Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ƯỚC MƠ VIỆT NAM

 

 

Duyên-Lăng Hà Tiến Nhất

                  

 

 Lời trang chủ: Nếu c̣n mơ tưởng nhờ Mỹ giúp VN chống Tàu hay nhờ Tàu để chống Mỹ th́ ước mơ tự chủ măi măi chỉ là ước mơ do óc nô lệ không tẩy rửa được.

 

 

     Tổng Thống Ai Cập Hosni Mubarak đă nhượng bộ trước áp lực của dân chúng và đă từ chức, hay bị hạ bệ cũng thế. Báo Mỹ có anh rờ mu rùa đoán quẻ: tiếp theo là nhà vua Abdulla của Jordan. Cuộc cách mạng nhân quyền tại nhiều nước Bắc Phi khởi đầu từ Tunisia lan sang Ai Cập, và rồi tiếp theo đến quốc gia nào nữa chưa biết. Không biết có nên nói cách mạng là một loại bệnh truyền nhiễm hay lây không, nhưng thực tế đang chứng minh, những chế độ có cùng hoàn cảnh và cùng điều kiện th́ số phận xẩy ra cũng giống nhau. Thanh niên Mohamed Bouazizi chỉ là giọt nước làm tràn cái ly nước đă cấn miệng để việc phải đến xẩy đến bắt đầu từ Tunisia. 

      Mohamed Bouazizi, 26 tuổi, là một thanh niên thất nghiệp kinh niên. Anh phải lao vào cuộc sống để nuôi gia đ́nh gồm 8 miệng ăn bằng một cái nghề chẳng mấy danh giá, nghề đẩy xe rau bán dạo trên đường phố Sidi Bouzid (thành phố Sidi Bouzid cách thủ đô Tunis 300 km về phía nam.) Cái nghề hèn mọn này ấy vậy mà cũng cần phải có license. Nhưng anh th́ lại không có, và anh đă hành nghề này được 7 năm. Ngày 17-12-2010, một nữ cảnh sát viên chộp được anh chàng bán chui, tịch thu cả xe cùng với rau trái. Anh dốc túi đóng 10 dinars tiền phạt (tương đương một ngày lương 7 dollars). Bị cảnh sát phạt đối với anh là chuyện cơm bữa. Nhưng vấn đề lần này có khác. Em cớm thoi vào mặt Bouazizi một cú đấm nổ đom đóm mắt, và c̣n nhục mạ cả người cha đă quá cố của anh. Chàng trai Bouazizi tội nghiệp không c̣n cách phản ứng nào khác hơn là bắt chước dân oan VN, t́m đến cửa quan để khiếu kiện. Nhưng t́nh trạng cũng chẳng khá ǵ VN. Chẳng có ông quan nào chịu tiếp anh. Bouazizi bỏ đi, và lập tức chỉ trong ṿng khoảng một giờ đồng hồ, anh trở lại ṭa Thị Chính với một b́nh xăng và tự thiệu ngay tại chỗ.

     Biến cố tự thiêu của Bouazizi mau chóng đưa đến những cuộc xuống đường của dân chúng để phản đối chính quyền. Bị cảnh sát đàn áp, những cuộc biểu t́nh ôn ḥa đă biến thành bạo động: đốt xe, phá cửa tiệm, liệng gạch đá vào cảnh sát v.v. Bouazizi được đưa vào nhà thương gần Tunis. Trong một cố gắng làm nguôi sự nổi giận của quần chúng, Tổng Thống Zine el Abidine Ben Ali đă vô nhà thương thăm Bouazizi. Nhưng mọi cố gắng trở thành vô ích v́ anh không thể sống nổi.  

     Việc tự thiêu của Bouazizi đă làm cho cả nước Tunisia nhập cuộc. Ngày 22-12-2010, một thanh niên khác, Lahseen Naji trèo cột điện để điện giật chết. Ramzi Al-Abboudi tự tử. Cả hai cái chết đều do nguyên nhân thất nghiệp, nợ nần và đói. Ngày 6-1, tám ngàn luật sư tuyên bố đ́nh công để hưởng ứng các cuộc xuống đường của dân chúng. Ít có ai ngờ cuộc cách mạng nhân quyền tại Tunisia đem lại thành quả nhanh đến thế. Sau cái chết của Bouazizi, chỉ mười ngày sau (15-1-2011), Tổng Thống Ben Ali đă phải cuốn gói đào tẩu để tránh sự trả thù của dân chúng sau 23 năm cầm quyền. Nay đến lượt tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập. 

     Theo các phân tích quốc tế th́ có 3 nguyên nhân chính yếu dẫn đến cuộc cách mạng nhân quyền tại Bắc Phi là sự nghèo đói, t́nh trạng tham nhũng thối nát (corruption), và nhân quyền bị tước đoạt. Những tệ trạng này là căn bệnh kinh niên tại bất cứ một quốc gia Hồi Giáo nào, mức độ hơn kém tùy ở mỗi chế độ. Công b́nh mà nói th́ Tunisia chưa phải là nước đứng trên “đỉnh cao chói lọi” của các tệ nạn. Là một quốc gia mà Hồi Giáo chiếm tới 99% dân số, nhưng Tunisia không áp dụng luật Sharia để cai trị. Hiến Pháp Tunisia vẫn thừa nhận quyền tự do tôn giáo và các quyền công dân khác. Các giáo sĩ đạo Hồi cũng không có ảnh hưởng nhiều trong nền chính trị Tunisia. Tổ chức Muslim Brotherhood hoạt động không đáng kể. Về kinh tế, GDP tính theo đầu người của Tunisia được kể là cao nhất trong khu vực với 9.100 dollars năm 2009. Tunisia được coi là nước giầu có và ổn định nhất trong vùng. Không ai nói tại Tunisia người dân không bị đàn áp, nhưng cuộc sống của người dân Tunisia c̣n dễ thở hơn so với các nước Hồi Giáo khác áp dụng luật Sharia Law. Cho nên chế độ của TT Ben Ali chưa nên được giám định là con bệnh phải đưa vô nhà xác sớm nhất. Thế nhưng thực tế xẩy ra là chế độ này dẫn đầu đi đến việc cáo chung. 

     Chúng ta thử làm sơ một cuộc so sánh khác với VN xem sao có lẽ cũng không phải là điều vô ích. Về kinh tế, VN là một quốc gia rất giầu tài nguyên nhưng lại là nước nghèo vào hàng nhất nh́ trong khu vực. So với Tunisia th́ VN chạy marathon nhiều năm vẫn chưa bắt kịp. GDP của VN tính theo đầu người là 1168 dollars cho năm 2009. Trung b́nh người dân nghèo VN chỉ kiếm được trên dưới có một dollar một ngày. Không có quốc gia nào, ngoài VN, cha mẹ nghèo đến nỗi  phải bán con gái sang các nước láng giềng làm nô lệ t́nh dục để kiếm sống. H́nh thức buôn dân này được công an ngấm ngầm bảo vệ. Người dân VN bị đàn áp và bịt miệng hơn dân chúng Tunisia nhiều. Những vụ điển h́nh xẩy ra không thiếu, người viết kể ra sợ dài ḍng. Tại VN, cũng có tự thiêu để chống đối như bà Nguyễn Thị Thu ở Đồng Tháp. Người dân Tunisia chỉ bị cảnh sát thoi vô mặt chứ chưa bị giết vô tội vạ như người dân VN bị công an vô cớ đánh chết. Về vấn đề tham nhũng thối nát th́ Tunisia lại càng không thể so sánh được với VN. Vụ hăng tầu Vinashin là một thí dụ cụ thể và gần đây nhất. Quan chức nhà nước tham ô, ăn cắp bạc tỷ chứ không phải bạc triệu (dollars). Triệu bạc chỉ để mua một con bài trong ṣng bạc của quan lớn. Kinh điển CS dậy rằng: đâu có bất công, ở đó có đấu tranh. Bất công càng nhiều, đấu tranh càng quyết liệt. Những yếu tố trên đây tưởng đă quá đủ để làm nên một cuộc Cánh Mạng tại VN. Thế nhưng VN vẫn không có cách mạng. Tại sao? Và tại sao người VN chỉ dám nh́n Ai Cập, Tunisia mà mơ ước: bao giờ đến lượt đất nước ḿnh? Câu hỏi chính xác là, cuộc cách mạng nhân quyền ở vào thời đại này đúng ra phải xẩy ra tại VN (hay các nước CS khác) mới hợp lư, chứ tại sao lại xẩy ra ở Tunisia? Câu trả lời sẽ dễ dàng t́m được qua sự phân tích trung thực các dữ kiện và đối chiếu giữa VN với Tunisia và Ai Cập.  

     Nh́n tổng quát, chúng ta thấy có 3 đặc điểm nổi bật trong các cuộc xuống đường tại hai quốc gia Bắc Phi. Thứ nhất là tính tự phát của cách mạng. Thứ hai là xác định mục tiêu tối hậu. Và thức ba là tinh thân tự chủ của người dân.

 

1. Tính tự phát của cách mạng -  Biến cố Tunisia là một cuộc cách mạng tự phát. Nói cách khác, cuộc xuống đường tự động của quần chúng không có đảng phái hay phong trào nào lănh đạo, không có lănh tụ chính trị cầm đầu, nhất là không một kế hoạch nào được chuẩn bị từ trước. Người dân Tunisia nghèo đói và thất nghiệp vốn nuôi căm thù chính quyền độc tài tham nhũng của TT Ben Ali từ lâu. Khi có động cơ thúc đẩy, họ xuống đường đ̣i quyền sống là chuyện tự nhiên. Việc tự thiêu của thanh niên Bouazizi chỉ là giọt nước làm tràn cái ly đă cấn miệng. Trùm CS Nga là Lenin nói: cách mạng là một biến cố tự phát, nó không do người ta hoạch định sẵn. Lenin nói đúng v́ hắn đă có kinh nghiệm bản thân. Hai cuộc Cách Mạng Nga tháng 2 và tháng 10-1917 xẩy ra, Lenin vẫn c̣n ở Tây Âu, chưa về đến Nga. Biến cố gọi là Cách Mạng tháng 8 của VGCS cũng thế, nó không do VGCS khởi động. Sự thực là dân chúng Hànội xuống đường để ủng hộ Chính Phủ Trần Trọng Kim. Phải nói là VGCS đă cướp công cuộc biểu t́nh ngày 19-8-1945 tại Hà nội. 

2. Mục tiêu xác định -  Cuộc xuống đường tại Tunisia cho thấy yếu tố quyết định làm nên cuộc cách mạng là mục tiêu được xác định dứt khoát. Đó là lật đổ chính quyền độc tài thối nát của TT Ben Ali. Ngay từ đầu, cả hai chính phủ Pháp và Hoa Kỳ đều ngạc nhiên và bối rối, bởi v́ Ben Ali được cả Mỹ và Pháp ủng hộ. Đến khi ư thức được rằng ư dân thật là ư Trời th́ Tổng Thống Obama đành phải ngả theo chiều gió, lên tiếng vớt vát kêu gọi bất bạo động để t́m giải pháp ôn ḥa cho vấn đề. Nhưng Ben Ali đă chuồn trước khi t́m ra được giải pháp. Cách Mạng v́ thế thành công một cách dễ dàng. Mục tiêu của cuộc xuống đường tại Ai Cập cũng thế: TT Hosni Mubarak phải ra đi, và Mubarak đă phải ra đi như cách mạng đ̣i hỏi. Như thế, cách mạng trước hết là phải lật đổ chính quyền. Mục tiêu này là dứt khoạt và tối hậu. Một đ̣i hỏi phụ thuộc là cần phải có tinh thần can đảm. Người dân Tunisia và Ai Cập thật can đảm. Mặc dầu bị đàn áp, những người xuống đường vẫn hát ḥ: Ben Ali must go. Hosni Mubarak must go. We are not afraid. We are afraid only of God (Ben Ali phải cút. Mubarak phải cút. Chúng ta không sợ ai cả, chỉ sợ Chúa thôi).  

3. Tinh thần tự chủ -  Khi thấy không thể cứu nổi Ben Ali, ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton, đưa ra đề nghị phương pháp chuyển quyền ḥa b́nh. Người ta hiểu rằng dụng ư của bà chỉ là thành lập một chính quyền Ben Ali không có Ben Ali để duy tŕ quyền lợi của Mỹ. V́ thế, dân chúng Tunisia gạt phăng. Họ đ̣i:  Ben Ali phải từ chức và đảng Tập Hợp Dân Chủ Hiến Định RCD (Rassemblement Constitutionel Democratique)) của ông phải bị giải tán. Trong khi chính phủ Obama hoảng sợ trước t́nh h́nh xẩy ra tại Tunisia th́ Phó TT Joe Biden lại phạm phải một sai lầm nghiêm trọng. Ông tuyên bố khi đề cập đến Ai Cập: Mubarak không phải là độc tài (Mubarak is not dictator). Thấy ông phó Tổng Thống của ḿnh quá lố bịch, Obama và cả Clinton phải chữa lửa bằng cách chỉ kết án bạo lực và hỗ trợ tinh thần cho quyền phản đối của ngựi dân Ai Cập. Cả hai kêu gọi Mubarak và nhân dân Ai Cập nên t́m phương sách chuyển quyền êm thắm. Ư muốn của Mỹ lại một lần nữa thất bại v́ bị nhân dân Ai Cập bác bỏ. Sự thất bại này một lần nữa chứng minh chính sách thất nhân tâm xưa nay của Hoa Kỳ là hậu thuẫn độc tài để giết chết tinh thần độc lập tự chủ của người dân các nước v́ quyền lợi của nước Mỹ.  

     Mặc dù t́nh h́nh VN đă chín mùi cho một cuộc cách mạng nhân quyền, nhưng cho đến nay vấn đề chỉ là sự trông đợi, nói đúng hơn là ước mơ của mọi người. Lư do là v́ những yếu tố cần thiết cho cuộc cách mạng đă bị làm biến dạng hoặc thui chột cả. Nguyên nhân gây ra t́nh trạng này là v́ VN có quá nhiều cuộc xuống đường, thật có, dổm càng không thiếu:

 

-  Dân chúng Bắc Giang phản đối công an vô cớ đánh chết người.  

-  Giáo dân Thái Hà đốt nến cầu nguyện.  

-  Việt tân tặng áo thung ngoài bờ hồ Hoàn Kiếm.  

-  HT Quảng Độ đóng cửa nằm nhà ngài bảo ngài biểu t́nh tại gia.  

-  Lm Nguyễn Văn Lư che dù ngồi bên bờ sông ngắm nước chảy hoa trôi. Vân vân và vân vân.  

 

     Tất cả đều mang danh xuống đường đấu tranh cả. Nhưng nên phân biệt mục tiêu của các cuộc xuống đường này. Dân Bắc Giang đ̣i công lư cho một nạn nhân bị công an vô cớ đánh chết. Giáo dân Thái Hà đ̣i lại đất đai cho nhà thờ. Việt Tân diễn tṛ sơn đông măi vơ để quảng cáo thuốc tễ bà Lang Trọc. HT Quảng Độ thực hành xuống đường theo lối nhà Phật: sắc tất thị không, không tất thị sắc. Lm Nguyễn Văn Lư nhất quyết ôm mộng Gandhi, v́ xuống đường ồn ào làm xáo trộn th́ thà để CS cai trị c̣n hơn. Nếu VGCS là đế quốc Anh th́ Lm Lư đă là Gandhi rồi. Nhưng rất tiếc, VGCS lại là mafia cộng sản. 

     Như đă thấy, những cách xuống đường trên và khác nữa đều thiếu một điểm cốt lơi là đ̣i hỏi lật đổ chính quyền. V́ thế đă không có cách mạng tại VN. Nhân dân Tunisia và Ai Cập liều chết, họ mới làm nên cách mạng. Người VN biện bạch bất cứ cách nào để che dấu sự sợ hăi th́ không thể có cách mạng. Nói như cha Lư, biểu t́nh mà gây ra xáo trộn th́ thà để CS cai trị c̣n hơn, là không tưởng. Không có hoa hồng nào không có gai. Cũng không có cuộc cách mạng nào không gây ra bất ổn cả. Những cuộc xuống đường của giáo dân do giáo sĩ lănh đạo, mục tiêu đ̣i nhà đất là chính đáng, có thể biện minh được v́ lư do đạo không làm chính trị. Nhưng không thiếu những vụ xuống đường bịp của Việt Tân hay của dân chủ cuội chỉ có mục đích quảng cáo tên tuổi và làm lợi cho VGCS là chuyện đáng phải lên án. Tuy nhiên, những cuộc xuống đường dù chính đáng hay bịp bợm th́ v́ nhiều quá mà không đem lại kết quả, chúng trở thành nhàm và làm giảm ḷng tin nơi quần chúng. Hệ quả là cuộc xuống đường làm cách mạng để dứt điểm VGCS trong tương lai sẽ khó có cơ may xẩy ra hơn. 

     Đặc điểm thứ ba của cuộc cách mạng Tunisia và Ai Cập là tinh thần tự chủ của người dân. Người VN cần suy nghĩ nhiều về điểm này. Đất nước bị VGCS thống trị, lại đang đứng trước một đe dọa mất về tay Tầu. Làm thế nào để cứu nước. Nhiều người ở hải ngoại và bọn dân chủ cuội trong nước công khai cổ vơ ư kiến phải dựa vào Mỹ để chống cộng. Thấy hải quân Mỹ ghé chiến hạm vào cảng VN thôi th́ họ đă nhẩy tưng tưng rồi. Thấy bà Hillary Clinton đến Saigon tuyên bố vài câu nhăng nhít họ lại càng tràn trề hy vọng hơn. Đây là biểu hiện tinh thần vọng ngoại rơ ràng. Nhiều người trước kia tin rằng Mỹ chẳng bao giờ bỏ miền Nam. Bây giờ lại cho rằng Mỹ muốn giúp họ đánh CS và chống Tầu. Thật là hoang đường. Họ không hiểu rằng, Mỹ đánh giặc là đánh cho nước Mỹ chứ không đánh cho ai hết. Và, chính sách đối ngoại của Mỹ là nuôi đầy tớ để sai khiến, chứ không t́m bạn bè là nhân dân các nước.  

     Như vậy, VN có nên dựa vào Mỹ để chống VGCS và chống Tầu không? Câu trả lời là nên và c̣n cần thiết nữa. Tuy nhiên, cách dựa như thế nào mới là vấn đề phải đặt ra. Có bao giờ chúng ta tự hỏi xem tại sao sau thế chiến II người Nhật “say No” (đọc Japan that can say no (to America) của Shintaro Ishihara) với Hoa Kỳ chẳng sao mà vẫn phát triển được nước Nhật, trong khi  TT Ngô Đ́nh Diệm “say No” với Mỹ lại bị Mỹ giết để trao miền Nam cho VGCS không? Cả hai chính phủ Nhật Bản và TT Diệm đều hiểu rất thấu đáo rằng nước Mỹ rất cần Nhật và cũng rất cần VN để chận ảnh hưởng Tầu. Nhưng cùng một lời nói, mà kết quả khác nhau là v́ tư thế của người nói khác nhau.

Mỹ không làm ǵ Nhật được v́ người Nhật có tư cách và người Nhật không phản lại người Nhật.

Mỹ giết TT Diệm và xóa bản đồ VNCH v́ người VN phản lại người VN và năng đầu óc vọng ngoại. VGCS v́ bản chất tôi đ̣i và bán nước nên được Mỹ thuê mướn làm đầy tớ là thích hợp. Với những người VN yêu nước, điều thực sự quan trọng là phải hiểu rằng VN cần Mỹ chẳng khác ǵ Mỹ cần VN. Biết dựa vào cái thế tất yếu này, chúng ta mới có thể t́m ra phương cách làm thế nào cho nước Mỹ giúp nhân dân VN như một người bạn chứ không phải giúp kẻ thù của chúng ta như tên đầy tớ.  

     Những cuộc cách mạng nhân quyền tại Bắc Phi khiến cả thế giới vui mừng, nhưng cũng làm cho nhiều chính quyền lo sợ. Mỹ lo sợ v́ mất công toi nuôi đầy tớ ở khắp nơi. Tầu, VN lo sợ v́ nạn cháy rừng có thể sẽ lan mau chóng nhờ xuôi gió. Để đề pḥng, nghe đâu VGCS đang tính đến chuyện tăng tỷ lệ vô quốc hội của chúng cho những thành phần không CS. Dù thế nào đi nữa th́ vấn đề vẫn c̣n đó.

     Giấc Mơ VN: diệt VGCS, chống Tầu xâm lược, chỉ trở thành hiện thực nếu nhân dân VN làm được hai việc sau đây. Một là thuyết phục được Hoa Kỳ từ bỏ chính sách nuôi đầy tớ v́ nó đă lỗi thời.

      Hai là can đảm xuống đường với đ̣i hỏi dứt khoát là “Communist Party must go” (đảng VGCS phải ra đi). Việc thứ nhất không khó v́ buộc được VGCS phải ra đi rồi th́ do phải cần đến VN như đă nói trên, Hoa Kỳ phải giúp chính quyền kế tiếp, và đó cũng là đường lối ngoại giao phù thịnh cố hữu của nước Mỹ.

 

 

 

Duyên-Lăng Hà Tiến Nhất 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: