Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

 

 

 

Tŕnh Tổng Thống… Tôi Quyết Định Theo T́nh H́nh.

 

Bằng Phong Phạm Vũ Bằng

 

 

Hôm nay là ngày phủ quốc kỳ cho Bác Sĩ Nguyễn Văn Thế, Y Sĩ Trung Tá TĐT/TĐ Quân Y Thủy Quân lục Chiến Nam VN trước năm 1975, Anh Thế mới qua đời ngày 2/21/11 vi biến chứng của một căn bệnh ngoài da rất thông thường mà anh bị lây từ bệnh nhân, tôi đến tiễn đưa và để chào vĩnh biệt vị chỉ huy khả kính rồi sửa soạn đi về…

 

Ra đến ngoài sân, tôi gặp toán Hầu Kỳ TQLC quân phục rằn ri với chiếc mũ xanh thân yêu, trong toán tôi gặp chị Thiếu Tá Huy Lễ, chị nói với tôi “chờ tí nữa Thiếu Tướng Tư Lệnh TQLC sắp đến.” Tôi vô cùng ngạc nhiên v́ Thiếu Tướng TL ở tận tiểu bang Texas, mới hai tuần trước ông đă về đây thăm bệnh anh Thế, hôm nay ông lại về để tiễn biệt, tôi chợt nhớ đă 36 năm nay tôi chưa gặp ông nên vội đứng lẫn trong đám đông mặc thường phục để nh́n Tướng Tư Lệnh. Tôi không phải chờ lâu, chừng 10 phút sau th́ ông đến, vẫn dáng người thư sinh, bước đi tự tin và cặp kính cố hữu, ông không thay đổi nhiều chỉ trừ mái tóc màu đen bây giờ đă nhuốm bụi thời gian! Tôi bồi hồi nh́n ông mà cả một dĩ văng bi hùng tráng của Tháng Ba Gẫy Súng tại Quân Khu I hiện về, cái kỷ niệm này nhiều lần tôi đă cố quên đi để được sống b́nh yên, nhưng không làm sao đẩy được nó ra khỏi tâm trí …

Quân Khu I – Tháng 3/1975.

 

QK I là một vùng nằm tại cực Bắc của miền Nam Tự Do, QK này bao gồm 5 tỉnh và Thị Xă Đà Nẵng, các tỉnh của QK I là: Phía Bắc đèo Hải Vân có tỉnh Quảng Trị và Huế , phía Nam đèo có Thị Xă Đà Nẵng, và các tỉnhQuảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngăi. Nối liền Huế- Đà Nẵng là Quốc Lộ 1, song song với Biển Đông theo hướng Bắc-Nam, đi qua các đèo Phước Tượng, Phú Gia, Hải Vân. Bảo vệ QK I là Quân Đoàn I gồm 4 sư đoàn: SĐ1, SĐ2, SĐ3, SĐ/TQLC là SĐ Tổng Trừ Bị tăng phái cho QĐI, SĐI Không Quân, Hải Quân Vùng I Duyên Hải. ngoài ra c̣n có 4 Liên Đoàn Biệt Động Quân, các lực lượng Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Cảnh Sát, các Liên Đoàn, Tiểu Đoàn, Đại Đội Chiến Xa, Pháo Binh, Biệt Cách Nhẩy Dù, Thám Báo…Quân số của toàn thể QĐI có thể trên 2 trăm ngàn chiến sĩ dưới sự chỉ huy của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng- Tư Lệnh Quân Khu I.

 

V́ địa thế đặc biệt của 2 tỉnh Quảng Trị- Huế cách Đà Nẵng bởi đèo Phước Tượng, đèo Phú Gia, đèo Hải Vân với 1 con đường duy nhất để thông thương là QL1, nên QĐI được chia ra:

 

-Quân Đoàn I Tiền Phương, chỉ huy bởi Trung Tướng Lâm Quang Thi, bảo vệ 2 tỉnh phía bắc Hải Vân là Quảng Trị-Huế, bộ chỉ huy tọa lạc tại Huế, lực lượng gồm có SĐ1BB với 4 trung đoàn, LĐ147/TQLC với 4 tiểu đoàn tác chiến, 1 tiểu đoàn pháo binh, một đại đội Viễn Thám, Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh, Liên Đoàn 14/BĐQ, các tiểu đoàn pháo binh hạng nặng, địa phương quân, nghĩa quân…Đây là một lực lượng hùng mạnh và thiện chiến nhất của QĐI.

 

-Quân Đoàn I, chỉ huy bởi Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh QĐI, bộ chỉ huy tọa lạc tại Đà Nẵng, bảo vệ các tỉnh phía Nam đèo Hải Vân, lực lượng gồm các đơn vị c̣n lại.

 

-Quốc Lộ 1 là con đường huyết mạch và duy nhất, nối liền Huế-Đà Nẵng, theo hướng Bắc-Nam, phía Đông sát với Biển Đông, phía Tây là núi Trường Sơn, QL1 có một địa thế hiểm trở rất dễ pḥng thủ và rất khó cho địch tấn công, và được bảo vệ bởi một lực lượng tinh nhuệ, phía Tây Bắc SĐ1BB, giữa LĐ15/BĐQ, LĐ/258 TQLC(trong đó có tôi), Nam LĐ468/TQLC.

 

Về t́nh h́nh chiến sự tại QKI trước ngày 25/3/1975 th́ phải nói là yên tĩnh, đă không có một trận đánh nào lớn hơn cấp trung đoàn, tuy nhiên địch đă bám sát quân ta để chờ thời cơ. Đại họa đă xẩy ra vào ngày 25/3/75, khi QĐI quyết định bỏ Huế- Quảng Trị để rút đạo quân tiền phương về bảo vệ Đà Nẵng, và Tướng Tư Lệnh Tiền Phương Lâm Quang Thi quyết định (được sự chấp thuận của Tướng Ngô Quang Trưởng), rút quân bằng Hải Quân tại băi biển Thuận An, thay v́ lui binh theo đội h́nh trên QL1v́ ông nghĩ rằng có một trung đoàn VC cắt đứt QL1tại đồi 500, Phú Lộc.

 

Tôi viết đoạn này dựa theo hồi kư của những TQLC c̣n sống sót từ pháp trường cát Thuận An năm xưa, các MX Nguyễn Thành Trí, Phạm Cang, Phạm Văn Tiền, Cao Xuân Huy… trong ngày 25/3/75 trên băi biển Thuận An, ngoài gần 4000 TQLC của LĐ147/TQLC c̣n có lính bộ binh của SĐI BB, Thiết Giáp, Địa Phương Quân, Biệt Động Quân… V́ tôi là TQLC nên chỉ viết ra những ǵ liên quan đến LĐ147 thôi.

 

Ngày 24/3/75 lúc 6 giờ chiều các TQLC của LĐ147 được lệnh bỏ lại vũ khí cộng đồng và đạn dược cùng lương thực, mỗi quân nhân trang bị nhẹ và gọn, đoạn chiến với quân CSBV, đi bộ hỏa tốc trên 30 km từ Quảng Trị đến điểm tập họp là băi biển Thuận An, Huế, v́ tàu hải quân không chở được các chiến cụ nặng, nên dọc đường họ thấy vô số đại bác và chiến xa của các đơn vị bộ binh vứt đầy đường.

 

Ngày 25/3/75 lúc 8 giờ tối, tất cả LĐ147 đă tập họp tại băi biển Thuận An, ngoài khơi là một lực lượng hải quân hùng hậu với nhiều LST(tàu lớn chở đươc nhiều ngàn quân) và LCM(tàu đổ bộ có thể vào sát bờ đón quân ra tàu lớn), nhưng không có một chiếc tàu nào vào đón! LĐ147 được lệnh chờ và chờ…Đại họa biến thành đại thảm họa khi Tướng Tư Lệnh Tiền Phương Lâm Quang Thi bỏ về Đà Nẵng ngày 25/3/75 (CTTCB trang 204-Hồ VK Thoại), như vậy, đạo quân tiền phương bị bỏ rơi trên băi biển Thuận An đă mất đi cấp chỉ huy tối cao, cấp QĐ có thẩm quyền điều động Không và Hải Quân. Buổi chiều cùng ngày quân truy kích VC đuổi kịp, chúng chiếm các đồi cao, bao vây LĐ147 trên băi cát trống trải, tấn công TQLC bằng đủ loại súng cộng đồng tối tân. Sáng ngày 26/3/75 có 1 chiếc LCU duy nhất vào đón được bộ chỉ huy LĐ147, thương binh, và chừng 200 TQLC. Quân VC càng ngày càng đến đông hơn để tấn công TQLC trên băi cát, TQLC th́ hết đạn, hết nước uống, hết lương thực, ngoài khơi các tàu hải quân vẫn vô cảm, không tiếp tế, không yểm trợ hỏa lực, im lặng vô tuyến. Sư Đoàn 1 Không Quân lúc đó c̣n nguyên vẹn nhưng đă đi đâu mà không có 1 chiếc phi cơ nào đến tiếp tế hay yểm trợ hỏa lực! Tối ngày 26/3/75, TQLC đă chiến đấu đến viên đạn và giọt máu cuối cùng, không chấp nhận đầu hàng hay bị bắt nên đă có rất nhiều TQLC tự sát tập thể bằng lựu đạn M26 và chuyện phải đến là rạng sáng ngày 27/3/75 thành phần c̣n lại của LĐ147/TQLC bị bắt. Trên đây chỉ là số phận của LĐ147 TQLC, số phận của các đơn vị khác thuộc Lực Lượng Tiền Phương QĐI chắc cũng không khá hơn, chỉ biết rằng cho đến ngày 27/3/75 toàn thể lực lượng Tiền Phương này đă tan, đây là nguyên nhân chính đưa đến sự tan ră QĐI hai ngày sau.

 

Có một điều làm tôi thắc mắc cho đến bây giờ là nếu các cấp lănh đạo QĐI muốn rút đạo quân Tiền Phương này về để bảo vệ Đà Nẵng th́ phải rút theo đội h́nh trên QL1 như vậy th́ mới có thể mang về Đà Nẵng những thiết đoàn chiến xa và những tiểu đoàn pháo binh, những vũ khí cộng đồng v.v.. rất cần thiết cho sự pḥng thủ, rút bằng Hải Quân nếu may mắn th́ chỉ mang được quân thôi, c̣n chiến cụ nặng th́ phải bỏ lại. Khi tôi bàn luận về cái lẽ hơn thua giữa ta và địch trên đoạn QL1 Huế-Đà Nẳng với Đại Tá Nguyễn Năng Bảo Lữ Đoàn Trưởng LĐ258/TQLC là LĐ có trọng trách bảo vệ đoạn QL1 này th́ được ông cho biết rằng địa thế của đoạn đường này hiểm trở, dễ thủ mà khó công, phía Đông QL1 là biển nên địch chỉ có thể tấn công từ phía Tây QL, mà phía Tây QL th́ đă có quân tinh nhuệ của ta đóng chốt săn, hơn nữa đạo quân Tiền Phương QĐI rất thiện chiến và quen thuộc địa thế vùng này nên 1 trung đoàn địch sẽ không thể cản được, nếu ta may mắn dụ được chúng dùng nhiều sư đoàn để tấn công, th́ đây sẽ là chiến trường quyết định tại QKI mà địa thế do ta lựa chọn, có lợi cho ta pḥng thủ, bất lợi cho địch tấn công, hơn nữa địa điểm này xa với thành phố, ít dân, nên quân ta sẽ không bận tâm về dân nên có thể xử dụng hỏa lực tối đa mà không sợ sát hại thường dân. C̣n địch th́ sẽ không thể dùng dân vô tội để ẩn nấp, lấy lương thực và tin tức t́nh báo. Ta đang làm chủ trên trời và dưới biển, với sự tiếp tế dồi dào và hải pháo của Hải Quân, với hỏa lực khủng khiếp của Không Quân và những chốt của quân ta tại phía Tây QL, địch sẽ bị phản công mọi mặt, và phần thắng sẽ về quân ta. Ông cũng khẳng định đoạn QL1 Huế-Đà Nẵng cho đến ngày 25/3/75 trước khi TQLC và BĐQ được lệnh rút đi vẫn an toàn.

 

Tôi cũng đă điện đàm với Thiếu Tướng Bùi Thế Lân TL/TQLC và Đ/Úy Nguyễn Quang Đan, Chánh Văn Pḥng Tướng TL, để hỏi về cái lệnh hành quân lui binh của LĐ 147/TQLC tại Thuận An ngày 25/3/75.

 

-Theo Thiếu Tướng TL, ông biết sẽ có cuộc lui binh của đạo quân Tiền Phương trong đó có LĐ 147/TQLC, nhưng v́ LĐ147 đă được tăng phái cho QĐI Tiền Phương nên ông không có quyền điều động và hoàn toàn không biết đến kế hoạch rút quân cho đến khi Đ/Úy Đan tŕnh lên ông bản sao của lệnh hành quân lui binh đă được Trung Tướng Ngô Quang Trưởng kư chấp thuận mà không tham khảo ư kiến nên ông hoàn toàn bị bất ngờ và khi đọc lệnh hành quân này, ông thấy có nhiều sơ hở nguy hiểm có thể đưa đến sự tan ră toàn diện của đạo quân tiền phương, ông đă gọi Trung Tướng Ngô Q. Trưởng để yêu cầu hoăn lại cuộc lui binh, nhưng không kịp v́ cuộc lui binh đang tiến hành.

 

-Theo hồi kư của Đại Tá Nguyễn Thành Trí, lúc đó là Tư Lệnh mặt trận Tây Bắc Huế thuộc đạo quân Tiền Phương QĐI, th́ lệnh hành quân lui binh này được soạn thảo bởi Trung Tướng Lâm Quang Thi tại Thuận An vào trưa ngày 24/3/75 và được Đại Tá Lê Ngọc Hy, Tham Mưu Trưởng QĐI TP mang về Đà Nẵng tŕnh cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng TL QĐI, được Tướng Trưởng kư chấp thuận lúc 5 giờ 30 chiều 24/3/75.(TT2 TQLC trang 537-538)

 

-Theo Đ/Úy Nguyễn Quang Đan th́ vào một buổi sáng tháng Ba, anh không nhớ ngày, (theo tôi th́ có lẽ là sáng 25/3/75) anh nhận được bản sao của lệnh hành quân triệt thoái QĐI Tiền Phương đă được Tướng Trưởng kư, anh vội vă đưa cho Tướng Lân, đọc xong ông than: “ĐM thế này th́ chết lính tao rồi!”, sau đó ông ra lệnh cho anh bay ra Thuân An đưa cho Đại Tá Nguyễn Thế Lương LĐT/LĐ147 một lá thư kèm theo lời dặn “T́m ra QL1 mà đi” rồi Tướng TL đi thẳng lên Trung Tâm Hành Quân Sư Đoàn. Tiếc thay Đ/Tá Lương đă không nghe lời.

 

Ngoài ra tôi c̣n được biết trong khi LĐ147/TQLC vị vây hăm tại băi biển Thuận An, v́ chỉ là Tư Lệnh của một sư đoàn tăng phái cho QĐI, Tướng Lân không có quyền điều động hải-lục-không quân của QĐI để tiếp cứu LĐ147/TQLC, quyền này nằm trong tay của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, TL QĐI và Trung Tướng Lâm Quang Thi, TLP QĐI, nhưng hai vị tướng này đă không làm ǵ để cứu đạo quân Tiền Phương bị bỏ rơi này.

 

Quốc Lộ 1 Huế- Đà Nẵng,Tháng 3-1975.

 

Ngày 18/3/75, Lữ Đoàn 258 TQLC của Đại Tá Nguyễn Năng Bảo di chuyển từ Quảng Trị tới đèo Phước Tượng, nằm giữa Huế-Đà Nẵng với nhiệm vụ rơ ràng:

 

-Bảo vệ lưu thông trên QL1.

 

-Chờ đợi và bảo vệ đạo quân Tiền Phương QĐI rút từ Huế-Quảng Trị về Đà Nẵng.

 

Tôi đă có mặt tại LĐ này với nhiệm vụ Y Sĩ điều trị của ĐĐ Quân Y 258. Từ ngày 18/3/75 đến ngày 23/3/75 dân tị nạn Huế, Quảng Trị đi đầy đường chạy về Đà Nẵng, CSBV muốn tái diễn một Đại Lộ Kinh Hoàng năm 1972, nhưng thất bại v́ phía Tây QL có quân ta bố trí, chúng không thể xông tới gần QL dùng súng bắn thẳng tàn sát dân, chúng chỉ dùng đại bác đặt trong núi Trường Sơn bắn vào dân tị nạn, nhưng đa số đạn đại bác đă nổ trên vách núi hai bên QL.Từ ngày 23,24/3/75, có thể t́nh báo của chúng biết rằng Quân Đoàn I Tiền Phương sẽ rút về Đà Nẵng và có thể chúng không có đủ quân để ngăn chận, chúng chơi tṛ “rung cây nhát khỉ, khua trống gơ mơ” bằng cách mang những đơn vị nhỏ của chúng liều mạng đánh vào tuyến pḥng thủ của các đơn vị ta, chúng bị đánh bại nhanh chóng, bỏ trốn vào trong núi phía Tây, tuy nhiên đài phát thanh của chúng lại rêu rao là đă “diệt gọn” LĐ258/TQLC và LĐ15/BĐQ, và đang kiểm soát đèo Phước Tượng. Đau đớn cho quân ta, đ̣n tâm lư tuyên truyền này đă thành công! Quân ta đă bỏ khế hoạch lui binh trên QL1 để rút lui bằng Hải Quân theo ngả Thuận An, và đại thảm họa đă xẩy ra như nói ở trên. Ôi! Mấy ngàn năm trước, Tôn Tử đă nói: “Binh là cái đạo dối trá” mà đau đớn thay, địch th́ quá gian dối c̣n ta lại quá thật thà!

 

Sáng ngày 25/3/75 LĐ 258 TQLC được lệnh của Trung Tướng Tư Lệnh QĐI Ngô Quang Trưởng bỏ đèo Phước Tượng rút về Đà Nẵng, LĐ15/BĐQ (đóng bên cạnh LĐ258TQLC) chia làm hai, một phần đi hướng Bắc về Huế an toàn, c̣n một phần đi theo TQLC về phía Nam, đi qua Phú Lộc chúng tôi không thấy một tên VC nào mà chỉ thấy một cánh quân của LĐ 468 TQLC chỉ huy bởi Thiếu Tá Trần Quang Duật, bạn tôi! Sau khi qua Phú Lộc, chúng tôi được xe Quân Vận chở về Đà Nẵng an toàn cùng ngày…

 

Đà Nẵng, Tháng 3-1975.

 

Chúng tôi về đến Đà Nẵng khoảng 8 giờ tối 25/3/75, Đà Nẵng là nơi phồn hoa đô hội mà trong những ngày tháng hành quân dài tại rừng núi của tỉnh Quảng Trị, tôi chỉ mơ ước có được một lần trở về, dù cho chỉ vài giờ để thưởng thức một ly café thơm ngọt và ngắm các cô hàng café xinh đẹp, thành phố trong mộng của tôi th́ nay đang chết! Nhà cháy, xe cháy, khói lửa bao chùm thành phố. Dưới ḷng đường, trên hè phố la liệt người tị nạn không một mảnh chiếu để nằm! Tôi đă về đây trong cảnh hoang tàn đổ nát của thành phố thương yêu, hương vị thơm ngọt của café th́ chẳng được nếm mà chỉ có vị cay đắng của hai ḍng nước mắt đau thương!

 

Sáng ngày 26/3/75, tôi được lệnh chỉ huy một toán QY để yểm trợ cho một đơn vị TQLC đánh chiếm lại đèo Phước Tượng, đến trưa th́ lệnh này bị hủy bỏ, tôi nhận được lệnh khác, mang y tá và xe cứu thương ra bến Thương Cảng Đà Nẵng để đón quân của LĐ147/TQLC. Cả một LĐ gần 4000 quân mà bây giờ chỉ về được trên một chiếc LCU duy nhất, gồm Bộ Chỉ Huy LĐ, khoảng 100 thương binh trong đó có Đại Tá Nguyễn Thế Lương, và khoảng 200 binh sĩ, nh́n thấy họ tôi mới thấm thía câu nói của người xưa “chán chường như lũ tàn binh ĺa thành”.

 

Trong cuốn hồi kư “25 Năm Thế Kỷ” Trung Tướng Lâm Quang Thi có viết 90/100 TQLC của LĐ147 đă về được Đà Nẵng, điều này sai với sự thật. Ngày 27/3/75, tôi lên Trung Tâm Hành Quân Sư Đoàn gặp Thiếu Tá Trần Vệ, Trung Tâm Trưởng Hành Quân Sư Đoàn th́ được biết nhiều tin xấu: Toàn bộ LĐ 147/TQLC đă bị địch bắt và đạo quân Tiền Phương đă hoàn toàn tan ră. Quảng Ngải đă thất thủ và cuộc lui binh của SĐ2BB xẩy ra trong hỗn loạn (mặc dù không có trận đánh lớn nào) chỉ có một nửa SĐ2BB về được Đà Nẵng. Bộ Tư Lệnh QĐI tại Đà Năng bị bỏ trống, Thiếu Tá Trần Vệ gọi QĐI không ai trả lời, anh phải đích thân lên QĐ th́ không thấy một bóng người. Như vậy tính tới ngày 27/3/75, lănh thổ QKI chỉ c̣n có Thị Xă Đà Nẵng. Ta đă mất gần hết QKI mà không có một trận đánh lớn cấp trung đoàn nào! Tôi đau đớn, buồn rầu, lo lắng trở vê tiểu đoàn Quân Y.

 

Sáng ngày 28/3/75, tôi được gọi tŕnh diện Y Sĩ Trung Tá Nguyễn Văn Thế, TĐ Trưởng TĐ Quân Y SĐ/TQLC, anh Thế mặt mũi bơ phờ lo lắng, trên bàn anh là tập hồ sơ quân bạ của tôi, anh than phiền là Bệnh Viện Quân Y Dă chiến của SĐ/TQLC tại phi trường Non Nước đă quá tải, số thương binh đă gần gấp đôi sức chứa của bệnh viện mà QĐI không cho phương tiện để tản thương về BV Lê Hữu Sanh, Thủ Đức, nếu có đụng trận th́ sẽ không có chỗ cho thương binh, anh hỏi vê chuyên khoa của tôi, khi biết rằng tôi đă theo thầy Nguyễn Phước Đại hai năm để học vể giải phẫu xương với tư cách nội trú ủy nhiệm tại Bệnh Viện Đô Thành th́ anh rất vui vẻ rủ tôi đi khám bệnh cho Đại Tá Nguyễn Thế Lương, LĐT/LĐ147TQLC, Đại Tá Lương bị thương tại Thuận An v́ miểng hỏa tiễn tầm nhiệt AT3 tại đầu gối phải, vết thương sạch sẽ và đă được khâu cẩn thận, có điều miểng đạn th́ chưa được lấy ra được v́ nó nằm cạnh dây thần kinh và động mạch quan trọng, khi anh Thế hỏi ư kiến th́ tôi đề nghị nên tăng lượng trụ sinh tối đa để ngừa nhiễm trùng xương và tôi có thể lấy miểng đạn ra nếu có đủ dụng cụ, anh Thế vui vẻ và ra lệnh:

 

-Từ nay ĐT Lương là bệnh nhân của toi (anh Thế tốt nghiệp trường trung học pháp Jean Jacques Rousseau nên có thói quen gọi chúng tôi là toi, xưng moi), c̣n số bệnh nhân hiện tại của toi, moi sẽ bàn giao cho bác sĩ khác. Tôi quay qua Đại Tá Lương an ủi:

 

-ĐT yên tâm, tôi sẽ lấy miểng đạn ra an toàn, nếu cần ǵ xin ĐT cho tôi biết.

 

Tôi đề nghị với anh Thế:

 

-Xin Trung Tá liên lạc với Tổng Y Viện Duy Tân, mượn pḥng mổ để tôi mổ càng sớm càng tốt, v́ để lâu không ổn, có thể bị nhiễm trùng xương th́ ḿnh phải cưa chân. Anh Thế lắc đầu buồn bă:

 

-Moi mới liên lạc khi sáng, họ cũng quá tải như ḿnh, họ đề nghị Bệnh Viện Hải Quân Cam Ranh.

 

Chiều ngày 28/3/75, lúc khoảng 6 giờ 30 chiều, Đại Úy Nguyễn Quang Đan lái xe đến TĐ Quân Y đón tôi ra sân trực thăng của SĐ, tại đây tôi thấy anh Thế đang đứng với Thiếu Tướng Tư Lệnh TQLC Bùi Thế Lân, ĐT Lương th́ ngồi dưới đất, tôi chưa kịp chào th́ anh Thế đă tiến tới ra lệnh:

 

-Toi mang ĐT Lương quá giang tàu hải quân đến Bệnh Viện Hải Quân Cam Ranh để mổ, c̣n moi th́ phải đi họp để xin hải quân cung cấp một chuyến tàu di tản thương binh của ḿnh về Saigon hay Vũng Tàu.

 

Tôi không biết nói ǵ, chỉ đi theo đoàn người lên trực thăng, tại hai bên cửa trực thăng tôi thấy mấy người nhái của TQLC cùng đi. Trực thăng bay chừng 15 phút th́ đáp xuống Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải, tại đây có sẵn 2 trực thăng đang đậu ,khi máy trực thăng vừa tắt, tôi nghe được tiếng ôn ào của nhiều ngàn người dân tị nạn đang chờ tàu trên khoảng đất trống kế bên băi đáp trực thăng, một sĩ quan Hải Quân dáng điệu nhu ḿ lễ phép tiến ra chào Thiếu Tướng Tư Lệnh TQLC, anh nói Trung Tướng Trưởng mới đến, tay chỉ chiếc trực thăng bên cạnh, c̣n Phó Đề Đốc Thoại th́ đang bận họp, sau đó anh hướng dẫn chúng tôi vào một bunker bên cạnh sân cờ, cái bunker này được xây bằng nhiều lớp bao cát kiên cố, bên trong có một cái bàn dài và quanh bàn là một hàng ghế c̣n bỏ trống, tại góc pḥng có mấy chiếc điện thoại, đây là TOC Hành Quân của Hải Quân, có lẽ chúng tôi đến sớm nên chưa có ai mà chỉ có Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đang đứng chờ. Hai vị tướng trao đổi chuyện với nhau một lúc rồi cả hai đi về phía mấy cái điện thoại, trong lúc hai ông tướng loay hoay bên máy điện thoại, tôi thấy Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại cùng mấy sĩ quan Hải Quân bước vào pḥng, tướng Thoại bước đến bên Tướng Trưởng… Tướng Trưởng bốc máy điện thoại thứ nhất gọi mấy lân mà không được, ông dùng máy thứ hai th́ có người trả lời, ông nói chuyện với người trong máy một lúc lâu, nét mặt lo âu, tôi cũng đứng trong pḥng nhưng v́ phép lịch sự nên không nghe và cũng không muốn t́m hiểu người bên kia đầu dây là ai, cho đến khi Đại Tá Lương, ngồi dưới đất, gần chỗ Tướng Trưởng đang nói điện thoại, lên cơn đau và cầu cứu, tôi đi tới đưa thuốc th́ cũng là lúc tôi nghe tướng Trưởng nói từng câu rơ ràng với người bên kia máy:

 

-Tŕnh Tổng Thống, tôi quyết định theo t́nh h́nh.

 

Nói xong, Tướng Trưởng cúp máy, ông đi qua lại trong pḥng, đăm chiêu suy nghĩ một lúc rồi ghé tai Tướng Lân nói thầm mấy câu làm ông tướng này cũng đăm chiêu suy nghĩ buồn bă không kém*. Một lát sau Tướng Lân quay qua nhắc Tướng Trưởng là phải mời Tướng Hinh, Tư Lệnh SĐ3BB đến họp.

 

(*Trong bữa ăn tối ngày 25/2/2011 do Y Sĩ Thiếu Tá Tường, TĐP/TĐQY/TQLC khoản đăi tại Little Saigon, tôi gặp lại Thiếu Tướng Bùi Thế Lân và may mắn đă được ông giải đáp những thắc mắc của tôi từ 36 năm nay trong câu trả lời của Tướng Trưởng với Tổng Thống. Thiếu Tướng Lân cho tôi biết người mà Tướng Trưởng nói chuyện điện thoại với tối hôm 28/3/75 là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tướng Lân xác nhận câu nói “Tŕnh Tổng Thống, tôi quyết định theo t́nh h́nh” và Tướng Trưởng đă nói thầm vào tai ông: “Ḿnh rút đêm nay”. Thiếu Tướng Tư Lệnh TQLC c̣n cho biết: “Ông ấy bối rối đến nỗi quên cả mời Tướng Hinh, SĐ3BB, tôi phải nhắc ông ta, khi Tướng Hinh đến để nhận lệnh bỏ Đà Nẵng trong đêm th́ ông xin Tướng Trưởng cho 4 ngày đễ sửa soạn nhưng bị từ chối”. Tướng Lân nói tiếp: “Sự thực th́ đây không phải là một phiên họp, các tướng được gọi đến để nhận lệnh bỏ Đà Nẵng chứ không có bàn căi ǵ hết”. Tôi nghĩ Thiếu Tướng Lân rất có lư v́ dọn nhà th́ cũng phải cần mấy ngày, c̣n dọn cả một QĐI “ngay đêm nay” th́ c̣n có ǵ để bàn căi, chỉ có nước “bỏ của chạy lấy người” mà” tự thoát”, vậy th́ “buổi họp” nầy không cần thiết, thay vào đó Tướng Trưởng chỉ cần dùng điện thoại ra lệnh, như vậy th́ ông đă tránh cho những tướng dưới quyền những nguy hiểm mà tôi sẽ kể sau. Một điều tôi không thể hiểu được là tại sao Tướng Trưởng lại phải vội vă như vậy để gây ra thảm kịch ngày 29/3/75 tại Đà Nẵng? Đại quân của địch th́ chưa thấy, trong thành phố Đà Nẵng chỉ có đặc công và tiền sát Pháo Binh địch trà trộn trong dân tị nạn, chúng chỉ có khả năng pháo kích quấy rối). 

 

Tôi chợt nhớ nhiệm vụ của tôi là t́m tàu hải quân mang ĐT Lương đến Cam Ranh để mổ vết thương cho ông nên vội bỏ pḥng họp đi ra cầu tàu để t́m tàu, tại đây tôi chỉ thấy cảnh “bờ trơ cơi vắng nước c̣n tăm không” trong ánh trăng phản chiếu sóng biển ŕ rầm, tàu th́ chẳng có mà người cũng không! Tôi đi ngược lại căn cứ hải quân vắng tanh, chẳng thấy một quân nhân hải quân nào, căn cứ này có lẽ đă bị bỏ trống.

 

Trở lại băi trực thăng, nh́n qua hàng rào, tôi thấy nhiều ngàn dân tị nạn chen chúc nhau trên băi đất trống, chỉ cách hầm TOC Hải Quân, nơi các tướng sẽ họp khoảng 100m, tôi rùng ḿnh tự hỏi trong số người này có bao nhiêu đặc công và tiền sát pháo binh địch trà trộn? Theo ánh đèn vàng, tôi t́m đến bệnh xá hải quân th́ gặp một ông Trung Sĩ y tá, thấy tôi là bác sĩ ông vội đứng nghiêm chào kính, tôi được biết người chỉ huy bệnh xá là bác sĩ Phước, bạn tôi, nhưng bác sĩ Phước mới ra ngoài nên tôi phải chờ, khi ông Trung Sĩ biết tôi đang t́m tàu để về Cam Ranh th́ ông nh́n trước nh́n sau rồi ghé tai tôi nói:

 

- Lúc 5 giờ chiều cả căn cứ đă bỏ đi gần hết, chỉ c̣n một số người Phó Đề Đốc chỉ định ở lại, hiện giờ không có chiếc tàu nào, chiếc cuối cùng đă chở ông Lănh Sư Mỹ đi rồi.

 

Tôi nhắc ông trung sĩ phải sẵn sàng súng ống v́ mấy ông tướng đến họp có thể lôi kéo bọn đặc công VC tấn công căn cứ. Ngồi chờ một lúc, tôi nghe thấy nhiều tiếng trực thăng lên xuống nên vội đi trở lại hầm TOC, tôi thấy Đại Úy Đan, b́nh thường không bao giờ đeo súng, hôm nay anh đeo một khẩu tiểu liên Uzi bên hông, dáng điệu nghiêm trọng, tôi chợt nghĩ đến bữa tiệc “Hồng Môn”(Trên 4000 năm trước, thời Hán-Sở tranh hùng bên Tàu, Sở Bá Vương đă mở bữa tiệc tên là Hồng Môn mời Hán Đế Vương đến dự để giết đi, việc không thành v́ Hán Đế Vương đă đề pḥng trước) nên vội kiểm soát lại khẩu Colt 45 bên hông, nạp một viên đạn lên ṇng rồi bước vào pḥng họp.

 

Trong pḥng lúc nay đă đầy người, Tướng Trưởng ngồi đầu bàn, bên phải là Tướng Thoại, phía bên trái là Tướng Lân, kế bên là Tướng Hinh, sau chót là Trung Tướng Lâm Quang Thi, bên hàng ghế đối diện, cạnh Tướng Thoại là mấy vị sĩ quan hải quân và bộ binh, v́ họ ngồi xoay lưng về phía tôi nên không nhận diện được. Vô t́nh tôi lại đứng đối diện với Tướng Thi, ông to lớn, tôi nhận ra ông v́ bảng tên trên ngực áo bên phải, bên trái phía trên trái tim là một huy hiệu nắm đấm với mấy chấm phía trên, đứng sau ông là một sĩ quan cận vệ cũng to con không kém và cũng đeo huy hiệu nắm đấm bên trái, như vậy th́ Tướng Thi là một cao thủ vơ lâm khiến tôi càng chăm chú nh́n trong đầu tự hỏi ông là Tư Lệnh Phó QĐI, tại sao không ngồi cạnh Tướng Trưởng để chủ tọa cuộc họp mà lại ngồi tận cuối bàn với dáng điệu bồn chồn bối rối? Tướng Hinh th́ đang “mặc cả” với Tướng Trưởng từng giờ để cố cứu SĐ3BB.

 

V́ thấy mọi việc tốt đẹp, tôi bước khỏi pḥng họp lúc 8 giờ 40 tối th́ được biết anh em người nhái TQLC đă mang ĐT Lương qua cái bunker bên cạnh, tôi qua thăm, cho ông biết không có tàu về Cam Ranh. Sau đó tôi ra băi trực thăng ngồi chờ. Chưa hút hết nửa điếu thuốc, tôi thấy một tia lửa bùng lên giữa đám dân tị nạn trên mảnh đất trống cạnh băi trực thăng, trong ánh lửa màu cam tôi thấy thân người và nhưng phần cơ thể tung lên, tiếp theo là một tiếng nổ đinh tai. Theo phản ứng của một chiến binh, tôi nằm sát mặt đất, địch bắt đầu pháo kích lúc 9 giờ tối, nhịp độ 3-4 trái một phút, v́ đă quen với chiến trận tôi nhận ra tiếng nổ quen thuộc của đạn đại bác 130 ly, nhưng không nghe thấy tiếng depart, đa số đạn nổ trên khoảng đất trống chỗ dân tị nạn. Giữa những tiếng nổ, tôi nghe tiến lẻng kẻng của mảnh đạn va chạm vào mái tole, và tiếng kêu khóc của dân tị nạn, h́nh như tiền sát viên VC ở đâu đây. Tôi thấy đạn đại bác từ từ kéo vào bên trong căn cứ, và chính xác, một trái đạn nổ ngay băi trực thăng, làm hai trực thăng của Tướng Lân và Tướng Trưởng xẹt lửa, khoảng 10 giờ 30 tối, cường độ pháo kích tự nhiên giảm xuống, đạn pháo rơi tản mác ngoài căn cứ, theo người nhái TQLC Nguyễn Bác Ái th́ địch đặt pháo tại hường đèo Hải Vân v́ anh thấy những tia lửa nháng ra từ phía đó và lư do địch giảm pháo kích v́ ta bắn chết một và bắt sống hai tiền sát VC.

 

Khoảng 10 giờ 40 tối tôi thấy Trung Tướng Lâm Quang Thi cùng một sĩ quan Hải Quân đi vội vă ra băi trực thăng, lên một trực thăng cuối băi, chiếc trực thăng bay lên rất nhanh ra khỏi căn cứ, sau này tôi được biết ông bay ra Soái Hạm HQ5, như vậy ông là vị tướng thứ hai rời Đà Nẵng bằng máy bay, vị đầu tiên là Thiếu Tướng Hoàng Văn Lạc, TLP/QĐI xin đi về Saigon ngày 26/3/75 rồi không trở lại (CTTCB, trang 273-274, Hồ VK Thoại). Các tướng khác đều phải lội ra chiến hạm sáng ngày 29/3/75 ngoại trừ Tướng Điềm của SĐI/BB bị tử nạn.

 

Băi đất trống bên cạnh bây giờ vắng tanh, không thấy một người tị nạn nào, nh́n vào căn cứ HQ tôi thấy khoảng 20 người binh sĩ và sĩ quan HQ đang tụ tập bàn tán quanh Tướng Thoại, như vậy th́ cả căn cứ chỉ c̣n ngần ấy người, bên TQLC th́ có khoảng 10 người, tôi nh́n về phía cột cờ th́ thấy Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, dáng đứng xiêu đổ lặng lẽ hút thuốc lá, trông ông như người vừa thua một canh bạc cháy túi! Thấy ông không mũ sắt, không đeo súng như mọi lần trong khi pháo của địch đang rải rác rơi, tôi nói một người sĩ quan bộ binh đứng bên cạnh trở lại pḥng họp lấy cho ông mũ sắt.

 

Bấy giờ, tất cả chúng tôi đều biết địch chỉ tạm thời giảm pháo kích, chắc chắn chúng sẽ pháo kích trở lại và có thể tấn công căn cứ bằng đặc công, chúng đă biết trong căn cứ có nhiều tướng lănh v́ có nhiều trực thăng lên xuống và rất có thể tiền sát viên của chúng đă báo cáo (một tên tiền sát bị phát giác cùng với đầy đủ máy truyền tin trong căn cứ chỉ cách pḥng họp chưa đến 50m). Nơi an toàn nhất bây giờ có lẽ là căn cứ Non Nước của TQLC và chúng tôi sửa soạn đi về, hai anh phi công leo lên trực thăng của Tướng Lân, loay hoay một lúc rồi chạy xuống báo cáo, Đ/Úy Đan leo lên trực thăng đề máy mấy lần không được, th́ ra trực thăng đă bị hư v́ miểng đạn pháo, trực thăng của Tướng Trưởng cũng cùng số phận.

 

Chúng tôi lại nhận thêm hai tin xấu nữa, đó là chiếc xe duy nhất của Thiếu Tướng Lân đă bị trúng đạn pháo không chạy được và chiếc tàu dành cho Tướng Thoại chở tên Lănh Sự Mỹ đi lúc chiều rồi không trở lại, ngoài cầu tàu th́ không có một chiếc tàu nào, vậy là chúng tôi đă hết đường về BTL/SĐ tại căn cứ Non Nước.

 

Đang tuyệt vọng th́ khoảng 11 giờ đêm một chiếc trực thăng không biết từ đâu xà xuống, chúng tôi đă tưởng có cứu tinh th́ thấy Tướng Trưởng và người tùy viên leo lên, rồi trực thăng vội vă cất cánh, thế là chưa kịp mừng th́ …!!!

 

Bây giờ nếu gọi TQLC từ căn cứ Non Nước đến đón là điều không tưởng, với t́nh trạng kẹt đường v́ người tị nạn th́ TQLC chỉ có cách chạy bộ tới đây như vậy phải mất mấy giờ th́ đă quá trễ v́ nơi đây đang là một trái bom nổ chậm. Tướng Thoại đi qua lại kiểm soát các pḥng trong căn cứ, sau đó ông vào pḥng truyền tin, một lúc sau bước ra mặt buồn hiu, ông cùng với các sĩ quan Hải Quân đứng bàn bạc một lúc rồi họ quyết định bỏ căn cứ, TQLC chúng tôi không c̣n lựa chọn nào khác, phải đi theo họ mặc dù không biết đi về đâu! Chúng tôi đi qua băi đất trống mà dân tị nạn tụ tập trước khi bị pháo, trên mặt đất đầy những vũng máu và các mảnh cơ thể nạn nhân! Để tránh lộ h́nh tích trên băi đất trống trải, làm mồi ngon cho hỏa lực địch, chúng tôi ṿng xuống men theo phía bờ biển, dưới ánh trăng sao, chúng tôi vượt qua những tảng đá trơn ướt lớn như những chiếc xe Jeep hoặc GMC, chỉ tội mấy anh người nhái TQLC phải thay phiên nhau cơng ĐT Lương.

 

Vừa ra khỏi căn cứ Hải Quân khoảng một km, th́ địch bắt đầu pháo kích đợt hai, lần này cường độ gấp 10 trước, tiếng nổ liên tục không phân biệt được, căn cứ Hải Quân bị phủ lửa, có lẽ không một sinh vật nào có thể sống được trong đó! Không biết ông bạn “vàng” Phước của tôi có c̣n trong căn cứ này không? V́ Hải Quân không ai mang theo máy PRC25, nên Tướng Thoại phải mượn máy của TQLC liên tục gọi tàu vào đón, nhưng không có ai trả lời! Tới Spanish Beach, chúng tôi đi ṿng lên núi Sơn Trà, nơi đây không có đường, phải vạch bụi cây mà đi, tới lưng chừng núi th́ có một tảng đá lớn bằng một ṭa nhà cản lối, chúng tôi ngồi chờ để anh em người nhái TQLC t́m chỗ thấp có thể qua được.

 

Phó Đề Đốc Thoại ngồi xổm đưới đất liên tục gọi máy PRC25 cầu cứu mà không có hồi âm, tôi chợt nghĩ ḿnh đang là nhân chứng của một sự kiện có một không hai trong quân sử:

 

“Một ông Phó Đề Đốc HQ có dưới tay nhiều trăm chiến thuyền lớn nhỏ không xa đây, vậy mà ông đă phải khản cổ cầu cứu suốt 3 tiếng không ai trả lời! Một ông Tướng TQLC có trong tay cả chục ngàn quân thiện chiến nay bị lâm vào bước đường cùng, ngay trong thành phố Đà Nẵng, với khoảng mười thuộc viên chỉ v́ một buổi họp không cần thiết và sai chỗ”.

Theo tin t́nh báo th́ VC sẽ pháo kích căn cứ Hải Quân lúc 4 giờ sáng 29/3/75 như vậy th́ địch đă có đầy đủ yếu tố để pháo kích căn cứ tối hôm 28/3/75 và cuộc họp cao cấp của các Tướng Lănh QĐI đă diễn ra dưới họng đại bác 130 ly của địch, chúng pháo sớm hơn v́ thấy các tướng lănh đến họp. Khi mới đến căn cứ lúc 7 giờ tối 28/3/75, tôi thấy nhiều ngàn dân tị nạn đang tụ tập trong căn cứ, chỉ cách nơi họp khoảng 100m, với cái nh́n của một người lính, tôi đă nghĩ nơi đây không an toàn v́ đặc công và tiền sát VC đă trà trộn, Trung Tướng Tư Lệnh QKI hoặc chính các phụ tá hay bộ tham mưu chắc chắn phải biết điều sơ đẳng này để tŕnh lên Tư Lệnh, có lẽ v́ sự vắng mặt của thuộc hạ, thiếu báo cáo t́nh h́nh khiến ông TL/QĐ vẫn tiếp tục buổi họp tại đây thay v́ tại căn cứ Non Nước, nơi đang được TQLC bảo vệ cẩn mật.

 

Nh́n xuống căn cứ HQ, lửa cháy rực một góc trời, tiếng đại bác 130 ly liên tục nổ như tiếng sấm rền không dứt, tôi nghĩ bọn VC đang làm một việc vô ích v́ căn cứ đă bị bỏ trống, nếu lúc 9 giờ tối 28/3/75 thay v́ pháo kích, chúng chỉ cần dùng một toán đặc công tấn công vào căn cứ th́ không biết chuyện ǵ sẽ xẩy ra cho các tướng lănh của QĐI, và bây giờ nếu đặc công VC đi lên núi th́ chúng tôi sẽ lâm nguy.

 

Đang mải mê suy nghĩ, tôi nghe một giọng nói oang oang quen thuộc của Bác Sĩ Phước, theo tiếng nói tôi t́m ra anh, trong quân phục hải quân màu xanh, đầu đội nón sắt, vai đeo M16 cùng với một giây đạn, tôi đến bên nói đùa:

 

- Phước, mày om ṣm quá, hồi nẫy có mấy thằng đặc công VC hỏi tao mày đi đâu vắng nhà, tao không nói, nên chúng nó ôm AK47 chạy lên núi t́m mày đó. Phước quay lại nh́n tôi:

 

-Trời đất, hóa ra là chú mày, hồi nẫy y tá nói có một sĩ quan TQLC súng đạn đầy người đến t́m làm tao đang lo…

 

-Thôi, đừng mất th́ giờ, mày chỉ đường cho TQLC tụi tao đi.

 

-Tao đâu có biết, tao mới từ Vùng 4 đổi qua được mấy tuần, hồi chiều họ bỏ đi nhưng tao ở lại v́ ông tướng cần bác sĩ.

 

Mấy anh người nhái TQLC t́m được một đoạn núi đá thấp chừng 2m, chúng tôi khó khăn lần lượt vượt qua đến một đoạn đường đi dễ hơn, theo tiếng sóng, chúng tôi đến một băi biển hoang vắng toàn đá phía trên Spanist Beach, ngoài khơi chúng tôi thấy tàu HQ đang chạy… Tướng Thoại đă quá mệt mỏi nên nhờ TQLC Nguyễn Thế Thụy, âm thoại viên của Tướng Lân, tiếp tục gọi dùm.

 

Khi theo Tư Lệnh TQLC đến căn cứ HQ họp th́ Thụy, âm thoại viên cửa TL đă thuộc gần hết những tần số giải tỏa đặc lệnh truyền tin, trong đó có cả của HQ, nên khi Tướng Thoại nhờ liên lạc th́ anh thành thuộc “bẻ cổ” máy qua tần số giải tỏa rồi cất tiếng gọi. Như một phép lạ, trong máy có tiếng trả lời, Thụy vội trao ống liên hợp cho Tướng Thoại để nói chuyện với Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Văn Hy*…

 

(* gần đây tôi có nhận được điện thư của Thiếu Tá Hy, vị cứu tinh đă t́m ra chúng tôi, th́ được biết anh thuộc một đơn vị Hải Quân di tản từ Thuận An về Đà Nẵng, khi địch pháo kích đợt hai, anh ra lệnh cho đơn vị rời vịnh Đà Nẵng, di chuyển đến Spanish Beach để tránh pháo, lúc đó Thiếu Tá Hy đang ở trên ghe Yabuta của Duyên Doàn 12, khoảng 3 giờ sáng ngày 29/3/75. Trong lúc địch pháo kích đợt 2, anh gọi máy đến Trung Tâm Hành Quân Vùng I Duyên Hải không có ai trả lời, vô t́nh anh quay qua tần số giải tỏa nên nghe đươc lời kêu cứu, anh ra lệnh cho ghe đi vào).

 

Chuyến đầu tiên chính anh Hy đứng ở mũi ghe kéo Tướng Thoại, Tướng Lân lên, cùng đi trong chuyến này có Đại Tá Lương, và một số sĩ quan, ghe Yabuta là một loại ghe nhỏ không thể đón hết mọi người nên tôi và Đ/Úy Đan ở lại v́ chúng tôi muốn chờ anh em TQLC lên thuyền hết rồi mới đi. Tuy ân hận 5 phút v́ không đi theo bệnh nhân của ḿnh nhưng tôi cũng yên tâm v́ đă đưa cho Đại Tá Lương những thuốc ông cần. Lúc đó tôi và Đ/Úy Đan đứng trên một mỏm đá riêng biệt với nhóm người c̣n lại khoảng 20 người gồm HQ và TQLC, Thiếu Tá Hy trở lại thêm 3 lần nữa đón hết đám người này, chuyến cuối cùng anh phải mượn một chiếc ghe đánh cá của dân v́ ghe Yabuta của anh thiếu nhiên liệu.

 

Theo Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Văn Hy, việc anh làm đêm hôm đó là tự nguyện thúc đẩy bởi t́nh đồng đội. Quả thật đây là một gương can đảm và t́nh đồng đội cao đẹp mà tôi đă được cái vinh dự chứng kiến từ đầu đến cuối.

 

Khi trời đă sáng, trên bờ biển hoang vắng chỉ c̣n có tôi và Đ/Úy Đan nên nó càng hoang vắng hơn, chúng tôi đứng trên mỏm đá chênh vênh, nh́n về phía căn cứ HQ, địch đă ngưng pháo nhưng khói lửa vẫn bốc cao, sóng thủy triều đang lên che phủ mỏm đá làm chúng tôi bị ướt đến đầu gối, tôi thật sự “lạnh cẳng” theo cả hai nghĩa, nh́n qua Đan th́ thấy anh đang nh́n tôi vô cảm, chúng tôi chỉ c̣n chờ có hai chuyện, VC đến trước th́ chúng tôi chết, ghe Hải Quân tới th́ chúng tôi sống, chợt nghĩ sống hay chết th́ giây phút này cũng là giây phút cuối cùng tôi được nh́n thành phố Đà Nẵng thân yêu. Biển vẫn xanh, sóng vẫn ŕ rầm một điệu nhạc muôn thủa làm dịu ḷng người. B́nh minh vừa ló dạng hắt những tia sáng phản chiếu sóng biển như những thỏi vàng long lanh, trên trời những cụm mây trắng lững thững trôi vô t́nh như không biết đến cuộc gió tanh mưa máu đang diễn ra phía dưới, từng đàn hải âu vừa rời tổ riú rít đi t́m mồi làm tôi chợt nghĩ đến cuộc rút quân hoảng loạn vô tổ chức này. Hôm nay mấy chú hải âu sẽ được no bụng v́ sẽ có vô số người chết, có thể trong đó có Đan và tôi.

 

Khoảng 9 giờ sáng 29/3/75, một chiếc tiểu đĩnh loại LCVP không biết từ đâu tới và ngừng lại cạnh chúng tôi, trên thuyền không có ai ngoại trừ anh Trung Sĩ lái thuyền, tôi và Đ/Úy Đan nhẩy lên, anh Trung Sĩ chẳng nói ǵ, cho thuyền chạy thẳng ra khơi, chúng tôi cũng không cần biết là sẽ đi về đâu, bây giờ tôi mới thấy Đ/Úy Đan mở máy PRC25 gọi đi mấy nơi.

 

Khoảng 10 giờ sáng thuyền dừng lại bên chiếc HQ 802, chúng tôi dùng thang giây leo lên chiến hạm, có lẽ chúng tôi là những người cuối cùng v́ sau đó thang được kéo lên, vị hạm trưởng chiếc HQ 802 là Hải Quân Trung Tá Vũ Quốc Công, ông lịch thiệp vui vẻ chỉ cho chúng tôi t́m đến căn pḥng có Thiếu Tướng Bùi Thế Lân và các sĩ quan TQLC. Tôi coi lại vết thương cho Đại Tá Lương sau đó đi lên sân tàu phía trước để t́m chỗ nghỉ ngơi. Trên tàu có khoảng 5,6 ngàn người gồm thường dân và binh sĩ đủ các quân binh chủng của QKI, nh́n thấy họ, tôi thầm cảm ơn Trung Tá Công và thủy thủ đoàn chiếc HQ 802 đă cực nhọc vất vả cứu được nhiều người.

 

Lên tới sân tàu phía mũi, tôi t́m một chỗ khuất để nằm nghỉ và để “gậm nhấm” nỗi đau thương nhục nhă của một “tàn tốt”, nhưng tôi không được yên v́ gặp lại vài người bạn cũ, trong đó có một niên đệ Y Sĩ Trung Úy Phạm Anh Dũng, anh mặc một bộ đồ bộ binh nhầu nát, chỉ trừ cặp lon trung úy sáng chói, anh cười toe toét tươi như hoa đến bên tôi hỏi vài điều, giữa cảnh nước mất nhà tan này mà anh lại vui vẻ như vậy làm cho tôi ngẹn họng không biết nói ǵ.

 

Cam Ranh, 30/3/1975.

 

Chiến hạm HQ802 nhổ neo xuôi Nam khoảng 11 giờ sáng 29/3/75 mang theo nỗi đau buồn nhục nhă chán chường của quân dân QKI, tàu cặp bến Cam Ranh khoảng 3 giờ sáng 30/3/75, thường dân và binh sĩ bộ binh lên bờ trước, sau cùng mới tới lượt TQLC, một điều trái ngược là thương binh lại lên bờ sau cùng. Tôi và Đại Tá Lương xuống tàu khoảng trưa ngày 30/3/75 lúc thủy thủ đoàn HQ802 đang lau rửa tàu. Loay hoay môt lúc mới t́m được xe tản thương đến Bệnh Viện Hải Quân Cam Ranh lúc 1giờ chiều, tại đây tôi gặp một vị niên trưởng tử tế tận t́nh giúp đỡ nên việc giải phẫu cho Đại Tá Lương trở nên dễ dàng, cuộc giải phẫu kết thúc thành công lúc 4giờ chiều cùng ngày, trong lúc Đại Tá Lương đang ngủ trong pḥng hồi sức, chợt nhớ là tôi chưa ăn ǵ từ hai ngày nay nên vội vào câu lạc bộ hải quân đối diện với bệnh viện để gọi món ăn, nh́n cảnh thanh b́nh của quân cảng Cam Ranh mà tôi bỗng chạnh ḷng thương sót cho ḿnh, v́ đă lỡ thích “gió sương” nên mới ra nhập binh chủng TQLC để rồi được quá nhiều “sương gió”!

 

Đang suy nghĩ vớ vẩn th́ chợt nhận ra một điều khác lạ, lúc tôi mang Đại Tá Lương đến bệnh viện th́ Quân Cảng Cam Ranh đầy TQLC, bây giờ chẳng thấy ai, hỏi một sĩ quan HQ ngồi bàn bên cạnh th́ được biết TQLC đă bắt đầu lên tàu về Vũng Tàu lúc 3giờ chiều, tôi vội trả tiền mặc dù chưa được ăn ǵ, rồi chạy về bệnh viện. Đại Tá Lương đang ngủ ngon lành, nhưng tôi không có lựa chọn nào khác là phải đánh thức ông dậy, chúng tôi mượn một chiếc xe hồng thập tự lái thẳng đến TTHQ/HQ Vùng II Duyên Hải, tôi bước vào Trung Tâm th́ thấy Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh đang ngồi uống café với mấy sĩ quan Hải Quân khác, chưa kịp chào kính th́ ông đă đứng dậy đưa tay bắt, miệng hỏi:

 

- Sao bây giờ bác sĩ c̣n ở đây, TQLC đang lên tàu HQ 802 về Vũng Tàu?

 

- Tôi mổ cho ông Đại Tá bị thương mới xong,

 

Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh suy nghĩ một giây rồi nói:

 

-Thôi được, để tôi giúp bác sĩ.

 

Nói xong, ông bốc máy nói chuyên một lúc rồi ra lệnh cho hai người cận vệ đưa chúng tôi ra cầu tàu BTL Vùng II Duyên Hải. Có một điều đặc biệt ở ông tướng này làm tôi nhớ măi là khi tôi chào kính cám ơn ông th́ ông chỉ mỉm cười thân mật bắt tay tôi và lịch sự chúc chúng tôi thượng lộ b́nh an.

 

Khi chúng tôi đến cầu tàu th́ HQ802 đă rút thang và sửa soạn hải hành,có lẽ được báo trước nên trên tàu thả thang lưới xuống để chúng tôi leo lên, hai anh cận vệ của Tướng Minh cơng Đ/Tá Lương lên tàu rồi trở xuống…Chúng tôi là những người cuối cùng lên tàu.

 

Vũng Tàu 31/3/1975.

 

Chiếc HQ802 nhổ neo lúc 6giờ chiều 30/3/75, nhưng v́ sóng và gió ngược nên măi đến 8giờ tối mới rời Quân Cảng Cam Ranh để xuôi Nam về Vũng Tàu, trên tàu chở khoảng 4000 tàn binh của SĐ TQLC (TT2TQLC,trang 551), như vậy chỉ có 1/3 quân số của SĐ thoát được về Cam Ranh, gần 8000 TQLC c̣n lại th́ hoặc chết hay mất tích tại Thuận An và Đà Nẵng. đa số các TQLC tinh thần đổ nát và được mặc quần áo mới rộng thùng th́nh v́ khi bơi ra chiến hạm từ căn cứ Non Nước Đà Nẵng sáng ngày 29/3/75, các anh đă phải bỏ lại vũ khí và quân phục trên bờ.

 

Tôi được biết chỉ có LĐ468 của Đại Tá Ngô Văn Định lui binh tại băi biển Nam Ô, may mắn được tàu Hải Quân vào sát bờ đón nên quân số và vũ khí cá nhân c̣n đầy đủ, cuộc lui binh của LĐ258 và 369 TQLC tại căn cứ Non Nước đă xẩy ra trong hỗn loạn và đẫm máu, chỉ có những TQLC may mắn và biết bơi mới lên được tàu, những người c̣n lại thi…(TT2TQLC, trang 578-579). Ngoài ra tôi được biết SĐTQLC đă có cái vinh dự bảo vệ cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng tá túc trong đêm ngày 28/3/75 tại căn cứ Non Nước để rồi sáng ngày 29/3/75 hộ tống ông lên chiến hạm sớm nhất, trước khi đi, lại c̣n được nghe ông đă nói một câu đáng được ghi vào quân sử: “Coi như đây là một cuộc tự thoát” (Đ/tá Trí, TT2TQLC,trang 548).

 

Sư Đoàn TQLC với quân số gần 12.000, là một sư đoàn tổng trừ bị của quân lực VNCH, trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, đây là một trong những sư đoàn thiện chiến nhất mà sở trường là di động đánh những trận địa chiến lớn tấn công những đại đơn vị địch. Sau chiến thắng Quảng Trị năm 1972, sư đoàn này bị QĐI xin giữ lại để làm lính Địa Phương Quân giữ đất cho QKI. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đă nhiều lần đ̣i SĐ/TQLC về, để làm những nhiệm vụ khác quan trọng hơn mà lần cuối cùng là ngày 22/3/75, (Tại sao tôi bỏ QK1, NQT) nhưng QĐI đă không trả, để rồi ngày 29/3/75 SĐ/TQLC không được đánh với địch một trận nào mà bị tan hàng chỉ v́ một cái lệnh lui binh hoảng loạn và không chuẩn bị tính toán.

 

HQ 802 về đến Vũng Tàu lúc 4 giờ 20 chiều 31/3/75, măi đến 9 giờ tối tôi mới đặt chân lên cầu tàu với tâm trạng nhục nhă chán chường của một bại binh, nh́n trong đám đông tôi thấy anh ruột tôi, Bác Sĩ Phạm Lê Thăng lúc đó đang làm Trưởng Ty Y Tế tỉnh Phước Tuy, anh tôi đang tất tả ngược xuôi t́m tôi trên cầu tàu, gặp tôi anh mững rỡ hơn bắt được vàng, anh nh́n tôi từ đầu đến chân để biết tôi không bị thương rồi hỏi.

 

- Cậu đă ăn ǵ chưa, anh có mua khúc bánh ḿ cho cậu, cả nhà đều lo cho cậu.

 

Tuy không có một hột cơm nào trong bụng từ ngày 28/3/75 nhưng tôi vẫn nói để anh tôi yên ḷng.

 

- Em c̣n no lắm, anh cứ đưa ổ bánh cho em để ngày mai ăn sáng.

 

Hai anh em hàn huyên một lúc rồi anh tôi phải về để báo tin mừng cho gia đ́nh, trong ánh đèn vàng hiu hắt trên cầu tàu, tôi đứng đó, nh́n theo bóng anh tôi khuất trong màn đêm mà ḷng đau đớn, tôi đă chẳng làm nên cơm cháo ǵ để bảo vệ đất nước, bây giơ lại làm cho cả gia đ́nh lo lắng…

 

Orange County-California, 2010.Một buổi sáng mùa Thu có nắng vàng rực rỡ, ba anh TQLC già ngồi nhâm nhi nước trà tại Factory Cafe là tôi, Trần Như Hùng và Cao Xuân Huy, trên bàn thấy một tờ báo cũ đăng bài “Tại Sao Tôi Bỏ QKI” mà tác giả là Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, chúng tôi chia nhau đọc, Tướng Trưởng phủ nhận tất cả tội lỗi của các tướng lănh QĐI bị kỷ luật và đổ tội làm mất QKI cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Đọc xong tôi thắc mắc hỏi hai đồng đội:

 

- Quân Đoàn I có quân số tương đương với địch, không đánh một trận nào cấp trung đoàn mà lại tan hàng chỉ trong có năm ngày, vậy mà không ai có lỗi ?

 

Cao Xuân Huy cười rồi nói:

 

- Chỉ có mấy thằng lính là có tội thôi!

 

Đây cũng là câu cuối cùng Cao Xuân Huy nói với tôi v́ chỉ mấy tuần sau anh đă lên tàu suốt để trở về băi biển Thuận An t́m lại khẩu súng đă bị gẫy tháng Ba năm 1975.

 

Bằng Phong Phạm Vũ Bằng.

California, 23/3/11

 

Viết cho mùa đại tang của binh chủng TQLC.

- Can Trường Trong Chiến Bại (CTTCB) PĐĐ Hồ Văn Kỳ Thoại.

( Tân Sơn Ḥa chuyển)

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

NT Kiên, Kim Âu, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan, NT Sám.