Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nếu Cộng Ḥa Chiến Thắng...

 

Vũ Linh

 

...cải tổ y tế sẽ c̣n là đề tài tranh căi lớn trong nhiều năm tới...

 

Chỉ c̣n hơn hai tuần nữa là sẽ đến ngày bầu cử giữa mùa.

Theo tất cả các thăm ḍ dư luận, đảng Cộng Ḥa sẽ đạt được thắng lợi lớn, coi như rất nhiều hy vọng chiếm lại đa số tại Hạ Viện và đa số các ghế thống đốc. Tại Thượng Viện, Cộng Ḥa có thể chiếm lại từ 6 đến 10 ghế. Nếu Cộng Hoà thắng được 9 ghế th́ Thượng Viện sẽ được chia đều 50/50 cho hai đảng. Thắng 10 ghế th́ Cộng Ḥa chiếm lại đa số, nhưng cũng chỉ đưa đến bế tắc v́ chưa có đủ 60 ghế để khống chế Thượng Viện như bên Dân Chủ đă làm dưới năm đầu của TT Obama.

Chuyện Cộng Ḥa thắng được 10 ghế tương đối khó v́ sẽ phải thắng ngay tại các thành đồng cấp tiến như California, Connecticut, Washington State, Wisconsin, và Delaware, chưa kể phải hạ ngay cả lănh tụ khối đa số Dân Chủ Harry Reid tại Nevada.

Đảng Cộng Ḥa đang dựa vào cơn băo bảo thủ với cuộc nổi loạn của phong trào Tea Party để huy động cử tri đi bầu cho đảng này. Đảng Dân Chủ, do TT Obama lănh đạo, đă mở một cuộc phản công dữ dội. Đích thân tổng thống tham gia cuộc chiến, đi vận động cho đảng Dân Chủ nói chung và một số các vị dân cử đang gặp khó khăn nói riêng.

Thông thường th́ những cuộc bầu cử giữa mùa luôn luôn bất lợi cho đảng của tổng thống đương nhiệm. Trong lịch sử cận đại của Mỹ, chỉ có TT Bush là thành công khi tăng thế đa số của Cộng Ḥa trong cuộc bầu cử giữa mùa năm 2002, nhưng bù lại, ông thất bại nặng trong kỳ bầu giữa mùa năm 2006. TT Clinton đă đại bại trong kỳ bầu giữa mùa năm 1994 đưa đến một sự thay đổi hoàn toàn chính sách cấp tiến của ông, biến ông thành người có khuynh hướng trung tả, tương đối ôn ḥa. Sự chuyển hướng này đă giúp ông tái đắc cử hai năm sau.

Nếu kết quả bầu cử đúng như những thăm ḍ dư luận th́ chúng ta sẽ thấy một thế quân b́nh chính trị mới, ít nhất là cho đến năm 2012, trong đó đảng Dân Chủ vẫn giữ Ṭa Bạch Ốc, đảng Cộng Ḥa nắm đa số tại Hạ Viện, và tại Thượng viện, hai bên có số phiếu ngang ngửa nhau. Hiển nhiên là khó mà đoán được hướng đi của Mỹ trong vài năm tới.

Có thể hai phe sẽ có thiện chí dung ḥa quan điểm, chính sách cấp tiến cực đoan của TT Obama sẽ suy giảm cường độ tương tự như dưới thời TT Clinton, đồng thời phe bảo thủ cũng bớt kiên cường để đạt thỏa thuận với chính quyền của TT Obama. Đây là niềm hy vọng của mọi người.

Nhưng cũng có thể hai bên vẫn giữ vững lập trường, hay tệ hơn, lại có quyết tâm mạnh hơn, do áp lực của các khối cực đoan từ cực tả đến cực hữu. Nếu như vậy th́ dĩ nhiên chính quyền sẽ đi vào bế tắc, hành pháp không làm được ǵ, trong khi lập pháp không ra được luật ǵ nữa, tương tự như trong hai năm cuối trào của TT Bush.

Một trường hợp thứ ba là TT Obama sẽ theo gương TT Clinton, tách ra khỏi khối Dân Chủ để tạo một thế tam đầu chế, với tổng thống “trung dung” đứng trên hai đảng tả hữu. Trường hợp này khó xẩy ra v́ thực tế TT Obama chính là người cực đoan nhất, không giống như TT Clinton tương đối ôn ḥa hơn.

Trong lúc này th́ rất khó đoán biết sẽ có hợp tác hay bế tắc v́ đang là mùa tranh cử nên hai bên đều hung hăn chỉ trích nhau rất mạnh, chưa có triệu chứng ôn ḥa hay thiện chí hợp tác ǵ hết. Tuy nhiên, ta cũng có thể suy đoán với sự bất măn chống đối chính sách của TT Obama phản ánh qua thất bại chung của đảng Dân Chủ trong kỳ bầu cử, và sự lớn mạnh mau chóng của khuynh hướng bảo thủ, nhất là sự bành trướng của phong trào Tea Party, nước Mỹ nói chung sẽ ngả về phía hữu, và đường lối cấp tiến cực đoan của TT Obama sẽ bị chậm lại rất nhiều.

Ta hăy xét lại xem Cộng Ḥa sẽ làm những ǵ nếu chiến thắng.

Đảng Cộng Hoà vừa công bố một thứ cương lĩnh mới, lấy tên là “Cam Kết Với Nước Mỹ” - Pledge To America- dựa trên mẫu “Kết Ước Với Nước Mỹ” - Contract With America - của năm 1994, một kết ước đă đưa đến cơn thủy triều khiến đảng Cộng Ḥa chiếm lại thế đa số tại cả hai viện, lần đầu tiên sau hơn 40 năm.

Một cách tổng quát, cam kết này có những điểm chính quen thuộc của lập trường bảo thủ, liên quan đến cải tổ guồng máy chính quyền (hay đúng hơn là cách quốc hội thông qua luật lệ), cải tổ y tế, các vấn đề chi tiêu và thuế, tạo công ăn việc làm, an ninh quốc gia, và vài vấn đề linh tinh về luân lư như chuyện phá thai, có bầu hoang, chống ấu dâm, …

Sửa đổi cách làm việc của quốc hội là chuyện nội bộ mấy vị dân cử, chúng ta không hiểu ǵ nhiều và cũng chẳng cần thắc mắc. Đại cương họ hứa hẹn sẽ làm việc trong sáng hơn, minh bạch hơn, đáp ứng nhu cầu quần chúng hơn… Đây là loại hứa hẹn cổ điển của các vị dân cử, nhưng ít khi nào họ giữ lời hứa, Cộng Ḥa hay Dân Chủ cũng như nhau.

Đáng quan tâm hơn là hứa hẹn sẽ t́m cách thu hồi (repeal) luật cải tổ y tế của TT Obama. Khối bảo thủ và đảng Cộng Ḥa chống lại luật cải tổ y tế mới, dựa trên quan điểm những cải tổ này sẽ tạo nên tắc nghẽn thiếu nhà thương, thiếu bác sĩ, đưa đến gia tăng chi phí bảo hiểm y tế và dịch vụ y tế như tiền bác sĩ, nhà thương, thuốc men, và suy giảm phẩm chất trong việc cung cấp các dịch vụ y tế, bớt Medicare. Đồng thời phí tổn cuộc cải tổ quá lớn, khoảng 10.000 tỷ đô sẽ đưa đến thâm thủng ngân sách, lạm phát, lệ thuộc vào các chủ nợ Trung Đông và Trung Quốc.

Đ̣i hỏi thu hồi luật này có vẻ tiêu cực. Đảng Cộng Ḥa ư thức được rơ, nên cũng đưa ra một loạt đề nghị tích cực như thành lập quỹ tiết kiệm y tế, thành lập một h́nh thức bảo hiểm công do các tiểu bang quản lư để đáp ứng nhu cầu của những người bị bệnh nặng từ trước, và giới hạn những vụ kiện bồi thường tai nạn y tế do các nhà thương, hăng thuốc, và bác sĩ gây nên.

Hứa hẹn thu hồi luật cải tổ y tế là một hứa hẹn không thực tế. Cho dù Cộng Ḥa có chiếm được đa số tại Hạ Viện th́ cũng không có hy vọng chiếm được đa số tuyết đối 60 ghế kiểm soát Thượng Viện. Hơn nữa, cho dù họ đạt được con số đó, họ vẫn không đủ túc số hai phần ba Thượng Viện để vượt qua phủ quyết của TT Obama. Không thu hồi được luật cải tổ y tế của TT Obama th́ những giải pháp của Cộng Ḥa đề nghị cũng chẳng đi đến đâu.

Một cách thực tế, đảng Cộng Hoà chỉ có thể  t́m cách ngăn chận việc áp dụng từng điều của đạo luật bằng những chống đối về thủ tục hay những cắt giảm ngân sách cần thiết, bắt buộc chính quyền phải nhẹ tay hơn hay đi chậm hơn trong việc áp dụng luật.

Có điều chắc chắn là luật cải tổ y tế sẽ c̣n là đề tài tranh căi lớn trong nhiều năm tới.

Một điểm quan trọng trong cam kết mới của Cộng Hoà là kiểm soát chi tiêu của Nhà Nước, và gia hạn toàn bộ luật giảm thuế của TT Bush, kể cả việc gia hạn giảm thuế cho thành phần “nhà giàu” có lợi tức trên 200.000 đô.

Kiểm soát và giới hạn công chi là việc có nhiều hy vọng thực hiện được, nhưng lạc quan lắm th́ chỉ hăm lại các chương tŕnh chi tiêu khổng lồ có thể được TT Obama đưa ra sau này, nhưng không thể cắt giảm những chương tŕnh vĩ đại mà TT Obama đă tung ra từ hai năm qua. Chẳng hạn như sẽ không có thêm một chương tŕnh kích cầu kinh tế vĩ đại nào nữa, nhưng thâm thủng ngân sách hàng chục ngàn tỷ th́ vẫn c̣n đó mà không thể giảm được. Nhất là khi luật giảm thuế của TT Bush được triển hạn.

Luật giảm thuế này sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay, tức là khi đó th́ mức thuế của tất cả dân chúng - giàu như nghèo - đều sẽ gia tăng đồng loạt, trở về với mức thuế cao hơn của thời TT Clinton. Phe Cộng Ḥa chủ trương gia hạn vĩnh viễn toàn bộ luật này cho mọi người, trong khi phe Dân Chủ muốn gia hạn cho những người có lợi tức dưới 200.000 thôi. Phe Dân Chủ ư thức được tác dụng bất lợi cho họ v́ những “nhà giàu” mà họ muốn tăng thuế trở lại cũng là những nhà mạnh thường quân yểm trợ tiền vận động tranh cử mạnh nhất và c̣n tạo ra việc làm. Do đó, dĩ nhiên là phe Dân Chủ khôn khéo tránh né, dời ngày quyết định qua sau cuộc bầu cử. Cận kề trước ngày bầu bán, không ai dại ǵ đề nghị tăng thuế, cho dù là thuế đánh trên nhà giàu. Phe Dân Chủ cũng muốn đợi phe Cộng Ḥa chiếm đa số, để rồi khi Cộng Ḥa biểu quyết gia hạn trọn vẹn luật giảm thuế, phe Dân Chủ sẽ dùng lá bài “giảm thuế nhà giàu” để đánh Cộng Ḥa. Nhất cử lưỡng tiện, vừa không mất ḷng các mạnh thường quân nhà giàu, vừa được tiếng bênh nhà nghèo.

Theo Cộng Ḥa, việc gia hạn thuế xuất thấp của TT Bush, nhất là cho giới “nhà giàu” là giới có tiền đầu tư tạo công ăn việc làm, sẽ giúp khu vực tư tạo việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp, sau khi những chi tiêu kích cầu -stimulus- khổng lồ của TT Obama đă không giảm được tỷ lệ thất nghiệp trong hai năm qua.

Thực tế mà nói, nạn thất nghiệp gia tăng trong thời gian qua đă xẩy ra khi thuế suất thấp của TT Bush vẫn c̣n hiệu lực. Do đó, duy tŕ mức thuế này không thể là giải pháp sẽ giảm được thất nghiệp. Phe Cộng Ḥa cần có biện pháp cụ thể hơn để tạo công ăn việc làm. Nhưng cương lĩnh mới đă không đưa ra được giải pháp cụ thể mới lạ nào.

Trong vấn đề an ninh quốc gia, đảng Cộng Ḥa chẳng đưa ra một hứa hẹn nào đáng nói, ngoại trừ một chi tiết là các tù khủng bố đang bị giam tại trại Guantanamo trên đất Cuba, không thể bị mang về lục địa để xét xử. Đ̣i hỏi này là quan điểm chẳng những của Cộng Hoà mà cũng là quan điểm của một số lớn dân cử Dân Chủ, khiến TT Obama cho đến nay vẫn chưa đóng cửa trại tù Guantanamo được, và cũng chẳng xét xử được tên tù khủng bố nào. Nói chung, Cộng Ḥa không có ư kiến ǵ nhiều v́ trên thực tế, bất kể các lời tuyên bố vuốt ve Hồi giáo của TT Obama, ông này vẫn duy tŕ hầu hết các biện pháp chống khủng bố của TT Bush mà không có sáng kiến nào khác lạ.

Điều đáng nói là một số vấn đề quan trọng đă không được đảng Cộng Hoà đề cập đến trong cương lĩnh mới. Chẳng hạn như chuyện di dân ở lậu, cải tổ quỹ an sinh xă hội có nguy cơ bị phá sản trong một thập niên nữa, vấn đề khủng hoảng gia cư với hàng trăm ngàn gia đ́nh vẫn c̣n gặp khó khăn không lối thoát, và vấn đề chiến tranh tại Afghanistan. Tất cả đều là những khúc xương lớn cho cả hai đảng, và cả hai đảng đều tránh né trong mùa bầu cử này. Càng nói ít càng đỡ bị đánh.

Thật ra, trong kỳ bầu này, chương tŕnh hành động của đảng Cộng Ḥa không là yếu tố quyết định v́ chẳng có ǵ mới lạ, ai cũng biết từ lâu rồi. Kỳ bầu này phần lớn sẽ là một cuộc trưng cầu dân ư về chính sách của TT Obama. Những người ủng hộ TT Obama sẽ bầu cho các ứng viên Dân Chủ trong khi những người không đồng ư với TT Obama sẽ bầu cho ứng viên Cộng Ḥa, bất kể các khẩu hiệu hay lập trường, thành tích cá nhân của các ứng viên Dân Chủ cũng như Cộng Ḥa. Nếu đúng như dự định, phe Dân Chủ thua đậm th́ đó là kết quả của sự bất măn, thất vọng hay lo sợ đối với chính sách cấp tiến cực đoan của TT Obama, không phải là một sự cổ vơ cho chương tŕnh cũ mèm của Cộng Ḥa.

So với Kết Ước của năm 1994, Cam Kết của năm 2010 nhạt như nước lă và sẽ không thu hút được hậu thuẫn của quần chúng. Cái kích động được khối bảo thủ năm nay chính là những đ̣i hỏi của Phong Trào Tea Party. Nhưng cho dù Cộng Ḥa thất bại, không chiếm được đa số tại cả hai viện, th́ quyền lực và uy tín của TT Obama cũng bị suy giảm mạnh so với năm đầu, và các chương tŕnh vĩ đại thay đổi xă hội, mang nước Mỹ về hướng tả của ông sẽ chấm dứt (101011).

Quư độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ư qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.


 

 

  

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/portal.html

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: