Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

TOÀN CẦU HÓA

 

 

 

Phần I:  Kinh tế và văn hóa

 

Những nét đại cương

 

Đối tác của con người qua những khoảng cách xa xôi đă có hàng ngàn năm.  Con đường tơ lụa (Silk Road) trên đất liền vốn nối liền Á Châu, Phi Châu và Âu Châu là một ví dụ tốt về khả năng chuyển hóa của trao đổi quốc tế vốn có trong "Cựu Thế Giới".  Triết học, tôn giáo, ngôn ngữ, nghệ thuật, và những phương diện văn hóa khác lan rộng và phối hợp nhau khi các quốc gia trao đổi sản phẩm và tư tưởng.  Trong thể kỷ 15 và 16, người Âu Châu đă thực hiện những khám phá quan trọng khi họ thám hiểm đại dương và bắt đầu du hành xuyên Đại Trung Hải để đến Tân Thế Giới ở Mỹ Châu.  Sự di chuyển về người, hàng hóa, và tư tưởng đă bành trướng đáng kể trong những thế kỷ tiếp theo.  Đầu thế kỷ 19, sự phát triển của những h́nh thức mới về giao thông và viễn thông nhằm giúp rút ngắn thời gian và không gian đă cho phép gia tăng nhịp độ trao đổi toàn cầu.  Vào thế kỷ 20, xe hơi và hàng không đă giúp giao thông càng nhanh chóng hơn, và sự ra đời của truyền thông điện tử, đặc biệt là điện thoại di động và Internet, đă nối kết hàng tỉ con người theo những phương cách mới đưa đến thế kỷ 21.

 

Ít có từ ngữ nào lại gợi lên những cảm thức mâu thuẩn như từ "Globalization (toàn cầu hóa)".  Đối với một số người, từ ngữ đó mang một nghĩa xấu:  Những người chống đối Wall Street xử dụng từ đó như một chữ viết tắt chó những tệ đoan của chủ nghĩa tư bản toàn cầu, những xưởng lao tác (sweatshops), và ác quyền (malignant power).  Những người khác e ngại sự bá chủ và mất danh tánh văn hóa.  Đối với kinh doanh đó là cơ hội. Sẽ không c̣n có cái gọi là xí nghiệp địa phương;  ngay cả cơ xưởng nhỏ nhất trong những vùng xa xôi hẻo lánh bây giờ cũng trở thành một phần của dây chuyền cung ứng toàn cầu.  Nhưng, trên hết, tiến tŕnh đó mang tính tất yếu. Clare Short, một chính trị gia tả khuynh người Anh châm biếm, "Người ta tố cáo tôi về tội hỗ trợ toàn cầu hóa.  Đó chẳng khác nào tôi cáo tôi về tội hỗ trợ việc mặt trời mọc vào buổi sáng."

 

Dưới đây là một số nhận định tản mạn về toàn cầu hóa.

 

"Toàn cầu hóa cũng giống như làm ra một chiếc giày mang vừa cho mọi loại chân.  Nó không tiện nghi bằng chiếc giày làm theo yêu cầu và không vừa chân hoàn toàn, nhưng nhiều người mang được." - David DeBry

 

"Bất chấp sự khác biệt về văn hóa, giới trẻ thuộc giai cấp trung lưu trên toàn thế giới dường như đang sống cuộc đời của họ như trong một vũ trụ song song.  Họ thức dậy vào buổi sáng, mặc quần Levi's, mang giày Nikes, đội nón, mang túi đeo lưng, và xách theo máy nghe nhạc hiệu Sony rồi đi đến trường." - Naomi Klein

 

"Trái đất tṛn, nhưng, v́ hầu hết những mục tiêu, người ta nên xem nó là phẳng." - Theodore Levitt

 

"Toàn cầu hóa là nới rộng và xử dụng hỏa xa, tàu hơi nước, điện tín, phá vỡ quốc tịch, và đưa con người từ những nơi xa xôi về mặt địa dư lại gần nhau thông qua thương mại và chính trị. Những yếu tố đó biến thế giới thành một, và, cũng như nước, tư bản có xu hướng tiến đến một tŕnh độ chung." - David Livingstone

 

"Nghĩ theo toàn cầu, hành động theo địa phương" - Akio Morita

 

"Từ ngữ 'overseas (ngoại quốc)' không có trong ngữ vựng của Honda, v́ nó tự xem ḿnh như đứng trung dung với tất cả những khách hàng chủ yếu của nó." - Kenichi Ohmae

 

"Trong một nước như Ấn Độ, mục tiêu điều chỉnh cơ cấu trong dự án toàn cầu hóa xí nghiệp là chạy qua sinh mạng của người dân. Những dự án 'phát triển', tư hữu hóa đại qui mô, và những 'cải cách' lao động đang đẩy người dân ra khỏi đất đai và công ăn việc làm của họ, đưa đến một loại truất hữu dă man vô tiền khoán hậu trong lịch sử.  Trên khắp thế giới, khi 'thị trường tự do' triệt để bảo vệ những thị trường Tây Phương và buộc những quốc gia đang phát triển tháo gở những hàng rào mậu dịch, người nghèo th́ nghèo hơn và người giàu th́ giàu hơn. " - Arundhati Roy

 

"Toàn cầu hóa là tiến tŕnh co thắt thế giới, những khoảng cách ngắn lại hơn, vật thể di chuyển lại gần nhau hơn. Tiến tŕnh đó giúp con người từ phía bên nầy thế giới càng ngày càng dễ dàng đối tác, mang lợi ích hỗ tương với người ở phía bên kia  thế giới." - Thomas Larsson

 

"Mậu dịch thế giới (globalized trade), xuất nguồn (outsourcing), phân phối theo hệ thống (supply-chaining), và những lực chính trị đă thường xuyên thay đổi thế giới, theo nghĩa tốt cũng như theo nghĩa xấu. Nhịp độ toàn cầu hóa đang tăng nhanh và tác động của nó trên tổ chức kinh doanh và thực hành sẽ tiếp tục gia tăng." - Thomas L. Friedman

 

"Toàn cầu hóa kinh tế là sự cởi mở và giải tiết (deregualtion) những thị trường hàng hóa, tư bản và lao động dẫn đến toàn cầu hóa tân tự do hiện nay (present neoliberal globalization).  Toàn cầu hóa chính trị là sự trỗi dậy của một giai cấp thượng lưu xuyên quốc và giải thể khái niệm quốc gia. Toàn cầu hóa văn hóa là đồng nhất hóa văn hóa toàn cầu (worldwide homogenization)" - Takis Fotopoulos

 

Định nghĩa qui phạm

 

Nói chung, toàn cầu hóa là một từ ngữ chung cho những tiến tŕnh hội nhập quốc tế bắt nguồn từ việc gia tăng sự liên kết của con người và trao đổi những thế giới quan, sản phẩm, tư tưởng, và các phương diện văn hóa khác. Nói riêng, những tiến bộ về hạ tầng giao thông và viễn thông, kể cả sự xuất hiện của Internet, là những động lực chủ yếu của toàn cầu hóa và giúp tăng tốc sự phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn trong những hoạt động kinh tế và văn hóa.

 

Mặc dù một số học giả cho rằng toàn cầu hóa xuất phát từ thời kỳ hiện đại, những người khác cho rằng nó xuất phát lâu lắm trước kỷ nguyên khai phá (age of discovery) của Âu Châu và những chuyến hải hành sang Tân Thế Giới. Một số c̣n truy nguyên nguồn gốc đến tận thiên kỷ thứ ba trước Công Nguyên.

Do đó, toàn cầu hóa có thể được định nghĩa như là sự tăng cường những quan hệ xă hội quốc tế giúp liên kết những địa phương xa xôi theo những phương cách khiến những ǵ xảy ra ở địa phương bị tác động bởi những ǵ xảy ra ở cách xa nhiều dặm, và ngược lại. Mặc dù trong nghĩa hẹp và giản lược, toàn cầu hóa ám chỉ sự mở rộng, đào sâu, và tăng tốc những liên kết với nhau trên toàn cầu, một định nghĩa như thế cần được bổ sung xa hơn...toàn cầu hóa có thể được định vị trong ḍng tham chiếu địa phương, quốc gia và những hệ thống vốn được tổ chức trên một cơ bản địa phương hay quốc gia hay cả hai. Tại một đầu của ḍng là những quan hệ xă hội và kinh tế cùng với những hệ thống vừa kể; đầu kia là những quan hệ xă hội và văn hóa cùng với những hệ thống kết tinh trên một qui mô rộng lớn hơn của những đối tác vùng và thế giới.  Toàn cầu hóa có thể được dùng để ám chỉ những tiến tŕnh không-thời gian đó của thay đổi vốn chi phối một biến thiên trong tổ chức của những hoạt động của con người bằng cách nối kết lại với nhau và nới rộng hoạt động của con người xuyên qua các vùng và lục địa. Nếu không tham chiếu những nối kết không gian nới rộng như vậy th́ không có thể có một định nghĩa rơ ràng và nhất quán về từ ngữ nầy.  Một định nghĩa thỏa đáng của toàn cầu hóa phải bao gồm tất cả những yếu tố nầy: qui mô (extensity), cường độ (intensity), phương tốc (velocity), và tác động (impact).

 

Vào năm 2000, Quĩ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) minh định bốn phương diện băn bản của toàn cầu hóa: mậu dịch và thương vụ (trade and transactions), tư bản và hoạt động đầu tư (capital and investment movements), di dân và và chuyển vùng (migration and movement of people), và phân bố kiến thức (dissemination of knowledge).

 

·         Mậu dịch và thương vụ: những quốc gia đang phát triển đă tham gia nhiều hơn vào mậu dịch thế giới, từ 19% trong năm 1971 lên 29% năm 1999.  Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa những vùng chủ yếu.  Chẳng hạn, những nền kinh tế mới kỹ nghệ hóa của Á Châu đă phồn thịnh, trong lúc những quốc gia Phi Châu nói chung tiến bộ rất chậm.  Xuất cảng của một quốc gia là một chỉ dấu thành công quan trọng.  Những hàng hóa công nghệ xuất cảng đă gia tăng ồ ạt, phần lớn từ các nước phát triển và mới phát triển: hàng hóa phi công nghệ sụt giảm trong xuất cảng ở giai đoạn nầy.

 

·         Tư bản và hoạt động đầu tư:  Vấn đề nầy có thể được nêu bật lên như một phương diện căn bản khác của toàn cầu hóa.  Những làn sóng tư bản tư nhân tràn sang những nước đang phát triển tăng vọt trong thập niên 1990.  Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đă trở thành đặc loại quan trọng nhất. Cả hai mặt đầu tư và tín dụng ngân hàng đều gia tăng nhưng chúng đă bất ổn định hơn, bỗng nhiên rơi xuống ngay khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chánh cuối thập niên 1990.

 

·         Di dân và và chuyển vùng: Vấn đề nầy cũng được nêu bật như là một yếu tố nổi trội của tiến tŕnh toàn cầu hóa.  Trong giai đoạn từ 1965 đến 1990, tỉ lệ lực lượng lao động di dân gần như tăng gấp đôi. Phần lớn việc di dân đều diễn ra giữa các nước đang phát triển và những nước phát triển ít nhất.  Làn sóng di dân đến những nước kinh tế tiên tiến được cho là đă cung ứng một phương tiện để quân b́nh lương hướng toàn cầu. Người ta nhận thấy khả thể những tay nghề sẽ được chuyển trở lại những nước đang phát triển khi đồng lương ở đó tăng lên.

 

·         Phân bố kiến thức: Đây là một phương diện cố hữu của toàn cầu hóa.  Những phát minh kỹ thuật (hay chuyển giao kỹ thuật) làm lợi nhiều nhất cho những nước đang phát triển và những nước phát triển ít nhất, như sự phát minh của điện thoại di động, chẳng hạn.

 

 

Biểu mẫu toàn cầu hóa (Proto-globalization)

 

Đặc trưng của giai đoạn nầy là sự trỗi dậy của những đế quốc hàng hải Âu Châu, trong thế kỷ 16 và 17, trước tiên là Đế Quốc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, và sau đó là Đế Quốc Phổ và Anh.  Trong thế kỷ 17, mậu dịch thế giới đă phát triển xa hơn khi những công ty cổ phần (chartered companies) như British East India Company và Dutch East India Company, thường được mô tả như là công ty đa quốc đầu tiên có đề nghị chứng khoán.

Kỷ Nguyên Khai phá (Age of Discovery) đưa đến Tân Thế Giới, bắt đầu từ cuối thế kỷ 15. Bồ Đào Nha và Vương quốc Castile thực hiện những chuyến du hành thám hiểm đầu tiên chung quanh vùng Sừng Phi Châu (Horn of Africa) và đến Mỹ Châu, đến đây năm 1942 dưới sự chỉ huy của Christopher Columbus. Mậu dịch quốc tê tiếp tục gia tăng với quá tŕnh người Âu sang chiếm đất ở Mỹ Châu, khởi sự mô h́nh Mậu Dịch Columbus Exchange, gồm trao đổi cây trồng, thú vật, thực phẩm, nhân lực (kể cả nô lệ), bệnh truyền nhiễm, và văn hóa giữa Đông và Tây Bán Cầu. Mùa màng mới từ Mỹ Châu thông qua các nhà hàng hải Âu Châu trong thế kỷ 16 đă đóng góp đáng kể cho việc gia tăng dân số thế giới.

Anh Quốc của thế kỷ 19 đă trở thành siêu cường kinh tế đầu tiên của thế giới, nhờ vào kỹ thuật sản xuất siêu đẳng và giao thông toàn cầu được cải tiến như tàu chạy hơi nước và hỏa xa.

 

Thời hiện đại

 

Trong thế kỷ 19, những tàu chạy bằng hơi nước đă giảm thiểu chi phí vận chuyển thế giới một cách đáng kể và hỏa xa đă giúp vận chuyển trên bộ rẻ hơn.  Cuộc cách mạng giao thông đă xảy ra vào khoảng 1820 và 1850.  Nhiều quốc gia hơn tham gia vào mậu dịch quốc tế.  Toàn cầu hóa trong giai đoạn nầy chủ yếu được định h́nh bởi chủ nghĩa đế quốc của thế kỷ 19 như ở Phi Châu và Á Châu.

Toàn cầu hóa đă đi lùi một bước trong Đệ Nhất Thế Chiến, Cuộc Đại Khủng Hoảng, và Đệ Nhị Thế Chiến.  Kết nhập những quốc gia giàu có đă không phục hồi được những tŕnh độ trước thập niên 1980.  Sau Đệ Nhị Thế Chiến, công tŕnh của các chính trị gia đă đưa đến Thỏa Ước Bretton Woods, một thỏa ước của những chính phủ hàng đầu nhằm đặt ra một khung tham chiếu cho chính sách tiền tệ quốc tế, thương mại và tài chánh; và nhờ sáng lập một số định chế quốc tế nhằm thăng tiến tăng trưởng kinh tế mà những rào cản mậu dịch đă được giản lượt và hạ thấp. Thoạt tiên, Tổng Thỏa Ước về Thuế Quan và Mậu Dịch (GATT) đă đưa đến một loạt những thỏa ước nhằm loại bỏ những hạn chế về mậu dịch.  Thỏa ước tiếp theo của GATT là Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO), đă tạo nên một định chế nhằm quản lư hệ thống mậu dịch.  Xuất cảng hầu như đă tăng gấp đôi từ 8.5% tổng sản lượng thế giới năm 1970 lên 16.2% năm 2001.  Phương án xử dụng những thỏa ước quốc tế để thăng tiến mậu dịch đă vấp ngă do thương thuyết mậu dịch thất bại tại Hội Nghị Doha, Qatar. Nhiều quốc gia từ đó đă chuyển sang những thỏa ước song phương hay đa phương thu hẹp hơn, như Thỏa Ước Mậu Dịch Mỹ-Nam Hàn năm 2011.

Từ thập niên 1970, hàng không đă trở thành càng ngày càng dễ đài thọ hơn đối với những giai cấp trung lưu trong các nước phát triển.  Những chính sách mở rộng bầu trời (open skies policies) và hàng không giá hạ đă tạo điều kiện cho cạnh tranh thị trường.

Trong thập niên 1990, sự gia tăng những hệ thống giao thông giá thấp đă cắt giảm chi phí giao thông giữa các quốc gia khác nhau.  Nhiều công tŕnh nữa có thể được tiến hành thông qua việc xử dụng máy vi tính bất luận nơi nào. Điều nầy bao gồm kế toán, triển khai nhu liệu, thiết kế kỹ sư.  Cuối thập niên 2000, phần đông thế giới kỹ nghệ hóa đă lâm vào Đại Suy Thoái (Great Depression), khiến tiến tŕnh chậm lại, ít nhất là tạm thời.

 

Các h́nh thái toàn cầu hóa

 

Tổ chức  thương mại toàn cầu (Global business organization)

 

Nhờ những cải tiến về giao thông và vận tải, thương mại thế giới tăng trưởng nhanh chóng vào đầu thế kỷ 20.  Thương mại thế giới bao gồm tất cả những thương vụ như mua bán cá thể, đầu tư, tiếp vận, và giao thông, diễn ra giữa hai hay nhiều vùng và nhiều quốc gia bên kia ranh giới chính trị.  Thông thường, những công ty tiến hành những giao dịch như thế v́ lợi nhuận.  Những thương vụ như thế dính dáng đến tài nguyên kinh tế như tư bản, nhiên liệu và nhân lực được xử dụng cho sản xuất thế giới về hàng hóa vật lư và dịch vụ như tài chánh, ngân hàng, bảo hiểm, xây dựng và những hoạt động sản xuất khác.

 

Những dàn xếp thương mại quốc tế đă đưa đến sự h́nh thành những xí nghiệp đa quốc, tức những công ty vốn có một phương án tiếp cận toàn cầu về thị trường và sản xuất hay công ty có những hoạt động trong hai hay nhiều quốc gia. Một công ty đa quốc thường được gọi là xí nghiệp đa quốc (multinational corporation) hay công ty liên quốc (transnational company). Những công ty liên quốc nổi tiếng bao gồm những công ty bán hàng ăn nhanh (fast food) như McDonald's và Yum Brands, những công ty sản xuất xe hơi như General Motors, Ford Motor Company và Toyota, công ty điện tử tiêu dùng như Samsung, LG và Sony, và các công ty năng lượng ExxonMobil, Shell và BP. Đa số những công ty lớn nhất đều hoạt động trong những thị trường đa quốc.

Giới kinh doanh cho rằng sự tồn vong trong thị trường toàn cầu mới đ̣i hỏi các công ty phải xuất nguồn hàng hóa, dịch vụ, nhân công và vật liệu ra nước ngoài để liên tục cập nhật những sản phẩm và kỹ thuật của họ nhằm vượt qua cạnh tranh đang gia tăng.

 

Mậu dịch thế giới

 

Lợi điểm mậu dịch tuyệt đối (absolute trade advantage) chỉ có khi các quốc gia có thể sản xuất một mặt hàng với giá đơn vị rẻ hơn so với đối tác mậu dịch của ḿnh.  Theo cùng luận lư, quốc gia đó nên nhập cảng những mặt hàng mà họ không thể sản xuất được với giá rẻ. Trong khi có thể có lợi nhờ vào  mậu dịch với lợi thế tuyệt đối, lợi thế tương đối (comparative advantage) - nghĩa là khả năng chào hàng và dịch vụ với chi phí tiệm biên (marginal cost) và chi phí cơ hội (opportunity cost) thấp hơn - nới rộng tầm của những trao đổi có thể có lợi cho cả đôi bên. Trong một môi trường thương mại toàn cầu, các công ty cho rằng lợi thế tương đối từ mậu dịch thế giới đă trở nên cần yếu cho khả năng cạnh tranh đứng vững.

 

Thỏa ước mậu dịch, khối kinh tế và đặc khu mậu dịch

(Trade agreements, economic blocks and special trade zones)

 

·         Một đặc khu kinh tế là một vùng địa lư với những luật lệ kinh tế và những luật lệ khác hướng đến thị trường tự do nhiều hơn so với những luật lệ đặc thù hay quốc gia của một nước. Những luật lệ "trên toàn quốc" có thể bị đ́nh chỉ bên trong những đặc khu nầy.  Loại đặc khu nầy bao gồm nhiều khu vực, kể cả những Khu Tự Do Mậu Dịch (Free Trade Zones  - FTZ), Khu Chế Biến Xuất Cảng (Export Processing Zones - EPZ), Khu Tự Do (Free Zones - FZ), Công Viên Kỹ Nghệ (Industrial parks hay Industrial Estates - IE), Cảng Tự Do (Free Ports), Khu Công Nghiệp Thành Phố (Urban Enterprise Zones), và nhiều khu khác. Thông thường, mục tiêu của một cơ cấu là gia tâng đầu tư trực tiếp của nước ngoài do các nhà đầu tư nước ngoài, điển h́nh là một công ty quốc tế hay một công ty đa quốc.  Những công ty nầy là những khu vực được chỉ định trong đó các công ty chịu thuế rất nhẹ hay không chịu thuế ǵ cả để khuyến khích hoạt động kinh tế.  Những cảng tự do từ trước đến nay đă được hưởng những luật lệ thuế quan thuận lợi, chẳng hạn cảng tự do Trieste.  Thông thường những cảng tự do làm thành một phần của những khu kinh tế tự do.

 

·         Một vùng tự do mậu dịch FTZ là một khu trong đó những hàng hóa có thể đổ xuống, xử lư, chế tạo hay tái định, và xuất cảng một lần nữa mà không cần sự can thiệp của các giới chức thuế vụ. Chỉ khi nào những hàng hóa được đưa đến người tiêu dùng bên trong khu vực liên quan th́ chúng mới chịu thuế sở tại. Những khu tự do mậu dịch được tổ chức chung quanh những hải cảng chính, phi trường quốc tế, và biên giới quốc gia - tức những khu vực có nhiều lợi thế địa dư cho mậu dịch.  Đó là một vùng trong đó một nhóm quốc gia đă đồng ư giảm thiểu hay bải bỏ những hàng rào mậu dịch.

 

·         Một khu tự do mậu dịch (FTA) là một khối mậu dịch (trade bloc) mà những nước thành viên đă kư một thỏa ước tự do mậu dịch, loại bỏ thuế quan (tariffs), hạn ngạch nhập cảng (import quotas), và những lựa chọn trên hầu hết những hàng hóa và dịch vụ trao đổi giữa họ.  Nếu, ngoài khu tự do mậu dịch, con người cũng được tự do di chuyển giữa các quốc gia, th́ đó gọi là một biên giới mở cửa (open border). Ví dụ, Liên Hiệp Âu châu, một liên minh gồm 27 nước thành viên, vừa cung ứng một khu tự do mậu dịch vừa cung ứng một biên giới mở cửa.

 

·         Vùng kỹ nghệ tiêu chuẩn (Qualifying Industrial Zones - QIZ) là những trung tâm kỹ nghệ bao gốm những  hoạt động sản xuất ở Jordan và Ai Cập. Đó là những đặc khu tự do mậu dịch được thiết lập theo hợp tác với nước láng giềng Israel nhằm vận dụng những thỏa ước tự do mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Israel.  Theo những thỏa ước mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Jordan, những hàng hóa sản xuất trong những vùng của QIZ có thể trực tiếp truy cập các thị trường Hoa Kỳ không chịu thuế quan hay hạn ngạch, với một số điều kiện.  Muốn đủ tiêu chuẩn, những hàng hóa sản xuất trong những vùng nầy phải bao gồm một phần nhỏ nào đó liên quan đế đầu vào (input) của Israel. Hơn nữa, ít nhất 35% trị giá hàng hóa phải được tính là thành phẩm (finished product). Vùng kỹ nghệ tiêu chuẩn của thương gia Omar Salah người Jordan là vùng đầu tiên dược Quốc Hội Hoa Kỳ chuẩn thuận năm 1997.

 

Buôn bán ma túy

 

Năm 2010, Văn Pḥng Liên Hiệp Quốc về Ma Túy và Tội Ác (United Nations Office on Drugs and Crime - UNODC) cho biết việc buôn bán ma túy toàn cầu đă đưa đến $320 tỉ tiền lời mỗi năm. Trên toàn thế giới, Liên Hiệp Quốc ước tính có hơn 50 triệu người thường xuyên xử dụng cần sa (heroin), cocaine, và ma túy tổng hợp (synthetic drugs). Trong số những "kỹ nghệ" buôn lậu, buôn bán các loại động vật bị nguy cơ diệt chủng chỉ đứng thứ nh́ sau buôn bán ma túy. Thuốc Bắc Trung Quốc (traditional Chinese medicine) thường có những hàm lượng lấy từ tất cả những mọi phần của cây, lá, cuốn lá, rể, hoa, và cả những hàm lượng lấy từ động vật và khoáng sản. Việc xử dụng những phần của các chủng loại có nguy cơ diệt chủng (như hải mả, sừng tê giác, sừng linh dương, và hổ cốt) đă đưa đến một thị trường chợ đen của các tay săn thú trái phép nhắm vào các động vật bị cấm săn.

 

Tin học

 

Những công ty đa quốc đang đối mặt với sự thách thức của những hệ thống tin học toàn cầu đang phát triển liên quan đến việc  xử lư dữ kiện toàn cầu và thực hiện quyết định.  Internet cung ứng một khu vực rộng răi những dịch vụ cho kinh doanh và những người xử dụng cá nhân.  V́ Internet có thể đi đến bất kỳ một máy vi tính nào có vào mạng trên toàn cầu nên nó có liên quan mật thiết với những hệ tin học toàn cầu. Một hệ thống tin học toàn cầu là một hệ truyền thông dữ kiện xuyên qua các ranh giới quốc gia để truy cập và xử lư dư kiện nhằm hoàn thành những mục tiêu kinh doanh và chiến lược.

 

Xuyên qua những công ty và lục địa, những tiêu chuẩn tin học bảo đảm những đặc tính khả ước của các sản phẩm và dịch vụ như phẩm chất, tôn trọng môi trường, an toàn, độ tin cậy, hữu hiệu và có thể thay đổi lẫn nhau với một giá chấp nhận được. Đối với kinh doanh, sự chấp nhận rộng răi những tiêu chuẩn quốc tế có nghĩa là các công ty cung ứng có thể triển khai và tiếp thị những sản phẩm và dịch vụ thỏa măn những tiêu chuẩn được toàn cầu chấp nhận trong những khu vực của họ. Theo Văn Pḥng Tiêu Chuẩn Quốc Tế (ISO), những công ty nào xử dụng những tiêu chuẩn quốc tế đều có khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường thế giới.  Văn Pḥng ISO triển khai những tiệu chuẩn bằng cách tổ chức những ủy ban kỹ thuật gồm các chuyên viên từ những khu vực kỹ nghệ, kỹ thuật và kinh doanh từng yêu cầu những tiêu chuẩn và do đó đưa chúng vào xử dụng.  Những chuyên viên nầy có thể cùng đi với những đại diện của các cơ quan chính phủ, những pḥng thí nghiệm, những hiệp hội khách tiêu dùng, những tổ chức phi chính phủ và các định chế đại học.

 

Du lịch quốc tế

 

Du lịch là đi để giải trí, hưởng nhàn hay làm ăn.  Tổ Chức Du Lịch Thế Giới định nghĩa du khách là "những người đi du lịch đến và lưu lại những nơi bên ngoài môi trường thông thường của họ không hơn một năm mỗi lần để hưởng nhàn, làm ăn và những mục đích khác." Có nhiều h́nh thức du lịch như du lịch nông nghiệp (agritourism), du lịch v́ quốc tịch (birth tourism), du lịch v́ ẩm thực (culinary tourism), du lịch văn hóa (cultural tourism), du lịch mạo hiểm (extreme tourism), du lịch thăng tiến môi sinh (geotourism), du lịch v́ di sản văn hóa (heritage tourism), du lịch của những người đồng tính (LGBT tourism), du lịch y tế (medical tourism), du lịch bằng thuyền (nautical tourism), du lịch văn nghệ (pop-culture tourism), du lịch tôn giáo (religious tourism), du lịch thăm vùng nghèo khó (slum tourism), du lich chiến tranh (war tourism), and du lịch đến nơi hoang dă (wildlife tourism).

 

Toàn cầu hóa đă biến du lịch thành một hoạt động giải trí thông dụng toàn cầu.  Trong năm 2010, có trên 940 triệu du khách trên toàn cầu, tượng trưng cho một gia tăng 6.6% so với năm 2009. Thu nhập du lịch tăng lên $919 tỉ năm 2010, nghĩa là lên 4.7%. Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) ước tính có đến 500 ngàn hành khách đi máy bay tại bất kỳ thời điểm nào. Trong năm 2010, có trên 940 triệu du khách trên toàn cầu, tượng trưng cho một gia tăng 6.6% so với năm 2009. Thu nhập du lịch tăng lên $919 tỉ năm 2010, nghĩa là lên 4.7%.

 

Do hậu quả của đợt suy thoái cuối thập niên 2000, nhu cầu du lịch toàn cầu đă giảm xuống đáng kể từ giữa năm 2008 đến cuối năm 2009. Sau đợt tăng 5% trong nửa năm đầu của 2008, số du khách quốc tế giảm đi vào nửa năm sau, và chấm dứt với 2% cho toàn năm, so với 7% gia tăng trong năm 2007.  Xu thế đi xuống đó càng mạnh hơn trong năm 2009, v́ sự bộc phát của dịch cúm H1N1 trong một số nước, khiến suy giản toàn cầu 4.2% trong năm 2009 xuống c̣n 880 triệu  du khách quốc tế và sụt giảm 5.7% trong thu nhập du lịch thế giới.

 

Toàn cầu hóa kinh tế

 

Toàn cầu hóa kinh tế ám chỉ việc gia tăng sự tương thuộc của những nền kinh tế quốc gia trên thế giới nhờ gia tăng di chuyển qua biên giới những hàng hóa, dịch vụ, kỹ thuật và tư bản.  Trong khi toàn cầu hóa thương mại xoay quanh việc giảm thiểu những luật lệ mậu dịch thế giới cũng như thuế quan, thuế thường, và những chướng ngại khác đối với mậu dịch toàn cầu, toàn cầu hóa kinh tế là phương án gia tăng sự kết nhập kinh tế giữa các quốc gia, đưa đến sự trỗi dậy của một thị trường thế giới duy nhất.  Tùy vào mô h́nh, toàn cầu hóa kinh tế có thể được xem như một hiện tượng tiêu cực hoặc tích cực.

 

Toàn cầu hóa kinh tế bao gồm toàn cầu hóa về sản xuất, thị trường, cạnh tranh, kỹ thuật, và các công ty hay xí nghiệp.  Xu thế toàn cầu hóa hiện nay phần lớn có thể được giải thích bởi những nền kinh tế đă phát triển kết nhập với những nền kinh tế kém phát triển hơn, theo cách đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, sự giảm thiểu những hàng rào mậu dịch cũng như những cải tổ kinh tế khác, và, trong nhiều trường hợp, di dân.

 

Như một ví dụ, cải tổ kinh tế của Trung Quốc đă bắt đầu mở cửa nước nầy cho toàn cầu hóa trong thập niên 1980.  Các học giả thấy rằng Trung Quốc đă đạt được một mức độ cởi mở vô tiền khoán hậu trong số những quốc gia lớn và đông dân, với sự cạnh tranh từ hàng hóa nước ngoài trong hầu như mọi lănh vực kinh tế.  Đầu tư nước ngoài đă giúp gia tăng đáng kể phẩm chất, kiến thức và tiêu chuẩn, đặc biệt trong kỹ nghệ nặng.  Trường hợp của Trung Quốc giúp khẳng định rằng toàn cầu hóa gia tăng đáng kể của cải của các nước nghèo. Từ năm 2005 đến 2007, Cảng Thượng Hải mang danh hiệu là hải cảng sầm uất nhất thế giới.

 

Thuật ngữ  Giải phóng kinh tế ở Ấn Độ ám chỉ những cải cách kinh tế đang tiến hành ở nước nầy được bắt đầu trong năm 1991.  Kể từ năm 2009, khoảng 300 triệu  người - tương đương với toàn bộ dân số của Hoa Kỳ - đă thoát khỏi cảnh nghèo khó cùng cực.  Ở Ấn Độ, tiến tŕnh xuất nguồn kinh doanh được mô tả như "guồng máy chủ lực cho phát triển quốc gia trong mọt số thập niên tới, góp phần rộng răi cho tăng trưởng tổng sản lượng nội địa, gia tăng việc làm, và giảm nghèo."

 

Một vài con số

 

Sự đo lường toàn cầu hóa kinh tế tập trung trên những biến số như mậu dịch, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp nước ngoài, và lợi tức. Tuy nhiên, những chỉ số mới hơn cố đo lường toàn cầu hóa theo những yếu tố tổng quát hơn, bao gồm những biến số liên quan đến những phương diện chính trị, xă hội , văn hóa và thậm chí môi sinh của toàn cầu hóa.

 

Một trong những chỉ số toàn cầu hóa là Chỉ Số KOF, đo lường ba chiều chính của toàn cầu hóa:  kinh tế, xă hội,  và chính trị.

 

Chỉ số KOF 2010

Chỉ số A.T Kearney 2006

Chỉ số Enabling Trade Index

1     Bỉ

2     Áo

3     Hoà Lan

4     Thụy Sỹ

5     Thụy Điển

6     Đan Mạch

7     Canada

8     Bồ Đào Nha

9     Phần Lan

10   Hung Ga Ri    

1     Singapore

2     Thụy Sỹ

3     Hoa Kỳ

4     Ái Nhĩ Lan

5     Đan Mạch

6     Canada

7     Hoà Lan

8     Úc

9     Áo

10   Thụy Điển    

1     Singapore

2     Hong Kong

3     Đan Mạch

4     Thụy Điển

5     Thụy Sỹ

6     Tân Tây Lan

7     Na Uy

8     Canada

9     Luxembourg

10   Ḥa Lan    

 

 

Văn hóa

 

Toàn cầu hóa văn hóa đă làm gia tăng những tiếp xúc xuyên văn hóa nhưng có thể đi kèm với một sút giảm về đặc thái của nhưng cộng đồng trước đây sống cô lập: sushi có bán tại Đức cũng như ở Nhật, và Euro-Disney thu hút thành phố Paris hơn, có khả năng sẽ làm giảm sút nhu cầu về bánh Pháp "chính tông". Sự đóng góp của toàn cầu hóa trong việc tha hóa cá nhân khỏi truyền thống có thể không đáng kể so với tác động của cao trào hiện đại, theo như nhận định của những người theo thuyết hiện sinh như Jean-Paul Sartre và Albert Camus. Toàn cầu hóa đă nới rộng những cơ hội giải trí nhờ phổ cập văn hóa đại chúng (pop culture), đặc biệt thông qua Internet và truyền h́nh vệ tinh.

 

Những phong trào tôn giáo thuộc số những động lực toàn cầu hóa văn hóa buổi đầu, được truyền bá bằng vũ lực, di dân, các tu sỹ phúc âm (Evangelists), chủ nghĩa đế quốc và những thương gia. Cơ Đốc Giáo, Hồi Giáo, Phật Giáo, và những giáo phái gần đây hơn như Đạo Mormon đă bắt có nền tảng vững chăi và ảnh hưởng đến các nền văn hóa đặc thù.

 

Conversi cho rằng trong năm 2010, toàn cầu hóa chủ yếu bị chi phổi bởi trào lưu phóng ngoại của nhưng hoạt động văn hóa và kinh tế từ Hoa Kỳ và đúng hơn được hiểu như là trào lưu Mỹ hóa (Americanization) hay Tây Phương hóa (Westernization).  Ví dụ, hai chi nhánh bán thức ăn/giải khát thành công nhất thế giới là những công ty Mỹ, McDonald's và Starbucks,  thường được xem là những ví dụ của toàn cầu hóa, với hơn 32 ngàn và 18 ngàn chi nhánh theo thứ tự hoạt động toàn thế giới, tính đến 2008.

 

Thuật ngữ globalization (toàn cầu hóa) hàm ngụ transformation (chuyển hóa). Những h́nh thái văn hóa như âm nhạc cổ truyền có thể bị mất hay biến thái thành một hỗn hợp những truyền thống hoặc cả hai.  Toàn cầu hóa có thể đưa đến một t́nh trạng báo động đối với việc bảo tồn di sản âm nhạc.  Các nhà lưu trử văn khố (Archivists) phải cố gắng thu thập, thu băng, hay sao chép trước khi những giai điệu (melodies) bị đồng hóa hay biến cải.  Các nhạc sỹ địa phương nỗ lực bảo tồn tính chính thống và bảo tồn những truyền thống âm nhạc địa phương.  Toàn cầu hóa có thể khiến các nghệ sỹ bỏ qua những nhạc cụ cổ truyền.  Những thể loại hỗn hợp có thể trở thành những bộ môn hấp dẫn để phân tích.  Toàn cầu hóa hỗ trợ hiện tượng Âm Nhạc Toàn Cầu (World Music) bằng cách tạo điều kiện cho những đĩa nhạc địa phương tiếp cận những cử tọa tây phương nào muốn đi t́m những tư tưởng và âm thanh mới.

 

Xu thế đa ngữ (multilingualism) và chuyển ngữ (Lingua franca)

ố người nói được nhiều thứ tiếng hiện nhiều hơn số người chỉ nói một thứ tiếng.  Xu thế đa ngữ đang trở thành một hiện tượng dặc biệt bị chi phối bởi nhu cầu của toàn cầu hóa và mở của văn hóa.  Nhờ truy cập dễ dàng những thông tin qua Internet, cơ hội tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ càng lúc càng thường xuyên hơn, và do đó đ̣i hỏi càng lúc càng nhiều ngôn ngữ hơn.

Một chuyển ngữ là một ngôn ngữ được xử dụng có hệ thống nhằm tạo điều kiện cho truyền thông giữa những người không nói cùng một tiếng mẹ đẻ, đặc biệt khi đó là một ngôn ngữ thứ ba, biệt lập với cả hai ngôn ngữ chính.

Ngày nay, ngôn ngữ phụ thông dụng nhất là tiếng Anh.  Khoảng 3 tỉ rưởi người làm quen với ngôn ngữ nầy.  Tiếng Anh là ngôn ngữ hàng đầu trên Internet. Khoảng 35% thư tín, điện thư, và điện tín viết bằng tiếng Anh.  Khoảng 40% những chương tŕnh phát thanh trên thế giới là tiếng Anh. Xu thế đa ngữ có thể đă phổ cập xuyên suốt phần lớn lịch sử nhân loại, và ngày nay, đa số người trên thế giới nói được nhiều thứ tiếng.

 

 

 

Phần II:  Toàn cầu hóa:  phương diện chính trị

 

 

Tài liệu tham khảo:

 http://www.economist.com/blogs/schumpeter/2012/08/z-business-quotations?zid=293&ah=e50f636873b42369614615ba3c16df4a

http://en.wikipedia.org/wiki/Globalization

 

Toàn cầu hóa (Phần II)

 

Chính trị

 

Nói chung, toàn cầu hóa chung qui có thể giảm thiểu tầm quan trọng của khái niệm quốc gia. Những định chế thứ-nhà-nước (sub-state) hay siêu-nhà-nước (supra-state) như Liên Hiệp Âu Châu, Ngân Hàng Thế Giới, nhóm G8 hay Tóa Án H́nh Sự Quốc Tế, thay thế những chức năng quốc gia theo thỏa ước quốc tế.  Một số nhà quan sát qui trách sự suy thoái tương đối về sức mạnh của Hoa Kỳ cho toàn cầu hóa, đặc biệt v́ nạn thâm thủng mậu dịnh nghiêm trọng của quốc gia nầy. Hậu quả đă đưa đến một thuyên chuyển quyền lực toàn cầu qua các nước Á Châu, đặc biệt là Trung Quốc vốn đă giải tỏa được những sức mạnh thị trường và hoàn thành những nhịp độ tăng trưởng lớn lao.  Tính từ 2011, Trung Quốc đă giả định là trên đà qua mặt Hoa Kỳ vào khoảng 2025 (?).

Càng ngày những tổ chức phi chính phủ càng tác động trên chính sách quốc gia xuyên qua biên giới, kể cả viện trợ nhân đạo và các nỗ lực phát triển. Như một đáp ứng đối với toàn cầu hóa, một số quốc gia đă theo đuổi chính sách cô lập.  Chẳng hạn, chính phủ Bắc Hàn gây khó khăn cho những người ngoại quốc muốn vào nước họ và theo dơi chặt chẽ những hoạt động của họ khi chính phủ cho phép họ vào. Những nhân viên cứu trợ bị kiểm tra gắt gao và bị cấm vào những khu vực mà chính phủ không muốn họ vào.  Các công dân không thể tự do ra khỏi nước.

 

Truyền thông và dư luận

 

Một nghiên cứu của Peer Fiss và Paul Hirsch cho thấy sự gia tăng của những bài viết mang tính tiêu cực đối với toàn cầu hóa trong những năm trước đó.  Vào năm 1998, những bài biết tiêu cực nhiều gấp đôi so với những bài viết tích cực.  Năm 2008 Greg Ip cho rằng sự gia tăng chống đối nầy có thể được giải thích, ít nhất một phần, do tư lợi kinh tế. Con số những bài viết trên báo có khuynh hướng tiêu cực đă gia tăng từ 10% trong tổng số năm 1991 lên 55% trong năm 1999.  Sự gia tăng nầy xảy ra trong một giai đoạn mà tổng số những bài báo quan tâm đến toàn cầu hóa gia tăng gần gấp đôi. Một số thăm ḍ quốc tế cho thấy rằng những cư dân của các quốc gia đang phát triển có khuynh hướng nh́n toàn cầu hóa một cách thuận lợi hơn.  Đài BBC nhận thấy một cảm thức đang gia tăng trong các nước đang phát triển theo đó toàn cầu hóa đi nhanh quá.  Chỉ một số ít quốc gia, bao gồm Mexico, những nước Trung Mỹ, Indonesia, Brazil và Kenya trong đó đa số cảm thấy toàn cầu hóa đi chậm quá. Philip Gordon cho rằng, kể từ năm 2004, rơ ràng đa số người Âu Châu tin rằng toàn cầu hóa có thể làm giàu đời sống của họ, trong khi tin rằng Liên Hiệp Âu Châu có thể giúp họ hưởng được những phúc lợi của toàn cầu hóa nếu ngăn chặn được những hệ quả tiêu cực của nó.  Sự chống đối chủ yếu bao gồm những người theo chủ nghĩa xă hội, bảo vệ môi trường, và chủ nghĩa quốc gia. Dân chúng trong Liên Hiệp Âu Châu không có vẻ cảm thấy bị đe dọa của toàn cầu hóa trong năm 2004.  Thị trường việc làm ở Liên Hiệp Âu Châu ổn định hơn và công nhân kém phần chấp nhận những cắt giảm lương bổng hay phúc lợi.  Chi tiêu xă hội cao hơn nhiều so với Hoa Kỳ. Một cuộc thăm do ở Đan Mạch năm 2007 cho thấy toàn cầu hóa là một điều tốt. Một cuộc thăm do khác ở Hoa Kỳ năm 1993 cho thấy hơn 44% người được hỏi có vẻ xa lạ với khái niệm toàn cầu hóa.  Khi cuộc thăm ḍ được lặp lại năm 1998, 89% có một cái nh́n phân cực về toàn cầu hóa trên phương diện tốt xấu.  Cùng một lúc có sự tranh luận về toàn cầu hóa bắt đầu trong cộng đồng tài chánh trước khi biến thành một tranh luận soi nổi giữa những người ủng hộ và những sinh viên và công nhân bất măn.  Hiện tượng phân cực gia tăng đáng kể sau khi thành lập Ngân Hàng Thế Giới vào năm 1995; biến cố nầy và những phản đối theo sau đă đưa đến một phong trào qui mô chống đối toàn cầu hóa. Ban đầu, những công nhân có tŕnh độ đại học có vẻ hỗ trợ toàn cầu hóa.  V́ ít khả năng cạnh tranh với các di dân và công nhân trong các nước đang phát triển, những công nhân ít học hơn có khuynh hướng chống đối.  T́nh h́nh đă thay đổi sau đợt khủng hoảng tài chánh năm 2007.  Theo cuộc thăm ḍ năm 1997, 58%  sinh viên tốt nghiệp đại học cho rằng toàn cầu hóa có lợi cho Hoa Kỳ.  năm 2008 chỉ có 33% nghĩ là tốt.  Những người được thăm ḍ có tŕnh độ trung học cũng trở nên chống đối.

Theo Takenaka Heizo và Chida Ryokichi, kể từ năm 1998, người Nhật nhận thấy rằng kinh tế là "Nhỏ bé và mong manh". Tuy nhiên Nhật Bản nghèo tài nguyên và xử dụng xuất khẩu để trả cho nguyên liệu.  Sự lo lắng cho vị trí của họ đă khiến cho những từ ngữ như quốc tế hóa và toàn cầu hóa đi vào ngôn ngữ thường ngày.  Tuy nhiên, truyền thống của Nhật là tự túc được chừng nào tốt chừng đó, nhất là về nông nghiệp.

T́nh trạng có thể đă thay đổi sau đợt khủng hoảng tài chánh năm 2007.  Một cuộc thăm ḍ của BBC World Public thực hiện khi đợt khủng hoảng bắt đầu cho thấy rằng sự chống đồi toàn cầu hóa trong những quốc gia phát triển đang gia tăng.  Cuộc thăm ḍ đó đặt câu hỏi phải chăng toàn cầu hóa đang gia tăng quá nhanh hay không.  Câu trả lời thuận lớn nhất là ở Pháp, Tây Ban Nha, Nam Hàn, và Đức. Khuynh hướng trong những quốc gia nầy có vẻ mạnh hơn ở Hoa Kỳ. Cuộc thăm ḍ cũng tương ứng với khuynh hướng cho rằng toàn cầu hóa  đi nhanh quá với nhận thức về t́nh trạng bất an kinh tế và bất b́nh đẳng xă hội đang gia tăng.

Nhiều người trong Thế Giới Thứ Ba nh́n thấy toàn cầu hóa như một lực tích cực đưa các quốc gia ra khỏi cảnh nghèo. Sự chống đồi chủ yếu phối hợp những e ngại về môi trường với chủ nghĩa quốc gia  Những người chống đối xem chính phủ như là những tác nhân của chủ nghĩa tân thực dân vốn phục tùng những công ty đa quốc.  Phần lớn sự  chỉ trích nầy xuất phát từ giai cấp trung lưu.  Viện Brookings Institute cho rằng đó là v́ giai cấp trung lưu nhận thấy cac nhóm có lợi tức thấp đang đi lên sẽ đe dọa sự an ninh kinh tế của họ.

Mặc dù nhiều nhà phê b́nh qui trách toàn cầu hóa về sự suy thoái của giai cấp trung lưu trong các nước kỹ nghệ hóa, giai cấp trung lưu đang gia tăng nhanh trong Thế Giới Thứ Ba.  Kết hợp với khuynh hướng thành thị hóa đang gia tăng, điều nầy đă đưa đến những chênh lệch giàu nghèo đang gia tăng giữa các khu vực thành thị và thôn quê.  Năm 2002, ở Ấn Độ, 70% dân chúng sống ở nông thôn và lệ thuộc trực tiếp vào tài nguyên thiên nhiên để sống.  Kết quả là những phong trào quần chúng ở nông thôn thường chống đối toàn cầu hóa.

 

Internet

 

Vưa là sản phẩm vừa là một xúc tác của toàn cầu hóa, Internet liên kết những người xử dụng máy vi tính trên toàn cầu.  Từ năm 2000 đến 2009, số lượng những người xử dụng Internet toàn cầu đă gia tăng từ 394 triệu lên 1.858 tỉ.  Vào năm 2010, 22% dân số thế giới truy cập máy vi tính với một tỉ đợt truy t́m Google mơi ngày, 300 triệu người đọc blogs, và 2 tỉ băng h́nh được xem mỗi ngày trên Youtube.

Một cộng đồng trực tuyến (online community) là một cộng đồng tiềm năng hiện hữu trên mạng và những thành viên của nó giúp nó hiện hữu bằng cách tham gia vào qui ước của nó.  Sự thay đổi xă hội/kỹ thuật đáng kể có thể đă bắt nguồn từ sự quảng bá những hệ thống xă hội như thế dựa vào Internet.

 

Gia tăng dân số

 

Dân số thế giới gia tăng liên tục kể từ sau nạn đói trong thế kỷ mười bốn ở Âu Châu (Great Famine) và nạn dịch Tử Thần Đen (Black Death) trong năm 1350, lúc dân số chỉ có khoảng 370 triệu. Nhịp độ gia tăng cao nhất là trong thập niên 1950, và trong giai đoạn dài hơn trong thập niên 1960 và 1970. Nhịp độ gia tăng đạt cao điểm 2.2% năm 1963, và sụt đi 1.1% vào năm 2011.Tổng số sinh hằng năm cao nhất vào cuối thập niên 1980, khoảng 138 triệu, và hiện hi vọng sẽ giữ nhịp độ tăng của năm 2011 là 134 triệu, trong khi con số tử là 56 triệu hằng năm, và hi vọng tăng lên 80 triệu mỗi năm vào năm 2040. Những dự đoán hiện nay cho thấy một gia tăng dân số liên tục (nhưng có sự sụt giảm đều trong nhịp độ tăng), với dân số toàn cầu ước tinh sẽ tăng từ 7.5 đến 10.5 tỉ vào năm 2050.

Với số tiêu thụ hải sản gia tăng gấp đôi trong 30 năm qua, gây thiệt hại nghiêm trộng cho nhiều nguồn cá và do đó phá hủy môi sinh biển, thế giới đang cảnh báo phải tiến hành những bước để tạo nên một lượng cung ứng hải sản ổn định hơn. Giám đốc Viện Nghiên Cứu Chính Sách Thực Phẩm Thế Giới cho biết trong năm 2008 rằng sự thay đổi từng bước trong thực phẩm hằng ngày trong những nước mới phát triển là yếu tố quan trọng nhất cho việc lên giá thực phẩm toàn cầu. Từ năm 1950 đến 1984, khi cuộc Cách Mạng Xanh (Green Revolution) biến đổi nông nghiệp trên toàn cầu, sản xuất lúa gạo đă gia tăng hơn 250%.  Dân số thế giới đă gia tăng khoảng 4 tỉ từ khi bắt đầu cuộc Cách Mạnh Xanh và nếu không có nó th́ sẽ có nạn đói và thiếu dinh dưởng trầm trọng hơn so với những tài liệu hiện có của Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Càng ngày càng khó duy tŕ sự an toàn thực phẩm trong một thế giới đang chịu ảnh hưởng của những hiện tượng "tột đỉnh", như peak oil (tột đỉnh nguồn đầu), peak water (tột đỉnh nguồn nước), peak phosphorus (tột đỉnh nguồn phốt pho), peak grain (tột đỉnh nguồn lúa gạo) and peak fish (tột đỉnh nguồn cá). Gia tăng dân số, sút giảm nguồn năng lượng và khan hiếm thực phẩm sẽ tạo ra "băo tố tột đỉnh (perfect storm)" vào năm 2030, theo quan điểm của John Beddington, khoa học gia hàng đầu người Anh.  Ông ghi nhận rằng những trử lượng thực phẩm đang ở mức thấp trong ṿng 50 năm và thế giới sẽ đ̣i hỏi thêm 50% năng lượng, thực phẩm và nước vào năm 2030  Thế giới sẽ phải sản xuất thêm 70% thực phẩm vào năm 2050 để nuôi sống thêm 2.3 tỉ người theo dự kiến, và do việc lợi tức gia tăng theo dự kiến của Tổ Chức Nông Nghiệp và Thực Phẩm LHQ.  Các nhà khoa học xă hội đă cảnh báo về khả năng nền văn minh toàn cầu sẽ kinh qua một giai đoạn co rút và tái định cư kinh tế, do sự suy giảm về nhiên liệu hóa thạch (fossil fuels) và cuộc khủng hoảng tiếp theo trong giao thông và sản xuất thực phẩm. Helga Vierich dự kiến việc phục hồi lại những hoạt động kinh tế địa phương khả thể dựa trên săn bắn và hái quả, làm vườn và chăn nuôi.

 

Y tế

 

Y tế thế giới là ư tế của các dân tộc trong một khung tham chiếu toàn cầu và vượt lên những viễn tượng và quan tâm của các quốc gia cá thể.  Những vấn đề y tế nào vượt trên những biên giới quốc gia hay có một tác động kinh tế và chính trị toàn cầu thường được nhấn mạnh.  Chúng được định nghĩa như là "khu vực nghiên cứu và thực hành vốn đặt ưu tiên trên việc cải thiện y tế và hoàn thành những tiêu chuẩn về y tế cho nhân loại toàn cầu."  Như thế y tế thế giới có liên quan đến việc cải thiện y tế trên toàn cầu, giảm thiểu những chênh lệch, và ngăn chặn những đe dọa toàn cầu bất chấp những biên giới quốc gia. Việc áp dụng những nguyên tắc nầy vào phạm vi sức khỏe tinh thần được gọi là Sức Khỏe Tinh Thần Thế Giới.

Cơ quan quốc tế chủ yếu về y tế là Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WTO).  Những cơ quan quan trọng khác có tác động trên y tế thế giới bao gồm Quĩ Nhi Đồng LHQ (UNICEF), Chương Tŕnh Lương Thực Thế Giới (WFP), và Viện Đại Học Quốc Tế LHQ về Y Tế Thế Giới và Ngân Hàng Thế Giới. Một sáng kiến lớn về cải thiện y tế thế giới là Bản Tuyên Bố Millenium Declaration của LHQ và Chương Tŕnh được thế giới hậu thuẩn mang tên Millennium Development Goals.

Du lịch thế giới đă khiến truyền nhiễm một số bệnh chết người nhất.  Những phương tiện giao thông hiện đại cho phép nhiều người và sản phẩm hơn được di chuyển chung quang thế giới theo vận tóc nhanh hơn, nhưng chúng cũng mở ra con đường hàng không xuyên lục địa cho những bệnh truyền nhiễm.  Một ví dụ của trường hợp nầy là bệnh AID/HIV. Do vấn đề nhập cư, khoảng 500 ngàn người  ở Hoa Kỳ được nghi là nhiễm bệnh Chagas. Năm 2006, tại Hoa Kỳ, tỉ lệ bệnh lao trong số những người sinh ở nước ngoài cao gấp chín lần rưởi so với những người sinh ra tại Hoa Kỳ. Bắt đầu ở Á Châu, bệnh Tử Thần Đen (Black Death) đă giết chết ít nhất một phần ba dan số Âu Châu trong thế kỷ 14.  Một đại họa thậm chí c̣n tệ hại hơn đă giáng xuống lục địa Mỹ Châu do làn sóng người Âu Châu tràn vào.  90% dân số của các nền văn minh thuộc "Tân Thế Giới" như Aztec, Maya, và Inca đă bị giết chết bởi bệnh đậu mùa do thực dân Âu Châu mang đến.

 

Thể thao

 

Toàn cầu hóa đă liên tục gia tăng tranh tài thể thao thế giới.  Giải Bóng Đá Thế Giới (FIFA - World Cup) là biến cố thể thao quốc tế được nhiều người xem nhất. Ước t́nh khoảng 715.1 triệu người đă xem trận chung kết của giải nầy năm 2006 ở Đức.

Thế Vận Hội Cổ Điển (Ancient Olympic Games) là một loạt thi đấu giữa các vận động viên đại diện từ một số  thành phố tiểu quốc và các vương quốc Cổ Hi Lạp, chủ yếu về điền kinh nhưng cũng có đấu vơ và đua xe ngựa.  Trong lúc thế vận hội diễn ra, tất cả các vụ đánh nhau với những thành phố có tham dự đều được đ́nh chỉ cho đến khi bế mạc thế vận hội.  Nguồn gốc của thế vận hội nầy hăy c̣n là một bí mật và huyền thoại.  Trong thế kỷ 19, Thế Vận Hội đă trở thành một biến cố phổ thông.

 

Môi trường thiên nhiên toàn cầu

 

Những thay đổi môi sinh như thay đôi khí hậu, nước và không khí ô nhiễm xuyên biên giới và chài lưới quá mức trong đại dương, tất cả đ̣i hỏi những giải pháp liên quốc/toàn cầu. V́ các nhà máy trong các nước đang phát triển gia tăng hậu quả toàn cầu và ít tuân thủ luật điều tiết môi sinh, toàn cầu gia tăng ô nhiễm trầm trọng và gây phương hại cho các nguồn nước. Tạp chí hằng năm State of the World cho biết sự tăng trưởng kinh tế cao của Ấn Độ và Trung Quốc không thể bền vững.  Báo cáo cho biết:

Khả năng sinh thái của địa cầu đơn thuần là không đủ để thỏa măn những tham vọng của Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Âu Châu và Hoa Kỳ cũng như những ḥai bảo trong phần c̣n lại theo một cách yên ổn được.

Trong một bản tin năm 2006, đài BBC báo cáo, "Nếu Trung Quốc và Ấn Độ cứ tiêu pha tài nguyên tính theo đầu người nhiều như Hoa Kỳ hay Nhật Bản vào năm 2030 th́ tất cả họ sẽ cần phải có nguyên một địa cầu mới có thể thỏa măn nhu cầu của họ.  Trong tầm dài, những hệ quả nầy có thể đưa đến xung đột gia tăng về tài nguyên đang cạn kiệt, và trong trường hợp xấu nhất sẽ đưa đến đại họa kiệt nguồn (Malthusian catastrophe)".

Trong số những thách thức môi sinh có thể giải quyết được bằng sự hợp tác quốc tế gồm có thay đổi khí hậu, ô nhiễm nước và không khí xuyên biên giới, vét cá trên biển, và bành trướng những chủng loại xâm thực.  V́ nhiều nhà máy được xây dựng trong các nước đang phát triển với ít luật điều tiết về môi sinh, toàn cầu hóa và tự do mậu dịch có thể làm gia tăng ô nhiễm và làm phương hại đến những nguồn nước ngọt quí giá.

Đầu tư ngoại quốc toàn cầu trong các nước đang phát triển có thể đưa đến một "cuộc chạy đua xuống hố (race to the bottom)" v́ các quốc gia hạ thấp những luật lệ bảo vệ môi trường và tài nguyên để lôi kéo tư bản nước ngoài.  Tuy nhiên, phiên bản ngược của thuyết nầy cũng đúng khi những quốc gia phát triển duy tŕ những biện pháp môi sinh tích cực, áp đặt chúng nơi những quốc gia mà họ đầu tư và tạo ra một "cuộc chạy đua lên đỉnh (race to the top)". (Đây có thể là một không tưởng.)

Những khoảng cách đang thu ngắn lại giữa các lục địa và quốc gia nhờ vào toàn cầu hóa, khiến các quốc gia phát triển và đang phát triển t́m ra cách giải quyết vấn dề trên một qui mô toàn cầu thay v́ địa phương.  Các cơ quan như LHQ hiện phải là những cơ quan điều tiết ô nhiễm, không phải như trước kia chỉ cần có luật lệ địa phương.  LHQ đă hành động để theo dơi và tiết giảm những yếu tố ô nhiễm không khí thông qua Đạo Luật Kyoto Protocol, the Clean Air Initiative, và những nghiên cứu ô nhiễm không khí và chính sách công cộng. Tuy nhiên, quyền hạn của LHQ cũng không phải là tuyệt đối.  Đối với những quốc gia không có thiện chí tuân thủ như Trung Quốc, LHQ hay bất kỳ một tổ chức quốc tế nào cũng vô hiệu thôi.

Giao thông, sản xuất, và tiêu thụ toàn cầu đang gây ra những mức độ ô nhiễm không khí gia tăng trên thế giới.  Bắc bán cầu hiện là nơi sản sinh hàng đầu của carbon dioxide và sulfur oxide. Trung Quốc và Ấn Độ đă gia tăng đáng kể việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch khi nền kinh tế của họ di chuyển từ nông nghiệp tự túc sang kỹ nghệ và thành thị hóa.  Mức tiêu thụ dầu khí của Trung Quốc tăng 8% mỗi năm giữa năm 2002 và 2006, nghĩa là tăng gấp đôi từ năm 1996 đến 2006.  Năm 2007, Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ như là quốc gia đứng đầu thải ra khí CO2.  Năm 2007 chỉ có 1% trong số 560 triệu dân thành thị là thở được không khí được Liên Âu cho là an toàn. Do đó, điều nầy có nghĩa là những quốc gia phát triển có thể xuất nguồn một số ô nhiễm liên quan đến tiêu thụ vào những nước ở đó những kỹ nghệ có độ ô nhiễm nặng đă được di chuyển đến.

Các xă hội xử dụng lâm sản để đạt được một tŕnh độ phát triển kinh tế.  Theo lịch sử, rừng trong các quốc gia đang phát triển kinh qua nạn "chuyển tiếp về rừng (forest transition)", nghĩa là một giai đoạn phá rừng và trồng rừng trở lại khi một xă hội chung quanh trở nên phát triển, kỹ nghệ hóa, và chuyển việc khai thác nhiên liệu của họ sang những nước khác thông qua nhập khẩu.  Tuy nhiên, đối với những quốc gia yếu thế trong hệ thống toàn cầu hóa, không có quốc gia nào khác chuyển khai thác của họ sang đó, và nạn suy thoái rừng vẫn tiếp tục.  Nạn chuyển tiếp rừng có thể có một hệ quả trên thủy học (hydrology), thay đổi khí hậu, và đa dạng sinh học (biodiversity) của một khu vực làm ảnh hưởng phẩm chất của nước và tích tụ hơi nhà kiếng (greenhouse gases) do việc trồng lại rừng mới trong những khu rừng phát triển ở cấp hai và cấp ba. Nếu không tái chế th́ kẻm có thể cạn kiệt vào năm 2037, cả indium và hafnium đều có thể hết vào năm 2017, và terbium có thể hết vào năm 2012. Năm 2003, 29% các công ty đánh cá trên biển nằm trong tŕnh trạng sụp đổ.  Tờ Science đă xuất bản một nghiên cứu bốn năm vào tháng 11 năm 2006, tiên đoán rằng, theo xu thế hiện nay, thế giới cạn nguồn hải sản thiên nhiên vào năm 2048. Ngược lại, toàn cầu hóa đă tạo ra một thị trường cho cá và hải sản nuôi, vốn đang cung ứng 38% sản lượng toàn cầu kể từ năm 2009, có khả năng giảm thiểu áp lực bắt cá.

 

Lao động toàn cầu

 

Lao động toàn cầu ám chỉ tổng thể trên toàn thế giới những công nhân nhập cư hay được thuê mướn bởi những công ty đa quốc và được liên kết qua một hệ thống toàn cầu về điều hành và sản xuất.  Kể từ năm 2005, tổng số lao động toàn cầu của những người làm việc cho các công ty đa quốc gồm khoảng 3 tỉ công nhân.

Làn sóng lao đông toàn cầu hiện nay vẫn có sức cạnh tranh như bất kỳ lúc nào.  Sự cạnh tranh nầy là do những công việc chuyên môn hiện có nhiều trên toàn cầu nhớ kỹ thuật truyền thông. V́ những công nhân rành hơn trong việc xử dụng kỹ thuật để truyền thông, họ tự tạo cho ḿnh cơ hội làm việc trong một văn pḥng cách xa nửa ṿng trái đất.  Những kỹ thuật nầy không những mang phúc lợi cho công nhân mà các công ty c̣n có thể t́m được những công nhân có chuyên môn cao có tay nghề cao thay v́ phải t́m kiếm ở địa phương. Tuy nhiên, những công nhân sản xuất và công nhân dịch vụ đă không thể cạnh tranh trực tiếp với những công nhân với mức lương thấp hơn nhiều trong các nước đang phát triển.

Sự thành công của Trung Quốc khiến mất việc làm trong các quốc gia đang phát triển cũng như ở Tây Phương.  Từ năm 2000 đến 2007, Hoa Kỳ đă mất đi 3.2 triệu việc làm sản xuất.  Kể từ năm 2005, Nam Phi mất khoảng 300 ngàn công nhân trong hai năm qua do làn sóng hàng hóa Trung Quốc nhập vào.

 

Di dân toàn cầu

 

Nhiều quốc gia có một loại "chương tŕnh công nhân nước ngoài (guest worker program)" với những chính sách tương tự như ở Hoa Kỳ vốn cho phép các công ty Mỹ bảo trợ những công dân không thuộc Mỹ như là những công nhân làm việc khoảng ba năm, sau nó sẽ bị trục xuất nếu họ không có thẻ xanh. Từ năm 2009, hơn một triệu công nhân nước ngoài định cư tại Hoa Kỳ. H-1B visa, chương tŕnh lớn nhất, có 650 ngàn công nhân ở Hoa Kỳ, và L-1 visa, chương tŕnh lớn thứ nh́, có 350 ngàn.  Nhiều chương tŕnh khác cũng có công nhân nước ngoài, kể cả H-2A visa, vốn cho phép các chủ trại nhận vào không hạn định những nông dân nước ngoài. Hoa Kỳ đă thực hiện một chương tŕnh công nhân nước ngoài dành cho Mexico từ năm 1942 đến 1964, mang tên chương tŕnh Bracero Program. Một bài báo trên tờ The New Republic chỉ trích chương tŕnh công nhân nước ngoài và so sánh những công nhân nước ngoài với những công dân hạng nh́, không bao giờ có thể vào được quốc tịch và sẽ có những quyền cư trú thấp hơn người Mỹ. Di dân của những công nhân có tay nghề được gọi là xuất huyết năo (brain drain).  Ví dụ, Hoa Kỳ chào đón nhiều y tá đến làm việc trong nước.  Xuất huyết năo từ Âu Châu sang Hoa Kỳ có nghĩa là khoảng 400 ngàn sinh viên Âu Châu tốt nghiệp đại học về khoa học kỹ thuật hiện sống ở Hoa Kỳ và đa số không muốn trở về lại Âu Châu.  Gần 14 triệu di dân đă đến Hoa Kỳ từ năm 2000 đến 2010. Những di dân và con cháu họ đến Hoa Kỳ đă thành lập hơn 40% những công ty được liệt kê trên tạp chí Fortune 500 năm 2010. Họ đă đưa lên thị trường bảy trong số những nhản hiệu giá trị nhất trên thế giới.

Nhóm từ "xuất huyết năo ngược chiều (reverse brain drain)" đôi khi được dùng để ám chỉ sự di chuyển tư bản người (human capital) từ một nước phát triển hơn đến một nước kém phát triển hơn.  Nó cũng được dùng để chỉ một hệ quả luận lư của một chiến thuật có tính toán, trong đó những di dân tích lũy tiền tiết kiệm, c̣n được gọi là tiền chuyển về nước (remittances), và phát triển tay nghề ở nước ngoài để có thể xử dụng tại nước nhà. Xuất huyết năo ngược chiều có thể xảy ra khi các khoa học gia, kỹ sư, hay những thành phần trí thức ưu tú khác di dân sang một nước kém phát triển hơn để học trong các trường đại học, làm nghiên cứu, hay rút tỉa kinh nghiệm trong những lănh vực mà những cơ hội học hỏi và làm việc bị hạn chế ở quê nhà.  Những chuyên viên nầy sau đó trở về nước sau một vài năm kinh nghiệm để bắt đầu một kinh doanh liên quan, dạy ở đại học, hay làm việc cho một công ty đa quốc ở đó.

Chuyển tiền về nước đang đóng một vai tṛ mỗi ngày một lớn trong nền kinh tế của nhiều nước, góp phần tăng trưởng kinh tế và triển vọng phồn thịnh của dân tộc.  Theo ước tính của Ngân Hàng Thế Giới, số lượng chuyển tiền đă lên đến $414 tỉ trong năm 2009, trong đó $316 tỉ đi sang những quốc gia đang phát triển vốn có 192 triệu công nhân di dân.  Đối với một số nước nhận tiền chuyển, tổng số tiền có thể lên đến một phần ba tổng sản lượng nội địa của họ. Những người nhận tiền thường có khuynh hướng sở hữu một trương mục ngân hàng, nên tiền chuyển về tạo cơ hội truy cập những dịch vụ tài chánh cho người gởi và người nhận, một khía cạnh chủ yếu trong việc khuyến khích gởi tiền để thăng tiến phát triển kinh tế. Nếu xét về vai tṛ của chuyển tiền trong tổng sản lượng nội địa th́ những quốc gia hàng đầu  là nhiều nền kinh tế nhỏ hơn như Tajikistan (45%), Moldova (38%), and Honduras (25%). Tổ Chức Di Dân Thế Giơi (IOM) nhận thấy có hơn 200 triệu di dân trên thế giới năm 2008, kể cả di dân bất hợp phấp.  Làn sóng chuyển tiền về các nước đang phát triển đạt đến $328 tỉ trong năm 2008.

Hôn nhân lai chủng (transnational marriage) là hôn nhân giữa hai  người từ những quốc gia khác nhau. Nhiều vấn đề đặc biệt nẩy sinh từ hôn nhân lai chủng, kể cả những vấn để liên quan đến qui chế công dân và văn hóa (citizenship and culture), vốn đưa thêm phức tạp và thách thức cho những loại quan hệ nầy.  Trong một thời đại toàn cầu hóa đang gia tăng, trong đó một số người càng ngày càng đông có những quan hệ với những hệ thống về người và địa lư khắp địa cầu, thay v́ một vị trí địa dư hiện có, con người càng ngày càng cưới hỏi xuyên biên giới. Hôn nhân xuyên quốc là một phó sản của trào lưu di dân của con người.

 

Hỗ trợ và phê b́nh

 

Phản ứng trước những  tiến tŕnh góp phần cho toàn cầu hóa có nhiều h́nh thức khác nhau với một lịch sử dài như tiếp xúc và giao thương thế giới.  Những khác biệt về triết học liên quan đến lợi hại của những tiến tŕnh như thế đưa đến một loạt rộng lớn những ư thức hệ và phong trào xă hội.  Những nguời hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, bành trướng và phát triển, nói chung, xem những tiến tŕnh toàn cầu hóa như là khả ước hay cần thiết cho an sinh xă hội trên một qui mô toàn cầu hay địa phương.  Đó là những người đặt vấn đề đối với tính bền vững dài hạn về xă hội hay thiên nhiên và sự bành trướng kinh tế liên tục, sự bất b́nh đẩng cơ cấu xă hội gây ra bởi những tiến tŕnh nầy, và chủ nghĩa vị chủng (ethnocentrism) độc tôn, đồng hóa văn hóa và sơ hữu văn hóa (cultural assimilation and cultural appropriation) bên dưới những tiến tŕnh như thế.

Những hệ thống tuyên truyền chủ chốt đă xử dụng từ "toàn cầu hóa" để chỉ phiên bản đặc biệt về sự kết nhập kinh tế quốc tế mà họ hỗ trợ, vốn ưu tiên cho những quyền của các nhà đâu tư và ngân hàng, quyền của những người tháp tùng (incidental).  Theo tinh thần nầy, những ai có một h́nh thức kết nhập quốc tế khác, vốn ưu tiên cho nhân quyền, đều trở nên "chống toàn cầu hóa (anti-globalist)". Đây đơn thuần là tuyên truyền tầm thường, như từ "chống Xô Viết (anti-Soviet)" mà các tay trùm cộng sản vẫn dùng để chỉ những người bất đồng chính kiến. Đây không chỉ tầm thường, mà c̣n ngu xuẩn. Chúng ta thử đơn cử Diễn Đàn Xă Hội Quốc Tế (WSF), mệnh danh là "chống toàn cầu hóa" trong hệ thống tuyên truyền - vốn t́nh cờ bao gồm cả truyền thông, những giai cấp có học, v.v. với rất ít ngoại lệ.  World Economic Forum (WEF) là một ví dụ biểu mẫu của toàn cầu hóa. Đó là một tập hợp của đông đảo rất nhiều người từ khắp thế giới, từ hầu hết mọi tầng lớp xă hội, tách biệt với những giai cấp ưu tú cực nhỏ được ưu đăi tụ họp trên điễn đàn đối nghịch, tức Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (World Economic Forum), và được mệnh danh là "Hỗ Trợ Toàn Cầu Hóa (pro-gobalization)" qua bộ máy tuyên truyền.

 

Phe hậu thuẩn

 

Nói chung, những công ty xí nghiệp, đặc biệt trong khu vực tài chánh, xem toàn cầu hóa như là một lực tích cực trên thế giới.  Nhiều kinh tế gia viện dẫn những thống kê có vẻ hỗ trợ một lực tích cực như thế.  Ví Dụ, việc gia tăng sản lượng nội địa theo đầu người trong những quốc gia tiến hành toàn cầu hóa hậu 1980 đă tăng tốc từ 1.4% mỗi năm trong thập niên 1960 và 2.9%  mỗi năm trong thập niên 1970 lên 3.5% trong thập niên 1980 và 5.0% trong thập niên 1990. Sư gia tăng nầy về tăng trưởng có vẻ c̣n đáng kể hơn v́ các nước giàu bị suy thoái liên tục về tăng trưởng từ 4.7% trong thập niên 1960 xuống 2.2% trong thập niên 1990. Tương tự, những quốc gia đang phát triển không tiến hành toàn cầu hóa  có vẻ đi chậm hơn, với nhịp độ tăng trưởng hằng năm rơi từ 3.3% trong thập niên 1970 xuống chỉ c̣n 1.4% trong thập niên 1990.  Sự gia tăng nhanh chóng trong các nước tiến hành toàn cầu hóa không đơn thuần nhờ vào những thành tựu lớn của Trung Quốc và Ấn Độ trong thập niên 1980 và 1990 - 18 trong số 24 nước theo toàn cầu hóa đă nâng cao tăng trưởng, nhiều trường hợp tăng trưởng lớn lao.

 

Tự do kinh tế và tự do mậu dịch

 

Thông thường thuyết tự do kinh tế cho rằng những tŕnh độ cao hơn của tự do chính trị và kinh tế dưới h́nh thức tự do mậu dịch trong thế giới phát triển tự chúng là những cứu cánh, sản sinh những tŕnh độ cao hơn về tổng thể tài sản vật chất.  Toàn cầu hóa được xem như là sự mở rộng có lợi của tự do và chủ nghĩa tư bản.  Jagdish Bhagwati, nguyên cố vấn cho LHQ về toàn cầu hóa, cho rằng, mặc dù có những vấn đề hiển nhiên do phát triển nhanh chóng quá đà, toàn cầu hóa là một lực rất tích cực đưa các quốc gia ra khỏi nghèo khó bằng cách giúp một chu kỳ kinh tế tiềm năng nối kết với tăng trưởng kinh tế nhanh chóng hơn.  Kinh tế gia Paul Krugman là một người ủng hộ tích cực cho toàn cầu hóa và tự do mậu dịch nổi tiếng là đă không đồng ư với nhiều nhà phê b́nh về toàn cầu hóa.  Ông cho rằng nhiều người trong số họ thiếu một căn bản hiểu biết về lợi thế đối chiếu (comparative advantage) và tầm quan trọng của nó trong thế giới ngày nay.

 

Dân chủ toàn cầu

 

Dân chủ toàn cầu hóa là một phong trào tiến đến một hệ thống có định chế về dân chủ toàn cầu vốn sẽ đem lại cho những công dân thế giới một tiếng nói trong các tổ chức chính trị.  Theo quan niệm của họ, điều nầy sẽ bỏ qua các quốc gia, các độc quyền tập đoàn (oligopolies), các tổ chức ư thức hệ phi chính phủ (NGO), những tôn thờ chính trị và những tổ chức mafias.  Một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất của phong trào nầy là tư tưởng gia chính trị người Anh David Held.  Những người chủ trương dân chủ toàn cầu hóa cho rằng sự bành trướng và phát triển kinh tế sẽ là giai đoạn thứ nhất của toàn cầu hóa dân chủ, theo sau là một giai đoạn xây dựng những định chế chính trị toàn cầu.  Dr. Francesco Stipo, Giám Đốc Hiệp Hội Hoa Kỳ của Câu Lạc Bộ Club of Rome, cổ xúy thống nhất các quốc gia dưới một chính phủ toàn cầu, cho rằng điều đó sẽ "phản ảnh những thăng bằng chính trị và kinh tế của các quốc gia trên thế giới.  Một liên minh quốc tế sẽ không vượt lên trên quyền hạn của các chính phủ từng nước nhưng đúng hơn sẽ bổ sung cho nó, v́ cả các nhà nước và chính phủ toàn cầu sẽ có quyền hạn bên trong phạm vị quyền hạn của ḿnh."

 

Công dân giáo dục  toàn cầu (Global civics)

 

Công dân giáo dục toàn cầu, theo một nghĩa toàn cầu, là một khái niệm có thể được hiểu như là một hợp đồng xă hội giữa những công dân thế giới trong thời đại tương thuộc và đối tác (interdependence and interaction).  Các nhà phân tích của khái niệm nầy định nghĩa nó như là ư niệm theo đó chúng ta có một số quyền hạn và nghĩa vụ nào đó đối với nhau chỉ v́ sự kiện chúng ta là những con người trên Trái Đất.  Công dân thế giới có nhiều nghĩa khác nhau, thường ám chỉ một người bất đồng với những phân chia địa chính trị cổ truyền (traditional geopolitical divisions) xuất phát từ quốc tịch.  Một hiện thân sơ khởi của t́nh cảm nầy có thể được t́m thấy nơi Socates, mà Plutarch trích thuật đă nói: "Tôi không phải là một người Nhă Điển, hay Hi Lạp, mà là một công dân của thế giới."  Trong một thế giới càng ngày càng tương thuộc, những công dân thế giới cần một địa bàn để xác định tinh thần của họ và tạo ra một ư thức được chia xẻ và một cảm quan vể trách nhiệm toàn cầu trong những vấn đề như môi sinh và phổ biến vũ khí nguyên tử.

Thuyết vũ trụ hóa (Cosmopolitanism) ám chỉ khái niệm cho rằng tất cả những nhóm sắc tộc đều thuộc về một cộng đồng duy nhất dựa trên một ư thức đạo đức cùng chia xẻ.  Người nào chia xẻ khái niệm vũ trụ hóa  dưới bất kỳ h́nh thức nào đều được gọi là một cosmopolitan hay cosmopolite.  Một cộng đồng vũ trụ hóa có thể dựa trên một ư thức đạo đức kết nhập (inclusive morality), một quan hệ kinh tế được chia xẻ, hay một cớ cấu chính trị bao gồm nhiều quốc gia khác nhau.  Công đồng vũ trụ hóa là một cộng đồng trong đó các cá nhân từ nhiều nới khác nhau tạo thành những mối quan hệ dựa trên một sự tôn trọng lẫn nhau.  Marshall McLuhan, một triết gia người Canada, phổ cập hóa từ ngữ Global Village (Làng Toàn Cầu) từ năm 1962. Ông cho rằng toàn cầu hóa sẽ đưa đến một thế giới trong đó con người từ mọi quốc gia sẽ trở nên liên kết với nhau hơn và ư thức được những quyền lợi chung và t́nh nhân loại được mọi người chia xẻ.

 

Phe chống

 

Những chỉ trích toàn cầu hóa thường xuất phát từ những tranh luận chung quanh hệ quả của những tiến tŕnh như thế trên hành tinh cũng như những cái giá phải trả của con người.  Họ trực tiếp thách thức những đo lường cổ điển như tổng sản lượng nội địa (GDP), và đi t́m những đo lường khác, như Gini Coefficient hay Happy Planet Index,  và vạch ra cho thấy vô số nhưng hậu quả chết người liên đới với nhau - phân hóa xă hội, dân chủ sụp đổ, suy hoại môi sinh nhanh chóng hơn và tàn khốc hơn, lan tràn bệnh tật, gia tăng nghèo đói và tha hóa mà họ cho là những hậu quả của toàn cầu hóa. Những phê b́nh xuất phát từ các nhóm tôn giáo những phong trào giải phóng dân tộc, những công đoàn nông nghiệp, trí thức, nghệ sỹ, những người chủ trường bảo hộ, đám vô chính phủ, những ai hậu thuẩn cho tái định cư (relocalization) và những người khác. Trong bản chất, một số là những người chủ trương cải cách (chủ trương một h́nh thức tư bản chủ nghĩa ôn ḥa hơn) trong khi những người khác th́ cách mạng hơn hay phản động hơn.

Một số người phản đối toàn cầu hóa xem hiện tượng trên như là một chủ trương thăng tiến những quyền lợi tập đoàn.  Họ cũng cho rằng sự tự trị và sức mạnh càng ngày càng gia tăng của những tập đoàn đang quyết định chính sách chính trị của các quốc gia.  Họ chủ trương những định chế và chính sách mà họ tin có thể giải quyết tốt hơn những yêu cầu của những giai cấp nghèo và lao động cũng như những ưu tư vể môi sinh. Luận điểm kinh tế của các lư thuyết gia mậu dịch công bằng cho rằng tự do mậu dịch không hạn chế làm lợi những ai có lợi điểm tài chánh nhiều hơn trên sự thiệt hại của những người nghèo.

 

Những nét phê b́nh chung:

 

·         Các nước nghèo bị thất thế: Trong khi đúng là tự do mậu dịch khuyến khích toàn cầu hóa giữa các quốc gia, một số nước  lại cố bảo hộ những nhà cung ứng trong nước của họ.  Xuất khẩu chủ yếu của những nước nghèo hơn thường là nông sản.  Những quốc gia lớn hơn thường tài trợ các nông gia (như Chính Sách Nông Nghiệp Chung - Common Agricultural Policy - của Liên Âu) vốn hạ thấp giá thị trường các nông phẩm bán ra nước ngoài.  Nạn trợ giá c̣n trầm trọng hơn rất nhiều ở Trung Quốc.

·         Xu hướng xuất nguồn (outsourcing): toàn cầu hóa cho phép các công ty di chuyển những việc làm sản xuất và dịch vụ từ những nơi có giá cao, tạo ra cơ hội kinh tế với lương bổng và phúc lợi công nhân có khả năng cạnh tranh.

·         Yếu kém của các công đoàn: Sự thặng dư lao động rẻ cộng với con số ngày càng lớn của những công ty chuyển tiếp làm suy yếu các công đoàn lao động trong những khu vực giá cao.  Các công đoàn mất hết hiệu năng của họ và các công nhân  nất hết hứng thú đối với các công đoàn khi số thành viên giảm sút.

·         Gia tăng bóc lột lao động: Những quốc gia với sự bảo vệ yếu kém đối với trẻ em dễ bị tổn thương và đầu độc v́ những công ty lưu manh và những băng đảng tội phạm chuyên khai thác chúng. Điển h́nh là đục đá, làm nô lệ, làm nông, cũng như buôn lậu, lao động cưỡng bách, đĩ điếm và đồi trụy.

 

Helena Norberg-Hodge, giám đốc và là nhà sáng lập Hiệp Hội Quốc Tế về Môi Sinh và Văn Hóa (ISEC), chỉ trích toàn cầu hóa theo nhiều cách.  Trong cuốn sách của bà Ancient Futures, Norberg-Hodge cho rằng những thế kỷ cân bằng sinh thái và ḥa hợp xă hội đang bị đe dọa do áp lực của phát triển và ṭa cầu hóa.  Bà cũng chỉ trích việc b́nh chuẩn hóa và ngụy biện của toàn cầu hóa, v́ nó không luôn luôn đưa đến những kết quả tăng trưởng mong muốn.  Mặc dù toàn cầu hóa thực hiện những bước tương tự trong đa số các quốc gia, những học giả như Hodge cho rằng nó không thể hữu hiệu đối với một số quốc gia, v́ toàn cầu hóa đă thực sự đưa một số quốc gia đi dật lùi thay b́ phát triển.

 

Phong trào chống toàn cầu hóa

 

Phong trào nầy bao gồm một số những phê b́nh về toàn cầu hóa, nhưng, nói chung, nó chỉ trích toàn cầu hóa của chủ nghĩa tư bản tập đoàn (corporate capitalism). Phong trào cũng c̣n được mệnh danh là phong trào alter-globalization movement, anti-globalist movement, anti-corporate globalization movement, hay movement against neoliberal globalization. Một số học giả cho rằng những nhóm từ đó có vẻ mơ hồ.  Phong trào chống toàn cầu hóa bao gồm những nỗ lực đề cao chủ quyền,  thực thi quyết định dân chủ địa phương, hay hạn chế chuyển đổi người toàn cầu, hàng hóa và ư thức hệ tư bản, đặc biệt là sự giải tiết tự do mậu dịch (free market deregulation).  Một số cho rằng nhóm từ trên có thể nghe có vẻ là một phong trào xă hội duy nhất hay bao gồm nhiều phong trào xă hội như chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa xă hội. Bruce Podobnik, một nhà xă hội học ở Đại Học Clark College, nói rằng phần lớn những nhóm tham gia vào những phản đối nầy đều kêu gọi những hệ thống hỗ trợ quốc tế, và họ thường kêu gọi những h́nh thức toàn cầu hóa vốn cải thiện được bộ mặt dân chủ, nhân quyền, và b́nh đẳng. Kinh tế gia Joseph Stiglitz và Andrew Charlton viết:

 

Phong trào chống toàn cầu hóa phát triển chống lại những phương diện tiêu cực của toàn cầu hóa. Từ ngữ "anti-globalization" là dùng sai thuật ngữ theo nhiều cách, v́ nhóm nầy đại diện cho một loạt rộng lớn những quyền lợi và vấn đề và nhiều người trong cuộc của phong trào chống toàn cầu hóa dứt khoát hỗ trợ những quan hệ chặt chẽ hơn giữa các dân tộc và văn hóa  của thế giới thông qua viện trợ, cứu trợ cho những người tị nạn, và những vấn đề môi trường toàn cầu, chẳng hạn.

 

Nói chung, những người chống đối toàn cầu hóa trong các nước đă  phát triển thuộc giai cấp trung lưu đông đảo và giới đại học.  Điều nầy rơ rệt tương phản với t́nh trạng trong các nước đang phát triển trong đó phong trào chống toàn cầu hóa đă thành công hơn trong việc tuyển mộ được một nhóm đông đảo hơn, kể cả hàng triệu công nhân và nông dân.

 

Chống đối kết nhập thị trường tư bản

 

Thị  trường tư bản liên quan đến việc gia tăng và đầu tư tiền bạc trong những xí nghiệp liên quan đến con người. Gia tăng kết nhập vào những thị trường nầy giữa các quốc gia đưa đến sự trỗi dậy của một thị trường tư bản toàn cầu hay một thị trường thế giới độc nhất.  Trong tầm dài, lưu lượng tư bản gia tăng giữa các quốc gia có khuynh hướng ưu đăi những chủ tư bản hơn bất kỳ nhóm nào khác.  Trong tầm ngắn, chủ nhân vầ công nhân trong những khu vực đặc biệt ở các nước xuất khẩu tư bản gánh chịu rất nhiều trọng trách điều chỉnh lưu lượng tư bản đă gia tăng.  Không mấy ngạc nhiên khi những điều kiện nầy đưa đến những phân chia chính trị liên quan đến việc nên hay không nên khuyến khích sự kết nhập thị trường tư bản. Những người chống đối sự kết nhập thị trường tư bản trên cơ sở nhân quyền đặc biệt ưu tư về những lạm dụng khác nhau mà họ nghĩ là do những định chế toàn cầu hay quốc tế vốn, theo họ, thăng tiến chủ nghĩa tân tự do (neoliberalism) bất chấp những tiêu chuẩn đạo đức.  Những mục tiêu chỉ trích gồm có Ngân Hàng Thế Giới (WB), Quĩ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), Tổ Chức Phát Triển Hợp Tác Kinh Tế (OECD), Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) cùng những hiệp ước tự do mậu dịch như Thỏa Ước Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ (NAFTA), Khu Tự Do Mậu Dịch Mỹ Châu (FTAA), Thỏa Ước Đa Phuonwg về Đầu Tư (MAI) và Tổng Thỏa Ước Mậu Dịch về Dịch Vụ (GATS). Căn cứ trên hố ngăn cách kinh tế giữa các nước nghèo và nước giàu, những người theo phong trào cho rằng "tự do mậu dịch" mà không có những biện pháp tại chỗ để bảo vệ những nước thiếu tư bản sẽ chỉ góp phần làm tăng cường quyền lực của các nước kỹ nghệ (từ ngữ "North - Bắc" thường dùng đối nghịch với "South - Nam" của những nước đang phát triển).

 

Công lư và bất b́nh đẳng ṭan cầu

 

Phong trào công lư toàn cầu tượng trưng sự liên kết lỏng lẻo của những cá nhân và phe nhóm - thường được gọi là "phong trào của những phong trào (movement of movements)".  Phong trào nầy cổ xúy những luật lệ mậu dịch công bằng và chống đối những định chế hiện nay của chủ trương liên kết kinh tế toàn cầu.  Phong trào thường được xem là một phong trào chống toàn cầu hóa qua truyền thông chính nguồn (mainstream media).  Tuy nhiên, phong trào nầy phủ nhận chống toàn cầu hóa, nhấn mạnh rằng họ hỗ trợ toàn cầu hóa về truyền thông và con người và chỉ phản đối sự bành trướng toàn cầu của quyền lực tập đoàn (corporate power) .  Phong trào đặt cơ sở trên khái niệm về công bằng xă hội, vốn thường ám chỉ một xă hội hay định chế dựa trên những nguyên tắc b́nh đẳng và đoàn kết (equality and solidarity), nhũng giá trị của nhân quyền, và nhân cách của mọi người.  Một trong những tụ điểm của phong trào là bất b́nh đẳng xă hội bên trong và ở giữa các quốc gia, kể cả một chia rẽ toàn cầu do khác biệt về cơ may truy cập trực tuyến, thông tin, giáo dục và kinh tế (global digital divide).

 

Chống đối chủ nghĩa tiêu dùng (Anti-consumerism)

 

Từ ngữ Anti-consumerism ám chỉ phong trào chính trị xă hội phản đối định nghĩa hạnh phúc như là sự tiêu thụ và thủ đắc những tiện nghi vật chất.  Từ ngữ nầy trước tiên được xử dụng vào năm 1915 để nói đến sự "cổ xúy những quyền lợi của giới tiêu dùng", nhưng ở đây từ "consumerism" được xử dùng theo nghĩa được dùng lần đầu vào năm 1960, nhấn mạnh hay quan tâm đến sự thủ đắc những hàng tiêu dùng (consumer goods). Từ "consumerism" muốn mô tả những hệ quả của kinh tế thị trường trên cá nhân.  Quan tân đến cách đối xử khách tiêu dùng là động cơ của phong trào hành động, và của việc đưa bộ môn Consumer education (giáo dục tiêu dùng) vào chương tŕnh giáo dục. Phong trào chống chủ nghĩa tiêu dùng đi song song với phóng trào bảo vệ môi sinh, chống toàn cầu hóa, và phong trào bảo vệ súc vật với sự lên án những tập đoàn hiện đại hay những tổ chức chỉ biết theo đuổi lợi ích kinh tế.

Sự chống đối chủ nghĩa duy vật kinh tế (economic materialism) chủ yếu xuất phát từ hai nguồn:  tôn giáo và tranh đấu xă hội (socail activism).  Một số tôn giáo khẳng định rằng chủ nghĩa duy vật can thiệp giữa cá nhân và đấng thiêng liêng (divine), hay cho rằng chủ nghĩa đó tự nó là một lối sống vô đạo đức.  Một số nhà tranh đấu tin rằng chủ nghĩa duy vật liên kết với hệ thống bán lẻ toàn cầu (global retail merchandizing) và hệ thống cung ứng tổng hợp (supplier convergence), với chiến tranh, ḷng tham, vô lại, tội ác, suy đồi môi sinh, bất ổn và bất măn xă hội nói chung.

 

Phản đối chính phủ toàn cầu (Anti-global governance)

 

Từ sau hai cuộc thế chiến, đă có sự chống đối khái niệm về một chính phủ toàn cầu, được cổ xúy bởi những tổ chức như Phong Trào Liên Minh Thê Giới (World Federalist Movement - WFM). Những người phản đối chính phủ toàn cầu làm thế v́ cho rằng khái niệm đó là không thể thực hiện được, dứt khoát áp bức, hay đơn thuần là không cần thiết.  Nói chung, phong trào nầy ư thức được sự tập trung quyền lực hay của cải mà một chính phủ như thế có thể có.  Những lư do tôn giáo cũng dược nêu ra, trong đó chính phủ toàn cầu được xem như Tên Vô Chính Phủ trong Kinh Thánh (Biblical Anarchist) hay đại biểu của nó. Lập luận như thế có  từ khi thành lập  Liên Minh các Quốc Gia (Ligue of Nations) và Liên Hiệp Quốc.

 

Phong trào bảo vệ môi sinh (Environmentalism)

 

Environmentalism  là một triết lư rộng, một ư thức hệ và một phong trào xă hội liên quan đến những ưu tư về bảo vệ môi trường và cải thiện sức khỏe của môi trường, đặc biệt khi biện pháp cho sức khỏe nầy t́m cách kết nhập những quan tâm vể những yếu tố không liên quan đến con người (non-human elements). Phong trào bảo vệ môi sinh cổ xúy sự bảo tồn, phục hồi và cải thiện môi trường thiên nhiên nhằm cân bằng những quan hệ giữa con người và môi trường thiên nhiên rộng lớn hơn của họ. Bản chất thực sự của cân bằng nầy có nhiều tranh căi và có nhiều cách khác nhau trong những quan tâm môi trường được thể hiện trong thực tế.  Phong trào bảo vệ môi trường và những quan tâm môi trường thường được biểu hiên bằng màu xanh lá cây, nhưng sự liên kết nầy đă được các kỹ nghệ tiếp thị xử dụng .

 

Những quan tâm của phong trào bảo vệ môi trường bao gồm nhưng vấn đề như

 

·         Global warming (hâm nóng địa cầu),

·         Climate change (thay đổi khí hậu),

·         Global water supply and water crises (khủng hoảng nước và cung ứng nước toàn cầu),

·         Inequity in energy consumption and energy conservation (bất cân đối giữa tiêu thụ năng lượng và bảo tồn năng lượng ),

·         Transnational air pollution and pollution of the world ocean (Ô nhiễm không khí xuyên quốc và ô nhiễm đại dương toàn cầu),

·         Overpopulation (Nhân măn),

·         World habitat sustainability (Nguy cơ môi trường sống thế giới),

·         Deforestation (Phá rừng),

·         Biodiversity and species extinction (Đa dạng sinh học và nạn tuyệt chủng).

 

 

Tài liệu tham khảo:

 http://www.economist.com/blogs/schumpeter/2012/08/z-business-quotations?zid=293&ah=e50f636873b42369614615ba3c16df4a

http://en.wikipedia.org/wiki/Globalization

 

 

 

http://www.chinhnghia.com/

http://www.kimau.com

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám