US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
NGUYỄN TRĂI VỚI TƯ TƯỞNG NHÂN - NGHĨA
http://www.truclamyentu.info/tlls_vanhoacuatocviet/nguyentrai4.htm
Nguyễn Đăng Thục
Nhận thấy cái hại của triều Lê tôn-sùng riêng Nho-giáo, có khuynh-hướng đóng cửa bế-quan, cho nên Lê-Quư-Đôn mở đầu chương Thiền-Dật ( ) trong " Kiến Văn Tiểu Lục " ( ) trên đây lên tiếng phản-đối Nho-sĩ cố-chấp hay biện-bác đạo khác mà độc-tôn đạo ḿnh. Ông viết :
" Lời dạy của Thánh-Hiền gốc ở Trung-dung. Giềng-mối, trật-tự, cương-thường, chế-độ Lễ-Nhạc, H́nh-pháp, Chính-trị là Trời Đất thiết-lập ra, Vua chưa làm sáng-tỏ. Noi theo tính Trời để tu-sửa đạo-lư th́ cổ kim đều nhất-trí. Thánh-nhân giảng học để làm sáng-tỏ nguyên-lư Trời Đất, để làm ngay-thẳng ḷng người. C̣n như t́m-ṭi điều lạ mà thuyết-lư điều quái th́ chẳng phải công-việc thường-xuyên vậy. Cho nên chỉ bàn-luận đến đạo-lư phổ-thông không, làm cho kẻ đi học thêm ngờ-vực. Giáo-lư của đạo Phật, đạo Lăo thanh-tịnh, hư-vô, siêu-nhiên, lặng-lẽ, không lệ-thuộc vào sự-vật biểu-hiện cũng là giáo-lư cao-minh để làm cho thân ḿnh nên lương-thiện lấy ḿnh, mà bàn đến đạo-đức cao-siêu, luận về h́nh thần th́ chỗ nào cũng có ư-nghĩa thâm-trầm huyền-diệu. Các nhà Nho ta cứ chấp vào ư-kiến bỉ thử thiên-lệch mà điều ǵ cũng đem ra biện-bác th́ có nên không ?………..
" Trang-chu bảo rằng trong phạm-vi thế-gian th́ có bàn-luận mà không quyết-nghị, ngoài giới-hạn thế-gian th́ giữ lấy mà không bàn-luận, lời nói ấy thật chính-xác vậy " .
Bởi thế mà Lê-Quư-Đôn ở sách " Vân Đài Loại Ngữ " ( ) mới thẳng-thắn trở về tín-ngưỡng " Tam-giáo Đồng-Nguyên " của triết-lư truyền-thống Á-Châu " Đồng qui nhi thù đồ " ( ) từng thống-nhất dân-tộc Việt-Nam thời Lư, Trần vậy .
Họ Lê đă toát-yếu triết-lư " Đồng qui nhi thù đồ " vào bài đại-luận mở đầu cho loại sách " Văn Đài Loại Ngữ " như sau :
" Người xưa xưng tụng cái học " Cách vật trí tri " ( ) suy hậu-quả đến " Tu, Tề, Trị, B́nh " th́ có thể gọi được là sâu rộng vậy .
" Đạo-lư ở tại sự-vật, sự-vật tất có đạo-lư, xa như cùng trời khắp đất, gần như luân-lư nhân-sinh hàng ngày, chẳng chi không có cái lư dĩ-nhiên, cái nghĩa đương nhiên. Làm người quân-tử không thể không biết mà được .
" Học để thâu góp kiến-thức, hỏi để phân-biệt manh-mối, nhớ lại kinh-nghiệm đă qua để t́m-hiểu những điều sắp tới. Thành-thật tin-sùng đạo-lư, ngày tháng tích-chứa tự-nhiên thông-suốt. T́m nguyên-lư đến cùng mà toàn-vẹn lấy bản-tính cho đến mệnh trời. Tinh-vi ư-nghĩa đến thần-hóa để mà ích-dụng cho đời, hết-thảy đều do đấy mà xuất ra cả .
" Kinh Dịch nói : ( Người quân-tử nhớ nhiều những điều về trước với việc đă qua là để nuôi đức-hạnh của ḿnh ).
( )
" Kinh Thư nói : ( Người ta cầu t́m biết nhiều là chỉ để xây-dựng công-nghiệp với đời ) ( )
" Khổng-Tử nói : (Đệ-tử sao chẳng đọc Kinh Thư, gần th́ để phụng-sự cha mẹ, xa để phụng-sự nước Vua, lại biết nhiều về chim-muông cây-cỏ )
()
" Hết thảy đều là công-phu Cách-vật vậy. Tuy nhiên nếu có thể giữ lại điểm thiết-yếu, chọn lấy điểm tinh-vi, th́ dù sự sự vật vật có rối bời trước mắt mà tự ḿnh châm-chước điều gốc, điều ngọn, dung hợp điều thủy, điều chung, th́ càng thấy rơ rằng dù đường lối có khác nhau vô kể mà tựu-trung cùng đi đến một đích chung. Suy-tưởng tuy trăm lối mà chân-lư chỉ có một, đâu đến nỗi học rộng mà không thấy được chỗ cốt-yếu, mệt sức mất công mà chẳng có hiệu-quả ǵ ?
" Thử bàn-luận những điều thường-thức. Mặt-Trời, Mặt-Trăng, Tinh-Tú, ấy là văn vẻ của Trời. Khí-hậu, vị-trí, thuận nghịch, mau chậm, phải chăng không có định-luật vĩnh-cửu ?
" Núi sông, cây cỏ ấy là văn vẻ của Đất. H́nh-thể, chủng-loại tuy khác nhau, nhưng mạch-lạc, nguyên ủy, cao thấp, béo gầy phải chăng không có định-lư phổ-biến .
" Lễ Nhạc, pháp-luật là văn vẻ của loài người. Đời xưa, đời nay, khi theo khi đổi, chỗ này không ưa, chỗ kia không thích, đều khác nhau lắm. Nhưng tùy thời-thế mà thiết-lập giáo-lư, thuận ḷng dân mà cải-cách biến-đổi, th́ chung qui cũng có cái nguyên-lư chung vậy. Trong nhân-sự nhỏ như ăn mặc, đồ dùng, cư xử, thù tạc, tính t́nh, tập tục, cái ǵ cũng khác nhau, nhưng mục-đích để cùng nhau t́m sự an-ổn, bảo-vệ lấy nhau, nuôi-dưỡng cho nhau, cùng nhau làm khuôn-phép chung, điều ấy th́ có sự giống nhau cả.
" Nhân đấy mà xét, thánh-nhân sở dĩ có phép-tắc nhiệm-mầu, bao-quát, thống-quan và tinh-vi, khúc-triết, nghĩa là vừa nh́n sâu và rộng, th́ đại-khái đều thuận với cái nguyên-lư tự-nhiên mà có tu-sửa ít nhiều để thích-ứng. Người xưa sáng-tạo, người sau noi theo, như thế gọi là " Cách Vật " ( ), gọi là " Trí tri ) ( ). Bảo rằng đầy đủ đầu mối của muôn lư mà thích-ứng ra muôn sự việc là như thế. Chẳng phải cái học cầu t́m phiếm-tán ở những kinh-nghiệm ngoại-giới mà không nghĩ trở vào cầu t́m ở nơi tâm-hồn vậy. Bằng như không thế mà lại phân-biệt vật nọ, vật kia mà t́m xét từng vật một chi-li th́ chẳng hóa ra chịu sự thất-bại v́ đường lối ngoắt-ngoéo dễ lạc mất dê, một cây che lấp mất cả rừng sao " . _ ( Lê-Quư-Đôn " Vân Đài Loại Ngữ tựa )
Trên đây, Lê-Quư-Đôn mà danh Nho Chu-Bội-Liên ( ) xưng tụng là ( ) ( Không thẹn với ông Tổ hiền-triết miền Nam ) ( ) " Thánh Mô Hiền Phạm Tự, để cho chúng ta thấy cái tinh-thần " Đồng qui nhi thù đồ " của triết-lư truyền-thống " Tam-giáo Đồng-nguyên Vạn-pháp Nhất-lư" () .
Cái triết-lư truyền-thống ấy có thể hiểu một cách phổ-thông khái-yếu như sau :
Điều trọng-đại nhất của nhân-loại là điều tiên-quyết sống c̣n. V́ sống c̣n nên mới có những nhu-cầu thúc-đẩy tự trong tâm người ta xuất ra. Sự đ̣i hỏi ở tâm người ta trả lời cho những tác-dụng căn-bản của tâm-lư. Như nhà Phật nói " Tâm người ta có ba tác-dụng là trí-thức, là t́nh-cảm, là ư-chí ( ). Tác-dụng nào cũng đ̣i thỏa-măn nhu-cầu của ḿnh. Trí-thức th́ cầu biết đến cùng, đấy là Chơn.
T́nh-cảm th́ cầu yêu cái đẹp đến tuyệt đẹp, đấy là Mỹ. Ư-chí th́ cầu hành-vi lương-thiện, đấy là cầu Thiện. Chân-Mỹ-Thiện là ba đối-tượng của ba tác-dụng căn-bản, bản-nhiên của một tâm sinh-tồn. Nhưng trước khi phân-hóa ra ba tác-dụng, mỗi tác-dụng đi về một hướng cầu t́m thỏa-măn, th́ tâm vốn chỉ là một tâm thuần-nhất, một bản-thể chưa phân-biệt, hồn-nhiên, cùng với Trời Đất là một thể, cho nên gọi cái Tâm-Thiên-Địa, hay là Tâm-chi-thể ( ) như Vương-Dương-Minh viết :
( Không thiện không ác là bản-thể của tâm
Có thiện có ác là hoạt-động của ư-chí
Biết thiện biết ác là cái biết lương-tri
Làm thiện làm ác là Cách-vật ) .
Chính cái Tâm-Thể ấy là thực-tại tâm-linh tuyệt-đối làm bản-thể chung cho thế-giới sự-vật, cho đời sống hiện-sinh, và cho tinh-thần nhân-loại mà siêu-h́nh-học truyền-thống lấy làm thực-tại tối-cao để thực-hiện, luân-lư-học và mỹ-học truyền-thống lấy làm giá-trị tối-cao. Cái Tâm-Thể ấy là bản-thể đại-đồng, vừa tiềm-tại trong không-gian, thời-gian, vừa siêu-việt quá thời-gian, không-gian, cho nên Lê-Quư-Đôn bảo là " Đồng qui thù đồ" ( bao-quát thống-quan và tinh-vi khúc-triết ) tức cũng là cái " đại phân số chung " ( Plus grand commun diviseur ) theo Aldus Huxley, của tất cả các nền thần-học:
" Người ta thấy manh-nha triết-lư truyền-thống ấy ở trong sự hiểu-biết cổ-truyền của các dân-tộc sơ-khai, và tŕnh-độ hoàn-bị trưởng-thành của nó ở tại các tôn-giáo cao-đẳng. Một bản diễn-dịch cái " Đại phân số chung " ấy của tất cả các nền thần-học trước kia và về sau th́ lần đầu tiên được thấy ghi-chú cách nay hai mươi lăm thế-kỷ ( 25000 năm ). Và từ đấy về sau, đề-tài vô cùng phong-phú đă được nhắc đi nhắc lại theo quan-điểm của mỗi truyền-thống tín-ngưỡng, của tất cả nền ngôn-ngữ chính-yếu của Châu-Á và Châu-Âu " . _ ( " La Philosophie Eternelle ", ed. Plon, Paris 1949 )
Mộc Lan Hoa
Động Đ́nh ba lănh hiểu xâm vân,
Nhật nhật chinh phàm tống viễn nhân.
Kỷ độ mộc lan chu thượng vọng,
Bất tri nguyên thị thử hoa thân.
Lư Thương Ẩn
Hoa mộc lan
Mây che sóng lạnh mặt hồ
Tiễn người theo cánh buồm xa mỗi ngày
Thuyền hoa mấy độ trông vời
Nào hay man mác hoa trôi giữa gịng
Quỳnh Chi phóng dịch ( 16/5/2008)
Hải đường
Đông phong miểu miểu phiếm sùng quang
Hương vụ không mông nguyệt chuyển lang
Chỉ khủng dạ thâm hoa thụy khứ
Cố thiêu cao chúc chiếu hồng trang
Tô Đông Pha
Hoa hải đường
Gió xuân nhẹ dưới ngàn sao
Một trời hương ngát trăng vào thềm khuya
Sợ hoa ngủ thiếp trong mơ
Khêu đèn soi tỏ sắc hoa diễm kiều
Quỳnh Chi phóng dịch (16/5/2008)
Liễu chi từ
Phong t́nh tiệm lăo kiến xuân tu ,
Đáo xử tiêu hồn cảm cựu du .
Đa tạ trường điều tự tương thức ,
Cường thùy yên tuệ phất nhân đầu
Lư Du
Liễu chi từ
Chạnh buồn trước cảnh xuân tươi
Nhớ bao kỷ niệm một thời tuổi xuân
Dường như liễu cũng hiểu ḷng
Dịu dàng phơ phất buông trên tóc ḿnh
Quỳnh Chi phóng dịch ( 20/5/2007)
Dương liễu chi
Nhân ngôn liễu diệp tự sầu my ,
Canh hữu sầu tràng tự liễu ti .
Liễu ti văn đoạn tràng khiên đoạn ,
Bỉ thử ứng vô tục đắc kỳ .
Bạch Cư Dị
Cành liễu
Liễu cong một nét mi buồn
Thướt tha dương liễu vấn vương nỗi niềm
Bẻ cành dứt mối tơ duyên
Mong ǵ nối lại liền cành liễu xưa
Quỳnh Chi phóng dịch ( 20/5/2007)
Ẩm Tửu Thi ( Kỳ ngũ)
Kết lư tại nhân cảnh
Nhi vô xa mă huyên
Vấn quân hà năng nhĩ ?
Tâm viễn địa tự thiên
Thái cúc đông ly hạ
Du nhiên kiến nam sơn
Sơn khí nhật tịch giai
Phi điểu tương dữ hoàn
Thử trung hữu chân ư
Dục biện dĩ vong ngôn.
Đào Uyên Minh
Thơ uống rượu
( Bài số 5)
Làm nhà giữa chốn đông người
Mà không nghe tiếng bên ngoài ngựa xe
Hỏi "Răng mà được như ri ?"
-Th́ đừng để ư nghĩ suy bận ḷng
Hái cúc chân rào phía đông
Thong dong ngắm núi chập chùng hướng nam
Chiều rơi núi tỏa sương lam
Chim bay về tổ từng đàn trên cây
Cảnh này đúng ư ḿnh đây
Bỗng quên lời... chẳng giăi bầy được chi
Quỳnh Chi phóng dịch ( 15/5/2008)
Ước khách
Hoàng mai thời tiết gia gia vũ
Thanh thảo tŕ đường xử xử oa
Hữu ước bất lai quá dạ bán
Nhàn xao kỳ tử lạc đăng hoa
Triệu Sư Tú
Có hẹn
Trong mưa chín ửng mơ vàng
Bờ đê xanh cỏ rộn ràng ễnh ương
Đợi người hẹn đă nửa đêm
Đánh cờ đợi khách tim đèn lại rơi
Quỳnh Chi phóng dịch
( 2/5/2007)
Điền viên lạc
Đào hồng phục hàm túc vũ
Liễu lục cánh đới xuân yên
Hoa lạc gia đồng vị tảo
Oanh đề sơn khách do miên
Vương Duy
Thú điền viên
Hồng đào c̣n ngậm mưa đêm
Sương mai lóng lánh trên rèm liễu xanh
Cánh hoa rơi trải trước thềm
Chim oanh hót gọi ngủ quên có người
Quỳnh Chi phóng dịch
( 4/5/2007)
Du Sơn Tây Thôn
Mạc tiếu nông gia lạp tửu hồn
Phong niên lưu khách túc kê đồn
San trọng thủy phức nghi vô lộ
Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn
Tiêu cổ truy tùy xuân xă cận
Y quan giản phác cổ phong tồn
Tùng kim nhược hứa nhàn thùy nguyệt
Quải trượng vô thời dạ khấu môn
Lục Du
Du Sơn Tây Thôn
Đừng chê rượu đế nhà nông
Lợn gà đủ đăi khách (năm được mùa)
Núi sông ngỡ chẳng đường vô
Qua hàng liễu thấy ruộng hoa, có làng
Hội xuân chiêng trống rộn ràng
Nếp xưa cốt giữ, áo khăn xá ǵ
Đêm trăng rảnh rỗi có khi
Thăm nhau chống gậy rảo đi khắp làng
Quỳnh Chi phóng dịch
( 15/5/2008)
http://chimviet.free.fr/vanco/quynhchi/qycht089.htm
http://vkhuc.tripod.com/ConSoiGia.htm
http://www.chinhnghia.com/motsaochovt.asp
http://www.chinhnghia.com/ptdcchn.asp
http://www.chinhnghia.com/vongthanhomhinh.asp
http://www.chinhnghia.com/vtcaoloiduoi.asp
http://www.chinhnghia.com/traloitrongtin.asp
http://www.chinhnghia.com/hoidaphtn.asp
http://www.chinhnghia.com/thamgianghitruong.asp
http://www.chinhnghia.com/cackevietthuong.asp
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/
http://nguoidalat.informe.com/forum/
http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/