giaithoa
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Tài-liệu Sử-Địa Việt-Nam
NĂM 1724, CHÚA TRỊNH-CƯƠNG
RA ĐỀ THI “MỎ ĐỒNG TỤ-LONG
LÀ CỦA NƯỚC TA”
Đồng Tụ-Long, thiếc Sông Ngâu,
Tiền rừng, bạc biển của đâu sánh bằng !
Ca-dao
HÀ MAI-PHƯƠNG & LƯU-CHU THANH-TAO
Lời Giới-thiệu :
Theo bài Thay Lời Tựa cho bộ Sơ-thảo Bách-khoa Từ-điển ĐỊA-DANH VIỆT-NAM của Hà Mai-Phương và Lưu-Chu Thanh-Tao, hai soạn-giả cho biết bản-thảo bộ sách này đă được sắp chữ xong [từ năm 2003], khoảng 10.000 trang khổ giấy 8 x 11 inches với các khổ chữ số 10 cho các mục-từ và khổ chữ số 9 cho các chú-thích và ghi-chú; đóng thành 40 tập, mỗi tập 250 trang. V́ phí-tổn ấn-loát quá tốn-kém, nên bộ sách này chưa có cơ-hội xuất-bản. Các quư-vị nhân-sĩ và nhà báo ở địa-phương sẽ được mời tới duyệt-lăm bộ sách này vào mùa thu năm 2006, tai Stanford University, California. Ông Hà Mai-Phương là Giảng-viện Việt-ngữ và Văn-hóa Việt tại School of Humanities and Sciences thuộc Viện Đại-học Stanford từ năm 1990 cho tới nay và Lưu-Chu Thanh-Tao là Quản-nhiệm Trung-tâm Tài-liệu Việt-học ở San Jose dưới sự cố-vấn của Lăo Giáo-sư Nguyễn Khắc-Kham và các cố Giáo-sư Nguyễn Đ́nh-Ḥa, Nguyễn Hùng-Cường.
LTS
Lời Dẫn-Nhập
Cách nay trên 280 năm -- năm 1724, dưới đời chúa Trịnh-Cương -- trong khoa thi Hoành-từ [ngày 25 tháng 8 âm-lịch] Chúa ra lệnh cho những người dự thi [tức các thí-sinh] soạn-thảo một bức Công-văn trả lời Tổng-đốc Vân-Nam [nhà Thanh], trong đó tŕnh-bày các lư-lẽ tỏ ra rằng các trại, ải ở Tuyên-Quang, Hưng-Hóa và xưởng đồng ở núi Mă-Yên thuộc vuøng Tụ-Long [cũng gọi là Đô-Long] đều thuộc về bờ cơi nước ta, cách rất xa phủ Khai-Hóa thuộc Vân-Nam; nước ta đời này qua đời khác vẫn giữ đất ấy và bảo-vệ được yên-ổn, chứ không phải là bá-chiếm đất-đai của phủ Khai-Hóa, vậy há nên đẩy các đất ấy về nhà Thanh ? Bấy giờ các ông Đoàn Bá-Dung và Nguyễn Đ́nh-Hoàn đều vâng mạng soạn bức công-văn ấy để dâng lên Chúa, được dự vào hạng hợp-cách, được thưởng tiền.
Ôn lại việc xưa để hiểu rơ thêm về việc ngày nay, không biết khi nào th́ trong chương-tŕnh giáo-dục của Nước Nhà có những bài học và những đề thi cho học-sinh và sinh-viên hỏi về những đất-đai của lănh-thổ và lănh-hải nước ta, nay đă thuộc về Trung-quốc như phần lớn vịnh Bắc-Việt; các vùng quần-đảo Hoàng-Sa; phần lớn các đảo ở Trường-Sa; đất-đai thuộc tả-ngạn sông Quây-Sơn và một nửa thác Bản Giốc ở tỉnh Cao-Bằng; mỏ đồng Tụ-Long ở tỉnh Hà-Giang; các mường bản ở trấn Hưng-Hóa xưa…
VỊ-TRÍ MỎ ĐỒNG TỤ-LONG
Vùng núi và mỏ đồng Tụ-Long -- đời nhà Nguyễn -- ở xă Tụ-Long thuộc tổng Tụ-Long, châu Vị-Xuyên, phủ Yên-B́nh, trấn Tuyên-Quang (1). Thời Pháp-thuộc, mỏ đồng Tụ-Long thuộc tổng Phương-Độ [tức tổng Tư-Long cũ], thuộc tỉnh Hà-Giang, ngay sát biên-giới Trung-quốc.
Theo Đại-Nam Nhất Thống Chí, núi Tụ-Long ở về phía đông-bắc huyện Vĩnh-Tuy, trấn Tuyên-Quang hơn 200 dặm ta; thế núi liên-lạc giống như h́nh con rồng nên gọi là “Tụ-long”. Núi khá cao, trước sau, tả hữu đều có núi; trong núi có đá nam-châm, nhất là có mỏ đồng đỏ và có cả ngân-sa nữa -- quen gọi là Đồng-xưởng hay Ngân-xưởng.
Theo Bản-đồ tổng Tụ-Long trong Le Canton de Tụ-Long et la Frontière Sino-Tonkinoise của Lieutenant-Colonel Bonifacy [trong Revue Indochinoise, Imprimerie d’Êxtrême-Orient, Hanoi, Nos 5 & 6, Mai-Juin 1924] – thời vua Lê và Chúa Trịnh -- tổng và mỏ đồng Tụ-Long nằm giữa hữu-ngạn sông Đổ-Chú “thật” [ở về phía bắc và phía tây] và Sông Lô. Thượng-lưu Sông Lô [người Trung-quốc gọi là Bàn-Long-Giang] th́ phát-nguyên từ huyện Văn-Sơn [phủ Khai-Hóa, tỉnh Vân-Nam] chảy qua tổng Tụ-Long theo hướng tây-bắc – đông-nam, trong đó có phụ-lưu là sông Đổ-Chú. Giữa lưu-vực hai sông này [Sông Lô và sông Đổ-Chú] là các xă của tổng Tụ-Long. Đó là các xă : Tụ-Nghĩa, Tụ-Mỹ, Tụ-Nhân, Tụ-Hoa, Tụ-Long, Tụ-Thanh, B́nh-Di, Phương-Độ, Phấn-Vũ.
Về vùng đất Tụ-Long, ta có câu ca-dao về mỏ đồng Tụ-Long như sau : Đồng Tụ-Long, thiếc Sông Ngâu, Tiền rừng bạc bể của đâu sánh bằng [theo Nam Ngữ Tân-Thư của Hà Mai-Anh, Nhà in Mỹ-Thắng, Nam-Định, 1939]. Địa-danh Tụ-Long cũng từng được nhắc-nhở qua bài hát chầu-văn tam-phủ thuộc tín-ngưỡng dân-gian, ca-tụng Thần-nữ Liễu-Hạnh Tiên-chúa – một trong Tứ Bất Tử của nước ta -- như sau :
Tụ-Long, Bảo-Lạc, Tam-Cờ;
Sông Thao, Sông Cả, Sông Bờ, Sông Ngâu.
Khắp đâu-đâu nức danh Thần-nữ,
Nhà-nhà đều phụng-sự hương-hoa.
Tuyên-Quang, Hưng-Hóa (1) gần xa,
Dù cây cỏ cũng được nhờ đội ơn…
KHAI-THÁC MỎ ĐỒNG TỤ-LONG
THỜI HẬU-LÊ VÀ NHÀ NGUYỄN
Theo Quốc-dụng chí trong Lịch-triều Hiến-chương loại-chí của Phan Huy-Chú [bản dịch của Lưỡng-Thần Cao Năi-Quang, Đại-học Luật-khoa, Sài-G̣n, 1957], Năm thứ 18, niên-hiệu Cảnh-Hưng đời vua Lê Hiển-Tông, cho quan giữ ngoài biên ở châu Vị-Xuyên là Hoàng Văn-Kỳ khai-khẩn xưởng đồng Tụ-Long. Xưởng đồng Tụ-Long trước kia đă có ngạch thuế, nhưng bỏ hoang đă lâu, đến bây giờ Hoàng Văn-Kỳ làm giấy xin khai lấy đồng đem tiến [lên nhà vua]; lại theo lời xin, cho quan Tri Hộ-phiên Liêu-Trung-Hầu Vũ Đ́nh-Trác làm quan Giám-đương [mỏ đồng Tụ-Long], quan Lưu-phủ xứ Tuyên-Quang Ngôn-Thọ-Hầu Nguyễn Huy-Tiên làm quan Giám-tri; và Hoàng Văn-Kỳ thuộc dưới quyền các vị quan trên, được ủy cho mộ người thuê làm, hạn trong hai năm phải thành mỏ. Lại miễn thuế thêm cho 3 năm, hết hạn, mới theo lệ đánh thuế; khai được đồng đỏ th́ cho đem bán trong nước... Xét các mỏ đồng nước ta, chỉ có mỏ đồng Tụ-Long là tốt hơn cả; nền tài-chính của nước ta ở đó mà ra. Khoảng niên-hiệu Chính-Ḥa va niên-hiệu Vĩnh-Thịnh nhà Lê, vùng mỏ đồng Tụ-Long bị người Tàu xâm-chiếm; đến đời vua Bảo-Thái [tức vua Lê Dụ-Tông] giao-thiệp , biện-luận măi mới lấy lại được đất cũ. Từ đấy tiền thuế giao cả cho người thổ-hào là họ Hoàng [tức Hoàng Văn-Kỳ] trưng-thu; đến hồi loạn năm Canh-thân, giặc Tàu chiếm-cứ đất Tuyên-Quang, Hưng-Hóa, mỏ đồng Tụ-Long ở châu Vị-Xuyên lại bỏ hoang, trong non 20 năm; tiền thuế đồng không có, mà nhà nước cũng mất cả cái lợi đúc tiền nữa. Đến bây giờ giặc đă yên, họ Hoàng mới lại xin khai cái mỏ cũ; sau khi thành mỏ 3 năm lại thu thuế, cái lợi đồng đỏ mới lại giúp ích cho nền tài-chánh của nước nhà.
Đời nhà Nguyễn Tây-Sơn, tuy không thấy ghi chép ǵ về việc khai-thác mỏ đồng Tụ-Long, nhưng theo sách Quang-Trung Nguyễn-Huệ của Hoa-Bằng, sau khi đánh đuổi quân Thanh về nước, quân Tây-Sơn cũng vẫn kiểm-soát được vùng mỏ đồng Tụ-Long. Năm 1790 -- tức một năm sau khi kiểm-soát được đất Bắc-Hà -- tướng của nhà Tây-Sơn là Trần Quang-Diệu [từng giữ chức Đốc-trấn ở Nghệ-An] được lệnh đem quân đi đánh ông Hoàng Ba Lê Duy-Chi -- là em của vua Lê Chiêu-Thống -- ở đất Bảo-Lạc. Bấy giờ ông Hoàng Ba lẩn-quẩn ở vùng biên-giới trấn Tuyên-Quang của ta và phía nam tỉnh Vân-Nam của Trung-quốc để chống lại quân Tây-Sơn. Địa-thế vùng Bảo-Lạc rất hiểm-trở, ba mặt đều là núi đá vách thẳng như bức tường, chỉ hở mặt phía bắc có thể thông sang nhà Thanh. Sau, nhờ có Quận Diễn, phiên-thần của nhà Lê cũ -- coi giữ cửa ải Tụ-Long -- làm hướng-đạo cho quân Tây-Sơn, đưa đường đi đánh Hoàng Ba Lê Duy-Chi. Các tường Tây-Sơn, với một số binh tinh-nhuệ, do cửa ải Tụ-Long sang qua đất nhà Thanh, đi ba ngày, bắt sống được Hoàng Ba và các thổ-tù Nùng Phúc-Tấn, Hoàng Văn-Đồng, giải về Tụ-Long; rồi sai đóng cũi đưa về Thăng-Long, dâng thư vào Phú-Xuân báo-tiệp [tin thắng trận]. Để khoe với nhà Măn Thanh cái vơ-công hiển-hách ấy, vua Quang-Trung sai bầy tôi là Vũ Vĩnh-Thành và Trần Ngọc-Thị sang nhà Thanh báo tin thắng trận ấy…
Đời nhà Nguyễn, vẫn tiếp-tục khai-thác mỏ đồng Tụ-Long và cho tái-tạo bảo Tụ-Long để bảo-vệ mỏ đồng ở vùng biên-thùy… Theo Đại-Nam Thực-Lục, năm 1810 -- đời vua Gia-Long -- mỏ đồng Tụ-Long do Tuyên-úy Đại-sứ Mă Sĩ-Trạch đứng ra lănh-trưng khai-thác; chi tiền công là 28 quan và thu về 100 cân đồng đỏ. Năm 1828, quan Bắc-Thành [Tổng-trấn] tâu lên vua Minh-Mệnh [ở ngôi từ 1820 đến 1840] xin cho những người lănh-trưng khai mỏ đồng Tụ-Long lănh 15.000 quan tiền công và được chiết trả bằng 25.000 cân “khối đồng đỏ”. Vua Minh-Mệnh thuận cho…
Về tính-chất của đồng Tụ-Long, theo Khâm-Định Đại-Nam Hội-điển Sự-Lệ [Quyển 244 nói về Nha Vũ-khố], đời nhà Nguyễn [1802—1945] phân loại các hạng đồng [của nước ta] như sau : đồng đỏ đúc thành h́nh nồi là hạng nhất; đồng Trung-Liệt và đồng đỏ [loại thường] đều là hạng nh́; đồng đỏ đúc thành h́nh vung là hạng ba và đồng khối Tụ-Long là hạng tư. Khi nha Vũ-khố cần chi phát th́ đồng đỏ h́nh nồi phải có Ch́ [của nhà vua] mới được phát; những việc tầm-thường th́ phát đồng khối Tụ-Long. …Đồng khối [đồng đỏ] Tụ-Long lại chia ra làm các hạng đă nấu 3 lần, 4 lần hay 6 lần [đúc] làm thành từng phiến… Về đúc tượng Phật [vẫn theo Hội-điển Sự-Lệ ], quy-thức như sau : đồng đỏ Tụ-Long 94 cân [ta], pha với 6 cân thiếc. Cứ mỗi 100 cân, trừ hao 9 cân, 13 lạng, 3 đồng-cân và phải dùng 40 cân than mỏ, 81 cân than gỗ, 440 cân củi để đúc tượng…
Theo Đại-Nam Thực-lục, để bảo-vệ vùng mỏ đồng Tụ-Long, dọc biên-giới châu Vị-Xuyên [thuộc trấn Tuyên-Quang nước ta], đối-diện với huyện Văn-Sơn thuộc phủ Khai-Hóa [tỉnh Vân-Nam bên Trung-quốc], đời nhà Nguyễn có cho dựng những cửa ải và những bảo [đồn đắp bằng đất] như : bảo Tụ-Long ở xă Linh-Hồ, bảo Bắc-Tư ở xă Phấn-Vũ, [cửa] Ải Phẫu ở xă Phương-Độ, ải Kênh-Thủy ở xă B́nh-Di [qua Sông Ma là sang địa-giới nước Tàu], ải Tiểu-Miện… Theo Đại-Nam Điển-Lệ, theo lệ, những công-văn giữa địa-phương Vân-Nam của nhà Thanh với trấn Tuyên-Quang nước ta thường do tấn [của ải] Bạch-Mă của họ chuyển-giao cho bảo Tụ-Long thuộc châu Vị-Xuyên để chuyển về trấn Tuyên-Quang…
TRANH-CHẤP VÙNG MỎ ĐỒNG TỤ-LONG GIỮA TA VÀ TẦU
Theo Lịch-Triều Tạp-kỷ của Ngô Cao-Lăng (bản dịch của Hoa-Bằng), năm 1688 – đời vua Lê Hy-Tông và chúa Trịnh-Căn – thổ-quan phủ Khai-Hóa [thuộc tỉnh Vân-Nam bên Trung-quốc] xâm-lấn 3 châu Vị-Xuyên, Thủy-Vĩ và Bảo-Lạc thuộc xứ Tuyên-Quang của ta. Họ cho đặt sở tuần-ty để thu thuế ở các châu nói trên, trong đó có mỏ đồng Tụ-Long. Bấy giờ, nước ta đă nhiều lần đem việc ấy phi-tấu lên vua nhà Thanh. Nhưng viên quan do vua nhà Thanh sai đến để khám-xét, lại bênh-vực và bào-chữa cho thổ-quan phủ Khai-Hóa, phụ-họa cái thuyết cho rằng nước ta xâm-lấn nội-địa Trung-quốc. Người Thanh tự lập mốc ở Đồng-xưởng -- tức mỏ đồng -- Tụ-Long, xây-dựng cửa ải, đắp bờ đường ngăn [biên-giới hai nước]. Nước ta bị mất đất-đai vùng mỏ đồng Tụ-Long khoảng 40 dặm ta [mỗi dặm khoảng 400 hay 500 mètres].
Theo Lịch-Triều Tạp-Kỷ, trấn-thủ Tuyên-Quang và Hưng-Hóa là Trịnh Đức-Nhuận phải đem binh phản-kháng việc người Thanh chiếm đóng vùng Tụ-Long của ta và đưa thư sang nhà Thanh để tranh-luận về biên-giới giữa trấn Tuyên-Quang nước ta và phủ Khai-Hóa của Trung-quốc.
Năm 1724 -- dưới đời chúa Trịnh-Cương -- trong khoa thi Hoành-từ [ngày 25 tháng 8 âm-lịch] Chúa ra lệnh cho những người dự thi [tức các thí-sinh] soạn-thảo một bức Công-văn trả lời Tổng-đốc Vân-Nam [nhà Thanh], trong đó tŕnh-bày các lư-lẽ tỏ ra rằng các trại, ải ở Tuyên-Quang, Hưng-Hóa (1) và xưởng đồng ở núi Mă-Yên thuộc Tụ-Long [cũng gọi là Đô-Long] đều thuộc về bờ cơi nước ta, cách rất xa phủ Khai-Hóa thuộc Vân-Nam; nước ta đời này qua đời khác vẫn giữ đất ấy và bảo-vệ được yên-ổn, chứ không phải là bá-chiếm đất-đai của phủ Khai-Hóa, vậy há nên đẩy các đất ấy về nhà Thanh ? Bấy giờ các ông Đoàn Bá-Dung và Nguyễn Đ́nh-Hoàn đều vâng mạng soạn bức công-văn ấy để dâng lên Chúa, được dự vào hạng hợp-cách, được thưởng tiền (2).
Năm 1725, lại cử các quan bồi-tụng Hồ Phi-Tích và Vũ Công-Tể sang hội-đồng với các quan nhà Thanh để tra-xét lại địa-giới hai tỉnh Tuyên-Quang và Hưng-Hóa (1) của nước ta tiếp giáp với tỉnh Vân-Nam của Trung-Quốc. Năm 1728, quan tỉnh Vân-Nam là Ngạc Nhĩ-Thái ngờ nước ta có mưu tính ǵ khác, bèn tâu với vua Thanh. Vua nhà Thanh liền cho điều-động binh-mă ba tỉnh [Quảng-Đông, Quảng-Tây và Vân-Nam], sai Đô-sát-viện Phó Đô-ngự-sử Hàng Dịch-Lộc, Nội-các Học-sĩ kiêm Lễ-Bộ Thị-lang Nhậm Lan-Chi đến trước để xem động tĩnh [vùng biên-giới] và vua nhà Thanh hai lần hạ sắc-dụ bắt buộc nước ta phải nghe theo. Nhưng thổ-mục trấn Tuyên-Quang là Hoàng Văn-Phác nhất-định không theo [không nhận mốc của người Thanh đặt làm bằng-cứ biên-giới hai nước]… Sau đó, trước sự cương-quyết của chúa Trịnh-Cương cho đem binh-sĩ lên vùng biên-giới quyết bảo-vệ vùng đất đă bị người Thanh chiếm mất, nhà Thanh phải thuận trả lại vùng mỏ đồng Tụ-Long cho nước ta.
Theo Khâm-định Việt-sử Thông-giám Cương-mục (quyển 37), vua Ung-Chính nhà Thanh (tức vua Thanh Thế-Tông, ở ngôi từ năm 1723 đến năm 1735) đă ban Dụ về việc trả lại cho nước ta vùng đất Tụ-Long vào năm 1728, có đoạn như sau : “Trẫm thống-trị thiên-hạ, phàm những nước đă liệt vào phiên-phong th́ dầu một thước đất không chỗ nào là không phải đất-đai do Trẫm làm chủ-tể, can chi phải so đọ 40 dặm đất nhỏ bé ấy làm ǵ ? Mới đây, Ngạc-Nhĩ-Thái đem bản tâu của quốc-vương [An-Nam] tiến tŕnh; lời-lẽ ư-tứ trong bản tâu tỏ long cung-kính, Trẫm rất vui ḷng khen-ngợi. Vả lại, 40 dặm đất ấy nếu thuộc vào Vân-Nam th́ là nội-địa của Trẫm; nếu thuộc vào An-Nam th́ vẫn là ngoại-phiên của Trẫm, không có một chút ǵ phân-biệt cả. Vậy chuẩn cho đem đất ấy [tức vùng Tụ-Long] ban thưởng cho quốc-vương [An-Nam] đời-đời giữ lấy” (3).
Các sử-liệu của ta chép về sự phân-định biên-giới hai nước Việt-Trung vào năm 1728 như sau :
= Theo Đại-Nam Nhất Thống Chí và Lịch-triều Tạp-Kỷ -- sau nhiều năm tranh căi -- tới năm 1728 [đời vua Lê Dụ-Tông và chúa Trịnh-Cương] nhà Thanh mới thuận trả lại vùng tranh-chấp biên-giới có mỏ đồng Tụ-Long cho nước ta. Bấy giờ vùng biên-giới có mỏ đồng Tụ-Long giữa hai nước lấy sông Đổ-Chú -- một con sông nhỏ ở phía nam đồn binh Mă-Bạch [hay Mă-Tấn] -- làm ranh-giới giữa hai châu Vị-Xuyên và Thủy-Vĩ [của trấn Tuyên-Quang thuộc nước ta] và phủ Khai-Hóa [thuộc tỉnh Vân-Nam bên Trung-quốc]. Nhưng thổ-quan phủ Khai-Hóa chỉ cho sứ-bộ ta con sông Đổ-Chú giả đề âm-mưu chiếm lấy các sách [tức làng, thôn] ở Bảo-Sơn thuộc tổng Tụ-Long của ta. Binh-Bộ Tả Thị-lang Nguyễn Huy-Nhuận và Tế-tửu Nguyễn Công-Thái phải đích-thân xông-pha lam-chướng để t́m ra con sông Đổ-Chú “thực”; rồi cùng quan-lại nhà Thanh tranh-luận và dựng đồng-trụ [cột đồng] làm giới mốc hai nước. Các tài-liệu sau này không thấy nói ǵ về “cột đồng Tụ-Long” mà chỉ nói tới “bia đá Tụ-Long”. Về bia Tụ-Long này, theo Giáo-sư Philippe Langlet qua bài La Frontière Sino-Viêtnamienne du XVII è au XIXè Siècle [trong tác-phẩm Les Frontière du Vietnam (4)], vào năm 1829, thổ-phỉ người Thanh gây rối ở vùng Tụ-Long và đă phá-hủy bia Tụ-Long dựng năm 1728. Măi đến năm 1832 -- dưới đời vua Minh-Mệnh -- bia Tụ-Long và nhà bia mới được dựng lại để ghi mốc biên-giới hai nước ở vùng này.
= Theo Đại-Nam Thực-Lục, khoảng niên-hiệu Bảo-Thái (1720-1729) -- đời vua Lê Dụ-Tông và chúa Trịnh-Cương -- người Thanh ở phủ Khai-Hóa [tỉnh Vân-Nam bên Trung-quốc] xâm-lấn biên-giới châu Vị-Xuyên [thuộc trấn Thái-Nguyên của ta], triều-đ́nh nhà Lê phản-kháng; người Thanh sai quan đi hội-khám, trả lại đất biên-giới [vùng mỏ đồng Tụ-Long cho nước ta], lấy sông Đổ-Chú làm ranh-giới (thượng-lưu sông này phát-nguyên từ huyện Văn-Sơn, phủ Khai-Hoá nước Tàu), cho dựng bia đá làm mốc. Bia ở bờ nam sông Đổ-Chú ở nước ta có khắc các hàng chữ: “An-Nam quốc, Tuyên-Quang trấn, Vị-Xuyên giới chỉ di Đổ-Chú hà vi cứ”, có nghĩa là :”Địa-giới châu Vị-Xuyên, trấn Tuyên-Quang, nước An-Nam, lấy sông Đổ-Chú làm mốc”.
= Theo Đại-Nam Nhất-thống-chí, ngày 18 tháng 9, niên-hiệu Ung-Chính nhà Thanh năm thứ sáu [tức năm 1728], niên-hiệu Bảo-Thái nhà Lê, vua Dụ-Tông sai sứ-bộ gồm Tả Thị-lang Bộ Binh Nguyễn Huy-Nhuận và Quốc-tử-giám Tế-tửu Nguyễn Công-Thái, phụng Chỉ đến dựng bia đá ở bờ sông Đổ-Chú [thuộc châu Vị-Xuyên, trấn Tuyên-Quang; thời Pháp-thuộc, thuộc tỉnh Hà-Giang]. Phía bên kia bờ bắc sông Đổ-Chú thuộc nhà Thanh, cũng có dựng bia đánh dấu ranh-giới hai nước, khắc ghi hàng chữ : Khai-Dương viễn xứ thiên mạt dữ Giao-Chỉ tiếp nhượng chi xứ, nghĩa là : “đất Khai-Dương ở về cuối nước [Trung-quốc đời nhà Thanh] là nơi giáp-giới địa-phận đất Giao-Chỉ”.
Nguyên-văn bài bia của nhà Thanh dựng ở bên bờ sông Đổ-Chú c̣n chép trong Lịch-triều Tạp-Kỷ của Ngô Cao-Lăng; bản dịch của Hoa-Bằng như sau :
“Huyện Khai-Dương là nơi xa tận chân trời, tiếp giáp với nước Giao-Chỉ. Xét sử sách nên lấy sông Đổ-Chú ở phía nam phủ-trị 240 dặm làm địa-giới; sau v́ chỗ địa-giới lẫn-lộn, sai quan đi tra xét, tâu xin ấn-định địa-giới núi Duyên-Xưởng. Hoàng-thượng ta [chỉ vua Ung-Chính Thanh Thế-Tông, ở ngôi từ 1723 đến 1735] uy-đức toả xa, nghĩ đến [nước] Giao-chỉ đời-đời giữ lễ kính-thuận, được ban Chỉ ưng thuận; lại ban cho 40 dặm đất đă xét ấy [nguyên là của nước ta !]. Bọn Sĩ-Côn chúng tôi, vâng lệnh Tổng-đốc Vân-Quư bộ Nguyễn-Đoạn ủy phái, nhằm ngày mồng 7 tháng 9, hội-đồng với bọn Nguyễn Huy-Nhuận là sai-viên nước Giao-Chỉ, cộng-đồng bàn định, lấy con sông nhỏ ở phía nam đồn Bạch-Mă [hay Mă-Tấn] làm mốc tức là chỗ mà vua nước Giao-Chỉ tâu gọi là sông Đổ-Chú. Chúng tôi tuân theo Chỉ-Dụ thiết-lập giới-hạn và dựng ở phía bắc sông ấy cái bia-đ́nh [nhà bia]. Từ đây, phía bắc con sông ấy, chốn biên-cương được vững bền muôn ức năm, hưởng sự tốt lành không đời nào bỏ mất. Ngày 18 tháng 9, niên-hiệu Ung-Chính thứ sáu [tức năm 1728]; thự Khai-Hóa phủ, thần Ngô Sĩ-Côn và thự Khai-Hóa trấn, Trung-dinh Du-kích thần Vương Vô-Đảng kính lập”.
Lịch-triều Tạp kỷ cũng c̣n ghi bài Khải (5) của Trịnh-Quán, Trịnh Đ́nh-Tương và Nguyễn Công-Hăng cùng các quan-chức hai ban văn-vơ chúc mừng chúa Trịnh thu-hồi lại được vùng mỏ đồng Tụ-Long của ta. Hoa-bằng dịch “nguyên-văn” bài Khải đó như sau :
“Nay kính-cẩn được thấy Chúa Thượng [tức chúa Trịnh-Cương] nối giữ nghiệp Chúa, tôn-pḥ nhà vua [tức vua Lê Dụ-Tông], chính ḿnh cần-mẫn, nắm mọi việc chính-trị; hôm sớm siêng-năng; sửa-sang hoạt-động trăm việc, làm cho kỷ-cương được có đầu mối chỉnh-tề. Từ khi lên ngôi [Chúa] đến nay ngót 20 năm, bốn cơi được phẳng-lặng, chin châu được yên-ổn. Mới đây, Đốc-trấn Vân-Nam thiên-vị, nghe lời viên quan phủ Khai-Hóa bịa đặt dựng đứng lên rằng viên châu-mục Vị-Xuyên [của nước ta] xâm-chiếm nội-địa [Trung-quốc]; rồi sai người đến thôn Tà-Lộ, xây-dựng nhà ở, đặt quân canh giữ. Ta dẫu đă có công-văn qua lại [nhiều lần để tranh-luận], nhưng họ vẫn bá chiếm ! Kịp khi vâng mạng khẩn-cấp đưa thư [sang nhà Thanh] tŕnh-bày cặn-kẽ, mới được [vua nhà Thanh] hạ Sắc-Dụ cho rút nhân-viên [người Thanh] về; bàn định lập mốc-giới khác. Nhưng, rồi đó, các ủy-viên đi hội-khám, hùa theo thuyết trước [ư nói thuyết của thổ-quan phủ Khai-Hóa đổ cho nước ta xâm-lấn đất của nhà Thanh]; lại chỉ [một] chỗ [gọi là] Tam-Thổ-Khê để làm địa-giới nhất-định [giữa hai nước]; rồi tại đó, xây-dựng quan-ải, đắp bờ đường ngăn, lấn đất quá 40 dặm. Kế đó thấy vua Thanh hai lần ra Sắc-Dụ, lời và ư rất cặn-kẽ, yêu-cầu ta phải theo; rồi gửi thư sang một niềm giữ vững lời đă nói thẳng. Chợt thấy triều-đ́nh nhà Thanh gửi thư sang, trong nói sẽ có sứ-thần khâm-mạng vua Thanh đi sang nước ta, nhưng không nói rơ lư-do ǵ. Các bầy-tôi trong triều [nước ta] có người xin xuất-quân, chống giữ cầm-cự; có người muốn dựng quân-doanh và đặt lính thú ở quan-ải; có người lại nói sứ Thanh sang ta có ư nom ḍm hư thực. Và lại, sứ-giả khâm-mạng chưa đến, nhưng công-văn của Bộ Binh triều Thanh đă đệ đến cửa ải tỏ ư muốn đưa đến t́nh gắn bó vững-bền của viên sứ-giả khâm-mạng. Họ lại nói :V́ biết sứ-giả khâm-mạng chưa đến, nên hăy cứ nhận việc đệ-đạt lên quốc-vương [tức vua nhà Lê nước ta]. Các triều-thần chẳng ai lường biết ra sao; cứ lấy ư riêng đoán phỏng; nhưng chưa ai nhằm trúng huyệt cả. Riêng có Chúa Thượng là bậc phán-đoán sáng-suốt, soi thấu từ chỗ kín nhiệm, bác hết tất cả những lời phỏng-đoán; một ḿnh vận-dụng sách-lược, quyết-định : nghiêm sức [các tướng-sĩ] ở ven biên-giới không được hoạt-động càn bậy. Rồi sửa lại quốc-thư cho hợp nghi tất cả. Vả lại, t́nh-h́nh uẩn-khúc của người xa, điều ǵ Ngài [tức chúa Trịnh-Cương] cũng thấy trước và đoán đúng. Lời trong lệnh-chỉ [của Chúa Trịnh-Cương] có nói người Thanh rất đỗi thèm muốn đất Đồng-Xưởng [tức vùng mỏ đồng Tụ-Long], nhưng thấy ta có pḥng-bị, do đó mới rút người và ngựa về ! …Cuối-cùng, quả thấy tờ thư gửi sang nói thiên-triều [chỉ triều-đ́nh nhà Thanh] sai sứ trả lại 40 dặm đất cho ta… Bọn thần xiết bao kính phục… Xin Kính dâng tờ Khải chúc mừng để thấu lên tai Chúa !”
THỰC-DÂN PHÁP NHƯỢNG
VÙNG TỤ-LONG CHO NHÀ THANH
Khi quân Pháp xâm-lăng nước ta, đánh Bắc-Kỳ lần thứ-hai vào năm 1882 và tiến-công Kinh-đô Huế năm 1883, triều-đ́nh nhà Nguyễn đă phải nhận sự đô-hộ của Pháp bởi Hoà-ước Giáp-thân 1884. Nhân dịp nước ta suy-yếu và hỗn-loạn phải cầu viện nhà Thanh, họ [nhà Thanh] đă cho quân đă lấn chiếm vùng mỏ đồng Tụ-Long. Pháp -- với thâm ư sẵn có của họ -- đă không “phản-kháng” việc quân Thanh chiếm đóng các đất ấy và không “thực-thi” Ḥa-ước 1884 can-thiệp vào việc đ̣i lại vùng Tụ-Long theo lời yêu-cầu của nhà Nguyễn. Theo La Frontière Sino-Vietnamienne et le Face à Face Franco-Chinois à l’ Époque de la Conquête du Tonkin của Charles Fourniau dẫn trong Les Frontière du Vietnam (4) Bộ-trưởng Constans, người đặc-trách thương-thuyết và kư-kết hai phụ-ước đă được định trước bởi Hiệp-ước Thiên-Tân [Tiên-Tsin] về thương-mại giữa hai nước Pháp – Trung và Biên-giới Việt – Trung. V́ những quyền-lợi quan-trọng có lợi cho nước Pháp, Constans đă kư-kết với Lư Hồng-Chương Thoả-hiệp thương-mại theo như tinh-thần của Định-ước kư năm 1886 bởi Cogordan, Trung-quốc thuận để cho hàng-hóa của Pháp được trao-đổi buôn-bán ở miền Hoa Nam hay nam Trung-quốc và Pháp sẽ mở hai toà Lănh-sự ở Vân-Nam và Quảng-Tây. Trong những điều-kiện tương-nhượng ấy, v́ lư-do chính-trị và kinh-tế Pháp đă nhượng-bộ Trung-quốc những đ̣i hỏi của nhà Thanh về những lănh-thổ ở biên-giới Việt - Trung. Kết-quả là Phụ-ước về Biên-giới Việt – Trung đă được hai nước Pháp – Trung kư-kết vào ngày 26-6-1887, Pháp thuận bỏ một phần lănh-thổ của Việt-Nam ở biên-giới tỉnh Vân-Nam, nơi mà Đế-quốc An-Nam -- tức triều-đ́nh nhà Nguyễn -- đă từng kiểm-soát ba phần tư vùng đất này -- trong đó có tổng Tụ-Long và mỏ đồng Tụ-Long – với một diện-tích khoảng 750 km2 nhượng cho Trung-quốc.
Theo Le Canton de Tụ-Long et la Frontière Sino-Tonkinoise của Lieutenant-Colonel Bonifacy, Ḥa-ước Thiên-Tân kư ngày 9-6-1885 định rằng ủy-viên hai nước Pháp và Trung-quốc sẽ đến tại chỗ để xác-định biên-giới Trung-quốc và Bắc-Kỳ. V́ có nhiều trở-ngại, nhất là sau khi một số người Pháp trong phái-đoàn kiểm-tra biên-giới bị thổ-dân giết chết, nên trên thực-tế, biên giới Bắc-Kỳ và Trung-quốc đă được hai bên “hoạch-định” trên đồ-bản mà thôi. Kết-quả là người Trung-quốc đă lợi-dụng t́nh-thế hỗn-loạn và chiếm được nhiều đất-đai ở vùng biên-giới Bắc-Kỳ trong việc phân-định biên-giới -- trong đó có mỏ đồng Tụ-Long.
Trung-tá Bonifacy đă dựa trên các sử-liệu cũ vẽ Bản-đồ tổng Tụ-Long rất rơ-ràng với ranh-giới được hai nước Việt- Trung thoả-thuận vào năm 1728. Theo bản-đồ này, lấy bia Tụ-Long ở hữu-ngạn song Đổ-Chú làm chuẩn (ḍng sông này trong bản-đồ của Bonifacy ghi là sông Đổ-Chú “thật”), đối-ngạn sông Đổ-Chú là thị-trấn Ma-Peu của phủ Khai-Hóa [thuộc tỉnh Vân-Nam, Trung-quốc]. Từ bia Tụ-Long theo ḍng sông Đổ-Chú về phía tây tới làng Pha-Lung th́ tả-ngạn sông Đổ-Chú thuộc phủ Khai-Hóa, c̣n hữu-ngạn sông Đổ-Chú là tổng Tụ-Long và mỏ đồng Tụ-Long của nước ta. C̣n ranh-giới Ta và Tàu về phía đông cũng lấy bia Tụ-Long làm chuẩn, kéo dài cho tới làng Cao-Ma-Bạch của ta thuộc tỉnh Hà-Giang ngày nay.
Bấy giờ tổng và mỏ đồng Tụ-Long nằm giữa hữu-ngạn sông Đổ-Chú “thật” [ở về phía bắc và phía tây] và Sông Lô Giữa lưu-vực hai sông này [Sông Lô và sông Đổ-Chú] là các xă của tổng Tụ-Long. Đó là các xă : Tụ-Nghĩa, Tụ-Mỹ, Tụ-Nhân, Tụ-Hoa, Tụ-Long, Tụ-Thanh, B́nh-Di, Phương-Độ, Phấn-Vũ. Theo Thoả-ước năm 1887, mỏ đồng Tụ-Long và các xă Tụ-Long, Tụ-Nghĩa, Tụ-Thanh, B́nh-Di và một phần xă Tụ-Mỹ sáp-nhập vào phủ Khai-Hóa của Trung-quốc. Phần tổng Tụ-Long c̣n lại đă được thực-dân Pháp dung làm “miếng mồi đổi-chác” với nhà Thanh. Kết-quả là, theo Thoả-ước năm 1895 giữa Pháp và Trung-quốc, Pháp nhượng thêm các xă Tụ-Mỹ, Tụ-Hoa và một phần xă Phấn-Vũ [hay Mường Tung] cho Trung-quốc. Hai năm sau, theo Định-ước 1897, sáp-nhập nốt phần c̣n lại của xă Phấn-Vũ vào phủ Khai-Hóa. Từ đấy nước ta mất hẳn vùng mỏ đồng Tụ-Long phong-phú. Hiện nay, đất Tụ-Long thuộc về phủ Khai-Hóa, tỉnh Vân-Nam bên Tàu.
THAY LỜI KẾT
Đúng như nhận-xét của cố Giáo-sư Phạm Kim-Vinh [trong lá thư riêng gửi cho chúng tôi vào tháng 11-1999 đă được dùng Thay Lời Tựa cho tập tài-liệu Sử-liệu Về Biên-giới Ta và Tàu từ đời Nhà Lư cho tới dầu thời Pháp-thuộc của H.M.P.& L.C.T.T.; Mai-Hiên xuất-bản, Campbell, USA, 1999] : “Hai thứ thực-dân (Tàu và Tây) đă lần-lượt đô-hộ nước ta. Cả hai đều cố ư giữ cho vùng biên-giới [Ta và Tàu] ở trong t́nh-trạng mập-mờ. Cả hai thoả-hiệp với nhau về quyền-lợi cho hai nước Tàu và Tây, không hề quan-tâm đến quyền-lợi của dân-tộc Việt-Nam”.
Gần đây, trong lá thư riêng của Giáo-sư Tiến-sĩ Philippe Langlet gửi cho chúng tôi đề ngày “Dimanche, 17 Avril 2005”, Giáo-sư đă cho in đậm [bold] ḍng chữ về Tụ-Long của vua Ung-Chính nhà Thanh : ”nếu thuộc vào An-Nam th́ vẫn là ngoại-phiên của Trẫm, không có một chút phân-biệt ǵ cả”. Giáo-sư c̣n bày tỏ thêm ư-kiến riêng của ḿnh [về chủ-trương đế-quốc của Trung-quốc] là : “Tôi nghĩ rằng, về nguyên-tắc, chương-tŕnh quốc-tế của chính-phủ Trung-quốc (Cộng-sản hoặc chống Cộng-sản (6) ) vẫn như chương-tŕnh của vua Ung-Chính năm 1728 về Tụ-Long… Thế th́ nước Việt-Nam (và các nước trên thế-giới !) phải chống măi khái-niệm chủ-nghĩa đế-quốc [của Trung-quốc]. Trung-Hoa không phải là một nước, [mà] là Thiên Hạ !
CHÚ-THÍCH
* Bài viết nay, các chữ trong dấu [ ] do chúng tôi thêm vào để giải-thích và làm cho câu văn được rơ-ràng và mạch-lạc hơn.
** Ḍng sông từ thượng-lưu ra biển, bờ sông ở về cánh tay phải gọi là “hữu-ngạn” và bờ sông ở về phía tay trái, gọi là “tả-ngạn”.
(1) Thời vua Lê và Chúa Trịnh : 1. Trấn Tuyên-Quang ở vào khoảng giữa tả-ngạn Sông Nhị và Sông Lô, phía bắc giáp giới phủ Khai-Hóa, tỉnh Vân-Nam bên Trung-quốc. Thời Pháp-thuộc chia trấn Tuyên-Quang ra làm hai tỉnh : Tuyên-Quang và Hà-Giang. 2. Trấn Hưng-Hóa ở về hữu-ngạn Sông Nhị, trải dài từ ngă ba Sông Nhị và Sông Đà cho tới biên-giới Trung-quốc ở về phía bắc và cho tới phía tây giáp-giới nước Ai-Lao; thời Pháp-thuộc chia trấn Hưng-Hóa thành các tỉnh Lai-Châu, Sơn-La, Lào-Cai, Yên-Bái, Ḥa-B́nh và một phần tỉnh Phú-Thọ [theo Bách-khoa Từ-điển Địa-Danh Việt-Nam (Lịch-sử, Địa-dư, Hành-chánh, Nhân-văn và Kinh-tế) của H.M.P. & L.C.T.T.; chưa xuất-bản].
(2) Đoàn Bá-Dung, người xă Phú-Thị, huyện Gia-Lâm [ngoaïi-thành Hà-Nội]; đỗ Tiến-sĩ khoa Canh-dần [năm 1710], niên-hiệu Vĩnh-Thịnh thứ sáu. Nguyễn Đ́nh-Hoàn, người phường Bái-Ân, huyện Quảng-Đức [Hà-Nội]; đỗ Hoàng-giáp khoa Mậu-th́n [năm 1688], niên-hiệu Chính-Ḥa thứ chín.
(3) Tài-liệu này do Giáo-sư Tiến-sĩ Philippe Langlet (Professeur Retraité de l’Université de Paris VII) dịch ra Việt-ngữ và gửi cho chúng tôi. Bản Cương-Mục trên Website “điện-tử” của Viện Việt-Học ở Nam California [đánh máy lại theo bản dịch của Viện Sử-học Hà-Nội] không thấy dịch ñoaïn tài-liệu như ghi ở trên. V́ chưa có cơ-hội tra-cứu nguyên-văn bản dịch của Viện Sử-học Hà-Nội nên chúng chưa được rơ nguyên-do của sự “thiếu sót” này.
(4) Les Frontière Du Vietnam (Histoire des Frontières de la Péninsule Indochinoise sous la direction de P.B. Lafont), Éditions l ‘ Harmattan, 16 rue des Écoles, 75005, Paris , 1989. Tél.: 43-26-04-52.
(5) Đời vua Lê và chúa Trịnh, bản văn dâng lên nhà Vua gọi là Tấu và bản văn dâng lên Chúa gọi là Khải.
(6) Chỉ Trung-Hoa Dân-quốc hay Đài-Loan.
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/
http://nguoidalat.informe.com/forum/
http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/