Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Về cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

 

 

Đức Hà 

 Việt Mercury

 

 

 

 Ông Nguyễn Văn Thiệu đă nhắm mắt ra đi và ông cũng mang theo  tất cả những bí mật riêng tư c̣n lại về cuộc chiến Việt Nam mà ông  là một chứng nhân lịch sử. Ông không giaœi thích bao nhiêu những thắc  mắc về những cáo buộc tham những và về số của cải ông có mang ra  khỏi nước hay không hay về nguyên do khiến ông cho rút khỏi cao  nguyên đầu năm 1975. 

 Ông không để lại một cuốn sách nào như những người khác hay làm  và cũng tránh tiếp xúc với báo chí. Ông không c̣n thấy xuất hiện  trước công chúng kể từ năm 1993 sau khi đến San Jose để lần đầu tiên  tŕnh bày về một quan điểm ôn ḥa với đối thủ cộng sản và ngay tức  khắc ông đă bị những người đồng hương phản đối. Kể từ dạo đó ông  lui về sống thầm lặng tại vùng ngoại ô Boston. 

 Tuy nhiên trước đó trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi dành cho báo  Boston Globe năm 1992 ông Thiệu trả lời những người quy trách  nhiệm cho ông về sự sụp đổ của miền nam: " ... Quư vị cứ việc chỉ  trích tôi đi. Tôi rất mong nh́n thấy quư vị làm được tốt hơn tôi." 

 Ít nhứt cũng có một cuộc biểu t́nh tại công viên St. James ở San Jose  ngày 30 tháng Năm, 1993 để phản đối và nói rằng ông là "biểu tượng  cho tham nhũng, và đáng lư ra ông nên tự sát một cách anh hùng thay  v́ bỏ chạy ra nước ngoài." 

 

 Ông Thiệu là người lănh đạo lâu nhứt tại miền nam Việt Nam và v́  thế khi chế độ sụp đổ và hàng trăm ngàn người phải đi học tập cải tạo  trong lúc cả triệu người phải bỏ nước ra đi th́ tiếng tốt về ông không  có bao nhiêu ngay cả từ những người từng được hưởng nhiều bổng lộc  trong chiến tranh mà người ta chỉ nghe thấy những lời chỉ trích gay gắt  về chiến thuật của ông khi ra lệnh rút quân khỏi Ban Mê Thuật để  đưa đến cuộc di tản hăi hùng nhứt trong lịch sử chiến tranh Việt Nam,  theo lời những nhân chứng c̣n sống sót. Không đầy hai tháng sau,  chiến cuộc Việt Nam kết thúc với 3 triệu người Việt, 58,000 lính Mỹ  tử vong và đất nước bắt đầu rơi vào cảnh khổ khác. Và cũng như  trường hợp của cựu Tổng Thống Dương Văn Minh, người ta chỉ nhắm  vào ông Minh có một điều là lời kêu gọi buông súng vào trưa ngày 30  tháng Tư khiến miền nam bị cộng sản hóa hoàn toàn, nhưng liệu ai có  thể thay đổi được vấn đề đó không? 

 

 "Nói rằng Nguyễn Văn Thiệu làm mất Việt Nam là trao cho ông  Thiệu quá nhiều quyền; lịch sử Việt Nam đến năm 1975 phải đi tới một chỗ ngoặc; cho dù Thiệu, Minh hay Kỳ hoặc bất cứ ai cầm quyền  phía nam vĩ tuyến 17 th́ lịch sử vẫn sang trang," ông Bùi Bảo Trúc,  phát ngôn viên chính phủ trong các năm 1973-1974 cho biết. 

 

 "Phải đợi cho đến khi cát bụi lắng xuống hoàn toàn th́ lịch sử mới có  thể phán xét những con người như ông Thiệu, khen cũng như chê một  cách chính xác," ông nói. 

 

Tuy nhiên đối với những quân nhân phải đi học tập và lao động khổ  sai dưới chính quyền mới th́ quan điểm của họ đắng cay hơn; họ đă  đổ máu và đổ mồ hôi ngoài chiến trường cho tới phút cuối cùng để  sau đó phải đi học tập cải tạo trong một hoàn cảnh vẫn thường được  mô tả là "mút mùa." 

 

 "Mười hai năm cải tạo, gia đ́nh tôi tan nát, con trai tôi chết ngoài  biển, con gái tôi mất tích khi vượt biên; thử hỏi lỗi tại ai?" một cựu  quân nhân hiện sống bằng tiền trợ cấp bệnh tật tại Santa Clara cho  biết. 

 V́ lời chỉ trích gay gắt đầy phẫn nộ nhắm vào người lănh đạo mà ông  hoàn toàn tin tưởng sẽ mang lại thắng lợi cho miền nam Việt Nam nên  ông xin được dấu danh tính. 

 

"May mà c̣n chương tŕnh H.O. để tôi được đi định cư ở Mỹ chớ ở lại  với tụi nó (cộng sản) mà bệnh tật như vầy th́ tôi không biết có sống  được tới ngày hôm nay hay không." 

 

 Ông Nguyễn Mộng Hùng, 67 tuổi cựu trung tá nhảy dù và tuy đă phải  đi cải tạo trong 10 năm trời nhưng thái độ của ông vẫn là của một  quân nhân, một cấp thừa hành. 

 

"Ông Thiệu là cấp trưởng, là tổng tư lệnh quân đội và là người lănh  đạo quốc gia c̣n chúng tôi chỉ là sĩ quan cấp dưới nên chúng tôi  không có thẩm quyền phê phán. Lịch sử sẽ phán xét ông ta." 

 "Nói rằng tại ông mà hàng trăm ngàn người phải bị tù tội hay chết  oan ức th́ cũng không đúng; ai cũng biết rằng ông Thiệu lúc đó hoàn  toàn bị bó tay."

 

  Ông Hùng c̣n có biệt danh Hùng Xùi hiện cư ngụ tại San Jose cũng  tự nhận là người có lỗi với nhân dân. Ông nói: 

 

"Cá nhân tôi cũng có lỗi là không biết tập hợp hàng ngũ để một ḷng  giữ nước cho đến cùng v́ nếu được như vậy th́ chưa chắc đă có ngày  30 tháng Tư." 

 

Ông giải thích "Hồi đó mỗi khẩu đại bác chỉ được phép bắn năm viên  đạn một ngày th́ đánh cái ǵ!" 

 

Thật vậy chiến tranh Việt Nam vào lúc lên đến cao điểm nhứt là các  trận phản công tái chiếm thành công tại An Lộc, tại cổ thành Quảng  Trị ... cùng lúc với pháo đài bay B-52 của Hoa Kỳ dội bom ác liệt  ngay khu vực Hà Nội trong năm 1972 th́ bỗng nhiên giảm cường độ  sau khi Hiệp Định Paris được kư kết ngày 28 tháng Giêng năm 1973.  Kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh được đem áp dụng cùng lúc với  việc quân đội Mỹ từ từ rút khỏi vai tṛ cố vấn và yểm trợ. Ngược lại  cũng bắt đầu từ đó bộ đội cộng sản ngày càng tập trung đông quân  hơn tại phía nam Bến Hải để đưa đến chiến dịch mùa xuân năm 1975  thôn tính toàn bộ miền nam. 

 Ông Lâm Quang Thi ở Milpitas, cựu trung tướng Tư lệnh Tiền Phương  Quân Đoàn I giải thích rằng người Mỹ rút ra khỏi Việt Nam v́ quần  chúng Mỹ quá chán ngán chiến tranh và trở thành phản chiến. 

 "Mỹ không có chiến lược rơ ràng, không biết phải làm ǵ và phong  trào phản chiến tại Mỹ gia tăng áp lực vào Quốc Hội khiến họ phải  cúp viện trợ." 

 Ông nói thêm "Họ không cho đánh thẳng ra Hà Nội và cũng không  chịu yểm trợ lâu dài cho phía Việt Nam Cộng Ḥa th́ phải găy thôi.  Trách nhiệm không hoàn toàn của giới lănh đạo Việt Nam." 

 "Sau khi bắt tay được với Trung Quốc rồi, th́ Việt Nam không c̣n có  vị trí chiến lược trong chính sách toàn cầu của Mỹ nữa," ông Thi giải  thích về sự xụp đổ không thể tránh được của Sài G̣n. 

 Nói đến Nguyễn Văn Thiệu, người ta khó mà quên được lập trường  chống cộng đến cùng và câu nói được nhắc nhở nhiều sau khi cộng  sản hoàn toàn kiểm soát miền nam Việt Nam là "Đừng nghe những ǵ  cộng sản nói mà hăy nh́n những ǵ cộng sản làm." 

 Ít ra những người c̣n kính trọng ông cũng vẫn cho rằng ông có lập  trường chống cộng cương quyết, không khoan nhượng. 

 Lập trường đó của ông Thiệu cũng như của ông Diệm được ông  Nguyễn Khắc B́nh giải thích rằng đó là một sự dấn thân tận cùng cho  đất nước. 

 "Nói ǵ th́ nói, nhân dân miền nam cũng được hưởng không khí tự do trong 25 năm, tuy không hoàn hảo và không kéo dài được lâu hơn." 

 Ông B́nh, 70 tuổi từng là tỉnh trưởng Mỹ Tho thời Đệ Nhứt Cộng Ḥa  và tư lệnh cảnh sát và nắm cả mạng lưới trung ương t́nh báo dưới thời  Đệ Nhị Cộng Ḥa. Ông cho biết không thuộc bè phái nào và chỉ biết  phục vụ cho đất nước nhưng định mệnh của đất nước là chuyện của  Ơn Trên.  

 "Việc chế độ xụp đổ là ư muốn của Ơn Trên là do thời thế, tôi không  oán trách hay phê phán các vị lănh đạo. Tôi tin rằng Ơn Trên đă xếp  đặt như vậy." 

 Ông nói thêm: "Trong khi bao nhiêu người phải hy sinh mà ḿnh giờ  đây vẫn c̣n sống th́ phải chăng có bàn tay mầu nhiệm của một đấng  thiêng liêng nào đó hay sao." 

 

   Tuy nhiên nếu không chống cộng đến cùng th́ phải hành động ra sao  trong t́nh thế hiện nay. Ông Hoàng Cơ Định một thành viên thuộc  Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đă có cái nh́n  mới về cuộc chiến đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam. 

 "Chúng ta cần nh́n Việt Nam của năm 2001 chứ không phải một tiếp  nối của Việt Nam 1975; phải giải quyết vấn đề cả về xă hội chứ  không chỉ về chính trị." 

 "Tất cả những chuyện đă xảy ra th́ chỉ nên dùng đó làm kinh nghiệm  th́ tốt hơn." 

 

   Ông nói thêm rằng phải "Cảnh giác thêm nữa để không bị lừa dối  nhưng không có nghĩa là không nghe tất cả những ǵ họ (cộng sản)  nói." 

   

    Người dân Việt b́nh thường và nghèo khó v́ chiến tranh lại càng  nghèo khó hơn trong những năm tháng sau 1975 phần lớn chỉ nhớ về  ông Thiệu có một điều là sau khi chế độ Sài G̣n xụp đổ, Nguyễn  Văn Thiệu đă cùng với gia đ́nh ra đi an lành mang theo tất cả gia tài  của đất nước, cho dù trước đó ông có tuyên bố "sẽ chiến đấu đến viên  đạn cuối cùng, hạt gạo cuối cùng." 

 "Vào ngày 30 tháng Tư năm 1975 th́ 17 tấn vàng của Việt Nam  Cộng Ḥa vẫn c̣n nguyên trong kho bạc nhà nước," ông Nguyễn  Xuân Nghĩa nguyên thứ trưởng bộ tài chính trong những năm 74-75  xác nhận như vậy trong cuộc điện đàm từ miền nam California. 

 Ông Nghĩa nói thêm: "C̣n nói rằng ông Thiệu mang theo một tấn  vàng như một người tự xưng là sử gia của Hà Nội trả lời cuộc phỏng  vấn của đài BBC mới đây là hoàn toàn sai và bịa đặt." 

 "Một tấn vàng đâu có dễ ǵ bỏ túi mang ra khỏi nước đâu." 

 Vào dịp 30 tháng Tư năm ngoái nữ phóng viên Marcella Bombardieri  của báo Boston Globe đă viết như sau về cuộc sống ẩn dật của ông  Thiệu tại ngoại ô Boston: 

 

"Cựu tổng thống của miền Nam Việt Nam đă không hề nói với công  chúng một điều ǵ, không hề cho biết ông đă nghĩ ǵ trong dịp kỷ  niệm 25 năm Sài G̣n sụp đổ, và đây cũng là dịp kỷ niệm 25 năm  quyền lực của chính ông sụp đổ. Ông Nguyễn Văn Thiệu đă không  trả lời cả chuông bấm của nhà ông ..." 

 

  Sau khi thoát ra khỏi Sài G̣n ngày 29 tháng Tư, 1975 ông có tuyên  bố "Rất dễ trở thành một kẻ thù của Hoa Kỳ, nhưng rất khó trở thành  một người bạn." 

 Di sản 17 tấn vàng để lại Sài G̣n, theo lời ông Nguyễn Xuân Nghĩa  đă được Hà Nội dùng trả nợ súng đạn cho Liên Sô hết sạch.  

 Và nhân cái chết của ông Thiệu, phát ngôn viên bộ ngoại giao tại Hà  Nội chỉ tuyên bố vắn tắt "Nghĩa tử là nghĩa tận, xin để cho người quá văng ngủ yên."

 Lễ hỏa táng sẽ diễn ra vào ngày mai thứ Bảy 6 tháng Mười, 2001.

 

 

 

 

Nợ máu của các chiến sĩ

 

 

 

Lữ Giang

 

 

 

 

Ngày 29.4.2000, nữ kư giả Marcella Bombardieri đă viết trên tờ Boston Global một bài dưới đầu đề “Nguyễn Văn Thiệu sống ẩn dật ở Boston” để nói về cuộc sống của ông Thiệu tại Boston và dư luận nghĩ ǵ về ông.

 

Bà cho biết ông Thiệu và vợ, bà Mai Anh, có ba người con đă thành niên. Do quyết định của con cái, hai ông bà về định cư tại Hoa Kỳ, thoạt đầu ở khu ngoại thành Newton, sau đó chuyển đến khu Foxborough. Các hồ sơ cho thấy trong năm 1995, ông Thiệu đă bán bất động sản của ông tại Newton với giá 775.000 mỹ kim, và mua căn nhà hiện tại với giá 372.000 mỹ kim. Ông phủ nhận các bản  phúc tŕnh nói rằng ông lấy cắp tiền.

 

Theo kư giả Bombardieri, bà Mary Trương, một lănh tụ  của Liên Minh Phụ Nữ Gốc Việt ở Massachusetts, cho hay là ngay những người Việt ở Boston cũng ít ai hay biết ông Thiệu đang sống giữa khu vực này với họ. Bà Trương bảo rằng chắc không có mấy ai hoan nghênh ông Thiệu, người lănh tụ mà họ tin là đă hỏng, người ấy đă làm cho họ thất vọng. Bà nói: “Trước đây, nhiều người từng cảm thấy phẫn nộ với ông Thiệu, đến nỗi nếu họ gặp là họ cán xe lên ông ấy.”

 

Kư giả Bombardieri nhắc lại rằng sử gia George Herring, một người chuyên khảo cứu về Việt Nam thuộc Đại học Kentucky, và một số người Việt đă phê b́nh mạnh mẽ nhất đối với ông Thiệu về những tính toán chiến thuật nhầm lẫn trong tháng tư 1975, khi ông ra lệnh triệt thoái  khỏi Cao Nguyên. Lệnh này đưa đến t́nh trạng binh sĩ của ông tháo chạy hỗn loạn và đẩy nhanh sự sụp đổ của chế độ.

 

Trong bài “Kẻ giết Tổng Thống Thiệu”, chúng tôi đă tŕnh bày khá đầy đủ các dẫn chứng cho thấy Tổng Thống Thiệu quá yếu kém về cả chính trị lẫn quân sự và nghe lời của tướng Ted Serong, một chuyên gia về du kích chiến của Úc, làm mất miền Nam một cách nhanh chống. Đó là những bằng chứng không thể biện minh được. Trong tuần này chúng tôi sẽ nói đến sự yếu kém về quân sự và tinh thần thiếu trách nhiệm của ông Thiệu đă gây ra những cảnh thê thảm cho các các chiến sĩ VNCH và đồng bào, nhất là ở Phước Long, liên tỉnh lộ 7 và Quân Khu I.

 

ĐEM CON BỎ CHỢ Ở PHƯỚC LONG

 

Trong cuốn “Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Ḥa”, Đại Tướng Cao Văn Viên cho biết đầu tháng 10 năm 1974, qua các tin tức thu thập từ t́nh báo, phản gián, hồi chánh và tù binh, Bộ Tổng Tham Mưu biết được kế hoạch của Cộng Quân chuẩn bị đánh chiếm Phước Long. Tin này đă được chuyển đến Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 và Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Phước Long (tr. 99).

 

Đại Tá Từ Vấn, Tham Mưu Trưởng của Sư Đoàn 5, đă nói với chúng tôi rằng sau khi nhận được các tin mật của Cộng quân, Sư Đoàn 5 được Bộ Tổng Tham Mưu giao trách nhiệm lập kế hoạch bảo vệ Phước Long. Sư Đoàn 5 đă đề nghị cho hai trung đoàn tăng cường cho Phước Long. Kế hoạch nầy đă được chuyển về Bộ Tổng Tham Mưu. Theo lệnh của Tổng Thống, tất cả các cuộc điều quân từ cấp trung đoàn trở lên đều phải có lệnh của Tổng Thống, v́ thế Đại Tướng Cao Văn Viên phải chuyển toàn bộ kế hoạch pḥng thủ này lên cho Tổng Thống. Mặc dầu t́nh h́nh rất khẩn trương, Tổng Thống Thiệu đọc rồi cất đó.

 

Trong một cuộc họp tại Dinh Độc Lập. Tổng Thống Thiệu nói Phước Long không quan trọng, tức không cần phải giữ Phước Long, trong khi địch coi Phước Long là nơi tập trung quân để đánh thẳng vào Sài G̣n nên phải chiếm bằng mọi giá! Tổng Thống nói vu vơ: “Có thể Cộng Sản đánh chiếm Quảng Trị trên cơ sở cô lập Huế – Đà Nẵng. Lấy Kontum để áp lực Bắc B́nh Định, lấy Tây Ninh làm thủ đô và ung thối đồng bằng sông Cửu Long.”

 

Ngày 30.12.1974, Cộng quân bắt đầu đánh Phước Long và Núi Ba Rá. Ngày 2.1.1975, một cuộc họp khẩn cấp do Tổng Thống Thiệu chủ tọa được tổ chức tại Dinh Độc Lập để duyệt xét t́nh h́nh.

 

Phước Long lúc đó chỉ có 5 tiểu đoàn Địa Phương Quân với cấp số từ 750 đến 900 mỗi tiểu đoàn, 48 trung đội Nghĩa Quân tổng cộng khoảng 1000 người. Nếu muốn bỏ Phước Long, phải lập kế hoạch rút quân ngay. Tuy nhiên, để tránh trách nhiệm, Tổng Thống Thiệu đă lấy tờ tŕnh về kế hoạch bảo vệï Phước Long của Quân Đoàn 3 ra và viết vắn tắt mấy chữ bên lề cho Trung Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh Quân Đoàn 3: “Báo Trung Tướng điều nghiên, tùy nghi quyết định. Cần lưu ư động viên các chiến hữu tử thủ.” Sau đó ông chỉ thị: “Cho thả hai đại đội Biệt Kích Dù xuống Phước Long.” Một câu hỏi được đặt ra: Đă quyết định bỏ Phước Long mà c̣n ra lệnh "tử thủ"  và thả 2 đại đội Biệt Kích 81 Dù xuống để làm ǵ? Phải chăng ông muốn nướng quân để đánh lừa dư luận rằng ông không quyết định bỏ Phước Long?

 

Ngày 6.1.1975 Phước Long bị thất thủ. Đại Tá Đỗ Công Thành, Tỉnh Trưởng Phước Long, và Trung Tá Thông, Chỉ Huy Biệt Kích Dù, đă hướng dẫn anh em Biệt Kích 81 và một số binh sĩ rút lui theo khe thông thủy tiến đến bờ sông. Nhưng khi đến đây th́ bị phát hiện, Cộng quân đă bắn rất dữ dội. Máu đỏ cả sông. Một số qua sông được, nhưng đa số bị kẹt lại. Không Quân đă được gọi đến hủy diệt toàn bộ tỉnh lỵ Phước Long.

 

MÁU THẤM ĐẦY CON ĐƯỜNG SỐ 7

 

Sau khi Ban Mê Thuột mất, lúc 11 giờ trưa ngày 14.3.1975 Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đă họp với các tướng Cao Văn Viên, Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang và Phạm Văn Phú tại Cam Ranh để thực hiện chiến lược “Đầu bé đít to”  mà ông đă định trước. Tướng Thiệu giả hỏi Tướng Viên c̣n quân trừ bị để tăng cường cho Quân Khu 2 không. Tướng Viên trả lời không c̣n. Ông quay lại hỏi Tướng Phú nếu không có quân tăng viện, sẽ giữ được Cao Nguyên bao lâu. Tướng Phú trả lời rằng có thể giữ được một tháng nếu được bổ sung quân số, tiếp tế đầy đủ đạn dược và không quân yểm trợ. Tướng Thiệu bảo không có thể thỏa măn được và ra lệnh rút khỏi Kontum và Pleiku.

 

Tướng Thiệu quay qua Tướng Viên và hỏi có thể rút bằng đường 19 (nối Pleiku với Quy Nhơn) được không. Tướng Viên nói rằng trong chiến tranh Đông Dương, chưa có lực lượng nào rút theo con đường 19 mà không bị tiêu diệt. Tướng Thiệu lại hỏi rút theo con đường 14 th́ như thế nào. Tướng Viên trả lời rằng càng không thể được. Sau một hồi bàn căi, Tổng Thống Thiệu và các tướng lănh quyết định chỉ có thể rút theo tỉnh lộ 7 nối liền Pleiku và Phú Yên. Con đường này tuy bỏ hoang từ lâu và rất xấu, nhưng tạo được bất ngờ. Tướng Thiệu ra lệnh bỏ lại các lực lượng địa phương và dân chúng. Ông nói địa phương quân toàn là người Thượng th́ “trả chúng về với Cao Nguyên”.

 

Cuộc họp này cho thấy Tổng Thống Thiệu muốn rút quân từ Kon Tum và Pleiku về Tuy Hoà, nhưng chưa hề ra lệnh nghiên cứu về kế hoạch rút quân. Trong lịch sử quân sự, chưa có ai rút quân theo kiểu như vậy, nhất là khi rút một đơn vị lớn, trừ trường hợp phải tháo chạy.

Tổng Thống Thiệu ra lệnh không được cho Mỹ biết lệnh rút quân. V́ thế, Trung Tướng Đặng Văn Quang, một nhân viên CIA được gài bên Tổng Thống Thiệu để lấy tin tức đă không dám báo cho CIA biết. Khi CIA hay, đă sa thải Tướng Quang ngay. Mặc dầu có lệnh cấm, người đầu tiên báo cáo cho CIA là Đại Tá Lê Khắc Lư, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2. Tướng Phú định bắn Đai Tá Lư nhưng Trung Tá Trần Tích, Trưởng Pḥng Quản Trị ngăn can nên ông lại thôi.

Lúc đó QLVNCH tại Cao Nguyên có các Liên Đoàn Biệt Động Quân 21, 22, 23, 24 và 25, được tăng cường thêm 3 Liên Đoàn biệt phái từ Sài G̣n lên là 4, 6 và 7. Sư đoàn 23 gồm các Trung Đoàn 44, 45 và 53. Như vậy quân số lúc đó khoảng 24.000, chưa kể không quân, thiết giáp, công binh, địa phương quân và nghĩa quân.

Sáng ngày 15.3.1975, hai Liên đoàn 6 và 23 BĐQ từ Kon Tum được chuyển về Pleiku. Dân chúng chạy theo gây ra náo loạn.

Lúc 13 giờ chiều 15.3.1975 cuộc di tản bắt đầu. Thiết đoàn 19 và hai liên đoàn 6 và 4 BĐQ mở đường đă vượt qua khỏi Phú Bổn, đèo Tuna và quận Phú Túc, tiến về tới Củng Sơn, bảo vệ cho Công Binh làm cầu. Sáng 16.3.1975 người ta thấy Thiết Đoàn 2 dẫn đầu đoàn quân và dân tiến về Phú Bổn, kéo theo sau một đoàn quân xa khoảng 2000 chiếc và một đoàn xe dân sự đủ loại cũng gần 2000 chiếc. Đoàn di tản đi rất chậm v́ đường hẹp, bị hư hỏng và thường đạp lên nhau để tiến tới trước.

 

Quả thật cuộc rút quân quá bất ngờ. Phải đến 8 giờ tối 19.3.1975, Bộ Tư Lệnh Tây Nguyên của Cộng quân mới ra lệnh cho tiểu đoàn 9 thuộc trung đoàn 64, Sư đoàn 320, đang đóng chốt ở Thuận Mẫn, đem quân chận ở đèo Tuna cách Phú Bổn khoảng 4 cây số và pháo kích vào đoàn quân và dân đang di tản. Chuẩn Tướng Phạm Văn Tất (mới được thăng) chỉ huy ở trên trời, ra lệnh cho Liên đoàn 25 BĐQ đang đi tập hậu cùng với thiết giáp phá chốt ở đèo Tuna. Đại Tá Nguyễn Văn Đồng, Tư Lệnh Thiết Đoàn 2, chỉ huy dưới đất, cho tôi biết Biệt Động Quân, thiết giáp và không quân đă không phá nổi chốt này. Chiếc xe tăng nào lên, chúng bắn cháy chiếc đó. Địch lại pháo kích dữ dội vào tỉnh lỵ Phú Bổn và đoàn quân di tản. Quân và dân chạy tán loạn, không c̣n chỉ huy được. Ông và một số quân nhân phải lội bộ đi ṿng dưới chân đèo Tuna để vượt qua, nhưng cuối cùng đă bị bắt.

 

Tại Ban Mê Thuột và Quảng Đức, Sư Đoàn 23, hai Liên Đoàn 21 và 25 BĐQ cũng bị tan ră. Cộng quân đă chận tất cả các đường rút quân.

Một cuộc kiểm tra cho biết có ít nhất 3/4 lực lượng của Quân đoàn II đă bị Cộng quân tiêu diệt, bắt sống, đào ngũ hay ră ngũ. Khoản 400.000 dân chúng di tản theo đoàn quân, chỉ có khoảng 1/4 phần tư đến nơi. Hàng ngh́n người đă chết do hỏa lực của cả hai bên, do đuối sức hay đói. Đa số phải trở lại Pleiku.

Trên đây chỉ là những nét đại cương.

 

TR̉ MA BÙN CỦA TỔNG THỐNG THIỆU

 

Trong bài “V́ Sao Tôi Bỏ Quân Đoàn I?”, Tướng Ngô Quang Trưởng cho biết ngày 13.3.1975 ông được mời vào họp tại Dinh Độc Lập. Tổng thống Thiệu cho ông biết phải rút bỏ Quân đoàn 1 ngay hôm nay. Như vậy lệnh này đă được ban ra một ngày trước khi họp tại Cam Ranh ra lệnh cho Tướng Phú rút khỏi Quân Khu 2!

 

Khi về lại Đà Nẵng, ông gọi cho Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, nhờ nói với Tổng Thống cho ông được dùng mọi cách để giữ Huế và Vùng I. Tổng Thống chấp thuận. Nhưng đến chiều, Tổng Thống lại bảo Tướng Cao Văn Viên ra lệnh cho Tướng Trưởng phải bỏ Huế.

Lúc đó tại Quân Đoàn I đang có 3 sư đoàn bộ binh là Sư Đoàn 1, Sư Đoàn 2 và Sư Đoàn 3, và 5 Liên Đoàn Biệt Động Quân, lại được tăng cường thêm Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến và hai Lữ Đoàn Dù. Tại Huế có Sư Đoàn 1 (4 trung đoàn), Lữ Đoàn 147 TQLC (pḥng thủ tuyến An Lỗ) va Liên Đoàn 15 BĐQ (đóng ở Hương Điền).

Tổng Thống Thiệu ra lệnh rút Lữ Đoàn 3 Dù về Khánh Dương. Bộ Tổng Tham Mưu phải tái phối trí lại TQLC. Bộ Tư Lệnh TQLC và hai lữ đoàn 258 và 369 TQLC di chuyển về Đà Nẵng. Lữ Đoàn 147 TQLC do Đại tá Nguyễn Thế Lương chỉ huy ở lại Huế làm nút chận tại phía nam cầu An Lỗ.

 

Ngày 18.3.1975, Tướng Trưởng lại vào Sài G̣n gặp Tổng Thống Thiệu tŕnh bày kế hoạch giữ ba “đầu cầu” (enclaves) là Huế, Đà Nẵng và Chu Lai (bỏ Quảng Trị). Tổng Thống Thiệu chấp thuận. Tướng Trưởng c̣n báo cáo về những khó khăn do dân từ khắp nơi đổ về Đà Nẵng trên nửa triệu.

Trưa 19.3.1975, Tổng Thống Thiệu lên đài phát thanh ra lệnh tử thủ Huế, nhưng đền 14 giờ 30 ngày 20.3.1975, ông lại đánh cho Tướng Trưởng một công điện như sau:

Phương tiện eo hẹp về không quân và hải quân chỉ cho phép yểm trợ một “enclave” mà thôi. Vậy nên “mener” tŕ hoản chiến về tuyến đèo Hải Vân nếu t́nh h́nh cho phép”.

 

Đây là một tṛ ma tịt ma bùn của Tổng Thống Thiệu. Ông vừa lên đài phát thanh ra lệnh tử thủ Huế vừa ra lệnh cho Tướng Trưởng bỏ Huế với mục đích đổ tội bỏ Huế cho Tướng Ngô Quang Trưởng!

 

Tối 20.3.1975, Tổng Thống Thiệu lại ra lệnh rút thêm Lữ Đoàn 2 Dù về Saigon. Tướng Trưởng liền đánh cho Tổng Thống Thiệu một công điện xin từ chức v́ “thấy đuối sức và bối rối”. Bộ Tổng Tham Mưu phải cho Lữ Đoàn 468 TQLC, một Lữ Đoàn thứ tư mới thành lập, đang hành quân tại Long An, ra Đà Nẵng yểm trợ.

 

BĂI MÁU Ở THUẬN AN

 

Ngày 21.3.1975, Cộng Quân dùng xe tăng tấn công, cắt quốc lộ 1 ở Truồi, giữa Huế và Đà Nẵng, và đóng chốt ở đèo Phú Gia. Đường giao thông trên bộ giữa Huế và Đà Nẵng bị cắt đứt. V́ không c̣n có thể vận chuyển bằng đường bộ, ngày 25.3.1975 Tướng Tưởng quyết định cho Lữ Đoàn 147 TQLC rút ra cửa Thuận An, c̣n Sư Đoàn 1, Liên Đoàn 25 BĐQ và Địa Phương Quân rút xuống cửa Tư Hiền rồi từ đó men theo bờ biển vào Đà Nẵng.

Lúc 4 chiều ngày 24.3.1975. Lữ Đoàn 147 TQLC được lệnh di tản về của Thuận An. Lúc 2 giờ sáng ngày 25, Lữ Đoàn này đă đến Thuận An chờ lên tàu. Khoảng 3000 dân chúng và quân nhân của các binh chủng khác chạy theo.

Sáng ngày 26, Cộng quân từ phía bắc vuợt qua cửa Thuận An và từ phía tây qua bến phà Tân Mỹ, vượt phá Tam Giang, chiếm các đồi cao bao vây Lữ Đoàn 147 TQLC. Một một chiếc LCM của Hải Quân tiến vào bờ định bốc bộ chỉ huy Lữ Đoàn 147 và thương phế binh, nhưng Cộng quân pháo kích dữ dội, một hỏa tiễn tầm nhiệt AT-3 bắn trúng tàu. Chiếc HQ 801, loại tàu lớn của Hải Quân đă đến nhưng phải đậu cách bờ khoảng 200m. Các binh sĩ TQLC phải lội ra, nhưng sóng quá lớn, không ai ra được. Địch tiếp tục pháo kích nên TQLC phải dàn trận đối phó với địch. Lúc 2 giờ chiều, Trung tướng Lâm Quang Thi bay trực thăng ngoài biển hỏi quân số dưới đất c̣n bao nhiêu. Dưới đất cho biết c̣n khoảng 3000, đủ loại binh chủng. Ông nói sẽ có tàu lớn vào đón nhưng không bao giờ thấy. Đoàn quân bỏ chạy về phía nam, bị địch chận đánh và tan rả.

T́nh trạng ở cửa Tư Hiền cũng bi thảm như vậy. Tính lại, số quân nhân từ hai cửa Thuận An và Tư Hiền về tới Đà Nẵng chưa tới 1/3.

Vào tháng 7 năm 2010, đồng bào ở thôn An Dương, thuộc Quận Phú Vang, Thừa Thiên, đă khám phá ra cách băi bể Thuận An 2km về phía nam, một mồ chôn tập thể 132 người trong đó chỉ có 7 người c̣n thẻ bài hay căn cước. Đồng bào đă giúp cải táng.

 

CHỈ BỐC THỦY QUÂN LỤC CHIẾN!

 

Ngày 27.3.1975 t́nh h́nh Đà Nẵng trở nên nghiêm trọng. Dân chúng và binh sĩ từ Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín và Quảng Ngăi đổ về đây quá đông, an ninh trật tự không c̣n kiểm soát được. Cộng quân bắt đầu pháo kích vào Đà Nẵng. Tổng Thống Thiệu không có một quyết định dứt khoát nào mà để cho Tướng Trưởng tùy nghi quyết định. Ngày 28.3.1975, khi t́nh h́nh Đà Nẵng không c̣n kiểm soát được, Bộ Tổng Tham Mưu cho tàu Hải Quân đến Đà Nẵng và ra lệnh chỉ đón Thủy Quân Lục Chiến. Các đơn vị khác đều bị bỏ lại, gồm Sư đoàn 3, một trung đoàn của Sư đoàn 2, các liên đoàn Biệt Động Quân, tàn quân của Sư đoàn 1, nghĩa quân và địa phương quân. Mỗi người phải tự t́m cách thoát thân.

Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, ra lệnh cho Thiếu Tá Đinh Xuân Lăm, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 16 TQLC đang đóng trên đèo Hải Vân để lại trên đó một trung đội để cầm chân địch, c̣n tất cả rút xuống tàu. Trung đội này đă bị hy sinh.

Ngày 29.3.1975 Quân Khu 1 hoàn toàn bị thất thủ.

 

TIẾNG KÊU Đ̉I NỢ MÁU

 

Ngày 29.9.2001, Tổng Thống Thiệu đă qua đời tại Boston, hưởng thọ 78 tuổi. Ngày 5.10.2001, báo Việt Mercury ở San Jose đă viết một bài dưới đầu đề “Về cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu”  nêu lên nhiểu vấn đề về ông Thiệu. Mở đầu, bài báo viết:

 

Ông Nguyễn Văn Thiệu đă nhắm mắt ra đi và ông cũng mang theo tất cả những bí mật riêng tư c̣n lại về cuộc chiến Việt Nam mà ông là một chứng nhân lịch sử. Ông không giải thích bao nhiêu những thắc mắc về những cáo buộc tham những và về số của cải ông có mang ra khỏi nước hay không hay về nguyên do khiến ông cho rút khỏi cao nguyên đầu năm 1975.”

 

Bài báo nhắc đến “Ít nhứt cũng có một cuộc biểu t́nh tại công viên St. James ở San Jose ngày 30 tháng năm, 1993 để phản đối và nói rằng ông là "biểu tượng cho tham nhũng, và đáng lư ra ông nên tự sát một cách anh hùng thay v́ bỏ chạy ra nước ngoài." Tuy nhiên, ít ai nhắc đến nợ máu mà ông đă gây ra cho các chiến sĩ và đồng bào do các quyết định ấu trỉ và sai lầm của ông.

 

Điều đáng tiếc là thay v́ truy điệu những chiến sĩ và đồng bào đă hy sinh do những sai lầm của Tổng Thống Thiệu, một số người ở San Jose, ở Sacramento, ở Orange County, ở Washington DC, ở Dallas, ở Autin, v.v. đă truy điệu kẻ gây ra nợ máu. Bài báo nói trên của tờ Việt Mercury đă viết:

 

Tuy nhiên đối với những quân nhân phải đi học tập và lao động khổ sai dưới chính quyền mới th́ quan điểm của họ đắng cay hơn; họ đă đổ máu và đổ mồ hôi ngoài chiến trường cho tới phút cuối cùng để sau đó phải đi học tập cải tạo trong một hoàn cảnh vẫn thường được mô tả là "mút mùa."

 

"Mười hai năm cải tạo, gia đ́nh tôi tan nát, con trai tôi chết ngoài biển, con gái tôi mất tích khi vượt biên; thử hỏi lỗi tại ai?", một cựu quân nhân hiện sống bằng tiền trợ cấp bệnh tật tại Santa Clara cho biết.”

 

Tiếng kêu đ̣i ông Thiệu đền nợ máu sẽ c̣n vang măi trong lịch sử dân tộc. Ông Thiệu đă góp công đầu cho Cộng quân trong việc đánh gục VNCH.

 

Ngày 30.3.2011

 

Lữ Giang

 

 

 

 

 

http://www.chinhnghia.com/motsaochovt.asp

http://www.chinhnghia.com/ptdcchn.asp

http://www.chinhnghia.com/vongthanhomhinh.asp

http://www.chinhnghia.com/vtcaoloiduoi.asp

http://www.chinhnghia.com/traloitrongtin.asp

http://www.chinhnghia.com/hoidaphtn.asp

http://www.chinhnghia.com/thamgianghitruong.asp

http://www.chinhnghia.com/cackevietthuong.asp


 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: