* Kim Âu -Chính Nghĩa -Tinh Hoa -Bài Vở Kim Âu
* Chính Nghĩa Media -Vietnamese Commandos
* Biệt kích -StateNation -Lưu Trữ. -Video/TV
* Dictionaries -Tác Giả -Tác Phẩm -Báo Chí
* Khảo Cứu -Dịch Thuật -Tự Điển -Tham Khảo
* Thời Thế -Văn Học -Mục Lục -Pháp Lý
* FOXSport -Archives -ĐKN -Lottery
* Constitution -Làm Sao -Tìm IP -Computer
ĐẶC BIỆT
The Invisible Government Dan Moot
The Invisible Government David Wise
-09/2018 -10/2018 -11/2018 -12/2018 -01/2019 -02/2019
-03/3019 -04/2019 -05/2019 -06/2019 -07/2019 -08/2019
Dec/2018. Jan/2019. Feb/2019. Mar/2019. Apr/2019
May/2019. Jun/2019. Jul/2019. Aug/2019
A List Apart Responsive Web Design
Responsive Web Design Ethan
Mastering Resposive Web Design HTML 5
HTML5 CSS3 Responsive Cookbook
Real Life Responsive Wed Design
Learning Responsive Web Design
http://www.expression-web-tutorials.com/
https://www.w3schools.com/howto/howto
https://archive.org/details/pdfy-Skb-ch_k7psDm90Q
https://www.codecademy.com/en/forum_
questions/532619b28c1ccc0cac002730
https://www.w3schools.com/html/html_responsive.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://archive.org/details/pdfy-Cj2ZiIXHRr7NZ6Ro
https://archive.org/details/responsivewebdesign
https://speckyboy.com/free-web-design-ebooks/
https://www.popcornflix.com/pages/movies/d/movies
https://archive.org/details/feature_films
https://capitalhill.org/2019/03/10/cnns-fake-news-story-hit-with-massive-lawsuit/
MINH THỊ
DÂN TỘC VIỆT NAM KHÔNG CẦN THẮP ĐUỐC ĐI TÌM TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN Ở WASHINGTON, MOSCOW, PARIS, LONDON, PÉKING, TOKYO. ĐÓ LÀ CON ĐƯỜNG CỦA BỌN NÔ LỆ VỌNG NGOẠI LÀM NHỤC DÂN TỘC, PHẢN BỘI TỔ QUỐC, ĐÃ ĐƯA ĐẾN KẾT THÚC ĐAU THƯƠNG VÀO NGÀY 30 - 4- 1975 ĐỂ LẠI MỘT XÃ HỘI THẢM HẠI, ĐÓI NGHÈO, LẠC HẬU Ở VIỆT NAM GẦN NỬA THẾ KỶ NAY. ĐÃ ĐẾN LÚC QUỐC DÂN VIỆT NAM PHẢI DŨNG CẢM, KIÊN QUYẾT ĐỨNG LÊN GIÀNH LẠI QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VẬN MẠNG
Đảng Dân Chủ Sống
Trong Hão Huyền…
Luận
tội Trump: trách nhiệm hay canh bạc của Đảng Dân chủ?
01/10/2019
Tổng thống Donald Trump và người tương nhiệm Volodymyr
Zelensky đã có cuộc điện đàm gây tranh cãi
Tổng thống Donald Trump và người tương nhiệm Volodymyr
Zelensky đã có cuộc điện đàm gây tranh cãi
Xem bình luận
Đảng Dân chủ có trách nhiệm tiến hành luận tội Tổng thống Mỹ
Donald Trump mặc dù hành động này có thể đem đến cho họ rất nhiều rủi ro
chính trị, các nhà phân tích nhận định.
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi, hôm 24/9 loan báo
Đảng Dân chủ đã bắt đầu chính thức điều tra luận tội Tổng thống Donald
Trump về những cáo buộc rằng ông cố gắng gây áp lực với Tổng thống
Ukraine để điều tra ông Joe Biden, một ứng cử viên Tổng thống 2020 bên
Đảng Dân chủ.
Trước đó, nhiều nhân vật bên Đảng Dân chủ từng kêu gọi xúc
tiến tiến trình luận tội Tổng thống Cộng hòa Donald Trump sau khi báo
cáo điều tra của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller dùkhông kết luận
rằng ông Trump đã phạm tội cản trở công lý nhưng không minh oan cho ông
Trump về tội danh này. Tuy nhiên, các lãnh đạo Dân chủ đã không đáp ứng
lời kêu gọi lúc đó vì những rủi ro tiềm tàng đối với họ trong mùa bầu cử
sắp tới.
‘Cực chẳng đã’
Lần này, Đảng Dân chủ theo đuổi luận tội ông Trump vì bị buộc
vào thế ‘cực chẳng đã,’ theo bà Ông Thụy Như Ngọc, Tiến sĩ Chính trị học
và hiện là chủ nhiệm tờ báo Viet Tide ở tiểu bang California.
“Nếu họ không luận tội thì họ sẽ bị cho là tiếp tục bao che
cho các hành vi không trong sáng của ông Trump vì đã có người trong nội
bộ tố cáo ra,” bà Ngọc nói và nhắc lại rằng lâu nay Đảng Dân chủ vì lo
ngại hậu quả chính trị nên không thực hiện đàn hặc ông Trump vì họ biết
là ‘kết quả sẽ không đi đến đâu’.
“Từ đầu đến giờ Đảng Dân chủ đã rất do dự, nhưng nếu chiếu
theo những gì đã trưng ra trong bản báo cáo thì họ cũng không còn cách
nào khác,” bà giải thích. “Đã là đảng đối lập thì phải soi mói từng chút
một đảng cầm quyền.”
“Biết là rủi ro nhưng họ vẫn phải làm vì đó là nhiệm vụ của họ
trong một đất nước có thể chế dân chủ kiểm soát lẫn nhau,” bà nói thêm.
Quyết định của Đảng Dân chủ có thể bị phe Cộng hòa cáo buộc là
‘bôi nhọ ông Trump để giành lợi thế trong kỳ bầu cử sắp tới’, nhưng
‘nhìn chung ông Trump sẽ không bị ảnh hưởng bao nhiêu (từ việc luận tội
này) trừ phi bị truất phế,’ Tiến sĩ Ngọc nói về tác động đối với ông
Trump. “Điều này không làm suy suyển sự ủng hộ trong nhóm cử tri của
Trump mà chỉ làm họ ủng hộ thêm thôi.”
Tuy nhiên, trong nền chính trị Mỹ khi mà các cử tri luôn có xu
hướng bầu cử theo đảng phái bất kể ứng viên hay vấn đề gì (tức là khối
Dân chủ luôn bầu cho Dân chủ còn khối Cộng hòa luôn bầu cho Cộng hòa)
thì việc luận tội này có thể lay động khối cử tri trung dung vốn đóng
vai trò quyết định trong bất cứ kỳ bầu cử Tổng thống nào, Tiến sĩ Ông
Thụy Như Ngọc phân tích thêm và cho rằng quá trình luận tội cũng có thể
có lợi cho một số vị dân cử của Đảng Dân chủ đại diện cho những địa
phương mà cử tri ở đó có tiếng nói mạnh mẽ đòi luận tội.
Nên hay không nên luận tội?
Trên trang mạng news24, Timothy J. Lynch, Phó Giáo sư về Chính
trị Mỹ tại Đại học Melbourne, Úc đưa ra 8 lý do không nên và 3 lý do
Đảng Dân chủ nên luận tội ông Trump.
Luận tội Trump vẫn còn đầy rủi ro đối với Đảng Dân chủ. Hạ bệ
một Tổng thống đương nhiệm cũng giống như là quả bom hạt nhân trong
chính trị Mỹ, ông Lynch nhận định.
Dưới đây là tám rủi ro mà Đảng Dân chủ không nên luận tội Tổng
thống Trump, theo phân tích của Phó Giáo sư Lynch:
1. Sẽ không thành
Có đủ đảng viên Dân chủ tại Hạ viện để bỏ phiếu yêu cầu luận
tội của Trump. Chỉ cần một đa số tối thiểu là cần thiết để bắt đầu quy
trình luận tội và hiện có 225 dân biểu Dân chủ trong Hạ viện gồm 435
ghế.
Tuy nhiên, Đảng Dân chủ không có đủ ghế ở Thượng viện để phán
quyết rằng ông Trump có tội. Phải cần đến 2/3 trong số 100 thượng nghị
sĩ (hoặc 67 vị, tức ‘siêu đa số’) bỏ phiếu là Trump có tội để truất phế
ông – nhưng chỉ có 46 Thượng nghị sỹ Dân chủ.Thậm chí nếu như một số
Thượng nghị sỹ Cộng hòa cũng về phe Dân chủ thì lợi thế về số phiếu vẫn
đứng về phía Trump.
Thách thức lớn nhất đối với đảng Dân chủ là liệu một Thượng
viện không thiên vị về tư pháp có thể hành động mà không quan tâm đến
lợi ích đảng phái hay không. Có rất ít bằng chứng trong lịch đương đại
hoặc trong lịch sử Mỹ cho thấy điều đó.
2. Trump đã miễn dịch?
Ông Trump đã phạm rất nhiều lỗi lầm nhỏ đến mức không tội lỗi
lớn nào chạm đến ông được. Ông đã trở nên lão luyện trong việc né tránh
các cáo buộc hình sự đồng thời gọi chúng là một phần của cuộc săn phù
thủy, tức truy bức chính trị, của Đảng Dân chủ.
Khoảng thời gian và sức lực lớn bỏ vào cuộc điều tra của Công
tố viên Đặc biệt Robert Mueller đã thất bại trong việc đưa ra một trọng
tội mà bà Pelosi tự tin là đáp ứng được yêu cầu của Hiến pháp về luận
tội.
Diễn biến Ukraine thật ra có thể là một bước ngoặt, nhưng cho
đến khi xảy ra vụ Ukraine chưa có vi phạm nào của ông Trump có thể dẫn
đến luận tội.
3. Chưa phải là hành vi đáng để luận tội rõ ràng
Theo Hiến pháp Mỹ, hành vi đáng để luận tội là:
“Tổng thống, Phó Tổng thống và tất cả các viên chức dân sự của
Hoa Kỳ, sẽ bị cách hết chức trách nếu bị luận tội và kết tội về các tội:
phản quốc, hối lộ, hoặc các tội và hành vi sai trái nghiêm trọng khác
(Điều II, Mục 4).”
Các luật sư của Trump sẽ thách thức mọi nỗ lực nhằm khắc họa
‘biện pháp ngoại giao’ của Trump với nhà lãnh đạo Ukraine là đã đến
ngưỡng ‘các tội và hành vi sai trái nghiêm trọng’.
4. Giúp Trump tái sinh?
Nếu nỗ lực luận tội của đảng Dân chủ dẫn đến kết quả là ông
Trump được tha bổng tại Thượng viện, kết quả cho Đảng của bà Pelosi sẽ
không phải là một Tổng thống suy yếu, mà trái lại là một Tổng thống thêm
mạnh bạo.
Khi Hạ viện của Đảng Cộng hòa luận tội Tổng thống Bill Clinton
hồi năm 1998, ngay sau đó ông được Thượng viện phán xử là không có tội.
Hai năm tại vị cuối cùng của ông, bất chấp sự xấu hổ của vụ bê bối
Monica Lewinsky, lại là khoảng thời gian ấn tượng nhất của ông.
Ông đã giải phóng Kosovo khỏi người Serbia và được cho là có
công làm kinh tế Mỹ bùng nổ. Khi rời chức, ông ấy là một trong những
Tổng thống được lòng dân nhất trong lịch sử Mỹ.
5. Nhớ đến Brexit
Nước Anh hiện đang bế tắc bởi vì ý chí dân chủ của đa số cử
tri đang bị thể chế chính trị vốn không thích cách họ bỏ phiếu từ chối
thực hiện.
Không khó tưởng tượng sự tương đồng này ở Mỹ: nếu giới tinh
hoa chính trị ở Washington loại bỏ thành công một Tổng thống Mỹ được bầu
hợp pháp, nó sẽ thúc đẩy một quốc gia đã bị phân cực thành quốc gia
hướng đến cuộc chiến văn hóa.
Sẽ tốt hơn cho Đảng Dân chủ nếu họ tìm cách đánh bại ông Trump
ở phòng phiếu vào năm 2020.
Nếu Trump rời khỏi Nhà Trắng theo con đường bình thường này,
những người ủng hộ ông sẽ không thể lập luận ông ấy đã bị lật đổ bằng
các biện pháp chính trị-tư pháp mà là quá tiến trình dân chủ lập hiến
thông thường.
6. Đảng Dân chủ cần lập lại trật tự trong chiến lược bầu cử
Thay vì tiến hành một cuộc chiến luận tội, Đảng Dân chủ nên
giải quyết các vấn đề giúp cho Trump vươn đến quyền lực ngay từ đầu.
Ông ấy chỉ là triệu chứng, chứ không phải nguyên nhân, của sự
bất mãn văn hóa của những người Mỹ da trắng vốn là dân lao động vốn cảm
thấy bị Đảng Dân chủ bỏ rơi. Việc luận tội sẽ làm tăng sự bất mãn đó.
Ông Trump sẽ mạnh mẽ tuyên bố rằng đó là bằng chứng cho thấy Đảng Dân
chủ không còn quan tâm gì đến các cử tri lao động nữa.
7. Luận tội không được lòng dân
Vẫn chưa có sự đồng thuận mạnh mẽ trong nước rằng luận tội là
điều đúng đắn. Điều này có thể thay đổi khi giờ đây người Mỹ đã được
thấy bản ghi về cuộc điện đàm của ông Trump với Tổng thống Ukraine.
Nhưng trước khi Quốc hội chắc chắn có sự đồng thuận quốc gia
như vậy, họ cần phải thận trọng.
8. Trump thích so găng
Ông Trump vững vàng bằng cách khiêu khích các kẻ thù. Và ông
ấy sẽ tiếp tục tận hưởng những đặc quyền của một Tổng thống ngay cả khi
chiếc lưới luận tội đang siết chặt xung quanh ông. Ông sẽ đề ra nghị
trình và đóng vai nạn nhân. Ông ấy là bậc thầy về điều này.
Đảng Dân chủ, ngay cả khi họ nắm trong tay đạo đức và luật
pháp, có thể không kham nổi công việc này.
Luận tội là điều ông Trump muốn đảng Dân chủ làm. Nó sẽ giúp
cho chính quyền thường xuyên hỗn loạn và lộn xộn của ông ấy có trọng tâm
và mục đích.
Về 3 lý do Đảng Dân chủ nên luận tội ông Trump, theo Phó Giáo
sư về Chính trị Mỹ Timothy Lynch:
1. Đúng về mặt đạo đức
Trong cuộc gọi điện đàm, ông Trump đã làm mờ đi ranh giới giữa
lợi ích quốc gia và lợi ích của riêng ông trong cuộc bầu cử. Yêu cầu một
nhà lãnh đạo nước ngoài bôi bẩn đối thủ chính trị của mình có thể đáng
bị khiển trách và có thể bị luận tội.
2. Về mặt pháp lý, đây là yêu cầu của nền pháp trị
Elijah Cummings, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện, đã trình
bày quan điểm này hồi tháng Tư rằng: “Ngay cả khi chúng ta không thắng,
tôi nghĩ rằng lịch sử sẽ mỉm cười với chúng ta vì đã đứng lên bảo vệ
Hiến pháp.”
3. Nó có ý nghĩa về mặt chính trị
Ngay cả khi Trump không bị cách chức sau khi bị luận tội, quá
trình này sẽ khiến ông khốn khổ trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ.
Ông ấy sẽ không thể theo đuổi các chính sách mà từ lâu Đảng Dân chủ đã
không thích.
Do đó, là chiến lược bầu cử, luận tội có thể mang lại lợi ích
nào đó cho Đảng Dân chủ. Đến tháng 11 năm 2020, cử tri có thể đã quá mệt
mỏi với toàn bộ sự việc nên họ sẽ bỏ phiếu để thay đổi - và khiến cho
một số ứng viên Cộng hòa phải ra đi.
Nó cũng sẽ tiếp sức cho khối cử tri Dân chủ và giúp cho Đảng
này có sự tập trung mà nhờ đó họ có thể tránh làm tổn thương lẫn nhau.
Chia rẽ ở Mỹ về điều tra luận tội TT Trump
28/09/2019
Tuần hành đòi luận tội TT Donald Trump tại điện Capitol ở
Washington ngày thứ Năm 26/9/2019. (AP Photo/J. Scott Applewhite)
Tuần hành đòi luận tội TT Donald Trump tại điện Capitol ở
Washington ngày thứ Năm 26/9/2019. (AP Photo/J. Scott Applewhite)
Công luận Mỹ đang bị chia rẽ giữa một bên là những người tán
thành quyết định của đảng Dân chủ, điều tra luận tội Tổng thống Trump,
và một đàng là những người không tán thành, với 49% ủng hộ, 46% chống,
trong khi thành phần độc lập nói chung, không ủng hộ tại thời điểm này,
theo kết quả một cuộc thăm dò mới do đài NPR / PBS NewsHour / Marist
thực hiện.
Cuộc thăm dò được thực hiện vào đêm thứ Tư 25/9 bằng các cuộc
phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại, một ngày sau khi Chủ tịch Hạ viện
Nancy Pelosi loan báo tiến hành cuộc điều tra luận tội, nhưng trước khi
công bố bức thư của một người tiết lộ thông tin, bày tỏ quan tâm về một
cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Tổng Thống Ukraina, trong đó ông
Trump ‘nhờ vả’ và áp lực nhà lãnh đạo Ukraina điều tra đối thủ chính trị
của ông, ứng cử viên Tổng thống Joe Biden và con trai ông là Hunter
Biden. Hunter từng là thành viên hội đồng quản trị của một tập đoàn khí
đốt Ukraina bị nghi ngờ có dính líu trong một vụ tham nhũng.
Làm như vậy, Tổng thống Trump được coi là đã mời gọi nước
ngoài can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ sắp tới, và lạm dụng quyền lực của
mình nhắm phục vụ lợi ích chính trị cá nhân.
Vì vậy, các nhà thăm dò cảnh báo rằng những diễn tiến mới có
thể thay đổi dư luận nhanh chóng, đặc biệt trong bối cảnh cứ 10 người
thì có 7 người nói họ đang theo sát tin tức.
Ông Lee Miringoff, giám đốc Viện nghiên cứu công luận Marist,
người đã tiến hành khảo sát 864 đối tượng, nói:
"Các đảng viên Dân chủ tại Quốc hội cần làm việc để thuyết
phục mọi người về sự hữu ích của cuộc điều tra".
Người tiết lộ thông tin, hiện vẫn chưa lộ diện, còn tố các
quan chức Toà Bạch Ốc là cố giấu nhẹm những trao đổi giữa Tổng thống
Trump và người đồng cấp Ukraine bằng cách chuyển thông tin sang một máy
tính khác, chứa thông tin mật, để ém nhẹm nội dung cuộc điện đàm.
Theo cuộc thăm dò của NPR/PBS/Marist, sự chia rẽ thể hiện
những khác biệt về đảng phái, giới tính, trình độ giáo dục và nơi cư
ngụ. Những người theo đảng Dân chủ; là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ có
trình độ đại học; và cư dân các thành phố phần lớn ủng hộ cuộc điều tra
luận tội.
Những người theo Đảng Cộng hòa, sinh sống ở nông thôn và thuộc
phái nam phần đông không ủng hộ tiến trình điều tra luận tội.
Vẫn theo cuộc thăm dò này thi nhìn chung, 71% nói họ rất chú ý
hoặc chú ý đáng kể đến tin tức liên quan tới vụ điều tra luận tội của Hạ
viện về Tổng thống Trump.
Ba phần tư người Mỹ, kể cả đa số đảng viên Cộng hòa, nói người
tiết lộ thông tin nên ra trước Quốc hội làm chứng. Đa số tin là cần điều
tra về nội dung cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine, với 54% người được
khảo sát gọi đây là vấn đề ‘rất nghiêm trọng’.
Một cuộc thăm dò do hãng tin Reuters và Ipsos thực hiện vào
thứ Hai 23/9 và thứ Ba 24/9 cho thấy 37% số người được hỏi ủng hộ việc
luận tội tổng thống so với 45% người phản đối. Con số 37% đã giảm từ 41%
ba tuần trước và giảm xuống so với mức 44% hồi tháng 5, sau khi công tố
viên đặc biệt Robert Mueller công bố báo cáo của ông về sự can thiệp của
Nga trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Tuy nhiên, các nhà bình luận lưu ý rằng trong quá khứ tỷ lệ
các cuộc luận tội thành công không cao. Cho tới giờ, chưa có tổng thống
Mỹ nào bị truất phế theo lối đó. Hơn nữa, mặc dù đảng Dân chủ đang kiểm
soát Hạ viện, Thượng viện vẫn do đảng Cộng hòa kiểm soát, sẽ cần đa số
2/3 số phiếu để bãi nhiệm tổng thống.
Cuộc điều tra luận tội sẽ tới đâu khi ông Trump bất
hợp tác?
12/10/2019
Tổng thống Trump đang đối mặt cuộc điều tra luận tội từ Hạ
viện
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang áp dụng chiến lược phong tỏa
(stonewall) tức không hợp tác với cuộc điều tra luận tội do phe Dân chủ
ở Hạ viện khởi xướng. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng điều này
sẽ rủi ro hơn là có lợi cho ông Trump vì nó chỉ càng khiến cho ông Trump
đối mặt thêm tội danh mới và quá trình luận tội được đẩy nhanh.
Trong lá thư dài 8 trang gửi cho Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi
hôm 8/10 để thông báo về việc không hợp tác điều tra, luật sư Nhà Trắng
Pat Cipollone viết: “Tổng thống Trump và chính quyền của ông bác bỏ
những nỗ lực không có cơ sở, vi hiến của quý vị nhằm đảo lộn tiến trình
dân chủ… Hành động không có tiền lệ của quý vị đã khiến Tổng thống không
còn lựa chọn. Để hoàn thành nghĩa vụ của ông đối với người dân Mỹ, Hiến
pháp cũng như nhánh Hành pháp, Tổng thống Trump và chính quyền của ông
không thể tham gia vào cuộc điều tra mang tính đảng phái và vi hiến của
quý vị trong những hoàn cảnh này.”
Không khai, không nộp
Theo nhận định của nhật báo Guardian thì thái độ bất hợp tác
của ông Trump chỉ càng làm trầm trọng thêm các cáo buộc luận tội ông và
càng đẩy nhanh quá trình luận tội.
Trái ngược với cách tiếp cận làm lệch hướng và giảm thiểu tối
đa thiệt hại của Bill Clinton, ông Trump đã thực hiện phương cách giống
lộ trình của Richard Nixon hơn – hai vị cựu Tổng thống đều đã đối mặt
với luận tội. “Ông Trump xem đó là cuộc tấn công mang tính sống còn và
giữ chặt trận địa như một tay súng trong trận đấu cuối cùng,” bài báo
trên tờ Guardian viết.
Đó là một chiến lược không có chỗ cho sai sót, các nhà phân
tích nói. Ông Trump cùng một lúc phải dựa vào việc giữ cho công chúng
ủng hộ ông và chặn đứng vô số phương cách mà Quốc hội có thể thu thập
bằng chứng và quan trọng là duy trì lòng trung thành của cấp dưới –
những người sẽ chịu áp lực ngày càng tăng buộc phải ra làm chứng.
Một cuộc thăm dò được công bố hôm 8/10 cho thấy Trump có thể
đang tính toán sai về dư luận. Đa số những người được thăm dò hiện ủng
hộ cuộc điều tra luận tội với 58% so với tỷ lệ 38% phản đối, theo cuộc
thăm dò chung của Washington Post và Schar School. Sự ủng hộ cho cuộc
điều tra luận tội đã tăng 20 điểm trong ba tháng, cũng theo cuộc thăm
dò.
Bất chấp tất cả, ông Trump tiếp tục tiến tới với chiến lược
bất hợp tác với việc chặn vào phút cuối phiên điều trần của Gordon
Sondland, đại sứ Mỹ ở Liên minh châu Âu, người đã bay về Washington để
nói với Quốc hội những gì ông biết về những nỗ lực của Tổng thống hầu áp
lực Ukraine điều tra cựu phó Tổng thống Joe Biden. Đây là điều cốt lõi
của cuộc điều tra luận tội.
Việc chặn Sondland ra làm chứng là một phần trong chiến dịch
phòng vệ của nhánh hành pháp. Trước đó Ngoại trưởng Mike Pompeo, đã trễ
hạn nộp tài liệu theo yêu cầu của Hạ viện. Hạ viện cũng ra trát cho Nhà
Trắng, Bộ quốc phòng, Văn phòng Quản lý và Ngân sách. Phó Tổng thống
Mike Pence cũng đối mặt với yêu cầu cung cấp tài liệu.
Ông Rudy Giuliani, luật sư riêng của Trump, đã tuyên bố hôm
8/10 rằng ông sẽ bất chấp trát đòi của Quốc hội và nói: “Lập trường mà
tôi phát biểu lúc này cũng là lập trường của chính quyền.”
“Hãy để họ quy cho tôi tội khinh mạn,” ông Giuliani nói với tờ
Washington Post. “Chúng tôi sẽ ra tòa. Chúng tôi sẽ thách thức tội khinh
mạn.”
Lợi-hại?
Tuy nhiên, sự vắng mặt của ông Sondland cũng sẽ chỉ đẩy nhanh
quá trình luận tội, ông Adam Schiff, chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện vốn
dẫn đầu cuộc điều tra luận tội, được Guardian dẫn lời nói.
“Không cung cấp nhân chứng, không cung cấp tài liệu – chúng
tôi xem đây là thêm một bằng chứng mạnh mẽ nữa cho thấy sự cản trở chức
năng của Quốc hội theo quy định của Hiến pháp,” ông Schiff nói.
Ngay cả khi những nỗ lực bất hợp tác của ông Trump hủy hoại
khả năng thu thập bằng chứng của Đảng Dân chủ trong ngắn hạn nó vẫn có
thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của cáo buộc luận tội nhằm vào ông
Trump, ông Bradley P Moss, một luật sư an ninh quốc gia nhận định với tờ
Guardian.
“Mặc dù xét trên quan điểm sự việc thực tế sẽ tốt hơn nếu tất
cả các nhân chứng có liên quan ra làm chứng và đưa ra các tài liệu liên
quan,” ông Moss được dẫn lời nói, “Nhưng nếu Đảng Dân chủ ở Hạ viện tin
rằng họ đã có đủ bằng chứng để tiến hành luận tội, họ có thể đơn giản
nhét sự từ chối hợp tác đó vào điều khoản ‘cản trở công lý’ bao trùm hết
trong quá trình luận tội và đặt nó lên trên tất cả mọi thứ.”
Sự lệ thuộc của ông Trump vào lòng trung thành của cấp dưới
cũng có thể là một bước đi sai lầm chiến lược - bởi vì các cựu quan chức
đã lên tiếng.
Sau khi từ chức, ông Kurt Volker, cựu đặc phái viên tại
Ukraine, tuần trước đã gửi tới Quốc hội các trang tin nhắn trên WhatsApp
giữa ông và các nhà ngoại giao khác vốn đã làm hỏng nỗ lực của ông Trump
để định hình cuộc đàm phán của ông với Ukraine.
Trong một bài viết trên trang Just Security nhằm so sánh các
quá trình luận tội đối với Nixon, Clinton và Trump, bà Sidney
Blumenthal, cựu trợ lý của ông Clinton và là nhân chứng phiên tòa luận
tội Clinton, lưu ý rằng sự chống đối của Nixon trước Quốc hội đã đẩy
nhanh sự sụp đổ của ông.
“Khi phiên xử vụ Watergate ở Thượng viện bắt đầu, vị thế của
Nixon trong dư luận bắt đầu bị xói mòn, sự suy sụp này càng được đẩy
nhanh theo từng giai đoạn do sự bất hợp tác của Nixon với Quốc hội và
tòa án,” ông Blumenthal viết.
Bằng cách phớt lờ trát đòi và chặn điều trần, Nhà Trắng dường
như hy vọng sẽ làm chậm lại quá trình luận tội này.
“Phải mất năm tháng điều trần trong nỗ lực luận tội Nixon
trước khi sự mức độ ủng hộ của công chúng đối với luận tội đạt 58%, ông
Greg Dworkin, biên tập viên của tờ Daily Kos lưu ý. Trong khi đó, quá
trình luận tội Trump chỉ mới diễn ra được hai tuần,” tờ Guardian lưu ý.
Bước kế tiếp của Hạ viện?
“Trông như thể cuộc điều tra luận tội của Đảng Dân chủ ở Hạ
viện sẽ tập trung ít hơn vào các cáo buộc trong vụ Ukraine mà sẽ đi sâu
nhiều hơn vào việc chính quyền của Tổng thống Trump không để Hạ viện
điều tra những gì đã xảy ra,” tờ Washington Post nhận định.
Đảng Dân chủ nói rằng tất cả những việc này đã cấu thành tội
cản trở công lý và đang ám chỉ rõ ràng điều mà Hạ viện có thể làm để
giải quyết vấn đề: luận tội Trump vì đã chặn cuộc điều tra. Họ đã đưa ra
cảnh báo rằng họ coi cản trở công lý là lý do luận tội Trump vào tuần
trước, sau khi Ngoại trưởng Mike Pompeo ngăn các quan chức Bộ Ngoại giao
ra làm chứng.
Theo Hiến pháp Mỹ, luận tội một Tổng thống vì không tham gia
vào cuộc điều tra luận tội là điều ‘đáng phải làm’. “Quốc hội sẽ quyết
định đâu là ‘tội nặng và hành vi sai trái’ để luận tội. Nếu họ cho rằng
việc ngăn Quốc hội thực hiện chức năng giám sát rơi vào phạm vi này, thì
họ sẽ luận tội,” Washington Post phân tích và dẫn ra một điều khoản luận
tội tương tự nhằm vào Tổng thống Richard M. Nixon mà trong đó nêu lên
bốn lần chính quyền Nixon cố tình không tuân thủ trát đòi.
Vì vậy, quá trình luận tội của Trump vẫn có thể tiếp tục ngay
cả khi chính quyền của ông không cung cấp tài liệu hay nhân chứng cho
cuộc điều tra, cũng theo tờ báo này.
Tuy nhiên chiến lược này có thể có tác động chính trị tiêu cực
đối với Đảng Dân chủ, Washington Post cho biết. Đảng này có nguy cơ theo
đuổi luận tội mà không có cuộc điều tra toàn diện về những gì ông Trump
đã làm. Họ sẽ không có được lợi ích qua các phiên điều trần công khai
hoặc thông qua việc có được hoặc công bố các văn bản ngoại giao bí mật
để chứng minh tính chính đáng của nỗ lực luận tội.
Theo Washington Post thì tại Điện Capitol, có những dấu hiệu
ban đầu cho thấy việc theo đuổi tội danh cản trở công lý với ông Trump
sẽ được tiếp nhận giống như luận tội những tội danh khác như lạm quyền.
‘Khủng hoảng Hiến pháp’
Trao đổi với VOA dưới góc độ Hiến pháp, ông Phan Quang Tuệ,
nguyên Thẩm phán Luật Hành chính tại Sacramento, California, và từng là
Thẩm phán Tòa Di trú Liên bang Hoa Kỳ, nói ông nhìn những gì đang xảy ra
trong cuộc điều tra luận tội là ‘khủng hoảng Hiến pháp’ và kêu gọi ‘bảo
vệ Hiến pháp’.
Ông nói rằng theo Hiến pháp Mỹ thì Hạ viện ‘có toàn quyền
quyết định quy trình và thủ tục luận tội’ chứ nhánh hành pháp, cụ thể là
Nhà Trắng, không thể bắt quá trình luận tội đi theo ý của họ.
Vẫn theo lời ông, trước chiến lược ‘không khai, không nộp’ của
chính quyền Trump, Hạ viện có thể ‘tiếp tục ra trát đòi nhân chứng và
tài liệu’, ‘tiếp tục điều tra từ những bằng chứng từ các nguồn khác’ vì
ngoài những bằng chứng lấy từ cơ quan hành pháp (mà chính quyền Trump
không chịu giao nộp) còn có lời khai của người tố cáo và của những công
dân có thể bị điều tra.”
“Việc ‘stonewall’ (phong tỏa) điều tra của ông Trump có làm
chậm lại nhưng không ngăn được cuộc điều tra luận tội vì Hạ viện có toàn
quyền,” ông nói và cho biết Hạ viện có thể yêu cầu thẩm phán liên bang
đòi hành pháp phải tuân thủ yêu cầu của lập pháp và điều này đã từng xảy
ra trong trường hợp luận tội Tổng thống Richard Nixon.
“Tôi nhìn vấn đề dưới khía cạnh của những định chế dân chủ trong Hiến pháp Mỹ có đời sống hơn 230 năm đang bị thử thách. Liệu trình độ dân chủ của người dân Mỹ, cách điều hành và tuân thủ định chế có vượt qua được và bảo vệ định chế dân chủ của Mỹ hay không,” ông nói và cho biết nước Mỹ đang trải qua ‘khủng hoảng Hiến pháp’
CỦA ĐẤT NƯỚC.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
.
CNBC .Fox .FoxAtl .OAN .CBS .CNN .VTV
.WhiteHouse .NationalArchives .FedReBank
.Fed Register .Congr Record .History .CBO
.US Gov .CongRecord .C-SPAN .CFR .RedState
.VideosLibrary .NationalPriProject .Verge .Fee
.JudicialWatch .FRUS .WorldTribune .Slate
.Conspiracy .GloPolicy .Energy .CDP .Archive
.AkdartvInvestors .DeepState .ScieceDirect
.NatReview .Hill .Dailly .StateNation .WND
-RealClearPolitics .Zegnet .LawNews .NYPost
.SourceIntel .Intelnews .Reuter .AP .QZ .NewAme
.GloSec .GloIntel .GloResearch .GloPolitics
.Infowar .TownHall .Commieblaster .Examiner
.MediaBFCheck .FactReport .PolitiFact .IDEAL
.MediaCheck .Fact .Snopes .MediaMatters
.Diplomat .News Link .Newsweek .Salon
.OpenSecret .Sunlight .Pol Critique .EpochTim
.N.W.Order .Illuminatti News.GlobalElite
.NewMax .CNS .DailyStorm .F.Policy .Whale
.Observe .Ame Progress .Fai .City .BusInsider
.Guardian .Political Insider .Law .Media .Above
.SourWatch .Wikileaks .Federalist .Ramussen
.Online Books .Breibart .Interceipt .PRWatch
.AmFreePress .Politico .Atlantic .PBS .WSWS
.N PublicRadio .ForeignTrade .Brookings .WTimes
.FAS .Millenium .Investors .ZeroHedge .DailySign
.Propublica .Inter Investigate .Intelligent Media
.Russia News .Tass Defense .Russia Militaty
.Scien&Tech .ACLU .Veteran .Gateway. DeepState
.Open Culture .Syndicate .Capital .Commodity
.DeepStateJournal .Create .Research .XinHua
.Nghiên Cứu QT .NCBiển Đông .Triết Chính Trị
.TVQG1 .TVQG .TVPG .BKVN .TVHoa Sen
.Ca Dao .HVCông Dân .HVNG .DấuHiệuThờiĐại
.BảoTàngLS.NghiênCứuLS .Nhân Quyền.Sài Gòn Báo
.Thời Đại.Văn Hiến .Sách Hiếm.Hợp Lưu
.Sức Khỏe .Vatican .Catholic .TS KhoaHọc
.KH.TV .Đại Kỷ Nguyên .Tinh Hoa .Danh Ngôn
.Viễn Đông .Người Việt.Việt Báo.Quán Văn
.TCCS .Việt Thức .Việt List .Việt Mỹ .Xây Dựng
.Phi Dũng .Hoa Vô Ưu .ChúngTa .Eurasia.
.NVSeatle .CaliToday .NVR .Phê Bình .Trái Chiều
.Việt Luận .Nam Úc .Người Dân .Buddhism
.Tiền Phong .Xã Luận .VTV .HTV .Trí Thức
.Dân Trí .Tuổi Trẻ .Express .Tấm Gương
.Lao Động .Thanh Niên .Tiền Phong .MTG
.Echo .Sài Gòn .Luật Khoa .Văn Nghệ .SOTT
.ĐCS .Bắc Bộ Phủ .Ng.TDũng .Ba Sàm .CafeVN
.Văn Học .Điện Ảnh .VTC .Cục Lưu Trữ .SoHa
.ST/HTV .Thống Kê .Điều Ngự .VNM .Bình Dân
.Đà Lạt * Vấn Đề * Kẻ Sĩ * Lịch Sử * Diễn Đàn *
.Tác Phẩm * Khào Cứu * Dịch Thuật * Tự Điển *