Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tạp ghi văn nghệ.

       Đặng Trần Huân, tác giả & tác phẩm.

Nguyễn Mạnh Trinh.

 

 

Tháng ba,có nhiều ngaỳ để tưởng nhớ. Tháng ba, có những ngày giỗ. Hữu Loan. Thanh Tâm Tuyền... Và ngày 21 tháng ba là ngày giỗ Đặng Trần Huân. Nh́n những cuốn sách có một lớp bụi mỏng mà tôi biết là những công tŕnh tim óc của một người lênh đênh trôi nổi với văn chương, bềnh bồng trôi dạt với thời thế, tôi lại nhớ đến cái lạnh lùng của đời người.Rồi mọi chuyện cũng qua. Rồi tất cả cũng sẽ vào quên lăng. Có phải?Tự nhiên, tôi muốn viết về chân dung một tác giả có nhiều đóng góp cho văn chương Việt Nam.

Nhà văn Đặng Trần Huân là một trường hợp đặc biệt của  hai mươi năm văn học miền Nam và ba mươi năm văn học Việt Nam hải ngoại. Trước năm 1975, mặc dù là một sĩ  quan thuộc Cục Tâm Lư Chiến phụ trách ṭa soạn các tờ báo quân đội trong một thời gian dài nhưng chỉ xuất bản có vài  tác phẩm như  tập truyện ngắn Ngày Vui năm 1962, truyện dịch Hải Đảo Thần Tiên năm 1963, bút kư Thành Phố Buồn Thiu năm 1979, và tập truyện vui  Chuyện Cấm Đàn Bà(hai tập)  năm 1969 và Chuyện Vợ Chồng năm 1970. Sau năm 1975, ông bị tù cải tạo  đến năm 1988 , được trở về  rồi năm 1992 th́ định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO. Chỉ trong 5 năm ông đă xuất bản  liên tiếp ba tác phẩm dù t́nh trạng gia cảnh khó khăn, mỗi cuốn sách ra đời là cả một công tŕnh thành quả từ những cố gắng. Ba tác phẩm ấy là bút kư ø  Hành Tŕnh Một HO xuất banû năm 1995, tập tạp văn Những Người Thích Dấu Huyền in năm 1998 và chuyện văn nghệ Chữ Nghĩa Bề Bề xuất bản năm 2000. Những tác phẩm của ông xuất bản ở hải ngoại dường như là từ những kinh nghiệm sống của ông từ những năm phải vật vă sống ở trong  nước của một thời đại rất đặc biệt của lịch sử Việt Nam. Đọc những điều ông viết , độc giả có cảm giac đây là những chất chứa , những nỗi niềm của một người sau một thời gian dài cam chịu nay mới có cơ hội để phát tiết ra. Đây có thể gọi là những điều nếu không viết ra , không đụng chạm đến th́ không thể nào chịu đựng nổi. Những sự kiện ấy thật gần cuộc sống, có nét chân thực, và được sự chia sẻ chung mang của những người cùng chung cảnh ngộ của một thời thế hỗn độn nhiểu nhương.

Ông sinh ngày 7 tháng 6 năm 1929 tại Bắc Ninh và mất ngày 21 tháng 3 năm 2003 tại thành phố El Monte, tiểu bang California,thọ  74 tuổi.

Ông viết tác phẩm đầu tiên ở hải ngoại, Hành Tŕnh Một HO , trong một t́nh cảnh đặc biệt. Vốn sinh trưởng ở miền Bắc Việt Nam, chứng kiến ngày Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội năm 1945, vào Nam sau hiệp định Genève năm 1954, ông là một sĩ quan chiến đấu trong quân đội quốc gia. Sau năm 1975 ông bị giam cầm hơn mười năm trời trong các trại tù Biên Ḥa, Sơn La , Yên Bái, Nghệ An , Hàm Tân. Khi ra khỏi nhà tù Cộng Sản, ông đă trở lại và thăm Hà Nội trong một tháng để chứng kiến và quan sát đời sống tại đây. Và với những điều đă nghe , nh́n , tại thành phố này, lúc sang định cư ở Hoa kỳ ông đă có nhiều chứng liệu xác thực cho văn chương của ông. Với trên hai mươi năm sống dưới chế độ cũng như sống ở trong nhà tù Cộng Sản, ông nh́n ra được những điều sâu xa khác với những cía tuyên truyền có chất hào nhoáng bên ngoài của một chế độ đầy khiếm khuyết , vô nhân dựa trên một chủ thuyết không tưởng.

 Tác phẩm Hành Tŕnh Một HO như một cuộc đối chiếu với những nhận xét và tài liệu mà  bạn bè ông , những người cùng chung cảnh ngộ với ông, vừa tới Hoa Kỳ chia sẻ. Cuốn sách đă cống hiến cho độc giả những phần sự thực của thảm cảnh quê hương Việt Nam bây giờ  với tư cách là một chứng nhân khả tín. Đời sống ấy , hiện thực ấy nếu những người Việt  mà chế độ trong nước gọi là Việt Kiều chỉ sống một thời gian ngắn ở xứ sở của ḿnh có thể không nhận ra… 

Ông đă viết Hành Tŕnh Một HO trong những ngày vừa chân ướt chân ráo đến Mỹ nên hoàn cảnh khá khó khăn. Ông kể về những cố công ấy của ḿnh:

“ Nhà tôi ở phía Đông Los Angeles xuống Westminster để trả bài tôi phải đi ba chuyến xe buưt mất gần bốn tiếng đồng hồ và lúc trở về cũng thời gian như vậy. Trong những tháng hè ngày c̣n dài và c̣n áp dụng giờ tiết kiệm, daylight saving time,đi xe buưt c̣n nhàn hạ nhưng từ cuối tháng mười vặn lùi lại giờ đúng lúc trời lạnh và chóng tối nên nên đi rất vội vă. Tuy vậy tôi vẫn phấn khởi và hy vọng sách sẽ ra mắt kịp vào dịp Tết Aát Hợi tháng giêng năm 1995…”

Tâm sự của ông , nỗi niềm của ông, có khi không phải là chuyện cá nhân riêng ḿnh mà đă thành nét chung mang của những người chung thế hệ. Trong một thời kỳ mà “ cột đèn đường cũng c̣n muốn vượt biên “ th́ con đường xin đi Mỹ theo diện HO có lẽ là phương cách rời bỏ quê hương tốt đẹp nhất so với cách chọn là thuyền nhân hay bộ nhân đầy nguy hiểm. Nhưng, cũng chưa hẳn là dễ dàng mà c̣n đầy những trắc trơ ûmà người HO phải  vượt qua…Đoạn  trường ai có qua cầu mới hay, những sự kiện ấy , những đời sống ấy chính  là những biểu tượng của một thời thế mà xă hội được chấm phá toàn bằng những nét đen tối nhưng con người ở tron g hoàn cảnh ấy phải vận dụng để tồn tại để sống c̣n. Một chế độ làm tiền công khai người dân bằng đủ mánh khóe thủ đoạn và cả một hệ thống từ trung ương đến địa phương tha hồ đặt riêng ra những luật và lệ mà mục đích giản dị là để vơ vét.

Kư giả Hồ Nam trong  tác phẩm  viết chung với Vũ Uyên Giang “100 Khuôn Mặt văn Nghệ Sĩ” đă kể chuyện về nhà văn Đặng Trần Huân khi ông ra khỏi tù Cộng sản sống ở thành phố Sài G̣n:

“.. Tôi c̣n nhớ rất rơ sau khi đi tù cải tạo về, Đặng Trần Huân làm nghề buôn bán sách truyện” con nít” tại cổng mấy trường tiểu học ở sài G̣n.Cứ sáng sáng mỗi khi Đặng Trần Huân bầy hàng là đám học tṛ tiểu học con nhà nghèo xúm đông xúm đỏ lại đọc “ cọp” truyện của Đặng Trần Huân nhiều hơn mua, nhưng mắt Đặng Trần Huân lại sáng lên có vẻ sung sướng lắm. Thường thường, Đặng Trần Huân làm nghề bán sách mỗi buổi sáng không tới một giờ đồng hồ  và cứ một ngày đạp xe đạp tới một trường tiểu học và luân phiên bảy ngày mới trở lại trường cũ. Bán sách xong Đặng Trần Huân thu sách ế bỏ vô túi đem đi uống cà phê ăn cơm tấm b́ hay gặm một khúc bánh ḿ độ nhật qua ngày và sau đó lại đạp xe tới mấy “ vựa “ ve chai mua sách cũ để “ làm hàng” cho ngày hôm sau.Theo Đặng Trần Huân th́ cái thời gian đáng sống nhất     trong một ngày của Đặng Trần Huân là thời gian tới các vựa ve chai lục lọi t́m mua sách cũ để làm hàng cho ngày hôm sau. Thơṕ gian này Đặng Trần Huân đă được đọc “ hầm bà lằng” đủ loại sách báo đông tây kim cổ và nhất là chuyện tiếu lâm…”

 Sinh sống như thế th́ thu nhập chắc cũng không khả quan ǵ mấy và chính từ chuyện kể của kư giả Hồ Nam  để chúng ta thấy được những cuộc sống lây lất không ngày mai của những người tù cải  tạo trở về sống trong một xă hội không hựa hẹn một chút ǵ tươi đẹp  cho bản thân họ và gia đ́nh họ.

Tuyển tập tạp văn Những Người Thích Dấu Huyền  tác giả vui chân đi từ đề tài này sang đề tài khác. Có chất văn học như bài viết về huyền thoại Tự Lực Văn Đoàn hay những hạt sạn trong văn chương phê b́nh nhẹ nhàng nhưng chính xác. Cũng có chất hiện thực cuộc sống như thắc mắc hai chữ HO từ đâu mà có hoặc những chuyện đầu Ngô ḿnh Sở,… Hay có thể là những trang tự sự như chuyện những hạt sỏi trong hành tŕnh HO  hay “ Trên  xa lộ 10 Đông, ba mươi tám giờ ngồi,” một  bút kư du lịch. Văn phong của tác giả Đặng Trần Huân  nhẹ nhàng, ngôn ngữ ôn tồn nhưng sâu lắng  . Thí dụ như khi ông viết Hà Nội Sáng Tạo Tiếng Việt có những đoạn như:

“Thành ra với văn tự Hà Nội th́ người và vật dùng lẫn lộn ḥa hợp ḥa giải rất là đề huề. Người và vật đồng hóa với nhau, chung đụng với nhau. Lănh tụ là Người, voi cũng là  người. Có phải thế chăng mà những người Cộng sản từ Liên Xô cũ, từ Đông Aâu sụp đổ cho tới Trung Cộng, Cu ba, Bắc Triều Tiên, Việt Nam đang hấp hối đều tôn thờ thuyết Darwin là loài người thoát thai từ khỉ.

Và cũng v́ thế mà một tạp chí Việt ngữ sống dai nhất trong lịch sử báo chí Việt Nam tự do khi nói về Cộng sản Hà Nội đă xếp vào chuyên mục Từ Người Xuống Vượn, Từ Vượn Lên Người”

 Tác phẩm Chữ Nghĩa Bề Bề   có những bài viết liên quan đến văn học và tác giả đă nói rơ tâm cảm cũng như mục đích của ông:

” …Trong những lá thư độc gia cũng có nhiều vấn đề được nêu lên, người viết xin có đôi lời trần t́nh. Có vị nói viết như mục này không phải là phê b́nh văn học. Xin thưa, ngay mấy tiếng phê b́nh văn học nghe đao to búa lớn quá kẻ này không đủ khả năng và không dám nhận.

Mục đích của người viết- nằm ở một nơi xa thị tứ thiếu tài liệu tham khảo- chỉ t́nh cờ đọc được cuốn sách hoâc xem được cuốn phim, nghe được bài hát nào thấy là lạ th́ phát biểu ư kiến về tác phẩm đó, ư kiến của một độc giả, một khán thính giả có tŕnh độ kiến thức trung b́nh như đa số. V́ vậy có khi chỉ nói lên sự thích thú hay nỗi bực ḿnh chủ quan với cả tác phẩm, có khi chỉ là góp ư cho một câu, một đoạn mà thấy cần phải nêu lên. Cũng không câu nệ là tác phẩm mới ra hay đă cũ mèm.Không cứ mới mà hay và cũ như Kiều mà dở.Cũng như bây giờ mới được đọc th́ cũ người mới ta, coi xong phải xuưt xoa hay nhăn nhó. Cũng như không phải một ca khúc được chính tác giả tŕnh bày th́ hay hơn người khác. Có khi tác giả chỉ giỏi về sáng tác mà không có giọng ca trời cho. Mà người đi xem v́ ái mộ nhà soạn nhạc nên muốn thấy cái dung nhan mùa hạ.

Chính khi nói với vài bạn trong giới văn nghệ về mục này có bạn thân chỉ ở cách vài dặm đă cười hề hề và nói:

-           Ông viết như thế th́ bố ai dám gửi sách cho ông để ông mang ra diễu hả!..”

Đúng là  ngôn ngữ nửa thật nửa chơi. Nhưng trong cuốn Chữ Nghĩa Bề Bề  có nhiều bài viết rất đứng đắn. Tác giả đặt vấn đề với sự cẩn trọng nhất là có sự nhận định về những cuốn sách hay đề cập đến những tác giả. Rơ ràng , với sự công tâm và cố gắng bớt đi sự chủ quan thiên kiến. Tác giả cũng là một người đi t́m cái đẹp cho văn chương và cái hay cho ngôn ngữ. Và ông cũng sẽ lắng nghe những phê phán nếu có…

           Thời gian mà nhà văn Đặng Trần Huân mất, th́ trước đó nhà văn Long Aân cũng đă qua đời.Chỉ trong vài tháng, tôi mất đi hai người khá gần gũi.Một người là anh Long Aân, thường hay chuyện tṛ bù khú với nhau, sau một tai nạn , đă ra đi , đột ngột và đau xót.

 Ngày cúng thất tuần của anh ở chùa Việt Nam, th́ gặp anh Đỗ Tiến Đức  cho biết là anh Đặng Trần Huân vừa vào bệnh viện và chắc không qua khỏi được trong vài ngày gần đây. Tự nhiên, tôi thấy có một cái ǵ mất mát.

 Trước đây tôi đă biết anh Đặng Trần Huân  từ lúc c̣n ở Saig̣n. Anh là người hàng xóm của ông anh cả tôi ở trong cư xá  ở bên cạnh trại cảnh sát dă chiến mà tụi tôi hay gọi là thành Amac. Lúc đó anh là một ông sĩ quan già lọc cọc chiếc Honda  sớm chiều đi về. Mấy người trong cư xá th́ gọi ông là ông nhà báo lính hay ông “ Chuyện cấm đàn bà”. Sở dĩ ông có biệt hiệu ấy là bởi v́  những bài viết mang nhan đề ấy  trên  báo chí quân đội như Chiến Sĩ Cộng Ḥa và sau  tuyển chọn lại in thành  một cuốn sách bán rất chạy, tái bản vài ba lần và làm ông nổi tiếng.

Có lẽ,tụi trẻ tụi tôi lúc ấy cũng chưa để ư lắm . Chúng tôi c̣n bận làm dáng với sách triết học Phạm Công Thiện hay lăng mạn với thơ Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền,hoặc mơ  mộng với văn xuôi Vơ Phiến , Mai Thảo.…  Tuổi trẻ thường nh́n văn chương như những cánh cửa mở vào những khung trời lạ , đôi khi chỉ có trong tưởng tượng. Chiến tranh càng ngày càng khốc liệt, năm Mậu Thân, tôi vào lính.  Sau  đó , chúng tôi mới có dịp làm quen với những tờ báo như Lư Tưởng,  Tiền Phong  hoặc Chiến Sĩ  Cộng Ḥa.  Đặc biệt trên tờ Chiến Sĩ Cộng Ḥa, tôi đă đọc những chuyện vui cười , cũng thấy hay hay, và  hiểu thêm được cái ngôn ngữ Trạng Quỳnh mà  nhà văn Đặng Trần Huân hiển lộng.. Và , h́nh như tôi cũng rất lạ lùng là một nhà xuất bản cực kỳ đứng đắn là nhà xuất bản “ Sáng Tạo “ của một nhà văn cũng cực kỳ mô phạm là nhà văn Doăn Quốc Sỹ , đă in “ Chuyện cấm đàn bà “  rồi tái bản tới bốn lần. Có lẽ, đó là một chuyện khá độc đáo thời đó. Nhà văn Đặng Trần Huân thật thà kể lại trong sự hồi nhớ của ḿnh:

”Năm 1969 tôi gom những chuyện đắc ư nhất để in thành sách. Tôi bàn với Duyên Anh, anh rất tán thành nhưng lại không khoái cái tên Chuyện cấm Đàn Bà mà tôi chọn. Cả hai trang truyện tiếu lâm mà Duyên Anh yêu cầu tôi viết cho Con Ong số vuân năm đókhi đăng anh cũng không đề tên Chuyện Cấm Đàn Bà mà đổi nhan đề thành Chuyện Cấm Cười.

Tôi th́ rất thích tên mà tôi đă chọn v́ cho đó là một cái tên úp mở gợi sự ṭ ṃ của nữ độc giả và cũng là một cái mộc che những chuyện dâm.Năm 1962 và 1963 tôi đă xuất bản hai tập truyện nhưng bán chậm nên lần này muốn có tên một nhà xuất bản cho thêm uy tín. Lúc đó, Tô Thùy Yên là trưởng pḥng văn nghệ Cục Tâm lư Chiến và chủ trương nhà xuất bản Hồng Lĩnh ( do tên thực Nguyễn Thị Băng Lĩnh bút danh Thụy Vũ, đệ nhị pḥng của anh) Tôi đề nghị anh xuất bản Chuyện Cấm Đàn Bà th́ anh nói với tôi điều kiện kiểm duyệt không bị bỏ bài nào.Tôi c̣n phân vân th́ anh đổi ư trả lời là Hồng Lĩnh chỉ xuất bản sách văn nghệ không thể in truyện tiếu lâm.

Tôi gặp anh Doăn Quốc Sỹ chủ nhà xuất bản Sáng Tạo, một nhà xuất bản lâu năm nhưng ít vốn. Sau khi chuyện tṛ. Biết anh không có đủ khả năng in một số lượng lớn tôi đề nghị mượn tên nhà xuất bảncủa anh. Doăn Quốc Sỹ cười:

-Nếu anh có tiền in th́ đâu có hề ǵ, anh cứ việc để tên Sáng Tạo miễn là phải in ấn cho đẹp như sách của Sáng Tạo.

 Rồi anh cười ha hả:

- Tiếu lâm cũng là văn hóa chứ sao!”

Tháng tư đen, rồi cả nước vào tù, không ở trong hộp lớn th́ cũng hộp nhỏ.Như tất cả các sĩ quan VNCH  anh Đặng Trần Huân cũng  rời cư xá ở đường Trần Quốc Toản để đi cải tạo tới hơn chục năm. Tôi th́ cũng vậy, dù đi tù ít năm hơn và vượt biên tới Mỹ trước hơn. Mười mấy năm sau, những đợt HO  đă mang anh tôi cũng như anh Đặng Trần Huân định cư xứ người . Và , chúng ta có thêm “ Hành Tŕnh một HáT Ô “, một bút kư ghi lại trung thực những mảnh đời sống của những người chậm bước đến sau. Đọc những trang sách, như một chứng tích ghi lại một thời thế mà ở đó,  chúng ta đă có những chọn lựa bất ngờ cho cuộc đời. Làm lại cuộc đời giữa tuổi về chiều, dĩ nhiên , ai mà chẳng xao động. Con đường nhân sinh chắc chắn không phải  trải toàn gấm hoa. Aùo cơm sinh kế đă mệt nhoài huống chi c̣n nghiệp văn chương đeo đuổi. Một thời những tâm tư được giăi bày , không mặc cảm và chân thành. Người sau đọc lại những trang sách này sẽ hiểu thêm được những khó khăn của những người đi t́m đất sống.

Sau bữa cúng thất tuần anh Long Aân, tôi và anh Hoàng Khởi Phong  cũng là một người cũng có lúc ở cư xá Trần Quốc Toản lên thăm anh Đ. T.Huân ở nhà thương. Anh Đỗ Tiến Đức đă dặn là nếu chậm th́ không kịp nữa. Anh Huân vẫn c̣n tỉnh táo và vẫn hứng khởi khi nói chuyện sách vở văn chương. Anh nhắc đến cuốn sách của nhà văn Hoàng Hải Thủy vừa xuất bản và dù anh bệnh hoạn vẫn viết một bài đọc sách nhiều chia sẻ. Anh cũng nhắc đến bài viết “ Cắtù chỉ văn chương “ mà anh có đụng chạm đến nhiều người . Anh nhấn mạnh rằng chính v́ quư mến và trân trọng nên anh mới có những góp ư chân t́nh như thế. H́nh như trong bài phỏng vấn của tôi về cuốn sách ‘ Chữ nghĩa bề bề “ anh  cũng tỏ bày tương tự.

Trong khi nói chuyện, tuyệt nhiên tôi không t́m được một nét nào của một người sắp xuôi tay đi về cơi khác. Anh vẫn hăng say nói về những suy nghĩ của ḿnh cả tiếng đồng hồ. Chúng tôi nhận được sự nâng niu văn chương của anh qua những diễn tả. Cũng như khi đề cập đến hiện trạng trong nước, anh  đă mang kinh nghiệm sống của ḿnh để thấy tiếc nuối cho một đất nước bị quá nhiều nghịch cảnh.

Tôi biết anh nặng ḷng với bút mực hơn ai hết. Anh đă in được 3 cuốn sách khi sống ở hải ngoại: Hành Tŕnh Một Hát Ô, Những Người Thích Dấu Huyền, Chữ Nghĩa Bề Bề. Không biết với những tác giả khác ra sao chứ tôi biết rơ mỗi cuốn sách của anh là cả những công tŕnh. Như chuyện anh cư ngụ ở xa khu vực Tiểu Saig̣n, không có xe phải đón bus mỗi lần đi từ sáng sớm đến tối mịt mới về. Rồi không kể sự chật vật tiền bạc, những tác phẩm ra đời với anh là một sự hy sinh ghê gớm.Tôi nghĩ văn học Việt Nam ở hải ngoại mà c̣n tồn tại được đến bây giờ là do những đóng góp và hy sinh của những người cầm bút mà anh  Đặng Trần Huân là một người trong đó.Ở đời sống này, ngồi vào bàn viết,  trước những tờ giấy trắng, sao cô đơn quá đỗi. Có lúc, trong suy tư  là một băi sa mạc cô liêu không người hưởng ứng.Có phải chúng ta đang ở trong chợ chiều của chữ nghĩa? Có một nền văn học lưu vong hay không và chúng ta c̣n tồn tại được bao nhiêu thập niên ? Những câu hỏi làm buồn ḷng những người có tâm huyết. Nhưng mỗi ngày vẫn có những cuốn sách ra đời và những bàn viết vẫn sáng đèn đến tận buổi khuya.Dù rằng có t́nh trạng vàng thau lẫn lộn nhưng nh́n thêm một cuốn sách mới ra đời là chúng ta lại  có cảm tưởng  gốc rễ của cây văn chương hải ngoại  có thêm nhựa sống.

Anh Đặng Trần Huân, bài viết này có hơi muộn màng.Những cuốn sách vẫn nằm im trên kệ  Có một lớp bụi mỏng.Đă gần tám năm anh đi vào cơi miên viễn.  Bây giờ , cảm xúc đă lắng đọng  sau một thời gian, em viết   những ḍng chữ này không ngoài một mục đích nêu  lên một trường hợp của một người cầm bút yêu văn chương và bất chấp những khó khăn  để theo đuổi cái nghiệp của ḿnh.

   H́nh như, ngày anh khởi hành đi vào một thế giới khác có tiếng hát “opera “ đưa tiễn anh. Tiếng hát đă vút cao trong ngày tiễn đưa hôm đó. Trời đang xanh nắng và ở mút tầng trời có những cụm mây. Em chắc anh đang lăng đăng ở trên ấy. Những cuốn sách ngàn trang đang giở ra.  Và ở trong đó ,có phần nào ghi chép từ “ Chuyện Cấm Đàn Bà “,” Hành Tŕnh Một Hát Ô “, “Những Người Thích Dấu Huyền “, hay “ Chữ Nghĩa Bề Bề “ …Chắc là phải có ? bởi , những ḍng chữ như vậyphát xuất từ một trái tim rất Việt Nam và yêu đất nước dân tộc như yêu chính bản thân ḿnh…

 

 

 

 

 

http://vkhuc.tripod.com/ConSoiGia.htm

http://www.chinhnghia.com/motsaochovt.asp

http://www.chinhnghia.com/ptdcchn.asp

http://www.chinhnghia.com/vongthanhomhinh.asp

http://www.chinhnghia.com/vtcaoloiduoi.asp

http://www.chinhnghia.com/traloitrongtin.asp

http://www.chinhnghia.com/hoidaphtn.asp

http://www.chinhnghia.com/thamgianghitruong.asp

http://www.chinhnghia.com/cackevietthuong.asp


 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: