US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.
Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.
La Fontaine
Dân Tộc Việt và Cuộc Chiến Bất Tận với Trung Hoa
Hồ Linh
Công cuộc nghiên cứu về nguồn gốc Dân Tộc Việt Nam đă tốn rất nhiều công sức và giấy mực của các học giả, Việt Nam cũng như ngoại quốc.
Tuy nhiên cho đến nay, mới chỉ có hai giả thuyết chính thức được đưa vào thông sử Việt Nam:
1/Học giả Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử Lược với truyền thuyết Họ Hồng Bàng của giống Bách Việt mà mọi người Việt Nam ai cũng biết. Đây là truyền thuyết đă có từ lâu đời, phát xuất từ truyền thuyết của người Mường, một dân tộc đă được coi là một phần của người Việt cổ mà Sử Gia Ngô Sĩ Liên đời Lê Thánh Tông đă đưa vào Đại Việt Sử Kư Toàn Thư.
2/ Sử gia Phạm Văn Sơn trong Việt Sử Tân Biên: Một giả thuyết căn cứ nhiều vào cổ sử Trung Hoa. Theo đó, dân tộc Việt Nam gốc Bách Việt, lập quốc trong vùng Nam Hoa. Cho đến đời con cháu Việt Câu Tiễn nước Việt xưng là Hùng Vương thứ VI bị nước Sở diệt, một trong ḍng dơi Câu Tiễn bỏ Nam Hoa, chạy tới vùng Bắc Việt tự xưng là Hùng Vương thứ VII, lập ra nước Văn Lang, ḍng Lạc Việt. Tuy nhiên, truyền thuyết về Họ Hồng Bàng vẫn được sử gia dùng như là giai đoạn khởi đầu của giống Bách Việt thời chiếm ngụ cả miền Nam Hoa.
Thập niên sáu mươi, Học Giả B́nh Nguyên Lộc bỏ ra hơn mười năm nghiên cứu sử sách, học Nhân Chủng học, Ngôn Ngử Tỉ Hiệu giữa các tiếng nói của các dân tộc vùng Á Châu, và lập thuyết trong một cuốn sách dầy hàng ngàn trang, tác phẩm Nguồn gốc Mă Lai của dân tộc Việt Nam. Triết Gia Kim Định đă lập triết An Vi dựa trên những lập luận và minh chứng qua huyền thoại nguồn gốc tộc Việt và và nền văn minh miền Nam đă bị Hán Tộc chiếm hữu. Và gần đây nhất, nhà khảo cứu Phạm Trần Anh với tác phẩm Nguồn Gốc Tộc Việt cũng làm sáng tỏ thêm cội nguồn của dân tộc ta. Nhưng những Thuyết này chưa được sử gia nào dùng để đưa vào Việt Sử, nên ít người biết đến ngoài các học giả Việt Nam cũng như ngoại quốc.
Giữa thời Hồng Hoang của Địa Cầu, con người xuất hiện như một kỳ diệu và bất khả giải thích.
Từ đó, theo thời gian, thứ thời gian mà năm tháng chỉ là một ư niệm tương đối, con người phát triển theo những tiến tŕnh mà các nhà khảo cổ và nhân chủng học đặt ra để gọi từng giai đoạn tiến bộ tùy thuộc vào chất liệu mà loài người biết dùng để chế tạo đồ dùng, khí giới cho ḿnh:
Thời cổ đá đẽo
Thời Đá trau
Thời Đồng Đỏ
Thời Đồng Pha hay Đồng Thau
Thời Đồ Sắt...c̣n được gọi là những tiến tŕnh văn minh của nhân loại.
Loài người họp thành những chủng tộc với một số những đặc điểm rất riêng biệt, mà khoa Nhân Chủng Học với kỹ thuật Đo Sọ là một khoa nhân văn, nhưng có tính cách khoa học chính xác tới 100%. Với sự nghiên cứu Sọ của các Chủng, nhà khoa học có thể xách định một chủng tộc là thuần chủng hay lai giống...một hay bao nhiêu lần. Mỗi chủng tộc ngoài thể tích và h́nh dạng của Sọ, c̣n có một số những đặc tính riêng, mà ngôn ngữ là một. Sau đó, lịch sử biến đổi đời sống nhân loại khiến trong cùng một chủng tộc được chia thành nhiều dân tộc. Sự khác biệt của các dân tộc trong một chủng tộc tùy thuộc vào đời sống và ảnh hưởng liên đới trong xă hội và môi trường sinh sống. Nhưng, giữa các dân tộc, họ đều có chung với nhau một số yếu tố bất biến.
Trong vùng Đông Nam Á nói riêng, Á Châu nói chung, dân tộc Việt Nam càng ngày càng chứng tỏ là một dân tộc lớn, có một nguồn gốc với tính cách dẫn đầu trong nền văn minh của Á Châu cũng như Nhân Loại. Nhưng, trước đây, thời c̣n lệ thuộc vào nước Pháp, chúng ta bị các nhà học giả thế giới coi thường, nên việc nghiên cứu về nguồn gốc dân tộc Việt Nam bị coi nhẹ so với những dân tộc có những di tích cổ như Cao Mên với Đế Thiên Đế Thích, Chàm với những tháp cổ ở miền Trung Việt, Thái Lan với sự đỡ đầu của Anh Quốc. V́ thế, khi nói tới chúng ta, họ thường cho chúng ta chịu ảnh hưởng hoặc thuộc các tộc khác như Thái(Đen hay trắng), Cao Mên, Chàm! Do đó, nguồn gốc dân tộc ta và văn minh Lạc Việt vẫn giậm chân tại chỗ kể từ năm 1923 là năm khai quật được Trống Đồng và một số cổ vật ở Đông Sơn, Thanh Hóa, nhưng họ lại cho là phát xuất từ những dân tộc ở Lưỡng Hà hay Ai Cập hoặc Trung Hoa! B́nh Nguyên Lộc đă âm thầm nghiên cứu để t́m một giải đáp trước tiên cho chính ḿnh và sau đó cho cả dân tộc Việt cái nguồn gốc đích thực của ḿnh.
Nhiều nhà nghiên cứu ngoại quốc hiện đại như bác học Carle Sauer, Giáo sư nhân chủng học, tiến sĩ Mỹ của đại Học Hawaii Wilhelm G.Solheim II, nhà thực vật học, cổ sinh vật học, và khảo cổ người Pháp, bà Madelein Colani đă hổ trợ rất đắc lực cho sự khả tín của học thuyết của học giả B́nh Nguyên Lộc, đă soi sáng vào nguồn gốc của Dân Tộc Việt và chứng tỏ địa vị của dân tộc ta trong cộng đồng thế giới đă lên khá cao.
Kết quả là B́nh Nguyên Lộc đă khám phá ra nguồn gốc dân tộc Việt liên quan tới lịch sử những cuộc thiên di vĩ đại ngay từ thời hồng hoang.
I. Khởi thủy của nhiều ngàn năm trước.
Dưới chân núi Himalaya (Hi nghĩa là núi) xuất hiện một chủng tộc mà cách đây năm ngàn năm, tại Ấn Độ cũng như miền Hoa Bắc (vùng trên sông Hoàng Hà của Trung Quốc) họ đă tự xung ḿnh là Mă Lai mà Tầu Hoa Bắc gọi lái đi là Ló hay Lạc và dân Aryen gọi là Mtlech'a, danh từ nhân gian gọi là Proto Malais mà B́nh Nguyên Lộc dịch là Cổ Mă Lai. Nhưng để gọi cái chủng tộc này, không biết v́ lư đo nào, các nhà học giả Tây Phương gọi họ là giống Indonesien! V́ từ này mà nhiều người cứ nghĩ rằng đó là dân Nam Dương Quần Đảo hay người Mă Lai Á là một dân tộc nhỏ ở miền nam bán đảo Thái Lan. Người Cổ Mă Lai tầm thước, da ngăm đen, tóc đen gợn sóng, nhuộm răng đen và xâm ḿnh.
Với khoa nhân chủng học, sọ của một chủng tộc không thay đổi trong ṿng 10,000 năm. Nếu chúng ta so sánh sọ của người Việt ngày nay với các sọ xưa khai quật được trên lănh thổ Cổ Việt, tất nhiên sẽ biết được dân tộc ta thuộc chủng tộc nào một cách chắc chắn và khoa học (tài liệu đo sọ các chủng tộc trên thế giới hoàn tất năm 1964 do các học giả Patte, Coloni và Mansuy). B́nh Nguyên Lộc đă làm công việc so sánh đó qua các công cuộc nghiên cứu của nhiều nhà bác học khác nhau và đưa tới kết quả không ngờ là ông đă chứng minh được rằng dân tộc Việt có sọ là sọ của chủng tộc Mă Lai này vậy.
Chỉ số sọ của người miền bắc Việt Nam: 82.49
Chỉ số sọ của người miền Trung Việt Nam 81.76
Chỉ số so của người miền Nam Việt Nam: 82.13
Của người Việt Nam (tổng trung b́nh công): 82.23
Chỉ số sọ của các nhóm Mă Lai khác:
Của người Thái: 82.25
Của người Cao Mên: 83.28
Của người Mường (bắc:79.60+trung 80.68) 80.14
Của người lai giống nhiều với dân bản địa Mélanê 79.98
Chỉ số sọ của các nhóm Mă Lai 82.19
Chỉ số so của các thứ người Trung Hoa: 78.27
Dung lương so trung b́nh của Mă Lai: 1341.485
Dung lương so trung b́nh của người Hoa 1440.000
Loai sọ của Mă Lai (chung) Việt Nam (riêng) là Brachycéphales (tṛn).
Của người Hoa Mesocéphales (dài).
Theo nguyên tắc, chỉ số sọ khác nhau 2 đơn vị đă là chủng tộc khác.
Sọ của Mă Lai khác hẳn với sọ của chủng Mông Cổ tức bắc Mongolich (chỉ số sọ là 81.40) và người Tầu Hoa Bắc, tức nam Mongolich (chỉ số sọ là 77.54).
Ta có thể kết luận: qua kết quả của sự so sánh trên:
Sọ của ta khác sọ Hoa Bắc và Hoa Nam rất nhiều về chỉ số sọ và dung lượng.
Sọ ta giống hệt sọ Mă Lai.
Sọ ta có tính cách Brachycéphales của Mă Lai.
Tất cả các dân mà tiền sử học nói là Mă Lai đều quả có sọ Mă Lai.
Ngoài ra, qua khoa ngôn ngữ tỉ hiệu, ông cũng chứng minh gốc ngôn ngữ của ta cũng mang ngôn ngữ Mă Lai.
Một thí dụ lư thú: dưới đây là một câu Việt Văn, nhưng đều là từ gốc Mă Lai: "Hắn lấy ná (tức nỏ) bắn chim làm rụng lá"
Trở lại chuyện xưa của người Cổ Mă Lai ở chân núi Himalaya. V́ bản địa là một vùng b́nh nguyên sỏi đá, không thích hợp để phát triển cho một số người càng ngày càng đông nên người Cổ Mă Lai phải thiên di.
Nhóm thứ nhất, kéo nhau vào tràn ngập vùng Nam Hoa tức vùng dưới Hoàng Hà (người Việt Hoa Nam sau này).
Nhóm thứ hai, đổ xuống phía Nam, chiếm cứ bán đảo Aán Độ (dân Ấn trước ngày bị giống Aryen xăm lăng).
Một nhóm nhỏ lên miềm tây bắc (rợ Khuyển Nhung sau này).
II. Thiên cư lần thứ hai.
Nhiều ngàn năm sau, dân số của chủng Cổ Mă Lai tiếp tục tăng, một đợt thiên di khác lại bắt đầu. Một trong đoàn lũ này tới chiếm vùng đông bắc Hoa Bắc tức vùng bắc của sông Hoàng Hà, gần tỉnh Hà Nam, Hà Bắc và Sơn Đông sau này. Nhóm người này tự xưng là Lai thay v́ Mă Lai mà Tầu phiên âm sai là Lê, là Lạc. Đồ dùng và khí giới mới tiến tới văn minh đá trau. Họ có một vật tùy thân bằng đá, được ráp một cái cán bằng cành cây gọi là cái ŕu hay lưỡi việt. Tộc Cổ Mă Lai này tiếp xúc với một chủng ở phương bắc là giống Mông Cổ, thuộc chủng Bắc Mongolic, người to lớn, da sáng, có đời sống du mục. Người Cổ Mă Lai lai giống với chủng Mông Cổ thành lập chủng mà sau này được đặt tên là Austro-asiatiques. Cả vùng gồm chín nhóm Lạc nên sử Tầu gọi là Cửu Lạc.
III. Sự xuất hiện của Hoa tộc.
Sáu ngàn năm trước Tây Lịch, tại vùng nam nước Nga tới biên giới Cam Túc, có một vùng đất Hy Lạp gọi là Serinde, Âu Tây gọi là Turkestan. Người Tàu sau này tới nhà Hán mới gọi là Tây Vức. Người thượng cổ ở đây là một giống da trắng, tóc đỏ, Hy Lạp gọi là giống Tokhares đă phát triển tới giai đoạn tân thạch(đá trau) cổ đến 10000 năm, và người Tàu gọi là Nhục Chi.
Giống người Nhục Chi này giao tiếp với Mông Cổ c̣n được Tầu gọi là Hung Nô. Hai bên sống chung ḥa b́nh với nhau ở biên giới Tây Vức và Trung Hoa ngày nay và lai giống để sinh ra một chủng mới có tính cách Mông cổ ở cái xương sọ, tóc thẳng và đen, da vàng, mắt xếch, mầu mắt đen, tiếng nói độc âm. Nhưng giống Nhục Chi ở thân thể to lớn. Đó là người Hoa Bắc. V́ cả hai đều là dân du mục nên người Tầu nguyên thủy tính t́nh cộc cằn, thực tế và chỉ biết có lư trí và cũng sống đời du mục.
IV. Cuộc thiên di thứ ba: Hiên Viên chiến Xi Vưu, 3000 năm trước Tây Lịch.
Ba ngàn năm trước Tây Lịch, người Cửu Lạc đang được thống lănh bởi Xi Vưu mà Tầu gọi là một Cổ Thiên Tử. Dân Cửu lạc đă sống bằng nghề nông với khí giới là cái ŕu có cán bằng đá trau, c̣n được gọi là lưỡi việt.
Giống con lai Tầu Hoa Bắc của Nhục Chi và Hung nô không có nơi phát triển nên phải di chuyển từ tây sang đông dọc theo con đường hành lang Cam Túc- Thiểm Tây trong hơn một ngàn năm dưới sự chỉ huy, theo truyền thuyết, của Tam Hoàng (trong có Thần Nông). Đồng thời với Xi Vưu của Cửu Lạc, giống Tầu này đang do một người ḍng dơi Hữu Hùng tên là Hiên Viên thống lănh. Họ là một chủng tộc du mục, giỏi chăn nuôi, quen chinh chiến. Trên đường xâm nhập, họ gặp giống người mà sau này họ gọi là Khuyển Nhung, một chi của người Cổ Mă Lai nhưng họ vượt qua v́ đất đai nơi đó cũng khô cằn. Khi họ tới vùng đất mầu mỡ phía đông lục địa thuộc Đông Thiểm Tây, nam Hà Bắc, bắc Hà Nam và một phần nhỏ Sơn Đông, có tên là Trác Lộc, người Tầu gặp Xi Vưu và đồng bào của ông. Hai bên giao chiến. Cuối cùng, dân Cửu lạc không chống cự nổi, nhất là Xi Vưu lại tử trận, nên bỏ chạy về hướng đông. Tại đây, họ chia tan tác thành nhiều nhóm, di tản theo những đường khác nhau. Nhóm thứ nhất chạy ngược về hướng bắc, tới đất Triều tiên hiên nay; nhóm thứ hai vượt biển về hướng đông, ra tới quần đảo Phù Tang; nhóm thứ ba vượt biển theo hướng nam; nhóm thứ tư vượt Hoàng Hà xuống vùng đất vùng hữu ngạn mà nơi đó, đă có người cùng chủng Cổ Mă Lai định cư từ rất lâu. Số c̣n lại đi không kịp, c̣n kẹt nơi vùng Sơn Đông, sau này Tầu gọi họ là rợ Đông Di.
Những người thuộc Cửu lạc thuyền nhân đi về hướng nam, một số trôi dạt tới vùng đất thuộc Cổ Việt (Bắc việt), một phần xuống tới miền Trung hoặc xa hơn tới đảo Célèbes thuộc Nam Dương quần đảo.
Nói riêng nhóm người vào vịnh Bắc Việt, tại đây họ lập nên triều đại Hùng Vương và nước Văn Lang với một nhà nước đă tương đối có quy củ, vua dậy dân lễ nghĩa, biết nghề nông và làm nhà sàn để ở.
Một phần nhỏ nhóm này vào định cư tại Miền trung Việt Nam.
Khoa học gọi tất cả những nhóm người này là Austro-aséatiques.
VII. Cuộc vượt Hà của chủng Hoa Bắc.
Năm 2085 trước Tây Lịch, vua nhà Hạ cho một người con thứ là Vô Dư đưa một nhóm người Tầu Hoa Bắc vượt sông Hoàng Hà sang bên hữu ngạn. Tại đây, người Tầu xin ngụ cư với người Cổ Mă Lai ở Hoa Nam. Từ khi có đầu cầu rồi, người Tầu Hoa Bắc tiếp tục di cư sang vùng này.
Tám trăm năm sau, người ta không c̣n nói tới đám người của Vô Dư nữa, nhưng thấy số người Hoa đă sang được nhiều mà người địa phương không úy kỵ ǵ, Vua nhà Chu phong cho Hùng Dịch, con cháu của một ông đại phu dậy học thái tử trong triều, tước Tử và đưa một đoàn người Tầu nữa qua sông Hoàng Hà, tới một vùng đất Tầu gọi là Kinh Man (gần núi Kinh Cức). Bọn này có mục đích thực dân thật sự ra mặt chinh phục người bản địa với sự hổ trợ của đám di cư trước và bọn con lai để thành lập nước Sở. Người Tầu thấy vơ khí của người Cổ Mă Lai Hoa Nam gồm đám tới đây thời xa xưa và những người Cửu Lạc hay Lạc Lê thuộc vua Xi Vưu qua sông Hoàng Hà sau này, là lưỡi "việt" (tiếng cổ Mă Lai pha âm là dịt), nên họ gọi người Cổ Mă Lai ở đây là "Việt". Tên Việt có từ thời đó.
VIII. Sự thành lập nước Sở và Bách Việt.
Những người Cổ Mă Lai hay Việt thuần chủng không muốn ở lại nước Sở của Hùng Dịch, chạy về hướng nam và đông, tụ lại với nhau và thành lập những nước Việt mới như Ngô Việt, U Việt, Mân Việt, Âu Việt? và họ đều nhận là dân Bách Việt, ḍng dơi Lạc Long Quân.
IX. Nước U-Việt của Câu Tiễn.
Thời chiến quốc, nước Ngô Việt và U Việt có chiến tranh với nhau, kết quả sau cùng vua U Việt Câu Tiễn diệt nước Ngô của Hạp Lư, làm bá chủ một vùng rộng lớn, bắc lên tới giáp ranh Sơn Đông.
Câu Tiễn truyền được bốn đời, trong gần một trăm năm th́ U-Việt bị Sở diệt. Sở kư ḥa ước với Mân Việt và Nam Việt, Âu Việt.
Lại một lần nữa, người Việt, Con cháu và một số thần dân của Câu Tiễn phải làm thuyền nhân ti nạn. Họ là người Mă Lai thuần chủng, khoa học gọi là Austronésiens. Họ chạy ra biển, chia ra ba nhóm:
Một nhóm dân thường đi về hướng Bắc, tới quần đảo Phù Tang, hợp cùng nhóm tới trước lập nên nước Nhật Bản ngày nay.
Một nhóm đi Mă Lai Á, rồi xuống luôn Nam Dương quần đảo.
Một nhóm xuôi Nam, lại vào vùng vịnh Bắc Việt, xin làm dân Văn Lang Cổ Việt dưới sự lănh đạo của Hùng Vương. Họ là bọn quư tộc, giầu có nên mang theo trống đồng, lưỡi ŕu chữ nhật bằng đồng pha và truyền thuyết mẹ Âu Cơ (họ gọi là Ngu-cơ đúng phát âm của cổ Mă Lai.)
Vua Hùng gọi thợ luyện kim trong nước tới, theo mẫu, đúc 1960 chiếc trống mới ban cho mỗi Lạc Hầu(lănh chúa) một cái. Tuy trước đó người Văn Lang không đúc trống đồng, nhưng kỹ thuật luyện đồng cũng đă ở tŕnh độ cao (cuối đồng pha, đầu đồ sắt) và họ cũng đă đúc được lưỡi ŕu có tay cầm bằng đồng pha. Các nhà khảo cổ cho rằng kỹ thuật này c̣n cao hơn bên Lưỡng Hà hay Tầu cùng thời điểm.
Nhờ cuộc di cư thứ hai tới Cổ Việt mà người dân Văn Lang sau này của vua Hùng là kết hợp của hai đợt di dân của người cổ Mă Lai. V́ thế từ văn minh, đến ngôn ngữ, truyền thuyết là sự kết hợp của hai nhóm cổ Mă Lai này. Người Tầu sau này biết dân ta lúc đó là một tổng hợp giữa Lạc Hoa Bắc (thời Xi Vưu) và Việt Hoa Nam (thời Câu Tiễn) nên gọi chúng ta là dân Lạc Việt.
Nếu so sánh truyền thuyết Họ Hồng Bàng với khoa khảo tiền sử, trước khi Vô Dư sang sông Hoàng Hà, th́ một hậu duệ của vua Thần Nông là Lộc Tục đứng ra lănh đạo nhóm Mă Lai thuần chủng đă di cư sang đây từ sáu ngàn năm trước Tây Lịch. Ông này tự xưng là Kinh Dương Vương, chiếm lĩnh vùng Động Đ́nh Hồ lập nước Xích Quỷ. Kinh Dương Vương có thể là Tầu lai bốn đời, nếu coi Thần Nông là vua của Tầu Hoa Bắc trước thời Hiên Viên diệt Xi Vưu, nhưng ông cũng đă đồng hóa với dân Cổ Việt Hoa Nam để trở thành y như một người Việt. Do đó, Lạc Long Quân là con nhà vua lên trị v́ cũng được coi như Việt chính ḍng rồi. (cho dù là Tầu Lai, nhưng dân vẫn là Việt thuần chủng).
Sự kết hợp Âu Cơ và Lạc Long Quân và truyền thuyết chia nhau 100 con để cho cổ sử hai ḍng Âu (chủng Thái, nhưng không phải người Xiêm sau này) và ḍng Lạc (người Việt Kinh). Đúng như khoa khảo cổ ngày nay đă chứng minh được.
Truyền thuyết của người Mường nói về Hồng Bàng thị và thời dựng nước của các vua Hùng Vương cũng không khác mấy với truyền thuyết chép trong Việt Diện U Linh và Lĩnh Nam Chích Quái sau này. Ngày xưa, trên cây nỏ của người Mường thường có vẽ hay khắc h́nh móng rùa, chứng tỏ đă có thời họ là dân Âu Lạc, thần dân của An Dương Vương.
Sau khi đánh bại Hai Bà Trưng, Mă Viện được ở lại cai trị Âu Lạc. Nhóm U-Việt (đợt di cư thứ hai) không hợp tác với kẻ đô hộ, đưa nhau thiên di lên vùng cao nguyên Bắc Việt. Họ được các học giả sau này gọi là dân tộc Mường, một nhóm thiểu số gần với người Việt ngày nay nhất. Trong suốt chiều dài lịch sử, hai dân tộc anh em luôn luôn giữ mối giao hảo. Họ đă gả con gái cho nhiều vua Việt mà họ gọi là "bua Yit" hay Hùng Wang.
Người Lạc Việt ở lại vùng đồng bằng càng ngày càng chịu ảnh hưởng Trung Hoa, nên Văn Hóa và tiếng của họ chịu ảnh hưởng nhiều của Trung Hoa, tính cách Mă Lai mất dần.
Tuy nhiên, với ngành nhân chủng học, cái sọ của những dân tộc đồng chủng không khác nhau quá 2 đơn vị. V́ thế, khi đo sọ của những dân tộc từ "thổ dân" bên Ấn Độ, từ Miến Điện tới Thái Lan qua tới Việt Nam và các dân thiểu số sống với chúng ta, dân Nam Dương quần đảo, Nhật bản, Triều tiên ?th́ chúng ta cùng chỉ số sọ với h́nh dạng tṛn( khác hẳn với sọ người Hán lớn hơn, khác 9 điểm và h́nh dáng sọ dài) chứng tỏ họ cùng một chủng tộc là người Cổ Mă Lai. Mỗi nhóm phát triển theo địa phương, cơ cấu, văn hóa để trở thành những dân tộc khác nhau nhưng đồng chủng.
X. Nguồn gốc Việt tộc qua Phạm Trần Anh.
Khởi thủy xuất xứ của tộc Việt. Một biên khảo mới nhất về nguồn gốc tộc Việt của nhà biên khảo Phạm Trần Anh qua tác phẩm Nguồn Gốc Tộc Việt đă lư giải những khúc mắc c̣n đọng lại trong Nguồn Gốc Mă Lai của B́nh Nguyên Lộc.
Cũng như B́nh Nguyên Lộc, tộc Việt khởi đi từ khu vực Hi Mă Lạp Sơn, tràn vào Trung Nguyên theo hai con đường đông bắc và tây đông, và một đường đi về Đông Nam là đất cổ Việt.
Nhưng khác hẳn B́nh Nguyên Lộc, Phạm Trần Anh xác quyết là tổ tiên tộc Việt xuất hiện đầu tiên từ vùng Ḥa B́nh mà ông gọi là Pro Hoà B́nh. Sau đó, để tránh nạn hồng thủy trong lịch sử nhân loại (đă từng được nói trong Thánh Kinh Ky tô Giáo và được khoa học cũng như lịch sử nhân loại chưng minh.) vùng đất cổ Việt là Bắc Việt hiện nay đă bị ch́m dưới nước, người cổ Việt phải di chuyển tới vùng Hi mă Lạp Sơn và sa mạc Gô-bi. Cho tới khi nạn hồng thủy chấm dứt, tộc Việt mới theo ba con đường di chuyển sang hướng đông. Ông cũng cho rằng Tam Hoàng gồm Phục Hy, Thần Nông và Nữ Oa là tổ tiên của ḍng giống người Việt. Do đó những nhân vật huyền thoại Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân đều là người Bách Việt. Ông cũng là người đều tiên nhắc đến việc vua Lê Thánh Tôn lập đền thờ phụng Xi Vưu để xác nhận nguồn gốc Bách Việt của chúng ta.
XI. Triết thuyết An Vi và nguồn gốc văn minh Việt Nho của Kim Định
Trong tác phẩm Việt Lư Tố Nguyên, triết gia Kinh Định dẫn sách Trung Quốc Dân Tộc Sử của Vương đồng Linh th́ sau thời băng giá thứ tư, con người rời bỏ hang động trong dẫy Thiên Sơn (Tây bắc Tibet và Tân Cương) đi xuống những vùng b́nh nguyên. Nhóm tiến về phía Tây là thủy tổ người da trắng. Nhóm đi về hướng đông là thủy tỏ dân da vàng. Bắc tam hệ gồm Măn tộc, Mông Cổ và Hồi tộc. Nam tam hệ gồm Hoa tộc, Miêu hay Viêm tộc và Tạng tộc. Cũng theo Kim Định, Viêm tộc tức Việt tộc theo ḍng sông Dương Tử tràn vào khai thác Dương tử Giang thất tỉnh gồm Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Giang Tô, An Huy, Chiết Giang. rồi lần theo b́nh nguyên Hoa Bắc tiến vào Hoàng Hà lục tỉnh gồm Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, Sơn Đông, Thiểm Tây, Cam Túc. Phía Nam, lan tới khu vực thứ ba gọi là Việt Giang ngũ tỉnh gồm Vân Nam, Quí Châu, Quảng Tây, quảng Đông, Phúc Kiến. Theo Chu Cốc Thành trong sách Trung Quốc Thông Sử và một số sử gia nữa th́ Viêm Tộc đă có mặt ở khắp nước Trung Hoa cổ đại trước các ḍng tộc khác tràn vào nên Viêm tộc kể là chủ đầu tiên. (Việt Lư Tố Nguyên trang 53). Đây là thời đại của họ Hồng Bàng và nước Xích Quỉ của Kinh Dương Vương và nước Văn Lang của Lạc Long Quân.
Khi Viêm tộc đă định cư rồi Hoa Tộc tuy theo Thiên Sơn nam lộ nhưng sống đời săn hái ở vù ng Tân Cương, Thanh Hải. Về sau, họ theo khuỷu sông Hoàng Hà tiến vào chiếm các vùng đang thuộc Viêm tộc.
Kể từ giai đoạn này, nguồn gốc các tộc người đă đi vào lịch sử. Cuộc xâm lăng đầu tiên của người Hoa, do Hiên Viên cầm đầu đă tấn công Viêm tộc tức cũng là Việt Tộc được cầm đầu bởi Xi Vưu. Ba cuộc đại chiến giữa hai bên đă xẩy ra tại Trác Lộc. Kết quả lănh tụ Việt là Xi Vưu tử trận, Hoa tộc độc chiếm sáu tỉnh lưu vực sông Hoàng hà để lập quốc. Trận chiến này và cuộc tháo chạy của tộc Việt đă được cả ba tác giả B́nh Nguyên Lộc, Trần Nguyên Anh và Kim Định nói tới.
Theo thời gian, qua gần ba ngàn năm lịch sử, ở bất cứ triều đại nào, người Hoa cũng đem ḷng xâm lấn đất đai của Việt tộc như một sự kiện nằm trong máu của dân tộc họ. Thời loạn Xuân Thu rồi tới Chiến Quốc, đất của các quốc gia của người Bách Việt mất dần. Tới thời Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, những tưởng một vùng trung nguyên rộng lớn về đất đai, đông đúc về dân số ( v́ không những họ chiếm đất mà c̣n dùng chính sách tàn bạo để đồng hóa dân Việt bị trị ) là đă quá đủ thỏa măn cho người Hoa. Lúc đó, người Việt thuần chủng chỉ c̣n một rẻo đất miền Hoa Nam nằm trong mấy tỉnh cực nam Trung Quốc là Vân Nam, và lưỡng Quảng cũng không thoát khỏi những cuộc tấn công triền miên của quân Tần. Cuộc đốt sách, chôn Nho cũng là một chính sách tàn bạo để xóa sổ tộc Việt và nền văn hiến của chúng ta.
Cho tới khi Lưu Bang, một người gốc Bách Việt từ sông Hán vùng dậy lật đồ chế độ nhà Tần, thống nhất Trung Hoa. Khi nắm giữ được thiên hạ đă quên luôn cội nguồn, tiếp tục vương quyền của người Hoa để trở thành một Hoàng Đế của Hoa tộc, nối tiếp sự nghiệp của Thương Chu ngày trước. Và cũng từ đây, người Hoa đă tự thay đổi danh xưng mà trở thành Hán Tộc. Và cũng từ vương triều này, người Việt nguyên thủy mất luôn phần lớn đất đai của ḿnh khi bị quân nhà Hán thôn tính nước Nam Việt của Triệu Đà, miền Vân Nam của Đại Lư, miền Quảng Tây của Tây Âu, giết tù trưởng là Địch Hu Tông để cuối cùng Viêm tộc tức Bách Việt khi ở trung nguyên xa xưa chỉ c̣n lại một thiểu số vô cùng kiên cường là nhóm Lạc Việt với nước Văn Lang của 18 vị Hùng Vương trong một dải đất hẹp là Bắc Việt và một phần nửa Trung Việt của nước Việt Nam ngày nay.
Và từ đây, lịch sử của nước Việt là một chuỗi những thế kỷ tranh đấu gian khổ để giữ yên bờ cơi của ông cha để lại. Từ Nam Việt Vương Triệu Đà tới các cuộc khởi nghĩa dành độc lập của Trưng, Triệu, của Lư Bôn, Mai thúc Loan, Phùng Hưng tới thời dựng nước của nhà Ngô, nhà tiền Lư và các triều đại nhà Đinh, Tiền Lê, Lư, Trần, rồi hậu Lê , Mạc, Hồ, Nguyễn Tây Sơn sau này đều có những trận thư hùng với quân Trung Hoa của người Hán. Trong suốt những năm tháng đó, đă có thời kỳ người Việt mất nước, chịu sự cai trị của người Hán. Chính sách xâm lược này triều đại nào của Trung Hoa cũng có, kể cả những triều đại đô hộ Trung nguyên như nhà Nguyên của Mông cổ, nhà Thanh của Măn Châu.
Một sự vô cùng trái lẽ là Trung Hoa có một lănh thổ rọâng mênh mông, dân Hán ở không hết, tài nguyên dồi dào không nước nào sánh bằng, thế mà một dải đất nhỏ hẹp của một dân tộc trong quá khứ đất nước đă bị người Hán thôn tính gần hết, thế mà lúc nào họ cũng ngấp nghé t́m cách chiếm đoạt từng tấc đất trên lănh thổ của ta, (số đông họ cũng vốn cũng là người Bách Việt đă mất gốc). Nói tới cái ḷng tham vô đáy này, trong lời nói đầu tác phẩm Bách Việt Tiên Hiền Chí của tác giả Âu Đại Nhậm (người Việt) do học gỉa Trần Lam Giang dịch sang Việt ngữ, ông Trần đă viết trong lời nói đầu "Ḍng lịch sử phương Đông cho thấy Tầu luôn luôn dựa vào bạo lực, núp dưới khẩu hiệu "Tứ hải giai huynh đệ", không bỏ lỡ cơ hội nào để có thể xâm chiếm các nước láng giềng, chiếm cả văn hóa bản xứ, mưu đồ đen tối đồng hóa diệt chủng." (Bách Việt Tiên Hiền Chí trang 17).
Một kinh nghiệm sống về chính sách tiêu diệt các quốc gia láng giềng là nước Tây Tạng có hơn một ngàn năm lịch sử. Với một cuộc xâm lăng tàn bạo bằng vơ lực, năm 1950 Trung Cộng tiến chiếm Tây Tạng, áp dụng một chính sách diệt chủng, diệt tôn giáo khiến Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng chính phủ Tây Tạng đă phải vượt biên, một hành tŕnh vô cùng cam khổ và nguy hiểm, sang tị nạn chính trị tại Ấn Độ. Hăy đọc lời tâm sự vô cùng đau khổ của vị Phật Sống qua bài tựa cuốn hồi kư Nước Tôi và Dân Tộc Tội :"Khi quân đội Trung Cộng vào Tây Tạng năm 1950 và chiếm đóng phần phía đông, th́ tôi và dân nước tôi ở vào một t́nh thế không thể cứu văn được và gần như tuyệt vọng. Chúng tôi đă kêu gọi nhiều quốc gia đứng đầu thế giới và Liên Hiệp Quốc, để xin họ can thiệp giúp chúng tôi, nhưng những lời kêu gọi giúp đỡ đă bị bác bỏ....". Hơn một nửa thế kỷ trôi qua, một nhân vật uy tín như Đức Đạt Lai Lạ Ma, người đă được giải Nobel Ḥa B́nh, phải bôn ba khắp nơi mưu t́m, không phải một nền độc lập, mà chỉ khiêm tốn, một chế độ tự trị mà thôi cho dân tộc Tây Tặng mà không có một chút kết quả. Ngày nay, dân Tây Tạng đang bị Hán Tộc đồng hóa như tộc Bách Việt chúng ta ngày trước.
Hiện nay, chỉ c̣n bốn năm tháng nữa,( mùng 8 tháng 8 năm 08), Trung Cộng khai mạc Thế Vận Hội Olympic mùa Hè th́ cuộc biến động tại Tây Tạng bộc phát dữ dội chưa từng thấy. Nhiều ngàn sư săi và dân Tây Tạng xuống đường tại thủ đô Lhasa trước họng súng đàn áp dă man của lính Trung Cộng. Hàng trăm người dân và sư săi Tây Tạng đă gục ngă khiến toàn thể cộng đồng thế giới phản đối (trừ vài quốc gia cộng sản anh em như Việt Cộng chẳng hạn). Vấn đề nhân quyền và tẩy chay Thế Vận Hội đối với Trung Cộng được các quốc gia trên thế giới đặt ra. Cho đến hôm nay, 03/20/2008, mười hôm nữa 04/01/2008 ngọn lửa thiêng Thế Vận Hội sẽ khởi hành từ Pantathenaiko tại Athens ṿng quanh thế giới, trước khi về Bắc Kinh, cuộc đàn áp bằng họng súng của quân xâm lược Trung Cộng vẫn c̣n gây cấn tại Lhasa khiến Đức Đạt Lai Lạt Ma đang sống lưu vong tại Ấn Độ, nơi có chính phủ lưu vong của ngài, đặt vấn đề ngài từ chức lănh đạo thế quyền nếu cuộc đàn áp diệt chủng, diệt tôn giáo của Trung Cộng không chấm dứt. Ngài đă bay sang Bắc Kinh để t́m con đường ḥa giải để cứu dân nhưng chính quyền Trung Cộng không chấp nhận nên máy bay của ngài phải quay về Ấn Độ!
Để chấm dứt bài này, chúng tôi xin trích một đoạn Giới thiệu cũng trong sách kể trên của Trung Tâm nghiên Cứu Văn Hoá Việt :
"Hỡi ơi, Bách Việt ngày nay c̣n lại những ḍng tộc nào? Có c̣n chăng là Việt Văn Lang trên mảnh đất h́nh chữ S ven bờ Đông Hải. Lịch sử của Việt Văn Lang là chống chọi triền miên với các cuộc xâm lược của Bắc Tộc (tôi muốn thêm và những bọn Bách Việt Hoa hóa, mất gốc) để ǵn giữ nền độc lập, tự chủ cho mảnh đất cuối cùng của Bách Việt ở cơi Nam"
Qua các triều Đinh Lê, Lư Trần xa xưa, với những cánh quân xâm lược mạnh như vũ băo mà tổ tiên ta đă không để một tấc đất. Thế mà ngày nay, đất nước được bọn cầm quyền khoe khoang là thời thanh b́nh, thịnh vượng mà núi sông biển cả của ta đă rơi vào tay bọn Hán tộc nhiều ngàn cây số vuông, từ đất biên giới tới vùng rộng lớn lănh hải thuộc Hoàng Sa, Tây Sa, không phải tốn một giọt máu, một viên đạn. Bọn cầm quyền Hà Nội hèn nhát, không dám hé răng phản đối một lời, Không những thế, chúng lại c̣n thẳng tay đàn áp, bắt bỏ tù những sinh viên, học sinh yêu nước biểu t́nh bất bạo động, phản đối chính phủ Trung Hoa ở Hà Nội và Sá G̣n. Phải chăng đó cũng là bọn con cháu của Lưu Bang ngày xưa. Chúng ta rất đáng xấu hổ với những thế hệ mai sau.
Giả thử, một ngày nào, một cuộc xâm lăng của Trung Cộng vào Việt Nam như đang xảy ra tại Tây Tạng, bọn đồng đảng của Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng sẽ xử trí ra sao hay cũng sẽ dùng luận điệu a dua với quan thầy như những lời tuyên bố của giống ḅ nhai lại luận điệu của kẻ xâm lược như chúng đang làm mấy ngày gần đây, và dâng kiến nghị tuân thủ cuộc xâm lược diệt chủng của giống Đại Hán hung tàn như Phạm Văn Đồng đă từng làm trong quá khứ ô nhục!
Ngày nào đám người cộng sản vô tổ quốc, mê muội này c̣n cầm quyền, đại nạn dân Lạc Việt c̣n sót lại của tộc Bách Việt bị giống Hán đồng hóa bằng cách này hay cách khác sợ khó tránh khỏi !
Xuân Mậu Tư, 2008
Hồ Linh
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/
http://nguoidalat.informe.com/forum/
http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/