Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

Sài G̣n thay đổi danh tính là Thành Phố HCM sau 1975, vẫn c̣n là Ḥn Ngọc Viễn Đông ?

 

GS Tôn Thất Tŕnh                  

 

 

Tháng 7 năm 1976 , Sài G̣n đổi tên thành  ( TP HCM) , nhưng từ Sài G̣n vẫn thông dụng trong dân gian Việt Nam, trong nước hay các giới Việt Kiều.  Từ Sài G̣n hay dùng để  nói tới  các quận đô thị trấn không thuộc  Vùng Thành Phố nới rộng, không bao gồm các huyện nông thôn, đặc biệt là để chỉ Quận 1. Từ Sài G̣n có thể bắt nguồn   theo Hán Tự là Sài, có nghĩa là củi và Côn có nghĩa là  gậy, côn đánh  vơ,  rồi dần dần việt hóa thành bông g̣n, loại cây họ G̣n ta  Bombacacae, thường là ḷai Bombax ceiba – G̣n rừng  hay Gạo rừng , một đại mộc thân luôn luôn có gai,  hoa hường hay đỏ, rụng lá mùa khô

 

                                       Nhà Bè nước chảy chia đôi

                                      Ai về  Gia Định Đồng Nai th́ về.

 

                                        Gió đưa cành trúc là đà   

                                      Tiếng chuông Xá Lợi, canh gà Thủ Thiêm

 

( Thay đổi cảnh quan Hà Nội tiếng chuông Trấn Vơ , canh gà Thọ Xương  bằng  Xá Lợi tên một ngôi chùa ở trung tâm  Sài G̣n, Thủ Thiêm là một địa danh ở cạnh sông Sài G̣n đối diện cột cờ Thủ Ngữ )

 

                                         Ai về Bà Điểm Hóc Môn, 

                                        Hỏi thăm người  ấy có c̣n hay không.

                                           Để tôi kiếm  sợi chỉ hồng,

                                        Chờ ông Tơ bà Nguyệt kết vợ chồng đôi ta.

                                           

Chừng nào Chợ Lớn hết vôi,

                                         Em đây hết đứng , hết ngồi với anh.

                                          

Đất Sài G̣n nam thanh nữ tú ,

                                           Cột  cờ Thủ Ngữ  cao thiệt là cao .

 

                                          Em thương anh vàng vỏ má đào,

                                          T́m anh khắp chốn nhưng nào thấy anh.

 

                                           ( Ca Dao Miền Nam  về  Sài – G̣n )

 

… Xứ Sài G̣n, xứ Sài G̣n!

 

                                            Ăn ở vui thú nơi nơi …

 

                                          Dù vơng nghênh ngang chợ Điều Khiển,

 

                                           Quan quân  rầm rập cầu Khâm Sai .

 

                                           Vào Chợ Qúan, ra Bến Nghé,                          

 

                                           Xuống Nhà Bè, lên Đồng Nai.

 

                                           Coi ng̣ai rạch Bà Nghè ,

 

                                           Ḍng trắng hây hây tờ quyến trải .

 

                                           Ngó lên Giồng Ông Tố ,

 

                                           Cây xanh mịt mịt lá chàm rai. 

 

                                            Dưới Bến Nghé hát lẳng lơ ,

 

                                           Giọng con đ̣, giọng con rỗi .

 

                                      … Cây da Thằng Mọi,

 

                                           Coi bán đủ thuốc xiêm, cau mít .

 

                                           Cái  cầu Cao Mên ( Cầu  Bông thuở trước ),

 

                                           Thấy làm  nguyên cột  vấp ván trai .

 

             Trên cây Da C̣m (ở ng̣ai Chợ Đũi,  đường Chợ Lớn Bến Thành)

 

                                            Nỡ để ông già gùi đội,

 

                                  Dưới đường Cầu Khắc  ( nay là cầu Bà Châu)                   

 

                                          Chi cho con  trẻ lạc lài.

 

                          Đường Nước Nhỉ ( cũng có tên Xóm Lá Buôn) chảy tiu tiu,

 

                                         Người thương khách  lại qua hóng mát.  

 

                     Quán Nước Lên( Ngă Tư  Rạch Lào  bây giờ) ḍng dờn dợn,

 

                                         Khách bộ hành tắm gội nghĩ ngơi …. 

 

        

 

   ( Trích Gia Định Vịnh, ghi lại một số địa danh Gia Định – Sài G̣n  thời xưa – Saigon d’autrefois, Trương Vĩnh Kư chép ra quốc ngữ, năm 1882 ) 

 

 

 

         Vị Trí, địa lư ,  hành chánh

 

         Tháng 7 năm 1976 , Sài G̣n đổi tên thành Thành Phố Hồ Chí Minh ( TP HCM) , nhưng từ Sài G̣n vẫn thông dụng trong dân gian Việt Nam, trong nước hay các giới Việt Kiều.  Từ Sài G̣n hay dùng để  nói tới  các quận đô thị trấn không thuộc  Vùng Thành Phố nới rộng, không bao gồm các huyện nông thôn, đặc biệt là để chỉ Quận 1. Từ Sài G̣n có thể bắt nguồn   theo Hán Tự là Sài, có nghĩa là củi và Côn có nghĩa là  gậy, côn đánh  vơ,  rồi dần dần việt hóa thành bông g̣n, loại cây họ G̣n ta  Bombacacae, thường là ḷai Bombax ceiba – G̣n rừng  hay Gạo rừng , một đại mộc thân luôn luôn có gai,  hoa hường hay đỏ, rụng lá mùa khô, hay ḷai Ceiba( Bombax ) pentandra  là G̣n ta, Silk Cotton tree,  Kapokier, một đại mộc thân vỏ xanh, có gai hay không  hoa trắng, có hoa rồi mới rụng lá, cả hai không phải là cây Baobab  ḷai Adansonia  grandidieri, một đại  mộc dạng như cây G̣n ta, hoa trắng nguồn gốc Phi Châu có đem về trồng ở Huế. Lâu ngày dân gian đọc ngắn lại thành từ G̣n, Sài Côn thành Sài G̣n ( ? ). Cũng có thể  đó là những cây bông g̣n- kapokier , dân Miên xưa đem trồng  quanh một địa danh  Miên  gọi là Prey Nokor c̣n t́m thấy ở Miếu Thờ Cây Mai  và vùng lân cận. Theo Truong Mealy, Cựu Giám đốc Nội các Ḥang gia vua Norodom Sihanouk, tên chánh thức của Prey Nokor là Preah Reach Nokor theo Miên là  Thành Phố Ḥang Cung – Royal City,  lâu ngày biến đổi  thành Preykor, có nghĩa Miên là  rừng cây bông g̣n – kapok forest  phát sinh ra từ Sài G̣n ( cây Kapok tiếng Miên và tiếng Chàm là Kor  và tiếng Việt là G̣n, bông g̣n).  Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc Hội khóa 6 , chánh thức đổi tên  Sài G̣n  thành Thành phố Hồ Chí Minh, tiếng  Anh là HCMCity và tiếng Pháp là HCMville .

 

Sài G̣n – TP HCM nằm vào vùng Đông Nam nước  nhà, cách Hà Nội về phía Nam 1760  km ( 1 090 dặm Anh ).  Tọa độ là 10046’10” vĩ tuyến Bắc và 106040’55” kinh tuyến Đông.   Bắc giáp  hai tỉnh Tây Ninh và B́nh Dương. Nam giáp Biển Đông với bờ biển dài 15km ( 9 dặm Anh ). Đông giáp   tỉnh Đồng Nai  và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Tây giáp  tỉnh Long An. Diện tích Sài G̣n là 2 095km2( 809 dặm Anh vuông), chiếm  0.63 % tổng diện tích Việt Nam ). Trải dài  đến huyện  Củ Chi  ( cách biên giới Căm Bốt  12 dặm Anh hay 19km  )  xuống đến Cần Giờ  cạnh Biển Đông. Khỏang cách từ  điểm xa nhất ở phía Bắc – điểm cực Bắc (  là xă Phú Hưng huyện  Củ Chi ) đến điểm cực Nam ( Xă Long Ḥa , huyện Cần Giờ )  là 102km (  63 dặm Anh )  và từ điểm  cực Đông  ( phường Long B́nh quận 9 )  đến điểm cực Tây  ( xă B́nh Chánh, huyện B́nh Chánh )  là 47 km ( 29 dặm Anh ).

 

 

 

 Phân Chia Hành Chánh

 

Sài G̣n là một thành phố xếp  ngang hàng các tỉnh Việt Nam Trung Ương quản trị. Từ tháng 12 năm 2003, Sài G̣n chia ra làm 24 đơn vị hành chánh.  5 đơn vị gọi là huyện ( quận huyện ? ) rộng tổng cọng  1601km2( 618 dặm Anh vuông ).  Đó là các huyện nông thôn: Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi  và B́nh Chánh.  Số c̣n lại  rộng 494 km2 ( 191 dặm Anh vuông )  là các quận đô thị hay phụ đô thị từ quận 1, 2. 3… đến quận 9,  và các quận  Tân B́nh, B́nh Thạnh , Phú Nhuận, Thủ Đức, B́nh Tân , Tân Phú và G̣ Vấp.  Mỗi quận, huyện đều chia ra thành nhiều phường.  Tính đến tháng 12 năm 2006, Sài G̣n  gồm có 12 quận gọi số ( 1,  2… đến 11 , 12) , 6 quận tên địa danh cũ, 5 quận huyện ( ? ) nông thôn ngọai thành,  259 phường, 58 xă  và hai thị trấn. Đó là:   Quận 1  có 10 phường , diện tích 7,73 km2 năm  2006 , dân số  198032 người  tháng 10 năm 204, 180 225 tháng tư năm 2009,  187 435 năm 2010 và 185 715 năm 2011 ) ; Quận 2 ( 11 phường, 49.74 km2,  125 136 người năm 2004,   147 490 năm  2009 ,  140 621 năm 2010,  136 497 năm 2011 ) ; Quận 3 (  14 phường,  4.92 km2,  201 136 năm 2004, 190 553 năm 2009,  188 945 năm 2010,  188 898 năm 2011 ); Quận 4 ( 15 phường,  4.18 km2 ,  180 548 năm 2004 ,  180 980 năm 2009,   183 261 năm 2010 , 183 043 năm  2011 ); Quận 5   ( 15 phường, 4.27 km2, 170 367 năm 2004,  171452 năm 2009,  174154 năm 2010, 175 217 năm 2011 ); Quận 6  ( 14 phường, 7.19 km2 ,  241 379 năm 2004 ,  249   329 năm 2009 ,  253 474 năm 2010 , 2512 902 năm 2011 ); Quận 7 (  10 phường,  35.69 km2,  159 490 năm 2004,   244 276 năm 2009,  274 828 năm 2010,  265 997 năm 2011); Quận 8 (  16 phường , 19.18 km2,, 360 722  năm 12004 ,   408  772 năm 2009 ,  418 961 năm 2010 , 421 547 năm 2011);  Quận 9 (  13 phường,  114 km2,  202 948 năm 2004,  256 257 năm 2009, 263 486 năm  2010,  269  068 năm  2011); Quận 10 ( 15 phường , 5.72  km2,  235 231 năm 2004 , 226 854 năm 2009, 232  450 năm 2010 ,  234 188 năm 2011 ); Quận 11 ( 16 phường,  5.14 km2,  224  785 năm 2004,  226 854 năm 2009,  232  450 năm 2010,  238 188 năm  2011 ); Quận 12 ( 11 phường , 52.78km2, 290  129 năm 2004 ,    405 360 năm 2009 ,   4 27 083 năm 2010 ,  451 737 năm 2011) . Trong nội thành, c̣n có Quận  G̣ Vấp ( 16 phường, 19.74 km2,   452 083 năm 20045 ,  522 690 năm 2009,   548  145 năm 2010,  561  068 năm 2011 ) :  Quận Tân B́nh ( 15 phường ,  22.38 km2 ,  3987 569 năm 2004, 421  724 năm 2009 ,  430 436 năm 2010 ,  439 350 năm 2011 );  Quận Tân Phú(  11 phường, 16.06 km2, 366 399 năm  2004, 398 102 năm 2009, 407 924 năm 2010,  419 227 năm 2011);  Quận B́nh Thạnh  ( 20 phường,  20. 76 km2,  423 896 năm 2004,  453  362 năm2009 ,   470 054 năm 2010,  479 733 năm 2011 );  Quận Phú Nhuận  ( 15 phường,  4.88 km2, 1765  293 năm 2004, 174 535 năm 2009, 175 175 năm 2010, 175  631 năm  2011 ); Quận Thủ Đức ( 12 phường,  47. 76 km2,  336 571 năm 2004,  442 177 năm 2009,  455 899 năm 2010,  474 547 năm 2011 );  Quận B́nh Tân(  10 phường,  51. 89 km2,  398 712 năm 2004,  572 132 năm 2009,  595 335 năm 2010, 511 170 năm 2011 ).  Các  quận ngọai thành  ( hay huyện nông thôn ) là : huyện Củ Chi ( 20 xă  ,1 thị trấn, diện tích 434.5 km2,  288 279 người năm 2004,  343 155 năm 2009,   355 822 năm 2010,  362 454  năm 2011) ;  huyện Hóc Môn(  11 xă, 1 thị trấn , 109.18 km2,  245 4381 năm 2004, 349  065 năm 2009 ,  358 640 năm 2010,  363 171 năm 2011); huyện  B́nh Chánh (  15 xă, 1 thị trấn, 252. 69 km2,  304 168 năm 2004, 420  409 năm 2009,  447 291 năm 2010, 465 248 năm  2011 ); huyện Nhà Bè  ( 6 xă, 1 thị trấn,  704.22km2, 72 740 năm 2004, 101 024 năm 2009, 103 793 năm 2010, 109 949 năm 2011 ); huyện Cần Giờ ( 6 xă, một thị trấn, 704.3 22 km2, 66 272  năm 2004,  68 846 năm 2009, 70 697 năm 2010,  70 499 năm 2011 )

 

Như vậy  theo  Kiểm kê Dân số ngày  1 tháng 10 năm 2004, dân số Thành Phố là 6 117 251 người; 19 quận nội thành có 5 140 414 người  và 5 huyện nông thôn có  976 839 người.  Giũa năm 2007,   thành phố có   6 650 942 ; 19 quận nội thành có  5 564 975 và 5 huyện nông thôn có 1 885 967 người. Kiểm Kê Dân số năm 2009  cho thấy thành phố đă tăng lên đến 7 162 864 ngừời, nghĩa là 8.34 %   tổng số dân Việt Nam, dân số cao nhất nước . Đến cuối năm 2012  tổng số dân thành phố là  7 750 900 người , tăng thêm 3.1 % hơn năm 2011. Dân Kinh ( tộc dân Việt )  là đa số, chiếm đến 93.52 % tổng số dân Việt Nam.   Nhưng Sài G̣n – TP HCM  có tộc dân  Hoa ( Tàu ) đông nhất Việt Nam  chiếm đến 5.78 % tổng số. Chợ Lớn ở   quận 5 và  một phần các quận 6, 19 , 11  có cọng đồng Hoa – Tàu đông nhất Việt Nam.  Người Hoa nói nhiều thứ tiếng Tàu khác nhau như Quảng Đông – cantonnese,  Triều Châu – Chaozhou ), Phúc Kiến  ( Hokkien),  Hải Nam – HaiNan ,  Hẹ – Hakka, và rất ít ngươi hoa nói được tiếng quan thọai – mandarin .  Các tộc dân khác đáng kể khác là Khmer  chiếm 0.34 % và Chàm chiếm 0. 1% .

 

Năm 2014 , ước lượng dân  số TP Sài g̣n sẽ là 8 190 775 người ,  trên một diện tích là 2 095 km2 ( 809 .23 dặm Anh vuông ).  Diện tích Sài G̣n- TP HCM nếu bao gồm luôn cả Thủ Dầu Một , Dĩ An, Biên Ḥa và môt phần các tỉnh bao quanh  sẽ  có trên 9 triệu người; hy vọng sẽ đạt 13.9 triệu người năm 2025.

 

 

 

Khí hậu, Thủy Văn

 

Sài G̣n có khí hậu nhiệt đới, đặc thù hai mùa : mùa khô và mùa mưa. Ẩm độ khí trời  trung b́nh là  75 %. Lượng mưa trung b́nh hàng năm là 1800mmm ( 71 ngón Anh ).  Mùa mưa, có 150 ngày mưa, thường bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 11. Mùa khô kéo dài từ tháng 12  đến tháng 4. Nhiệt độ trung b́nh là 280C ( 82 0 F ). Nhiệt độ cao nhất  là 390C ( 1020F ) vào buổi trưa cuối  tháng 4. Nhiệt độ thấp nhất  có khi xuống dưới  160C ( 61 0 F )  vào sáng sớm cuối tháng 12 đến đầu tháng giêng.  Nhật chiếu hàng năm là  1486 giờ. . Tháng nhiều giờ nắng nhất là tháng 3 ( trung b́nh  272 .8 giờ) và tháng ít nắng nhất là tháng 9 (162 giờ).

 

Hai sông lớn  chảy  vào địa  phận Sài G̣n là sông Đồng Nai và sông Sài G̣n . Theo Đại Nam Nhất Thống Chí ( bản dịch  Pham Trọng Điềm và  Ḥang Đổ sưu tập (2003 ): 1- Sông Đồng Nai tên cũ là sông Phước ( Phúc ) Long, c̣n có tên là sông Ḥa Quí, ( là con sông duy nhất chảy ḥan ṭan trong lảnh thổ Việt Nam dài 635 km ) bắt nguồn từ các  động Man tỉnh B́nh Thuận, hợp với sông Là Nha ( La Ngà ?  ) chuyễn  về phía Tây  qua núi Thần Qui , đến ngă ba sông Bé bẻ về phía Đông, vào huyện Phước Chánh, có nhiều nhánh sông hợp lại thành sông lớn, giữa sông nổi Ḥa,  chảy xuống làm  sông Đồng Môn , hợp với sông  B́nh Tân huyện B́nh Tân , làm sông Phước B́nh, vào phủ Phước Tuy  đến sông Ngă bảy, hợp với sông Kí huyện Long Thành  và sông Hương Phước  huyện Phước An mà ra biển ở  cửa Cần Giờ. Trước Biên Ḥa ( nay là Bà Rịa ),  c̣n có sông Lai ở phía Đông Bắc  huyện Long Khánh, nguồn ra từ xă Bảo Chánh, chảy vào sông Xích Lam, sông Xích Lam th́ ở phía Đông huyện Phước An, chảy ra cửa biển Xích Lam .  Tỉnh Gia Định  c̣n có 2  sông lớn  cũng bắt nguồn từ Cao Miên  tức là sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây, hai sông ấy  hợp với nhau, rồi hợp với sông Phước  Lộc từ sông An Thông chảy đến  mà ra cửa Ṣai Rạp. Sông Đồng Nai ( tên  trước thời Pháp thuộc  là sông Phước- Phúc Long hay sông Ḥa Quí  như vừa kể trên ) đă được mô tả nhiều ở hai bài khảo luận về các tỉnh Đồng Nai – Biên Ḥa và  B́nh Dương- Thủ Dầu Một, Lâm Đồng -Đà Lạt… rồi,  nên không nói thêm nữa .

 

2- Sông Sài G̣n tức là sông An Thông, nguồn từ miền rừng núi  phía Đông nước Cao Miên, chảy về huyện  B́nh Dương gọi là  sông Sài G̣n, có sông  B́nh Dương  chảy vào thành sông Bến Nghé, cũng gọi  là sông Tân B́nh, chuyễn về phía Bắc  rồi xuống phía Đông  đến ngă ba Nhà Bè  thành  sông Phước B́nh mà ra cửa Cần Giờ;  đó là đường sông mà tàu bè từ cửa Cần Giờ theo để lên Sài G̣n.  Sông Sài G̣n đổ vào sông Nhà Bè ở khỏang giữa Tân Thuận và Nhà Bè. Ở đọan giữa, nghĩa là trong địa phận TP Sài G̣n, sông Sài G̣n  chảy giữa Củ Chi và Hóc môn (Gia Định ), Bến Cát và Lái Thiêu của tỉnh B́nh Dương .Từ Lái Thiêu về đến Nhà Bè,  sông Nhà Bè chảy trong địa phận Gia Định qua các quận 12 ( An Phú Đông , Thạnh Lộc ), quận B́nh Thạnh, quận 1, quận 4( Tân Thuận ), quận 7 ( Nhà Bè ). Phụ lưu quan trọng  tả ngạn sông Sài G̣n là sông Thị Tính,  chảy trong địa phận Bến Cát ( B́nh Dương ).  Hửu ngạn sông Sài G̣n  có những phụ lưu nhỏ và quan trọng là Rạch Láng The ở Củ Chi, nối liền  với hồ Dầu Tiếng  ( hồ nhân tạo  ở Tây Ninh rộng 27 000 ha ) bằng Kinh Đông của tỉnh Tây Ninh; Rạch Tra, ranh giới thiên nhiên giữa Củ Chi và Hóc Môn  nối liền với Rạch Trảng Bàng  của sông Vàm Cỏ Đông  qua Kính Xáng Thầy Cai; sông Vàm Thuật , ranh giới thiên nhiên giữa quận 12 ở phía Bắc và các quận B́nh Thạnh, G̣ Vấp, Tân B́nh, B́nh Chánh ở  phía Nam.  Sông Vàm Thuật có 2 nguồn. Nguồn phía Bắc là Rạch Bến Cát  và nguồn phía Tây Nam là Rạch Bến Thượng. Nguồn Rạch Bến Thượng là Kinh Tham Lương; Rạch Thị Nghè có nguồn  là Kinh Nhiêu Lộc.  Rạch Bến Nghé và Kinh Đôi, nối liền  sông Sài G̣n  với  với sông Vàm Cỏ Đông qua Rạch Chợ Đệm và sông Bến Lức .Sông Bến Lức  và Kinh Chợ Đệm  tháo nước  vùng đầm lầy  Láng Le, Bàu Cỏ, Vườn Thơm,  Bà Vụ của quận B́nh Chánh  ra sông Vàm Cỏ Đông nhờ một hệ thống  kinh rạch chằng chịt  ở phía Nam quận B́nh Chánh …

 

Trên phương diện tài nguyên thiên nhiên  không thể không nhắc tới  vùng rừng sác , rừng ngập mặn quận-huyện  Cần Giờ nơi có hợp lưu các sông Sài G̣n, sông Đồng Nai , sông Vàm Cỏ  sông Bé ( ? ) tạo   ra  hai sông   khá rộng  là sông Ṣai Rạp chảy ra cửa Ṣai Rạp và sông Ḷng Tảo  chảy ra cửa Cần Giờ.  Nhắc lai là 291 000 ha tổng diện rừng ngập mặn trong thời gia Chiến Tranh Viêt Nam ( 1965 – 73 ? )  đă bị thuốc khai quang tàn phá nặng nề , mất  hết 100 500 ha.  Rừng sác  Cần  Giờ, năm 2000 c̣n tổng diện tích là 74 750 ha, trong đó  40 000 ha là rừng trồng lại  từ năm 1978 đến  1998.  Vùng rừng ngập mặn Cần Giờ  đă được UNESCO  công nhận là  Vùng Di sản  Sinh  cầu Thế giới – World Biosphere và  nay nhiều người xem đây là   phổi xanh – green lung  của TP Sài Gon City . Thật thế,  khu rừng Cần Giờ  đă kiểm kê được 127 ḷai  cá tôm – nghêu -ṣ,  130 ḷai chim, 30 ḷai ḅ sát , 19 ḷai động vật có vú và  52 loài thực vật. V́ là rừng ngập mặn,  lẽ dĩ nhiên là phải chứa nhiều ḷai cây như mắm ( Mấm ) Avicennia sp. , vẹt  Bruguiera sp., bần Sonneratia sp. , đước Rhizophora sp.  …  Nhưng nổi  tiếng nhất  cho Lâm Viên Cần Giờ  là  có chừng 1000 con khỉ  ở  Đảo Khỉ  cách trung tâm Sài G̣n chừng 61 km và Cá sấu nước mặn – Salt water Crocodile .

 

Lịch sử Sài G̣n

 

Từ đồn Prey Kor – Sài Côn 1623 đến  địa danh chánh thức Sài G̣n 1674

 

Vào  đầu thế kỷ thứ 17,  năm  1613  khi chúa Tiên Nguyễn Ḥang từ trần, con là Chúa Sải Nguyễn Phúc( Phước ) Nguyên, lúc đó đă 51 tuổi ta, lên kế vị  cầm quyền Đàng Trong  từ 1613 đến 1635, theo di mệnh quyết tâm  xây dựng Đàng Trong thật mạnh  để chống lại chúa Trịnh Đàng Ng̣ai. Do đó ông giao hảo với các nước phương Nam  để củng cố vị thế .    Phía Nam nước ta lúc đó là Chiêm Thành và Chân Lạp.  Vua Chân Lạp  Chey Chetta (trị v́ 1618- 1628 ) mới lên ngôi, cầu hôn với con gái chúa Sải công nương Ngọc Vạn, muốn kết thân  với Chúa Nguyễn để làm thế đối trọng với Xiêm ( Tiêm ) La ( Siam ,Thái Lan ngày nay ). Tưởng cũng nên nhắc lại là đế quốc Khmer hay Chân Lạp từ thế kỷ thứ năm đă bị những cuộc tấn công liên tiếp  của  các vua Xiêm La  Ayuthya là suy tàn. Bộ Đại Nam  liệt truyện tiền biên  đến mục  “ Ngọc Vạn”  ghi   rằng  Ngọc Vạn   là khuyết  truyện , nghĩa là không có tiểu sử. Nă m 1995, bộ gia phả  Nguyễn Phúc tộc thế phả, cho biết là vào năm  1620, chúa Sải  gả người con gái thứ nh́  là Nguyễn Phúc  Ngọc Vạn  cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II.

 

Ba năm sau ( 1623 )  cuộc hôn nhân  của Ngọc Vạn , chúa Sải  cử một sứ bộ sang Chân Lạp  xin vua Chey Chetta II , nhượng khu dinh điền  ở vùng Mô X̣ai ( Mô Xuy ?), gần  Bà Rịa ngày nay.  Nhờ sự vận động của ḥang hậu Ngọc Vạn, vua Chân Lạp đồng ư  cho người Việt đến Mô X̣ai canh tác . Đây là  lần đầu tiên,  Chân Lạp chánh thức nhận cho Việt Nam khai khẩn  trên đất Phù Nam, Chân Lạp  xem là thuộc địa lỏng lẻo của Chân Lạp. Sử ghi rằng năm 1665, có khỏang 1000 người Việt  vào lập nghiệp ở vùng đất mới này . Đồng thời chúa Sải cũng “ mượn “  đất Prey Nokor và Kas Krobei ( Bến Nghé ở quận 1 ngày nay )  lập đồn quân  và sở thuế bảo đảm an ninh  cho lưu dân Việt ở vùng Mô Xuy ( Theo LS Lưu Vĩnh Khương- 2006 ).  Prey kor đọc trại là Tài g̣n- Sài Côn hay Sài g̣n- Chợ Lớn ngày nay.  Theo Huỳnh Văn Lang- 2004, người Việt thật sự đă khai hoang lập ấp trước đó ba, bốn thập niên rồi. Theo  Pierre Dupont  ( B.S.E.I.-1949), nước Chân Lạp  cướp nước Phù Nam, nhưng chỉ  cướp được  cái phần đất  mà  nay là nước Căm Bốt  và  Nam Xiêm La  xưa mà thôi , c̣n từ  Nam Kỳ  ra tới Nha Trang, cũng là lảnh thổ Phù Nam  th́ họ không bao giờ cướp đựợc cả . Nhà văn B́nh Nguyên Lộc ( Tập san sử địa số19, 20 – 1970 )viết : vào giữa thế kỷ  thứ 1 7 cho đến năm 1900,  th́ giữa Biên Ḥa và Phan Thiết  là rừng rậm  của những bộ lạc  có con dân  làm nô lệ cho nước ta.  Đây là một vùng không có dân – nomansland , giữa 2 quốc gia Cao Miên và Chiêm Thành; cả hai  cố ư không khẩn hoang  một vùng rộng lớn để lấy rừng sâu  làm  thành lũy thiên nhiên, hầu chống xâm lăng. Các bộ lạc đó là Người Mạ, họ tự xưng là  Chi -au Mạ , sách biến âm Chi- au thành Châu, Châu Mạ ).  Không có tài liệu nào cho biết là   Chân Lạp chiếm  đất  Bà Rịa – Biên Ḥa- Long Khánh cả thảy. Cứ lật hồ sơ hành chánh của Pháp, ta nhận ra rằng cho tới năm 1930, mà dân ta khẩn hoang chưa xong đất Đồng Nai- Củu Long, th́ hẳn vào thế kỷ thứ 17, không có bao nhiêu  người Cao Miên  định cư ở vùng đất này. Trong tỉnh Biên Ḥa đào được nhiều tượng Chàm, chớ không có  tượng Cao Miên nào hết. Trái với học giả tiền bối Trương Vĩnh Kư, những địa danh Việt Hóa ở Biên Ḥa và Long Khánh mang dấu vết Mă Lai như Gia Ray ( Gia là sông , là nước nhà theo phương ngữ Mă Lai) không có địa danh nào  mang danh  tiếng  Cao Miên cả . Khác hẳn tên  Việt hóa từ tiếng Miên như Trà Vinh – Tra Peng,  Long Hồ – Longhor,  Mỹ Tho- Mêsor …

 

Năm 1658,  khi vua Chân Lạp mất, nội bộ ḥang gia Chân Lạp bất ḥa, chú cháu tranh dành ngôi vua, sự việc không giải quyết được,  bèn sang cầu cứu  chúa Nguyễn. Chúa Hiền   sai tướng đem 3000 quân  đánh Mỗi Suy ( nay thuộc tỉnh Biên Ḥa ), bắt được vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân( Ponhea Chan) đem về giam tại Quảng B́nh  một độ, rồi tha cho về nước, nhưng phải hứa hàng năm triều cống và bảo vệ  người  Việt Nam lập nghiệp  trên đất  Nam Vang chiếm cứ. Năm 1674, nội bộ Chân Lạp lại có sự tranh chấp. Nặc Ông Đài ( Batom Reacha ? ) cầu viện  Xiêm La  đánh Nặc Ông Nộn ( Ang Non ). Nặc Ông Nộn  chạy sang dinh Thái Khang  ( tỉnh Khánh Ḥa ngày nay ) cầu cứu. Chúa Hiền sai  các tướng Nguyễn Dương Lâm  và Nguyễn Đ́nh Phái  sang đánh Nặc Ông Đài , phá được  các lũy Sài G̣n , tiến quân vây thành Nam Vang. Đây là lần đầu tiên  địa danh Sài G̣n thay v́ Sài Côn  được dùng  trong  Chánh sử Việt. Con cháu  ḍng thừa kế  là Nặc Ông Thu ( Ang Saur ) ra hàng, được lâp thành  Chánh Quốc Vương  đóng tại Long Úc. Riêng  Nặc Ông  Nộn( Ang Non )  được phong làm Phó Quốc Vương  đóng  tại Sài Côn . Cả hai đều được xem là chư hầu, hàng năm phải triều cống  chúa Nguyễn. Năm 1679, chúa Hiền cho quân tướng  Trần Thượng Xuyên  vào lập nghiệp tại  Lộc Dă – Bàn Lân,  thuộc Biên Ḥa.  Năm  1698,  chúa Minh Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hửu Kính làm Kinh Lược đất Chân Lạp, lấy đất Đồng Nai  làm huyện Phước Long, và Sài Côn làm huyện Tân B́nh, đặt dinh Trấn Biên – Biên Ḥa và dinh Phiên Trấn –  Gia Định. Năm  1714,  quân của Nặc Ông Thâm, con của Nặc Thu,  chiếm thành La Bích, vây Nặc Ông Yêm con của Ông Nộn nguy cấp lắm.  Chúa Ninh Nguyễn Phước Trú sai Trần Thượng Xuyên phát binh sang đánh. Nặc Ông Thâm sợ hải bỏ  chạy. Trần Thượng Xuyên lập  Nặc Ông Yêm   lên làm vua Chân Lạp .

 

Theo Lâm văn Bé( Ḍng Việt số 17 – 2005), lúc ban đầu, cuộc Nam Tiến là một  cộng cư giữa người  Việt, người Tàu  và người bản địa  ( Miên, Môn, Chàm ), để khẩn hoang một vùng đất vô chủ.  Sau đó đến thế kỷ thứ 18, những đất đai  vùng châu thổ Cửu Long và vùng ven vịnh Xiêm La  vua chúa Chân Lạp  lần lượt chuyễn nhượng, hoặc trực tiếp cho chúa Nguyễn, họăc gián tiếp qua tay ḍng họ Mạc là những món quà đổi lại sự giúp đở  quân sự cho Chân Lạp, bảo vệ Chân Lạp  chống đỡ uy hiếp thường xuyên  của Xiêm La. Các đất đai  vua Miên  dâng tặng cho  chúa Nguyễn  không hẳn thuộc vua Miên, v́  từ sau khi Phù Nam tan ră, vùng đất này  chẳng bao giờ  được Miên kiểm sóat hay đặt bộ máy chánh quyền.  Đến năm 1768, cuộc Nam Tiến  coi như đă chấm dứt. Lảnh thổ Nam Kỳ  lúc này được chia ra  thành 3  ba vùng : Vùng Đồng Nai, bao gồm các tỉnh Miền Đông, Vùng Sài G̣n  bao gồm các  đất từ sông Sài G̣n  đến cữa Cần Giờ   và Vùng Long Hồ là đất các tỉnh miên Tây.

 

Tháng 10 năm 1777, nghe tin Nguyễn Huệ  rút về Qui Nhơn, Nguyễn Phước Ánh thóat nạn ở  Long Xuyên  chạy ra tránh ở đảo Thổ chu ( Châu ),  cử binh tiến đến Sa Đéc , tháng 11,  đánh úp dinh Long Hồ và  tháng 12  chiếm lại Sài Côn.  Năm  1778, Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc lên ngôi ḥang đế, niên hiệu là Thái Đức, phong Nguyễn Lữ làm tiết chế, Nguyễn Huệ làm Long Nhương  tướng quân. Đại Nguyên Súy  Nguyễn Phước Ánh lúc đó  mới 17 tuổi, sai đóng chiến thuyền  đắp lũy phong giữ Sài Côn, dựng nhà tông miếu, đặt công đường các dinh  Trấn Biên, Phiên Trấn ,Long Hồ , chứa lương thực Bắc Tiến đánh anh em Tây Sơn. Nguyễn Phước  Ánh tổ chức lại việc cai trị  đất Gia Định, chia vạch địa giới 3 dinh Trấn Biên  ( Biên Ḥa sau này ), Phiên Trấn ( tỉnh  Gia Định và Đinh Tường)

 

và Long Hồ ( An Giang và Vĩnh Long ). Dinh Phiên Trấn  chỉ có một huyện là Tân B́nh gồm 4 tổng : B́nh Dương,  Tân Long, Phước Lộc và B́nh Thuận.  Năm 1789 , bắt được tướng Tây Sơn  là  Phạm văn Tham  ở Ba Thắc – Châu Đốc, Nguyễn Ánh  mới dẹp yên đất Gia Định. Năm 1790, sai  đắp thành Gia Định  xây theo kiểu bát quái xây dựng kỳ đài  ba tầng, ṭa vọng đẩu  ban ngày kéo cờ , ban đêm  chong đèn  là hiệu lệnh cho các quân.  Thành xây theo kiểu Tây Phương  do Olivier de Puymanel và Theodore Lebrun tŕnh bày. Trong thành có 8 con đường ngang dọc; ng̣ai thành là đường phố, chợ búa, dọc ngang la liệt, có thứ tự , hai bên đường  đều có trồng cây . Thật ra th́ cuối đời chúa Nguyễn Phúc Thuần ( 1772) , Đại Phố Châu  ( Biên Ḥa – Cù Lao Phố ) đă bị chúa Tây Sơn Nguyễn Nhạc tàn phá năm 1782,  hạ sát  tàn bạo, giết hơn  10 000  quân binh hay thường dân Minh Hương ( Lưu Vĩnh Khương  – 2006 ). Hoa thương đă rời bỏ  Đại Phố đến Bến Nghé( Chợ Lớn ), nơi  quân nhà Nguyễn trú đóng, dân cư đông đúc để được an ninh, dễ làm ăn hơn. Chúa Nguyễn đă  chỉ định vùng Sài Côn- Chợ Lớn ngày nay cho họ ở, lập phố xá buôn bán.  Từ đó Chợ Lớn mỗi ngày  mỗi phồn thịnh, trở thành  trung tâm thương măi miền  Nam. Cũng theo Lưu Vĩnh Khương ( 2006 ) , năm 1821  một thương gia Anh ghé vào gia Định, “ không ngờ ở miền xa xôi này lại có một thành thị to rộng như thế, cách xếp đặt phố xá ở đây c̣n phong quang thứ tự  hơn nhiều kinh đô  châu Âu . Sĩ quan Pháp Francis Garnier  quả quyết là thị trấn Chợ Lớn do người Tàu lập lại vào năm 1778 : “ dân cư đông đúc , phố chợ san sát, nhà tường nhà ngói liên tiếp cùng nhau . Ghe tàu hải dương  đến buôn bán qua lại , cột buồm liền lạc, xứng là xứ đô hội  không đâu sánh bằng”. Liên hệ Pháp Việt đă có từ  thế kỷ  thứ 17  khi nhà  truyền giáo ḍng tên Jesuit Alexandre de Rhodes đến Xứ Đàng Trong.  Phạm vi hoạt động của Pháp  và Tây Phương là buôn bán, thương măi. Cho đến  năm 1787, Giám mục Bá Đa Lộc – Pigneau de Bihaine mộ được vài quân binh  giúp Nguyễn Phước Ánh  đánh Tây Sơn, tiếp tục chiến đâu  giúp Nguyễn Vương dù giám mục đă chết,  măi cho đến 1802 khi Nguyễn Vương  lên ngôi vua Gia Long, lựa chọn kinh đô là Phú Xuân – Huế.  Vào đầu thế kỷ thứ19,  Pháp can thiệp sâu vào nội t́nh nước Việt nam , lấy cớ là bảo vệ  Hội Thừa sai Paris –  Foreign Mission .  Phần triều đ́nh nhà Nguyễn Phước lại xem các nhà truyền giáo Cơ Đốc – Catholic missionaries  như thể là một mối đe dọa  chánh cho  quyền uy chánh trị , văn hóa , lễ nghĩa , phong tục… của triều đ́nh và dân gian… :  tỉ như  Việt Nam đang theo chế độ đa thê- polygamy, trong khi  các linh mục, giáo sĩ lại nhấn mạnh đến độc thê- monogamy.  Năm 1858,  sau khi nhà ngọai giao Charles  de Montigny thất bại điều đ́nh bải bỏ cấm đạo, Nă Phá Luân Đệ Tam – Napoleon III  phái đô đốc  Charles Rigault de Genouilly  sang Việt Nam  với sứ mệnh  ngăn chặn  việc đuổi bắt các giáo sỉ theo đạo Cơ Đốc  và cấm đạo của triều đ́nh Huế.  Tháng 9 năm 1859, 14 tàu chiến Pháp, 3000 quân lính và  300 lính mộ Phi Luật Tân do Tây Ban Nha cung cấp, tấn công  đánh phá gây thiệt hại trầm trọng  ở Tourane ( nay là Đà Nẳng ) và chiếm cứ thị trấn này. Sau  vài tháng, Rigault  phải rời bỏ Tourane v́ thiếu tiếp tế và lâm bịnh.  Rigault quay về Miền Nam,  phá tan đồn Kỳ Ḥa,Nguyễn Tri Phương chống giữ yếu đuối , và chiếm giữ Sài G̣n ngày 18 tháng 2 năm 18 59.  De Genouilly bị chỉ trích về hành động xâm lược này  và được đô đốc Page thay thế tháng11 năm 1859, với chỉ thị là kư một  ḥa ước với triều đ́nh Huế bảo vệ truyền đạo ở Việt Nam và cố sức không tăng thêm xâm chiếm đất đai. Thế  nhưng, ngày 13 tháng tư năm 1862,  triều đ́nh Huế bị bó buộc phải nhượng ba tỉnh Biên Ḥa, Gia Định và Định Tường cho Pháp.

 

 

 

Phần II :

 

Thời Đông Pháp, ít người đề cập tới

 

Đông Pháp – Indochine francaise  hay Đông Dương thuộc Pháp,  Liên Bang Đông Dương – Fédération  indochinoise , từ năm 1947 đến  hiệp định Giơ Neo- Geneva, Genève tháng tư năm 1954, là thành phần  của Đế Quốc Thuộc Địa  Pháp ở  Đông Nam Á . Gồm liên bang 3 kỳ Việt Nam là Bắc Kỳ- Tonkin, Trung Kỳ – Annam và Nam Kỳ – Cochinchine cũng như Căm Bốt, nhận  Pháp bảo hộ từ năm 1887, cộng thêm  Lào năm 1893 và Quảng Châu Loan ( Kouang- Tchéou- Van , Guangzhouwan ) năm 1900. Sài G̣n là thủ đô Đông Pháp từ 1887 đến 1902 .  Thủ đô Đông Pháp,  năm 1902,   được chuyễn từ Sài G̣n ra Hà Nội  và đến năm 1939 cho đến 1945  là Đà Lạt , rồi chuyễn về  lại Hà Nội từ năm 1945 đến năm1954.  Khi Pháp thua trận ở Thế Chiến thứ II,  Đông Pháp được  chánh quyền Vichy Pháp  cai trị  với sự giám sát của quân đội Nhật  măi cho đến một thời kỳ ngắn ngũi ḥan toàn do Nhật quản trị thực tế từ tháng 3 ( Nhật đảo chánh Pháp )  đến tháng 8 năm 1945. Bắt đầu từ tháng 5 năm 1941, Việt Minh ( Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội) nổi lên chống đối chánh quyền cai trị Pháp, khởi sự Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nhất – The First Indochina War, theo sử gia Hoa Kỳ. Ở Sài G̣n, chánh quyền chống Cọng Việt Nam do quốc trưởng ( đă thóai vị bỏ ngôi vàng năm 1945 ) Bảo Đại ( Vĩnh Thụy ) lảnh đạo, được  tuyên bố  độc lập năm  1949. Tiếp theo Hiệp Định Giơ Neo năm 1954,  Việt Minh nắm chánh quyền miền Bắc Việt Nam,  và chánh quyền Bảo Đại  vẫn  thực tế  cai trị miền Nam .

 

Tưởng cũng nên biết qua là năm 1862  Pháp  nhận được   từ thời vua Tự Đức ḥa ước nhượng 3 cảng  ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ cho Pháp  và nhượng Nam Kỳ ,  Pháp chánh thức  xem  là lảnh thổ ( thuộc địa ) Pháp năm 1864. Năm 1867, 3 tỉnh Châu Đốc, Hà Tiên và Vĩnh Long cũng trở thành lảnh thổ Pháp kiểm sóat.  Năm 1863 , vua Căm Bốt Norodom  đ̣i hỏi  Pháp lập Bảo Hộ – Protectorat trên đất nước Căm Bốt.  Năm 1867, Xiêm ( nay là Thái Lan )  nhận bỏ chủ quyền  trên Căm Bốt  và chánh thức công nhận  Pháp Bảo hộ Căm Bốt năm 1863  hầu đổi lấy kiểm sóat các tỉnh  Battambang và Siem Reap,  trở thành lảnh thổ Thái Lan . Nhưng  sau ḥa ước biên giới năm 1906 giữa Pháp và Xiêm, Thái Lan ḥan lại hai  tỉnh này cho Căm Bốt .

 

Pháp đọat  quyền kiểm sóat Bắc Kỳ  sau khi thắng  Trung Quốc ở Chiến Tranh  Hoa- Trung Pháp các năm 1984- 85.  Đông Pháp được thành lập năm 1887 từ ba kỳ , Bắc Kỳ , Trung Kỳ  và Nam Kỳ( hợp lại thành nước Việt Nam ngày nay)  và vương quốc  Căm Bốt, Lào,  được  xáp nhập vào Đông Pháp  sau Chiến Tranh Pháp -Xiêm năm 1983.  Liên Bang Đông Pháp   tồn tại cho đến năm 1954.  Cả 4  xứ Bảo Hộ,  trên danh nghĩa, Pháp  giữ lại chánh quyền địa phương là các vua Việt Nam, vua Căm Bốt và vua Luang Prabang. Nhưng  trong thực tế  Pháp thu gọn mọi uy quyền vào tay Pháp; các vua  chỉ là “ bù nh́n” . Tranh chấp lảnh thổ khi  Pháp muốn mở rộng  Đông Pháp,  là nguồn gốc  Chiến Tranh Pháp- Xiêm  năm 1893.  Năm 1893 ,  Chánh quyền Thuộc địa Đông Pháp lợi dụng  tranh chấp biên giới, tiếp theo là hải chiến PakNam,   để gây hấn. Tàu chiến Pháp xuất hiện ở Vọng Các -Bangkok  và yêu cầu Xiêm  nhượng các lảnh thổ Lào ở phía Đông sông Cửu Long.  Vua Xiêm Chulalongkorn kêu gọi Anh Quốc, nhưng  tổng trưởng Anh  nói vua Xiêm  nên tự điều đ́nh lấy,  cho nên buộc ḷng vua Xiêm phải chấp nhận. Thành quả thái độ Anh Quốc là một thỏa thuận  của Xiêm với Pháp,  bảo  đảm toàn vẹn lảnh thổ  c̣n lại của Xiêm. Thay vào đó, Xiêm  phải   từ chối chủ quyền  vùng Shan, nói tiếng Thái ở Đông Bắc Miến Điện  cho Anh Quốc kiểm sóat và  nhượng Lào cho Pháp.

 

Tuy nhiên , Pháp tiếp tục  áp lực trên Xiêm  và các năm 1906 – 1907  lại tạo dựng lên một khủng hỏang khác.  Lần này,  Xiêm đă phải  nhượng cho Pháp  bờ phía Tây  sông Cửu Long  đối diện  Luang Prabang  và quanh Champasak ở Nam Lào,  cũng như miền Tây Căm Bốt.  Pháp cũng chiếm giữ  phần phía Đông tỉnh Chantaburi.  Năm 1904, hầu  đ̣i lại Chantaburi,  Xiêm phải nhượng vùng Trat cho Đông Pháp.  Trat được ḥan  lại cho Xiêm – Thái Lan ngày 23 tháng 3 năm  1907,  đổi với  nhiều vùng  phía Đông sông Cửu Long như Battambang , Siam Nakhon và Sisophon.  Vào thập niên 1930,  Xiêm thảo luận với Pháp  về  việc ḥan trả lại cho Xiêm  những tỉnh Xiêm  Pháp chiếm giữ. Năm 1938 , Chánh quyền

 

Mặt Trận B́nh Dân Pháp  ở Ba Lê đồng ư  ḥan lại  Angkor Vat, Angkor Thom, Siem Reap, Siem Pang  và các tỉnh liên hệ ( gần 13 tỉnh cả thảy )  cho Xiêm.  Trong lúc đó, Xiêm  chiếm cứ các vùng này, trước khi ḥa ước kư kết. Hai chánh quyền Xiêm và Đông Pháp  gửi người đến  Đông Kinh-  Tokyo  Nhật kư kết ḥa ước hoàn lại những tỉnh  Xiêm đă mất.

 

Chiến tranh Pháp- Xiêm ( Thái Lan ) tái diễn các năm 1940 – 41.  Vào Thế Chiến thứ II , Thái Lan lợi dụng cơ hội Pháp yếu kém , đ̣i lại các đấtđai Xiêm đă mất, gây nên  cuộc chiến tranh Pháp – Xiêm,  từ  tháng 10 năm 1940 đến ngày 9 tháng 5 năm 1941. Quân lực  Thái Lan chiến đấu khá giỏi trên đất liền, nhưng các mục tiêu Thái rất là giới hạn.  Tháng giêng 1941, hải quân Pháp Vichy  đánh bại   thẳng thừng  hải quân Thái ở Trận Ko Chang . Chiến tranh chấm dứt với sự can thiệp của Nhật tháng 5 năm 1941 và Pháp phải  trả lại những lảnh thổ Xiêm  Pháp  đă chiếm giữ thêm.

 

Tháng 3 năm 1945 , Nhật đảo chánh Pháp, chiếm mọi uy quyền ở Đông Pháp. Tháng 4, Nhật làm áp lực  Thái tử Lào,   Ḥang thân Savang Vatthana tuyên bố Lào độc lập, tung ra Chiến dịch Đông Pháp  thứ II . Nhật nắm thực quyền  ở Đông Dương và Đông Pháp,  măi cho đến tháng 8 năm 1945 khi Nhật đầu hàng Đồng Minh.   Sau Thế Chiến thứ II,   Pháp đ̣i hủy bỏ  Hiệp Ước Pháp – Xiêm năm 1938, cố sức giữ vững uy quyền, nhưng đụng độ với các lực lượng Việt Minh  liên kết cùng các đảng phái quốc gia Việt Nam. Hoa Kỳ thọat tiên  ủng hộ Việt Minh chống Nhật. Tổng thống Roosevelt và   tướng Stilwell,  trong nhũng đàm luận tư,   minh bạch  nói rằng  Pháp không  thể  tái lập uy quyền ở Đông Pháp ( nghĩa là Việt Nam ngày nay, Căm Bốt và Lào ) khi Thế Chiến chấm dứt . Tổng thống Roosevelt nói với Ngọai trưởng Hoa Kỳ  Cordell Hull  là sau  gần 100 năm Pháp cai trị, Đông Pháp  c̣n tệ hại hơn trước . Roosevelt c̣n hỏi  Tưởng giới Thạch – Chiang Kai shek là có muốn lấy  Đông Pháp không, được Tưởng  Giới Thạch trả lời rằng không  trong bất cứ trựng hợp nào.    Nhưng sau  khi  Nhật đầu hàng,  Tưởng gửi 200 000  quân Tàu do tướng Lư Hán chỉ huy chiếm đóng miền Bắc Việt Nam  phía trên vĩ tuyến thứ 16  để giải  giáp quân đội Nhật.   Tưởng  đe dọa Pháp  và thao tác  xung đột giữa Pháp và Việt Minh, buộc Hồ Chí Minh  và Pháp phải kư thỏa hiệp ḥa b́nh.  Tháng 2 năm 1946, Tưởng  buộc Pháp   phải trả lại  mọi nhượng địa ở Trung Quốc  và các  ân huệ  ngọai lảnh thổ  của Pháp , đổi lại việc   Tàu rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam  và để cho quân đội Pháp tái chiếm vùng này , khởi sự tháng 3 năm 1946.  Sau  khi  thuyết phục vua Bảo Đại thóai vị , ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh ( HCM )  tuyên bố  Cộng Ḥa  Dân Chủ Việt Nam độc lập. Nhưng trước cuối tháng 9,  một lực lượng quân đội Anh và Pháp cùng quân đội  Nhật bị bắt giữ,   tái lập quyền Pháp cai trị Pháp  ở miền Nam Việt Nam . C hiến tranh khốc liệt tiếp theo đó,  được gọi là Chiến Tranh Đông Dương thứ Nhất. Năm 1950,  ông Hồ  lại tuyên bố độc lập trên lảnh thổ Việt Nam Dân chủ Cọng Ḥa , được hai chánh quyền Cọng Sản   là Trung Quốc và Nga Sô Viết công nhận . Chiến tranh tiếp diễn măi  cho  đến tháng 5 năm 1954 , khi Việt Minh  đánh bại  quyết định lực lượng Pháp ở Điện Biên Phủ.  Ngày 27 tháng 4 năm 1954,   Hiệp Định Giơ Neo   phân chia ra hai miền Nam  Bắc  ở vĩ tuyến 16,  với điều  lệ là phải tổ chức tổng tuyễn cữ tháng 7 năm 1956,  để thống nhất đất nước. Hoa Kỳ và miền Nam Việt Nam  không chịu kư hiệp định Giơ Neo này.  Pháp rút lui,  trao lại Miền Bắc cho Cọng Sản . Trong khi  chế độ Bảo Đại nhờ sự ủng hộ của Hoa Kỳ ,  tiếp tục kiểm sóat miền Nam  .

 

  

Phát triển Sài G̣n thời Pháp thuộc

 

Như đă nói trên cảng Sài g̣n đă được thiết lập từ năm 1862 ở  ṿng cung sông  Sài G̣n có nhiều sông nhỏ và rạch, kinh lớn nhỏ chằng chịt  ngang qua.  Đây là mạng lưới sông rạch bao phủ  châu thổ sông Cửu Long và giao thông đến Căm Bốt . Nay tàu trọng tải 30 000 tấn có thể cập bến cảng sông Sài G̣n , một ưu điểm quan trọng ít khi thấy  ở một cảng sâu trong đất liền.  Cảng này  đă là một trung tâm thương măi, chuyên chở hàng hóa và hành khách náo nhiệt.  Báo chí Sài G̣n,  năm 1909,  cho biết  trong tháng 9 đă có 95 tàu chở hàng ngọai quốc  ( Tây – Pháp , Đức , Mỹ- Hoa Kỳ, Hồng Mao – Anh… ), số lượng hàng hóa nhập cảng là 85 476 tấn.  Theo giáo sư Nguyễn Văn Trung ( Đi Tới – 2003 ),  riêng thủy tŕnh của Hỏa Luân Thuyền Công ty đă có  tàu Sài G̣n đi Mỹ Tho;  từ Mỹ Tho đi Cái Bè, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cù Lao Gien, Châu Đốc,  Long Xuyên, Trà Ôn, Sóc Trăng  và trở về Mỹ Tho , Sài G̣n; ng̣ai vô số thủy tŕnh khá  như lên Biển Hồ, lên Nam Vang, lên Bassac, đường sông lớn đi lên Lào …  Pháp đă cố gắng dặt mục tiêu  phát triễn Ḥn Ngọc Viễn Đông –  Sài G̣n thành một cảng buôn bán sầm uất  sánh ngang Singapore do Anh Quốcc thiết lập lúc đó  . Năm 19037 Sài G̣n đă là một trong  6 cảng  họat động sôi nổi nhất trong 6 cảng nổi  tiếng của Đế Quốc Pháp .  Nay, Sài G̣n là một cảng sông chuyên chở hàng hóa mỗi  năm 13 triệu tấn .

 

Năm  1936, Pháp  khai thông đường xe lữa Xuyên Đông Pháp – Trans-Indochinois rail way nối Hà Nội-  Sài G̣n  Hà tầng cơ sở  c̣n được cải thiện đẽ đễ du hành  từ Pháp đến Đông Dương.   Từ năm 1939,  tàu đi từ Marseille ( cảng miền Nam nước Pháp )  chỉ mất chưa đầy 1 tháng  và  chỉ mất 5 ngày đi máy bay   từ Paris đến Sài G̣n.  Cáp điện tín-  telegraph cables  ngầm được thiết lập năm 1921. Kiều dân Pháp  tạo thêm ảnh hưởng ở  Sài G̣n  bằng những kiến trúc  cột mốc – landmark  . Tỉ như Nhà Thờ Đức Bà-  Cathedrale Notre Dame xây cất ngày 7 tháng 10 năm 1877  và ḥan tất   ngày 11 tháng 4 năm 1880, theo  đồ bản họa kiểu của  kỷ sư Pháp Bourard. Ngay tại  trung tâm Thành Phố,  trên đường Hàn Thuyên, quận 3, đối diện đường Động Khởi, gần Ṭa Bưu  Điện Sài G̣n. H́nh như tổn phí là  2.5 triệu phật lăng – francs đương thời. Hai ngày 7 và 8 tháng 12 năm 1959,  Ṭa Thánh Vatican công nhận là đây là Nhà Thờ Lớn  Sài G̣n thờ Đức Bà.  Nhà Thờ lớn  cũng là một công thự tôn giáo nguy nga,  lọai kiến trúc Tân La Mă –  Neo Romane  có 2 ṭa tháp  cao 40m  có mũi tên kim lọai trên đỉnh. Ṭa Đô Chánh – City Hall, Hotel de Ville   nay là  Ṭa  Hội đồng Nhân Dân Thành Phố, sơn phết màu kem và màu vàng  đúng kiểu cổ  dinh thự thời Thuộc địa , đèn thắp sáng trưng ban đêm,  không được phép thăm viếng, nhưng trước mặt là tượng Bác Hồ  rất phổ thông để chụp h́nh . Viện Bảo tàng lịch sử  Việt Nam – Museum of Vietnamese History, Musée de l’histoire du Việt Nam ở  số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm,  phường Bến Nghé, quận 1,   TP Sài G̣n.  Viện Bảo tàng xây cất năm 1929, mang tên  là viện Bảo Tàng Musée Blanchard de la Brosse , cho đến năm 1956 mới đổi tên  Trong thời gian này, viện trưng bày nhiều triễn lăm nghệ thuật Á Châu. Năm  1956, viện trở thành viện Bảo  Tàng Quốc Gia Sài G̣n. Sau 1975 ,  sau một lọat trùng tu  mới có tên là  Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam . Đặc điểm là Viện chứa trên 17 000 cổ vật quí hiếm  và trưng bày  nhiều công tŕnh nhiều giai đọan lịch sử nước nhà, từ thời cổ đại cách đây  300 000 năm đến  năm 1930 lúc đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời,  và của nhiều nền  văn hóa , văn minh thế giới khác nhau.  Dinh Thống nhất  – Reunification Palace, Palais de Réunification  ở số 106 đường Nguyễn Du, quận 1. Được xây cất năm 1865 và gọi là Dinh Norodom  và sau đó là   Dinh Phủ Ṭan Quyền Đông Pháp . Tổng thống miền Nam Ngô Đ́nh Diệm và gia đ́nh ông bà Nhu  sống ở dinh Norodom cho đến  năm 1954 .  Dinh bị một sĩ quan không quân ném bom  làm hư hỏng nặng nề, tháng 2 năm 1962. Tổng Thống

 

Diệm   bắt buộc phá hủy phần c̣n lại và sai kiến trúc sư Ngô Viết Thụ họa kiểu xây dựng một dinh thự  mới, đổi thành Dinh Độc Lập -Independance Palace, Palais de l’ Independance. Dinh Độc Lập rộng  4 500 m2, trong một khuôn  viên  120 000 m2.  Dinh thự gồm một tầng dưới đất , ba lầu,  hai tầng gác lững- mezzanines , một sân thượng -terrace, terrasse, một sân chơi ở tầng trên . Dinh có 100 pḥng  và mỗi pḥng trang trí, theo đúng chức năng ḿnh   Ng̣ai ra c̣n có 2 pḥng triễn lăm, một nhà khách 33 pḥng để đón mời quan khách  và nhiều cơ sở để tiêu khiển giải trí, như  sân đánh cầu vượt – tennis  và  nhiều nhà sàn. Ngày 30 tháng 5 năm  1975,    xe tăng quân đội Bắc Việt  phá cửa sắt xông vào chiếm  dinh. Tổng thống Dương Văn Minh   cùng 45  nhân viên nội các ông  đầu hàng, không  chút nào chống cự.  Sau  giải phóng,  dinh là  trụ sở Ủy Ban Quân quản TP HCM . Những hội họp chánh trị   về thống nhất đất nước xảy ra ở dinh , cho nên dinh đổi tên thành Dinh Thống Nhất . Ngày nay,  dinh Thống Nhất  là một địa điểm du lịch hút dẫn,  không những cho dân Việt mà c̣n cho ngọai quốc nữa.

 

 

Phần III : Phát triễn Sài G̣n – TP HCM ngày nay sau  năm 1975

 

    Khác hẳn Algérie,  kiều dân Pháp không  đến cư trú nhiều ở Đông Pháp.   Năm 1940 chỉ kiểm kê được 34 000 Pháp dân sự, song song với  một số nhân viên nhỏ hơn gồm quân đội và  công chức .  Sở dĩ như vậy là v́ Pháp  xem Đông Pháp là thuộc địa khai thác kinh tế- colonie d’ exploitation  économique  thay v́ là thuộc địa   định cư dân – colonie de peuplement  ( Pháp  xem  dân ở chánh quốc là đă quá đông ), v́ lẽ Đông Pháp cũng xa Pháp Quốc. Tuy nhiên, trong thời Pháp thuộc địa, tiếng Pháp là  ngôn ngữ chánh ở giáo dục , chánh quyền, thương măi  báo chí truyền thông  và tiếng Pháp được phổ thông rộng rải trong dân gian.  Tiếng Pháp  rất thông dụng ở thị thành  hay thôn quê bán đô thị, trở thành  tiếng nói chánh của  giới  thượng lưu và giới có học.    Đặc biệt   ở Bắc kỳ và Nam Kỳ hai miền chịu nhiều ảnh hưởng  Pháp, trong khi Trung Kỳ, Lào và Căm Bốt  ít bị ảnh hưởng gíao dục Pháp hơn.  Dù tiếng Pháp  chủ tŕ khắp Đông Pháp, dân gian vẫn sử dụng tiếng địa phương ḿnh.  Khi  nền cai trị Pháp chấm dứt,  các chánh quyền  quốc gia  mới  vẫn sử dụng tiếng Pháp ( ngọai trừ Bắc Việt ). Nhưng từ đó tiếng Anh càng ngày càng được dùng  nhiều thêm ở trường học  và đă thay tiếng Pháp ở địa vị  ngôn ngữ, sinh ngữ thứ 2, sau tiếng mẹ đẻ .  Ngày nay số  người Việt   nói được tiếng Pháp ít hơn 0.5 % .

 

V́ là thuộc địa khai thác, nên  kể từ năm 1930, Pháp bắt đầu  khai thác các tài nguyên thiên nhiên  và cố đa dạng kinh tế Đông Pháp . Cả 3 kỳ  Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ  trở thành một  nguồn sản xuất  trà ( Chè ), lúa gạo, cà phê, tiêu , than đá, kẻm và thiếc .  Căm Bốt  là một  trung tâm   lúa gạo và tiêu , chỉ có Lào  được xem là một  thuộc  địa không đáng khai thác, ng̣ai  gỗ trên một kích thước tương đối nhỏ hẹp. Đầu thế kỷ thứ 20, công nghệ ô tô tăng mạnh ở Pháp , thành quả là  tăng trưởng  ngành trồng cao su,  và các đồn điền  mọc lên đặc biệt ở  Cao nguyên Trung Phần ( lúc đó thuộc Trung Kỳ ) và miền Đông Nam Kỳ . Cao su các đồn điền Pháp ở Đông Pháp giúp Pháp  trở thành  một quốc  gia  dẫn đạo sản xuất cao su, rất cao giá  ở thị trường công nghệ thế giới. Thành công trồng tĩa cao su như hảng Michelin, kéo theo đầu tư ở Đông Pháp vào ngành hầm mỏ, các đồn điền cao su, trà và cà phê. Đông Pháp  bắt đầu công nghệ hóa. Các xưởng mới sản xuất tơ sợi, thuốc điếu , bia và xi măng;  được xuất cảng khắp đế quốc Pháp.  Nguồn  tài chánh đầu tư ở Đông Pháp một phần lớn là do  các thuế độc quyền về  thuốc phiện – opium ,muối,  và rượu gạo –  nếp.  Buôn bán ba sản xuất này, năm 1920  chiếm đến  40% ngân  sách Đông Pháp, nhưng năm 1930 trụt xuống chỉ c̣n 20 % , khi Đông Pháp khỏi sự đa dạng kinh tế . Công cụ  tài chánh là Ngân Hàng Đông Dương – Banque de L’ Indochine  thiết lập từ năm 1875, có trách nhiệm in và phát hành đồng bạc- piastre Đông Pháp. .Đông Pháp là thuộc địa Pháp  có mức đầu tư vào hàng thứ hai năm 1940 sau Algeria , tổng số đầu tư năm đó là 6.7 triệu  phật lăng. 

 

 

Sài G̣n – TP HCM trở thành  Trung tâm Kinh tế chánh ở Việt Nam

 

 GDP mỗi đầu người Sài G̣n cuối năm 2013 đạt 4500 $ -USD hơn gấp đôi năm 2007

 

Từ một làng đánh cá chỉ vài trăm gia đ́nh, ở thế kỷ thứ 17, năm 1995, dân số Sài G̣n đă lên đến 4 640 400 người , năm 2000  là 5  274 900, năm 2005 là 6 230 900,  năm  2010 là  7 378  000  và  năm 2012  là  7 750 900 ,  nay có lẽ đă trên 8 triệu người  ( theo cục thống kê năm 2012,  th́ dân số Sài G̣n đă là 8 382 287 người, tính  theo cư  dân đăng kư  cọng  thêm các nhân công di cư vào TP  làm việc ).   Năm 2005,  Sài G̣n chiếm 8. 34 % dân số Việt Nam  trên một diện tích chỉ  vào khỏang 0. 6% lảnh thổ, nhưng  chiếm 20.2 % GDP, 27.9%  sản xuất công nghệ và 34.9 %  các dự án FDI nước nhà.  Năm đó, Thành Phố   có 4 344 000 dân lao động, trong đó 130 000 già tuổi hơn tuổi lao động tiêu chuẩn Viêt  Nam  là 60 tuổi   cho nam giới và 55 tuổi cho nữ giới. Năm 2000, ước lượng GDP  Sài G̣n đạt  14.3 tỉ $- USD nghĩa là  2 180 $ mỗi đầu người – per capita ,  tăng 12.6 % so với năm  2006, và chiếm  20% GDP cả nước, 5 lần hơn GDP mỗi  người VN năm 2000,  và 10 lần  cao hơn năm 1995. Tính theo Sức Mua Tương Đương- Purchasing Power Parity , PPP, GDP sẽ là  71. 5 tỉ $ hay  khỏang 10 870 $ mỗi đầu nguời, chừng 3 lần cao hơn trung b́nh cho cả nước. Tuy vậy năm  200,  GDP- PPP Sài G̣n vẫn c̣n thua xa Singapore,  ước lượng năm  2001 là 20 767 $ và Nhật Bổn là  24 489$ . Ḥn Ngọc Viễn Đông Pháp thuộc Sài G̣n chưa theo kịp Ḥn Ngọc Viễn Đông Anh thuộc  Singapore, dù đă tăng phát triễn 10 lần hơn  kể từ năm 1995. Giá trị  Công nghệ Sài G̣n  năm 2007 là 6.4 tỉ $, tương đương 30.5%   giá trị công nghệ ṭan quốc. Trị giá xuất nhập khẩu  qua các cảng Sài G̣n – TP HCM   là 36 tỉ $  , 40 %  con số cả nước.  Tăng thêm lợi tức góp phần ngân sách quốc gia  khoảng 30% và chiếm  20.5%  tổng lợi tức quốc gia.  Yêu cầu tiêu thụ TP HCM cũng cao hơn các tỉnh  VN và 1.5 lần cao hơn Hà Nội.   Đến tháng 6  năm 2006, Sài G̣n đă  có 3 khu chế xuất – export processing zones và  12 công viên công nghệ.  Sài G̣n  nhận cả thảy đến  2 530  dự án đầu tư  ngoại quốc trực tiếp – FDI  projects trị giá  16.6 tỉ $. Năm 2007, Sài G̣n đă hút dẫn  400 dự án FDI,  trị gíá 3 tỉ $.  Năm 2008, Sài G̣n hút dẫn thêm 8.5 tỉ $ FDI.  Năm 2010, GDP Sài G̣n ước lượng đạt 20.902 tỉ  $, nghĩa là chừng 2800 $ mỗi đầu người, cao hơn năm 2009  11.8 % . Cuối năm 2012,  GDP Sài G̣n ước lượng là 20 .595 tỉ $  hay khỏang   3700 $ mỗi đầu người, 9,2 % cao hơn năm 2011. Tổng số thương măi xuất nhập khẩu đạt 47.7 tỉ ( so với con số 36 tỉ $ năm 2007 đă kể trên ), 21. 57 tỉ $ là xuất khẩu và nhập khẩu là 26.14 tỉ $. Cuối năm 2013, GDP  Sài G̣n tăng thêm  9.3 %, và GDP mỗi đầu người đạt 4500 $ – USD,   tăng hơn gấp đôi năm 2007. 

 

 

 

Thành phần các khu vực kinh tế

 

  Công nghệ và xây cất  chiếm 47,7 % và  dịch vụ chiếm 51. 1%.  Nông lâm ngư và các lảnh vực khác chỉ c̣n chiếm 1,2 % GDP.  Quốc doanh vẫn c̣n chiếm 33.3 %  nền kinh tế Thành Phố . Khu vực tư chỉ mới chiếm 4.6 %, phần c̣n lại  là đầu tư ngọai quốc. Các ngành quan trọng của Sài G̣n  là hầm  mỏ, chế biến hải sản, nông nghiệp, xây cất, du lịch, tài chánh, công  nghệ và thương măi.

 

 

 

Công viên công nghệ  cao kỷ  SHTP,  công viên Phần Mềm Quang Trung và Vùng Tụ điểm  Kinh tế Miền Nam .

 

Tính đến tháng 6 năm 2006 , Sài G̣n có 3 khu chế  biến xuất khẩu –  export processing zones  và 12 công viên công nghệ- industrial  parks , ng̣ai  Công viên Phần mềm  – Software Park   Quang Trung  và Công viên Cao kỷ SaiGon Hi -Tech Park , SHTP. Công Ty Phầm mềm Quang Trung   nằm ở  quận 12 , cách trung tâm thành phố 15 Km ( 9 dặm Anh ),  gồm vừa các hảng  doanh nghiệp phần mềm lẫn các công ty “dot .com”. Công ty cũng  có một trường đào tạo phần mềm. Các nhà đầu tư dot.com  được cung cấp những tiện nghi  và dịch vụ  khác , tỉ  như các cư gia và đường vào internet cùng nhiều ân huệ thuế khóa. Công Viên Cao kỷ SHTP  ở Xa lộ  Hà Nội , phường Tân Phú,  quận 9. Hai công viên này là hai công viên  cao kỷ quốc gia hiện có ở nước nhà và  thuờng được xem  là hai trong số  5 công viên dự án động lực chánh thúc đẩy Thành phố Phát triễn.  SHTP nằm  ở vị thế chiến lược  , cũng cách  trung tâm TPHCM  15  Km về phía  Đông Bắc;  cách  Phi trường Tân Sơn Nhất   18 km, cách  Cảng Sài G̣n 12km, gần Tân Cảng Sài G̣n, cảng Thị Vải  và cảng Cát Lái . SHTP cũng là trung tâm cho Vùng Tụ điểm Kinh tế- Focal  Economic  Region  Miền Nam Việt Nam  gồm TPHCM và  các tỉnh Đồng Nai,  B́nh Dương, B́nh Phước, Tây Ninh, Long An. SHTP cũng nằm ở ngă tư  các  quốc lộ chánh: quốc lộ số 1, Ṿng đai Xa lộ  Xuyên Á   nối  Sài G̣n  Nam Vang – Phnom Penh  ( Căm Bốt ) , và Vọng Các – Bangkok ( Thái Lan ).( xem vị  trí Sài G̣n đối với  các đô thị  Đông Nam Á: Trung Quốc , Myanmar, Thái Lan, Lào, Căm Bốt  và miền Bắc Mă Lai Á đính kèm ). SHTP c̣n kế cận 55  vùng công nghệ và vùng chế xuất  quanh Sài G̣n và các đô thị; gần Viện Đại học Quốc gia TP HCM  có trên  15 000 sinh viên về khoa học và kỷ thuật, cũng như  sân Gôn – Golf Thủ Đức. SHTP tập trung kêu gọi đầu tư  ở 4 lảnh vực  ưu tiên: 1- là điện tử micrô electronics , kỷ thuật thông tin và viễn thông ; 2- là  cơ học chính xác – precision  mechanics; 3- là kỷ thuật sinh học – biotechnology  ứng dụng cho nông nghiệp, dược  phẩm và môi sinh: 4 –  là kỷ thuật nanô và vật liệu tiên tiến – advanced materials . Đầu tư ở SHTP rất đa dạng:  có thể là chế tạo cao kỷ, dịch vụ cao kỷ ( như các trung tâm dây nói – call centers , trung tâm dữ liệu- data centers , phát triễn phần mềm ), khảo cứu và phát triễn, ấp nở hay huấn luyện đào tạo.  Những tổ hợp công ty danh vang thế giới như Intel ( Hoa Kỳ), tổ  hợp  Jabil  Corporation( Hoa Kỳ ? ),  tổ hợp  Nideo Cor poration ( Nhật ) , Sonion A/Ds ( Đan Mạch )  và HPT ( ViêtNam ) đều đă có mặt.   Intel đă đầu tư 1 tỉ đô la năm 2006  lập một xưởng chế tạo ở TP HCM.  Ba công viên  SHTP, Công viên phần mềm Quang Trung và Công viên phần mềm Tân Thuận ( ? ) rộng 32 ha  ở vùng chế xuất Tân Thuận, quận 7,  hy vọng sẽ giúp Sài G̣n trở thành  một thành phố cao kỷ cho  cả nước và cho Đông Nam Á, một vị trí  nguồn ngọai –  outsourcing location  cho các doanh vụ các nước tiên tiến, đă phát triễn ở Ấn Độ. Không rỏ  ngành rôbốt điện tử tiên tiến- advanved  robotics , ngành công nghệ cơ học rôbốt chính xác  … Việt Nam, phát triễn mạnh nhất  ở Công viên công nghệ ,Khu chế xuất nào ?… Hảng Robotland, chánh phủ Hàn Quốc – Nam Hàn của bà tổng thống  Phác Huệ  Hy – Park Geun Hye trợ cấp 735 triệu $, đặc điểm là  phát huy các phát minh tương lai  cùng những  Labô khảo cứu  và phát triễn thêm ngành công nghệ điện tử- cơ khí  rô bốt Robotics,  nay đầu tư vào  công viên  công nghệ, khu chế xuất nào ở Việt Nam?  Tưởng cũng nên  theo dơi phát triễn Robotics ở ở Nam Hàn và Nhựt Bổn, hầu có ư niệm rỏ rệt hơn cho tương lai  ngành nay ở Việt Nam ? Theo Bloomberg Businessweeks số  1 tháng 9 đến  21 tháng 9 năm 2014,  ngành công nghệ robotics ở Nam  Hàn  đă tăng gấp đôi kích thước kể từ năm 2009, lợi tức gần  1 tỉ $ năm 2012 . Chánh Quyền Nam Hàn  muốn tăng lợi tức này lên  3.5 tỉ $ năm  2018, làm ra 600 công ty robôtic nội địa, sử dụng 34 000 lao động, nhân công.  Chuyên môn Nam Hàn  về  kỷ thuật màn ảnh – screen technology, bán dẫn – semiconductors . Theo Lee Jeong Yeob, Chánh kỷ sư Khảo cứu của  Công ty Hyundai Rotem, một  công ty quốc pḥng,  thành phần của nhóm Tổ Hợp  Hyundai Motor Group, các kỷ thuật  căn bản vừa kể, sẽ giúp Nam Hàn dẫn đạo ngành và Nam Hàn phải sử  dụng  chúng hầu thương măi hóa rô bốt. Tuy vậy, Nam Hàn cũng chưa  đuổi kịp các nước tân tiến khác, mới đứng hàng thư tư thế giới về công nghệ rô bốt . Nhất là  khi nước đứng đầu là Nhật Bổn,  nh́n thấy  các công nghệ cao kỷ của ḿnh bị Samsung, Apple và Google đánh sầm  cửa  và thủ tướng Shinzo Abe đă   tập hợp một  hội đồng chuyên môn – task force, t́m cách tăng gấp ba kích thước  công nghệ rô bốt Nhật  lên 22 tỉ $ -USD ( 2.4 ngàn tỉ yên ), nghĩa là 6 lần hơn Nam Hàn. Hiện Sài G̣n  có  chừng 300 000 doanh vụ , nhiều doanh vụ lớn  liên hệ đến  cao kỷ, điện tử, công nghệ chế biến hay nhẹ,  và ở  ngành vật liệu xây cất hay xây dựng  và sản phẩm nông nghiệp. Thêm vào đó cũng nên kể thêm ngành dầu lữa thô, một căn bản  kinh tế phổ thông cho Thành Phố. Tổng số  đầu tư tư nhân đă  lên đến  160 tỉ Đồng Việt Nam, ĐVN (7.5 tỉ đô la )với 18 500  công ty mới thiết lập. Khuynh huớng đầu tư là cao kỷ, dịch vụ và các dự án bất động sản – real estates projects.

 

 

 

Phần IV

 

Những  phát triễn  hạ tầng cơ sở cần thiết cho phát triễn bền  vững kinh tế , xă hội Sài G̣n

 

Giao thông , vận tải

 

Đường sông, đường biển, biết rỏ hơn mạng lưới hệ thống các cảng Sài G̣n

 

   Ở các phần trước, chúng ta đă nói qua về cải thiện  chuyên chở, chuyễn vận đường sông từ thế kỷ thứ 17 đến thời Pháp thuộc.  Đáng kể nhất ngày nay là mạng lưới hệ thống các cảng Sài G̣n đóng một vai tṛ  quan trọng  cho  h́nh thành và phát triễn thành phố Sài G̣n – HCMCity . Từ thời Pháp thuộc, Cảng Sài G̣n đă có một  nhiệm vụ thiết yếu cho việc nhập khẩu và xuất khẩu vật liệu ở Đông Pháp.  Đến năm 2011, Cảng Sài G̣n đă được xếp vào hàng thứ 29 trong mọi cảng công ten nơ thế giới,  tuy chỉ khởi sự bốc dỡ công ten nơ  vào thập niên 1970 . Ngày nay, đây là một điểm trọng tâm  cho xuất nhập khẩu nước nhà, một trung tâm kinh tế, chiếm đến  hơn ⅔ cả nền Kinh tế Việt Nam   Đến năm  2006, hệ thống Cảng Sài G̣n đă bốc dỡ  hơn 35  triệu tấn  hàng hóa – cargo  và 1.5 triệu TEU công ten nơ .  Nhắc lại  Đơn vị Tương đương 20 bộ Anh – Twenty -foot  Equivalent Unit , viết tắt là TEU ( hay teu )  là một  đơn vị không chính xác của dung lượng hàng hóa – cargo capacity thường dùng để  mô tả  dung lượng tàu và các  ga – bến chót- terminals công tên nơ.  Căn cứ trên một thể tích côngten nơ kiểu mẩu tương hổ – intermodal container , một hộp – thùng  kim lọai kích thước tiêu chuẩn có thể  chuyễn vận  dễ dàng qua nhiều thể thức chuyên chở tỉ như tàu, xe lữa hay xe vận tải.  Bề cao hộp thiếu tiêu chuẩn hóa,  chừng  1.30m  ( 4 bộ 3 ngón Anh )  đến 2.90 m ( 9 bộ 6 ngón ) và  bề cao hay sử dụng nhất là  2.59 m (  8 bộ  6 ngón Anh ) . Thế giới cũng hay dùng  công ten nơ  lọai  45 bộ ( 13. 7m ), chứa  khoảng 2 TEU. Trung b́nh  một TEU  có thể tích   từ 680 – 1520 bô, khối – cubic feet ( 19- 43 m3 ),   chở  tối đa  khỏang  21. 6 tấn hàng hóa ( 47 500 cân Anh ) . Cuối năm 2012 , hệ thống Cảng Sài G̣n  đă bốc dỡ  3. 5 triệu TEU công tên nơ , tăng 14 % so với năm  2011.

 

     V́ kế họach đô thị hóa,  mạng lưới Cảng Sài G̣n  đă dời ra ngọai ô Thành Phố. Đặc biệt cho Vùng cảng và đô thị mới Hiệp Phước, vùng Tân cảng Cát Lái , cảng Thị Văi  và cảng Cái Mép ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách TPHCM 60 km về phía Đông Nam, cách Vũng Tàu 30 Km về phía Tây Bắc.   Cảng Thị Vải  nhờ khả năng  tàu 50 000 tấn cập bến được   sẽ là cảng nước sâu – deep water port  cho vùng  này.  Bến Cuối Tân Cảng – Cát Lái là bến cuối     chuyên chở cận đại công ten nơ  ở Việt Nam, ở quận 2 TP HCM và cũng gần các  công viên công nghệ,  các vùng chế xuất phía Bắc TP HCM, các công viên công nghệ hai tỉnh B́nh Dương và Đồng Nai. Diện tích  bến cuối Tân Cảng – Cát Lái là  800 000 m2 , có 7 nơi bỏ neo cập bến  tổng chiều dài là 1 189m  đă được thiết bị 17 cần trục – gantry cranes tối tân  Panamax   trên đất bao quanh bến – quayside . Tân Cảng –  Cái Mép  là một bến cuối công ten nơ là một cảng biển nước sâu, bắt đầu họat động  ngày 3 tháng sáu năm 2009. Giai đọan I,  lúc đó,  đă  có tàu  khả năng  90 000 DWT (  8000  TEU ) cập bến được,  dung  lượng  tổng cọng 600 000 TEU/năm . Giai đọan II  bắt đầu  tháng giêng năm 2011, có khả năng cho tàu  110 000 DWT ( 9000 TEU ) cập bến và dung lượng một năm là  1.2 triệu TEU . Tân Cảng – Cái Mép  nay cho tàu đi trực tiếp từ  TP đến Bờ biển miền  Tây và miền Đông Hoa Kỳ (thời gian chuyên chở  mất tổng cọng  15- 16 ngày ), cũng như với các đường biển  lớn chuyên chở tàu thủy thế giới.  Từ qúy đầu năm  2011, Tân Cảng -Cái Mép là một hợp doanh quản trị giữa  SNP ( SaiGon Newport ), bộ Quốc Pḥng thiết lập ngày 15 tháng 3 năm 1898, trở thành  một  công  ty kinh doanh – holding company  tháng chạp năm 2006 và ngày 9 tháng hai năm 2010 ,  cũng theo nghị định bộ Quốc Pḥng Việt Nam, biến thành một tổ hợp công ty cổ phần- corporation  SNP ( Saigon Newport Company);  hợp doanh với các công ty Á Châu  lớn  chuyên chở tàu thủy như  Mitsui  C SK Lines của Nhật,  Wan Hai   Shipping Lines , Hartjin….  Các  cảng khác ở  Vùng Kinh tế  Then chốt phía Bắc- Northern Key Economic  Region   có bề sâu cạn hơn ,  chừng   6- 8m thay  v́ 14- 15m ở Tân Cảng –  Cái Mép , có thể cho tàu trọng tải 10- 15 000 DWT cập bến cho nên các cảng này  gọi là “ bến cuối nhánh tiếp liệu – feeder terminals” .   Tân Cảng TP HCM- Long B́nh  ở công viên công nghệ  tỉnh Đồng Nai , có diện tích   280 ha,   cách Tân Cảng – Cát Lái  35 km và  Tân Cảng – Cái Mép 45 km . Giai đoạn I dự án mới này  đang ḥan tất chiếm 80 ha gồm  một trung tâm hậu cần – logistics và phân phối , một  băi công ten nơ và những dịch vụ kho chứa hàng. Giai đọan II sẽ cọng thêm  150 ha cho cơ sở tiện nghi,  gồm kho chứa hàng  và hạ tầng cơ sở  phát triễn một  dự án bất động sản.  SNP cũng cống hiến  dịch vụ xà lang  tiếp liệu – feeder barges cho Châu thổ  Sông Cửu Long và  Căm Bốt qua hệ thống  các cảng sông Cửu Long – Mê Kông . Phần mềm dùng cho các họat động bến cuối TOPX – Terminal Operations Pac kage Systems  được  hội nhập với e -quan thuế, e – ngân hàng và e cảng (e- port ).  Kho chứa hàng  Tân Cảng- Nhơn Trạch Depot ,cũng nằm  trong địa phận tỉnh Đồng Nai cách Tân Cảng – Cát Lái  khỏang 8 km rộng  81 000 m2, gồm một  băi công ten nơ 6 300 m2 và một bến tàu  dài 70m . Trong  số các dự án Cảng TP HCM đang  thiết lập thêm, có lẽ nên kể ra một khu  rộng hơn 10 ha trong phạm vi trung tâm Thành Phô’, phát triễn  một trung tâm quốc tế duyên hải và thương măi, một nơi  triễn lăm và lễ hội  chợ quốc tế, có cơ sở văn pḥng, cơ sở cho thuê  khách sạn và gia cư …

 

Việt Nam có bờ biển dài 3400 km ( 2100 dặm Anh ) dọc theo những đường biển chuyễn vận hàng hóa  tấp nập nhất thế giới, có tham vọng cạnh tranh với Singapore và Hồng Kông.  Đa số  sản phẩm các xưởng công nghệ Virêt Nam,  từ các cảng nhỏ Sài G̣n, chở đến hai cảng Singapore và Hồng Kông,  cho nên cảng  nước sâu Cái Mép bị khiếm dụng. Chánh sách cảng manh mún  của miền Nam Việt Nam, hiện chiếm 70% tổng số doanh vụ  chuyên chở tàu thủy nuớc  nhà, có cơ làm chán nản  các nhà đầu tư  phát triễn cảng biển nước sâu Hải Pḥng ở miền Bắc. Công nghệ bến cuối Việt Nam đang phải mệt mơi chiến đấu,khi thương măi Việt Nam bừng lên. Các  hảng chế tạo như Sam Sung, Nokia Oyj, và Honda Motor …  đă nâng cao thêm xuất khẩu Việt Nam, tăng thêm  15.4 % năm 2013 so với năm 2012 . Tỉ xuất xuất khẩu trên GDP tăng đến mức 75 % năm 2013, thay v́ chỉ ở mức  58% năm 2009, theo Cơ Quan Tiền Tệ Quốc tế – International  Monetary Fund ) .Singapore là một cạnh tranh đáng gờm nhất, v́  Singapore là  cảng công ten nơ đứng thứ nh́ thế giới, sau Thượng Hải – Shanghai.  Singapore đă tung ra  hàng tỉ đô la Mỹ, hầu chiếm đọat  thêm  thương măi lớn rộng của Việt Nam  và các nước Á châu khác, đang  xây một  tân cảng, tăng gấp đôi  khả năng dung lượng  chuyên chở ở phía tây cảng hiện hửu. Lẽ dĩ nhiên là chánh phủ   muốn xây cất thêm nhiều cảng nữa, nhưng chánh quyền tuồng như muốn nhấn mạnh đến số lượng hơn là phẩm giá.  Tuy nhiên Ngân Hàng Thế giới báo cáo tháng giêng năm 2014 là khả năng dư thừa  dung lượng – overcapacity có thể  phá hại ngầm khả năng nước nhà  hút dẫn thêm  công nghệ chế tạo cao kỷ, thường đ̣i hỏi những hệ thống chuyên chở hửu hiệu. Tỉ như  Intel, căn cứ tại  thị trấn Santa Clara Bắc California và là hảng chế tạo nhiều chip nhất thế giới, đă đầu tư 1 tỉ đô la Mỹ thiết lập  một nhà máy thử nghiệm và  ráp chip ở TP HCM,  khai trương  cách đây 4 năm, năm 2010.  Samsung căn cứ ở  Suwon- Nam Hàn có hai cơ sở sản xuất điện thọai ở Việt Nam, kể cả cơ sở  tiện nghi dự liệu chạy hết  khả năng sản xuất vào năm 2015.  Các  đơn vị Samsung khác, gồm cả  đầu tư 1. 2 tỉ đô la  chế tạo các môđun  chụp h́nh – camera  modules và   các bảng mạch  ṿng –  circuit boards đă họat động ở nước nhà.  LG Electronics  Inc.  cũng đă đầu tư  1.5 tỉ $, gồm  cả xây cất một phức tạp   chế tạo  Ti vi – TV và các ứng dụng khác. Cảng Cái Mép ở Bà Rịa – Vũng Tàu  có 7 bến cuối – terminals.  Bến mới nhất  khai trương tháng 12 năm 2013, do hảng SNP quản lư,  cạnh tranh chống lại 6 bến cuối kia, khiến cho bến cuối mới chỉ  chạy  30 % khả năng mà  thôi.

 

Các tàu chuyên chở hành khách  cũng họat động  thường xuyên  từ Sài G̣n – TP HCM đến  các tỉnh,  thị  trấn miền Nam và Căm Bốt , gồm luôn cả Vũng Tàu, Cần Thơ, Châu Thổ sông Cửu Long  và Nam Vang – PhnomPenh .   Những năm gần đây,  giao lưu giữa Sài G̣n và  các  tỉnh miền Mam tăng gia mạmh mẽ , đặc biệt ở Kinh Đôi và Kinh Tẻ . Hai Kinh  này  nhận đến  100 000 tàu bè di chuyễn mỗi năm, tổng cọng đạt  13 triệu tấn hàng hóa/năm . Một dự án vét hai kinh này,  các năm 2011- 2014, đă được chấp thuận, không rỏ tháng 9 năm 2014 đă vét  xong chưa ?…

 

Tưởng cũng không nên quên nhắc tới  xuồng bay – hydrofoil đi Vũng Tàu, là  một cách ngắm cảnh thương măi hóa  đường sông Sài G̣n ra biển Đông.  Vé chỉ tốn  10$ cho người lớn và 5$ cho thiếu niên ( trẻ em 6- 11 tuổi , không cao quá  1.4 m )  và mất  75 phút hành tŕnh. Cả ba hảng  : Petro Express , Greenlines  , Vina Express , chạy đường sông Sài G̣n – Vũng Tàu,   đều dùng chung một hành tŕnh và giá  vé  bán như nhau.  Khởi hành từ bến Bạch Đằng quân 1, cách khách sạn  cũ thân thuộc Hotel Majestic 100 m và cập bến Cầu Đá, cảng Cầu Đá, đường Hạ Long -Vũng Tàu. Tàu Tốc Hành sông Sài G̣n  – Saigon River Express,  vé bán ở  dăy pḥng – suite 2015  Điểm Tháp Mê Linh- Point Tower , số 2  đường Ngô Đức Kế, quận 1, kế cận Khách Sạn Renaissance   Riverside Hotel, cống hiến các chuyến du lịch  bằng tàu động cơ – speed boat  đi xem các Địa Đạo – Tunnels Củ Chi, Châu Thổ Mê Kông,  và các chuyến tham quan kinh rừng thẳm – jungle canals quanh Sài G̣n  Nay hảng sử dụng các tàu có động cơ tân tiến và  dịch vụ 5 sao .  Môột chuyến du lịch chiều tối  quanh Sài g̣n sẽ dẫn tới thám hiểm các kinh cùng rừng thẳm , xem một làng nhà tre – bamboo,   lợp tranh hay lá dừa nước ( ? ) cũng như xem một đền thờ, miếu mạo nổi – floating temple .

 

 Đường hàng không: Tân Sơn Nhất thành cảng hàng không  cho dân trong nước và  Long Thành  sẽ là phi trường quốc tế

 

     Thành phố Sài G̣n được Không Cảng quốc tế -International  Airport  Tân Sơn Nhất phục vụ từ thời Pháp thuộc. Đây là không cảng lớn nhất Việt Nam. Năm 2005,  Tân Sơn nhất   đă đón chào  7 triệu hành khách,  trong tổng số 14 triệu cho tất cả mọi phi trường Việt Nam.  Các năm 2006- 2007, cơ quan ODA – Official  Development  Asistance  của Chánh phủ Nhật đă tài trợ 200 triệu đô la Mỹ  lập  một khu cảng  cuối – air terminal mới, rộng 100 000 m2  có 8  cầu không – airbridges  và thiết bị đúng kiểu nghệ thuật , khả năng tiếp đón  8- 10 triệu hành khách quốc tế .  Năm  2010 đă chuyên chở trên 15.5 triệu hành khách, hơn phân nữa là hành khách Việt Nam.  Nhưng Việt Nam dự trù là  không cảng Tân Sơn Nhất, sau năm 2025, sẽ chỉ dùng để chuyên chở hành khách trong nước mà thôi.   Không cảng Quốc tế Long Thành đang xây dựng, dự trù ḥan tất năm 2025, ở quận Long Thành tỉnh Đồng Nai, cách Sài G̣n  40km ( 25 dặm Anh) về phía Đông Bắc và về phía  Tây  căn cứ dầu lữa ng̣ai khơi tỉnh lỵ Vũng Tàu chừng 70 km  , sẽ đón nhận các chuyến bay quốc tế, khả năng tối đa là 100 triệu hành khách một năm  và 5 triệu tấn hàng hóa khi ḥan tất . Tổng số tư bản đầu tư  là khỏang 8 tỉ $. không kém đầu  tư  làm phi trường mới Gia Lâm – Hà Nội. 

 

Đường  sắt,  xe lữa tốc hành Hà Nội-Sài G̣n và xe điện ngầm – mê trô

 

TP HCM là ga cuối  cho tàu  đường xe lữa nước nhà. Tàu tốc hành Thống Nhất  nối  Sài G̣n đến Hà Nội  từ ga Sài G̣n ở quận 3,  ngưng lại nhiều  ga thị trấn và tỉnh dọc theo đường. Trong địa phận Thành Phố,  có 2 ga chánh là Sóng Thần và Sài G̣n . Ng̣ai ra c̣n có  nhiều ga nhỏ hơn  như  Dĩ An, Thủ Đức, B́nh Triệu, G̣ Vấp.  Ga Sài G̣n nằm ở đường Cách Mạng Tháng 8 , phía tây Bắc Trung tâm Thành Phố, có  tắc xi đưa rước  hay xe buưt công quản  chở đi từ các khách sạn chính trong quận.  Vé bán  chánh thức   ở cơ sở  quận “Tây ba lô”   275C đường Phạm Ngũ Lảo.  Mỗi ngày có  5 chuyến xe lữa tốc hành Thống Nhất. Dù tên gọi “tốc hành- express”, mỗi chuyến phải mất khỏang 30 – 35 giờ. Chuyến nhanh nhất  là SE3 khởi hành từ Hà Nội  lúc 11 giờ đêm và đến Sài G̣n  lúc 5 giờ sáng, hai đêm sau.   Chuyến  SE5  khởi hành 3.45 giờ chiều đến Sài G̣n lúc 4.40 sáng,   có toa  du khách sang trọng hơn  và do công ty tư Livitrans  đảm trách.  Toa sang cho du khách giá gấp đôi  giá toa tiêu chuẩn  hành khách. Tàu xe lữa  rất an ṭan  có máy điều ḥa không khí, thỏai mái, rất mau lẹ và đáng tin cậy. Tuy nhiên hệ thống đường xe lữa Thành Phố phát triễn yếu kém  và chỉ phục vụ cho 0.6 %  tổng số hành khách và chuyễn vận 6% hàng hóa Thành Phố .

 

Hệ thống Tàu Điện “Ngầm” , Mê Trô-  HCM City Metro System đang khởi công: nhánh Xanh Dương  – Blue Line  #1 và nhánh Đỏ Red Line # 2 . Nhánh Xanh Dương Line #1, từ  Chợ Bến Thành  đến khu Tiêu Khiển- Giải trí  Suối Tiên, dài 19.7 km  với 2.6 km đường ngầm dưới đất  và 17.1 km trên không,  có 3 trạm  ngầm và 11 trạm trên cao.  Dự án ḥan tất năm 2017  và bắt đầu họat động năm 2018.  Thọat  tiên ước lượng phí tổn là 1.09 tỉ $,  nay đă lên đến 2.07 tỉ $ ,  v́ phải điều chỉnh theo thăng trầm hối xuất .  Nhánh Đỏ Red Line #2, dài  gần 20km ,sẽ nối  Vùng  Đô thị Mới – New Urban Area Thủ Thiêm  ở quận 2  và trạm Xe Búyt  An Sương ở quận 10.  Trong giai đọan I, Thành Phố sẽ phát triễn khúc 11 km, chạy từ chợ Bến Thành ở trung tâm Thành Phố  đến Kho Trữ Hàng Tham Lương Depot  ở quận 12 , gồm luôn cả  9.3 km  đường ngầm dưới đất. Tổng số chi phí sẽ là 1.37 tỉ $. Các nhà qui họach ước lượng là mỗi ngày  sẽ có 160 000 hành khách  đi đường mê trô này .    Tổng phí Hệ thống Đường Xe Điện Ngầm -Metro  TP HCM là 7.5 tỉ $ ,  ḥan tất năm 2020 với  84%  ngân khoản  vay  ngọai quốc .

 

Đường bộ, xe búyt và các trạm xe búyt , ṿng đai xa lộ mới thứ hai

 

     Tính đến năm 2009,  Sài G̣n -TPHCM  diện tích  2095 km2, có 978 cầu, 3584 đường dài 3668 km.   Đường thành phố thường nhỏ hẹp: 14 %  là đường  rộng 12m xe búyt chạy được , 51% là đường rộng  7 -12 km xe hơi và xe mô tô –  xe gắn máy chạy và đường  hẹp hơn 7m dành cho xe gắn máy và xe đạp. Đến tháng 7 năm  2008, đă có  3 926 239 xe các lọai đăng kư, 10. 6% nhiều hơn  năm 2007. Trong số này là 361 411 xe ô tô và 3 565 287  xe gắn máy, gấp đôi  các con số cho Hà Nội – Thăng Long . Ng̣ai ra phải kể thêm 600 000 xe đủ lọai  đăng kư ở các tỉnh, 30 000  xe xích lô 3 bánh và 2 000 000 xe đạp .

 

Xe byút  công cọng xanh  sáng chói phục  vụ cho 150 đường khắp Thành Phố.   Xe búyt giá rẽ , an ṭan  không qúa đông chật chội, đa số cận đại và thỏai mái, nhiều tiện nghi như máy điều ḥa không khí, âm nhạc và có khi cả t́ vi nữa.  Nhưng t́m đúng xe búyt  là một thách thức lớn cho ai không biết đọc, biết nói tiếng Việt.  Du khách có thể t́m thấy bản đồ hệ thống xe búyt Thành Phố  ở trạm xe Búyt Bến Thành  ngang qua đường từ Chợ Bến Thành , quận 1. Xe buưt Sài G̣n hửu hiệu và mau lẹ.   Mỗi xe có hai nhân viên, một tài xế và một “ lơ” thu tiền. Dân Sài G̣n cho là  đi xe  byút mau lẹ hơn  là đi tắc xi.   Lư do có lẽ  là  ưu tiên  đường phố  TP HCM dành cho xe buưt; khi một xe nào khác thấy xe búyt  tới th́ phải rẽ đường nhường cho xe búyt chạy.  Các trạm xe búyt  Sài G̣n là :  Trạm  Búyt Chợ Bến Thành  ngay tại trung tâm TP ; Trạm Búyt Miền Đông đi  – đến  phía Bắc, hay  có thể lấy búyt số 19  đi từ Chợ Bến Thành đến trạm này;  Trạm Búyt Miền Tây ,  lấy búyt số 19   từ đường Trần Hưng Đạo để đến đây;  Trạm  Buưt Chợ Lớn   và   Trạm buưt Đinh Bộ Lĩnh, các búyt  Mai Lĩnh từ Đà Nẳng đến đây.  Đa số các hảng búyt tư, tổ chức các chuyến du hành  để khách xuống ở đường Phạm Ngũ Lảo , phía tây khu “ tây ba lô”  Đề Thám. Cũng có rất nhiều  hảng tư khác  tổ chức  đến từ Phnom Penh- Căm Bốt  giá khỏang 12$ một người ; cũng có xe búyt đêm cho  khách đến từ các thị trấn kế cận, tỉ như búyt từ Nha Trang đến ,   đi mất chừng 11 giờ xe chạy .  Nhưng ghế ngồi phần lớn bằng phẳng, hẹp và xe búyt rất sóc- nẩy lên nẩy xuống, cho nên không ngũ được .  Muốn ngũ đêm, nên đi xe lữa.

 

Thời Cộng Ḥa Sài G̣n đă xây dựng Xa Lộ Sài G̣n- Biên Ḥa. và khởi sự Ṿng đai Xa lộ Đại hàn . Từ năm 1989,  nâng cấp Quốc lộ số 22 Sài G̣n  đi Trảng Bàng , G̣ Dầu tỉnhTây Ninh , xa lộ nhiều lằn  Sài G̣n đi Ngă ba Trung Lương xuống Mỹ Tho, Cần Thơ . Đáng kể nhất  là Xa Lộ  Ṿng đai thứ hai   nối Phi trường Quốc tế Tân Sơn Nhất  với các công viên công nghệ tỉnh B́nh Dương, xuyên qua Quốc lộ  số  13, có 12 lằn- lanes ( ? ), chạy từ  ngă tư  Nguyễn Thái Sơn không mấy xa  từ phi trường đến  Quốc lộ số 13 . Sẽ giúp  giảm bớt kẹt xe, tai nạn giao thông  và ô nhiễm  các đường kẹt xe nhất , tỉ như  Sô Viết Nghệ Tĩnh, Đinh Bộ Lĩnh , Bạch Đằng , Phan Đăng Lưu, Phan Văn Trị . Tháng 9 năm 2013 lại khánh thành  khúc đọan   5km  Tân Sơn Nhất – B́nh Lợi của Ṿng đai thứ hai này. Đây là 1  Xa lộ Cao tốc- Expressway có tên là  Xa Lộ HLD ,  HCM City – Long Thành- Dầu Giây ,  dài 51 km, có 4 lằn, phải trả tiền – tolled expressway. Xa lộ  HLD  sẽ bắt đầu  từ nơi  gặp nhau  của Ṿng đai thứ hai , tại quận 9 TP HCM,  đến nơi gặp nhau  với Quốc lộ 1 ở Dầu Giây tỉnh Đồng Nai (  Dầu Giây là ngă ba chia Quốc lộ 1  đi Xuân Lộc – Phan Thiết và Quốc lộ 20  đi Gia Kiệm, Túc Trưng lên Bảo Lộc – Di Linh –  Đà Lạt ).  Xa lộ  là mối nối trực tiếp  từ trung tâm Sài G̣n  đến các vùng phát  triễn kinh tế các tỉnh lên  phía bắc Thành Phố  dọc theo quốc lộ số 1, nối Sài G̣n – Hà  Nội . Thoạt tiên,   Xa lộ Cao tốc này  chỉ giới hạn vào 3 vị trí :  ngă nối với  Xa lộ Ṿng đai thứ hai, ngă nối với  quốc lộ 51 ở  phía Nam cuối thị trấn Long Thành (gần nơi xây cất phi trường  quốc tế Long Thành và ở Dầu Giây . Dự án bao gồm   xây cất một  cầu mới,  dài 1700 m, ngang qua sông Đồng Nai  ở Long Thành và hai nơi nghỉ dưỡng, dịch vụ – rest and service areas. Dự án  sẽ do Ngân Hàng Á Châu  -Asian Development  Bank và Ngân Hàng  Nhật Hợp tác Quốc tế- Japan Bank for International Cooperation , IBIC , đồng tài trợ.  Cầu B́nh Lợi 12 lằn, dài 1.1 km, bắt  ngang sông Sài G̣n  trên xa lộ, nay gọi tên là Phạm văn Đồng thủ tướng lâu đời nhất Việt Nam, sẽ phục vụ 40 %   giao lưu  ngang qua sông từ Thành Phố …

 

Phát triễn du lịch, những ǵ đáng chú  tham quan ở Sài G̣n ?

 

Năm  2007 đă có 4.3 triệu du khách đến Việt Nam. Trong số này, 70%  nghĩa là khỏang 3 triệu,  thăm viếng Sài G̣n- TP HCM. Tăng  thêm  12 % so với  năm 2006. Năm 2013, có lẽ đến 4.2 triệu  đến Sài G̣n trong số trên 7 triệu đến Việt Nam. Năm 2014, dự trù đạt 4.4 triệu. Nhiều nhất là dân Trung Quốc, thứ đến là Mă Lai Á, Nga, Úc Châu và  Nhật Bổn. Du khách đến Sài g̣n, v́ đây là  một thị trường  thế giới đang phát triễn mạnh mẽ, một nơi cảnh tượng nghệ thuật đang nẩy lộc , một đời sống đêm đu đưa nhịp nhàng, một chỗ ăn nhậu thèm chảy nước miếng,  ḥa hợp văn minh  mới cũ Âu Châu và Viễn Đông –  Đông Nam Á, nay cọng thêm  Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Nhưng dân Sài G̣n “chính cống “ ( ? )  vẫn dùng từ Sài G̣n, có lẽ v́ thành phố  cũ Tàu Chợ Lớn  c̣n được họ  nhận thức  là một thành phố riêng biệt tách rời Thành Phố HCM. Các xe búyt Thành Phố  cũng  xưng ḿnh là Xe búyt Sài G̣n  và luôn luôn xem trung tâm  lịch sử Thành Phố là quận 1. Du lịch thu chừng 4. 4 tỉ $ lợi tức, gần bằng phân nữa lợi tức công nghệ .

 

 

 

 Danh lam  thắng cảnh    

 

Các cột mốc kiến trúc lịch sử đă kể ra ở trên là Nhà Thờ Đức Bà đường Hàn Thuyên gần Ṭa Bưu Diện cũng là một kiến trúc lịch sữ thời Pháp thuộc, đă lôi cuốn thêm du khách là năm 2005   tiếng đồn  hàng ngàn nhân chứng thấy tượng Đức Bà,  Đức Mẹ Đồng Trinh -Virgin May statue chảy nước  mắt khóc, tuy  ṭa Tổng Giám Mục đă cải chính;  Ṭa Đô Chánh ( hay Ṭa Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố ) ở cuối đường Nguyễn Huệ; Dinh Độc Lập ( hay Dinh Thống Nhất ) cổng vào ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa; Viện Bảo Tàng Lịch sử Việt Nam ở  cắt ngang hai đường  Lê Duẫn và Nguyễn Bỉnh Khiêm  bên trong Sở Thú, cần đọc qua lịch sử Viêt Nam  trước khi thăm viếng, nếu không sẽ không biết là ḿnh xem ǵ.  Phía ng̣ai là Sở Thú , nhưng tên dịch lại  là Vườn Bách Thảo – Botanical Gardens, thiết lập từ năm 1865,  một nơi  rất thú vị –  tốt đẹp  để ăn trưa,  xa hẳn quần chúng đông đảo, náo nhiệt. Có lẽ nên kể thêm ( theo Wikitravel tháng giêng năm 2014)  Viện Bảo Tàng Vết Tích Tàn Dư  Chiến Tranh – War Remnants  Museum,  ở đường Vơ Văn Tấn. Viện Bảo tàng này được vội vă  khai trương,  chưa đầy 5 tháng,  sau khi Cộng Ḥa Miền Nam thất thủ.   Sau đó được di dời vào vị trí mới , gồm 3 tầng  lầu triễn lăm  và  nhiều phần cứng quân sự  Hoa Kỳ (  như các lọai xe tăng, máy bay phản lực – jets, trực thăng – helicopers, súng pháo – đại bác ngắn – howitzers  ) trưng bày bên ng̣ai dinh thự, những tàn bạo thảm khốc con người gây ra  ở Cuộc  Chiến Tranh Việt Nam ( Hoa Kỳ )-  Vietnam ( American) War,   cùng những h́nh chụp  khủng khiếp đầy các đại sảnh.  Một chuồng “ cọp – tiger cage” bắt chước giả tạo  và những  b́nh vại  đựng bào thai méo mó do  thuốc khai quang Tác nhân  Da Cam – Agent Orange làm ra.   Một triễn lăm ở lầu ba  trưng  ra những  chuyện kể các nhà báo phóng viên chiến tranh khắp thế giới đă căn cứ trên thực tế,  đă mất tích, đă chết ở trận mạc . Coi chừng những kẻ cụt tay, cụt chân cố bán các sản phẩm của họ. Viện bảo tàng này không mấy xa Dinh Thống Nhất.  Viện Bảo tàng  Hồ Chí Minh  ở đường  Nguyễn Tất Thành, trước  đó là Bến Tàu Nhà Rồng -Dragon House Wharf , quận 4. Dinh thự được xây cất từ  thời Pháp thuộc địa , gần bến tàu Sài G̣n  tŕnh bày đời sống  của chủ tịch Hồ Chí Minh.  Đây cũng là tiệm sách bán  tài liệu về Ông Hồ Chí Minh.  Các sách có phần sô vanh hiếu chiến  -jingoistic , tùy quan điểm mỗi người như mọi điều thường lệ.

 

Danh lam, thắng cảnh tôn giáo Sài G̣n, ng̣ai Nhà Thờ Đức Bà đă kể, đáng chú ư là :- Nhà Thờ Hồi Giáo Trung Ương – Central Mosque  ở đường Đông Du.  Đây là một trong số 12 nhà thờ Hồi Giáo  của TP HCM.  Nhà Thờ Hồi Giáo Trung Ương được xây cất năm 1935, nguyên thủy để cho  kiều dân Nam Ấn Độ cư ngụ Sài G̣n thờ phụng, nhưng nay các dân Hồi Giáo từ Hồi Quốc – Pakistan và Inđônêxia cũng đến đây cúng bái. Dân  gian đến rất đông mỗi thứ sáu; sân hiên nhà -verandah bóng giâm  và các sàn đá mát lạnh là một nơi lư tưởng để ngồi nghỉ, đọc sách báo, hay ngũ trưa lúc trời nóng nực.  Lưu ư như mọi nhà thờ Hồi Giáo khác, đừng quên cởi bỏ  giày  trước khi vào cầu nguyện và ăn mặc phong thái cỗ sơ sài nhưng chỉnh tề khi vào.  -Ng̣ai các  Chùa Vĩnh Nghiêm, Giác Lâm, Giác Viên, Xá Lợi ( ? ) …  Phật gíáo Viêt Nam  thiết lập, có thể kể thêm:  Chùa Thiên Hậu Pagoda  ở đường  Nguyễn Trải- Chợ Lớn, thờ Bà Thiên Hậu  một Thánh Mẩu Biển Cả – Sea  goddess,  khi vắng mặt  bà để lại hai con rùa khổng lồ làm mắt nh́n  thế gian, mỗi năm  ngày 13 tháng 3 âm lịch một lễ hội tưng bừng cúng dường bà, và không nên bỏ quên  những  chạm trỗ hoa mỹ lộng lẫy trên tượng sân cạnh ng̣ai chùa. Chùa Quan Âm ở đường Lảo Tử – Chợ Lớn  khỏi đường Hùng Vương đôi chút và gần Chùa Thiên Hậu  là chùa xưa cổ nhất Thành Phố, nhan khói mờ mịt quanh năm suốt tháng.  Chùa Phụng Sơn Tự  ở đại lộ  Tháng 2, ngọai ô Chợ Lớn, nay có phần bụi bặm và lùn tũn cạnh các cao ốc  mới xây  chung quanh, nhưng đất đai nhỏ chạm trổ  là nơi rất tốt hầu nghỉ ngơi, tránh bận rộn hối hả Thành Phố. Chùa Ngọc Hoàng hay Phước Hải Tự – Emperor Jade ( Tortoise ) Pagoda  ở đường Mai Thị Lựu, nhiều người cho là chùa  tinh vi  đẹp nhất Sài G̣n , nuôi nhiều rùa  ở hồ bê tông sân vườn .

 

Trên phương điện thương măi , hai  cột mốc kiến trúc tân trào đáng cho du khách đến xem là :* Tháp Ṭa  Tài Chánh – Financial  Tower Bitexco ở  ngay trung tâm quận doanh nghiệp và tiêu khiển Thành Phố là một  bất động sản  phát triễn  khích lệ nhất nước nhà từ trước đến nay.  Đây là một  nhà chọc trời  cao 262m, gồm có 68 tầng, tầng thấp nhất là những tiệm bán lẽ   tiệm ăn.  Tầng ba là một bệnh viện  FV.  Các tầng trên nữa  là các  pḥng sở,  ra vào giới hạn.  Kiến  trúc sư Carlos Zapata có trách nhiệm họa kiểu Ṭa Tháp Bitexco, đă rút cảm hứng  xây ṭa nhà học trời này từ h́nh dáng Hoa ( Bông ) Sen- Lotus  “ quốc hoa” Việt Nam tượng trưng cho trong sạch- tinh khiết ( “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn “  ), tinh thần  trách nhiệm và tính lạc quan. Bitexco, được xây dựng  vào thời kinh tế Việt Nam lớn mạnh,  có mục đích biểu hiện  năng lực và  ḥai vọng của dân gian Việt . Sân Thượng Sài G̣n -Skydeck ở đường Hồ Tùng Mậu, phường Bến Nghé, quận 1. Trên tầng thứ 49  nhà chọc trời này, có thể nh́n 3600  ṭan cảnh toàn thể Thành Phố và sông Sài G̣n kế cận.  Sài gon Skydeck có một tiệm bán quà tặng, những màn ảnh  thông tin sờ tay- Information touch sreens tiếng Anh hay tiếng Pháp,  dùng ống nḥm tự do, uống nước ve chai không mất tiền.  Leo lên tầng 50  cũng dễ dàng, tự do  qua một lọat bậc cầu thang, dẫn tới một quán cà phê  bán nhiều lọai giải khát. Tầng  52  chứa một sân  trực thăng đáp ( thay thang máy ở tầng thứ 50 ) nên hỏi thăm quán bar, bán nước uống  không đắt tiền bao nhiêu từ 17 – 20 giờ đêm với  âm nhạc nghe tự do, trong ly có hạt giẽ- ô liu  và nh́n  rỏ được Thành Phố  ngọan mục. Ban đêm  “bồi’ quán bar, ăn mặc chỉnh tề  ở tầng thứ nhất, hướng dẫn du khách  đến thang máy đi lên tầng thứ 50 và sau đó lên tầng 52 .

 

 

 

 Các phố chợ buôn bán ngày nay :  các tiệm không c̣n mấy tên cũ thời Cộng Ḥa nữa

 

Cũng theo Wikitravel tháng 9 năm 2014, có chừng vài tá tiệm bán  sản phẩm nghệ thuật và thủ công hay đồ nhựa  chế tạo vội vàng – resin knock off,  quanh quận  du lịch trung tâm.  Các sản phẩm  đắt tiền nhất, tốt nhất  thường t́m thấy ở đường Đồng Khởi hay các đường lân cận. Sản phẩm  có khuynh hướng dần dần đơn giản hơn, rẽ tiền hơn  khi du khách tiến về phía Tây hướng đến Chợ Bến Thành, tuy rằng  tiệm bán đồ  khắc chạm gỗ- wood carving  hay nhất  lại là một gian hàng  sau lưng Chợ Bến Thành. Vài tiệm bán hàng lụa dệt từ Sa Pa miền Bắc. Các  tranh sơn “mài” – lackered paintings , đĩa , chén v.v…  rất đáng ngạc nhiên  và độc đáo cho Việt Nam.  Các áp phích, quảng cáo  có thể rất sâu sắc, gây ấn tượng về khái niệm lịch sử Việt Nam. Những tiệm  có thể ghé mua là :  tiệm may mặc Đường Phố Địa phương Ḅ Sửa-  Local Street Wear, ở Tháp Vincom Tower đường  Đồng Khởi quận 1 ; tiệm áo sơ mi cụt tay – Ginkgo T shirt , ở đường Lê Lợi  quận 1,  bán các áo sơ mi cụt tay làm quà kỷ niệm  độc đáo  cao phẩm,  với những họa kiểu sáng tạo các nền văn hóa Á Châu và Việt Nam cảm ứng. Hảng này có một  tiệm khác  trong quận 1  ở đường Bùi Viện . Pḥng trưng bày Nghệ Thuật Phương Mai- Art Gallery  ở đường Lê ThánhTôn  quận 1 và đường  Đồng khởi, bán các công tŕnh nghệ thuật  cận đại đặc sắc  gồm tranh dầu , tranh sơn mài- lacquer paintings , tranh thuốc nước- water color paintings và đồ chạm trổ , điêu khắc; Pḥng Trưng  Bày -Galerie Quỳnh  triễn lăm nghệ thuật đương thời- contemporary art ở đường Đề Thám ( giữa  hai đường Cô Bắc và Cô Giang ), quận 1 là môt trưng bày nghiêm chỉnh  nghệ thuật đương thời Việt Nam. Khác hẳn  hàng lọat vô số pḥng trưng bày tụ điểm vào các công tŕnh  có tính cách trang trí hơn, pḥng này thể hiện  sáng tạo của các nghệ sĩ  trong nước và ngoại quốc gồm Tiffany Chung, Đổ Ḥang Tường, Ḥang Dương Cầm  và Sandrine Blouquet . Những nhà thu thập nghệ thuật chính chắn  tất nhiên phải đến  thăm pḥng triễn lăm này;  tiệm Diệu Anh boutique  ở đường Tôn Đức Thắng, quận 1, gần dinh thự  Le Meridian, bán áo quần  độc đáo và tân thời, cả đàn ông lẫn đàn bà, do một nhà  vẽ kiểu địa phương sáng lập làm chủ ; tiệm Sống, Thời trang – Fashion  ở đường Pasteur, quận 1 gần đường Lê Lợi, chuyên về  mỹ lệ xa xỉ kẻ lang thang, giang hồ mă thượng – luxury bohemian chic, kiểu  đời sống phiêu bạt Pháp cảm ứng  thủ công  tinh nghệ truyền thống Việt Nam  nhăn hiệu kiểu thời trang Sống gồm luôn cả đồ thêu – embroideries, vải vóc tế nhị  và kiểu  cách  thô lỗ tương phản nhau – contrasted  rugged style , tạo ra một cái nh́n  vừa b́nh thường vừa  phức tạp.  Muốn xem  các đồ sơn mài,  véc ni – lacquer are th́ đến tiệm Lacquer ware, đối diện  Lucky Plaza ở  Đồng Khởi mua  một thứ ǵ đặc điểm Sài G̣n đem về nhà, hay tiệm Saigon Craft ,giữa đường Mạc Thị Bưởi  và Đông Du cũng ở Đồng Khởi, có bán những sáng tạo đặc sắc đáng kinh ngạc mà Quà Tăng 42 – Gift 42   là qúi giá nhất; tiệm Trang trí Gia thất- Home Decor bán những đồ độc đáo và gía trị. Nếu  ai đó nghĩ rằng nên đầu tư  2000$ hay hơn nữa về đồ đạc bàn ghế giường phản- home furnishing,  một thùng thưa – crate đồ đạc này chở từ Sài G̣n về sẽ đủ trả tiền chi phí chuyến du lịch này. Trước tiên, khởi sự mua các đồ chính yếu ở tiệm Gaya, đường Nguyễn Văn Trang quận 1 nếu thích những ǵ cận đại và tiệm Verlim , đường Lê Lai quận 1  nếu  kiểu  bạn thích hợp nghi thức- truyền thống.  Rồi bạn c̣n có thể tiêu hoang phí mua các khung nghệ thuật đồ gốm Việt ở  Gốm Việt- Pottery, đường  Lư Tự Trọng và Pasteur; Đèn thắp sáng- Lighting  ở NGA , đường Lê Thánh Tôn, giữa Nguyễn Huệ và Đồng Khởi  hay Mosaic , đường Mạc Thị Bưởi ngay trước Nguyễn Huệ  và tiệm đồ cỗ – antiques  ở Lê Công Kiều.  Chêm thêm vào thùng thưa những  công tŕnh giường ngũ của Catherine Denoual ,đường Thi Sách  ngay khi xuống đường Lê Thánh Tôn và các gối, mền chăn  Dolce  Casa –  Gia Thất Diụ Dàng ở đường Đồng Khởi, đối diện Khách sạn Sheralton.  Về vải vóc, th́ nên đến tiệm Lụa Khải  Silk, đường Đồng Khởi, Ḥang Khải sáng lập bán lụa nổi tiếng khắp thế giới . Bên cạnh là Creation và Indochina hai cạnh tranh thực sự giá trị.  Các bà có lẽ không nên bỏ qua các tiệm La Bella ,La Bella Blue ( đường Lê Thánh Tôn và Pasteur)  tiệm Sống đă kể rồi . Nên hoan hô  Nhà Họa Kiểu Minh Hạnh ( ngay từ đường Đồng Khởi và đường Ngô Đức Kế ).  Mua ví ( giỏ ) xách tay Anapa bag  th́ đến Gaya  hay Ipa – Nima , đường Nguyễn Trung Trực, quận 1;  mua giày  giá rẽ đến Mandarina  và mua chuổi hạt, đồ nữ trang, châu báu  đến Lệ Hằng . Tiệm Khải Silk and Creation  bán sơ mi  rất đẹp và cà vạt  sánh được với cà vạt Zegna;  sơ mi làm sẳn- off the peg shirts  có thể sửa lại không tính thêm tiền, hay mang sơ mi- quần sọt , quần dài đến tiệm  Tricia và Verona giữa đường Đông Du có thể cắt may y hệt những áo quần này bằng  lụa, vải lanh – linen  hay bông vải Ai Cập mịn mà nhất. Muốn may một bộ đồ  kẻn sang trọng, đến  tiệm Cao Minh  ( đường Pasteur giữa Lê Thánh Tôn và Lê Lợi ) một thợ may “ gia” biết rỏ  vải vóc nước nhà hay tiệm  Minh Đ̣an ? ( đường Lê Thánh Tôn ,khi xuống khỏi  Nguyễn Trung Trực )  nơi các Việt Kiều  hay đến     ….

 

*Chợ Bến Thành- Bến Thành Market , cuối phía Tây Nam đường Lê Lai là một ổ – sào huyệt đạo tặc -dân ăn cắp, ăn cướp,  nhưng lại có vài tiệm bán hàng nổi tiếng. Nhận diện ra Bến Thành  dễ dàng là nhờ  chợ có một tháp đồng hồ  giữa môt bùng binh – quảng trường ṿng tṛn  lưu thông to lớn. Đây là một chợ xưa cũ  lớn nhất ở quận trung tâm Thành Phố , nhiều gian hàng chứa đầy nhóc hàng hóa, hành lang giữa chia  gian hai bên rất hẹp, không đi qua nổi.  V́ rất phổ thông cho du khách, nên nay Bến Thành chia ra hai khu buôn bán ; một khu  dành cho hàng bán cho khách du lịch ( quần jeans , sơ mi cụt tay – T shirts,  và các đồ vật nhỏ làm kỷ niệm ) và một khu bán hàng thường lệ ( trái cây, rau đậu, gạo, các chén bát, soong nồi chảo, hoa, thịt, thực phẩm ăn liền – fast  food,  trái cây dầm giấm hay nước mắm và kẹo bánh theo kiểu địa phương). Đa số không bán theo đúng giá thị trường, nói thách và thường  cao hơn 50 – 100% cho du  khách. Ngay sau lưng Chợ Bến Thành  về phía Bắc  là vài tiệm do Nhóm Bến Thành Group quản lư, bán theo giá nhất định, rẻ tiền hơn các  gian trong Chợ .

 

*Chợ B́nh Tây ở khu Hoa buôn bán  Chợ Lớn là Chợ đàn em  gíá trị thấp của Chợ Bến Thành, bán đủ thứ  từ gia vị, thuốc  Đông Y Tàu, lụa là,  che khuất cá mắm, hải sản khô thái lát phơi nắng vụng về. Muốn t́m một lọai lụa hay nhung Việt Nam thích hợp th́ tránh Chợ Bến Thành mà đến ngay chợ B́nh Tây . Đa số  hàng bán ở chợ B́nh Tây là hàng bán sĩ . Thật tế, phần lớn các hàng hóa bán ở Chợ Bến Thành từ Chợ B́nh Tây chở đến.

 

*Chợ Đêm – Night Market  nằm ngay  ng̣ai Chợ Bến Thành. Nơi đây  có thể t́m ra nhiều món ăn, thức uống khác nhau, cũng như đi mua sắm loanh quanh. Chợ Đêm mở cửa  vào  6 giờ chiều,  lúc Chợ Bến Thành đóng cửa. *Chợ Đồ Phế thải Chiến Tranh -War Surplus  Market c̣n gọi là  “Chợ Cũ” hay “khu Dân Sinh”  ở góc đường Yersin và đường Nguyễn Công Trứ, quận 1. Thời Pháp thuộc là khu bán đồ nhậu b́nh dân với la de – “bia bốc”  không vô chai và nhiều tiệm ăn đồ Tàu đặc biệt như “ Cháo cá Chợ Cũ”. Che khuất  sau những hàng dài  các gian bán phần cứng điện tử và  các vật liệu bộ phận điện, chen chúc tấp nập  nên rất khó vào. Đầy đồ cấm  của  thiết bị quân sự chiến tranh Mỹ  nguồn gốc  vô định  ( chẳng hạn  “ một thu thập  gọi là  hộp quẹt máy chính cống  lính Mỹ – GI’s Zippo  lighter  từ thời chiến tranh” ), sơ mi cụt tay rẻ tiền và  những đồ phụ thuộc quân sự -military  paraphernalia. Đừng mong mua được một Zippo Thủy quân Lục chiến Mỹ, v́ nay mọi thứ đều là đồ giả mạo.   *Công  trường Sài G̣n – Saigon  Square hay Thương xá Tax  là con sinh đôi của Chợ Bến Thành,  nhưng  lại có máy điều ḥa không khí, không mấy  xa Chợ Bến Thành.  Giới trung lưu Sài G̣n  mua sắm tại đây  vào các ngày cuối tuần.  Có lẽ  du khách  nên mua sắm ở đây lúc ban ngày và  đêm đến th́ đi Chợ Đêm Bến Thành. *Vùng buôn bán Phạm Ngũ Lảo là một khu h́nh chử nhật do đường Phạm Ngũ Lảo và đường Bùi Viện của TP Sài G̣n  làm ra. Nay biến thành  nơi “Tây Ba lô- backpackers”  và dân ngân sách kém  đến tham quan . Mọi đường bộ chánh, cũng như các đường nhỏ  kết nối, đều náo nhiệt đầy rẫy các  quán cà phê, tiệm ăn, quán bar và  những vị trí xài tiền như rác. Mua bán đồ điện tử rẻ rề quanh đường Huỳnh Thúc Kháng, nhưng luôn luôn nhớ rằng đa số tiệm bán đồ giả, đồ bắt chước  tỉ như iPads tinh ranh quỷ kế  rất dễ nhận diện, khi so sánh với iPads chánh hiệu. Thế nhưng các b́nh điện máy chụp h́nh  lại khó phân biệt  thật – giả.  Nếu muốn mua thêm một bộ nhớ cho máy chụp h́nh kỷ thuật số – digital camera phải cẩn thận, v́ đa số bộ nhớ bán ở đây đều là đồ giả cả . Thẻ  giả Sandisk  II Ultra cards   bán khắp nơi và rất khó  phân chia giả –  chân( thật ). Phẩm giá các thẻ này rất kém cơi và có đáng mất ngũ trưa t́m kiếm mua thẻ không ? . Các b́nh điện giả mạo c̣n  có tiềm năng nổ tung, cho nên lại cần cẩn thận hơn. …

 

Ba  thắng cảnh khác,các chuyến du lịch tổ chức hay dẫn tới, nên nhắc qua là  các Địa Đạo Củ Chi Tunnels  cách TP chừng 2 giờ đi xe búyt, hay đi xe gắn máy, vé bán ở đường Đồng Khởi hay đường Bùi Viện ; và Công viên Nước Đầm Sen – Đầm sen Water Park , ở đường Ḥa B́nh, phường 3 quận 11, thành lập năm 1999  mỗi năm đều có thêm  tṛ trượt nước – water slides mới; Công viên Du Lịch Đại Nam – Đại Nam Tourist Park ở thị trấn  Thủ Dầu Một tỉnh B́nh  Dương, cách TP HCM chừng 40 km, khai trương năm 2008, là một  địa điểm hut dẫn du khách trong nước và ngọai quốc lớn nhất, mới  nhất nước nhà ( đă  mô tả ở bài khảo luận về tỉnh  B́nh Dương)   ….

 

 

 

Những siêu thị, Thương xá , Cửa hàng bách hóa

 

*Thương xá Tax  nay gọi là Quảng Trường – Sài G̣n Square hay Cửa hàng Bách hóa Tax- department store  đă kể sơ qua ở trên , nằm tại góc đường  Lê Lợi và Nguyễn Huệ. Đây là một thương xá có  phần căn cỗi – xưa cũ, bán đủ thứ hàng  thị hiếu tầm thường cho du khách, tuy rằng càng leo lên tầng cao hơn th́ các lựa chọn  càng tốt hơn. Tầng 2 là một siêu thị- supermarket  tốt  . Nếu du khách đi bằng tắc xi đến th́ các tài xế xem tên mới  ngơ ngác    bàng ḥang , v́ chỉ biết tên cũ. H́nh như mới đây được phá hủy, xây Siêu thị – Thương xá mới, hợp trào lưu thương măi đương thời hơn ? . * Các Siêu thị nhỏ kiểu Tây Phưong- Small- Western style Supermarkets có thể t́m thấy trên tầng cao nhất Cửa Hàng bách hóa – department store , một khối  nhà, phía Đông Bắc Nhà Hát Lớn – Opera House và ở Quảng trường Diamond Plaza, sau Nhà Thờ Đức Bà, cũng ở trên tầng chóp.  C̣n Siêu thị Citimart  th́ ở đường Nguyễn Trải, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, cách Zen Plaza chừng 10- 15 phút đi bộ .* Co- op Mart Supermarkets  nơi các đám đông dân trung lưu Sài G̣n cũng như dân ba lô- backpackers lui tới thuờng xuyên th́ hiện diện khắp nơi ở TP HCM.  Ở quận 1, t́m thấy chúng ở góc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Nguyễn Đ́nh Chiểu cách trung tâm Thành Phố chừng  1 km hay ở đường Cống Quỳnh  đi bộ đến được từ cuối đường dân ba lô là Phạm Ngũ Lảo. Giá cả có phần thấp hơn, nhưng các lựa chọn mua nghiêng về phía yêu cầu nấu nướng của người Việt. *Các Cửa Hàng Bách hóa Tây Phương/ Nhật bổn- Western/Japanese – style department store  gồm ba Cửa Hàng gần trung tâm TP .  Đối với đa số du khách ngọai quốc, lư do duy nhất  đến các thương xá này là để có máy lạnh điều ḥa không khí mát mẽ  và tiêu khiển vui chơi,  tránh các sản phẩm  nhăn hiệu Tây Phương (? ) giá cao vời vợi.  Nên kể ra Thương Xá Parson, cách Nhà Hát Lớn một khu phố  ở đường Đồng Khởi; Diamond Plaza  phía Bắc sau lưng Nhà Thờ Đức Bà đă nói trên;  Zen Plaza cũng đă nói,  cách New World Hotel hai khối nhà phía Tây; Taka Plaza  ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa gần tiệm cà rem – kem Bạch Đằng. 

 

Ăn uống ở Sài G̣n

 

Sài G̣n là nơi ăn uống lựa chọn thỏa thích cống hiến rộng lớn  hàng lọat món ăn Việt Nam và quốc tế. Tuy nhiên, món hời càng ngày càng khó kiếm và giá cả tiệm ăn mỗi năm tăng thêm 30 % những năm gần đây, v́  là một phối hợp  của các gía thực phẩm cao hơn , giá nhân công lên  tăng thêm lên và giá bất động sản cũng tăng vọt mạnh.  Giá đất trung tâm Thành Phố nay  bán chừg 16 000 $ mỗi  mét vuông .Thế nên một tiệm ăn cở  khiêm tốn thường nằm trên  một  bất động sản  gía hơn một triệu đô la Mỹ.  Thực phẩm địa phương chính hiệu gíá hời, trước đây là một huy ḥang , danh tiếng  Việt Nam.  Nay càng ngày càng khó thấy một khi Sài G̣n  trở thành cao sang và tứ xứ cư ngụ . Các món ăn  địa phương trưng bày ảnh hưởng của thời Pháp thuộc địa là các tiệm bánh ḿ que – baguettes mới ra ḷ và ngon lành. Bánh ḿ que dài – nhỏ , quẹt phó mát “ ḅ cái cười tươi – la vache qui rit, laughing cow” ,  kẹp thịt trong lọ- b́nh, giăm bông và các lát hành, hoặc  phối hợp chúng, nên khá rẽ . ( trong khi Việt Kiều  Ba lê lại  thích bánh ḿ que quét bơ Bretagne kẹp thịt chà bông – thịt ruốc bông Ca Li ? ). Thịt ḅ được sử dụng ở nhiều đĩa khác nhau  là những thay đổi thịt ở  món Phở ( chín, tái , nạm, gàu  … ) hay làm ra “ bún ḅ Huế- Hue Beef soup” . Thưởng thức bên cạnh Phở và Bún Ḅ Huế  là “ bánh xèo”  miền Nam , “bánh khóai” miền Trung, một lọai trứng tráng – omelette , crepe,  bên trong chứa những rau cải ḿnh lựa chọn :  giá( mọng dài đậu nành – đổ tương, đậu xanh sống – chín ), các lát măng tre, nấm ta hay nấm Nhật enoki , song song với  thịt, tôm hay cả hai …Các món địa phương giá hời rất dễ t́m tại Sài G̣n .  Bánh ḿ kẹp thịt heo – Pork sandwiches bán  13 000 – 15000 VNĐ  một ổ,  tháng 5 năm 2011.  Cơm tấm  b́ hay sườn thịt heo theo nhiều cách nướng hay chiên xào và một ít rau đậu,  giá 18000  VNĐ . Muốn ăn các  thực phẩm phố đường( lề , vệ đường. ) –  street food, hàng rong hay không , phải đến một quận Sài G̣n khác: Quận 5 chẳng hạn là tốt rồi, nhưng quận 3  sẽ  tốt  hơn và giá rẽ hơn.  Cũng như Hà Nội,  quán ăn phố đường- lề, vệ đường hay gánh hàng rong đă trở thành một văn hóa ẩm thực , có thể đến nơi  bằng xe mô tô,  xe gắn máy  ( Xe ôm !)  … , quan sát đời sống dân gian Sài G̣n  và  nhậu nhẹt  những món ăn lề đường  tuyệt diệu .  Xe ôm – hug motobikes, motorbike taxis Sài G̣n cũng như Hà Nội gồm 2 lọai  cho thuê : x́ cút tơ – scooters( truyền tự động )   và  xe 4 tốc độ, hộp số  đạp thay bằng chân trái. Xe Honda Super Cub đầy rẫy khắp nơi  là xe gắn máy có 4 tốc độ, hộp số – gearbox bán tự động nghĩa là  không có bộ ly hợp( bộ nối ) – clutch cho nên đi đứng tương đối dễ dàng hơn. Các kiểu khác có thể ḥan ṭan lái tay, cho nên  phải tập luyện sử dụng  bằng tay trái, đ̣i hỏi nhiều khéo léo bộ nối  trước đă . Xe ôm là phương tiện chuyễn dịch “đặc điểm” “cho  cảnh quan đời sống Sài G̣n ngày nay  ( nhắc lại xe x́ cút tơ và xe gắn máy Honda…. chỉ mới bắt đầu phổ thông giữa thập niên 1960 và thập niên 1970 ở Sài G̣n, nhưng “xe ôm” chưa thịnh hành )  giá rẽ và thường an ṭan . Từ  năm 2007,  mọi người  đều phải đội mũ cứng che đầu , một thể lệ được áp dung nghiêm chỉnh . Khi đi xe ôm,  phải hỏi mũ đội , nếu không sẽ bị phạt nặng.  Có thể thuê xe gắn máy ở nhiều nơi trong Thành Phố , đặc biệt  quanh vùng Tây Ba  Lo Phạm Ngũ Lảo, quận 1.  Nhưng tốt hơn là để cho  một tay lái xe lành nghề chở đi. V́ lưu thông Sài G̣n rất là dữ dội, theo  nhịp và lô gíc Sài G̣n, rất hổn độn , chứa một  danh sách dài những luật lệ không viết ra, khác hẳn luật lệ giao thông các nơi khác.   Hầu như không ai biết :”Quyền ưu tiên đi đường – Right of way”  là ǵ cả .  Lái xe ở TP HCM  không khác ǵ  thấy ḿnh ở giữa một tṛ chơi viđêô 3- D , nơi ai cũng có thể đến được từ mọi hướng, trong khi ḿnh chỉ có một đời sống mà thôi.  Việt Kiều  – expat muốn  bất chấp  lưu thông – kẹt xe, phải thực tập vài tuần – vài tháng ôm  lưng người  khác lái, trước khi tự lái ấy .  Phải lưu tâm đến  trộm xe: luôn luôn để  xe noI nh́n thấy được hay gửi xe  nơi có người giữ xe.   Đa số khách sạn đều  có  người làm giữ / cất xe …

 

Các quán hàng bán đồ ăn uống  rải rác khắp Thành Phố  và tại Chợ  Bến Thành đă có một bộ sưu tập đáng kể , một số đă nói tới ở trên.  Muốn thưởng thức các đồ ăn liền – fast food th́ đến các tiệm Phở 24 dây chuyền, có mặt khắp nơi, tuy rằng gíá đắt gấp đôi các tiệm thường lệ.  Tiệm McDonald đầu tiên  ở TP HCM  khai trương ngày 8 tháng 2 năm 2014. Thụt lùi, khiếm khuyết  ăn nhậu lề đường,  c̣n gọi là  thực phẩm nấu nướng ở các lỗ tường – holes in the walls tại bất cứ thị trấn hay TP nào tại Việt Nam , thảy đều không bảo đảm tốt đẹp  vệ sinh, theo nhận xét du khách Tây Phương . Các kẻ vồ chụp kiểu bán lệ đường này không  chỉ nấu nướng,   mà c̣n là kẻ thâu tiền .  Họ chụp  tiền rồi lấy ngón tay  đầy nước miếng ( nước giải ) ḿnh , búng các tờ giấy  thối tiền  ( có thể thêm mùi vị  cho món ăn  chăng ? ). Khi một miếng bánh ḿ que rơi xuống vệ đường, họ lượm lên và tiếp tục sử dụng như cũ . Đa số kẻ bán hàng là đàn bà- phụ nữ gánh hàng trên vai mảnh mai,  có thể ho hen hay hắt x́, khi nấu nướng th́ che miệng bằng tay – không bao tay ,rồi  tiếp tục những ǵ họ đang sửa sọan.  Món ăn có thể chứa tóc rụng, có khi cả lông bộ phận sinh dục hay lông nách.  Chén bát , soong nồi chảo  rửa bằng các  thùng chứa  nước mang theo nhỏ xíu,  độ 1 lít ,không bao giờ xài bột giặt – detergent  . Các ly  cốc  nhúng rửa hai ba lần vào chút it nước này và sẳn sàng cho người khác dùng. C̣n nhiều khiếm khuyết căn bản khác. Tuy nhiên,  thực phẩm phường phố,  lề- vệ đường hay ở lỗ tường tuyệt  đối đầy hương vị, quyến rũ, lạ lùng, sáng chế chân thật  và rẽ rề,  chứa tất cả mọi yếu tố  của kim tự tháp dinh dưỡng;  trong đó mọi mùi  vị : ngon , chua  đắng, mặn ,nồng cay đều có đủ . 

Các  món  Sài G̣n du khách hay lựa chọn rất nhiều. Ăn uống  kiểu  nước ng̣ai là : -Các tiệm Baskin Robin  có cà rem  rất ngon;  tiệm  Burger Corner   gầnTháp Bitexco   bán Burger rất mùi vị ;  tiệm La Cantina  là tiệm ăn đồ Mễ Tây Cơ ;   Doner Kebab  đường Bùi Viện quận 1, bán thịt cừu Kebab Thổ nhĩ Kỳ;   ABC Bakery   là tiệm bánh  ảnh hưởng Pháp to lớn ở  chế độ làm bánh Việt Nam ;   BánhḾ Bistro ở đường Vỏ Thị Sáu, quận 1, nổi danh bán Bánh ḿ sandwich và Bánh Ḿ Việt Nam mới ra ḷ;  Cafe India và Babas Kitchen   bán đồ ăn miền Nam Ấn Độ;  Hard Rock Cafe  ở đường Lê Duẫn bán Burger Mỹ và các đĩa nướng kiểu Mỹ ( ? );   La Habana   đường Cao Bá Quát, quận 1 bán  đồ ăn Tây Ban Nha và kiểu Cuba, bán côc tên  pha đặc sắc  ít khi thấy ở Việt Nam ; La Hosteria ở đường Lê Thánh Tôn, bán đồ  ăn  sành sỏi của nước Ư ;  Pomodoro  ở đường Hai Bà Trưng  quanh góc Hotel Sheraton và Caravelle Hotel,  một tiệm nhỏ nhưng lịch sự bán các món ăn Ư  đặc thù như lasagna,  tuy các pizza ở đây có phần hơi nhiều dầu ;  Swiss Chalet Restaurant ở đường Pasteur, quận 1, bán các món đặc thù truyền thống Thụy Sĩ  như Phó mát nung chảy để nhúng- chấm, sô cô la nước nhúng , cùng những món ăn  miền Trung Âu Châu;  Âu Lac do Brazil  giữa hai đường Pasteur và  Điện Biên Phủ  và J.J ‘s Brazilian Barbecue    đường Phạm Ngũ Lảo , bán thịt nuớng -barbecue  churrascaria( Churasco )  Brasil  ăn bao bụng – all you can eat;  4  Sushi bar  ở đường Tôn Đức Thắng, Lê Thánh Tôn,  Nguyễn Trải  và Nguyễn Đ́nh Chiểu bán sushi cao phẩm nhất Sài G̣n; Spice  ở đường Lê Quí Đôn  quận 3 , dọn những món ăn Thái Lan  Việt  Kiều hay đến ; Lion City Cafe & Restaurant  đường Lê Ánh Xuân quận 1  là  dây chuyền bán đồ ăn Sinpapore ;  Huy Long Viện  đường Nguyễn Du, gần dinh Thống Nhất,  bán đồ ăn Tàu , đặc biệt  là món Vịt Bắc Kinh và ăn điểm sấm -dim sum ;  Yu Chu,  lầu 1 Inter continental Asiana Sài Gon, bán  các món ăn  Bắc Kinh và Tàu chính hiệu, cũng như điểm sấm ăn bao bụng và Vịt Bắc Kinh;  Decibel Lounge  ở đường Phan Kế Bính quận 1,  gần chùa Jade Emperor Pagoda,  bán đồ ăn Miền Địa  Trung Hải, miền Nam Âu Châu. D’Nyonya Penang, Halal @Saigon , đường Đông Du quận 1,  Four Season Restaurant  , đường Thi Sách  quận 1,  Vn .Galal  đường Phạm Hồng Thái phường Bến Thành, quận1,  bán đồ ăn Mă Lai Á  song song với đồ ăn Việt Nam.   Không thể bỏ quên các tiệm  nấu các món ăn Việt như Phở 19 ở đường Nguyễn Trải quận 5 vừa bán Phở vừa bán thịt ḅ kho, giá rẻ;  Phở 24 ,  một dây chuyền bán phở sạch sẽ khắp TP HCM, tuy nên gạt đi  Phở 24/24 giả hiệu   ở đường Phạm Ngũ Lảo qúa đắt ;  Phở Quỳnh   cũng ở đường Phạm Ngũ Lảo, phở dân địa phương rất thèm ăn  và bán cho dân ba lô và cũng bán luôn cả   bánh ḿ que Pháp thời xa xưa ; 3 tiệm Phở 2000 ,  một tiệm bán chung  với I Love Burger ngay bên cạnh Chợ Bến Thành  và tiệm thư” ba cuối đườngLê ThánhTôn . Đây là tiệm phở cựu tổng Thống Bill Clinton ghé ăn,  có bán luôn cả các món ăn Viêt Nam  kể cả các món hải sản và  món  cà ry chay tuyệt cú ;  Phở Ḅ Viên  Quốc Kư  đường Ngô Đức Kế gần đường Nguyễn Huệ quận1, giá rẽ và ngon, bán cùng nhiều lọai Ḿ ; Bún Ḅ Huế  ở đường Ngô Thời Nhiệm, quận 3,  vài khối nhà cách dinh Thống Nhất, bán bún ḅ ngon nhất so với  hàng trăm tiệm bán bún ḅ Huế  ở Sài G̣n ,  mọi vật liệu bún , thịt , nước xúp đều  siêu quần, gây xúc động;  Bún Chả Vân Anh  ở góc đường Trường Sơn, đường chánh đến phi trường Tân sơn Nhất,  không có máy lạnh, không có  thực đơn , không có  pḥng cầu tiêu  rửa tay – toa let – toilet, không tường,không nói tiếng Anh, chỉ có bún chả – grilled pork  Hà Nội – Thăng Long , bún mát lạnh, nước chấm đủ lọai gia vị hành, tỏi, tiêu ớt, gừng nghệ, sả  và nhiều lọai rau cải tùy  lựa chọn ; Thiện Duyên Bến Thành đường Calmette gần trạm xe búyt Thành Phố, bán đồ chay – vegetarian  ; Trang đường Cống Quỳnh, bán đồ ăn địa phương  gồm cả cua hấp, cua muối tuyệt hảo; Hương Đồng  nay dời cách xa trung tâm Thành Phố hơn  đến đường HuỳnhTịnh Của,  phần lớn bán các món ăn miền Nam, có thể có chuột đồng, ếch ṭan thân, cháo  bồ câu, gà ta nướng  luôn cả  đầu-  chân… ;  Hà Nội Ơi Bistro ở đường Nguyễn Đ́nh Chiểu, quận 3, trải dài  trên hai tầng,  bán các món ăn Việt kim cỗ, nhất là vài món đặc biệt miền Bắc ,do  chủ nhân  kiêm đầu bếp Thùy Linh nấu nướng; Thùy Linh là môt ca sĩ lừng danh ban 5DK ( ? ) tŕnh diễn nghệ thuật hiếm có địa phương, lọai Âm Nhạc Thế Giới -World Music.  Ca sĩ trong nước, diễn viên tài tử, các nghệ sĩ danh vang đủ lọai, dân địa phương và du khách ngọai quốc ồ ạt tới bistro này,  thưởng thức  không khí và thức ăn cận đại – cổ điển Việt Nam  độc  đáo của bistro; Baotique Bar  and Restaurant ở đường Tôn Thất Thiệp, quận 1, dọn những món ăn  Việt cận đại và một lọat lựa  chọn rượu  vang ngon  do đầu bếp – chef   Michael Bảo từ New York về , nhưng giá lại rất phải chăng. Đáng khuyến cáo là các món hải sản  rất thú vị của tiệm.  Các tiệm ăn pha lẫn cách nấu nước nhà và quốc tế  nay qúa nhiều ở Sài G̣n, không kể xiết nổi.  Có lẽ cần nhắc qua cho Việt Kiều ở Hoa Kỳ, xem ti vi Mỹ CNN hàng ngày,  tiệm The Lunch Lady ( Nguyễn Thị Thanh)   ở đường Ḥang Sa , đă được  Anthony Bourdain  tŕnh diễn ở đài này.  Rất phổ thông cho dân địa phương v́ có rất nhiều món, không đương nhiên là cao phẩm,  các món ḿ, bún  thay đổi mỗi ngày … Các tiệm bánh ngọt , bánh ḿ Sài G̣n đáng đến mua là ABC Bakery & Cafe đă kể rồi;   5 tiệm Bread Talk  rẽ nhưng ăn ngon; Crumbs Bakery   ở đường Cống Quỳnh ;  Gloria Jeans,  bánh ngọt ngọai quốc nhưng giá cả rẽ Việt Nam;  L’ Amour Bakery & Cafe ở đường Hai Bà Trưng bán những lựa chọn tốt về bánh sừng ḅ – croissants , bánh cuộn – scrolls, bánh ngọt nhân thịt, mứt- pies, bánh ga tô – cakes  và kẹo , mứt – goodies khác; Tous les Jours  đường Trần Hưng Đạo quận 1, phải tự mua lấy bánh. Các tiệm cà phê   Sài G̣n cũng vô số kể.  Như chúng ta đều biết Viêt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng hàng thứ hai thế giới sau Brasil (nếu chỉ kể cà phê vối Robusta nhiều cafêin th́ Việt Nam đứng hạng nhất ),  cho nên uống cà phê rất phổ thông ở nước nhà.  Việt Nam là một thiên đường cho ai thích uống cà phê.   Kiểu uống Cà phê Virêt Nam vừa ngọt vừa mạnh mẽ ( đắng!).   Từ chánh nên nhớ là cà phê sửa ( pha sửa đặc có đường), cà phê đá – ice và cà phê nóng – hot.  Cà phê đá  rất đắng,  theo thị hiếu Mỹ,  cá phê sửa đá cũng ngọt không kém sửa đặc có đường .Cà phê  (sửa) nóng   chế bằng  một dụng cụ kim lọai  đặt trên tách cà phê,   chỉ cần lấy uống khi bớt nóng, cầm không phỏng da . Các cách pha  chế cà phê Expresso, Cappuccino,  Cà phê phin- filter Mỹ  nay đều phổ cập ở quận du lịch Sài G̣n , nhưng giá thường cao 2-8 lần hơn  kiểu cà phê địa phương.  Các tiệm nhậu bia – la de  Sài  G̣n có thể chia ra hai lọai, t́m bia vô chai và bia hơi rất dễ dàng . Hiện tượng độc đáo ở Viêt nam là có thể t́m thấy  các tiệm bia nhỏ ,  bán bia Tiệp Khăc- Czech hay Đức. Đa số các hảng chế tạo bia  nhập khẩu  hốt bố- houblons, hops và mạch nha – malt từ  Cộng Ḥa Tiệp Khắc  hay  Đức Quốc ,  thơm phức mùi bia hơn là các  bia địa phương. Có chừng10  tiệm bia mini – microbreweries, nhưng đa số  ở trung tâm Sài G̣n . Tiệm Lion Brewery ở gần trung tâm nhất  và tiệm bia  bán ba lọai bia  ṿi – on tap  là Hoa Viên bán bia đen,  bia nâu lạt – blond và cả  bia trên ṿi bia urquell  pilsner nhập khẩu  .  … 

 

Các phố chợ buôn bán ngày nay :  các tiệm không c̣n mấy tên cũ thời Cộng Ḥa nữa

 

Cũng theo Wikitravel tháng 9 năm 2014, có chừng vài tá tiệm bán  sản phẩm nghệ thuật và thủ công hay đồ nhựa  chế tạo vội vàng – resin knock off,  quanh quận  du lịch trung tâm.  Các sản phẩm  đắt tiền nhất, tốt nhất  thường t́m thấy ở đường Đồng Khởi hay các đường lân cận. Sản phẩm  có khuynh hướng dần dần đơn giản hơn, rẽ tiền hơn  khi du khách tiến về phía Tây hướng đến Chợ Bến Thành, tuy rằng  tiệm bán đồ  khắc chạm gỗ- wood carving  hay nhất  lại là một gian hàng  sau lưng Chợ Bến Thành. Vài tiệm bán hàng lụa dệt từ Sa Pa miền Bắc. Các  tranh sơn “mài” – lackered paintings , đĩa , chén v.v…  rất đáng ngạc nhiên  và độc đáo cho Việt Nam.  Các áp phích, quảng cáo  có thể rất sâu sắc, gây ấn tượng về khái niệm lịch sử Việt Nam. Những tiệm  có thể ghé mua là :  tiệm may mặc Đường Phố Địa phương Ḅ Sửa-  Local Street Wear, ở Tháp Vincom Tower đường  Đồng Khởi quận 1 ; tiệm áo sơ mi cụt tay – Ginkgo T shirt , ở đường Lê Lợi  quận 1,  bán các áo sơ mi cụt tay làm quà kỷ niệm  độc đáo  cao phẩm,  với những họa kiểu sáng tạo các nền văn hóa Á Châu và Việt Nam cảm ứng. Hảng này có một  tiệm khác  trong quận 1  ở đường Bùi Viện . Pḥng trưng bày Nghệ Thuật Phương Mai- Art Gallery  ở đường Lê ThánhTôn  quận 1 và đường  Đồng khởi, bán các công tŕnh nghệ thuật  cận đại đặc sắc  gồm tranh dầu , tranh sơn mài- lacquer paintings , tranh thuốc nước- water color paintings và đồ chạm trổ , điêu khắc; Pḥng Trưng  Bày -Galerie Quỳnh  triễn lăm nghệ thuật đương thời- contemporary art ở đường Đề Thám ( giữa  hai đường Cô Bắc và Cô Giang ), quận 1 là môt trưng bày nghiêm chỉnh  nghệ thuật đương thời Việt Nam. Khác hẳn  hàng lọat vô số pḥng trưng bày tụ điểm vào các công tŕnh  có tính cách trang trí hơn, pḥng này thể hiện  sáng tạo của các nghệ sĩ  trong nước và ngoại quốc gồm Tiffany Chung, Đổ Ḥang Tường, Ḥang Dương Cầm  và Sandrine Blouquet . Những nhà thu thập nghệ thuật chính chắn  tất nhiên phải đến  thăm pḥng triễn lăm này;  tiệm Diệu Anh boutique  ở đường Tôn Đức Thắng, quận 1, gần dinh thự  Le Meridian, bán áo quần  độc đáo và tân thời, cả đàn ông lẫn đàn bà, do một nhà  vẽ kiểu địa phương sáng lập làm chủ ; tiệm Sống, Thời trang – Fashion  ở đường Pasteur, quận 1 gần đường Lê Lợi, chuyên về  mỹ lệ xa xỉ kẻ lang thang, giang hồ mă thượng – luxury bohemian chic, kiểu  đời sống phiêu bạt Pháp cảm ứng  thủ công  tinh nghệ truyền thống Việt Nam  nhăn hiệu kiểu thời trang Sống gồm luôn cả đồ thêu – embroideries, vải vóc tế nhị  và kiểu  cách  thô lỗ tương phản nhau – contrasted  rugged style , tạo ra một cái nh́n  vừa b́nh thường vừa  phức tạp.  Muốn xem  các đồ sơn mài,  véc ni – lacquer are th́ đến tiệm Lacquer ware, đối diện  Lucky Plaza ở  Đồng Khởi mua  một thứ ǵ đặc điểm Sài G̣n đem về nhà, hay tiệm Saigon Craft ,giữa đường Mạc Thị Bưởi  và Đông Du cũng ở Đồng Khởi, có bán những sáng tạo đặc sắc đáng kinh ngạc mà Quà Tăng 42 – Gift 42   là qúi giá nhất; tiệm Trang trí Gia thất- Home Decor bán những đồ độc đáo và gía trị. Nếu  ai đó nghĩ rằng nên đầu tư  2000$ hay hơn nữa về đồ đạc bàn ghế giường phản- home furnishing,  một thùng thưa – crate đồ đạc này chở từ Sài G̣n về sẽ đủ trả tiền chi phí chuyến du lịch này. Trước tiên, khởi sự mua các đồ chính yếu ở tiệm Gaya, đường Nguyễn Văn Trang quận 1 nếu thích những ǵ cận đại và tiệm Verlim , đường Lê Lai quận 1  nếu  kiểu  bạn thích hợp nghi thức- truyền thống.  Rồi bạn c̣n có thể tiêu hoang phí mua các khung nghệ thuật đồ gốm Việt ở  Gốm Việt- Pottery, đường  Lư Tự Trọng và Pasteur; Đèn thắp sáng- Lighting  ở NGA , đường Lê Thánh Tôn, giữa Nguyễn Huệ và Đồng Khởi  hay Mosaic , đường Mạc Thị Bưởi ngay trước Nguyễn Huệ  và tiệm đồ cỗ – antiques  ở Lê Công Kiều.  Chêm thêm vào thùng thưa những  công tŕnh giường ngũ của Catherine Denoual ,đường Thi Sách  ngay khi xuống đường Lê Thánh Tôn và các gối, mền chăn  Dolce  Casa –  Gia Thất Diụ Dàng ở đường Đồng Khởi, đối diện Khách sạn Sheralton.  Về vải vóc, th́ nên đến tiệm Lụa Khải  Silk, đường Đồng Khởi, Ḥang Khải sáng lập bán lụa nổi tiếng khắp thế giới . Bên cạnh là Creation và Indochina hai cạnh tranh thực sự giá trị.  Các bà có lẽ không nên bỏ qua các tiệm La Bella ,La Bella Blue ( đường Lê Thánh Tôn và Pasteur)  tiệm Sống đă kể rồi . Nên hoan hô  Nhà Họa Kiểu Minh Hạnh ( ngay từ đường Đồng Khởi và đường Ngô Đức Kế ).  Mua ví ( giỏ ) xách tay Anapa bag  th́ đến Gaya  hay Ipa – Nima , đường Nguyễn Trung Trực, quận 1;  mua giày  giá rẽ đến Mandarina  và mua chuổi hạt, đồ nữ trang, châu báu  đến Lệ Hằng . Tiệm Khải Silk and Creation  bán sơ mi  rất đẹp và cà vạt  sánh được với cà vạt Zegna;  sơ mi làm sẳn- off the peg shirts  có thể sửa lại không tính thêm tiền, hay mang sơ mi- quần sọt , quần dài đến tiệm  Tricia và Verona giữa đường Đông Du có thể cắt may y hệt những áo quần này bằng  lụa, vải lanh – linen  hay bông vải Ai Cập mịn mà nhất. Muốn may một bộ đồ  kẻn sang trọng, đến  tiệm Cao Minh  ( đường Pasteur giữa Lê Thánh Tôn và Lê Lợi ) một thợ may “ gia” biết rỏ  vải vóc nước nhà hay tiệm  Minh Đ̣an ? ( đường Lê Thánh Tôn ,khi xuống khỏi  Nguyễn Trung Trực )  nơi các Việt Kiều  hay đến     ….

 

*Chợ Bến Thành- Bến Thành Market , cuối phía Tây Nam đường Lê Lai là một ổ – sào huyệt đạo tặc -dân ăn cắp, ăn cướp,  nhưng lại có vài tiệm bán hàng nổi tiếng. Nhận diện ra Bến Thành  dễ dàng là nhờ  chợ có một tháp đồng hồ  giữa môt bùng binh – quảng trường ṿng tṛn  lưu thông to lớn. Đây là một chợ xưa cũ  lớn nhất ở quận trung tâm Thành Phố , nhiều gian hàng chứa đầy nhóc hàng hóa, hành lang giữa chia  gian hai bên rất hẹp, không đi qua nổi.  V́ rất phổ thông cho du khách, nên nay Bến Thành chia ra hai khu buôn bán ; một khu  dành cho hàng bán cho khách du lịch ( quần jeans , sơ mi cụt tay – T shirts,  và các đồ vật nhỏ làm kỷ niệm ) và một khu bán hàng thường lệ ( trái cây, rau đậu, gạo, các chén bát, soong nồi chảo, hoa, thịt, thực phẩm ăn liền – fast  food,  trái cây dầm giấm hay nước mắm và kẹo bánh theo kiểu địa phương). Đa số không bán theo đúng giá thị trường, nói thách và thường  cao hơn 50 – 100% cho du  khách. Ngay sau lưng Chợ Bến Thành  về phía Bắc  là vài tiệm do Nhóm Bến Thành Group quản lư, bán theo giá nhất định, rẻ tiền hơn các  gian trong Chợ .

 

*Chợ B́nh Tây ở khu Hoa buôn bán  Chợ Lớn là Chợ đàn em  gíá trị thấp của Chợ Bến Thành, bán đủ thứ  từ gia vị, thuốc  Đông Y Tàu, lụa là,  che khuất cá mắm, hải sản khô thái lát phơi nắng vụng về. Muốn t́m một lọai lụa hay nhung Việt Nam thích hợp th́ tránh Chợ Bến Thành mà đến ngay chợ B́nh Tây . Đa số  hàng bán ở chợ B́nh Tây là hàng bán sĩ . Thật tế, phần lớn các hàng hóa bán ở Chợ Bến Thành từ Chợ B́nh Tây chở đến.

 

*Chợ Đêm – Night Market  nằm ngay  ng̣ai Chợ Bến Thành. Nơi đây  có thể t́m ra nhiều món ăn, thức uống khác nhau, cũng như đi mua sắm loanh quanh. Chợ Đêm mở cửa  vào  6 giờ chiều,  lúc Chợ Bến Thành đóng cửa. *Chợ Đồ Phế thải Chiến Tranh -War Surplus  Market c̣n gọi là  “Chợ Cũ” hay “khu Dân Sinh”  ở góc đường Yersin và đường Nguyễn Công Trứ, quận 1. Thời Pháp thuộc là khu bán đồ nhậu b́nh dân với la de – “bia bốc”  không vô chai và nhiều tiệm ăn đồ Tàu đặc biệt như “ Cháo cá Chợ Cũ”. Che khuất  sau những hàng dài  các gian bán phần cứng điện tử và  các vật liệu bộ phận điện, chen chúc tấp nập  nên rất khó vào. Đầy đồ cấm  của  thiết bị quân sự chiến tranh Mỹ  nguồn gốc  vô định  ( chẳng hạn  “ một thu thập  gọi là  hộp quẹt máy chính cống  lính Mỹ – GI’s Zippo  lighter  từ thời chiến tranh” ), sơ mi cụt tay rẻ tiền và  những đồ phụ thuộc quân sự -military  paraphernalia. Đừng mong mua được một Zippo Thủy quân Lục chiến Mỹ, v́ nay mọi thứ đều là đồ giả mạo.   *Công  trường Sài G̣n – Saigon  Square hay Thương xá Tax  là con sinh đôi của Chợ Bến Thành,  nhưng  lại có máy điều ḥa không khí, không mấy  xa Chợ Bến Thành.  Giới trung lưu Sài G̣n  mua sắm tại đây  vào các ngày cuối tuần.  Có lẽ  du khách  nên mua sắm ở đây lúc ban ngày và  đêm đến th́ đi Chợ Đêm Bến Thành. *Vùng buôn bán Phạm Ngũ Lảo là một khu h́nh chử nhật do đường Phạm Ngũ Lảo và đường Bùi Viện của TP Sài G̣n  làm ra. Nay biến thành  nơi “Tây Ba lô- backpackers”  và dân ngân sách kém  đến tham quan . Mọi đường bộ chánh, cũng như các đường nhỏ  kết nối, đều náo nhiệt đầy rẫy các  quán cà phê, tiệm ăn, quán bar và  những vị trí xài tiền như rác. Mua bán đồ điện tử rẻ rề quanh đường Huỳnh Thúc Kháng, nhưng luôn luôn nhớ rằng đa số tiệm bán đồ giả, đồ bắt chước  tỉ như iPads tinh ranh quỷ kế  rất dễ nhận diện, khi so sánh với iPads chánh hiệu. Thế nhưng các b́nh điện máy chụp h́nh  lại khó phân biệt  thật – giả.  Nếu muốn mua thêm một bộ nhớ cho máy chụp h́nh kỷ thuật số – digital camera phải cẩn thận, v́ đa số bộ nhớ bán ở đây đều là đồ giả cả . Thẻ  giả Sandisk  II Ultra cards   bán khắp nơi và rất khó  phân chia giả –  chân( thật ). Phẩm giá các thẻ này rất kém cơi và có đáng mất ngũ trưa t́m kiếm mua thẻ không ? . Các b́nh điện giả mạo c̣n  có tiềm năng nổ tung, cho nên lại cần cẩn thận hơn. …

 

Ba  thắng cảnh khác,các chuyến du lịch tổ chức hay dẫn tới, nên nhắc qua là  các Địa Đạo Củ Chi Tunnels  cách TP chừng 2 giờ đi xe búyt, hay đi xe gắn máy, vé bán ở đường Đồng Khởi hay đường Bùi Viện ; và Công viên Nước Đầm Sen – Đầm sen Water Park , ở đường Ḥa B́nh, phường 3 quận 11, thành lập năm 1999  mỗi năm đều có thêm  tṛ trượt nước – water slides mới; Công viên Du Lịch Đại Nam – Đại Nam Tourist Park ở thị trấn  Thủ Dầu Một tỉnh B́nh  Dương, cách TP HCM chừng 40 km, khai trương năm 2008, là một  địa điểm hut dẫn du khách trong nước và ngọai quốc lớn nhất, mới  nhất nước nhà ( đă  mô tả ở bài khảo luận về tỉnh  B́nh Dương)   …. 

 

Những siêu thị, Thương xá , Cửa hàng bách hóa

 

*Thương xá Tax  nay gọi là Quảng Trường – Sài G̣n Square hay Cửa hàng Bách hóa Tax- department store  đă kể sơ qua ở trên , nằm tại góc đường  Lê Lợi và Nguyễn Huệ. Đây là một thương xá có  phần căn cỗi – xưa cũ, bán đủ thứ hàng  thị hiếu tầm thường cho du khách, tuy rằng càng leo lên tầng cao hơn th́ các lựa chọn  càng tốt hơn. Tầng 2 là một siêu thị- supermarket  tốt  . Nếu du khách đi bằng tắc xi đến th́ các tài xế xem tên mới  ngơ ngác    bàng ḥang , v́ chỉ biết tên cũ. H́nh như mới đây được phá hủy, xây Siêu thị – Thương xá mới, hợp trào lưu thương măi đương thời hơn ? . * Các Siêu thị nhỏ kiểu Tây Phưong- Small- Western style Supermarkets có thể t́m thấy trên tầng cao nhất Cửa Hàng bách hóa – department store , một khối  nhà, phía Đông Bắc Nhà Hát Lớn – Opera House và ở Quảng trường Diamond Plaza, sau Nhà Thờ Đức Bà, cũng ở trên tầng chóp.  C̣n Siêu thị Citimart  th́ ở đường Nguyễn Trải, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, cách Zen Plaza chừng 10- 15 phút đi bộ .* Co- op Mart Supermarkets  nơi các đám đông dân trung lưu Sài G̣n cũng như dân ba lô- backpackers lui tới thuờng xuyên th́ hiện diện khắp nơi ở TP HCM.  Ở quận 1, t́m thấy chúng ở góc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Nguyễn Đ́nh Chiểu cách trung tâm Thành Phố chừng  1 km hay ở đường Cống Quỳnh  đi bộ đến được từ cuối đường dân ba lô là Phạm Ngũ Lảo. Giá cả có phần thấp hơn, nhưng các lựa chọn mua nghiêng về phía yêu cầu nấu nướng của người Việt. *Các Cửa Hàng Bách hóa Tây Phương/ Nhật bổn- Western/Japanese – style department store  gồm ba Cửa Hàng gần trung tâm TP .  Đối với đa số du khách ngọai quốc, lư do duy nhất  đến các thương xá này là để có máy lạnh điều ḥa không khí mát mẽ  và tiêu khiển vui chơi,  tránh các sản phẩm  nhăn hiệu Tây Phương (? ) giá cao vời vợi.  Nên kể ra Thương Xá Parson, cách Nhà Hát Lớn một khu phố  ở đường Đồng Khởi; Diamond Plaza  phía Bắc sau lưng Nhà Thờ Đức Bà đă nói trên;  Zen Plaza cũng đă nói,  cách New World Hotel hai khối nhà phía Tây; Taka Plaza  ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, gần tiệm cà rem – kem Bạch Đằng.

 

 Ăn uống ở Sài G̣n

 

Sài G̣n là nơi ăn uống lựa chọn thỏa thích cống hiến rộng lớn  hàng lọat món ăn Việt Nam và quốc tế. Tuy nhiên, món hời càng ngày càng khó kiếm và giá cả tiệm ăn mỗi năm tăng thêm 30 % những năm gần đây, v́  là một phối hợp  của các gía thực phẩm cao hơn , giá nhân công lên  tăng thêm lên và giá bất động sản cũng tăng vọt mạnh.  Giá đất trung tâm Thành Phố nay  bán chừng 16 000 $ mỗi  mét vuông .Thế nên một tiệm ăn cở  khiêm tốn thường nằm trên  một  bất động sản  gía hơn một triệu đô la Mỹ.  Thực phẩm địa phương chính hiệu gíá hời, trước đây là một huy ḥang, danh tiếng  Việt Nam.  Nay càng ngày càng khó thấy một khi Sài G̣n  trở thành cao sang và tứ xứ cư ngụ . Các món ăn  địa phương trưng bày ảnh hưởng của thời Pháp thuộc địa là các tiệm bánh ḿ que – baguettes mới ra ḷ và ngon lành. Bánh ḿ que dài – nhỏ , quẹt phó mát “ ḅ cái cười tươi – la vache qui rit, laughing cow” ,  kẹp thịt trong lọ- b́nh, giăm bông và các lát hành, hoặc  phối hợp chúng, nên khá rẽ  ( trong khi Việt Kiều  Ba lê lại  thích bánh ḿ que quét bơ Bretagne kẹp thịt chà bông – thịt ruốc bông Ca Li ? ). Thịt ḅ được sử dụng ở nhiều đĩa khác nhau  là những thay đổi thịt ở  món Phở ( chín, tái , nạm, gàu  … ) hay làm ra “ bún ḅ Huế- Hue Beef soup” . Thưởng thức bên cạnh Phở và Bún Ḅ Huế  là “ bánh xèo”  miền Nam , “bánh khóai” miền Trung, một lọai trứng tráng – omelette , crepe,  bên trong chứa những rau cải ḿnh lựa chọn :  giá( mọng dài đậu nành – đổ tương, đậu xanh sống – chín ), các lát măng tre, nấm ta hay nấm Nhật enoki , song song với  thịt, tôm hay cả hai …Các món địa phương giá hời rất dễ t́m tại Sài G̣n .  Bánh ḿ kẹp thịt heo – Pork sandwiches bán  13 000 – 15000 VNĐ  một ổ,  tháng 5 năm 2011.  Cơm tấm  b́ hay sườn thịt heo theo nhiều cách nướng hay chiên xào và một ít rau đậu,  giá 18000  VNĐ . Muốn ăn các  thực phẩm phố đường( lề , vệ đường. ) –  street food, hàng rong hay không , phải đến một quận Sài G̣n khác: Quận 5 chẳng hạn là tốt rồi, nhưng quận 3  sẽ  tốt  hơn và giá rẽ hơn.  Cũng như Hà Nội,  quán ăn phố đường- lề, vệ đường hay gánh hàng rong đă trở thành một văn hóa ẩm thực , có thể đến nơi  bằng xe mô tô,  xe gắn máy  ( Xe ôm !)  … , quan sát đời sống dân gian Sài G̣n  và  nhậu nhẹt  những món ăn lề đường  tuyệt diệu .  Xe ôm – hug motobikes, motorbike taxis Sài G̣n cũng như Hà Nội gồm 2 lọai  cho thuê : x́ cút tơ – scooters( truyền tự động )   và  xe 4 tốc độ, hộp số  đạp thay bằng chân trái. Xe Honda Super Cub đầy rẫy khắp nơi  là xe gắn máy có 4 tốc độ, hộp số – gearbox bán tự động nghĩa là  không có bộ ly hợp( bộ nối ) – clutch cho nên đi đứng tương đối dễ dàng hơn. Các kiểu khác có thể ḥan ṭan lái tay, cho nên  phải tập luyện sử dụng  bằng tay trái, đ̣i hỏi nhiều khéo léo bộ nối  trước đă . Xe ôm là phương tiện chuyễn dịch “đặc điểm” “cho  cảnh quan đời sống Sài G̣n ngày nay  ( nhắc lại xe x́ cút tơ và xe gắn máy Honda…. chỉ mới bắt đầu phổ thông giữa thập niên 1960 và thập niên 1970 ở Sài G̣n, nhưng “xe ôm” chưa thịnh hành )  giá rẽ và thường an ṭan . Từ  năm 2007,  mọi người  đều phải đội mũ cứng che đầu , một thể lệ được áp dung nghiêm chỉnh . Khi đi xe ôm,  phải hỏi mũ đội, nếu không sẽ bị phạt nặng.  Có thể thuê xe gắn máy ở nhiều nơi trong Thành Phố, đặc biệt  quanh vùng Tây Ba  Lo Phạm Ngũ Lảo, quận 1.  Nhưng tốt hơn là để cho  một tay lái xe lành nghề chở đi. V́ lưu thông Sài G̣n rất là dữ dội, theo  nhịp và lô gíc Sài G̣n, rất hổn độn , chứa một  danh sách dài những luật lệ không viết ra, khác hẳn luật lệ giao thông các nơi khác.  Hầu như không ai biết :”Quyền ưu tiên đi đường – Right of way”  là ǵ cả. Lái xe ở TP HCM  không khác ǵ  thấy ḿnh ở giữa một tṛ chơi viđêô 3- D, nơi ai cũng có thể đến được từ mọi hướng, trong khi ḿnh chỉ có một đời sống mà thôi.  Việt Kiều  – expat muốn  bất chấp  lưu thông – kẹt xe, phải thực tập vài tuần – vài tháng ôm  lưng người  khác lái, trước khi tự lái ấy.  Phải lưu tâm đến  trộm xe: luôn luôn để  xe nơi nh́n thấy được hay gửi xe  nơi có người giữ xe. Đa số khách sạn đều  có  người làm giữ / cất xe …

 

Các quán hàng bán đồ ăn uống  rải rác khắp Thành Phố  và tại Chợ  Bến Thành đă có một bộ sưu tập đáng kể, một số đă nói tới ở trên.  Muốn thưởng thức các đồ ăn liền – fast food th́ đến các tiệm Phở 24 dây chuyền, có mặt khắp nơi, tuy rằng gíá đắt gấp đôi các tiệm thường lệ.  Tiệm McDonald đầu tiên  ở TP HCM  khai trương ngày 8 tháng 2 năm 2014. Thụt lùi, khiếm khuyết  ăn nhậu lề đường, c̣n gọi là  thực phẩm nấu nướng ở các lỗ tường – holes in the walls tại bất cứ thị trấn hay TP nào tại Việt Nam, thảy đều không bảo đảm tốt đẹp vệ sinh, theo nhận xét du khách Tây Phương . Các kẻ vồ chụp kiểu bán lệ đường này không  chỉ nấu nướng, mà c̣n là kẻ thâu tiền.  Họ chụp tiền rồi lấy ngón tay  đầy nước miếng ( nước giải ) ḿnh, búng các tờ giấy  thối tiền  ( có thể thêm mùi vị  cho món ăn  chăng ? ). Khi một miếng bánh ḿ que rơi xuống vệ đường, họ lượm lên và tiếp tục sử dụng như cũ. Đa số kẻ bán hàng là đàn bà- phụ nữ gánh hàng trên vai mảnh mai, có thể ho hen hay hắt x́, khi nấu nướng th́ che miệng bằng tay – không bao tay, rồi  tiếp tục những ǵ họ đang sửa sọan.  Món ăn có thể chứa tóc rụng, có khi cả lông bộ phận sinh dục hay lông nách.  Chén bát, soong nồi chảo  rửa bằng các  thùng chứa  nước mang theo nhỏ xíu, độ 1 lít ,không bao giờ xài bột giặt – detergent  . Các ly  cốc  nhúng rửa hai ba lần vào chút it nước này và sẳn sàng cho người khác dùng. C̣n nhiều khiếm khuyết căn bản khác. Tuy nhiên,  thực phẩm phường phố,  lề- vệ đường hay ở lỗ tường tuyệt  đối đầy hương vị, quyến rũ, lạ lùng, sáng chế chân thật  và rẽ rề, chứa tất cả mọi yếu tố của kim tự tháp dinh dưỡng;  trong đó mọi mùi  vị : ngon, chua  đắng, mặn, nồng cay đều có đủ .

 

Các  món  Sài G̣n du khách hay lựa chọn rất nhiều. Ăn uống  kiểu  nước ng̣ai là : -Các tiệm Baskin Robin  có cà rem  rất ngon;  tiệm  Burger Corner   gầnTháp Bitexco   bán Burger rất mùi vị;  tiệm La Cantina  là tiệm ăn đồ Mễ Tây Cơ; Doner Kebab  đường Bùi Viện quận 1, bán thịt cừu Kebab Thổ nhĩ Kỳ;   ABC Bakery  là tiệm bánh  ảnh hưởng Pháp to lớn ở  chế độ làm bánh Việt Nam ;   BánhḾ Bistro ở đường Vỏ Thị Sáu, quận 1, nổi danh bán Bánh ḿ sandwich và Bánh Ḿ Việt Nam mới ra ḷ;  Cafe India và Babas Kitchen   bán đồ ăn miền Nam Ấn Độ;  Hard Rock Cafe  ở đường Lê Duẫn bán Burger Mỹ và các đĩa nướng kiểu Mỹ ( ? );  La Habana   đường Cao Bá Quát, quận 1, bán  đồ ăn Tây Ban Nha và kiểu Cuba, bán côc tên  pha đặc sắc  ít khi thấy ở Việt Nam ; La Hosteria ở đường Lê Thánh Tôn, bán đồ  ăn  sành sỏi của nước Ư;  Pomodoro  ở đường Hai Bà Trưng  quanh góc Hotel Sheraton và Caravelle Hotel,  một tiệm nhỏ nhưng lịch sự bán các món ăn Ư  đặc thù như lasagna,  tuy các pizza ở đây có phần hơi nhiều dầu;  Swiss Chalet Restaurant ở đường Pasteur, quận 1, bán các món đặc thù truyền thống Thụy Sĩ  như Phó mát nung chảy để nhúng- chấm, sô cô la nước nhúng, cùng những món ăn  miền Trung Âu Châu;  Âu Lac do Brazil  giữa hai đường Pasteur và  Điện Biên Phủ  và J.J ‘s Brazilian Barbecue  đường Phạm Ngũ Lảo, bán thịt nướng -barbecue  churrascaria( Churasco )  Brasil  ăn bao bụng – all you can eat;  4  Sushi bar  ở đường Tôn Đức Thắng, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trải  và Nguyễn Đ́nh Chiểu bán sushi cao phẩm nhất Sài G̣n; Spice  ở đường Lê Quí Đôn  quận 3 , dọn những món ăn Thái Lan  Việt  Kiều hay đến ; Lion City Cafe & Restaurant  đường Lê Ánh Xuân quận 1  là  dây chuyền bán đồ ăn Sinpapore ;  Huy Long Viện  đường Nguyễn Du, gần dinh Thống Nhất,  bán đồ ăn Tàu , đặc biệt  là món Vịt Bắc Kinh và ăn điểm sấm -dim sum ;  Yu Chu,  lầu 1 Inter continental Asiana Sài Gon, bán  các món ăn  Bắc Kinh và Tàu chính hiệu, cũng như điểm sấm ăn bao bụng và Vịt Bắc Kinh;  Decibel Lounge  ở đường Phan Kế Bính quận 1,  gần chùa Jade Emperor Pagoda,  bán đồ ăn Miền Địa  Trung Hải, miền Nam Âu Châu; D’Nyonya Penang, Halal @Saigon , đường Đông Du quận 1,  Four Season Restaurant , đường Thi Sách  quận 1,  Vn .Galal  đường Phạm Hồng Thái phường Bến Thành, quận1, bán đồ ăn Mă Lai Á  song song với đồ ăn Việt Nam.   Không thể bỏ quên các tiệm  nấu các món ăn Việt như Phở 19 ở đường Nguyễn Trải quận 5 vừa bán phở vừa bán thịt ḅ kho, giá rẻ;  Phở 24 ,  một dây chuyền bán phở sạch sẽ khắp TP HCM, tuy nên gạt đi  Phở 24/24 giả hiệu  ở đường Phạm Ngũ Lảo qúa đắt ;  Phở Quỳnh   cũng ở đường Phạm Ngũ Lảo, phở dân địa phương rất thèm ăn  và bán cho dân ba lô và cũng bán luôn cả  bánh ḿ que Pháp thời xa xưa ; 3 tiệm Phở 2000 ,  một tiệm bán chung  với I Love Burger ngay bên cạnh Chợ Bến Thành  và tiệm thứ ba cuối đường Lê ThánhTôn. Đây là tiệm phở cựu tổng Thống Bill Clinton ghé ăn,  có bán luôn cả các món ăn Việt Nam,  kể cả các món hải sản và món cà ry chay tuyệt cú;  Phở Ḅ Viên  Quốc Kư  đường Ngô Đức Kế gần đường Nguyễn Huệ quận1, giá rẽ và ngon, bán cùng nhiều lọai Ḿ- pasta ; Bún Ḅ Huế  ở đường Ngô Thời Nhiệm, quận 3, vài khối nhà cách dinh Thống Nhất, bán bún ḅ ngon nhất so với  hàng trăm tiệm bán bún ḅ Huế  ở Sài G̣n, mọi vật liệu bún, thịt, nước xúp đều siêu quần, gây xúc động;  Bún Chả Vân Anh  ở góc đường Trường Sơn, đường chánh đến phi trường Tân sơn Nhất,  không có máy lạnh, không có  thực đơn, không có  pḥng cầu tiêu  rửa tay – toa let – toilet, không tường, không nói tiếng Anh, chỉ có bún chả – grilled pork  Hà Nội – Thăng Long, bún mát lạnh, nước chấm đủ lọai gia vị hành, tỏi, tiêu ớt, gừng nghệ, sả  và nhiều lọai rau cải tùy  lựa chọn ; Thiện Duyên Bến Thành đường Calmette gần trạm xe búyt Thành Phố, bán đồ chay – vegetarian  ; Trang đường Cống Quỳnh, bán đồ ăn địa phương  gồm cả cua hấp, cua muối tuyệt hảo; Hương Đồng  nay dời cách xa trung tâm Thành Phố hơn  đến đường HuỳnhTịnh Của,  phần lớn bán các món ăn miền Nam, có thể có chuột đồng, ếch ṭan thân, cháo  bồ câu, gà ta nướng  luôn cả  đầu, cả chân… ;  Hà Nội Ơi Bistro ở đường Nguyễn Đ́nh Chiểu, quận 3, trải dài  trên hai tầng,  bán các món ăn Việt kim cỗ, nhất là vài món đặc biệt miền Bắc, do  chủ nhân  kiêm đầu bếp Thùy Linh nấu nướng; Thùy Linh là một ca sĩ lừng danh ban 5DK ( ? ) tŕnh diễn nghệ thuật hiếm có địa phương, lọai Âm Nhạc Thế Giới -World Music.  Ca sĩ trong nước, diễn viên tài tử, các nghệ sĩ danh vang đủ lọai, dân địa phương và du khách ngọai quốc ồ ạt tới bistro này,  thưởng thức  không khí và thức ăn cận đại – cổ điển Việt Nam  độc  đáo của bistro; Baotique Bar  and Restaurant ở đường Tôn Thất Thiệp, quận 1, dọn những món ăn  Việt cận đại và một lọat lựa  chọn rượu  vang ngon  do đầu bếp – chef   Michael Bảo từ New York về, nhưng giá lại rất phải chăng. Đáng khuyến cáo là các món hải sản rất thú vị của tiệm.  Các tiệm ăn pha lẫn cách nấu nước nhà và quốc tế  nay qúa nhiều ở Sài G̣n, không kể xiết nổi.  Có lẽ cần nhắc qua cho Việt Kiều ở Hoa Kỳ, xem ti vi Mỹ CNN hàng ngày,  tiệm The Lunch Lady ( Nguyễn Thị Thanh)   ở đường Ḥang Sa , đă được  Anthony Bourdain  tŕnh diễn ở đài này.  Rất phổ thông cho dân địa phương v́ có rất nhiều món, không đương nhiên là cao phẩm,  các món ḿ, bún  thay đổi mỗi ngày … Các tiệm bánh ngọt, bánh ḿ Sài G̣n đáng đến mua là ABC Bakery & Cafe đă kể rồi;   5 tiệm Bread Talk  rẽ nhưng ăn ngon; Crumbs Bakery   ở đường Cống Quỳnh ;  Gloria Jeans,  bánh ngọt ngọai quốc nhưng giá cả rẽ Việt Nam;  L’ Amour Bakery & Cafe ở đường Hai Bà Trưng bán những lựa chọn tốt về bánh sừng ḅ – croissants , bánh cuộn – scrolls, bánh ngọt nhân thịt, mứt- pies, bánh ga tô – cakes  và kẹo , mứt – goodies khác; Tous les Jours  đường Trần Hưng Đạo quận 1, phải tự mua lấy bánh. Các tiệm cà phê   Sài G̣n cũng vô số kể.  Như chúng ta đều biết Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng hàng thứ hai thế giới sau Brasil (nếu chỉ kể cà phê vối Robusta nhiều cafêin th́ Việt Nam đứng hạng nhất ),  cho nên uống cà phê rất phổ thông ở nước nhà.  Việt Nam là một thiên đường cho ai thích uống cà phê.   Kiểu uống Cà phê Việt Nam vừa ngọt vừa mạnh mẽ ( đắng!).   Từ chánh nên nhớ là cà phê sửa ( pha sửa đặc có đường), cà phê đá – ice và cà phê nóng – hot.  Cà phê đá  rất đắng theo thị hiếu Mỹ,  cà phê sửa đá cũng ngọt không kém sửa đặc có đường .Cà phê  (sửa) nóng  chế bằng một dụng cụ kim lọai  đặt trên tách cà phê, chỉ cần lấy uống khi bớt nóng, cầm không phỏng da. Các cách pha  chế cà phê Expresso, Cappuccino,  Cà phê phin- filter Mỹ  nay đều phổ cập ở quận du lịch Sài G̣n, nhưng giá thường cao 2-8 lần hơn  kiểu cà phê địa phương.  Các tiệm nhậu bia – la de  Sài  G̣n có thể chia ra hai lọai, t́m bia vô chai và bia hơi rất dễ dàng. Hiện tượng độc đáo ở Việt Nam là có thể t́m thấy  các tiệm bia nhỏ,  bán bia Tiệp Khắc- Czech hay Đức. Đa số các hảng chế tạo bia  nhập khẩu  hốt bố- houblons, hops và mạch nha – malt từ  Cộng Ḥa Tiệp Khắc  hay  Đức Quốc,  thơm phức mùi bia hơn là các  bia địa phương. Có chừng10  tiệm bia mini – microbreweries, nhưng đa số  ở trung tâm Sài G̣n. Tiệm Lion Brewery ở gần trung tâm nhất  và tiệm bia  bán ba lọai bia  ṿi – on tap  là Hoa Viên bán bia đen,  bia nâu lạt – blond và cả  bia trên ṿi bia urquell  pilsner nhập khẩu  .  … 

 

Đô thị hóa Sài G̣n  thể hiện văn minh đô thị mới kiểu Hoa Kỳ ( ? ) thay v́ ở Nhà Tây ( Pháp và các thời trước1975 ? 

 

        Ẩm thực Việt Nam , nhất là ăn tuy tiến bộ nhưng có lẽ  chưa nổi danh thế giới bằng “ Cơm Tàu” tuy  phở, chả gị ( nem theo tiếng Bắc )… là những món ăn chơi phổ thông tận  Tây Phi Châu ( các thủ đô Dakar – Senegal, Bamako- Mali ) như  nhậu  bia ăn chả gị và uống cà phê, rượu vang Âu Châu và Mỹ , cốc ten … đă lấn lướt cách uống ẩm “ ḥang hoa tửu- mai quế lộ …”  . Ngược lại, các đô thị mới ngày nay đă sánh kịp  cách cư trú nhà ở đầy đủ tiện nghi văn minh thời nay ở “Nhà Mỹ- Hoa Kỳ” nhiều tiện nghi cận đại hơn của cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, thay thế cách ở “ Nhà Tây – Pháp” các thế kỷ 19 và 20 . Đáng kể nhất là hai khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng và Thủ Thiêm .

 

Tháng 7 năm 1993 , Tổ hợp  phát triễn vùng đô thị phía Nam TP HCM, Phú Mỹ Hưng Corporation-PMHC được thành lập có sự chung sức của các hảng kiến trúc – họa kiểu đô thị lừng danh thế giới Skidmore, Merrill( San Francisco- Hoa Kỳ, hầu  làm ra Dự Án Chánh – Master Plan cùng những  hổ trợ kỷ thuât và  cố vấn Koetter, Kim Associates ( Boston – Hoa Kỳ của   Kenzo Tange (Tokyo- Nhật bổn ). Tháng  9 năm 1994 , Dự án Chánh  được Ngân Hàng Thế giới và Viện Các Kiến Trúc Sư Hoa Kỳ – American Institute  of Architects xem  là một phát triễn bền vững- sustainable development  . Tháng 12  năm 1994, thủ tướng Vơ Văn Kiệt chấp thuận Dự án.  Năm 1995, thủ tướng cũng thành lập Ủy ban Xử lư Vùng Miền Nam TP HCM, để theo dơi thực hiện . Tháng 7 năm 1996, Tổ Hợp khởi sự các công tŕnh  hạ tầng cơ sở  và đại lộ  Nguyễn Văn Linh Parkway . Tháng 6 năm 2008 , Vùng đô thị Phú Mỹ Hưng được xem là Một Thành Phố Kiểu Mẩu – A Model City  cho tương lai đất nước . Nên nhớ là đến năm 1990, Việt Nam vẫn chưa có căn bản pháp lư cho qui họach đô thị hóa. Các chỉ dẫn của Bộ Xây Cất- xây dựng rất sơ sài ,đại lược giới hạn vào các tiêu chuẩn liên quan đến dân số, đất đai cho hạ tầng cơ sở, kỷ thuật, xă hội. Wiki pedia cho biết,  trước năm 1975 cho đến năm 1990 , các nhà đô thị thời Pháp và thời Cộng Ḥa như kiến trúc sư Ngô Viết Thụ , kỷ sư Trần Lê Quang và cả kiến trúc sư (? ) Mỹ  Dioxadis …đều  cho rằng hướng phát triễn  chánh của Thành Phố là Hướng Bắc và Đông Bắc  gồm Thuận An tỉnh B́nh  Dương và thành phố Biên Ḥa  tỉnh Đồng Nai và  hướng Tây Bắc  ở khu vực Củ  Chi.  Họ luôn luôn tránh nhấn mạnh đến  phát triễn Sài G̣n về hướng Nam là Vùng Phú Mỹ Hưng  và Đông Nam  là vùng dự định xây đô thị Thủ Thiêm . Tháng 7 năm 1993 , chánh quyền  thiết lập Tổ hợp Phú Mỹ Hưng  Corporation để phát triễn một vùng đô thị mới, hầu đem  lại một không khí mới phát triễn  một lối sống mới và cải cách xă hội  nước nhà.  Tổ hợp đă  sử dụng Công ty Mỹ SOM tạo một qui họach có tầm nh́n xa chiến lược, nghiên cứu ṭan diện mọi khía cạnh môi sinh,sau khi  được phép làm kế họach ra khỏi các ranh giới hành chánh của lề lối qui họach dô thị hóa thủ cựu.  Vùng đô thị Phú Mỹ Hưng  ở phía Nam trung tâm Thành phố, rộng 3600 ha gồm đất đai 4 quận Thành Phố nh́n ra tận Biển Đông, lơi cốt là đô thị mới Phú Mỹ Hưng .  Rồi Tổ Hợp lập một Công Ty hợp doanh với CT& D ( Đài Loan ) và Cụm Công nghệ  Tân Thuận  IPC ,  trước tiên 450 ha thực hiện một  trung tâm quốc tế : tài chánh, thương măi, dịch vụ,  cư xá  nhà cửa, tiêu khiển, văn hóa, khoa học, kiến trúc đồng bộ.. ., kiểu mẩu cho Sài G̣n . Đáng kể  ra   là Đại Lộ Nguyễn Văn Linh  dài 18.8 km, rộng   27m, một xa lộ có 14 lằn ( ? ), lằn giữa dành cho chuyên chở công cọng nặng nề , thực hiện theo 3 giai đọan; giai đọan 1 các năm 1996-98 , giai đọan II  các năm 2002-03 và giai đọan III các năm 2004- 2007 ; xây cất   hơn 40 cầu theo những kỷ thuật tân tiến thế  giới như cầu Ông Lớn,cầu Cần Giuộc, Cầu Xóm Củi, cầu Bà Lớn và năm 2005 cầu Cả Cấm ( ? ) năm 2010 cầu Thầy Tiêu… và những khu  cư trú, nhà ở mới mẽ ,  căn hộ  cá nhân cao ôc áp dụng những thể thức  họa kiểu, xây cất pḥng , trang trí kiểu mới thanh nhă ,thỏai mái,  hay tráng lệ theo lề lối tân kỳ Nhật Bổn,  kết hợp  với nhiều yếu tố tiêu chuẩn cận đại như cây xanh, lưu thông dễ dàng, đường xá tổ chức gọn ghẻ- sạch sẽ, chung sống theo văn minh- văn hóa mới v.v.. Dọc theo đại lộ NguyễnVăn Linh . tổ hợp Phú Mỹ Hưng đă lập ra 5 vị trí đô thị kiểu mới : Vị Trí A là vùng 409 ha, vị trí B   là Qủang Trường viện Đại học 91 ha,vị trí C là trung tâm cao kỷ 40 ha, vị trí D là một khu thương măi 40 ha và vị trí E cũng là khu thương măi 111 ha .      Các thời trước 1975 cũng cố tránh phát triễn Vùng Thủ Thiêm,  có lẽ v́ vùng Thủ Thiêm đất thấp, bùn lầy, xây dựng  hạ tầng cơ sở  tốn kém  và chịu nhiều rủi ro  như sạt lở –  lún đất.  Nhiều chuyên gia cũng đă khuyến cáo, nếu muốn giải quyết tạm thời nạn lún đất  và sát lở này, cần phải lấy đất  từ đồi núi 3 tỉnh Ninh Thuận, B́nh Thuận, Lâm Đồng về đắp tránh ngập lụt khu vực này.  Trên phương diện dự án được phê chuẩn năm 2005,  dân số Sài G̣n  lúc đó là 6 611 600  người, mật độ dân cư khỏang  3 người /m2  hay 366 người /km2. Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo quy họach mới  sẽ có  130 000 ngườii  ở thường trực  và 1 triệu người văng lai, nghĩa là   mật độ dân sinh sống thường trực ở vùng này sẽ là 18.4 người/ m2 hay 1840 người/km2 tức là 6 lần mất độ  Sài G̣n lúc đó.  Dự án không khả thi và có nguy cơ phá vở  cấu trúc thổ nhưỡng đất Sài g̣n  và đưa tới  t́nh trạng khủng hỏang giao thông ngay khi đô thị Thủ Thiêm họat động. Do đó mà nẩy sanh  xây dựng Đường Hầm –  Thủ Thiêm Tunnel  c̣n có tên là Đường Hầm Sông Sài G̣n- Saigon River Tunnel.  Đây là một thành phần quan trọng  của Xa lộ ĐôngTây – East West Highway  kích thước cận đại, tân tiến  nhất Đông Nam. Đường hầm  dài 1,49 km , rộng 33 m,  cao 9m  và lưu thông  bằng  6 lằn , mỗi bên 3 lằn cho xe hơi  và xe mô tô.   Ng̣ai ra c̣n có  2 lằn  bên để  ra khỏi hầm và  tốc độ họa kiểu là 60 km/giờ .  Khởi công ngày 2 tháng  2 năm 2005 , Đường Hầm Thủ Thiêm  khai thông ngày 20 tháng 11 năm 2011 . Từ năm 2011,   chỉ cần đi xe ô tô  ít hơn 3 phút , từ quận 1  đến quận 2 TP.  Xa lộ Đông- Tây  Sài G̣n cũng khởi công  ngày 31 tháng giêng 2005,   và ngày 2 tháng 9, 2009 , khánh thành lưu thông giai đọan 1 , dài trên 13 km, từ quốc lộ 1A  (quận B́nh Chánh)  đến cầu Calmette  ở quận 1. Đây cũng là khúc đọan ngắn nhất  nối Thành Phố với bán đảo Thủ Thiêm, dọn đường cho Thành Phố phát triễn về phiá  Đông. Ngày 20 tháng 11 năm 2011,  khúc đọan  Xa lộ Đông Tây c̣n lại,  mở cửa cho lưu thông. Đường Đông Tây dài  tổng cọng 22 km  nối Đông Tây Thành phố bằng một đường duy nhất, đi chỉ  mất ít hơn 30 phút,  đă giúp cải thiện đời  sống dân gian, song song với cải thiện  cảnh quan đẹp đẻ hơn, vệ  sinh môi trường tốt hơn v.v.. . Cầu Phú Mỹ là một cầu  cáp – cable stay  tân tiến thế giới ngày nay, bắt ngang qua  Sông Sài G̣n nối các quận  32 , quận 7 và quận 9 , khởi công  ngày 9 tháng  9 cũng vào năm 2005 và khánh thành  ngày 2 tháng 9 năm 2009, nối vùng đô thị mới Thủ Thiêm với vùng đô thị Phú Mỹ Hưng, dài 2000m, rộng  27.5 m , có 6 lằn cho  xe có động cơ và  2 lằn cho xe   thô sơ ( xe xích lô , thổ mộ .. ). Đây là một cây cầu  không chỉ nổi danh ở Sài G̣n, mà c̣n cả thế giới nữa. Cũng không nên quên nhắc đến  cầu G̣ Dưa, từ  Quốc lộ 1A  Xuyên Á -Trans Asia National Highway 1A ( quận Thủ Đức ); cầu Phú Long  nối quận 12 TP Sài G̣n đến tỉnh B́nh Dương, giúp Sài G̣n  bớt kẹt xe trên Quốc lộ 13. 

 

Dự án chánh quản trị kiểu mới Thành Phố

 

Dự án kiểu mới quản trị Sài G̣n – TP HCm khởi sự từ năm 2007, sau khi được  Bộ Chánh Trị Việt Nam cho phép soạn thảo, đă được chánh phủ và quốc hội  Việt Nam  chấp thuận, sẽ đặt lại  quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ  các  cấp bậc  quản lư. Thành Phố sẽ thu thập ư kiến dân gian năm  2015,  hầu ḥan thiện dự án để có thể bắt đầu thực thi năm 2016.  Dự án mới  sẽ chia Thành Phố ra làm 4 thành phố vệ tinh, chung quanh một vùng trung tâm gồm có 13 quận. Mỗi quận sẽ  do một Ủy Ban Quản lư  Hành chánh -Administrative Committee có Chủ tich Ủy Ban hay chủ quận điều khiển. Trong khi đó , mỗi  thành phố vệ tinh  lại do Ủy Ban Nhân Dân Thành  Phố , đứng đầu  là Chủ tịch hay Đốc lư – Mayor điều khiển .  13 quận gồm  các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11 và B́nh Chánh , Phú Nhuận, G̣ Vấp, Tân B́nh và Tân  Phú . 4  thành phố vệ tinh là Đông , Tây ,Nam,  Bắc. Thành phố Đông  sẽ gồm  quận 2, quân 9 và huyện Thủ Đức, diện tích là 211 km2 . Nó sẽ gần  Xa Lộ Cao tốc  HCMC – Long Thành – Dầu Giây,   trung tâm sẽ là Vùng  đô thị mới Thủ Thiêm. Thành phố sẽ triễn khai các  dịch vụ cao cấp gồm luôn cả  tài chánh và tín dụng, các công nghệ cao kỷ , du lịch sinh thái v.v…Thành phố Tây sẽ là ṭan thể huyện B́nh Tân, một phần  phường 7 và phường 16 quận 8 , và 4 xă của huyện B́nh Chánh gồm An Phú Tây, Tân Kiên, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B.  Trung tâm thành phố vê, tinh này  là vùng đô thị Tân Kiên, giáp giới Quốc lộ 1. Thành phố sẽ có diện tích  109 km2,  dân số là 810 000 người, sẽ tụ điểm vào các công nghệ dịch vụ, các công viên công nghệ và các vùng  cư trú- nhà ở kiểu mới .  Thành phố Nam sẽ gồm quận 7, huyện Nhà Bè, một phần phường 7  quận 8 và  2 xă B́nh Hưng và  Phong Phú  của huyện B́nh Chánh. Diện tích chiếm 169km2 , sẽ có 470 000 người, chiếm vùng đô thị mới Nam Sài G̣n,  kể cả Phú Mỹ Hưng sẽ là cốt lơi của Thành phố vệ tinh Nam. Thành phố Bắc sẽ  gồm quận 12 và huyện Hóc Môn, diện tích 262 km2 , dân số 860 000 người. Thành phố sẽ có cốt lơi là vùng xă Tân Thới Nh́, sẽ xây dựng  một nền kinh tế căn bản dịch  vụ, du lịch sinh thái, nông nghiệp cao kỷ và một  khu nhà ở , cư xá mới ….

 

 

 

http://www.chinhnghia.com/

http://www.kimau.com

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám