giaithoa

 

 

 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHIẾN TRANH VIỆT NAM 39 NĂM SAU NH̀N LẠI,

THEO NGU Ư CỦA MỘT KẺ THẤT PHU

 

 

Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến dai dẳng, và đă gây nhiều tranh căi trong lịch sử Hoa Kỳ. Có một thời nó đă làm cho cả nước Mỹ bị chia rẽ một cách sâu sắc, biểu hiện qua các phong trào phản chiến và chống quân dịch. Và, phải khó khăn lắm 39 năm trước đây, Hoa Kỳ mới kết thúc được cuộc chiến ấy để rút quân ra khỏi vũng lầy Việt Nam, với kết quả là 58 ngàn quân nhân Mỹ bị tử trận, 150 ngàn bị thương và ít nhất 21 ngàn bị tàn phế. Ngoài ra c̣n có một Tổng thống Mỹ bị ám sát và một tổng thống Mỹ khác đă phải từ chức do những hệ lụy của cuộc chiến. Tuy nhiên, ngay sau khi cuộc chiến kết thúc, người Mỹ đă mau chóng hàn gắn được vết thương chiến tranh và c̣n chủ động ḥa giải được với cả “cựu thù” của ḿnh nữa. Trong lúc đó, cũng với thời gian 39 năm đă qua đi, người Việt Nam ở hai bên “thắng cuộc” và thua cuộc” vẫn không sao hàn gắn được vết thương chiến tranh và vẫn tiếp tục thù hận lẫn nhau không sao ḥa giải được. Bên “thua cuộc” vẫn cay cú, nhất quyết không cam tâm chịu khuất phục v́ cho rằng ḿnh đă bị “đồng minh” phản bội, cho nên lúc nào cũng nuôi mộng “phục thù” dù rằng trong vô vọng v́ họ không c̣n được phép vũ trang nữa cho nên chỉ c̣n cách đánh vơ mồm mà thôi. C̣n bên “thắng cuộc” th́ không sao biện minh được rằng ḿnh có chính nghĩa v́ nhiều lư do rất khó giải bầy.

“Chiến tranh Việt Nam” là tên gọi theo cách của người Mỹ. Nó chỉ đúng và thích hợp đối với người Mỹ chứ không đúng và không thích hợp đối với người Việt Nam. Cuộc chiến ấy thực chất chỉ là một cuộc nội chiến giữa hai phe “quốc cộng” để tranh dành quyền bính v́ bên nào cũng muốn chiến thắng và thống nhất sơn hà sau khi đất nước bị chia đôi năm 1954. Việc chém giết lẫn nhau để tranh dành quyền bính giữa hai phe “quốc cộng” chẳng phải là mới mẻ ǵ. Nó đă diễn ra từ lâu giữa một bên là những người “quốc gia”, lệ thuộc Tàu Đài Loan về mặt tư tưởng và một bên là những người “cộng sản”, lệ thuộc Tàu Hoa Lục. Cho nên khi Mao Trạch Đông thắng thế và đẩy Tưởng Giới Thạch sang Đài Loan, những người “cộng sản” Việt Nam cũng đă thắng và cướp được chính quyền năm 1945. Việc chia đôi đất nước năm 1954 chính là giải pháp tốt nhất mà quốc tế có thể làm được để hy vọng rằng chiến tranh sẽ không tái diễn giữa hai phe “quốc gia” và “cộng sản”. Nhưng rốt cục giải pháp ấy cũng đă thất bại dẫn đến sự can thiệp của các thế lực quốc tế trong đó có người Mỹ. Đó cũng chính là cuộc chiến mà người Mỹ gọi là chiến tranh Việt nam. Người Mỹ đến Nam Việt Nam cốt là để ngăn chặn sự xâm lăng và bành trướng lănh thổ của “cộng sản”, chủ yếu là Tàu cộng, ngay từ trong trứng nước, chứ không phải đợi đến khi chiến tranh xảy ra rồi mới can thiệp như ở Triều tiên. Sách lược của Mỹ là muốn đem quân đến trú đóng ở Nam Việt Nam và dùng sự hiện diện quân sự của ḿnh giống như một “cảnh sát” đứng gác để làm cho Tàu cộng nản ḷng mà không c̣n dám toan tính đến việc xâm lăng Nam Việt Nam bằng bạo lực nữa. Như thế Nam Việt Nam mới có thể trở thành tiền đồn của Thế Giới Tự Do để bảo vệ cho các nước trong vùng Đông Nam Á được. Mục đích của sách lược ấy là giúp cho Nam Việt Nam có được một thời kỳ ổn định và ḥa b́nh lâu dài, một điều kiện tối cần thiết cho việc xây dựng và phát triển đất nước. Đó cũng chính là những ǵ người Mỹ đă làm đối với Nhật Bản, Nam Hàn, và Phi Luật Tân. Tuy rằng tiến độ xây dựng và phát triển ở các nước này có khác nhau tùy theo tŕnh độ dân trí, sự ổn định chính trị và mức độ cải cách xă hội ở mỗi nước nhưng không có nước nào đă bị xóa tên trên bản đồ thế giới như VNCH cả. Sau khi rút chân ra khỏi vũng lầy Nam Việt Nam, chỉ trong ṿng 39 năm, Mỹ đă giúp cho Nam Hàn nhanh chóng

trở thành một cường quốc kinh tế có tầm cỡ trong khu vực để chuẩn bị cho việc thống nhất hai miền Nam Bắc Triều Tiên trong ḥa b́nh v́ chỉ có khi nào đă giàu mạnh, Nam Hàn mới xứng đáng và mới đủ sức gánh vác trọng trách nhường cơm sẻ áo cho một Bắc Hàn nghèo đói và lạc hậu được, cũng giống như trường hợp của Đông và Tây Đức vậy. Người Mỹ “chống cộng” bằng cách ngăn ngừa sự xâm lăng của cộng sản từ bên ngoài, chủ yếu là Tàu cộng, để mưu cầu ḥa b́nh, một điều kiện không thể thiếu cho việc xây dựng và phát triển đất nước, chứ không phải bằng cách bắt bớ, bỏ tù hay giết hại những

người cộng sản trong nước như Tổng Thống Diệm đă làm. Đối với Mỹ, người dân trong nước vẫn có quyền tin theo chủ thuyết cộng sản mà không ai được phép bắt bớ hay giết hại họ v́ đó là quyền tự do tư tưởng đă được hiến pháp bảo vệ. Chỉ khi nào những người cộng sản ấy phạm pháp như khủng bố, giết người, lúc ấy họ mới sẽ bị pháp luật xét xử một cách công bằng, cũng như mọi người dân khác mà thôi. Mặt khác người ta tin theo chủ thuyết cộng sản cũng chỉ v́ xă hội hăy c̣n quá nhiều bất công, ngu dốt và nghèo đói. Cho nên phương cách hữu hiệu nhất để đánh bại chủ thuyết cộng sản chính là phải xây dựng và phát triển để tiêu diệt giặc dốt nát, nghèo đói và bất công trong xă hội chứ không phải là bằng cách bắt bớ và giết hại những người tin theo chủ thuyết cộng sản. Hơn nữa Mỹ đến VN cũng không phải chỉ để chống sự bành trước quân sự của Tàu cộng mà c̣n muốn giúp cho người dân Nam VN được “tự do” nữa. “Tự do” ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng là được giải thoát khỏi mọi sự ràng buộc, lệ thuộc, hay nô lệ. Một dân tộc bị ngoại bang đô hộ tất nhiên là không có “tự do”. Nhưng có nhiều người đă đánh mất “tự do” mà không hề hay biết, chẳng hạn như những người nghiện rượu hay ma túy hoặc mù quáng tin tưởng vào một thứ chủ thuyết nào đó. Sau cả ngàn năm bị Tàu đô hộ, người VN cũng đă đánh mất “tự do” từ lâu mà không hay biết. V́ quá lệ thuộc Tàu cho nên cái ǵ chúng ta cũng học theo Tàu mà không biết học theo phương Tây. Tàu tin theo Khổng, chúng ta tin theo Khổng. Tàu chống phương Tây chúng ta cũng chống phương Tây. Tàu tin theo chủ thuyết “cộng sản” Mao và chủ thuyết “quốc gia” của Tôn Văn chúng ta cũng tin theo như thế để rồi đi đến chỗ mù quáng mà chém giết nhau, đánh nhau hơn một nửa thế kỷ vẫn chưa thôi. Chúng ta đă “nghiện” văn hóa Tàu đến mức coi bất cứ nguyên tắc đạo lư cứng ngắc nào của Tàu cũng là khuôn vàng thước ngọc phải noi theo và ǵn giữ; mà không ư thức được rằng chúng đă quá lỗi thời và lạc hậu bởi v́ chúng rất không công bằng và rất không b́nh đẳng. Cũng v́ thế mà chúng ta vẫn tiếp tục trọng nam khinh nữ, gia trưởng phong kiến, tôn sùng lănh tụ, hoặc tôn sư trọng đạo một cách mù quáng.

Tóm lại, người Việt “cộng sản” hay “quốc gia” cả hai cũng đều giống nhau v́ đều nô lệ Tàu về mặt tư tưởng cả. Điều bất hạnh là người Việt “cộng sản” và người Việt “quốc gia” đă thù hận và chém giết nhau rất thoải mái trong khi người Tàu Đài Loan và người Tàu Hoa Lục đă chẳng bao giờ đánh nhau cả. Họ c̣n có khả năng đứng chung một chiến tuyến nếu chiến tranh ở Biển Đông xảy ra. Cả hai phe “quốc gia” và “cộng sản” đều hô to khẩu hiệu đấu tranh cho “độc lập và tự do” của dân tộc. Nhưng “độc lập và tự do” để làm ǵ nếu không phải là để xây dựng và phát triển đất nước? Câu hỏi được đặt ra là: Người Việt “quốc gia” và “cộng sản” sẽ xây dựng và phát triển đất nước theo mô h́nh nào? Chẳng lẽ lại phát triển xă hội theo mô h́nh xă hội bất công và lạc hậu của Tàu mà không theo phương Tây? Nhưng làm sao những người Việt “quốc gia” hoặc “cộng sản” có thể xây dựng được một xă hội “công bằng và b́nh đẳng” theo quan niệm của phương Tây được, khi mà họ c̣n quá lệ thuộc Tàu về mặt tư tưởng như thế.

 

Cho nên những người “quốc gia” đă chẳng hiểu họ nói cái ǵ khi tự xưng ḿnh là những người đă chiến đấu cho “tự do” của Nam Việt Nam. Theo quan niệm của phương Tây, xă hội phải có “công bằng và b́nh đẳng”, cá nhân mỗi người mới được giải thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột, và mới được tự do. Thế giới có “công bằng và b́nh đẳng” các quốc gia mới được giải thoát khỏi ách đô hộ, thực dân. Nói chung là mọi dân tộc và cá nhân đều được “tự do”. Tuy rằng không bao giờ người ta có thể xây dựng được một xă hội tuyệt đối “công bằng và b́nh đẳng” nhưng nó vẫn là tiêu chuẩn giá trị cốt lơi của nền văn minh nhân loại mà nước Mỹ muốn cổ súy.

Cũng trong ư nghĩa đó mà Tổng Thống Kennedy đă long trọng tuyên bố trong bài diễn văn nhậm chức của ông ngày 20 tháng giêng năm 1961 như sau: “Chúng ta hăy nói rơ cho mọi dân tộc được biết rằng, dù họ có thiện cảm hay ác cảm với chúng ta, chúng ta cũng vẫn sẽ trả bất cứ giá nào, gánh vác bất cứ gánh nặng nào, đương đầu với bất cứ gian khổ nào, ủng hộ bất cứ bạn bè nào, cũng như chống lại bất cứ kẻ thù nào, để bảo đảm cho tự do được trường tồn và thắng lợi.” (Let every nation know, whether it wishes us well or ill, that we shall pay any price, bear any burden, meet any hardship, support any friend, oppose any foe, to assure the survival and the success of liberty.) Và để giữ đúng lời hứa ấy, Hoa Kỳ đă phải trả một cái giá rất đắt về cả người lẫn của cho cuộc chiến tranh Việt Nam với 58 ngàn binh sĩ tử trận và 300 ngàn bị thương.

Tiếc thay người Việt “quốc gia” đă không hiểu được đúng ư nghĩa của hai tiếng “tự do” cho nên “tự do” đă không được trường tồn vả thắng lợi tại Nam VN. Trong khi ấy Mao Trạch Đông lại quyết tâm mở ra một mặt trận mới tại Nam Việt Nam làm cho Mỹ bị sa lầy và hao người tốn của. Rút kinh nghiệm từ sự thất bại trong việc trực tiếp đối đầu với Mỹ tại bán đảo Triều Tiên, lần này Mao đă dùng người Việt Nam để đánh Mỹ theo kiểu “chiến tranh nhân dân” và dùng “du kích chiến” để lấy nông thôn bao vây thành thị. “Chiến tranh nhân dân” là cuộc chiến của người dân “bị trị và yêu nước” chống lại quân đội đồn trú của một nước đang thống trị họ. Nó rất quen thuộc đối với người Việt Nam sau gần một trăm năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Cho nên Tàu cộng chỉ cần tuyên truyền, tô vẽ, và sảo biện sao cho h́nh ảnh của người Mỹ cũng giống như h́nh ảnh của thực dân Pháp một chút là đủ để kích động ḷng yêu nước của người dân Việt Nam. Điều đó không có ǵ khó lắm v́ Tàu cộng hiểu rất rơ tâm lư người Việt và họ đă có rất nhiều “nội gian” hay “Việt gian” nằm vùng sẵn trong chính quyền trung ương cũng như trong chính quyền địa phương các cấp, trong các tôn giáo, trong các đảng phái “quốc gia”, cũng như trong dân chúng ở khắp nơi trong cả nước. Hơn nữa Mỹ và Pháp đều là người phương tây da trắng cho nên chỉ cần gán cho người Mỹ danh hiệu “đế quốc” cũng như “thực dân mới” là đủ để biến chính quyền của Tổng thống Diệm trở thành “ngụy quyền”. Lúc ấy Mao có thể dễ dàng phát động được một cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” để “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” mà thực chất chính là “chống Mỹ để dâng nước cho Tàu cộng”.

Thông cáo chung Thượng Hải giữa Mỹ và Tàu năm 1972 đă chứng minh rất rơ điều đó.

Người Tàu không có khái niệm phân biệt “cộng sản” hay “quốc gia” để chống báng và chém giết lẫn nhau. Họ chỉ có một tổ quốc “Trung Hoa vĩ đại” để tôn thờ, cho nên Tàu Đài Loan hay Tàu Bắc Kinh cũng đă hợp tác với nhau xúi bẩy và bày mưu tính kế làm cho cả hai phe người Việt “quốc gia” cũng như người Việt “cộng sản” đi đến chỗ xâu xé và giết hại lẫn nhau tạo nên cảnh chiến tranh huynh đệ tương tàn. Người Tàu đă di cư sang Việt Nam lần đầu tiên từ thế kỷ thứ ba trước công nguyên nhưng đông nhất là vào thế kỷ thứ 19 dưới thời Pháp thuộc. Một số lớn đă nói tiếng Việt c̣n rành hơn tiếng mẹ đẻ cho nên rất khó mà phân biệt được ai là người Việt thực sự và ai là người Việt gốc Hoa. Tổng Thống Diệm là một người “quốc gia” tiêu biểu cho những người Việt “quốc gia”. Ít nhiều ǵ ông cũng đă bị ảnh hưởng và chi phối bởi chủ thuyết tam dân của Tôn Văn, cho nên ông cũng chẳng tin tưởng ǵ mấy vào nền dân chủ của phương Tây. V́ thế ông đă chế ra cái chủ thuyết “nhân vị” cũng như Tôn Văn đă chế ra chủ thuyết “tam dân” vậy. Tổng Thống Diệm không hiểu ǵ về văn hóa Mỹ và người Mỹ. Ông không có giao t́nh thân thiết với người Mỹ như với các bạn Tàu. Ông cho rằng người Mỹ ngây thơ và không hiểu ǵ về văn hóa Việt Nam cho nên ông không muốn nghe theo bất cứ “đề xuất” hay ư kiến ǵ của người Mỹ. Ông chỉ muốn người Mỹ vô tư viện trợ cho ông để ông muốn làm ǵ th́ làm mà không cần phải bàn bạc ǵ vớiMỹ cả. Hơn nữa, ông cho rằng ḿnh là người cao tay ấn có thể dĩ độc trị độc, cho nên chế độ của ông rất thích trọng dụng những người cộng sản “hồi chánh” làm cho bọn “nội gian” tay sai của Tây, Tàu và phong kiến có cơ hội xâm nhập để bàn mưu góp ư làm cho ông phạm nhiều sai lầm. Nhưng sai lầm lớn nhất là việc ông không cho Mỹ đem quân vào Nam Việt Nam để làm “cảnh sát” canh gác và canh pḥng “giặc Tàu” cho dân. Có lẽ ông cũng “không tin” Mỹ và cũng coi Mỹ như một thứ “thực dân mới”.

Giá như ngày xưa Tổng Thống Diệm không nghe lời xúi bậy của bọn “Việt gian”, giá như ông chịu nghe theo lời cố vấn của người Mỹ và để cho Mỹ đem quân vào Nam Việt Nam th́ sự hiện diện của quân Mỹ đă có thể đă đẩy lùi được bóng tối chiến tranh, Nam Việt Nam đă có thể đă được hưởng một nền ḥa b́nh lâu dài và bền vững. Nhờ vào sự cố vấn và viện trợ của Mỹ, biết đâu Nam Việt Nam đă có thể xây dựng một thể chế chính trị bền vững, cải cách được xă hội và thành công trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Biết đâu sau 60 năm, Nam Việt Nam đă có thể trở nên cường thịnh c̣n hơn cả Nam Hàn bây giờ nữa. Lúc ấy, bên “thắng cuộc” và thống nhất đất nước chắc chắn đă không phải là người “cộng sản” mà phải là Nam Việt Nam tự do. Tiếc rằng kịch bản có hậu ấy đă không thành tựu được v́ sự cố chấp của Tổng Thống Diệm, một người “quốc gia” tiêu biểu nhất cho những người “quốc gia” thời bấy giờ. “Chiến tranh nhân dân” của Mao là một loại h́nh chiến tranh rất đặc biệt. Nó đặt chính quyền vào thế đối lập với nhân dân và chẳng cần tuyên chiến cho nên có thể rất dai dẳng và kéo dài vô hạn định. Phiến quân mà người Mỹ gọi là Việt cộng có thể chủ động chọn lựa thời điểm và địa điểm thích hợp cho mỗi chiến trường. Họ chỉ đánh vào nơi nào và vào lúc nào mà quân chính phủ lơ là, và thiếu pḥng bị. Họ có thể chỉ quấy rối, hoặc lúc đánh lúc ngưng, hoặc vừa đánh vừa đàm hoặc trá hàng rồi lại đánh tiếp. Việt cộng lại chiêu mộ cả phụ nữ và trẻ em đồng thời không mặc quân phục để dễ dàng trà trộn trong dân cho nên lúc nào họ cũng có thể xuất kỳ bất ư tấn công quân chính phủ mà quân chính phủ lại không thể phân biệt được ai là quân du kích và ai là thường dân cho nên rất khó truy lùng họ. Đă thế khi quân du kích có bị giết th́ bộ máy tuyên truyền của họ sẽ lại dễ dàng chụp h́nh, đăng báo và vu cáo rằng chính quyền đă giết hại phụ nữ, trẻ em và dân lành vô tội. “Chiến tranh nhân dân” rất ít tốn kém v́ người dân “yêu nước” lúc nào cũng sẵn sàng hy sinh cho “chính nghĩa” mà không bao giờ đ̣i hỏi được đền bù. Họ có thể chiến đấu không mệt mỏi, không cần lương bổng mà có khi c̣n đem dâng hết cả gia đ́nh, sinh mạng và tài sản cho “chính nghĩa” nữa. Cuộc chiến ấy của Mao tuy không đánh bại được quân đội chính quy của Tổng Thống Diệm nhưng nó sẽ làm cho chính quyền của Tổng Thống Diệm bị sa lầy v́ phải hao người tốn của mà không sao có thể thắng được người dân “yêu nước”. Rốt cục Mỹ sẽ buộc ḷng phải “chào thua” hoặc nhảy vào ṿng chiến để rồi cũng bị sa lầy như vậy và sau đó thế nào cũng phải chán nản mà bỏ cuộc. Lúc ấy Mao sẽ là ngư ông đắc lợi. C̣n chiến thuật “du kích” của Mao thực chất chỉ là phá hoại, là khủng bố, là bắt cóc, là ám sát, là hù dọa làm cho người dân buộc ḷng phải ủng hộ tài chính hoặc phải miển cưỡng gia nhập vào đoàn quân du kích của Mao và chống Mỹ thay cho Mao, hoặc ít nhất cũng phải có thái độ dửng dưng trung lập, không dám ủng hộ chính quyền hay thân Mỹ. Bằng cách ấy Mao đă vô hiệu hóa được một số quan chức chính quyền địa phương hoặc buộc họ phải ra sức đối phó. Bọn “nội gian” lại thừa cơ đứng sau lưng cả hai bên để xui nguyên dục bị làm cho thái độ của chính quyền càng thêm cứng rắn, thậm chí phạm sai lầm và đi đến chỗ thẳng tay đàn áp. Cứ như thế ngọn lửa chiến tranh dần dần được thổi bùng lên không sao dập tắt được.

Theo các tài liệu của CIA đă được giải mật th́ từ năm 1954 cho đến năm 1958, mặc dầu vẫn có những vụ ám sát, giết hại các quan chức chính phủ xảy ra lẻ tẻ ở khắp nơi trong cả nước do Việt Minh chủ mưu, có thể v́ những ân oán cũ, nhưng Hà Nội tuyệt nhiên không hề có ra chỉ thị ǵ cho các cán bộ Việt Minh nằm vùng ở trong Nam về việc đấu tranh vũ trang cả, Các cán bộ nằm vùng ấy chỉ có nhiệm vụ phải đấu tranh chính trị để đ̣i tổng tuyển cử cho việc thống nhất đất nước theo các điều khoản của hiệp định Giơnevơ mà thôi. Nhưng Tổng Thống NĐD đă từ chối thẳng thừng việc tổng tuyển cử đồng thời phát động chiến dịch “tố cộng” vào mùa hè năm 1955 nhằm phát hiện, sách nhiễu và bắt bớ các phần tử thân cộng. Điều này rất bất lợi và đă làm cho chế độ của Tổng Thống NĐD thêm mất ḷng dân v́ bất cứ ai cũng có thể bị tố cáo, hoặc vu khống là “thân cộng sản” hay “tin theo cộng sản” cả, và người bị tố cáo cũng rất khó có thể tự minh oan cho ḿnh được, nên chắc chắn đă có rất nhiều người bị hàm oan v́ tư thù, v́ ghen ghét, và có thể c̣n v́ biết bao nhiêu lư do khác nữa, nhất là v́ sự lạm quyền của các quan chức địa phương.

Ngoài ra một người cộng sản bị tù hay bị giết một cách oan ức sẽ tạo ra thêm biết bao nhiêu người oán ghét và thâm thù chế độ, nhất là những người thân thuộc trong gịng họ của người bị bắt hoặc chết oan. Cho nên nói rằng chính sách chống cộng của Tổng Thống Diệm rất sai lầm và đă tạo ra cuộc nội chiến lần thứ hai giữa hai phe quốc cộng cũng không phải là quá đáng. T́nh h́nh càng nghiêm trọng hơn khi luật 10/59 được Tổng Thống Diệm ban hành để đặt cộng sản ra ngoài ṿng pháp luật – luật này quy định h́nh phạt tử h́nh và tịch thu tài sản của các phiến quân CS mà không cần đến sự xét xử của toà án. Những sự việc này đă đẩy các cán bộ Việt Minh đến chỗ buộc ḷng phải nổi dậy đấu tranh vũ trang để sống c̣n và đó cũng chính là đầu dây mối nhợ đă gây ra cuộc nội chiến giữa Tổng Thống Diệm và đám phiến quân mà người Mỹ gọi là Việt Cộng ở miền Nam VN để phân biệt với quân đội chính quy của Bắc Việt.

Theo Gabriel Kolko, một sử gia người Mỹ, th́ từ năm 1955 đến 1957 chế độ của Tổng Thống Diệm đă giết hại khoảng 12 ngàn người bị nghi là chống chế độ và cho đến cuối năm 1958 chế độ của Tổng Thống Diệm đă giam giữ khoảng 40 ngàn tù nhân chính trị trong một nước chỉ có khoảng 12 triệu dân.

Chế độ của Tổng Thống Diệm không phải chỉ giết hại người “cộng sản” mà ngay cả những người “quốc gia” hay bất cứ ai khác chống lại ông cũng đều phải chịu chung số phận. Chế độ của ông không chấp nhận bất cứ một bất đồng chính kiến nào cho dù là bất bạo động. Bất cứ ai chỉ trích chế độ hoặc có chính kiến khác biệt đều có thể bị bắt bớ hay cầm tù.

Cán bộ Việt Minh cho dù là không có hành vi bạo động hay biểu hiện chống đối ǵ cũng đều bị bắt bớ, giam cầm. Không những thế mà thân nhân của họ cũng có thể bị liên lụy. Chính những sự việc như thế đă làm cho chế độ của Tổng Thống Diệm càng ngày càng mất ḷng dân và có thêm nhiều kẻ thù. Phiến quân VC không phải chỉ là những người CS mà c̣n có cả những thành phần bất măn thuộc nhiều khuynh hướng chính trị và phe phái khác nhau như B́nh Xuyên, Cao Đài, Ḥa Hảo, và ngay cả các đảng phái Quốc Gia nữa.

Ban đầu Tổng Thống Diệm có vẻ như đă chiếm được ưu thế và phiến quân VC đă phải rút về những vùng đồi núi, sông rạch xa xôi hẻo lánh khó tới khó lui để tránh thiệt hại, nhưng sau đó họ đă phản công và gây ra nhiều cuộc đụng độ trên quy  mô nhỏ với quân chính phủ ở khắp nơi trong cả nước. Thế là cuộc nội chiến lan rộng và trở nên phức tạp khi có sự can thiệp của các thế lực thân Tây, thân Tàu, và Hà Nội.

Trận Ấp Bắc ngày 2 tháng giêng năm 1963 tại Định Tường cho thấy quân du kích VC đă lớn mạnh và bắt đầu gây khó khăn nhiều cho quân chính quy của Tổng Thống Diệm và nguy cơ “thua cuộc” của phe “quốc gia” mà đại biểu là Tổng Thống Diệm đă gần kề. Tổng Thống Diệm càng ngày càng phạm phải những sai lầm hết sức nghiêm trọng mà bản thân ông lại là người rất cực đoan, rất khó thuyết phục cho nên không ai có thể “cố vấn” để giúp ông sửa sai được. Thay v́ đoàn kết quốc gia để từng bước hàn gắn và khắc phục những hậu quả của chiến tranh, cải cách giáo dục và phát triển kinh tế để đẩy lùi giặc dốt và giặc nghèo đồng thời cải cách xă hội để đưa đất nước thoát ra khỏi cái văn hóa phong kiến hủ bại cũ, Tổng Thống Diệm đă đưa Nam VN vào một cuộc nội chiến không lối thoát với Việt Cộng, nơi hội tụ của các thế lực thân Tàu, thân Tây, và Hà nội. Mọi nỗ lực của Tổng Thống Diệm chủ yếu đều nhằm vào việc bảo vệ chế độ chứ không quan tâm ǵ đến quốc kế dân sinh. Ông không quan tâm đến việc cải thiện “công bằng xă hội” và tạo thêm công ăn việc làm cho dân chúng.

Chính sách cải cách điền địa của ông  cũng gây nhiều bất măn.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, 40 phần trăm ruộng đất do các tá điền canh tác là thuộc quyền sở hữu của 0,025 phần trăm đại điền chủ. Nghĩa là, trung b́nh ruộng đất của 4.000 nông dân hợp lại mới bằng ruộng đất của một đại điền chủ. Tổng Thống NĐD tuyên bố chủ điền không được lấy địa tô quá 25 phần trăm nhưng trên thực tế chẳng có ai thực thi luật ấy cả. Do áp lực của Hoa Kỳ, luật cải cách điền địa năm 1956 của Tổng Thống Diệm quy định rằng mỗi cá nhân chỉ được quyền sở hữu không quá 1,15 km vuông ruộng đất và số ruộng đất thặng dư sẽ được chính phủ mua và bán lại cho nông dân. Nhiều điền chủ đă tránh né luật ấy bằng cách chia ruộng cho người thân trong gia đ́nh đứng tên để khỏi phải bán đất.

Ngoài ra giới hạn diện tích 1,15 km vuông ruộng mà mỗi cá nhân có quyền sở hữu theo luật của Tổng Thống Diệm cũng cao hơn ở Nam Hàn và Đài Loan đến 30 lần, và có tới 1.500 km vuông ruộng đất của giáo hội công giáo được miễn trừ và không bị ảnh hưởng của luật này. Kết quả là chỉ có 13 phần trăm ruộng đất ở Nam VN được tái phân phối, và chỉ có 10 phần trăm tá điền nhận được ruộng đất theo luật này mà phải mua với giá cao. Cho đến ngày Tổng Thống Diệm hết cầm quyền, 10 phần trăm điền chủ sở hữu 55 phần trăm ruộng đất ở Nam VN. Việc Tổng Thống Diệm cho tái định cư 210.000 người, đa số là công giáo di cư, từ miền bắc lên cao nguyên, vùng đất mà từ xưa đến nay người sắc tộc miền núi vẫn được quyền tự trị cũng gây nên nhiều bất măn và chống đối. Chính quyền của Tổng Thống Diệm đă tịch thu cả cung tên và giáo mác, phương tiện săn bắn và sinh sống của người miền núi cho nên từ đó về sau này Việt Nam đă luôn luôn phải đương đầu với Phong Trào Ly Khai và Nổi Dậy của người Tây Nguyên.

Là một người công giáo, Tổng thống Diệm đă không quan tâm đến cảm nghĩ của hơn 90 phần trăm những người theo các tôn giáo khác khi ông liên tục tiếp đón hết Hồng Y Spellman của Mỹ đến một Hồng Y khác của Úc sang thăm Việt Nam. Ông c̣n đem dâng cả nước Việt Nam cho Đức Mẹ nữa. V́ thế có nhiều sử gia cho rằng ông đă thiên vị người công giáo trong các lănh vực như nhân dụng, thăng thưởng, giáo dục, ruộng đất, thuế khóa, v. v . . . Bộ Luật Gia Đ́nh mà bà Ngô Đ́nh Nhu đề xướng cũng làm nhiều

người bất măn v́ rơ ràng đó là một sự áp đặt niềm tin của công giáo về hôn nhân cho hơn 90 phần trăm những người theo các tôn giáo khác. Ngoài ra, các chức vụ trọng yếu trong chính phủ. cũng đều do người công giáo, người đồng hương hoặc người có quan hệ thân tộc xa gần với ông nắm giữ.

Tóm lại, Tổng Thống Diệm đă có chính sách phân biệt đối xử khi ông thiên vị người công giáo, thiên vị người đồng hương và nhất là thiên vị người trong gia tộc và ḍng họ. Tổng Thống Diệm chỉ muốn đ̣i hỏi người Mỹ cung cấp viện trợ cho ông vô điều kiện để ông muốn làm sao th́ làm. Rốt cục ông đă tạo nên một cuộc chiến làm tan vỡ mọi hy vọng xây dựng và phát triển đất nước trong ḥa b́nh. Tất cả những lư do kể trên và c̣n nhiều lư do khác nữa đă làm cho người Mỹ hoàn toàn thất vọng về Tổng Thống Diệm.

 

Một số muốn loại trừ ông trong lúc Tổng Thống Kennedy lại muốn rút hết các cố vấn Mỹ về nước và để mặc cho Nam Việt Nam rơi vào tay phiến quân VC. Nhưng như thế có nghĩa là Mỹ đă chào thua Tàu cộng tại Việt Nam. Đó là điều hoàn toàn trái với ư trời cho nên cuối cùng Tổng Thống Diệm đă bị các tướng lănh của ông lật đổ và giết hại mà người Mỹ đành phải ngoảnh mặt làm ngơ v́ Mỹ không thể nào vừa muốn họ lật đổ Tổng Thống Diệm lại vừa muốn bảo vệ cho ông được, cũng như “người ta không thể làm món trứng rán mà không đập vỡ quả trứng”. Đồng thời Tổng Thống Kennedy cũng bị ám sát và kế hoạch “chào thua” của ông đă bị Tổng Thống Johnson đảo ngược lại bằng cách mở rộng chiến tranh và đưa quân Mỹ vào tham chiến ở Nam VN nhằm đánh bại quân du kích Việt Cộng.

 

Nếu như không có sự tham chiến của quân Mỹ vào năm 1965, quân du kích VC, tay sai của thực dân Tây, của bảo hoàng phong kiến, và Tàu cộng, có thể đă chiến thắng và đă lập nên một chính phủ “trung lập” cuội ở Nam Việt Nam. Biết đâu khi ấy Nam Việt Nam lại đă chẳng ngập trong biển máu v́ VC cũng theo chủ nghĩa Mao chẳng khác ǵ quân Khờ Me Đỏ đă giết hại cả triệu người dân vô tội ở xứ Chùa Tháp. Lúc ấy Việt Nam sẽ lâm vào một t́nh thế bi thảm hơn và không thể thống nào nhất được như ngày nay.

 

Người Mỹ biết rất rơ rằng trước sau ǵ họ cũng sẽ phải rút quân ra khỏi Nam Việt Nam để khỏi bị mang tiếng là “thực dân mới” hay “quân xâm lược” nhưng trước mắt họ vẫn phải tham chiến để mua thêm thời gian sống c̣n cho Nam Việt Nam và có đủ thời gian để dàn dựng và sắp xếp một ván cờ mới cũng như làm một số việc cần thiết trước khi “bàn giao” Nam Việt Nam lại cho Hà Nội v́ họ không thể nào “chào thua” mà bỏ Nam Việt Nam cho Tàu cộng được. Chỉ có như thế Mỹ mới có thể rút quân trong danh dự v́ Mỹ biết rằng chiến tranh sẽ không bao giờ thực sự kết thúc nếu như Mỹ c̣n duy tŕ sự hiện diện của họ tại Nam Việt Nam.

 

Thứ nhất, họ phải “tiêu diệt” cho bằng được các lực lượng vũ trang của VC cũng như các cơ sở bí mật nằm vùng trong nội thành của VC v́ đó chính là những phần tử bảo hoàng, thân Tây, và thân Tàu, những người theo chủ nghĩa giết lầm hơn bỏ sót của Mao giống như bọn Khờ Me Đỏ vậy. Rút cuộc, gần như toàn bộ lực lượng vũ trang của VC và các cơ sở bí mật của VC đă bị bộc lộ và xóa sổ trong trận Tết Mậu Thân 1968.

 

Thứ hai, họ phải tạo ra được một miền Nam “phồn vinh giả tạo” hơn hẳn miền Bắc xă hội chủ nghĩa về nhiều mặt để làm cho người dân miền Bắc thấy được sự khác biệt giữa thân Tàu và thân Mỹ khác nhau như thế nào. Miền Nam năm 1954 không có nhiều kẻ sĩ và nhân tài như miền Bắc nhưng miền Nam năm 1975 đă khác hẳn so với miền Nam năm 1954. Mọi sinh hoạt văn nghệ, giáo dục, kinh tế, xă hội đều đă hơn hẳn xă hội miền Bắc. Miền Nam có nhiều báo đài hơn, có nhiều văn sĩ, nhạc sĩ ca sĩ hơn, có nhiều bác sĩ kỹ sư hơn, có nhiều sinh viên học sinh hơn, có nhiều đại học và trung học hơn, nhiều đường xá, cầu cống, phi trường, hải cảng hơn, nhiều xe cộ và phương tiện lưu thông hơn.

 

Tóm lại c̣n nhiều thứ hơn khác nữa, nhưng tất cả những thứ ấy đều không phải là do công lao của Tổng Thống Diệm, hay của người “quốc gia” mà là của người Mỹ. Mỹ cũng tương kế tựu kế xử dụng những vũ khí tối tân như B 52, F100, F 111, v. v. . . để mở rộng chiến tranh ra miền Bắc và buộc Hà Nội phải ngồi vào bàn đàm phán đồng thời cũng giúp cho phe thân Liên Sô ở Hà Nội thắng phe thân Tàu v́ chỉ có phi đạn của Liên Sô mới chống lại được những thứ vũ khí  của Mỹ. Mỹ cũng không có chủ trương đánh thắng hay tiêu diệt quân chính quy của Hà Nội mà chỉ muốn giúp cho bộ đội miền Bắc trưởng thành trong chiến trận để chuẩn bị cho VN có đủ tự tin trong thế chống Tàu về sau này. Cũng trong ư đồ đó, năm 1975 Mỹ đă biếu không cho Hà Nội cả một miền Nam VN “phồn vinh giả tạo” cùng với tất cả những quân trang, quân dụng, vũ khí và đạn dược c̣n nguyên vẹn, không bị phá hủy để giúp cho miền Bắc phần nào bớt nghèo đói và mạnh hơn về quân sự.

 

Khi mọi điều kiện đă được chuẩn bị và sắp xếp xong, Mỹ đă rút quân và giao Nam VN lại cho phe thân Liên Sô ở Hà Nội để VN được thống nhất. Đó chính là kế hoạch “ḥa b́nh” trong danh dự để Mỹ rút quân ra khỏi Nam VN mà Tàu cộng cũng chẳng chiếm được lợi thế ǵ v́ đă có Liên Sô giúp Mỹ trong việc canh giữ Cam Ranh cũng như ngăn chặn sự bành trướng lănh thổ của Tàu cộng. Như thế Mỹ không thắng nhưng cũng không thua trong cuộc chiến tranh Việt Nam v́ tuy Mỹ phải lui binh ra khỏi Nam VN nhưng Tàu vẫn không chiếm được Nam VN, ngược lại Mỹ đă ngầm thỏa thuận để cho Hà Nội thống nhất đất nước và giúp cho Hà Nội mạnh thêm về mặt quân sự để có thể chống đỡ được mối hiểm họa xâm lăng của Tàu cộng. Như thế Mỹ vẫn đạt được mục đích ban đầu của họ khi đến Việt Nam là ngăn chặn sự xâm lăng bằng quân sự của Tàu Cộng mà không c̣n phải hao người tốn của như đối với VNCH nữa.

 

Như đă nói trên, cuộc chiến mà người Mỹ gọi là “chiến tranh Việt Nam” thực chất chỉ là một cuộc nội chiến giữa hai phe “quốc cộng” để tranh dành quyền bính chứ chẳng có bên nào có chính nghĩa cả. Mặt khác cả hai phe đều lệ thuộc vào Tàu cả, cho dù chỉ là về mặt tư tưởng. Như thế đúng là tránh vỏ dưa đạp vỏ dừa. Hai bên đều đă bị người bạn Tàu của ḿnh lừa dối và xúi biểu nhằm tạo ra một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn với những cái tên nghe rất hay như “chống Mỹ cứu nước” hoặc “chống cộng để bảo vệ tự do” nhưng thực chất là chỉ làm lợi cho Tàu Bắc Kinh cũng như Tàu Chợ Lớn. Hậu quả là gần hai triệu người Việt Nam đă bị thiệt mạng và hơn một triệu người đă bị thương trong cuộc chiến ấy.

 

Như thế bên “thua cuộc” và bị Mỹ bỏ rơi chính là những người Việt “quốc gia”, một thiểu số rất nhỏ những người có chân trong các đảng phái “quốc gia” theo kiểu Tàu Đài Loan. Những người này đă tự ban cho ḿnh cái độc quyền “yêu nước” và độc quyền “chống cộng” theo cách riêng của họ và đă làm cho nước mất nhà tan rồi lại đổ lỗi cho người Mỹ đă phản bội.

 

Quân lực VNCH thực ra đă chiến đấu rất anh dũng và đáng được ghi công trong việc bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa cũng như tong việc đánh dẹp và tiêu diệt quân du kích VC, tay sai của thực dân, phong kiến, và Tàu cộng. Quân lực VNCH thất trận một cách quá nhanh chóng năm 1975 không phải v́ hèn nhát hay thiếu năng lực mà chủ yếu là do lănh đạo chính trị quá tồi tệ. Đó âu cũng là ư trời để hai bên tránh bớt đổ máu. Ngoài ra Mỹ cũng biết rằng phe “cộng sản” thân Liên Sô ở Hà Nội sẽ chỉ cầm tù chứ không tàn sát các sĩ quan và viên chức của VNCH như bọn VC theo chủ nghĩa Mao sẽ làm, cho nên họ đă tiêu diệt hầu hết lực lượng vũ trang của VC trước khi giao Nam VN lại cho Hà Nội.

 

Ngược lại, bên “thắng cuộc” cũng chỉ là những người “cộng sản” chứ không phải là nhân dân hay bộ đội miền Bắc. “Đại thắng mùa xuân” năm 1975 chắc chắn cũng không phải là một sự kiện đáng hănh diện đối với người dân thấp cổ bé miệng ở miền Bắc mà trái lại nó đă làm cho họ tỉnh ngộ, sáng mắt sáng ḷng và biết rằng họ đă bị “đảng” lừa dối khi tận mắt được nh́n thấy cảnh “phồn vinh giả tạo” của miền Nam “bị giải phóng”. Thực tế, cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” của bên “thắng cuộc” đă không thuyết phục được ai, - bởi v́ 39 năm sau khi đă chiến thắng “Đế quốc Mỹ”, bên “thắng cuộc” đă không chứng minh được họ đă cứu nước bằng cách nào, mà chỉ thấy đất nước càng ngày càng lệ thuộc hơn nữa vào Tàu cộng về nhiều mặt nhất là kinh tế và chính trị. Đất biển của ta càng ngày càng bị lấn chiếm, và xă hội ngày càng băng hoại với đủ mọi thứ tệ nạn, bất công, nghèo đói, tham nhũng, thối nát, buôn người, v.v . . .

 

Xă hội miền Bắc 39 năm sau vẫn nghèo đói hoàn nghèo đói, mặc dù mức sống của người dân đă phần nào được nâng cao sau năm 1975 nhờ vào sự “phồn vinh giả tạo” của miền Nam. Cụ thể nhất là 80 phần trăm ngân sách nhà nước hiện nay vẫn c̣n do Vũng Tàu và thành phố HCM đóng góp. Khẩu hiệu “độc lập, tự do, hạnh phúc” của bên “thắng cuộc” thật quá đúng, quá hay nhưng thực chất cũng vẫn chỉ là một chiếc bánh vẽ không hơn không kém, bởi v́ chẳng có ai lại không biết rằng VN ngày nay c̣n mất tự chủ và c̣n lệ thuộc vào Tàu cộng hơn cả trong thời kỳ chiến tranh nữa. Vậy th́ độc lập ở đâu? Và tự do ở đâu? Hạnh phúc ở đâu?. Nói cho cùng th́ bên “thắng cuộc” cũng chỉ là một nhóm “cộng sản” thiểu số nhưng họ đă khéo léo tuyên truyền để lừa bịp quần chúng.

 

Hiện nay, Tàu cộng đang mặc sức mà tung hoành bá đạo chẳng c̣n coi ai ra ǵ nữa, v́ sự hiện diện của “đế quốc Mỹ” trong vùng đă không c̣n nữa. Chúng ngang nhiên lấn đất lấn biển, “thuê rừng” chiếm đất, đưa dân đến sinh cơ lập nghiệp ở nước ta để dần dần xâm lấn và biến nước ta thành một tỉnh của chúng mà không cần tốn lấy một viên đạn. Chúng dùng nhiều mưu mô thủ đoạn để phá hoại sản xuất trong chăn nuôi, nông nghiệp, ngư nghiệp, bắt bớ và cấm đoán dân ta đánh bắt cá trong chính hải phận của ta. Chúng bán đổ bán tháo hàng nhái, hàng giả, hàng phế phẩm và kém phẩm chất vào nước ta để cạnh tranh bất chính làm cho sản xuất trong công nghiệp bị đ́nh đốn dẫn đến sự thua lỗ hoặc phá sản của các xí nghiệp.

Tất cả những việc ấy đă làm cho đời sống của dân ta ngày càng thêm lầm than khốn khổ, nước ta ngày càng thêm mất “độc lập” mất tự chủ, “tự do”. Như thế, bên “thắng cuộc” là đảng “cộng sản Việt Nam” có c̣n xứng đáng với vai tṛ độc quyền “lănh đạo” để tiếp tục dương cao ngọn cờ “độc lập, tự do” nữa hay chăng, hay đă đến lúc đảng nên tự ḿnh giải thể, hoặc rút vào bóng tối để trả lại quyền làm chủ đất nước cho toàn dân?

 

Tóm lại chủ nghĩa “quốc gia” và “cộng sản” cả hai đều đă lỗi thời không c̣n đáng để tồn tại nữa nhất là khi cả hai đều lệ thuộc vào Tàu. Người quốc gia vẫn thường tự hào rằng họ mới là người “yêu nước” v́ theo định nghĩa của tự điển Đào Duy Anh th́ "Người Quốc Gia là người đặt tổ quốc lên bản vị tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi sự vật, kể cả tôn giáo, đảng phái và cả chính bản thân ḿnh." Theo định nghĩa này th́ chủ nghĩa “quốc gia” cũng chẳng khác ǵ chủ nghĩa quốc xă và chủ nghĩa phát xít là mấy. Nếu nước nào cũng theo chủ nghĩa “quốc gia” và cũng đều đặt tổ quốc ḿnh lên trên các quốc gia khác và trên cả thế giới nữa th́ thiên hạ tất sẽ đại loạn v́ chiến tranh mất. Cái gương thảm bại của Đức quốc xă, phát xít Ư, và phát xít Nhật trong thế chiến thứ hai vẫn c̣n đó. Cho nên, người “quốc gia” có “thua cuộc” th́ chẳng qua cũng là lẽ đương nhiên v́ dù sao chủ nghĩa “cộng sản” cũng mang tính quốc tế chứ không cục bộ chỉ biết có ta mà không biết đến người như chủ nghĩa “quốc gia”.

 

Nói chung cả hai phe “quốc gia” và “cộng sản” đều đă làm tay sai và làm lợi cho Tàu. Cả hai đều đă bị Tàu xúi dục để tạo nên một cuộc chiến đẫm máu mà người được hưởng lợi chính là Tàu cộng. Chế độ VNCH ngày xưa đă bị mua chuộc và đă quá ưu ái đối với Tàu, chẳng thế mà đến cuối năm 1974, ba Tàu chợ Lớn đă kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện…và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập cảng.

 

Ngày nay người Việt “quốc gia” tại hải ngoại cũng vẫn tiếp tục nêu cao chiêu bài chống cộng và đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và tự do, chẳng phải v́ họ yêu nước mà chỉ v́ họ đang mong đợi một ngày nào đó Tàu cộng sẽ giật sập chính quyền Hà Nội để giao quyền bính vào tay họ. Trong lúc đó Tàu cộng chỉ dùng họ như một con ngáo ộp để hù dọa Hà Nội làm cho Hà Nội phải ngoan ngoăn mà không dám ngả theo Mỹ v́ sợ theo Mỹ th́ sẽ mất “đảng” và mất chính quyền vào tay những người “quốc gia”. Có lẽ cũng chính v́ thế mà Hà Nội vẫn cứ phải miễn cưỡng ngoan ngoăn nhịn nhục để làm bạn với Tàu cộng cho đến ngày nào không c̣n nhịn được nữa mới thôi.

 

Hơn lúc nào hết, những người Việt Nam chân chính đang mong đợi ngày ấy mau đến để cho dân ta được thoát khỏi cái ách nô lệ mà ba Tàu đă sai cả hai phe “quốc gia” lẫn “cộng sản” tṛng lên đầu lên cổ dân ta trong suốt hơn 60 năm qua.

 

Hoa Kỳ, ngày 30 tháng Tư năm 2014

Lê Công Tâm

 

 

 

 

http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám