hơn nữa, năm 1954, Châu Ân Lai gọi Hồ Chí Minh sang Liễu Châu nói là hội họp và thảo luận, nhưng thực chất là ra lệnh cho Hồ Chí Minh phải kư hiệp định Genève chia hai nước Việt Nam.  Thế là Hồ Chí Minh đành nghe theo.(13)  Chưa có thời đại nào mà chính quyền Trung Hoa chi phối mạnh mẽ, gần như chỉ huy nhà nước Việt Nam như CHNDTH đối với VNDCCH.

 

3.-   TRONG GIAI ĐOẠN 1960-1975

 

Trung Quốc xâm lăng Việt Nam:   Sau khi nhờ CSTQ để chống Pháp, nhất là chuẩn bị cầu viện để tiến đánh miền Nam, đương nhiên VNDCCH phải biết điều với Trung Quốc.  Sự biết điều nầy thấy rơ qua công hàm ngày 14-9-1958 do Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt kư, tán thành quyết định về lănh hải của Trung Quốc và triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lư của Trung Quốc.  Phạm Văn Đồng kư công hàm trên phải được sự chuẩn thuận của Hồ Chí Minh và bộ chính trị đảng Lao Động. 

Trong khi giúp đỡ Bắc Việt để tiến đánh Nam Việt, Trung Quốc theo dơi diễn tiến t́nh h́nh chiến tranh Việt Nam, sẵn sàng chuẩn bị ra tay để thủ lợi.  Ngày 27-1-1973, tại Paris bốn bên lâm chiến ở Việt Nam (Việt Nam Cộng Ḥa, Hoa Kỳ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam) kư kết “Hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại ḥa b́nh ở Việt Nam”, theo đó Hoa Kỳ rút quân hoàn toàn ra khỏi Việt Nam.   

Đây là thời cơ thuận tiện để Trung Quốc ra tay, v́ Hoa Kỳ rút đi, VNCH bận rộn một ḿnh chống đỡ những cuộc tấn công của VNDCCH và MTDTGPMN.  Trung Quốc liền đưa hạm đội hùng hậu đánh chiếm hải đảo Hoàng Sa của VNCH.  Biết rằng khó thắng, nhưng Hải quân VNCH do Ngụy Văn Thà chỉ huy, cương quyết bảo vệ quê hương, tiếp nối truyền thống anh dũng của tổ tiên chúng ta.   

Ngụy Văn Thà và đồng đội hy sinh.  Trung Quốc một lần nữa xâm lăng Việt Nam.  Bắc Việt cộng sản im lặng, không lên tiếng.  Đây là khởi đầu của thời kỳ Trung Quốc tiến xuống các hải đảo phía nam.  

Trung Quốc bắt tay với Hoa Kỳ và vào Liên Hiệp Quốc:  Sau hiệp định Genève (20-7-1954), Hoa Kỳ vào Việt Nam nhắm mục đích giúp Nam Việt chận đứng sự bành trướng của khối cộng sản.  Sau một thời gian có mặt tại Việt Nam, từ thập niên 60, Hoa Kỳ nhận ra hai điều:  

Thứ nhất, các nước cộng sản không phải là một khối chặt chẽ, mà họ là những thực thể riêng biệt, với những quyền lợi mâu thuẫn nhau khá trầm trọng.  Hoa Kỳ không bỏ lỡ cơ hội kiếm cách khai thác mâu thuẫn giữa các nước cộng sản, đúng ra là giữa Liên Xô và Trung Quốc để làm thế nào ly gián họ, và tránh cho họ xích lại gần nhau như trước.  V́ vậy, người Hoa Kỳ bắt đầu xét duyệt lại chính sách toàn cầu của  Hoa Kỳ.  

Thứ hai, nếu Hoa Kỳ càng giúp VNCH (Nam Việt) chống lại VNDCCH (Bắc Việt), th́ Liên Xô và Trung Quốc ở thế cùng liên kết để giúp Bắc Việt chống lại Hoa Kỳ, tức Hoa Kỳ tạo nên một hoàn cảnh thuận lợi cho Liên Xô và Trung Quốc tạm gác những mâu thuẫn song phương, để cùng nhau cứu giúp một nước cộng sản thứ ba.  Nói cách khác, làm như thế, chẳng khác ǵ Hoa Kỳ tạo cơ hội cho hai nước Liên Xô và Trung Quốc xích lại với nhau.   

Trên quan niệm địa lư chính trị học (geopolitics), vào cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70, người Hoa Kỳ c̣n ngộ ra rằng "Bắc Việt không thể tàn phá Hoa Kỳ trong ṿng nửa giờ, hoặc tiêu hủy các thành phố, giết một nửa dân số, nhưng với hỏa tiển nguyên tử, Liên Xô có thể làm được việc đó.  Trung Quốc tuy chưa ngang tầm của Liên Xô v́ ít vũ khí nguyên tử, nhưng lại đe dọa phần c̣n lại của Á châu v́ ư hệ chính trị cứng rắn và v́ dân số đông đảo của họ."(14 a)      

Chẳng những thế, các chính trị gia Hoa Kỳ lúc đó c̣n đi xa hơn, cho rằng "hy sinh Việt Nam mới thật là đáng giá.  C̣n hơn là hao phí thêm nhiều sinh mạng người Mỹ và hàng tỷ mỹ kim để chống đỡ Việt Nam với chẳng có hy vọng thắng lợi, tại sao không thỏa thuận thua cuộc để đổi lấy sự mở cửa của Trung Quốc nhắm làm yếu đi kẻ thù thực sự là Liên Xô."(14b)  

Chính v́ vậy, Hoa Kỳ đă thay đổi chiến lược toàn cầu, bắt đầu rút lui khỏi Việt Nam và kiếm cách bắt tay với Trung Quốc.  Bill Sullivan, nguyên là đại sứ Hoa Kỳ tại Lào, lúc đó là thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách Đông Á và Thái B́nh Dương, trong một cuộc phỏng vấn, đă cho biết kết quả cuộc chuyển hướng ngoại giao của Hoa Kỳ:  "Làm cho người Trung Quốc tách rời khỏi Liên Xô và nghiêng về phía chúng ta, đối với chúng ta c̣n quan trọng hơn nhiều việc chiến thắng ở Việt Nam." (14b)     

Sự giao thiệp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt đầu bằng cuộc đấu bóng bàn giao hữu giữa hai đội bóng bàn Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày 14-4-1971 dưới sự tiếp đón và chứng kiến của thủ tướng Châu Ân Lai tại Đại sảnh đường Nhân dân Bắc Kinh.  Sau đó, ngày 9-7-1971, Henri Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Hoa Kỳ, có mặt ở Bắc Kinh và được Châu Ân Lai tiếp kiến.   

Ngày 25-10-1971, Đại hội đồng thứ 26 của Liên Hiệp Quốc biểu quyết chấp nhận CHNDTH được giữ ghế đại biểu Trung Quốc thay cho Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) mà không bị Hoa Kỳ phủ quyết, nghĩa là Hoa Kỳ bỏ rơi Đài Loan, đồng minh lâu năm của Hoa Kỳ, để bắt tay với CHNDTH.  Cần để ư thêm là Trung Quốc là hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, có quyền bỏ phiếu phủ quyết những vần đề quan trọng đưa ra trước Liên Hiệp Quốc.  

Sau đó, tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon viếng thăm Trung Quốc một tuần bắt đầu từ ngày 21-2-1972 mà Nixon cho rằng đây là “một tuần lễ sẽ làm thay đổi thế giới.”(15)  Cuộc viếng thăm nầy đưa đến "Thông cáo chung Thượng Hải" ngày 28-2 theo đó hai bên đưa ra những quan điểm hoàn toàn khác nhau, chỉ trừ một điều là cùng nhau tôn trọng sự khác biệt giữa hai bên và hứa sẽ kiếm cách cải thiện bang giao song phương.  

Như thế, rơ ràng Trung Quốc lợi dụng Bắc và Nam Việt Nam đang đánh nhau trong giai đoạn từ 1960 đến 1975 để đánh chiến hải đảo Hoàng Sa, mở đầu cuộc bành trướng xuống phương nam..  Đồng thời cũng nhờ chiến tranh Việt Nam lần nầy, Trung Quốc bắt tay được với Hoa Kỳ, được vào Liên Hiệp Quốc, được giữ ghế thường trực tại Hội đồng bảo an.  Từ đó, quan trọng nhất là Trung Quốc thoát ra khỏi t́nh trạng bị cô lập, mở mang giao dịch với các nước trên thế giới và càng ngày càng thăng tiến trong sinh hoạt chính trị quốc tế.

 

KẾT LUẬN

 

Trong chiến tranh ba mươi năm vừa qua trên đất nước Việt Nam (1946-1975), có thể nói Trung Quốc đă hưởng lợi tối đa nhờ Trung Quốc đă viện trợ vơ khí, đạn dược, quân trang quân dụng và làm cố vấn về chính trị lẫn quân sự cho VNDCCH từ 1950 trở đi.  

Thành lập năm 1949, tuy vẫn c̣n là một nước lạc hậu về kinh tế, nhờ chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc được xếp ngang hàng với các cường quốc Tây phương năm 1954, bắt tay với Hoa Kỳ và vào Liên Hiệp Quốc năm 1971, giải tỏa thế cô lập, và thăng tiến nhanh chóng trên đường giao thương quốc tế.  

Riêng đối với Việt Nam, cả ngàn năm qua, các triều đại Trung Quốc phải đem binh hùng tướng mạnh để chinh phục nước Việt, nhưng đều thất bại.  Người Việt luôn luôn bảo vệ chủ quyền đất nước, ǵn giữ độc lập dân tộc.  Từ năm 1950, khi cầu viện Trung Quốc để chống Pháp, Hồ Chí Minh và đảng CSĐD đă tự hạ ḿnh làm phiên thuộc, thần phục Trung Quốc, hoàn toàn vâng lệnh Trung Quốc, từ những phong trào chính trị như rèn cán chỉnh quân (chỉnh huấn), cải cách ruộng đất (thổ cải), đến những chiến dịch hành quân, kể cả chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.(16)  Chưa bao giờ nhà cầm quyền Trung Quốc kiểm soát Việt Nam chặt chẽ như vậy.  

Cũng cả hàng ngàn năm qua, biết bao nhiêu lần Trung Quốc muốn chinh phục Việt Nam để t́m đường xuống Đông Nam Á, nhưng đều bị đẩy lui.  Cho đến thế kỷ 20, v́ thần phục Trung Quốc, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và đảng Lao Động đă kư công hàm tán thành quyết định về lănh hải của Trung Quốc và triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lư của Trung Quốc, mở đường cho Trung Quốc xuống phía nam.  Sau đó, năm 1974 Bắc Việt và đảng Lao Động đồng lơa làm ngơ để Trung Quốc thôn tính hải đảo Hoàng Sa, cam tâm nh́n người nước ngoài xâu xé một phần lănh thổ của tổ quốc Việt Nam kính yêu.    

Cả ngàn năm qua, các vua chúa Trung Hoa không chiếm được một tấc đất của Việt Nam, không làm sụp đổ ải Nam Quan.  Chỉ đến thế kỷ 20, CSTQ chiếm đất, chiếm đảo của chúng ta, không phải do tài ba của CSTQ, mà do Hồ Chí Minh và tập đoàn lănh đạo CSVN, rước voi về giày mộ tổ, đúng theo kế hoạch thâm độc của cường quyền phương Bắc là “dĩ Việt chế Việt” (dùng người Việt chế ngự người Việt).  

Như thế, trong chiến tranh ba mươi năm vừa qua trên đất nước Việt Nam, Hồ Chí Minh và đảng CSĐD nhờ CSTQ để đánh Pháp, không khác ǵ nhờ một kẻ cướp đuổi một tên trộm.  Tên trộm bỏ chạy th́ kẻ cướp vào nhà.  Đây không phải chỉ là những sai lầm chiến lược của Hồ Chí Minh và đảng Lao Động Việt Nam, mà đây chính là tội lỗi phản quốc lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ cổ chí kim.  Những tội lỗi nầy hiện đưa đến những hậu quả tai hại mà người Việt Nam ngày nay đang phải đối mặt.

 

TRẦN GIA PHỤNG

(21-12-2008)

 

 

CHÚ THÍCH

 

1.     Trung Tâm Từ Điển Bách Khoa Quân Sự, Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Hà Nội: Nxb. Quân Đội Nhân Dân, 2004, tt. 503-504.

2.     Tiền Giang, “Chu Ân Lai và Hội nghị Genève”, Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xă, chương 27, bản dịch của Tam Dương, "Hội nghị Liễu Châu then chốt", tạp chí Thế Kỷ 21, California: số 219 (7-2007) và số 220 (8-2007).

3.     Chính Đạo, Việt Nam niên biểu 1939-1975, Tập I-C: 1955-1963, Houston: Nxb. Văn Hoá, 2000, tt. 152, 180.

4.     Qiang Zhai, China & Vietnam Wars, 1950-1975, The University of North Carolina Press, 2000, tr.  13 (4a), tr. 17 (4b).

5.     Bernard Fall, Le Viet-Minh, Paris: Max Leclerc et Compagnie, 1960, tr. 119.

6.     Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua, 1945-1964, Sài G̣n: 1965, California: Nxb Xuân Thu tái bản, không đề năm, tr. 62.

7.     Qiang Zhai, sđd. tt. 29-31.

8.     Chính Đạo, Việt Nam niên biểu 1939-1975, Tập B: 1947-1954, Houston: Nxb. Văn Hoá, 1997, tr. 334 (8a), tr. 370 (8b).

9.     Henry Kissinger, White House Years, Toronto: Little, Brown and Company, 1979, tr. 1054.

10. Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày (hồi kư chính trị của một người không làm chính trị), Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr. 422, phần chú thích.

11. Thành Tín, Mặt thật, USA: Nxb. Saigon Press, 1993, tr. 102.

12. Hoàng Văn Chí, Từ thực dân đến cộng sản, [nguyên bản bằng Anh văn], bản dịch của Mạc Định, Paris: 1962, tr. 22.

13. Tiền Giang, báo đă dẫn.

14. Roger Warner, Shooting at the Moon [Bắn trăng], Steerforth Press, South Royalton, Vermont, 1996, tr. 333-334 (14a), 336 (14b). 

15. John S. Bowman, tổng biên tập, The Vietnam War, Day by Day [Chiến tranh Việt Nam, việc từng ngày], Mallard Press, New York, 1989, tr. 190.

16. Được tin Pháp chiếm Điện Biên Phủ (ĐBP) ngày 22-11-1953, tướng Vi Quốc Thanh, đứng đầu bộ tư lệnh cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam, một mặt yêu cầu VM đưa quân bao vây ĐBP, một mặt báo về Bắc Kinh.  Bắc Kinh cho rằng chiến dịch ĐBP chẳng những quan trọng về quân sự và chính trị, mà c̣n ảnh hưởng quốc tế, nên hứa hẹn sẽ viện trợ cho VM tối đa để tấn công ĐBP. 

Từ đó, Bắc Kinh tăng viện vơ khí, cao xạ, gởi cả những chuyên viên đào chiến hào đă có kinh nghiệm trong chiến tranh Triều Tiên sang giúp VM.  Đồng thời Bắc Kinh và bộ tư lệnh cố vấn Trung Quốc chỉ huy thật sát chiến dịch ĐBP.(Qiang Zhai, sđd. tt. 46-49.)

 

 

  Trang Chủ .  Kim Âu . Lưu Trữ. Báo Chí . RFI . RFA . Tác Giả . Chính Trị . Văn Nghệ . Khoa Học . Quảng Cáo . Mục Lục . Photo . Photo 1***