Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

Chống Khủng Bố Hay Tránh Khủng Bố?

Vũ Linh

 

...muốn ngăn chặn khủng bố tại Trung Đông? Hay tại Nữu Ước, Hoa Thịnh Đốn...

 

Nước Mỹ trong hơn một thập niên qua đă bị nạn khủng bố Hồi giáo cuồng tín ám ảnh đến tận cùng. V́ thật sự nó đă là mối đe dọa cụ thể nhất và cũng lớn nhất cho an toàn của dân Mỹ, trong cũng như ngoài nước Mỹ, kể từ ngày lịch sử 9/11.

 

Có thể nói trong lịch sử hơn 200 năm của Đại Cường Cờ Hoa này, chưa khi nào có một lực lượng đối nghịch nào lại có thể trở thành một đe dọa lớn như những nhóm khủng bố này. Khi khối phát-xít Đức-Nhật chiếm được gần hết Âu Châu và Á Châu th́ cũng chỉ lén đánh bom được hải cảng Hạ Uy Di, c̣n cách đất liền Mỹ cả mấy ngàn dặm. Ngay khi khối cộng sản chiếm được cả nửa thế giới, khối này cũng chưa bao giờ được coi như là một đe dọa trực tiếp đến lănh thổ Mỹ, mà chỉ đe dọa được ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới thôi. Cuộc chiến Liên Xô-Mỹ, lạnh hay nóng, cũng vẫn chỉ là những cuộc chiến ủy nhiệm trên những miền đất Phi Châu hay Á Châu xa xôi, bên kia địa cầu đối với Mỹ.

 

Nhưng 9/11 đă thay đổi lịch sử. Nếu Ngũ Giác Đài c̣n có thể bị đánh th́ tất cả các cơ sở, căn cứ Mỹ trên khắp thế giới đều bị trực tiếp đe dọa. Khủng bố Hồi giáo cuồng tín đă trở thành một kẻ địch nguy hiểm nhất trong lịch sử Mỹ.

 

Như vậy th́ Mỹ phải đối phó như thế nào?

 

Năm 1993, một nhóm khủng bố Hồi giáo, sinh sống ở Mỹ từ lâu nay, đă đặt bom trong hầm để xe của hai cao ốc World Trade Center tại Nữu Ước. Gây thiệt hại vật chất lớn cho hầm để xe, và làm thiệt mạng một vài người. TT Clinton chứng kiến sự kiện, nhận định chính xác đây là hành động của một nhóm khủng bố mới xuất hiện, al-Qaeda, nhưng lại xếp vào loại đe dọa an ninh trật tự b́nh thường, để FBI lo là xong. Các thủ phạm mau chóng bị bắt, mang ra ṭa, xử đúng luật. Hết chuyện, đóng hồ sơ.

 

Khi al-Qaeda cho cảm tử lái xe chất đầy bom tấn công cùng lúc hai toà đại sứ Mỹ tại Kenya và Tanzania, TT Clinton thả bom một cơ sở được gọi là nơi sản xuất bom của al-Qaeda tại Sudan, thật ra chỉ là một cơ sở bào chế thuốc của một công ty dược phẩm chẳng liên hệ ǵ đến al-Qaeda.

 

Khi al-Qaeda đặt bom chiến hạm USS Cole, ngoài khơi Yemen, TT Clinton ra lệnh chiến hạm Mỹ bắn hỏa tiễn từ ngoài khơi vào vài căn cứ đă đóng cửa từ lâu, bỏ hoang giữa sa mạc Afghanistan. Không chết một con lạc đà nào chứ đừng nói tới quân khủng bố.

 

Chính quyền Clinton chẳng những đă không ngăn cản được ǵ mà phản ứng cũng hoàn toàn là những thất bại. Hiển nhiên, TT Clinton và tất cả dân Mỹ, đều đă không đọc được thông điệp lớn của al-Qaeda. Hồi giáo cuồng tín đă chính thức khai chiến với Mỹ, khủng bố có thật và có khả năng đánh Mỹ ngay trên đất Mỹ, hay bất cứ đâu.

 

Phản ứng của TT Clinton, mà TT Bush sau đó gọi là “đập ruồi”, đưa đến thảm hoạ lịch sử 9/11. Ngay sau biến cố 9/11, trong bài diễn văn trấn an thiên hạ, TT Bush đă khẳng định ngay tầm vóc cuộc tấn công này và tuyên bố dứt khoát đây là “chiến tranh”, không phải là vấn đề an ninh trật tự công cộng. Chiến tranh tức là có thể huy động toàn thể các phương tiện an ninh, quân sự, kinh tế, chính trị, trong khi an ninh và trật tự chỉ là vấn đề của cảnh sát và toà án. Khác nhau rất xa.

 

Với t́nh trạng “chiến tranh” đó, TT Bush ra quân đánh Afghanistan coi như để trừng phạt cũng như truy diệt thủ phạm 9/11, rồi sau đó ra quân đánh Iraq luôn, coi như biện pháp “công trước để thủ sẽ hiệu nghiệm hơn”.

 

Sau này thiên hạ xúm vào tố cáo cuộc chiến Iraq với đủ lư do, nhưng trong bối cảnh hậu 9/11, một Iraq với kho vũ khí giết người tập thể mà khi đó ai cũng tin là có, dưới sự lănh đạo của một lănh tụ Hồi giáo cực tàn ác đă xử dụng vũ khí hoá học giết chính dân của ḿnh, luôn luôn thề tiêu diệt Mỹ, th́ việc đánh Iraq là chuyện cả nước khi đó chấp nhận. Cả hai viện quốc hội Mỹ đều bỏ phiếu cho phép TT Bush đánh, trong đó có phiếu của các thượng nghị sĩ Hillary Clinton và John Kerry, những người sau này lớn tiếng công kích TT Bush mạnh nhất. TT Bush sau này bị tố đă lừa họ và lừa cả nước. Thật ra, các thượng nghị sĩ này là những người đă đọc hồ sơ Iraq từ cả mấy năm trước, khi ông Bush c̣n đang mắc bận coi baseball suốt ngày ở Texas. Cựu TT Clinton hiểu rơ nguy cơ Iraq hơn ai hết, cũng là người đầu tiên lên tiếng ủng hộ quyết định đánh Iraq của TT Bush. Công bằng mà nói, nếu cần phải đi t́m thủ phạm, th́ người đó chính là Giám đốc CIA George Tenet, do TT Clinton bổ nhiệm và được TT Bush lưu nhiệm. Tất cả tin tức t́nh báo về vũ khí của Saddam xuất phát từ tin t́nh báo của CIA, ngay từ thời TT Clinton.

 

Dù sao th́ TT Bush cũng đă nh́n rơ và đánh giá đúng mức nguy cơ của khủng bố Hồi giáo cuồng tín. Cả hai nhiệm kỳ của ông đă hoàn toàn bị chi phối bởi cuộc chiến chống khủng bố, từ trong nước đến Afghanistan và Iraq. Khi tranh cử tổng thống, ông Bush đă đưa ra chương tŕnh hoàn toàn dựa trên các cải tổ nội bộ như cải tiến ngành giáo dục, cải cách chương tŕnh an sinh xă hội, và giải quyết vấn đề di dân bất hợp pháp. Kết quả cụ thể, chỉ thực hiện được một chuyện là cải tiến giáo dục trước khi xẩy ra vụ 9/11. Sau đó, tất cả nỗ lực, thời giờ, tiền bạc, đều đổ dồn vào cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo cuồng tín.

 

Cuộc chiến dai dẳng c̣n đang dở dang. Bước qua kỷ nguyên Obama.

 

Tân TT Obama khi c̣n tranh cử, đă công kích sách lược chống khủng bố của TT Bush một cách quyết liệt, từ A đến Z, không có điểm nào ông đồng ư, từ hai cuộc chiến Afghanistan và Iraq đến cách diệt khủng bố bằng máy bay không người lái –drones-, bắt nhốt tra tấn tù khủng bố tại Guantanamo, lén lút nghe điện thoại, đọc internet, v.v... Ngay cả chính sách đối ngoại với các xứ Hồi giáo và Ả Rập cũng bị chỉ trích.

 

TT Obama mở màn nhiệm kỳ bằng cách kư lệnh đóng cửa trại tù Guantanamo trong ṿng một năm, cấm xử dụng tra tấn kiểu trấn nước (thực ra, trấn nước chỉ được áp dụng đối với đúng 3 tù nhân rồi bị TT Bush ra lệnh cấm ngay từ 2004 rồi!), bay qua Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, đọc hai bài diễn văn ca tụng Hồi giáo và văn minh Ả Rập, cúi rạp người trước Quốc Vương Ả Rập Saudi (quê hương của hầu hết các tên khủng bố 9/11), rồi xin lỗi về tất cả những sai lầm có thật hay tưởng tượng của Mỹ, kể từ ngày ông Adam và bà Eva c̣n sống tới nay.

 

Sách lược này phản ánh tư tưởng “hiếu ḥa” của cá nhân TT Obama, đồng thời cũng phản ánh quan điểm của phe cấp tiến trong chính sách đối ngoại: thế giới ghét Mỹ v́ Mỹ là loại “đế quốc” hung hăn chuyên đi đàn áp thế giới, vơ vét của cải các nước nghèo, v.v... Do đó chính sách đối ngoại cấp tiến là phải thay đổi, khiêm tốn hơn, tôn trọng thế giới hơn, nhất là thế giới Hồi giáo.

 

TT Obama cũng ra lệnh không được xử dụng danh từ “khủng bố Hồi giáo” –Islamist terrorist. Khi một anh thiếu tá Hồi giáo nổ súng giết hơn một tá quân nhân tại trại Fort Hood, trong khi hô to “Allah vĩ đại”, th́ TT Obama ra lệnh truy tố anh này ra ṭa về tội danh “bạo hành nơi sở làm” – workplace violence. Nội các cũng bị cấm không được dùng danh từ “chiến tranh chống khủng bố”, war on terror. Một chiến lược chống kẻ thù bằng cách không nh́n nhận sự hiện hữu của kẻ thù. Thế th́ làm sao chống hữu hiệu được?

 

Sau khi truy lùng và giết được Osama Bin Laden, dàn nhạc ḥa tấu của Nhà Nước Obama chưa khi nào ồn ào như bây giờ, công kênh thành quả lịch sử vĩ đại này mà lờ đi chuyện nhóm biệt kích truy lùng ra và tiêu diệt được Bin Laden được TT Bush thành lập ra ngay sau 9/11. Phe ta tung hô tính “can đảm” của TT Obama đă dám lấy quyết định tấn công, mà quên mất nếu ông quyết định không đánh, để Bin Laden sống th́ không khác nào tự sát chính trị, bảo đảm ông sẽ không có cách nào đắc cử nhiệm kỳ hai. Cân nhắc cho kỹ, quyết định đánh hiển nhiên là lợi hơn nhiều, thà đánh mà hụt c̣n hơn là không đánh sẽ thân bại danh liệt ngay. Một quyết định “đương nhiên”, không phải là một lựa chọn, và thật sự không đ̣i hỏi “can đảm” hơn người ǵ hết.

 

Sau khi thành công, chẳng những khua chiêng trống về chuyện này, mà c̣n đi xa hơn nữa, khoe là al-Qaeda đang vắt chân lên cổ trốn chạy, và cái chết của Bin Laden đánh dấu sự cáo chung của khủng bố Hồi giáo cực đoan, không c̣n là một đe dọa ǵ nữa. Mấy tổ chức khủng bố khác chỉ là những nhóm lẻ tẻ tép riu, không đáng quan tâm.

 

Đối với hai cuộc chiến của Bush, TT Obama giữ lời hứa, triệt thoái toàn diện. Bất chấp mọi biến chuyển trên chiến trường, Nhà Nước khoe đă ổn định và rút quân trong huy hoàng để lại hai quốc gia “dân chủ, ổn định, và vững bền”. PTT Biden nhấn mạnh đó là “thành tích lớnnhất của TT Obama”.

 

Hết Bin Laden, hết khủng bố, hết chiến tranh Trung Đông, đó là những thành quả được quảng cáo rầm rộ nhất trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2012, để khỏa lấp những chống đối về Obamacare. Đối với dân Mỹ dễ tin, tất cả nghe thật đáng mừng và đáng hoan nghênh. Và TT Obama tái đắc cử.

 

Nhưng sự thật không đẹp như vậy. Trái lại, tất cả chỉ là hoả mù, che dấu một sự thật xấu hơn nhiều. Khủng bố vẫn c̣n sống, Iraq và Afghanistan vẫn đánh nhau loạn xà ngầu.

 

Sách lược chống khủng bố của TT Obama nói tóm lại là sách lược cố cầm chân các hoạt động khủng bố này, cố giảm thiểu tiếng súng đạn quá ồn ào, để có thể khoe là đă triệt hạ được khủng bố, để có lư do tháo chạy khỏi các chiến trường Afghanistan và Iraq, tránh can dự, để tái đắc cử, rồi c̣ cưa đến ngày măn nhiệm là thoát nạn.

 

Thực tế, sách lược này thất bại hoàn toàn. Giết Bin Laden hay các lănh tụ khủng bố lẻ tẻ bằng máy bay không người lái chẳng đưa đến kết quả cụ thể nào. Khủng bố cứ như cỏ dại, nhổ cọng này th́ ba cọng khác mọc lên. Rút quân khỏi Afghanistan và Iraq trong khi hai xứ này c̣n đang hỗn chiến chỉ giúp phá hủy mọi thành tích ổn định đă có được trước đây, và giúp tăng sức mạnh cho các tổ chức khủng bố.

 

Phong trào khủng bố Hồi giáo cuồng tín biến thể, từ những tổ chức lớn dễ bị truy diệt như al-Qaeda phân tán qua những tổ chức lẻ tẻ nhỏ, biệt lập dễ tránh truy lùng và khó tiêu diệt hơn gấp bội. Rồi biến thể lần nữa, lớn mạnh trở lại, lớn và nguy hiểm gấp bội al-Qaeda.

 

Nhưng sách lược của TT Obama vẫn không thay đổi, không nh́n nhận những thay đổi và lớn mạnh này, để có thể duy tŕ lập luận đă thành công diệt được khủng bố, biến các nhóm này thành những nhóm lẻ tẻ, tài tử vớ vẩn.

 

Thành công như giết Bin Laden luôn luôn là thành tích của tổng thống, thất bại luôn luôn là lỗi người nào đó, không phải là đối lập th́ cũng là nhân viên thừa hành. Đó là mô thức Obama. Trước sự lớn mạnh của ISIS, TT Obama tuần rồi đổ thừa cho Bộ An Ninh Quốc Gia đă đánh giá quá thấp ISIS, và đă để cho ISIS lớn mạnh quá lâu. Thật ra, bà cựu bộ trưởng An Ninh Quốc Gia Janet Napolitano đă cảnh giác TT Obama ngay từ cuối năm 2013 rồi, nhưng TT Obama cố trốn tránh, không muốn nh́n nhận sự thật để khỏi phải có hành động.

 

Ngay sau khi TT Obama lên tiếng đổ thừa cho Bộ An Ninh, ông Giám Đốc James Clapper đă ra thông cáo ca ngợi các viên chức an ninh đă thi hành nhiệm vụ một cách hết sức xuất sắc, vạch trần nguy cơ khủng bố trong suốt hai năm qua. Đây là cách cụ thể ông Clapper trả lời TT Obama.

 

Sự thật không phải là Bộ An Ninh không báo cáo, mà TT Obama sợ đối diện với khủng bố đến độ tránh né không đọc báo cáo. Theo cơ quan Government Accountability Institute, TT Obama nhận được báo cáo an ninh mỗi sáng sớm, như tất cả các tổng thống khác, nhưng ông chỉ đọc khoảng 40% thôi. TT Bush con là tổng thống duy nhất từ thời TT Johnson với chiến tranh VN đă đọc 100% tất cả các báo cáo mỗi buổi sáng trong suốt 8 năm.

 

Ngay đầu năm 2014, ISIS chiếm thành phố Fallujah tại Iraq, cả nội các Obama đă báo động, từ Bộ An Ninh, đến Bộ Quốc Pḥng, Bộ Ngoại Giao, ngay cả Bộ Tư Pháp của ông đệ tử ruột Eric Holder đều lên tiếng cảnh giác nguy cơ ISIS. Nhưng rồi TT Obama lên truyền h́nh ví ISIS với một đội bóng rổ trung học, JV, phản bác lại toàn thể nội các của chính ḿnh.

 

Và quả bom mới nhất là... hồi kư của ông Leon Panetta. Theo ông Panetta, trước khi rút quân tại Iraq, các chiến lược gia Mỹ thấy cần duy tŕ một lực lượng nhỏ tại Iraq để kềm chế các nhóm khủng bố. Nhưng cuộc điều đ́nh với thủ tướng al-Maliki gặp khó khăn v́ vài điều kiện của Iraq. TT Obama thay v́ t́m thỏa hiệp, lại lấy đó làm lư do, ra lệnh rút toàn diện càng nhanh càng tốt. Chuyện này trước đây đă bị ông Ryan Crocker tố rồi. Chắc chắn ít người biết rơ vấn đề hơn ông Panetta, là cựu Giám Đốc CIA và Bộ Trưởng Quốc Pḥng của TT Obama, và ông Crocker, cựu Đại Sứ Mỹ của TT Obama tại Iraq.

 

Sách lược chống khủng bố kiểu tránh né khủng bố, trốn tránh sự thật, trốn tránh đụng độ đă đưa đến hậu quả cụ thể là khủng bố Hồi giáo cuồng tín ngày một lớn mạnh. Từ những nhóm lẻ tẻ đă biến thành một lực lượng quân sự mạnh nhất Trung Đông, chiếm được một nửa Iraq và một nửa Syria, trong đó có cả những mỏ dầu hỏa cung cấp cả triệu đô tiền dầu cho các tổ chức khủng bố mua súng đạn. Để rồi cuối cùng th́ TT Obama đă phải trở lại Trung Đông, trực diện với khủng bố, hết cách vùi đầu dưới cát phủ nhận thực tế.

 

Cuộc chiến mới tại Trung Đông được đặt dưới quyền một ông tướng 4 sao với bộ tư lệnh đặt ở trung tâm du lịch Tampa tại tiểu bang Florida cách mặt trận nửa thế giới, dưới quyền một ông tướng hồi hưu, ông tướng hồi hưu này báo cáo lên một ông cựu trung úy Hải Quân bây giờ làm Ngoại Trưởng, ông cựu trung úy này tuân lệnh một ông cựu tổ chức cộng đồng bây giờ đang làm tổng thống. Càng ít kinh nghiệm, càng làm lớn. Một t́nh trạng hy hữu chỉ có ở Mỹ.Đi xa hơn nữa, mối đe dọa khủng bố, sau cả chục năm bị cấm cung không đụng đến nước Mỹ được, đă trở thành một mối de dọa thực sự cho dân Mỹ trên đất Mỹ.

 

Hàng trăm thanh niên Hồi giáo Mỹ đă đi Syria và Iraq để được huấn luyện, tham chiến trong hàng ngũ ISIS và một số đă trở về Mỹ lại. Không ai biết có bao nhiêu người và khả năng như thế nào, nhưng nguy cơ rơ ràng hơn bao giờ hết.

 

Chính quyền Iraq vừa thông báo cho chính phủ Mỹ là đă khám phá ra một âm mưu đặt bom trong hệ thống xe điện ngầm trong các thành phố lớn của Mỹ.

 

Đồng thời, Nhà Nước Obama cũng loan tin một tổ chức khủng bố mới tên là Khorasan đă có kế hoạch tấn công khủng bố tại Mỹ, tất cả đă sẵn sàng thi hành trong thời gian ngắn, do đó đă buộc Mỹ phải đánh bom Syria khẩn cấp, vừa để đánh ISIS vừa để tiêu diệt Khorosan.

 

Khả năng thật sự của Khorasan như thế nào, ngay cả chuyện Khorasan có thực hay không, chẳng ai biết v́ cả thế giới lần đầu tiên nghe thấy cái tên này. Theo các chuyên gia, Khorasan thật ra vẫn chỉ là al-Qaeda, nhưng Nhà Nước Obama đặt cho cái tên mới để cố bám víu vào huyền thoại “al-Qaeda đă bị tiêu diệt”.

 

Khủng bố thật sự có khả năng làm lại một 9/11 hay không cũng khó biết. Chỉ biết là vài phương pháp khủng bố đă được du nhập vào Mỹ rồi.

 

Tin báo chí cho biết một anh da đen Hồi giáo Mỹ tại Oklahoma chưa rơ v́ lư do ǵ, đă cắt đầu một đồng nghiệp làm cùng sở theo kiểu ISIS cắt đầu con tin Mỹ. Cảnh sát cho biết anh này trong thời gian qua đă cố gắng đi vận động các đồng nghiệp theo về đạo Hồi, đồng thời phổ biến tài liệu tuyên truyền chống Mỹ của Hồi giáo cực đoan. Trên trang Facebook của anh này, toàn là h́nh ảnh của Bin Laden và cuộc tấn công 9/11. Dù vậy, cảnh sát Mỹ vẫn gọi đây là chuyện “bạo hành trong sở làm”. Dĩ nhiên! Theo đúng lệnh của tổng thống.

 

Nhiều người hoan nghênh chính sách Trung Đông hết sức dè dặt của TT Obama và cho rằng nhờ đó mà Mỹ đă không lún ngập trong cái băi śnh lầy này. Nhưng thực tế là chính sách đó đă giúp các lực lượng khủng bố lớn mạnh gấp bội, bây giờ đe dọa trực tiếp đến dân Mỹ và lănh thổ Mỹ. Câu hỏi là chúng ta muốn ngăn chặn khủng bố tại Trung Đông? Hay tại Nữu Ước, Hoa Thịnh Đốn,...? (05-10-14)

 

Vũ Linh

 

 

 

 

http://www.chinhnghia.com/

http://www.kimau.com

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám