US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Intro chapeau: Góp chữ về sách “Tâm tư Tổng Thống Thiệu”.
Nhiều độc giả đọc sách “Tâm tư Tổng Thống Thiệu” (xin được gọi tắt là 5 Tê) đă thất vọng v́ ngao ngán, và thất vọng, đa số điều được viết ra do chữ nghĩa xào nấu cóp nhặt từ kho tài liệu giải mật của Huê Kỳ, từ những sách bán trong các tiệm sách hay có trong thư viện. Ví dụ theo ông tại Bắc Cali như sau:
“Trước đây hai quyển Hồ Sơ Mật dinh Độc lập, và Khi Đồng Minh Tháo Chạy cũng đă được tổ chức ra mắt rầm rộ, và được khá đông người mua. Nhưng nội dung những thông tin chính trong các quyển sách đó, đều có thể dễ dàng t́m thấy trong vô số sách của các tác giả người Mỹ, và trong các declassified papers của CIA; và phần nhiều những sách hay tài liệu đó nay đều có trong các thư viện và trên các websites. Nghĩa là free!
Trương Đ́nh Trung, Sunnyvale, 5/18/2010”
Do đó, khi ghi tựa sách là “Tâm tư Tổng Thống Thiệu” không chuẩn lắm, nó như sự thể "dụ khị" hay "đánh lận con đen" khiến bà con chú ư để mua đọc cho đỡ buồn khi nền kinh tế sa sút của Obama đáng buồn thật. Với nhận xét chủ quan, tôi đề nghị tác giả khi tái bản đổi tựa đề lả "Những điều tôi biết về Tổng Thống Thiệu”, tránh đi tên 5 Tê mà bị bà con bảo là "Thật t́nh thật thất tín".
Tôi đọc nhận xét của quư vị Nguyễn Đạt Thịnh, Tôn Nữ Hoàng Hoa, Ngy Thanh, Lữ Giang và Vũ Ánh, h́nh như những ng̣i bút này không mấy hài ḷng với 5 Tê. 5 Tê tiêu biểu cho những luận cứ bào chữa, những biện minh, đổ thừa, đổ lỗi, nói quanh, nói quẩn, nói chầy, nói cối, với những dữ liệu cố thể t́m được từ kho rừng già Amazon.com hay BarnesandNoble.com. Khi mới đầu thoạt nghe về “Tâm tư Tổng Thống Thiệu” người viết mừng húm tưởng đâu cụ Thiệu trao bản thảo hồi kư giá trị đại loại như "Mein Kampf" của me-sừ Adolf Hitler, hay My Life của tonton Bill Clinton. Nhưng rồi sách cho tôi ư tưởng "Lê Lai phi Lê Lai" hay "Lê Lai sát Lê Lợi", biện minh để rồi ṿng vo tam quốc tổ trác chỉ báo hại Lê Lợi. Với cái mững này trưóc 75, Lê Lai mất job thơm như chơi thôi.
Trong tâm tư tôi nghĩ tác giả là bậc mô phạm, nhà giáo nêu gương cương thường Khổng Mạnh, một học giả uyên thâm sử sách, một vị thức giả viết sách cho ngàn sau,... Rồi tôi nghe tác giả không nhận ḿnh là người viết sử nhưng những suy luận, những ghi chép trong 5 Tê thuộc về phạm vi sử, thất vọng (I); Rồi tôi nghe tác giả không nhận ḿnh là người am tường về lănh vực quân sự khi bị bà con ta quây quần on air theo sách viết về những quyết định quân sự th́ tác giả xin mặc giáp "no comment".
Cụ Thiệu vốn kín đáo và đa nghi từ bản tính, nhiều nguồn tin cho hay cụ Thiệu ông không tin cả cụ Thiệu bà, huống hồ chi Mỹ, tướng lănh, quốc hội, cụ Hương, cụ Khiêm,... nhưng với tác giả được cụ Thiệu lại ưu ái tâm t́nh thỏ thẻ những điều thuộc về dĩ văng nội tâm của người mà thế giới báo chí thèm thuồng nhỏ dăi.
Sáng nay ḷng buồn thối ruột, trước mặt là cuốn hồng thư phảng phất ư tưởng "Tâm t́nh về Lê Lợi" do Lê Lai biên soạn, rồi email bài viết do nhà báo Lữ Giang gửi cho, rồi nhà báo Vũ Ánh nhận định hữu lư về 5 Tê, bài được ông nhà báo từ OC email chuyển cho xem đỡ buồn. Nhà báo Vũ Ánh ao ước với giả thuyết phải chi sách 5 Tê ra đời thuở cụ Thiệu c̣n sinh tiền, sách sẽ giá trị biết bao.
Thưa nhà báo Vũ Ánh,
Nếu cụ Thiệu c̣n sinh tiền, th́ có thể bề dầy của sách 5 Tê sẽ khiêm nhường hơn sách hiện hữu trước mặt tôi, lời có thể ít lời hơn cho hai phạm trù ư tưởng bóng bẩy cũng như đen ng̣m. Nhưng biết đâu rằng nhờ vậy mà những đứa bé tinh thần và đường văn nghiệp của "Lê Lai tân thời" có chiều hướng đi lên thật cao và thật bạo th́ sao nhỉ ?
Cám ơn quư nhà báo Vũ Ánh, Nguyễn Đạt Thịnh, và Lữ Giang tiếp tục cho tầm nhả tơ để bà con ta mua vui chữ nghĩa ở thời điểm kinh tế éo uột cuối thu Obama buồn muốn chết đi thôi. Nỗi buồn không tên của cụ Hương khi ngồi buồn...
Việt Hải Los Angeles
Về cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu”
Vũ Ánh
(05/23,25/2010)
Ngày 30 tháng 4 vừa rồi, có khá nhiều sinh hoạt để đánh dấu một thảm kịch chính trị và quân sự lớn diễn ra trong đời của những người thuộc lớp tuổi chúng tôi hiện nay, 70, ngoài 70 hay ít hơn tuổi 70. Nhưng tôi và một số bạn bè của tôi là những người không đi hành hương ở trên hàng không mẫu hạm USS Midway, hay căn cứ Camp Pendleton hoặc tham dự một cuộc hội ngộ của những trẻ mồ côi được những người Mỹ tốt bụng như bà Betty Tisdale mang ra khỏi những cơn lốc dẫn tới sụp đổ của miền Nam Việt Nam mà nay họ đă trở thành những người thành công ở xă hội Mỹ muốn trở về Little Saigon như một lời xác nhận nguồn gốc của ḿnh.
Đằng sau pḥng làm việc của tôi tại nhật báo Việt Herald là một hội trường, nơi một đồng nghiệp của tôi cách đây 35 năm, ông Trần Khiêm một phóng viên mặt trận, từng làm việc cho hai công ty truyền h́nh Mỹ ABC và CBS trưng bày một số h́nh ảnh ông đă chụp được lúc bỏ Huế, bỏ Đà Nẵng và cuộc di tản đầy máu, nước mắt và sự tủi nhục của lính, của dân tại miền Trung Việt Nam. Đằng trước cửa ṭa báo, một chiếc xe sơn mầu cờ VNCH với cái biểu ngữ chụp h́nh tướng Nguyễn Văn Thiệu mặc lễ phục trắng với đầy đủ huy chương và trên chiếc nón của ông chắc chắn có một tín niệm: Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm. Bên cạnh bức h́nh là hàng chữ đ̣i tờ Việt Herald phải trả lại danh dự cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và quân, dân, cán, chính VNCH.
Chờ cho đến lúc pḥng trưng bày vắng khách, tôi lặng lẽ hàng giờ trước những bức ảnh là nhân chứng thực sự cho một giai đoạn không tránh được cái thế thua của miền Nam Việt Nam dù những người lính trong những bức h́nh này một thời chiến đấu dũng mănh. Họ c̣n rất trẻ, đứng ngồi dồn cục trên những băi biển, chờ đợi trong tuyệt vọng những chiếc tầu hải quân đến để đưa họ xuống một tuyến pḥng vệ nào đó ở phương Nam.
Những bức h́nh khác mô tả những đoàn dân chúng bỏ làng mạc đồng ruộng mang theo cả những con trâu, chân phải bó bằng những tấm mền được xé ra v́ đă sứt móng do kéo lê quá lâu trên mặt đường nhựa quốc lộạ 1, một thiếu phụ bế đứa con nhỏ và một người lính trên một băi biển vắng đầy những vỏ xe mà dân chúng và lính dùng để bơi ra các tầu hải quân. Rơ ràng người lính, thiếu phụ với đứa con nhỏ đă ở trong tuyệt lộ.
Chắc chắn trong làn sóng người cả quân lẫn dân di tản về phương Nam ít có người hiểu được hay được nói cho biết những ǵ mà 35 năm sau được tŕnh bày trong những tác bán rất chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, một người cũng nằm trong số những nhà lănh đạo của họ.
Lần đầu khi vị tiến sĩ trẻ tuổi từng lănh đạo một bộ trong chính phủ của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khai sinh cuốn “Hồ sơ mật Dinh Độc Lập,” chúng tôi c̣n nằm trong những trại tù Cộng Sản. Cuốn thứ hai “Khi Đồng Minh tháo chạy” được in ra, chúng tôi đang mưu sinh ở một quê hương mới sau khi phải trả cái giá của gần 14 năm tù trong các trại tù Cộng Sản, nơi mà nhiều người bạn, nhiều đồng đội của chúng tôi, trong đó có cả người sĩ quan phi công thân tín, lái trực thăng riêng cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đă phải bỏ ḿnh trong một trại tù khổ sai mà Cộng Sản thiết lập ở miền Bắc Việt Nam.
Đọc “Khi Đồng Minh tháo chạy” ḷng bùng lên sự giận dữ, nhớ lại nụ cười sởi lởi, những lời nói vỗ về đăi bôi của Richard Nixon và Henry Kissinger với ông Thiệu tại Ṭa Bạch Ốc Miền Tây ở San Clemente, nhưng rồi khi cơn giận qua đi, tôi lại tự hỏi: “VNCH mà ông Thiệu là đại diện phải trách chính ḿnh hay trách người?” Đă có một thời gian khá dài sau Hội Nghị San Clemente, chúng tôi hy vọng ông Thiệu sẽ xuất hiện khắp nơi trên đất nước để nói với quân, với dân rằng chúng ta sẽ phải đánh trận theo kiểu nhà nghèo, sẽ phải thắt lưng buộc bụng, sẽ phải bớt dùng trực thăng, phi pháo, sẽ phải cơm nắm muối mèợ hành quân, sẽ phải tiết kiệm từng viên đạn, hậu phương phải bớt xa hoa lăng phí, sẽ phải đem những sâu dân mọt nước ra bắn vài tên làm gương. Nhưng rất tiếc đó vẫn chỉ là giấc mơ hoang đường của lớp trẻ chúng tôi thời ấy.
Nhớ lại khi về tới Sài G̣n sau một chuyến đi đầy căng thẳng và thất vọng, người dân miền Nam không hề được Tổng Thống Thiệu cho biết ǵ về những thử thách mất, c̣n của họ từng được định đoạt tại Hội Nghị Paris và Hội Nghị San Clemente. Những người lính, những người dân qua ống kính của Trần Khiêm lại càng không biết ǵ về nguyên nhân đẩy đưa họ vào tuyệt lộ. Những người này bây giờ ra sao? Số phận của họ như thế nào? Họ có cần một lời xin lỗi của những nhà lănh đạo VNCH không?
C̣n nữa, những người vượt biển may mắn đến được bến bờ tự do, những gia đ́nh có người nằm lại trên các đảo tị nạn ở Đông Nam Á, hay làm mồi cho cá ở Biển Đông trên đường vượt biển, những người HO, những người tới được ngưỡng cửa của tự do rồi lại bị trả lại chốn cũ, và nhất là những người dân c̣n đang số dưới chế độ khắc nghiệt ở Việt Nam hiện nay có cần một lời xin lỗi của những người mà trước đó chỉ một chữ kư của họ, cuộc đời của quân, dân, cán, chính, có thể có những thay đổi nghiêm trọng không?
Những cái chết lẫm liệt của các tướng lănh Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Phú và đại tá Hồ Ngọc Cẩn, TNS Trần Chánh Thành là những di sản sáng ngời của VNCH. Nhưng cái di sản về trách nhiệm c̣n cần phải được xét lại. Sự sụp đổ của căn nhà VNCH cần phải được qui trách chứ không lẽ tự nhiên căn nhà ấy đổ sập xuống? Việc làm hời hợt và dễ dàng nhất là đổ cho Tổng Thống Dương Văn Minh, người ra lệnh đầu hàng. Nhưng việc làm này không giải thích được lịch sử miền Nam Việt Nam sau Hiệp Định Geneva 1954 mà c̣n bóp méo sự thật.
Trong suốt thời kỳ cầm quyền ở miền Nam hai chế độ được nói tới nhiều nhất, đó là Đệ Nhất Cộng Ḥa mà Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm là đại diện và Đệ Nhị Cộng Ḥa mà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là đại diện. Biến cố 30 tháng 4 liên hệ trực tiếp với thời kỳ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cầm quyền nhiều hơn. Những quyết định liên hệ đến số phận của miền Nam Việt Nam phần lớn đến từ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.
Ấy vậy mà khi ra đi khỏi nước ngày 25 tháng 4, 1975 giữa lúc đất nước ngả nghiêng, Tổng Thống Thiệu đă không hề để lại một hồi kư nào, điều mà lẽ ra ông phải làm cho dù ông là một tổng thống bại trận. Trong bài viết tưởng niệm niên trưởng là trung tướng Nguyễn Văn Thiệu đă ra đi, cựu đại tá Vũ Văn Lộc (nhà b́nh luận Giao Chỉ) đă viết: “Ông Thiệu ra đi không để lại hồi kư. Suốt 30 năm lưu vong, trừ một thời gian xuất hiện ngắn tại San Jose, ngoài ra ông hoàn toàn kín tiếng và sống ẩn dật. Không tiếp xúc với báo chí, không để lại các di sản cho lịch sử. Đặc biệt là vấn nạn số 1 của quốc gia là câu chuyện bang giao với Hoa Kỳ trong các năm cuối cùng không hề được ghi lại. Niên trưởng Nguyễn Văn Thiệu ôm lấy chuyện đau ḷng của đất nước như chuyện riêng của ông.”
Dĩ nhiên, không ai có thể xác nhận có thật Tổng Thống Thiệu ôm lấy chuyện đau ḷng của đất nước như chuyện riêng của ông hay không. Bởi không ai có thể nh́n mối liên hệ với Mỹ của ông là chuyện riêng. Ông giao thiệp với Mỹ không phải với tư cách là công dân Nguyễn Văn Thiệu mà là Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu. Mối liên hệ ấy ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh của vùng đất và người dân VNCH. Làm một tổng thống mà ngay cả chuyện tâm tư cũng là do một cộng sự viên cũ của ḿnh mà lại không phải là người thân tín nhất viết giùm, Tổng Thống Thiệu quả là bí mật thật.
Khi cầm trong tay cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu” tôi cũng tất ngạc nhiên, bởi v́ nghĩ rằng lần này chắc ông Hưng t́m ra được những trang hồi kư của ông Thiệu cất giấu ở đâu đó. Nhưng khi đọc hết 673 trang trong tác phẩm tổng hợp này, kể cả phần tài liệu dẫn chứng, mới vỡ lẽ ra đây là một tác phẩm “xào lại” những tài liệu đă được nói tới trong các kho tài liệu về chiến tranh Việt Nam được Mỹ giải mật, một số bút phê và thư riêng của ông Thiệu gởi cho tác giả, và những chuyện riêng tư chỉ có hai người biết với nhau trong những chuyến tác giả gặp lại nhà lănh đạo của ḿnh sau khi chiến tranh Việt Nam chỉ c̣n trên sách báo.
Nhưng có một điều kẹt cho tác giả Nguyễn Tiến Hưng là những tiết lộ của ông Thiệu về một số nhân vật, tướng lănh VNCH mà tác giả viết ra trong “Tâm tư Tổng Thống Thiệu” chẳng hạn như Big Minh trong vụ đảo chánh lật đổ chế độ Ngô Đ́nh Diệm và việc rút khỏi Cao Nguyên Trung Phần của tướng Phạm Văn Phú th́ các nhân chứng đều đă qua đời vào những thời gian trước cuốn sách rất lâu. Một giáo sư tiến sĩ đă vùi đầu vào những kho sử liệu để viết ra tác phẩm như giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, ông nghĩ sao về câu nói: “Người chết không biện minh được,” nhất là những người chết bị cáo buộc. Liệu những điều mà tác giả Nguyễn Tiến Hưng viết ra điều này có giá trị sử liệu không?
Tôi chỉ là một anh phóng viên phụ trách tường thuật tin tức hoạt động liên quan đến Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho hệ thống truyền thanh quốc gia, nhưng những năm làm công việc này, tôi hiểu nhân vật nào chung quanh ông Thiệu có thể nói rơ tâm tư của ông trong cơn băo lịch sử ấy. Tôi nhấn mạnh “tâm tư” chứ không phải “hành động” của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vào những giờ phút căng thẳng nhất trong đời ông.
Chuyện này khiến tôi nhớ lại khoảng thời gian làm việc với tờ Sóng Thần, họa sĩ biếm họa Chóe thường hay tham khảo với tôi về đề tài cho tranh biếm họa ở trang nhất. Có một lần tôi thách Chóe: “Tôi đố cậu vẽ ông Thiệu sao cho thật giống ổng.” Chóe hẹn đến hôm sau. Năm giờ sáng hôm sau khi tôi c̣n đang ngồi uống cà phê trong ṭa soạn, Chóe mang bức biếm họa tới. Lúc đó vụ gián điệp Vũ Ngọc Nhạ đang nổ tung, Chóe nói: “Bức này mà đăng lên có thể bị tịch thu báo.” Tôi nh́n bức biếm họa và nói: “Giống quá, lát đi ăn phở.” Chóe nói: “Nguyễn Cao Kỳ, Nixon, Lê Đức Thọ vẽ dễ vài nét là xong. Nhưng ông Thiệu rất khó vẽ v́ nét đặc biệt ẩn giấu, không hiện lên khuôn mặt. Thùng giấy nhà em đầy cứng những tờ giấy em vẽ rồi lại vứt đi. Cả đêm cứ loay hoay măi về ông.” Tôi cười: “Tao phải để ông Uyên Thao và bà Trùng Dương quyết định có đăng hay không. Nghe cậu nói báo đăng bức h́nh này báo bị tịch thu sợ bỏ mẹ.”
Chuyện cũ xảy ra đă lâu lắm rồi, đến nay khuôn mặt của ông Thiệu một lần nữa lại được tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng vẽ lại. Tôi sẽ tiếp tục điểm lại từng tảng mầu trên bức chân dung này, cứ gọi là di sản đi cho nó êm ái, qua cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu” vào những kỳ tới.
Cuốn sách của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng dĩ nhiên là vẫn bán được bởi nó có một giá trị nhất định, bởi những độc giả ủng hộ ông Thiệu cần biết thực sự về nỗi ḷng của vị cựu nguyên thủ VNCH nghĩ ǵ về biến cố ngày 30 tháng 4, 1975, bởi những người có ư muốn phục hồi danh dự của một nhà lănh đạo đào thoát giữa lúc đất nước trên bờ vực thẳm hy vọng có thể rút ra được một chi tiết nào có thể củng cố được cho những lời biện minh cho lănh tụ, bởi những người nào muốn nh́n xem những dữ kiện lịch sử có bị sửa chữa hay không để có thể rút ra được bài học cho chính ḿnh và cuối cùng những ai chạy theo chính sách đổ lỗi cho nhà lănh đạo này có thể thể yên trí về những lời cáo buộc.
Nói tóm lại, tác giả Nguyễn Tiến Hưng với “Tâm tư Tổng Thống Thiệu” vẫn là một bậc thầy về cách khai thác thương mại từ một đống những kho tài liệu mật đă hết “mật,” hay những chuyện riêng tư chỉ có hai người biết với nhau mà người ta tưởng là sử liệu. Tôi nói “tưởng là sử liệu” bởi v́ câu chuyện riêng tư đó chỉ là chuyện riêng tư và nếu không chứng minh được đó là sự thật th́ chắc chắn chúng không phải là sử liệu. Nó chỉ là sử liệu khi người ta nêu được nhân chứng khả tín hay phù hợp với những liệu khác.
Chẳng hạn như việc Tổng Thống Thiệu viết thư nhờ ông Hưng làm cách nào để đính chính một lời tuyên bố của ông về phong trào thuyền nhân bị báo “Now,” mà theo lời Tổng Thống Thiệu, đă bóp béo lời ông thay v́ “for” th́ họ viết thành “with” thực ra không phải là tâm tư của ông Thiệu mà chỉ là chuyện “đính chính,” “nói lại cho đúng.” Nhưng một câu hỏi được đặt ra: Liệu phóng viên báo “Now” đă không cải chính theo lời Tổng Thống Thiệu yêu cầu v́ họ đă có băng thu thanh hay không?
Theo nghĩa thông thường mà nhiều người hiểu th́ chữ “tâm tư” dùng để mô tả những ư nghĩ phát xuất từ cơi ḷng của ḿnh về một t́nh trạng, một sự việc, một biến cố, hay về những con người trong quá khứ hoặc hiện tại. Trong gần suốt tác phẩm, người đọc chỉ thấy “những điều ông suy nghĩ, tính toán và thổ lộ sự chua xót, kèm theo những điều chúng tôi (tác giả) đă t́m hiểu thêm được về tâm tư Tổng Thống Thiệu đối với đồng minh.” Tướng Nguyễn Văn Thiệu là Tổng Thống hai nhiệm kỳ, là Tổng Tư Lệnh Quân Đội VNCH. Cho nên, khi bỏ đất nước để ra đi giữa lúc vận nước đă như chỉ mành treo chuông, ông có tâm tư ǵ không sau khi đă định cư yên ổn tại nước Anh?
Không ai có thể tin là ông Thiệu không có. Cũng không ai có thể tin rằng Tổng Thống Thiệu không nghĩ đến hàng chục tướng lănh dưới quyền ông, nhưng ông nghĩ thế nào về các tướng đă tuẫn tiết, các tướng đă lưu vong ở Mỹ, các tướng đă bị bắt làm tù binh và bị đẩy vào các trại tù Cộng Sản th́ hoàn toàn kín như bưng.
Hơn nữa, không thấy ông Thiệu nghĩ ǵ về công hay tội của chính ông trong nhiều năm cầm quyền nhưng cuối cùng đă không làm trọn được tín niệm: Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm.
Trong cuốn sách, tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng có minh định rằng ông không phải là sử gia nên không viết sử. Ông chỉ chú trọng đến chính Tổng Thống Thiệu và nói đến tâm tư của người lănh đạo miền Nam đặc biệt là về đồng minh. À ra thế! Nhưng nếu ông Nguyễn Văn Thiệu chỉ là một ông Nguyễn Văn Thiệu b́nh thường th́ không nói làm ǵ, th́ không ai buộc ông phải có những suy nghĩ về chính ḿnh đối với biến cố 30 tháng 4, thay v́ chỉ nghĩ đến chuyện đồng minh Hoa Kỳ phản bội không những đối với ông mà c̣n đối với hàng chục triệu dân dưới quyền lănh đạo của ông.
Hành động, suy nghĩ, và tâm tư của ông là dữ kiện lịch sử. Cho nên những dữ kiện chỉ có riêng tác giả và Tổng Thống Thiệu biết không thể giúp cho độc giả suy nghĩ ǵ được bởi nó không được chứng minh rơ ràng, không thể “clear” được như chữ nghĩa ông Thiệu dùng trong thư gởi cho tác giả từ London. Một điều rất khó hiểu là trong “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu” mà lẽ ra tác giả phải thêm vào hàng chữ “với đồng minh Hoa Kỳ,” có nhiều nhân chứng rất quan trọng phải để cho họ phản bác v́ liên quan đến cá nhân họ. Nhưng tiếc thay những nhân chứng ấy đă chết. Người chết th́ làm sao mà biện minh, đồng ư hay phủ nhận?
Thí dụ ở Chương 2, nhan đề “Ai cố vấn cho Tổng Thống Thiệu rút quân?,” là một chương tôi cho rằng rất quan trọng, bởi vấn đề này gây tranh luận và kéo dài cho đến bây giờ trong giới HO chúng tôi nói riêng và đồng hương nói chung. Nhưng khi đọc từ trang 40 cho đến trang 63, tôi hơi thất vọng v́ tất cả những dữ kiện liên hệ rất nhiều đến các tướng lănh VNCH cũng như Hoa Kỳ, từ tướng Đồng Văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng Liên Quân, tướng John Murray, tùy viên quân sự Mỹ, người kế vị tướng Creighton Abrams, đại sứ Graham Martin, tướng Ted Sarong, ông Ngô Khắc Tỉnh bộ trưởng và là người thân của ông Thiệu, tướng Westmoreland, đại tướng Cao Văn Viên, tướng Ngô Quang Trưởng, tướng Phạm Văn Phú. Nhưng thử hỏi c̣n bao nhiêu người trong số những nhân chứng này c̣n sống để có thể giúp làm sáng tỏ thêm vấn đề?
Tướng Trưởng là người chịu trách nhiệm về kế hoạch rút Quân Đoàn I và tướng Phạm Văn Phú là người chịu trách nhiệm về việc rút Quân Đoàn II sau cuộc họp ở Cam Ranh. Nhưng đâu phải cứ làm tướng muốn rút là rút. Phải có lệnh của thượng cấp. Thượng cấp ấy là Tổng Thống Thiệu, Tổng Tư Lệnh Quân Đội. Trong “Tâm tư Tổng Thống Thiệu,” tác giả Nguyễn Tiến Hưng cho thấy vấn đề phải bỏ đất nước rất phức tạp và ông Thiệu phải chọn lọc nhiều ư kiến khác nhau. Nhưng cuối cùng cuộc rút quân tại Quân Đoàn I cũng như Quân Đoàn II đă trở thành một thảm họa. Lỗi tại ai?
Theo tác giả Nguyễn Tiến Hưng, về cuộc họp tại Cam Ranh, một cuộc họp quyết định số phận của vùng cao nguyên Trung Phần Việt Nam, Tổng Thống Thiệu “cứ nhắc đi nhắc lại” rằng ông ra “2 lệnh chứ không phải một lệnh: Đó là thứ nhất rút quân khỏi Pleiku để tái chiếm Ban Mê Thuột và thứ hai Bộ Tổng Tham Mưu theo dơi, giám sát cuộc triệt thoái này. Như vậy là có sự sai biệt giữa tường thuật của đại tướng Cao Văn Viên và những ǵ Tổng Thống Thiệu kể lại, theo tác giả Nguyễn Tiến Hưng. Trong khi tướng Viên chỉ viết: “Nhiệm vụ của Quân Đoàn II là phối trí lại các đơn vị cơ hữu của quân đoàn để chiếm lại Ban Mê Thuột theo lệnh của tổng thống.”
Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nguyễn Văn Thiệu th́ nói là ra 2 lệnh trong khi Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên th́ nói chỉ có một lệnh, vậy ai đúng, ai sai? Tổng Thống Thiệu, đại tướng Viên, thiếu tướng Phú, nghĩa là 3 trong số 5 nhân vật chính trong buổi họp ở Cam Ranh ngày 14 tháng 3, 1975, quyết định rút bỏ Quân Đoàn II, chỉ c̣n đại tướng Trần Thiện Khiêm và trung tướng Đặng Văn Quang là c̣n sống.
Cuộc chiến đă kết thúc hơn 35 năm qua, tất cả những bí mật của việc rút lui Vùng I và Vùng II Chiến Thuật là điều đă được bàn căi rất nhiều với đủ thứ tài liệu phần lớn là nằm trong khối tài liệu mật đă hết mật của Mỹ. Trong khi người phải chịu trách nhiệm cho việc này là Tổng Thống Thiệu th́ ông lại không chịu chính thức nói ra mà lại chỉ nói riêng với tác giả Nguyễn Tiến Hưng. Nếu tác phẩm này được in ấn trước khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu hay những tướng lănh liên quan thành người thiên cổ th́ tốt biết bao. Nhưng ngược lại, nó lại được in ra sau khi họ qua đời rất lâu. Thành thử vấn đề được nêu ra vẫn c̣n tồn tại.
Ở trang 58, tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng viết: “Tôi hỏi ông là bây giờ mọi chuyện đă rồi, Tổng Thống nghĩ thế nào về việc rút quân này. TT Thiệu đă nhắc lại cho tôi câu ông nói ngày 26 tháng 3 tại Dinh Độc Lập khi tôi hỏi về Pleiku: ‘Tôi ra lệnh đúng mà thi hành sai, cũng như làm sao TT Nixon có thể sang đây để kiểm soát được tướng Creighton Abrams.’”
Câu tuyên bố của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu rất quan trọng bởi v́ có thể hiểu đây như một lời cáo buộc tướng Phạm Văn Phú (Tư Lệnh Quân Đoàn II) đă không thi hành đúng lệnh ông. Nhưng tướng Phú đă tuẫn tiết để bảo toàn danh dự trong biến cố 30 tháng 4, 1975 khác với vị Tổng Tư Lệnh của ông dă không bảo toàn được danh dự của một tổng tư lệnh quân đội. Bây giờ làm cách nào để tướng Phú có thể lên tiếng để xác nhận rằng ông nhận được 2 lệnh hay chỉ nhận được 1 lệnh và làm sao Tổng Thống Thiệu có thể tái xác nhận rằng ông có nói với tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng đúng như đă được ghi lại?
Ngoài ra, tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng c̣n viết ở trang 59: “Khi tôi hỏi ông Thiệu là tại sao ông không ghi lại cho lịch sử về việc này? Ông nói: ‘Tôi hy vọng một ngày nào một trong những người có mặt hôm ấy (buổi họp ở Cam Ranh ngày 14 tháng 3 năm 1975) sẽ nói ra điểm này.’ Ư ông muốn nói là nếu tự ḿnh nói ra th́ bị coi là bào chữa.”
Đọc tới đoạn này, tôi tự hỏi: “Một nhà lănh đạo như Tổng Thống Thiệu th́ thừa hiểu ông không thể bào chữa ǵ được. Ông là người đứng đầu hành pháp trên cả Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm. Ông lănh đạo th́ ông phải chịu trách nhiệm trước dân chúng là những người đă bầu ông lên, cho dù cấp dưới có làm sai lệnh của ông về việc rút khỏi Pleiku. Tổng Thống Thiệu không để lại bút tích hay ghi lại sự việc quan trọng như vậy đă là một điều sai. Dư luận có thể nghi ngờ ông muốn xóa dấu vết để dễ qui trách cho người dưới quyền v́ thực ra, t́nh h́nh cuối tháng 3 đă tuyệt vọng rồi.
Dù có nói ǵ đi nữa, dù tướng Phú, tướng Trưởng hay tướng Viên không làm theo đúng lệnh rút của ông th́ Tổng Thống Thiệu vẫn phải nhận trách nhiệm không đổ cho ai được. Khi viên chức dưới quyền của một bộ làm sai lệnh gây ra hậu quả lớn, vị bộ trưởng phải xin lỗi và có khi phải từ chức để tỏ thiện chí nhận hết trách nhiệm, huống chi một tổng tư lệnh quân đội đối với một tư lệnh quân đoàn.
V́ thế, qua những trang sách mà tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng gởi độc giả về vụ rút lui khỏi Pleiku, dù ông không nói ra nhưng rơ ràng việc sắp xếp những sự kiện cho thấy tác giả muốn giúp Tổng Thống Thiệu biện minh mà không cần viết hồi kư.
Nhưng cá nhân, tôi cho rằng ư định của tiến sĩ Hưng thất bại. Ở đây có nhiều người muốn biện minh cho việc ra đi của Tổng Thống Thiệu vào ngày 25 tháng 4, 1975 với chứng cớ nào là Mỹ ép ông phải ra đi, nào là nếu không bị Mỹ th́ vẫn có thể bị những kẻ thù ám sát vân... vân và vân... vân.
Thế nhưng một nhà lănh đạo yêu nước, yêu quân đội, yêu dân th́ sẽ không kể số ǵ đối với những đe dọa hay áp lực kể cả cái chết, bởi v́ chính ngay trong bài diễn văn từ chức ngày 21 tháng 4, 1975, Tổng Thống Thiệu đă hứa ở lại và chiến đấu với quân đội đến giây phút cuối cùng và sau đó ông đă phản lại lời hứa.
Nh́n vào tên của tác phẩm thứ ba của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, tôi vẫn nghĩ khi đọc, nó sẽ làm cho tôi dễ chịu hơn, sẽ có những dữ kiện trong sáng hơn về ông Thiệu thay v́ chỉ là một đống dữ kiện nói lên cái bẽ bàng về cuộc sống chung của VNCH với một đồng minh không chung thủy. Cũng như nhiều người khác, tôi cũng hy vọng là ít ra th́ ông Thiệu cũng có những tâm tư có thể thay cho một phần cuốn hồi kư của ông để làm dịu đi sự bực dọc của nhiều người khi sang định cư ở Mỹ mà không thấy nhà lănh đạo nào của VNCH tỏ ra ân hận chứ chưa nói là nhận lỗi về những diễn biến đầy máu, nước mắt, những cái chết, những sự hy sinh vô ích và cả một miền đất rộng lớn như miền Nam Việt Nam phải sống dưới sự cai trị khắc nghiệt và tàn bạo của người Cộng Sản.
Nhưng rất tiếc, cho tới nay, vẫn chỉ thấy chuyện đổ lỗi cho nhau về biến cố 30 tháng 4, 1975 chứ chưa hề có nhà lănh đạo nào nhận lỗi.
Tất cả đổ cho “Big Minh” là gọn ghẽ nhất!
Những chương kế tiếp trong “Tâm tư Tổng Thống Thiệu” của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng cũng không có ǵ lạ. Vẫn chỉ là phần tổng hợp những chi tiết từ những kho tài liệu giải mật. Trong phần Tổng Thống Thiệu chọn giờ để từ chức th́ có một chi tiết sai nho nhỏ của tác giả, đó là ông Thiệu đọc diễn văn từ chức vào buổi trưa ngày 21 tháng 4, 1975 tại Dinh Độc Lập chứ không phải tối Chủ Nhật.
Buổi trưa hôm đó, bài diễn văn từ chức của Tổng Thống Thiệu được Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia trực tiếp truyền thanh và tôi là người bị chỉ định điều khiển buổi trực tiếp. Người phóng viên nói trước máy vào buổi trưa hôm đó là ông Nguyễn Mạnh Tiến và đây là buổi trực tiếp hay nhất trong đời làm phóng viên của anh ở Việt Nam, trong lúc ngoài trời có một cơn mưa nhỏ.
Tôi bỏ qua những chi tiết nói về những diễn biến tại Dinh Độc Lập sau diễn văn từ chức v́ đây không phải là mục tiêu của bài này. Tôi muốn đề cập tới chương 11 nhan đề “Chớ có trao quyền cho tướng Minh” trong cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu.” Chương này cũng rất quan trọng v́ liên hệ đến việc chuyển giao quyền hành cho tướng Dương Văn Minh.
Từ lâu, những người không ưa tướng Dương Văn Minh có khuynh hướng không công nhận ông là một tổng thống hợp pháp cũng như không coi ông là một tổng thống cuối cùng của chế độ.
Tôi không quan tâm lắm về chuyện này, bởi tôi nghĩ rằng lúc nào đó sự thật cũng vẫn là sự thật. Dư luận chính trị ở đây không thể bóp méo được sự thật. Tôi và nhiều người khác trong ngành truyền thanh đă chứng kiến những giây phút căng thẳng khi Quốc Hội VNCH cố gắng làm sao cho sự chuyển quyền phải hợp hiến. Cuối cùng th́ nó đă hợp hiến và được loan báo trên hệ thống truyền thanh quốc gia VNCH. Hàng triệu người đă có dịp theo dơi tiến tŕnh này qua báo chí và hệ thống truyền thông của nhà nước.
Thế rồi, những năm tháng trong các trại tù Cộng Sản sau khi VNCH “sập tiệm,” chúng tôi suy nghĩ rất nhiều về điều này. Nhưng cũng kể từ đó, chúng tôi chẳng buồn nói tới việc hợp hiến hay không hợp hiến trong việc chuyển quyền cho đại tướng Dương Văn Minh, người hùng của chiến dịch Rừng Sát thời Tổng Thống Diệm. Điều quan trọng là ông Minh tuy phải mang cái nhục của một tổng thống đầu hàng, nhưng rơ ràng đă tránh được cho Sài G̣n thành biển máu, tránh cho những người lính phải hy sinh thêm nữa một cách vô ích khi t́nh h́nh chẳng c̣n cách ǵ cứu văn được.
Ngồi ở những buồng giam trong rừng xanh núi đỏ, đám tù nhân chúng tôi đôi lúc nhớ lại và nói với nhau những chuyện cũ. Có đứa vẫn lư tưởng bàn chuyện hợp hiến hay không hợp hiến khi ông Minh lên nắm quyền. Nhưng nhiều bạn tù với tôi có khi bực dọc: “Hợp hiến với lại chẳng hợp pháp, chúng mày cứ bới bèo ra bọ, mẹ kiếp lúc đó được người ta tiếp nhận đống xà bần cho là may rồi, bỏ chạy hết mà c̣n cứ nói mẽ măi.”
Tôi cũng chẳng c̣n lạ ǵ khi nghe nói tới giải pháp này nọ trước khi ông Minh lên cầm quyền 1 ngày rưỡi. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là trong cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu,” tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng lại dùng một tác phẩm “ma” là cuốn “Saigon et Moi.” Càng ngạc nhiên hơn khi ông Hưng viết về đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Marie Merillon, xin trích:
“Dù sao chúng tôi cứ tưởng là một công chức chuyên nghiệp, làm việc theo thủ tục hành chánh, đầy đủ bổn phận là được rồi. Có ngờ đâu cái tên của ông đă dính chặt vào những diễn biến tại Saigon vào giờ thứ hai mươi tư. Chính ông đă kể lại rất rơ ràng những cố gắng của ông trong cuốn hồi kư 'Saigon et Moi' nhưng v́ một lư do nào đó, cuốn sách này đă bị thu hồi ngay sau khi xuất bản (1983) nên ít ai được đọc” (trang 218-Tâm tư Tổng Thống Thiệu).
Thế rồi những đoạn sau đó, độc giả không hiểu tác giả dùng tài liệu nào khác hay là vẫn dùng tài liệu “Saigon et Moi,” một cuốn hồi kư chỉ nghe nói và không hề có bằng chứng nào là của ông Mérillon, tại sao lại bị thu hồi và khi đọc tiểu sử của vị đại sứ cuối cùng của nước Pháp tại VNCH, cũng không thấy ghi tác phẩm “Saigon et Moi” được nói là của ông và cũng chẳng có tài liệu nào ghi lư do thu hồi cuốn sách và ai có quyền thu hồi. Cá nhân ông tự ư thu hồi, Bộ Ngoại Giao Pháp hay Tổng Thống Pháp? Hơn nữa không một tiệm sách nào ở thủ đô Paris có ghi đầu sách mang tên “Saigon et Moi.”
Ai cũng biết, tác giả Nguyễn Tiến Hưng là người có học vị cao và quảng giao. Ông c̣n có thể “quậy” được đống tài liệu mật được giải mật của Hoa Kỳ, c̣n liên lạc được nhiều chính khách Hoa Kỳ và thế giới, bạn bè Mỹ Việt của ông trong giới trí thức c̣n rất đông. Sao ông không chịu khó đưa ra bằng chứng cho thấy quyển sách ấy có thật, lư do nó bị thu hồi, chính ông Mérillon hay là ai ra lệnh thu hồi và nếu bị thu hồi th́ tất nhiên gia đ́nh Jean Marie-Mérillon vẫn c̣n bản thảo và bản in chính để lưu trữ?
Ai là người trong gia đ́nh ông cựu đại sứ này c̣n lưu trữ những tài liệu. Tác giả lại là người có mối thân t́nh–theo như mô tả của chính ông trong “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu” (trang 218)–cho nên tôi nghĩ tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng có thừa điều kiện để chứng minh cuốn “Saigon et Moi” có thật.
Điều này khá quan trọng v́ ở Little Saigon này đă có một cựu sĩ quan cao cấp VNCH không biết lôi ở đâu ra một bản tóm tắt được nói là của cuốn “Saigon et Moi” do một tác giả khác tóm lược chứ không phải của Jean Marie Mérillon, dịch ra đăng báo, đọc trên đài loạn cả lên. Cái “láu” của người được gọi là tóm tắt cuốn “Saigon et Moi” cho tới giờ này vẫn là cuốn sách “ma” là dùng một vài sự kiện có thật mà ai cũng biết để thêm vào những chi tiết không thể phối kiểm được. Nội dung chỉ là đổ vấy tướng Dương Văn Minh tội “trên trời” chỉ có Thượng Đế mới biết.
Không những thế, cuốn sách lại c̣n dựng chuyện tướng Nguyễn Khoa Nam đ̣i tử thủ nhưng Tổng Thống Dương Văn Minh không chịu. Cũng giống như tướng Phạm Văn Phú, tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn IV và Vùng IV Chiến Thuật, đă tuẫn tiết. Tổng Thống Dương Văn Minh cũng đă mang những u uẩn xuống tuyền đài, báo chí ngoại quốc lúc đó c̣n đầy ra ở các văn pḥng đường Tự Do cũng không nói ǵ nhiều đến vai tṛ của Jean Marie Mérillon như được mô tả trong bản tóm lược của “Saigon et Moi.”
Vậy th́ những nhân chứng đă chết có thể nào biện minh được không? Khi các nhân chứng đă chết, không c̣n biện minh được trong khi những chuyện họ nói ra là chuyện “tầy trời” th́ phải chăng những tác giả đă “ép cung” họ ở dưới âm phủ để viết lại những chuyện này không?
V́ thế, những đoạn sau trong Chương 11 như “Giải pháp Bảo Đại,” “Tướng Minh không phải De Gaulle,” “Ông Thiệu cố vấn: chớ có trao quyền cho tướng Minh,” “Pháp muốn tướng Minh lên ngôi ngoài khuôn khổ Hiến Pháp...” trong đó có một số chi tiết như chuyện tại sao ông Thiệu không ưa tướng Dương Văn Minh và tướng Dương Văn Minh định tổ chức ám sát ông Diệm khi ông Diệm từ Dinh Độc Lập ra phi trường Tân Sơn Nhất, việc dẹp Ấp Chiến Lược vân... vân... mức độ tin cậy đối với những chứng cớ tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng đưa ra rất thấp.
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng có cái may mắn ra nước ngoài cùng vợ con trước cả Tổng Thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm cùng nhiều tướng lănh VNCH khác, nhưng lại không có cái may mắn chứng kiến cái gia tài mà các quí vị để lại cho những người dân, người lính, và hàng triệu công chức cán bộ VNCH chỉ c̣n là “tương bần,” th́ lúc đó có đến 10 ông đại sứ như Jean Marie Mérillon, có đến trăm ông đại sứ như ông Graham Martin, có đến ngàn ông tướng như tướng Vanuxem cũng không cứu nổi miền Nam Việt Nam.
Chỉ tội cho những người ở lại. Họ đă tiêu tuổi thanh xuân trong chiến trận, rồi trong những năm dài tù đầy, ra khỏi trại tù th́ lại phải sống trong cái nhà tù lớn Việt Nam và khi được ḷng nhân đạo của người Mỹ ngó ngàng tới đưa sang được đất nước tự do này th́ tóc đă bạc trắng, da đă đồi mồi. Cái may mắn c̣n lại của họ là giờ đây họ c̣n cơ hội đọc lại, suy gẫm lại những ǵ được phơi ra trước ánh sáng ban ngày: Xấu, tốt, ngay thẳng, khuất lấp, chính, tà rất phân minh. Nhất là, sau cả một giai đoạn dài sống và chiến đấu trong chiến tranh, thăng trầm, qua nhiều biến cố chính trị, quân sự, người miền Nam Việt Nam ở hải ngoại cũng như ở trong nước không dễ ǵ để cho bị, hay tự đeo vào mắt ḿnh những cặp ba trá (miếng da che hai bên mắt để chỉ nh́n thấy một đường) đối với tất cả các vấn đề thiết thân với họ.
V́ thế, đừng có ai hy vọng ǵ khi đổ tội một cách bất công cho người phu đổ rác mà nên đổ tội cho những ai xả rác trong căn nhà Việt Nam. Tướng Dương Văn Minh chỉ là một người phu đổ rác và theo tôi ông là một tổng thống đầu hàng, nhưng không phải là người dâng miền Nam cho Cộng Sản. Dù là ông Minh hay bất cứ một ông nào khác tiếp nhận cái gia tài “tương bần” do ông Thiệu để lại, cũng sẽ phải hành động như ông Minh mà thôi, nghĩa là với mục đích tránh đổ thêm máu một cách vô ích. Tổng Thống Dương Văn Minh, nhà lănh đạo cuối cùng của VNCH, đă bị Cộng Sản quản thúc một thời gian sau khi đầu hàng. Sau đó ông bị tống xuất sang Pháp rồi từ Pháp ông xin sang tái định cư tại Pasadena. Ông giữ im lặng cho đến khi nhắm mắt và được chôn cất tại đây.
Như vậy, điều quan trọng nhất trong biến cố 30 tháng 4, 1975 là không ai dâng miền Nam cho Cộng Sản mà là VNCH đă thua trận. Đầu hàng là một biện pháp mà tổng thống cuối cùng của VNCH dùng để giải quyết cuộc chiến v́ không thể nào khác hơn được và do muốn tránh đổ máu vào giờ thứ 25 khi những người lẽ ra phải gánh trách nhiệm đă bỏ đi. Điều quan trọng là cho tới phút cuối cùng, VNCH vẫn duy tŕ trật tự và không hỗn loạn.
Cho nên, với tư cách là một nhà báo đă đọc cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu,” tôi có thể nói rằng tác phẩm không phải là tâm tư của một nhà lănh đạo mà chỉ là một lời biện minh giùm Tổng Thống Thiệu sau khi ông đă mất được khá lâu. Điều rơ ràng là ông Thiệu không hề muốn để lại một bút tích nào nói đến tư tưởng và hành động của ông khi cầm quyền. Vả lại, ông Thiệu cũng thừa hiểu rằng ông không thể nào biện minh cho hành động bỏ ra đi từ ngày 25 tháng 4, 1975 dù là bỏ đi với bất cứ lư do nào. Điều quan trọng là trên đất nước tự do này, bất cứ ai cũng có thể biện minh cho người ḿnh thích, nhưng nó đ̣i hỏi lời biện minh phải có chứng cớ khả tín và không nên đổ tội cho người khác để biện minh cho ḿnh.
Điều thắc mắc cuối cùng của tôi là cái kho tài liệu mật không c̣n mật nữa về chiến tranh Việt Nam c̣n nhiều, và càng đọc người ta lại càng thấy một số chính quyền và chính khách Hoa Kỳ rất tàn độc đối với đồng minh và thật tử tế với kẻ thù. Nhưng tôi nghĩ có lẽ công bằng hơn th́ chúng ta cũng tự trách ḿnh trước đă. Chúng ta thấy chính quyền VNCH từ Ngô Đ́nh Diệm cho tới Nguyễn Văn Thiệu, có chính quyền nào mà không do Mỹ dựng lên. Đó là điểm yếu mà chúng tôi, khi c̣n hoạt động trong ngành tuyên truyền của VNCH, rất khó đối phó khi kẻ địch nêu lên vấn đề này.
Lẽ ra cuốn “Tâm thư Tổng Thống Thiệu” của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng nên có thêm phần phân tích này và đ̣i những nhà lănh đạo nào từng cầm quyền bính tại VNCH nên có một lời xin lỗi dân chúng miền Nam Việt Nam về việc đă không bảo vệ được họ mà ngược lại đă không chịu nhận những lỗi lầm dẫn đến sự sụp đổ của VNCH. Và một điều nữa cũng cần lưu ư càng bênh vực các ông Ngô Đ́nh Diệm hay ông Nguyễn Văn Thiệu mà không dẫn chứng được bằng dữ kiện th́ càng làm cho các cuộc tranh luận thêm gay gắt và người chết cũng chẳng được yên ổn. (V.A.)
oOo
Tờ giấy lộn cam kết cá nhân không có ǵ bảo chứng:
Letter from President Nixon
to President Nguyen Van Thieu
of the Republic of Vietnam
January 5, 1973
(Released Apr. 30, 1975)
Dear Mr. President:
This will acknowledge your letter of December 20, 1972.
There is nothing substantial that I can add to my many previous messages, including my December 17 letter, which clearly stated my opinions and intentions. With respect to the question of North Vietnamese troops, we will again present your views to the Communists as we have done vigorously at every ether opportunity in the negotiations. The result is certain to be once more the rejection of our position. We have explained to you repeatedly why we believe the problem of North Vietnamese troops is manageable under the agreement, and I see no reason to repeat all the arguments.
We will proceed next week in Paris along the lines that General Haig explained to you. Accordingly, if the North Vietnamese meet our concerns on the two outstanding substantive issues in the agreement, concerning the DMZ and type method of signing and if we can arrange acceptable supervisory machinery, we will proceed to conclude the settlement. The gravest consequence would then ensue if your government chose to reject the agreement and split off from the United States. As I said in my December 17 letter, "I am convinced that your refusal to join us would be an invitation to disaster-to the loss of all that we together have fought for over the past decade. It would be inexcusable above all because we will have lost a just and honorable alternative."
As we enter this new round of talks, I hope that our countries will now show a united front. It is imperative for our common objectives that your government take no further actions that complicate our task and would make more difficult the acceptance of the settlement by all parties. We will keep you informed of the negotiations in Paris through daily briefings of Ambassador [Pham Dang] Lam.
I can only repeat what I have so often said: The best guarantee for the survival of South Vietnam is the unity of our two countries which would be gravely jeopardized if you persist in your present course. The actions of our Congress since its return have clearly borne out the many warnings we have made.
Should you decide, as I trust you will, to go with us, you have my assurance of continued assistance in the post-settlement period and that we will respond with full force should the settlement be violated by North Vietnam. So once more I conclude with an appeal to you to close ranks with us.
Sincerely,
RICHARD NIXON
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/