Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 NGUYỄN LƯ-TƯỞNG LÊN TIẾNG

về sách “HUẾ ƠI! OAN NGHIỆT!”

*

* *

Bổ túc những điểm sai lầm về Nguyễn Lư-Tưởng và Đảng Đại Việt trong tác phẩm “Huế Ơi! Oan Nghiệt!” của Bảo Quốc Kiếm (tức Trương Khôi) Tôi đă gọi tel cho ông Bảo Quốc Kiếm để yêu cầu ông bổ túc những điểm sai lầm trong sách “Huế Ơi! Oan Nghiệt!” xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2010.

Sau đây, tôi xin nhắc lại những điểm chính:

 

(1)Về lư lịch của Nguyễn Lư-Tưởng:

Trang 197-198, và 375...Bảo Quốc Kiếm viết về Nguyễn Lư-Tưởng như sau:

“Theo chỗ chúng tôi biết rất hạn chế, th́ ông vốn người làng Dương Lộc, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Nơi “làng Công Giáo” ấy h́nh như đă bị phong trào Văn thân giết chừng 200 người. Đặc biệt, ông là anh em thúc bá của Tổng giám mục địa phận Huế lúc đương thời. Ông cũng là một nhà lănh đạo cao cấp của Đại Việt Cách Mạng Đảng của ông Hà Thúc Kư. Hiện nay là một nhà văn, nhà nghiên cưú tại Hoa Kỳ.”

Trang 375: “ông là em chú bác ruột của TGM Nguyễn Kim Điền”.

Nguyễn Lư-Tưởng trả lời:

(a) Về lư-lịch của Nguyễn Lư-Tưởng: Trong các tác phẩm của NLT xuất bản tại Hoa Kỳ...đều đă có công khai lư lịch. Bà con nội, ngoại của NLT, không có ai là Tổng Giám Mục địa phận Huế trước đây và hiện nay. Hai vị Tổng Giám Mục Philippe Nguyễn Kim Điền (đă qua đời 1988) và Stephanô Nguyễn Như Thể (hiện nay) không có vị nào là bà con thúc bá với NLT.

(b) Về biến cố xảy ra tại làng Dương Lộc: Ngày 8 tháng 9 năm 1885 những người dân theo đạo Công Giáo làng Dương Lộc và các làng chung quanh đă bị quân Văn Thân kéo đến bao vây và đốt hết nhà cửa, đốt nhà thờ và tàn sát tập thể dân lành vô tội trong đó 04 Linh Mục người Việt Nam (LM Nguyễn Ngọc Tuyên, LM Trần Ngọc Vịnh, LM Đoàn Trinh Khoan và LM Lê Văn Huấn), 65 nữ tu và khoảng 2500 tín hữu Công Giáo. Tất cả đều là người Việt Nam, không có một Linh Mục ngoại quốc nào. Biến cố nầy đă được viên Công sứ Pháp tại Quảng Trị tên là Jabouille ghi lại qua tờ tŕnh bằng tiếng Pháp vào tháng 9/1885, được đăng lại trên Bulletin des Amis du Vieux Hue, số 4, Octobre-Decembre, 1923, trang 396-426 và được Linh Mục Adolphe Delvaux, sử gia, dịch ra tiếng Việt, in lần thứ nhất tại Hà Nội năm 1941. Hiện nay tại làng Dương Lộc vẫn c̣n lăng mộ tập thể các vị tử v́ đạo nầy.(xem Thuyền Ai Đợi Bến Văn Lâu của NLT xuất bản 2001 tại Hoa Kỳ, tr. 101)

(c) Trong sách “Huế ơi! Oan nghiệt!”, Bảo Quốc Kiếm so sánh Nguyễn Lư-Tưởng với ông Ngô Đ́nh Cẩn ở Miền Trung...Thật là quá sức tưởng tượng. Ông Ngô Đ́nh Cẩn đóng vai tṛ gọi là “Cố vấn chỉ đạo các đoàn thể chính trị trong nước và hải ngoại tại Cao Nguyên và Trung Nguyên Trung Phần” tất cả mọi công việc chính trị, quân sự,.v.v...tại miền Trung đều do Ông Cẩn sắp đặt. Ông Cẩn ở trong một ngôi nhà xưa, có vườn rộng, tường thành bao bọc, có lính bảo vệ...Viên chức nhà nước đều phải đến gặp ông để báo cáo công việc, xin lệnh thi hành. So với Nguyễn Lư-Tưởng, là một học sinh nghèo, xuất thân từ một gia đ́nh nông dân, cha chết sớm khi mới hơn 6, 7 tuổi, phải tranh đấu để vươn lên. Dưới thời TT Ngô Đ́nh Diệm, NLT chỉ là một học sinh Trung học. Năm 1963, NLT là một sinh viên chưa ra trường. Từ 1964-1966, NLT hoạt động trong Đảng Đại Việt CM tại Đại học Huế. Thời gian xảy ra các biến động chính trị sau khi TT Ngô Đ́nh Diệm bị lật đổ, NLT vẫn là một sinh viên. NLT không có súng đạn, không có tiền bạc, không có quyền về quân sự, hành chánh, chính trị làm sao so sánh với Ông Ngô Đ́nh Cẩn được. Năm 1967, mới hơn 27 tuổi, NLT là một Giáo sư Trung học đệ nhị cấp, ra ứng cử Dân Biểu trong thế đối lập với chính quyền Ông Thiệu, Ông Kỳ. (NLT ủng hộ Liên Danh 2: Hà Thúc Kư và Nguyễn Văn Định, ứng cử đối lập với Liên Danh Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ đang nắm chính quyền). Thực tế lúc đó, Ông Kỳ nắm trọn quyền hành; Ông Thiệu chỉ là bù nh́n. Măi đến sau Tết Mậu Thân, Ông Thiệu mới dần dần củng cố quyền hành. Năm 1969, khi Ông Khiêm lên làm Thủ Tướng, phe ông Thiệu mới thực sự nắm trọn quyền hành trong tay. Từ 1967 đến 1971, trong nhiệm kỳ Dân Biểu, tại Hạ Nghị Viện, NLT luôn ở vào thế đối lập. Năm 1971, v́ ở vào thế đối lập và luôn giữ lập trường chống tham nhũng nên NLT đă bị Tỉnh Trưởng là Đại Tá Lê Văn Thân t́m đủ mọi cách loại trừ. Sau đó, NLT trở lại làm Giáo Sư và bị chính quyền chèn ép đủ mọi chuyện! Sau 30/4/1975, NLT bị 02 lần tù dưới chế độ CS, tổng cộng 14 năm! Khi Miền Nam sụp đổ, đem thân vào tù, NLT không có nhà cửa, tài sản ǵ để lại cho vợ con. NLT chưa làm điều ǵ thiệt hại cho anh em hay đồng bào. Cuộc đời NLT như thế đó mà Bảo Quốc Kiếm dám so sánh với Ông Ngô Đ́nh Cẩn thử xem có hợp t́nh, hợp lư hay không?

(2) Bảo Quốc Kiếm trích lời của Vũ Ngự Chiêu nói về Ông Hà Thúc Kư và Đảng Đại Việt hoàn toàn sai sự thật.

Trang 198, Bảo Quốc Kiếm mượn lời của Vũ Ngự Chiêu để nói về ông Hà Thúc Kư và đảng Đại Việt Cách Mạng như sau: “Hà Thúc Kư: Được coi như lănh tụ Đại Việt Kitô giáo miền Trung, gia nhập đảng Đại Việt sau ngày Đặng Vũ Lạc chết, và được nâng đỡ của Đặng Văn Sung, tổ chức chiến khu Ba Ḷng chống Diệm tại Quảng Trị mà theo nhiều hơn có một nguồn tin do Pháp khuyến khích, tài trợ. Đầu thập niên 1960, sau cuộc đảo chính Diệm, phe nhóm Kư lộng hành ở miền Trung. Bắt chước Cộng Sản xử dụng những thủ đoạn bá đạo để triệt hạ đối thủ và tham vọng “độc quyền” làm cách mạng, nhưng tài năng c̣n thua kém cả những cán bộ Cộng Sản hạng trung”. 1967 có một nhóm dân biểu tay chân tại Quốc hội...”

(Bảo Quốc Kiếm: trích trong “Việt Nam niên biểu nhân vật chí” của Chính Đạo (Tiến sỹ Vũ Ngự Chiêu)

Bảo Quốc Kiếm viết tiếp: “Ở trong đoạn nầy có một tiết lộ mới, đó là mấy chữ “Đại Việt Kitô giáo”. Đây là một tên mà trong lịch sử đảng phái ít có. Chỉ có từ trước mấy chữ: “Cần lao Công Giáo” mà thôi.

NLT trả lời:

(a)Ông Hà Thúc Kư là một Phật tử không phải là Kitô giáo

Mặc dù đây là lời của Vũ Ngự Chiêu, nhưng Bảo Quốc Kiếm tâm đắc và trích vào sách của ḿnh...Trước hết, ông Hà Thúc Kư không phải là tín hữu Kitô giáo. Ông là một Phật tử từ khi c̣n nhỏ và cha mẹ ông khi về hưu, (trước 1945), đă lập chùa Phổ Tế, chùa nầy tọa lạc trên đường Nam Giao, phía trên chùa Từ Đàm, bên tay phải. Mẹ ông Hà Thúc Kư là sư bà, qua đời ngoài 90 tuổi tại chùa nầy. Ông Hà Thúc Kư và đảng Đại Việt chống Thực Dân, chống Cộng Sản và chống các chế độ độc tài, ông bị án chung thân...Đại đa số đảng viên Đại Việt là người theo đạo Phật (trên 95%), chỉ có một số ít theo đạo Công Giáo và các tôn giáo khác như Cao Đài, Hồi Giáo (gốc Chàm)...Những người theo đạo Công Giáo trong đảng Đại Việt đă bị tù dưới chế độ Đệ I Cộng Hoà của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm v́ đối lập với chế độ nầy (như các ông Trần Điền, Nguyễn Văn Mân, Hoàng Xuân Tửu...). Ai cũng biết Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm là một tin hữu đạo Công Giáo (Kitô giáo). Đảng Đại Việt chống chế độ của TT Ngô Đ́nh Diệm, nhưng không chống đạo Công Giáo. Chúng tôi phân biệt rơ ràng một cá nhân theo đạo khác xa với một tổ chức Giáo Hội.

(b) Những người lănh đạo đảng Đại Việt ở miền Trung (Quảng Trị, Thừa Thiên, Đà Nẵng) mà Bảo Quốc Kiếm biết, hầu hết là Phật Giáo hay thờ ông bà tổ tiên.

Các ông Tôn Thất Tế (Bí thư liên tỉnh), Nguyễn Ngọc Cứ (Bí thư Tỉnh bộ Thừa Thiên), Lê Đ́nh Cai (Bí thư Thị bộ Huế), Trần Đạo Đông (CT Hội Đồng Tỉnh Quảng Trị), Lê Vân (Bí thư Thị bộ Đà Nẵng), Trần Vinh Anh (Phó Bí thư Đà Nẵng), Thái Phi Long (Hội đồng tỉnh Thừa Thiên, Phó Bí thư Tỉnh bộ Thừa Thiên)...Các Nghị sĩ trong Liên danh Bông Lúa đắc cử do Đại Việt Cách Mạng ủng hộ chỉ có 02 người theo đạo Công Giáo là Hoàng Xuân Tửu và Nguyễn Văn Mân, c̣n lại là Phật Giáo (Nguyễn Văn Ngải, Phạm Nam Sách, Nguyễn Văn Kỹ Cương, Mai Đức Thiệp, Tôn Thất Uẩn, Trần Thế Minh) và 02 người Cao Đài là Nguyễn Ngọc Kỷ, Vơ Văn Truyện. Như vậy đă có 06 người Phật Giáo; 02 người Cao Đài và 02 người Công Giáo. Tỷ lệ người theo Phật Giáo trong Đại Việt Cách Mạng do Ông Hà Thúc Kư lănh đạo chiếm đa số. Vũ Ngự Chiêu nói “Đại Việt Kitô giáo miền Trung?” như vậy có xứng đáng là người có học vị tiến sĩ và là người trí thức hay không? Lời nói và việc làm chứng minh tư cách con người đó. Bảo Quốc Kiếm trích lại lời của Vũ Ngự Chiêu (có vẻ tâm đắc) là có ác ư và có mục dích tuyên truyền xuyên tạc. Người đọc sẽ đánh giá lời nói của Vũ Ngự Chiêu và việc làm của Bảo Quốc Kiếm (trích lại lời Vũ Ngự Chiêu) ...tư cách của hai người đó như thế nào?

(c) Đại Việt lộng hành ở miền Trung.

Cũng trong lời trích dẫn nầy, Bảo Quốc Kiếm đă nhắc lại lời Vũ Ngự Chiêu –“Sau cuộc đảo chính Diệm, phe nhóm Hà Thúc Kư lộng hành ở miền Trung” điều nầy có đúng hay không?

Trước hết, v́ đối lập với TT Ngô Đ́nh Diệm nên sau vụ chiến khu Ba Ḷng tại Quảng Trị 1955, hầu hết đảng viên Đại Việt bị mất việc, bị tù, bị chết, hoặc phải trốn tránh, bỏ xứ đi nơi khác để sinh sống...Đảng Đại Việt kể như hoàn toàn tan ră. Sau ngày 01 tháng 11/1963, chúng tôi tập hợp lại được một số ít, toàn bộ chính quyền miền Trung lúc đó, từ vị Tư Lệnh Quân Đoàn đến các Sư Đoàn, Trung Đoàn...Tỉnh trưởng, Quận Trưởng...không có ai là đảng viên Đại Việt. Sau vụ chỉnh lư ngày 30/01/1964, ông Hà Thúc Kư tham chính trong Chính Phủ Nguyễn Khánh, giữ chức Tổng Trưởng Bộ Nội Vụ, và chỉ bổ nhiệm được một người làm Tỉnh Trưởng là ông Hoàng Xuân Tưủ (Tỉnh Trưởng Quảng Trị). Nhưng ngày 4/4/1964, sau 51 ngày tham chính, ông Hà Thúc Kư đă từ chức Tổng Trưởng Bộ Nội Vụ, trở về hoạt động cho đảng Đại Việt. Và ông Hoàng Xuân Tửu, cũng chỉ làm Tỉnh Trưởng được hơn một năm rưởi th́ từ chức (tháng 10/1965). Như vậy, chúng tôi dựa vào đâu để lộng hành cả miền Trung?

Sự thực từ tháng 11/1963 đến mùa Hè 1966, t́nh h́nh miền Trung đầy xáo trộn, các Tư Lệnh Quân Đoàn, Sư Đoàn, Trung Đoàn, Tỉnh Trưởng, Thị Trưởng lúc đó là người của ai? Phe Quân Nhân lên nắm chính quyền tại Sài G̣n, với súng đạn trong tay, muốn làm ǵ th́ làm. Một Tổng Thống như Ông Ngô Đ́nh Diệm mà không được Hiến Pháp và Luật Pháp bảo vệ th́ số phận của người dân sẽ ra sao? Với tuổi trẻ và đang được nghe thầy giáo dạy các bài về chế độ dân chủ trong lớp, tôi thấy thật mâu thuẫn. Ở Huế, cảnh náo loạn xảy ra thường xuyên. Sau ngày 30/01/ 1964, Tướng Nguyễn Khánh thay thế Tướng Dương Văn Minh tại Sài G̣n, vai tṛ của Đại Tá Nguyễn Chánh Thi tại Huế lên như diều, từ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 đến Tư Lệnh Quân Đoàn I kiêm Đại Biểu Chính Phủ tại Vùng I (5 tỉnh miền Trung). Những người tự xưng là “Tranh Đấu” muốn bắt ai th́ bắt, muốn buộc tội ai th́ buộc, chính quyền làm ngơ để cho họ tha hồ hành động. Ngày nào cũng có biểu t́nh, tranh đấu, trường học phải đóng cửa, những ai muốn đi học cũng bị ngăn cản. Những tên du đảng, lực lượng xích lô kéo vào chiếm các pḥng ốc trong đại học, họ ở đó luôn, tắm rửa, đem đồ lót phơi ngay cửa sổ pḥng học, người đi qua lại ở ngoài đường đều nh́n thấy. T́nh trạng khủng bố ngừơi theo đạo Công Giáo ở vùng xa xôi hẻo lánh, nhất là những nơi tân ṭng (khoảng tháng 11, 12/1963, thời gian Trung Úy Nguyễn Ngọc Nghĩa làm Quận Trưởng Vinh Lộc th́ một nhóm tự xưng là sinh viên đến bắt LM Nguyễn Cao Lộc ở nhà thờ Công Giáo Mỹ Á, quận Vinh Lộc, tỉnh Thừa Thiên, trói tay dẫn đi ngoài đường, đánh dập, nguyền rủa...Và ngay trong thành phố, những người Công Giáo buôn bán làm ăn, ai có nhà cao cửa rộng, ai có máu mặt...cũng bị chụp mũ “Kinh tài Cần Lao” khiến cho nhiều người phải bán nhà cửa, sang lại tiệm buôn... để chạy vào Sài G̣n.

Trước t́nh h́nh đen tối như thế, sự chia rẽ trầm trọng giữa người Việt Nam không cùng một tôn giáo; sự kỳ thị, đối xử bất công giữa người cũ và người mới trong chính quyền, mới hôm trước hôm sau đă trở mặt: công chức, cảnh sát, sĩ quan có đạo Công Giáo trong Quân Đội,v.v...bị thuyên chuyển, bị kỷ luật...đă làm cho anh em chúng tôi rất thất vọng.

Trước năm 1963, Ông Đoàn Quang Châu, người Công Giáo, làm xă trưởng Xuân Long, Hương Trà, Thừa Thiên. Sau 1963, ông bị sa thải, trở về quê Quảng Trị. Năm 1964, ông vô Huế thăm bà con. Vừa đến cầu An Ḥa th́ bị một số người xưng là Tranh Đấu bắt, đem giam ở Ty Cảnh Sát Thừa Thiên. Những người tự xưng là Tranh Đấu nầy không phải là quân đội hay cảnh sát. tại sao có quyền bắt người?

Năm 1966, Giáo sư Phạm Đ́nh Bách (đảng viên VN Quốc Dân Đảng) bị một nhóm người đánh trọng thương ngay giữa đường phố. Sau đó, xe cưú thương đưa vô bệnh viện Huế. Ai đă làm việc đó? Anh Phạm Quang Minh (sinh viên, con của GS Phạm Đ́nh Bách) đă cho chúng tôi biết:” Cha anh bị bọn Tranh Đấu đánh trọng thương...khi đưa vào bệnh viện, chúng c̣n canh chừng xem có ai đến thăm. Đêm hôm đó, anh đă đưa cha anh trốn ra khỏi bệnh viện, chạy về tá túc ở quận Quảng Điền”.

Cũng năm 1966, Ông Vơ Đại Lô (đảng viên Đại Việt CM), từ Quảng Trị vô Huế, đă bị vây đánh tại bến xe...

Anh Lê Đ́nh Cai (sinh viên Đại Việt CM) đang đi giữa đường phố Quảng Trị, bị đánh vào sau gáy, té ngă xuống đường bất tỉnh, phải đưa vào bệnh viện. Ai đánh anh Cai?

Năm 1966, khi Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao từ Đà Nẵng ra Huế họp tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1, họp xong vừa lên máy bay th́ bị Thiếu Úy Nguyễn Đại Thức rút súng định ám sát. Một anh lính Mỹ đen, xạ thủ đại liên trên máy bay trực thăng đă bắn hạ Nguyễn Đại Thức. Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao lúc đó là Tư Lệnh Quân Đoàn I và Nguyễn Đại Thức là Sĩ quan thuộc Sư Đoàn 1. Nguyễn Đại Thức được phe Tranh Đấu ở Huế tôn lên bậc “anh hùng”. Những hành động như thế có phải là “lộng hành” hay không? Thử hỏi, Vũ Ngự Chiêu và Bảo Quốc Kiếm có bao giờ thấy anh em đại Việt Cách Mạng chúng tôi có hành động như thế hay không?

Tôi là một sinh viên, bản thân và gia đ́nh tôi không có hưởng nhờ quyền lợi ǵ của chế độ TT Ngô Đ́nh Diệm. Cha và anh tôi, những người thân thuộc trong gia đ́nh, họ hàng của tôi đă đứng trong hàng ngũ những người quốc gia chống lại Việt Minh, chống lại Cộng Sản và đă bị Cộng Sản giết trước năm 1954, trước khi Ông Ngô Đ́nh Diệm về nước chấp chánh. Năm 1954, tôi c̣n là học sinh Trung học, năm 1963, tôi c̣n là sinh viên Đại Học, chưa tốt nghiệp, chưa đi làm...Tôi hoàn toàn không mang mặc cảm nào hết về sự liên hệ với chế độ đó. Tôi thấy cần dấn thân vào con đường tranh đấu để loại trừ những tên Cộng Sản nằm vùng trong sinh viên, để liên kết những người quốc gia, nhất là những bạn bè có thân nhân là nạn nhân Cộng Sản, thành một lực lượng hầu phá vỡ âm mưu của bọn Cộng Sản và tay sai, ít nhất trong phạm vi học đường.

Tôi đă gặp ông Hà Thúc Kư và Đảng Đại Việt. Tôi đă đọc các tài liệu của Đảng Đại Việt. Trong đảng Đại Việt không có kỳ thị tôn giáo, địa phương, sắc dân hay thành phần xă hội. Đảng Đại Việt với chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn do Trương Tử Anh sáng tạo ra từ 1939 tại Đại học Hà Nội. Muốn cho Dân Tộc được Sinh Tồn trước nạn xâm lăng của thực dân Pháp (trong thế kỷ 19, 20) hay thực dân Trung Hoa (thời nhà Hán, nhà Đường, Mông Cổ, nhà Minh, nhà Thanh)... th́ phải Tranh Đấu. Muốn Tranh Đấu phải có Sức Mạnh. Muốn có Sức Mạnh th́ phải Đoàn Kết. Yếu tố để tạo Đoàn Kết là phải có T́nh Thương Yêu nhau giữa những người cùng chung một Đất Nước, một lănh thổ, một Lịch Sử, một Tiếng Nói, một Giống Ṇi. Trong quốc gia Việt Nam chúng ta từ ngàn xưa đă có nhiều Sắc Dân Do đó, đảng Đại Việt tranh đấu cho Dân Tộc trong đó gồm đủ mọi Sắc Dân được Sinh Tồn và Sinh Tồn sung măn nghĩa là được Sống và phải sống Hạnh Phúc (được hưởng các quyền tự do dân chủ, b́nh đẳng, no ấm...) V́ thế trong Đảng Đại Việt có người Bắc kẻ Nam, có người dân tộc Kinh, người dân tộc thiểu số, có khu bộ Thượng du Bắc Việt di cư, có khu bộ gốc Miên, gốc Chàm, gốc Thượng (Tây Nguyên)...

Từ sau khi TT Ngô Đ́nh Diệm bị lật đổ, đảng Đại Việt không ủng hộ các Phong Trào Tranh Đấu tại miền Trung. Đường lối của Đại Việt là chống Cộng và xây dựng Dân Chủ. V́ thế, đa số anh em sinh viên, học sinh, đặc biệt, thanh niên ở nông thôn đă tham gia Đại Việt rất đông. Chúng tôi không làm điều ǵ “lộng hành” như Vũ Ngự Chiêu đă nói. Và nếu Bảo Quốc Kiếm đồng ư với lập luận của Vũ Ngự Chiêu th́ xin ông hăy dẫn chứng cụ thể tôi là Nguyễn Lư-Tưởng và các bạn của NLT (như Lê Đ́nh Cai, Trần Hữu Thục...và các sinh viên Đại Việt tại Huế mà ông biết) đă làm ǵ gọi là “lộng hành”.

Ngày 4/4/1964, sau 51 ngày tham gia chính quyền (Tổng Trưởng Bộ Nội Vụ) trong chính phủ Nguyễn Khánh, ông Hà Thúc Kư đă từ chức, trở về hoạt động, tiếp tục con đường đấu tranh của Đại Việt. Chỉ trong ṿng 01 năm sau, vào cuối tháng 4/1965, ông Hà Thúc Kư đă đưa ra một Tuyên Ngôn gồm 09 điểm đ̣i cải cách chính trị, kinh tế, văn hoá giáo dục,.v.v...đ̣i bầu cử Quốc Hội Lập Hiến. Trong tháng 5/1965, sinh viên Đại Việt đă tổ chức các cuộc biểu t́nh ủng hộ Tuyên Ngôn 09 điểm của ông Hà Thúc Kư tại Tam Kỳ, Quảng Tín (lúc đó Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Nghĩa làm Tỉnh Trưởng), tại Hương Trà, Thừa Thiên (lúc đó Trung Tá Vơ Hữu Thu làm Tỉnh Trưởng), tại trường Đại Hào, Triệu Phong, Quảng Trị (lúc đó ông Hoàng Xuân Tửu đang làm Tỉnh Trưởng và mấy tháng sau, ông từ chức). Ngoài ra vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6/1965 cũng có các cuộc biểu t́nh như vậy tại Sóc Trăng và Tây Ninh do Đại Việt CM tổ chức. Chúng tôi đă lên tiếng đ̣i hỏi một chế độ Dân Chủ, có Quốc Hội, có Hiến Pháp, có Luật Pháp do Dân (người đại diện Dân trong Quốc Hội làm ra Luật Pháp)...Chúng tôi đă đi trước các Phong Trào Tranh Đấu vào mùa Hè 1966 tại Huế và Miền Trung hơn một năm trong việc đ̣i bầu cử Quốc Hội Lập Hiến. Chúng tôi tranh đấu ôn hoà, bất bạo động và tôn trọng quyền tự do của người dân. Chúng tôi không có quân đội, không có chính quyền, không có tôn giáo ủng hộ đứng đàng sau...th́ làm sao mà “lộng hàng” được?

Năm 1966, Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi và các vị Tỉnh Trưởng, Thị Trưởng (BS Nguyễn Văn Mẫn), Tư Lệnh Sư Đoàn (Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận), Trung Đoàn, Đặc Khu (Đại Tá Đàm Quang Yêu),v.v. ...đứng đàng sau các Phong Trào Tranh Đấu tại miền Trung...Ai cũng biết, chính Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ với tư cách Chủ Tịch Uỷ ban Hành Pháp Trung Ương (Thủ Tướng) đă ra lệnh đàn áp các Phong Trào Tranh Đấu tại Miền Trung vào mùa Hè 1966 để “ổn định t́nh h́nh”. Chính Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đă đích thân chỉ huy Cảnh Sát Dă Chiến từ Sài G̣n ra Đà Nẵng và Huế, Quảng Trị để “dẹp Lực Lượng Tranh Đấu” đang lộng hành tại Miền Trung lúc đó. Những người được đưa lên ghế chính quyền đều là người của Quân Đội và tất nhiên, được “Ông Kỳ, Ông Loan tín nhiệm”. Họ thi hành lệnh của Ông Kỳ, ông Loan...Nếu có ai tỏ ra không trung thành đều bị cách chức, thay thế ngay lập tức.

Trong cuộc bầu cử Tổng Thống 1967, Ông Thiệu, Ông Kỳ, Ông Loan biết ai là người của Đại Việt Cách Mạng (ủng hộ Ông Hà Thúc Kư) th́ ra lệnh cách chức ngay như Thiếu Tá Phùng Ngọc Sa (Tỉnh Đoàn Trưởng XDNT Thừa Thiên), Ông Nguyễn Ngọc Cứ (Phụ Tá Tỉnh Đoàn Trưởng XDNT/TT)...đều bị cách chức...Và c̣n biết bao trường hợp khác tương tự xảy ra khắp nơi trên lănh thổ VNCH (mà có lẽ Ông Bảo Quốc Kiếm không biết). Những người không bị cách chức, một là đă bỏ Đại Việt theo Ông Loan, Ông Kỳ, chấp hành tuyệt đối lệnh của Ông Thiệu, Ông Kỳ “ủng hộ Liên danh Thiệu-Kỳ trong cuộc bầu cử Tổng Thống 1967...” hai là không ai biết họ là đảng viên Đại Việt CM. Chúng tôi bắt buộc phải ở vào thế đối lập th́ làm sao mà “lộng hành” được?

(d) Bảo Quốc Kiếm trích lời Vũ Ngự Chiêu“ Năm 1967, ông Hà Thúc Kư có một nhóm tay chân tại Quốc Hội...”

Năm 1966, sau khi ổn định t́nh h́nh tại Miền Trung, Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ cho tổ chức bầu cử Quốc Hội Lập Hiến. Đại Việt đưa người ra ứng cử. Trong 5 tỉnh vùng I, chúng tôi chỉ có 4 người đắc cử là: Hoàng Xuân Tửu (Quảng Trị), Trần Điền, Nguyễn Văn Ngải (Thừa Thiên) và Tôn Thất Uẩn (Quảng Tín). Nhưng trong Quốc Hội Lập Hiến 1966, chúng tôi đă thành lập được khối “đối lập” gồm 44 Dân Biểu do Nguyễn Văn Ngải làm Trưởng Khối lấy tên là Khối Đại Chúng. Trong số 44 Dân Biểu QH Lập Hiến nầy, có một số là đảng viên Đại Việt CM và một số là cảm t́nh viên, cùng chung lập trường tranh đấu. Chúng tôi (Đại Việt CM) đă tranh đấu để ghi vào Hiến Pháp: “Quốc gia công nhận vai tṛ chính đảng và đối lập chính trị”. Điều mà các chế độ trước đây, tại Việt Nam, từ thời Bảo Đại đến Ngô Đ́nh Diệm, chưa có ...Sau khi Hiến Pháp 01 tháng 4/1967 ban hành, ĐVCM chúng tôi đă đưa người ra ứng cử Tổng Thống, Dân Biểu và Nghị Sĩ. Ông Hà Thúc Kư là người duy nhất nhân danh một chính đảng ra ứng cử Tổng Thống và chúng tôi có 4 liên danh ứng cử vào Thượng nghị viện (do các Ông Nguyễn Ngọc Kỷ, Nguyễn Văn Ơn, Nghiêm Xuân Thiện và Hồ Văn Châm làm thụ ủy) và một số đảng viên ứng cử vào Hạ nghị viện. T́nh thế lúc đó (1967) chúng tôi phải đối lập với chính quyền Quân Nhân do Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ lănh đạo.

Nên nhớ rằng các ứng cử viên được khối cử tri tôn giáo ủng hộ đă chiếm đa số trong Quốc Hội (Thượng Nghị Viện, Hạ Nghị Viện). Đại Việt Cách Mạng không được khối cử tri Công Giáo cũng như Phật Giáo hay Cao Đài, Hoà Hảo..ủng hộ. Công Giáo đă ủng hộ liên danh Nguyễn Văn Huyền (Bông Huệ), Nguyễn Gia Hiến (Đại Đoàn Kết, CG Bắc di cư), Trần Văn Lắm (Cần Lao cũ), Huỳnh Văn Cao (Cần Lao cũ); Phật Giáo ủng hộ Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính (Nông Công Binh). C̣n lại Liên danh Nguyễn Ngọc Kỷ (Bông Lúa) là Liên danh của Đại Việt CM đưa ra, đắc cử là nhờ đảng viên Đại Việt và gia đ́nh cũng như thân hữu ủng hộ. Chính quyền luôn chủ trương loại bỏ người đối lập, nhưng v́ chúng tôi được dân ủng hộ qua các cuộc bầu cử nên chúng tôi đă có tiếng nói trong Quốc Hội (Lưỡng viện).

 

(3) Bảo Quốc Kiếm trích lời của Đỗ Mậu nói về Đại Việt “không đúng sự thật”.

Bảo Quốc Kiếm trích lời Đỗ Mậu nói rằng “Đại Việt Cách Mạng hợp tác với nhóm Tứ Ân Nguyễn Long Châu – thân Cộng bị chế độ Diệm bắt giam được Bộ Trưởng Nội Vụ Hà Thúc Kư trả tự do và nhóm Cần lao Công Giáo”

(a)-Hợp tác với Nguyễn Long Châu là người thân Cộng: Điều nầy hoàn toàn sai!

Nguyễn Long Châu bị chế độ của TT Ngô Đ́nh Diệm bắt giam tại Huế, không được đưa ra xét xử trước Ṭa Án. Đối với anh em chúng tôi, Nguyễn Long Châu là bạn tù. Sau 1975, Nguyễn Long Châu bị Cộng Sản bắt giam 13 năm tại trại Hàm Tân, măi đến 1988 mới được tha về. Từ 1964 đến 1975, Nguyễn Long Châu chỉ hoạt động trong phạm vi thuần túy tôn giáo, không làm chính trị; ông cũng không đ̣i hỏi chính quyền VNCH bất cứ quyền lợi nào như các giáo phái Hoà Hảo khác. Dưới chế độ đệ I Cộng Hoà, Nguyễn Long Châu bị bắt giam mà không có bản án do Toà Án xét xử. Không có án tù th́ phải trả tự do cho người ta. Tại sao ông Đỗ Mậu lại gán ghép cho Nguyễn Long Châu là thân Cộng?

(b) Đỗ Mậu che chở cho tên diệp viên VC Lê Hữu Thúy.

Ông Đỗ Mậu kết án kẻ khác nhưng chính ông đă che chở cho một tên t́nh báo cao cấp của Việt Cộng tên là Lê Hữu Thúy, tự Thắng...Trong thời gian bị tù dưới chế độ CSVN từ 1975 đến 1988, tôi được nghe anh em (trong ngành T́nh báo VNCH) kể lại câu chuyện sau đây: Lê Hữu Thúy là điệp viên Việt Cộng thuộc Cục 2 Quân báo VC đang chỉ huy một cụm t́nh báo quan trọng là Cụm A.25. Cụm nầy gồm có Lê Hữu Thúy là phái khiển t́nh báo, Nguyễn Xuân Ḥe là Cán bộ và Vũ Hữu Ruật là Cơ cán (cán bộ cơ sở). Lê Hữu Thúy có bằng Tú Tài, nhờ đó đă chui vào được trường Sĩ Quan Thủ Đức. Sau khi ra trường, Lê Hữu Thúy đă chạy tiền nhờ Đỗ Mậu can thiệp cho y về làm việc tại Nha An Ninh Quân Đội Saigon, được cho làm Trưởng Pḥng An Ninh.

Phủ Đặc Uỷ Trung Ương T́nh Báo VNCH Saigon (dưới thời TT Ngô Đ́nh Diệm) đă biết được tin tức và bằng chứng về tên Lê Hữu Thúy nên đă tŕnh hồ sơ cho Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và ông Ngô Đ́nh Nhu. Để tránh mất mặt cho Đỗ Mậu nên Trung Ương TB đă bí mật bắt tên Lê Hữu Thúy mà không cho Đỗ Mậu biết.

Thấy Lê Hữu Thúy bỗng nhiên không đến sở làm, Đỗ Mậu biết y đă bị bên Trung Ương T́nh Báo bắt. Đỗ Mậu không dám xin vào gặp TT Diệm mà lại đến tŕnh bày với ông Bộ Trưởng Nguyễn Đ́nh Thuần, rồi nhờ ông nầy dẫn vào gặp TT Diệm...

Sau nghi nghe Đỗ Mậu tŕnh bày, TT Diệm trả lời “Ông Dương Văn Hiếu đă tŕnh hồ sơ cho TT xem và chính TT đă ra lệnh bắt Lê Hữu Thúy”.

Sau đó, Lê Hữu Thúy được đưa ra giam tại Toà Khâm Huế (do Lê Văn Dư, Trưởng Ty Công An – Cảnh Sát Thừa Thiên Huế từ 1958-1961, phụ trách khai thác). Thời gian bị giam ở Toà Khâm Huế, Lê Hữu Thúy đă hợp tác với Lê Văn Dư (tạm gọi sự hợp tác của Lê Hữu Thuư như là trường hợp được chiêu hồi).

Ba ngày sau khi TT NDiệm bị lật đổ, (1963), Lực Lượng Tranh Đấu ở Huế kéo lên bao vây khu Chín Hầm (hầm chứa đạn thời Pháp) đ̣i trả tự do cho tất cả “những Phật tử bị đàn áp” đang bị giam giữ tại đây. (trong số đó có Lê Hữu Thúy).

Trở về Sài G̣n, Lê Hữu Thúy được Đỗ Mậu che chở. Năm 1968, Đỗ Mậu xin cho Lê Hữu Thúy vào làm Công Cán Uỷ Viên Bộ Thông Tin. Dưới bút hiệu Khánh Hà, Lê Hữu Thúy đă cộng tác với Tuần báo Trinh Thám của Dân Biểu Hoàng Hồ.

Trung Ương T́nh Báo VNCH theo dơi tờ báo nầy biết là tờ báo VC...Những bài của Khánh Hà viết có nội dung tuyên truyền cho VC. Được biết các thành viên Cụm T́nh Báo VC (A.22 và A.25) đă bị lộ từ thời TT Diệm, nay đang hoạt động trở lại với tên mới là H 10-A22 do Lê Hữu Thúy làm Phái khiển. CIA Mỹ đă theo dơi và chuyển hồ sơ cho Cảnh Sát Đặc Biệt VNCH. Ngày 20/9/1969, Cảnh Sát đă bắt toàn bộ các diệp viên VC gồm Huỳnh Văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Vũ Hữu Ruật, Nguyễn Xuân Hoè, Bùi Phượng Thắng, Lê Thị Nuôi, Lê Văn Giáo,v.v...khoảng 50 người. Riêng DB Hoàng Hồ nghe động đă bỏ trốn trước và sau đó đă bị Hạ Nghị Viện trong phiên họp đặc biệt “tuyên bố truất quyền Dân Biểu”.

Phiên toà ngày 29/11/1969, tuyên án: Huỳnh Văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy và Nguyễn Xuân Ḥe: khổ sai chung thân...Tất cả những tên nầy bị đưa ra Côn Đảo, sau hiệp định Paris 23/01/1973, những tên nầy được trao trả cho Hà Nội.

Sau 1975, Lê Hữu Thúy làm việc cho cơ quan Phản Gián của CSVN.

Cuốn tiểu thuyết nhan đề “Ông Cố Vấn, hồ sơ một diệp viên” do Hữu Mai viết sau 1975 nói về các hoạt động của Lê Hữu Thúy dưới thời VNCH, nhưng đa số là bịa đặt, hư cấu...

Trong tù, chính Lê Văn Dư đă kể lại cho Nguyễn Lư-Tưởng. Chuyện nầy nhiều người biết.

(c) Đỗ Mậu nói rằng: Đại Việt “Hợp tác với nhóm Cần Lao Công Giáo”:

Ông Hà Thúc Kư cũng như các đảng viên Đại Việt khác là nạn nhân của chế độ đệ I Cộng Hoà và đảng Cần Lao (trong đó có ông Đỗ Mậu). Nhưng chúng tôi không kỳ thị tôn giáo và chủ trương hợp tác với những người chống Cộng (không phân biệt đảng nào, ngoại trừ Cộng Sản). Năm 1968-1969, để đối phó với Cộng Sản sau Tết Mậu Thân, Đại Việt Cách Mạng tham gia Mặt Trận “ Quốc Gia - Dân Chủ - Xă Hội”, gồm có 6 đảng: Đại Việt CM (Hà Thúc Kư), Việt Nam Quốc Dân Đảng (Vũ Hồng Khanh), Việt Nam Dân Chủ Xă Hội Đảng (Tŕnh Quốc Khánh, Hoà Hảo), Lực Lượng Đại Đoàn Kết (Nguyễn Gia Hiến), Nhân Xă Cách Mạng đảng (Trương Công Cừu tức hậu thân của đảng Cần Lao) và Tự Do Dân Chủ (Nguyễn Văn Hướng, TTK Phủ Tổng Thống). V́ mục đích đoàn kết, chống Cộng nên chúng tôi đă hợp tác với những Lực Lượng chống Cộng nói trên.

(d) Tại sao Đỗ Mậu cố “ép buộc” Thiếu Tá Đặng Sỹ phải khai “TGM Ngô Đ́nh Thục ra lệnh đàn áp Phât tử tại Huế?”

Tôi đă nhiều lần gặp Cựu Thiếu Tá Đặng Sỹ tại Hoa Kỳ và đă nghe ông kể lại: Mùa Lễ Phật Đản vào tháng 5/1963, khi Thượng Tọa Thích Trí Quang hô hào Phật tử đến bao vây Đài Phát Thanh Huế phản đối Ban Giám Đốc Đài không cho phát thanh cuốn băng thu lại lời của Thượng Tọa Thích Trí Quang phát biểu tại chùa Từ Đàm...Lúc đó, Thiếu Tá Đặng Sỹ đang có mặt tại sân Toà Hành Chánh tỉnh Thừa Thiên trước sự hiện diện của hai ông Nguyễn Văn Đẳng (Tỉnh Trưởng Thừa Thiên) và ông Hồ Đắc Khương (Đại Biểu CP tại Trung Nguyên Trung Phần). Ông Nguyễn Văn Đẳng đă nói với Thiếu Tá Đặng Sỹ:

“Tôi ra lệnh cho anh phải đem lính đến dẹp ngay bọn người đang làm loạn tại Đài Phát Thanh Huế”.

Ông Đặng Sỹ trả lời:

“Tôi là quân nhân, tôi phải tŕnh việc nầy với Cấp Chỉ Huy của tôi để xin chỉ thị”.

Lúc đó, ông Hồ Đắc Khương liền nói:

“Nhân danh Đại Biểu Chính Phủ, tôi ra lệnh cho anh...”

Tiếp đó, ông Nguyễn Văn Đẳng nói:

“Cho tôi gặp ông Ngô Đ́nh Thục”.

Thiếu Tá Đặng Sỹ trả lời:

“Bây giờ là ban đêm, phải đợi sáng mai mới gặp được. Theo tôi nghĩ, ông Ngô Đ́nh Thục không dính dáng ǵ đến chuyện nầy.”

Lực lượng được điều động đi dẹp biểu t́nh tối 8 tháng 5/1963 tại Huế gồm có:

-Lực lượng Cảnh Sát Thừa Thiên

-Lực Lượng Bảo An do Đại Úy Nguyễn Kinh Lược, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Bảo An Thừa Thiên chỉ huy

-Một Đại đội Lôi Hổ do Thiếu Uư Phú chỉ huy dưới sự điều động của Đại Tá Nguyễn Văn Hiền, Tư Lệnh phó Khu 11 Chiến Thuật.

-Hai Đại đội thuộc Trung Tâm Huấn Luyện Đống Đa (Phù Bài) do Đại Úy Vĩnh Biểu, Giám Đốc Trung Tâm Huấn Luyện chỉ huy. (Đại Úy Vĩnh Biểu sau nầy là Đại Tá, đă cho Nguyễn Lư-Tưởng biết: Ông được lệnh đem quân về Huế, phải kiểm soát trước, không cho lính mang đạn theo, nghĩa là lính mang súng không có đạn)

-Chi Đội Tuần Thám do Trung Úy Nguyễn Kỳ gồm có 6 xe bọc sắt, bánh cao su do Mă Lai viện trợ (không phải xe Tank) do Đại Uư Nguyễn Kinh Lược điều động đến tăng cường.

Trước khi xuất quân, Thiếu Tá Đặng Sỹ đă nhận được điện thoại của Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm (Quân Đoàn I, từ Đà Nẵng) ra lệnh “phải dẹp biểu t́nh gấp”.

Thiếu Tá Đặng Sỹ ngồi trên xe cơ giới (vỏ xe bọc sắt, bánh xe bằng cao su) cùng với Trung Uư Nguyễn Kỳ. Khi đi tới ngă ba Pharmacy Lê Đ́nh Pḥng, Ty Công Chánh và Đại Học Văn Khoa (Morin cũ) gần Đài phát thanh Huế th́ nghe tiếng nổ. (Xin nói thêm lúc đó, tôi là Nguyễn Lư-Tưởng cũng có mặt trước thềm Đại học Văn Khoa. Tôi thấy rơ chiếc xe của Tiểu khu từ Toà Hành Chánh dường Lê Lợi chạy đến liền có tiếng nổ ở trước thềm Đài Phát Thanh Huế...Nhưng có một người tên là Hoàng Long Hải, cũng tự xưng là “nhân chứng” đă viết: Ông ta thấy Thiếu Tá Đặng Sỹ bắn ba phát súng ra lệnh...sau đó liền có tiếng nổ tại Đài Phát Thanh Huế... Các tài liệu của bên Phật Giáo nói rằng “xe tăng chạy cán lên xác Phật tử!” Làm sao xe tăng có thể leo lên thềm của Đài Phát Thanh được?

Sau khi Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm bị lật đổ, ngày 23 tháng 11/1963, Quân Đoàn I tại Đà Nẵng nhận được một công điện của Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng do Thiếu Tướng Đỗ Mậu (Đại Tá mới lên Thiếu Tướng), Ủy Viên Chính Trị Hội Đồng QĐCM kư, nội dung “yêu cầu cho Thiếu Tá Đặng Sỹ vào tŕnh diện Trung Tướng Chủ Tịch Hội Đồng”...Ngày 24/11/1963, Thiếu Tá Đặng Sỹ bị bắt, giải vào Sài G̣n giam tại Nha An Ninh Quân Đội (pḥng biệt giam số 1). Bên phải là pḥng giam một tên Việt Cộng và bên trái là pḥng biệt giam số 2 có Thiếu Tá Hồ Châu Tuấn thuộc Lực Lượng Đặc Biệt cũng mới bị bắt vào đó. Khoảng 5 giờ chiều cùng ngày, Thiếu Tướng Đỗ Mậu đến gặp và nói chuyện với Thiếu Tá Hồ Châu Tuấn. Sau đó ông ra lệnh mở cửa đưa Thiếu Tá Đặng Sỹ đến gặp...và nói rơ “Anh khai cho ông Ngô Đ́nh Thục đă ra lệnh cho anh đàn áp Phật Giáo ở Huế th́ anh sẽ được trả tự do”. Đặng Sỹ nhất định từ chối v́ điều đó không đúng sự thật.

Hôm sau, Thiếu Tá Đặng Sỹ được đưa đến pḥng thẩm vấn để lấy lời khai. Trưởng pḥng là Đại Úy Xuân, nhưng ông nầy đă giao cho một Trung Uư làm việc với Thiếu Tá Đặng Sỹ. Trung Úy nầy đă cho Đặng Sỹ biết: nếu đồng ư khai theo ư của Thiếu Tướng th́ sẽ được cho vào làm việc tại Sài G̣n, vẫn mang cấp bậc cũ và c̣n cho một chiếc xe Peugeot 203 mới nữa. Thiếu Tá Đặng Sỹ trả lời:

“Nếu Thiếu Tướng đă chỉ thị rơ ràng như vậy th́ xin viết tay ra lệnh cho tôi th́ tôi mới thi hành”.

Trước mặt Đại Úy Xuân, Trưởng pḥng, viên Trung Uư đă cho Thiếu Tá Đặng Sỹ xem một chỉ thị của Thiếu Tướng Đỗ Mậu viết trên một mảnh giấy nhỏ:

“Lưu ư Đặng Sỹ đừng khai dài ḍng, chỉ nói mục đích chính của cuộc đàn áp. Hỏi Ngô Đ́nh Thục đă ra lệnh cho y khi nào?”.

Sau đó, viên Trung Uư này đi ra và một Đại Uư khác vào thay thế tiếp tục thẩm vấn...Đại Uư này, ngày trước đă từng làm việc dưới quyền của Thiếu Tá Đặng Sỹ...Anh ta nhắc lại “Theo ư của Thiếu Tướng, Thiếu Tá chỉ khai một lời duy nhất: “Chính ông Ngô Đ́nh Thục đă ra lệnh cho Thiếu Tá ngày nào, giờ nào, trực tiếp hay qua trung gian...Chỉ cần viết một trang, rồi kư tên là đủ, không cần dài ḍng”.

Sau khi trở về pḥng giam, Thiếu Tá Đặng Sỹ đă t́m cách liên lạc được với một người quen ở Nha An Ninh Quân Đội, nhờ ông nầy t́m cách copy chỉ thị viết tay của Thiếu Tướng Đỗ Mậu và đem đến cho vợ Đặng Sỹ ở đường Trương Minh Giảng.

Lệnh viết tay đó đă đến tay Tổng Giám Mục Nguyễn Văn B́nh tại Sài G̣n và sau đó, đă đến Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ đă tŕnh bày với Chính Phủ Mỹ “âm mưu đổ tội cho Công Giáo” do ông Đỗ Mậu (hoặc do một tổ chức nào đó đứng đàng sau ông ta). Trong phiên toà ngày 2 tháng 6/1964, Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm đă ra làm chứng trước Ṭa Án chính ông ta đă ra lệnh cho Thiếu Tá Đặng Sỹ phải đi dẹp biểu t́nh đêm 8 tháng 5/1963 tại Huế. Ông Nguyễn Văn Đẳng, Tỉnh Trưởng Thừa Thiên cũng xác nhận chính ông ta đă ra lệnh cho Đặng Sỹ “dẹp biểu t́nh”...

Trung Úy Nguyễn Kỳ (một Phật tử) đă được nhân viên An Ninh Quân Đội, theo lệnh của Đỗ Mậu, ép buộc phải khai cho Thiếu Tá Đặng Sỹ đă ra lệnh ném chất nổ. Nhưng ông ta từ chối. Sau đó, Trung Úy Nguyễn Kỳ đă bị chết một cách bí mật.

Sau ngày 01 tháng 11/1963, Đỗ Mậu đă cho người đi t́m cho ra tờ tŕnh của chính ông ta gởi lên TT Ngô Đ́nh Diệm về vụ “nổ tại Đài Phát Thanh Huế đêm 8 tháng 5/1963”, v́ sau khi lấy lời khai của các quân nhân liên hệ, các nhân chứng, và giám định hiện trường, Đại Tá Đỗ Mậu, Giám Đốc An Ninh Quân Đội, đă làm tờ tŕnh cho Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm kết luận rằng các nạn nhân bị chết v́ chất nổ plastic của Việt Cộng. Quân Lực VNCH không có loại chất nổ nầy. Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm cũng đă chỉ thị lập một phái đoàn điều tra do Trung Tướng Trần Văn Đôn làm trưởng đoàn với sự tham dự của các cơ quan chuyên môn: Tổng Nha Cảnh Sát, Trung Ương T́nh Báo, An Ninh Quân Đội, Nha Quân Cụ và Bộ Y Tế...Kết luận của phái đoàn điều tra nầy cũng giống như kết luận của Đỗ Mậu. Riêng ông Ngô Đ́nh Nhu, th́ cho rằng vụ nổ nầy không phải do Việt Cộng (ông nghi là do người Mỹ) và ông đă âm thầm ra lệnh tiếp tục điều tra...Nhưng ông Nhu và TT Diệm đă chết trước khi sự thật được đưa ra ánh sáng!

Sau ngày 01/11/1963, Đỗ Mậu cũng cho nhân viên đi t́m và thủ tiêu các tờ khai của các nhà sư Phật Giáo, đặc biệt là tờ khai của Thượng Tọa Thích Thiên Minh. Chỉ có tờ khai của Thượng Tọa Thích Tâm Châu là không t́m ra (v́ đă chuyển qua cho Bộ Nội Vụ và đă lọt vào tay một người nào đó rồi!) Toàn bộ hồ sơ của Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung liên quan đến các hoạt động của cán bộ CS nằm vùng tại miền Nam đă bị bắt hay đang bị theo dơi... cũng bị thủ tiêu hết. Điều nầy đă làm cho CIA rất bực tức...

Cái lệnh viết tay của Đỗ Mậu nhằm “đổ tội cho ông Ngô Đ́nh Thục ra lệnh cho Thiếu Tá Đặng Sỹ đàn áp Phật Giáo” để gây chia rẽ tôn giáo...cũng đă đến tay một số Tướng Lănh VNCH. V́ thế Đỗ Mậu bị buộc phải bàn giao Nha An Ninh Quân Đội cho Thiếu Tướng Nguyễn Văn Quan...

V́ không đủ lư do để buộc tội nên Toà Án đă tha chết cho Thiếu Tá Đặng Sỹ. Ngày 18/8/2000, lúc đó Đặng Sỹ và Đỗ Mậu c̣n sống, Tú Gàn đă viết trên báo “Saigon Nhỏ” thách Đỗ Mậu công khai đối chất với Đặng Sỹ. Một người đă tới nhà, trao tận tay tờ báo đó cho Đỗ Mậu...Nhưng Đỗ Mậu đă “im lặng”không trả lời!

Những điều nầy đă được công bố trên báo, các nhân chứng trong phiên ṭa vụ xử Đặng Sỹ hiện c̣n sống là Đặng Văn Quang và Dương Hiếu Nghĩa...không ai lên tiếng phủ nhận.

(e) Tại sao CSVN xuất bản sách “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi” của Đỗ Mậu?

Sách “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi” của Đỗ Mậu đă được nhà xuất bản Công An Nhân Dân cho in và phát hành tại Việt Nam. Các nhà sách tại Sài G̣n đều bày bán công khai. Từ 1988-1994, khi c̣n ở tại Sài G̣n, tôi đă được đọc qua sách nầy? Mọi người đều hỏi nhau: “Tại sao sách của Đỗ Mậu mà Cộng Sản xuất bản?” Xin để cho ông Bảo Quốc Kiếm (Trương Khôi) trả lời!

(f) Tư cách của Đỗ Mậu và anh em của ông ta.

Cưụ Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa, đă kể lại: theo đề nghị của Trung Tá Lê Văn Phước, Tỉnh trưởng Vĩnh Long, trước khi được bổ nhiệm làm Quận trưởng quận B́nh Minh th́ vào khoảng 11/1960, ông Dương Hiếu Nghĩa được gọi từ Vĩnh Long về Sài G̣n để tŕnh diện Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm.

“Theo đúng thông lệ, tôi về Sài G̣n trước đó một ngày để gặp Trung Tá Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội (lúc đó là Trung Tá Đỗ Mậu), để được dặn ḍ và chỉ bảo về lễ nghi khi vào gặp Tổng Thống. Đại để như phải xưng hô là “con”, phải gọi Tổng Thống là “Cụ”, không được ngồi dù có được cho phép, phải lựa cách trả lời những câu hỏi thế nào để chẳng những không làm phật ḷng mà c̣n phải làm vui ḷng Tổng Thống, dù có lúc phải nói trái với sự thật. Phải giữ thái độ nghiêm trang lúc tṛ chuyện với Tổng Thống, lựa lời nói nhỏ nhẹ, thưa tŕnh, nghiêm túc, không được cười đùa, và cuối cùng là khi ra về không được xây lưng về phía Tổng Thống; chào xong, bước lùi ra cửa, ra khỏi cửa mới được quay lưng lại mà đi về.”

(Dương Hiếu Nghĩa: “Để làm sáng tỏ thêm một sự việc trong ngày 2/11/1963 về cái chết của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm” đă đăng trên nhiều báo Việt ngữ tại Hoa Kỳ, từ tháng 11/1996. Trích lại từ Đặc San Động Đế Nha Trang, 09/2000 trang 69 )

Sau nầy, khi nhắc lại lời dặn ḍ của ông Đỗ Mậu nói trên, ông Dương Hiếu Nghĩa đă có nhận xét như sau:

“Bước ra khỏi Nha An Ninh Quân Đội, tôi nhận thấy những lời dặn ḍ của Trung Tá Giám Đốc gần như là một hàng rào cố t́nh ngăn cách người lănh đạo quốc gia và các cấp quân dân cán chính, cố t́nh bưng bít, không muốn cho Tổng Thống thấy và biết chính xác sự thật của mọi sự việc xảy ra bên ngoài rào của dinh Độc Lập”.

-Do đâu mà Đỗ Mậu trở nên tay chân thân tín của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm?

Cụ Vơ Như Nguyện, sinh năm 1915 tại Huế, hiện c̣n sống ở Pháp, là Giám Đốc Viện Hán Học Huế (1962-1963) là bậc Thầy của chúng tôi (dạy Hán văn) đă cho tôi biết: Trước 1945, thời Pháp cai trị Việt Nam, Đỗ Mậu là Cai lính khố xanh, gác cổng, gác nhà tại Ṭa Khâm Sứ Huế, tŕnh độ văn hoá “tiểu học”. Lúc đó, Cụ Vơ Như Nguyện làm việc tại Toà Khâm (nhân viên Hành chánh). Cụ Nguyện là con của nhà cách mạng Vơ Bá Hạp (cử nhân Hán học, bạn của hai Cụ Phan Bội Châu và Huỳnh Thúc Kháng). Cụ Nguyện được hai anh em Ông Ngô Đ́nh Khôi, Ngô Đ́nh Diệm tin cậy và đă từng nhờ thực hiện một vài công tác bí mật trong thời gian hoạt động cách mạng chống Pháp. Thời gian Ông Ngô Đ́nh Diệm ở hải ngoại trước 1954, Cụ Nguyện thường liên lạc với Ông Ngô Đ́nh Cẩn và thường đến nhà Ông Cẩn dự lễ giỗ Ông Ngô Đ́nh Khả. Đỗ Mậu biết chuyện đó và cũng xin Cụ Nguyện cho đi theo vào gặp Ông Cẩn. Đỗ Mậu cũng xin ngày sinh của Ông Ngô Đ́nh Diệm để đi hỏi các thầy Tử Vi đoán vận mệnh cho Ông Diệm. Khi Ông Ngô Đ́nh Diệm về nước chấp chính, Đỗ Mậu gia nhập đảng Cần Lao của Ông Cẩn và nhờ có gốc đồng hương Quảng B́nh và khéo nịnh bợ nên được tin cậy trao cho chỉ huy ngành An Ninh Quân Đội ở Trung Ương Sài G̣n. Giờ chót, Đỗ Mậu phản bội Ông Diệm để theo Mỹ (nhóm Dương Văn Minh). Khi Đỗ Mậu viết sách (hoặc nhờ ngừơi khác viết thay) công khai xuyên tạc chế độ Ông Diệm...th́ Cụ Vơ Như Nguyện đă lên tiếng trách ông ta và đă nêu ra những điều sai trái trong sách đó. Ông Đỗ Mậu có viết một thư phân trần với Cụ Nguyện. Sau khi nhận được thư của Đỗ Mậu, Cụ Nguyện có đưa ra một số nhận xét mà Đỗ Mậu nghĩ rằng “bất lợi” cho ông ta. V́ thế, Đỗ Mậu đă nhờ một người quen (tên Phùng Ngọc Trưng) đến nhà Cụ Nguyện, ở lại hàng tháng để t́m cách lấy cắp thư đó đem về trả lại cho Đỗ Mậu. Cụ Nguyện v́ tin người nên đă bị người bạn kia lừa dối.

Chuyện “ăn bẩn” của Đỗ Toàn là anh ruột Đỗ Mậu

Đỗ Toàn được Ông Ngô Đ́nh Cẩn cho làm Quản Đốc Lao Xá Thừa Thiên từ 1954-1955. Ông ta ăn bớt tiền chợ của tù và đối xử rất tệ với anh em tù (thành phần đối lập như Việt Quốc và Đại Việt tại miền Trung) mà không ai dám nói ǵ. Trong số tù chính trị có Cụ Nguyễn Văn Mân (thường gọi là Ông Tú Mân, đă từng giữ chức Tỉnh Trưởng Quảng Trị thời Cụ Trần Văn Lư (1947), sau từ chức trở về hoạt động cho Đại Việt (Quyền Xử Ủy Trưởng Đại Việt Miền Trung thay thế ông Hà Thúc Kư). Nhân vụ Đại Việt ly khai lập chiến khu Ba Ḷng tại Quảng Trị, đối lập với TT Ngô Đ́nh Diệm năm 1955 Ông Mân bị tù, giam tại lao xá Thừa Phủ, Huế. Trước đây, Ông Tú Mân đă từng quen biết với Ông Ngô Đ́nh Cẩn nên đă viết một thư riêng cho Ông Cẩn (nhờ Cha Tuyên Uư nhà tù chuyển giúp). Trong thư, Ông Mân nói rằng: “Trên đời nầy có 03 nơi mà người ta không nở ăn bớt phầm cơm của họ. Đó là: cơm nuôi tù, cơm nuôi người nghèo ở bệnh viện và cơm nuôi trẻ mồ côi. Chế độ của Ngô Tổng Thống tự đề cao là “liêm chính” mà lại có một Quản Đốc Lao Xá là Đỗ Toàn “ăn bớt cơm tù! ăn bớt tiền chợ của tù!” Thật xấu hổ cho chế độ!...”

Ông Cẩn nhận được thư đó, nổi giận, bèn gọi điện thoại cho Tỉnh Trưởng là Hà Thúc Luyện, ra lệnh phải cách chức Đỗ Toàn ngay! Không được để qua Tết. Tỉnh trưởng liền cử Ông Hoàng Nhụy (cũng người gốc Quảng B́nh) làm Quản Đốc Lao Xá Thừa Thiên thay Đỗ Toàn và bàn giao vào ngày 30 Tết...

Đỗ Mậu cũng có người anh em ruột là Đỗ Ái, làm Tỉnh Đoàn Trưởng Xây Dựng Nông Thôn Nha Trang- Khánh Hoà khoảng 1964-1965. Tư cách của ông nầy cũng không kém ǵ Đỗ Toàn!

 

  

 

http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: