US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

MINH THỊ

 

Chính Nghĩa là nơi tập hợp tất cả những nhân sinh quan, chính trị quan,  thế giới quan từ nhiều nguồn khác biệt trong tinh thần tự do ngôn luận nhằm cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu tham khảo, điều nghiên của Người Việt Quốc Gia trong tinh thần "tri kỷ, tri bỉ", " biết ta, biết địch" để nhận rơ những âm mưu, quỷ kế, ngôn từ và hành động của kẻ thù để có phản ứng, đối sách kịp thời. Nội dung các bài viết đă được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của chúng tôi.

Samuel Phillips Huntington (18 tháng 4 năm 1927 - 24 tháng 12 năm 2008) là một chuyên gia nghiên cứu chính trị xuất chúng ở Hoa Kỳ, nổi tiếng khắp thế giới qua tác phẩm Cuộc chiến giữa các nền văn minh (Clash of Civilizations), giúp lư giải một trật tự thế giới mới sau thời Chiến tranh lạnh. Lư thuyết gần đây của ông về bản sắc Hoa Kỳ cũng gây ra nhiều tranh căi khi cho rằng nước Mỹ đă phân cực thành người Mỹ mang bản sắc Tin Lành truyền thống và người Mỹ gốc Latin nhập cư từ Mexico. 

Cậu bé Samuel chào đời ở New York năm 1927, tốt nghiệp Đại học Yale năm 1946, lấy bằng thạc sĩ Đại học Chicago năm 1948 và tiến sĩ Đại học Harvard năm 1951. GS Huntington đă viết tổng cộng chừng 17 quyển sách, giảng dạy ở Harvard 58 năm cho đến ngày nghỉ hưu hoàn toàn năm 2007. 

Vào năm 1993 Samuel Huntington đăng bài viết trên tạp chí Foreign Affairs về Cuộc chiến giữa các nền văn minh mà sau này xây dựng lên thành hệ thống lư thuyết và quyển sách The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order, xuất bản bằng 39 thứ tiếng trên thế giới. Nội dung lập luận này nhằm phản biện giả thiết của Francis Fukuyama cho rằng Lịch sử đă kết thúc, sau ngày hệ thống các nước xă hội chủ nghĩa sụp đổ. Theo Huntington, chính trị thế giới vẫn tiếp tục vận hành, không phải qua mâu thuẫn giữa các thể chế và quốc gia, mà là giữa các nền văn minh, có thể kéo theo xung đột vũ trang trên chiến trường. Một trong những điểm có nhiều khả năng bùng nổ chiến tranh là vùng Biển Đông, giữa Việt Nam và Trung Quốc, với ng̣i nổ là nguồn dầu khí nhưng bề sâu là các khác biệt văn hóa/văn minh và sự tham gia của các bên trong một thế giới đă đổi chiều. Thời điểm được cho là sẽ nổ ra cuộc chiến đó là vào năm 2010 trong một thế giới bao gồm các cực là 8 nền văn minh lớn: phương Tây, Mỹ La Tinh, Hồi GIáo, châu Phi, Chính Thống giáo, Hindu, Nhật và Sinic (TQ, VN và Triều Tiên).

 

 

 

Samuel Huntington

 

 

 

Sự đụng độ giữa các nền văn minh?

 

 

Nguyễn Như Diệm dịch

 

 

 

 

 

 

Mô h́nh xung đột tiếp theo

 

Chính trị thế giới đang bước vào một thời kỳ mới, và các học giả vội vă dội vào chúng ta những kiến giải về diện mạo tương lai của nó: sự cáo chung của lịch sử, sự phục hồi những cuộc cạnh tranh truyền thống giữa các nhà nước dân tộc, sự sa sút của nhà nước dân tộc trước sức ép của các khuynh hướng khác của chủ nghĩa phân lập bộ lạc, chủ nghĩa toàn cầu... Mỗi cách kiến giải này đều nắm bắt những khía cạnh riêng biệt của hiện thực đang h́nh thành. Nhưng tất cả chúng đều bó qua một khía cạnh cơ bản cốt yếu nhất của vấn đề.

 

Tôi cho rằng nguồn gốc cơ bản của các xung đột trên thế giới này sẽ không c̣n là hệ tư tưởng hay kinh tế nữa. Các ranh giới quan trọng nhất chia rẽ loài người và nguồn gốc bao trùm của các xung đột sẽ là văn hóa.

Nhà nước dân tộc vẫn là nhân vật chủ yếu trên sân khấu thế giới, nhưng các xung đột cơ bản nhất của chính trị toàn cầu sẽ diễn ra giữa các dân tộc và các nhóm người thuộc những nền văn minh khác nhau. Sự đụng độ giữa các nền văn minh sẽ trở thành nhân tố chi phối chính trị thế giới. Ranh giới giữa các nền văn minh sẽ là chiến tuyến tương lai.

 

Sự đụng độ giữa các nền văn minh sẽ là giai đoạn diễn biến cuối cùng của các xung đột toàn cầu trên thế giới hiện đại. Trong một thế kỷ rưỡi sau sự ra đời của hệ thống quốc tế hiện đại với Ḥa ước giữa các ông vua: các hoàng đế, quốc vương, các nhà quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến, những người ra sức mở rộng bộ máy quan liêu; tăng cường quân đội, củng cố sức mạnh kinh tế của ḿnh, mà Cái chính là liên kết các vùng đất mới vào lănh thổ của ḿnh. Quá tŕnh này đẻ ra các nhà nước dân tộc, và bắt đầu từ cuộc Đại Cách mạng Pháp, các tuyến xung đột cơ bản kéo ra không hẳn là giữa những người cầm quyền, mà đúng hơn là giữa các dân tộc. Như R.R. Palmer đă nói năm 1793: „Những cuộc chiến tranh giữa các ông vua đă chấm dứt, và những cuộc chiến tranh giữa các dân tộc đă bắt đầu.“ Cái mô h́nh này kéo dài suốt thế kỷ 19 cho tới tận Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Rồi do kết quả của cuộc cách mạng Nga và phản ứng chống lại nó, xung đột giữa các dân tộc nhường chỗ cho xung đột giữa các hệ tư tưởng. Các bên xung đột lúc đầu là chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa quốc xă và chế độ dân chủ tự do, rồi sau đó là chủ nghĩa cộng sản và chế độ dân chủ tự do. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, xung đột này thể hiện qua cuộc đọ sức giữa hai siêu cường, mà cả hai đều không phải là nhà nước dân tộc theo nghĩa cổ điển của Châu Âu. Mỗi siêu cường đều tự xác định ḿnh bằng các phạm trù hệ tư tưởng.

 

Xung đột giữa các ông hoàng, các nhà nước dân tộc và các hệ tư tưởng chủ yếu là xung đột trong nền văn minh phương Tây. William Lind gọi đó là „những cuộc nội chiến Phương Tây“. Đây là bản chất của Chiến tranh lạnh cũng như của các cuộc chiến tranh thế giới và các cuộc chiến tranh hồi thế kỷ 17, 18 và 19.

Với sự kết thúc Chiến tranh lạnh, giai đoạn Phương Tây của sự phát triển của chính trị quốc tế cũng kết thúc. Trọng tâm xung đột chuyển thành tác động qua lại giữa Phương Tây và các nền văn minh phi Phương Tây. Trong giai đoạn mới này, các dân tộc và các chính phủ của các nền văn minh Phi Phương Tây không c̣n đóng vai tṛ như là các đối tượng của lịch sử mục tiêu của chính sách thực dân Phương Tây nữa, mà cùng với Phương Tây, chúng bắt dầu khởi động và sáng tạo ra lịch sử.

 

 

Bản chất của các nền văn minh

 

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, thế giới bị phân chia thành Thế giới thứ Nhất, Thế giới thứ Hai và Thế giới thứ Ba. Nhưng sau đó, cách phân chia đó không c̣n thích hợp nữa. Giờ đây sẽ có ư nghĩa hơn nhiều nếu phân nhóm các nước theo các tiêu chí văn hóa và văn minh chứ không căn cứ vào hệ thống chính trị hay kinh tế, hoặc theo tŕnh độ phát triển kinh tế của chúng.

 

Khi nói tới văn minh, ta hàm ư điều ǵ? Văn minh là một thực thể văn hóa nào đấy. Làng xóm, khu vực, nhóm sắc tộc, dân tộc, cộng đồng tôn giáo, tất cả đều mang sắc thái văn hóa đặc thù của ḿnh, phản ánh những mức độ khác nhau của tính không đồng nhất về văn hoá. Về văn hóa, một làng phía Nam có thể khác với một làng phía Bắc Italia, song chúng vẫn là những xóm làng Italia, bạn không thể lẫn lộn chúng với những xóm làng người Đức. Về phần ḿnh, các nước Châu Âu có những đặc tính văn hóa chung phân biệt chúng với thế giớl Trung Quốc hay Ảrập.

 

Vậy là chúng ta đă đi tới bản chất của vấn đề. Bởi v́ thế giới Phương Tây, vùng Ảrập và Trung Quốc không phải là những phần của một cộng đồng văn hóa lớn hơn. Chúng là những nền văn minh. Chúng ta có thể xác dịnh văn minh là một cộng đồng văn hóa cao nhất, là tŕnh độ cao nhất của tính đồng nhất văn hóa của con người. Cấp độ tiếp theo sẽ là những ǵ phân biệt loài người với các loài động vật khác. Các nền văn minh được xác định bởi sự hiện hữu những nhân tố chung khách quan như ngôn ngữ, lịch sử, tôn giáo, phong tục, thể chế và cả bởi những đặc tính chủ thể của con người. Con người có những cấp độ tự đồng nhất khác nhau: một cư dân thành Rôm có thể xác định ḿnh ở những mức độ khác nhau là người Rôm, người Italia, tín đồ Thiên chúa giáo, tín đồ Kito giáo, người Châu Âu và người Phương Tây. Nền văn minh là cấp độ tính đồng nhất rộng lớn nhất mà anh ta sở thuộc. Tính tự đồng nhất về văn hóa của con người có thể thay đổi và do đó, thành phần ranh giới của các nền văn minh cũng thay đổi theo.

 

Nền văn minh có thể bao hàm một lượng người đông như Trung Quốc mà như Lucian Pye đă nói, „đó là một nền văn minh đóng vai tṛ nhà nước“, hoặc một nhóm người rất nhỏ như cộng đồng người Carribe nói tiếng Anh. Một nền văn minh có thể bao hàm một số nhà nước dân tộc như các nền văn minh Phương Tây, Mỹ Latinh, Ảrập, hoặc có thể chỉ gồm một nhà nước như nền văn minh Nhật Bản. Rơ ràng, các nền văn minh có thể bị pha trộn, chồng lấn lẫn nhau và bao gồm nhiều tiểu văn minh. Nều văn minh Phương Tây có hai biến thể chủ yếu châu Âu và Bắc Mỹ, c̣n nền văn minh Hồi giáo th́ có các tiểu văn minh Ảrập, Thổ Nhĩ Kỳ và Mă Lai. Dầu sao, các nền văn minh cũng là những chỉnh thể xác định và những ranh giới giữa chúng tuy ít khi rạch ṛi nhưng có thực. Các nền văn minh rất năng động với những bước thăng trầm, tách nhập. Và như mọi sinh viên sử học đều biết, có những nền văn minh mất đi, cát bụi thời gian chôn vùi chúng.

 

Ở Phương Tây người ta cho rằng nhà nước dân tộc là những nhân vật chủ yếu trên sân khấu quốc tế. Nhưng chúng đóng vai tṛ này chỉ trong mấy trăm năm. Một phần lớn lịch sử loài người là lịch sử các nền văn minh. Theo tính toán của A. Toynbee, lịch sử loài người đă biết tới 21 nền văn minh. Chỉ có 6 trong số chúng c̣n tồn tại trên thế giới hiện nay.

 

 

Tại sao các nền văn minh không tránh khỏi đụng độ với nhau?

 

Tính đồng nhất ở cấp độ nền văn minh sẽ ngày càng quan trọng và diện mạo thế giới sẽ được định h́nh ở mức độ đáng kể trong tiến tŕnh tương tác giữa bảy hoặc tám nền văn minh lớn. Chúng bao gồm các nền văn minh: Phương Tây, Khổng giáo, Nhật Bản, Hồi giáo, Ấn Độ, Slave Đông chính giáo, Mỹ Latinh và có thể cả Phi Châu, những xung đột quan trọng nhất trong tương lai sẽ nổ ra dọc theo các đường ranh giới phân cách các nền văn minh này.

 

Tại sao lại như vậy?

 

Trước hết, những khác biệt giữa các nền văn minh không những hiện thực mà c̣n cơ bản. Các nền văn minh khác nhau về lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống và quan trọng nhất là tôn giáo. Con người thuộc các nền văn minh khác nhau nh́n theo cách khác nhau về các quan hệ giữa Chúa và Con người, cá nhân và nhóm, công dân và nhà nước, cha mẹ và con cái, vợ và chồng, có các quan niệm khác nhau về tầm quan trọng tương quan giữa các quyền và nghĩa vụ, tự do các cưỡng bức, b́nh đẳng và đẳng cấp. Những khác biệt này là sản phẩm của nhiều thế kỷ. Chúng sẽ không nhanh chóng biến mất. Chúng cơ bản hơn so với những khác biệt về hệ tư tưởng chính trị và chế độ chính trị. Đương nhiên khác biệt không nhất thiết có nghĩa là xung đột, và xung đột không nhất thiết có nghĩa là bạo lực. Song qua nhiều thế kỷ, chính là những khác biệt giữa các nền văn minh đă gây ra những xung đột dai dẳng nhất và đẫm máu nhất.

 

Thứ hai, thế giới đang trở nên bé đi. Tác động qua lại giữa các dân tộc thuộc các nền văn minh khác nhau tăng lên. Điều đó làm tăng tự ư thức văn minh, làm sâu thêm sự nhận biết về những khác biệt giữa các nền văn minh cũng như những điểm tương đồng trong khuôn khổ một nền văn minh.

 Làn sóng người Bắc Phi nhập cư vào Pháp gây ra thái độ thù địch trong người Pháp nhưng đồng thời làm tăng thiện cảm đối với những người nhập cư khác: „những tín đồ Thiên chúa giáo và người Châu Âu ngoan đạo“ từ Ba Lan. Người Mỹ phản ứng trước sự đầu tư của Nhật một cách bệnh hoạn hơn nhiều so với những khoản đầu tư ở mức lớn hơn của Canada và các nước Châu Âu. Mọi chuyện diễn ra theo kịch bản mà Donald Horowitz đă viết: „Một ngườ Ibo có thể là Oweri Ibo hoặc Onitsha Ibo khi ở miền Đông Nigeria. Nhưng đến thủ đô Lagot, anh ta chỉ đơn thuần là người Ibo. Tới London, anh ta là người Nigeria, tới New York anh ta là người châu Phi“. Tác động qua lại giữa những đại biểu của các nền văn minh khác nhau củng cố ư thức về văn minh của họ v́ điều đó, đến lượt nó, lại làm gay gắt thêm những bất đồng và „thù hận đă đi vào chiều sâu của lịch sử hay ít ra là được tiếp nhận theo kiểu đó.

 

Thứ ba, những quá tŕnh hiện đại hoá kinh tế và biến đổi xă hội trên toàn thế giới đang phá vỡ tính đồng nhất truyền thống của con người nơi địa bàn cư trú, đồng thời làm suy giảm vai tṛ của nhà nước dân tộc với tính cách là nguồn gốc của sự đồng nhất. Những khoảng trống h́nh thành như vậy phần lớn được tôn giáo, thường là dưới dạng các phong trào chính thống, lấp vào. Những phong trào này xuất hiện không chỉ trong Hồi giáo, mà cả trong Kito giáo Phương Tây, Do Thái giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo. Ở hầu hết các nước và hầu hết các tôn giáo, trào lưu chính thống được sự ủng hộ của những người trẻ tuổi có học vấn, các chuyên gia có chuyên môn cao trong tầng lớp trung lưu, những người làm nghề tự do, các nhà doanh nghiệp. Như George Weigel đă nhận xét: „Phi thế tục hóa thế giới là một trong những hiện tượng xă hội nổi bật ở cuối thể kỷ XX“. Sự phục sinh của tôn giáo, hay như Gilles Kepel nói, „sự phục thù của Chúa“ tạo cơ sở cho sự đồng nhất và gắn bó với tính chung, vượt ra ngoài biên giới quốc gia, và cho sự thống nhất của các nền văn minh.

 

Thứ tư, sự phát triển của tự ư thức văn minh được quyết định bởi vai tṛ 2 mặt của Phương Tây. Một mặt, Phương Tây đứng trên đỉnh cao quyền lực của ḿnh, nhưng mặt khác, và có thể là v́ vậy trong các nền văn minh phi Phương Tây đang diễn ra hiện tượng trở về cội nguồn. Người ta nghe thấy đề cập ngày càng nhiều tới những xu hướng hướng nội và „Châu Á hoá“ ở Nhật, tới sự kết thúc ảnh hưởng Nehru và „Hindu hóa“ Ấn Độ, tới tư tưởng về sự sụp đổ của các tư tưởng Phương Tây về Chủ nghĩa Xă hội và Chủ nghĩa dân tộc và „Hồi giáo hóa“ Trung Đông, và gần dây nhất là cuộc tranh căi về Phương Tây hóa hay là Nga hóa đất nước của Boris Elsin. Một Phương Tây ở đỉnh cao quyền lực của ḿnh đối dầu với các nước phi Phương Tây ngày càng có mong muốn, quyết tâm và nguồn lực để h́nh thành thế giới theo mô h́nh phi Phương Tây.

 

Trong quá khứ, giới “elite” của các nước phi Phương Tây thường là những người có liên quan nhiều nhất đến với Phương Tây, được đào tạo ở các trường Oxford (Anh), Sorbonne (Pháp) hoặc Sandhurst (Anh) và đă hấp thụ những giá trị và lối sống Phương Tây. Trong khi đó, cư dân ở các nước này thường duy tŕ mối liên hệ liên tục với văn hóa bản địa của ḿnh. Song giờ đây, mọi thứ đă thay đổi. Ở nhiều nước phi Phương Tây, trong giới “elite” đang diễn ra quá tŕnh mạnh mẽ phi Phương Tây hóa và quay trở về với cội nguồn văn hóa riêng của ḿnh. Trong khi đó những tập quán lối sống và văn hóa Phương Tây, thường là của Mỹ, lại được phổ biến trong các tầng lớp quần chúng đông đảo.

 

Thứ năm, các đặc tính và khác biệt văn hoá ít thay đổi hơn so với các đặc tính và khác biệt về kinh tế và chính trị và do vậy việc giải quyết và đưa chúng tới thỏa hiệp cũng phức tạp hơn. Ở Liên Xô trước đây, những người cộng sản có thể trở thành người giàu, nhưng người Nga dù có muốn bao nhiêu cũng không thể trở thành người Estonia, và người Azerbaizan không thể trở thành người Armenia. Trong những cuộc xung dột về giai cấp và hệ tư tưởng, câu hỏi mấu chốt là «Anh theo phe phái nào?“ và người ta có thể lựa chọn đứng về phe nào, và thay đổi lập trường đă chọn. Trong đụng độ giữa các nền văn minh, câu hỏi đặt ra theo cách khác: „Anh là ai?“ Đấy là điều đă định và không ai có thể thay đổi. Như chúng ta đă biết qua kinh nghiệm Bosnia, Kavkaz, Suđan, nếu trả lời sai câu hỏi này, anh có thể lập tức nhận một viên đạn vào đầu. Tôn giáo chia rẽ con người c̣n khắt khe hơn cả tính quy thuộc sắc tộc. Một người có thể lai nửa Pháp, nửa Ảrập và thậm chí có thể là công dân của cả hai nước này, nhưng sẽ phức tạp hơn nhiều nếu một nửa là tín đồ Thiên chúa giáo, một nửa là tín đồ Hồi giáo.

 

Cuối cùng, chủ nghĩa khu vực kinh tế đang tăng lên. Tỷ lệ chu chuyển thương mại bên trong khu vực trong thời kỳ năm 1980-89 ở Châu Âu tăng từ 51 lên 59%, ở Đông Á từ 33 lên 37% và ở Bắc Mỹ từ 32 lên 36%. Nh́n chung, vai tṛ của các mối liên hệ kinh tế khu vực sẽ được tăng cường. Một mặt, chủ nghĩa khu vực kinh tế thành công sẽ củng cố ư thức quy thuộc về một nền văn minh. Mặt khác chủ nghĩa kinh tế khu vực chỉ có thể thành công khi nó bắt rễ sâu vào tính chung của nền văn minh. Cộng đồng Châu Âu dựa vào các cơ sở chung của văn hóa Châu Âu và Kito giáo Phương Tây. Thành công của Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) phụ thuộc vào sự nhích dần liên tục giữa các nền văn hoá Mỹ, Canada và Mexico. Ngược lại, Nhật vấp phải những khó khăn trong việc tạo ra một cộng đồng kinh tế tương tự ở Đông Nam Á v́ Nhật là một xă hội và một nền văn minh cá biệt. Dù các mối quan hệ thương mại và tài chính của Nhật với các nước c̣n lại của Đông Nam Á có mạnh như thế nào th́ những khác biệt văn hóa giữa Nhật với các nước ấy vẫn cản trở chúng tiến lên theo con đường liên kết kinh tế khu vực như mô h́nh của Tây Âu hay Bắc Mỹ.

 

Trái lại, tính cộng đồng văn hóa rơ ràng đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mau chóng những mối quan hệ kinh tế giữa Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa với Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và những cộng đồng người Hoa ở các nước Châu Á khác. Với sự kết thúc cuộc Chiến tranh lạnh, tính cộng đồng văn hóa nhanh chóng lấn át những bất đồng về hệ tư tưởng. Trung Hoa lục địa và Đài Loan đang ngày càng xích lại gần nhau. Nếu tính cộng đồng văn hóa là tiền đề cho liên kết kinh tế th́ trung tâm khối kinh tế Đông Á trong tương lai rất có thể sẽ là Trung Quốc. Thực tế khối này đă xuất hiện. Như Murray Weidenbaum nhận xét: „Mặc dù Nhật Bản hiện đang chi phối trong khu vực, nhưng một trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính mới ở Châu Á đang nhanh chóng xuất hiện trên cơ sở của Trung Quốc. Không gian chiến lược này có tiềm năng công nghệ và sản xuất hùng mạnh (Đài Loan), có các cán bộ với kỹ năng lỗi lạc trong lĩnh vực tổ chức, tiếp thị và dịch vụ (Hồng Kông), có một mạng lưới truyền thông tốt (Singapore), một nguồn vốn tài chính lớn (cả ba nước) và những nguồn lực to lớn về đất đai, tài nguyên và lao động (Trung Hoa lục địa)... Cái cộng đồng có ảnh hưởng mà phần nhiều được xác lập trên sự phát triển cơ sở tông pháp truyền thống này chạy dài từ Quảng Châu tới Singapore, từ Kuala Lumpur tới Manila. Đó là xương sống của nền kinh tế Đông Á“ [l].

 

Tính tương đồng văn hóa tôn giáo cũng tạo thành nền tảng của Tổ chức Hợp tác Kinh tế, liên kết 10 nước Hồi giáo không thuộc khối Ảrập: Iran, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Azebaizan, Kazakhstan, Kirgizitan, Turmenia, Tadzhikistan, Uzbekistan và Afghanistan. Tổ chức này vốn được sáng lập trong những năm 1960 bởi 3 nước Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan và Iran, song xung lực quan trọng cho sự khôi phục và mở rộng nó là việc các nhà lănh đạo một số nước tham gia tổ chức này ư thức được rằng họ không có cơ hội được thu nhận vào Cộng đồng châu Âu. Tương tự, tổ chức CARICOM, Thị trường chung Trung Mỹ và MERCOSUR đều dựa trên nền tảng văn hóa chung. Tuy vậy, các nỗ lực xây dựng một cộng đồng kinh tế rộng lớn hơn gồm các đảo quốc vùng Caribe và Trung Mỹ không thu được kết quả: việc bắc nhịp cầu giữa văn hóa Anh và văn hóa Mỹ Latinh cho đến nay vẫn không thành.

 

Khi xác định tính đồng nhất riêng của ḿnh theo các mặt sắc tộc và tôn giáo, người ta có thiên hướng gọi các quan hệ giữa ḿnh với những người thuộc các sắc tộc và tôn giáo khác như là các quan hệ giữa „chúng ta“ và „họ“. Sự cáo chung của các nhà nước hệ tư tưởng hóa ở Đông Âu và Liên Xô cũ cho phép các h́nh thức truyền thống của tính đồng nhất và mâu thuân săc tộc nổi lên hàng đầu. Những khác biệt về văn hóa và tôn giáo tạo ra những bất đồng trên phạm vi lớn về những vấn đề chính sách, như nhân quyền hay di cư, thương mại hay sinh thái. Sự gần gũi về địa lư làm nảy sinh những yêu sách về lănh thổ từ Bosnia tới Minđanao. Nhưng điều quan trọng nhất là những nỗ lực của Phương Tây nhằm truyền bá các giá trị của ḿnh - nền dân chủ và chủ nghĩa tự do với tính cách là những giá trị toàn nhân loại, duy tŕ ưu thế quân sự và củng cố những lợi ích kinh tế của ḿnh - đă vấp phải sự chống đối của các nền văn minh khác. Các chính phủ và các nhóm chính trị ngày càng không có khả năng động viên cư dân và h́nh thành nên các liên minh trên cơ sở hệ tư tưởng và chúng càng cố gắng đạt được sự ủng hộ bằng cách cầu cứu đến tính cộng đồng về tôn giáo và văn minh.

 

Bởi vậy, sự đụng độ giữa các nền văn minh diễn ra ở hai cấp độ. Ở cấp vi mô các nhóm nước lân cận dọc đường ranh giới giữa các nền văn minh đấu tranh, thường là đổ máu, để giành quyền kiểm soát đất đai và kiểm soát lẫn nhau. Ở cấp vĩ mô, các nước thuộc những nền văn minh khác nhau cạnh tranh giành ảnh hưởng trong lĩnh vực kinh tế và quân sự, tranh giành quyền kiểm soát các thể chế quốc tế và các nước thứ ba, đồng thời ra sức khẳng định các giá trị tôn giáo và chính trị của ḿnh.

 

 

Ranh giới giữa các nền văn minh

 

Nếu trong những năm Chiến tranh lạnh, các ḷ lửa chủ yếu gây ra khủng hoảng và đổ máu tập trung dọc các đường ranh giới chính trị và hệ tư tưởng th́ giờ đây chúng chuyển sang ranh giới giữa các nền văn minh. Chiến tranh lạnh bắt đầu khi „bức màn sắt“ chia cắt Châu Âu về chính trị và hệ tư tưởng. Chiến tranh lạnh chấm dứt cùng với việc loại trừ „bức màn sắt“. Nhưng sự chia cắt Châu Âu về mặt hệ tư tưởng vừa biến mất th́ sự chia cắt nó về mặt văn hoá thành một bên là Kito giáo Phương Tây và một bên là Đông chính giáo và Hồi giáo lại xuất hiện. Đường phân chia quan trọng nhất ở Châu Âu, như William Wallace quan niệm, có thể là đường ranh giới phía Đông của Kito giáo Phương Tây, h́nh thành vào năm 1500. Đường ranh giới này chạy dọc theo đường biên giới hiện nay giữa Phần Lan và Nga, giữa các nước vùng Baltic và Nga, cắt ngang qua Belarussia và Ukraina, tách vùng Tây Ukraina ngả theo Kito giáo Phương Tây và vùng Đông Ukraina theo Đông chính giáo, rồi quặt sang phía Tây, tách vùng Transylvania ra khỏi phần c̣n lại của Rumania, và sau đó xuyên qua Nam Tư, gần như trùng với đường ranh giới hiện đang phân cách Croatia và Slovenia và ra khỏi phần đất c̣n lại của Nam Tư. Dĩ nhiên ở khu vực Balkan, đường ranh giới này trùng hợp với biên giới lịch sử giữa các đế chế Habsburg và Ottoman. Các dân tộc ở phía Bắc và phía Tây của đường ranh giới chung của lịch sử châu Âu: chủ nghĩa phong kiến, Thời kỳ Phục Hưng, Phong trào Cải lương, Thời kỳ Ánh sáng, cuộc Đại Cách Mạng Pháp, Cách mạng Công nghiệp. Nh́n chung, về mặt kinh tế họ khá hơn các dân tộc phía Đông. Giờ đây họ có thể tính toán hợp lực chặt chẽ hơn trong khuôn khổ nền kinh tế Châu Âu thống nhất và củng cố các hệ thống chính trị dân chủ. Những người ở phía Đông và phía Nam của đường ranh giới này theo Kito Đông chính giáo và Hồi giáo. Về mặt lịch sử, chúng thuộc các đế chế Ottoman hoặc Sa hoàng, và dội tới chúng chỉ là tiếng vang của các sự kiện lịch sử quyết định số phận của Phương Tây. Về kinh tế chúng thường cách xa Phương Tây và dường như ít sẵn sàng tạo ra các hệ thống chính trị dân chủ ổn định. Và giờ đây „tấm màn chung“ văn hóa đă thay thế „bức màn sắt“ hệ tư tưởng với tính cách là giới tuyến chủ yếu ở Châu Âu. Như các sự kiện ở Nam Tư cho thấy, đấy không chỉ là ranh giới của sự khác biệt văn hóa mà đôi khi c̣n là của những cuộc xung đột đẫm máu.

 

Cuộc xung đột dọc đường ranh giới giữa các nền văn minh Phương Tây và Hồi giáo đă và đang diễn ra suốt 13 thế kỷ. Sau khi Hồi giáo ra đời, cuộc tiến quân của người Ảrập và người Moor về phía Tây và phía Bắc chỉ kết thúc ở Tours năm 732. Suốt từ thế kỷ l l đến thế kỷ 13, đội quân Thập tự chinh thành công tạm thời đă cố gắng đưa Kito giáo và luật chúa tới Đất Thánh. Từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17, người Thổ dưới đế chế Ottoman đă nắm được thế chủ động. Họ mở rộng quyền thống trị của ḿnh tới tận Trung Đông và Balkan, chiếm Constantinople, hai lần vây hăm thành Viena (Áo). Nhưng từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, quyền lực của đế chế Ottoman suy yếu, Anh, Pháp, Italia thiết lập sự kiểm soát của Phương Tây ở phần lớn vùng Bắc Phi và Trung Đông.

 

Sau chiến tranh Thế giới thứ II, lại đến lượt Phương Tây bắt đầu rút lui; các đế chế thực dân biến mất; lúc đầu là chủ nghĩa dân tộc Ảrập rồi đến chủ nghĩa chính thống Hồi giáo xuất hiện; Phương Tây trở nên lệ thuộc nặng nề vào các nước vùng Vịnh về nhiên liệu. Các nước Hồi giáo giàu dầu mỏ trở nên giàu tiền của và khi muốn th́ chúng cũng trở nên giàu vũ khí. Vài cuộc chiến tranh đă nố ra giữa các nước Ảrập và Israel, một nước được lập ra theo sáng kiến của Phương Tây. Trong suốt những năm 50, Pháp tiến hành gần như liên tục cuộc chiến tranh đẫm máu ở Angeri. Năm 1956, lực lượng của Anh và Pháp xâm lược Ai Cập. Năm 1958, người Mỹ tiến vào Liban, sau đó nhiều lần họ quay lại đó: và c̣n tấn công Libya, tham gia vào nhiều cuộc đụng độ quân sự với Iran. Để trả đũa những kẻ khủng bố Ai Cập và Hồi giáo, dược ít nhất ba chính phủ ở Trung Đông ủng hộ, sử dụng vũ khí của kẻ yếu, đánh bom các máy bay và cơ sở Phương Tây, bắt con tin Phương Tây. Cuộc chiến này giữa người Ảrập và Phương Tây lên đến đỉnh cao năm 1990, khi Mỹ đưa một đội quân khổng lồ tới Vùng Vịnh để bảo vệ một số nước Ảrập chống lại cuộc xâm lăng của một nước Ảrập khác. Khi cuộc chiến tranh này kết thúc, kế hoạch hậu chiến của NATO được soạn thảo với sự cân nhắc đến những mối đe dọa và bất ổn định tiềm tàng dọc „các đường biên giới phía Nam“.

 

Sự đối đầu về quân sự giữa Phương Tây và thế giới Hồi giáo kéo dài trọn một thế kỷ và vẫn không hề suy giảm. Mà đúng hơn là, trái lại, nó có thể c̣n gay gắt hơn. Cuộc chiến tranh Vùng Vịnh đă để cho một số nước Ảrập cảm thấy tự hào rằng Saddam Hussein đă tiến công Israel và đương đầu với Phương Tây. Nhưng nó cũng làm cho nhiều người cảm thấy bị lăng nhục và phẫn nộ trước sự có mặt quân sự của Phương Tây tại Vịnh Persic, trước ưu thế quân sự khá lớn của Phương Tây và trước việc họ không đủ khả năng làm chủ vận mệnh của chính ḿnh. Thêm vào đó, nhiều nước Ảrập, không chỉ các nước xuất khẩu dầu lửa, đă đạt được tŕnh độ phát triển kinh tế và xă hội không c̣n phù hợp với các h́nh thức cai trị chuyên quyền nữa. Những cố gắng nhằm thực hiện chế dộ dân chủ ở đó cũng trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn. Đă có một số cởi mở nhất định trong hệ thống chính trị của một số nước Ảrập. Nhưng được hưởng lợi lớn nhất của những cởi mở này là những người chính thống Hồi giáo. Tóm lại, trong thế giới Ảrập, nền dân chủ Phương Tây làm tăng các lực lượng chính trị chống lại Phương Tây. Điều này có thể là một hiện tượng quá độ, nhưng chắc chắn nó làm cho mối quan hệ giữa các nước Hồi giáo và Phương Tây trở nên phức tạp thêm.

 

Những mối quan hệ đó cũng bị phức tạp thêm bởi các nhân tố dân số. Mức tăng dân số c̣n khá cao trong các nước Ảrập, đặc biệt ở Bắc Phi, đă làm tăng số người di cư sang các nttớc Tây Âu. Đến lượt ḿnh, sự dồn ứ di dân diễn ra trên cái nền xóa bỏ từng bước ranh giới bên trong giữa các nước Tây Âu đă tạo nên những tranh căi chính trị gay gắt. Tại Italia, Pháp và Đức, tệ phân biệt chủng tộc mang h́nh thức ngày càng trắng trợn và từ năm 1990, phản ứng chính trị và bạo lực đối với người Ảrập và Thổ Nhĩ Kỳ không ngừng tăng lên.

 

Trên cả hai mặt trận, người ta đều nh́n thấy sự đụng độ giữa các nền vân minh qua tác động qua lại giữa thế giới Hồi giáo và thế giới Phương Tây. Ông M.J. Akbar, một nhà báo Ấn Độ theo Hồi giáo nhận xét: „Phương Tây chắc chắn sẽ phải đối đầu với thế giới Hồi giáo. Chính cái thực tế về sự truyền bá rộng răi thế giới Hồi giáo từ vùng Bắc Phi tới Pakistan sẽ dẫn tới cuộc đấu tranh cho một trật tự thế giới mới“. B. Lewis cũng đi đến một kết luận tương tự: „Trước chúng ta là một tinh thần và một phong trào hoàn toàn khác, không chịu sự khống chế của chính trị và các chính phủ muốn lợi dụng chúng. Đó đúng là sự đụng độ giữa các nền văn minh. Có thể là phản ứng không duy lư nhưng được quy định về mặt lịch sử của kẻ cạnh tranh cổ xưa của chúng ta sẽ chống lại truyền thống Do Thái - Kito giáo của chúng ta, hiện tại trần thế của chúng ta và sự bành trướng ra toàn cầu của cái này và cái kia“[2].

 

Trong trường kỳ lịch sử, nền văn minh Ảrập Hồi giáo nằm trong sự tương tác đối kháng thường xuyên với những người đa thần giáo, những người theo thuyết vật linh và ngày nay chủ yếu là các cư dân da đen theo Thiên chúa giáo ở phương Nam. Trong quá khứ, sự đối kháng này thể hiện qua h́nh ảnh người mua bán nô lệ Ảrập và người nô lệ da đen. Ngày nay, nó dược phản ánh qua cuộc nội chiến đang tiếp diễn ở Suđan giữa người Ảrập và người da đen, qua cuộc đấu tranh vũ trang ở Sad giữa quân nổi loạn được Liby ủng hộ và chính phủ, qua các quan hệ căng thẳng giữa người Kito Đông chính giáo và người Hồi giáo ở mũi Châu Phi, những cuộc xung đột chính trị dẫn tớl đụng độ đổ máu giữa người Hồi giáo và người Kito giáo ở Nigiena. Quá tŕnh hiện đại hóa và mở rộng Kito giáo ở Châu Phi chỉ làm tăng khả năng xảy ra bạo lực ở dọc tuyến này. Triệu chứng về sự gay gắt của cuộc xung đột này là bài diên văn của Giáo hoàng John Paul II ngày 12-2-1993 tại Khartum, trong đó ông công kích những hành động của chính phủ Hồi giáo Suđan chống lại thiểu số Kitô giáo ở nước đó.

 

Trên đường biên giới phía Bắc của thế giới Hồi giáo, xung đột triển khai chủ yếu giữa người Đông chính giáo và người Hồi giáo. Ở đây cần đề cập đến cuộc tàn sát lẫn nhau ở Bosnia và Sarajevo, bạo lực giữa người Serb và người Albani, mối quan hệ phân biệt đối xử giữa người Bungari và thiểu số người Thổ Nhĩ Kỳ ở Bungari, đụng độ đổ mÁu giữa người Osetia và Ingush, người Armenia và người Azerbaizan, xung đột giữa người Nga và người Hồi giáo ở Trung Á để bảo vệ các lợi ích của Nga. Tôn giáo hâm lại tính tự đồng nhất sắc tộc đang phục hồi và tất cả những điều đó làm cho người Nga lo ngại hơn về an ninh ở các đường biên giới phía Nam của họ. Archie Roosevelt đă cảm thấy mối lo lắng này. Ông viết: „Phần lớn lịch sử nước Nga liên quan tới cuộc đấu tranh giữa người Slave và các dân tộc gốc Thổ trên đường biên giới của họ cách đây hơn một ngh́n năm khi nhà nước Nga được thiết lập. Trong cuộc đấu tranh kéo dài ngh́n năm này của người Slave với những người láng giềng Phương Đông của họ, ch́a khóa để đạt được sự hiểu biết không phải chỉ là lịch sử Nga mà là chất Nga. Để hiểu được những thực tế nước Nga ngày nay, người ta không được quên nhóm sắc tộc Thổ đă thu hút sự chú ư của người Nga suốt nhiều thế kỷ“. [3]

 

Sự đụng độ giữa các nền văn minh bắt rễ sâu ở các vùng khác tại Châu Á. Cuộc đấu tranh đă bắt rễ sâu vào lịch sử giữa người Hồi giáo và Hmdu ở Tiểu lục địa Ấn Độ ngày nay thể hiện rơ không chỉ trong sự cạnh tranh giữa Pakistan và Ấn Độ mà c̣n trong sự tăng cường thù địch tôn giáo giữa các nhóm Hindu ngày càng cuồng chiến và thiểu số người Hồi giáo Ấn Độ. Việc phá hủy nhà thờ Hồi giáo Ayodhya tháng 12-1992 đă đặt ra vấn đề là liệu Ấn Độ có c̣n là một nhà nước thế tục và dân chủ hay đă trở thành một nhà nước Hindu. Ở Đông Á, Trung Quốc đưa ra những yêu sách lănh thổ gần như với tất cả các nước láng giềng. Nó đă trấn áp tàn nhẫn những tín đồ Phật giáo ở Tây Tạng và giờ đây sẵn sàng trừng trị thẳng tay đối với thiểu số người Hồi giáo nói tiếng Thổ. Với cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc, những mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc lại thể hiện đặc biệt mạnh trong các lĩnh vực như nhân quyền, thương mại và vấn đề phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, và không có bất cứ hi vọng nào dịu đi. Như Đặng Tiểu B́nh đă khẳng định trong năm 1991, „cuộc Chiến tranh lạnh mới giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn đang tiếp diễn“.

 

Ư kiến của Đặng Tiểu B́nh cũng có thể áp dụng cho các quan hệ đang ngày càng phức tạp thêm giữa Nhật Bản và Mỹ. Ở đây, những khác biệt văn hoá cũng làm tăng xung đột về kinh tế. Mỗi bên đều lên án sự phân biệt chủng tộc của bên kia, nhưng ít nhất là về phía Mỹ, mối ác cảm không mang tínhchất chủng tộc mà mang tính chất văn hoá. Thật khó h́nh dung về hai xă hội cách xa nhau về các giá trị cơ bản , tâm thế và phong cách ứng xử. Những bất đồng về kinh tế giữa Mỹ và Châu Âu không kém phần nghiêm trọng, nhưng chúng không nổi bật về chính trị và đậm nét về t́nh cảm, bởi v́ mâu thuẫn giữa văn hóa Mỹ và văn hóa Châu Âu kém gay gắt hơn nhiều so với giữa văn minh Mỹ và văn minh Nhật Bản.

 

Khả năng tiềm tàng xảy ra bạo lực trong sự tương tác giữa các nền văn minh khác có thể thay dổi. Sự cạnh tranh kinh tế chiếm ưu thế trong quan hệ giữa hai tiểu văn minh Mỹ và Châu Âu cũng như trong quan hệ giữa Phương Tây nói chung và Nhật Bản. Đồng thời ở Châu Âu, việc các xung đột sắc tộc đang lan rộng dẫn tới các cuôc „thanh lọc sắc tộc“ đă không c̣n là chuyện lẻ tẻ nữa. Chúng thường hay diễn ra nhất giữa các nhóm người thuộc các nền văn minh khác nhau trong trường hợp đó chúng mang h́nh thức cực đoan nhất. Những ranh giới đă h́nh thành một cách lịch sử giữa các nền văn minh thuộc lục địa Châu Âu giờ đây lại bùng lên ngọn lửa xung đột. Các xung đột này đạt tới mức căng thẳng tột độ dọc các dường ranh giới của khối Hồi giáo, trải ra theo h́nh lưỡi liềm trên vùng giữa Bắc Phi và Trung Á. Nhưng bạo lực cũng đă xảy ra qua các vụ xung đột giữa một bên là người Hồi giáo và một bên là những người Serb theo Đông chính giáo ở Balkan, người Do Thái ở Israel, người Hindu ở Ấn Độ, người Phật giáo ở Mianma và người Thiên chúa giáo ở Philippin. Các đường biên giới của thế giới Hồi giáo khắp nơi đều đẫm máu.

 

 

Tập hợp nền Văn minh: Hội chứng ”quốc gia thân tộc”

 

Các nhóm hoặc các nước thuộc một nền văn minh dính líu vào một cuộc chiến tranh với những người thuộc một nền văn minh khác đương nhiên t́m cách tập hợp sự ủng hộ của các đại biểu của nền văn minh của ḿnh. Với sự kết thúc Chiến tranh lạnh, một trật tự thế giới đă h́nh thành, và theo mức độ h́nh thành đó, tính quy thuộc về một nền văn minh, hay nói như S. Greenwey, hội chứng „quốc gia thân tộc“ đang thay thế hệ tư tưởng chính trị và các cách kiến giải truyền thống về việc duy tŕ sự cân bằng sức mạnh với tính cách là nguyên tắc cơ bản của hợp tác và liên minh. Có thể thấy hội chứng này đang xuất hiện dần dần qua tất cả các cuộc xung đột thời gian gần đây: ở vùng Vịnh Persic, vùng Kavkaz và Bosnia. Đúng là tất cả các cuộc xung đột này không phải là các cuộc chiến tranh với quy mô đầy đủ giữa các nền văn minh , nhưng mỗi cuộc xung đột đều bao hàm những yếu tố của sự tập hợp bên trong các nền văn minh. Điều đó dường như đă trở nên lớn hơn khi các cuộc xung đột tiếp tục.

 

Thứ nhất: Trong các cuộc chiến tranh Vùng Vịnh, một nước Ảrập đă xâm chiếm một nước Ảrập khác và tiếp đó phải chiến đấu với một liên minh gồm các nước Ảrập, Phương Tây và các nước khác. Tuy chỉ có một vài chính phủ Hồi giáo công khai ủng hộ Saddam Hussein, nhưng giới elit cầm quyền của nhiều nước Ảrập, với tư cách cá nhân, đă ủng hộ ông ta và Saddam Hussein đă rất được ḷng dân trong các tầng lớp đông đảo cư dân Ảrập. Các phong trào chính thống Hồi giáo đă hoàn toàn ủng hộ Iraq chứ không ủng hộ các chính phủ Kuweit và Ảrập Xêút được Phương Tây hỗ trợ. Hâm nóng lại chủ nghĩa dân tộc Ảrập, Saddam Hussein công khai kêu gọi cộng đồng Hồi giáo. Ông ta và những người ủng hộ cố diễn tả cuộc chiến tranh này như một cuộc đấu tranh giữa các nền văn minh. Như lời ông Safer Al-Hawai, chủ nhiệm Khoa Nghiên cứu Hồi giáo tại Đại học Umn Al-Quara ở Mecca, nói trong một bài diễn văn được phổ biến rộng răi: „Đấy không phải là thế giới chống lại Iraq mà là Phương Tây chống lại Hồi giáo“. Vượt qua các cuộc cạnh tranh giữa Iran, Ayatollah Ali Khomenei đă kêu gọi tiến hành một cuộc chiến tranh thần thánh chống lại Phương Tây: „Cuộc đấu tranh chống sự xâm lăng, ḷng tham, các kế hoạch và chính sách của Mỹ sẽ được coi là cuộc thánh chiến và những ai hi sinh trong cuộc chiến này dều là những người tử v́ đạo“. C̣n vua Georđani là Hussein th́ tuyên bố: „Đây là cuộc chiến tranh chống lại tất cả người Ảrập và người Hồi giáo chứ không chỉ chống lại riêng Iraq“.

 

Một tập hợp gồm phần lớn giới “elite” và cư dân Ảrập hậu thuẫn cho Saddam Hussein đă làm cho các chính phủ Ảrập lúc đầu tham gia liên minh chống Iraq phải hạn chế bớt hành động và hạ giọng những tuyên bố công khai của họ. Các chính phủ Ảrập đă tránh xa hoặc phản đối những cố gắng tiếp theo của Phương Tây nhằm gây sức ép đối với Iraq, trong đó có việc quy định khu vực „cấm bay“ áp dụng từ mùa hè năm 1992 và ném bom Iraq hồi tháng 1-93. Liên minh chống Iraq, gồm Phương Tây, Liên Xô, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Ảrập, h́nh thành năm 1990, đến năm 1993 chỉ c̣n lại Phương Tây và Kuweit. So sánh quyết tâm của Phương Tây chống Iraq với việc Phương Tây không bảo vệ dược những người Hồi giáo Bosnia trước người Serb và không áp dặt được những sự trừng phạt đối với việc Israel vi phạm những nghị quyết của Liên IIợp Quốc, những người Hồi giáo tố cáo Phương Tây áp dụng tiêu chuẩn nước đôi. Nhưng thế giới diễn ra sự đụng độ giữa các nền văn minh tất yếu là một thế giới với tiêu chuẩn nước đôi: người ta áp dụng một tiêu chuẩn cho các „nước thân tộc“ và một tiêu chuẩn khác cho các nước c̣n lại.

 

Thứ hai: Hội chứng nước thân tộc cũng xuất hiện trong các cuộc xung đột tại Liên Xô cũ. Những thắng lợi quân sự của người Armenia hồi năm 1992 - 1993 đă khuyến khích Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ tích cực hơn những người Berthren cùng tôn giáo, sắc tộc và ngôn ngữ với họ ở Azerbaizan. Một quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ nói: „Người Thổ Nhĩ Kỳ có cùng những t́nh cảm như người Azerbaizan. Chúng tôi hiện nay đang bị sức ép. Báo chí của chúng tôi đăng đầy ảnh về những hành động tàn bạo của người Armenia: Người ta hỏi chúng tôi: lẽ nào chúng tôi vẫn nghiêm chỉnh theo đuổi chính sách trung lập? Có lẽ chúng tôi phải cho Armenia biết là vẫn c̣n một nước Thổ Nhĩ Kỳ to lớn ở khu vực“. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ T. Ozal cũng nhất trí với điều này. Ông tuyên bố cần đe doạ Armenia ít nhiều. Năm 1993 ông lại doạ rằng „Thổ Nhĩ Kỳ sẽ c̣n cho thấy nanh vuốt của ḿnh“. Không lực Thổ Nhĩ Kỳ đă tiến hành các chuyến bay trinh thám trên dọc đường biên giới Armenia. Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cũng tuyên bố sẽ không cho phép chia cắt Azerbaizan. Trong những năm tồn tại cuối cùng của ḿnh, chính phủ Liên Xô đă ủng hộ Azerbaizan, nơi những người cộng sản vẫn nắm quyền lực. Tuy nhiên, với việc Liên Xô sụp đổ, các động cơ chính trị bị các động cơ tôn giáo thay thế. Giờ đây quân đội Nga đă chiến đấu bên cạnh người Armenia, c̣n người Azerbalzan th́ tố cáo „chính phủ Nga quay ngoắt 180 độ sang ủng hộ Armenia Kito giáo“.

 

Thứ ba: Nh́n vào cuộc chiến hiện nay ở Nam Tư th́ thấy ở đây công chúng Phương Tây đă bày tỏ sự đồng t́nh và ủng hộ những người Hồi giáo Bosnia và mối lo sợ và ghê tởm trước những hành động dă man do người Serb gây ra. Tuy nhiên, nó tương đối ít quan tâm tới những cuộc tiến công của người Croat dối với người Hồi giáo và sự chia cắt Bosnia Hersegovina. Trong thời kỳ đầu sự tan ră của Nam Tư, Đức đă thể hiện một sáng kiến và áp lực ngoại giao không b́nh thường, thuyết phục 11 nước thành viên khác của EC làm theo Đức công nhận Slovenia và Croatia. Cố gắng củng cố địa vị của hai nước Thiên chúa giáo này, Vaticăng đă công nhận Slovenia và Croatia thậm chí trước cả EC. Mỹ cũng làm theo gương Châu Âu trong chuyện này. Như vậy, các nước chủ yếu trong nền văn minh Phương Tây đă tập hợp để làm hậu thuẫn cho các đạo hữu của họ. Và sau đó có tin Croatia nhận dược khối lượng vũ khí từ Trung Âu và các nước Phương Tây khác: Mặt khác, chính phủ Yelsin cố gắng theo đuổi chính sách trung lập để không phá vỡ quan hệ với những người Serb theo Đông chính giáo và không làm nước Nga đối lập với Phương Tây. Tuy nhiên, những người bảo thủ và dân tộc chủ nghĩa Nga, trong đó có nhiều đại biểu nhân dân, đă chỉ trích chính phủ không ủng hộ mạnh mẽ hơn đối với những người Serb. Vào đầu năm 1993, hàng trăm người Nga h́nh như đă phục vụ trong các lực lượng của người Serb và có tin là vũ khí Nga đă được cung cấp cho Serbia.

 

Đến lượt ḿnh, các chính phủ và các nhóm chính trị Hồi giáo cũng chỉ trích Phương Tây là đă không bảo vệ những người Hồi giáo Bosnia. Các lănh tụ Iran đă kêu gọi những người Hồi giáo ở tất cả các nước giúp đỡ Bosina. Vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc, Iran đă cung cấp quân lính và vũ khí cho Bosnia. Các nhóm Liban dược Iran ủng hộ đă phái du kích tới huấn luyện tổ chức các lực lượng vũ trang Bosnia. Có tin năm 1993, tớ1 4000 người Hồi giáo từ hơn 20 nước Hồi giáo đă chiến đấu ở Bosnia. Chính phủ Ảrập Xeút và các nước khác bị các nhóm chính thống ở nước họ gây sức ép ngày càng lớn đ̣i hỏi ủng hộ mạnh mẽ hơn đối với Bosnia. Theo tin tức, vào cuối năm 1992, Ảrập Xêút đă giúp những người Hồi giáo Bosina nhiều tiền mua vũ khí và lương thực, thực phẩm. Điều đó đă làm tăng đáng kể khả năng quân sự của họ đối với người Serb.

 

Trong những năm 1930, cuộc nội chiến Tây Ban Nha đă gây ra sự can thiệp của những nước mà về mặt chính trị vốn là phát xít, cộng sản và dân chủ. Ngày nay, trong những năm 1990, cuộc xung dột Nam Tư đă gây ra sự can thiệp của các nước Hồi giáo, Đông chính giáo và Kito giáo Phương Tây. Sự tương đồng này không phải không được người ta để ư tới. Một biên tập viên Ảrập Xêút nhận xét: „Cuộc chiến tranh ở Bosnia Hersegovina đă trở thành cuộc chiến đầy xúc động giống như chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít trong những năm nội chiến ở Tây Ban Nha. Những ai đă hi sinh ở đó đều được coi là những người tử v́ đạo đă hiến dâng sự sống của ḿnh dể cứu những người Hồi giáo anh em của họ“.

 

Xung đột và bạo lực cũng sẽ xảy ra giữa các nước và các nhóm trong cùng một nền văn minh, cũng như bên trong các nước đó. Tuy nhiên, chúng thường không đến mức căng thẳng và rộng khắp bằng cuộc xung đột giữa các nền văn minh. Tính quy thuộc về cùng một nền văn minh sẽ làm giảm bớt khả năng xảy ra bạo lực trong trường hợp mà nếu không trong hoàn cảnh đó th́ tất yếu sẽ xảy ra bạo lực.

Trong năm 199 l và 1992, nhiều người đă lo ngại về khả năng nổ ra xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina về các vùng lănh thổ tranh chấp, dặc biệt là Krưm, hạm đội Biển Đen, vấn đề các kho hạt nhân và các vấn để kinh tế. Nhưng nếu xét đến tính quy thuộc văn minh th́ thấy khả năng xảy ra xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraina sẽ không lớn. Chúng là hai dân tộc gốc Slave, chủ yếu theo Đông chính giáo, có quan hệ chặt chẽ với nhau hàng nhiều thế kỷ. Và v́ vậy, vào đầu năm 1993, bất chấp tất cả những lư do có thể làm nổ ra xung đột, các nhà lănh đạo của 2 nước đă thương lượng có hiệu quả, loại bỏ được những bất đồng. Trong khi đó trên lănh thổ Liên Xô trước đây, đă diễn ra những trận chiến ác liện giữa những người Hồi giáo và Kito giáo, sự căng thẳng dẫn tới một số cuộc xung đột trực tiếp giữa người Kito giáo Phương Tây và người Kito Đông chính giáo tại các nước Baltic; nhưng giữa người Nga và người Ukraina đă không xảy ra bạo lực.

 

Tới nay, sự tập hợp các nền văn minh c̣n mang những h́nh thức hạn chế nhưng quá tŕnh đó đang tăng lên và nó có tiềm năng đáng kể cho tương lai. Cùng với diễn biến các cuộc xung đột ở vùng Vịnh Persic, vùng Kavkaz và Bosina, lập trường của các nước khác nhau và sự bất đồng giữa chúng ngày càng được quyết định theo tính quy thuộc văn minh. Các nhà chính trị theo phái dân tuư, các nhà lănh đạo tôn giáo và các phương tiện thông tin đại chúng nhận thấy nó là một công cụ mạnh mẽ đảm bảo cho họ sự ủng hộ của đông dảo cư dân và cho phép họ gây sức ép với các chính phủ c̣n chần chừ, ngần ngại. Trong tương lai gần, các cuộc xung đột địa phương, giống như các cuộc xung đột ở Bosinia và vùng Kavkaz, xảy ra dọc theo ranh giới các nền văn minh sẽ có nhiều nguy cơ nhất chuyển thành các cuộc chiến tranh quy mô lớn. Cuộc chiến tranh thế giới tới đây, nếu nó xảy ra, sẽ là cuộc chiến tranh giữa các nền văn minh.

 

 

Phương Tây đốí đầu với phần c̣n lại của thế giới

 

Phương Tây hiện nay đang ở đỉnh cao quyền lực của ḿnh trong quan hệ với các nền văn minh khác. Siêu cường thứ hai, mà trước đây là đối thủ của nó, đă biến mất khỏi bản đồ chính trị thế giới. Người ta không thể nghĩ tới một cuộc xung đột quân sự giữa các nước Phương Tây, và sức mạnh quân sự của Phương Tây là không có ǵ sánh dược. Nếu không kể Nhật Bản th́ Phương Tây không có kẻ cạnh tranh kinh tế nào. Nó thao túng trong lĩnh vực chính trị, trong lĩnh vực an ninh và, cùng với Nhật Bản, cả trong lĩnh vực kinh tế. Các vấn đề chính trị và an ninh toàn cầu đều được giải quyết có hiệu quả theo sự chỉ đạo của Mỹ, Anh và Pháp; các vấn đề kinh tế thế giới được giải quyết theo sự chỉ đạo của Mỹ, Đức và Nhật bản. Tất cả những nước này có quan hệ chặt chẽ đặc biệt với nhau, không cho các nước nhỏ hơn, các nước thuộc thế giới phi phương Tây lọt vào nhóm của ḿnh. Các quyết định do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hoặc Quỹ Tiền tệ Quốc tế thông qua, phản ánh những lợi ích của Phương Tây đều được tŕnh bày trước thế giới như là các quyết định đáp ứng những nguyện vọng thiết thân của cộng đồng thế giới. Chính nhóm từ „cộng đồng thế giới“ đă trở thành uyển ngữ thay thế cho nhóm từ „thế giới Tự do“ nhằm đưa lại tính hợp pháp toàn cầu cho những hành động phản ánh các lợi ích của Mỹ và các nước lớn Phương Tây khác [4] Thông qua IMF và các tổ chức kinh tế thế giới khác, Phương Tây thực hiện các lợi ích kinh tế riêng của họ và áp đặt cho các nước khác chính sách kinh tế mà Phương Tây cho là thích đáng. Trong bất kỳ cuộc thăm ḍ nào ở các nước phi Phương Tây, IMF rơ ràng chỉ giành được sự ủng hộ của các bộ trưởng tài chính và một số người khác, nhưng không được sự ủng hộ của đại đa số cư dân. Ông G. Arbatov đánh giá các quan chức IMF là những „người Bolsevich mới“, thích chiếm đoạt tiền của người khác, áp đặt cho họ các điều luật không dân chủ và xa lạ về hành vi kinh tế, chính trị và tước đoạt tự do kinh tế của họ“.

 

Phương Tây chi phối trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, và các quyết định của nó, chỉ đôi khi bị giảm đi do Trung Quốc bỏ phiếu trắng; đă bảo cho Phương Tây các cơ sở hợp pháp dể sử dụng lực lượng dưới đanh nghĩa Liên Hợp Quốc nhằm đẩy Iraq ra khỏi Kuweit và thủ tiêu các loại vũ khí tinh xảo của Iraq cùng khả năng của nước này sản xuất những vũ khí đó. Một việc cũng chưa từng có là yêu sách do Mỹ, Anh và Pháp đưa ra, nhân đanh Hội đồng Bảo an đ̣i Liby trao những kẻ t́nh nghi thực hiện vụ đánh bom chiếc máy bay của hăng hàng không PANAm I03 cho họ và sau đó áp đặt những trừng phạt khi Liby từ chối thực hiện yêu sách đó. Sau khi đánh đội quân Ảrập to lớn nhất, Phương Tây đă không ngần ngại triển khai sức mạnh của họ trong thế giới Ảrập. Thực tế, Phương Tây đang sử dụng các tổ chức, sức mạnh quân sự và các nguồn tài chính quốc tế để điều hành thế giới, đồng thời củng cố ưu thế của ḿnh, bảo vệ những lợi ích của Phương Tây và khẳng định những giá trị chính trị và kinh tế của Phương Tây.

 

Ít ra là các nước phi Phương Tây đă nh́n thế giới ngày nay như vậy và trong quan điểm của họ có một phần đáng kể chân lư. Những sự chênh lệch về quy mô quyền lực và đấu tranh dành quyền lực quân sự, kinh tế, chính trị như vậy là một nguồn gây ra xung đột giữa Phương Tây và các nền văn minh khác. Nhưng khác biệt về văn hoá, những giá trị cơ bản và niềm tin là một nguồn khác gây ra xung đột ông V.S. Naipaul khẳng định rằng văn minh Phương Tây là nền „văn minh phổ quát“ phù hợp với tất cả mọi người. Bề ngoài, nhiều thứ trong nền văn hoá Phương Tây thực sự đă thâm nhập vào phần c̣n lại của thế giới. Tuy nhiên ở mức độ sâu hơn, những quan niệm và tư tưởng Phương Tây khác biệt về cơ bản với những ǵ vốn có trong các nền văn minh khác. Các quan niệm Phương Tây, như chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa lập hiến, chủ nghĩa nhân quyền, b́nh đẳng tự do, địa vị tối cao của luật pháp, dân chủ, thị trường tự do, việc tách biệt nhà thờ với nhà nước, gần như không có tiếng vang trong các nền văn hóa Hồi giáo, Nho giáo, Nhật giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo và Đông chính giáo. Những cố gắng của Phương Tây nhằm truyền bá những quan niệm này thường gây ra sự phản ứng thù địch chống lại „chủ nghĩa đế quốc về quyền con người“ và góp phần khẳng dịnh những giá trị văn hóa bản địa. Ta có thể thấy điều này, chẳng hạn, qua việc thế hệ trẻ ủng hộ chủ nghĩa chính thống tôn giáo các nước phi Phương Tây. Nhưng ngay luận đề về khả năng có một nền „văn minh phổ quát“ cũng là một ư niệm Phương Tây. Nó trực tiếp xung khắc vơi chủ nghĩa cát cứ của phần lớn các nền văn hoá châu Á và với sự chú trọng của nền văn hóa đó tới những dị biệt chia rẽ những người này với những người kia. Thực tế, như nghiên cứu so sánh về ư nghĩa của 100 phương châm giá trị trong xă hội khác nhau đă cho thấy, „những giá trị được coi là quan trọng nhất ở Phương Tây lại ít quan trọng nhất ở phần c̣n lại của thế giới“ [5]. Trong lĩnh vực chính trị,sự khác biệt này thể hiện rơ nhất trong các cố gắng của Mỹ và các nước Phương Tây khác nhằm áp đặt cho nhân dân các nước khác những ư tưởng của Phương Tây về dân chủ và nhân quyền. Chính phủ dân chủ hiện đại h́nh thành một cách lịch sử ở Phương Tây. Nếu nó được khẳng định ở đâu đó tại các nước phi Phương Tây, nó chỉ là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân hoặc sự áp đặt của Phương Tây.

 

Nh́n chung, trung tâm chính trị thế giới trong tương lai, theo nhận định của Kishore Mahbubani, có thể là xung đột giữa „Phương Tây và phần thế giới c̣n lại“ và phản ứng của các nền văn minh phi Phương Tây đối với quyền lực và những giá trị của Phương Tây [6]. Phản ứng này thường mang một trong 3 h́nh thức, hoặc kết hợp của cả 3 h́nh thức đó. Thứ nhất, và đây là phương án cực đoan nhất, các nước phi Phương Tây có thể theo gương Bắc Triều Tiên hay Mianma, đi theo con đường cách biệt, giữ cho đất nước ḿnh tách khỏi sự thâm nhập và suy đồi của Phương Tây, về cơ bản không tham gia đời sống cộng đồng thế giới do Phương Tây thao túng. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho con đường này rất cao và chỉ ít nước đi theo con đường này triệt để. Khả năng thứ hai là thử ḥa nhập với Phương Tây và chấp nhận những giá trị và thể chế của nó. Nói theo ngôn ngữ lư luận quan hệ quốc tế th́ đó là „nhảy lên đoàn tàu“. Khả năng thứ ba là cố gắng „cân bằng“ với Phương Tây bằng cách phát triển sức mạnh kinh tế và quân sự, hợp tác với các nước phi Phương Tây khác chống lại Phương Tây, trong khi đó duy tŕ những giá trị và thể chế dân tộc bản xứ. Nói gọn lại là hiện đại hoá nhưng không Phương Tây hoá.

 

 

Các nước phân ră

 

Trong tương lai, khi tính quy thuộc một nền văn minh nào đó trở thành cơ sở tự đồng nhất của con người th́ các nước có nhiều dân tộc với những nền văn minh khác nhau, như Liên Xô hay Nam Tư, là những nước đứng đầu về khả năng phân ră. Nhưng có cả những nước khá đồng nhất về mặt văn hóa nhưng lại không nhất trí về vấn đề là ḿnh thuộc về văn minh nào. Đó là những nước phân ră bên trong. Chính phủ của các nước đó thường thích „nhảy lên đoàn tàu“ và gắn với Phương Tây nhưng lịch sử, văn hóa và truyền thống của chúng lại chẳng có ǵ chung với Phương Tây cả. Thí dụ rơ rệt và điển h́nh nhất về nước phân ră bên trong là Thổ Nhĩ Kỳ. Ban lănh đạo cuối thế kỷ 20 của Thổ Nhĩ Kỳ trung thành với truyền thống Attaturk và liệt đất nước của ḿnh vào các nhà nước dân tộc thế tục hiện đại kiểu Phương Tây . Nó biến Thổ thành đồng minh của Phương Tây theo NATO và trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh, nó đă xin được là thành viên Cộng đồng Châu Âu. Nhưng đồng thời lại có những yếu tố riêng biệt trong xă hội Thổ ủng hộ việc phục hồi các truyền thồng Hồi giáo và khẳng định rằng trên cơ sở của ḿnh, Thổ Nhĩ Kỳ là một nước Hồi giáo Trung Đông. Ngoài ra, trong khi giới “elite” chính trị của Thổ xác định Thổ là một xă hội Phương Tây, th́ giới “elite” chính trị của Phương Tây lại không thừa nhận điều đó. Thổ sẽ không trở thành thành viên của Cộng đồng Châu Âu và lí do đích thực của điều đó, như tổng thống Ozal nói, „là ở chỗ chúng tôi là những người Hồi giáo, c̣n họ là những người Kito giáo, nhưng họ không nói toạc ra điều đó“. Rời bỏ Thánh địa Mecca và rồi bị Brussel ruồng bỏ, Thổ sẽ trông cậy vào đâu? Câu trả lời có thể là „Tashkent“. Liên Xô sụp đổ tạo cho Thổ cơ hội độc nhất trở thành người lănh đạo nền văn minh Thổ đang được phục hồi, bao gồm 7 nước từ biên giới Hi Lạp đến biên giới của Trung Quốc. Được Phương Tây khuyến khích, Thổ đang dồn mọi cố gắng để tạo ra cho ḿnh tính đồng nhất mới này.

 

Trong thập kỷ qua, cả Mexico cũng lâm vào cảnh ngộ như của Thổ. Giống như Thổ từ bỏ sự chống đối lịch sử của ḿnh đối với Châu Âu và rắp ranh gia nhập Châu Âu, Mexico cũng không c̣n tự coi ḿnh đối lập với Mỹ như trước đây nữa, mà cố t́m cách bắt chước Mỹ và gia nhập Khu vực Mậu dịnh Tự do Bắc Mỹ. Các nhà chính trị Mexico đang bận bịu giải quyết một nhiệm vụ lớn lao là xác định lại tính đồng nhất của Mexico và thực hiện những cải cách kinh tế cơ bản, dần dần sẽ dẫn tới những thay đổi chính trị cơ bản . Năm 1991, cố vấn thứ nhất của Tổng thống Carlos Salinas de Gortari đă mô tả tỉ mỉ cho tôi những thay đổi mà chính phủ Salinas đang thực hiện. Khi ông ta nói xong tôi nhận xét: „Những điều ngài nói gây cho tôi ấn tượng mạnh mẽ. Dường như về cơ bản ngài muốn biến Mexico từ một nước Mỹ Latinh thành một nước Bắc Mỹ“. Ông ta nh́n tôi ngạc nhiên và kêu lên: „Đúng như vậy! Đó đúng là những ǵ mà chúng tôi đang t́m cách làm, nhưng tất nhiên không ai nói công khai như vậy!“ Nhận xét đó cho thấy, ở Mexico cũng như ở Thổ, có những lực lượng xă hội quan trọng chống lại cách xác dịnh mới về tính đồng nhất dân tộc. Tại Thổ, các nhà hoạt động chính trị có xu hướng Châu Âu phải làm những động tác đối với phía Hồi giáo (cuộc hành hương của Ozal tới thánh địa Mecca), cũng giống như các nhà lănh đạo Mexico có xu hướng Bắc Mỹ phải có động tác với những người coi Mexico vẫn là một nước My Latinh (cuộc gặp cấp cao Ibero-Mỹ do Salinas tổ chức tại Guadalajara).

 

Về mặt lịch sử, Thổ là nước bị rạn nứt bên trong sâu sắc nhất. Đối với Mỹ, Mexico là nước bị phân ră bên trong gần nhất. Trên phạm vi toàn cầu, Nga là nước bị phân ră nghiêm trọng nhất. Vấn đề liệu Nga có phải là một bộ phận của Phương Tây hay không, haỵlà người lănh đạo nền văn minh Slave Đông chính giáo đặc thù của ḿnh, là vấn đề được đặt ra không chỉ một lần trong lịch sử Nga. Vấn đề này c̣n bị rối thêm do chiến thắng của những người cộng sản Nga vũ trang bằng hệ tư tưởng của Phương Tây, họ đă thích dụng nó vào điều kiện của Nga và rồi thách thức Phương Tây dưới danh nghĩa của hệ tư tưởng đó. Sự thống trị của Chủ nghĩa Cộng sản đă chấm dứt cuộc tranh luận lịch sử giữa phái Tây Âu và phái Slave. Nhưng khi Chủ nghĩa Cộng sản bị gạt bỏ, người Nga lại một lần nữa đứng trước vấn đề này.

 

Tổng thống Yelsin đang vay mượn những nguyên tắc và mục đích của Phương Tây, t́m cách làm cho Nga trở thành một nước „b́nh thường“ của thế giới Phương Tây. Vậy mà cả giới “elite” cầm quyền lẫn đông đảo dân chúng Nga đều bị chia rẽ về vấn đề này. Một trong số những người bất đồng chính kiến ôn hoà là Sergei Stankevich cho rằng nước Nga cần khước từ đường lối „Đại Tây Dương hoá“, một quá tŕnh sẽ biến Nga thành một nước Châu Âu, thành một bộ phận của hệ thống kinh tế thế giới, thành viên thứ 8 của nhóm 7 nước phát triển hiện nay, rằng nó không được trông đợi ở Đức và Mỹ, là các nước chủ đạo của liên minh Đại Tây Dương“. Trong khi bác bỏ chính sách thuần „Âu-Á“, Stankevich vẫn cho rằng nước Nga phải ưu tiên việc bảo vệ người Nga đang sinh sống ở nước ngoài. ông nhấn mạnh tới các mối liên hệ của Nga với Thổ và Hồi giáo và kiên tŕ đ̣i hỏi „phân phối lại cho thoả đáng các nguồn lực của Nga, xem xét lại các ưu tiên, các mối liên hệ và lợi ích của chúng ta ở phía Đông, có lợi cho châu Á“. Những người theo thuyết này chỉ trích Yelsin để các lợi ích của Nga lệ thuộc vào Phương Tây, làm giảm sức mạnh pḥng thủ của nước Nga, từ chối ủng hộ những người bạn truyền thống như Serb và lựa chọn đường lối cải cách kinh tế và chính trị đem lại cho nhân dân vô số khổ đau. Biểu hiện của chiều hướng này là sự quan tâm trở lại đối với những ư tưởng của Petr Savixki, người mà trong những năm 1920 đă viết rằng Nga là „một nền văn minh Âu-Á duy nhất“.[7] Có cả những tiếng nói gay gắt hơn, đôi khi mang tính chất dân tộc chủ nghĩa, chống Phương Tây và bài Do Thái công khai. Họ đ̣i Nga phục hồi sức mạnh quân sự và thiết lập những quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc và các nước Hồi giáo. Nhân dân Nga bị phân ră không kém giới “elite” chính trị. Một cuộc thăm ḍ dư luận xă hội ở phần Châu Âu của Nga vào mùa xuân năm 1992 cho thấy rằng 40% dân chúng có thái độ tích cực đối với Phương Tây c̣n 36% có thái độ tiêu cực. Vào đầu những năm 1990, cũng như trong gần suốt toàn bộ lịch sử của ḿnh, nước Nga vẫn là một nước phân ră bên trong.

 

Để một nước bị phân ră bên trong có thể lấy lại tính đồng nhất văn hoá của ḿnh, cần có ba điều kiện. Thứ nhất, giới “elite” chính trị và kinh tế của nước đó nói chung phải có thái độ ủng hộ và hoan nghênh bước đi này. Thứ hai, nhân dân nước đó phải nhất trí, dù là miễn cưỡng, chấp nhận tính đồng nhất mới. Thứ ba, các nhóm đang chi phối trong nền văn minh mà nước bị phân ră đang cố hoà nhập vào phải sẵn sàng hoan nghênh người mới thay đổi chính kiến. Mexico có 3 điều kiện này. Thổ có 2 điều kiện đầu. C̣n đối với Nga, một nước đang muốn kết thân với Phương Tây, th́ hoàn toàn không rơ t́nh h́nh là như thế nào. Xung đột giữa nền dân chủ tự do và chủ nghĩa Marx-Lenin là cuộc xung đột giữa các hệ tư tưởng mà, dù có những khác biệt lớn, bề ngoài vẫn có chung những mục tiêu cơ bản là tự do, b́nh đẳng và phồn vinh . Nhưng một nước Nga truyền thống, chuyên quyền và dân tộc chủ nghĩa sẽ hướng tới những mục tiêu hoàn toàn khác. Một người dân chủ Phương Tây hoàn toàn có thể tranh luận về tri thức với một người macxít Liên Xô. Nhưng sẽ vô nghĩa nếu tranh luận với một người theo chủ nghĩa truyền thống Nga. Và nếu người Nga, khi không c̣n là những người macxít nữa, bác bỏ chế độ dân chủ tự do và bắt đầu xử sự như những người Nga chứ không phải là như những người Phương Tây, th́ những quan hệ giữa Nga và Phương Tây có thể lại trở nên xa cách và thù địch [8].

 

 

Khối Nho giáo - Hồi giáo

 

Những chướng ngại đặt ra trên con đường các nước phi Phương Tây gia nhập Phương Tây là khác nhau về mức độ sâu sắc và phức tạp. Đối với các nước Mỹ La tinh và Đông Âu, trở ngại không lớn lắm. Đối với các nước Đông chính giáo thuộc Liên Xô cũ, trở ngại đáng kể hơn nhiều. Nhưng những trở ngại nghiêm trọng nhất là đặt ra cho các nước Hồi giáo, Nho giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo. Nhật Bản đă xác lập được một vị trí độc nhất cho riêng bản thân ḿnh với tư cách là một thành viên liên kết của Phương Tây. Về một số mặt nào đó, nó nằm trong số các nước Phương Tây, nhưng rơ ràng nó khác Phương Tây về những chiều cạnh quan trọng nhất của ḿnh. Những nhà nước mà v́ lí do văn hoá hoặc quyền lực không muốn hoặc không thể gia nhập Phương Tây sẽ cạnh tranh với Phương Tây bằng cách phát triển sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị của riêng ḿnh. Chúng làm điều này bằng cách phát triển bên trong và hợp tác với các nước phi Phương Tây khác. Thí dụ nổi bật nhất của sự hợp tác này là khối Nho giáo - Hồi giáo, h́nh thành như là sự thách thức với các lợi ích, giá trị và sức mạnh của Phương Tây.

 

Các nước Phương Tây, gần như không trừ nước nào, đang cắt giảm sức mạnh quân sự của ḿnh. Dưới sự lănh đạo của Yelsin, nước Nga cũng làm như vậy. Tuy nhiên Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và một loạt các nước Trung Đông đang tăng đáng kể tiềm năng quân sự của chúng. Chúng làm điều này bằng cách mua vũ khí của các nước Phương Tây và phi Phương Tây và phát triển ngành công nghiệp quân sự riêng của ḿnh. Kết quả là đă xuất hiện một hiện tượng mà Ch. Krautheimer gọi là hiện tượng của các nước được vũ trang, nhưng „các nước được vũ trang“ lại hoàn toàn không phải là các nước Phương Tây. Một kết quả khác là việc xem xét lại khái niệm kiểm soát vũ khú. ư tưởng về kiểm soát vũ khí là do Phương Tây đưa ra. Trong suốt thời ḱ Chiến tranh lạnh, mục đích hàng đầu của sự kiểm soát đó là thiết lập một sự cân bằng quân sự ổn định giữa một bên là Mỹ và các đồng minh của Mỹ và bên kia là Liên Xô và các đồng minh của Liên Xô. Trong thời ḱ sau Chiến tranh lạnh, mục tiêu hàng đầu của kiểm soát vũ khí là ngăn chặn nguồn đe doạ tiềm tàng các lợi ích của Phương Tây. Phương Tây thực hiện điều này thông qua các hiệp định quốc tế, sức ép kinh tế, kiểm soát việc chuyển giao vũ khí và kỹ thuật quân sự.

 

Xung đột giữa Phương Tây và các nước Nho giáo Hồi giáo tập trung chủ yếu, tuy không phải là hoàn toàn, xung quanh các vấn đề vũ khí hạt nhân, hoá học, sinh học, tên lửa đạn đạo và các phương tiện phức tạp khác phục vụ cho việc phóng vũ khí đó, và các hệ thống điều khiển, quan sát và các phương tiện điện tử khác để đạt mục tiêu ấy. Phương Tây tuyên bố lấy nguyên tắc không phổ biến vũ khí làm chuẩn mực chung và bắt buộc, và lấy các hiệp định không phổ biến vũ khí và giám sát làm biện pháp để thực hiện chuẩn mực ấy. Phương Tây cũng dự tính một hệ thống các h́nh thức trừng phạt khác nhau chống lại những ai tạo điều kiện phổ biến những loại vũ khí tối tân và ưu đăi đối với những ai tuân thủ nguyên tắc không phổ biến vũ khí. Dĩ nhiên, mối quan tâm của PhươngTây tập trung vào các nước thực sự hoặc có khả năng thù địch chống lại ḿnh.

 

Về phía ḿnh, các nước phi Phương Tây lại khẳng định quyền của ḿnh được nắm giữ, sản xuất và triển khai bất cứ loại vũ khí nào mà họ cho là cần thiết đối với an ninh của họ. Họ cũng thấm nhuần sâu sắc chân lí mà Bộ trưởng bộ Quốc pḥng Ấn Độ nói ra khi trả lời câu hỏi là ông ta đă rút ra được bài học ǵ từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh: „Đừng giây với Mỹ khi anh không có vũ khí hạt nhân”. Vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và tên lửa được coi - có lẽ là sai lầm - là đối trọng tiềm tàng với ưu thế to lớn của Phương Tây trong lĩnh vực vũ khí thông thường. Dĩ nhiên, Trung Quốc đă có vũ khí này trên lănh thổ của ḿnh. Bắc Triều Tiên, Iran, Iraq, Liby và Algeri đang cố gắng t́m cách có được loại vũ khí này. Một quan chức cấp cao Iran đă tuyên bố các nước Hồi giáo cần có vũ khí hạt nhân và năm 1988 có tin tổng thống Iran đă ra lệnh kêu gọi sản xuất „vũ khí pḥng vệ và tấn công loại hoá học, sinh học và phóng xạ“.

 

Sự mở rộng sức mạnh quân sự của Trung Quốc và khả năng của Trung Quốc tăng cường sức mạnh đó cả trong tương lai đóng vai tṛ quan trọng trong việc tạo ra tiềm lực quân sự chống Phương Tây. Nhờ phát triển kinh tế thành công, Trung Quốc thường xuyên tăng chi phí quân sự và hiện đại hoá mạnh mẽ quân đội của ḿnh. Trung Quốc đang mua vũ khí từ các nước thuộc Liên Xô (cũ) , tiến hành việc chế tạo tên lửa đạn đạo tầm xa. Năm 1992, Trung Quốc thử một quả bom hạt nhân công suất một mégaton. Thực hiện chính sách mở rộng ảnh hưởng của ḿnh, Trung Quốc đang nghiên cứu hệ thống tiếp dầu trên không và t́m cách có được các tàu sân bay. Sức mạnh quân sự của Trung Quốc và tham vọng của nó chi phối vùng biển Nam Trung Hoa đang gây ra chạy đua vũ trang ở Đông Nam Á. Trung Quốc cũng là nước xuất khẩu lớn về vũ khí và kỹ thuật quân sự. Nó cung cấp cho Liby và Iraq những nguyên liệu có thể dùng để sản xuất vũ khí hạt nhân và hơi độc huỷ hoại thần kinh. Nó đă giúp Algeri xây dựng một ḷ phản ứng tiện lợi cho việc nghiên cứu và sản xuất vũ khí hạt nhân. Trung Quốc cũng đă bán cho Iran kỹ thuật hạt nhân, mà theo các chuyên gia Mỹ, chỉ có thể dùng để sản xuất vũ khí. Trung Quốc đă chuyển cho Pakistan những bộ phận của tên lửa tầm 300 dặm Anh. Trong một thời gian Bắc Triều Tiên đă nghiên cứu chương tŕnh sản xuất vũ khí hạt nhân - người ta biết rằng nước này đă bán tên lửa tối tân và kỹ thuật tên lửa cho Syri và Iran. Ḍng chảy của vũ khí và kỹ thuật quân sự thường theo chiều từ Đông Nam Á sang Cận Đông. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp ngược chiều: chẳng hạn Trung Quốc lại nhận tên lửa Stinger từ Pakistan.

 

Như vậy, khối quân sự Nho giáo - Hồi giáo đă h́nh thành. Mục đích của nó là thúc đẩy các nước thành viên của ḿnh mua sắm vũ khí và kỹ thuật quân sự cần thiết nhằm tạo ra đối trọng với sức mạnh quân sự của Phương Tây. Không biết liệu nó có tồn tại lâu dài hay không. Nhưng hiện tại, như Dave McCurdy nói, „đó là liên minh của những kẻ bội giáo, do bọn phổ biến vũ khí hạt nhân và những kẻ ủng hộ chúng cầm đầu“. Một h́nh thức chạy đua vũ trang mới đang được triển khai giữa các nước Hồi giáo - Nho giáo và Phương Tây. Trong giai đoạn trước, mỗi bên nghiên cứu và sản xuất vũ khí nhằm đạt được sự cân bằng hoặc chiếm ưu thế trước bên kia . Giờ đây một bên nghiên cứu và sản xuất các loại vũ khí mới c̣n bên kia th́ cố hạn chế và ngăn chận việc tăng cùờng vũ khí ấy, đồng thời giảm tiềm lực quân sự của chính ḿnh.

 

 

Những hàm ư đối với Phương Tây

 

Bài báo này không khẳng định rằng tính đồng nhất văn minh sẽ thay thế tất cả các h́nh thức tính đồng nhất khác, rằng các nhà nước dân tộc sẽ biến mất, rằng mỗi nền vàn minh sẽ trở thành một thực thể chính trị duy nhất và hoàn chỉnh, rằng các nhóm khác nhau trong một nền văn minh sẽ không c̣n xung đột và đấu tranh với nhau.

Tôi chỉ nêu ra giả thiết rằng những khác biệt giữa các nền văn minh là có thực và quan trọng; tự ư thức về văn minh đang tăng lên; xung đột giữa các nền văn minh sẽ thay thế xung đột hệ tư tưởng và các dạng xung đột khác với tính cách là h́nh thức xung đột chi phối toàn cầu; các quan hệ quốc tế, mà về mặt lịch sử là tṛ chơi trong khuôn khổ nền văn minh Phương Tây, sẽ ngày càng phi Phương Tây hóa và trở thành một tṛ chơi mà trong đó các nền văn minh phi Phương Tây sẽ là các nhân vật tích cực chứ không đơn thuần là các đối tượng tiêu cực; các thể chế quốc tế có hiệu quả trong lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh sẽ h́nh thành bên trong các nền văn minh chứ không phải là giữa chúng; xung đột giữa các nhóm thuộc các nền văn minh khác nhau sẽ nổ ra thường xuyên hơn, dai dẳng hơn, đẫm máu hơn so với các cuộc xung đột bên trong một nền văn minh; xung đột vũ trang giữa các nhóm thuộc những nền văn minh khác nhau sẽ là nguồn gốc có xác suất lớn nhất và nguy hiểm nhất gây ra t́nh trạng căng thẳng, là nguồn tiềm tàng dẫn tới chiến tranh thế giới; các trục chủ yếu của chính trị thế giới sẽ là quan hệ giữa Phương Tây và phần c̣n lại của thế giới; các giới “elite” chính trị ở một số nước bị phân ră, phi phương Tây sẽ cố đưa đất nước của ḿnh vào Phương Tây, nhưng trong hầu hết các trường hợp họ đều vấp phải những trở ngại lớn; trong tương lai gần, các ḷ lửa xung đột chủ yếu sẽ là quan hệ qua lại giữa Phương Tây và một vài nước Hồi giáo - Nho giáo.

 

Đó không phải là bằng chứng về mong muốn có những cuộc xung đột giữa các nền văn minh: mà chỉ là bức tranh giả định về tương lai. Nhưng nếu giả thuyết của tôi có lư th́ cần cân nhắc xem điều đó có ư nghĩa ǵ đối với chính sách của Phương Tây. Ở đây cần phân biệt rơ giữa cái lợi ngắn hạn và giải pháp dài hạn. Nếu xuất phát từ lập trường cái lợi ngắn hạn th́ rơ ràng các lợi ích của Phương Tây đ̣i hỏi cũng có sự hợp tác và thống nhất trong nội bộ nền văn minh của ḿnh, trước hết là giữa châu Âu và Bắc Mỹ; liên kết vào thành phần Phương Tây các nước Đông Âu và Mỹ Latin, những nơi có nền văn hoá gần gũi với những nền văn hoá Phương Tây; duy tŕ và mở rộng những mối quan hệ hợp tác với Nga và Nhật Bản, ngăn chặn các cuộc xung đột cục bộ giữa các nền văn minh leo thang thành chiến tranh quy mô lớn giữa các nền văn minh; hạn chế sự bành trướng sức mạnh qnân sự của các nước Nho giáo và Hồi giáo; cắt giảm dần sức mạnh quân sự của Phương Tây; ủng hộ đại diện của các nền văn minh khác có đồng cảm với những giá trị và lợi ích của Phương Tây; tăng cường các thể chế quốc tế phản ánh và hợp pháp hóa các lợi ích và giá trị lợi ích của Phương Tây, thu hút các nước phi Phương Tây tham gia vào những thể chế đó.

 

Về lâu dài, cần hướng vào những tiêu chí khác. Nền văn minh Phương Tây vừa Phương Tây lại vừa hiện đại. Các nền văn minh phi Phương Tây th́ cố trở nên hiện đại nhưng không biến thành Phương Tây. Cho đến nay, mới chỉ có Nhật Bản hoàn toàn thành công trong việc này. Các nền văn minh phi Phương Tây sẽ tiếp tục cố gắng trở nên giàu có, có được kỹ thuật, kỹ xảo, thiết bị vũ khí, tất cả những ǵ bao hàm trong khái niệm „hiện đại hóa“. Đồng thời họ cũng sẽ cố gắng kết hợp hiện đại hóa với những giá trị và nền văn hoá truyền thống của ḿnh. Sức mạnh kinh tế và quân sự của họ sẽ tăng lên, khoảng cách với Phương Tây sẽ giảm đi. Phương Tây ngày càng phải thích nghi những nền văn minh mà sức mạnh của chúng th́ ngày càng tiến gần tới sức mạnh của Phương Tây, nhưng lợi ích và giá trị th́ hoàn toàn khác biệt với lợi ích và giá trị của Phương Tây. Điều này đ̣i hỏi Phương Tây phải duy tŕ tiềm lực của ḿnh ở mức cần thiết để bảo vệ các lợi ích của Phương Tây trong quan hệ với các nền văn minh khác. Nó cũng cần phải hiểu biết sâu sắc hơn các cơ sở tôn giáo và triết học cơ bản của các nền văn minh đó. Nó cần phải biết con người trong các nền văn minh ấy h́nh dung lợi ích của ḿnh như thế nào. Cần phải t́m ra những yếu tố tương đồng giữa nền văn mmh Phương Tây và các nền văn minh khác.

Bởi v́ trước mắt, sẽ chẳng có nền văn minh phổ quát nào h́nh thành, mà thay vào đó sẽ là một thế giới bao gồm các nền văn minh khác nhau, và mồi nền văn minh đó sẽ phải học cách cùng tồn tại với tất cả các nền văn minh c̣n lại.

 

 

Chú thích

 

[l] Weidenbaum M. Trung Quốc lớn hơn: Siêu cường kinh tế tiếp theo?. Trung tâm Nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ. Đại học Washington. „Những vấn đề đương đại”. Loạt sách 57. tháng 1.1993, tr.2-3.

[2] Lewis B. Những nguồn gốc của cơn thịnh nộ Hồi giáo. "Nguyệt san Đại Tây Dương“, tập 226, tháng 9.1990. tr. 60; „Thời báo“, 15.6.1992, tr.24-28.

[3] Roosevelt A. V́ ḷng tham hiểu biết. Boston, 1988, tr.332-333.

[4] Trong thực tế, các nhà lănh đạo Phương Tây luôn viện dẫn những ǵ đang tác động dưới danh nghĩa „Cộng đồng thế giới“. Nhưng quan trọng là điều mà Thủ tướng Anh J. Major đă lỡ miệng nói ra khi trả lời phỏng vấn của chương tŕnh „Xin chào nước Mỹ“ tháng 12.1990. Khi nói về các hành động được thực hiện để chống Saddam Hussein. Major dùng từ „Phương Tây“. Mặc dầu ông ta đă sửa ngay và tiếp đó ông nói về „Cộng đồng thế giới“, nhưng ông đă đúng chính vào lúc ông lỡ lời.

[5] Thời báo New York“. 25.12.1990. tr. 41; Nghiên cứu xuyên văn hoá về chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể. „Diễn đàn Nebraska về động cơ. 1989, tập 37. tr41-133.

[6] Mahbubi K. Phương Tây và phần c̣n lại của thế giới. „Lợi ích quốc gia“, Mùa hè 1992: tr.3-13.

[7] Stankevich S. Nước Nga đi t́m chính ḿnh. „Lợi ích quốc gia”, Mùa hè 1992. tr.47-51; Schneider D.A. Phong trào Nga từ chối nghiêng về Phương Tây. „Người răn bảo khoa học Kito giáo“, 5-2-1993, tr. 57.

[8] Như O.Harris nhận xét, cả Australia cũng định trở thành một nước phân ră bên trong. Tuy nước này là thành viên đầy đủ của thế giới Phương Tây, ban lănh đạo hiện nav của nó thực tế đang đề nghị để nó tách khỏi Phương Tây, tiếp nhận sự đồng nhất mới với tính cách là một nước Châu Á và phát triển các mối liên hệ chặt chẽ với các nước láng giềng. Họ chỉ ra rằng tương lai của Australia gắn với các nền kinh tế đang phát triển năng động của Đông Á. Nhưng như tôi đă nói, sự hợp tác kinh tế chặt chẽ thường đ̣i hỏi phải có cơ sở văn hóa thống nhất. Ngoài các điều khác, trong trường hợp của Australia, dường như thiếu cả 3 điều kiện cần thiết cho một nước bị phân ră bên trong có thể tiếp hợp với một nền văn minh khác.

 

The Clash of Civilizations?

 

Nguồn: Foreign Affairs. Summer 1993, v72, n3, p22(28). COPYRIGHT Council on Foreign Relations Inc. 1993

 

The Clash of Civilizations?

 

 

To celebrate the twentieth anniversary of the publication of “The Clash of Civilizations?,” we have compiled a new eBook collection featuring a broad range of Foreign Affairs content. The eBook includes Samuel Huntington's original article and the praise and criticism inspired in its wake, plus a new introduction by Editor Gideon Rose. Find out more.

 

THE NEXT PATTERN OF CONFLICT

 

World politics is entering a new phase, and intellectuals have not hesitated to proliferate visions of what it will be-the end of history, the return of traditional rivalries between nation states, and the decline of the nation state from the conflicting pulls of tribalism and globalism, among others. Each of these visions catches aspects of the emerging reality. Yet they all miss a crucial, indeed a central, aspect of what global politics is likely to be in the coming years.

 

It is my hypothesis that the fundamental source of conflict in this new world will not be primarily ideological or primarily economic. The great divisions among humankind and the dominating source of conflict will be cultural. Nation states will remain the most powerful actors in world affairs, but the principal conflicts of global politics will occur between nations and groups of different civilizations. The clash of civilizations will dominate global politics. The fault lines between civilizations will be the battle lines of the future.

 

Conflict between civilizations will be the latest phase in the evolution of conflict in the modern world. For a century and a half after the emergence of the modern international system with the Peace of Westphalia, the conflicts of the Western world were largely among princes-emperors, absolute monarchs and constitutional monarchs attempting to expand their bureaucracies, their armies, their mercantilist economic strength and, most important, the territory they ruled. In the process they created nation states, and beginning with the French Revolution the principal lines of conflict were between nations rather than princes. In 1793, as R. R. Palmer put it, "The wars of kings were over; the wars of peoples had begun." This nineteenth-century pattern lasted until the end of World War I. Then, as a result of the Russian Revolution and the reaction against it, the conflict of nations yielded to the conflict of ideologies, first among communism, fascism-Nazism and liberal democracy, and then between communism and liberal democracy. During the Cold War, this latter conflict became embodied in the struggle between the two superpowers, neither of which was a nation state in the classical European sense and each of which defined its identity in terms of its ideology.

 

These conflicts between princes, nation states and ideologies were primarily conflicts within Western civilization, "Western civil wars," as William Lind has labeled them. This was as true of the Cold War as it was of the world wars and the earlier wars of the seventeenth, eighteenth and nineteenth centuries. With the end of the Cold War, international politics moves out of its Western phase, and its centerpiece becomes the interaction between the West and non-Western civilizations and among non-Western civilizations. In the politics of civilizations, the peoples and governments of non-Western civilizations no longer remain the objects of history as targets of Western colonialism but join the West as movers and shapers of history.

 

THE NATURE OF CIVILIZATIONS

 

During the cold war the world was divided into the First, Second and Third Worlds. Those divisions are no longer relevant. It is far more meaningful now to group countries not in terms of their political or economic systems or in terms of their level of economic development but rather in terms of their culture and civilization.

 

What do we mean when we talk of a civilization? A civilization is a cultural entity. Villages, regions, ethnic groups, nationalities, religious groups, all have distinct cultures at different levels of cultural heterogeneity. The culture of a village in southern Italy may be different from that of a village in northern Italy, but both will share in a common Italian culture that distinguishes them from German villages. European communities, in turn, will share cultural features that distinguish them from Arab or Chinese communities. Arabs, Chinese and Westerners, however, are not part of any broader cultural entity. They constitute civilizations. A civilization is thus the highest cultural grouping of people and the broadest level of cultural identity people have short of that which distinguishes humans from other species. It is defined both by common objective elements, such as language, history, religion, customs, institutions, and by the subjective self-identification of people. People have levels of identity: a resident of Rome may define himself with varying degrees of intensity as a Roman, an Italian, a Catholic, a Christian, a European, a Westerner. The civilization to which he belongs is the broadest level of identification with which he intensely identifies. People can and do redefine their identities and, as a result, the composition and boundaries of civilizations change.

 

Civilizations may involve a large number of people, as with China ("a civilization pretending to be a state," as Lucian Pye put it), or a very small number of people, such as the Anglophone Caribbean. A civilization may include several nation states, as is the case with Western, Latin American and Arab civilizations, or only one, as is the case with Japanese civilization. Civilizations obviously blend and overlap, and may include subcivilizations. Western civilization has two major variants, European and North American, and Islam has its Arab, Turkic and Malay subdivisions. Civilizations are nonetheless meaningful entities, and while the lines between them are seldom sharp, they are real. Civilizations are dynamic; they rise and fall; they divide and merge. And, as any student of history knows, civilizations disappear and are buried in the sands of time.

 

Westerners tend to think of nation states as the principal actors in global affairs. They have been that, however, for only a few centuries. The broader reaches of human history have been the history of civilizations. In A Study of History, Arnold Toynbee identified 21 major civilizations; only six of them exist in the contemporary world.

 

WHY CIVILIZATIONS WILL CLASH

 

Civilization identity will be increasingly important in the future, and the world will be shaped in large measure by the interactions among seven or eight major civilizations. These include Western, Confucian, Japanese, Islamic, Hindu, Slavic-Orthodox, Latin American and possibly African civilization. The most important conflicts of the future will occur along the cultural fault lines separating these civilizations from one another.

 

Why will this be the case?

 

First, differences among civilizations are not only real; they are basic. Civilizations are differentiated from each other by history, language, culture, tradition and, most important, religion. The people of different civilizations have different views on the relations between God and man, the individual and the group, the citizen and the state, parents and children, husband and wife, as well as differing views of the relative importance of rights and responsibilities, liberty and authority, equality and hierarchy. These differences are the product of centuries. They will not soon disappear. They are far more fundamental than differences among political ideologies and political regimes. Differences do not necessarily mean conflict, and conflict does not necessarily mean violence. Over the centuries, however, differences among civilizations have generated the most prolonged and the most violent conflicts.

 

Second, the world is becoming a smaller place. The interactions between peoples of different civilizations are increasing; these increasing interactions intensify civilization consciousness and awareness of differences between civilizations and commonalities within civilizations. North African immigration to France generates hostility among Frenchmen and at the same time increased receptivity to immigration by "good'' European Catholic Poles. Americans react far more negatively to Japanese investment than to larger investments from Canada and European countries. Similarly, as Donald Horowitz has pointed out, "An Ibo may be ... an Owerri Ibo or an Onitsha Ibo in what was the Eastern region of Nigeria. In Lagos, he is simply an Ibo. In London, he is a Nigerian. In New York, he is an African." The interactions among peoples of different civilizations enhance the civilization-consciousness of people that, in turn, invigorates differences and animosities stretching or thought to stretch back deep into history.

 

Third, the processes of economic modernization and social change throughout the world are separating people from longstanding local identities. They also weaken the nation state as a source of identity. In much of the world religion has moved in to fill this gap, often in the form of movements that are labeled "fundamentalist." Such movements are found in Western Christianity, Judaism, Buddhism and Hinduism, as well as in Islam. In most countries and most religions the people active in fundamentalist movements are young, college-educated, middle-class technicians, professionals and business persons. The "unsecularization of the world," George Weigel has remarked, "is one of the dominant social facts of life in the late twentieth century." The revival of religion, "la revanche de Dieu," as Gilles Kepel labeled it, provides a basis for identity and commitment that transcends national boundaries and unites civilizations.

 

Fourth, the growth of civilization-consciousness is enhanced by the dual role of the West. On the one hand, the West is at a peak of power. At the same time, however, and perhaps as a result, a return to the roots phenomenon is occurring among non-Western civilizations. Increasingly one hears references to trends toward a turning inward and "Asianization" in Japan, the end of the Nehru legacy and the "Hinduization" of India, the failure of Western ideas of socialism and nationalism and hence "re-Islamization" of the Middle East, and now a debate over Westernization versus Russianization in Boris Yeltsin's country. A West at the peak of its power confronts non-Wests that increasingly have the desire, the will and the resources to shape the world in non-Western ways.

 

In the past, the elites of non-Western societies were usually the people who were most involved with the West, had been educated at Oxford, the Sorbonne or Sandhurst, and had absorbed Western attitudes and values. At the same time, the populace in non-Western countries often remained deeply imbued with the indigenous culture. Now, however, these relationships are being reversed. A de-Westernization and indigenization of elites is occurring in many non-Western countries at the same time that Western, usually American, cultures, styles and habits become more popular among the mass of the people.

 

Fifth, cultural characteristics and differences are less mutable and hence less easily compromised and resolved than political and economic ones. In the former Soviet Union, communists can become democrats, the rich can become poor and the poor rich, but Russians cannot become Estonians and Azeris cannot become Armenians. In class and ideological conflicts, the key question was "Which side are you on?" and people could and did choose sides and change sides. In conflicts between civilizations, the question is "What are you?" That is a given that cannot be changed. And as we know, from Bosnia to the Caucasus to the Sudan, the wrong answer to that question can mean a bullet in the head. Even more than ethnicity, religion discriminates sharply and exclusively among people. A person can be half-French and half-Arab and simultaneously even a citizen of two countries. It is more difficult to be half-Catholic and half-Muslim.

 

Finally, economic regionalism is increasing. The proportions of total trade that were intraregional rose between 1980 and 1989 from 51 percent to 59 percent in Europe, 33 percent to 37 percent in East Asia, and 32 percent to 36 percent in North America. The importance of regional economic blocs is likely to continue to increase in the future. On the one hand, successful economic regionalism will reinforce civilization-consciousness. On the other hand, economic regionalism may succeed only when it is rooted in a common civilization. The European Community rests on the shared foundation of European culture and Western Christianity. The success of the North American Free Trade Area depends on the convergence now underway of Mexican, Canadian and American cultures. Japan, in contrast, faces difficulties in creating a comparable economic entity in East Asia because Japan is a society and civilization unique to itself. However strong the trade and investment links Japan may develop with other East Asian countries, its cultural differences with those countries inhibit and perhaps preclude its promoting regional economic integration like that in Europe and North America.

 

Common culture, in contrast, is clearly facilitating the rapid expansion of the economic relations between the People's Republic of China and Hong Kong, Taiwan, Singapore and the overseas Chinese communities in other Asian countries. With the Cold War over, cultural commonalities increasingly overcome ideological differences, and mainland China and Taiwan move closer together. If cultural commonality is a prerequisite for economic integration, the principal East Asian economic bloc of the future is likely to be centered on China. This bloc is, in fact, already coming into existence. As Murray Weidenbaum has observed,

 

Despite the current Japanese dominance of the region, the Chinese-based economy of Asia is rapidly emerging as a new epicenter for industry, commerce and finance. This strategic area contains substantial amounts of technology and manufacturing capability (Taiwan), outstanding entrepreneurial, marketing and services acumen (Hong Kong), a fine communications network (Singapore), a tremendous pool of financial capital (all three), and very large endowments of land, resources and labor (mainland China).... From Guangzhou to Singapore, from Kuala Lumpur to Manila, this influential network-often based on extensions of the traditional clans-has been described as the backbone of the East Asian economy.

 

Culture and religion also form the basis of the Economic Cooperation Organization, which brings together ten non-Arab Muslim countries: Iran, Pakistan, Turkey, Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Tadjikistan, Uzbekistan and Afghanistan. One impetus to the revival and expansion of this organization, founded originally in the 1960s by Turkey, Pakistan and Iran, is the realization by the leaders of several of these countries that they had no chance of admission to the European Community. Similarly, Caricom, the Central American Common Market and Mercosur rest on common cultural foundations. Efforts to build a broader Caribbean-Central American economic entity bridging the Anglo-Latin divide, however, have to date failed.

 

As people define their identity in ethnic and religious terms, they are likely to see an "us" versus "them" relation existing between themselves and people of different ethnicity or religion. The end of ideologically defined states in Eastern Europe and the former Soviet Union permits traditional ethnic identities and animosities to come to the fore. Differences in culture and religion create differences over policy issues, ranging from human rights to immigration to trade and commerce to the environment. Geographical propinquity gives rise to conflicting territorial claims from Bosnia to Mindanao. Most important, the efforts of the West to promote its values of democracy and liberalism as universal values, to maintain its military predominance and to advance its economic interests engender countering responses from other civilizations. Decreasingly able to mobilize support and form coalitions on the basis of ideology, governments and groups will increasingly attempt to mobilize support by appealing to common religion and civilization identity.

 

The clash of civilizations thus occurs at two levels. At the micro- level, adjacent groups along the fault lines between civilizations struggle, often violently, over the control of territory and each other. At the macro-level, states from different civilizations compete for relative military and economic power, struggle over the control of international institutions and third parties, and competitively promote their particular political and religious values.

 

THE FAULT LINES BETWEEN CIVILIZATIONS

 

The fault lines between civilizations are replacing the political and ideological boundaries of the Cold War as the flash points for crisis and bloodshed. The Cold War began when the Iron Curtain divided Europe politically and ideologically. The Cold War ended with the end of the Iron Curtain. As the ideological division of Europe has disappeared, the cultural division of Europe between Western Christianity, on the one hand, and Orthodox Christianity and Islam, on the other, has reemerged. The most significant dividing line in Europe, as William Wallace has suggested, may well be the eastern boundary of Western Christianity in the year 1500. This line runs along what are now the boundaries between Finland and Russia and between the Baltic states and Russia, cuts through Belarus and Ukraine separating the more Catholic western Ukraine from Orthodox eastern Ukraine, swings westward separating Transylvania from the rest of Romania, and then goes through Yugoslavia almost exactly along the line now separating Croatia and Slovenia from the rest of Yugoslavia. In the Balkans this line, of course, coincides with the historic boundary between the Hapsburg and Ottoman empires. The peoples to the north and west of this line are Protestant or Catholic; they shared the common experiences of European history-feudalism, the Renaissance, the Reformation, the Enlightenment, the French Revolution, the Industrial Revolution; they are generally economically better off than the peoples to the east; and they may now look forward to increasing involvement in a common European economy and to the consolidation of democratic political systems. The peoples to the east and south of this line are Orthodox or Muslim; they historically belonged to the Ottoman or Tsarist empires and were only lightly touched by the shaping events in the rest of Europe; they are generally less advanced economically; they seem much less likely to develop stable democratic political systems. The Velvet Curtain of culture has replaced the Iron Curtain of ideology as the most significant dividing line in Europe. As the events in Yugoslavia show, it is not only a line of difference; it is also at times a line of bloody conflict.

 

Conflict along the fault line between Western and Islamic civilizations has been going on for 1,300 years. After the founding of Islam, the Arab and Moorish surge west and north only ended at Tours in 732. From the eleventh to the thirteenth century the Crusaders attempted with temporary success to bring Christianity and Christian rule to the Holy Land. From the fourteenth to the seventeenth century, the Ottoman Turks reversed the balance, extended their sway over the Middle East and the Balkans, captured Constantinople, and twice laid siege to Vienna. In the nineteenth and early twentieth centuries as Ottoman power declined Britain, France, and Italy established Western control over most of North Africa and the Middle East.

 

After World War II, the West, in turn, began to retreat; the colonial empires disappeared; first Arab nationalism and then Islamic fundamentalism manifested themselves; the West became heavily dependent on the Persian Gulf countries for its energy; the oil-rich Muslim countries became money-rich and, when they wished to, weapons-rich. Several wars occurred between Arabs and Israel (created by the West). France fought a bloody and ruthless war in Algeria for most of the 1950s; British and French forces invaded Egypt in 1956; American forces went into Lebanon in 1958; subsequently American forces returned to Lebanon, attacked Libya, and engaged in various military encounters with Iran; Arab and Islamic terrorists, supported by at least three Middle Eastern governments, employed the weapon of the weak and bombed Western planes and installations and seized Western hostages. This warfare between Arabs and the West culminated in 1990, when the United States sent a massive army to the Persian Gulf to defend some Arab countries against aggression by another. In its aftermath NATO planning is increasingly directed to potential threats and instability along its "southern tier."

 

This centuries-old military interaction between the West and Islam is unlikely to decline. It could become more virulent. The Gulf War left some Arabs feeling proud that Saddam Hussein had attacked Israel and stood up to the West. It also left many feeling humiliated and resentful of the West's military presence in the Persian Gulf, the West's overwhelming military dominance, and their apparent inability to shape their own destiny. Many Arab countries, in addition to the oil exporters, are reaching levels of economic and social development where autocratic forms of government become inappropriate and efforts to introduce democracy become stronger. Some openings in Arab political systems have already occurred. The principal beneficiaries of these openings have been Islamist movements. In the Arab world, in short, Western democracy strengthens anti-Western political forces. This may be a passing phenomenon, but it surely complicates relations between Islamic countries and the West.

 

Those relations are also complicated by demography. The spectacular population growth in Arab countries, particularly in North Africa, has led to increased migration to Western Europe. The movement within Western Europe toward minimizing internal boundaries has sharpened political sensitivities with respect to this development. In Italy, France and Germany, racism is increasingly open, and political reactions and violence against Arab and Turkish migrants have become more intense and more widespread since 1990.

 

On both sides the interaction between Islam and the West is seen as a clash of civilizations. The West's "next confrontation," observes M. J. Akbar, an Indian Muslim author, "is definitely going to come from the Muslim world. It is in the sweep of the Islamic nations from the Maghreb to Pakistan that the struggle for a new world order will begin." Bernard Lewis comes to a similar conclusion:

 

We are facing a mood and a movement far transcending the level of issues and policies and the governments that pursue them. This is no less than a clash of civilizations-the perhaps irrational but surely historic reaction of an ancient rival against our Judeo-Christian heritage, our secular present, and the worldwide expansion of both.

 

Historically, the other great antagonistic interaction of Arab Islamic civilization has been with the pagan, animist, and now increasingly Christian black peoples to the south. In the past, this antagonism was epitomized in the image of Arab slave dealers and black slaves. It has been reflected in the on-going civil war in the Sudan between Arabs and blacks, the fighting in Chad between Libyan-supported insurgents and the government, the tensions between Orthodox Christians and Muslims in the Horn of Africa, and the political conflicts, recurring riots and communal violence between Muslims and Christians in Nigeria. The modernization of Africa and the spread of Christianity are likely to enhance the probability of violence along this fault line. Symptomatic of the intensification of this conflict was the Pope John Paul II's speech in Khartoum in February 1993 attacking the actions of the Sudan's Islamist government against the Christian minority there.

 

On the northern border of Islam, conflict has increasingly erupted between Orthodox and Muslim peoples, including the carnage of Bosnia and Sarajevo, the simmering violence between Serb and Albanian, the tenuous relations between Bulgarians and their Turkish minority, the violence between Ossetians and Ingush, the unremitting slaughter of each other by Armenians and Azeris, the tense relations between Russians and Muslims in Central Asia, and the deployment of Russian troops to protect Russian interests in the Caucasus and Central Asia. Religion reinforces the revival of ethnic identities and restimulates Russian fears about the security of their southern borders. This concern is well captured by Archie Roosevelt:

 

Much of Russian history concerns the struggle between the Slavs and the Turkic peoples on their borders, which dates back to the foundation of the Russian state more than a thousand years ago. In the Slavs' millennium-long confrontation with their eastern neighbors lies the key to an understanding not only of Russian history, but Russian character. To understand Russian realities today one has to have a concept of the great Turkic ethnic group that has preoccupied Russians through the centuries.‹

 

The conflict of civilizations is deeply rooted elsewhere in Asia. The historic clash between Muslim and Hindu in the subcontinent manifests itself now not only in the rivalry between Pakistan and India but also in intensifying religious strife within India between increasingly militant Hindu groups and India's substantial Muslim minority. The destruction of the Ayodhya mosque in December 1992 brought to the fore the issue of whether India will remain a secular democratic state or become a Hindu one. In East Asia, China has outstanding territorial disputes with most of its neighbors. It has pursued a ruthless policy toward the Buddhist people of Tibet, and it is pursuing an increasingly ruthless policy toward its Turkic-Muslim minority. With the Cold War over, the underlying differences between China and the United States have reasserted themselves in areas such as human rights, trade and weapons proliferation. These differences are unlikely to moderate. A "new cold war," Deng Xaioping reportedly asserted in 1991, is under way between China and America.

 

The same phrase has been applied to the increasingly difficult relations between Japan and the United States. Here cultural difference exacerbates economic conflict. People on each side allege racism on the other, but at least on the American side the antipathies are not racial but cultural. The basic values, attitudes, behavioral patterns of the two societies could hardly be more different. The economic issues between the United States and Europe are no less serious than those between the United States and Japan, but they do not have the same political salience and emotional intensity because the differences between American culture and European culture are so much less than those between American civilization and Japanese civilization.

 

The interactions between civilizations vary greatly in the extent to which they are likely to be characterized by violence. Economic competition clearly predominates between the American and European subcivilizations of the West and between both of them and Japan. On the Eurasian continent, however, the proliferation of ethnic conflict, epitomized at the extreme in "ethnic cleansing," has not been totally random. It has been most frequent and most violent between groups belonging to different civilizations. In Eurasia the great historic fault lines between civilizations are once more aflame. This is particularly true along the boundaries of the crescent-shaped Islamic bloc of nations from the bulge of Africa to central Asia. Violence also occurs between Muslims, on the one hand, and Orthodox Serbs in the Balkans, Jews in Israel, Hindus in India, Buddhists in Burma and Catholics in the Philippines. Islam has bloody borders.

 

CIVILIZATION RALLYING: THE KIN-COUNTRY SYNDROME

 

Groups or states belonging to one civilization that become involved in war with people from a different civilization naturally try to rally support from other members of their own civilization. As the post-Cold War world evolves, civilization commonality, what H. D. S. Greenway has termed the "kin-country" syndrome, is replacing political ideology and traditional balance of power considerations as the principal basis for cooperation and coalitions. It can be seen gradually emerging in the post-Cold War conflicts in the Persian Gulf, the Caucasus and Bosnia. None of these was a full-scale war between civilizations, but each involved some elements of civilizational rallying, which seemed to become more important as the conflict continued and which may provide a foretaste of the future.

 

First, in the Gulf War one Arab state invaded another and then fought a coalition of Arab, Western and other states. While only a few Muslim governments overtly supported Saddam Hussein, many Arab elites privately cheered him on, and he was highly popular among large sections of the Arab publics. Islamic fundamentalist movements universally supported Iraq rather than the Western-backed governments of Kuwait and Saudi Arabia. Forswearing Arab nationalism, Saddam Hussein explicitly invoked an Islamic appeal. He and his supporters attempted to define the war as a war between civilizations. "It is not the world against Iraq," as Safar Al-Hawali, dean of Islamic Studies at the Umm Al-Qura University in Mecca, put it in a widely circulated tape. "It is the West against Islam." Ignoring the rivalry between Iran and Iraq, the chief Iranian religious leader, Ayatollah Ali Khamenei, called for a holy war against the West: "The struggle against American aggression, greed, plans and policies will be counted as a jihad, and anybody who is killed on that path is a martyr." "This is a war," King Hussein of Jordan argued, "against all Arabs and all Muslims and not against Iraq alone."

 

The rallying of substantial sections of Arab elites and publics behind Saddam Hussein caused those Arab governments in the anti-Iraq coalition to moderate their activities and temper their public statements. Arab governments opposed or distanced themselves from subsequent Western efforts to apply pressure on Iraq, including enforcement of a no-fly zone in the summer of 1992 and the bombing of Iraq in January 1993. The Western-Soviet-Turkish-Arab anti-Iraq coalition of 1990 had by 1993 become a coalition of almost only the West and Kuwait against Iraq.

 

Muslims contrasted Western actions against Iraq with the West's failure to protect Bosnians against Serbs and to impose sanctions on Israel for violating U.N. resolutions. The West, they alleged, was using a double standard. A world of clashing civilizations, however, is inevitably a world of double standards: people apply one standard to their kin-countries and a different standard to others.

 

Second, the kin-country syndrome also appeared in conflicts in the former Soviet Union. Armenian military successes in 1992 and 1993 stimulated Turkey to become increasingly supportive of its religious, ethnic and linguistic brethren in Azerbaijan. "We have a Turkish nation feeling the same sentiments as the Azerbaijanis," said one Turkish official in 1992. "We are under pressure. Our newspapers are full of the photos of atrocities and are asking us if we are still serious about pursuing our neutral policy. Maybe we should show Armenia that there's a big Turkey in the region." President Turgut Özal agreed, remarking that Turkey should at least "scare the Armenians a little bit." Turkey, Özal threatened again in 1993, would "show its fangs." Turkish Air Force jets flew reconnaissance flights along the Armenian border; Turkey suspended food shipments and air flights to Armenia; and Turkey and Iran announced they would not accept dismemberment of Azerbaijan. In the last years of its existence, the Soviet government supported Azerbaijan because its government was dominated by former communists. With the end of the Soviet Union, however, political considerations gave way to religious ones. Russian troops fought on the side of the Armenians, and Azerbaijan accused the "Russian government of turning 180 degrees" toward support for Christian Armenia.

 

Third, with respect to the fighting in the former Yugoslavia, Western publics manifested sympathy and support for the Bosnian Muslims and the horrors they suffered at the hands of the Serbs. Relatively little concern was expressed, however, over Croatian attacks on Muslims and participation in the dismemberment of Bosnia-Herzegovina. In the early stages of the Yugoslav breakup, Germany, in an unusual display of diplomatic initiative and muscle, induced the other 11 members of the European Community to follow its lead in recognizing Slovenia and Croatia. As a result of the pope's determination to provide strong backing to the two Catholic countries, the Vatican extended recognition even before the Community did. The United States followed the European lead. Thus the leading actors in Western civilization rallied behind their coreligionists. Subsequently Croatia was reported to be receiving substantial quantities of arms from Central European and other Western countries. Boris Yeltsin's government, on the other hand, attempted to pursue a middle course that would be sympathetic to the Orthodox Serbs but not alienate Russia from the West. Russian conservative and nationalist groups, however, including many legislators, attacked the government for not being more forthcoming in its support for the Serbs. By early 1993 several hundred Russians apparently were serving with the Serbian forces, and reports circulated of Russian arms being supplied to Serbia.

 

Islamic governments and groups, on the other hand, castigated the West for not coming to the defense of the Bosnians. Iranian leaders urged Muslims from all countries to provide help to Bosnia; in violation of the U.N. arms embargo, Iran supplied weapons and men for the Bosnians; Iranian-supported Lebanese groups sent guerrillas to train and organize the Bosnian forces. In 1993 up to 4,000 Muslims from over two dozen Islamic countries were reported to be fighting in Bosnia. The governments of Saudi Arabia and other countries felt under increasing pressure from fundamentalist groups in their own societies to provide more vigorous support for the Bosnians. By the end of 1992, Saudi Arabia had reportedly supplied substantial funding for weapons and supplies for the Bosnians, which significantly increased their military capabilities vis-à-vis the Serbs.

 

In the 1930s the Spanish Civil War provoked intervention from countries that politically were fascist, communist and democratic. In the 1990s the Yugoslav conflict is provoking intervention from countries that are Muslim, Orthodox and Western Christian. The parallel has not gone unnoticed. "The war in Bosnia-Herzegovina has become the emotional equivalent of the fight against fascism in the Spanish Civil War," one Saudi editor observed. "Those who died there are regarded as martyrs who tried to save their fellow Muslims."

 

Conflicts and violence will also occur between states and groups within the same civilization. Such conflicts, however, are likely to be less intense and less likely to expand than conflicts between civilizations. Common membership in a civilization reduces the probability of violence in situations where it might otherwise occur. In 1991 and 1992 many people were alarmed by the possibility of violent conflict between Russia and Ukraine over territory, particularly Crimea, the Black Sea fleet, nuclear weapons and economic issues. If civilization is what counts, however, the likelihood of violence between Ukrainians and Russians should be low. They are two Slavic, primarily Orthodox peoples who have had close relationships with each other for centuries. As of early 1993, despite all the reasons for conflict, the leaders of the two countries were effectively negotiating and defusing the issues between the two countries. While there has been serious fighting between Muslims and Christians elsewhere in the former Soviet Union and much tension and some fighting between Western and Orthodox Christians in the Baltic states, there has been virtually no violence between Russians and Ukrainians.

 

Civilization rallying to date has been limited, but it has been growing, and it clearly has the potential to spread much further. As the conflicts in the Persian Gulf, the Caucasus and Bosnia continued, the positions of nations and the cleavages between them increasingly were along civilizational lines. Populist politicians, religious leaders and the media have found it a potent means of arousing mass support and of pressuring hesitant governments. In the coming years, the local conflicts most likely to escalate into major wars will be those, as in Bosnia and the Caucasus, along the fault lines between civilizations. The next world war, if there is one, will be a war between civilizations.

 

THE WEST VERSUS THE REST

 

The west is now at an extraordinary peak of power in relation to other civilizations. Its superpower opponent has disappeared from the map. Military conflict among Western states is unthinkable, and Western military power is unrivaled. Apart from Japan, the West faces no economic challenge. It dominates international political and security institutions and with Japan international economic institutions. Global political and security issues are effectively settled by a directorate of the United States, Britain and France, world economic issues by a directorate of the United States, Germany and Japan, all of which maintain extraordinarily close relations with each other to the exclusion of lesser and largely non-Western countries. Decisions made at the U.N. Security Council or in the International Monetary Fund that reflect the interests of the West are presented to the world as reflecting the desires of the world community. The very phrase "the world community" has become the euphemistic collective noun (replacing "the Free World") to give global legitimacy to actions reflecting the interests of the United States and other Western powers.› Through the IMF and other international economic institutions, the West promotes its economic interests and imposes on other nations the economic policies it thinks appropriate. In any poll of non-Western peoples, the IMF undoubtedly would win the support of finance ministers and a few others, but get an overwhelmingly unfavorable rating from just about everyone else, who would agree with Georgy Arbatov's characterization of IMF officials as "neo-Bolsheviks who love expropriating other people's money, imposing undemocratic and alien rules of economic and political conduct and stifling economic freedom."

 

Western domination of the U.N. Security Council and its decisions, tempered only by occasional abstention by China, produced U.N. legitimation of the West's use of force to drive Iraq out of Kuwait and its elimination of Iraq's sophisticated weapons and capacity to produce such weapons. It also produced the quite unprecedented action by the United States, Britain and France in getting the Security Council to demand that Libya hand over the Pan Am 103 bombing suspects and then to impose sanctions when Libya refused. After defeating the largest Arab army, the West did not hesitate to throw its weight around in the Arab world. The West in effect is using international institutions, military power and economic resources to run the world in ways that will maintain Western predominance, protect Western interests and promote Western political and economic values.

 

That at least is the way in which non-Westerners see the new world, and there is a significant element of truth in their view. Differences in power and struggles for military, economic and institutional power are thus one source of conflict between the West and other civilizations. Differences in culture, that is basic values and beliefs, are a second source of conflict. V. S. Naipaul has argued that Western civilization is the "universal civilization" that "fits all men." At a superficial level much of Western culture has indeed permeated the rest of the world. At a more basic level, however, Western concepts differ fundamentally from those prevalent in other civilizations. Western ideas of individualism, liberalism, constitutionalism, human rights, equality, liberty, the rule of law, democracy, free markets, the separation of church and state, often have little resonance in Islamic, Confucian, Japanese, Hindu, Buddhist or Orthodox cultures. Western efforts to propagate such ideas produce instead a reaction against "human rights imperialism" and a reaffirmation of indigenous values, as can be seen in the support for religious fundamentalism by the younger generation in non-Western cultures. The very notion that there could be a "universal civilization" is a Western idea, directly at odds with the particularism of most Asian societies and their emphasis on what distinguishes one people from another. Indeed, the author of a review of 100 comparative studies of values in different societies concluded that "the values that are most important in the West are least important worldwide." In the political realm, of course, these differences are most manifest in the efforts of the United States and other Western powers to induce other peoples to adopt Western ideas concerning democracy and human rights. Modern democratic government originated in the West. When it has developed in non-Western societies it has usually been the product of Western colonialism or imposition.

 

The central axis of world politics in the future is likely to be, in Kishore Mahbubani's phrase, the conflict between "the West and the Rest" and the responses of non-Western civilizations to Western power and values. Those responses generally take one or a combination of three forms. At one extreme, non-Western states can, like Burma and North Korea, attempt to pursue a course of isolation, to insulate their societies from penetration or "corruption" by the West, and, in effect, to opt out of participation in the Western-dominated global community. The costs of this course, however, are high, and few states have pursued it exclusively. A second alternative, the equivalent of "band-wagoning" in international relations theory, is to attempt to join the West and accept its values and institutions. The third alternative is to attempt to "balance" the West by developing economic and military power and cooperating with other non-Western societies against the West, while preserving indigenous values and institutions; in short, to modernize but not to Westernize.

 

THE TORN COUNTRIES

 

In the future, as people differentiate themselves by civilization, countries with large numbers of peoples of different civilizations, such as the Soviet Union and Yugoslavia, are candidates for dismemberment. Some other countries have a fair degree of cultural homogeneity but are divided over whether their society belongs to one civilization or another. These are torn countries. Their leaders typically wish to pursue a bandwagoning strategy and to make their countries members of the West, but the history, culture and traditions of their countries are non-Western. The most obvious and prototypical torn country is Turkey. The late twentieth-century leaders of Turkey have followed in the Attatürk tradition and defined Turkey as a modern, secular, Western nation state. They allied Turkey with the West in NATO and in the Gulf War; they applied for membership in the European Community. At the same time, however, elements in Turkish society have supported an Islamic revival and have argued that Turkey is basically a Middle Eastern Muslim society. In addition, while the elite of Turkey has defined Turkey as a Western society, the elite of the West refuses to accept Turkey as such. Turkey will not become a member of the European Community, and the real reason, as President Özal said, "is that we are Muslim and they are Christian and they don't say that." Having rejected Mecca, and then being rejected by Brussels, where does Turkey look? Tashkent may be the answer. The end of the Soviet Union gives Turkey the opportunity to become the leader of a revived Turkic civilization involving seven countries from the borders of Greece to those of China. Encouraged by the West, Turkey is making strenuous efforts to carve out this new identity for itself.

 

During the past decade Mexico has assumed a position somewhat similar to that of Turkey. Just as Turkey abandoned its historic opposition to Europe and attempted to join Europe, Mexico has stopped defining itself by its opposition to the United States and is instead attempting to imitate the United States and to join it in the North American Free Trade Area. Mexican leaders are engaged in the great task of redefining Mexican identity and have introduced fundamental economic reforms that eventually will lead to fundamental political change. In 1991 a top adviser to President Carlos Salinas de Gortari described at length to me all the changes the Salinas government was making. When he finished, I remarked: "That's most impressive. It seems to me that basically you want to change Mexico from a Latin American country into a North American country." He looked at me with surprise and exclaimed: "Exactly! That's precisely what we are trying to do, but of course we could never say so publicly." As his remark indicates, in Mexico as in Turkey, significant elements in society resist the redefinition of their country's identity. In Turkey, European-oriented leaders have to make gestures to Islam (Özal's pilgrimage to Mecca); so also Mexico's North American-oriented leaders have to make gestures to those who hold Mexico to be a Latin American country (Salinas' Ibero-American Guadalajara summit).

 

Historically Turkey has been the most profoundly torn country. For the United States, Mexico is the most immediate torn country. Globally the most important torn country is Russia. The question of whether Russia is part of the West or the leader of a distinct Slavic-Orthodox civilization has been a recurring one in Russian history. That issue was obscured by the communist victory in Russia, which imported a Western ideology, adapted it to Russian conditions and then challenged the West in the name of that ideology. The dominance of communism shut off the historic debate over Westernization versus Russification. With communism discredited Russians once again face that question.

 

President Yeltsin is adopting Western principles and goals and seeking to make Russia a "normal" country and a part of the West. Yet both the Russian elite and the Russian public are divided on this issue. Among the more moderate dissenters, Sergei Stankevich argues that Russia should reject the "Atlanticist" course, which would lead it "to become European, to become a part of the world economy in rapid and organized fashion, to become the eighth member of the Seven, and to put particular emphasis on Germany and the United States as the two dominant members of the Atlantic alliance." While also rejecting an exclusively Eurasian policy, Stankevich nonetheless argues that Russia should give priority to the protection of Russians in other countries, emphasize its Turkic and Muslim connections, and promote "an appreciable redistribution of our resources, our options, our ties, and our interests in favor of Asia, of the eastern direction." People of this persuasion criticize Yeltsin for subordinating Russia's interests to those of the West, for reducing Russian military strength, for failing to support traditional friends such as Serbia, and for pushing economic and political reform in ways injurious to the Russian people. Indicative of this trend is the new popularity of the ideas of Petr Savitsky, who in the 1920s argued that Russia was a unique Eurasian civilization.‡ More extreme dissidents voice much more blatantly nationalist, anti-Western and anti-Semitic views, and urge Russia to redevelop its military strength and to establish closer ties with China and Muslim countries. The people of Russia are as divided as the elite. An opinion survey in European Russia in the spring of 1992 revealed that 40 percent of the public had positive attitudes toward the West and 36 percent had negative attitudes. As it has been for much of its history, Russia in the early 1990s is truly a torn country.

 

To redefine its civilization identity, a torn country must meet three requirements. First, its political and economic elite has to be generally supportive of and enthusiastic about this move. Second, its public has to be willing to acquiesce in the redefinition. Third, the dominant groups in the recipient civilization have to be willing to embrace the convert. All three requirements in large part exist with respect to Mexico. The first two in large part exist with respect to Turkey. It is not clear that any of them exist with respect to Russia's joining the West. The conflict between liberal democracy and Marxism-Leninism was between ideologies which, despite their major differences, ostensibly shared ultimate goals of freedom, equality and prosperity. A traditional, authoritarian, nationalist Russia could have quite different goals. A Western democrat could carry on an intellectual debate with a Soviet Marxist. It would be virtually impossible for him to do that with a Russian traditionalist. If, as the Russians stop behaving like Marxists, they reject liberal democracy and begin behaving like Russians but not like Westerners, the relations between Russia and the West could again become distant and conflictual.

 

THE CONFUCIAN-ISLAMIC CONNECTION

 

The obstacles to non-Western countries joining the West vary considerably. They are least for Latin American and East European countries. They are greater for the Orthodox countries of the former Soviet Union. They are still greater for Muslim, Confucian, Hindu and Buddhist societies. Japan has established a unique position for itself as an associate member of the West: it is in the West in some respects but clearly not of the West in important dimensions. Those countries that for reason of culture and power do not wish to, or cannot, join the West compete with the West by developing their own economic, military and political power. They do this by promoting their internal development and by cooperating with other non-Western countries. The most prominent form of this cooperation is the Confucian-Islamic connection that has emerged to challenge Western interests, values and power.

 

Almost without exception, Western countries are reducing their military power; under Yeltsin's leadership so also is Russia. China, North Korea and several Middle Eastern states, however, are significantly expanding their military capabilities. They are doing this by the import of arms from Western and non-Western sources and by the development of indigenous arms industries. One result is the emergence of what Charles Krauthammer has called "Weapon States," and the Weapon States are not Western states. Another result is the redefinition of arms control, which is a Western concept and a Western goal. During the Cold War the primary purpose of arms control was to establish a stable military balance between the United States and its allies and the Soviet Union and its allies. In the post-Cold War world the primary objective of arms control is to prevent the development by non-Western societies of military capabilities that could threaten Western interests. The West attempts to do this through international agreements, economic pressure and controls on the transfer of arms and weapons technologies.

 

The conflict between the West and the Confucian-Islamic states focuses largely, although not exclusively, on nuclear, chemical and biological weapons, ballistic missiles and other sophisticated means for delivering them, and the guidance, intelligence and other electronic capabilities for achieving that goal. The West promotes nonproliferation as a universal norm and nonproliferation treaties and inspections as means of realizing that norm. It also threatens a variety of sanctions against those who promote the spread of sophisticated weapons and proposes some benefits for those who do not. The attention of the West focuses, naturally, on nations that are actually or potentially hostile to the West.

 

The non-Western nations, on the other hand, assert their right to acquire and to deploy whatever weapons they think necessary for their security. They also have absorbed, to the full, the truth of the response of the Indian defense minister when asked what lesson he learned from the Gulf War: "Don't fight the United States unless you have nuclear weapons." Nuclear weapons, chemical weapons and missiles are viewed, probably erroneously, as the potential equalizer of superior Western conventional power. China, of course, already has nuclear weapons; Pakistan and India have the capability to deploy them. North Korea, Iran, Iraq, Libya and Algeria appear to be attempting to acquire them. A top Iranian official has declared that all Muslim states should acquire nuclear weapons, and in 1988 the president of Iran reportedly issued a directive calling for development of "offensive and defensive chemical, biological and radiological weapons."

 

Centrally important to the development of counter-West military capabilities is the sustained expansion of China's military power and its means to create military power. Buoyed by spectacular economic development, China is rapidly increasing its military spending and vigorously moving forward with the modernization of its armed forces. It is purchasing weapons from the former Soviet states; it is developing long-range missiles; in 1992 it tested a one-megaton nuclear device. It is developing power-projection capabilities, acquiring aerial refueling technology, and trying to purchase an aircraft carrier. Its military buildup and assertion of sovereignty over the South China Sea are provoking a multilateral regional arms race in East Asia. China is also a major exporter of arms and weapons technology. It has exported materials to Libya and Iraq that could be used to manufacture nuclear weapons and nerve gas. It has helped Algeria build a reactor suitable for nuclear weapons research and production. China has sold to Iran nuclear technology that American officials believe could only be used to create weapons and apparently has shipped components of 300-mile-range missiles to Pakistan. North Korea has had a nuclear weapons program under way for some while and has sold advanced missiles and missile technology to Syria and Iran. The flow of weapons and weapons technology is generally from East Asia to the Middle East. There is, however, some movement in the reverse direction; China has received Stinger missiles from Pakistan.

 

A Confucian-Islamic military connection has thus come into being, designed to promote acquisition by its members of the weapons and weapons technologies needed to counter the military power of the West. It may or may not last. At present, however, it is, as Dave McCurdy has said, "a renegades' mutual support pact, run by the proliferators and their backers." A new form of arms competition is thus occurring between Islamic-Confucian states and the West. In an old-fashioned arms race, each side developed its own arms to balance or to achieve superiority against the other side. In this new form of arms competition, one side is developing its arms and the other side is attempting not to balance but to limit and prevent that arms build-up while at the same time reducing its own military capabilities.

 

IMPLICATIONS FOR THE WEST

 

This article does not argue that civilization identities will replace all other identities, that nation states will disappear, that each civilization will become a single coherent political entity, that groups within a civilization will not conflict with and even fight each other. This paper does set forth the hypotheses that differences between civilizations are real and important; civilization-consciousness is increasing; conflict between civilizations will supplant ideological and other forms of conflict as the dominant global form of conflict; international relations, historically a game played out within Western civilization, will increasingly be de-Westernized and become a game in which non-Western civilizations are actors and not simply objects; successful political, security and economic international institutions are more likely to develop within civilizations than across civilizations; conflicts between groups in different civilizations will be more frequent, more sustained and more violent than conflicts between groups in the same civilization; violent conflicts between groups in different civilizations are the most likely and most dangerous source of escalation that could lead to global wars; the paramount axis of world politics will be the relations between "the West and the Rest"; the elites in some torn non-Western countries will try to make their countries part of the West, but in most cases face major obstacles to accomplishing this; a central focus of conflict for the immediate future will be between the West and several Islamic-Confucian states.

 

This is not to advocate the desirability of conflicts between civilizations. It is to set forth descriptive hypotheses as to what the future may be like. If these are plausible hypotheses, however, it is necessary to consider their implications for Western policy. These implications should be divided between short-term advantage and long-term accommodation. In the short term it is clearly in the interest of the West to promote greater cooperation and unity within its own civilization, particularly between its European and North American components; to incorporate into the West societies in Eastern Europe and Latin America whose cultures are close to those of the West; to promote and maintain cooperative relations with Russia and Japan; to prevent escalation of local inter-civilization conflicts into major inter-civilization wars; to limit the expansion of the military strength of Confucian and Islamic states; to moderate the reduction of Western military capabilities and maintain military superiority in East and Southwest Asia; to exploit differences and conflicts among Confucian and Islamic states; to support in other civilizations groups sympathetic to Western values and interests; to strengthen international institutions that reflect and legitimate Western interests and values and to promote the involvement of non-Western states in those institutions.

 

In the longer term other measures would be called for. Western civilization is both Western and modern. Non-Western civilizations have attempted to become modern without becoming Western. To date only Japan has fully succeeded in this quest. Non-Western civilizations will continue to attempt to acquire the wealth, technology, skills, machines and weapons that are part of being modern. They will also attempt to reconcile this modernity with their traditional culture and values. Their economic and military strength relative to the West will increase. Hence the West will increasingly have to accommodate these non-Western modern civilizations whose power approaches that of the West but whose values and interests differ significantly from those of the West. This will require the West to maintain the economic and military power necessary to protect its interests in relation to these civilizations. It will also, however, require the West to develop a more profound understanding of the basic religious and philosophical assumptions underlying other civilizations and the ways in which people in those civilizations see their interests. It will require an effort to identify elements of commonality between Western and other civilizations. For the relevant future, there will be no universal civilization, but instead a world of different civilizations, each of which will have to learn to coexist with the others.

 


 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: