US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Bí Ẩn Obama
Vũ Linh
Obama bất tài, hay duy ư chí đi làm cách mạng?
Trong thời gian gần đây, TT Obama trở thành câu hỏi lớn, một trường hợp đáng để sinh viên chính trị học dùng làm bài nghiên cứu thực tập. Hiện tượng Obama đă được nhiều người coi như là một hiện tượng “sao chổi”, xẹt qua thật mau rồi biến mất. Hay nói theo kiểu Việt Nam ta, như “lửa rơm” bùng cháy thật mạnh rồi tắt ngúm cũng thật nhanh.
Từ trong bóng tối không ai biết đến, ông Barack Obama chỉ cần một bài diễn văn bóng bẩy trong Đại Hội đảng Dân Chủ năm 2004 là đă từ địa vị nghị sĩ tiểu bang Illinois trở thành tổng thống Mỹ, trong vỏn vẹn bốn năm.
Sự kiện này nói lên cái dễ tin ngây ngô của dân Mỹ, nhưng có thể hiện những đặc điểm hiếm có trong con người Obama. Ông là một người “có cái mă”, trẻ tuổi, có tài hùng biện không ai bằng (nói như Mỹ: có thể lên Bắc Cực bán tủ lạnh được) và có vẻ đầy sinh lực, tự tin và đáng tin, biểu tượng của thế kỷ 21. Trái lại với đối thủ John McCain th́ có vẻ là người của thiên niên kỷ trước, hay đối thủ Hillary Clinton, có vẻ như là người của chính trường lươn lẹo và tham vọng cá nhân. Ông cũng chứng tỏ là người thông minh, quyền biến, tuy chưa có kinh nghiệm chính trị ǵ mà đă mau mắn học bài để có câu trả lời thỏa đáng cho mọi câu hỏi của cử tri Mỹ, có đáp số cho mọi vấn đề. Quan trọng hơn nữa, ông liên tục khẳng định là một người ôn ḥa, không bè phái, không giáo điều, có đầu óc cởi mở thực tiễn, phục vụ nhu cầu của đại chúng. Và lại là một ứng cử viên da đen: sau Tướng Colin Powell bên đảng Cộng Ḥa thời 1996 (mà v́ bà vợ lạnh cẳng nên ông rút dù), th́ Barack Obama là một hy vọng lớn cho cả nước Mỹ và dân thiểu số da màu.
Tất cả các chính trị gia đều có những câu nói để đời.
Cố TT Kennedy có câu nói để đời (mượn từ... Ấn Độ): "đừng hỏi đất nước đă làm ǵ cho ḿnh, mà phải tự hỏi ḿnh có thể làm ǵ cho đất nước". Nhà chính khách Obama cũng có câu làm dân Mỹ mê mệt: "không có nước Mỹ đỏ (Cộng Ḥa, bảo thủ) hay nước Mỹ xanh (Dân Chủ, cấp tiến), mà chỉ có Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ". Vấn đề là các chính khách có áp dụng những tư tưởng đó không? Hay chỉ là những khẩu hiệu bóng bẩy che mắt thiên hạ? Dù sao th́ câu nói của Obama đă đưa ông vào Ṭa Bạch Ốc một cách mau mắn chưa từng thấy trong lịch sử. Và điều đáng thắc mắc hiện nay là có phải chính câu nói đó cũng sẽ đưa ông ra khỏi Ṭa Bạch Ốc một cách mau mắn kỷ lục không?
Khi bầu cho ứng viên Barack Obama, dân Mỹ đinh ninh ḿnh đă bầu được một tổng thống có ư định và khả năng mang lại đoàn kết dân tộc, chấm dứt những phân hóa mà họ nghĩ quá nặng dưới chính quyền của TT Bush. Những phân hoá làm tê liệt chính quyền qua những xích mích bất tận giữa Cộng Hoà và Dân Chủ, thả lỏng cho các khối thế lực tư nhân như các tài phiệt, các nghiệp đoàn lộng hành, đưa nước Mỹ từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác. Đó là niềm hy vọng của cử tri Mỹ. "Change We Can Believe In".
Để rồi họ khám phá ra họ đă bầu cho một cái ǵ hoàn toàn khác với sự mong đợi. Thay v́ một tổng thống ôn ḥa của “đại đoàn kết dân tộc”, họ thấy một tổng thống phân hóa nhất lịch sử cận đại, bỏ xa TT Bush và TT Clinton về phương diện cực đoan.
TT Clinton là người chủ trương sách lược gọi là “triangulation”, kiểu tổng thống trung dung ở trên “xàng xê" giữa hai đảng cực đoan ở dưới. Ông sẵn sàng thu nạp và thi hành một số sách lược bảo thủ của Cộng Ḥa, tiêu biểu là câu nói để đời của ông “thời của đại chính phủ đă cáo chung” ("the era of Big Government is over"), cũng là châm ngôn của phe bảo thủ. TT Bush là người thông qua được một số luật quan trọng như cải tổ giáo dục, luật nội an (Patriot Act), luật giảm thuế, và luật cải tổ Medicare, tất cả với sự hậu thuẫn đáng kể của đối lập Dân Chủ. Dự luật cải tổ An Sinh Xă Hội (Social Security) bị Dân Chủ chống đối, thế là TT Bush bỏ chứ không t́m cách nhất quyết cho thông qua bằng cửa hậu như TT Obama đă cho thông qua luật cải tổ y tế.
Khác với hai vị tiền nhiệm và trái với lời hứa khi tranh cử, TT Obama công khai đứng về cánh thiên tả nhất của đảng Dân Chủ và trở thành tiếng nói chống đảng Cộng Hoà và chống cựu TT Bush mạnh nhất. Nói cách khác ông là một tổng thống của Dân Chủ cấp tiến cực đoan, không phải là tổng thống của cả nước, trong đó có cả khối Cộng Ḥa.
Những người ủng hộ TT Obama cho rằng ông đă “làm nên lịch sử” khi thông qua được những luật cải cách quy mô. Làm như thể đây là công tŕnh, thành quả của một ḿnh ông tổng thống kiệt xuất này. Thực tế là với cái đa số mà đảng Dân Chủ có tại lưỡng viện, th́ bất cứ tổng thống nào cũng có thể thông qua bất cứ điều luật nào.
Xét cho cùng, với cái đa số kiểm soát tuyệt đối cả thượng viện lẫn hạ viện đó mà phải thông qua luật kích cầu với vừa đúng túc số không thừa một phiếu, thông qua luật cải tổ y tế bằng cửa sau, thông qua luật cải cách tài chánh khít nút với đúng ba phiếu đa số, và không dám đưa luật di dân ra trước quốc hội, th́ phải nói là thất bại chứ không có ǵ đáng khoe là “làm nên lịch sử”.
Nếu nói về khả năng lănh đạo th́ TT Clinton và TT Bush đều thành công hơn khi hai ông đă cho thông qua được những dự luật quan trọng trong khi không có đa số tuyệt đối kiểm soát quốc hội như TT Obama. Cuộc bầu cử tháng Mười Một tới có nhiều hy vọng làm mất thế đa số tuyệt đối của đảng Dân Chủ, chúng ta hăy chờ xem TT Obama có c̣n khả năng “làm nên lịch sử” nữa không.
Phe cấp tiến có thể đổ thừa là phe Cộng Hoà đă có thái độ quá khích chống đối tổng thống bằng mọi giá. Nhưng vấn đề là trong tư thế lănh đạo cả nước, một vị tổng thống phải có khả năng huy động được hậu thuẫn của cả nước, kể cả một phần của khối đối lập.
Phe cấp tiến cũng vẫn tiếp tục đổ thừa mọi chuyện lên đầu TT Bush. Vấn đề là đa số dân Mỹ đă tin tưởng vào lời hứa và khả năng của ứng viên Obama để sửa đổi mọi chuyện nên mới bầu cho ông, và câu hỏi là trong gần hai năm qua TT Obama đă làm được ǵ ngoài chuyện ngồi đổ thừa. Nếu làm tổng thống mà chỉ cần biết ngồi xỉa tay đổ lỗi cho người này người kia, th́ chính kẻ viết này hay bất cứ một học sinh trung học nào cũng có dư thừa khả năng làm… tổng thống!
Khối cấp tiến cũng mạnh mẽ ủng hộ TT Obama, ca ngợi ông như một người can đảm, một người hùng dám chống lại tài phiệt tư bản. Họ ca tụng chức năng của một Nhà Nước Obama độ lượng, bao che cho người nghèo, người bé cổ thấp họng. Không có Nhà Nước bảo vệ th́ cả nước sẽ bị bóc lột tận xương tủy, thậm chí tru diệt bởi các tập đoàn quyền lợi tư nhân tham lam không đáy. Nghe hao hao như Tư Bản Luận của Karl Marx! Dân Việt tỵ nạn đă trốn chạy tới Mỹ v́ những lư luận kiểu này rồi, bây giờ lại phải nghe lại. Mà có người lại khen hay!
Một chuyện tréo cẳng ngỗng không kém là chính quyền Obama lúc nào cũng phô trương h́nh ảnh của một chính khách thanh liêm chống tài phiệt, chống các khối thế lực dùng tiền mua chuộc chính khách, lũng đoạn chính trị. Nhưng chính quyền đó cũng cố lờ đi chuyện ứng viên Obama khi tranh cử tổng thống đă nuốt lời hứa không nhận tiền yểm trợ của tư nhân, để có dịp nhận số tiền vô tiền khoáng hậu 700 triệu yểm trợ của tư nhân, hai phần ba số tiền đó là từ tài phiệt Wall Street, các tỷ phú George Soros, Warren Buffett, các đại tổ hợp Goldmann Sachs, Fanny Mae, Freddie Mac, các ông trùm nghiệp đoàn và khối thế lực!
Chính sách cấp tiến cực đoan của TT Obama, trái với h́nh ảnh ôn ḥa, đại đoàn kết dân tộc của thời c̣n tranh cử, cùng với các chương tŕnh vung cả ngàn tỷ ra cửa sổ, khiến cho dân Mỹ mau chóng thức tỉnh. Hiện nay TT Obama chỉ được hậu thuẫn của một tỷ lệ càng ngày càng ít của dân Mỹ. Sự hậu thuẫn của TT Obama từ ngày ông tuyên thệ nhậm chức đến giờ, một năm rưỡi sau, đă rớt nhanh hơn bất cứ tổng thống nào của lịch sử cận đại Mỹ, hơn cả các tổng thống bị chê là bết bát nhất như Nixon, Carter, hay Bush 43. Những thăm ḍ mới nhất cho thấy sự hậu thuẫn này suy giảm trong tất cả mọi tầng lớp quần chúng, từ khối da đen, da nâu đến da trắng, từ giới giàu đến nghèo, từ nam giới đến nữ giới, thành thị đến thôn quê, bảo thủ đến cấp tiến, trẻ đến già. Đại khái, trong 10 người trước đây ủng hộ TT Obama th́ đă có ba người đổi ư kiến.
Báo “phe ta” Time phải nh́n nhận dân chúng đă có một cảm giác thất vọng, gần như bị phản bội, và bây giờ cảm thấy đă không biết ǵ về ông tổng thống họ đă bầu, không ngờ ông ta đang mang đất nước này đi quá xa về một hướng mà họ không muốn. Thăm ḍ mới nhất của đài “phe ta” CNN cho thấy gần 60% dân Mỹ cho rằng sự bành trướng của Nhà Nước Obama trực tiếp đe dọa tự do cá nhân của họ.
Trong khi đó, bà kư giả cấp tiến Maureen Dowd viết trên New York Times đă bênh vực TT Obama là “một người có lư trí, cai trị một quốc gia hết sức không lư trí” (a rational man running a most irrational nation). Dưới con mắt của khối cấp tiến, không ủng hộ Obama chỉ có thể là kỳ thị dân da đen (như nhà báo Thomas Friedmann đă khẳng định, đầu óc thiển cận hay nịnh bợ dân da trắng (như vài độc giả đă tố kẻ viết này), hay mất lư trí (như bà Dowd nhận định).
Có lẽ bà Dowd có lư phần nào. Dân Mỹ quả là đă mất hết lư trí, nhưng không phải mới đây, mà từ ngày họ bầu cho ông tổng thống của Hy Vọng hăo huyền năm 2008.
Trái ngược với lư luận của bà Dowd, nhiều chuyên gia chính trị thắc mắc không biết TT Obama thực sự là người “có lư trí” hơn người hay không.
Một ví dụ điển h́nh là dự luật cải tổ y tế. Cuộc tranh căi về vấn đề này gây sôi nổi trong suốt mùa hè năm ngoái. Thăm ḍ dư luận cho thấy từ 55% đến 60% dân Mỹ chống. Vậy mà TT Obama vẫn bất chấp cho thông qua, kể cả bằng cách đi cửa sau.
Gần đây hơn là vụ xây đền Hồi giáo tại Nữu Ước. Đây là một vấn đề địa phương chẳng mắc mớ ǵ mà tổng thống phải can dự và lên tiếng. Tự nhiên tổng thống thuộc phe Dân Chủ lại lên tiếng ủng hộ một quan điểm mà 70% dân Mỹ chống đối. Đặt các ứng viên đảng Dân Chủ trong thế kẹt cứng đến độ cả lănh tụ đa số Dân Chủ tại Thượng Viện Harry Reid lẫn Chủ Tịch đảng Dân Chủ Howard Dean đều phải lên tiếng phản bác lại ư kiến của tổng thống, hy vọng tránh đại họa trong kỳ bầu cử tới.
Cũng có một cách khác để hiểu hành động của TT Obama.
Cách đây ít lâu, trả lời phỏng vấn của báo chí, TT Obama tuyên bố ông không màng bị thất cử năm 2012, sẵn sàng chấp nhận làm tổng thống một nhiệm kỳ, miễn là thực hiện được lư tưởng. Hầu hết các tổng thống hay chính khách đều hay tuyên bố như vậy, và ai cũng hiểu là họ không thành thật cho lắm. Nhưng trong trường hợp TT Obama, có lẽ ông đă thành thật khi nói câu này. Những hành động bất chấp dư luận, đi ngược lại quyền lợi của đảng, có khi mang tính “liều mạng” của ông, dường như chứng minh ông là một tổng thống có tham vọng cực lớn, lớn hơn tám năm của hai nhiệm kỳ rất nhiều.
H́nh như ông có tham vọng làm chuyện để đời, lợi dụng cơ hội hiếm có để xoay chuyển hẳn xă hội qua hướng tả và để lại dấu ấn cho vài thế hệ tới là ít. Một hay hai nhiệm kỳ không quan trọng. Hay là TT Obama là người của một “thế lực hậu trường” nào đó, đưa ra để thực hiện một “dự án” vĩ đại chuyển hướng đất nước, không cần biết vấn đề một nhiệm kỳ hay hai nhiệm kỳ? Nếu đúng như vậy th́ TT Obama là một người thật đáng sợ. Và như Time đă viết, sẽ c̣n thêm rất nhiều người cảm thấy thất vọng hay bị lừa trong những ngày tháng tới.
Tóm lại, có hai cách giải thích những việc TT Obama đang làm: một là ông hành động không lư trí, bất tài, không biết ḿnh phải làm ǵ và đang làm ǵ; hai là ông nhất quyết chuyển hướng xă hội bất chấp những thiệt hại ngắn hạn cho cá nhân và cho đảng Dân chủ. Chuyện ǵ đang xẩy ra, không ai biết rơ.
(5-9-10)
Quư độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ư qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.
VŨ LINH
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/