US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
MẸ VÀ CHỊ
Truyện ngắn của
THANH VÂN
Mùa Xuân này là mùa Xuân đầu tiên tôi mất mẹ. Nằm một ḿnh trong căn pḥng tối, nh́n chung quanh im vắng, tôi chợt cảm nhận được sự mất mát lớn lao của đời ḿnh. Mùa Đông năm Nhâm Ngọ tôi c̣n về VN thăm mẹ, tôi c̣n ôm mẹ trong tay, tôi thầm th́ hứa với mẹ tôi rằng tôi sẽ lo cho mẹ, mẹ sẽ được về nằm cạnh bác, người chồng mà mẹ yêu dấu nhưng mẹ bị mang tai tiếng rất nhiều khi lấy bác và mẹ phải bỏ Huế đem chúng tôi vào Saigon v́ dư luận Huế quá nghiệt ngă. Mẹ là nhà giáo, mẹ không có quyền yêu, không có quyền t́m nơi nương tựa và nuôi các con nên người dù người chồng đă bỏ đi, nói rằng, theo kháng chiến không hẹn ngày về. Làm người chinh phụ th́ đẹp lắm nhưng nhà không có ở, ba đứa con nheo nhóc đói, có người mẹ nào chịu được cho đành. Cha tôi đi kháng chiến khi mẹ tôi c̣n xuân sắc, bao nhiêu người theo đuổi, mắt mẹ ngày đó thật đen, má hồng, môi đỏ....
Khi mẹ kết duyên với bác th́ mẹ đành phải đem chúng tôi đi khỏi xứ Huế, người dân Huế thủ cựu, họ ghét CS nhưng vẫn bắt buộc người đàn bà có chồng đi kháng chiến phải chờ đợi mỏi ṃn... Chờ đợi th́ cũng được, ép ḷng cũng xong nhưng con đói, con lạnh th́ làm sao đây? Ngày đó tôi c̣n nhỏ lắm, chị và anh tôi đă lớn, đă biết đọc Tự Lực Văn Đoàn, đă bị chuyện cô Loan mỏi ṃn đợi chờ chú Dũng xông pha ngoài mưa gió chống Pháp chiếm hết tâm tư, h́nh ảnh thật đẹp, thật thơ mà sao mẹ tôi lại bỏ cha tôi để đi lấy chồng, để có nhà lầu, xe hơi cho anh chị tôi hưởng thụ... Ngày đó tôi c̣n nhỏ quá, tôi nghe chị tôi kể chuyện và tôi vẫn khóc thầm, oán ghét mẹ tôi. Chị em tôi vào học nội trú những trường mắc nhất, tôi vẫn chẳng thấy ǵ lạ, vẫn chẳng cám ơn mẹ, vẫn nghĩ rằng chuyện đó là lẽ tất nhiên... và vẫn tiếp tục oán ghét mẹ tôi đă đi lấy chồng không chờ đợi cha tôi.
Tuổi thơ qua mau... rồi mẹ tôi cũng già, chị tôi lên đại học cũng đi lấy chồng. Ngày chị tôi lên xe hoa tôi đi học xa không về được nhưng h́nh ảnh cho tôi biết đám cưới chị thật rộn ràng, sang trọng. Anh rể tôi là một người hiền lành, trí thức với cái nghề dược sĩ hái ra tiền ở VN, xong đại học, chị tôi được bổ làm giáo sư cấp hai ở trường Trung học Gia Long. Đối với tất cả mọi người, gia đ́nh chị tôi thật hạnh phúc lư tưởng. Chị không c̣n chống đối mẹ tôi, trái lại, bố dượng tôi đă giúp cho anh chị thật nhiều trên con đường công danh, sự nghiệp. Chị tôi là h́nh ảnh sáng chói nhất trong tuổi thơ của tôi, đối với tôi, không ai đẹp và hiền bằng chị.. Trong tim tôi h́nh ảnh mảnh mai, nước da trắng hồng của chị luôn luôn sáng chói.... Khi đó, kỷ niệm về cha tôi h́nh như không c̣n được ai nhắc nhở, nâng niu...
Sau năm năm lập gia đ́nh chị tôi có ba con trai, đứa thứ nhất sinh ra bị tật nguyền, vừa điếc vừa câm, hai đứa sau thông minh đĩnh ngộ. Không hiểu chị tôi có buồn không, anh chị giàu có nên bề ngoài vẫn thấy họ hạnh phúc. Tôi đi học xa, nghỉ hè mới về nhà nên trong tim tôi h́nh ảnh người chị vẫn sáng ngời, thương mến. Mẹ tôi th́ đă về hưu, gia đ́nh coi như êm đềm hạnh phúc. Rồi chồng chị tôi được đi du học bốn năm. Chị ôm con đổi lên xứ Đà Lạt sương mù. Tôi có lên thăm vài lần thấy chị vẫn đẹp, vẫn sống yên b́nh với ba đứa con trai, đứa con lớn vẫn câm điếc, vẫn ngu ngơ và chị tôi như thêm quyến rũ trong vai tṛ người vợ trẻ xa chồng, bằng ḷng với số phận. Tôi vẫn nhớ những lời cay đắng chị tôi dành để trách móc mẹ tôi ngày chị chưa lập gia đ́nh, theo chị người đàn bà chỉ nên thờ một chồng, chồng đi xa th́ làm chinh phụ nuôi con chờ chồng về. Tôi nghĩ chị tôi đang hạnh phúc sống cho lư tưởng của chị nên tôi không để ư đến sinh hoạt của chị, thấy chị ngày hai buổi đi dạy học rồi về, ngày nghỉ ngồi đọc sách, tôi leo trèo mấy cây ổi trong vườn hay leo lên xe "lam" đi chợ Ḥa B́nh mua cá về kho khô cho hai chị em ăn vào buổi cơm chiều của một Đà Lạt vừa lạnh vừa buồn. Lần nào tôi đi chợ chị cũng dặn ḍ tôi đừng quên mua một món đặc biệt cho anh Cu, đứa con đầu khốn khổ của chị.
Bẵng đi vài tháng, tôi chợt nghe mẹ tôi và bác thầm th́ về việc chị tôi mới sinh một đứa con gái trong khi anh rể tôi đi du học sắp về. Mẹ tôi có vẻ buồn, suy tư, tóc mẹ lốm đốm bạc. Không nói ra nhưng mẹ tôi vẫn nghĩ thầm rằng chị tôi buồn v́ có đứa con tật nguyền, kết quả của một cuộc hôn nhân mẹ tôi nghĩ là không có t́nh yêu v́ chị tôi đă yêu tha thiết một người từ năm mười lăm tuổi... nhưng không hiểu sao yêu nhau vậy mà chị tôi lại đi lấy chồng. Vài tháng sau, tôi gặp lại chị tôi ở Sài G̣n khi chị về chấm thi Tú Tài hai. Lần này chị không c̣n mảnh mai v́ chị đang có thai gần ngày sanh. Không nghe chị nói ǵ về đứa con gái sanh trước đó. Chấm thi xong chị ở lại Sài G̣n không lên Đà Lạt, ba đứa con trai chị gửi về Huế cho bà mẹ chồng chăm sóc, ông anh rể đi du học đă về nhưng đi ra thẳng Huế ở với mẹ và ba con. Chị tôi về nhà ở với mẹ. Khi chị sanh đứa con gái thứ hai, có tôi và mẹ tôi bên cạnh. Mẹ tôi không hỏi han trách móc ǵ chị tôi, chỉ lo cho đứa cháu ngoại và có vẻ buồn khi có một người đàn ông thua anh rể tôi về mọi mặt thỉnh thoảng đến thăm chị tôi và nựng đứa con gái. Sau mới biết rằng anh chàng mồ côi cha mẹ, ở với người anh, ngày trước cùng học Đại Học Văn Khoa với chị tôi, sau cũng đi dạy. Hai năm trước đó anh lên Đà Lạt chấm thi trong khi chị tôi làm Chánh Chủ Khảo, anh thả lời ong bướm, chị tôi ... không hiểu sao đă ngă ḷng, có một đứa con gái đưa anh đem về cho bà chị dâu nuôi, rồi có thêm đứa nữa..
Rồi anh chị tôi ly dị, anh rể tôi giữ hai đứa con đầu, chị tôi giữ đứa con trai thứ ba. Chị và người chồng mới giờ sống giản dị trong một căn chung cư dành cho công chức nghèo. Không c̣n nhà ở ngay đại lộ Nguyễn Huệ, không c̣n mỗi đứa con mỗi bà vú, không c̣n xe hơi chạy khắp phố phường. Tôi vẫn thương chị tôi nhưng ḷng cảm thấy phân vân, sao những lời chị chỉ trích mẹ tôi ngày chúng tôi c̣n bé không giống ǵ cuộc sống thật hằng ngày của chị, ngày xưa mẹ tôi nghèo, cha tôi đi xa không hẹn ngày về, mẹ ở nhà thuê, lương cô giáo tiểu học vậy mà có người đàn ông có địa vị thương mẹ tôi, cưới hỏi đàng hoàng th́ chị giận hờn, chê trách, ngày nay, anh rể tôi giàu, đi du học để lại tiền cho chị mua nhà trên đồi Đà Lạt, chị lại có đứa con tật nguyền, sao chị lại bỏ anh , bỏ con để đi theo người khác? Tôi biết mẹ tôi thắc mắc thật nhiều nhưng không dám hỏi thẳng chị... h́nh như dưới vẻ mặt thiên thần kia có nét ǵ độc ác.
Rồi ngày tháng qua mau, năm 1975 tôi phải rời bỏ quê hương ra đi như cả triệu dân miền Nam khác. Gia đ́nh mẹ và chị tôi ở lại. Bố dượng tôi đi cải tạo chết sau năm năm, anh tôi cũng bỏ ḿnh sau sáu năm nhục nhằn đói khổ. Tôi đón được mẹ tôi và gia đ́nh chị qua Mỹ theo diện đoàn tụ. Ba năm mẹ tôi ở Mỹ với tôi, chị tôi chẳng ngó ngàng chi tới mẹ, thậm chí có khi nào gặp gỡ cũng chỉ nhắc đến những kỷ niệm không đẹp của những ngày chị và mẹ tôi c̣n sống với tụi VC để chê trách mẹ tôi mà thôi. Tôi ở với mẹ được ba năm th́ mẹ nhớ đứa em trai và thằng cháu nội nên nhất định đ̣i về lại VN, mẹ than rằng ở Mỹ tù túng quá, muốn đi chơi đâu cũng phải chờ đến cuối tuần mới có xe đưa đi, ở VN cyclo có sẵn, chỉ cần một dollar là đi cyclo ra chợ ăn bánh xèo rồi về lại nhà khỏe ru.
Tôi biết mẹ tôi chỉ t́m cớ vậy thôi, mẹ đ̣i về là v́ gia đ́nh thằng em cùng mẹ khác cha của tôi bị kẹt lại. Nó không đi đoàn tụ cùng với mẹ tôi được v́ khi đó nó đă có vợ có con. Nhờ vậy, mẹ tôi qua Mỹ với tôi nhưng nó vẫn giữ được căn nhà khang trang của mẹ tôi và ông bố dượng. Trước khi mẹ tôi về lại VN, mẹ có ngỏ ư muốn đến ở với gia đ́nh chị tôi vài tháng nhưng chị từ chối, viện cớ không có ai chăm sóc cụ. Rồi mẹ tôi về lại quê hương. Buổi tối mẹ tôi đi, chị tôi cũng không đưa tiễn. Tôi thương mẹ nhưng cũng tự an ủi rằng ba năm ở Mỹ sức khỏe của mẹ đă được chăm sóc đầy đủ, giờ mẹ có chút tiền già mang về, mẹ sẽ vui hơn khi có gia đ́nh thằng em bên cạnh, mẹ sẽ ở lại trong căn nhà cũ với con cháu, căn nhà của cả một thời hạnh phúc của mẹ trước khi miền Nam rơi vào tay CS. Căn nhà này mẹ tôi vẫn giữ được dù tụi VC đẩy bố dượng tôi vào tù, mẹ vẫn giữ nó trong những ngày tháng khó khăn chỉ có tôi ở ngoại quốc gởi tiền về cho mẹ và em trai sinh sống.
Rồi em tôi lập gia đ́nh, mẹ qua Mỹ thăm con cháu ba năm. Mẹ tôi về lại VN b́nh yên, mẹ có tiền đưa cho em tôi và vợ nó sửa lại nhà, mua thêm xe. Tưởng rằng những ngày khó khăn đen tối đă qua, con cái ở Mỹ hay ở VN đều hạnh phúc. . . Nhưng rồi, không hiểu sao chị tôi lại t́m cách liên lạc với đứa em dâu, người mà chị không ngớt lời chê trách ngày chị chưa qua Mỹ. Ngày đó, những lá thư của chị viết cho tôi thường giống như những tờ tường tŕnh kể tội hai cô em dâu c̣n kẹt lại, chị viết tôi gởi tiền cho cả gia đ́nh sinh sống th́ chị có bổn phận kể hết tất cả những ǵ xảy ra bên nhà. Và những lời kể của chị rất là thiếu khoan dung, tôi bần thần thương xót cho mẹ tôi, cho gia đ́nh tôi đă gặp phải những kẻ xấu xa như vậy. Tôi không bao giờ nghi ngờ lời chị tôi, đối với tôi, chị vẫn là người chị có học cao, có tâm hồn và thương con em nhỏ dại mất cha từ những ngày c̣n quá nhỏ.
Ba năm không thơ từ, bỗng mẹ tôi về lại VN th́ chị t́m cách liên lạc qua điện thư, điện thoại với vợ thằng em tôi. Rồi vợ chồng thằng em ly dị, của cải chia đôi, không có ǵ ngoài cái xe mẹ tôi mới cho tiền mua. Cái nhà tên bố dượng tôi nên không bị chia đôị Vào một ngày cuối năm, em tôi buồn đi nhậu say, bị tai nạn và bỏ ḿnh sau hai ngày hôn mê trong bệnh viên. Mẹ tôi như điên, như mê. Chưa tám mươi tuổi đă chứng kiến quá nhiều mất mát lớn lao trong gia đ́nh. Cái chết của bố dượng tôi, của anh tôi, của cha tôi đi kháng chiến vinh quang trở về cũng chết v́ buồn và thất vọng trước sự thật phũ phàng của chế độ CS, giờ thêm cái chết của thằng em trai.
Mẹ tôi như gục ngă. Chị tôi lại ra tay lần nữa. Chị viết điện thư, gọi điện thoại cho con em dâu đă ly dị, không hiểu chị nói những ǵ mà con em dâu lại trở về đội tang chồng và săn sóc nhà cửa và luôn cả bà mẹ chồng đang dần dần mất trí. Em trai tôi được đưa về chôn gần ông bố dượng trong một nghĩa trang gồm toàn mồ mả của gia đ́nh bố dượng tôi.. .Chị tôi khoe vẫn liên lạc bằng điện thư đều đặn với con em dâu. Chỉ một tháng sau ngày em trai tôi mất, chị tôi cho hay con em dâu đă bán căn nhà ở ngay giữa Sài G̣n của mẹ tôi để mua một căn nhà nhỏ ở ngoại ô. Mẹ tôi bị điên loạn nên đă kư giấy bán nhà theo lời dụ dỗ của đứa con dâu độc ác. Căn nhà mới chỉ có đứa con của em trai tôi đứng tên. Nhưng cũng chỉ hơn một tháng sau đó th́ con em dâu xúi giục đứa con bán căn nhà đó luôn. Hai mẹ con chia nhau số tiền bán được, mẹ tôi mất trí nhớ, lang thang ngoài đường không nơi nương tựa nên được bà hàng xóm đem về nuôi và sau đó gởi vào viện dưỡng lăo dành cho những ông bà già không c̣n thân nhân do các nữ tu trông coi.
Cô em dâu của tôi biến khỏi gia đ́nh tôi từ ngày đó, nó cũng không trả lời điện thoại hay điện thư của chị tôi nữa. Chị tôi bay về Sài G̣n nói rằng để lo cho mẹ. Không hiểu chị lo lắng ra sao, chỉ biết giờ đây mỗi năm về Sài G̣n hai lần là niềm vui và ước mơ lớn lao nhất của chị. Chị lại về ở chung với gia đ́nh bà chị dâu của tôi, người đă bỏ rơi anh tôi để lấy chồng công an ngày anh tôi mới vừa vào trại cải tạo. Bà chị dâu này là người mà chị tôi thù ghét nhất khi chị c̣n ở VN, viết thơ cho tôi chị không chừa một danh từ xấu xa nào khi nói về con người bội bạc đó. Vậy mà giờ chị lại về ở nhà bà. Mùa đông năm Nhâm Ngọ tôi về VN thăm mẹ. Sau khi đi thăm mộ thằng em trai và ông bố dượng, tôi may mắn mua được miếng đất trong nghĩa trang, sát ngay với mộ bố dượng và em trai tôi để dành cho ngày mẹ tôi trăm tuổi. Sau đó tôi vào viện dưỡng lăo thăm mẹ. Tôi được mấy sơ đưa đi thăm mẹ sau khi biếu một số tiền lớn cho nhà dưỡng lăo. Nh́n mẹ nằm thiêm thiếp trên cái giường sắt lót chiếu, ḷng tôi như vỡ ra trăm mảnh. Tôi ôm mẹ và nói với mẹ rằng tôi về với mẹ đây, từ đây mẹ không c̣n cô đơn nữa.
Chợt mẹ tôi vùng lên ôm lấy tôi khóc nức nở, mấy Sơ ngạc nhiên nói mẹ tôi nhớ cô út nên mới tỉnh chứ từ ngày vào đây mẹ tôi im ĺm như chiếc bóng, chị tôi vào thăm mẹ cũng nằm yên, đút cơm th́ ăn, đút nước th́ uống chứ không bao giờ nói hay biểu lộ một cảm xúc nào. Sau cơn xúc động tôi ôm mẹ ngồi yên nghe Sơ Bề Trên nói chuyện. Theo Sơ th́ chị tôi có vào thăm mẹ tôi và đưa cho sơ một món tiền nhỏ nhờ Sơ khi mẹ tôi chết th́ rửa tội cho mẹ tôi, xong đốt mẹ và đưa tro gởi vào nhà thờ.
Tôi nghe Sơ nói mà hăi hùng cho sự độc ác của bà chị. Mẹ tôi ngày c̣n sống tháng nào cũng đi chùa, mẹ thờ Phật như cả gia đ́nh nội ngoại của tôi vẫn thờ từ đời nào, mẹ cũng thường nói lên sự sợ hăi của mẹ đối với việc bị hỏa thiêu, mẹ run sợ than rằng mẹ sợ nóng lắm và chỉ mong khi ḿnh chết sẽ được chôn gần ông bố dượng và những người thân. Tôi liền nói cho sơ bề trên nghe về những mơ ước cuối đời của mẹ tôi và cũng nói thêm rằng tôi đă mua được miếng đất chôn bà cạnh mộ bố dượng và đứa em trai của tôi, khi mẹ tôi chết Sơ cứ gọi điện thoại cho nhà ḥm mà tôi đă lo liệu trước, họ sẽ báo tin cho tôi và lo chôn cất mẹ tôi. Sơ bề trên viện dưỡng lăo khen tôi hết lời và hứa sẽ làm theo lời tôi dặn ḍ v́ Sơ nói không thể rửa tội cho mẹ tôi được nếu mẹ tôi không muốn.
Sau ngày hôm đó, mẹ tôi đă ăn ngủ yên b́nh hơn, h́nh như bà biết rằng bà sẽ không bị thiêu, không bị rửa tội và vào nằm trong nhà thờ như chị tôi quyết định. Một tuần bên cạnh mẹ, bà đă biết cười, biết nh́n tôi với đôi mắt long lanh nhưng bà cũng không nói thêm tiếng nào với tôị Khi đặt bà ngồi lên xe lăn đẩy ra vườn hóng mát mẹ tôi tươi tỉnh và cười luôn miệng. Nh́n mẹ mà ḷng tôi tan nát. Ngày nào mẹ tôi có nhà cao, có bồi bếp, xe công xe tư, giờ mẹ ở viện dưỡng lăo ăn cơm thí, ngủ giường nhờ. Cuộc đời đúng là có có không không. Mười mấy năm chồng con bị cải tạo, sống nhờ vào tiền tôi gửi về, thời bao quản vẫn giữ được căn nhà ba tầng trên đường Công Lư, vậy mà khi chị tôi bắt tay vào lo cho mẹ th́ gia đ́nh em trai tôi tan vỡ, nhà không cánh mà bay, giờ mẹ tôi lại nằm chờ chết trong một loại viện tế bần. Mấy sơ có vẽ hănh diện về mẹ tôi, giữa những ông bà già chân lấm tay bùn bị con cái bỏ rơi mẹ tôi ngời sáng với nước da trắng trẻo, gương mặt sáng láng, mái tóc bạc phơ nhưng vẫn đẹp vô cùng.
Sơ nói quan khách đến thăm (và sau đó cho tiền) đều nh́n ngắm mẹ tôi một cách yêu thương. Sơ Bề Trên khuyên tôi nên để mẹ tôi lại cho sơ săn sóc dù Viện Dưỡng Lăo của Sơ trên nguyên tắc chỉ nhận người già không c̣n thân nhân, nhưng tôi và chị tôi ở tận bên Mỹ th́ cũng như mẹ tôi cô đơn, chúng tôi gởi tiền về Sơ sẽ lo cho mẹ tôi đầy đủ.
Cuối năm Ngọ tôi về lại Mỹ và báo cho chị tôi biết những sự việc tôi đă làm ở VN, tôi đă mua được đất, đă nhờ được nhà ḥm lo cho mẹ tôi khi bà trăm tuổi. Trong nhà chỉ có chị tôi theo đạo Thiên Chúa khi chị bỏ chồng con kết hôn với ông chồng sau. Ông này Bắc kỳ di cư và có đạo. Mẹ tôi rất buồn về những chuyện đó nhưng bà không nói ǵ. Ngày nay chị lại muốn mấy Sơ rửa tội cho mẹ tôi khi mẹ tôi hấp hối và sau đó hỏa thiêu bà rồi đem cất ở một nhà thờ xa lạ. Tôi tự hỏi vô lẽ chị tôi thù mẹ tôi đến thế hay sao? Chị tôi không phản ứng ǵ khi nghe tôi nói về chuyện hậu sự của mẹ, sau đó chị chỉ viết cho tôi một cái thơ với lời lẽ cay độc bênh vực cho quyết định của chị, nói rằng mẹ tôi không thích theo đạo, không thích bị hỏa thiêu nhưng chị biết đó là những việc tốt đáng làm nên chị muốn làm cho mẹ tôi mà thôi.
Tôi tưởng như vậy là xong, đoạn cuối cuộc đời của mẹ tôi tạm êm đềm sau những tháng ngày long đong, lo lắng. Tôi biết mẹ tôi không nói được, bà bị á khẩu ngày bị đứa con dâu và đứa cháu nội đuổi ra khỏi nhà nhưng hiểu hết những ǵ đang xảy ra quanh ḿnh. Chị tôi lại quyết định về VN lần nữa, nói rằng để thăm mẹ tôi lần cuối. Tôi cũng chẳng nghe Sơ Bề Trên của viện dưỡng lăo nói ǵ mặc dù khi về đến Mỹ tôi có viết thơ cho bà kèm theo cái thơ chị tôi viết cho tôi nói rằng số tiền nhỏ gởi cho Sơ để hỏa thiêu mẹ tôi giờ chị tặng cho viện dưỡng lăo v́ không thể nào đ̣i lại.
Ngày tháng qua đi, đầu tháng tư năm Quư Mùi, vào một buổi chiều thứ bảy, chị tôi gọi điện thoại cho tôi hay là mẹ tôi đă mất cách đó ba ngày, sơ bề trên đă nghe theo lời chị, rửa tội cho mẹ tôi, và đem bà đi hỏa thiêu. Hiện tro của mẹ đă nằm yên trong nhà thờ. Chị báo tin cho tôi hay với giọng đắc thắng. Tôi nghe mà rụng rời đau khổ, Sơ Bề Trên đă hứa với tôi rồi mà, một nhà tu hành đâu có nuốt lời nhanh như vậy. Tôi quên rằng bà Sơ này đang tu trong một nước CS, bà phải thủ đoạn hơn CS mới tồn tại được và chị tôi, trước khi qua Mỹ đoàn tụ với tôi cũng đă được CS dạy dỗ hơn mười lăm năm. Từ một phụ nữ mảnh mai, xinh xắn, trắng trẻo, hận thù từ ngày mới bước chân vào đời với mối t́nh đầu không thành, với đứa con đầu ḷng tàn tật đă biến chị tôi thành một người đàn bà già trước tuổi, mưu mô thâm độc. Bơ sữa của Mỹ không làm cho chị đẹp hơn mà chỉ làm cho chị trở thành một người đàn bà béo ph́ bụng to hơn ngực, da th́ cứ xám đen lại mà thôi. Qua Mỹ, ông chồng cũ tặng lại cho anh chị đứa con trai đầu tàn tật để anh chị có tiền trợ cấp và chăm lo của nó, một số tiền dư đủ để cho anh chị không cần có việc làm cũng đủ chi tiêu rộng răi, ăn ở đă có những đứa con khác lo. Chị nghĩ rằng số phận của mẹ tôi phải hoàn toàn do chị định đoạt, chị đă thua thiệt suốt cuộc đời son trẻ, giờ chị phải thắng mẹ tôi trong quyết định cuối đời này.
Tôi đă biết chị thâm độc nên tôi không bàn chuyện ǵ với chị nữa, tôi âm thầm sửa soạn về VN lo cho mẹ tôi, ngoài mặt tôi vẫn tỏ ra cam chịu với việc làm của chị. Tôi thủ thỉ cho đến sáng hôm tôi lên máy bay về lại Saigon rằng tôi để yên cho mẹ nằm trong nhà thờ, tôi và chị sẽ về thăm mẹ khi đến một trăm ngày của mẹ. Tôi chưa sống dưới ách VC nhưng trong mấy ngày chờ đợi về VN lo cho mẹ, tôi đă cẩn thận từng lời ăn tiếng nói tưởng như ḿnh đang đối xử với một kẻ thù chỉ chờ ḿnh sơ suất là đánh phá. Tôi lo sợ chị tôi biết được tôi về VN th́ chị sẽ t́m cách dời tro mẹ tôi đi nơi khác, có cả ngàn nhà thờ lớn nhỏ ở Saigon, làm sao tôi biết mẹ tôi ở đâu mà t́m. Sở dĩ tôi biết tro mẹ tôi đang ở nhà thờ Đồng Tiến cũng là do lời nói vô t́nh của mẹ tôi ngày bà c̣n ở bên Mỹ với tôi. Mẹ tôi chỉ nói là ở Saigon chị tôi chủ nhật nào cũng đi xem lễ ở nhà thờ Đồng Tiến. Câu nói đă lâu lắm rồi trong một bữa ăn với mẹ nhưng sao giờ nó lại về trong óc tôi thật rơ ràng. Đầu óc bệnh hoạn của người chị mà tôi đinh ninh là hiền lành được thể hiện trong câu nói giả dối đầy ơn nghĩa mà chị tôi nói với tôi khi tưởng tôi nghe theo lời chị. Chị nói rằng tôi có thể đem h́nh mẹ tôi vào chùa bên Mỹ này để cúng lễ, chuyện ấy tốt thôi, chị sẽ gửi tiền cho nhà thờ ở VN làm lễ cho mẹ tôi thêm nữa. Nh́n và nghe chị nói, tôi rùng ḿnh không c̣n biết phải sắp chị vào hạng người nào. Ôi khuôn mặt thiên thần đă soi sáng tuổi thơ tôi là đây hay sao? L'Ange bleue của trường đại học Văn khoa là con người béo phục phịch với nụ cười độc ác này hay sao? Tôi lặng lẽ cúi đầu, khóc cho mẹ, khóc cho thần tượng một thời của tôi đổ vỡ.
Tôi về lại Sài G̣n khi mẹ tôi mất được mười ngàỵ Trên chuyến bay của Japan Airlines tôi ngồi như kẻ mất hồn. Tôi về đến Sài G̣n vào lúc một giờ sáng ngày hôm sau. Tôi lên pḥng khách sạn, uống một viên an thần v́ đă hơn hai mươi bốn tiếng đồng hồ tôi chưa hề chợp mắt, không hiểu ḿnh sẽ làm ǵ để đ̣i lại mẹ đây, liệu ông Cha Xứ chủ nhà thờ Đồng Tiến có trả tro của mẹ lại cho tôi hay không? Tôi thiếp đi và mong không dậy nữa.
Sáng hôm sau mới tám giờ sáng tôi đă có mặt tại nhà thờ. Theo niêm yết th́ Cha không tiếp khách vào buổi sáng nhưng có lẽ thấy vẻ ngơ ngác của tôi nên một ông có vẻ cán bộ mở cửa nhà của cha và nói tôi chờ. Một giờ đồng hồ sau cha mới tiếp tôi. Đó là một người đàn ông trên sáu mươi tuổi, có vẻ trí thức, khôn lanh. Tôi đưa tiền biếu nhà thờ, số tiền khá lớn nhưng Cha chưa nhận ngay mà nói tôi để ở bàn và cho Cha biết mục đích của tôi khi đến gặp Cha. Tôi nói với Cha tất cả những ǵ đang đè nặng trái tim tôi, tôi nói tôi đi t́m tro mẹ tôi để đem bà về chôn cạnh chồng con, rằng mẹ tôi không có đạo, Sơ Bề Trên của Viện Dưỡng Lăo đă rửa tội mẹ tôi khi bà hôn mê và Chúa không bao giờ chấp nhận chuyện đó. Tôi đưa cho Cha xem tờ khai sinh chính của tôi, h́nh mộ bố dượng tôi, cạnh đó có miếng đất trống dành cho mẹ tôi. Ông Cha Xứ vẫn b́nh tĩnh hỏi lại tên họ mẹ tôi rồi gọi ngay cho sơ bề trên của viện dưỡng lăo.
Ít nhất có một điểm đáng khen dành cho bà Sơ này, bà đă nói thật là mẹ tôi đă hôn mê khi chịu phép rửa tội, bà chỉ làm theo lời yêu cầu của chị tôi mà thôi và tro mẹ tôi do bà cựu chị dâu (v́ bà đă bỏ anh tôi đi lấy chồng khác từ hai mươi tám năm nay và đă có một con) của tôi đứng tên đem gởi nhà thờ. Cha Xứ bỏ máy xuống và nh́n tôi như muốn xin lỗi. Th́ ra trong chuyến về Sài G̣n vừa qua chị tôi và bà chị dâu đă bàn nhau đưa thêm tiền cho bà Sơ Bề Trên để bà làm theo ư của chị tôi. Tro mẹ tôi gởi ở nhà thờ bà chị của tôi sẽ có cớ bắt các con đưa tiền cho chị mỗi năm vài lần để chị về Sài G̣n làm Việt Kiều hưởng thụ nhưng nói là về thăm bà ngoại và xin cha làm lễ cho bà, bà cựu chị dâu th́ sẽ chứa chấp chị tôi để lấy tiền. Mọi người đều có mục đích riêng của họ, chỉ có mẹ tôi là cô đơn lạc lơng giữa những hũ tro của những người khác tôn giáo.
Cha Xứ kêu người đưa tôi vào nơi đựng tro để t́m mẹ, tôi hỏi Cha có cần giấy tờ ǵ hay không th́ cha lắc đầu. Tro mẹ tôi được cất trong một căn pḥng rộng lớn với hàng ngàn hũ tro khác và sau hai lần cửa khoá. Cửa mở ra người giữ kho bỏ đi để tôi đứng ngẩn ngơ, lạc hướng, không biết tro mẹ tôi nằm ở chỗ nào. Tôi chắp tay cầu xin mẹ tôi có linh thiêng th́ chỉ cho tôi t́m được mẹ, tôi phải đem mẹ ra khỏi chốn này trong sáng hôm đó, xe taxi đă chờ sẵn ngoài sân nhà thờ, các sư cũng chờ mẹ tôi ở chùa để làm lễ khâm liệm. Mở mắt ra tôi đi đến góc pḥng và như có một một sự thúc đẩy vô h́nh nào tôi đưa tay lên cao và lấy đại một hũ tro. Tất cả các hũ tro gửi ở nhà thờ Đồng Tiến đều do một nhà thầu làm ra nên hũ nào cũng giống nhau, trừ những hũ do người trong gia đ́nh đem từ xa về gửi là khác mà thôi. Vậy mà chỉ trong hai phút cầu nguyện tôi đă ôm được hũ tro của mẹ tôi trong ḷng.
Mẹ ơi, tôi nghẹn ngào rên lên khi thấy h́nh mẹ dán ở ngoài với cái tên Maria lạ lẫm. Chạy nhanh ra cửa, tôi về lại pḥng Cha Xứ đưa cho Cha xem hũ tro với tên họ mẹ tôi. Sau khi được Cha xác nhận là đúng tôi vội vàng xé ngay cái tên Maria. Cha Xứ ngượng ngùng chúc tôi vài câu vô ghĩa.
Tôi để hũ tro của mẹ vào trong cái xắc lớn mang theo và chạy vội ra taxi. Người tài xế cứ tưởng tôi vào nhà thờ có việc rồi ra về nên không nghi ngờ ǵ. Tôi nhờ đưa tôi về lại căn nhà cũ của mẹ tôi trên đường Công Lư. Xe dừng lại, căn nhà đă đổi chủ và khóa im ĺm. Tôi xuống xe ôm theo cái túi vải có tro của mẹ, cả xóm ra chia buồn, tôi đứng trước cửa nhà cho mẹ tôi thăm lại căn nhà xưa, chào hàng xóm cũ.
Gọi một chiếc xe khác trả giá sử dụng suốt ngày, tôi lại ôm cái xách có tro mẹ tôi ra đi trong sự ngậm ngùi của những người hàng xóm ngày xưa đă từng chứng kiến hạnh phúc của mẹ tôi trong những năm tháng cực kỳ sang giàu, quyền thế... Mẹ tôi rời Sài G̣n chỉ với một ḿnh tôi, bố dượng tôi, anh tôi, em tôi .... đă bỏ mẹ tôi đi về nơi hư vô từ những năm tháng trước rồi!
Saigon tháng Tư nhưng mưa bay, tôi nhắm mắt lại ôm thật chặt hũ tro của mẹ vào ḷng. Ngoài trời mưa, hơi lạnh nhưng sao tôi nghe như có tiếng cười rúc rích của mẹ, cái cảm giác quá thật làm tôi cũng cười theo dù nước mắt lưng tṛng. Tôi biết mẹ tôi vui, thật vui, mẹ đă thoát được nhà thờ Đồng Tiến, thoát được cái pḥng đầy những hũ tro và hũ tro của những người dưng khác tôn giáo chất đầy sau hai lần cửa khóa, mẹ đang trên đường đi gặp lại chồng con. Bên kia cửa xe, trời Saigon vẫn mưa bụi, những sợi mưa đan nhau trong nắng như chia buồn như chia vui... Trong xe, tôi nhắm nghiền mắt, hạnh phúc, đớn đau, nhẹ nhơm chia nhau ngự chiếm tim tôi... Mẹ ơi! Tôi gọi thầm mà như gởi cả tâm tư....
Mùa Phục Sinh năm nay
Tôi bỗng mồ côi mẹ
Saigon mưa bay bay
Mùa Xuân về thật khẽ
Mây trắng chợt giăng đầy
Buồn này ai chia sẻ
Giọt sầu rơi trên môi
Từ đây tôi mất mẹ. . .
Mẹ và chị! Giờ đây coi như mẹ đă yên phần, c̣n chị? Nh́n mưa bay ngoài khung cửa kính, tôi như thấy lại ḍng sông Hương chảy qua nhà ông nội tôi những ngày chị em tôi c̣n sống ở Huế, những ngày mưa, những ngày nắng, có mẹ, có chị, có anh... giờ c̣n lại ai đây? Và tôi chợt nghĩ thầm đến hai câu thơ của Nguyễn Bính:
Chị giờ sống cũng bằng không
Coi như chị đă ngang sông đắm đ̣!
THANH VÂN
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/
http://nguoidalat.informe.com/portal.html