Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tri túc bất nhục

 

và hiện tượng Professor Đặng Văn Nhâm, Đan Quốc.

 

 

 



Lăo tử dạy rằng : Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đăị

Đỗ Hoàng Gia

Từ lâu, một số anh em chúng tôi ở Bắc Âu rất băn khoăn khi đọc một số tin sai lạc về giáo sư Đặng Văn Nhâm hay những bài viết của của Giáo sư , bắt đầu bằng hai chữ khá lập dị : Đan Quốc. Ai chẳng biết giáo sư Nhâm ở Đan Mạch th́ gọi là Đan Quốc, giống như Hàn Quốc, Hợp Chủng Quốc, Trung Quốc, Anh Quốc .... Tuy nhiên, nước Việt Nam th́ không ai dại mà bắt chước giáo sư Nhâm gọi là Việt Quốc. Gần Đan Mạch th́ có Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Thụy Sĩ, Băng Đảo, Ḥa Lan... thế nhưng có ai nói Phần Quốc, Băng Quốc, Ḥa Quốc, Na Quốc đâu ? Vậy theo giáo sư Nhâm, Thụy Sĩ gọi là Thụy Quốc, vậy Thụy Điển là Thụy ǵ ? Ba Lan gọi là Ba Quốc, vậy Ba Tư là Ba ǵ ? Tiếng Việt rất phong phú và dẫu biết rằng, sáng tạo ngôn ngữ và chơi chữ là thế giới của nhà văn, nhà báo nhưng tiếng Việt vẫn có những qui tắc nhất định, không căi ngang được. Chúng tôi là kẻ hậu sinh, vốn liếng ngôn ngữ mang theo ra xứ người không nhiều, nhưng Đan Mạch mà gọi là Đan Quốc nghe ra rất chói taị Xin các bậc thức giả rộng tâm chỉ giáo.


Theo tài liệu báo chí và các sách báo cả tiếng Việt lẫn tiếng Đan Mạch mà chúng tôi hiện có trong tay ( xin đính kèm ) , giáo sư Nhâm đă kinh qua những học vị, học hàm và chức vụ lănh đạo như sau :

Giáo sư và kư giả từ năm 1953
Cựu sinh viên Văn Khoa
Giáo sư & Giám Khảo của Viện Ngữ Học Đông Phương, Đại Học Kợbenhavn
Giáo sư thuộc Đại Học Đan Mạch
Phụ Khảo Trường Quốc Gia Cao Đẳng Thương Mại Kợbenhavn
Giáo sư AOF
Thông Dịch Viên hữu thệ, Nha Giám Đốc Ngoại Kiều, Bộ Tư Pháp
Tiến sĩ Văn Chương Việt Nam
Giám đốc Qũi Học Bổng Quốc Gia (Derektợr for Statens Uđannelsestợtte for Studerende)
Giám đốc Nha Thông Tin và Giao Tế ( Derektợr for Presse-og Folkoplysning )
Giáo sư Giáo Dục ( Professor ved uđannelse )
Giáo sư Văn Chương ( Professor ved litteratur )
Phụ tá Viện Trưởng Viện Đại Học Hoà Hảo
Sáng lập và chủ nhiệm nhật báo Tiến và tuần báo Điện Ảnh và Truyền H́nh (1963-1975)
Vơ sĩ Tak Kwon Do đệ ngũ đẳng
Ủy viên Trung Uơng Đảng Bộ Hải Ngoại / VNQĐD
Chủ tịch Hội Đồng Việt Nam Tự Do Âu Châu ( Vietnamese council for a free Vietnam )
Phó chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải ngoại, Chủ tịch VBVN HN

Sự thực là đâu, thưa các bậc thức giả ?

Về học hàm Giáo sư Văn Chương và Giáo Dục, phụ tá Viện Trưởng ĐH Hoà Hảo ở Việt Nam.

Giáo sư Nhâm chưa bao giờ có bằng tú tài và dạy đại học ở Việt Nam. Thế nhưng, viết tiểu sử hay đi đâu gặp nhửng kẻ hậu sinh như chúng tôi hay người Đan Mạch, ông Nhâm đều tự giới thiệu là Professor, đặc biệt vào những năm 1975-1980, người Việt định cư ít, thông tin hạn chế, c̣n xa lạ nhaụ

Giáo sư Nhâm, trước khi bước vào làng báo Việt Nam, dạy Việt Văn trường trung học tư thục Văn Lang, Đa Kao, Sài g̣n. Giáo sư Nhâm là giáo sư Trung Học Đệ Nhất Cấp, tiếu lâm có thể gọi là Junior High School Professor.

Giáo sư Nhâm chưa đỗ bằng tú tài 1 nhưng sao lại đựoc dạy học ở Văn Lang ? Thưa, không có ǵ là khó hiểu cả nếu chúng ta nh́n lại hoàn cảnh giáo dục miền Nam, trước và những năm sau cuộc di cư 1954. Lúc ấy, chỉ cần văn bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp thôi, cũng có thể dạy bậc Trung Học như thường, đặc biệt tại các trường tư thục. Trong hồi kư, Nh́n Lại Những Bến Bờ, nhà văn Duyên Anh có kể lại cái thời dạy học ở Long Xuyên chỉ có cái bằng Sơ Học Bổ Túc năm 1947 ở Thái B́nh. Thế mà Ban Giám Hiệu trường TH Ḥa Hảo/Nguyển Trung Trực phong Duyên Anh Vũ Mộng Long là "giáo sư Đoàn Trọng Thu, cử nhân Anh Văn" và một người bạn chơi violon, Phạm Vĩnh, " giáo sư Lê Đ́nh Bảo, cử nhân toán " ! (Duyên Anh, Nh́n Lại Những Bến Bờ, Xuân Thu 1988, chương 14, từ trang 319-346 ). Cái thời giáo sư Nhâm làm professor cũng vậy, không đi xa hơn cái ngoại lệ nàỵ Giáo sư Nhâm đă cố t́nh phớt lờ cái "lư lịch giáo sư Văn Lang năm 20 tuổi" thiệt này v́ ngộ nhỡ có người nhận ra, lộ tẩy, khó chơị

Giáo sư Nhâm bị tổng động viên, vào quân trường Quang Trung, Hóc Môn, chứ không vào quân trường Thủ Đức dành cho nhửng người có bằng tú tài I trở lên.

Giáo sư Nhâm chưa có đến cái bằng tú tài I th́ chuyện học ở Đại Học Văn Khoa, với chức danh "cựu sinh viên Văn khoa " rồi "cử nhân," "tiến sĩ " coi như miễn bàn.

Nếu giấy tờ bằng cấp đă thất lạc dưới thời tao loạn, giáo sư Nhâm có thể cho biết sơ lược, tú tài, sinh viên năm nào, ban nào ( Việt Hán chăng ? ) , cử nhân năm nào ( cử nhân giáo khoa văn chương chăng ? ) , tiến sĩ năm nào, luận án về đề tài ǵ, giáo sư hướng dẫn luận án, hội đồng giáo sư, khoa trưởng nào cấp. Xin báo cho giáo sư Nhâm, sinh viên văn khoa Sài G̣n cuối thập niên 60, 70 cử nhân, cao học sống ở hải ngoại c̣n đông lắm đấỵ Đă đi học th́ có thày, có bạn.

V́ là bạn từ hồi trung học phổ thông, TS Lê Phước Sang kéo giáo sư Nhâm về phụ trách dịch vụ bảo trợ xă hội sinh viên ở trường Đại Học Hoà Hảọ Chức vụ này chẳng có ǵ là to tát, đặc biệt Đại Học Hoà Hảo là đại học mới (thời kỳ 1969-1970), tương đối nhỏ. Vậy mà giáo sư Nhâm nổ sư sấm bằng một tràng tiếng Đan Mạch :
Professor ved Ḥa Hảo universitet i Saigon

Professor ved utdanning
Professor ved literatur
Direktợr for Presse-og Folkoplysning
Direktợr for Statens uđannelsestợtte for Studerende ( S.ỤS)

Tạm dịch như sau để hầu các bậc thức giả :
Giáo sư Đại Học Hoà Hảo tại Sài G̣n
Giáo sư Giáo Dục
Giáo sư Văn Chuơng
Giám đốc Thông Tin và Báo Chí,
Giám đốc Quĩ Học Bổng Quốc Gia & Trợ Cấp Xă Hội, tức ngang hàng với Giám Đốc một Nha của Bộ Giáo Dục. Bởi chữ statens ( the states ) , ở Đan Mạch chỉ dùng cho cơ quan công quyền cấp trung ương.

C̣n như chức vụ Phụ tá viện trưởng Đại Học Hoà Hảo, kính xin TS Lê Phước Sang ở bên Mỹ có thể phủ nhận hay xác nhận cũng như giải thích cho rơ hơn.

Giáo sư Nhâm biết tiếng Anh, Pháp, Đan Mạch... ông Nhâm hiểu rơ sự khác biệt giữa teacher và professor, giáo sư và giáo viên, lỉre và professor.

Điều kiện để phong hàm professor ở Tây phương như thế nào, có lẽ giáo sư Nhâm biết. Có một điều nhảm nhí là ở miền Nam trước năm 1975, thày dạy bậc trung học với đại học, đều được gọi tắt là giáo sư, nhưng khi dịch sang tiếng Anh, Pháp, Đan Mạch th́ giáo sư đại học hay trung học hoàn toàn khác. Ngay cả chức vụ giảng dạy ở đại học, có một sự phân biệt rất rơ ràng, giảng viên, giảng sư, giáo sư thỉnh giảng, giáo sư nhiệm chức hay giáo sư thực thụ... Giáo sư Nhâm không thể viện dẫn cái tṛ nhảm nhí này để dịch giáo sư đệ nhất cấp tư thục Văn Lang thành professor được.

Giáo sư Nhâm thuộc đại học Đan Mạch ?

Xin thưa, ở Đan Mạch hay Đan Quốc không có cái đại học quái đản nào tên đại học Đan Mạch cả. Đó là đại học Âm Phủ. Thế nhưng khi tự viết bản tin báo chí về buổi lễ ra mắt Hội đồng Việt Nam Tự do Âu Châu ngày 18.11.1991 tại quận 13, Paris, giáo sư Nhâm phóng bút như sau : " trên bàn chủ tọa, người ta thấy có Ts Lê Phước Sang, chủ tịch BCHTU, HĐVNTD, Đại sứ William Ẹ Colby, chủ tịch American Comittee For A Free Vietnam, Đại tướng Jean Harleim, chủ tịch Comite Francais Pour Un Vietnam Libre, giáo sư Đặng Văn Nhâm, thuộc đại học Đan Mạch, P. chủ tịch Văn Bút Âu Châu, chủ tịch BCH Âu châu và Ts Trần B́nh Tịnh...".

Tự viết bản tin đưa cho báo Viên Giác ở Hanover, số 66/1991 bên Đức, giáo sư Nhâm đánh bóng thêm : "Người ta nghĩ rằng, dưới tà́ lănh đạo của tiến sỉ Lê Phước Sang và nhất là giáo sư Đặng Văn Nhâm người văn vơ toàn tài, trong những ngày tháng tới đây HĐVNTD/Âu Châu sẽ trở thành tiếng nói vô cùng quan trọng cho khối người Việt quốc gia ở Âu Châu Về văn đă thế, về vơ th́ thế nào ? Vơ đây là vơ sư Tak Won Do, ngũ đẳng tự phong và tự thắt. Mười năm qua đă chứng minh thứ vơ ma này không thể nào " trở thành tiếng nói vô cùng quan trọng cho khối người Việt quốc gia ở Âu Châu ".

Giáo sư AOF là giáo sư ǵ ? thuộc đại học nào ?
AOF là chữ viết tắt từ tiếng Đan Mạch Arbejderens Oplysningsforbund. Đó là tổ chức giáo dục đại chúng tương tự như Bách Khoa B́nh Dân / Giáo Dục Tráng Niên của ta. AOF không thuộc Bộ Giáo Dục hay các cơ quan giáo dục công ở địa phương, mà phần lớn do các nghiệp đoàn lao động tổ chức và quản lư. Có thể dịch nôm ra tiếng Anh để hầu các vị thức giả như sau - Worker's Information Association. Ở Đan Mạch cũng như một số nước Bắc Âu khác như Thụy Điển, Na Uy, các lớp AOF được dạy vào ban đêm, về đủ mọi ngành nghề, thượng vàng hạ cám, từ dạy nấu ăn, đan len, dạy đánh đàn guitar vở ḷng, dạy làm bánh, cắm hoa, làm hoa giả, vẽ , tiếng Đan Mạch cho ngoại kiều, ngoại ngữ đàm thoại, may vá ...

Học viên tự do ghi tên, đóng học phí tượng trưng. Các khoá học này, kéo dài khoảng từ 1 tháng đến 3 tháng, có thể 1 hay 2 tối một tuần, mỗi tối khoảng 2 giờ. V́ không thi cử và tốt nghiệp ra ông này bà nọ, nên học viên muốn ngày nghỉ ngày đi cũng được. Có những môn hoàn toàn để tiêu khiển và giải trí là chính như nhảy đầm, yogạ..Về phía giáo viên giảng dạy, ngoài kiến thức chuyên môn, chẳng đ̣i hỏi bằng cấp ǵ hết. Thí dụ, chị Ba Hàng Xanh giỏi nấu ăn, nói tiếng Đan Mạch trôi chảy ( nếu cần vẫn có thông dịch ) có thể liên lạc với trung tâm AOF xin mở một khóa nấu cơm Việt Nam. Vào buổi tối mỗi tuần, thày mang nồi niêu xoong chảo, mắm muối, rau thịt ra, thày " lên lớp " và biểu diễn nấu nướng, rồi sau đó thày tṛ nhâm nhi thưởng thức với nhaụ Chị Ba có tí tiền c̣m thêm ngoài lương chính là công nhân hăng xưởng ǵ đó nhưng chị Ba vẫn là chị Ba Hàng Xanh. Chắc chị Ba không dám khoe là giáo sư AOF . Khoá học nấu ăn của chị Ba được nhiều học viên khen, có thể tiếp tục vài ba khóa nữạ Ngân sách không cấp vốn nửa hay học viên nghi danh qúa ít, chị nghỉ.

Trong chúng tôi, khi c̣n đi học, có bạn đă từng dạy tiếng Việt cho người Đan Mạch cho trung tâm AOF vào ban đêm. Thỉnh thoảng bận thi cử bài vở quá th́ nhường cho bạn khác, kiếm chút cháọ Đây là chức giáo viên ngoại ngữ, tiếng Đan Mạch gọi là sproglỉre (language teacher). Giáo sư Nhâm cũng từng làm nghề này trước đây, tức là sproglỉrẹ Dạo đó, đi đâu ai hỏi chúng tôi làm nghề ǵ, mỗi lần trả lời là giáo viên ngoại ngữ, chúng tôi cũng thấy ngại v́ nghe có vẻ hách x́ xằng quá. Quái kiệt như giáo sư Nhâm mới tự phong là " được bổ nhiệm làm giáo sư AOF ". Tuy nhiên giáo sư Nhâm ma lắm, khi viết tiểu sử bằng tiếng Đan Mạch, giáo sư Nhâm không bao giờ dám ghi là professor AOF, sợ người bản xứ họ cười cho, có khi kiện giáo sư Nhâm ra ṭa v́ tội tiếm danh th́ phiền !

Giáo sư Nhâm lên tiểu sử cho biết đă làm Thông Dịch Viên hữu thệ cho Nha Giám Đốc Ngoại Kiều, Bộ Tư Pháp . Vậy Thông Dịch Viên hữu thệ là lẽ ǵ ? Thông dịch viên hữu thệ người thông dịch đă thề trước ṭa án. Thông dịch viên hữu thệ là định chế ngày trước ở Việt Nam ( có thể từ thời Pháp thuộc), để bào đảm tính cách khả tín trong việc chuyển ngữ, đặc biệt những vấn đề pháp lư. Thông dịch viên hữu thệ phải có một tŕnh độ ngoại ngữ cao và lưu loát, chuyên môn giỏi và do đó vị trí cao hơn thông dịch viên thường. Riêng tại Đan Mạch và một vài quốc gia Bắc Âu không có định chế "hữu thệ" nàỵ Họ có hệ thống và trường lớp để đào tạo / thi tuyển những chuyên viên thông dịch nàỵ Những người tốt nghiệp ra gọi là autoriseret tolker/oversetter (certificated translator) cao hơn một bậc th́ gọi là statsautoriseret (Public certificated). Chữ statsautoriseret rất quan trọng. Ở một số ngành nghề như , thanh tra tài chánh, thông dịch, địa ốc , chuyên viên giám định tài sản...th́ chỉ những người có statsautoriseret mới được mở công ty, văn pḥng hàng nghề độc lập. Người có autoriseret có thể hành nghề độc lập nhưng ở một mức độ thấp và khiêm tốn hơn. Thực ra, Giáo sư Nhâm cố t́nh thêm hai chữ hữu thệ cho nó oai, ta đây làm thông dịch nhưng thông dịch cơi trên ! Thông Dịch Viên loại hữu thệ như giáo sư Nhâm mà mở văn pḥng kinh doanh độc lập ở tù như chơi ! Chúng tôi cũng từng làm nghề thông dịch cho các kommune - đơn vị hành chánh tự trị địa phương- từ ngày c̣n học đi học. Dịch đủ thứ , từ chuyện căi nhau, xin tiền xă hội, thất nghiệp
đến thẩm vấn tại các Ty Cảnh Sát nhưng chẳng ai màng đến hữu thệ hay vô thệ. Ra ṭa, ai chẳng phải thề.

C̣n Nha Giám Đốc Ngoại Kiều là cái ǵ ? Thực sự, phải dịch là Nha Ngoại Kiều, nguyên văn từ tiếng Đan Mạch, Direktoratet for Udlỉndingẹ Chữ Direktoraret có nghĩa như một Nha thời VNCH, không có nghĩa là Giám Đốc. Riêng giáo sư Nhâm cần thiết phải thêm chữ Giám Đốc cho nó sướng con ráy ! Ư chừng làm việc ở Nha này chỉ toàn giám đốc !

Giáo sư Nhâm đă xạo sự mà c̣n lười biếng t́m ṭi và nghiên cứụ Direktoratet for Udlỉndinge tức Nha Ngoại Kiều thuộc Bộ Nội Vụ ( Indenrigsminsiteriet ) chứ không phải Bộ Tư Pháp (Justitsminsteriet ). Làm việc tại cỡ Nha mà không hề biết Bộ chủ quản th́ kể ra cũng lạ. Cả hai cơ quan công quyền này cho biết từ trước đến nay chưa hề tuyển dụng một công dân Việt Nam nào tên Đặng Văn Nhâm làm thông dịch viên, kể cả hữu thệ lẫn vô thệ.

Giáo sư / Giám khảo/ Phụ khảo Viện Ngữ Học Đông Phương, Đại Học Kợợbenhavn và trường Quốc gia Cao Đẳng Thương Măi Kợợbenhavn ?

Giáo sư Nhâm dịch bốc là Giáo sư từ chữ undervisningsassistent, Giám khảo và Phụ khảo từ chữ cencor. Chữ undervisningsassistent có nghĩa là trợ giáọ Assistentngạch trật hành chánh thấp nhất, lương thấp nhất, dành cho người tập sự không chuyên môn. Nếu làm văn pḥng là loại sai vặt. Giáo sư Nhâm có đến đây vài lần để giúp họ một số vấn đề tiếng Việt. Họ có giáo sư người Đan Mạch chuyên về Đông phương và Việt Nam. Giáo sư Nhâm phụ giúp ăn lương giờ, chứ Giáo sư Nhâm chưa bao giờ là nhân viên chính thức ở đâỵ Làm ăn lương ở đâu mà chẳng phải kư khế ước lao động, chứ làm ǵ mà có cái chuyện "cả Hội Đồng Học Vụ bổ nhiệm".

Sự thực là đâỵ Giáo sư Nhâm đă từng làm thầy giáo dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam và làm thêm chân tùy phái - chân hành chánh long toong- một cách giúp đỡ ưu ái cho đủ giờ lao động, ở một trường trung tiểu học ở Tastrup, gần nơi ông cư ngụ. Đây là mới là cần câu cơm chính của giáo sư Nhâm nhưng Giáo sư nhà ta cứ lờ đi. Ở Bắc Âu, chính phủ tồ chức và tài trợ việc dạy tiếng mẹ đẻ cho các sắc dân. Họ đưa việc dậy tiếng mẹ đẻ vào hệ thống giáo dục chung. Học sinh ngoại kiều có thể chọn tiếng mẹ đẻ của ḿnh làm sinh ngữ hai thay v́ tiếng Đức, Pháp...

Giáo sư Nhâm dạy tiếng Việt th́ đương nhiên sẽ chấm bài thi của học sinh. Chấm bài thi th́ có thày chấm bài trường này, thày chấm bài trường khác, trao đổi cho vô tư và công bằng. Có ǵ đâu mà bốc thành Giám Khảo, Phụ khảọ Người Việt làm nghề dạy tiếng mẹ đẻ hiện nay khá đông tại Đan Mạch.

Trường Thương Măi Kợợbenhavn là trường dạy về khoa quản trị kinh tế & tài chính khá nổi tiếng ở Đan Mạch. Vào học trường này không dễ. Nhiều khuôn mặt lănh đạo các công ty lớn hiện nay xuất thân từ trường nàỵ Cũng không biết trường Thương Măi Kợợbenhavn bổ nhiệm giáo sư Nhâm làm Giám khảo đề dạy ai và dạy cái ǵ ? Phụ khảo thí cái ǵ ?. Một bạn quen chúng tôi đă học trường này, không hề thấy bóng dáng giáo sư Nhâm bén mảng đến đây bao giờ. Chính người quen này dẫn chúng tôi vào hẳn Pḥng Tổ Chức Nhân Viên ( P&O ), rà lại hồ sơ cũ tên các nhân viên giảng huấn, nào có thấy tên giáo sư Nhâm. Đan Mạch hết người rồi sao mà phải " kư quyết định bổ nhiệm" một anh "An Nam Mít" chưa có cái bằng tú tài làm giáo sư, giám khảo ?

Sau đây là một số địa chỉ mà quí vị thức giả có thể kiểm chứng.

Copenhagen Business School
Phone 45 3815 3815.
Solbjerg Plads 3, 2000 Fredriksberg
Danmark.
Email : cbs@cbs.dk

University of Copenhagen
P.O Box 2177
DK-1017 Copenhagen K
Danmark
Phone 45 35 32 26 26
Email: ku@kụdk

Giáo sư Nhâm là một tai nạn cho tổ chức Hội Đồng Việt Nam Tự Do. Giáo sư Nhâm là một thứ "political handicap"cho tổ chức Hội Đồng Việt Nam Tự Dọ Chúng tôi không có khả năng phân tích về HĐVNTD do Ts Lê Phước Sang lănh đạo, chỉ bàn về vai tṛ của giáo sư Nhâm như là chủ tịch HĐVNTD/Âu Châụ Với một ư thức cẩn trọng và hết sức tránh đề cập đến những chi tiết tế nhị, tuy nhiên kẻ hậu bối có điều ǵ làm Tiến sĩ không vui, xin Tiến sĩ rộng tâm lượng thứ.

Khi nhận được tin giáo sư Nhâm được chỉ định làm chụ tịch HĐVNTD/Âu Châu, chúng tôi biết trước một điều : phong trào HĐVNTD/Âu Châu dưới sự lănh đạo của giáo sư Nhâm, sẽ đi vào ngơ cụt. Việc chỉ định này là một sai lầm cả về luợng và về phẩm. Mười năm trôi qua, chứng minh sự suy nghĩ của chúng tôi là không saị Tại sao ?

Sau khi ở Paris về, với danh nghĩa chủ tịch HĐVNTD/Âu Châu, giáo sư Nhâm đă mở một chiến dịch phát triển mạng lưới khắp Bắc Âu bằng những lá thư nội dụng nguyên văn như sau :
" Xin anh vui ḷng nhận giúp cho một chức vụ trong BCH/ÂC nhé. Nhờ anh phổ biến đến các thân hữu dùm. Trông cậy nơi anh nhiều lắm". "" Tôi cũng mong anh hè này anh sẽ cố gắng cùng anh em về Washington D.C dự đại hộị Đông đảo anh em khắp năm châu sẽ
hội ngộ tại đâỵ ĐVN".

Không chắc sẽ được hưởng ứng, Giáo sư đă gửi thư đến tất cả khoảng 30 người nhờ nhận giúp cho một chức vụ trong BCH/ÂC, với lời hứa khá hấp dẫn : cùng anh em về Washington D.C dự đại hộị Đông đảo anh em khắp năm châu sẽ hội ngộ tại đây Trong những vị này, đa số là chỗ sơ giao, không biết nhiều về Giáo sự Họ là những người chín chắn, đă vào sinh ra tử, đă nếm mùi tù tội, đă bị hào quang kháng chiến lừa phỉnh c̣n chưa tỉnh, nên họ phân vân và t́m hiểu với nhau rộng hơn về giáo sư Nhâm. Cuối cùng, không một ai dám nhận lờị Họ im lặng. Nhưng là sự im lặng dễ hiểu.


Đường trần hai lối mộng hay đồng sàng dị mộng. Mục đích cao nhất của giáo sư Nhâm là nắm cho được một chức danh lănh đạo nào đó, đề được ăn được nói , được đi đây đi đó, được đọc diễn văn, ngồi bàn chủ tọa với các nhân vật tăm tiếng, bắt tay hay chụp h́nh với tiến sĩ này, bác sĩ nọ, kỹ sư này, luật sư nọ, cựu tướng này, cựu bộ trưởng kia, cựu giám đốc nàỵ..và để ghi thêm vào cái tiểu sử vốn toàn chức danh bịa đặt. Thiệt là thiệt tḥi cho HĐVNTD. Có thời kỳ mấy năm liền, Giáo sư đi đâu cũng mang theo 2 cuốn album. Trong 2 cuốn album bửu bối, giáo sư đă chưng tất cả tấm ảnh giáo sư từng chụp với các cựu tướng này, chủ tịch, bác sĩ , nhà văn, nhà thơ, nhà báo, đến cựu hoàng Bảo Đại cũng không tha... Là những con người b́nh thường, chúng ta thông cảm về cái "tật"vay muợn hào quang ở nơi một số đàn anh. Nhưng chúng ta không nể phục. Chiến dịch vận động của giáo sư Nhâm được đáp lại bằng hư không là thế.

Khổng Minh tái thế. Giáo sư Nhâm là một trong những người Việt tỵ nạn định cư sớm nhất tại Đan Mạch. Những năm đầu, Giáo sư là khuôn mặt sáng của tập thể người Việt tỵ nạn. Đáng kể nhất là giáo sư lănh đạo chiến dịch chống chiếu phim "Vietnam, a history". Nhưng thời gian qua đi, ngưới Việt đông dần, h́nh ảnh tốt đẹp ban đầu cũng theo đó mà tàn phaị Giáo sư muốn thiên hạ phải xem Giáo sư là Khổng Minh tái thế nhưng lại khinh khi phách lối với thần dân. Nhờ lộc trời, đám đông tầm thường chúng tôi bắt đầu sáng mắt ra, không c̣n tin Khổng Minh có thể tái thế. Đám đông bắt đầu sợ hăi Giáo sự Đám đông không c̣n phục Giáo sư . Đám đông không c̣n trọng Giáo sư nữạ Từ đó Giáo sư không c̣n tham dự hay có mặt trong bất cứ sinh hoạt chung với thần dân Việt Nam tỵ nạn nữa

Vẽ voị Là chủ tịch HĐVNTD/Âu Châu nhưng sau lưng không đến có một tổ chức, hội đoàn nào trừ cá nhân ông Luơng Tuấn Tước, Phó chủ tịch phụ trách Bắc Âụ Cả ba nước Bắc Âu, Đan Mạch,Thụy Điển, Na Uy chỉ có giáo sư Chủ tịch và ông Lương Tuấn Tước. Một chủ tịch và một phó chủ tịch ở Bắc Âu, không c̣n aị Ông Lương Tuấn Tước phụ trách Bắc Âu nhưng chưa có biết Stocholm và Olso là đâu ! Thế mà, giáo sư Chủ tịch đă dàn dựng ngay sơ đồ tổ chức, BCH Đan Mạch, BCH Thụy Điển, BCH Na Uy tŕnh Ts Lê Phước Sang, báo cáo khắp năm châu bốn bể ! Xin Ts Lê Phước Sang nhớ lại, từ đó đến nay, Tiến sĩ đă bắt tay hay sinh hoạt với BCH của 3 nước Bắc Âu lần nào chưa ? Thực ra giáo sư Nhâm khá thích hợp cho vai tṛ con thoi vào những lúc tranh tối tranh sáng. Khi bước vào giai đoạn dấn thấn thực tế th́ Giáo sư thiếu yếu tố quần chúng, tức đám dông. Làm cách mạng chính trị mà thiếu đám dông, coi như làm kiểng. Làm chính trị như chính phủ lâm thời của chú Chánh hiện nay là một thí dụ sống động. Đó là tṛ chơi của những những thằng điên nặng.

Sáng lập và chủ nhiệm nhật báo Tiến, tuần báo Điện Ảnh & Truyền H́nh (1963-1975)
Xin để ư thời điểm 1963-1975. Chúng tôi đă mất nhiều thời gian để tra cứu tài liệu sinh hoạt báo chí VNCH thời điểm 1963-1975 mà không thấy đề cập đến tờ báo Tiến. Sách biên khảo Những Ngày Cuối Cùng Của VNCH của giáo sư Nguyễn Khắc Ngữ, Việt Nam Văn Học Tổng Quan của Vơ Phiến và một số tài liệu đăng báo của giáo sư Nguyễn Hùng Cường về sinh hoạt báo chí dưới thời VNCH... không thấy đề cập một chữ về tờ báo Tiến. Các vị lớn tuổi đều nhớ đến tờ Độc Lập, Hoà B́nh, Sóng Thần, Bút Thép, Xây Dựng, Đại Dân Tộc, Trắng Đen, Tia Sáng, Điện Tín, Đông Phương, Chính Luận... mà không nhớ nổi tờ nhật báo tên Tiến. Có lẽ, tờ báo Tiến của giáo sư Nhâm đă có hiện diện trên cơi đời này nhưng vắn số, chết yểụ Vậy tờ báo Tiến không thể nào sống dai từ 1963 đến ngày1975 được. Trong thời kỳ này, giáo sư Nhâm vừa dạy văn chuơng, dạy khoa học giáo dục, giám đốc hai ba Nha sở bề thế, lại c̣n phụ tá viện trưởng Đại Học Ḥa Hảọ.. vậy tay đâu mà giáo sư Nhâm làm báo, khơi khơi 12 năm liên tục ? Xin các bậc thức giả biết rộng hiểu cao soi sáng thêm cho cái uẩn khúc nàỵ

Ủy viên Trung Uơng Đảng Bộ Hải Ngoại / VNQĐD
Không biết giáo sư gia nhập VNQĐD bao giờ và leo lên chức ǵ trong tổ chức nàỵ Chuyện này, chúng tôi không biết được, mong giới hữu trách lên tiếng, để trả một sự thực cho lịch sử. Tuy nhiên, có rất nhiều tài liệu nội bộ của Bộ Hải Ngoại / VNQĐD đă được giáo sư chụp lại gửi đi khắp nơi mấy nước Bắc Âu, cốt khoe là yếu nhân của VNQĐD/HN. Ủy viên TƯ VNQĐD/HN sinh hoạt ở đâu bên Mỹ chứ ở Đan Mạch th́ Giáo sư hoạt động khá cô đơn. Nếu điều này, tức giáo sư Nhâm là ủy viên TƯ có thực, quả là một thiệt tḥi cho VNQĐD. Dưới đây là một thí dụ.

Dân Chủ Tự Do Ấm No Hạnh Phúc

Việt Nam Quốc Dân Đảng
Trung Uơng Đảng Bộ Hải Ngoại

Bí Thư Trưởng Hội Đồng Lănh Đạo Kiêm Bí Thư Bộ Chính Vụ
Trung Ương
Số 06/VNQĐD/HN/BTT

Hải ngoại, ngày 20 tháng 2 năm 1988
Kính gửi ĐC Đặng Văn Nhâm
Ủy viên Trung Ương Đảng Hải Ngoại
.................................

Đôi điều băn khoăn

Nội dung của bài viết này đă đựơc phác họa, cách đây 5 năm. Khi viết gần xong, một người bạn đặt lại vấn đề : có nên công khai đưa hiện tượng giáo sư Nhâm ra công luận ? Ư kiến là chúng ta nên dành thời giờ, sức lực đánh kẻ thù CS hơn là ba cái chuyện tào lao về ông Nhâm. Nếu không làm được ǵ cho đất nước th́ cũng đừng làm cho nó rối lên. Mọi người khựng lại và"ngâm" bài viết. Coi như quên.

Cuối tháng 12/2000 rảnh rỗi, chúng tôi vào Nguyệt San Việt Nam Online, đọc được mấy thông báo/ thư / tài liệu của giáo sư Đặng Văn Nhâm gửi văn hữu VN hải ngoại, về những vấn đề tranh chấp nhân sự nội bộ Văn Bút Việt Nam HN, đặc biệt mấy lá thư tiếng Anh ông ấy gửi cho Tổng Thư Kư International P.ẸN, ông Terry Carlbom. Đọc xong, chúng tôi thấy có một cái ǵ không ổn. Sự bất ổn này là động lực chính thúc đẩy chúng tôi đồng thuận đem bài viết này ra hiệu đính lại và chọn ngày mùng 1 tết Nguyên Đán, đưa ra xa lộ internet xông đất.

Giáo sư Nhâm đă gây ra hai tai nạn cho Văn Bút Việt Nam Hải ngoại.

Vụ thứ nhất. Hứng sảng làm một bài tưởng niệm khóc thương nhà thơ Nguyễn Chí Thiện. Rồi cương ẩu mang ra đọc trước Đại Hội VBVN/HN Âu Châu, ngày 30.1.88 tại Stuttgart, Tây Đức. Sau đó được đăng trên tờ Tin Văn, Bản tin do TT Âu Châu / VBVNHN, ấn hành.

Vụ thứ hai. Đă khinh thường và bỉ mặt ông Terry Carlbom. Đó là một việc làm bất luơng và ngu xuẩn.

Tai nạn thứ nhất : cái tội hứng sảng và cương ẩụ Để làm quà đáp lễ cho các văn hửu đă giao cho cái chức Phó Chủ tịch, giáo sư Nhâm bèn nhảy lên diễn đàn đọc một bài tưởng niệm khóc thương nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đă chết trong ngục tù Công sản. Bài tưởng niệm mà viết như bài luận văn tŕnh độ lớp trung học I cấp, toàn sáo ngữ, "với tôi như tiếng sét ngang trời", bàng hoàng sửng sốt.. như ḿnh và tác gỉa đă có sự tương giao nào đó thật sâu xa, thầm kín", " nhưng than ôi, bây giờ thực tế phũ phàng đă đánh tan ảo mộng của tôi rồi ! " ( Đă là ảo mộng th́ thực tế nào có thể đánh tan cho phũ phàng được ? Khiếp thật. Chịu không nổi văn tài của giáo sư Phó chủ tịch Văn Bút !. Vậy th́ từ nay, bu nó, thằng cu cái hĩm, có thể ứng cử đến cái chức Phó chủ tịch VBVNHN được rồị Đất văn học nhà ta phát rồi con ạ.

Các bậc thức giả muốn có nguyên bản để thưởng lăm, xin liên lạc với quí vị cựu BCH VBVNHN/ Âu Châu thời bấy giờ.

Nhưng cảm hứng về ảo mộng của giáo sư Nhâm c̣n phảng phất chưa tan th́ trời xui đất khiến thế nào mà tổ chức Amnesty International ( Ân Xá Quốc Tế ) ở bên London, Anh quốc hay được. Họ bèn gửi thư chất vấn Phó chủ tịch Văn Bút Nhâm. Họ viện dẫn rằng Amnesty International đă bảo trợ người tù lương tâm Nguyễn Chí Thiện và nhiều năm đă can thiệp và làm người tù đặc biệt nàỵ Nay, qua giáo sư Phó chủ tịch, họ mới biết người tù lương tâm này đă chết. Họ rất quan ngại và xin giáo sư Nhâm xác nhận lại cũng như cho biết thêm người tù đă chết như thế nàọ Dĩ nhiên giáo sư tịt ng̣i bằng cách chống chế rằng giáo sư đă "giải mă" cái chuyện chết này từ cuốn sách Tháng Tư Đen của kư giả Oliver Tođ mới xuất bản. Chúng tôi đă tiếp xúc với Amnesty International bên London về chuyện này, họ cho biết là giáo sư Nhâm tưởng niệm tầm bậỵ Họ chất vấn chẳng qua, muốn cảnh cáo ngầm giáo sư Nhâm. Họ coi khinh cái lối "đánh bùn sang ao" chày cối của giáo sư Phó chủ tịch. Biết ḿnh hố, mà không hề có thái độ văn minh nhận lỗị Đó là về tư cách cá nhân của giáo sư Nhâm, nói riêng. Từ ngày đó, VBVNHN cũng mất thễ diện của một tổ chức tham khảo nghiêm chỉnh và tín nhiệm đối với Amnesty International. Có lẽ, các quan chức trong VBVNHN và các bậc thức giả biết rơ cái hậu quả tai hại dưới mắt người Tây phương do việc làm nhố nhăng của một ông Phó Chủ tịch VBVNHN.

Cũng không biết thi sĩ Nguyễn Chí Thiện từ khi sang Mỹ có nghe qua hay đọc bài "tưởng niệm sống" của giáo sư Nhâm. Nếu thi sĩ Nguyễn Chí Thiện mà đọc chắc ông buồn cười lắm, nhất là đoạn cuối cùng, giáo sư Nhâm đă dám cả quyết "như vậy, hẳn là Nguyễn Chí Thiện sẽ được ngậm cười nơi chín suối v́ ước mơ của ông đă đạt thành ". Văn-chương-b́nh-dân-An-Nam-tế-sống-thập-loại-chúng-sinh sẽ tăng thêm màu sắc sau khi bài tưởng niệm sống của giáo sư Nhâm nhè nhẹ đi vào văn học sử nước nhà. Đề nghị Giáo sư can đảm làm một cử chỉ văn minh và công b́nh bằng cách xin lỗi thi sĩ Nguyễn Chí Thiện v́ cách đây 13 năm đă lỡ chôn sống một người chưa muốn chết.

Amnesty International
International Secretariat
1 Easton Steet London WC1X 8DJ
United Kingdom

Dang Van Nham
Hallandsparken 150
2830 Tarstrup
Demanrk

Our reference : ASẠ41.VFA - 1988.

Dear Dang Van Nham,

Ref.
Nguyen Chi Thien ( please qoute )

We have recently received a copy of your article " Mourning Nguyen Chi Thien,
A Genius who died in a communist prison" which you read at the Vietnamese PEN
Club Abroad conference in Stuttgart in Januarỵ

Amnesty International has adopted Nguyen Chi Thien as a prisoner of
conscience and has campaigned for some years for his release from detention.
We are obviously very concerned indeed by reports that the prisoner has
recently died in detention and are anxious to confirm such reports. We are
very grateful if you could let us know the source of your information and any
details of the circumstances of the prisoner's death you may have been able
to obtain.

Thank you in advance for your attention and I look forward to hearing from
you soon.

Your sincerely,

Victoria Forbes Adam
Asia Research Department

Tai nạn thứ hai : cái tội khinh thường và bỉ mặt ông Terry Carlbom.
Chuyện tranh chấp về nhân sự VBVNHN đă xảy ra từ lâụ Cả làng. Cả nước. Và cả thế giới Pen biết. Trong thới gian tranh chấp, các phe lâm chiến và đồng minh có quyền xuất mọi thế kiếm, mọi chiến pháp để đoạt được Cửu Âm Chân Kinh, dành chức vơ lâm Văn Bút VNHN. Không phải là hội viên, chúng tôi không biết ǵ nhiều. Vô can.

Chúng tôi chỉ lạm bàn về lá thư tiếng Anh ngày 30.11.2000 giáo sư Nhâm gửi cho ông Terry Carlbom. Lá thư này đă làm chúng tôi rất xấu hổ và phẫn nộ. Xấu hổ cho con người Việt tự do sinh sống ở hải ngoạị Phẫn nộ về sự ngu xuẩn và thấp kém về tư cách lẫn tác phong của giáo sư Nhâm. Đó là việc giáo sư Nhâm tố cáo với ông Terry Carlbom một lô tên tuổi "văn hữu đối thủ" liên hệ về những vụ án đă có phán quyết hay đang được thụ lư hay dư luận tố cáọ Xin được dài gịng để tránh một vài ngộ nhận không cần thiết và làm rơ chính đề.

Giáo sư Nhâm tố cáo điều này bằng tiếng Việt cho ngựi Việt, chúng tôi sẽ không bao giờ vô phép lên tiếng.

Chúng tôi không có khả năng xem xét đúng sai, kể cả về bản chất của sự việc và sự kiện. Tuy nhiên, theo suy đoán thông thường, chúng tôi cũng có thể hiểu rằng, những sự kiện Giáo sư Nhâm kể cho ông Terry Carlbom không sai

Chúng tôi không có tham vọng chạy tội cho cá nhân ai, dù rằng thực ra, toàn là bệnh tranh chấp nghề nghiệp, khi mà cơm không c̣n ngon và canh không c̣n ngọt nữạ Tuy nhiên, luật là luật. Phạm luật th́ bị tù, bị phạt.

Đọc những điều tố cáo, ông Terry Carlbom chỉ biết vậy chứ không thể làm ǵ hơn. Là nhà văn, dù có phạm tội ǵ chăng nữa, không ai có quyền khuớc từ tác phẩm của họ. Không ai có quyền khước từ tư cách " văn bút" của họ, kể cả ông Terry Carlbom, TTK nternational PEN. Giáo sư và chúng tôi sống ở Bắc Âu khá lâu, trải qua quá nhiều mùa đông lạnh lẽo ở xứ sở này, hiểu được phần nào cách sống và cách suy nghĩ của ngựi dân Bắc Âu, tức hiểu được phản ứng của ông Terry Carlbom khi nhận được lá thư của Giáo sư. Ông ấy vừa xấu hổ cho công dân văn bút Việt Nam hải ngoại Đặng văn Nhâm và cảm thấy danh dự bị xúc phạm nặng nề. Ở tất cả ba nước Bắc Âu, người bị án tù h́nh sự, sau khi măn hạn tù, trở về đời sống thuờng, không ai có quyền nhắc đến quá khứ phạm pháp, trừ trường hợp đặc biệt được luật pháp qui định rơ ràng. Đi xin việc, đi học, kinh doanh...không một cựu tù nào phải xuất tŕnh hồ sơ tư pháp lư lịch số 3, kể cả khi được phong làm giáo sư AOF hay thông dịch viên hữu thệ Nha Giám Đốc Ngoại Kiều, Bộ Tư Pháp. Một số vụ án h́nh sự, người thụ án sau một thới gian ngắn, vẫn có thể nghĩ phép về nhà ăn tết, nghỉ hè ở ngoại quốc với vợ con, cuối tuần vẫn được dẫn đi xem hát bóng. Giáo sư đă từng làm thông dịch viên hữu thệ cho Cảnh sát Trung Ương, Bộ Tư Pháp, giáo sư rơ hơn chúng tôi về chuyện nàỵ

Chúng tôi cũng có thể hiểu được khi tố cáo với ông Terry Carlbom, giáo sư Nhâm đă chơi một cú tap-pi theo kiểu "được ăn cả, ngă về không". Giáo sư đă tạo h́nh ảnh bệnh hoạn về những người có tranh chấp vai tṛ lănh đạo với Giáo sư toàn là những "tội phạm" dưới mắt thế giới PEN. Nhưng người khôn ngoan và tự trọng không ai làm một hành vi dại dột như vậỵ Trong VBVNHN c̣n vô số những khuôn mặt khả kính, cả về tác phẩm, tuồi tác và tư cách trong sáng. Giáo sư Nhâm đă gián tiếp bôi đen họ. Giáo sư, vô h́nh trung, hại cả "đồng minh văn hữu " đứng sau lưng Giáo sự

Bây giờ VBVNHN đă thành một cái chợ trời của các anh hai Cầu Muốị Riêng cá nhân , chúng tôi chạnh ḷng nghĩ đến những vị thầy khả kính của chúng tôi có công gây dựng nên VBVN xưa kia như là toà nhà trang trọng. Trên cơi vĩnh hằng, qúi thầy nh́n xuống chắc không vui với thế hệ đi saụ

Bàn qua về cái sở học Tri Túc Bất Nhục, Tri Chỉ Bất Đăi. Tức kết thúc câu chuyện về lời dạy của Lăo Tử : Biết đủ th́ không bị nhục, biết dừng lại th́ không nguỵ

Từ lâu rồi, nhờ sống ở cái xứ nhỏ bé và hẻo lánh này, giáo sư ông Nhâm đă hưởng được cái "thế địa lợi". Thế địa lợi này đă ưu đăi Giáo sư chiếm thế thượng phong trên chiến trường chữ nghĩa ở hải ngoạị Đối với mặt trận chữ nghĩa bên Mỹ, Giáo sư bất chiến tự nhiên thành. Giáo sư biết địch nhưng địch không biết hay biết về Giáo sư rất ít. Địch thủ văn bút bên Mỹ bắn rocket sang Đan Mạch đă khó, câu trúng Giáo sư lại càng khó khăn vạn lần. Biết Giáo sư nổ như bắp rang nhưng chẳng ai kiểm chứng được. Giáo sư sống ra sao tại Đan Mạch, người ở xa, ai biết ? Đồng bào Việt Nam ở Đan Mạch nh́n ông với thái độ nào, người ở xa, ai biết ? Giáo sư đă từng hi sinh "ăn tiền xă hội" để dành "toàn thời" hoạt động đấu tranh và văn bút, bà con ở Tastrup biết, người ở xa, ai biết ?. Giáo sư đă từng nộp hàng chục lá đơn xin làm cái chân thư kư hành chánh đến các công tư sở vào những năm trước đây, người ở xa, ở gần, ai biết ?. Mỗi đi Pháp, Mỹ.... ai hỏi về đồng bào Việt Nam ở Đan Mạch ra sao, Giáo sư trả lời có một giọng, "bọn nó", "lũ chúng nó", "lũ vô học", "phường danh ca"... Như là một phần tử trong cái xă hội Việt Nam nhỏ bé ở đây, chúng tôi tự biết, hầu hết chúng tôi đều là những người b́nh thường đến độ tầm thường, chữ không nhiều, người dở nhiều hơn là người giỏi, có nhiều người đă làm điều càn bậy gây tai tiếng nhưng chúng tôi không phải là "lũ chúng nó". Giáo sư Nhâm mà sống ở Mỹ th́ Giáo sư đă bị luộc không c̣n manh giáp từ khuya rồi chứ phải đợi đến ngày hôm nay, cực chẳng đă, chúng tôi mới đem cái sở học Tri Túc Bất Nhục của con người đông phương ra bàn với Giáo sư . Âu cũng là điều đáng tiếc khi Giáo sư sắp bước vào tuổi thất thập cổ lai hỵ Cái tuổi con người cần nhẹ gánh những ân oán của chợ đời ô trọc nhưng vô cùng ngắn ngủi nàỵ

24.01.2001
Đỗ Hoàng Gia

 

-----------------------

President Đặng Văn Nhâm.

 

                                                                                              Đỗ Hoàng Gia

 

Một chút gọi là

 

Cách đây 2 năm, đầu xuân Tân Tỵ, chúng tôi có bài Tri Túc Bất Nhục, nhằm giúp giáo sư Nhâm cởi bỏ dần lớp áo măo sơn son thiếp vàng, dứt khoát vất bỏ cái bóng ma chức tước, học vị ma để trở về với đời thường chân thực. Thưa quí vị thức giả, đối với các em ma-ri-sến, ṿi nuớc phong-ten vẫn có một giá trị nhân bản và thân thương của nó. V́ nó là mối quan hệ của hiện thực đời thường. Mặc lên người một lớp áo giấy cánh chuồn, khổ nhiều hơn là sướng. Đó là bi kịch đời nham nhở và rẻ rúng do chính Professor chuốc lấy. Nay gỡ những lớp vảy cũ đó, không phải là không ê chề tê tái . Nhưng là đau có một lần, ở tuổi 70, vẫn không là muộn. Cọp chết để da, người chết để tiếng là thế. Một con người sống không thực là một người không bao giờ hạnh phúc, dù thuợng thọ có đến 100.

 

Đáng lẽ sau bài viết đó, chúng tôi không muốn nhắc lại thêm về một quái kiệt như giáo sư Nhâm, dù nửa chữ. Cuộc sống cơm cháo nơi xứ người c̣n vô vàn công việc phải giải quyết từng ngày. Đời sống cô quạnh và thời tiết khắc nghiệt nơi đây đă làm cho ḷng người chùng xuống ngang độ âm. Lưu lạc nơi mảnh đất lạnh giá này, chúng tôi chẳng có nỗi vui, nỗi buồn ǵ đáng nói.

 

Mới đây thôi, chúng tôi đọc được một cuốn sách khác của giáo sư Nhâm, tên gọi Giặc Thầy Chùa mà ông cho là công tŕnh biên khảo và điều tra. Chúng tôi mừng giáo sư Nhâm đă có nhiều cải thiện tích cực, đă cắt bớt hết những học vị phóng đại, chức tước giả, bằng cấp ma… trong phần tiểu sử ḷng ṿng từ Nam Định, Cầu Bông Tân Định đến Tastrup, Đan Quốc. Bây giờ chỉ c̣n tước : hội viên Hội Nhà Văn Chiến Đấu Pháp (Membre de l’assosiation des ecrivains combattants francais ) . Thôi, chiến đấu ǵ cũng được, trống trải quá cũng không đành. Có tiến bộ là khá rồi.

 

Nhưng đọc xong, nh́n ra ngoài trời tuyết bay trắng xoá, đắn đo về cuốn sách mà chúng tôi nghĩ rằng phải làm cái ǵ nữa. Chưa dừng lại được. Âu cũng là cái nghiệp của chúng tôi với giáo sư Nhâm.

 

Xin qúi vị thức giả khắp nơi rộng tâm luợng thứ cho chúng tôi lần này, ít nhiều đă làm nhàm tai quí vị về chuyện nhạt như nước ốc Đặng Văn Nhâm.

 

Bài này, chúng tôi xin được phép đi vào vài ngơ hẻm âm u khác của giáo sư Nhâm.

 

Nhưng tại sao lại president Đặng Văn Nhâm ?

 

President  Đặng Văn Nhâm, là nguyên văn lấy từ lá thư tiếng Anh, chính Giáo sư kư gửi

TTK International Pen, Terry Carlbom, ngày 22.03.2001, qua Nguyệt San Vietnam Online của anh Hải Triều.

 

Anh Hải Triều đă suy nghĩ không sâu. V́ mối hận xưa với một vài người mà nay họ đối nghịch Professor Nhâm trong xung đột VBVNHN, anh đă cho đăng nhiều bài của một phía, nhưng bài của chúng tôi gửi, anh đă im lặng. Đó là quyền của anh. Tuy vậy, anh Hải Triều vẫn c̣n vài món nợ với anh em Bắc Âu, đặc biệt đă hớ hênh cho đi nhiều bài đáng tiếc khác về chuyên này nọ ở Bắc Âu, gây phiền lụy cá nhân trong đó có vài bạn trẻ chân chính. Anh có biết anh đă mắc bẫy của Sắc Không Nguyển Hữu Nhật giăng ra ?  Nay anh đă xoá rôi. Tuy nhiên, khi nào anh qua Bắc Âu lần nữa, anh em chúng tôi sẽ đ̣i anh vài két bia Mỹ nhậu chơi.

 

Ai đă tấn phong giáo sư Đặng Văn Nhâm lên President ?

 

Xin thưa ngay, đó là giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Vâng, chính giáo sư Bích đă cho president Nhâm đi tàu bay giấy. Rơ khổ.

 

Tŕnh độ và khả năng Anh ngữ của professor Nhâm khá hạn chế. Chúng tôi đă chứng kiến một vài lần professor Nhâm phải giao tế bằng Anh ngữ, Professor xử dụng động từ “ to quơ “ liên tục. Đó là chuyện b́nh thường, chẳng có ǵ xấu. Vấn đề ở đây là giáo sư Nguyễn Ngọc Bích chính là linh hồn của lá thư. Là người háo danh, kể cả ma danh, nay được tấn phong lên President, Professor nhà ta liều mạng kư tên ngay mà có lẽ chính Professor cũng chẳng hiểu hết ư trong thư nói ǵ. Nhu cầu được chửi, được phong tước và lại được kư vào trên lá thư tiếng Tây do một giáo sư có bằng cấp thảo ra là sướng rồi.

 

Ngày 5 tháng 5 năm 1975, sau khi tàu định mệnh Trường Xuân (của ông Trần Đ́nh Trường, chủ  hăng Vishipco Line và cụ Phạm Ngọc Lũy là thuyền trưởng) cập vào Hồng Kông tỵ nạn, mọi người trên tàu được phân đến 3 trại. Professor Nhâm được đưa vào trai Saikung. Ở bất cứ cuộc họp nào, professor Nhâm cũng là người nói nhiều nói dai nhất. Cũng v́ professor có làm hành nghề kư giả trước đây và là người hăng hái nên có người đề cử làm Trại trưởng Việt Nam tại Saikung. Mới đầu Professor Nhâm không nhận v́ lư do : không biết nói tiếng Anh. Nhưng khi được bà con khuyến khích và đặc biệt, anh Nguyễn Công Khảm, nguyên là thông dịch viên quân đội, hứa làm thông dịch, professor Nhâm nhận.  Anh Khảm nay không c̣n nữa. Do đấy chúng tôi không tiện nhắc đến một số chi tiết bố la bố lếu của giáo sư Nhâm liên quan đến chuyện này. Mới đầu, ai cũng cứ tưởng “tay Nhâm” ngon lành khiêm tốn nhưng lúc bắt tay vào việc, mới biết “tay professor này” xoàng ! Luôn luôn phải có anh Khảm chuyển ngữ khi tiếp xúc với ông xếp người Anh là Humprey. Điều đáng nói, Professor o bế ông Humprey một cách thái quá. Đưa cái ǵ cho ông, cũng khúm núm hai tay, xu xoe múa tay bất kể rất khó coi. Người biết chuyện th́ thông cảm v́ Professor đang nhờ ông Humprey liên lạc bảo lănh phu nhân, thư kư đánh máy c̣n kẹt tại Toà Đại Sứ VNCH tại Maroc. Đối với Tây th́ khúm núm nhưng đối với đồng bào ḿnh lại rất là xă xệ. V́ bệnh xă xệ đó mà một số anh em trẻ bèn t́m Professor “oánh cho một trận”. May có nhiều người can gián. Để chúng tôi không vọng ngôn, xin các bậc thức giả cứ hỏi cụ Phạm Công Thuyết, nhân sĩ đạo đức, hiện nay ở Philadelphia, nguyên là phó trại với professor Nhâm, hay ông Vũ Ṭng Chinh, chủ biên tuần san Đây Ngọc Lân ở New Orleans …Mấy chục gia đ́nh định cư cùng thời tại Copenhagen với giáo sư Nhâm là những nhân chứng sống.

 

Một sự sa đọa về phẩm giá văn minh con người

 

Lá thư tiếng Anh, chính President Nhâm, đại diện 10 người, kư gửi chủ tịch International Pen, Hemero Aridjis, TTK Terry Carlbom…ngày 22.03.2001. Lá thư tiếng Anh này, về hành văn, ngữ pháp, phải là nguời khá, chuyên môn soạn thảo. Khác với h́nh thức, nội dung lá thư là một sự sa đọa về văn hóa và về phẩm giá văn minh con người. Phải là con người bệnh hoạn mới gọi người khác là Nazi khi tranh luận. Muốn người khác nghe ḿnh, ḿnh phải chứng minh quan điểm của ḿnh trên cơ sở lư luận với bằng chứng thuyết phục chứ không gọi xách mé người ta là Nazi.

 

Cái dốt nát ngớ ngẩn đáng trách này không thể thông cảm khi 10 người các ông, các bà, tự nhận là nhà văn, nhà báo, nhà thơ Việt Nam cùng President Nhâm đồng thuận chuyển đi một lá thư như thế. Professor Nhâm cứ tạm coi như đă hỏng, vậy c̣n những vị đáng kính như Mr. Hồ Trường An, Mrs. Trương Anh Thụy, Mr. Nguyên Nghĩa… th́ sao ?

 

Qua lá thư này, “phương thập thành cuối cùng trong 10 phương” của professor Đặng coi như bị giáo sư Bích nhẫn tâm bán đứt cho nhà thổ. Về Anh ngữ, chúng tôi không đáng là học tṛ của giáo sư Bích nhưng chúng tôi nghiêm túc trách ông và cũng được xin phép nghi ngờ về khả năng phân biệt của Giáo sư về phạm trù đúng sai theo mực thước của người trí thức theo văn hóa Đông phương. Chúng tôi vẫn thường đọc một số bài viết của giáo sư Bích nhưng phải thú nhận lối viết tiếng Việt của giáo sư Bích khá lôi thôi và tối nghĩa. Thí dụ, xin xem bài “Cho một lần cuối trước Đại hội”, tháng 3/2001, đăng trên Nguyệt San Vietnam Online của anh Hải Triều. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi không luận về văn mà chỉ nói về phẩm cách của người cầm bút. Cũng v́ sự sa đọa về văn hóa và về phẩm giá văn minh đó mà Giáo sư Bích, president Nhâm và những người cùng kư tên bị Văn Bút Quốc Tế nghiêm khắc khiển trách và khai trừ (thư 30-3-2001 của Tiến sĩ Terry Carlbom, TTK Văn Bút Quốc Tế).

 

Nhiều bạn trẻ chúng tôi, có người mến mộ văn thơ của một số vị kư tên, đă ngạc nhiên tự  hỏi : liệu quí ông bà có điên không? Ngoài professor Nhâm chẳng kể làm ǵ, c̣n quí vị khác có luờng hết hậu quả khi kư tên đồng thuận đứng tên trong một lá thư có một nội dung rất kém văn minh như thế mà c̣n tự xưng là những người cầm bút Việt Nam ? Khả năng lư luận riêng của các vị để ở đâu ?

 

President & professor Đặng và Xuân Tóc Đỏ

 

Tư cách và nhân thân của professor Nhâm có thể ví ngang tầm anh chàng Xuân Tóc Đỏ chợ Đồng Xuân. Tung hô ai đó để đạt được cái ǵ nhưng miệt thị ngay nếu cần. Chúng tôi không có ư đi vào đời tư của professor Đặng. Nhận xét về Professor về khoản này, chúng tôi xem ông như một cá nhân tính trong tương quan với đám đông, một “public figure” như lâu nay ông vốn dĩ xuất hiện.

 

Lúc đầu, giáo sư Đặng văn Nhâm ca tụng Tiến sĩ Lê Phước Sang như một chí sĩ, một lănh tụ quốc gia nỗi lạc và đức độ. Nhưng chỉ sau đó, trong một lá thư tổng kết chuyện đấu tranh Ủy Ban Châu Âu, professor gọi tiến sĩ Lê Phước Sang là nó, nguyên văn như sau : “đây 1 lần nữa, chứng tỏ LP Sang lại đá đít tôi sau khi tôi đă giúp nó xây dựng nên cơ nghiệp, tương tự như vụ Viện Đại Học Hoà Hảo năm xưa”. C̣n tiến sĩ Trần B́nh Tịnh, chiến hữu với ông, sau khi bỏ tiền túi hơn 120 000 FRF bù lỗ cho Đại hội ở Pháp, được professor Nhâm cho là bỏ tiền để có tiếng cũng đáng tiền”.

 

Professor Nhâm kể cho anh em trẻ ở Đan Mạch : luật sư Trần Thanh Hiệp là bạn chí thân, mài đũng quần chung dưới mái trường Bưởi, Hà Nội. Cùng dự hội đàm Paris, căi nhau tay đôi bằng tiếng Pháp với mấy tay nhà báo Việt cộng. Theo chỗ chúng tôi t́m hiểu sau này, giáo sư Nhâm chẳng học trường Bưởi, trường Cam ǵ hết ráo. Tŕnh độ tiếng Pháp của giáo sư Nhâm có thể chửi thề chứ chưa đến mức căi nhau được. Nhà báo VC nào mà được phép tự do căi nhau với ”địch”. C̣n chuyện Professor đi theo phái đoàn báo chí VNCH đến Paris là có thực. Đến hội nghị theo tinh thần tâm lư chiến, kiểu xem hoa vài ba ngày cho biết sự t́nh là chính trong khi luật sư Trần Thanh Hiệp tham dự hội nghị với tư cách quan chức cao cấp của chính phủ VNCH. Professor Nhâm c̣n kể xấu luật sư Trần Thanh Hiệp đánh nhau với ông Thiết mù (ông Vũ Văn Thiết đi lính Pháp, bị thương vào mắt khi tham gia chiến dịch nhảy dù xuống An Toàn Khu, để bắt sống các yếu nhân Việt Minh và ông Hồ nhưng chiến dịch này thất bại) v́ chuyện đánh bạc giữa buổi sinh hoạt hội đoàn đông người ở Paris. Chuyện đấy xảy ra cách đây đă lâu. Professor Nhâm cho biết : ”Moa đă khuyên me xừ Trần Thanh Hiệp bỏ tật bài bạc nhưng me xừ Trần Thanh Hiệp chứng nào tật ấy”. Cụ thể thế nào th́ phải đợi luật sư Trần Thanh Hiệp lên tiếng v́ Professor là người giảo hoạt, có ít xít ra nhiều. Cá nhân chúng tôi vẫn kính trọng luật sư H. H́nh ảnh một chàng sinh viên ”Bắc kỳ” khí phách những năm 1955-1956 tại Sài G̣n vẫn c̣n là một kỷ niệm đẹp về ông đối với thế hệ đến sau chúng tôi.

 

Professor thường t́m cách giao du với những nhân vật có tai mắt để lấy tiếng, t́m hiểu thêm tin tức về chuyện này chuyện nọ, xa gần… rồi khi không c̣n có lợi cho ḿnh nữa, quay 180 độ, mạt sát ngay. Sở trường của professor Đặng văn Nhâm là bới móc đời tư, diễu cợt cá tính hay dạng h́nh người khác với sảo ngữ của một anh đứng bến. Viết sách, gửi thư gọi người này, người nọ là : ”đi chàng hảng”, ”vét đĩa con đầm tây”, ” teo chim”, ”chồng trẻ”, ”tấm thân có thước mốt, cân cả cứt chỉ nặng hơn 40 kư lô ”,  ”ái ân quằn quại dưới bàn thờ Phật đến xanh xao”.

 

Đến chùa để kiếm ăn, không được toại ư, văng tục ngay. Đến tờ báo nào, kiếm chỗ múa bút không xong, văng tục ngay. Đến hội đoàn để kiếm danh, không vừa ḷng, văng tục ngay. Cái đến của professor Nhâm là cái đến của một anh vác chiếu, nửa mang chút dáng dấp ranh mănh của một tay anh chị chạy tàu điện, nửa mang chút dáng dấp kẻ cả của một lăo hiệp khách đa đoan với đời … ngầm ư thiên hạ phải hàm ơn. Hàm ơn không hẳn là vật chất như một cái vé máy bay, ít tiền tươi chi phí đi lại, nhuận bút lai rai mà c̣n phài tiếp đón niềm nở, trang trọng từ cái ghế ngồi, nơi ăn chỗ ở. Hội đoàn bét nhất phài là cố vấn trở lên đến Ban Chấp Hành. Chùa là phải cư sĩ hạng sang. Báo chí phải là cây cổ thụ làng báo mới hài ḷng.

 

Không hiểu hay không biết để đáp lại thâm ư Professor, kẻ đó khốn nạn ngay.

 

Riêng tại Đan Mạch, nơi nào có mặt Professor là nơi đó có vấn đề với cá nhân professor Nhâm ngay. Người ta khiếp Professor như một thứ kư sinh lây bệnh. Từ rất lâu, professor Nhâm không c̣n một chỗ nào để đứng trong tập thể người Việt nữa.

 

Lân la sinh hoạt với tờ Độc Lập bên Đức của anh V.N.Y., không xong, quay ra gửi thư cho anh em Văn Bút, kể anh Y. rủ nhân t́nh đến đại hội VB Âu Châu ngày 16-17.04.1994 tại Strasbourg, Pháp để ” lén lút hẹn nhau đến đây để thoả măn ái ân”. Mon men đến Đức cộng tác với tờ Viên Giác, kiếm chác chức chủ bút măi không xong, vừa bước ra cửa chùa, trở mặt chửi liền. Đến làng Hồng chỉ được cư xử như phật tử thường, ”ra về mặc ai”, điên tiết phịa chuyện mây mưa để trả thù. Tự ư xin đến tờ Quê Mẹ, tự giới thiệu là giáo sư, chủ báo để cộng tác, không được nồng nhiệt, quay ra bịa đặt chuyện với một thứ chữ nghĩa thất học như chị Ư L. là ái phi, chị Ph. A. lẳng lơ với mấy anh nhà văn Tây già.

 

Những người bị mang ra sách nhiễu, nhân cách của họ cao xa hơn Professor Đặng văn Nhâm nhiều.

 

Có điều, không ai lại ra chợ mà chửi tay ngang với một thằng professor, một thằng president chạy sau tàu điện. Không đáng, dù bực ḿnh.

 

Vặt đầu cá vá đầu tôm

 

Đọc xong cuốn Giặc Thày Chùa chúng tôi thấy tiếu lâm nhưng không ngạc nhiên. Professor Nhâm đă can đảm từ bỏ bản tính cố hữu khoác lác là giáo sư đại học, tiến sĩ, giám đốc này nọ nhưng chưa bỏ tật nổ: biên khảo và điều tra. V́ hai lư do.

 

Thứ nhất, nếu giáo sư Nhâm viết bằng một thứ chữ nghĩa nghiêm túc và nhân cách, th́ những chi tiết về ”một đám giặc thày chùa”, sẽ có một giá trị thuyết phục nhất định. Uy tín giáo sư Nhâm may ra lấy lại được, ít nhất hơn những người mà ông gọi là “giặc”. Nhưng giáo sư Nhâm đă dùng một thứ ngôn ngữ cậu chó để mô tả, do đó một số sự kiện biến thành chuyện lá cải. Văn chuơng hậu cậu chó như sau :

 

“ Khi lên giường, cô Lan phải lột trần truồng ông già này ra ngay…ông đại sứ khỏa thân, với cái dương vật đang dựng đứng như cây cột cờ thủ ngữ…khi giao hợp, cô Lan phải nằm trên bụng ông ta, và chủ động từ đầu đến cuối cuộc giao hợp, tuyệt đối không được để ông ta leo lên bụng cô…”, (trang150).

 

”Thanh Hương đang là một thanh niên b́nh thường, bỗng nhiên bị chứng hoạt tinh, ngày đêm tinh khí nhỏ giọt ra hoài, ướt át như đứa bé đái dầm”, (trang 294).

 

“Núp bóng Phật, để cả hai cùng ở riết trong pḥng riêng, 24 trên 24, tha hồ thoả măn mây mưa ướt át”, (trang 305).

 

Một hôm chịu không nổi sự thúc bách nghiệt ngă của dục t́nh, Thể Tịnh đă chờ đến lúc trời nhá nhem tối, khoác áo pardessus, đội mũ bê rê, ṃ xuống Place Pigalle, chui vào rạp chiếu bóng Porno, coi phim sexVừa xem phim, Thể Tịnh vừa luồn tay dưới bụng làm t́nh với chị Năm. Tức dùng 5 ngón tay thủ dâm.”, (trang 307-308).

 

“Quí thày cảm thấy cần phải ôm đào ấp mận thưc sự với mấy cô nàng nữ Phật tử ngày đêm sáng tối cứ lảng vảng quanh quấn trong chùa, sẵn ḷng đóng vai hộ lư cho thầy mới đă “, (trang 308).

 

”Nếu trường hợp bị chồng rẻ rúng, thày chùa c̣n dám đ̣i được cấy bùa yêu ngay vào chỗ kín, để cái của nợ đó tăng thêm sức quyến rũ, lôi chồng về”, (trang 554).

 

“Đẻ con khôn, mát L. rười rựợi, đẻ con dại, làm thày chùa thảm hại cả cái L.” ,(trang 632).

 

Xin vô phép president Nhâm trích vài đoạn dơ dáy tiêu biểu.

 

Chỉ cần đọc vài đoạn trên, qúi vị thức giả khắp nơi chắc dễ đồng ư với chúng tôi : tư cách giáo sư Nhâm coi như không c̣n ǵ để mà mất nữa. 

 

Thứ hai, giáo sư Nhâm gọi sách của ông là biên khảo. Mặc cảm không bằng cấp vẫn c̣n tiềm ẩn luyến tiếc trong giáo sư Nhâm. Sao chép một chút kinh Phật, chút sử ở sách nọ sách kia, lắp ráp một vài chữ Phạn, vài ba chú thích tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nôm…rồi nhập nhằng gọi là biên khảo - Tổng quan tín ngưỡng của loài người - Đại cương về Phật giáo Việt Nam - trong một cuốn sách nói toàn về chuyện cậu chó. Chúng tôi xin chứng minh thêm về cái tài sao chép, vặt đầu cá vá đầu tôm của giáo sư Đặng. Giáo sư có xuất bản từ điển Đan-Việt, Việt-Đan. Điều này đem lại lợi ích cho nhiều đồng bào ta cư ngụ tại Đan Mạch. Giáo sư có đóng góp công sức dịch thuật và xếp đặt. Ngoài ra, giáo sư Nhâm có ra thêm một cuốn từ điển Y-Khoa Đan Việt, dù ông xuất thân là một kư giả viết tin, chuyên viết phóng sự kiểu chuyện t́nh tay ba Hà-Lăng-Hổ…Cuốn từ điển Y-Khoa được xem là cố gắng vặt đầu cá vá đầu tôm liều mạng nhất của professor Đặng nên nó trở thành siêu tự điển dành riêng cho thằng mù đi sờ voi. Biết ḿnh vá vụng tay, Giáo sư từ đó không dám ghi thêm phần tiểu sử, tác gỉa từ điển Y-Khoa Đan Việt dù là chuyện có thực. Đấy là bi hài kịch đời dở khóc dở cười của một anh Professor & President chạy rong. Thực mà lại giả, giả mà lại thực. Có nói không, không nói có.

 

Nói mà không sợ mang tiếng là lộng ngôn : toàn bộ sách báo mà professor Nhâm xuất bản là tập hợp những chắp, vá, vay, mượn, thêu, dệt, thuổng, phóng đại hầm bà làng cộng thêm thứ tâm địa bệnh hoạn và chữ nghĩa của kẻ không được giáo dục đồng đều. Nó không đáng dành cho một sự phân tích nghiêm túc. Công việc đơn giản của cá nhân chúng tôi là lật ra một quân bài tẩy để thiên hạ dễ chơi với ông.

 

Kiếp phù sinh

 

Tết Quư Mùi năm nay, Giáo sư bước vào tuổi 70, mong ông an khang trường thọ và sống thực hơn. Giả h́nh giả tướng, chỉ nên xem là thứ phù vân trong một chuyến đ̣ ngang ngắn ngủi. Kiếp người thấy mỏng manh nữa là ba thứ đồ hàng mă. Tuy nhiên, chúng tôi tin ông sống thọ bởi ông có một quí tướng : tai to, rộng mà người ta gọi là tai tượng, dù mắt ông hẹp, h́nh tam giác. Đó là phá tướng mà khoa tướng học cho là loại người bần tiện nham hiểm.

 

 

Đỗ Hoàng Gia

hoanggiado@hotmail.com

Mùng một tết Quư Mùi, 2003

 



 
 



 


 

 

 

 

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: