US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Tác giả "Tâm tư Tổng thống Thiệu" đă đào nhiệm, sang đoạt tài sản quốc gia
TRONG V̉NG 15 NĂM: TẦU CỘNG SẼ ĐÁNH: PHẢI DẸP CAO TRÀO DÂN TỘC VÀ PHỤC HỒI VNCH
Hà Nhân Văn
Mục b́nh luận thời sự này đă có một quá tŕnh viết lách trên 20 năm. Ở tuổi gần đất xa trời như chúng tôi, viết được kỳ nào hay kỳ ấy, mừng ngày ấy. Sự thận trọng đắn đo là tiêu chuẩn căn bản. Nêu vấn đề "Tâm tư Tổng thống Thiệu" trên mục này, tuyệt nhiên không phải là chỉ giới thiệu hay phê b́nh một cuốn sách như thường t́nh. Ngày 21-6-2005, nón cối Phan Văn Khải (PVK) đến Bạch Ốc yết kiến TT Bush, không cờ không kèn không trống nhưng nó đă mở ra một chương mới trong lịch sử bang giao Việt - Mỹ. Ts. Nguyễn Tiến Hưng (từ đây viết tắt NTH) cho ra đời "Khi đồng minh tháo chạy" ở San Jose, vào chiều thứ Bảy 19-6 và cũng ngày ấy nón cối PVK đến Seattle họp báo và tiếp tân bị đồng bào ta biểu t́nh đả đảo dữ dội. PVK nói đại cương đă trang trải xong một giai đoạn đen tối. Vũ Khoan tháp tùng đi xa hơn, nói đại cương rằng, cuộc chiến Việt - Mỹ với di sản của nó đă khép lại. Khoan nói thẳng đó là cuộc chiến của Mỹ và VN. Trong cuộc phỏng vấn của báo The Washington Times, Khoan bỉ ổi xuyên tạc lịch sử VN cận đại rằng từ thập niên 1930 ở VN chỉ có một ĐCSVN lănh đạo, ngoài ra không c̣n lực lượng nào khác! Đồng minh Mỹ tháo chạy là như thế đấy. Rốt ráo VNCH chỉ là vai tṛ lính phụ lực, nói theo CS một cách thô bỉ là đánh thuê! Ông Thiệu là tay đầu sỏ của lính phụ lực đánh thuê! Đại sứ Hoa Kỳ Michalak mới đây trở về Mỹ đă tuyên bố "đao to búa lớn" như thế nào để khen ngợi những tiến bộ của bạo quyền CSVN. Và như thế đó, ta đă nghe rơ! Ông là nhà ngoại giao và ngoại giao kiểu Mỹ "American first" nên lẽ tự nhiên ông phải nói như thế. Chỉ có điều đáng lưu ư: đài VOA và RFA làm nổi bật và rầm rộ kỷ niệm 15 năm bang giao Việt - Mỹ. Đài VOA là tiếng nói của Hoa Kỳ, lẽ tự nhiên VOA phải làm tṛn chức năng. Đài RFA dù không phải là tiếng nói chính thức nhưng ai cũng biết đó là luồng thông tin của USIS, cơ quan thông tin Hoa Kỳ trực thuộc bộ ngoại giao Mỹ dù RFA ăn lương do quốc hội chi, tức ăn lương của người thọ thuế (tax payers). Cũng chẳng có điều ǵ đáng thắc mắc. Xong một pha!
Pha ngoạn mục thứ hai, NTH ra mắt "Tâm tư tổng thống Thiệu", sách chưa đến tay độc giả, đài RFA đă có một cuộc phỏng vấn NTH khá nồng nhiệt của Việt Hà. Về kỹ thuật chuyên nghiệp th́ đó là cuộc phỏng vấn khéo, khá đầy đủ, không có ǵ có thể chê. Nhưng lại thế này, có hàng chục tác phẩm giá trị của người Việt hải ngoại, RFA không bao giờ giới thiệu lấy một câu cho phải phép công b́nh tối thiểu của một cơ quan thông tin của "người thọ thuế" như RFA, ngoại trừ vài ba cuốn của anh em phe ta, gà nhà. Đó cũng là truyền thống của RFA từ ngày thành lập (hy vọng rằng tân giám đốc Nguyễn Khanh vốn gốc sư phạm, người có khí phách và cương trực sẽ xóa gọn cái truyền thống "gà nhà" với nhau, mèo khen mèo dài đuôi). RFA thổi phồng "Tâm tư Tổng thống Thiệu", tức khắc, tức thời khi sách này mới chỉ là giới thiệu ở Westminster. Che mắt sao nổi "thế gian" VN hải ngoại vốn có những nhân vật mà đầu có cả ngàn hạt sạn. Có những "trự" siêu siêu đẳng "con ruồi bay qua cũng biết con đực con cái"! Ví von cho vui vậy thôi.
Một quyết định của Vatican bổ nhiệm Gm. Nguyễn Văn Nhơn, nổi tiếng "giao lưu son sắt" với bạo quyền CSVN thay ĐTGM Ngô Quang Kiệt, vô t́nh hay hữu ư đă đánh xẹp, đánh tan cao trào tranh đấu của giáo dân VN đ̣i công bằng công lư. Vụ Thái Hà, Tam Ṭa, Đồng Chiêm là điển h́nh. Trở lại "Tâm tư của TT Thiệu", thiên hạ lại toan tính ǵ đây? Dù toan tính ǵ chăng nữa th́ cũng đầy sơ hở, ấu trĩ, hớ hênh (xem phâàn sau), chỉ là "Khi đồng minh tháo chạy" xào xáo lại, thêm mắm muối hoa lá cành. Đấy! Lănh đạo VNCH là như thế, "quan thầy Mỹ ép buộc đến thế vẫn bảo sao nghe vậy rồi thất bại, bị bỏ rơi th́ chửi bới phàn nàn, tâm t́nh tâm sự! Nay lại tâm tư với NTH. Ts. NTH là ai? Trong 9 năm lănh đạo miền Nam, tâm tư ông Thiệu một trời đầy ắp. NTH chưa là "thân thần" của ông, mới có vài ba năm cuối ăn ở với VNCH, vẫn là ngoài lề nếu so với tướng ĐVQ hay ông HĐN, thời gian không dài bằng những năm tháng NTH phục vụ ở Hà Nội vẫn c̣n đầy một trời oán than, uất hận của dân Việt.
Sao lại là tâm tư? Tâm tư của một người đang ở dưới mồ? Cụ Thiệu có phép nào đội mồ sống dậy để cải chính hay xác nhận đúng, sai? Dù vậy, cuốn sách ấy trên toàn bộ và ở một góc độ chính trị xa xa, nó đă nói lên được điều này: cuộc chiến VN là của Mỹ, lănh đạo miền Nam là loại tay sai "gọi dạ bảo vâng" của Mỹ.
Thế thôi! Nó phản biện lại (dùng tiếng Quan thoại Bắc Kinh mà CS Hà Nội nhai lại), phản biện về một thực tại đang sống động ở hải ngoại: chế độ và quân đội VNCH đă và đang được phục hồi. Từ thực tại lịch sử 1955-1975 tự phục hồi. Các sử gia Mỹ và Tây phương có lương tâm và công chính đang phục hồi danh dự và sự thực lịch sử rất trong sáng cho chế độ và quân đội VNCH. Ông Thiệu không bao giờ là một tiêu biểu duy nhất cho chế độ ấy. Ít nhất ông Thiệu đă không tệ như "tâm tư" của ông mà NTH đă phơi bày. Dù sao, "Tâm tư của TT Thiệu" với đầy mâu thuẫn và ảo hóa, NTH đă nói lên được một điều xa gần theo tam đoạn luận: một Nguyễn Văn Thiệu quá tầm thường qua tâm tư, một Thiệu không có khí phách lănh đạo, Mỹ bảo sao nghe vậy cho nên lănh đạo thế th́ chế độ ấy cũng như thế ấy. Phục hồi cái ǵ! Quên đi để "hai bên người ta thanh thản làm ăn với nhau" như chủ hướng của Đs. Mỹ Michalak. Cần phủi tay, xóa đi nợ nần dĩ văng!
Từ "Đồng minh tháo chạy" đến "Tâm tư TT Thiệu", xin nói thẳng và nói rơ: Đó chỉ là một "luồng", một chủ hướng mà thôi. Tôi nghiên cứu kỹ và so sánh 2 cuốn này: văn thể, văn phong và phụ từ, nghĩa là từ chữ nhưng, mà, thế... cho đến văn phạm, cú pháp đă khác nhau, làm như thể không cùng một người. Văn là người mà! "Style c'est l'homme!" Hy vọng đó chỉ là thói xấu đa nghi của HNV, chứ trước sau vẫn là một NTH - một Nguyễn Tiến Hưng 35 năm nh́n lại là một NTH tháng 4, 1975 đă đào tẩu đào nhiệm và đă sang đoạt tài sản quốc gia (xem phần sau).
TỪ THƯỢNG ĐỈNH AN NINH Á CHÂU
Bộ trưởng QP Mỹ Robert Gates tham dự hội nghị thượng đỉnh an ninh Á châu ở Singapore tuần qua (June 4, 2010), gồm 28 nước, trong đó phái đoàn VNCS do Đt. Phùng Quang Thanh lănh đạo. Đáng lưu ư là có cả Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng, con bài thân cận nhất của Bắc Kinh tháp tùng. Vịnh có nhiều dấu hiệu sẽ được Bắc Kinh đẩy lên thay Nông Đức Mạnh vào đại hội đảng thứ XI-1, 2011. Ông Gates được các nước ĐNA và Nam Hàn hoan hô nhiệt liệt, nức ḷng tin tưởng. Bt. Gates được cả Á châu chú ư và cảm kích qua bài tham luận của ông trên tạp chí Foreign Affairs mà HNV đă dẫn. Như một khẳng định Bt. Gates kết luận cho bài viết của ông rằng "Giúp các nước khác tốt hơn là cung cấp cho họ nền an ninh của chính họ sẽ là ch́a khóa và là cuộc trắc nghiệm kiên tŕ vai tṛ lănh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ và cũng là phần thiết yếu (a critical part) để bảo vệ nền an ninh của Hoa Kỳ (báo đă dẫn, số May & June, vol. 80, no - bài đầu, tr. 2-6). Gates tái minh định vai tṛ lănh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ (US global leadership). Điều này cả Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Nhật Bản mặc nhiên nh́n nhận. Theo báo chí, phái đoàn Trung Cộng tỏ ra xa cách với Mỹ, hẳn là TC không khỏi nhức nhối trong ḷng thấy các nước ĐNA và Á châu như Ấn Độ rất vồn vă với ông Gates.
BẮC KINH CÔNG KHAI "BỈ MẶT" MỸ
Theo thường lệ đă 3 năm qua, Mỹ và TC họp hội nghị quân sự thường niên giữa cấp bộ trưởng quốc pḥng. Theo dự trù, sau hội nghị an ninh Á châu, Bt. Gates sẽ qua Bắc Kinh họp với bộ trưởng quốc pḥng TC tuần này. Đột nhiên, Bắc Kinh đơn phương hủy bỏ. Ông Gates và Hoa Thịnh Đốn phản ứng nhẹ nhàng mới là đau cho Bắc Kinh. TC vẫn là "ḷ lửa" của chiến tranh. Năm 2009, Bắc Kinh bám sát Mỹ về số vũ khí bán trên thế giới, hơn 100 tỷ đô la (so với Mỹ dẫn đầu là 661 tỷ, kể cả vũ khí quân viện. Tiến xa hơn, TC đă cung cấp kỹ thuật và "khả năng hạt nhân" cho Miến Điện. Như vậy, sau Bắc Hàn, TC sẽ có thêm một đàn em có đầu đạn và bom nguyên tử.
VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU?
Trung Cộng sẽ không bao giờ buông tha VN. Nguyễn Chí Vịnh tháp tùng tướng Thanh đi phó hội an ninh Á châu là một dấu chỉ - lập lại. Theo dự đoán của viện chiến lược quốc tế, trong 15 năm tới, TC sẽ thanh toán "vấn đề Biển Đông" trong đó có Trường Sa. Ở một nấc cuối cùng TC sẽ đánh chiếm các đảo c̣n lại. Mục tiêu xa của nó là tiến đến vùng đảo Côn Sơn tiềm năng dầu khí nhiên liệu lớn nhất của VN. Đă từ lâu rồi Bắc Kinh mở chiến dịch "diễn biến ḥa b́nh" ngay trên đất nước VN (sẽ bàn sau), chi viện và xâm nhập vào báo chí, văn nghệ và các tổ chức văn hóa VN để gây ảnh hưởng Hoa hóa ngoại quốc nhân, "Diễn tiến ḥa b́nh" của TC đă lan rộng qua hải ngoại. Lănh đạo ĐCSVN và đặc vụ t́nh báo Bắc Kinh đă biết rằng "ngụy" (VNCH) đă và đang trổi dậy rất mạnh ở hải ngoại, nhất là ở Mỹ và Úc châu. Một VNCH đang được phục hồi khá mănh liệt, 35 năm nh́n lại là một! Phải đánh xẹp! Bắc Kinh cũng như Hà Nội Đỏ thấy rằng cao trào dân tộc chống TQ khởi phát và lan tràn từ hải ngoại. Với Bắc Kinh và Hà Nội, cho rằng, rất nguy hiểm v́ cao trào ấy đă gắn liền với VNCH đang phục hồi. Phải đánh xẹp cao trào này, phải "minh chứng" bằng lịch sử (!) VNCH là "ngụy", lănh đạo VNCH từ NĐD đến Nguyễn Văn Thiệu là tay sai Mỹ! Xin cẩn thận!
CÁI ĐẰNG SAU "TÂM TƯ TỔNG THỐNG THIỆU"
Ông NTH ở Mỹ này gần nửa đời người, ông nghè nhận nơi đây làm quê cha đất tổ, được cha mẹ Mỹ thay cho đấng sinh thành ở nơi quê xưa đồng chua nước mặn, hai cụ nổi tiếng một vùng là đạo đức gương mẫu, ăn ngay ở lành rộng ḷng nhân ái. Nhưng "sinh con ai nỡ sinh ḷng"! Dù vậy thân thế ông nghè cũng OK quá đi. Tổ phụ Mỹ để lại một số đức tính cao quí như ṣng phẳng (fairness), "fairplay" nhưng ông lại lăng quên.
Qua vụ xuất bản "Hồ sơ dinh Độc lập", ông đă không "fair" và phạm hai tội: đào tẩu - đào nhiệm trong khi thi hành trọng trách quốc gia mà TT VNCH tin cẩn ủy thác cho ông với hy vọng "c̣n nước c̣n tát". Số là, quốc hội Mỹ chuẩn bị cúp hết viện trợ cho VNCH. TT Thiệu cuống cuồng nên cử ông làm trưởng phái bộ qua Hoa Thịnh Đốn để thuyết phục quốc hội Mỹ với các hồ sơ mật minh chứng Nixon rồi Ford đă cam kết với VNCH như thế nào. Phái bộ này c̣n có một số thành viên trong đó có ông Nguyễn Ngọc Bích bấy giờ đang làm xử lư thường vụ giám đốc Việt tấn xă. Ông là trưởng nên ông được cầm chiếc cặp cơ mật quốc gia. Có lẽ, ông Thiệu kỳ vọng nơi ông NTH do nhạc phụ Mỹ của ông là một nghị sĩ thế lực ở thượng nghị viện. Ô hô! Mỹ mà! Cuối cùng "dă tràng xe cát biển Đông" chẳng nên cơm cháo ǵ, ông đào tẩu ở lại Mỹ với vợ con.
Nên nhớ ông qua Mỹ với thông hành công vụ và công lệnh của chính phủ, mọi phí tổn do ngân sách quốc gia đài thọ và ṭa đại sứ VNCH phải cung ứng mọi thứ cần thiết, ông phải về VN để báo cáo công tác dù đă thất bại. Tham vụ Phạm Dương Hiển ra tận phi trường Dulles đón ông và ông Bích. Thuở c̣n sinh thời ông Hiển đă thuật lại cho tôi ghi làm tài liệu chi tiết về vụ này và điều gọi là “hồ sơ dinh Độc lập”. Rất tiếc tham vụ Hiển sớm qua đời nên HNV không được nêu lên một nhân chứng chết ở đây. Nhưng c̣n các nhân chứng khác như ông Nguyễn Ngọc Bích đang ở vùng thủ đô HTĐ. Ông Bích trở về trong cơn hấp hối của chế độ c̣n NTH ở lại, ông cuỗm tất cả tài liệu vô giá ấy, vốn không phải của riêng cá nhân ông Thiệu mà của quốc gia VN.
Luật văn khố rất chặt chẽ nghiêm ngặt. VN theo luật văn khố Pháp, tài liệu lưu trữ ở văn khố gọi là tài sản quốc gia (fonds nationaeaux). Dù là nguyên thủ quốc gia cũng không được tự tung tự tác đối với các tài sản tinh thần và vật thể này. Dù sao th́ ở trong t́nh thế dầu sôi lửa bỏng vào tháng 4-1975, ông t́nh cờ đă có công to đối với đất nước nhờ giữ được các tài liệu vô giá này của quốc gia rồi "hơn 10 năm nghiên cứu" (lời mở đầu), ông cùng với J. L. Schecter in thành sách "Hồ sơ dinh Độc lập" (bản Anh ngữ), thật đồ sộ 908 trang với các phụ lục tài liệu vô cùng quí giá gồm 211 trang cùng với nhiều h́nh ảnh sống động hiếm quí.
Do vậy, tội sang đoạt tài sản, dĩ công vi tư lại trở thành một công trạng bất ngờ. Nhưng tội đào tẩu, đào nhiệm trong khi thi hành công vụ của ông th́ vẫn c̣n đó. Lẽ tự nhiên sử sách sẽ ghi rơ. Giả như ông đừng viết rằng ông đă từng "yểm trợ cho những chiến sĩ cầm súng tại chiến trường". Ông về VN làm cố vấn cho Cao Sĩ Khiêm, Thống đốc NHTƯ VNCS vào lúc cá nhân ông đă ổn định, ông đang giảng dạy tại ĐH Howard, Washington DC. Ngân hàng của bạo quyền từ khi ông về làm cố vấn th́ càng ngày càng đổ bác, ngu si, bệ rạc, tham nhũng cao ngất trời.
Tác giả NTH trong phần mở đầu sách HSDĐL lại đầy ắp ân t́nh với chế độ tự do miền Nam, viết rằng: "Nước VNCH đă sụp đổ, đồng minh bỏ trống, xóm làng tan hoang. Người ra đi đầy nước mắt, kẻ ở lại tù đầy tang tóc". NTH cũng biết như thế mà! Ô hô! Năm 1987, khi nhận được bộ sách này ở nhà Gs. NMH, ĐH George Mason, HNV thật là cảm động và cảm kích công tŕnh của Ts. Hưng và bản dịch trác tuyệt của hai ông Cung Tiến và Nguyễn Cao Đàm. Do gợi ư của Gs. H. tôi đă nồng nhiệt trịnh trọng giới thiệu tác phẩm quí này trên nhiều báo mà HNV cộng tác. Thậm chí báo Thời Luận phải phàn nàn "anh khen hơi quá lời". Nhưng sự thực là như thế, phải để đồng hương ta biết rơ ngọn nguồn Mỹ hứa cuội như thế, cả nước VNCH bị lừa "ngon lành" như vậy. Thế rồi NTH bước qua bờ giới tuyến bên kia. Đường ông, ông đi. Vậy thôi.
Trên đây, HNV nói ông Hưng đă lăng quên sự ṣng phẳng của tổ phụ Mỹ của ông là do sự thực rơ rệt như thế này: 1. Ông đă quên các thành viên trong phái bộ đi cùng với ông đem theo cặp tài liệu cơ mật của quốc gia. Ông không một lần nhắc đến họ, nguyên do và xuất xứ của HSDĐL.
2. Ông đă bị mang tiếng là đánh lận con đen khi nói rằng TT Thiệu trao cho ông cách đó 2 tháng. Không, không phải thế. B́nh thường th́ ông Hưng đă phạm tội h́nh sự "sang đoạt tài sản quốc gia", luật văn khố gọi là "fonds nationeaux".
Nhắc lại. Nếu ông không đào tẩu để cùng ông Bích trở lại VN, ông đă phải hoàn lại cho TT Thiệu cái cặp hồ sơ mật ấy. Chắc hẳn khi rời VN chả khi nào ông Thiệu lại để lại cho các anh nón cối. Nhưng dù sao th́ HSDĐL qua cuốn sách của ông vẫn c̣n măi măi. Sự liêm khiết và lương hảo trí thức đó NTH phải ghi rơ đây là tài sản quốc gia của nhà nước VNCH. Ông may mắn "ngồi mát ăn bát vàng" chứ không phải là một công tŕnh khảo cứu của cá nhân ông. Ai cũng biết, giá trị của tác giả và tác phẩm do công tŕnh khảo cứu công phu mài miệt của ḿnh. Tài liệu học, một môn học thiết yếu của khảo cứu và của sử học mà sử học lạị là khoa học tài liệu. Do vậy, do xuất xứ, tài liệu HSDĐL là tài sản quốc gia.
Bây giờ với "Tâm tư TT Thiệu", vẫn từng ấy xào đi xào lại, chẳng thấy tâm tư của ông Thiệu ở đâu cả. Một HSDĐL, NTH do t́nh cờ đă có công to nhưng rồi với "Đồng minh tháo chạy" xào tới xào lui lại thành "Tâm tư của TT thiệu" tác giả đă hiện ra một người sang đoạt tài sản quốc gia cho mục tiêu kinh doanh lịch sử. Cho rằng như vậy cũng đành vậy thôi nếu không có mục tiêu xa gần như sự trùng hợp hay thế nào đó nhân dịp nón cối PVK đến Mỹ trước đây.
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/