giaithoa

 

 

 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỰ VONG THÂN CỦA MỘT BẬC TÔN SƯ

 

 

- NGUYỄN THIẾU NHẪN-

 

 

 

“Giáo sư Vũ Quốc Thúc là một chứng nhân lịch sử lăo thành, từng tham chính trong chính quyền Trần Trọng Kim (1945). Rồi tham gia Việt Nam kháng chiến chống Pháp (1946-1947). Sau đó là Công cán Ủy viên cho Thủ tướng Quốc Gia Lâm thời Nguyễn Văn Xuân trong thời gian người Việt Quốc Gia thương thảo (1946-1947) để Việt Nam độc lập, thống nhất. Một hiệp ước lịch sử duy nhất cấp thượng đỉnh được kư kết giữa Quốc Trưởng Bảo Đại và Tổng Thống Pháp Vicent Auriol tại dinh thự Élysée ở Paris ngày 8-3-1949. Đến đầu năm 1954, Giáo sư Vũ Quốc Thúc với tư cách Bộ Trưởng Giaó Dục cùng luật sư Nguyễn Đắc Khê, Bộ Trưởng Bộ Dân chủ hoá đất nước tham gia phái đoàn Quốc Gia do Thủ Tướng Bửu Lộc dẫn đầu đă kư kết văn kiện độc lập cuối cùng với Thủ Tướng Pháp Joseph Laniel. Chức vụ sau cùng của Giáo sư Thúc là Quốc vụ khanh Đặc trách Tái thiết và Phát triển VN thời hậu chiến khi cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh diễn ra ở Paris năm 1969”.

 

-Trong biến cố 30-4 năm 1975, bị kẹt lại ở Việt Nam. Vượt biên vị Công An gạt, mất nhiều tài sản, sau nhờ sự can thiệp của ông Raymond Burre, bạn cùng thi Thạc sĩ và đương kim Thủ Tướng Pháp lúc đó, gia đ́nh được chính thức sang Pháp vào giữa năm 1978, sau khi buộc ḷng phải cống nạp hết tài sản cho VC.

 

-Từ năm 1979 đến 1980 cùng bác sĩ Trần Văn Đỗ, giáo sưNguyễn Ngọc Huy… sáng lập Liên Minh Dân Chủ VN trong đó gs Thúc là Phó Chủ Tịch/Ban Chấp Hành Trung Ương, sau đó th́ rút ra v́ bất đồng nội bộ trong việc vận động văn hồi Hiệp định Paris 1973.

 

-Năm 1986, khởi xướng việc vận động văn hồi Hiệp định Paris năm 1973, chủ trương dựng dậy cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

 

-Đến năm 2000, tham gia Hiến Chương 2000 do Tiến sĩ Nguyễn Bá Long khởi xướng nhại theoHiến Chương 77 của Vaclav Havel, cựu Tổng Thống Tiệp Khắc. Trong hồi kư “Thời Đại Của Tôi” chính giáo sư Vũ QuốcThúc đă giải thích về sự thất bại của Phong trào Hiến Chương 77 như sau:

 

“Chính trong lúc đó, Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton đang chính thức thăm VN. V́ thiên hạ đều chú trọng đến biến cố lịch sử này nên việc chúng tôi công bố Hiến Chương 2000 không được dư luận chú ư và đánh giá đúng mức tầm quan trọng phải có”.

 

-Năm 2006, vận động quy chế trung lập cho VN nhân Hội nghị Thượng đỉnh của Diễn đàn Á Châu - Thái B́nh Dương (APEC) tổ chức tại Hà Nội.

 

Ngoài những đóng góp tích cực cho đất nước và dân tộc trước tháng 4-1975 cũng như sau tháng 4 năm 1975, giáo sư Vũ Quốc Thúc c̣n đóng góp cho lịch sử, qua việc xuất bản quyển hồi kư“Thời Đại Của Tôi” vào năm 2010.

 

Với ḷng yêu nước vô bờ, với tính kiên tŕ hiếm có, với niềm tin sắt đá, giáo sư Vũ Quốc Thúc đă không bỏ lỡ cơ hội nào.Giáo sư Vũ Quốc Thúc quả xứng đáng là một bậc tôn sư với những lời xưng tụng của nhà nghiên cứu Lê Quế Lâm, tác giả quyển “Việt Nam Thắng Và Bại” xuất bản vào năm 1993.

*

Nhiều bậc thức giả đă lên tiếng về cái gọi là “Thư ngỏ của 36 trí thức”.

Số người khen coi như đếm chưa đủ đầu ngón tay, kể cả 2 vị giáo sư kư tên trong “Thư ngỏ” là 2 giáo sư Lê Xuân Khoa và Vũ Quốc Thúc ; nhưng, số người chê th́ đếm không xuể! Đa số đều chỉa mũi dùi vào giáo sư Lê Xuân Khoa.

Theo chúng tôi, chính những email qua lại giữa 2 ông Lê Xuân Khoa và Vũ Quốc Thúc về “Thư ngỏ” đă khiến dư luận trở nên sôi động; nhất là “Thư ngỏ” với nội dung và h́nh thức chỉ là sự theo đuôi các kiến nghị của 95 nhân sĩ và sau đó là 20 trí thức trong nước lên tiếng đề nghị với những người lănh đạo Đảng CSVN về những biện pháp đối phó với sự lấn chiếm đất đai và lănh hải VN của Trung Cộng (TC) và kêu gọi người Việt tỵ nạn cộng sản hăy ḥa hợp ḥa giải với đảng CSVN. 

 

Đa số những phê b́nh đều nhắm vào giáo sư Lê Xuân Khoa. Điều này không có ǵ đáng ngạc nhiên v́ từ nhiều năm trước, giáo sư Lê Xuân Khoa vốn nổi tiếng là kẻ “hôn đít bạo quyền” (kiss ass) CSVN qua Chương tŕnh Cưỡng bách Hồi hương v́ ông ta là Giám đốc Chương tŕnh Tác vụ Đông Dương của chính phủ Hoa Kỳ. Và ông ta đă xuất bản quyển “Việt Nam” công khai kêu gọi ḥa hợp, hoà giải. 

 

Theo thiển ư của chúng tôi, th́ giáo sư Vũ Quốc Thúc mới chính là người đáng chê trách khi nhẹ dạ, cả tin, ảo tưởng khi “a dua” việc làm theo đuôi các trí thức trong nước do giáo sư Lê Xuân Khoa khởi xướng v́ mục đích hôn đít bạo quyền CSVN!

*

V́ là một “trí thức tháp ngà” nên đa số những việc làm của giáo sư Vũ Quốc Thúc đều rất “sách vở “,“lư tưởng”, nếu không muốn nói là… ảo tưởng! Như trường hợp chính ông đă nói về việc “vực dậy” cái thây ma Hiệp định Paris 1973, như sau:   

 

“… Sau khi chế độ Cộng Hoà sụp đổ, tôi bị kẹt ở Sàig̣n cho tới cuối tháng 6 năm 1978 mới được phép di cư sang Pháp nhờ sự can thiệp của chính phủ Pháp.

Một điều khiến tôi vô cùng thắc mắc trong những ngày đó, là không thấy có vị lănh đạo cũ nào của Việt Nam Cộng Hoà lên tiếng đ̣i thi hành Hiệp định Paris 1973. Ai cũng biết rằng Hiệp định này được kư kết rất long trọng trước sự hiện diện của ông Kurt Waldheim, Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc. Có 9 quốc gia minh thị cam kết bảo đảm sự thi hành Hiệp định. Trong số này, ta thấy đủ mặt 5 cường quốc hội viên thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Đó là: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Liên Xô và Trung Hoa (Trung Cộng). Họ có quyền phủ quyết nghĩa là có ưu thế so với mọi quốc gia hội viên khác.

Đúng lư, trong năm 1975, ngay sau khi thoát ra được nước ngoài, những nhân vật quốc gia, tương đối có danh nghĩa hơn mọi người khác như: cựu Tổng Thống, cựu Phó Tổng Thống, cựu Thủ tướng, cựu Chủ tịch Thượng viện, cựu Chủ tịch Hạ Viện… có thể lên tiếng đ̣i các cường quốc đồng minh cũ của VNCH, “trở lại Hiệp định Paris”. Trong thực tế, điều này có nghĩa là các nhân vật kể trên lập ngay một Chính phủ Quốc gia lưu vong để tiếp tục đấu tranh với chính quyền Hà Nội.

Tiếc thay việc này không xảy ra.

Tới năm 1977, khi chính quyền Hà Nội chính thức được chấp nhận làm hội viên của Liên Hiệp Quốc, việc đ̣i trở lại Hiệp định Paris 1973 trở nên khó khăn vô cùng. Theo lời ôngGeorges Mesmin, một vị dân biểu có thế lực từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại tại Hạ Viện Pháp, khi chính phủ Pháp chính thức yểm trợ Việt Nam (cộng sản) gia nhập Liên Hiệp Quốc, th́ mặc nhiên Pháp đă xí xóa việc Hà Nội vi phạm Hiệp định Paris 1973. C̣n Hoa Kỳ, ngay sau khi Tổng ThốngGeoerges Bush nhận chức (tháng Giêng năm 1989) Bộ Ngoại giao đă chính thức trả lời cho hai luật gia Nguyễn Hữu Thống, Phạm Nam Sách, là v́ lư do chính trị không thể trở lại Hiệp định Paris được nữa. 

Dù biết trước những sự khó khăn này, ngay từ năm 1986, chúng tôi đă t́m cách nêu vấn đề trở lại Hiệp định Paris. Mục đích của chúng tôi , lúc bấy giờ, là kích thích tinh thần đấu tranh của Cộng đồng Việt Nam tại Pháp, phần nào đă suy giảm sau khi thấy CSVN rầm rộ ăn mừng “10 năm tái thống nhất đất nước”. Chắc lại các cường quốc đă từng cam kết bảo đảm sự thi hành Hiệp định Paris – nghĩa là gián tiếp bảo đảm sự trường tồn của VNCH ở miền nam vĩ tuyến 17 – chúng tôi nhằm đem lại cho đồng bào một mục tiêu tranh đấu cụ thể. Vả chăng, làm như vậy, chúng ta gián tiếp bảo vệ danh nghĩa của toàn thể các nạn dân của Bắc Việt thôn tính miền Nam. Ai cũng biết rằng các nước Âu, Mỹ, Á ngaỳ càng trở nên lănh đạm, nếu chưa phải là “hằn học” đối với các nạn dân Việt Nam. Họ cho rằng đám người này kéo nhau di cư, không phải v́ lư do chính trị mà chỉ v́ lư do kinh tế. Nêu vấn đề Hà Nội vi phạm Hiệp định Paris, chúng tôi muốn nhắc lại trách nhiệm của các cường quốc đă long trọng bảo đảm sự thi hành Hiệp định này. Chính vỉ́ họ “bội ước”, cho nên hàng triệu người đă phải bỏ Việt Nam ra đi. Họ không có quyền mạt sát dân VN là những kẻ tị nạn chính trị giả hiệu!

Để chuẩn bị cuộc vận động, chúng tôi đă trực tiếp thảo luận với hai vị có liên hệ chặt chẽ với cuộc Ḥa đàm Paris: Đó là cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu Ngoại trưởng Trần Văn Lắm. Cả hai vị đều tán thành ư kiến của chúng tôi.

Chúng tôi lập tức soạn thảo một cuốn Bạch thư bằng tiếng Pháp, nhan đề “Guèrre et paix en Indochine” (Chiến tranh và ḥa b́nh ở Đông Dương).

Chúng tôi lập luận như sau:

Mục đích của đảng Cộng sản Đông Dương - tiền thân của Đảng CSVN - do Hồ Chí Minh (một ủy viên Ban Chấp hành Đệ Tam Quốctế Cộng Sản) lănh đạo, ngay từ ngày thành lập, vẫn là thực hiện cuộc cách mạng vô sản trên toàn cơi Đông Dương. Chính v́ vậy mà Hà Nội đă không ngần ngại xé bỏ Hiệp định Paris 1973: Đối với Hà Nội, Hiệp định chỉ là một thủ đoạn để đuổi quân đội Mỹ khỏi miền Nam VN, khiến cho chế độ Sàig̣n suy yếu. Lúc đó với sư giúp đỡ của Liên Xô, Hà Nội sẽ tổ chức cuộc tổng tấn công và nắm chắc phần thắng. Lấy được miền Nam, Hà Nội sẽ “thừa thắng xông lên” chiếm luôn Lào và Campuchea, biến hai nước láng giềng này thành những nước cộng sản dưới sự chi phối trực tiếp của Đảng CSVN.

Từ nhận định này, chúng tôi suy diễn: các cường quốc đừng nên lầm tưởng có thể giải quyết riêng biệt vấn đế hoà b́nh ở Campuchea. Hoà b́nh dù tái lập tạm thời ở Campuchea, vẫn sẽ tiếp tục bị đe dọa, ngày nào chế độ Cộng sản c̣n tồn tại ở Việt Nam. Muốn tiến tới một nền hoà b́nh thực sự trên toàn cơi Đông Dương, cần phải để cho những người QuốcGia chia sẻ quyền hành với Đảng CSVN. Giải pháp thích hợp nhất là trở lại Hiệp định Paris: không phải để măi măi chia đôi dân tộc VN mà là để hoàn thành sự tái thống nhất trong tinh thần hoà hợp, hoà giải, bằng sự thương thuyết giữa hai phe đối nghịch.

Chúng tôi chính thức kêu gọi chính phủ Pháp đứng ra ḥa giải v́ Pháp đă tổ chức cuộc ḥa đàm đưa tới Hiệp định Paris ngày 23-1-1973.

Sau khi soạn xong cuốn Bạch thư, chúng tôi liên lạc với Ủy ban Pháp Quốc Yểm trợ Việt Nam Tự do (Comité Francaise de soutien pour un Vietnam libre) do dân biểu Pierre Bas, đương kim Thị trưởng Quận VI thành phố Paris, làm chủ tịch. Với sự giúp đỡ của Ủy ban này, ngày 23-5-1987, chúng tôi cùng một số thân hữu như: cố Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ, cựu Bộ trưởngNguyễn Thạch Vân, cựu Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc, cựu Nghị sĩ Nguyễn Duy Tài, cựu Đại tá Mai Viết Triết v.v… tổ chức ở pḥng Khánh Tiết Ṭa Thị Sảnh Quận VI Paris. Cuốn Bạch thư của chúng tôi  được chính thức đưa ra nhân dịp này và sau đó được chính thức gửi tới các Chính phủ Pháp, Hoa Kỳ, Anh và các nước đă cam kết bảo đảm sự thi hành Hiệp dịnh Paris. Bạch thư c̣n được gửi tới ông Tổng Thư kư Liên Hiệp Quốc. Tham dư cuộc hội thảo ở Quận VI Paris, có tới 150 nhân vật cả Việt Nam lẫn ngoại quốc, trong số đó, có một vị luật sư Hoa Kỳ, phái viên kín của cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, tác giả cùa Hiệp định 27-1-1973.

Cuộc hội thảo ở Paris đă khiến cho ông Georges Mesmin phải chính thức đưa ra quan điểm đă tŕnh bầy ở trên. C̣n về phần Hoa Kỳ, tuy không chính thức trả lời chúng tôi những đă gián tiếp nói lên quan điểm qua bức thư Bộ Ngoại giao gửi hai luật gia Nguyễn Hữu Thống và Phạm Nam Sách. 

Tóm lại, vấn đề trở lại Hiệp định Paris, coi như đă bị các đồng minh cũ của Việt Nam Cộng Hoà gạt bỏ hẳn”.

 

-Về chuyện tham gia Hiến Chương 2000 do ông Nguyễn Bá Long ở Canada khởi xướng. Đây là một chuyện rập khuôn theo Hiến chương 77 của kịch tác giả Valev Havel của Tiệp Khắc chứ không phải mới mẽ ǵ theo như “quảng cáo” của ông Tiến sĩ Nguyễn Bá Long. Ông giáo sư Nguyễn Bá Long, 4 năm trước đó đă hợp tác với ông Nguyễn Gia Kiểng của nhóm Thông Luận ở Pháp thành lập “Mặt Trận Dân Chủ” suy tôn “hung thần” Nguyễn Hộ ở trong nước lên làm Minh chủ; nhưng đă bị ông này “ị” từ trên đầu “ị” xuống; do đó, Nguyễn Bá Long để gỡ gạt uy tín đă xoay qua vụ “Hiến chương 2000” nhưng rồi cũng chẳng đi đến đâu, theo như nhận xét của giáo sư Vũ Quốc Thúc.

 

-Và ngay cả “sáng kiến” vận động quy chế trung lập cho VN nhân Hội nghị Thượng Đỉnh họp tại Hà Nội của giáo sư Vũ Quốc Thúc cho đến nay cũng chỉ là một “sáng kiến”.

 

Nói chung, tất cả những việc làm của giáo sư Vũ Quốc Thúc từ khi đến Pháp đến nay chẳng có việc làm nào cho ra đầu, ra đũa, nếu không muốn nói là chỉ có thất bại này tới thất bại khác nhưng không ai đem chuyện thành bại mà luận anh hùng!  

 

Nhưng tại sao “Thư ngỏ của 36 trí thức hải ngoại” mà ông có kư tên trong đó vừa mới đưa ra là lập tức “những âm thanh cuồng nộ” của dư luận bắt đầu nổi lên? Theo tôi, chính là v́ những email qua lại giữa giáo sư Lê Xuân Khoa và giáo sư Vũ Quốc Thúc.

 

“Tôi rất mừng là bức thư ngỏ đă được hoan nghinh ở quốc nội và nhất là đă tạo thành một biến cố truyền thông: như vậy chúng ta đă đạt được mục tiêu. Rồi đây biến cố này sẽ thành một sự kiện lịch sử, dù nhóm đương quyền phản ứng tích cực hay vô cảm cũng vậy.

Họ đă thất bại v́ không ngờ là 36 người ở 6 nơi cách xa nhau hàng vạn kilomet đă có thể thỏa hiệp trong một thời gian thật ngắn ngủi để chung tên kư một văn kiện phức tạp. Âu cũng là vận nước đă tới lúc hưng thịnh!

Chính v́ nhận định như vậy nên tôi không để ư tới những chỉ trích - đôi khi rất hạ cấp - của một số phần tử “chống cộng cực đoan”. Vô t́nh họ đă góp phần làm tăng thêm giá trị hành động của ta! Nếu chỉ muốn cầu an th́ dại ǵ viết thư ngỏ như vậy!”   

 

Theo thiển ư của chúng tôi th́ giáo sư Vũ Quốc Thúc đă tự vong thân v́ những ḍng chữ trong cái email bày tỏ sự “hồ hỡi, phấn khởi” về sự ra đời của “Thư ngỏ” là “vận nước đă đến hồi hưng thịnh” và những lời phê b́nh chỉ trích “Thư ngỏ” là của một số phần tử “chống Cộng cực đoan”.

*

Có rất nhiều ư kiến nhận định về giá trị của “Thư ngỏ”, nhưng theo chúng tôi th́ nhận định sau đây của bác sĩ Nguyễn Văn Hoàng là nhận định đầy đủ và chính xác nhất:

 

“Đối với hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, các chế độ độc tài của các nước hậu tiến th́ những lư luận, thỉnh nguyện thư không làm cho họ thay đổi được. Điển h́nh là các chế độ độc tài bị sụp đổ gần đây đều không nhờ vào những bức thư “kính thưa, kính gửi” mà là những cuộc xuống đường, hay những quả trọng pháo. Nếu các bức thư “kính thưa, kính gửi” mà có tác dụng th́ có lẽ trên thế giới không c̣n độc tài.     

Một trong những điểm chính mà thư ngỏ thỉnh cầu của giáo sư, “chúng tôi mong quư vị dũng cảm nắm lấy thời cơ duy nhất để thực hiện một cuộc cách mạng dân chủ toàn diện”, đi ngược lại mục tiêu duy nhất của chính quyền độc tài.

Do đó, theo ngu ư, bức thư ngỏ mà giáo sư có kư tên trong đó không đưa lại được kết quả ǵ, nếu không muốn nói là hơi ngây thơ về mặt chính trị, ngoại trừ trường hợp mục tiêu của bức thư không phải là để mưu cầu dân chủ cho toàn dân mà có ẩn ư khác.”

*

Trong bài viết bênh vực giáo sư Vũ Quốc Thúc về “Thư ngỏ”, ông Lê Quế Lâm có viết lại ư kiến của giáo sư Vũ Quốc Thúc về bài viết “Đọc hồi kư Thời Đại Của Tôi của giáo sư Vũ QuốcThúc  để t́m hiểu đất nước, con người và lịch sử” của ông như sau:

 

“Tôi vô cùng cảm động khi đọc bài b́nh luận của ông Lê Quế Lâm. Ông đă nói lên những điều mà tôi không có khả năng diễn đạt một cách vừa chính xác, vừa cô đọng lại vẫn xúc tích. Từ trước tôi vẫn khâm phục ông Lê Quế Lâm là một nhà nghiên cứu lịch sử của VN có thể sánh với nhiều sử gia danh tiếng trên thế giới. Một lần nữa, ông Lâm đă xác nhận sự thẩm định của tôi”. 

 

Và ông Lê Quế Lâm viết tiếp:

 

“Đối với bài viết của một người tầm thường như vậy, vị thầy của rất nhiều ông Tiến Sĩ lại hạ bút tự nhận “có những điều mà ḿnh không có khả năng diễn đạt”. Điều đó nói lên “Tư cách lớn” của một vị tôn sư, đă đào tạo biết bao nhân tài cho đất nước qua nhiều thế hệ. Ông quả là một bậc chính nhân quân tử”.

 

Chuyện  mặc áo thụng vái người đáng vái là chuyện thường t́nh. Chúng tôi không dám nghĩ giáo sư Vũ Quốc Thúc tự hạ ḿnh xuống để được đưa lên cao một lần nữa!

Tôi tin nhận định của ông Lê Quế Lâm: giáo sư Vũ Quốc Thúc “quả là một bậc chính nhân quân tử!”. Do đó, tôi rất ngạc nhiên khi biết qua email giáo sư Vũ Quốc Thúc đă viết: "… tôi không để ư tới những chỉ trích - đôi khi rất hạ cấp - của một số phần tử ‘chống Cộng cực đoan’”.

 

Tôi không ngạc nhiên ǵ khi ông giáo sư Lê Xuân Khoa viết: “Tôi không bao giờ trả lời những luận điệu xuyên tạc và lời lẽ hạ cấp của những kẻ “hành nghề” chống Cộng như Ngô Kỷ ở Orange County, đă được đặt tên là “Chí Phèo Bolsa”.

Lư do rất dễ hiểu là bởi v́ ông Lê Xuân Khoa “hành nghề” đối lập với ông Ngô Kỷ. Đó là “nghề kiss ass communist” dịch nôm na ra là “nghề bưng bô (Việt) Cộng”!

 

Giáo sư Vũ Quốc Thúc không thể dùng “ngôn ngữ” như ông Lê Xuân Khoa chê bai những người phê b́nh “Thư ngỏ” là những người “chống Cộng cực đoan”, là chỉ trích hạ cấp! 

 

Chính v́ những việc làm theo đuôi ông Lê Xuân Khoa mà một bậc tôn sư, một bậc chính nhân quân tử - như lời xưng tụng của ông Lê Quế Lâm - như giáo sư Vũ Quốc Thúc đă tự vong thân vào lúc cuối đời!

 

Tiếc thay!

 

NGUYỄN THIẾU NHẪN

http://nguyenthieunhan.wordpress.com

 

 

 

 

 

http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám