Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

DOLLAROCRACY

- John Nichols & Robert W. McChesney)

 

Những thách thức trong tiến tŕnh dân chủ Hoa Kỳ

 

Suốt năm 2011, Hoa Kỳ đă kinh qua những cuộc biểu t́nh lớn nhất và rộng khắp nhất từ nhiều thập niên. Trước sự ngạc nhiên, thậm chí kinh ngạc, của các chính trị gia, học giả, và truyền thông báo chí, vô số người Mỹ vô cùng thất vọng với sự thối nát  của một hệ thống chính trị - và bầu cử - nên họ muốn xuống đường. Họ đứng lên để phản đối một thế giới bị đô hộ bởi những người giàu có và những tập đoàn khổng lồ. Họ đang nh́n vào một tương lai có vẻ thuộc về một thiểu số đặc quyền đặc lợi thay v́ đại quần chúng Hoa Kỳ, và họ tuyên bố muốn một tương lai khác - một tương lai phục vụ cho mọi người. Đó là một thách thức trực tiếp đối với minh triết thượng phong của đám cầm quyền và những học giả quá bận tâm xưng tụng Hoa Kỳ khoảng 2011 như là quốc gia tự do nhất và dân chủ nhất thế giới nên họ đă không nh́n thấy được bằng chứng của tŕ trệ chính trị và suy đồi dân chủ.

Theo ghi nhận của Huntsman, trong một quốc gia mà hàng triệu người Mỹ quyết định không bỏ phiếu v́ họ nghĩ tiến tŕnh chính trị  bị thao túng để đưa ra những kết quả theo ư muốn của những tay cướp đầu nậu đương thời, đây chẳng c̣n là lúc đặt câu hỏi có hay không có một cuộc khủng hoảng. Chẳng c̣n ư nghĩa ǵ, đừng nói là được phép hay không được phép, xem thường cuộc khủng hoảng trong tiến tŕnh chính trị của chúng ta, v́ nó đă vượt khỏi hẳn những thách thức nẩy sinh từ tiền bạc của các tập đoàn và sự phục hồi của chủ nghĩa đại kim ngân mà phong trào Cấp Tiến (Progressives) của thế kỷ vừa qua đă tranh đấu chống lại v́ sự sống c̣n của quốc gia.

Điều đang ghi nhận là Hiến Pháp Hoa Kỳ không bao gồm bảo đảm nào về quyền đầu phiếu, và sự thiếu sót đó thường xuyên bị khai thác bởi bọn đầu cơ chính trị nhằm biến Hoa kỳ thành một nền dân chủ cho một thiểu số, một tập đoàn tại phiệt trong yếu tính.

Nỗi thất vọng đang lan tràn trong dân chúng đối với những cuộc bầu cử và hệ thống chính trị đương thời dứt khoát chẳng phải là vô lư. Loại xă hội mà chúng ta hiện có được hiểu chính xác như là một chủ nghĩa dollar (Dollarocracy) đúng hơn là một nền dân chủ. Chúng ta có một hệ thống hiện được định nghĩa như mỗi dollar một phiếu thay v́ mỗi người một phiếu. Chúng ta sống trong một xă hội trong đó một thiểu số những cá nhân giàu có khủng khiếp và những tập đoàn khổng lồ kiểm soát phần lớn dollars - và, rộng hơn, nắm phần lớn quyền hành. Họ mua những kết quả bầu cử để nắm quyền kiểm soát chính phủ, và họ thuê mướn những chuyên viên hành lang để kiện toàn sự kiểm soát đó sao cho sự phân phối của cải và lợi tức  tiếp tục nghiêng về lợi thế của họ. Đó không phải là một điều bí mật. Các cuộc thăm ḍ cho thấy hơn 60 phần trăm người Mỹ hiểu rằng cơ cấu kinh tế quốc gia bị mất thăng bằng và chỉ thiên vị một phần tử rất nhỏ những người giàu và bỏ mặc thanh phần c̣n lại. Và người Mỹ thất vọng khi thấy những cơ cấu chính trị bị xuyên tạc và thối nát đến độ không một cái ǵ có thể thay đổi hoàn cảnh nầy được. Như Jeffrey A. Winters,  một nhà chính trị học, đă mô tả nền chính trị Hoa Kỳ khoảng năm 2012, "Nền dân chủ tỏ ra rối loạn măn tính khi gặp phải những chính sách phục vụ người giàu."

Robert Kennedy Jr. nhận định, "Chúng ta hiện đang rơi tự do vào tay bọn đầu sỏ kiểu cũ, độc hại, cướp bóc và độc tài. Vốn là biểu mẫu hàng đầu thế giới về dân chủ và một giai cấp trung lưu vững chăi,  Hoa Kỳ hiện rơi vào tay bọn đầu sỏ và bạo chúa tập đoàn. Hoa Kỳ ngày nay trông giống như một nền kinh tế thực dân, với một hệ thống càng ngày càng có xu thế làm giàu thêm đám thiểu số một phần trăm và phục vụ những nhu cầu lái buôn của các công ty liên quốc ít khi trung thành với tổ quốc chúng ta."

Chủ nghĩa Dollarocracy ngự trị trên thực tế, như được cho thấy trong một loạt những dự án nghiên cứu tiên phong gần đây của các nhà chính trị học. Những nghiên cứu và phân tích độc lập nầy đi đến một đồng thuận hết sức ngạc nhiên cho rằng những quyền lợi và lập trường của phần lớn dân chúng Hoa Kỳ dứt khoát không có một ảnh hưởng nào trên những quyết định của Quốc Hội hay các cơ quan hành pháp ngày nay, ít nhất khi chúng đi ngược với những quyền lợi của một hệ thống vận động hành lang quyền thế hay một giai cấp đại gia. Khi những quan điểm của người nghèo, giai cấp lao động, và trung lưu mâu thuẫn với quan điểm của giới đại gia, th́ những quan điểm của người nghèo, giai cấp lao động, và trung lưu ngưng có ảnh hưởng.

Từ năm 1873, Edward Ryan, chủ tịch Tối Cao Pháp Viện của Wisconsin, đă cảnh cáo, "Đang ló dạng một quyền lực đen mới. Sự tích lũy của cải cá nhân dường như to lớn hơn trước kể từ khi Đế Quốc La Mă sụp đổ. Những doanh nghiệp của quốc gia đang tập hợp những sát nhập khổng lồ của nhiều tập đoàn với số tư bản vô tiền khoáng hậu, đang táo bạo đi tới, không chỉ v́ chinh phục kinh tế mà c̣n v́ quyền lực chính trị. Lần đầu tiên trong chính trị, tiền bạc đang lấn sân cơ chế chinh phủ. Câu hỏi sẽ được nêu lên, và nêu lên trong thế hệ của bạn, mặc dù không hoàn toàn trong thế hệ của tôi: ai sẽ cai trị - của cải hay con người; ai sẽ lănh đạo - đồng tiền hay trí năng; ai sẽ điều hành các cơ quan công quyền - những người tự do có học vấn và yêu tổ quốc hay đám nông nô phong kiến của bọn tài phiệt?"

 

Những thách thức trong tiến tŕnh dân chủ Hoa Kỳ phần II

 

Sự thật mà các chính khách nói ra ngày nay là một sự thật phũ phàng. Khi than phiền về "t́nh trạng khiếm khuyết nguy hiểm của chính phủ" vốn đă bỏ mặc những vấn đề quan yếu không giải quyết, trong cuốn sách The Future của ông năm 2013, cựu phó tổng thống Al Gore không nghĩ rằng từ thập niên 1890  việc thực thi quyết định chính sách của Hoa Kỳ đă yếu kém, vô hiệu, và nô lệ trước những quyền lợi tập đoàn và những nhóm lợi ích khác như ngày nay. Từ một hướng nh́n khác, cựu ứng viên tổng thống thuộc Đảng Cộng Ḥa Jon Huntsman đă chỉ trích những khiếm khuyết về lănh đạo cũng như về niềm tin và tuyên bố rằng, v́ bị thối nát bởi tiền bạc và xói ṃn bởi chủ nghĩa khuyển nho thô bạo trong những chính sách tiêu cực, "hệ thống chính trị đă tan vỡ. (the system is broken)." Nhưng sự h́nh dung mang tính phê phán nhất về tệ trạng đó đă đến từ cựu tổng thống thâm niên nhất của Hoa Kỳ, Jimmy Carter, người đă nh́n xuyên qua hiện cảnh chính trị Hoa Kỳ giữa cuộc bầu cử năm 2012 và đă nh́n thấy một tiến tŕnh chính trị "bị bắn xuyên thũng bởi tham nhũng tài chánh" và chứng kiến "Hoa Kỳ đă hoàn toàn biến trạng thành một tiến tŕnh tranh cử tiêu cực."   

Khi mô tả phán quyết của Tối Cao Pháp Viện trong vụ kiện Citizens United v. FEC như là "một thắng lợi lớn của các đại công ty xăng dầu, các ngân hàng Wall Street, các ông ty bảo hiểm và những nhóm lợi ích quyền thế khác đang xử dụng quyền  hành mỗi ngày ở Washington để trấn át những tiếng nói của người dân Hoa Kỳ," trong tư cách một quan sát viên bầu cử nổi tiếng nhất hành tinh, Carter tuyên bố rằng "chúng ta có một trong những tiến tŕnh bầu cử tệ hại nhất thế giới tại Hoa Kỳ, và đó hầu như hoàn toàn là do người ta đổ vào quá nhiều tiền."

Chúng ta nghĩ sao nếu một cựu tổng thống nào đó vừa nổi tiếng thế giới vừa là khôi nguyên Nobel của một quốc gia khác nào đó nói rằng xứ sở của ông ta đă kinh qua những tiến tŕnh bầu cử tồi tệ nhất thế giới? Với tư cách người Mỹ, có thể chúng ta sẽ hoài nghi một cách chính đáng nếu có người cho rằng quốc gia vừa nói đạt được những tiêu chuẩn căn bản của chế độ dân chủ. Thậm chí chúng ta có thể đe dọa cắt viện trợ cho đến khi những cải tổ được tiến hành. Nhưng giống như con ếch trong lọ đang từ từ sôi, chúng ta không luôn luôn phản ứng với cùng độ cấp thiết trước những chỉ dấu của một cơn khủng hoảng trong nước.

Cuốn Dollarocracy nầy đi đến một kết luận hiển nhiên và tất yếu đối với bất kỳ ai để ư đến quan điểm của những người như Gore, Huntsman, và Carter: V́ chính nền dân chủ đang bị đe dọa nghiêm trọng, các công dân, như họ đă làm trước kia, phải phản ứng với sự mạnh dạn thích hợp để duy tŕ thử nghiệm Hoa Kỳ. Đó là một cuốn sách cực đoan theo nghĩa tốt đẹp nhất của nó. Nó nhắc nhở dân chúng Hoa Kỳ, những người, theo các thăm ḍ cho biết, vốn ư thức được cơn khủng hoảng và đang đi t́m giải pháp. Nó nhắc nhở họ lời nói đầy thông thái của Mục Sư Martin Luther King Jr.,

"Khi bạn đúng th́ bạn không khỏi cực đoan thái quá

(“When you are right you cannot be too radical.”)

Đó không chỉ là đúng mà c̣n cần thiết phải đạt đến một nhận thức về qui mô của cơn khủng hoảng, phải nhận thức được rằng một bàn thảo về một "hệ thống tan vỡ" phải xác định được những điểm găy đổ: đó chắc chắn là ảnh hưởng của những nhóm lợi ích trên hệ thống chính trị của chúng ta, nhưng đồng thời là sự sụp đổ của một hệ thống truyền thông đủ lớn để vạch mặt chỉ tên bọn rao bán ảnh hưởng; sự bỏ rơi những tiền đề căn bản về dân chủ về phía những đảng viên muốn thắng bằng mọi giá; và sự vươn lên của một giai cấp tham vấn muốn biến chính sách "thắng bằng mọi giá" đó thành hiện thực bằng cách định h́nh guồng máy tranh cử bằng tiền và truyền thông vốn bất chấp nguyện vọng dân chúng chẳng khác nào guồng máy kỹ nghệ và quân sự.

Bao giờ cũng vậy, sự thay đổi phải đến từ người dân. Nó phải vượt lên quan hệ đảng phái và ư thức hệ, vượt lên những biên giới của một cuộc bàn thảo vốn thường xuyên bảo vệ hệ thống đổ vỡ đó thay v́ thách thức nó. Cuốn Dollarocracy mời độc giả trân quư những ǵ tốt đẹp nhất về Hoa Kỳ: quyết tâm  phá vỡ biểu mẫu đang ngự trị và bắt đầu thế giới trở lại. Lich sử của chúng ta nói với chúng ta rằng người dân Hoa Kỳ có thể phục hưng đất nước của họ và lều lái tiến tŕnh dân chủ đến một tương lai không những tót đẹp hơn bây giờ mà c̣n tốt đẹp hơn những thời kỳ tốt đẹp nhất trong quá khứ của chúng ta. Hoa Kỳ là một quốc gia tiến bộ, và, một lần nữa, đă đến lúc nó phải tiến bộ.

 

Chủ Nghĩa Đô-la

(Dollarocracy – John Nichols)

 

Vào năm 2002, các quan sát viên chính trị ghi nhận rằng ngày nay không đảng nào nỗ lực nhiều để động viên hàng chục triệu người Mỹ nghèo hơn và ít học hơn vốn không phải là thành phần cử tri hiện thời. Cả một giai cấp tham vấn đă đứng lên để nói với các chính trị gia Dân Chủ rằng cách duy nhất để thắng là tranh thủ cánh trung, hay thậm chí cánh hữu, nhất là trên những vấn đề kinh tế.

Bob Herbert, phụ trách xă luận của tờ New York Times, cho rằng Đảng Cộng Ḥa được định nghĩa chính xác là một đảng chuyên nhắm vào những quyền lợi của những người rất giàu. Đảng Dân Chủ thí ít hơn, nhưng tôi nghĩ họ cũng nhắm vào những quyền lợi của người giàu.

Có nhiều yếu tố khiến những chiến dịch tranh cử phải sửa đổi chính sách và chính phủ Hoa Kỳ trong thập niên 1970. Những chính sách nầy bao gồm những hoạt động hành lang mỗi ngày một gia tăng rộng lớn; khiến truyền thông báo chí có thiện cảm hơn với giới kinh doanh, cuối cùng tạo ra giới truyền thông thân kinh doanh; khiến cho các đại học thân kinh doanh hơn; tạo ra những nhóm thảo thuyết (think tanks) và những con đường khác nhằm sản sinh những quan hệ công cộng trải rộng trên các đặc tính của tự do kinh doanh, tự do thị trường, và tính dối gạt về bất kỳ thứ ǵ có mặt trên lối đi của họ, và khiến các ṭa án thân thiện hơn với những quan tâm của giới kinh doanh. Nhưng mối ưu tư không đâu lớn bằng khi thấy hệ thống bầu cử bị biến trạng để dễ chịu ảnh hưởng của giới kinh doanh và đễ sản sinh những kết quả nhằm thỏa măn người giàu. Khi người ta quả quyết dự án đă thành công, quả quyết đó không đến với luận điệu thổi phồng của Đảng Cộng Ḥa mà đến với ngôn ngữ tự chế và ḥa hoăn của Đảng Dân Chủ. Nếu chủ đích của tân trang tiến tŕnh chính trị là làm cho nó dễ dàng hơn để những tập đoàn làm chủ t́nh h́nh, th́ đây là biện pháp thiết thực nhất để thành công: một hệ thống dạy kèm lưỡng đảng trong đó mọi cuộc bàn thảo đều xoay quanh chuyện đảng nào tốt hơn cho giới kinh doanh.

Chắc chắn vẫn c̣n những dị biệt thực sự giữa Cộng Ḥa và Dân Chủ. Những khác biệt nầy rất rơ trên những vấn đề như phá thai và đồng tính luyến ái. Nhưng các tập đoàn không quan tâm nhiều đến y tế sinh sản hay b́nh đẳng hôn nhân. Họ quan tâm đến những đường lối căn bản của họ. Và đường lối căn bản trong chính trị Hoa Kỳ trong những thập niên gần đây chung quy đă phản ảnh những yêu cầu của những người Mỹ giàu nhất và những tập đoàn giàu nhất mà nó kiểm soát. Những khác biệt giữa Cộng Ḥa và Dân Chủ trên những vấn đề quan trọng đối với các tập đoàn hiện là những vấn đề về mức độ chứ không phải là sự phân biệt sâu xa được t́m thấy trong các đề tài xă hội. Theo Thomas Ferguson, lập trường của Obama là: những người siêu giàu phải trả nhiều hơn một chút; lập trường của Romney là: Họ không phải trả ǵ cả. Thế thôi, đó là sự khác biệt về đảng trong chính sách Hoa Kỳ. Khi chiến dịch tranh cử dai dẳng năm 2012 kéo dài, người ta thấy rơ rằng Mitt Romney và Barack Obama khinh bỉ nhau; nhưng một trong những câu nói mà cả hai người đều thốt ra khi họ tranh că i công cộng vẫn là: “I agree (Tôi đồng ư).”

Dân chúng lại không đồng ư như thế. Những cuộc thăm do liên tiếp xác nhận rằng họ thích một chính sách lành mạnh hơn thế nhiều, họ muốn có một Đảng Dân Chủ sẽ đứng lên chống lại các tập đoàn, và họ muốn Đảng Cộng Ḥa cũng hành động như thế. Chín mươi phần trăm người Mỹ hiện đồng ư rằng có quá nhiều tiền bạc trong chính trị, với một đa số rơ rệt 51% nhiệt liệt đồng ư với nhận định đó.

Đó là những mỹ cảm và trong một nền dân chủ, chúng ta có thể hy vọng hệ thống Hoa Kỳ sẽ phản ảnh những giá trị đó. Thay v́ thế, dưới chủ nghĩa Đô-la, hệ thống bầu cử vận hành trên những nguyên tắc hoàn toàn khác, được định h́nh và tiếp lực bằng đa kim ngân. Muốn hiểu được chiều sâu của cơn khủng hoảng, chúng ta cần nh́n lại những ǵ mà chủ nghĩa Đô-la đă mang lại: cuộc bầu cử 2012.

 

Những thách thức trong tiến tŕnh dân chủ Hoa Kỳ - phần IV

Khi Seymour Hersh quay lại để làm việc một thời gian lâu ở Điện Capitol đầu thập niên 2000, sau khi đă vắng mặt mấy chục năm, ông ta ngạc nhiên khi thấy tŕnh độ đạo đức và trí thức của các thành viên ở đây đă xuống quá thấp. Đó là hiện tượng càng ngày càng trở nên b́nh thường khi thấy các nhà quan sát than phiền những cá nhân có tài cao và chính trực không muốn đi vào chính trị. Những biến đổi nầy là đương nhiên không thể tránh khỏi dưới chủ nghĩa Đô-la.  Làm chính trị ngày nay có nghĩa là dấn thân vào lạc quyên bất tận – hàng giờ mỗi ngày bỏ ra để vổ vai, vổ tay, hôn đít, xin xỏ, và, cuối cùng, đưa ra những mặc cả với những người giàu để được cho tiền. Điều nầy gây nguy hại cho công vụ thực sự hay thậm chí cho chính trị cổ truyền. Chúng ta khâm phục những người bạn nào trong chúng ta đă làm việc khó nhọc để có những nghề nghiệp thành công trong Quốc Hội, nhưng sau chu kỳ bầu cử năm 2012, chúng ta có thể thấy rằng nhiều người trong số họ có thể không bao giờ đi vào chính trường những thập niên trước đó nếu họ biết đây là số phận của họ. Đối với một thế hệ của giới trẻ Hoa Kỳ có lư tưởng và có nguyên tắc muốn phục vụ, chính trị bầu cử không phải là một lựa chọn nghề nghiệp khả thi. Chính trị bầu cử là một đấu trường hấp dẫn đối với những người tham vọng mà nguyên tắc duy nhất là chăm lo cho SỐ MỘT, nghĩa là chăm lo những ai có tiền đầy túi. Sự kiện thiếu thực thi pháp luật nầy có nghĩa là báo cáo chính xác về những số tiền đóng góp và chi tiêu không phải là một quan tâm sinh tử. Tương tự, đó có nghĩa là, khi Tối Cao Pháp Viện muốn tiền bạc của những siêu tổ chức lạc quyên độc lập (PAC) không bị điều hợp với những chiến dịch của một ứng cử viên, đ̣i hỏi đó thường xuyên bị làm ngơ. (PAC - Political Action Committee – là những tổ chức lạc quyên chính trị để hậu thuẫn hay chống lại một hay nhiều ứng cử viên). Tờ New York Times ghi nhận rằng “hậu quả là một mức độ đối xứng đầy ngạc nhiên” giữa các cuộc tranh cử và những nhóm “độc lập” hậu thuẫn họ.  Thậm chí Sở Thuế IRS cũng muốn bảo đảm rằng những tổ chức bất vụ lợi liên quan phải chơi đúng luật. Bản nghiên cứu của tổ chức Politico về vai tṛ của IRS kết luận rằng sở nầy kiểm soát rất yếu những số tiền chính trị lớn và không khác nào một con cọp không răng. Ẩn dụ được xử dụng rộng răi cho thấy đó là một môi trường rừng rú trong đó người ta cứ bắn trước và chuyện pháp lư tính sau, rất lâu sau, nếu có.  Và không có cảnh sát ở chân trời.

Do đó, bản tường tŕnh của Trung Tâm Đáp Ứng Chính Trị (Center for Responsive Politics) từ hạ tuần tháng 10/2012 đă thừa nhận, “Điều mà người ta vẫn c̣n chưa hiểu – và có thể không bao giờ được giải thích đầy đủ - là những tổ chức ‘tiền ma’ bí mật đă chi bao nhiêu, với một số tiền khổng lồ không những cho quảng cáo mà c̣n cho những hoạt động chủ ưếu phi chính trị khi gần ngày bầu cử. Có thể mất nhiều năm mới xác định được họ đă chi tiêu bao nhiêu. Hơn nữa, có lẽ sẽ không bao giờ biết được ai đă cung ứng phần lớn lao của số tiền nầy, bao gồm ít nhất $203 triệu trong hai tháng cuối.” Tờ Bloomberg Businessweek cho biết “Cayman Islands, một trang mạng của những tổ chức phi vụ lợi hàng đầu, và những công ty ảo…đang càng ngày càng được xử dụng để bảo vệ danh tánh của những người cho tiền muốn dính dáng vào chính trị bằng những cách qui mô mà không để lại dấu vết nào.” Nhờ vào tiết lộ của Trung Tâm Center for Public Integrity, chúng ta biết được kế sách giúp đỡ những người cho tiền thông qua một tổ chức ma như thế, tức nhóm Colorado’s American Tradition Partnership (ATP). Tổ chức nầy chỉ huy một trận chiến thành công nhằm hủy bỏ lệnh cấm có từ cả trăm năm của Montana đối với việc dùng tiền tập đoàn trong bầu cử và hứa những tổ chức lạc quyên rằng “không một chính trị gia nào, quan chức nào, và một nhà tranh đấu môi trường nào có thể biết được bạn đă đứng ra giúp đỡ.”

Như thế, trong các văn kiện qui thức nhất về hoạt động chính trị, người ta không thấy báo cáo số tiền khoảng $44 triệu mà Crossroads GPS của Karl Rove đă chi ra giữa tháng 1/2011 và tháng 6/2012 cho những quảng cáo  chủ đề (issue ads) nhằm thiêu đốt Tổng Thống Obama và những ứng cử viên thượng viện của Đảng Dân Chủ. Những kế sách tinh vi ngụy trang danh tánh những người cho tiền. Một lỗ hỗng, được một ṭa thượng thẩm che đi, cho phép những nhóm tiền đen che giấu việc chuyển ngân vốn không được công khai xử dụng để tài trợ những quảng cáo chủ đề nào đặc biệt. Những người cho tiền nào muốn được giấu tên chỉ cần chi tiền cho quỹ chung (general fund). Tương tự, những vụ chuyển tiền giữa các nhóm được giả định là độc lập, những đảng ủy, và các super-PAC hậu thuẫn ứng cử viên được “qui định” với quá nhiều loại luật lệ nên hoạt động tranh cử có thể được bảo vệ trước một phân tích nào dù là nhỏ nhất trong tiến tŕnh bầu cử cũng như nhiều tháng hay thậm chí nhiều năm sau đó, hay măi măi về sau.

Trong những bàn thảo với hàng chục ứng cử viên, những viên chức điều hành các đảng phái, và những tham vấn đang làm việc cấp tiểu bang và địa phương, câu trả lời bao giờ cũng là: có những khu vực “tăng trưởng” thực sự đối với những chi tiêu tranh cử trong thời đại Citizens United. Những tập đoàn và những cá nhân giàu có đang t́m cách tác động chính sách có thể được thuyết phục viết chi phiếu cho những cuộc tranh cử cấp tiểu bang, chứ không chỉ cho những cuộc tranh cử tầm cỡ thống đốc. Những bộ trưởng tư pháp tiêu bang thuộc đảng DC – đặc biệt là các bộ trưởng của New York, Eliot Spitzer và Eric Schneiderman, chẳng hạn – đă từng tiên phong trong những cuộc chiến nhằm tra vấn những doanh thương Wall Street, những công ty thẻ tín dụng, những nhà máy gây ô nhiễm, những đại tập đoàn nông nghiệp, và những công ty sản xuất vũ khí.  Do đó, không mấy ngạc nhiên khi Hiệp Hội Republican Attorneys General Association từng quyền tiền từ những tập đoàn như Aetna U.S. Healthcare, Brown & Williamson, Microsoft Corporation, SBC Communications Inc., và, đương nhiên, National Rifle Association. Thực vậy, theo tiết lộ của tờ Washington Post, sau khi nghiên cứu những tài liệu gây quỹ nội bộ, những bộ trưởng tư pháp tiểu bang thuộc Đảng CH  đă trực tiếp quyên tiền đóng góp của những tập đoàn và tổ chức kinh doanh từng bị kiện cáo và bị  phạt bởi tiểu bang của họ.

Biểu mẫu đó cũng giống hệt nhau từ tiểu bang nầy sang tiểu bang khác, trong đó các ứng cử viên, các tổ chức đảng, và những nhóm độc lập đă đạt đến và vượt qua những kỷ lục chi tiêu. Đa số họ được tài trợ bởi nhưng người hiến tiền toàn quốc vốn không hề biết tiền của ḿnh đi về đâu và tiền đó giúp ai hay chống lại ai.

 

Những thách thức trong tiến tŕnh dân chủ Hoa Kỳ - phần V

Một thế kỷ trước, trong Kỹ Nguyên Cấp Tiến, những dự luật, trưng cầu, và băi nhiệm (IRR – initiatives, referendums, recalls) được xem như những công cụ dân chủ hóa có khả năng đưa chính trị ra khỏi những hậu cung và cho người dân quyền định đoạt những nghị tŕnh, hoạch định chính sách, và chất vấn những viên chức dân cử. Xuyên suốt phần lớn thế kỷ 20, trong những tiểu bang từ California đến Maine, rơ ràng là thế. Tuy nhiên, với chủ nghĩa Dollarocracy,  những tiến tŕnh IRR đă bị sức mạnh của Đa Kim Ngân lạm dụng.

T́nh trạng đó cũng được thấy trong những cuộc bầu cử tư pháp. Cũng như phái Cấp Tiến của thế kỷ trước t́m cách chống tham nhũng bằng cách trao nhiều hơn những quyền hoạch định chính sách cho cử tri thông qua những dự luật dân chủ trực tiếp, và cũng như họ đă t́m cách tước quyền bầu cử các thượng nghị sỹ khỏi tay các nhà lập pháp tiểu bang và trao nó cho người dân, họ đă tranh đấu để chuyển dịch quyền hành bầu  chọn những thẩm phán ra khỏi những hậu cung và sang tay cử tri. Ngày nay đă có 39 tiểu bang trong đó cử tri – vốn phản đối những chính trị gia và những người hậu thuẫn chủ nghĩa Đa Kim Ngân của họ - đă lựa chọn những thẩm phán qua những cuộc bầu cử mà cho đến nay đă phục vụ mục tiêu của những nhà cải cách Cấp Tiến trong quá khứ. Tính chính trực tương đối trong hệ thống thẩm phán trong phần lớn thế kỷ 20 dễ làm cho người ta quên đi t́nh trạng thối nát của tiến tŕnh cách nay chỉ một trăm năm. Trong những thế hệ gần đây, tài trợ cho những cuộc chạy đua tư pháp  nầy đều ở mức tối thiểu: Đánh giá của Hiệp Hội American Bar Association, đóng góp của báo chí, kinh nghiệm và danh tiếng trong cộng đồng đă góp phần rất nhiều trong việc sản tạo kết quả. Gần đây trong năm 1990, tổng số chi tiêu cho tranh cử cho tất cả những cuộc chạy đua vào Tối Cao Pháp Viện tiểu bang trên toàn quốc được ước tính khoảng $3 triệu.

T́nh trạng đó không c̣n nữa. Trong hai thập niên vừa qua, những quyền lợi tập đoàn và những tổ chức tài trợ như anh em nhà họ Koch và Pḥng Thương Mại Hoa Kỳ đă tập trung vào các cuộc bầu cử tư pháp như một phương thức vừa tiện vừa lợi để mua quyền kiểm soát hệ thống tư pháp. Theo một bản nghiên cứu năm 2012 của Trung Tâm Center for American Progress, vào giữa thập niên 1990, chi tiêu cho những cuộc chạy đua vào Tối Cao Pháp Viện tăng lên gấp năm lần từ năm 1990; sau đó nó tăng lên ba lần nữa vào năm 2000.  Trung tâm nầy cho biết “từ đó ảnh hưởng của Hoa Kỳ tập đoàn trên hệ thống tư pháp đă gia tăng. Đặc biệt Pḥng Thương Mại đă trở thành một tay chơi có thế lực trong những cuộc chạy đua tư pháp. Từ năm 2001 đến 2003, những ứng cử viên được ưa chuộng của họ đă thắng 21 trong số 24 cuộc bầu cử. Cơ quan nầy đă chi hơn $1 triệu để giúp những chiến dịch năm 2006 của hai thẩm phán Tối Cao Pháp Viện ở Ohio. Trong cuộc bầu cử ṭa thượng thẩm gần đây nhất ở Alabama, tiền bạc từ pḥng thương mại tiểu bang chiếm đến 40% tổng số tiền quyên góp cho bầu cử.”  Không mấy ngạc nhiên khi người ta giảm thiểu  những trách nhiệm pháp lư cho các tập đoàn trong các vụ kiện dân sự, chưa nói đến những hệ lụy khác.

(…) Toàn bộ tiến tŕnh đă biến hệ thống tư pháp thành một tṛ hề. Theo nhận định của Sandra Day O’Connor, một thẩm phán Tối Cao Pháp Viện hồi hưu, “Khi đi vào một trong những ṭa án nầy, điều quan ngại cuối cùng của bạn là biết đâu viên thẩm phán tuân lệnh kẻ quyên tiền tranh cử hay tuân lệnh một nhóm ư thức hệ thay v́ tuân thủ pháp luật.” Theo Billy Corriher thuộc Trung Tâm Center for American Progress (CAP), “Mọi bên trước ṭa đều được giả định b́nh đẳng trong mắt của pháp luật. Nhưng nguyên tắc nầy kém phần trung thực với mỗi đợt bầu cử đi qua.” Thực vậy, một cuộc thăm ḍ mới của tổ chức Justice at Stake cho thấy 76% người Mỹ tin rằng những quyên góp tranh cử ít nhất có một số tác động trên những quyết định của các thẩm phán trong các phiên ṭa cấp cao hay cấp thấp. Điều đó cũng đúng khi đề cập đến tính chính trực của các quan ṭa. Đương nhiên, đây chính xác  là hệ lụy có thể ước đoán được dưới chủ nghĩa Dollarocracy. Và, cao quư thay, chính trong những chạy đua tư pháp mà lời hứa của chủ nghĩa Dollarocracy được thực hiện đối với những tay chi tiền tập đoàn – nhanh chóng hơn nhiều và rơ ràng hơn nhiều so với những cuộc chạy đua tranh những ghế chóp bu trong đảng hay những cuộc trưng cầu dân ư. Trong một số tiểu bang, một khi những lợi lộc kim tiền kiểm soát các ṭa thượng thẩm, càng ngày người ta càng thấy chẳng ai làm ǵ cả dù chỉ thử thách thức một cách nghiêm chỉnh sự khống chế của tệ trạng đó. Ở Alabama năm 2012, chẳng hạn, Đảng DC chỉ đề cử một ứng cử viên tại một trong năm cuộc tranh cử công khai vào Tối Cao Pháp Viện. Chỉ mỗi mối đe dọa của đa kim ngâm cũng đủ làm chùng bước những người dám thách thức.

Có lẽ đây là cách mà chủ nghĩa Dollarocracy giải quyết vấn đề có quá nhiều tiền trong bầu cử: chỉ việc chặn đứng những cuộc bầu cử có ư nghĩa và thực sự cạnh tranh

 

Những thách thức trong tiến tŕnh dân chủ Hoa Kỳ - phần VI: Nhà giàu vô tổ quốc?

Những tay chi tiền lớn như Sheldon Adelson chỉ mới khởi đi trong năm 2012. Và với mọi tay khoa trương như Adelson, có hàng trăm tỉ phú, triệu phú, và CEO đang ẩn danh ngồi chờ thời cơ nhưng, cũng như Adelson, họ muốn biết kết quả. Với những định chế, chuyên gia, và nhũng tổ chức PAC mà họ tài trợ, họ sẽ trở lại với nhiều tiền hơn và những chiến lược tốt hơn. Theo ghi nhận của tờ Los Angeles Times, “Những nhóm độc lập đă củng cố tư thế của họ như là những thiết trí cố định trong khung tham chiếu chính trị. Theo Mark McKinnon, chiến lược gia của cựu Tổng Thống George W. Bush,  trung tâm vũ trụ chiến lược đă chuyển từ các đảng phái sang các tổ chức quyên tiền PAC.”

Những “nhà đầu tư” đang tài trợ những chiến dịch thường xuyên không quan tâm đến những khái niệm ngu xuẩn như “thua keo nầy bày keo khác.” Đối với họ, đầu tư chính trị đến từ khoản tiền lẻ (petty-cash). $150 triệu nghĩa lư ǵ đối với Adelson, một đại gia có đến $20.5 tỉ? Nếu từ ngày 1/1/2013, mỗi ngày Sheldon Adelson  đóng $10 triệu cho những chiến dịch chính trị cho đến ngày bầu cử 1/11/2016 th́ ngày 2/11/2016 ông ta sẽ thức dậy với số tiền c̣n lại trị giá $6.6 tỉ, và vẫn c̣n trong số 50 hay 60 người giàu nhất ở Hoa Kỳ. Và, nếu liên tiếp mỗi ngày trong 4 tháng, Adelson có thể chi $150 triệu cho chính trị - tức tổng số tiền kếch xù bỏ ra từ năm 2011-2012 – th́ ông ta vẫn c̣n là một tỉ phú có trong tay khoảng hai tỉ và vẫn c̣n là một trong số 250 người giàu nhất Hoa Kỳ. Nếu mỗi ngày trong trọn một năm, anh em nhà họ Koch có thể chi $150 triệu cho các chiến dịch chính trị th́ mỗi người trong số họ vẫn c̣n trong số 120 người giàu nhất nước Mỹ. Những thừa thự và thừa tự của thừa tự… của thừa tự của họ vẫn sống đời sống đế vương. Nhưng không đúng như thế, v́, nếu Adelson và anh em nhà họ Koch tiêu tiền th́ sẽ có hệ quả làm gia tăng những khoản tiền ṛng của họ hơn nữa; đó mới là trọng điểm. Đây chính là câu hỏi có bao nhiêu cơ quan ngôn luận tường thuật  sự bùng nổ của chi tiêu tranh cử trong năm 2012. Có giả đoán, công khai trong giới báo chí, cho rằng những triệu phú và tỉ phú ráo riết tiêu pha những tài sản của họ  để “mua” một cuộc bầu cử. Đó quả là điên rồ. Một David Koch, một Dick DeVos, một Sheldon Adelson không chi tiền cho đến khi làm tổn thương chính trị. Họ đang tiến hành đầu tư, chứ không phải là mua hàng với tư cách khách tiêu thụ giàu có, và những đầu tư đó hăy c̣n nhỏ trong kế sách chung.

Những đầu tư đó vẫn c̣n nhỏ so với những ǵ các ngân hàng lớn, những công ty bảo hiểm hay đại tập đoàn hay những nhóm lợi ích năng lượng có thể đạt được từ những “đầu tư” tương đối nhỏ của họ; như thế rủi ro hăy c̣n không đáng kể. Trong nhiều thập niên, các học giả đă nghĩ rằng chi tiêu tranh cử của các công ty kinh doanh lớn và giới giàu có thực sự hoàn toàn thấp so với những lợi lộc mà họ có được bằng cách làm luật, qui định thuế, những sắc luật, và truy cập hệ thống chính phủ. Bây giờ  những tập đoàn và những tỉ phú nào có được những thứ đó đều được thả lỏng. Họ không có ảo tưởng hoang đường về chính trị. Khi viết những chi phiếu, họ để tiền của họ vào một kế hoạch kinh doanh, điều hành một bộ máy bầu cử bằng truyền thông và tiền mà họ đang hoàn chỉnh. Adelson đă thú nhận, "Những ǵ mà người ta quan tâm, những ǵ mà quá nhiều người hiến tiền lớn quan tâm, là một chính sách phục vụ những lợi ích của họ. Và họ có thể mua nó."

V́ những thành viên của thiểu số 1% Hoa Kỳ đă nh́n thấy trong 50 năm qua tài sản cá nhân của họ gia tăng gấp 288 lần tài sản cá nhân của một gia đ́nh người Mỹ trung b́nh, nên chỉ cần duy tŕ nguyên trạng là kế sách tuyệt hảo. Nhưng đối với những người siêu giàu, có nhiều rủi ro hơn. Trong trường hợp của Adelson, theo ghi nhận của tờ Politico, đó là vấn đề “tự vệ”: Công ty Las Vegas Sands Corp của Adelson đang bị chiếu cố bởi những nhân viên điều tra liên bang đang t́m hiểu xem có hiện tượng rửa tiền hay không ở Las Vegas, và những vi phạm về luật hối lộ  trong những hoạt động kinh doanh của công ty nầy ở Trung Quốc, kể cả bốn ṣng bài ở Ma Cao. Điều đáng ngạc nhiên là 90 phần trăm lợi tức kinh doanh đều từ Á Châu, kể cả những tài sản ở Ma Cao và Singapore. Nhưng c̣n có tiềm năng về lợi tức cá nhân lớn lao nữa. Một bản phân tích của Seth Hanlon, giám đốc cải tổ tài chánh của Trung Tâm Center for American Progress Action Fund, ước tính Adelson có thể đă đứng ra nhận một khoản giảm thuế từ nghị tŕnh thuế của Mitt Romney gồm hơn $2 tỉ - một mối lợi cấp số mủ trên một đầu tư $100 triệu. Và đó khó ḷng là một trường hợp riêng lẻ. Theo ghi nhận của Robert Reich, một cựu bộ trưởng lao động: “Nếu họ thắng và khi họ thắng, những tỉ phú nầy sẽ quét sạch. Thuế của họ sẽ giảm đi, nhiều đạo luật khống chế lợi nhuận của họ (như luật môi trường ngăn cản anh em nhà họ  Koch gây thêm hư hại, và đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài mà Adelson đang bị điều tra) sẽ biến mất, và những ǵ c̣n lại của các công đoàn sẽ không c̣n ḍm ngó vào những lợi tức của họ nữa. Và họ có đủ điều kiện để tranh đua cho đến khi nào họ thắng."

 Nếu chính trị của chúng ta luôn luôn liên quan đến tiền, như trong năm 2012, th́ cơ bản nó sẽ luôn luôn là một vị trí – không phải là một lư tưởng mà đúng hơn là một vị trí được thao túng kín đáo và dễ dàng. Nếu tất cả những ǵ cần có là thêm một ít tiền, hay một chiến lược đầu tư khôn ngoan hơn, th́ họ đều có cả. Và họ  có thể điều chỉnh cho đến khi hệ thống chính trị của chúng ta, guồng máy chính phủ của chúng ta, điều chỉnh theo họ. Đây chính  là chủ nghĩa Dollarocracy.

Nhưng hệ thống chính trị chưa định h́nh rơ nét. Chúng định h́nh theo thời gian, định h́nh bởi những thay đổi cơ chế và những can thiệp, dưới những áp lực và tác động mănh liệt. Hoa Kỳ không phải là một chủ nghĩa Dollarocracy hoàn chỉnh. Nhưng đó là chủ nghĩa Dollarocracy đang h́nh thành. Dân chủ không sụp đổ trong năm 2012; ở một vài nơi nó vẫn chống chọi lại được cuộc tấn công hao ṃn của một chiến dịch $10 tỉ dollars. Nhưng những tay tỉ phú nào đă chi tiền cho chiến dịch đó – với qui mô rộng lớn hơn báo chí cho thấy – đều đă thiết lập được địa đầu của họ. Và họ đang hành quân.

 

Những thách thức trong tiến tŕnh dân chủ Hoa Kỳ - phần VII:

Những thành viên Quốc Hội

... Theo ghi nhận của Matt Stoller thuộc viện Roosevelt Institute, “Bí quyết dơ bẩn của chính trị HK là: đối với phần lớn những chính trị gia, đắc cử không quan trọng cho lắm; điều quan trọng là việc làm hậu bầu cử.” Theo báo cáo của trang mạng The Hill năm 2012, những chuyên viên tuyển dụng của các tập đoàn đang nhắm vào những thành viên sắp hưu trí của Quốc Hội khóa 112 như là những tuyển thủ tương lai của Phố K Street, và họ thích những ǵ họ nh́n thấy.”  Ivan Adler, nhân vật hàng đầu của nhóm McCormick Group ở Phố K Street cho biết, “Chúng tôi đang vờ tuyển mộ một số khách hàng của chúng tôi. Khi một lớp người sắp nghỉ hưu ra đi, đó là một lớp người đáng giá. Nhiều người trong số những thành viên nầy có thể tiếp thị được và sẽ được Phố K Street mở rộng tay chào đón.” Mức lương của những cựu thượng nghị sỹ trong năm 2012 vào khoảng từ $800,000 đến $1.5 triệu mỗi năm. Lương của những cựu dân biểu từ $300,000 đến $600,000 mỗi năm.

Đương nhiên, để có được cuộc sống đày bổng  lộc nầy, những thành viên phải chứng tỏ rằng, trong khi c̣n ở trong Quốc Hội, họ đă từng thăng tiến quyền lợi của giới kinh doanh.  Điều nầy cho thấy một các hùng hồn những động cơ mặc nhiên khiến họ phải chú trọng đến những ưu tiên đặc thù và kiềm chế những chỉ trích đối với một số nhóm quyền lợi đặc thù. Nếu những thành viên Quốc Hội chơi đúng lá bài th́ họ có thể mang về những khoản lợi lớn trong việc làm sắp tới của họ. Chúng tôi lấy làm tiếc phải nói ra rằng sự tính toán nầy được áp dụng xuyên qua những đường lối đảng và ư thức hệ.

Chắc chắn một số người có nguyên tắc như Dennis Kucinich thuộc cánh tả phản chiến hay Ron Paul thuộc cánh hữu tự do có thể không bị những áp lực đó ảnh hưởng. Nhưng những đảng viên tự do nào tưởng rằng chỉ có những tay bảo thủ thân tập đoàn mới thủ lợi mà thôi th́ họ tự đánh lừa ḿnh. Khi Chris Dodd, một đảng viên DC ở Connecticut rời Thượng Viện năm 2011, ông ta được 10 xí nghiệp tuyển dụng trước khi, cuối cùng, ông nhận được một khoản tiền lương $1.5 triệu/năm để điều hành công tác vận động hành lang cho kỹ nghệ điện ảnh ở Washington.

Trong tiến tŕnh xây dựng hạm đội vận động hành lang của họ, những tập đoàn và những hiệp hội kinh doanh thay đổi cách nh́n của các thành viên Quốc Hội đối với nghề nghiệp của họ và nhồi nhét vào xương tủy của chính phủ những quan tâm, nhu cầu, và mệnh lệnh của đại kinh doanh, bất chấp đảng cầm quyền, chứ không phải như trước kia. Các chính trị gia không luôn luôn cần phải bị áp lực bỏ phiếu chống những quyền lợi của những cử tri của họ; có thể họ chỉ được khuyến khích cảnh giác cho bản thân họ - và cho những món tiền béo bở dành riêng cho họ khi họ chấm dứt sự nghiệp lập pháp

 

 

 

XIN ĐÓN ĐỌC CHỦ NGHĨA DOLLAR

Đỉnh Sóng P.O. BOX  5201, Santa Ana CA 92704-9998

(714) 473-3691 * Email: dinhsong@att.net

Giá $25 - Free shipping trong nội địa Hoa Kỳ

Giảm giá 20% nếu đặt mua tại P.O. Box nói trên

 

 

 

http://www.chinhnghia.com/

http://www.kimau.com

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám