US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Những Khúc “Gân Gà” Của TT Obama
Vũ Linh
...CIA mù tịt nên TT Obama cũng chẳng biết bên nào đánh nhau với bên nào...
Trong chuyện Tam Quốc Chí, giai thoại “Tào Tháo nhai gân gà” có lẽ ai cũng biết: ăn không được mà vứt th́ tiếc. Tiến thoái lưỡng nan. TT Obama ngày hôm nay cũng đang bị “gân gà”. Tiến thoái lưỡng nan, chẳng biết phải làm ǵ. Chẳng phải một khúc gân gà, mà tới mấy khúc cùng lúc, mà chẳng cái nào nhỏ cả. Chưa bao giờ TT Obama gặp phải nhiều thử thách lớn lao như bây giờ. Ta hăy xét sơ qua vài cái chính.
1. CAO TRÀO NỔI DẬY TẠI TRUNG ĐÔNG VÀ BẮC PHI: ỦNG HỘ HAY KHÔNG?
Tin tức báo chí cho thấy cao trào dân chúng tự phát nổi dậy đấu tranh đ̣i dân chủ tại Trung Đông và Bắc Phi đă lan rộng quá mức có thể mường tượng được cách đây không lâu. Từ Tunisia qua đến Ai Cập, rồi bây giờ tràn qua Lybia, Yemen, Algerie, Maroc, Jordan, và Bahrain. Một vài cuộc biểu t́nh nhỏ đă bùng nổ ra tại Syria, Ả Rập Saudi, Oman, và cả Iran.
Các tổng thống Tunisia và Ai Cập đă rớt đài. Các vương quốc Jordan, Bahrain, và Maroc th́ đang t́m cách cải tổ và điều đ́nh. C̣n lại, các nhà độc tài của Lybia, Algerie và Yemen th́ đang đàn áp, nhất là tại Lybia, thành tŕ ông Gadhafi đă ḱm kẹp trong hơn bốn chục năm qua. Có tin hàng ngàn người dân đă bị chết dưới sự đàn áp thẳng tay của các lực lượng cảnh sát và quân đội, có cả máy bay thả bom. Ông Gadhafi đă lên truyền h́nh tuyên bố sẽ tử thủ đến chết chứ không từ chức.
Cuộc nổi dậy tại Trung Đông và Bắc Phi có ảnh hưởng chính trị và kinh tế không thể lường được trên thế giới. Đó là vùng kiểm soát hai phần ba dầu hoả thế giới, cũng là đất sống của gần một tỷ người Hồi giáo, trong đó không thiếu ǵ những cảm tử thề sống chết với văn minh Âu Mỹ, Thiên Chúa Giáo và Do Thái giáo. Ngay bên cạnh Do Thái, trên đất Ai Cập là kênh đào Suez, yết hầu giao thông nối liền Đông và Tây.
Điều đau đầu nhất cho TT Obama là không ai biết chắc những nhóm nổi loạn theo khuynh hướng nào. Tất cả những nước đang bị khủng hoảng, ngoại trừ Lybia, đều là đồng minh của Mỹ chẳng những trong cuộc bảo vệ Do Thái, bảo vệ nguồn dầu hỏa cho cả thế giới, mà c̣n trong cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo quá khích. Chính v́ tính đồng minh với Mỹ của cấp lănh đạo các nước đó, nên các cuộc nổi dậy hiện nay không tránh được việc mang màu sắc bài Mỹ. Bất cứ chính phủ nào đổ cũng sẽ có nhiều hy vọng được thay thế bằng một chính quyền ít thân thiện hơn với Mỹ.
Tin báo chí cho biết là sau khi nắm quyền quân đội Ai Cập, lần đầu tiên đă cho chiến hạm Iran đi ṿng qua kênh đào Suez để đến Syria. Đó là bước đầu. Ai bảo đảm được bước sau không phải là tầu chiến Iran đi qua Suez đánh thẳng vào băi biển Do Thái?
Đặc biệt đáng lo ngại nữa là t́nh h́nh Lybia.
TT Gadhafi không thân thiện chút nào với Mỹ từ hơn bốn thập niên qua. Nhưng có tin lực lượng chống đối ông không chỉ là quần chúng b́nh thường nổi lên đ̣i dân chủ, mà lại là những thành phần chống đối có vũ trang và có tổ chức, hiện nay đă dùng phương tiện quân sự chiếm được hơn nửa lănh thổ Lybia. Gadhafi đă tố cáo đó là những lực lượng của tổ chức khủng bố quá khích Al Qaeda. Nếu đúng như vậy th́ TT Obama đang ở trong t́nh trạng trên đe dưới búa tại Lybia. Làm ǵ bây giờ?
Ngày xưa, ta cứ nghe nói đến “bàn tay lông lá xịa” là hết hồn. Bây giờ, qua cuộc sụp đổ của cộng sản Đông Âu, qua vụ 9/11, và vụ nổi dậy hiện nay tại Trung Đông, mới thấy CIA chỉ là “trống rỗng kêu to”, tốn hàng tỷ bạc hàng năm chỉ để ra những báo cáo chẳng ai đọc được mà cũng chẳng chính xác ǵ hết, chẳng giúp ǵ cho các tổng thống hết. V́ CIA mù tịt nên TT Obama cũng chẳng biết bên nào đánh nhau với bên nào, ủng hộ bên nào, chống bên nào!
Cho đến nay, TT Obama đă hoàn toàn ở trong thế bị động, bị các diễn biến hàng ngày hàng giờ chi phối, đón ngang đỡ dọc mà chẳng biết phải làm ǵ. Chỉ biết đề nghị cấm vận. Làm như mấy ông độc tài đều sợ cấm vận. Cuba, Bắc Hàn, Iran bị cấm vận từ mấy chục năm nay, chỉ khổ dân chứ mấy ông lănh tụ có sao đâu, vẫn đầy đủ x́-gà, cognac. Phải đợi đến sau khi hàng ngàn người thiệt mạng và quân nổi dậy đă chiếm được hơn nửa lănh thổ th́ TT Obama mới dám yếu ớt lên tiếng kêu gọi TT Gadhafi từ chức. Báo Anh The Telegraph, nhận định rằng chính sách đối ngoại nhút nhát (timid) của TT Obama trở thành một bối rối lớn (major embarrassment) cho đại cường Mỹ.
Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của TT Obama là vuốt ve, lấy ḷng khối Ả Rập và Hồi giáo, để họ đứng về phe Mỹ, tiếp tay chống lại khủng bố Al Qaeda. Sau bao nhiêu bài diễn văn ca tụng văn minh Ả Rập và Hồi giáo, bao nhiêu tỷ tung ra viện trợ mấy xứ Trung Đông, kết quả là cả vùng nổi lên chống lại các chính quyền ôn ḥa đồng minh của Mỹ. Thành tích đối ngoại này của TT Obama – và bà ngoại trưởng Hillary Clinton - h́nh như chẳng có ǵ đáng kể công.
Có nhiều hy vọng TT Obama sẽ đi vào lịch sử như vị tổng thống đă làm mất cả khối Trung Đông. Cũng như các TT Dân Chủ khác như Truman để mất Tàu, Johnson để mất Việt Nam, Carter để mất Iran. Nhưng, xét cho cùng, Tàu, Việt Nam và Iran đều không có vị thế trọng yếu trong chính trị, kinh tế và an ninh Mỹ bằng cả vùng Trung Đông. Mất Trung Đông sẽ có những hậu quả không thể lường được khi mà cả nước Mỹ cũng như cả khối Liên Âu, hoàn toàn lệ thuộc vào dầu lửa để tồn tại. Chúng ta hăy thử tưởng tượng một nước Mỹ không có điện, không có xăng, không có xe hơi, không có máy bay, không có computer…
Có thể không đến nỗi vậy, nhưng hăy thử mường tượng xăng với giá tám hay mười đô một ga-lông xem sao. Bên Âu Châu, giá xăng bây giờ đă lên đến mức đó rồi.
Nhớ lại câu chuyện của bà Hillary: bây giờ là lúc chuông điện thoại ba giờ sáng đang reo từ khắp nơi. Rơ ràng là TT Obama chưa sẵn sàng bốc điện thoại để lấy quyết định. Ngay cả bà Hillary hiển nhiên cũng chưa sẵn sàng luôn.
2. CUỘC CHIẾN GIỮA BẢO THỦ VÀ NGHIỆP ĐOÀN?
Tuần rồi, cột báo này đă bàn qua t́nh h́nh tại tiểu bang Wisconsin, nơi mà chính quyền bảo thủ Cộng Ḥa đang t́m cách cứu nguy kinh tế tiểu bang bằng cách bắt công chức đóng góp nhiều hơn vào các trợ cấp an sinh, đồng thời cũng đang t́m cách giới hạn ảnh hưởng của các nghiệp đoàn. Các công chức, với hậu thuẫn mạnh của các nghiệp đoàn đang tranh đấu chống lại.
Sau khi bài viết lên báo, th́ có tin Thượng Viện tiểu bang đă thông qua được dự luật của thống đốc sau khi cảnh sát lùng bắt được các nghị sĩ đang đi trốn không đi họp để thượng viện không đủ túc số biểu quyết. Cứ như con nít chơi tṛ ú tim! Dĩ nhiên là các nghiệp đoàn chưa bỏ cuộc và cuộc tranh đấu vẫn tiếp tục. Bây giờ đến lượt biểu quyết ngân sách cho tiểu bang, các nghị sĩ Dân Chủ lại bỏ trốn nữa. Hai bên vẫn c̣n giằng co, biểu t́nh,…
Ngay lúc đầu, TT Obama đă nhẩy vào ṿng chiến dù đây là vấn đề thuần túy thuộc quyền hạn tiểu bang, không liên quan ǵ đến liên bang. Nhưng tất cả mọi người đều ư thức rơ ràng cuộc chiến này sẽ vượt khỏi phạm vi tiểu bang và ảnh hưởng lớn lao trên cả nước Mỹ, đặc biệt là trên sự tồn vong của nghiệp đoàn lẫn tương lai chính trị của chính tổng thống. Ông cũng không quên được hậu thuẫn của các nghiệp đoàn là yếu tố then chốt trong việc ông đắc cử tổng thống. Do đó, bắt buộc ông đă phải tham chiến, cho dù là chỉ để cám ơn sự hậu thuẫn của nghiệp đoàn trước đây.
Nhưng câu chuyện không giản dị như vậy.
Ông tham chiến là sẽ mở rộng cuộc chiến. Nếu các nghiệp đoàn công chức thất bại, sẽ có ảnh hưởng giây chuyền qua hàng loạt các tiểu bang khác và uy tín cá nhân của ông sẽ suy giảm. Ngoài ra, tiếng nói của ông chỉ khiến hai bên càng trở thành cứng rắn mà không mang lại giải pháp nào. Không phải tổng thống nói là thống đốc phải nghe. Chẳng những thế mà h́nh ảnh một tổng thống tích cực đứng về phía nghiệp đoàn, đ̣i hỏi cho nghiệp đoàn những quyền lợi quá đáng mà hầu hết dân Mỹ ngoài nghiệp đoàn đều không hưởng được th́ sẽ không có ảnh hưởng tốt cho tổng thống đối với khối đại đa số dân Mỹ rất bất b́nh về sự không công bằng này. Chỉ củng cố h́nh ảnh một tổng thống có khuynh hướng “xă hội” không thân thiện với giới doanh gia mà chỉ lo bảo vệ các nghiệp đoàn phe ta.
Nhiều chuyên gia chính trị đă nhận định rằng sự tham gia của tổng thống là một sai lầm lớn. Dường như TT Obama sau đó có ư thức được sai lầm này, v́ sau khi phát biểu ư kiến trên truyền h́nh ủng hộ các nghiệp đoàn, đă im hơi lặng tiếng, tránh không có ư kiến ǵ khác nữa. Cũng là một “gân gà” không nhỏ. Đây là cuộc chiến có tầm vóc và hệ quả lớn lao và lâu dài. Tổng thống tham gia có ư kiến không được, mà im lặng đứng ngoài cũng chẳng xong. Làm ǵ bây giờ?
3. NGÂN SÁCH: TIÊU HAY KHÔNG?
Trong khi cả nước ớn sợ cách tiêu xài của TT Obama nên cử tri bầu cho Cộng Hoà hàng loạt, từ cấp liên bang đến tiểu bang, th́ TT Obama vẫn loay hoay, không biết phải làm ǵ. Đành phải múa nước đôi. Tuyên bố đóng băng chi tiêu, kêu gọi cắt giảm thâm thủng, để trấn an dân chúng. Nhưng đồng thời lại chịu áp lực phe cấp tiến, đưa ra ngân sách với hàng ngàn tỷ thâm thủng, rồi lên tiếng ủng hộ yêu sách của nghiệp đoàn tại Wisconsin.
Thật ra, thâm tâm của TT Obama hướng về chủ trương của phe cấp tiến cực đoan, tuy chưa đến mức “xă hội chủ nghĩa” nhưng cũng chẳng cách bao xa, với quan niệm vai tṛ “vú em” của Nhà Nước bao trùm tất cả mọi sinh hoạt chính trị, kinh tế, xă hội, văn hoá, giáo dục,… Với Nhà Nước đóng vai phú hộ tung tiền cứu nguy kinh tế, cứu nguy tài chánh, cứu nguy hăng xe, cứu nguy công chức, cứu nguy … đủ thứ, bằng tiền lấy từ đủ loại thuế, trên nguyên tắc là từ các “tài phiệt”, nhưng trên thực tế là từ giai cấp trung lưu. Nói như cựu Chánh Văn Pḥng Rahm Emanuel, phải lợi dụng khủng hoảng như là cơ hội ngàn năm để thay đổi xă hội.
Ngay trong hai năm đầu, ta đă thấy những chương tŕnh khổng lồ bạc ngàn tỷ tung bay khắp trời. Thâm thủng ngân sách nhẩy vọt từ vài ba trăm tỷ dưới thời Bush, lên đến hàng chục ngàn tỷ. Dân Mỹ “tá hỏa”, ùn ùn đi bỏ phiếu tháng Mười Một vừa qua, trao quyền kiểm soát Hạ Viện cho phe bảo thủ đối lập, mời về vườn hàng chục thượng nghị sĩ, thống đốc, …
TT Obama là một chính khách sáng suốt, không thể không nh́n thấy thông điệp của dân, và không thể không nghĩ đến tương lai chính trị của chính ḿnh. Nhưng hợp tác với phe bảo thủ, cắt giảm chi tiêu, cân bằng ngân sách, giảm thuế cho dân, giảm thiểu sự can thiệp của Nhà Nước, tất cả đều là những việc làm đi ngược lại lư tưởng căn bản và triết lư nhân sinh quan của chính ḿnh. Mà tiếp tục tiêu xài th́ dân Mỹ chống đối. Làm ǵ bây giờ?
Điều quan trọng hơn nữa là vấn đề lớn nhất trong ngân sách là các trợ cấp an sinh như Medicare, Medicaid, Social Security, nhưng không ai dám đụng đến hết, từ TT Obama cho đến các lănh tụ đối lập Cộng Ḥa. Tất cả đều như đà điểu vùi đầu dưới cát, rồi chỉ trích lẫn nhau, căi nhau về cắt giảm mấy cái lặt vặt bên lề.
***
Chưa bao giờ TT Obama lại gặp những thử thách lớn như bây giờ. Những quyết định của ông sẽ có ảnh hưởng vĩ đại và lâu dài cho tương lai của Mỹ và cả thế giới luôn. Chẳng có giải pháp trắng đen rơ ràng hay dễ dàng nào. Cho đến bây giờ, TT Obama đă chọn con đường tiếp tục nhai gân gà, “chờ xem sao”. Khiến cho bà kư giả Ruth Marcus, b́nh thường hết ḷng ca tụng Obama, đă phải nhận định tổng thống bị "mất tích trong chiến đấu" (missing in action) trong một bài đăng trên báo phe ta Washington Post. Như một trùng hợp, bà nêu lên ba vấn đề được bàn ở trên và thắc mắc không hiểu TT Obama “đang làm ǵ và ở đâu rồi?” (6-3-11)
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/
http://nguoidalat.informe.com/forum/
http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/