* Kim Âu -Chính Nghĩa -Tinh Hoa -Bài Vở Kim Âu
* Chính Nghĩa Media -Vietnamese Commandos
* Biệt kích -StateNation -Lưu Trữ. -Video/TV
* Dictionaries -Tác Giả -Tác Phẩm -Báo Chí
* Khảo Cứu -Dịch Thuật -Tự Điển -Tham Khảo
* Thời Thế -Văn Học -Mục Lục -Pháp Lý
* FOXSport -Archives -ĐKN -Lottery
* Constitution -Làm Sao -Tìm IP -Computer
ĐẶC BIỆT
The Invisible Government Dan Moot
The Invisible Government David Wise
-09/2018 -10/2018 -11/2018 -12/2018 -01/2019 -02/2019
-03/3019 -04/2019 -05/2019 -06/2019 -07/2019 -08/2019
Dec/2018. Jan/2019. Feb/2019. Mar/2019. Apr/2019
May/2019. Jun/2019. Jul/2019. Aug/2019
A List Apart Responsive Web Design
Responsive Web Design Ethan
Mastering Resposive Web Design HTML 5
HTML5 CSS3 Responsive Cookbook
Real Life Responsive Wed Design
Learning Responsive Web Design
http://www.expression-web-tutorials.com/
https://www.w3schools.com/howto/howto
https://archive.org/details/pdfy-Skb-ch_k7psDm90Q
https://www.codecademy.com/en/forum_
questions/532619b28c1ccc0cac002730
https://www.w3schools.com/html/html_responsive.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://archive.org/details/pdfy-Cj2ZiIXHRr7NZ6Ro
https://archive.org/details/responsivewebdesign
https://speckyboy.com/free-web-design-ebooks/
https://www.popcornflix.com/pages/movies/d/movies
https://archive.org/details/feature_films
https://capitalhill.org/2019/03/10/cnns-fake-news-story-hit-with-massive-lawsuit/
MINH THỊ
DÂN TỘC VIỆT NAM KHÔNG CẦN THẮP ĐUỐC ĐI TÌM TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN Ở WASHINGTON, MOSCOW, PARIS, LONDON, PÉKING, TOKYO. ĐÓ LÀ CON ĐƯỜNG CỦA BỌN NÔ LỆ VỌNG NGOẠI LÀM NHỤC DÂN TỘC, PHẢN BỘI TỔ QUỐC, ĐÃ ĐƯA ĐẾN KẾT THÚC ĐAU THƯƠNG VÀO NGÀY 30 - 4- 1975 ĐỂ LẠI MỘT XÃ HỘI THẢM HẠI, ĐÓI NGHÈO, LẠC HẬU Ở VIỆT NAM GẦN NỬA THẾ KỶ NAY. ĐÃ ĐẾN LÚC QUỐC DÂN VIỆT NAM PHẢI DŨNG CẢM, KIÊN QUYẾT ĐỨNG LÊN GIÀNH LẠI QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VẬN MẠNG
NÓI CHUYỆN VỚI BẰNG HỮU
CHIÊU TUYẾT CHO HAI CHỮ DU ĐÃNG
“Chọc trời khuấy nước mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”
Nguyễn Du
Đọc lá thư viết
như “thầy
bói mù sờ voi” của bạn với tiêu đề “Nói Chuyện Với Hảo Hớn Hà Văn Sơn”
thật tình mình chẳng hiểu động lực nào khiến bạn làm chuyện vớ vẩn này.
Muốn thể hiện vai vế hay chứng tỏ (với ai?) việc bạn là người hiểu về
mình, một huyền thoại của tuổi trẻ Đà Lạt vào giai đoạn 1963-1967 - Sơn
Beatles- tường tận nhất chăng?
Như vậy là bạn
nghĩ rằng trí nhớ của mình lẩm cẩm lắm rồi sao?
Gỉa hoặc mình đọc mấy bài bạn phong chức “hảo hớn” và so sánh với Nguyễn Ngọc Loan, Bảy Viễn là mình đã sướng đến mờ mắt, không tự biết mình là ai nữa trong khi tự thân mình không muốn là hình bóng, bản sao của bất cứ ai vì niềm tự hào quá lớn gần như tự phụ về bản thân và cuộc đời của chính mình đã sống, đã chết, đã đội mồ đứng dậy để làm một chuyện không tiền khoáng hậu" vạch trần một sự thật lịch sử bị Hoa Kỳ che dấu hơn 1/4 thế kỷ.(1)
Sơn Beatles
không bị tác động bởi lời khen và cũng chẳng sợ tiếng chê vì tất cả
những tai ương và thuận lợi trong một đời người đều xuất phát từ suy
nghĩ và quyết định của chính bản thân- không có ai ý thức hộ trách nhiệm
của mình với bản thân, gia đình và xã hội rồi sau đó tiến tới trách
nhiệm với lịch sử, tổ quốc và dân tộc.
Nhưng tâm lý
“tha hương ngộ cố tri”, gặp người sống cùng thời ở Đà
Lạt nên nảy sinh tình cảm quý mến và cũng muốn trực tiếp kiểm
chứng một số sự thật về những giờ phút lâm chung của Việt Nam Cộng Hòa
nên mặc dù biết bạn cũng chỉ nghe “danh tiếng Sơn Beatles thời xa xưa”
qua lời đồn đại vì điều đó không ảnh hưởng gì đến mối quan hệ hiện nay
giữa những người cùng hoài niệm về miền đất cũ tại thành phố Đà Lạt.
Sự thật mình và
bạn chưa từng học chung trường, chung lớp một ngày nào cả. Sơn Beatles
đã bỏ trường đi hơn ba năm rồi bạn mới vào trường sau này, Bạn chỉ nghe
những lời đồn đại, phỏng đoán và phóng đại nhưng sự thật thế nào tất
nhiên phải do nhân vật chính Sơn Beatles xác nhận hay đích thân kể lại
vì ngay cả bạn đồng môn từ lớp Đệ Thất đi lên tới năm Đệ Nhị như Trương
Hùng cũng chỉ biết rõ phong cách sống của mình trong thời gian học cùng
lớp, tại trường Trần Hưng Đạo.
Vào thời mới
nhổ giò mặc dù sớm có tiếng tăm rất lì lợm, dữ dội, sẵn sàng đọ sức, hơn
thua chết bỏ khi đối đầu với mọi loại địch thủ đến nỗi lớn hơn mình ba
bốn lớp cũng không dám có thái độ huynh trưởng nhưng Sơn Beatles rất
nhường nhịn, thương mến và xả thân bệnh vực bạn cùng lớp, cùng trường.
Do từ nhỏ đã
được chú bác kèm cặp tại gia nên khá Pháp ngữ đọc sách Pháp trôi chảy vì
thế ảnh hưởng của lphong cách sống theo trào lưu hiện sinh (trường phái
‘hiện sinh dấn thân’ của Jean Paul Sartre và trường phái “hiện sinh phi
lý” của Albert Camus) vô hình chung đã dẫn lối cho cậu học trò mới lớn
vượt khỏi giới hạn của nhà trường để sớm tìm hiểu và tận hưởng cuộc sống
xã hội trước đám bạn cùng lớp khá lâu.
Khi đã dấn thân
lập chí, có quan hệ tương giao với những người bạn vong niên thuộc thành
phần đã có chức trách trong xã hội và bộ máy công quyền, quân đội như
các sĩ quan giảng dạy tại trường Võ Bị Đà Lạt (Thiếu Tá TQLC Cổ Tấn Tinh
Châu, Đại Úy Khanh hải quân vốn là chánh văn phòng của tướng Chung Tấn
Cang, nhóm sĩ quan tiểu khu Tuyên Đức, Đà
Lạt như Phong 302, Á, Đức Đỏ, Hiếu, Sanh, Ánh, Hòa, Đinh Dũng bố
Diễm Liên thì nhu cầu phải tự học hỏi để đạt tới sự trưởng thành, già
dặn về ý thức đã tạo ra một tầng lớp bạn hữu mới là những sinh viên K1
Chính Trị Kinh Doanh và các phân khoa của Đại Học Đà Lạt. Nhờ vào sự
giao du đó gã trẻ tuổi lĩnh hội
được kiến thức từ những tập “cours” của bạn bè ở các phân khoa đại học,
mượn được sách vở từ Đại Học Quân Sự và Võ Bị nên
đã tiến một bước nhảy vọt, đốt giai đoạn tự biến mình trở thành
một dạng trí thức vô sư, giàu kiến thức của nhiều bộ môn.
Thời đó khi Sơn
Beatles ăn diện dắt đào bát phố với đám bạn bè sinh viên đại học, bọn sĩ
quan ở tiểu khu Tuyên Đức, Đà Lạt, sáng ngồi Mekong, Shanghai,
Nam Sơn tối đi nhảy đầm ở La Tulipe Rouge.
Khi về Sài Gòn
đi chơi với bọn nhà văn, nhà báo ngồi uống cà phê ở La Pagode,
Continental, Brodard, Givral ăn nhà hàng Thanh Thế, Tài Nam, Đồng Khánh
tối nhảy đầm ở Maxim, Tự Do, Tour d’Ivoir, Olympia, Victoria thì các
cậu, đám bạn cùng lớp cũ như Hoàng Ngọc Ẩn,
Cao Quang Thảo,
Nguyễn Tăng Bình, Trần Trọng An, Trương Văn Hùng v.v. vẫn chỉ là những
cậu học trò còn mài đũng quần trên ghế nhà trường, vẫn đang
thu mình trong bộ đồng phục quần
xanh áo trắng ở ngôi trường trung
học tỉnh lẻ Trần Hưng Đạo.
Cái vấn nạn của
những người nổi danh hơn đám bạn cùng thời, hơn những người cùng địa
phương vì dám làm cuộc cách
mạng bản thân đạp đổ mọi quy ước thường tình ở bất cứ đâu cũng trở thành
mục tiêu cho người đời đàm tiếu, dèm pha nên những câu chuyện của các
chú ếch chẳng khác gì mấy anh thầy bói mù xem voi cứ đinh ninh rằng chỉ
có mình mới biết con voi hình dáng thế nào.
Vì thế khi đã
có huyền thoại về nhân vật Sơn Beatles “danh trấn giang hồ”, một thời
lừng lẫy ở Đà Lạt với phong
cách sống ngang tàng :
“Chọc trời khuấy nước mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”
…….
“Giang hồ quen thú vẫy vùng.
Gươm đàn nửa gánh, non sông
một chèo.”
……..
”Phong trần mài một lưỡi gươm.
Những phường giá áo túi cơm sá gì”
Cái hội chứng tâm lý của chú ếch trong bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine:
“La Grenouille qui veut se faire aussi grosse que le bœuf” vốn là
hiện tượng tâm lý muôn đời của nhân loai thường vẫn tái diễn tràn lan
trong tất cả mọi thành phần trong xã hội hiện nay, vì con người luôn
luôn muốn quên đi thực tế để sống trong ảo tưởng vĩ đại về bản thân họ,
bởi thế
Ngày xưa ta bỏ
trường vì chẳng thấy những ông thầy đáng nể trọng và những gì người
ta nhồi nhét cho thế hệ đương thời chỉ là một mớ kiến thức giáo dục phổ
thông thuần về hình thức, số lượng; không đáng để mất công ngày hai buổi phải cắp sách
đến mài đũng quần trên ghế nhà trường, đối diện với những nhà mô phạm trẻ thiếu đạo đức
(làm thầy mà chỉ
nhăm nhăm ngủ với học trò và cô giáo chỉ thích hưởng thụ sinh lực của
mấy gã trai tơ mới lớn)
thừa bần tiện, hèn hạ.
Vừa qua trong
một buổi đi tìm lại chút ký ức học đường, theo lời giới thiệu của bạn, ta
đã bỏ chút thời gian gặp một số học sinh thế hệ sau ở Trần Hưng Đạo –
Búi Thị Xuân. Khi nhìn sinh hoạt của lớp đàn em hầu như chẳng biết gì
đến quốc gia dân tộc mình chợt hiểu tại sao hai ngôi trường trung học
đại diện cho nền giáo dục
VNCH ở Đà Lạt trở thành vô
danh và mất tích.
Đám học sinh trung học tỉnh lẻ này khi mình vào đời các cô - các cậu còn hỉ mũi chưa sạch, sau này vừa học xong đại học là mất nước’nếu may mắn lắm thì họ chỉ là bọn tập sự học việc ở các nha, sở, bộ vì họ là thế hệ sau những người bạn học cùng lớp với Sơn Beatles nhiều năm.
Điềm lại những người bạn
cùng lớp ngày xưa nhập ngũ từ 1968 đến 1975 hiếm gã nào lên tới đại úy, về lĩnh vực hành chánh
công quyền thì
chỉ vừa xong đốc sự, kiến thức sở học cũng chẳng đến đâu, chưa định hình
được nhân cách, chẳng biết chút nghi thức giao tế, chưa từng biết sống
lịch lãm, khi bước vào nhà hàng còn quê kệch nhìn tờ thực đơn chưa biết
gọi món ăn sang hèn; thậm chí chưa biết cầm muỗng nỉa ra sao cho đúng
cách, nên ghép cho đám nhóc mấy chữ
“thượng lưu
(thượng k’ho) trí thức thực quá hề”.
Trong khi đó đám
bạn trong xã hội của Sơn Beatles thì tệ lắm cũng phải thiếu tá, tùy viên
các quan chức thuộc thượng tầng kiến trúc, anh hùng chiến trận thì cấp
tiểu đoàn trướng, hành chánh thì quận trường, phó tỉnh trưởng.
Ngày nay những người bạn đó
vẫn quý, vẫn mến Sơn Beatles như ngày nào vì Sơn Beatles làm được những
điều không ai làm được. Mặc dù sa
cơ
đi “nghỉ mát” trước họ 8 năm nhưng thực tế cho thấy không hề có
khoảng cách về trí tuệ và ý thức.
Do tư
tưởng trưởng thành sớm, lĩnh hội được nền
tảng giáo dục nặng tính truyền thống của gia đình
và dân tộc Việt Nam đã dạy
dỗ cho những đứa trẻ hiểu rằng
khi sinh ra làm người Việt Nam phải hãnh diện về cội nguồn, tổ quốc và
dân tộc; yêu quê hương đất nước, dân tộc. đồng thời phải học hỏi để hấp thụ và lĩnh hội được tinh hoa dân
tộc để bảo vệ nền độc lập, tự chủ, tinh thần tự quyết của dân tộc, phát
triển tình tự dân tộc, học hỏi để lãnh đạo và đồng hành cùng dân tộc đấu tranh, chiến đấu bảo vệ
sự trường tồn của tổ quốc và dân tộc trong giòng sinh mệnh lịch
sử của nhận loại
Chủ nghĩa dân
tộc ẩn náu trong suy tư của nhân loại đã sản sinh ra nền giáo dục trong các
định chế quốc gia đều buộc mọi người thuộc về dân tộc đấy, công dân của
các quốc gia đấy phải tuân theo ý chí đã được luật hóa của quốc gia dân
tộc rằng khi quốc biến thì tất cả mọi người đều phải sẵn sàng làm nhiệm
vụ, sẵn sàng hiến dâng đời mình cho quyền lợi của đất nước.
Ngược dòng lịch sử; từ những thế kỷ xa xưa dân tộc Việt Nam đã có những di tích vọng phu hóa đá vì đợi chồng đi chinh chiến trở về mà mọi người đều biết qua câu ca dao:"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa. Có nàng Tô Thị , có chùa Tam Thanh".
Hình tượng người chinh phụ xuất
hiện không chỉ ở đất Bắc cội nguồn văn hiến mà còn cả ở nơi phủ biên khi
mở nước về phương Nam. (2)
Mãi đến cuối thế
kỷ XVIII tác phẩm Chinh Phụ Ngâm bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn xuất
hiện trong thời kỳ rối ren binh lửa kèm theo là nhiều bản dịch bằng chữ
Nôm trong đó bản hay nhất trước kia tương truyền của Đoàn Thị Điểm nhưng
sau này có tài liệu xác định là của Phan Huy Ích đã trở thành một áng
văn chương bất hủ.
Tác phẩm này tuy
xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 18 nhưng là kết tinh những âm vọng xa xăm
của tâm thức Việt được dấy lên từ cuộc đấu tranh sinh tồn nghiệt ngã vài
nghìn năm trước ở bên bờ nam sông Trường giang, Hoàng Hà, Dương Tử…trong
thời đại chinh chiến hỗn mang giữa các bộ tộc tranh giành quyền kiểm
soát lưu vực và bình nguyên trù phú của các giòng sông lớn nơi khai sinh
nền văn hóa cổ của phương Đông.
Văn hóa truyền
thống Việt Nam từ thuở hồng hoang,, mông muội cho đến hiện đại vẫn ca
tụng những đấng nam nhi bằng những thi ngôn hào hùng lãng mạn:
Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc
trời.
Chí làm trai dặm
nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn
nhẹ tựa hồng mao.
Giã nhà
đeo bức chiến bào,
Thét roi
cầu Vị, ào ào gió thu.
Lịch sử đã cho
thấy hào kiệt đời nào cũng có nhưng bên cạnh những bậc đại trượng phu
luôn luôn hiện diện những tên gian thần, thái giám chuyên dèm xiểm, dua
nịnh, ám hại công thần, phá hoại triều chính, sẵn sàng bán rẻ quốc gia
cho ngoại nhân, lại còn trơ trẽn, vô liêm sỉ khi không tiếc lời tâng bốc
những thế lực đã dày xéo, đã phản bội, đã
bức hại dân tộc mình.
Con người được giáo dục để tiếp thu, lĩnh hội văn hóa của tiền nhân để cứu nước, giúp đời nhưng khi quốc biến lại lo tìm nơi náu thân, trốn tránh nhiệm vụ với quốc gia, dân tộc thì phường giá áo, túi cơm như thế chỉ để cho thế nhân khinh bỉ chứ làm sao ngẩng mặt lên được với đời.
Năm 1964 lúc
Phạm Công Thiện bị “điên” cũng là lúc cái tên Sơn Beatles xuất hiện với
nỗi niềm khắc khoải và tư tưởng nổi loạn của một tầng lớp thanh niên cấp
tiến thuộc trào lưu hiện sinh trong khi mùi khói súng của chiến tranh đã
lan tỏa trong xã hội miền Nam vì thế những bài viết rời trong tuyển tập
của Phạm Công Thiện xuất hiện với cái
tên
“Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ và Triết Học
“ thì Sơn Beatles đã dấn thân
vào cuộc. chơi trước đó khá lâu.
Nhìn lại Phạm
Công Thiện, những trăn trở của hắn cũng có nét giống mình vì hắn và mình
cùng đọc những tác phẩm kinh điển về triết học tây phương như nhau, cùng
chia xẻ những hiện tượng và cảm xúc của thời đại nhưng hắn là loại kinh
niên hèn nhát, thiếu nhất quán và giảo biện theo thiên hướng vô chính
phủ Phạm Công Thiện không khác gì Nhất Hạnh.
Bạn ta khoe học
với Phạm Công Thiện nhưng hắn ta đối với Sơn Beatles chỉ là bạn thôi,
Xém nữa mình nện cho hắn một trận nên thân ở Night Club nếu đám bạn của
cả hai người không kịp can gián.
Bạn ta phải học
hắn vì hắn làm nhiệm vụ chuyển tải ngôn ngữ của trào lưu triết học mới
ngoại nhập thay vì phải học bài Công Dân Giáo Dục, hay xoay sở với mấy
cái hằng đẳng thức, công thức hóa học cũ rích, cố học thuộc lòng mấy câu
Kiều vài câu thơ Đường luật với hy vọng sau này kiếm
tiền nuôi thân bằng mấy mảnh giấy gọi là bằng cấp.
Thấy bạn trích
đoạn văn dài chưa sạch nước cản của Phạm Công Thiện mình đã biết đầu óc
bạn đã tới hạn ở đó.
Không nhà văn
nào ngồi trong “dancing” mà viết : “Suốt
đời tôi chắc chắn không bao giờ tôi quên được đôi mắt
ước lệ
của một nàng ca sĩ mà
chúng mình đã
nhìn thấy vào một đêm mưa tầm tã trong một phòng trà mờ tối ở Saigon.”
Đọc đoạn văn ngờ nghệch, ngốc nghếch tả “phòng trà bị dột” này mình đâm
ra thương cho bạn nhiều hơn vì cái chất “tỉnh lẻ đêm buồn” đã ăn sâu vào
bản chất không gột bỏ được. Giờ này bạn vẫn còn chưa thấy cái tầm thường
hạn chế của Phạm Công Thiện và loại văn chương “mì ăn liền” của Tuấn Huy
cùng ngôn từ bịp bợm của Nhất Hạnh.
Nguyễn Thị Hoàng có gì đáng để nói khi Mai Tiến Thành nhân vật từng ngủ
với cô ta trong “Vòng Tay Học Trò” chỉ là “đàn em” của Sơn Beatles
Ôi những ông thầy, cô giáo mà bạn khâm phục như vậy thì nhắc lại làm gì?
Chúng ta đã gặp nhau được vài lần, lẽ ra khoảng thời gian hiếm hoi đó
bạn cần xác tín lại những chuyện đồn đại về nhân vật đã gây ra nhiều
tranh cãi.
Gặp người thật mà không tìm hiểu cặn kẽ việc đã qua, để rồi phóng bút
viết một lá thư hoàn toàn sai đến độ gần như bịa đặt quả là thiếu ý
thức, thiếu trách nhiệm với hành động của bản thân.
Tất nhiên việc làm của bạn là muốn phô bày chút kiến thức học đường
những điều đó lại phản tác dụng khi bai viết cho thấy bạn ta vẫn chưa
thực sự trưởng thành trong nhận thức vì
khi đoc những suy diễn thiếu cơ sở của
bạn, bất ngờ phát giác việc bạn ta vẫn chưa hiểu được hai chữ “du đãng”
có nghĩa là gì. Nếu thực là
những người bạn cũ của mình, họ sẽ không bao giờ hiểu sai sự thật vì chữ
“du đãng” không có nghĩa nào xấu chỉ có những người kém chữ nghĩa, óc bã
đậu, dốt nát mới cho rằng từ đó mang ý nghĩa tiêu cực.
Ngày xưa Sơn
Beatles thích phong cách sống du đãng vì khi tổng hợp sự giải thích ngữ
nghĩa của nhiều tự điển Hán Nôm, Hán Việt thì hai chữ “du đãng” không có
ý nghĩa xấu ngược lại đó là biểu tượng một người sống bản lĩnh, lịch
duyệt, hào hùng, hào hiệp, yêu tự do, thành thật, tôn trọng sự thật,
không biết sợ hãi ngay cả cái chết….
Lẽ ra mình cũng
không cần tỏ ra thông suốt, uyên thâm để dạy dỗ, giảng giải, khai minh
cho ai nhưng sự yếu kém về văn chương của bạn khiến
mình phải chiêu tuyết lại hai chữ “du đãng” đồng thời nhắc lại
sự cảm khái về một nhân vật “du đãng chính hiệu” lẫy lừng trong văn học sử
Việt Nam.
Nhân vật du đãng
điển hình “du đãng, bụi đời thứ thiệt” đó chính là “khách biên đình” Từ Hải từng
tìm đến kỹ viện gặp Kiều vì “nghe tiếng má đào….mắt xanh chẳng để ai
vào..” và giọng điệu khinh bạc của khách anh hùng hay chàng du đãng
đầy nghĩa khí giang hồ Từ Hải khi xuất hiện nổi bật trong trích đoạn
dưới đây:
Kiều gặp Từ Hải
Lần thu gió mát trăng thanh,
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi,
Râu hùm, hàm én, mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức lượcthao gồm tài.
Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ tên Hải, vốn người Việt đông.
Giang hồ quen thú vẫy vùng,
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.
Qua chơi nghe tiếng nàngKiều,
Tấm lòng nhi nữ cùng xiêu anh hùng.
Thiếp danh đưa đến lầu hồng,
Hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa.
Từ rằng: Tâm phúc tương cờ
Phải người trăng gió vật vờ hay sao?
Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
Một đời được mấy anh hùng,
Bõ chi cá chậu, chim lồng mà chơi!
Nàng rằng: Người dạy quá lời,
Thân này còn dám xem ai làm thường!
Chút riêng chọn đá thử vàng,
Biết đâu mà gởi can tràng vào đâu?
Còn như vào trước ra sau,
Ai cho kén chọn vàng thautại mình.
Từ rằng: Lời nói hữu tình,
Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân.
Lại đây xem lại cho gần,
Phỏng tin được một vài phần hay không?
Thưa rằng: Lượng cả bao dong,
Tấn Dương được thấy mây rồng có phen.
Rộng thương cỏ nội hoa hèn,
Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau!
Nghe lời vừa ý gật đầu,
Cười rằng: Tri kỷ trước sau mấy người!
Khen cho con mắt tinh đời,
Anh hùng đoán giữa trần ai mới già!
Một lời đã biết tên ta,
Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau!
Hai bên ý hợp tâm đầu,
Khi thân chẳng lọ là cầu mới thân!
Ngỏ lời nói với băng nhân,
Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn.
Buồn riêng sửa chốn thanh nhàn,
Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên.
Trai anh hùng, gái thuyền nguyên,
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng.
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm, yên ngựa lên đàng thẳng rong.
Nàng rằng: Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi!
Từ rằng: Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia,
Bằng ngay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận, biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì?
Quyết lời rứt áo ra đi,
Cánh bằng tiện gió cất lìa dậm khơi.
Nàng thì chiếc bóng song mai,
Đêm thâu đằng đẵng, nhặt cài then mây.
Sân rêu chẳng vẽ dấu giầy,
Cỏ cao hơn thước, liễu gầy vài phân.
…….
Tứ Hải được
miêu tả trong những câu thơ Truyện Kiều thượng dẫn mới chính là hình mẫu
lý tưởng mà Sơn Beatles
tức Kim Âu Hà Văn Sơn muốn vươn tới.
Bạn ta chưa đọc
Kim Âu bao giờ thì tốt nhất nên tìm đọc vì Kim Âu nổi tiếng là
cây bút chữ nghĩa vào hàng thượng thặng, trong lý luận và bút chiến
không có đối thủ. Tú Gàn, Đặng
Văn Nhâm, Hà Tiến Nhất còn chạy dài.
Một người ra đến
hải ngoại chỉ làm báo mà nuôi nấng con cái, xây dựng được gia đình cũng
không quá hiêm nhưng làm báo
mà ngang tàng, giữ được tinh
thần độc lập, thể hiện được quyền tự do báo chí, không sợ hãi lui bước
trước bất cứ áp lực, thế lực
nào chắc chắn rất hiếm.
Làm báo quan trọng nhất là điều hướng dư luận, giữ vững đạo tắc truyền thông báo chí vì thế cái cần là phải có hùng tâm, tráng trí, kiến thức thông tuệ, uyên bác. Khi cầm bút thực hành thiên chức là phải ý thức rõ ràng lý tưởng “văn dĩ tải đạo”. Không được phép nói và viết thiếu suy nghĩ, thiếu bằng cớ và nhất là thiếu hiểu biết cặn kẽ, tường tận về sự việc và con người.
Phạm vào những điều đó người viết đã đánh mất sự liêm chính và công bằng tối thiểu trong nhận định, phán xét và tự biến mình thành kẻ hồ đồ, thô lỗ, non kém và vô minh.
Bằng văn phong, kiến thức, trình độ lý luận của mình, Kim Âu Hà Văn Sơn chinh Đông, phạt Tây, bảo vệ lập trường, quan điểm, tôn trọng lẽ phải, trợ giúp người cô thế nên từng qua nhiều trận bút chiến chấp cả bầy đàn nhưng kết qủa cuối cùng vẫn là người chiến thắng tạo nên thanh thế, danh tiếng. Trong khi đó đám ếch nhái .vô danh tiểu tốt tự thêu dệt những câu chuyện hoang đường cho thỏa lòng ghen tỵ.
Thảo Đường Cư Sĩ sau cả chục năm theo dõi
những cuộc bút chiến đã tặng Kim
Âu bốn câu :
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc tình.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên
thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn
lý trình.
Thảo Đường Cư Sĩ.
Người cầm bút
viết văn làm báo, chính là “kẻ
sĩ” có trách nhiệm khai minh , điều hướng
công luận nên phải kiên vững
“đạo của người cầm bút”, giữ vững tinh thần cao quý thiêng liêng của kẻ
sĩ:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẩm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Vì thế người có
lý tưởng phải tự trang bị cho bản thân một tâm hồn cao thượng bởi
“Kinh
luân khởi tâm thượng, binh giáp tàng hưng trung”. Người đã lập chí
buộc phải tự tu thân để:
‘Thượng thông thiên văn, hạ đạt
địa lý, trung quán nhân sự”
(1) Sơn Beatles hay Kim Âu Hà Văn Sơn là một nhân vật từng kiện chính phủ Hoa Kỳ (DIA,CIA, Pentagon) vì đã bỏ rơi ông ta và một số đồng đội không nhận về sau khi đã ký kết Hiệp Định Paris 1973. Vụ kiện này dẫn tới cuộc điều trần trước Uỷ Ban tình báo của thương viện Hoa Kỳ, kết quả sau cùng là một đạo luật được lưỡng viện thông qua và chính phủ Hoa Kỳ ban hành Đồng thời Kim Âu cũng là chủ nhân sáng lập tuần báo Chính Nghĩa từ cuối năm 1996 tự mình tạo nên thanh thế trên trường văn trận bút
(2)Hòn vọng phu
hay hòn Tô Thị ở Đồng Đăng, Lạng Sơn. Ca dao Việt Nam có câu:
Đồng Đăng có
phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô
Thị, có chùa Tam Thanh
Tuy nhiên, hòn
Vọng Phu nổi tiếng ở Đồng Đăng đã bị vỡ nát vào năm 1991. Sau này, một
tượng bằng xi măng được đưa lên thay thế.
Hòn vọng phu
trên đỉnh núi Bà, Bình Định, Việt Nam
Hòn vọng phu
trên đỉnh núi M'drak, Đắk Lắk
Hòn vọng phu
trên đỉnh núi Nhồi, Thanh Hoá
Hòn vọng phu bên
bờ khe Giai, bản Cơ Lêc, Nghệ An. Ca dao Việt Nam có câu:
Ngước mắt
nhìn sang
Đá vọng phu
ôm con trán ướt
Mắt đăm đăm nhìn nước sông Giai...
(3) DU:
— Đi chơi. Rong
chơi — Giao thiệp, chơi với người khác
Từ điển
Thiều Chửu
Chơi, tới chỗ
cảnh đẹp ngắm nghía cho thích gọi là du. Như du sơn
遊山 chơi núi. Du viên
遊園
chơi vườn, v.v. Ði xa cũng gọi là du. Như du học
遊學 đi học
Chơi bời, đi lại chơi bời với
nhau gọi là du. Như giao du thậm quảng
交遊甚廣
Ðặt ra những lời đáng mừng, đáng sợ để nói cho người dễ xiêu lòng nghe mình gọi là du thuyết 遊說.
(4) ĐÃNG:
bỏ lửng việc không làm xong
1. (Động từ) Kéo
dài, dây dưa, trì hoãn. Như: “huyền đãng” 懸宕 bỏ
lửng, “diên đãng” 延宕 kéo
dài.
2. (Tính từ) Phóng
túng, buông thả, không chịu gò bó. § Thông “đãng” 蕩.
Từ điển
Thiều Chửu
Ý khí ngang dọc
không chịu kiềm chế gọi là đãng. Cũng như chữ đãng 蕩.
Tục gọi bỏ lửng
việc không làm cho xong là đãng.
Mỏ đá.
(văn) Phóng túng, phóng đãng
(dùng như 蕩,
bộ 艹);
Gác lại, kéo
dài, bỏ lửng, dây dưa: 宕延 Kéo
dài; Mỏ đá.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Căn nhà. Chỗ ở hoặc làm việc sâu dưới đất — Kéo dài công việc, ngâm lâu, không chịu làm cho xong —
Dùng như chữ
Đãng 蕩.Buông
thả, không gìn giữ lòng mình.
(5)Du
đãng
Tra Hán ViệtTra
NômTra Pinyin
Có 2 kết quả:
游蕩
du đãng
Từ điển trích dẫn
1. Đi chơi không làm việc đàng hoàng gì cả. § Cũng viết là “du đãng” 遊蕩. ◇
Tam quốc diễn nghĩa
三國演義:
“Tha nhược khẳng tập vũ nghệ, tiện thị hữu chí chi nhân; kim chuyên
vụ du đãng, vô sở bất vi, lão phu sở dĩ ưu nhĩ”
他若肯習武藝,
便是有志之人;
今專務游蕩,
無所不為,
老夫所以憂耳
(Đệ nhị bát hồi) Nó như mà chịu luyện tập võ nghệ, thì là người có
chí; nhưng nay chỉ dông dài lêu lổng, bởi thế lão phu rất lấy làm
lo.
遊蕩
du đãng
Từ điển trích dẫn
1. § Cũng viết là “du đãng”
游蕩.
2. Rong chơi không làm việc gì cả.
◇Hồng
Lâu Mộng
紅樓夢:
“Bảo Ngọc thính liễu, tiện bả thư tự hựu các quá nhất biên, nhưng
thị chiếu cựu du đãng”
寶玉聽了,
便把書字又擱過一邊,
仍是照舊遊蕩
(Đệ thất thập hồi) Bảo Ngọc biết tin lại gác chuyện đọc sách viết
chữ, rồi cứ chơi tràn như cũ.
3. Dạo chơi. § Cũng như “nhàn cuống”
閒逛.
◎Như:
“độc tự nhất nhân tại điền dã lí du đãng”
獨自一人在田野裡遊蕩
một mình dạo chơi trên đồng cỏ.
4. Lắc lư, bập bềnh, chao đảo.
◎Như:
thuyền tại hồ tâm tùy phong du đãng
船在湖心隨風遊蕩
giữa hồ, con thuyền lắc lư theo chiều gió.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Rong chơi phóng túng, không chịu làm ăn.
Một số bài thơ có sử dụng
Hai chữ du đãng chỉ có ý nghĩa là con người sống phóng khoáng, thích di
chuyển nơi này, nơi khác, phản kháng mọi gò bó, khuôn thước trật tự xã
hội, sống phóng túng buông thả, yêu tự do không tôn trọng các nguyên tắc
lỗi thời, bất công
CỦA ĐẤT NƯỚC.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
.
CNBC .Fox .FoxAtl .OAN .CBS .CNN .VTV
.WhiteHouse .NationalArchives .FedReBank
.Fed Register .Congr Record .History .CBO
.US Gov .CongRecord .C-SPAN .CFR .RedState
.VideosLibrary .NationalPriProject .Verge .Fee
.JudicialWatch .FRUS .WorldTribune .Slate
.Conspiracy .GloPolicy .Energy .CDP .Archive
.AkdartvInvestors .DeepState .ScieceDirect
.NatReview .Hill .Dailly .StateNation .WND
-RealClearPolitics .Zegnet .LawNews .NYPost
.SourceIntel .Intelnews .Reuter .AP .QZ .NewAme
.GloSec .GloIntel .GloResearch .GloPolitics
.Infowar .TownHall .Commieblaster .Examiner
.MediaBFCheck .FactReport .PolitiFact .IDEAL
.MediaCheck .Fact .Snopes .MediaMatters
.Diplomat .News Link .Newsweek .Salon
.OpenSecret .Sunlight .Pol Critique .EpochTim
.N.W.Order .Illuminatti News.GlobalElite
.NewMax .CNS .DailyStorm .F.Policy .Whale
.Observe .Ame Progress .Fai .City .BusInsider
.Guardian .Political Insider .Law .Media .Above
.SourWatch .Wikileaks .Federalist .Ramussen
.Online Books .Breibart .Interceipt .PRWatch
.AmFreePress .Politico .Atlantic .PBS .WSWS
.N PublicRadio .ForeignTrade .Brookings .WTimes
.FAS .Millenium .Investors .ZeroHedge .DailySign
.Propublica .Inter Investigate .Intelligent Media
.Russia News .Tass Defense .Russia Militaty
.Scien&Tech .ACLU .Veteran .Gateway. DeepState
.Open Culture .Syndicate .Capital .Commodity
.DeepStateJournal .Create .Research .XinHua
.Nghiên Cứu QT .NCBiển Đông .Triết Chính Trị
.TVQG1 .TVQG .TVPG .BKVN .TVHoa Sen
.Ca Dao .HVCông Dân .HVNG .DấuHiệuThờiĐại
.BảoTàngLS.NghiênCứuLS .Nhân Quyền.Sài Gòn Báo
.Thời Đại.Văn Hiến .Sách Hiếm.Hợp Lưu
.Sức Khỏe .Vatican .Catholic .TS KhoaHọc
.KH.TV .Đại Kỷ Nguyên .Tinh Hoa .Danh Ngôn
.Viễn Đông .Người Việt.Việt Báo.Quán Văn
.TCCS .Việt Thức .Việt List .Việt Mỹ .Xây Dựng
.Phi Dũng .Hoa Vô Ưu .ChúngTa .Eurasia.
.NVSeatle .CaliToday .NVR .Phê Bình .Trái Chiều
.Việt Luận .Nam Úc .Người Dân .Buddhism
.Tiền Phong .Xã Luận .VTV .HTV .Trí Thức
.Dân Trí .Tuổi Trẻ .Express .Tấm Gương
.Lao Động .Thanh Niên .Tiền Phong .MTG
.Echo .Sài Gòn .Luật Khoa .Văn Nghệ .SOTT
.ĐCS .Bắc Bộ Phủ .Ng.TDũng .Ba Sàm .CafeVN
.Văn Học .Điện Ảnh .VTC .Cục Lưu Trữ .SoHa
.ST/HTV .Thống Kê .Điều Ngự .VNM .Bình Dân
.Đà Lạt * Vấn Đề * Kẻ Sĩ * Lịch Sử * Diễn Đàn *
.Tác Phẩm * Khào Cứu * Dịch Thuật * Tự Điển *