Những nét chính của chủ nghĩa thực dụng Mỹ
Chủ nghĩa thực dụng Mỹ là một trào lưu triết học mang màu sắc đặc biệt Mỹ, là một đóng góp đáng kể vào lịch sử triết học của thế giới và sự h́nh thành nền văn hóa Mỹ.
Ngày nay, nước ta mở cửa để hội nhập cộng đồng quốc tế mà nước Mỹ là một thành viên quan trọng của nó. Cho nên, khi thực hiện giao lưu văn hóa với thế giới, chúng ta không thể không biết tới chủ nghĩa thực dụng, v́ chủ nghĩa thực dụng thấm sâu không chỉ vào lối sống mà cả vào hoạt động khoa học, kỹ thuật, kinh tế của nước Mỹ và nhiều nước khác.
Khi nền kinh tế thị trường của chúng ta phát triển, trong một bộ phận thanh niên nảy sinh một số nét tâm lư “thực dụng” xem ra không lành mạnh, đi ngược với truyền thống, đạo đức của chúng ta. Chữ “thực dụng” trong ngôn ngữ Việt Nam thuộc tiếng nó thông thường có những biểu cảm riêng không thể nào trùng hợp với “thực dụng” ở tư cách một trào lưu triết học có chiều dày khái niệm của nó. Sự nhầm lẫn đó vừa không có lợi cho việc khắc phục có hiệu quả những mặt tiêu cực trong đời sống tâm lư của ta mà cũng không cho phép ta hiểu thấu đáo được một trào lưu triết học của thế giới.
1. Điều kiện ra đời của chủ nghĩa thực dụng Mỹ
Có những nền triết học mang tính phổ quát, nhiều dân tộc đều có thể sử dụng nó như một “công cụ”. Nhưng trước hết, sinh ra từ một dân tộc nào, triết học ấy vẫn có một bản sắc, một “căn cước” khó lầm lẫn với dân tộc khác. Nếu nước Anh là cái nôi của chủ nghĩa vị lợi, nước Đức là hiện tượng học, nước Pháp của chủ nghĩa cấu trúc th́ nước Mỹ là chủ nghĩa thực dụng. Nhận biết được hai mặtđó của triết học của một dân tộc là đi gần tới cái “quốc tồn” và cái “thế giới tồn” của nó.
Chủ nghĩa thực dụng là một trào lưu triết học mang màu sắc Mỹ v́ nó ra đời từ những điều kiện lịch sử đặc thù của nước Mỹ.Nước Mỹ h́nh thành từ làn sóng di dân của “tứ chiếng” dân tộc từ nhiều nước trên thế giới. Mỗi nhóm di dân đều mang theo truyền thống văn hóa trong đó có triết học của ḿnh. Ở đây, họ không phải đương đầu với chủ nghĩa phong kiến và ư thức hệ của nó như khi c̣n ở “quê nhà”, v́ đây là một “đất hứa” chưa có chủ. Từ t́nh h́nh đó, một thể chế chính trị về dân chủ, tự do, về quyền con người cũng được phát triển thuận lợi đẩy đà cho sự phát triển. Mảnh đất màu mỡ chưa khai phá này cho phép người ta không phải khốc liệt “đấu tranh sinh tồn” như ở nhiều nơi khác. Một ư thức hệ của một cộng đồng mới cần h́nh thành, không thể lấy món ăn tinh thần xa lạ, cũ kỹ của Châu Âu (như chủ nghĩa duy linh, chủ nghĩa thực chứng...). Trước sức hút về niềm tin đó, các ư thức hệ cũ của nhóm di dân cũng mau chóng phai mờ để tất cả hợp lưu trong một ḍng chảy mới là chủ nghĩa thực dụng.
Đối với bất cứ trào lưu triết học nào, dù h́nh thành một cách độc lập ra sao th́ với tư cách là một triết học, nó không thể không bắt nguồn từ những tài liệu trong quá khứ. Các nhà triết học thực dụng thường viện dẫn từ triết học cổ đại với Socrate, Protagoras, Platon đến triết học hiện đại với F.Bacon, B.Spinoza, J.Locke, G.Berkeley, D.Hume, I.Kant, J.S.Mill.
Triết học nào cũng có một lôgíc nội tại của nó, nếu cứ nhất nhất bảo nó là “chiết trung”, là “pha trộn” th́ chưa hẳn đă là thỏa đáng.
Chủ nghĩa thực dụng là một “đặc sản” Mỹ, nhưng không có nghĩa là nó “cấm cửa” các trào lưu triết học khác từ Châu Âu truyền vào như Triết học phân tích, Hiện tượng học, Chủ nghĩa hiện sinh. Chủ nghĩa thực dụng không những không bị đẩy vào “sân sau” mà c̣n “lấn chiếm” các triết học mới hội nhập đó. Chủ nghĩa thực dụng làm cho các loại triết học đó mang thêm màu sắc thực dụng. Nói cách khác, các triết học của nước ngoài đó đă được các nhà thực dụng Mỹ phát triển một cách đặc thù làm cho tất cả trở thành văn hóa Mỹ.
Là “tinh lực của thời đại”, triết học khai mở cho khoa học và đến lượt ḿnh, khoa học lại ảnh hưởng đến triết học. Trong đường thời, lư thuyết tiến hóa và tiếp sau đó là vật lư học, hóa học, địa chất học, sinh vật học, tâm lư học... đều phát triển mạnh mẽ, đều làm nổi lên những mặt khác nhau của tính chủ thể của con người mà triết học trong đó có chủ nghĩa thực dụng lấy làm đối tượng.
Người khởi xướng chủ nghĩa thực dụng Mỹ là Charles Sander Peirce. Năm 1870, với tác phẩm Lư thuyết về ư nghĩa (A theory of meaning), ông đặt cho lư thuyết của ḿnh cái tên là “chủ nghĩa duy thực dụng” (Pragmaticism) lấy từ nghĩa là hành vi, hành động (chữ “chủ nghĩa thực dụng” do một người nào đó ở nước ta lấy từ một thuật ngữ của Trung Quốc. Nhưng trong tiếng nói hàng ngày của ta, từ “thực dụng” mang một nghĩa xấu (sens péjoratif) và không sát với chữ paragma tức hành vi, hành động. Có người muốn dùng từ “hành dụng”). Ông cho rằng, chỉ có khái niệm này mới làm rơ được bản sắc của lư thuyết của ḿnh và tránh được sự vay mượn không cần thiết.
Năm 1898, William James kế thừa Peirce và là người đầu tiên đưa ra tên “chủ nghĩa thực dụng” (Pragmatism). Ông phát triển những nguyên tắc, phương pháp luận của Peirce thành một hệ thống lư luận song song với việc phân tích những vấn đề cụ thể.
John Dewey kế thừa hai người trước, làm cho chủ nghĩa thực dụng thâm nhập sâu rộng vào đời sống văn hóa thông qua những thành tựu về xă hội học, tâm lư học, giáo dục học và chính trị học. Ông được coi là nhà triết học hiện đại kiệt xuất của nước Mỹ.
Ngay trong thời kỳ “vàng son”, thời kỳ ra đời của chủ nghĩa thực dụng, các nhà sáng lập chủ nghĩa thực dụng trong một thời gian không ngắn c̣n tranh luận với nhau về khái niệm “thực dụng” và cũng không khỏi bộc lộ những lúng túng, những lầm lẫn. Đến mức năm 1908, Arthur O.Lovejoy đă t́m ra đến 13 thứ chủ nghĩa thực dụng và Schiller th́ cho rằng có bao nhiêu người thích “thực dụng” th́ có bấy nhiêu chủ nghĩa thực dụng. Nhưng không nên coi tính đa dạng trên trong phong trào thực dụng là tai hại, là bất lợi cho sự h́nh thành một học thuyết. Trái lại, điều đó đă nói lên tính năng động của một cuộc vận động có sức sàng sảy những tạp chất để kết tụ lại những ǵ là giá trị làm rường cột, làm nguyên lư bền vững cho một lư thuyết triết học.
2. Những nguyên lư trục của chủ nghĩa thực dụng Mỹ
Những khái niệm Kinh nghiệm thực tiễn là điểm xuất phát của chủ nghĩa thực dụng.
Chủ nghĩa thực dụng muốn khắc phục chủ nghĩa nhị nguyên trong triết học truyền thống luôn đối lập kinh nghiệm và tự nhiên, xem hai bản nguyên đó là hai lĩnh vực khác nhau. J.Dewey đề xuất lư luận mang tên “chủ nghĩa kinh nghiệm tự nhiên” cho rằng chủ thể và đối tượng, vật hữu cơ và hoàn cảnh, kinh nghiệm và tự nhiên gắn với nhau thành một chỉnh thể thống nhất, không thể chia cắt, mối liên hệ giữa chúng mang “tính liên tục”.
Từ “chủ nghĩa nhất nguyên” trên, chủ nghĩa thực dụng mở rộng khái niệm kinh nghiệm theo hiện tượng học. Người ta cho rằng, kinh nghiệm không chỉ mang lại một ư nghĩa do nhận thức mà c̣n có một ư nghĩa nữa do vô thức đưa lại (ví như ư chí, tưởng tượng, tín ngưỡng,..). Kinh nghiệm không chỉ bộc lộ khuynh hướng chủ nghĩa duy lư mà c̣n chủ nghĩa phi duy lư.
Ư nghĩa như Peirce nói không phải vốn có của đối tượng, kư hiệu không chỉ là kư hiệu (signs are signs) mà là những cách thức được xă hội đưa lại, là những giá trị do con người thông qua thực tiễn tạo ra để mặc vào cho đối tượng.
Thực tiễn, theo chủ nghĩa thực dụng là hành động, là hành vi của con người với tư cách là vật hữu cơ chịu sự kích thích của hoàn cảnh và phản ứng lại hoàn cảnh. Kích thích - phản ứng chính là nội dung cơ bản của kinh nghiệm. Sự phản ứng của thực tiễn của con người không chỉ bằng bản năng mà tư duy, suy luận cũng là một phản ứng của một kích thích đặc thù.
Chủ nghĩa ngẫu nhiên (tychisme) do Peirce đề xướng nhằm minh chứng cho tính tiềm ẩn, tính tự phát, tính khả năng mạnh mẽ của kích thích phản ứng trong thực tiễn, trong hành động của con người. Đă là “con người trí tuệ th́ bao giờ nó cũng chỉ quan tâm tới “ư nghĩa kinh nghiệm” hành động của nó không thể không tạo nên những “hậu quả thực tiễn” (pratical consequences) mang tính hữu ích (usefulness), tính tác dụng (workability). Những kết quả thực tiễn đó (pratical result) là những ư nghĩa, những giá trị cơ bản, cảm nhận được đến mức James gọi đó là “giá trị tiền mặt” (cash value). Tất cả các nhà thực dụng đều nhất trí rằng giá trị thực tiễn đó là tiêu chuẩn của chân lư. Chân lư như vậy là cụ thể, là tương đối, không thể có chân lư tuyệt đối, trừu tượng.
Dường như đoán trước những kẻ bất lương sẽ sử dụng lư luận về chân lư nói trên về chủ nghĩa công cụ (instrumentalisme) của ḿnh để biện hộ cho những mục đích vụ lợi tầm thường. John Dewey khẳng định những hiệu quả thực tiễn không phải nhằm thỏa măn nhu cầu cho một cá nhân, một “tiểu nhân” nào mà cho con người, cho đại chúng. Luận đề này mang màu sắc nhân bản rơ ràng.
Chủ nghĩa thực dụng phê phán lư luận về chân lư của chủ nghĩa duy ly v́ chủ nghĩa duy lư chỉ đưa ra được những chân lư trừu tượng, chết cứng với những phạm trù có sẵn, đă được xác định. Trái lại, chân lư của chủ nghĩa thực dụng là cụ thể v́ nó căn cứ vào những hậu quả thực tiễn, hậu quả cảm tính của mỗi con người, nó có giá trị ngay ở trong con người.
Đối với chủ nghĩa thực dụng, chân lư là cụ thể cho nên cũng là đa nguyên, nhưng vẫn là nhất nguyên ở hiệu quả thực tiễn của nó. James ví chân lư như hành lang trong một khách sạn. Ở đó tuy nhiều người rất khác nhau về tín ngưỡng, về nghề nghiệp, về ư thức hệ nhưng đều đi lại trong một hành lang chung là chân lư thực tiễn.
Nhưng làm sao để đạt đến chân lư? Peirce cho rằng đó là con đường của phương pháp khoa học mà ông gọi là điều tra thăm ḍ (inquiry) nhằm xác lập một niềm tin (belief) và chính giá trị này bảo đảm tính khả tín (credible) của chân lư. Trên con đường thăm ḍ, điều tra, con người gặp biết bao cạm bẫy của những hoài nghi. Hoài nghi đó có thể khắc phục khi đạt tới niềm tin vững chắc vào thực tiễn, đạt được giá trị thực tiễn để tiếp tục hành động tiến lên phía trước. Hoài nghi của Descartes nhằm đạt được sự minh nhiên (evidence), tức chân lư bằng sức mạnh của lư trí. Peirce không chia sẻ luận đề đó mà cho rằng niềm tin mới là các minh nhiên được xác lập trên cơ sở của thực tiễn, của kinh nghiệm. Niềm tin, chân lư đối với chủ nghĩa thực dụng bao giờ cũng là tương đối, cho nên trong thăm ḍ, trong hoạt động, kể cả hoạt động khoa học phải chấp nhận một “chủ nghĩa sai lầm” (fallibilisme).
Niềm tin, hay nói chung là “ḍng ư thức” (khái niệm của James) nảy sinh từ thực tiễn, từ kinh nghiệm, là sự phản ứng của con người trước hoàn cảnh, do đó ở đây thống ngự tính ngẫu nhiên. V́ vậy, cũng như nhiều nhà hiện tượng học, James quan niệm chỉ có thể “thông hiểu”nó, chứ không thể “giải thích” nó theo tính nhân quả được.
Lư luận về niềm tin không chỉ xuất hiện đột xuất trong chủ nghĩa thực dụng mà có thể nói trong cả truyền thống văn hóa Mỹ, nếu ta nh́n vào các trào lưu triết học khác. Thomas Kuhn thuộc “trường phái lịch sử” của chủ nghĩa hậu thực chứng, nói tới niềm tin của “xă hội khoa học” trong việc thực hiện một “hệ chuẩn” khoa học. Nhà triết học hiện sinh Paul Tillich nói tới niềm tin như một giải pháp khắc phục sự lo âu của con người. Đúng như Tillich viết niềm tin đó rằng: “Chính ta phải là chính ta, chính ta phải định đoạt con đường ta (decide where we go to)”. Phải chăng niềm tin ở “con người thân lập thân” (self made man) ấy đă trở thành tính cách của con người trong nền văn hóa Mỹ?
Từ tiền đề nhận thức về thực tiễn, về kinh nghiệm, chủ nghĩa thực dụng đề xuất những kiến giải về đạo đức, tôn giáo và cả chính trị xă hội.
Về đạo đức, James cho rằng đạo đức cũng là một giá trị của thực tiễn, của con người trước hoàn cảnh, ông không chấp nhận quan niệm về đạo đức của chủ nghĩa duy lư. V́ vậy, James coi thiện, ác không phải là những khái niệm có sẵn mà là những phản ứng nhằm thỏa măn nhu cầu thực tiễn của con người.
Về tôn giáo, James xác định quan niệm tôn giáo gắn liền với ư thức đạo đức. Cũng như đạo đức, tôn giáo cũng không có mục đích nào là thỏa măn những nhu cầu thực tiễn của con người, cũng chống lại chủ nghĩa duy lư và cho rằng t́nh cảm tôn giáo nảy sinh tức thời từ vô thức của bản thân chủ thể. Ông không tán thành quan niệm của chủ nghĩa hữu thần coi Chúa như một sức mạnh tinh thần tuyệt đối. Theo James, Chúa là một loại hy vọng, một giả thiết có ích cũng được kiểm chứng bằng hiệu quả thực tiễn của con người.
John Dewey là nhà triết học thực dụng viết nhiều hơn cả về chính trị. Ông đề xuất chủ nghĩa đa nguyên xă hội, chủ nghĩa tiến hóa xă hội, từ đó xây dựng một lư luận về dân chủ và tự do, coi “chủ quyền của nhân dân và giá trị đạo đức” là nền tảng. Ông bác bỏ chủ nghĩa duy lư bởi v́ các loại triết học đó đều dựa vào chân lư được rút ra từ khái niệm, từ nguyên tắc lôgíc có sẵn. Ông kiên tŕ phương pháp thăm ḍ, điều tra của chủ nghĩa thực dụng có nghĩa là phải xuất phát từ sự phản ứng của con người trước hoàn cảnh xă hội đặc thù để thấy những giá trị - giá trị dân chủ, tự do – giúp cho con người thành công, xă hội bền vững, tiến bộ xă hội đạt được.
3. Chủ nghĩa thực dụng tiếp tục đi vào đời sống ở Mỹ
Với C.Peirce, W.James, J.Dewey th́ chủ nghĩa thực dụng đă phát triển tới mức hoàn chỉnh và ổn định. Không phải đến đây, chủ nghĩa thực dụng chấm hết vai tṛ trên sân khấu tư tưởng của nước Mỹ và lùi vào “hậu trường” mà chính v́ nó đă đi sâu vào đời sống của xă hội. Cái ǵ đă thành một truyền thống bền vững th́ sự sôi nổi của lư luận lúc xuất hiện đương nhiên không c̣n lư do tồn tại. Nhưng điều đó không có nghĩa là chủ nghĩa thực dụng đă hoàn toàn chấm dứt về mặt phát triển lư luận.
C.I. Lewis (1920) đề xướng một “chủ nghĩa thực dụng khái niệm” (Conceptualistic pragmatism). Nhà triết học này cho rằng, trong việc giải thích kinh nghiệm của con người, người ta cũng xác lập những khái niệm, những phạm trù (như chủ nghĩa khái niệm đă làm). Nhưng những phạm trù đó phải tương ứng với những miêu tả của kinh nghiệm thực tiễn để đảm bảo tính khách quan và chính xác của cả hai phía.
Tiếp theo Lewis, Rudolf Carnap, Charles Morris, Ernest Nagel, W.Quine cũng đă nhấn mạnh vào việc “khái niệm hóa kinh nghiệm” nhằm thực hiện nguyên tắc bền vững của chủ nghĩa thực dụng là thỏa măn nhu cầu thực tiễn, cảm tính của con người.
Những tiếp cận về chủ nghĩa thực dụng càng làm rơ một nhận xét là chủ nghĩa duy lư không đối lập tuyệt đối mà c̣n làm tăng cường, biện minh cho chủ nghĩa phi duy lư. Hai khuynh hướng đó bổ sung, dựa vào nhau để đáp ứng sự phát triển của xă hội phương Tây hiện đại.
Vượt qua biên giới của nước Mỹ, chủ nghĩa thực dụng tiếp tục phát triển, để lại nhiều dấu ấn trong các trào lưu triết học như chủ nghĩa hiện sinh, hiện tượng học, chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa thực tại mới, chủ nghĩa Kant mới, chủ nghĩa Mach,... ở Anh, Đức, Italia, Pháp với G.Simmel, F.Schiller, W.Ostwald, H.Hahn, E.Husserl, Giovanni Papini, Giovanni Vailati, Henri Bergson, Edouard Le Roy.
Ở Trung Quốc, chủ nghĩa thực dụng với đại biểu là Hồ Thích cũng có ảnh hưởng đáng kể.
Ở Việt Nam, chủ nghĩa thực dụng đă được đề cập trên một số sách báo, giáo tŕnh, kể cả luận văn đại học, nhưng đa số các bài viết đó c̣n ở mức độ giới thiệu và những nhận định cần đưa luận chứng thêm mới đảm bảo tính thuyết phục khách quan. Nhưng ở đây, do giới hạn của chủ đề trong phạm vi t́m hiểu một khía cạnh của văn hóa, tư duy Mỹ nên chúng tôi không đi sâu nghiên cứu những bài viết này cũng như về ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng ở Việt Nam.
Qua lịch sử phát triển của chủ nghĩa thực dụng, người ta cho rằng đây là một phong trào có tính năng động (cụm từ của Schiller). V́ sao nhà triết học người Anh Schiller lại đ̣i xóa tên “chủ nghĩa thực dụng” để thay bằng tên “chủ nghĩa nhân bản” (humanisme), chính v́ tính năng động của chủ nghĩa thực dụng trong việc làm nổi lên vai tṛ của chủ thể, của cuộc sống tinh thần của con người và theo ông đó chính là đối tượng của triết học. Như vậy, cùng với sự phát triển chủ nghĩa duy lư (về kỹ thuật, kinh tế, chính trị), nhân học, tức vấn đề con người luôn luôn là một thành tố ư thức hệ căn bản của xă hội Mỹ, của xă hội phương Tây hiện đại mà chủ nghĩa thực dụng là một biểu hiện, một “ư nghĩa” nổi bật.
NGUYỄN TIẾN DŨNG
(ĐH KHOA HỌC HUẾ)
NƯỚC MỸ VÀ SỰ H̀NH THÀNH TÍNH CÁCH MỸ
TRỊNH SƠN HOAN
Trong bài viết này, tác giả đă nêu và phân tích khái quát quá tŕnh h́nh thành, phát triển của nước Mỹ từ khi châu Mỹ được phát hiện, nước Mỹ ra đời và phát triển bởi những cuộc di dân. Chính lịch sử di dân đă làm cho nước Mỹ mang trong ḿnh bản sắc hết sức độc đáo. Đồng thời, tác giả đă cho thấy h́nh ảnh một nước Mỹ đa sắc tộc nhưng được ḥa trộn thành một sắc tộc mới. Bên cạnh đó, các khía cạnh văn hóa, tín ngưỡng, triết học,… cũng được tác giả phân tích với tư cách những cơ sở góp phần làm nên tính cách Mỹ.
Năm 1492, việc Christopher Columbus (1451-1506) phát hiện ra châu Mỹ là một sự kiện lớn trong lịch sử phát triển nhân loại. Đây được xem là một trong những thành tựu có vai tṛ làm biến đổi thế giới. Kể từ khi châu Mỹ (đặc biệt là Bắc Mỹ) được định vị trên địa cầu, người ta dần dần phát hiện thấy tiềm năng dồi dào của vùng đất này và những cuộc di dân đến đó cũng bắt đầu diễn ra một cách ồ ạt. Vậy, điều ǵ đă hấp dẫn nhiều người đến đất Mỹ để lập kế sinh nhai?
Mỹ là nơi “có khí hậu ôn hoà của các nước Pháp, Tây Ban Nha hay ư ở các bang phía Bắc, và gần như á nhiệt đới của nước Maroc hay miền Nam Algérie, ở các bang phía Nam”. Và “dĩ nhiên các khí hậu này c̣n chịu ảnh hưởng của các ḍng Đại Dương, của thiên nhiên và độ cao của địa thế, của các hồ lớn, của chế độ gió. Chẳng hạn, mùa đông ở Minnesota thường lạnh hơn ở Lorraine hay ở áo tuy gần như cùng vĩ tuyến. Có điều chắc chắn là: Không cực nóng và cũng không cực lạnh, khí hậu Hoa Kỳ là một thứ khí hậu lành và tăng lực, khuyến khích làm việc và đă đem lại những phần thưởng to lớn cho những người di dân châu Âu. Những người di dân này trong suốt ba thế kỷ đă kéo tới đây - thoạt đầu theo từng nhóm nhỏ, kế đó với số lượng lớn - để phát huy niềm tin tôn giáo, trí tuệ và bắp thịt của họ, ḷng yêu thích sống tự do và ước muốn sống thoải mái”([1]). ở Mỹ, “có những ngọn núi cao, những cánh đồng lúa ph́ nhiêu, bằng phẳng; có cả sa mạc khô cằn, có những vùng nhiệt đới xanh tốt, có những cánh đồng cỏ bao la, có dải bờ biển lởm chởm và có cả những ngọn đồi nhấp nhô”([1]). Bên cạnh đó, ở Mỹ, trong lịch sử người ta không quên rằng “vàng trộn với đất” mà bản thân người da đỏ ở đây không hề biết đến giá trị của nó.
Có nhiều nguyên nhân tạo nên kết quả di cư đến nước Mỹ, nhưng theo Cố Tổng thống J.Kennedy, chủ yếu: “do ba áp lực chính: sự khắc nghiệt của tôn giáo, áp lực chính trị, khó khăn về kinh tế là những nguyên nhân chính của sự di dân hàng loạt”(3) đến vùng đất này. Tuy nhiên, khi nói đến hệ quả của những cuộc di cư đến nước Mỹ th́ vấn đề được truy xét không chỉ dừng lại ở mặt định lượng, mà c̣n là vấn đề định tính của nó. Bởi lẽ, di dân không chỉ mang theo số lượng con người đến Mỹ, mà c̣n mang theo cả văn hoá của khắp mọi nơi trên thế giới đến vùng đất này. J.Kennedy đă dẫn lại lời của nhà thơ Walt Whiteman (1819 – 1892) rằng, “chúng ta là một dân tộc gồm nhiều dân tộc”(4). V́ thế, trong hành trang của mỗi người di cư đến đây đều ít nhiều mang trong đó bản sắc văn hoá riêng của dân tộc họ. Đây là những cái riêng phong phú, đa dạng góp nhập vào kho tàng Mỹ để làm nên bản sắc Mỹ.
Thế hệ đầu tiên của nước Mỹ là những con người can đảm phi thường từ khắp các châu lục, đó là những con người có ư chí mạnh mẽ, dám dứt bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của ḿnh để bước chân đến một vùng đất hoàn toàn mới lạ. Người Tây Ban Nha là những người đầu tiên đặt chân tới nước Mỹ, tiếp đến là người Pháp, người Hà Lan, người Thuỵ Điển,… Người Anh đến nước Mỹ chậm hơn nhưng lại không phải “uống nước đục”. Họ dần dần chiếm ưu thế và làm bá chủ nơi này.
Những con người thuộc thế hệ đầu tiên của nước Mỹ đều giống nhau ở một điểm là: “phóng thích ḿnh ra khỏi sự ràng buộc về đạo đức, có tinh thần tiên phong, dám mạo hiểm, dám hy sinh, có niềm tin mănh liệt vào tương lai. Người ta thừa nhận, “kỷ nguyên của Jackson tháo vát và ít quan tâm đến nghệ thuật nhưng giỏi xoay sở để có thể hoàn thành tốt những ǵ mà ḿnh tiến hành. Người Mỹ trên vùng biên giới mới này đôi khi là cả những người quê kệch, thô lỗ nhưng họ là những người làm việc có hiệu quả, sản xuất giỏi, có đầu óc thực tế hướng về tương lai và đoàn kết gắn bó với nhau”(5). Trong so sánh, nhà văn Mark Twain (1835 - 1910) đă chỉ ra rằng, tính cách người Âu bảo thủ, c̣n người Mỹ th́ thực dụng. Ông c̣n mô tả người Anh là “người làm những ǵ đă từng làm”, và người Mỹ là “người làm những ǵ mà họ chưa bao giờ làm”(6).
Từ rất sớm, những cư dân xây dựng nước Mỹ đă xác định phương hướng sinh tồn cho ḿnh. Trước mắt, để có thể “tồn tại”, họ phải “rũ bỏ” lại đằng sau ư thức hệ phong kiến châu Âu. Đối với họ, đó là truyền thống không c̣n phù hợp với không gian sinh sống mới. Những luân lư trong quan hệ giai cấp mà phong kiến châu Âu tạo ra đă trở thành một món ăn tinh thần tẻ nhạt và cần phải được thay thế bằng một thứ khác. ư thức hệ được xây dựng một cách hào hứng, cả cộng đồng người Mỹ mới đồng t́nh xây dựng một phong thái tinh thần mà trong đó họ cảm nhận được sức sống mạnh mẽ, đủ lực để xóa bỏ trạng thái sống cũ kỹ của văn hoá truyền thống châu Âu.
ở Mỹ, có một khái niệm văn hoá đă thành văn: “Nồi hầm nhừ” (Melting-pot). Với người Mỹ, ai cũng hiểu điều này. Đó là, tất cả mọi thứ đều được cho vào “nồi nấu” để nấu cho nhuyễn, hoặc có thể hiểu nó là một nơi mà ở đó những con người, những nền văn hoá và tư tưởng các loại đan xen lẫn nhau. Ai xứng danh là một người Mỹ, th́ người đó phải hấp thu một cách tất yếu những giá trị văn hoá khác nhau, và sự hấp thu của họ góp phần h́nh thành nên phong cách Mỹ. Crèveoeur (1735 - 1813), năm 1782 đă nói rằng, “những cá nhân thuộc đủ các dân tộc trà trộn nhuần nhuyễn thành một chủng tộc mới, và từ đó sẽ xuất hiện con người mới nhiều đặc điểm”(7). Về sau, năm 1908, Zangwil (1864 - 1926) đă cụ thể hóa bằng vở kịch “Nồi hầm nhừ” (The melting - pot) tại Washington, nhằm tôn vinh lănh địa trú thân của những người biệt xứ và ca ngợi sự hoà hợp về hôn nhân giữa những con người thuộc các dân tộc khác nhau. Và, càng tiến gần đến sự phồn thịnh của nền văn minh công nghiệp th́ tính chất của “Melting - pot” càng được trộn nhuyễn vào mọi góc cạnh của đời sống. Nhà công nghiệp Ford đă chuyển tải tinh thần “Nồi hầm nhừ” của người Mỹ bằng hành động đầy tự hào trong một buổi trao thưởng cho công nhân như sau: “Trước một màn sân khấu vẽ một chiếc tàu buông neo ở bến cảng nơi người nhập cư đổ bộ, có đặt một chiếc ḷ lớn được nối vào tàu qua một chiếc cầu nhỏ. Hơn hai trăm thanh niên từ tàu lên chui vào ḷ, lúc bước ra mặt mày rạng rỡ, phấn khởi v́ đă trải qua quá tŕnh “tôi luyện” để trở thành người Mỹ. Trước khi bước vào ḷ, những thanh niên ấy đă vứt lại quần áo rách bẩn của người di cư, và họ ra khỏi ḷ với những bộ quần áo mới. Hàng ngh́n khán giả theo dơi. Người ta hỏi học viên ở ḷ ra: “Bạn có phải là người Mỹ - Ba Lan hay người Mỹ - ư không?” Họ trả lời: “Không! Tôi là người Mỹ”(8).
Trong cuốn “Văn minh Hoa Kỳ”, Jean Pierre Fichou viết: “Làn sóng di dân vào Mỹ vừa nhiều vừa liên tục, chỉ nhất thời bị biến loạn vào những thời kỳ khủng hoảng, suy thoái kinh tế ở các nước có di dân, hoặc trái lại, do có sự vẫy gọi của tân thế giới. Hệ quả đầu tiên là sự muôn h́nh, muôn vẻ của các cội nguồn sinh học và văn hoá. Những cuộc hôn nhân giữa những người dân tộc khác nhau đă góp phần rất lớn vào thành công của “Melting - pot”: Người Ariang, Do Thái, da đen, da vàng trộn lẫn với nhau, dù rằng cho tới gần đây những cuộc hôn nhân ấy hăy c̣n hiếm. Con cái những cặp vợ chồng đó tiếp nhận hai dấu ấn văn hoá của bố và mẹ, cộng với dấu ấn của môi trường xă hội, nhất là trường học. Tiếng Anh nhanh chóng trở thành sợi dây liên kết bền vững. Sự pha trộn bẩm sinh ấy hẳn là nguồn gốc của tinh thần bao dung, trí óc cởi mở, yêu thích những t́nh thế quá độ. Cũng có thể t́m thấy ở đó nguyên nhân sự ít quan tâm đến quá khứ, hướng nhiều vào tương lai”(9).
“Nồi hầm nhừ” đối với người Mỹ là một huyền thoại. Nó khảm sâu vào tâm trí người Mỹ một ước mơ, một khát vọng rũ bỏ sự “rác rưởi” để khoác lên ḿnh ánh hào quang của sự giàu có. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là ước vọng mang tính lư tưởng hoá đôi khi dùng để cổ vũ hoặc tuyên truyền, v́ thực tế người Mỹ sống đối diện với nhau hơn là kề vai sát cánh. ở Mỹ, tinh thần dân chủ, công bằng của người da trắng (Anglo sacxong) ưu trội chỉ như một tấm màn che mỏng manh, mà nh́n từ xa người ta tưởng là trong trắng và tinh khiết, nhưng sau động thái “vén màn” người ta ngỡ ngàng v́ biết người da đỏ bị diệt chủng, người da đen bị nô lệ hoá và từ đó, “Nồi hầm nhừ” chỉ c̣n như “một cái bẫy giương giương để đánh lừa chú chim non” (theo cách nói của Jean Pierre Fichou). Điều đó khiến “nồi hầm nhừ” ngày nay ở Mỹ luôn âm ỉ nhiệt độ nóng bỏng và gây ra nhiều vết rạn nứt, làm cho tinh thần gắn kết truyền thống của người Mỹ ngày càng doăng ra.
Tất cả những ai, dù ở phương trời nào, khi đến Mỹ đều được khuôn đúc thành một khối. Những con người hướng tầm nh́n và bước chân đến miền “đất hứa” không chỉ mang theo thân xác, ư chí khẳng định ḿnh, mà c̣n gói trong hành trang văn hoá của dân tộc họ. Tuy nhiên, khi đến đây - đối diện trước một tồn tại mới, bắt buộc họ phải tẩy rửa những vết tích quá khứ để hội nhập và “đeo bám”, để “rượt đuổi” và t́m kiếm sự thành công.(9)
Thiết chế của một nền dân chủ, tự do là chất xúc tác để h́nh thành nên cá tính dân tộc Mỹ và nó được biểu trưng bằng những cá nhân trong xă hội. Chủ nghĩa tự do Mỹ dựa trên chủ nghĩa b́nh quân và thuyết đa nguyên cho thấy tiêu chí sinh tồn của một nước Mỹ đa sắc tộc, đó là có lợi ích cá nhân th́ mới có tiến bộ, sự b́nh đẳng về cơ hội cho phép ai cũng có thể phát huy khả năng trong bối cảnh “trăm hoa đua nở”. Mỗi người Mỹ đều tự khẳng định rằng, dù trong xă hội làm nghề ǵ, giàu hay nghèo, đă có những hành động ǵ... th́ chính tôi đă tự tạo ra bản sắc của tôi. V́ vậy, mỗi người Mỹ không chịu nhờ vả ai, họ đi lên bằng chính đôi chân của ḿnh bởi họ quan niệm rằng, “vận mệnh không ai trao cho ḿnh bằng chính ḿnh tạo ra”. Với suy nghĩ đó, họ chấp nhận hứng trải cuộc sống trong niềm tin, sự lạc quan về một kết cục tốt đẹp. ở Mỹ, chủ nghĩa tự do là cơ sở cho chủ nghĩa cá nhân phát triển, v́ trong ḍng chảy cuộc sống mỗi cá nhân tự khẳng định ḿnh trong sự sáng tạo. Sự sáng tạo đó được xă hội công nhận trong chừng mực cá nhân đó thành đạt và có ích cho xă hội. Chủ nghĩa tự do ở Mỹ cũng có quan hệ mật thiết với đạo Tin Lành và Thanh giáo, bởi lẽ nó cho phép con người một ḿnh đối diện trực tiếp với Chúa để tự do lựa chọn, tự giao ước. “Ngay thuở b́nh minh của sự ra đời của nước Mỹ, những nhóm nhỏ di dân đă ấp ủ một niềm tin mạnh mẽ vào sứ mạng xây dựng một vương quốc của Chúa Trời trên “miền đất hứa” này. Sự thông giao của Chúa với tín hữu Thanh giáo coi thành công vật chất là sự minh chứng về ơn huệ của Chúa. Ḷng khao khát của cải, ḷng hăng say lao động và vui sống đạm bạc, tất cả như biện minh cho việc kinh doanh buôn bán chính là một phương thức giành thắng lợi”(10).
Một phương châm sống đă thành truyền thống của người Mỹ là phải tự làm nên chính ḿnh - thân lập thân (self made man). Người Mỹ quan niệm rằng, giá trị hữu dụng với cá nhân không thể có được từ một sự may rủi nào, nó phải là kết quả của sự nỗ lực cá nhân. Đây chính là cơ sở tạo nên tính tự chủ về hành vi trong mỗi hành động của người Mỹ, họ quyết đoán trong hành động và có bản lĩnh chịu trách nhiệm đối với những hành động của ḿnh. Để làm được điều này, đôi khi người Mỹ chấp nhận mạo hiểm. Nhưng v́ lợi ích, họ chấp nhận lao vào ṿng xoáy của sự tiến thân, “vươn vượt” lên phía trước để theo đuổi lợi ích, và xem mạo hiểm chỉ là một yếu tố trên con đường đi đến thành công. “Nếu hành động trong mạo hiểm sẽ có một nửa cơ hội thành công và một nửa nguy cơ thất bại, nhưng nếu không hành động th́ không có ǵ cả. Vậy, nên hành động để có thể thành công”. Đó là suy luận của một người Mỹ khi đối diện với cơ hội và thách thức. Đối với người châu Âu, nếu không làm được cái ǵ tốt nhất th́ thà rằng chẳng có ǵ; ngược lại, với người Mỹ: thà có được một cái ǵ đó c̣n hơn không có ǵ cả. V́ thế, hành động trong cuộc sống luôn được người Mỹ tôn thờ như một tín ngưỡng. (10)
Người Mỹ quan niệm hành động là phải thúc đẩy để tạo ra một hiệu quả nào đó và nó phải giúp ích cho sự tồn hữu của họ. Họ quả quyết rằng, cái ǵ có “tác dụng” th́ cái đó là chân lư, chân lư là “hiệu quả”, càng nhiều chân lư càng tốt. Để hành động có hiệu quả, mỗi cá nhân Mỹ lao phóng vào thực tiễn bằng sự dũng cảm và quyết đoán của ư chí, dám đối diện với thách thức và vượt qua nó để đạt đến thành công. Mọi hành động phải luôn xác định rơ mục đích và mục đích cuối cùng là “hiệu quả”. Hiệu quả chính là thước đo giá trị hành động.
ở Mỹ, đứng trước “giá trị tiền mặt” th́ mọi người đều b́nh đẳng như nhau: “Anh ta hài ḷng v́ ở đây (Mỹ) không phải là bác sĩ mới được tôn trọng, người ta không cần biết gốc gác anh là ai? Bố anh làm nghề ǵ?,... Chỉ cần có tiền là có thể mua xe Mescedes, tậu biệt thự, lên giai cấp dễ dàng... Nhiều nhà chính khách không giầu, mà c̣n khoe gốc gác hèn kém của ḿnh. Người nước ngoài chê người Mỹ quá ư vật chất lư tài, họ chưa thấy hết giá trị tượng trưng cho thành công cá nhân của đồng tiền”(11).
Những người Mỹ thành đạt và trở nên giàu có như thế giới biết đến không phải là một sự ngẫu nhiên, may rủi hay “ngồi mát ăn bát vàng”. Thành quả của họ luôn nằm sau sự nhọc nhằn nắng mưa, chịu khó, chăm chỉ, biết tiết kiệm, sống có kỷ luật và coi trọng đạo đức lao động. Đạo đức lao động của người Mỹ thể hiện ở việc họ không chỉ biết quư giá trị của đồng tiền có được từ “mồ hôi, xương máu và nước mắt”, mà c̣n coi đó là một sự ân sủng của Thiên Chúa. Lịch sử “Lễ Tạ ¥n” của người Mỹ viết: “Năm 1620, có một tàu buồm mang tên “Hoa tháng năm” (Mayflower), sau 65 ngày trôi nổi trên mặt biển đă đến New England của châu Mỹ. Trên thuyền có tất cả 102 người... Mùa đông năm 1621, số người này gặp giá rét dữ dội, lại bị một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khiến họ phải trải qua một cuộc sống hết sức khổ sở. Sau tai nạn trên, con số 102 người chỉ c̣n sống có 44 người và trong số đó chỉ có 7 người đủ sức khoẻ để chôn người chết. Mặc dù phải chịu sự khổ sở như vậy, thế mà khi con thuyền “Hoa tháng năm” bắt đầu trở về nước Anh, không có một người nào chịu theo thuyền trở về nước cả!... Mùa thu 1621, họ trúng mùa to. Thế là họ tổ chức ngay một buổi tiệc tạ ơn giữa đồng nội”(12). Khi đó, những người Mỹ đầu tiên nghĩ rằng, Chúa đă thương t́nh cứu vớt sự sống bằng những giá trị đích thực; v́ vậy, phải tạ ơn Chúa! Điều này chứng thực rằng, ở Mỹ, yếu tố tôn giáo chiếm giữ một vị trí quan trọng trong văn hoá. “Chúa” có vai tṛ quan yếu trong đời sống tinh thần của một bộ phận không nhỏ người Mỹ.
ở Mỹ, yếu tố cá nhân luôn được đề cao hơn cả trong văn hoá, chính điều này đă làm nổi bật “cá tính Mỹ”. Người Mỹ luôn chống lại quan điểm cho rằng "tất cả mọi người đều giống nhau”. Họ nêu khẩu hiệu: "Hăy là chính ḿnh". Và, không có lư do ǵ phải thay đổi cách ứng xử để hợp với số đông”. "Nếu muốn một việc ǵ đó được thực hiện tốt, phải tự tay ḿnh làm lấy" hoặc "về lâu về dài, người duy nhất mà bạn có thể tin cậy, đó là chính ḿnh".
Tính cách Mỹ có những giá trị phổ quát đă được định h́nh. Tuy nhiên, nh́n từ giác độ đơn sắc th́ nó lại luôn vận động không ngừng, v́ mỗi cá nhân Mỹ luôn là một chủ thể bất định. Francis Lieber (1800 - 1872) từng nói: “ở Mỹ ông cảm thấy ḿnh bị buộc vào cánh quạt của cối xay gió,… sự vận động trở thành sứ mệnh lịch sử”(13). Người ta cũng nói vui với nhau rằng, người Mỹ cử động cả trong khi ngủ. J.P.Fichou đă ví von: “Hoa Kỳ là đất nước của những bánh xe lăn”.
Sự h́nh thành cá tính Mỹ theo ḍng chảy của lịch sử nước Mỹ không thể thiếu vắng triết học Mỹ. Như F.Nietzche (1844 - 1900) nói, triết học là yếu tố cơ bản (bên cạnh tín ngưỡng và khoa học) làm nên văn hóa Mỹ. Tuy nhiên, triết học Mỹ không như triết học châu Âu, v́ ở châu Âu triết học là sản phẩm của nhà kính, của tư duy bị cuốn hút bởi những khái niệm tinh tế, c̣n ở Mỹ, triết học là sản phẩm của tự nhiên. Triết học Mỹ không xây dựng lâu đài bằng những khái niệm mà nó là một nền triết học tự do, tung bay ngoài trời. Nó chủ trương lảng tránh những vấn đề của triết học truyền thống, không thích bàn đến những vấn đề trừu tượng, chỉ chú tâm vào những vấn đề cụ thể mang lại lợi ích thiết thân cho con người. Trong sự đua nở của triết học Mỹ (triết học phân tích, triết học khoa học, trường phái lịch sử, chủ nghĩa Frued mới, chủ nghĩa hiện thực mới, chủ nghĩa nhân vị, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa hiện sinh,…) th́ chủ nghĩa thực dụng được xem là biểu trưng của văn hóa Mỹ, nó là đặc sản tinh thần của nước Mỹ, đă thấm sâu vào tính cách Mỹ. “Nếu nói có loại triết học nào trên thế giới bắt nhịp chặt chẽ nhất với mạch đập của thời đại, trước hết cần nêu lên triết học chủ nghĩa thực dụng của nước Mỹ, được nảy sinh theo tiếng gọi của thời đại Mỹ, có chung số phận với sự phát triển của xă hội Mỹ, trở thành triết học nhân sinh của người Mỹ”(14). Quả thật, đối với người Mỹ, chủ nghĩa thực dụng được xem như một loại phương pháp chỉ dẫn mỗi cá nhân hành động hướng đến hiệu quả. Mỗi khi nói đến nó, người ta nghĩ ngay đến nước Mỹ; ngược lại, khi nói đến nước Mỹ, người ta cũng nghĩ ngay đến chủ nghĩa thực dụng.
Tóm lại, nước Mỹ với những yếu tố tự nhiên cùng sự chuyển biến xă hội từ khi h́nh thành cho đến khi nó đi vào quỹ đạo phát triển là quá tŕnh h́nh thành nên tính cách Mỹ. Nước Mỹ có điều kiện phát triển không giống bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới và tính cách của người Mỹ cũng khác biệt tương tự. Nhờ tính cách này mà người Mỹ luôn xác định được phương hướng nhân sinh phù hợp để hành động và có hiệu quả tốt.
Một quốc gia thịnh hay suy chủ yếu là do yếu tố con người của quốc gia đó. Chính người Mỹ và tính cách của họ đă làm nên sự phồn vinh và thịnh vượng của đất nước họ. Bằng nội lực con người cộng với “thiên thời, địa lợi” nước Mỹ đă trở thành một siêu cường về nhiều lĩnh vực chỉ sau 4 thế kỷ. Cá tính Mỹ là sự hoà quyện lẫn nhau bởi các giá trị văn hoá, văn minh của nhiều dân tộc trên thế giới. Nó là một cá tính tồn tại trong đa dạng nhưng lại hết sức độc đáo. Sự độc đáo này đă làm nên một phong cách riêng biệt – phong cách Mỹ.(14)
************
(1) Lê Minh Đức, Nguyễn Nghị. Lịch sử nước Mỹ. Nxb Văn hóa – Thông tin, 1994, tr.6.
(2) Lê Thị Hương. Chủ nghĩa thực dụng và cuộc đấu tranh chống lối sống thực dụng ở nước ta hiện nay. Luận văn Thạc sĩ Triết học, 2004, tr.8.
(3) Đặng Ngọc Dũng Tiến. Hoa Kỳ - phong tục và tập quán. Nxb Trẻ, Tp. HCM, 2001, tr.239.
(4) Vương Kính Chi. Lược sử nước Mỹ. Nxb Tổng hợp, Tp. HCM, 2000, tr.43.
(5) Nguyễn Thái Yên Hưng. Liên bang Mỹ - đặc điểm xă hội - văn hoá. Nxb Văn hóa – Thông tin, 2005, tr.132.
(6) Đặng Ngọc Dũng Tiến. Hoa Kỳ - phong tục và tập quán. Sđd., tr.19.
(7) Nguyễn Thái Yên Hưng. Liên bang Mỹ - đặc điểm xă hội – văn hóa. Sđd., tr.143.
(8) Nguyễn Thái Yên Hưng. Sđd., tr.72.
(9) Jean Pierre Fichou. Văn minh Hoa Kỳ. Nxb Thế giới, Hà Nội, 1998, tr.33.
(10) Vương Kính Chi. Lược sử nước Mỹ. Sđd., tr.39.
(11) Nguyễn Thái Yên Hưng. Liên bang Mỹ - đặc điểm xă hội - văn hóa. Sđd., tr.72.
(12) Vương Kính Chi. Lược sử nước Mỹ. Sđd., tr.14.
(13) Jean Pierre Fichou. Văn minh Hoa Kỳ. Sđd., tr.51.
(14) Vương Ngọc B́nh. Uyliam Giêmxơ. Nxb Thuận Hóa, Huế, 2004, tr.69.
Nguồn: T.c Triết học (số 3.2011)
http://vanhoanghean.vn/goc-nhin-van-hoa3/nhin-ra-the-gioi41/nuoc-my-va-su-hinh-thanh-tinh-cach-my
Hiểu thế nào về chủ nghĩa thực dụng
Nguyễn Hào Hải
Hầu như không ít người khi nói đến chủ nghĩa thực dụng là hiểu với ư nghĩa không được tích cực cho lắm, do từ việc hiểu với ư nghĩa thông dụng, đời thường của từ ngữ này. Trong giới nghiên cứu học thuật giờ đây, khi đề cập tới chủ nghĩa này đă không dịch là “chủ nghĩa thực dụng” v́ sợ hiểu sai, nên đă dịch là “chủ nghĩa hành dụng” (có thể sẽ lại có người thắc mắc: “hành dụng” theo cái ǵ?, “hành dụng” theo tinh thần nào?). Để hiểu rơ nên t́m hiểu học thuyết này.
Ư tưởng xây dựng một triết học không quá suy lư xa vời như những triết học kinh viện để giúp con người dùng được một cách hữu hiệu trong đời sống hiện thực đă được bàn luận rất sôi nổi trong các cuộc hội thảo ở Câu lạc bộ “Métaphysique Club” (Câu lạc bộ siêu h́nh học) của Trường Đại học Cambridge năm 1870. Nhưng chỉ măi sau này với sự công bố học thuyết Về ḷng tin của C.X Pierce th́ những ư tưởng đó về triết học mới được đặt tên chính thức: “Pragmatisme” - chủ nghĩa thực dụng. Sự ra đời của chủ nghĩa thực dụng đă như diều gặp gió ở nước Mỹ, phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Ngay từ năm 1908 người ta đă tính được có tới 13 thuyết về chủ nghĩa thực dụng của các triết gia khác nhau. Cho tới nay chủ nghĩa thực dụng đă được giới triết học thế giới đánh giá là một đóng góp rất độc đáo và thật sự quan trọng của triết học Mỹ vào kho tàng triết học của nhân loại và khi nói đến chủ nghĩa thực dụng người ta chỉ nói đến ba khuôn mặt tiêu biểu nhất là: C.X Pierce, W.James và J.Dewey.
C.X Pierce với học thuyết Về ḷng tin: Theo C.X Pierce muốn có ḷng tin phải xây dựng được một phương pháp tư duy sáng suốt, chính xác để nhận biết những tư tưởng, lư thuyết nào đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực trong việc tác động đến những hành động của chúng ta. Theo ông tư tưởng nào th́ tạo ra hành động ấy. Nhưng tư tưởng giống nhau th́ sẽ cho những kết quả giống nhau và ngược lại. Và nội dung của bất cứ tư tưởng nào cũng là tổng số của những hậu quả thực tiễn. Cho nên muốn đánh giá, muốn biết giá trị của một tư tưởng nào, một lư luận, học thuyết th́ phải căn cứ vào những kết quả, những hậu quả đă được thể hiện kiểm nghiệm trong thực tiễn. Chỉ có như vậy mới xác định được tư tưởng nào, lư luận, học thuyết nào ta sẽ đặt ḷng tin vào để dùng nó làm cơ sở, làm phương hướng cho hành động. Có thể hiểu chủ nghĩa thực dụng mà C.X Pierce nêu lên cũng là một thứ chủ nghĩa thực tiễn. Đây chính là một tư tưởng có tính chất phản kháng lại những chân lư mang tính chất suy lư, lư thuyết trường ốc, kinh viện từ châu Âu mang sang không thiết thực, đắc dụng với phần lớn người Mỹ, những người trong lịch sử đă rời bỏ tổ quốc, đất mẹ vượt Đại Tây Dương đến lục địa trẻ này để lập nghiệp, để t́m sự thành công để đổi đời nên chỉ nh́n cuộc sống với những con mắt hiện thực, thực tiễn để hành động. Những lư thuyết nêu trong chủ nghĩa thực dụng của C.X Pierce đă mang tính đột phá, mở đường.
Có thể nói, chỉ đến khi W.James xuất hiện với Học thuyết về chân lư mới thực sự đưa chủ nghĩa thực dụng lên địa vị đỉnh cao, sự ưu thắng đối với các trường phái triết học khác trong những thập niên đầu thế kỷ XX trong xă hội Mỹ. Nếu như C.X Pierce lấy hậu quả thực tiễn làm cơ sở xác định ư nghĩa của một tư tưởng th́ W.James lại lấy hậu quả “có ích” để xác định sự đúng, sai của những tư tưởng – tức là xác định giá trị của chúng. W.James đă so sánh tư tưởng với việc phát hành giấy bạc. Tư tưởng chừng nào c̣n có ích, th́ c̣n lưu hành được, tư tưởng nào không c̣n giá trị ích lợi nữa sẽ cũng giống như giấy bạc khi bị xuống giá, mất giá, phá giá khó có thể tiếp tục trao đổi, lưu hành được th́ phải thay giấy bạc khác, đổi đồng tiền khác. Và ông đă đưa ra một định nghĩa nổi tiếng về chân lư: “Chân lư là cái ǵ đem lại những hậu quả có ích”.
Quan điểm này rất phù hợp với tinh thần, tính cách người Mỹ. Người Mỹ ghét tính bảo thủ và không thích chủ nghĩa sùng bái với mọi điều. Rời bỏ châu Âu và các vùng đất khác đến Mỹ - được coi là “miền đất hứa”, mọi người đều hiểu rằng: ai ai cũng có cơ hội như nhau, nên mọi người chỉ có thể sống bằng những nghị lực, phẩm chất, năng lực của chính ḿnh. Muốn thành công ngoài nghị lực, sự lạc quan, ḷng dũng cảm c̣n phải biết thích nghi, linh hoạt, uyển chuyển, nhanh nhạy, căn cứ vào hoàn cảnh, t́nh h́nh thực tế để hành động và mục tiêu tối hậu của hành động là tính hiệu quả, là đạt được những lợi ích hằng mong muốn.
Khi đưa ra định nghĩa: chân lư là cái có ích, W.James nói rơ quan điểm của ông: Chân lư là những điều không phải trừu tượng, chung chung mà rất cụ thể: Chân lư cho ai? V́ vậy sẽ có chân lư của những cá nhân, những nhóm người, những tập đoàn, những giai cấp, những nhà nước, những tôn giáo… và chân lư sẽ được phân hạng tùy thuộc vào tính chất của lợi ích. Tính chất lợi ích hạn hẹp cục bộ (chân lư thuộc hạng thấp). Tính chất lợi ích rộng răi, bền vững, lâu dài (chân lư thuộc hạng cao). Tất cả những loại chân lư này đều hiện diện trong cuộc sống và chúng sẽ cọ sát, đấu tranh với nhau để khẳng định ḿnh. Những chân lư nào thể hiện được tính thuyết phục, tính chắc chắn, đứng vững được sẽ là những chân lư được tin cậy. Và cũng theo W.James, chân lư dựa vào tính lợi ích sẽ không bao giờ có những loại chân lư vĩnh cửu, chân lư đúng măi măi với hiện thực.
Theo ông tất cả mọi nhiệm vụ triết lư của ta, nói cách khác phương pháp tư duy của ta là làm thế nào t́m ra được sự khác biệt của hiện thực ở từng thời đại, thời điểm, hoàn cảnh, điều kiện khác nhau để đưa ra những lối nh́n, những cách đánh giá khác nhau về những lợi ích. V́ vậy những chân lư không c̣n hợp thời, hợp thức th́ phải loại bỏ hay chỉnh sửa để thay đổi phù hợp với hiện thực, với cách mạng, với tiến bộ và văn minh.
J.Dewey là nhà triết học, xă hội học và nghệ thuật học Mỹ nổi tiếng của trường phái Chicago. Tên tuổi ông gắn liền với bước phát triển của chủ nghĩa thực dụng ở giai đoạn cuối, nổi bật nhất là thuyết công cụ (L’Instrumentalisme). Theo J.Dewey bước vào thời đại ngày nay nhận thức phải được nh́n nhận khác trước. Những thời đại trước, các nhà triết học, các nhà khoa học coi việc nhận biết, t́m hiểu thế giới là quan trọng nhất. (nhận thức về những tính chất, bản chất, bản thể, các quy luật… của giới tự nhiên, xă hội, con người là ǵ?...) điều này là rất cần thiết.
Nhưng đă qua rồi thời kỳ con người mô tả thế giới, vẽ chân dung về thế giới, rồi ngắm nh́n, chiêm ngưỡng thế giới. Giờ đây nhiệm vụ nhận thức của con người là cải tạo thế giới. Tức thế giới không c̣n là đối tượng để quan sát nữa, mà là đối tượng để cải tạo v́ lợi ích của con người. Thế giới không c̣n là đối tượng của trực quan nữa mà là đối tượng của thực tiễn. V́ vậy nhận thức phải trở thành những công cụ để cải tạo thế giới đem lại những hiệu quả có ích. Những công cụ nhận thức này (hiểu là sản phẩm trí tuệ, kiến thức gồm: những lư luận, những lư thuyết, những học thuyết, những tư tưởng của mọi lĩnh vực) phải được sáng tạo được “chế” ra trên cơ sở bám sát vào những hoàn cảnh, những điều kiện, những thời điểm, những yêu cầu của thực tiễn.
Có ǵ khác khi Chủ nghĩa Marx coi thực tiễn là mục đích của nhận thức, c̣n J.Dewey th́ coi nhận thức phải có nhiệm vụ cải tạo thực tiễn? Nhận thức là nhận thức về mọi điều. Marx nói: “Thực tiễn là mục đích của nhận thức” là để nói về nhiệm vụ của nhận thức (hiểu là nhiệm vụ quan trọng nhất). C̣n J.Dewey lại nói về tính chất của nhận thức: Nhận thức phải được coi như những công cụ (giống như những công cụ mang tính chất vật thể khác) tác động vào thế giới, cải tạo thế giới. Những công cụ nhận thức là những công cụ phi vật thể - là những công cụ tinh thần và trí tuệ có những khả năng và công hiệu rất lớn.
Vào thời J.Dewey khoa học kỹ thuật chưa phát triển rực rỡ như sau này để đưa ra khái niệm về “nền kinh tế trí thức” nhưng tư tưởng này đă đánh hơi về những khả năng siêu mạnh của “công cụ nhận thức”, “công cụ trí tuệ” sẽ có thể làm được mọi điều. Chủ nghĩa thực dụng phát triển mạnh ở nửa đầu thế kỷ XX, giai đoạn sau đó phân tán. Một bộ phận đi đến với chủ nghĩa Thomas mới, một bộ phận đi đến với chủ nghĩa chứng thực logic, chủ nghĩa hậu cấu trúc, chú ư nhiều đến việc nghiên cứu ngôn ngữ.
Riêng J.Dewey c̣n nghiên cứu thêm về nghệ thuật (trên cơ sở nghiên cứu ngôn ngữ). Ông cho rằng, tất cả các môn nghệ thuật đều được thể hiện, biểu lộ bằng “ngôn ngữ tín hiệu”, và quan trọng hơn, không có những quy luật chung để hiểu ư nghĩa cho ngay cả riêng một loạt ngôn ngữ nghệ thuật. Do vậy, để hiểu th́ cần phải căn cứ vào thời đại, thời điểm, điều kiện, hoàn cảnh, cũng như cần được trải nghiệm trong một cộng đồng cụ thể nào đó - tức trong những “văn cảnh” diễn ra nghệ thuật.
Người Mỹ ít có giải Nobel của những sáng tạo kiểu như J.P.Sartre, A.Camus, G.Garcia Marquez… thích triết lư, suy tư, mô tả về bản chất, thân phận, số kiếp, cuộc đời của những con người, nhưng lại có rất nhiều sáng tạo được giải Nobel từ việc đem lại những lợi ích thiết thực cho xă hội, cho con người ở nhiều lĩnh vực: vật lư, hóa học, y học, sinh học, kinh tế học… Rồi cũng có rất nhiều những thành công, thành tựu ấn tượng, độc đáo, lớn lao của những cá nhân, những nhóm, những tập đoàn, những cộng đồng… và với cả nước Mỹ như chúng ta đă thấy, đă có phần đóng góp quan trọng của những tư tưởng của chủ nghĩa thực dụng - một triết học đề cao tinh thần năng động, nhạy bén, linh hoạt, uyển chuyển để biết thích nghi với thực tiễn trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của đời sống và với chân lư đề cao tính hiệu quả, sự ích lợi cho những hoạt động, hành động, những công việc được tiến hành.
Trong t́nh h́nh khủng hoảng, suy thoái kinh tế ở châu Âu cũng như nhiều nước khác trên thế giới hiện nay mà Việt Nam đang bị ảnh hưởng, tác động nhiều; nếu vận dụng tốt những tư tưởng của chủ nghĩa thực dụng sẽ đem lại những điều tích cực. Một ví dụ: Chẳng hạn cần phải nhanh nhạy, năng động, uyển chuyển, linh hoạt dựa trên những điều kiện, hoàn cảnh, t́nh h́nh thực tiễn của mỗi công việc, mỗi đơn vị, mỗi bộ phận, mỗi ngành kinh tế, đưa ra những quyết định, những hành động để thực thi những nhiệm vụ về lợi ích ngắn hạn, hay lợi ích trung hạn, lợi ích dài hạn như thế nào cho thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, thực tế nhất và điều rất quan trọng hiện nay/
Triết học Mỹ đương đại
Nước Mỹ - cái tên khơi gợi lên cho người nghe h́nh dung đến một đất nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nh́n lại, nước Mỹ là một nước chỉ có hơn 200 năm lịch sử. Dân tộc Mỹ là dân tộc của sự hợp thành bởi nhiều chủng tộc di cư. Thế nhưng, trong ḍng chảy của triết học phương Tây hiện đại, triết học Mỹ phát triển mạnh mẽ, không ngừng khái quát lư luận đối với thành quả của cách mạng khoa học mới, phản ứng triết học nhanh nhậy trước mâu thuẫn xă hội phương Tây, hấp thụ toàn diện triết học và văn hóa bên ngoài, giữ ǵn và điều chỉnh khéo léo tinh thần triết học truyền thống bản địa, tạo ra không ít nhà triết học và học thuyết triết học mang tầm thế giới. Nghiên cứu triết học Mỹ hiện đại góp phần nghiên cứu một cách cặn kẽ toàn bộ diện mạo triết học và văn hóa phương Tây hiện đại.
Thế nên tác giả với mong muốn vẻ nên diện mạo của triết học Mỹ đương đại thông qua việc tổng hợp, thu gọn thông tin để bạn đọc có thể hiểu hơn về đất nước Mỹ dưới góc độ triết học.
1. Triết học hậu phân tích
Triết học phân tích do Russell, Moore, Wittgenstein sáng lập đầu thế kỷ XX là một ḍng chủ đạo của triết học phương Tây trong suốt gần 100 năm, nó tự cho ḿnh là triết học của khoa học. Trong những năm 20 của thế kỷ trước, trường phái Vienna với nhân vật tiêu biểu là Karnap đă xây dựng chủ nghĩa kinh nghiệm lôgíc, mở ra cao trào triết học phân tích. Trong những năm 30, do sự bức hại của chủ nghĩa phát xít, phần lớn thành viên của trường phái Vienna đă di cư sang Mỹ, truyền bá và phát triển chủ nghĩa kinh nghiệm lôgíc, và dần giành được địa vị chủ đạo vốn của chủ nghĩa thực dụng. Những năm 50, chủ nghĩa kinh nghiệm lôgíc do nghiên cứu một cách tách rời và tĩnh tại kết cấu lôgíc của tri thức khoa học, xa rời con người và thực tế văn hóa xă hội, nên khi gặp phải sự tấn công của cách mạng khoa học và những sự phê phán lư luận cả từ bên trong lẫn bên ngoài, nó dần bước vào thời kỳ suy thoái. Đối với chủ nghĩa kinh nghiệm lôgíc từ “khách biến thành chủ”, chủ nghĩa thực dụng bản địa Mỹ đă giữ một thái độ rất mềm dẻo: vừa kiềm chế, phê phán vừa thừa nhận, tiếp thu; đồng thời, tự thẩm thấu chính triết học phân tích, trở thành nhân tố tư tưởng mạnh mẽ cho việc cải tạo triết học phân tích. Đặc sắc cơ bản của triết học hậu phân tích Mỹ là tinh thần chủ nghĩa thực dụng được dung nạp ở các mức độ khác nhau và khuynh hướng lư luận của mỗi học thuyết cũng không đồng nhất.
2. Triết học khoa học
Khoa học triết học nghiên cứu về quy luật và tính hợp lư của sự phát triển của khoa học. Trong bối cảnh cách mạng khoa học – kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, giới triết học Mỹ hiện đại rất quan tâm khai thác lĩnh vực này. Khuynh hướng lư luận cơ bản của nó là phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm lôgíc, dưới ảnh hưởng trực tiếp của triết học hậu phân tích, chú trọng vận dụng quan điểm chỉnh thể luận, liên hệ chặt chẽ với các nhân tố lịch sử và văn hóa xă hội, nghiên cứu trong trạng tháiđộng quá tŕnh lịch sử của sự phát triển khoa học và kết cấu nội tại của nó. H́nh thành ba trường phái chính, mỗi trường phái đều đem lại những thành quả nghiên cứu đáng học hỏi.
Từ năm 1962, giáo sư T.S.Kuhn thuộc Học viện kỹ thuật Massachusetts đă xuất bản một số công tŕnh, như Kết cấu của cuộc cách mạng khoa học, v.v. sáng lập trường phái chủ nghĩa lịch sử. Ông cũng là một nhà lịch sử khoa học nổi tiếng. Với tài liệu lịch sử phong phú, ông tŕnh bày sự phát triển của khoa học như một quá tŕnh lịch sử chuyển đổi từ “mô h́nh chuẩn” sang sự thay đổi lẫn nhau giữa tập trung, tích luỹ tri thức và sáng tạo mới, với một kết cấu sống động. Mô h́nh chuẩn không hề là những công thức lôgíc không biến đổi, mà là những mô h́nh tri thức tổng hợp mang bối cảnh thế giới quan và chịu sự quy định của các loại nhân tố văn hóa xă hội. Dưới ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng W.V.Quine, ông cho rằng về bản chất mô h́nh chuẩn là một “công cụ nhân tạo” dùng để giải quyết các vấn đề khó, các mô h́nh khoa học khác nhau đều có các ngôn ngữ khoa học mang sự thừa nhận và ư nghĩa bản thể luận không giống nhau, ví như các phương ngữ khác nhau th́ có “tính không thể thông ước”, nó cho thấy khuynh hướng tương đối trong chủ nghĩa thực dụng của ông. Sau khi ra đời, học thuyết của Kuhn đă ảnh hưởng rộng khắp giới triết học khoa học quốc tế. Các học thuyết “nghiên cứu truyền thống” của Larry Laudan hay học thuyết chủ nghĩa đa nguyên của Paul Karl Feyerabend ở Mỹ đă điều chỉnh và phát triển thêm học thuyết của Kuhn, đều thuộc vào trường phái này.
Triết học khoa học Mỹ hiện đại đều có quan điểm nghiên cứu sự phát triển của khoa học và giá trị của nó trong mối liên hệ chặt chẽ với các nhân tố lịch sử và văn hóa xă hội. Từ thập niên 80 trở lại đây, nó thúc đẩy phát triển một môn khoa học mới mang tính tổng hợp là “khoa học, kỹ thuật và xă hội” (viết tắt là STS). Khoa học chính là “lực lượng sản xuất hàng đầu” cho sự phát triển xă hội, cách mạng khoa học – kỹ thuật đang thúc đẩy những sự biến đổi sâu sắc trên các lĩnh vực xă hội, đồng thời nó cũng sinh ra một số hiệu ứng phụ cần được nghiên cứu để ngăn ngừa. Môn khoa học mới mang tính tổng hợp này có nội dung nghiên cứu rộng răi, như quan hệ giữa khoa học – kỹ thuật với kinh tế, sản xuất kinh doanh, giáo dục, văn hóa, v.v.. Ngày nay, có nhiều trường đại học ở Mỹ đă thành lập cơ quan nghiên cứu “STS” và giảng dạy các môn học liên quan, thành lập học hội “STS” toàn Mỹ, hàng loạt các nhà triết học khoa học Mỹ đă đạt được những kết quả học thuật rất đáng chú ư về các mặt lư luận, lịch sử, chiến lược phát triển của việc triển khai nghiên cứu “STS”. Xu thế nghiên cứu này rất đáng để chúng ta t́m hiểu, học hỏi.
3. Triết học nhân văn châu Âu tại Mỹ
Nhà triết học Đức Husserl đă khai sáng phong trào hiện tượng học vào đầu thế kỷ XX, cùng với triết học phân tích trở thành hai ḍng lớn có vai tṛ không kém ǵ nhau của triết học phương Tây 100 năm gần đây. Chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa hậu kết cấu, thuyên tích học, v.v. đều bắt ngồn từ hai ḍng triết học này. Triết học nhân văn châu Âu nhấn mạnh nghiên cứu giá trị của con người và xă hội. Tuy nhiên, nó lại không được giới triết học Mỹ quan tâm nhiều vào giai đoạn những năm 50 về trước. Họ cho rằng, nó không phải là khoa học, thậm chí coi nó là một mớ “loạn ngôn mất trí”. Từ những năm 60 về sau, do xă hội phương Tây bùng nổ các vấn đề mâu thuẫn xă hội, tha hóa con người và khủng hoảng văn hóa, triết học nhân văn châu Âu dần dần có được chỗ đứng tại Mỹ, qua nỗ lực nghiên cứu và truyền bá của M.Farber, A.T.Tymieniecka, S.A.Spielberg và W.A.Kaufmann; thành lập được nhiều học hội và trung tâm nghiên cứu, trở thành các môn học phổ biến trong trường đại học. Ngày nay, nó đă trở nên khá thịnh hành, đồng thời dung hợp với chủ nghĩa thực dụng và tạo lập nhiều loại học thuyết mới. Đầu thế kỷ XX, Sigmund Freud đă sáng lập học thuyết phân tích tâm lư, được tiếp nhận sớm và nhanh ở Mỹ, có ảnh hưởng sâu rộng đến khoa học xă hội nhân văn Mỹ. Đại học Yale, Đại học Tây Bắc và Viện nghiên cứu khoa học xă hội mới New York chính là những trung tâm chính nghiên cứu triết học nhân văn châu Âu tại Mỹ.
Chủ nghĩa hậu hiện đại là trào lưu văn hóa và triết học mang tính tổng hợp thịnh hành ở phương Tây hiện đại, ra đời ở Mỹ và Pháp trong những năm 60, đến những năm 80 phổ biến khắp phương Tây rồi truyền bá ra toàn thế giới. Ḍng tư tưởng này tương đối hỗn tạp, dưới cái ô “hậu hiện đại” là các kiểu học thuyết đa dạng. Linda Hutcheon và một vài người khác đă sáng lập văn học hậu hiện đại chủ nghĩa tại Mỹ, về sau mở rộng dần thành một ḍng tư tưởng triết học và văn hóa xă hội. Học giả người Mỹ Daniel Bell với các tác phẩm nổi tiếng Bước vào xă hội hậu công nghiệp hay Mâu thuẫn văn hóa của chủ nghĩa tư bản, v.v. được coi là người tiên phong của phong cách nghiên cứu “hậu hiện đại
Bước vào thế kỷ XXI, dự báo xu thế chính của triết học Mỹ hiện đại không có biến đổi lớn. Trong cục diện triết học đa nguyên hóa, hai ḍng chủ nghĩa khoa học và chủ nghĩa nhân văn sẽ có nhiều hơn sự đối thoại và dung hợp mang tính cục bộ, nhưng không thể xóa bỏ hoàn toàn trạng thái đối đầu. Nước Mỹ đề cao khoa học và kinh nghiệm, đề cao hiệu quả thực dụng mang tính vị lợi. Trên các lĩnh vực khoa học triết học, giới triết học Mỹ sẽ tăng cường nghiên cứu lư luận cơ bản và lư luận ứng dụng về các vấn đề liên quan chặt chẽ đến hiện thực xă hội, như khoa học – kỹ thuật, kinh tế, chính trị, văn hóa. Nước Mỹ là một “siêu cường” của phương Tây hiện nay, triết học của nó có vai tṛ và tác dụng rất rơ ràng trong văn hóa phương Tây. Trước đây, khi nghiên cứu và trao đổi học thuật về triết học phương Tây, chúng ta nghiêng về Tây Âu, c̣n với triết học Mỹ hiện đại mới chỉ có những nghiên cứu rời rạc, thiếu những nghiên cứu đi sâu mang tính chỉnh thể; hoạt động trao đổi học thuật cũng không ít, nhưng chưa có kế hoạch mang tính mục đích và tính chỉnh thể. Tăng cường nghiên cứu và trao đổi học thuật về triết học Mỹ hiện đại có ư nghĩa quan trọng trên các phương diện: nghiên cứu hiện trạng và xu hướng văn hóa xă hội phương Tây đem lại nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị; trong sự đối mặt với sự tấn công của văn hóa phương Tây trong bối cảnh toàn cầu hóa, nó giúp t́m ra đối sách phát triển văn hóa tương ứng.
- Đoàn Thị Cẩm Vân tổng hợp –
Sự KháC BiệT CủA Chủ NghĩA ThựC DụNg PhươNg TâY Và PhươNg ĐôNg
Hiện nay, có rất nhiều người tự nhận họ là người sống thực dụng. Bạn sẽ nhận ra trong họ thể hiện một niềm tự hào, kiêu hănh. Thật đáng tiếc! Họ đă lầm lạc không nhận ra được chủ nghĩa thực dụng chứa đựng sự ích kỷ, xấu xa. Thừa nhận bản thân sống thực dụng là đồng nghĩa với việc chấp nhận làm nạn nhân của sự ích kỷ, cô độc.
Và chủ nghĩa thực dụng phương Tây và phương Đông có khác biệt ǵ?
Chủ nghĩa thực dụng phương Tây ra đời trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh, ổn định mang lại giá trị thặng dư đảm bảo an sinh xă hội. Người dân ở các nước nhận được các khoản bảo trợ xă hội về y tế, hưu trí, nuôi con, trợ cấp thất nghiệp,… Từ đó, sự ích kỷ trong con người cũng tăng lên. Sinh con ra đă có nhà nước nuôi. Già bệnh chết đă có xă hội lo lắng. Chẳng cần làm vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp,... Nhận số tiền trợ cấp thất nghiệp, người dân các nước phương Tây cũng không đủ chi tiêu cho cuộc sống ở trong nước nhưng khi họ sang các nước có mức sống kém hơn t́m cơ hội làm ăn, du lịch th́ mọi việc lại khác. Họ cảm thấy sinh con thật vướng bận, hạn chế việc rong ruổi du lịch. Phải chăng đây là sự ích kỷ được sinh ra từ chủ nghĩa thực dụng? Đây cũng chính là nguyên nhân làm già đi dân số ở các nước có nền kinh tế phát triển. Việc thiếu hụt lao động và sự già đi nhanh về dân số khiến các nước phải nhập cư người lao động, nhập tịch công dân nước ngoài để duy tŕ nền kinh tế phát triển. Nhưng đây quả thật không phải là giải pháp thật sự tối ưu và hiệu quả. Bởi lẽ, việc bảo trợ y tế, hưu trí, người già không ngừng tăng lên, trợ cấp thất nghiệp cho một lượng lớn những công dân không chịu làm. Bộ máy chính quyền lại cồng kềnh, kém hiệu quả. Giới kinh tế th́ chỉ quan tâm vấn đề tư hữu, chiếm hữu, tích lũy cho cá nhân;… Nếu các nước phương Tây vẫn giữ nguyên lối sống thực dụng th́ việc đổ vỡ các nền kinh tế, bất ổn chính trị, xă hội rối ren là điều khó tránh khỏi.
Chủ nghĩa thực dụng phương Đông ra đời trong bối cảnh khác hẳn. Nền kinh tế các nước chưa thực sự phát triển mạnh, ổn định. Giới kinh tế, chính trị chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng phương Tây nhanh chóng đổi mới chủ nghĩa thực dụng cho phù hợp với t́nh h́nh ở mỗi nước. Thế là giá trị thặng dư mà ngành kinh tế, sản xuất tạo ra được nhanh chóng chui vào tay một số ít người. Kết quả chỉ sau một khoảng thời gian rất ngắn xă hội đă nhanh chóng tạo ra sự phân tầng giàu nghèo rất lớn và rơ rệt. Thêm vào đó, tài sản, tiền vàng, đất đai,… bị tư hữu hóa rơi vào tay các tập đoàn kinh tế đa quốc gia, các ông trùm bất động sản, chứng khoán, các công ty tài chính, bảo hiểm,…
Nền công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế sản xuất bị mất nguồn tái đầu tư. Nhằm đảm bảo nền kinh tế, các nhà quản lư buộc phải vay vốn nước ngoài dẫn đến các khoản vay nước ngoài không ngừng tăng lên và con cháu người lao động sẽ trả các khoản vay này. Và lượng hàng hóa, vật chất tạo ra lại tiếp tục chui tọt vào tay của những nhà tài phiệt,...
Đâu là giải pháp hữu hiệu để phá vỡ sự bế tắc của các nhà quản lư trước sức mạnh của chủ nghĩa thực dụng? Nếu nh́n nhận khách quan th́ dường như biến thể chủ nghĩa thực dụng phương Tây ở phương Đông có phần tàn độc, lạnh lùng và man trá hơn so với nguyên gốc.
Mỗi người, mỗi ngành, mỗi bộ phận, thành phần kinh tế, chính trị, mỗi quốc gia đều bị chủ nghĩa thực dụng len vào. Ai cũng tự cố thủ cho ḿnh để rồi chết ch́m cùng với con tàu định mệnh - Chủ nghĩa thực dụng.
Nói thêm về chủ nghĩa thực dụng ở cấp độ gia đ́nh: Sẽ không có ǵ đáng ngạc nhiên khi người cha, người mẹ sống thực dụng khuyên con ḿnh nên sống ích kỷ. Cụ thể là họ ngăn cấm những người con họ cho những đứa trẻ khác viên kẹo, món quà,... C̣n nếu cho ai đó một món quà th́ con sẽ phải nhận lại được ǵ,... Sự ích kỷ c̣n thể hiện rơ nét ở những bà mẹ v́ muốn giữ nét đẹp của ḿnh đă cho những người con dùng sữa b́nh, sữa hộp. Họ không sinh con như mẹ họ đă sinh ra họ, họ chọn ngày giờ đẹp sinh con và họ dùng biện pháp sinh mổ mĩ thuật để không mang trên ḿnh những vết rạn nứt da khi sinh con. Những đứa trẻ được nuôi lớn trong sự toan tính, ích kỷ, thực dụng của người lớn. Khi trưởng thành chúng sẽ đối mặt ra sao với những người cha, người mẹ già nua, bệnh hoạn và vô tích sự?
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn