HỒI CHUÔNG BÁO TỬ CHO
"NGƯỜI TÙ KIỆT XUẤT"
Dẫn Nhập: Trong mấy ngày qua, chúng tôi đă cân nhắc rất nhiều trước khi quyết định phải ôn lại quá khứ để nói lên những SỰ THẬT mà ḿnh được biết. SỰ THẬT về một câu chuyện hết sức giả dối mà người ta đang lạm dụng nó nhằm tạo cho ḿnh một thứ uy tín để tiến hành những tṛ chơi bá đạo......
Cách đây mấy năm, tuần báo Chính Nghĩa đă tung lên diễn đàn bài viết đầu tiên để báo động về sự việc đang diễn ra ở William Joinner Center.Trong bài viết đó (Vạch mặt bọn khoa bảng lưu manh), người được đưa lên là một nhân vật đang nằm trong bóng tối : Anh Nguyễn Hữu Luyện, một cựu đại úy QLVNCH, cố vấn quân sự của Toán Hector 1.
Việc chúng tôi hết ḷng giúp đỡ anh Luyện vào thời kỳ đó là do hy vọng người anh em của ḿnh sẽ làm được một điều ǵ khá hơn cho rạng danh Gia Đ́nh Biệt Kích. Nhưng sau khi tiếp tay làm việc với anh Luyện khoảng gần hai tháng, nhận những hồ sơ về vụ kiện mà anh "fax" tới, khi thấy mục đích ban đầu của vụ kiện và thực tế hồ sơ file vào ṭa hoàn toàn khác biệt, chúng tôi đă thẳng thắn rút khỏi cuộc đối đầu không cần thiết mà chúng tôi đă nh́n thấy trước kết quả.
Tuy nhiên, việc khởi xướng và lui lại của chúng tôi không gây ra một xáo trộn bất lợi nào cho người vừa bước ra khỏi bóng tối là anh Nguyễn Hữu Luyện - lúc đó đă trở thành “Người Tù Kiệt Xuất” -. Chúng tôi im lặng không nửa lời phê phán.Mặc dù chúng tôi không hài ḷng với những ư tưởng khoa trương, ḷe bịp của những người chủ xướng theo đuổi vụ kiện WJC.
Măi đến khi vụ kiện đă đi vào ngơ cụt, chúng tôi có một lá thư riêng (private) gởi cho anh Luyện với một yêu cầu làm anh không được hài ḷng.Lập tức “Người Tù Kiệt Xuất” trả nghĩa cho tôi bằng cách tung lá thư “private” lên diễn đàn với mưu toan dùng đám lâu la, âm binh để lập ṭa án nhân dân xử tội chúng tôi. Kết quả, những phản ứng của chúng tôi đă khiến ông Luyện phải nén ḷng bay từ Boston đến nhà chúng tôi ở Atlanta để hàn gắn những đổ vỡ.
Vài ngày ở Atlanta để thăm hỏi một số đồng minh đủ cho anh Luyện biết chúng tôi không ngán ngại bất kỳ cá nhân, tổ chức hoặc thế lực nào. Giữ lời cam kết với anh em trong gia đ́nh BK, chúng tôi bỏ qua mọi chuyện. Hai năm trôi qua, thời gian gần đây không phải ngẫu nhiên một số tên bội tín, phản phúc, bần tiện, ngu dốt bày tṛ xuyên tạc SỰ THẬT LỊCH SỬ dựng lên câu chuyện Biệt Kích Giả - Biệt Kích Thật (bọn này là bọn bỉ ổi, trắng trợn ăn quỵt tiền thù lao của luật sư John Mattes dẫn tới việc những chương tŕnh đấu tranh tiếp nối cho quyền lợi của tập thể Gia Đ́nh Biệt Kích phải bỏ dở dang). (đọc bài Gian Hùng Lộ Mặt)
Chúng tôi đă đoan chắc có bàn tay của “Người Tù Kiệt Xuất” nhưng mọi mưu toan láo lếu đều bị đập vụn (đọc bài Sự Thật Khách Quan).Tên bồi bút Tú Gàn vào cuộc ăn có cũng lănh một đ̣n chí mạng ( tṛ bịa đặt láo lếu của hắn bị vạch trần), đành câm họng trước SỰ THẬT NHƯ NGỌN NÚI (đọc bài Thẩm Phán Ngu Đần). Tṛ bôi bác bị lật tẩy và công việc đấu tranh lại cuốn chúng tôi vào những chuyến đi tốn quá nhiều thời gian. Chúng tôi cho qua.
Cuối cùng việc ǵ phải đến đă đến. Cây kim bọc giẻ lâu ngày cũng ḷi ra, vừa qua trong những cuộc tranh căi giữa ông Vơ văn Sáu -Chủ nhiệm tờ Góp Gió- với đám lâu la, âm binh của “Người Tù Kiệt Xuất” về một lá thư, bọn âm binh này đă cố t́nh kéo chúng tôi vào cuộc.
Nh́n lại những e mail và cách làm việc của bọn này, chúng tôi biết ngay có sự điều động của Nguyễn Hữu Luyện. Giữ lời hứa cũ, chúng tôi lên tiếng qua diễn đàn cho anh Luyện biết. Nhưng thấy chúng tôi sau này v́ bận rộn ít xuất hiện trên diễn đàn, anh Luyện tin rằng đội âm binh, lâu la chuyên nghề vu khống, chụp mũ, chửi bậy của anh ta đủ sức làm loạn nên im lặng đứng đằng sau giật dây (thủ đoạn của đám âm binh này chúng tôi đă biết rơ qua cuộc nói chuyện với Trần Văn Tiếp). V́ thế bài viết này có là “Hồi Chuông Báo Tử Cho Người Tù Kiệt Xuất” ắt cũng không làm cho chúng tôi phải ân hận.
Tiện đây, chúng tôi cũng minh định với toàn thể mọi người : Vụ Kiện WJC thắng hay bại chẳng liên quan hay ảnh hưởng ǵ đến chúng tôi. Chúng tôi chẳng cần ai tranh đấu bảo vệ cho danh dự và căn cước tỵ nạn của chúng tôi. Cho dù một trăm cái chương tŕnh nghiên cứu như WJC cũng không xóa được sự thật toát ra từ những tác phẩm có tính đại chúng như HÀNH TR̀NH BIỂN ĐÔNG...v.. v.
Lịch sử Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản là sự nghiệp của toàn thể những Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản. Cuộc bỏ phiếu bằng chân, tự thân nó đă viết nên trang sử bi thảm, vẽ lên diện mạo và căn cước chân thực của Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản trước toàn thế giới mà chẳng có chương tŕnh nghiên cứu của đại học uy tín nào đủ tầm vóc bóp méo căn cước của Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản. Ở xứ sở tự do này, quư vị có quyền muốn làm ǵ th́ làm nhưng đừng nhân danh chiến đấu cho chúng tôi về những điều không thực.
Vụ WJC chỉ là một vụ kiện đ̣i bồi thường v́ bị kỳ thị trong lúc xin việc không hơn không kém. Những lư lẽ dối trá, bất toàn của nó không thuyết phục được những người hiểu biết. Quư vị đừng tự hoang đường với ư nghĩ rằng việc quư vị mạo nhận là đại diện cho cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản trong vụ kiện WJC làm cho nhân thân của quư vị trở thành bất khả xâm phạm. Vụ kiện của quư vị thắng hay bại đối với chúng tôi không quan trọng. Điều quan trọng nhất là: chúng tôi vĩnh viễn không bao giờ chấp nhận Cộng Sản, vĩnh viễn không ḥa hợp, ḥa giải với chúng nó, vĩnh viễn không chấp nhận bất cứ tổ chức hoạt đầu nào nhân danh đại diện chúng tôi để mưu toan làm tay sai cho ngoại bang và Cộng Sản để chia chác tài nguyên của Tổ Quốc, buôn bán xương máu của Dân Tộc Việt Nam.
***
HỒI CHUÔNG BÁO TỬ CHO
NGƯỜI TÙ KIỆT XUẤT
(phần 1)
“Secret Army Secret War “ của Sedgwick Tourison có thể xem như là cuốn sách đầu tiên của một người Mỹ viết về cuộc chiến tranh bí mật chống Hà Nội của Việt Nam Cộng Ḥa và Đồng Minh Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến Tranh Việt Nam.“
“Secret Army, Secret War” chưa đủ, qua cuốn thứ hai : ”The Secret War Against Hanoi”, tác giả Richard H Shultz, Jr. giáo sư chính trị học tại Fletcher School of Law and Diplomacy được Harper Collins Publishers xuất bản năm 2000, người ta mới tthấy được nguyên nhân dẫn tới thất bại của cuộc chiến tranh ngoài quy ước do người Mỹ điều động từ năm 1961- 1972. Thất bại nặng nề nhất là kế hoạch OPLAN 34 đến năm 1964 cải danh thành OPLAN 34 A kéo dài từ năm 1961 đến 1967.
Trong “Secret Army, Secret War”, Sedwick Tourison đă viết lại trường hợp thất bại của nhiều toán thuộc OPLAN 34 - OPLAN 34A theo lời kể lại của những người trong cuộc. Câu chuyện của toán Hector tức Bắc B́nh do Đại Úy Nguyễn Hữu Luyện trực tiếp chỉ huy nằm trong chương thứ 12 có tên TEAM HECTOR .
Đúng ra câu chuyện này đă xảy ra từ mấy chục năm trước và lớp bụi lăng quên đă phủ thật dầy. Những đau thương đă qua thực ra không nên nhắc lại. Bởi những cái tên toán, ngày nay nói đến chỉ là những âm vang đau đớn của THẤT BẠI và THẤT BẠI. Điều quan trọng là từng người c̣n sống đến nay, đă trưởng thành cần biết nh́n lại quá khứ như một bài học để phấn đấu cho tương lai.
Nhưng thật đáng tiếc v́ quá khứ đă bị lợi dụng cho những mưu toan. Trên lớp bụi lăng quên có kẻ đă “Lộng giả thành chân” tô vẽ những h́nh ảnh không thực nhằm tạo uy tín để thi thố những mưu đồ bất chính.
Điều này buộc chúng tôi phải lên tiếng bởi cái đạo của người cầm bút không cho phép chúng tôi khoan nhượng với những điều dối trá, bạc ác, phản nhân văn.
Mời quư độc giả cùng tôi đi qua những sự kiện.
SỰ ẤU TRĨ CỦA NGUYỄN HỮU LUYỆN
NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA TOÁN HECTOR
TRÍCH “Secret Army Secret War “:
12
TEAM HEC TOR
Captain Nguyen Huu Luyen, a Regular Army officer assigned to the Strageic Technical Directorate, was an experienced training officer dedicated professionally and personally to the defeat of the Communists. Luyen decided to do something to prove that the long-range team concept worked and worked well. His solution was to recruit his own team, once he could personally select, and bring in “volunteers,” kids who had at least an eleventh-grade education, to form a large team named BAC BINH. He would personally supervise their training, insert them, and bring them back alive, and he predicted that they would eventually become core cadre to train the teams that would follow. As Captain Luyen explained it to his team members, the problem in locating the teams dropped into North Vietnam was that the teams were simply unable to locate and report their positions accurately.
Team BAC BINH began training in November 1965. Luyen took personal command of the team’s training. He tried to mold it into a large team that could be broken down into four smaller teams. By June 1966, the training had been completed and the teams were ready for launch; however, Captain Luyen’s original group of more than forty was down to less than thirty, enough for only two teams.
The first team, BAC BINH 1, elected Bui Quang Cat as its commander. Captain Luyen, true to his convictions, informed the team that he would accompany it into North Vietnam as military adviser. The team moved into the restricted area that June and was redesignated HECTOR 1. On 22 June, it followed the same path as earlier teams, first to Thailand and then by helicopter into the karst formations of western Quang Binh Province. Safely on the ground, HECTOR 1 established its operational base and, for the first month, was able to operate without being captured.
Captain Luyen took the team commander and two other team members, Dinh Van Vuong and Nguyen Manh Hai, into a small mountain village to make contact with the local villagers. Other team members expressed some apprehension, but Captain Luyen assured them that it would be all right–they could get into the village and out again without any problem. Luyen had earlier espoused the doctrine that, when entering a village, one should not believe the first thing a villager said. He then ignored the very warning that he had so often passed on to his trainees. When the villagers asked him to wait, he waited while they informed local security services of his presence. The four men were captured.
The team members remaining at the operational base knew the correct procedures to follow. They were to wait for Captain Luyen and the others for no more than three hours before changing their base. Instead, the waited for five hours, so strong was their belief in the invincibility of Captain Luyen. Meanwhile, the North Vietnamese forced the team commander to lead them to the team’s base and they captured the remainder of HECTOR 1. The team’s two principal radio operators were added to the North Vietnamese list of agents now operating their radios under Hanoi’s control. " NGƯNG TRÍCH .
TRÍCH BẢN DỊCH:
".... Toán Bắc B́nh được huấn luyện vào tháng Mười một năm 1965. Luyện đích thân làm trưởng toán để hướng dẫn... ... Tiểu toán 1 hay Bắc B́nh 1 do Bùi Quang Cát làm trưởng. Và Đại úy Luyện , như đă hứa , sẽ lên đường cùng đi với anh em ra Bắc với tư cách cố vấn. Cả toán dời vào khu vực hạn chế trong tháng Sáu và được cải danh là HECTOR 1. Ngày 22 tháng Sáu, toán này đi theo lộ tŕnh với toán trước : đi Thái Lan rồi sau đó dùng trực thăng đi vào vùng núi đá vôi tỉnh Quảng B́nh. Đến nơi an toàn, HECTOR I lập căn cứ và hoạt động được một tháng mà không bị bắt. ... Một hôm Đại úy Luyện liền cùng trưởng toán và hai toán viên nữa là Đinh Văn Vượng và Nguyễn Mạnh Hải định vào làng để tiếp xúc với dân tại địa phương. Các toán viên khác cản ngăn hết lời nhưng Đại úy Luyện nói rằng không sao – họ có thể vào và ra khỏi làng b́nh yên; không ǵ phải lo lắng. Luyện trước kia từng dạy cho khoá sinh của ḿnh rằng khi vào nơi lạ th́ không nên tin lời dân làng, nhưng lần này chính ông đă quên lời dặn đó. Do đó khi nghe dân làng bảo họ nên đợi, ông nghe lời họ và đợi trong khi họ đi báo cho lực lượng biên pḥng. Kết quả bốn người bị bắt. ... Các toán viên c̣n lại trong căn cứ nắm vững quy tŕnh hành động. Họ sẽ chờ các bạn trong ṿng 3 giờ mà không thấy trở lại th́ sẽ dời căn cứ đi nơi khác. Đàng này họ đợi tới 5 giờ liền. Cũng v́ họ quá tin tưởng vào Đại úy Luyện. Trong khi đó, trưởng toán bị bắt phải dẫn đám lính biên pḥng đến căn cứ để bắt họ - Rốt cuộc cả Toán HECTOR bị bắt gọn. Thế là danh sách các toán viên phụ trách vô tuyến có thêm 2 người mới gia nhập vào để phục vụ cho guồng máy của Hà Nội..........." NGƯNG TRÍCH.
Lướt qua đoạn trích này, nổi bật lên là sự độc tài, chuyên quyền trong chỉ huy và ấu trĩ về nghiệp vụ của Nguyễn Hữu Luyện nguyên nhân thất bại của Hector 1 và Hector 2. Nếu như ông Luyện có khả năng phán đoán tốt, nhậy cảm với t́nh h́nh và biết tôn trọng sự chỉ đạo từ Trung Ương. Hector 1 đă có thể trở về an toàn, thảm kịch đă không xảy ra.
Nhưng SỰ THẬT là SỰ THẬT. Không ai có thể thay đổi được quá khứ.
SỰ THẬT cho thấy chỉ v́ ông Nguyễn Hữu Luyện TỰ Ư QUYẾT ĐỊNH vào làng tiếp xúc với dân không báo trước với Trung Ương, không được Trung Ương chấp thuận, và sau khi lọt vào tay đối phương, ông Nguyễn Hữu Luyện mặc dù không hề bị tra tấn, đánh đập, bức bách nhưng đă tự ư xin “lập công chuộc tội” bằng cách viết một lá thư kêu gọi phần c̣n lại của toán ra hàng Việt Cộng.
Quư vị hăy cùng chúng tôi xem ông Nguyễn Hữu Luyện đă nói ǵ, viết ǵ trong lá thư thú tội (nhờ cô Trần Nam B́nh Nam post lên diễn đàn Nước Việt từ hai năm về trước:
TRÍCH:
Lá thư riêng,
Ước mong rằng những người em thân thương trong toán xâm nhập Bắc B́nh thuộc Nha Kỹ Thuật/Bộ Tổng Tham Mưu/QLVNCH sẽ đọc trang thư này. Hồi tưởng thời gian 1965-1966, khi tôi gặp các em, những học sinh trung học của Sài G̣n, thế hệ trai thời loạn. Việc đưa các em vào công tác xâm nhập miền Bắc đă tạo ra những ràng buộc định mệnh giữa các em và tôi. Riêng đối với tôi, đó là khởi điểm của giai đoạn phát triển cao độ về ư thức trách nhiệm, ư thức đấu tranh, lập trường chính trị, và cách sống, cách hành động của tôi trong quăng đời c̣n lại.
Tôi nhớ lại một kỷ niệm cực kỳ đau đớn trong vùng công tác ở ngoài Bắc. Buổi sáng hôm đó, tôi dẫn 3 chú từ Khu An Toàn trong vùng núi đá tai mèo hiểm trở vào bản làng để tiếp xúc với dân. Chú Hải dùng tiếng Lào để thông dich. Đau đớn thay, cả bốn chúng tôi bị bắt trong bản này.
Khu an toàn của chúng ta đă bị nhiều đơn vị biên pḥng bao vây trước đó. Trong bộ chỉ huy của địch, viên Thủ Trưởng ở cái lán nhỏ, tôi bị giam ngay cạnh đó. Khi thấy họ sửa soạn chó để đem vào trong hang bắt các em, trong ḷng tôi đau xót vô cùng. Nghĩ tới cha mẹ và gia đ́nh các em đă đặt hết niềm tin vào tôi khi tôi hứa sẽ đưa các em từ vùng công tác trở về an toàn, tôi nghẹn ngào, xót xa. Là người trực tiếp kiểm soát kết qủa huấn luyện của các em, tôi hiểu rất rơ những ǵ các em có thể và những ǵ các em không thể làm lúc đó.
Mặc dầu kết qủa huấn luyện tốt đẹp của các em tại Long Thành đă làm các cố vấn Mỹ ngạc nhiên, nhưng các em vẫn không thể hoạt động trong rừng một ḿnh. Cũng như sỹ quan tác chiến trong quân lực VN và các quốc gia tân tiến, tất cả phải được học hỏi thêm, dẫn dắt qua thực tế chiến trường trong nhiều năm mới có thể xử dụng bản đồ địa bàn một cách có hiệu qủa, không có ngoại lệ cho vấn đề này.
Sau khi suy tính, tôi quyết định nhờ anh lính gác báo với Thủ Trưởng của anh ta là tôi xin gặp. Một lúc sau viên Thủ Trưởng tới gặp tôi. Tôi rất b́nh tĩnh nói với anh ta rằng “Tất cả các chú em tôi đều ở lứa tuổi học tṛ, mới trải qua 6 tháng huấn luyện và chưa hề có kinh nghiệm tác chiến. Tôi có trách nhiệm với gia đ́nh các em đó và phải bảo vệ an toàn cho các em. Tôi viết thơ nhờ anh cho người đưa chú Cát là Trưởng Toán để chú Cát gọi các chú về đây, tránh nổ súng và tránh đổ máu. Chúng tôi cam phận cá chậu chim lồng. Trong thư tôi báo chú Cát biết là tôi đă bị bắt, và bảo chú Cát b́nh tĩnh theo đơn vị này tới gặp tôi. Điều quan trọng là phải giữ an toàn cho tất cả các chú, mọi trách nhiệm thuộc phần tôi, các em cứ an tâm.
Nhưng từ đó, tôi không được gặp các em cho tới 2 năm sau 1975. Quăng đời đen tối của tôi bắt đầu từ đấy. Hơn 21 năm để suy ngẫm công và tội, t́nh nghĩa anh em và trách nhiệm đối với Quân Lực, tôi đau khổ, và hổ thẹn với chính ḿnh, Những suy nghĩ đó đă trở thành ngọn hải đăng để dẫn đường cho tôi tự kiện toàn bản thân, giữ trọn ḷng trung thành với QLVNCH. Thời gian trong tù thực sự là vô gía v́ đă giúp tôi nhận thức được nhiều vấn đề mà tôi nghĩ rằng nếu ở ngoài đời, chắc chắn tôi không thể thấy. Chính những nỗi dằn vặt, đau khổ v́ không làm tṛn lời hứa với gia đ́nh các em, cũng như những hối hận day dứt v́ không hoàn thành được nhiệm vụ giao phó đă giúp tôi t́m thấy ánh sáng chân lư. Và ánh sáng chân lư đó đă dẫn dắt tôi đến việc làm ngày hôm nay.
NHÀ TÙ CS LÀ NƠI HUỶ DIỆT TOÀN BỘ NHÂN CÁCH, NHƯNG CŨNG LÀ NƠI ĐƯA NHÂN CÁCH LÊN CAO VÀ CAO MĂI NẾU C̉N SỐNG, TÙY SỨC CHỊU ĐỰNG CỦA MỖI NGƯỜI. ÍT AI RA KHỎI NHÀ TÙ CS VỚI NHÂN CÁCH VỐN CÓ CỦA M̀NH
Cảm ơn các em toán Bắc B́nh, các em đă là nguyên nhân của sự trưởng thành và tu thân của tôi. Ước mong giữa chúng ta, ngày sau sẽ như ngày trước, dù rằng chúng ta nay đă già rồi.
Nguyễn Hữu Luyện"
NGƯNG TRÍCH.
Trong lá thư này ông Luyện đă dối trá khi viết sự việc bị bắt bằng một câu qua loa, giản lược: Đau đớn thay, cả bốn chúng tôi bị bắt trong bản này.
Quả có thế, bốn người: anh Nguyễn Hữu Luyện, anh Bùi Quang Cát, anh Nguyễn Mạnh Hải và anh Đinh văn Vượng đều bị bắt trong bản này, nhưng ông Nguyễn Hữu Luyện đă cố t́nh không diễn giải đúng tŕnh tự và diễn tiến của sự việc ( ai bắt? bắt lúc nào?)
Lời kể của ông Luyện khi gặp chúng tôi tại nhà cùm Khu B trại Phong Quang cho thấy sự việc như sau:
Vào làng là do chính ông tự quyết định. Lúc đó anh Đinh văn Vượng dứt khoát không chịu vào làng v́ cho rằng sai nguyên tắc công tác nên được phân công nằm lại ng̣ai làng ngừa trường hợp bất trắc xẩy đến sau khi ba người đă vào làng. (Lúc kể lại chuyện này anh Luyện có khen Đinh văn Vượng là người thông minh, thận trọng.)
Khi ba người vào làng gặp một số người trong bản, những người này cản lại yêu cầu ba người đi ra. Anh Nguyễn Mạnh Hải nói chuyện với họ và dịch lại cho ông Luyện nghe rằng: họ chỉ đồng ư cho ở lại nếu ông Luyện và những người đi theo chịu giao vũ khí cho họ giữ.
Ông Luyện nghe và quyết định giao vũ khí cho họ để được vào làng đồng thời yêu cầu hai người c̣n lại cũng làm như vậy. Hai anh Bùi Quang Cát, Nguyễn Mạnh Hải tuân theo lệnh của ông Luyện. Đúng như mối nguy hại mà Vựợng đă lường trước, sau khi giao vũ khí cho đám thổ dân, anh Nguyễn Hữu Luyện, anh Bùi Quang Cát, anh Nguyễn Mạnh Hải đă bị đám thổ dân trở mặt uy hiếp, bắt ngay khi đang ngồi trong nhà làng. Anh Luyện nói với tôi là hết sức đau đớn khi bị những người thổ dân Lào lừa như vậy.Câu chuyện anh Luyện kể lại cho chúng tôi nghe tại Phong Quang dừng ở đấy.Sau khi nghe câu chuyện, tôi quá sức ngạc nhiên khi một người như anh Luyện vốn được anh em trong toán Bắc B́nh nể phục, lại khinh suất, ấu trĩ đến mức “súng là vợ, đạn là con” mà dám đưa cho người lạ ngay khi ở trong đất địch.
Hết hạn cùm, chúng tôi trở lại khu buồng giam tập thể ở trại A Phong Quang. V́ muốn biết tường tận sự việc, tôi t́m hỏi ba người cùng bị bắt chung với anh Luyện. Quan trọng nhất là nhân vật số 4 nằm lại ngoài làng và bị bắt sau cùng là anh Đinh văn Vượng.Tôi c̣n nhớ trong lúc kể lại việc bị bắt, v́ thân t́nh nên anh Vượng lúc nào cũng xưng hô là tớ với ḿnh và gọi tôi lúc là đằng ấy lúc là cậu.
Lời kể lại của anh Đinh văn Vượng: Ngay khi ông Luyện muốn đi vào làng tớ đă phản đối nhưng đằng ấy biết đấy, ông Luyện là huấn luyện viên và lại là người chỉ huy, trong toán ai cũng gọi ông ấy là anh Hai, nên khi ông ấy ra lệnh, tớ cũng phải nghe đâu có chống lại được nhưng khi đi tớ cẩn thận mang theo đủ vũ khí của ḿnh. (Ba khẩu súng Vượng mang theo gồm một tiểu liên, một Colt Browning và một súng bắn sẻ.) Khi ông Luyện quyết định vào làng, tớ nhất định không vào và đ̣i nằm lại để an ninh ṿng ngoài pḥng bất trắc. Cuối cùng, anh Luyện phải nhượng bộ và tớ chọn vị trí để nằm lại. Sau khi ba người vào làng, tớ lập tức di chuyển sang một vị trí khác có thể quan sát được nơi mà ba người đă biết. Tớ nằm phục kích tại vị trí mới hướng họng súng về vị trí trước đó. Lâu lắm, khoảng gần hai tiếng mới thấy ông Cát cùng vài tên thổ dân có đeo cung nỏ đi ra chỗ ḿnh nằm lúc trước. Ông Cát không thấy ḿnh đâu nên mới lên tiếng gọi ḿnh ra để vào làng gặp anh Hai. Ḿnh vẫn chần chờ quan sát kỹ thấy anh Cát gọi ba bốn lần có vẻ an toàn ḿnh mới lên tiếng và ra khỏi chỗ nằm phục kích. Khi thấy ḿnh xuất hiện th́ anh Cát vẫy tay và lại quay lưng đi vào làng trước, mấy người thổ dân đi theo, một người đứng lại đợi ḿnh. Nóng ruột v́ đă gần đến giờ hẹn với anh em c̣n lại ở nhà. Ḿnh hườm súng và vội đi theo anh Cát. Khi vào làng ḿnh thấy nhà nào cũng có người đứng lấp ló, vào đến căn nhà mà họ đưa ḿnh tới, không thấy anh Luyện và anh Hải đâu cả. Ḿnh đ̣i gặp anh Luyện, họ ra dấu cho biết là anh Luyện đi xuống suối tắm. Lúc này ḿnh đă ngờ là có chuyện nên ḿnh đi đằng sau hườm súng vào người dẫn đường ra suối, sẵn sàng nổ súng. Người đi trước đi càng lúc càng nhanh mà đường xuống suối rất dốc. Ḿnh cũng bám sát sau lưng anh ta. Đến quăng nh́n thấy suối, triền dốc quá cao ḿnh bị kéo theo đà dốc lao xuống. Ngay lúc đó, ḿnh thoáng thấy trong mấy bụi rậm có người phục kích nhưng v́ đà lao xuống nhanh quá không dừng được nữa phải vượt qua luôn. Đến cuối chân dốc là con suối, ḿnh trượt chân ngă khi vấp phải cục đá, vừa gượng dậy đă thấy mấy khẩu súng chĩa vào người bắt hàng. Vô phương chống cự. Sau khi họ trói ḿnh rồi th́ ḿnh thấy họ dắt ông Luyện cũng bị trói thúc ké đi qua. Hóa ra ông Luyện đă bị bắt từ trước và cho anh Cát đi ra để gọi ḿnh vào cho bị bắt chung luôn. Thế là hết. Từ khi sa cơ cho đến măi sau này ḿnh mới gặp lại anh Luyện.
Lời kể của anh Bùi Quang Cát, toán trưởng Hector 1: Anh Luyện là anh Hai và là người nắm thực quyền. Anh chỉ là người thừa hành lệnh của anh Hai mà thôi. Anh ấy quyết định vào làng th́ ḿnh phải đi theo. Anh ấy bảo giao vũ khí cho bọn thổ dân th́ ḿnh cũng phải tuân lệnh dù trong ḷng rất nghi ngại. Nhầt là khi ngồi đợi những người trong làng nấu cơm, nước. Quả nhiên chừng hơn nửa tiếng sau là dân làng trở mặt bắt cả ba người, sau đó lính biên pḥng Việt Cộng mới xuất hiện. Khi bị bắt, họ cũng chưa đánh đập ǵ nhưng không hiểu sao anh Luyện ra lệnh cho anh đi ra gọi Vượng vào. Sau khi cả bốn người nằm trong tay địch rồi, cũng chính anh Luyện bảo anh cầm lá thư về hang kêu gọi anh em ra hàng. Lúc đó anh cũng cố đi thật chậm cho quá giờ hẹn để những người c̣n lại kịp báo động về cho trung ương biết rồi di chuyển nhưng không ngờ anh em vẫn c̣n ở lại đợi. Lực lượng của Việt Cộng không đông, áng chừng trung đội là cùng.
C̣n một lời kể của anh Nguyễn Mạnh Hải, thông dịch tiếng Lào cũng tương tự như anh Cát kể nhưng tôn trọng người đă khuất chúng tôi xin miễn viết lại.
Tổng kết những lời kể, diễn biến của sự việc như sau:
Anh Luyện bất chấp lời ngăn cản của anh em Hector, vượt quyền trung ương tự ư quyết định vào làng để tiếp xúc với dân. Khi đi anh đem theo ba người có thể gọi là xuất sắc nhất. Đến trước làng anh Đinh văn Vượng nằm lại bên ngoài để làm an ninh vừa chuẩn bị thoát hiểm khi ba người vào làng chạm địch. Khi vào làng, những thổ dân trong làng đ̣i ba người phải giao nộp vũ khí mới cho lưu lại. Anh Luyện hết sức ấu trĩ khi ra lệnh nộp vũ khí theo yêu cầu của những người trong bản để tỏ thiện chí. Ở trong làng nhóm ba người đă bị thổ dân trong bản lừa ngồi đợi cơm nước. Thật ra họ lừa bắt cả ba trong khi đă cho người đi báo cho quân biên pḥng Việt cộng. Sau khi bị bắt, dù chưa bị tra tấn, đánh đập ǵ cả, anh Luyện đă quyết định cho anh Cát ra gọi Vượng vào cho lính biên pḥng bố trí bắt luôn. Tiếp thêm anh Luyện c̣n tự nguyện viết một lá thư kêu gọi anh em về hàng và ra lệnh cho anh Bùi Quang Cát đem về giao cho bộ phận c̣n lại của toán đang trú ẩn trong hang đá. Kết quả là toán Hector 1 bị bắt gọn không nổ được một phát súng kháng cự. Việc làm này anh Luyện đă tự ḿnh xác nhận qua đoạn văn trích trong lá thư Tự thú dưới đây:
TRÍCH : "Sau khi suy tính, tôi quyết định nhờ anh lính gác báo với Thủ Trưởng của anh ta là tôi xin gặp. Một lúc sau viên Thủ Trưởng tới gặp tôi. Tôi rất b́nh tĩnh nói với anh ta rằng “Tất cả các chú em tôi đều ở lứa tuổi học tṛ, mới trải qua 6 tháng huấn luyện và chưa hề có kinh nghiệm tác chiến. Tôi có trách nhiệm với gia đ́nh các em đó và phải bảo vệ an toàn cho các em. Tôi viết thơ nhờ anh cho người đưa chú Cát là Trưởng Toán để chú Cát gọi các chú về đây, tránh nổ súng và tránh đổ máu. Chúng tôi cam phận cá chậu chim lồng.Trong thư tôi báo chú Cát biết là tôi đă bị bắt, và bảo chú Cát b́nh tĩnh theo đơn vị này tới gặp tôi. Điều quan trọng là phải giữ an toàn cho tất cả các chú, mọi trách nhiệm thuộc phần tôi, các em cứ an tâm. Nhưng từ đó, tôi không được gặp các em cho tới 2 năm sau 1975."
NGƯNG TRÍCH
Hàng ngồi từ trái qua phải: BK Kim Âu, Đại Tá Chính, BK Nguyễn Hữu Luyện, BK Quách Nhung, BK Hoàng văn Vân tại tư gia Kim Âu Hà văn Sơn ở Atlanta
Với những ǵ chính anh Luyện viết ra, chắc hẳn quư độc giả và các chiến hữu nhận thấy anh Luyện không hề bị tra tấn, uy hiếp hay đánh đập ǵ cả mà chính anh Luyện đă tự nguyện xin viết thư kêu gọi anh em c̣n lại của toán ra đầu hàng sau khi đă suy tính!!!!!. Và thật sự chúng tôi không hiểu anh Luyện có ư ǵ khi viết: ”Trong thư tôi báo chú Cát biết là tôi đă bị bắt, và bảo chú Cát b́nh tĩnh theo đơn vị này tới gặp tôi.”
Trong khi cả ba người anh Nguyễn Hữu Luyện, anh Bùi Quang Cát, anh Nguyễn Mạnh Hải cùng bị bắt một lúc và chính anh Luyện đă bảo anh Cát ra gọi anh Vượng vào cho Việt Cộng phục kích bắt dưới suối. Phải chăng anh Luyện muốn chuyển cái tội gọi anh Vượng vào để cho lính Cộng Sản phục bắt là do anh Cát tự ư bày ra?
Mấy hôm trước anh Luyện có gọi điện cho anh Cát nhờ viết một lá thư để xác nhận theo lời anh năn nỉ là lúc đó “lực lượng bộ đội rất đông, chó săn hàng bầy" anh Cát thoái thác”.
Sở dĩ ông Luyện phải cầu cứu anh Cát v́ trong lá thư ông Luyện viết rằng:
TRÍCH. ” họ sửa soạn chó để đem vào trong hang bắt các em, trong ḷng tôi đau xót vô cùng.”
NGƯNG TRÍCH
Nhưng sự thật chó săn ở đâu ra khi những người đến bắt chỉ là một đơn vị nhỏ. Nếu có chó săn, chắc chắn khi anh Vượng bị bắt, chó trận đă ngoạm cổ anh đè xuống mà chẳng cần súng dí vào đầu. Chẳng qua anh Luyện cố t́nh mưốn vẽ ra t́nh h́nh toán đă bị đơn vị biên pḥng rất lớn vây bắt có t́m cách rút chạy cũng không thể thoát, muốn tính mạng được bảo toàn tốt nhất là đầu hàng.
Trước mũi súng, cọp hay voi c̣n chết chứ không lẽ thấy có chó săn là toán Biệt Kích Xâm Nhập Hector 1 phải bó tay chịu trói. THẬT HÀI HƯỚC
Anh Luyện c̣n cần ǵ phải chạy tội khi chế độ VNCH đă không c̣n. Nếu c̣n th́ tội của anh quá lớn, thừa để ra pháp trường.
A- Nội việc anh quyết định vào làng đă phạm những tội sau đây:
1-Muốn vào làng phải báo về trung ương xin lệnh.
2-Trung ương chưa có lệnh đă vào làng.
3-Vào làng mà chưa thám sát.
4-Muốn thám sát làng cũng phải xin ư kiến trung ương và chờ lệnh.
B- Sau khi vào làng bị bắt anh đă lập tức tiếp tay cho Việt Cộng bằng cách :
1- Ra lệnh cho anh Cát gọi anh Vượng vào để lính biên pḥng Việt Cộng lừa phục kích bắt.
2- Anh tự nguyện “lập công chuộc tội” qua việc ra lệnh cho anh Cát đem lá thư của anh viết về nơi ẩn náu kêu gọi anh em c̣n lại ra hàng.
Đấy là những THÀNH TÍCH VẺ VANG, ANH DŨNG LẬP CÔNG CHUỘC TỘI. PHẢN BỘI QUỐC GIA không phương chối căi của đại uư Nguyễn Hữu Luyện mà Lô Răng Phan Lạc Phúc bịa đặt nâng lên thành "Người Tù Kiệt Xuất" .
Mỉa mai thay đó là THÀNH TÍCH VỚI BỘ CÔNG AN, TỔNG CỤC PHẢN GIÁN của cái gọi là NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG H̉A thay v́ phải là CHIẾN TÍCH với NHA KỸ THUẬT, BỘ QUỐC PH̉NG, QUÂN LỰC VÀ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG H̉A và MACVSOG. Vừa qua dưới tiêu đề CÔNG BỐ SỰ THẬT anh đă không công bố được ǵ v́ SỰ THẬT ĐĂ PHƠI BÀY DƯỚI ÁNH SÁNG MẶT TRỜI và tất nhiên đám âm binh không thể nào chấp nhận được.
Trong lá thư riêng (thú tội) việc ông Luyện cố t́nh bào biện chạy tội cho hành vi phản bội của ông dẫn tới t́nh trạng làm nhục anh em trong toán Hector nói riêng và Gia Đ́nh Biệt Kích nói chung. Để bám lấy cái danh hăo huyền “ Người Tù Kiệt Xuất”, ông Luyện đánh giá những người chiến sĩ trẻ trung, đầy nhiệt huyết chẳng có giá trị hơn mấy cậu học tṛ vắt mũi chưa sạch, khi ông cho rằng:
TRÍCH:
Là người trực tiếp kiểm soát kết qủa huấn luyện của các em, tôi hiểu rất rơ những ǵ các em có thể và những ǵ các em không thể làm lúc đó. Mặc dầu kết qủa huấn luyện tốt đẹp của các em tại Long Thành đă làm các cố vấn Mỹ ngạc nhiên, nhưng các em vẫn không thể hoạt động trong rừng một ḿnh. Cũng như sỹ quan tác chiến trong quân lực VN và các quốc gia tân tiến, tất cả phải được học hỏi thêm, dẫn dắt qua thực tế chiến trường trong nhiều năm mới có thể xử dụng bản đồ địa bàn một cách có hiệu qủa, không có ngoại lệ cho vấn đề này.
NGƯNG TRÍCH
Anh Luyện viết ra thật trái ngược với những ǵ anh lĩnh hội được ở nhà trường. Chuyện chưa xảy ra mà anh dám nói anh em c̣n lại của Hector “không thể hoạt động trong rừng một ḿnh”. Anh Luyện biết đàn em của ḿnh kém cỏi, không có khả năng như vậy th́ c̣n đưa toán đi công tác làm ǵ?
Đi công tác xâm nhập chắc chắn không phải là đi dạo phố. Anh sẽ nói là trung ương ra lệnh là phải đi.
Sự việc đă qua hàng mấy chục năm nhưng ông Luyện vẫn không chịu nh́n ra cái tội tày trời với lương tâm của ḿnh.Với thói quen đạo đức giả, Luyện đă hoang tưởng khi tự nhận những trách nhiệm mà anh ta không thể gánh vác.
Nguyễn Hữu Luyện cũng chỉ một nhân viên công tác, lănh lương và làm theo lệnh của thượng cấp. Trách nhiệm với gia đ́nh các toán viên, trách nhiệm với những toán viên của Luyện là do Trung Ương và Chính Quyền VNCH toan liệu. Nguyễn Hữu Luyện tự cho ḿnh có trách nhiệm đấy để chạy cái tội đă đưa cả toán vào rọ v́ những hèn yếu của bản thân Nguyễn Hữu Luyện mà thôi.
Chúng ta hăy nghe Nguyễn Hữu Luyện nói về nhân viên trong toán Hector 1 với đối phương.
TRÍCH
“Tất cả các chú em tôi đều ở lứa tuổi học tṛ, mới trải qua 6 tháng huấn luyện và chưa hề có kinh nghiệm tác chiến. Tôi có trách nhiệm với gia đ́nh các em đó và phải bảo vệ an toàn cho các em. Tôi viết thơ nhờ anh cho người đưa chú Cát là Trưởng Toán để chú Cát gọi các chú về đây, tránh nổ súng và tránh đổ máu. Chúng tôi cam phận cá chậu chim lồng.”
NGƯNG TRÍCH
Tôi không hiểu khi những người em của anh Luyện, những người lính được đánh giá là tinh nhuệ, đa năng đọc những gịng chữ này họ sẽ nghĩ như thế nào? Không lẽ Trung Ương đă vô trách nhiệm khi thẩm định sai lầm về khả năng của những người được giao phó nhiệm vụ.
Như vậy nhờ Nguyễn Hữu Luyện mọi người mới biết chế độ VNCH hết sức tồi tệ và ông bạn đồng minh cũng vậy nốt. Lính con nít, chưa đủ tuổi mới 17, ba ngày sau đă đi ra tận biên giới Lào v́ nhu cầu công tác.
Nguyễn Hữu Luyện viết gần đúng như cơ quan tuyên truyền của Việt Cộng. Anh ta ngây thơ vậy sao?
Tiện đây cũng nói chút ít với anh Luyện: Tôi sinh 1948, đi công tácvà bị bắt vào năm 1967 vậy tôi dư hai năm anh bỏ vào chỗ nào. Anh Luyện đă quên, hay cố t́nh quên chuyện tôi kể với anh về tôi năm 1969. Chuyện vặt vănh. Tôi không cần làm cái tṛ khỉ nhờ những người bạn đồng môn đứng ra xác nhận điều này, điều nọ về tôi. Quan trọng nhất là tôi đă làm ǵ, cho ai, kết qủa ra sao. Quá tŕnh đấu tranh của tôi như thế nào? Và anh nên nhớ, với tư cách một nhà báo biết tôn trọng đạo tắc chuyên môn, chúng tôi không lạm dụng đệ tứ quyền để viết về đời tư "nhầm vợ - lộn chồng" của ai nếu nó không ảnh hưởng đến đời công. Chúng tôi không thích và không cần thiết trả lời những tṛ bịa đặt, chụp mũ, vu khống mà chúng tôi gọi là "đánh dưới đũng quần." Moị sự bịa đặt, vu chụp đều có ngọn nguồn, căn nguyên. Giá như không có bài Gian Hùng Lộ Mặt và những bài vạch mặt bọn MTHCM, Ngô thị Hiền th́ người ta có thể đặt dấu hỏi tại sao có một nhóm BK như Lê Ngung, Nguyễn Như Ánh, Vũ Viết Tinh v..v tức nhóm 10% thù tôi như vậy.
Việc tôi nhận anh Luyện làm anh tinh thần tôi đă minh định từ lâu.Trong bài viết này, tôi cũng không bác bỏ giao t́nh cũ. Nhưng anh Luyện không biết rằng:"Sự quư trọng, tôi dành cho anh đă tan biến từ sau khi tôi tiếp xúc với ba người cùng bị bắt chung với anh." Tám năm sau, năm 1977 gặp lại anh ở trại Cổng Trời, anh hỏi tôi :"Sao Sơn có thái độ lạnh nhạt."
Tôi nói :"Tại thời tiết lạnh quá". Và suốt những năm sau, sống gần nhau, lúc nào tôi cũng giữ thái độ đấy.
Tôi đau xót v́ ḿnh đă có một người anh tinh thần như Nguyễn Hữu Luyện. Giữa t́nh nghĩa cá nhân với đại nghĩa của dân tộc. Tôi phải chọn một mà thôi. Tôi chọn con đường phụng sự cho đại cuộc.
Mấy tuần gần đây anh làm ǵ, tôi biết từng chi tiết. Khi tôi đă quyết định ra tay mọi việc coi như đă có kết thúc.
Anh đừng làm tṛ khỉ nhờ phe đảng viết ca tụng anh về những điều không có. Anh chỉ lẩn tránh chứ chưa bao giờ có thái độ chống đối lao động.
Việc BK Nguyễn Như Ánh viết nâng bi để cho anh làm bằng chứng, sai hoàn toàn. Tôi nhắc lại để anh nhớ: Người đưa anh vào nhà cùm là tên trực trại Ḥa Ba Tai và hôm đó anh Luyện đang đội nón mê, đi giày bata ngồi trong hàng tù đi lao động. Ḥa Ba Tai nói một câu ǵ đó, xúc phạm anh Luyện. Phản ứng của anh Luyện là đứng bật dậy vùng vằng la lên: “Tôi chết ở đây, Tôi đổ máu tại đây.” Tôi nhớ câu anh nói rơ lắm, v́ đó cũng là câu tôi đă gầm lên khi đối đầu với tên thựợng sĩ Bội quản giáo ở trại Phong Quang.
Anh tuyên bố chống không lao động ở đâu vậy?
Ngày gặp lại anh ở Quyết Tiến cho đến lúc tôi về tháng 10 - 1982, đúng chiều hôm đó các anh em c̣n lại chuyển trại vào trại Tân Kỳ, chưa bao giờ tôi thấy anh chống lao động cả. Anh có bệnh trĩ và làm vệ sinh cho đội. Xuống Thanh Phong anh cũng làm việc nhưng hay khiếu bệnh để nghỉ. Tôi làm anh lúng túng đến phải viện dẫn bậy thế sao anh Luyện. Anh hăy t́m những người đủ bản lĩnh và lư luận để bút chiến với tôi chứ đừng đưa loại âm binh, lâu la ra làm tṛ cười cho những bậc thức giả. Ngoài tṛ đạo đức giả, sở học, kiến thức của anh không đủ để đánh chặn đầu tôi đâu. Ng̣i bút của Kim Âu Hà văn Sơn sẽ xuyên thủng tất cả. Tôi không nói ǵ về đặc lệnh truyền tin, anh đừng nói bậy. Tôi sẽ nói về MẬT KHẨU AN NINH hay là CODE AN NINH của anh đấy anh Luyện.
Đọc đến những ḍng này, chắc hẳn quư vị đều nhận rơ bốn chữ "Người Tù Kiệt Xuất" chỉ là bốn chữ dối trá loè bịp. Tṛ "lộng gỉa thành chân" này làm cho quần chúng khánh kiệt niềm tin. Ba mươi mốt năm, Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản ở hải ngoại vẫn c̣n là nạn nhân của những tṛ bịp bợm. Nhưng có những kẻ v́ đă lỡ tin nên vẫn cố quay lưng lại với SỰ THẬT, lừa dối chính lương tâm ḿnh để được "theo voi ăn bă mía". Đáng tiếc voi chỉ là voi vẽ do thừa giấy. Voi giấy chỉ để đốt chứ không thể xung trận.
Phần về toán Hector 1 coi như tạm đủ. Xin quư vị đọc tiếp phần viết về toán Hector 2>>>>>>>>>>>>
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
Huyền thoại về:"Những người lính một thời bị lăng quên" Kim Âu
Phản Bội Kim Âu
Tiếng Nói Công Lư Kim Âu
Miami! Gian Hùng Lộ Mặt Kim Âu
Trong Gịng Lịch Sử Kim Âu
Oplan 21 Kim Âu
Xuyên Tạc Lịch Sử Kim Âu
Những Tên Miệng Hùm Gan Sứa Kim Âu
Ăn Qủa Nhớ Kẻ Trồng Cây Kim Âu
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố Vấn An Ninh
Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
Người Việt Seatle