giaithoa
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Tú Gàn, ông là ai ?
Nguyễn Văn Lục
"LÀM BÁO LÀ PHẢI CHỬI" (lời của Tú Gàn Lữ Giang) !
Tôi nhận được bài “Chỉ là chuyện giấc mơ" do Tú Gàn gửi đến. Bài viết như thường lệ bàn lung tung nhiều chuyện. Sau đó tḥng một vài chuyện chửi người này, người kia. Phải nh́n nhận ông là loại người chửi bới có hạng.
Vào năm 2007, mong ông c̣n nhớ, tôi đến nhà ông đôi lần chỉ để mong mỏi ông đừng viết chửi nữa. Thuyết phục không được, nói phải trái cũng không xong. Nói riết rồi ông đổ quạu nói, “làm báo là phải chửi...” Hết ư kiến.
Mong muốn của tôi lúc bấy giờ là có được những tờ báo sạch bằng lối viết tử tế. Báo chí, truyền thông trong nước v́ bị canh chừng, trù dập trở thành báo hèn v́ nịnh. Đó là chuyện chẳng đặng đừng.
Tú Gàn
Truyền thông, báo chí hải ngoại th́ được tự do viết. Nhưng học đ̣i dân chủ, tự do không xong. Tự do biến thành tự do chửi, chửi vung vít, chửi bất cứ ai ḿnh muốn chửi. Báo chí tự biến ḿnh thành báo bẩn v́ chửi.
Tôi vẫn chưa t́m ra câu trả lời là tại sao người ta lại phải chửi khi viết báo? Tôi cũng đặt câu hỏi như thế với ông Tú Gàn? Đă có lần để đáp trả Trần Chung Ngọc về những bài viết của ông ấy, tôi đặt câu hỏi là ông đă viết liên tục cả hằng 200 bài báo, đă có bao giờ ông viết được một bài tử tế chưa? Tôi cũng dùng câu hỏi ấy để hỏi Tú Gàn trước đây.
Cho đến nay, tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời từ các ông ấy.
Có lẽ, tôi phải dùng một lối tiếp cận gián tiếp bằng cách vay mượn các thuật ngữ: Quyền lực cứng, quyền lực mềm và quyền lực thông minh của Joseph Samuel Nye, Jr. trong phạm vi chính trị để t́m hiểu vấn đề truyền thông báo chí.(1)
1. Quyền lực cứng
Đây là thứ quyền lực mà từ nhiều thế kỷ trước đây người ta đă xử dụng để áp đảo kẻ khác theo nguyên tắc của Nicolo Machiavelli ở Ư là: Tốt hơn hết hăy làm cho đối phương sợ hơn là yêu mến. Đơn giản là mạnh được yếu thua. Cái nguyên tắc của Machiavelli sau này được chuyển dịch ra cái tương quan mà Marx gọi là tương quan Ông chủ-Thằng ở.
Cái nguyên tắc trên xem ra xưa rồi, v́ thế mà Joseph Samuel Nye, Jr. cổ xúy cho thứ quyền lực mềm- đường đưa tới thành công trong phạm vi chính trị.
Trong phạm vi truyền thông báo chí như ở trong nước, chính quyền cộng sản xử dụng quyền lực cứng khi dùng bạo lực như đe dọa, kiểm soát, tù đầy để kiểm duyệt, kiểm soát truyền thông báo chí. Đó là cách bịt miệng dân.
Nhà nước dùng bạo lực răn đe biến người cầm bút trở thành những con vẹt biết nói tiếng người hoặc con chó bảo sủa th́ sủa, bảo câm th́ câm. Chúng biến người cầm bút thành thợ viết giống như thợ may, thợ vịn, v.v...
Ở Hải ngoại, đáng lẽ ra truyền thông báo chí phải là biểu tượng cho một sức mạnh tinh thần nhằm bảo vệ tự do, dân chủ. Sống trong những đất nước có truyền thống dân chủ lâu đời nhất.mà h́nh như chúng ta chưa học được bao nhiêu ngay cả những bài học vỡ ḷng về dân chủ, về tự do. Nhưng một số nhỏ người cầm bút xử dụng ng̣i bút như một thứ bạo lực trấn áp, bôi nhọ, mạ lỵ, chế diễu cá nhân. Phải nói là họ đă thành công. Phải nói là ông Tú Gàn đă thành công và bản thân ông ấy cũng hănh diện về điều này.
Mục tiêu của sự bôi nhọ, chế diễu, dựng chuyện của những người cầm bút loại này nhắm chủ yếu vào một CON NGƯỜI cụ thể- nhắm vào ông A, ông X... có tên, có tuổi. Họ dùng thứ bạo lực ngôn ngữ đủ loại, phủ nhận và chà đạp lên giá trị nhân phẩm người khác, coi thường người đọc.
Càng chửi th́ như thời giá càng lên cao. V́ nó thỏa măn được cái thị dục hay cái thú tính của con người. Điều đó cũng cắt nghĩa được tại sao cũng có một số người thích đọc họ. Nó như một thứ thủ dâm tinh thần, một thứ sa đích chữ nghĩa.
Phần người bị chửi trở thành người trước dư luận, trở thành bung xung lănh thẹo của người chửi. Phản ứng của họ thường là ẩn nhẫn, chịu đựng, không lên tiếng. Người bị chửi “ngậm tăm”.
Một trong ba nguyên tắc để đạt được quyền lực mềm theo Joseph Nye là phải có văn hóa. Những người làm báo chửi cho thấy họ thiếu văn hóa hay cùng lắm họ chỉ đạt được thứ văn hóa chửi của một xă hội c̣n bán khai.
Văn hóa chửi phá hủy mọi mối tương giao con người trong xă hội và ở b́nh diện đức lư, nó thiếu đạo đức v́ không tôn trọng nhân phẩm người khác... V́ thế nó là thứ văn hóa phi văn hóa, thiếu “tính người”. Con người trở thành chó sói của người, cô đơn và cô độc.
Tôi có một thách thức nhỏ với ông Tú Gàn là ông tập họp được một bữa ăn độ 20 người. Xem ra không dễ với ông.
Chỉ xin vắn tắt được trích dẫn một vài công đoạn chửi của người có tay nghề, chửi tắt tiếng như sau của ông Tú Gàn.
Chửi cả làng, cả xóm: Chửi những người chống cộng
Riêng người Việt lưu vong chỉ có một chiêu duy nhất là “đánh phèng la”. Nhưng tiếng phèng la của người Việt chống cộng lại quá nhỏ nên lúc nào cũng phải nhờ anh Hai (ám chỉ Mỹ) tiếp ứng.. Nhưng anh Hai thuộc loại “siêu cộng sản” nên thỉnh thoảng chơi đá gị lái những đ̣n rất đau khiến phong trào chống cộng của người Việt lưu vong cứ bị đẩy lui dần.
Đánh phá miệt thị cộng đồng
Giới dân gian ở Bolsa, nơi thủ đô của VNCH nối dài, thường gọi các chương tŕnh nói chuyện về Việt Nam của các “b́nh luận gia ta” trên các đài truyền h́nh là “Chương tŕnh Chúng nó sắp sụp đổ rồi”. Mỗi khi thấy chương tŕnh đó, họ thường tắt máy. Được hỏi tại sao, họ cho biết không cần nghe cũng biết họ sắp nói ǵ rồi. Các ông ấy cứ lượm một số chuyện tiêu cực trên các báo Công An Nhân Dân, Lao Động, Tuổi Trẻ... ở trong nước đem ra đọc hay kể lại rồi nguyền rủa Cộng Sản và đi đến kết luận: “Chúng nó gian ác, chúng nó ngu dốt, chúng nó sai lầm, chúng nó tham nhũng, chúng nó bán nước, chúng nó thất bại, chúng nói sắp sụp đổ rồi!” Mấy ông ấy cứ nói và viết như thế đă 37 năm rồi mà có thấy ǵ đâu? Nếu Cộng Sản mà chỉ như thế, làm sao nó đă cai trị được 54 năm? (2)
Chửi cả nhóm, nhất là công giáo mà ông Tú gàn gọi xách mé là Giao Điểm công giáo.
Nhất là nhóm Giao điểm công giáo, nhất định bắt người khác phải làm theo họ và cho rằng ai không làm theo là “đồng lơa với tội ác” hay hèn nhát. Sau vụ cha Lư bị bịt miệng, số thầy giảng kinh Koran cho Hội đồng giám mục Việt Nam càng gia tăng.
Chưa đủ, c̣n hài tên từng người
Đó là các Thầy Trần Phong Vũ, thầy nguyễn Xuân Tùng, thầy Duyên Lăng Hà Tiến Nhất, thầy Trần Văn Cảo, thầy Nguyễn Tiến Cảnh vv..Tóm lại, nhóm Thầy giảng và nhóm Giao Điểm Công Giáo ở hải ngoại thiển cận, ngạo mạn và thích tác oai tác quái, đám này đă quậy phá giáo hội ở trong nước gấp trăm lần đám quốc doanh.” (3)
Bôi bẩn cá nhân linh mục Nguyễn văn Lư
Trong hồ sơ các giáo sĩ làm mật vụ cho Công An Cộng Sản ở Ba Lan, người ta khám phá ra Linh mục Hejmo Konrad Starslan có “hồ sơ hợp tác với mật vụ” dày đến 700 trang. Tôi tin rằng sau khi chế độ cộng sản Việt Nam sụp đổ, người ta sẽ khám phá ra “hồ sơ hợp tác” của Linh mục Lư cũng dày không thua ǵ Linh mục Starslan.Đừng vội tranh luận. Khi nào Cha Lư được nói chuyện bằng điện thoại trở lại, cứ hỏi ông ta tôi nói như vậy có đúng không. Tôi tin rằng ông ta không chối đâu.
Có lần báo cáo một linh mục xong, ông ta đến chỉ vào linh mục đó vào nói: “Khi năy Cha có nói như vậy... Tôi đă báo cáo rồi!”
Linh mục Lư lại là người không b́nh thường, khi nắng khi mưa, sáng khác chiều khác. Với t́nh t́nh và óc phán đoán như thế mà được phong Phó Tế rồi Linh mục là một biệt lệ chưa từng có, nhưng chúng tôi chưa muốn tiết lộ. Công An thừa biết sẽ có một lúc họ không c̣n kiểm soát được h́nh thức tẩy chay và áp lực cần thiết khác. (4)
Đánh phá linh mục Nguyễn Văn Khải
Linh Mục Nguyễn Văn Khải là một Linh mục thuộc Ḍng Chúa Cứu Thế Thái Hà, bị triệu dụng qua Roma sau những biến động tại Hà Nội, đă đưa ra những lời tuyên bố về t́nh h́nh bi đát của Công Giáo Việt Nam như sau:
“Chính quyền sử dụng tất cả các lực lượng tùy ư họ, gồm các phương tiện truyền thông nhà nước, bộ máy chính trị, pháp luật và hệ thống giáo dục công cộng để ngăn chặn sự phát triển của Giáo Hội Công Giáo bằng mọi giá”.
“Người Công Giáo ở mọi miền của Việt Nam được xem là công dân hạng hai, bị phân biệt đối xử tồi tệ trong đối xử pháp lư”...
Hiện nay, LM Khải đang được đưa đi tố cộng tại nhiều nơi ở Mỹ, từ Boston tới Orange County. Ông được một số tổ chức chống cộng đón nhận khá nồng nhiệt.
Trước khi nói đến “sứ mạng” mà LM Nguyễn Văn Khải đang muốn thực hiện, chúng ta cần biết rơ LM Khải là ai và ông đă hành động hay tuyên bố những ǵ.
NH̀N LẠI CON ĐƯỜNG ĐĂ ĐI QUA
Trong bài “Rao giảng Tin Đồn” được phổ biến trên báo chí và hệ thống Internet ngày 20.7.2010, dưới tiểu đề “Vượt qua các đàn anh”, chúng tôi có viết vài hàng về LM Nguyễn Văn Khải như sau:
“Một giáo sĩ trẻ nhưng bạo mồn bạo miệng nhất ở Việt Nam hiện nay là LM Nguyễn Văn Khải thuộc Ḍng Chúa Cứu Thế Thái Hà (DCCTTH). Nhiều nguồn tin nói rằng ông là người chủ trương website NVCL.
“DCCT Thái Hà được thành lập từ năm 1926 nhưng tiếng tăm của Ḍng được thế giới biết đến kể từ năm 2008 khi Ḍng và Giáo Xứ Thái Hà phát động chiến dịch đ̣i nhà cầm quyền trả lại các tài sản bị cưởng chiếm. Tiếp theo là chiến dịch của nhóm Nữ Vương Công Lư (NVCL) ở Thái Hà phát động để đ̣i giữ Đức TGM Ngô Quang Kiệt ở lại Hà Nội. Trong cả hai chiến dịch này, LM Nguyễn Văn Khải, một linh mục trẻ, người làng Phúc Nhạc, Ninh B́nh, sinh ngày 5.10.1970, được phong linh mục ngày 25.9.2001, đă giữ vai tṛ “xung kích” rất táo bạo.
“Về “thành tích chống cộng”, nếu so với các đàn anh trong Ḍng như các linh mục Nguyễn Văn Vàng, Trần Hữu Thanh, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan.... th́ “thành tích” của LM Khải quá nhỏ bé. C̣n nếu so với các giáo sĩ khác trong các vụ Vinh Sơn (Mặt Trận Phục Quốc), Việt Tiến, Mặt Trận Liên Tôn, Trung Tâm Đắc Lộ, Ḍng Đông Công..., thành tích của LM Khải chỉ là con số không. Nhưng nếu xét về phương diện chống lại Giáo quyền th́ LM Khải đứng hàng đầu!
“Trong lễ nhận chức của ĐGM Nguyễn Văn Nhơn, LM Khải là một trong những người hướng dẫn đoàn biểu t́nh chống Đức Cha Nhơn và ủng hộ Đức Cha Kiệt. Đoàn biểu t́nh có hai bà cầm sẵn hai cái khay đựng quà trải khăn đỏ, c̣n một đám giáo dân đi theo la inh ỏi: “Chúng con yêu mến Đức Tổng”. “Xin Đức Tổng ở lại với chúng con”. Trong khi đó LM Khải cầm máy chụp h́nh bấm liên tục.”(5)
Tiếp tục dựng chuyện để bôi nhọ LM Nguyễn Văn Khải
Trong năm qua, LM DCCT Nguyễn Văn Khải từ Roma qua Orange County nói về Cộng Sản. Ông là người tổ chức biểu t́nh chống việc Toà Thánh bổ nhiệm Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn làm TGM Hà Nội, bị Bề Trên Tổng Quyền triệu hồi qua Roma, ông phải vượt biên qua Lào rồi qua Thái Lan, từ đó được cấp giấy tờ đi Roma. Những điều ông nói về Cộng Sản đàn áp tôn giáo quá thô thiển. Nếu Cộng Sản mà vớ vẩn như thế làm sao họ “quốc doanh hoá” được cả Phật Giáo, Phật Giáo Hoà Hảo, Cao Đài và Tin Lành? Ông nói về “Linh mục chui” nghe cũng rất vớ vẩn, nó không gióng những ǵ chúng tôi đă đọc và nghe các thầy đang được huấn luyện làm “linh mục chui” bị bắt giam đă kể lại khi chúng tôi ở trại Thanh Cẩm. Thế nhưng kiểu phát sóng như vậy đă đi đúng vào tần số mà một số các ông các bà muốn nghe, nên LM Khải cũng kiếm được vài chục ngàn bỏ túi trước khi trở lại Roma.(6)
Tất cả những điều ông Tú Gàn viết ở trên không hẳn là sai hết. Cộng đồng có gấu ó, có chia rẽ, cá nhân có tranh quyền lực. Nghĩa là có cả, nhưng không thể biến tất cả thành phường chèo được. Người thiện chí có thừa, người tốt việc tốt không thiếu. Điều chính yếu là ông tŕnh bày cái đúng cái sai đan xen vào nhau, nhiều điều thực hư, không trưng dẫn bằng cớ. Sự dựng chuyện của ông thật nham hiểm.
Trong trường hợp linh mục Nguyễn Văn Khải, không có vấn đề bề trên cả ḍng Chúa Cứu thế triệu hồi linh mục Nguyễn Văn Khải sang Roma. Càng không có vấn đề linh mục Nguyễn Văn Khải ẵm mấy chục ngàn đô là về Roma. Tôi đă hỏi những người trong ban tổ chức đón tiếp linh mục Nguyễn Văn Khải về hai vấn đề trên.
Ông Tú Gàn hoàn toàn đựng đứng và bịa chuyện. Và không lẽ mỗi điều ông viết lại cứ phải đi chứng minh?
Về việc đựng đứng, bịa chuyện này, tôi chỉ nhắc ông Tú Gàn là ông chắc không thể nào quên được vụ Bùi Bỉnh Bân. Đừng để tôi phải lôi chuyện này ra.
Trong trường hợp này, ông đă để lộ ra là một người thiếu lương tri, thiếu đạo đức và thiếu một tấm ḷng. Ông Tú Gàn tự biến ḿnh thành một thứ đao phủ, có cái đầu, nhưng lại thiếu một trái tim.
2. Quyền lực mềm
Theo Joseph Nye, quyền lực mềm là thứ quyền lực có khả năng tiếp cận lôi cuốn và thuyết phục người khác. Nó thể hiện trong những mối liên hệ của đời sống cá nhân với cá nhân, trong hôn nhân và cuối cùng trong thương mại, chính trị.
Với quyền lực mềm, người ta có thể đi đến ḥa giải, thương lượng thay v́ đối đầu.
Nhà văn, nhà xử dụng quyền lực mềm là cùng lúc xử dụng trái tim và cái đầu và tiến thêm một bước cao hơn là xử dùng quyền lực thông minh. Đây là thứ quyền lực mà Nye dành riêng trong một cuốn sách nhan đề: The Future of Power. Đó là việc định hướng chính sách đường lối, nghiên cứu đánh giá, t́m ra hướng đi mà không có tham vọng bá quyền.
Dựa trên nguyên tắc của quyền lực mềm, ông Tú Gàn có thể điện thoại, mời những người không đồng chính kiến với nhau ra quán cà phê nói chuyện, hay mời nhau một bữa ăn và tranh luận ngang ngửa.
Không ông đă không làm như thế. Ông nấp ẩn trong cái ghét tô của ông và chĩa ṇng súng ra khỏi lỗ châu mai nhằm bắn những người đáng nhẽ là bạn, ngay cả là đồng chí, nay trở thành kẻ thù.
Dĩ chí có gặp nhau trong quán phở, nơi công cộng th́ ông cũng tránh mặt.
Sách báo trở thành băi chiến trường nă súng vào nhau như quân thù, quân hằn.
Đó cũng là h́nh ảnh có thực ngoài đời đôi khi ta bắt gặp một ông Tú gàn gương mặt xám đen, đầu hói, dáng đi lệch vai như người bị khuyết tật.
Dáng đi ấy biểu hiện một con người cô đơn thui thủi một ḿnh đến tội nghiệp Tôi c̣n nhớ ông đến ṭa báo trong ngày đầu tuần lặng lẽ vào pḥng bà quản lư lấy tiền hoặc cầm dăm tờ báo mới, cắp nách rồi ra về.
Không chào hỏi ai. Ông như một cái bóng ma giữa mọi người.
Cuộc đời như thế có đáng sống hay không đáng sống? Nguồn vui ở chỗ nào? Hay chỉ trừ những lúc ông lên đồng với chữ nghĩa?
Đă từ lâu, cứ kể từ năm 2006 đến nay, những bài viết của Tú Gàn có một chủ trương khá rơ rệt là:
- Miệt thị tất cả những tổ chức, những sinh hoạt, những cá nhân nào đang tranh đấu cho tự do, dân chủ ở Hải ngoại.
- Mặt khác bôi xấu những nhân vật có uy tín trong nước, đặc biệt là các linh mục như LM Nguyễn Văn Lư, LM Phan Văn Lợi, LM Nguyễn Văn khải.
Nhất là kể từ khi chia tay với báo Sài G̣n Nhỏ. ông không có đất để viết. Chắc hẳn là nỗi mất mát lớn, cộng thêm nỗi hận oán. Ông chỉ c̣n viết trên báo mạng.
Ng̣i bút của ông càng cay độc hơn, phóng túng hơn. Giọng điệu, quan điểm chính trị của ông như có đổi chiều, có thỏa hiệp. Nhiều bài viết và nội dung, cách tŕnh bày cho người ta có cảm tưởng ông là người phát ngôn viên chính thức của chính quyền Hà Nội.
Một Tú Gàn không phải là một Tú Gàn như người nghĩ nữa.
Trước đây ông viết báo như người có cái đầu và không có trái tim. Nay cả tim lẫn đầu đều không có. Tội nghiệp cho môt kiếp người làm báo vào lúc cuối đời.
(1) Hai trong nhiều cuốn sách của Joseph Samuel Nye, Jr. là: “Soft power, the means to success in world politics” (2004) và “The Future of power” (2011).
(2) Tú gàn, Chỉ là chuyện một giấc mơ, Ibid.
(3) Tú Gàn, 32 năm nh́n lại, diễn đàn Motgoctroi. Com
(4) Tú Gàn, Lại trúng kế rồi, Ibid.
(5) Tú Gàn, Công giáoVN tuyệt vọng, Ibid.
(6) Tú Gàn, Chỉ là chuyện một giấc mơ, Ibid
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/
http://nguoidalat.informe.com/forum/
http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/