Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA T̀NH BÁO MỸ

( Un Boomerang : OSS au service de Ho Chi Minh - Hilaire Du Berrier  )

 

 

  TinParis.   Đây là bài viết của  Hilaire du Berrier trích từ đặc san " Historia Hors Série 23 - Histoire de L'espionnage 1945/1971 ) , 1971 , trang 70- trang 75,  do thân hữu Lê Việt Thường chuyển ngữ để quư độc giả hiểu rơ thêm vai tṛ " hắc ám " của CIA và tiền thân là OSS đă cấy " nọc độc " trong trận chiến Quốc-Cộng tại Việt Nam gây ra cảnh  " gậy ông đập lưng ông " đối với nước Mỹ .

 

 

 

VỀ TÁC GIẢ

 

 

Hilaire du Berrier, một người Mỹ gốc miền Dakota (HK), đă sinh sống tại Trung Hoa vào thời kỳ xảy ra biến cố Pearl Habor. Vào thời gian này, ông ta làm việc với Đại Úy Mingant, Trưởng Pḥng Cơ Quan T́nh Báo Pháp, khu vực Trung Hoa. Bị bắt vào tháng 11/1942, bị tra tấn và bị quân đội Nhật cầm tù trong thời gian 2 năm rưởi. Năm 1945, cũng tại Trung Hoa, Du Berrier tham gia vào lực lượng đặc biệt của Cơ Quan T́nh Báo Mỹ (OSS) cho một cuộc hành quân với một mục tiêu nhất định . Định cư tại Pháp và tác giả cuốn sách « Background to Betrayal, the Tragedy of Vietnam », Du Berrier gợi lại một vài khía cạnh của hoạt động T́nh Báo Mỹ ở Đông Dương vào năm 1945. 

Khoảng 3 giờ rưởi chiều một ngày đẹp trời với nắng ấm vào tháng 6/1945, một máy bay khổng lồ với lá « cờ hoa » của Không Lực HK, thả dù tám nhân viên T́nh Báo Mỹ xuống một khu rừng thưa nhỏ gần Cho Chu ( ?) trong vùng núi Bắc Việt. 

Có thể là điều thú vị cho chúng ta hôm nay xem xét  tấm h́nh của toán nhân viên T́nh Báo Mỹ thời đó chụp chung với một Hồ Chí Minh với dáng vẻ « tử tế », « thật thà », với một Vơ Nguyên Giáp ( xuất hiện như một « ông Văn » nào đó dưới con mắt của người Mỹ lúc bấy giờ) trong y phục màu trắng  với dáng vóc của một tiểu công chức tầm thường.

 

LÊN ĐƯỜNG TIẾN VỀ HÀ NỘI

Khoảng hai trăm lính Việt được lựa chọn kỹ càng để giao cho toán T́nh Báo Mỹ có nhiệm vụ dạy cho họ biết thế nào là thuật Chiến Tranh trong thời buổi tân tiến.

 

- « Khi nào số cán bộ này được huấn luyện thuần thục, Giáp nói với Defourneaux, nhân viên T́nh Báo Mỹ gốc Pháp, họ sẽ trở thành Trưởng các đơn vị Việt Minh được « rải ra» khắp nước ».

 

Một ngày kia, Hồ Chí Minh đến duyệt binh tại một trạm chỉ huy được ẩn dấu trong cánh rừng nhiệt đới, mà thành phần là tám viên T́nh Báo Mỹ được sắp hàng trước hai trăm khoá sinh Sĩ Quan của Hồ. Cảm tưởng duy nhất mà Defourneaux c̣n giữ lại của buổi gặp gỡ này là sự hữu hiệu của hệ thống T́nh Báo của Hồ sau khi xảy ra một biến cố nhỏ nhưng ư nghĩa. Trước sự nài nỉ  của phái bộ Pháp tại Trung Hoa, một Sĩ Quan Pháp được gởi kèm theo với toán T́nh Báo Mỹ. Khi duyệt qua hàng binh các huấn luyện viên, Hồ Chí Minh chỉ viên Đại Úy Pháp và nói : 

«  Ông  này  không phải người Mỹ » 

Và Hồ tiếp tục câu chuyện bằng cách nói ra tên và cấp bậc của đương sự. 

 

Toán huấn luyện viên t́nh báo Mỹ -Hồ chí Minh - Vơ Nguyên Giáp - 

 

Thật ra, không có điều ǵ lạ lùng trong câu chuyện vừa kể. Trong bầu khí « thân Việt Minh » hiện hữu lúc đó trong giới T́nh Báo Mỹ kèm theo như hậu quả hợp lư là việc truyền bá lập trường « chống Pháp », th́ Defourneaux đáng lẽ phải biết rằng một người nào đó trong phái bộ đă cung cấp loại tin tức nhằm  « đẩy » viên sĩ quan này ra ngoài. Đương sự đă bị bó buộc phải  trở về đơn vị của ḿnh đang trú đóng ở Trung Hoa sau khi phải đi hết quăng đường 1300 cây số hầu như hoàn toàn bằng « lô ca chân » ! 

 

Khi t́nh h́nh dần dần tiến tới giai đoạn chót của cuộc chiến, Hồ Chí Minh sửa soạn cho việc xuất hiện của ḿnh. Trung tâm đào tạo Cán Bộ Việt Minh với thành phần huấn luyện viên là các nhân viên T́nh Báo Mỹ, được tác giả gọi là « Trường Saint Cyr » của khu rừng nhiệt đới, đang chuẩn bị tiến về Hà Nội. Trong cuộc hành tŕnh này, h́nh như không xảy ra một cuộc đụng độ nghiêm trọng nào với quân đội Nhật cả. Các vũ khí mà Hoa Kỳ gởi đến, được giữ ǵn cẩn thận cho giai đoạn sắp tới khi Việt Minh khai chiến với Pháp. 

 

Trên đường tiến về Hà Nội, một đơn vị của Hồ đi tiên phong, sau đó là  đội h́nh chính với các cố vấn Mỹ. Việc thường xảy ra là khi bảy cố vấn Mỹ đi đến nơi nào th́ các làng mạc ở nơi đó vẫn c̣n đang bốc cháy. Bằng đường lối này, Hồ Chí Minh bảo đảm cho ḿnh sự « hợp tác ». Một làng bị đốt cháy, dân làng bị giết và phần c̣n lại của vùng liên hệ đứng vào hàng ngũ của Hồ.

 

Vào đầu tháng chín, « nhà cầm quyền mới » và các cố vấn Mỹ với các thiết bị của họ tiến vào Hà Nội. Hồ Chí Minh tổ chức một loạt các buổi thuyết tŕnh, hội thảo tại Phủ Toàn Quyền, trong khi Chủ Tịch Nhân Dân Thành Phố th́ bận bịu trong công chuyện cung cấp cho các người Mỹ với dáng vẻ ngây ngô này điều mà Defourneaux gọi là những «êm dịu và thoải mái » của cuộc sống mà lâu nay họ bị « thiếu thốn ».

 

ROOSEVELT CHỐNG LẠI CHỦ NGHĨA THỰC DÂN

Trong lúc ấy, năm toán T́nh Báo khác được thả dù xuống Đông Dương. Các toán này được cầm đầu bởi những người không ư thức được về những điều tai hại mà họ đang chuẩn bị gây nên : t́nh trạng cũng tương tự toán T́nh Báo (đă đề cập) đang tươi cười chụp h́nh chung với Hồ Chí Minh và Vơ Nguyên Giáp. Phần đông trong bọn họ biết rằng một khi quân đội Nhật bị đánh bại, th́ một cuộc chiến mới có tính cách « cá nhân » hơn sẽ được chuẩn bị chống lại quân đội Pháp, nhưng không một ai tỏ ra nghi ngờ về cơ sở hay tính vững chắc liên quan đến những ǵ mà họ sắp thực hiện.

 F.D.Roosevelt

Thật ra, ư tưởng « xuất cảng » Cách Mạng đến với các thuộc địa của các nước Đồng Minh với Hoa Kỳ đă từ lâu ám ảnh đầu óc của Tổng Thống Roosevelt. Dấu hiệu chắc chắn đầu tiên về các ư định của Roosevelt về vấn đề này xuất hiện vào ngày 1/12/1943. Charles E. Bohlen, sau này trở thành Đại Sứ của Hoa Kỳ tại Pháp, trong tác phẩm « The Cairo-Teheran Papers », đă tường tŕnh với một thái độ thẳng thắn  gây ngạc nhiên về những mưu đồ được thành h́nh vào lúc đó.

 

Đó là dịp tổ chức Hội Nghị Téhéran. Vào buổi sáng ngày 1/12/1943, gặp Staline lần thứ hai và lần này, Roosevelt tỏ ra quyết chí xóa bỏ chủ nghĩa Thực Dân. Mà mục tiêu đầu tiên của ông là cắt xén Đế quốc Pháp, rồi Đế quốc Anh.

 

Sau đây là những ǵ ông Bohlen viết về vấn đề này : « Tổng Thống Roosevelt hoàn toàn đồng ư với Thống Tướng Staline về việc Pháp không được trở lại tái chiếm Đông Dương ».

 

Vào ngày 9/3/1945, quân đội Nhật bất ngờ tấn công Đông Dương. Robert Trumbull, phóng viên tờ « New York Times », có viết trong tác phẩm « The Scrutable East » : « Các t́nh cảm của Roosevelt rất mănh liệt (trong vấn đề nêu trên) khiến các lực lượng Hoa Kỳ trú đóng tại Trung Hoa, trong tỉnh Vân Nam, cách biên giới chưa đầy 1 giờ bay, nhận được lệnh cấm tiếp cứu lực lượng Pháp đang chiến đấu trong một trận đánh đẫm máu, tuyệt vọng chống lại lực lượng Nhật với quân số cao hơn nhiều.

 Tướng Alessandri

Tướng Alessandri là người duy nhất tiên liệu được cuộc tấn công nêu trên. Vào tối hôm 8/3/1943, lợi dụng đêm tối, ông ra lệnh cho lực lượng của ông đang trú đóng tại Sơn Tây, 50 cây số phía Tây Hà Nội, lên đường tiến về phía biên giới Việt-Trung, xuyên qua núi non, rừng rậm  của cao nguyên Bắc Phần. Cuộc tiến quân kéo dài 53 ngày trời. Không thể chối căi được rằng đây là một trong những thành tích quân sự chiếm một vị trí vào hàng cao nhất trong quân sử.

Một tháng sau khi đến Côn Minh, đoàn quân của Tướng Alessandri đă kiệt sức, đă  phải chiến đấu không ngừng suốt cuộc hành tŕnh, sẵn sàng tham gia chiến đấu tiếp và mong muốn được như thế. Nhưng những binh sĩ già dặn với kinh nghiệm « đầy ḿnh » ấy lại bị bắt giữ tại Trung Hoa. Người ta quyết định tại Hoa Thịnh Đốn rằng một khi chiến tranh chấm dứt, đoàn quân của Tướng Alessandri sẽ bị ép chở  về nguyên quán là nước Pháp.

 

Theo kế hoạch của Roosevelt, Bắc Việt, nếu không nói là cả Đông Dương, sẽ bị giao lại cho Trung Hoa.

 

NGƯỜI MỸ TẠI HÀ NỘI

Đội binh tiền phong của Hồ Chí Minh đến Hà Nội vào ngày 17/08/1945, tức hai ngày sau khi Thiên Hoàng Nhật Bản chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh. Một tuần sau, Thiếu Tá Archimedes Patti đến Hà Nội bằng một máy bay của T́nh Báo Mỹ

 Thiếu Tá Archimedes Patti

Trên mặt chính thức, Patti đến để giải cứu các tù nhân gốc Mỹ. Nhưng không lâu sau th́  có vẻ mối bận tâm chính yếu của Patti là duy tŕ t́nh trạng giam giữ các công chức gốc Pháp và hàng trăm công dân Pháp bị giam tại khách sạn Métropole. Ông Jean Sainteny được gởi đến để đại diện nước Pháp, đă gởi một điện tín tới Calcutta với giọng bực tức như sau : « Chúng ta đang đứng trước một cuộc vận động có phối hợp của phe Đồng Minh  nhằm « hất cẳng » người Pháp ra khỏi Đông Dương ».

 

Hà Nội trở thành nhanh chóng một trung tâm với nhiều mưu toan, vận động ngầm. Các sĩ quan HK khác( bốn mươi sĩ quan và hai mươi hạ sĩ quan) đến với đoàn binh lính Tàu đầu tiên để nhập vào nhóm của Thiếu Tá Patti, một nhân vật đáng ngại.

 

Đứng đầu phái bộ HK tại Hà Nội là Tướng Philip D. Gallagher. Dưới quyền ông ta, là những sĩ quan với tính t́nh siêng năng đều đặn, mà những chuyện kể liên quan đến một vài người trong bọn họ, có thể làm đề tài cho một cuốn sách :  mỗi sĩ quan « kẹp theo » bên ḿnh  một người  Việt « được sủng ái » mà đương sự nghĩ là có thể « lợi dụng » được, nhưng trên thực tế chính đương sự đang bị « lợi dụng ». Mỗi khi Tướng Salan tới gặp Hồ Chí Minh, đều thấy đi bên cạnh Hồ, Thiếu Tá Farris nổi tiếng là một con người « muôn mặt », nhưng trên lư thuyết th́ được gởi tới để lo t́m kiếm mộ phần của các binh sĩ HK.

     

 Philip D. Gallagher

Thiếu Tá Patti và bạn đồng nghiệp trong giới T́nh Báo là Ts Knapp xem là điều tự nhiên khi Lê Xuân, tên « bồi » gốc Việt mà họ kiếm ra, nói thông thạo tiếng Anh. Trên thực tế, Lê Xuân đă được huấn luyện đặc biệt cho công việc T́nh Báo.  Hai người lấy làm hănh diện đă kiếm ra được Lê Xuân. Nhưng một cách nhanh chóng, Lê Xuân đă trở thành thông dịch viên của Tướng Gallagher và y c̣n khoát cả bộ quân phục của lính Mỹ, chỉ không đeo lon. Quân phục giúp Lê Xuân khoe với những người Việt bị y mê hoặc rằng y là lính Mỹ, cũng như việc y nhân danh Tướng Gallagher, để « mời chào » họ đi theo Hồ Chí Minh.

 

 Chính trong giai đoạn này mà « Người » của Ngoại Trưởng HK Allan Dulles, viên Đại Tá Edward Lansdale xuất hiện. Người ta không biết ǵ nhiều về những bước đầu tiên của « nhân vật » này , mà vào tháng 4/1955, Raymond Cartier có tả nhóm người của ông ta bằng những ḍng sau đây : « Lực lượng đặc biệt chống Pháp được đặt tại Sứ Quán Hoa Kỳ ».    Một ngày nọ, Vua Bảo Đại nói với tôi rằng lần đầu tiên ông thấy Lansdale, là bên cạnh Hồ Chí Minh. Vua nói tiếp:« Tôi là một tù nhân, ông ta (Lansdale) hiện diện v́ muốn thế». 

 

Đại Tá Edward Lansdale

Chúng ta biết rằng Lansdale t́m cách trở lại Đông Dương vào năm 1951 với rất nhiều cơ may là để huấn luyện người Thượng cho cuộc chiến tranh chống lại Trung Hoa Cộng Sản. Đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy rằng đă có người ở Hoa Thịnh Đốn quyết định can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương, mặc dầu chưa phải là cuộc chiến của người Mỹ, và Hoa Thịnh Đốn tỏ ra rất không bằng ḷng khi Thống Tướng De Lattre de Tassigny ra lệnh cho cả nhóm Lansdale phải rời khỏi Việt Nam .  

Rút từ kinh nghiệm của chính ḿnh, De Lattre lo sợ phải đối đầu với một toan tính mới nhằm dựng lên cái mà người Mỹ gọi là « lực lượng thứ ba » -một lực lượng trên lư thuyết chống Cộng, nhưng cũng chống Pháp luôn. Người ta sẽ gặp lại Lansdale như người của CIA ở Việt Nam trong thập niên 1960 ; ông ta có dưới quyền Daniel Ellsberg, cũng chính là người đă phổ biến cách đây mấy tháng bản báo cáo bí mật của Ngũ Giác Đài ( Pentagon Papers ).   

 

« GIÁN ĐIỆP BẤT ĐẮC DĨ »

Một sĩ quan T́nh Báo khác, George Sheldon, đến Đông Dương sau Đệ Nhị Thế Chiến, đă gởi tới tấp cho bạn bè ở Mỹ và các Lănh Sự quán HK nhiều lá thơ chống Pháp với lời lẽ cay độc. Về sau, anh ta rời bỏ bộ quân phục và trở lại Sài G̣n làm việc tại Lănh Sự quán HK. Sau đó, cho phổ biến các bài viết của ḿnh trên « Far Eastern Survey », tạp chí của « Viện Bang Giao Thái B́nh Dương », mà một ủy ban điều tra vạch trần ra đó chỉ là một cơ quan gián điệp làm việc cho Liên Sô. 

Tháng 11/1945, người ta thấy đến Hà Nội Harolds Isaacs là người đă đóng một vai tṛ tích cực trong các âm mưu của phe Cộng Sản ở Thượng Hải trong giai đoạn 1930-1933. 

Harold Isaacs, trong tư cách là thông tín viên của tạp chí  «Newsweek », đem đến phần đóng góp của ḿnh vào chiến dịch tuyên truyền cho Hồ Chí Minh. 

Trong khi chờ đợi, Tướng Gallagher và các tùy viên chính trị của ông ta thành lập « Hội Thân-Hữu Việt-Mỹ ».

 Đó là một buổi tối buồn tủi cho nhóm nhỏ các chiến sĩ của lực lượng Kháng Chiến Pháp mà nhiều người đang đeo trên ngực các huy chương do chính quyền HK trao tặng v́ đă có công cứu giúp các phi công HK mà máy bay bị địch bắn hạ,  như tối hôm đó khi mà dưới cơn mưa tầm tă, họ đứng đợi ở ngoài Nhà Hát Lớn Hà Nội, trong khi đó Tướng Gallagher đang đứng chụp h́nh bên cạnh Hồ Chí Minh. Dưới các tia loé sáng của những bóng đèn dùng để chụp h́nh, Gallagher rút từ túi ra một tấm giấy bạc 50 đô la như một đóng góp cá nhân có tính tượng trưng vào ngân sách chiến tranh của Hồ Chí Minh. 

Vài tháng sau, tháng 2/1946, Gallagher đọc một bài diễn văn trên Đài Phát Thanh của Việt Minh với lời lẽ cảm động nhằm « chào mời» dân Việt theo chân Hồ. 

Tướng Alessandri và năm ngàn binh lính của ông ta vẫn c̣n bị giữ lại ở Côn Minh, mặc dầu chiến tranh đă chấm dứt từ hơn sáu tháng rồi. Khi Alessandri bày tỏ sự bất kiên nhẫn của ḿnh th́ bị Gallagher cảnh cáo rằng quân đội Pháp sẽ bị xem là những kẻ phá rối nếu t́m cách trở lại Đông Dương, tuy rằng nơi đây các phụ nữ và trẻ em gốc Pháp đă phải chịu đựng những hành động tàn bạo không thể tả được.   

Chính vào khoảng thời gian đó mà Lê Xuân đi theo máy bay của Tướng Gallagher đến Thượng Hải để xúi dục các toán quân Pháp trú đóng tại đây nổi loạn. Được Tướng Gallagher che chở, Lê Xuân lợi dụng t́nh thế đang ngụ tại đây để đi gặp ông Fred Hamson, giám đốc thông tấn xă A.P. trụ sở Thượng Hải và đề nghị ông này thủ vai tṛ « giật dây » cho A.P ở Đông Dương. Kết quả là các mạng lưới phổ biến tin tức của cơ quan truyền thông lớn nhất của Hoa Kỳ đă trở thành mạng lưới tuyên truyền cho Hồ Chí Minh. Vậy nên, toàn thể nhân viên của thông tấn xă A.P. phải trả chuyện kể trên bằng cái giá là tất cả bọn họ đều bị đánh lừa. 

Lê Xuân tự ban cho ḿnh huy hiệu « phóng viên chiến trường » mà y may vào áo ở phần trên vai. Sau đó, y tự giới thiệu là thông tín viên HK mỗi khi tiếp xúc với người Pháp, và là thông dịch viên quân sự của Tướng Gallagher mỗi khi điều này giúp ích cho y đối với người Việt. 

Câu chuyện về Lê Xuân có những đoạn « hậu » lạ lùng. Y xác quyết trong tác phẩm của ḿnh, rằng khi tới giờ người Mỹ ra đi khỏi Đông Dương, Thiếu Tá Patti và Ts Knapp dục y theo họ với lư do  là người Pháp sẽ thanh toán y nếu y ở lại. Sự thật lại khác : Patti và Knapp không muốn một khi họ ra đi, Lê Xuân sẽ tiết lộ ngay các âm mưu của họ với người Pháp. 

Họ đem Lê Xuân đến Bangkok và lo cho y một tấm thẻ phóng viên của thông tấn xă « Siam-Rath News Agency». Trong một thời gian, Lê Xuân vừa « chơi tṛ » kư giả vừa tiếp tục làm việc cho mặt trận tuyên truyền của Việt Minh mà y giúp thành lập « Tổ Chức Thân Hữu Việt Mỹ ».     

Sau chín năm phục vụ cho CIA, Lê Xuân bị cho thôi việc. Y di chuyển đến Paris giữa các người Pháp mà y đă làm ra vẻ ghét bỏ và viết một tác phẩm có nhan đề là « Gián điệp bất đắc dĩ», trong đó y kể lại bằng cách nào, Patti và Knapp dẫn dắt y trở thành một điệp viên. 

Vào đầu năm 1946, cơ quan T́nh Báo OSS đă bị giải tán một cách nhanh chóng. 

Nhưng những người gởi các toán nhảy dù và khí giới cho Hồ Chí Minh và làm trung gian cho Hồ cạnh Hoa Thịnh Đốn, vẫn tiếp tục làm việc trong cơ quan CIA mới mẻ này.  

 

MỘT NGƯỜI MỸ RẤT TRẦM LẶNG

 

Khi nh́n về quá khứ và duyệt lại các biến cố nối tiếp nhau tại Á Châu và Hoa Kỳ từ dạo đó, tôi nghĩ ḿnh đang chứng kiến sự diễn tiến của  một vở bi kịch Hy Lạp, 

Chỉ khoảng năm năm sau khi cơ quan T́nh Báo OSS cho thôi việc, tôi mới hiểu được đầy đủ tất cả âm mưu đan kẽ. Vào khoảng thời gian đó, một nhân viên CIA có tên là McKay, bị trục xuất khỏi Đông Dương v́ lư do cung cấp cho Việt Minh thuốc nổ của một quả bom được « ném » vào giữa một cuộc tụ họp – trong khuôn khổ của chiến dịch làm nản ḷng người Pháp. Nên nhớ rằng câu chuyện về McKay và thuốc nổ của y đă gợi hứng cho nhà văn Graham Green viết về các mưu đồ chính trị trong tác phẩm « Un Américain bien tranquille » mà nhiều nét trong tính t́nh của nhân vật chính được vay mượn từ  Lansdale.

Tôi nghĩ đến các người Việt Nam được các đồng nghiệp của McKay « bốc » qua Mỹ để được đào tạo với chi phí của CIA – cơ quan này chọn lựa từ nhiều năm trước các thành viên tương lai của một chính phủ hầu sửa soạn cho một nước Việt Nam thân Mỹ và chống Pháp. Một trong những người được thấm nhuần chính sách của Mỹ qua ngă Đại Học Harvard đă trở thành Quốc Trưởng của Nam VN trong vài ngày. Một người khác hiện nay là Bộ Trưởng của Chính Phủ.

Tôi nhớ những ngày của năm 1948 khi Francis Cunningham, từ văn pḥng của ông ta tại Lănh Sự quán HK ở Sài G̣n « xung phong »  vào một chiến dịch thực sự nhằm tuyển dụng nhân sự cho Hồ Chí Minh.  

Khi Jean Letourneau, Bộ Trưởng về các Vấn Đề Hải Ngoại, đi Hoa Thịnh Đốn để xin viện trợ cho cuộc chiến đấu vơ trang mà Thống Tướng De Lattre de Tassigny đang cầm đầu, th́ ông ta nhận được câu trả lời từ một công chức cao cấp của chính phủ HK : - « Tôi không dấu  ǵ ông, thưa ông Bộ Trưởng, rằng nhiều bạn đồng nghiệp của tôi và cả tôi đều muốn phe Việt Minh chiến thắng ở Đông Dương ».

 Thống Tướng De Lattre de Tassigny

Các bản phúc tŕnh của cơ quan CIA cung cấp những luận cứ cho những người như ông này hầu biến những ước muốn của họ thành chính sách.          

Suốt chiều dài cuộc chiến tranh Algérie, một vài người Mỹ có hành động chống Pháp tại Đông Dương, vẫn c̣n giữ những chức vụ chủ chốt. Ngày 21 tháng Hai năm 1967, tờ « New York Times » có viết rằng giữa các năm 1958 và 1962, cơ quan CIA có cho qua Mỹ mỗi năm hai mươi sinh viên gốc « Algérien ». Một cựu Chủ Tịch « Hiệp Hội Quốc Gia các Sinh Viên HK » (USNSA)  khi bàn về vấn đề cơ quan CIA sử dụng giới Sinh Viên, đă tuyên bố tại một ủy ban Thượng Viện rằng « trong một t́nh cảnh », một lănh tụ của « Hiệp Hội các Sinh Viên « Algérien » (chịu ảnh hưởng CS) trốn thoát nhà tù của Pháp và được « Hiệp Hội các Sinh Viên HK » đưa qua Mỹ.     

« Những cựu nhân viên của Hiệp Hội khai rằng tiền bạc đến từ CIA  c̣n được dùng để gởi các Đại Diện gốc « Algérien » tham dự các cuộc gặp gỡ quốc tế giữa thành phần các Sinh Viên tha hương đang cư ngụ tại Âu Châu. Và bài viết của tờ « New York Times » c̣n nói thêm rằng « Tiền của CIA c̣n giúp tài trợ các cuộc gặp gỡ quốc tế ».    

Từ tất cả những ǵ vừa đề cập ở trên, hiện ra một cách nổi bật sự kiện là các nhân viên của cơ quan T́nh Báo Mỹ cũ (OSS) rồi của T́nh Báo Mỹ mới (CIA)  đă ủng hộ quân "Kháng Chiến VN" chống lại nước Pháp giữa các năm 1945 và 1954, quay sự chú ư của họ qua vấn đề Algérie ngay sau khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt.

 

Phản chiến Mỹ 

 

Có điều chắc chắc là tất cả các hoạt động nêu trên nói chung, không được gợi hứng  từ sự thiện cảm của những người liên hệ đối với chủ nghĩa Cộng Sản. Nhiều người « ủng hộ » Hồ Chí Minh hay Ben Bella trái lại nghĩ rằng khi hành động như vậy, họ có thể ngăn chận được t́nh trạng  là  các « phong trào giải phóng » sẽ bị rơi dưới ảnh hưởng duy nhất của phe Cộng Sản và Hoa Kỳ sẽ rút tỉa những lợi ích từ sự gíúp đỡ của ḿnh.

Tuy nhiên, sự kiện c̣n lại, dưới ánh sáng của mười năm vừa qua, là cả OSS lẫn CIA đă cung cấp một vài « cây roi » cho những kẻ đang dùng « chúng » để  « quất vào đít » nước Mỹ.

 

 

 

Hilaire Du Berrier (Madeleine Joba phiên dịch từ Anh ra Pháp ngữ)    

 

- Lê Việt Thường phiên dịch  

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/portal.html

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: