CHUYỆN MỘT NGUỜI TÙ CẢI TẠO.
Chu Tất Tiến.
Lời tác giả: Có những điều tưởng không nên nói, v́ có thể biến ḿnh thành khoe công, phô trương thành tích. Gần đây khi người viết đang bảo vệ danh dự cho Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện và Luật Sư Bùi Kim Thành, đột nhiên nhận được những lá thư tố giác trên diễn đàn là Việt Tân, sau đó, đổi thành "ăng ten" và hàng chục những chiếc mũ khủng khiếp khác.. Những lời tố giác vu vơ này, đă gây thắc mắc cho nhiều độc giả. Vậy, khi không c̣n chọn lựa nào khác, phải kể lại vậy.
Trên thế giới có lẽ không có trại giam nào khủng khiếp hơn các nơi gọi là Trại Tập Trung Cải Tạo, bởi v́ kẻ giam giữ đối xử với những người tù như những con vật, không cấp thuốc men, chỉ cung cấp lương thực để khỏi chết đói tại chỗ, trong khi bắt làm việc cật lực từ sáng đến tối. Các tù nhân phải dựng nhà cho cán bộ, khai quang, làm đường cho xe bộ đội chạy, trồng rau cho cán bộ vưà ăn vưà bán. Ngoài ra, c̣n phải làm dụng cụ, tiện nghi cho cán bộ, như rèn dao, làm vali bằng tôn, đóng bàn ghế, và đan giỏ mây. Trong khi đó, kẻ giam giữ có toàn quyền sinh sát, muốn hành hạ, muốn bắn muốn giết lúc nào cũng được, không cần ṭa án. Không kể những lần xử bắn tù nhân v́ trốn trại, mà tù nhân lúc nào cũng có thể bị đạn bay vào ḿnh. Tôi nhớ có lần đang gánh củi, một anh nói đùa với bạn:
-Mày trông như x́-ke.
Tên lính gác đang dẫn toán đi làm việc, đột nhiên nổi giận, lấy súng ra khỏi vai, nhắm luôn vào chân anh kia bắn một tràng:
-Đ. M. mày! Nói ai x́-ke?
Lần khác, toán chúng tôi đi làm rừng. Tới chỗ cổng gác, không thấy ai đứng đấy, anh trưởng toán bảo "thôi, cứ đi!" Vừa ra khỏi cổng chừng 10 thước, tên lính gác núp sau một thân cây, nhẩy ra, chĩa súng vào đám người ngơ ngác, nổ liền mấy phát, vừa nổ, vừa chửi:
-Đ.M. chúng mày! Đi mà không báo cáo ông à?
Anh em chúng tôi vừa thấy mũi súng chĩa ngang, liền nhẩy ngay xuống cái rănh cạnh đấy, nghe đạn nổ trên đầu veo veo. Bắn hết một tràng, tên gác quát nạt chúng tôi leo lên, đứng xếp hàng cho hắn chửi đă đời.
Khi được thăm nuôi, anh em chúng tôi cứ phải đi từng đoàn, ra về lẻ tẻ, phải có anh em đi đón, kẻo gánh quà đi một ḿnh, th́ nhất định sẽ bịbộ đội bao vây, lột hết đồ thăm nuôi, rồi bị đuổi về trại, tay không:
-Đ. M. Đằng sau quay, đằng trước bước! Chạy về trại, đứng lại láng cháng, ông bắn bỏ mẹ!
Tụi lính gác trấn lột hết quà của anh em như thế, nhưng đến đêm, lại ḅ vào trại, cầm từng gói đường, gói đậu mà bán lại cho anh em, lấy tiền!
"Đường đây! Một kí lô ba đồng! Đậu xanh đây! Ba đồng một kí!"
Có một đêm, anh bạn T. vừa mua xong kí đường, giận dữ kêu lên:
-Mẹ nó! Đúng cái hộp Ghi gô đựng đường này, vợ tớ mới cho tớ hồi sáng! Nó cướp của tớ, giờ đem bán lại.
Trong Cà Tum, v́ bộ đội ra vào trại rất thường, anh em có nhờ một tên bộ đội mua giùm đường, đậu. Tên này nhận lời, nhắn anh em gom tiền lại, hắn mua giùm. Lần đầu ṣng phẳng, tiền trao cháo múc. Lần thứ hai, anh em gom lại, gần như toàn trại một số tiền lớn, nhờ mua giùm. Tên bộ đội hẹn giờ ra lấy hàng. Hai anh đại diện gánh một cái sọt lớn, ra rừng chờ đợi. Hàng trao xong, hai bạn gánh về. Chưa được trăm thước, th́ một lũ lâu la hiện ra, tay súng gườm sẵn, ḥ hét um xùm:
-Bỏ gánh xuống! Hàng ăn trộm! Biết điều bỏ xuống, chúng ông bắn bỏ mẹ!
Thế là hai bạn đành bỏ hàng, chạy lấy người.
Cuộc sống truân chuyên như thế, ngày tháng dài bất tận như thế, ăn uống thiếu thốn như thế, lại thêm mỗi tối tẩy năo, khiến cho đời sống tù ngục căng thẳng hơn. Năm 1975, tôi ở Trảng Lớn. Năm 1976-1978, tôi ở Kà Tum, Khối 2, L 1 T 2 (?) có anh Mừng, Quân Cảnh, làm khối trưởng, Ngô Phước Cương (ca sĩ), Ngô Phuớc An (nhạc sĩ chơi Mandoline), Tuấn (Hải quân, độc tấu ghi-ta), Hùng "rống" (ca sĩ). Tôi làm Trưởng ban văn nghệ, kiêm quản ca. Đúng ra, Tuấn được anh em đề cử làm Trưởng ban, nhưng trong lần đầu tiên, tập hát cho anh em, bị kẹt v́ thiếu sư phạm, nên đánh nhịp tới lui, cũng không ai biết hát. Anh em la ó ầm trời. Thấy Tuấn vất vả, toát mồ hôi, tôi v́ biết nhạc lư, nên nhẩy vào "cứu bồ", giữ nhịp cho anh em hát êm xuôi. Tối hôm đó, Tuấn qua lán tôi, thuyết phục tôi làm Trưởng Ban, và hứa sẽ đàn hát "số dách" cho tôi nhẹ gánh. Tuấn c̣n biểu diễn cho tôi nghe những bản nhạc Flamenco bất hủ cuả anh. Anh đánh đàn tay trái. Tay phải vưà gẩy dây đàn, vưà kẹp dây lại, biến thành trống. Những ngón tay trái vừa nhấn phím, vừa móc dây! Nghe anh đánh đàn, từ "Chinese Rose, đến "La Cumpasita".. hồn nguời nghe như bay vút đến một thiên đuờng nào. Dĩ nhiên là tôi nhận lời và sau đó, buổi tŕnh diễn văn nghệ đầu tiên, lại là hát nhạc vàng! Tôi vừa được thăm nuôi, có đậu, có đường, nên nấu một nồi chè khổng lồ, mời Tuấn, Cương, An, Hùng đến hát "chui". Ban nhạc ngồi ở chiếc bàn tre thấp, quay ra sân trống, truớc cửa B1. Tuấn chơi ghi-ta, An chơi Mandoline, Cương và Hùng thay nhau hát. Tôi đứng đằng sau ban nhạc, dặn đi dặn lại các anh là nếu thấy tôi đá chân vào bàn, lập tức chuyển "tông" sang "Bác đang cùng chúng cháu hành quân" và các bài khác. Để tránh bị bộ đội đột kích bất ngờ, tôi cử hai anh làm "lính gác giặc", đứng ở cuối sân, chỗ gần cổng ra vào.
Tối hôm đó, trăng sáng mông mênh. Cả vài trăm anh em ngồi xếp bằng ngoài sân, nghe những ca sĩ "tù" hát "Love Story", "Anh đến thăm em một chiều mưa"... Trong ánh trăng bàng bạc, cảnh tượng một nhóm đông người ngồi yên lặng nghe nhạc, gợi lên trong chúng tôi, những t́nh cảm bàng hoàng không thể tả được. Tôi đứng lặng người, say sưa nghe hát. Bất ngờ, cảm giác thấy có hơi thở dồn dập gần tai, tôi vội quay lại, và điếng người khi thấy tên Chính Ủy đang đứng sát tôi, chăm chú lắng nghe! Vội vàng, lật bật, tôi đá chân vào bàn "lạch cạch, lạch cạch". Tuấn nhận ra dấu hiệu trước nhất, anh chuyển "tông" ngay sang "Ta vượt trên đỉnh núi cao Trường Sơn, đá ṃn mà đôi dép không ṃn..."
Cả ba bạn kia lập tức họa theo. Tên chính ủy đứng thêm một lúc, thấy hát nhạc "cách mạng" th́ thở dài:
-Tưởng ǵ! Nghe nhạc này, chán bỏ mẹ!
Rồi quay đi. Cả bọn tôi thở dài. Phen này, cả lũ xuống hố rồi! Hai ông bạn làm "lính gác giặc" v́ mê say nghe nhạc quá, đă từ từ bỏ vị trí vào tuốt bên trong, nên khi tên chính ủy vào, chả ai biết. Chương tŕnh văn nghệ chấm dứt. Anh em lục tục về lán.
Ngày hôm sau, anh Mừng đi họp sớm về, gọi tôi vào:
-Này, tên chính ủy nó hỏi tôi, ai tổ chức, tôi đành phải bảo tên ông, v́ không thể nói tên anh em khác. Nó bảo tôi : "Bảo thằng Tiến dẹp đi! Lần sau mà c̣n tổ chức hát nhạc đồi truỵ nữa, tao bắn bỏ mẹ!"
Thái độ hăm dọa nhẹ nhàng đó, có lẽ v́ anh em hát hay qúa! Nhất là Ngô Phước Cương, giọng ca điêu luyện hơn các ca sĩ ngoài rất nhiều. Khi anh hát bài "Love Story" đến đoạn điệp khúc, giọng anh cao vút, khiến ai cũng mê mẩn.
Ban Văn Nghệ cuả chúng tôi, hồi đó, c̣n Điền, một nhạc sĩ trẻ. Anh chơi ghi-ta sôlô hay lắm, nhưng rất tiếc, anh không thuần nhịp. Khi vào ban nhạc, có bass, có ghi-ta "lead", có đàn "accord", tiếng đàn solo cuả anh lạc điệu. Tuấn cố gắng chỉnh hoài, nhưng không đuợc, nên đành cho anh ra ngoài ban, chỉ chơi solo một ḿnh. Điền buồn lắm. Anh chỉ c̣n một nguời bạn thân, là con chim trắng có ngù, đẹp tuyệt, mà anh đă dậy bao ngày. Con chim cứ nằm trong túi áo cuả anh, thỉnh thoảng tḥ đầu ra, duơng ngù lên như chiếc mũ cuả lính La Mă. Số phận đắng cay không tha anh, khi qua Suối Máu, anh bị ung thư ruột. Những ngày cuối đời, tôi cứ phải sang anh vào buổi tối để làm massage cho anh ngủ, nếu không, th́ anh đau lắm, gào thét kinh hoàng. Điền ra đi, khi anh vưà mới độ ba muơi.
Không được tổ chức nhạc vàng nữa, mỗi tối, tôi bắt đầu kể chuyện phim cho một số bạn bè thân thiết nghe. Trong số đó có Thanh, Huệ, Tập (Khối Phó Khối 3), Nguyễn Vũ (họa sĩ), Ngô Ngọc Trác (QGHC), Thắng và vài anh em khác. Nếu tôi nhớ không lầm, trong khối 3 có nhà nghiên cứu văn học Huỳnh Hữu Ủy. V́ việc kể chuyện phim như vậy, mà anh em gọi tôi là "Máy chiếu phim" hay "Nhà sản xuất phim ảnh". Mỗi lần kể, là được một chén trà "quặu", đặc quánh. Kể chuyện phim măi cũng hết, tôi quay sang chuyện "chưởng". Tôi thuộc hai bộ "Lộc Đỉnh Kư" và "Cô gái Đồ Long" như húp cháo. Từ khi kể chuyện "chưởng", số người nghe tăng lên dần. Từ 5, 6 bạn đến vài chục người. Mỗi tối, sau khi ăn cơm xong, là anh em giục giă:
-Nhà chiếu phim đâu rồi! Ra đây! Ra đây mau lên! Khán giả đang chờ!
Và cứ thế, tháng ngày ở Kà Tum trôi qua, trôi qua!
Đến năm 1978, chúng tôi chuyển trại về Suối Máu. Tôi được bổ vào Đội 3, Nhà 12, K 4. Anh Mừng vẫn làm Đội (Khối ?)Trưởng. Số tôi vất vả, nên sau khi các đội, khối họp lại, anh em vẫn chỉ định tôi làm Trưởng Ban Văn Hóa, Văn Nghệ, nghĩa là vừa Múa, hát, đóng kịch, vừa làm Bích báo mỗi khi có lễ, tết. Cùng làm việc với tôi có Tống Châu Khôi, Tham Sự Hành Chánh, làm Trưởng Ban Thể Thao. Tôi kiêm luôn Trưởng Ban Vũ, phải lựa 5 bạn có chân tay dẻo cùng với tôi làm thành một ban Vũ gồm 6 ngươi, đi múa cho các trại bạn coi chơi. Với anh Hùng làm cố vấn, chúng tôi tập cho anh em múa Sạp bằng thanh tre. V́ không có nữ, nên tôi chuyên giả gái! Múa Guatamela, th́ làm cô Mễ, múa Lơ thơ tơ liễu buông mành, tôi làm cô thôn nữ, vấn khăn mỏ quạ, áo tứ thân, yếm hồng, tay cầm quạt giấy, uốn éo. Cùng với Minh "lùn" (chuyên viên làm ảo thuật), cặp chúng tôi làm anh em cười ḅ lăn, v́ cô thôn nữ quá cao, trong khi anh chàng kia qúa thấp. Sau khi tôi múa xong, bạn bè chạy vào nắm tay, sờ má tôi, nói:
-Mẹ kiếp! Cô này là cô Tây Lai, chứ con gái Việt nam sao mà cao quá!
Vài anh chạy lại, quơ tay quơ chân. Tôi giả bộ uốn qua uốn laị, tránh né.
Chúng tôi cười nghiêng ngả cho quên buồn.
Thực tế, những niềm vui ấy chỉ hiếm họa mới xẩy ra một năm hai, ba lần, c̣n lại lao động cật lực.
Những ngày tháng buồn tẻ, mệt mỏi duờng như dài hơn thuờng lệ. Tôi trở lại với chuyện "chuởng", với Đồ Long Đao, Truơng Vô Kỵ và Triệu Minh. Nhà 12 cuả tôi, buổi tối, biến thành sân khấu. Tôi ngồi trên vơng đầu nhà, anh em ngồi nghe chăm chú. Bên cạnh tôi, luôn luôn có một ly nuớc trà, hay một chén chè ngọt. Kể chuyện như thế, đời tôi qua đi trong hạnh phúc. Nhưng cũng có lúc tái nguời.
Một hôm, tôi đang kể đến khúc Truơng Vô Kỵ đang ở nhà cuả hai chuởng môn phái Côn Lôn là Hà Thái Xung và Ban Thục Nhàn để chưă bệnh cho nguời vợ thứ năm cuả Hà Thái Xung bị hai con Kim Ngân, Huyết Xà cắn, bỗng nh́n thấy mặt anh em tự nhiên căng thẳng lạ lùng, cứ nh́n lên đầu vơng ḿnh chăm chăm. Tôi giật ḿnh quay lại, th́ thấy tên Chính Uỷ đang đứng ngay đầu vơng cuả ḿnh. Phen này thật khó sống yên. Trong một tích tắc, năo tôi làm việc không ngừng, tôi cứ tỉnh bơ, coi như không có ǵ, tiếp tục kể, nhưng về các phuơng thuốc Nam! May mắn là đúng vào lúc mà Vô Kỵ đang t́m cách chữa bệnh cho cô Năm, nên tôi nặn óc tiếp theo:
-Mỗi buổi sáng, với nguời bị loại rắn Kim Ngân này cắn, phải t́m cho ra các vị sau đây: Lan linh chi, một gói, t́ suơng hai chỉ, lạc đỉnh hồng, một cân, khổng tuớc đàm một chỉ. Hoà tất cả vào trong một ly nuớc. Cất chừng 3 tiếng đồng hồ, c̣n lại một chút cặn, đổ thêm nuớc vào, nấu tiếp cứ 3 thành 1. Cho nguời bệnh uống... Với nguời bị Huyết xà cắn th́ khác hơn, buổi sáng ra ngoài vuờn , t́m ra cây Nhị tiên Hồng, có hoa mầu đỏ mềm, cánh nhỏ, đào xuống ba tấc...
Tôi cứ vừa mở miệng nói, vưà dùng óc, nặn ra các toa thuốc không có trên thế gian này, vưà nh́n thẳng vào anh em, như đang mở lớp dậy thuốc Nam vậy. Tên Chính Uỷ nghe mấy danh từ quái đản này khoảng 15 phút th́ chán, bỏ đi. Sau khi hắn vưà ra khỏi nhà, tôi gục xuống liền. V́ động năo quá sức, cứ cố t́m ra các tên thuốc tầm bậy tầm bạ, nên mệt lử, nằm thẳng cẳng.
Nhưng không v́ vậy mà chuơng tŕnh chuyện "chuởng" chấm dứt. Tôi kể hết nhà 12 th́ sang nhà 16, đội 4, kéo dài cả năm trời. Mỗi buổi chiều, sau khi ăn xong, Tống Châu
Khôi, nhà 16, chạy qua nhà 12:
-Sư phụ! Sư phụ qua mau, anh em đang chờ.
Tôi c̣n mệt mỏi, tần ngần chưa qua, th́ Tống châu Khôi tiến lại:
-Sư phụ để đệ tử cơng qua.
Việc phục vụ anh em h́nh như đă nằm trong máu tôi, nên không có cơ hội nào bảo vệ đuợc anh em, mà tôi lại không làm.
Một buổi tối, khoảng 7 giờ, đột nhiên tên Chính Uỷ mặt nám (mặt tên này bị một miếng nám đen ngay má), cho gọi tôi ra hội truờng, nơi treo bích báo kỷ niệm 2 tháng 9. Nhà tôi ngay cạnh hội truờng, nên vưà buớc ra khỏi cửa đă thấy anh Trần Đức Thịnh, Đại diện trại và tên mặt nám đứng đó. Anh Trần đức Thịnh, giáo sư Nguyễn bá Ṭng, (hiện đang ở Canada) là nguời cứu mạng tôi hôm đó. Không có anh, đời tôi đă tiêu diêu miền nào rồi.
Tên mặt nám vẫy tôi vào chỗ treo tờ bích báo cuả Đội, gằn giọng:
-Anh vẽ ǵ đây? Bôi bác chế độ hả? Vẽ ǵ mà tay què, tay cụt? Chê công nghiệp mất cân đối hả?
Nh́n lại tờ bích báo, thấy trên phần tưạ đề "Quyết Tâm", có h́nh một anh công nhân đội mũ bảo hiểm, một tay giơ lên, tay kia bỏ xuống, nhưng v́ chỉ có một khung ngang, nên phần duới không có. Tôi nhún vai:
-Anh coi lại đi! Nếu tôi vẽ giơ cả hai tay lên, th́ anh nói là "đầu hàng", nếu để cả hai tay xuống, th́ lại là cụt cả hai tay sao? Ở đây, cái khung ngang, hẹp, nên tôi chỉ có thể vẽ một tay giơ lên thôi. Đâu có ǵ là công nghiệp mất cân đối đâu!
Tên chính uỷ lại chỉ vào một logo cuả anh Minh vẽ h́nh chiếc xe máy cầy:
-C̣n cái này nữa, bánh xe ǵ mà bị dây kẽm gai cuốn vào? Ư đồ muốn ám chỉ là công nghiệp Xă hội chủ nghĩa bị tŕ kéo lại hả?
Tôi bắt đầu mất b́nh tĩnh:
-Anh nói sao? Đây là cái xe mới cáo. Bánh xe c̣n nguyên gai cao su, chúng tôi chỉ vẽ đại khái thôi, làm sao mà có kẽm gai ở đây?
Chưa thôi, tên Mặt Nám lại gơ tay vào bài viết cuả anh Giáo Sư Nguyễn văn Phú, (sau làm giáo sư tại Trung Tâm Nghiên Cứu Dịch Thuật Thành Phố):
-Này, xem này! Đúng là kêu gọi anh em Trở Cờ, chống phá cách mạng. C̣n căi cái ǵ nữa?
Tôi đọc lại bức thư. Th́ ra, đó là hai câu viết cho bạn bè ở nhà. Câu trên viết: Tôi mong có ngày chúng ta cùng "Trở". Hết hàng, xuống ḍng, câu sau: để cùng nhau có cơ hội mà chơi "Cờ"... Hai chữ "Trở" và "Cờ" viết ở cuối hàng một cách vô t́nh, nhưng tên Mặt Nám này cố t́nh hăm hại nguời ngay. Thái độ cố t́nh gán ghép này để t́m ra một con dê tế thần đây. Đột nhiên, tôi nổi điên lên:
-Tôi nói cho anh biết. Anh chỉ bới bèo ra bọ! Chẻ sợi tóc làm tư làm tám. Kiếm cớ hại nguời. Chúng tôi đâu có ngu. Ở tù như cá nằm trên thớt, anh muốn bắn, muốn giết lúc nào chả đuợc. Chúng tôi có chống anh, th́ chống ở trong đầu đây nè, đâu có ngu mà chống trên giấy trắng mực đen như thế! Hai chữ này ở hai hàng khác nhau. Vô t́nh mà viết ra như thế. Anh muốn kiếm cớ để bắn tuị tôi chứ ǵ? Mẹ kiếp! Đă thế, tôi nói cho anh biết, bắn th́ bắn mẹ nó đi, đừng nói ḷng ṿng. Tôi đây này. Muốn bắn muốn giết th́ cứ ra tay nhanh đi!
Thấy tôi nổi cơn nói một tràng, tên Mặt Nám cũng nổi cơn theo. Hắn chụp tay xuống bao súng, quát lên:
-À, thằng này chống đối cách mạng hả!
Anh Thịnh, cứu tinh, ngay trong phút giây ấy, vội giơ tay cản tên Mặt Nám:
-Khoan! Khoan! Cán bộ! Anh Tiến chiều nay bị "ấm đầu". Anh ấy mê sảng, nói tầm bậy, tầm bạ. Cán bộ đừng để ư.
Rồi anh quay về phiá nhà tôi, nói to:
-Anh em ơi! Ra cạo gío cho anh Tiến đi này! Anh ấy bắt đầu nói sảng rồi!
Trong khi tôi bị gọi lên hội truờng, một số anh em đă đi theo, đứng ngoài cưả ngó vào. Vưà nghe thấy anh Thịnh gọi ầm lên như thế, hai ba anh chạy ra ngay. Mấy anh đè ngay tôi ra đất, lột áo lên, làm massage liền, trong khi đó, A Cửu, Vua đan giỏ, đổ dầu gió vào lưng tôi, cạo soẹt soẹt.
Tên Mặt Nám đứng ngớ nguời ra, tay buông khỏi cây súng, rồi phải bỏ về. Anh Thịnh trách tôi:
-Anh nóng quá! Phải b́nh tĩnh để sống c̣n. Mai mốt trả thù không muộn. Hồi năy, tôi không nhanh trí, th́ anh mất mạng rồi! C̣n đâu mà trả hận nữa!
Tôi cám ơn anh Thịnh và dặn ḷng đừng làm Truơng Phi nữa. Ngày hôm sau, tên Mặt Nám kêu tôi lên pḥng, chỉ vào mặt, mắng:
-Anh là thằng phản động, nhưng may mắn. Lần sau mà c̣n thế nữa, tôi bóp c̣ không tha!
Tôi chỉ mím môi, không nói chi, và gật đầu, đi về. Không làm Truơng Phi, đôi khi cũng hay.
Nhưng chỉ đuợc một thời gian, tính nào tật ấy, không bỏ đuợc, xém mất mạng. Lần này, đau đớn hơn, không mất mạng, mà mất danh dự.
Hôm ấy, như mọi ngày, nhà 12 chúng tôi trách nhiệm gánh phân tuơi ra đổ ngoài ruộng rau cho cán bộ. Khoảng gần 30 nguời lê buớc duới nắng gắt cuả trại Suối Máu, Biên Hoà về đến cổng trại cỡ 1 giờ trưa, đói lả. Vưà tới cổng trại, bỗng nhiên tên Sáu Méo, (chúng tôi đặt tên thế v́ miệng hắn bị méo) quản giáo đội 3, hô lớn:
-Đứng lại!
Tất cả ngơ ngác đứng nh́n tên Sáu Méo. Hắn tiếp tục hô to:
-Dàn hàng ngang ra, nguời này cách nguời kia một thuớc.
Lại đứng dàn hàng ngang, cách nhau một thuớc. Tôi cũng đứng theo lệnh, nhưng đến khi lệnh kế tiếp th́ khựng lại:
-Tất cả quỳ xuống, dang tay ra!
Anh em chới với, trợn mắt. Thấy chưa ai thi hành, Sáu Méo gào to:
-Tôi "lói": quỳ xuống! Dang tay ra!
Sáu Méo rờ tay vào cây súng lủng lẳng bên hông:
-Nghe không? Quỳ xuống!
Ở đầu hàng bên kia, sát với chỗ Sáu Méo đứng, một vài anh lục tục cử động, có vẻ muốn quỳ. Đột nhiên, tôi lại lên cơn điên. Tôi giơ tay, nói lớn:
-Chúng tôi không quỳ! Yêu cầu anh cho biết lư do.
Thấy một tên phản động lớn tiếng, Sáu Méo nhẩy ngay lại, tay phải rút súng, tay trái chỉ mặt tôi:
-A! Thằng "lày"! Mày chống đối cách mạng hả?
Tôi nh́n thẳng vào mặt hắn:
-Không chống đối chống điếc ǵ cả! Nhưng chúng tôi không quỳ! Anh có thể cùm giam chúng tôi, nhưng không đuợc làm nhục nhân phẩm chúng tôi.
Tên kia cũng bắt đầu nổi điên. Hắn lên đạn cái xoẹt, chiă ngay súng vào mặt tôi:
-Mày dám?
Nh́n thấy họng súng đen ng̣m chĩa ngay vào mặt, tôi nổi xung thiên:
-Bắn hả? Bắn đi! Tôi nói cho anh biết, có bắn th́ cứ bắn ngay mặt nhé! Đừng bắn sau lưng, đừng bịt mắt! Tôi không sợ! Chỉ tức cái vô lư thôi! Tự dưng bắt quỳ mà không có lư do, muốn nhục mạ nhân phẩm Sĩ Quan Quân Lực Cộng Hoà à? Đừng ḥng! Chuyện ǵ cũng phải có lư do.
Sáu Méo, dân Bắc Kỳ vùng cao, thấy tôi cứng cưạ, cũng tự nhiên chùn tay. Hắn hậm hực:
-"Ní" do hả? "Lói" th́ "nắm", "nàm" th́ "nuời". "Nàm" không chất "nuợng". Đi đứng uể oải, như một lũ công tử bột!
Tôi chỉ tay vào đống quang gánh:
-Nh́n kià! Sáng nào tụi tôi cũng gánh đúng 50 kí lô phân tuơi, đi bốn lần, mỗi lần 5 cây số, tổng cộng là hai muơi cây số, mà cho ăn chỉ có hai củ khoai ḿ bằng hai ngón tay chéo. Lấy sức đâu mà làm? Anh chạy xe gắn máy, cũng phải đổ xăng th́ xe mới chạy. Tụi tôi không có ăn, làm như vậy là quá sức rồi, c̣n thế nào nưă mới đủ chất luợng?
Nghe tôi nói một tràng như bắn ra-phan, tên Sáu Méo ngẩn nguời ra. Hắn đứng suy nghĩ một hồi, rồi hậm hực đút súng vào bao, hất hàm:
-Đuợc rồi! Để đấy, về trại đi, tôi kiểm tra, anh mà "lói náo", tôi xử lư anh ngay.
Tôi cũng hất hàm:
-Cứ kiểm tra. Nếu tôi nói không đúng, anh cứ việc bắn liền. Thoải mái!
Tên Sáu Méo ra lệnh cho anh em nhà 12 về. Tôi vưà ngồi, thở ra đuợc một lúc, th́ đă thấy Sáu Méo đến gọi "ra đây!" rồi đi truớc, tới nhà bếp. Tôi lẳng lặng theo sau, đầu cúi xuống, v́ mệt mỏi. Con đuờng từ nhà 12 , đội 3 đến nhà bếp phải qua đội 2 gồm 4 dẫy nhà đâm ngang ra con đuờng đi chung. Sau đó, tới đội 1, gồm 4 căn nhà nữa, mới tới bếp. Đây là con đuờng đau khổ nhất cuả cuộc đời tôi, v́ chính nó đă làm cho tôi "thân bại, danh liệt". Đang lầm lũi đi theo sau tên Sáu Méo đến nhà bếp để chứng minh, đột nhiên, tôi nghe thấy một tiếng nói nhỏ, phát lên từ một căn nhà đội 2:
-Đ.M. Ăng ten đi báo cáo!
Nghe mấy tiếng ấy, tôi rùng ḿnh, muốn ngừng thở. Tôi liếc về dẫy nhà đội 2, thấy mấy cặp mắt đang trừng trừng nh́n tôi. Lạy Chuá! Sao lại có chuyện như vậy đuợc? Chân tôi như tê dại đi. Tim đập thật mạnh đến nỗi tôi hơi lảo đảo. Tôi muốn kêu lên, nhưng miệng tắc nghẽn. Nhưng tôi vẫn phải đi theo tên quản giáo kia. Không thể đứng lại và phân bua...
Tôi không trách loài nguời, không trách Chuá, nhưng chỉ trách số phận tôi không may mắn. Oan ơi! Oan!
Run rẩy măi cũng đến nhà bếp. Sáu Méo gọi to tiếng:
-Quản cơm đâu?
Anh Hai "néo", bếp truởng chạy ra. Quản giáo Sáu Méo chỉ tay vào một trong những cái xô nhôm đựng khoai ḿ mà hỏi:
-Mỗi cái xô này cho mấy nguời ăn?
Hai "néo" trả lời:
-Thưa cán bộ, 10 nguời.
Sáu Méo tiến lại, tḥ tay vào đếm số khoai, mỗi miếng chỉ dài hơn ngón tay giữa một chút. Tổng cộng có 19 miếng, không đuợc 20. Sáu Méo không nói ǵ, lẳng lặng ra về.
Ngày hôm sau, hắn tập họp đội 3 lại, phân công theo "tua", mỗi nhà đi một ngày. Ngày chẻ củi, ngày lấy phân, ngày gánh nuớc.. Nhà 12 chúng tôi không c̣n phải mỗi ngày mỗi đi lấy phân như truớc. Anh em hả dạ, nhưng riêng tôi, đau xót như có ai đâm vào tim ḿnh. Thà nó bắn tôi lúc trưa ngày hôm qua... Trời ơi! Nuớc mắt tôi ứa ra. Tính tôi không hay khóc, nhưng khi đó, th́ nuớc mắt chẩy đầy môi, mặn đắng. Tôi mà làm ăng ten ư? Trời! Bố tôi bị đấu tố, mẹ tôi bỏ xứ ra đi, chịu nghèo khổ kinh hoàng. Nhà có ba anh em, hai anh tôi th́ động viên. C̣n tôi, lính t́nh nguyện. Tôi đă từng làm đơn xin đi Nhẩy Dù mà bị bác. Sau đó, lại xin đi Bến Hải, Cà Mâu, cũng bị bác đơn. Giờ này, lại bị mang tiếng "ăng ten"! Đau hơn dao cắt thịt.
Nhưng số phận đă như vậy rồi, đành chấp nhận khi không thể tránh. Tuy thế, sự nghiệt ngă vẫn chưa buông tha. Chắc kiếp truớc tôi làm ác, nên kiếp này, đành trả.
Một buổi trưa nắng, tôi mang cái long ghi-gô vào bếp, để hâm lại môn "cháo khoai ḿ", cháo làm bằng khoai ḿ, trộn thêm nuớc, rồi bóp cho mềm, đổ thêm muối, bỏ vào ḷng bếp, một lúc sôi lên, th́ là một món ngon lành. V́ bếp rất cao, tôi ngồi xổm một ḿnh ở đó, không ai thấy, nên t́nh cờ tôi mới rơ một sự việc khiến cho tôi bị hoạ lớn.
Vừa lúc lon ghi-gô sôi sùng sục, tôi nguớc lên về phiá cổng gác, tới chỗ nhà cuả quản giáo, tôi thấy Tống Châu Khôi, Tham Sự Hành Chánh, nguời vẫn xưng là "đệ tử" với tôi, nguời vẫn cơng tôi đi kể chuyện "chuởng", vưà lùi lũi buớc ra khỏi nhà cuả tên Sáu Kéc, quản giáo đội 4, trên tay c̣n cầm quả banh! Tống Châu Khôi liếc tới liếc lui, không thấy ai, nên dọt lẹ vào cổng. Hắn không nh́n thấy tôi ngồi thấp hơn cái bếp. Tôi muốn nổi cơn lên nưă...
Đợi cho Khôi hấp tấp buớc qua chỗ núp, tôi gọi lớn:
-Khôi! Đứng lại!
Tống Châu Khôi giật ḿnh, nh́n quanh. Thấy tôi, hắn lúng búng:
-Tớ.. tớ đi bơm banh!
Tôi nghiến răng, vung tay vào mặt hắn, chửi liền:
-Đ.M. Mày làm ăng ten phải không? Mày đâu có nhiệm vụ bơm banh. Bơm banh đă có Thịnh lo, không phải mày. Mày báo cáo cái ǵ đó?
Tống Châu Khôi sợ hăi, xuống giọng:
-Tớ.. tớ nói thật mà! Đây, banh nè!
Tôi nổi nóng, tiến tới, tính dọng cho hắn một quả. Hắn co cẳng chạy tuốt.
Đă tính ruợt theo, rồi thôi. Đă tính báo cho anh em hay, rồi cũng thôi. Tôi nghĩ rằng tên này sẽ hết dám. Thôi, tha Tào! Đâu có ngờ v́ sự yếu đuối cuả tôi, mà đời tôi tan nát.
Cuối năm 78, bộ đội bỏ đi, bàn giao lại cho Công An. Khi Công an tới, chúng khôn ngoan, không tỏ thái độ ǵ, chỉ xào lại danh sách. Từ K4 sang K3, từ K1 qua K2... Nghĩa là không cho bạn bè gần nhau nữa. Trại K4 nơi tôi ở toàn mặt mới. Không c̣n mấy nguời cũ đă từng nghe tôi kể chuyện, đă từng chứng kiến tôi đối đầu với quản giáo, hoặc ca hát, muá may cho anh em coi. Không khí căng thẳng hẳn lên. Nhiều xung đột xẩy ra, dẫn đến đánh nhau. Khi nghe báo cáo có mấy việc đánh nhau, tên quản trại chỉ nói:
-Việc cuả các anh, tôi chỉ quản lư nhân số thôi.
Thế là bùng lên một làn sóng dư luận sôi nổi. Nào là "công an sắp bàn giao cho Mỹ rồi", "Cờ ba sọc đă đuợc kéo lên ở Dinh Độc lập rồi", "Nguyên soái Nguyễn Cao Kỳ đă về đến Trảng Bom rồi"...Nghe tin này, nhiều anh em hùng khí nổi lên, đi đánh "ăng ten" lia chia. Tôi thấy t́nh h́nh hỏng bét, lên tiếng báo động:
-Anh em không biết đâu. Công an có nghề cuả chúng. Bây giờ, mới bàn giao, chúng cần t́m hiểu xem ai là ăng ten, ai chống đối. Chúng chờ cho ta ra mặt là chúng vớt, y như vớt bèo trong ao. Đừng có nóng vội!
Đang lúc xung động, đang hăng say đi đánh ăng ten mà không gặp trở ngai, những lời khuyên chí t́nh cuả tôi, như dầu đổ vào lửa. Mấy nguời mới đến nh́n tôi, nghi hoặc. Một chiều, nguời nằm sát tôi nhiều năm là Hưá Sang, Thiếu Uư Nhẩy Dù, ghé tai tôi nói nhỏ:
-Chết mẹ! Chúng nó định đánh anh rồi! Tôi cố cản, nhưng coi bộ không xong!
Tôi hỏi Sang:
-Cậu nằm trong ban "hành động", vậy mà cậu không bênh vực cho công lư ư?
Sang buồn bă:
-Anh hiểu cho tôi. Cả băng chúng nó, toàn thằng mới, có ḿnh tôi, nói ai nghe.
Thuyết mập, ở nhà 16, nguời say mê nghe tôi kể chuyện, cũng chạy sang:
-Ông cẩn thận, có thằng nó tố ông là ăng ten. Tôi đang thuyết phục tụi nó.
-Ai tố tôi vậy?
-Không biết ai nữa!
A Cửu th́ cẩn thận hơn:
-Tôi đi lanh quanh gần ông. Đưá nào đụng đến ông, tôi nhẩy vào can thiệp.
C̣n Hùng, Hoàng (Đại Uư Công Binh) là những nguời cùng ở với tôi một thời gian dài th́ chỉ nh́n tôi, thở dài. Nh́n quanh, toàn khuôn mặt mới lạ, đằng đằng sát khí.
Tôi vẫn cố khuyên bạn bè:
-Các bạn nhớ là công an nó sẽ vớt các bạn đó. Nên cẩn thận.
C̣n cá nhân tôi, b́nh tĩnh chờ đợi. Khi không thể tránh đuơc rủi ro, th́ cứ nh́n thẳng vào mặt nó.
Đêm ấy, tôi hơi buồn. Bạn bè ra ngoài hội truờng hết rồi. Không khí căng như dây đàn. Tôi lấy cây đàn thân yêu ra ngồi xổm duới đất, chơi mấy bài nhạc cũ. Bất ngờ, đèn tắt phụp. Vưà ngơ ngác nguớc lên, th́ "bụp", một cú đá bay vào giưă mặt! Với phản ứng quen, tôi lộn nhào ra sau, tránh đuợc cú thứ hai, và đứng dậy luôn. Trong ánh sáng mờ mờ, tôi thấy có bốn khuôn mặt lạ hoắc, chưa hề biết là ai, đứng nh́n tôi chằm chằm.
B́nh tĩnh lau máu từ mũi chẩy ra, tôi hỏi:
-Các anh là ai? Tại sao lại đánh tôi?
Mấy nguời kia không nói nửa lời. Họ không tấn công nữa, khi thấy tôi thủ tấn vững vàng. Nh́n tôi chừng vài phút, nhóm nguời lẳng lặng bỏ đi. Tôi buồn bă lê buớc về chỗ ngồi. Vừa lúc ấy, Hưá Sang chạy về, hốt hoảng:
-Chúng nó đánh anh rồi hả?
Tôi gật đầu. Hưá Sang đẩy tôi ngồi xuống, lấy khăn mù xoa ra thấm máu cho tôi, rồi vắt khăn đi. V́ bị đá bằng một bàn chân rất mạnh, mũi tôi bị vỡ toang, xuơng bị dập, máu ra nhiều đến nỗi vắt đuợc thành gịng. Cùng lúc đó, A Cửu cũng chạy về, thấy máu tôi ra đầy áo, A Cửu lột áo tôi, và thay áo mới. Hùng kinh nghiệm hơn, giục Hứa Sang:
-Mày ra lấy nuớc, tao đun cho ảnh một chậu nuớc nóng.
Cả ba chăm sóc tôi kỹ luỡng như những Ma Sơ. Tôi bồi hồi nh́n các bạn, cám ơn nghẹn lời. Liếc qua cửa, tôi thấy ba bốn khuôn mặt vưà đánh tôi cũng đang ngạc nhiên nh́n vào, không hiểu sao một tên ăng ten lại đuợc anh em thuơng như vậy.
Sau khi thay quần áo xong, Hưá Sang, với hai bàn tay cứng cáp, bóp tay chân, lưng, cổ cho tôi. Măi một lúc sau, Thuyết mới về tới. Cả Thắng "ṛm" nữa. Bạn th́ sưả lại cây đàn, bạn xếp dọn chỗ nằm cho tôi. Tôi vừa nói lời cám ơn th́ tất cả đều gạt đi. Cùng lúc ấy, điều tôi tiên đoán đă xẩy ra. Sau nhiều ngày bỏ mặc, Công an đă bất ngờ nhẩy vào, bắn súng ầm ĩ, đạn chạm vào mái tôn, bật ra, kêu leng keng. Bọn chúng tràn vào như chó sói:
-Ở đâu, yên đó. Nhúc nhích, bắn chết mẹ!
Thế là anh em bị dính trấu. Không chạy kịp về pḥng ḿnh, một số anh bị c̣ng ngay. Lần luợt, công an vào từng nhà, lôi các nguời bị đánh đi hết sang K.30 là khu bệnh xá. Tới luợt nhà 12, hai tên công an buớc vào hỏi ầm ĩ:
-Nhà này! Có ai bị đánh không?
V́ tôi không muốn xa anh em, nên lẳng lặng gục đầu xuống, dấu bộ mặt máu me. Đă tuởng thoát nạn, tên công an sắp buớc ra, th́ anh Hoàng, nhà truởng, lại đột nhiên đứng dậy, chỉ tay vào tôi. Tên Công an tiến tới:
-Anh này, quay mặt ra đây coi!
Không c̣n cách nào khác, tôi phải quay ra, và phải đi theo tên công an kia, sang K 30 bên cạnh. Ḷng buồn như chết.
Ngay buổi sáng hôm sau, bọn công an uà vào trại, bắt ráo những nguời trong ban "hành động". Chúng khai thác tôi rất kỹ, nhưng tôi nhất định không khai. Tôi nói v́ tắt đèn tối thui, tôi không nh́n thấy ai. V́ thế, mà chỉ đến ngày thứ ba, sau vụ đánh, th́ anh em mới hiểu là họ đă mắc mưu kẻ chia rẽ rồi. Lư do đơn giản: tất cả những ai ở trong ban Hành Động, lập danh sách, và đi đánh nguời đều bị nhốt con-nếch hết. C̣n nhóm đánh tôi đều b́nh an! Tối hôm thứ ba, anh Nguyễn Lê Tuấn, gốc K.3, liều mạng chui rào qua thăm tôi! Anh là một chủ chốt trong nhóm "hành động". Việc anh liều chui qua hai lần hàng rào để thăm tôi là một hành động nguy hiểm, lính canh mà thấy là ăn đạn ngay.
Anh nói nhỏ:
-Tôi thay mặt nhóm để xin lỗi ông! Bây giờ, hỏi thăm anh em cũ, mới biết ḿnh lầm. Ông chính là anh hùng của trại, lại bị oan, rồi kiên quyết không khai anh em, bọn tôi xin lỗi.
Tôi bồi hồi, xúc động:
-Không sao! Ở đời, ai chẳng có lúc nhầm. Biết đuợc ḿnh nhầm, mà nhận lỗi, mới là anh hùng thiệt. Cám ơn các bạn.
Nguyễn Lê Tuấn trầm ngâm một lúc, rồi đưa ra đề nghị làm tôi tá hoả tam tinh:
-Tuị tôi.. mong ông trở về trại, lănh đạo anh em!
Nghe Tuấn nói, tôi ngẩn nguời, lắp bắp:
-Ông nói sao?
Tuấn nghiêm mặt:
-Tụi tôi muốn ông làm lănh đạo. Ông vừa can truờng, vừa t́nh cảm. Mong ông nhận lời.
Tôi bối rối quá, không biết nói sao, chỉ biết ú ớ:
-Nhờ ông chuyển lời giùm tôi, cám ơn anh em. Đă hiểu nhau, là vô cùng cảm động rồi, lại đuợc anh em thuơng mến, tôi xúc động lắm. Xin anh em tha thứ cho tôi, khi hiện giờ, tôi không thể làm chi đuợc. Xin chờ cho tôi có cơ hội về lại trại nhe.
Cầm lấy tay Tuấn, tôi muốn khóc:
-Ông cẩn thận khi về trại. Bọn gác mà biết, nó bắn ông, không tha.
Nh́n theo bóng Nguyễn Lê Tuấn len lách, chui ḅ qua hàng rào, mà ruột gan tôi nóng bỏng. Tôi run nguời, chỉ sợ nghe thấy tiếng la "Đứng lại" là một anh hùng ngă xuống.
May sao, không có chi. Bóng tối đă che chở. Đuợc thể, tối hôm sau, Thắng "ṛm" chui qua, dúi vào tay tôi mấy viên thuốc đau nhức:
-Ông cầm lấy, tôi biết ông bị đau lắm!
Tôi ôm lấy bạn hiền, mà nuớc mắt ưá ra.
Tối hôm ấy, tôi phải một phen lo sợ. Vưà lúc sắp đưa Thắng về, tự nhiên, tên gác nghi ngờ, buớc vào pḥng, la to:
-Ở đâu, yên đấy! Không đuợc di chuyển.
Không biết làm sao hơn, tôi đẩy Thắng chui ngay xuống gầm cái chơng tre tôi đang nằm, rồi giải tấm chăn ra, cho tḥng xuống hai bên. Tôi nằm trong chăn, trợn mắt méo mồm, như đang bệnh nặng. Tên gác đi qua, nh́n tôi rồi bỏ đi. Tim tôi đập măi như trống làng cho đến khi biết chắc tên gác đă về, tôi mới đẩy Thắng ra.
Ngày kế tiếp, v́ không muốn cho anh em lây hoạ về ḿnh, tôi quyết định cũng vuợt rào về trại cũ. Đợi khi khuất bóng trăng, tôi chùi xuống đất, vưà ḅ vưà gạt kẽm gai, vào tới đất trại cũ, tôi vui mừng đi kiếm bạn. Gặp ngay Trần Đức Thịnh, anh kều tôi vào nhà, rót cho tôi một ly trà nóng, và xác nhận:
-Có tên... lập danh sách đánh ông để trả thù cá nhân. Nguời cũ, ai cũng biết nó là ăng ten, chỉ trừ có những anh em mới, không rơ, nên mới mắc mưu nó. Bây giờ mới hiểu, họ cô lập nó rồi. Nó không dám gặp mặt ai, cứ trốn trong nhà như chó cún.
Tôi cuời:
-Thôi, kệ nó với Trời. Kẻ nào gieo ác th́ sẽ gặp ác.
Rồi tôi chaỵ đi kiếm Hưá Sang, Hùng, A Cửu, Thuyết. Gặp nhau .. băng đă đánh tôi hôm nọ. Mấy anh đang ngồi chơi, thấy tôi vào th́ giật ḿnh. Tôi vẫy tay chào họ, mỉm cuời. Họ hơi gật đầu chào lại. Không muốn làm cho họ khó chịu, tôi đi chỗ khác chơi.
Bắt tay, tṛ chuyện một hồi, đă tới nửa đêm, tôi phải chui rào về lại K.30. Biết một đi là không có dịp gặp lại, ḷng tôi nao nao.
Rồi K. 30 cũng giữ chân tôi thêm vài năm, thêm bao kỷ niệm, truớc khi đuợc tha vào cuối năm 1980.
Sau đó, không ngờ lại gặp Nguyễn Lê Tuấn, bán vật liệu xây dựng ở Lư Thuờng Kiệt, Tân B́nh. Gặp Trần Đức Thịnh, gặp Phạm Thanh Tâm, đội 2, Mùi "rỗ", Truờng "lắc", Hùng "Rống". Qua Mỹ lại gặp biết bao nguời xưa. Mừng mừng vui vui. Kể chuyện về trại tù như một thời gian rèn luyện tâm hồn. Từ đó, mà tôi liều ḿnh đứng ra tổ chức Cây Mùa Xuân H.Ô năm 1991 và 1992. Với sự tiếp tay cuả các bạn đồng tù, các bạn H.Ô, lại tổ chức Tù Ca năm 1993 và 1994. Qua các cơ hội này, gặp thêm bao nhiêu bạn bè, chỉ nhớ mặt, mà không nhớ tên. Lần đông đảo nhất là lần cùng với Nam Lộc và Tổng Hội Sinh Viên tổ chức gây quỹ xây Tuợng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ. Những khuôn mặt phong suơng nhưng quả cảm cuả nguời Chiến Sĩ Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà lúc nào cũng toát lên niềm kiêu hănh cuả một quân đội Bách Chiến, nhưng thua v́ chính trị đểu cáng. Thôi, đành mong lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ thân yêu măi măi tung bay khắp miền thế giới. Mọi tranh chấp rồi cũng qua đi. Con nguời rồi cũng qua đi. Chỉ c̣n lịch sử tồn tại muôn đời.
Chu tất Tiến.
Trang Chủ . Kim Âu . Lưu Trữ. Báo Chí . RFI . RFA . Tác Giả . Chính Trị . Văn Nghệ . Khoa Học . Quảng Cáo . Mục Lục . ***