US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.
Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.
La Fontaine
Chiến Tranh Vi Tính – Tác Chiến ở Địa Hạt Thứ Năm
Theo The Economist và một số tài liệu khác
Lương Tấn Lực
Từ bao nhiêu thế kỷ, con người đă gây ra chiến tranh với nhau. Đầu tiên họ bắt đầu giết nhau, sau đó tấn công nước khác bằng cách chế bom, súng và những vũ khí nguy hiểm khác. Ngày nay, tại một nơi nào đó không rơ trên trái đất một quốc gia nào đó không rơ gây chiến với một quốc gia khác. Với tiến bộ kỹ thuật, những phương pháp chiến tranh cũng tiến bộ theo, và ngày nay h́nh thức chiến tranh mới nhất là chiến tranh vi tính (cyberwarfare).
Theo Richard A. Clarke, một cựu viên chức Ṭa Bạch Ốc đặc trách chống khủng bố và an ninh vi tính, chiến tranh vi tính là những hoạt động mà một quốc gia tiến hành để xâm nhập những máy vi tính hay hệ thống vi tính của một nước khác với mục tiêu gây ra những thiệt hại hay bế tắc. Người ta gọi đó là địa hạt thứ năm v́ bốn địa hạt kia là chiến tranh diện địa (land), hải chiến (sea), không chiến (air), và chiến tranh không gian (space). Nhưng nếu nói về địa hạt (domain) th́ cũng có những địa hạt khác nhau của chiến tranh như:
Chiến tranh thông tin (Information Warfare)
Chiến tranh tập trung hệ thống (Network Centric Warfare)
Chiến tranh môi trường (Ecological Domain Warfare)
Chiến tranh xă hội (Social Domain Warfare)
Chiến tranh tri thức (Cognitive Domain Wafare)
Chiến tranh vật lư (Physical Domain Warfare)
Trên tổng thể, chiến tranh vi tính đang được xem như h́nh thức tác chiến gây kinh ngạc, ấn tượng và chấn động. Cuộc tấn công vi tính gần đây nhất là Stuxnet đánh vào hệ thống tinh luyện uranium của Iran. Đó là một ví dụ cụ thể của tiềm năng và giới hạn của chiến tranh vi tính. Đây là loại chiến tranh không tuyên bố, ít khi rơ ai đứng ra tấn công, và trong nhiều trường hợp khó nói là cuộc tấn công đă thành công hay không hay thực sự có xảy ra hay không. Một vấn đề khác là không có một định nghĩa rơ ràng về chiến tranh vi tính. Đại để đó là hoạt động của một nhóm Hackers. Chúng ta không biết hoạt động đó khởi sự thế nào hay lúc nào và cũng không biết thực chất ra sao, chúng ta chỉ biết đó là một mối đe dọa lớn cho quốc gia và nó có thể phá hủy các hệ thống giao thông, những dịch vụ điện thoại lưu động hay bất kỳ thứ ǵ có liên quan đến Internet.
Vào lúc cao điểm của chiến tranh lạnh, tháng 6-1982, một vệ tinh dự báo của Hoa Kỳ đă phát hiện một vụ nổ lớn tại vùng Tây Bá Lợi Á. Một hỏa tiên được phóng ra? Một cuộc thử nghiệm bom nguyên tử? H́nh như đó là một một vụ nổ trên một đường ống dẫn dầu của Liên Xô cũ. Nguyên nhân là một trục trặc trong hệ thống điều khiển vi tính mà các gián điệp Liên Xô đă đánh cắp từ một công ty tại Canada. Theo hồi kư của Thomas Reed, một cựu tham mưu trưởng không lực Hoa Kỳ, Liên Xô không biết rằng CIA đă gài bẫy trong nhu liệu đó và khiến nó hoạt động sai, sau một khoảng thời gian nào đó, để tái phục vận tốc bôm và các trị số đóng mở nhằm tạo ra những áp suất vượt quá mức qui định đối với các thiết bị nối kết và mí hàn. Kết quả đưa đến vụ nổ phi hạt nhân khủng khiếp nhất và lửa bốc lên thậm chí có thể thấy từ ngoài không gian.
Đó là một trong những chứng minh về sức mạnh của một bom luận lư (logic bomb). Ba thập niên sau, khi mỗi ngày càng có nhiều hệ thống vi tính nối kết vào Internet, liệu kẻ thù từ bên kia trái đất có thể xử dụng logic bomb để cắt điện? Liệu bọn khủng bố hay Hackers có thể gây ra những rối loạn tài chánh bằng cách thâm nhập những hệ thống giao dịch điều khiển bằng máy vi tính của Wall Street? Và v́ những thiết bị vi tính và nhu liệu được sản xuất khắp thế giới, liệu một cường quốc bên ngoài có thể lủng đoạn những thiết bị quân sự với những con bọ vi tính không? Nếu thế th́ quả thật đáng sợ và tiềm năng hủy diệt là vô cùng lớn lao.
Tổng Thống Barrack Obama đă tuyên bố hạ tầng cơ sở định số của Hoa Kỳ là một tài sản chiến lược quốc gia và đă bổ nhiệm Howard Schmidt, nguyên giám đốc an ninh của Microsoft, làm thống lănh an ninh vi tính của ông. Hồi tháng 5-2010, Ngũ Giác Đài đă thành lập Bộ Chỉ Huy Vi Tính mới (Cybercom) đứng đầu là Tướng Keith Alexander, Giám Đốc Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (NSA). Nhiệm vụ của ông là điều khiển những hoạt động toàn diện để bảo vệ các hệ thống quân sự của Hoa Kỳ đồng thời để tấn công những những hệ thống của các nước khác. Điều khiển thế nào và dựa trên những nguyên tắc nào là một bí mật. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, Bộ Chỉ Huy nầy chỉ thành lập để bảo vệ quốc pḥng, trong khi những cơ sở hạ tầng của chính phủ và của các công ty chủ yếu thuộc trách nhiệm của Sở Nội An (Department of Homeland Security) và các công ty tư nhân.
Anh Quốc cũng có thiết lập một chiến lược an ninh vi tính, và một trung tâm hành quân dựa trên GCHQ, tương đương với NSA của Hoa Kỳ. Trung Quốc đang đề cập đến kế hoạch chiến thắng những cuộc chiến tranh vi tính vào giữa thế kỷ 21. Nhiều nước khác đang tổ chức chiến tranh vi tính, trong đó có Nga, Do Thái, và Bắc Hàn. Iran khoe khoang đă có một đội quân vi tính lớn thứ nh́ thế giới.
Thực chất chiến tranh vi tính như thế nào? Trong một cuốn sách mới xuất bản, Richard Clarke h́nh dung đó là một tai họa hủy diệt xảy ra trong ṿng 15 phút. Những con bọ vi tính triệt hạ những hệ thống email quân sự, cho nổ các nhà máy lọc dầu và đường ống dẫn dầu, triệt hạ các hệ thống kiểm soát không lưu, tàu điện, tàu hàng, các dữ kiện ngân hàng, lưới điện ở Miền Đông, những vệ tinh đang bay. Xă hội tan ră nhanh chóng khi thực phẩm trở nên khan hiếm và tiền bạc cạn kiệt. Tai hại hơn kết là danh tánh của thủ phạm có thể c̣n là bí mật.
Theo Mike McConnell, một cựu giám đốc t́nh báo, những hệ quả của chiến tranh vi tính toàn diện rất giống như một cuộc chiến tranh hạt nhân. Ông cho biết chiến tranh vi tính đă bắt đầu rồi, “và chúng ta đang thua trận.” Ông Schmidt đáp lại rằng không đúng thế. Không có chiến tranh vi tính. Bruce Schneier, một cự phách về an ninh kỹ nghệ, tố cáo những tay quan lại an ninh như Clarke là gieo rắc sợ hăi. Ông nói chắc chắn chiến tranh vi tính sẽ là một phần của bất cứ cuộc chiến tranh nào trong tương lai, nhưng một cuộc tấn công mang đại họa cho Hoa Kỳ th́ vừa khó co thể thực hiện được về mặt kỹ thuật vừa khó có thể xảy ra ngoại trừ trong bối cảnh chung của một cuộc chiến thực sự, trong trường hợp đó người ta có thể biết được thủ phạm là ai.
Theo các chuyên viên quân sự hàng đầu, kỹ thuật vi tính vừa là phước vừa là họa. Bom được điều khiển bằng vệ tinh định hướng; các máy bay không người lái được điều khiển từ một nơi xa xăm của thế giới; các máy bay chiến đấu và tàu chiến ngày nay là những trung tâm dữ kiện khổng lồ; ngay cả những binh sĩ thông thường cũng đang được điện toán hóa. Sự nối kết ngày một nhiều vào một Internet không an toàn làm gia tăng cơ may tấn công; và sự lệ thuộc ngày càng nhiều vào các máy vi tính làm gia tăng hiểm họa mà chúng có thể gây ra.
Bằng cách đập vỡ dữ kiện ra và gởi chúng đi qua nhiều hướng tŕnh khác nhau, Internet vẫn có thể sống sót nếu có bị mất đi một số thành tố trong hệ thống. Tuy nhiên, một số hạ tầng định số tổng quát trở nên mong manh hơn. Hơn chín phần mười vận hành Internet chạy qua những đường dây cáp fiber-optic dưới biển, và những đường dây nầy được tập trung một cách nguy hiểm vào một số ít trọng điểm, như chung quanh New York, Hồng Hải, hay Eo Biển Luzon ở Phi Luật Tân chẳng hạn. Vận hành Internet được điều khiển bởi vỏn vẹn 13 cụm dịch vụ tên miền (domain name servers) rất dễ thương tổn. Những hiểm họa khác đang đi đến: những tổ chức Phi Châu được kiểm soát lỏng lẻo đang nối kết vào những đường dây cáp fiber-optic có khả năng tạo ra những môi trường mới cho bọn tội phạm vi tính. Và sự mở rộng Internet lưu động sẽ mang theo những phương tiện tấn công mới.
Internet được thiết kế v́ tiện nghi và lợi ích, không phải v́ an ninh. Khi nối kết thế giới lại với nhau, nó đă gộp chung hoa viên và hoang dă. Du hành vi tính không đ̣i hỏi thông hành. Trong khi cảnh sát bị biên giới khống chế th́ tội phạm lại được lưu thông tự do. Những quốc gia thù nghịch không c̣n ở bên kia bờ đại dương, nhưng ở ngay phía sau bức tường lửa. Kẻ xấu có thể che dấu danh tánh và vị trí của họ, giả mạo danh tánh và vị trí của kẻ khác và thâm nhập vào những lâu đài có tích trử những tài sản định số của thời đại điện toán: tiền bạc, dữ kiện cá nhân, và tái sản trí tuệ.
TT Obama đă đưa ra con số $1 ngàn tỉ mất mát v́ tội phạm vi tính – một h́nh thức xă hội đen to lớn hơn buôn bán ma túy - mặc dù con số đó có nhiều tranh căi. Các ngân hàng và công ty khác không muốn thú nhận họ mất bao nhiêu dữ kiện. Chỉ trong năm 2008, công ty điện thoại Verison đă mất 285 triệu hồ sơ dữ kiện cá nhân, bao gồm những chi tiết về thẻ tín dụng và trương mục ngân hàng trong các cuộc điều tra đă tiến hành cho khách hàng. Cho đến nay, không ai biết thủ phạm là ai.
Khoảng chín phần mười của 140 tỉ emails gởi đi là spam (hàng loạt); trong số nầy, khoảng 16% nhằm mục đích lường gạt làm tiền, kể cả nhử mồi (phishing) t́m cách lừa người nhận tiết lộ mật khẩu hay thông tin ngân hàng. Số lượng thông tin ngày nay có sẵn trên mang liên quan đến cá nhân khiến dễ dàng hơn cho việc tấn công một máy vi tính bằng cách giả mạo một email có uy tín đáng tin cậy (chiến thuật nầy mệnh danh là spear-phishing).
Trước kia có một thời đám Hackers và viết bọ háo thắng muốn phá phách máy vi tính người khác cho vui. Đám nầy ngày đă không c̣n nữa và được thay thế bởi những băng đảng t́m cách thu hoạch dữ kiện. Bọn Hackers trước kia thường thích ầm ĩ. Ngày nay chúng thích im lặng. Hackers đă trở thành những nguồn cung ứng bán sĩ những nhu liệu ác tính (malware) cho kẻ khác dùng – virus, worms và trojan gây nhiểm cho máy tính. Các trang mạng ngày nay là những phương tiện được ưa chộng để lan truyền dịch bệnh, một phần v́ những người không cảnh giác bị dẫn tới những trang mạng đó qua spam (email hàng loạt) hay những nối kết được đăng tải trên những trang của hệ thống xă hội (social-networking sites). Và những trang mạng thiết kế không kỹ thường cung cấp cửa ngỏ đi vào những dữ kiện giá trị.
Nhu liệu ác tính đang bùng nổ. Nhu liệu nầy chủ yếu được xử dụng để đánh cắp mật mă và những dữ kiện khác, hay mở cửa hậu của máy tính để các nhu liệu bên ngoài có thể thâm nhập. Những máy tính bị t́nh trạng nầy – mang tên kỹ thuật là “zombie” – có thể nối kết với hàng ngàn, nếu không nói là hàng triệu máy khác khắp thế giới để tạo ra một mạng thâm nhập (botnet). Người ta ước tính có đến 100 triệu máy bị nhiểm. Botnets được xử dụng để gởi đi những emails hàng loạt (spam), phát tán nhu liệu ác tính hay phát động những tấn công nhằm ngăn chặn các dịch vụ đă phát tán (distributed denial-of-service attacks: DDoS); những tấn công nầy t́m cách triệt hạ một máy vi tính mục tiêu bằng cách tràn ngập nó với vô số những yêu cầu giả tạo. Ví dụ, trong một cuộc tấn công tin tặc năm rồi ở Nam Hàn, 166,000 máy vi tính ở 74 quốc gia tràn ngập các trang mạng của những ngân hàng và cơ quan chính phủ Nam Hàn khiến chúng phải đóng lại. Tương tự, ngày 26-9-2007, tại Ba Tây, bọn khủng bố đă thành công đóng các nhà máy điện ở hàng chục thành phố trong hai ngày, ảnh hưởng hơn ba triệu người.
Bọn tộ phạm thường nhắm vào những nạn nhân dễ tấn công. Nhưng các quốc gia có thể tổng hợp những kế sách của những Hackers như spear-phishing với phương tiện t́nh báo để xác định mục tiêu, với hiệu năng vi tính để phá mă số và mật mă, và với sự kiên tŕ để trinh thám một hệ thống cho đến khi t́m ra chỗ yếu – thường đó là con người vốn hay sai lầm. Stephen Chabinsky, một viên chức FBI cao cấp chuyên trách an ninh vi tính, mới đây cho biết rằng, khi có đủ thời gian và tiền bạc, một đối thủ có quyết tâm sẽ luôn luôn có khả năng thâm nhập một hệ thống mục tiêu. Những điệp viên cổ truyền có thể bị bắt hay tử h́nh v́ âm mưu đánh cắp các tài liệu để đem ra ngoài. Nhưng những điệp viên trong thế giới vi tính không sợ những rủi ro như thế. Trước kia một điệp viên có thể lấy đi một số tài liệu trị giá bằng vài cuốn sách; ngày nay họ lấy đi nguyên một thư viện. Và nếu bạn trang bị lại thư viện th́ họ lại sẽ đánh cắp nữa.
Đặc biệt Trung Quốc bị tố cáo về tội gián điệp qui mô, tấn công những máy vi tính của các công ty thầu quốc pḥng Tây Phương và nổi tiếng đă lấy đi những chi tiết mật liên quan đến chiến đấu cơ F-35, sức mạnh chủ lực của không lực tương lai của Hoa Kỳ. Vào cuối năm 2009, Trung Quốc dường như đă tấn công Google và hơn chục công ty vi tính khác. Quân sự Trung Quốc tiếp tục phát triển những kỹ thuật mới trong lúc ngân sách quốc pḥng Hoa Kỳ lại bị cắt giảm. Chính quyền Obama có thể muốn thắt chặt quan hệ với Trung Quốc, nhưng sự hiện diện quân sự đang mở rộng của Trung Quốc đang làm các nước khác lo ngại. Mặc dù về mặt ngoại giao đôi bên cùng thương thảo, sự nghi kỵ sẽ tiếp tục kéo dài trong các giới chức của cả đôi bên. Mối quan hệ mới manh nha giữa hai Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ không ngăn cản Bộ Trưởng Quốc Pḥng Robert Gates và những viên chức khác chỉ trích quốc gia đối thủ. Trong một buổi lễ của Bộ Chỉ Huy Chiến Lược Hoa Kỳ gần đây, Ông Gates nói rằng “Ngay cả trong khi Hoa Kỳ theo đuổi một quan hệ xây dựng hơn với Trung Quốc, chúng ta và những đồng minh của chúng ta không thể làm ngơ trước những tiến bộ mới đây trong lănh vực phi đạn, không gian và chiến tranh vi tính.”
Trong thập niên vừa qua, Trung Quốc đă đạt được sự lớn mạnh đáng kể về mặt quân sự trong khi quân đội Hoa Kỳ lại bị cắt giảm ngân sách khiến phải chấm dứt những hợp đồng hàng triệu Mỹ Kim. Các viên chức quân sự Hoa Kỳ tin rằng họ vẫn có thể theo dơi những phát triển quân sự của Trung Quốc, nhưng có một số lo ngại rồi đây điều ǵ sẽ xảy ra trong viễn ảnh lâu dài khi Trung Quốc phát triển xa hơn thế nữa. Ngân sách quốc pḥng Trung Quốc trong năm 2010 lên gần $80 tỉ, không đáng kể so với $530 tỉ đầu tư quốc pḥng của Hoa Kỳ năm rồi, chưa kể ngân sách tài trợ chiến tranh. Theo một số chuyên gia, Hoa Kỳ vẫn có hi vọng dẫn trước Trung Quốc ít nhất một hay hai thập niên, nhưng chiến tranh vi tính và những mặt yếu khác cần phải được giải quyết tức thời.
Sách lược chung giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đă đặc biệt tạo nên mối quan tâm nơi nga, Nhật, Nam Hàn, Bắc Hàn, và các nước Á Châu khác. Những căng thẳng giữa Trung quốc, Nhật, Nam Hàn và Bác hàn đă tạo nên một t́nh trạng mong manh cho vùng nầy, và các quốc gia trên sẽ theo dơi ráo riết. Những căng thẳng được mong đợi sẽ c̣n cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng như những nước láng giềng của Trung Quốc, nhưng không quốc gia nào tiến gần đến chiến tranh. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh cáo rằng mặc dù chiến tranh trực diện dường như không thể xảy ra, nhưng cả hai quốc gia cần phải thận trọng để ngăn ngừa những căng thẳng cao hơn nữa khiến có thể tạo ra một xung đột nghiêm trọng.
Các chuyên viên tại một trung tâm thí nghiệm vi tính do công ty thầu quốc pḥng Lockheed Martin xây dựng ở Maryland cho biết những đe dọa cao cấp thường xuyên rất khó chống đở trong vô số bộ phận nhỏ của các hệ thống. Công ty nầy phủ nhận việc bị mất những dữ kiện liên quan đến chiến đấu cơ F-35. Đôi khi Hackers cố t́nh lén đưa thông tin ra ngoài theo nhịp độ chậm, được che dấu trong lưu thông b́nh thường của Internet. Những khi khác, họ cố thâm nhập bằng cách để lại những cây memory (bộ nhớ) bị nhiểm trong bải đậu xe, hi vọng ai đó sẽ đem cài chúng vào hệ thống. Ngay cả những emails thông thường cũng có thể chứa đựng nhiều thông tin hữu ích liên quan đến những dự án đang triển khai.
Theo Jim Lewis thuộc trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington, gián điệp vi tính là tai họa t́nh báo lớn nhất kể từ sau vụ mất cắp những bí mật nguyên tử vào những năm cuối thập niên 1940. Gián điệp nầy tượng trưng cho hiểm họa trực tiếp nhất đối với Tây Phương: mất đi kỹ thuật cao có thể xói ṃn vai tṛ lănh đạo kinh tế của họ hay, nếu xảy ra chiến tranh, nó có thể giảm sút hiệu năng quân sự. T́nh báo Tây Phương nghĩ rằng Trung Quốc đang triển khai những hoạt động gián điệp cần cù và vô liêm sĩ nhất, nhưng gián điệp Nga có lẽ tinh vi và khéo léo hơn. Họ cho biết đứng đầu bảng vẫn là NSA của Hoa Kỳ và GCHQ của Anh, đây chính là lư do tại sao các nước Tây Phương cho đến nay không muốn than phiền ầm ĩ về những vụ gián điệp vi tính.
Bước kết tiếp sau việc đột nhập hệ thống để đánh cắp dữ kiện là triệt hạ hay thao túng chúng. Nếu thông tin định hướng quân sự bị tấn công chẳng hạn th́ những phi đạn trở nên vô dụng. Những người chơi games thường nói có thể đổi những chấm đỏ thành chấm xanh: làm mục tiêu bạn thành mục tiêu địch và ngược lại. Tướng Alexander nói rằng Ngũ Giác Đài và NSA bắt đầu cộng tác trong chiến tranh vi tính vào cuối năm 2008 sau khi xảy ra một vụ đột nhập nghiêm trọng vào hệ thống mật của họ. Câu nói đó ám chỉ việc đột nhập bằng một đĩa rời cấy nhiểm vào Bộ Chỉ Huy Trung Ương, có nhiệm vụ giám sát các hoạt động tác chiến ở Iraq và Afghanistan. Phải mất một tuần mới xác định được kẻ đột nhập. Không ai rơ có thiệt hại ǵ không hay thiệt hại đến mức nào. Nhưng ư niệm về việc kẻ thù đột nhập vào những hệ thống tác chiến gây ra lo ngại cho các giới chức quân sự đầu năo.
Như thế, một kẻ tấn công có thể săn đuổi những hệ thống tiếp liệu quân sự mật, hay ngay cả những cơ sở hạ tầng dân chính. Nếu mất thông tin mật về những dữ kiện tài chánh và chuyển khoản điện tử có thể gây ra rối loạn kinh tế. Điều lo ngại c̣n lớn hơn nữa là một tấn công vào hệ thống điện. Các công ty điện lực có khuynh hướng không giữ nhiều phụ tùng trừ bị cho các máy phát điện đắt tiền; nếu có cũng phải mất nhiều tháng mới thay thế xong. Các máy khẩn cấp chạy bằng dầu cặn không thể bù đắp cho số lượng điện bị mất, và không thể chạy măi được. Không điện và những dịch vụ khác, những hệ thống giao thông và mày rút tiền ngưng hoạt động. Điện bị cắt chỉ trong vài ngày sẽ bắt đầu dây chuyền thiệt hại kinh tế.
Các chuyên viên không đồng ư về khả năng thương tổn của những hệ thống phụ trách các nhà máy kỹ nghệ mệnh danh là (SCADA – supervisory control and data acquisition – hệ kiểm sát và thu thập dữ kiện). Nhưng càng ngày nhiều những hệ thống nầy được nối kết vào Internet, đưa ra vấn đề rủi ro do các cuộc tấn công từ xa. Ví dụ, những hệ thống phân tích cao cấp - chuyên trách truyền tải thông tin về năng lượng tiêu thụ đến các công ty điện liên quan đến lượng điện được xử dụng – được thiết lập như là những phương thức để giảm thiểu sự phung phí năng lượng. Nhưng những hệ nầy cũng có những quan ngại về an ninh nhiều hơn vừa liên quan đến tội phạm (như tạo điều kiện giả mạo hóa đơn) vừa liên quan đến nhược điểm chủ quan của những hệ SCADA khiến chúng có thể bị tấn công. Tướng Alexander đă có đề cập đến những gợi ư cho rằng một số thâm nhập đang nhắm vào những hệ thống trên để phá hoại từ xa. Nhưng chính xác những ǵ đang xảy ra th́ không ai rơ: Phải chăng đối phương đang theo dơi SCADA chỉ để do thám thôi hay để mở những cửa hậu nhằm tấn công sau nầy? Một nguồn tin quân sự cao cấp cho biết nếu một quốc gia nào được biết đang cài “logic bombs” vào hệ thống điện lực th́ điều đó sẽ đưa đến một khủng hoảng tương tự như cuộc khủng hoảng hỏa tiển Cuba trước đây.
Estonia, Georgia và Đệ Nhất Vi Tính Chiến (WW1 – Web War 1)
Những khái niệm chiến thuật và pháp lư về chiến tranh vi tính đang được nghiên cứu nghiêm chỉnh tại một trại binh của Liên Xô trước kia ở Estonia, ngày nay là địa bàn cho “trung tâm lư tưởng” của khối NATO về bố pḥng vi tính. Trung tâm nầy được thành lập theo sau điều được gọi là “Đệ Nhất Vi Tính Chiến”, một cuộc tấn công có hệ thống nhằm phong tỏa mọi dịch vụ vi tính đối với chính phủ, các cơ quan truyền thông và các trung tâm điều hành vi tính của các ngân hàng của Estonia. Cuộc tấn công nầy được tiến hành năm 2007 sau khi Estonia quyết định dời một đài kỷ niệm chiến tranh thời kỳ Xô Viết tại trung tâm thủ đô Tallinn. Đây là một cuộc bạo động vi tính đúng hơn là một cuộc chiến tranh, nhưng ít nhiều nó đă buộc Estonia tự cắt đứt với Internet.
Những tấn công tương tự trong cuộc chiến tranh giữa Nga và Georgia một năm sau đó th́ có vẻ nguy hiểm hơn, v́ chúng h́nh như được phối hợp với sự tiến quân của những đơn vị quân đội Nga. Các trang mạng của chính phủ và của các cơ quan truyền thông bị triệt hạ và các đường điện thoại đều bị tắt nghẽn, khiến Georgia không thể liên lạc được với thế giới bên ngoài. Trang mạng của Tổng Thống Mikheil Saakashvili phải chuyển qua một tổng đài Hoa Kỳ có khả năng tốt hơn để đối phó với cuộc tấn công. Các chuyên viên của Estonia được phái đến Georgia để trợ giúp.
Nhiều người cho rằng cả hai cuộc tấn công đều do Điện Kremlin chủ mưu. Nhưng những cuộc điều tra chỉ phăng ra những đám hackers và các tổ chức tội phạm vi tính Nga mà thôi; nhiều máy chủ đều nằm ở các nước Phương Tây. Những vấn đề được đề cập đến nhiều hơn: phải chăng cuộc tấn công vi tính vào Estonia, một thành viên của khối NATO, được coi như một cuộc tấn công vơ trang, và liên minh đáng lư phải bảo vệ nước nầy? Và liệu việc Estonia trợ giúp Georgia, một quốc gia không thuộc NATO, có hiểm họa kéo Estonia, và cả NATO, vào cuộc chiến hay không? Những câu hỏi như thế đang đi vào các cuộc bàn cải về khái niệm chiến lược mới của NATO. Một hội đồng chuyên gia do cựu ngoại trưởng Madeleine Albriright đứng đầu hồi tháng 5-2010 phúc tŕnh rằng những tấn công vi tính là thuộc ba đe dọa có thể xảy ra nhất đối với liên minh. Bản phúc tŕnh nầy cho biết cuộc tấn công nghiêm trọng nhất sắp đến rất có thể đánh vào các đường dây cáp fiber optic và có thể đủ nghiêm trọng để đánh trả theo những điều khoản tương trợ của Điều 5.
Các nghị sỹ Hoa Kỳ từng hỏi Tướng Alexander những câu hỏi như thế nầy:
Liệu ông có những vũ khí vi tính tấn công nào đáng kể hay không?
Những vũ khí nầy có khuyến khích các nước khác đi theo hay không?
Ông cần chắc chắn đến mức nào về danh tánh của kẻ tấn công trước khi đánh trả?
Những câu trả lời dành cho các câu hỏi trên bị giới hạn trong một tu chính mật. Đối với công chúng, ông nói rằng tổng thống sẽ là người phán quyết chiến tranh vi tính là ǵ; nếu đáp ứng bằng quân sự trong lănh vực vi tính th́ Hoa Kỳ sẽ tuân thủ những nguyên tắc chiến tranh như
Những nguyên tắc về tính chính đáng khi xử dụng cuộc chiến,
Phân biệt trong cuộc chiến, và
Tầm mức của cuộc chiến.
Đây là dấu hiệu của những quan ngại mà các nghị sỹ Mỹ cảm thấy khi tổng hợp những chức năng quân sự và t́nh báo, quân sự hóa vi tính và mối lo tiến tŕnh nầy rồi đây sẽ phương hại đến quyền riêng tư của người Mỹ. Cybercommand (Bộ Chỉ Huy Vi Tính) sẽ chỉ bảo vệ địa hạt quân sự (tên miền là .mil) mà thôi. Địa hạt chính phủ với tên miền .gov, và các cơ sở kỹ nghệ hạ tầng với tên miền .com th́ thuộc trách nhiệm của của Sở Nội An (Department ̣ Homeland Security) và các công ty tư nhân, với sự hổ trợ của Cybercom. Một viên chức quân sự cao cấp nói rằng ưu tiên của Tướng Alexander sẽ là cải thiện những pḥng thủ các mạng lưới quân sự. Một nhân vật cao cấp khác tỏ ư nghi ngờ khả năng tấn công trên mặt trận vi tính. Nhân vật nầy cho biết, “Khó mà thực hiện việc nầy vào một thời điểm cụ thể nào đó. Nếu một cuộc tấn công vi tính được xử dụng như một vũ khí quân sự th́ bạn cần một thời gian có thể tiên liệu được và hệ quả có thẻ tiên liệu được. Nếu bạn xử dụng nó để do thám th́ không thành vấn đề; bạn có thể chờ đợi.” Ông ta hàm ngụ rằng những vũ khí vi tính sẽ được xử dụng như một phần bổ sung cho những cuộc hoạt động cổ điển trong một diển trường hạn hẹp.
Trung Quốc có thê đang suy nghĩ tương tự. Một phúc tŕnh về chủ trương chiến tranh vi tínhTrung Quốc – được viết ra cho Ủ Ban Quốc Hội đặc trách nghiên cứu các vấn đề an ninh và kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc – cho rằng Trung Quốc xử dụng vũ khí vi tính không phải để đánh bại Hoa Kỳ, nhưng để lũng đoạn và làm tŕ trệ sức mạnh của Hoa Kỳ đủ lâu để Trung Quốc có thể chiếm lấy Đài Loan mà không cần đánh nhau bằng súng đạn.
Đại Họa hay Bất Đối Xứng?
Răn đe trong chiến tranh vi tính có thể nói không chắc chắn như trong chiến tranh nguyên tử: không có sự hủy diệt hàng loạt chắc chắn nào ở đôi bên, đường phân ranh giữa tội phạm và chiến tranh rất mập mờ và rất khó mà xác định những máy tấn công, chưa nói đến thủ phạm nào ngồi trên máy đó. Sự trả đủa không nhất thiết giới hạn vào vi tính trên mạng; hệ thống khai hỏa vũ khí hạch tâm của Hoa Kỳ, chẳng hạn, là hệ thống chắc chắn không hề được nối kết vào Internet. Vă lại, có lẽ việc xử dụng vũ khí vi tính không hẳn sẽ mang lại đại họa điện tử, mà chỉ như những công cụ tác chiến giới hạn.
Những vũ khí vi tính có hiệu năng lớn nhất trong tay những nước lơn. Nhưng v́ những vũ khí nầy rẽ tiền, chúng có thể hữu dụng nhất đối với những nước tương đối yếu. Chúng có thể rất thích hợp cho những tay khủng bố. Rất may là những người như của tổ chức al-Qaeda có lẽ đă xử dụng Internet để tuyên truyền và truyền tin. Có thể những tín đồ Jihad không có khả năng gài bọ để cho nổ một nhà máy lọc dầu. Hay có thể - cho đến nay - họ chỉ thích màn biểu diễn ngoạn mục ôm bom tự sát hơn là chơi tṛ phá hoại vô danh bằng vi tính.
Lương Tấn Lực
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/
http://nguoidalat.informe.com/forum/
http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/