Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Lottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vận Động Chính Trị Của Người Việt Ở Mỹ Và Ảnh Hưởng Đối Với Tranh Chấp Biển Đông

 

TQ: Mỹ Vào Trấn Biển Đông V́ Người Việt Tỵ Nạn Áp Lực; Vận Động Chính Trị Của Người Việt Ơ Mỹ Và Ảnh Hưởng Đối Với Tranh Chấp Biển Đông

(Tạp chí "Quan hệ quốc tế hiện đại", Trung Quốc, số 6/2011)

 

 

LỜI DẪN.- Mới đây, tập-san Các vấn đề quốc tế ở Hà-nội, số ra tháng 10/2011, có cho dịch và đăng lại một bài nghiên cứu khá cặn kẽ của Trung-Cộng đăng trên tạp-chí Quan hệ quốc tế hiện đại của Trung-quốc, số ra tháng 6/2011, viết về cộng-đồng người Việt trên đất Mỹ và ảnh-hưởng của họ đối với chính-sách của Mỹ về tranh chấp Biển Đông. Mặc dầu ngôn ngữ bài viết có thể phản-cảm đối với chúng ta (tỷ như cho người Việt ở Mỹ là "chống lại tổ quốc," thậm chí lại c̣n mô-tả là "phản quốc"- nhưng có lẽ chỉ với dụng-ư là người Việt hải-ngoại chống lại chế-độ ở quê nhà, hoặc gọi Việt Nam là "mẫu quốc" của chúng ta, lẽ ra chỉ nên gọi là "quê hương đất tổ" mà thôi) nhưng nói chung, bài viết có thể xem được là khá khách-quan dựa trên những con số và những dữ-kiện có thật, thuộc loại "nói có sách, mách có chứng." Dù ta đồng-ư hay không với những nhận-định và kết-luận của bài viết, đây cũng là một bài viết có cơ-sở và lạ thay, đánh giá khá tích-cực vai tṛ của người Mỹ gốc Việt trong cuộc vận-động về Biển Đông bên cạnh chính-quyền Mỹ. Những đoạn in chữ nghiêng là do chúng tôi nhấn mạnh để lưu ư độc-giả. (Người Biên Tập)

 

---

 

 

 

Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, ảnh hưởng từ [các] nhóm lợi ích trong các quyết sách ngoại giao của Mỹ ngày càng gia tăng, dẫn đến sự vận động chính trị của các nhóm dân tộc ít người cũng tích cực hơn. Một trong những hậu quả là nhóm dân tộc ít người vận động chính trị không chỉ gây ảnh hưởng đối với lợi ích quốc gia trong thực tế hoặc trong tư tưởng của mẫu quốc (quê hương), mà c̣n gây ảnh hưởng đến lợi ích của nước thứ ba, đến quan hệ giữa Mỹ, mẫu quốc (quê hương họ) với nước thứba. Nói cách khác, nhóm vận động chính trị của dân tộc ít người không những đang ngày càng vượt khỏi mối quan hệ song phương giữa Mỹ và mẫu quốc mà c̣n gây ảnh hưởng quốc tế với phạm vi rộng lớn hơn. Sự vận động chính trị [của] người Mỹ gốc Việt là một điển h́nh.

 

 Những người này chủ yếu là "dân tị nạn", "thuyền nhân" và "dân di cư" sau năm 1975. Nhóm người này mặc dù vẫn có tư tưởng chống Việt Nam, nhưng không kiên quyết và triệt để như người Mỹ gốc Cuba. Họ không phản đối b́nh thường hoá quan hệ Việt- Mỹ, không có ư đồ ḱm hăm sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy tâm lư phức tạp này đă hạn chế hiệu quả tâm lư vận động chính trị của họ, nhưng họ lại có hành động nhất trí tích cực trong vấn đề tranh chấp Nam Hải (Biển Đông), làm cho ảnh hưởng của họ nâng cao rơ rệt: Người gốc Việt ở Mỹ có ư đồ tác động lên chính sách Nam Hải của Mỹ và Việt Nam. Từ cuối thập niên 50 thế kỷ trước, họ đă từng tác động ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ và Việt Nam về vấn đề Nam Hải. Những năm gần đây, việc làm của họ đă ảnh hưởng trực tiếp đến quyết sách can dự toàn diện vào Nam Hải của Mỹ. Đồng thời, họ đă trở thành tấm gương trong số dân di cư gốc Đông Nam Á khác tại Mỹ lên tiếng về quyền lợi Nam Hải.

 

1. Đặc trưng dân số ảnh hưởng đến nhóm vận động chính trị người Việt

 

Giống như các nhóm dân tộc ít người vận động chính trị khác, trước hết là đặc điểm thành phần cơ cấu của nhóm vận động chính trị gốc Việt ở Mỹ mang tính quyết định. Lịch sử của họ trên đất Mỹ không dài: Mặc dù trước năm 1975, một số dân di cư người Việt đă đến Mỹ, nhưng số lượng rất ít, chủ yếu là sinh viên và một số phụ nữ Việt lấy chồng Mỹ cùng một số quân nhân Nam Việt Nam được Mỹ đào tạo. Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, rất nhiều người Việt đă di cư ồ ạt sang Mỹ. Trong hơn 30 năm qua, số lượng người Việt ở Mỹtăng nhanh, trở thành dân tộc có quy mô lớn về dân số trong số người Mỹ gốc châu Á và có ảnh hưởng quan trọng đến xă hội Mỹ. Theo số liệu năm 2006 của Cục Thống kê dân số Mỹ, nước Mỹ có khoảng 1,5 triệu người Việt. Số lượng người Việt ởMỹ chỉ đứng sau người gốc Hoa, gốc Ấn Độ và Philippin, đứng thứ tư trong số các dân tộc châu Á ở Mỹ. Về tổng thể, quá tŕnh di cư của người Việt tại Mỹ có thể chia ra thành ba đợt. Đặc điểm của nhóm người Việt ở Mỹ có liên quan đến vấn đề này.

 

 Làn sóng dân di cư người Việt đầu tiên gọi là "dân tị nạn", họ rời khỏi Việt Nam chủ yếu xuất phát từ tâm lư "sợ hăi" bị hăm hại và trấn áp về chính trị sau khi đất nước thống nhất. Nhóm người này đều đến Mỹ sau tháng 4/1975 khi Sài G̣n được giải phóng và Việt Nam thống nhất đất nước. Họ đều có địa vị kinh tế xă hội khá cao. Chỉ trong ṿng 8 tháng (từ tháng 4-12/1975), số dân tị nạn người Việt sang Mỹ lên tới hơn 129.000, rải khắp 5 bang của Mỹ. Trong nhóm người này, nhiều người là quan chức cấp cao của chính phủ và quân đội miền Nam Việt Nam. Nhiều người trong số họ có quan hệ hợp tác gắn bó với người Mỹ như thư kư, phiên dịch, chuyên gia t́nh báo, nhân viên truyền thông... Theo một cuộc điều tra, 47,8% có tŕnh độ tốt nghiệp cấp 3, 22,9% học qua đại học, 7,2% là bác sĩ, 24% làm công tác chuyên môn kỹ thuật và quản lư, chỉ có 4,9% là nông dân và ngư dân. Nếu xét ở thời kỳ ấy, hơn 60% dân Việt Nam là nông dân th́ có thể thấy số dân di cư đợt này chủ yếu là tầng lớp tinh hoa.

 

 Làn sóng di cư thứ hai được gọi là "thuyền nhân", trong đó phần lớn là "Kiều dân" (Hoa kiều). Họ di cư cũng v́ nguyên nhân chính trị. Sau khi Việt Nam bắt đầu thực hiện bá quyền khu vực từ năm 1978, nhiều người bị đối xử bất công đă t́m cách rời khỏi Việt Nam. Họ đi bằng thuyền hoặc đi bộ nên được gọi là "thuyền nhân". Họ đi qua Campuchia rồi sang Thái Lan, sau đó đến các trại tỵ nạn ở Malaixia, Inđônêxia, Hồng Công, Thái Lan hoặc Philippin. Cuối cùng, họ được Mỹ, Canađa, Ôxtrâylia và một số ít nước Tây Âu coi là "dân tị nạn" và có tư cách hợp pháp. Trong khoảng thời gian từ năm 1976-1988, "thuyền nhân" Việt Nam sang Mỹ lên tới gần 500.000 người. Điều cần phải chỉ rơ là nhiều "thuyền nhân" thực tế là Hoa kiều nhập quốc tịch Việt Nam. Trong thời kỳ này, do quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc xấu đi, đặc biệt là sau chiến tranh biên giới Trung - Việt năm 1979, chính phủ Việt Nam bắt đầu xua đuổi hàng loạt Hoa kiều quốc tịch Việt Nam. Chính sách này [được] liên tục thực hiện trong vài năm, hàng trăm ngh́n người Hoa đă bị đuổi khỏi Việt Nam. Mặc dù nhiều người Hoa quay về Trung Quốc, nhưng có một bộ phận khá đông phiêu bạt khắp thế giới, trong đó nước Mỹ là nơi họ đến đông nhất. Trong thời kỳ này, 300 ngh́n người Hoa đă đến Mỹ. Theo số liệu của Cục Thống kê dân số Mỹ, tính đến năm 2000, số người này là 390.000 người.

 

Làn sóng dân di cư thứ ba là họ hàng thân thuộc của những người di cư trong hai đợt trên hoặc con lai của quân nhân Mỹ tại Việt Nam. Họ đến Mỹ từ cuối những năm 80 đến thập niên 90 của thế kỷ XX. Sau khi nhóm ngựi Việt trong hai đợt đến Mỹ và có được tư cách hợp pháp, họ đă đặt vấn đề làm thế nào để đưa thân nhân của họ sang Mỹ thành chương tŕnh nghị sự của Chính phủ Mỹ. Để tránh những hiểm nguy to lớn trên đường mà những người di cư trong hai đợt trên gặp phải, Mỹ và các nước khác đă xây dựng chương tŕnh cho phép họ rời Việt Namđến trực tiếp Mỹ và các nước khác. Ở Mỹ,đây là "Chương tŕnh ra đi có trật tự" [tức ODP, tắt cho Orderly Departure Program.- Ghi chú của NBT]. Tính đến năm 1998, chương tŕnh này đă tiếp nhận 362.000 dân di cư Việt Nam.

 

Cũng vào thời gian đó, Mỹ đă thực hiện hai chương tŕnh được coi là khoản bồi thường cho "đồng minh Nam Việt Nam" thời chiến tranh, đó là "chương tŕnh nhân đạo" ["Humanitarian Program" hay c̣n gọi là H.O, tắt cho "Humanitarian Operation Program".- NBT ghi chú] và "Chương tŕnh người châu Á ở Mỹ" ["Amerasian Program".- NBT ghi chú] c̣n được gọi là "Luật người Mỹ hồi hương" ["Amerasian Homecoming Act".- NBT ghi chú]. Quốc hội Mỹ đă thông qua luật này vào năm 1988 và năm 1989 bắt đầu thực thi, trọng điểm được quan tâm của luật này là giúp con cái binh lính Mỹ và thân nhân của họ ở Việt Nam trở về Mỹ. Tính đến năm 2000, chương tŕnh này đă tiếp đón 84.000 người.

So với số người di cư trong hai đợt đầu, thành phần lần này phức tạp hơn. Họ thường có hiểu biết nhiều về xă hội và có kinh nghiệm đấu tranh, thường xuyên tổ chức ra các nhóm cánh hữu và tụ tập người Việt Nam di cư sang Mỹ và sống rải rác khắp thế giới tham gia vào "sự nghiệp chống cộng".

 

 Do cao trào ba đợt di cư kể trên, người gốc Việt ở Mỹ có một số đặc điểm về cơ cấu, đồng thời thực tiễn vận động chính trị của họ đă có ảnh hưởng quan trọng. Trước hết, động cơ của dân di cư chủ yếu xuất phát từ tính toán chính trị, do đó họ có lập trường chính trị khá bảo thủ, đa số ủng hộ Đảng Cộng hoà Mỹ có lập trường chống cộng. Chẳng hạn, theo điều tra lần đầu tiên vào năm 2000, 600 người Việt được hỏi ở Quận Cam coi nhiệm vụ "chống cộng" là công việc "quan trọng hàng đầu" hoặc "vô cùng quan trọng".

 

 Thứ hai, giống như các dân tộc ít người khác ở Mỹ, người Việt cư trú khá tập trung, đă nâng cao được tầm quan trọng của họ về chính trị. Mặc dù ngay từ đầu, chính phủ Mỹ đă thực hiện chính sách phân tán người Việt, nhưng chính sách này nhanh chóng bị phá sản do họ chủ động ở tập trung với nhau. Ngay từ năm 1982, người Việt ngày càng tập trung nhiều ở Quận Cam bang California, đặc biệt là khu vực Garden Grove--được mệnh danh là "tiểu Sài G̣n". Đây được coi là "thủ đô của người Việt lưu vong". Hiện nay, người Việt chủ yếu sống tập trung ở một số nơi như khu vực Galena, Texas, Niu Yoóc...

 

Cuối cùng, địa vị kinh tế xă hội của người Việt không cao. Điều này không có lợi cho việc tăng cường hoạt vận động chính trị. Mặc dù địa vị kinh tế xă hội của nhóm người di cư đợt đầu khá cao nhưng địa vị kinh tế xă hội của hai nhóm người di cư đợt sau lại kém xa. Những người Việt Nam mới đến Mỹ do những nguyên nhân như cơ sở kinh tế kém, tŕnh độ ngôn ngữ hạn chế nên phần lớn phải chọn công việc thu nhập không cao. Sau năm 1990, địa vị kinh tế của người gốc Việt nâng lên nhanh chóng. Chẳng hạn như bang Massachusetts, đến năm 2007, b́nh quân thu nhập của một gia đ́nh gốc Việt là 57.000 USD/năm, b́nh quân thu nhập đầu người là 23.000 USD/năm, nhưng vẫn thấp hơn b́nh quân thu nhập của một gia đ́nh người gốc châu Á ở Mỹ là 69.000 USD/năm và 30.000 USD/năm một đầu người.

 

2. Thực tiễn vận động chính trị của người Việt ở Mỹ

 

Đặc điểm lập trường chính trị của người Việt khá bảo thủ và dân cư sống tập trung với nhau nên họ có ảnh hưởng chính trị nhất định. Tuy nhiên, địa vị kinh tế của họ lại không được cao đă hạn chế họ phát huy ảnh hưởng chính trị ở mức độ nhất định. Đúng như một học giả đă nói: "Từ sự tương phản rơ ràng trong quan hệ Mỹ - Cuba và quan hệ Mỹ - Việt, có thể phát hiện sự khác biệt giữa người Mỹ gốc Cuba với người Mỹ gốc Việt. Đó là sự tồn tại của "quy tắc đồng tiền"; "ai có tiền và cho tiền th́ kẻ đó có thể nắm giữ các quy tắc". Do đó, Mỹ có thể tiếp tục cứng rắn với Cuba, nhưng lại cởi mở với Việt Nam. V́ vậy có thể thấy, việc vận động chính trị của người gốc Việt thể hiện trạng thái tâm lư "hai mặt", giữa vận động tích cực và phản quốc một cách điển h́nh.

 

 Do lịch sử di cư sang Mỹ như vậy nên việc vận động chính trị của người gốc Việt chủ yếu bắt đầu từ sau năm 1975. Đương nhiên, trong khoảng thời gian từ năm 1955-1975, chính quyền Việt Nam Cộng hoà, đặc biệt là chính quyền Ngô Đ́nh Diệm đă xây dựng một lực lượng vận động chính trị lớn,[1]tạo cơ sở để vận động chính trị về sau. Tuy nhiên, vào thời kỳ ấy, vận động chính trị phần nhiều là để thúc đẩy mạnh mẽ sự nhiệt t́nh chống cộng vốn có của người Mỹ. V́ vậy, vận động chính trị của người Việt chỉ có thể chính thức được mở rộng khi có đông đảo người Việt Nam di cư sang Mỹ sau năm 1975. Các cuộc vận động chính trị của người Việt tại Mỹ có thể chia làm hai giai đoạn: trước và sau khi hai nước b́nh thường hoá quan hệ (năm 1995).

 

 Trước năm 1995, do kư ức Chiến tranh Lạnh c̣n nặng nề và quan hệ Việt - Mỹ đối địch, vận động chính trị cua người Việt ở Mỹ mang đặc điểm chống lại Tổ quốc một cách mạnh mẽ. Đa số dân di cư Việt Nam trong thời kỳ này mang tâm lư "chống cộng" quyết liệt, do đo dễ dàng tạo ra sự đồng thuận chính trị mang tính bảo thủ. Tổ chức người gốc Việt ở Mỹ có nhiều nhóm vận động chính trị, nổi tiếng nhất là "Đại hội toàn quốc người Mỹ gốc Việt"[2][đích-thực là "Nghị-hội Toàn-quốc Người Việt tại Hoa-kỳ," tắt là "Nghị-hội".- Ghi chú của NBT], "Hiệp hội giáo dục và phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam ở Mỹ" [Trong tiếng Anh là "National Association for the Education and Advancement of Khmer, Lao and Vietnamese Americans," tắt là NAFEA.- Ghi chú của NBT], "Thuyền nhân SOS" [tức "Boat People S.O.S., Inc".- Ghi chú của NBT], "Hiệp hội gia đ́nh tội phạm chính trị" [đích-thực là "Hội Gia-đ́nh Tù-nhân Chính-trị VN," trong tiếng Anh là "Families of Vietnamese Political Prisoners Association," viết tắt là FVPPA.- Ghi chú của NBT], "Uỷ ban hành động chính trị của người Mỹ gốc Việt" [tức "Vietnamese Political Action Committee," tắt là VPAC.- Ghi chú của NBT]... Trong giai đoạn này, thành công của nhóm vận động chính trị thể hiện trên ba phương diện: Trước hết, họ ủng hộ xây dựng Đài Châu Á Tự do. Bắt đầu từ năm 1985, người Việt đă ra sức thúc đẩy xây dựng Đài Châu Á Tự do, các biện pháp vận động chính trị chủ yếu là viết thư thỉnh nguyện và gặp mặt các đại biểu quốc hội.

Trong quá tŕnh biểu quyết một quyết nghị có liên quan đến b́nh thường hoá quan hệ Mỹ - Việt năm 1994, người gốc Việt là dân tộc ít người duy nhất trong số các dân tộc ở Châu Á ở Mỹ ủng hộ quyết định này. Thứ hai, họ giành thắng lợi trong việc kiện Bộ Ngoại giao Mỹ. Tháng 3/1994, 250 người Việt đă gửi đơn kiện Bộ Ngoại giao Mỹ, ép Bộ này đánh giá lại chính sách đối với dân di cư là thuyền nhân Việt Nam bị lưu giữ kéo dài ở Hồng Công, không cho đẩy trở lại hoặc buộc họ viết lại đơn xin nhập cư. Cuối cùng, thông qua vận động chính trị đối với các nghị sĩ quốc hội, đặc biệt là bà Leslie Byrne, nghị sĩ bang Virginia, người gốc Việt đă thành công trong việc thông qua nghị quyết ở quốc hội. Từ đó, ngày 11/5/1994 trở thành "ngày nhân quyền Việt Nam".

 

Vận động hành lang chống lại Tổ quốc của họ trong giai đoạn này c̣n thể hiện ở chỗ có sự tranh luận quyết liệt, thậm chí sát hại nhau về việc Mỹ và Việt Nam có nên b́nh thường hoá quan hệ ngoại giao hay không? Những người Mỹ gốc Việt đề xướng b́nh thường hoá quan hệ ngoại giao hoặc thương mại Mỹ - Việt thường ở vào t́nh thế khó khăn. Chẳng hạn, tháng 8/1989, nhà hoạt động phản chiến nổi tiếng Đoàn Văn Toại đă bị bắn chết[3] do viết bài kêu gọi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ; ngày 28/5/1984, vợ chồng Nguyễn Văn Luỹ à Phạm Thị Lưu [ở San Francisco, CA.- Ghi chú của NBT] là những người đềxuất mở rộng quan hệ thương mại với Việt Nam đă bị bắn, ông Luỹ chỉ bị thương c̣n bà Lưu th́ chết. Vào cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, nhân lúc nền kinh tế Việt Nam bên bờ vực sụp đổ, nhiều người Việt ở Mỹ vẫn cho rằng không nên cứu chính quyền Đảng Cộng sản ở Hà Nội, trừ phi họ từ bỏ chủ nghĩa cộng sản.

 

Khi kết thúc Chiến tranh Lạnh và người Việt ngày càng hội nhập vào xă hội Mỹ, việc vận động chính trị của người gốc Việt tại Mỹ cũng dần dần chuyển hướng. Đến năm 1995 đă bước sang giai đoạn thứ hai khi Việt Nam và Mỹ b́nh thường hoá quan hệ ngoại giao. Họ một mặt không phản đối quan hệ Việt - Mỹ, đặc biệt là b́nh thường hoá quan hệ thương mại, mặt khác vẫn đánh giá tiêu cực đối với thể chế chính trị, nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo trong nước Việt Nam. Tâm lư phức tạp này dẫn đến họ ủng hộ sự phát triển quan hệ Việt - Mỹ, ủng hộ sự phát triển trong nước của Việt Nam, nhưng mặt khác lại đ̣i chính phủ Mỹ có biện pháp cứng rắn buộc Việt Nam phải cải thiện t́nh h́nh chính trị, nhân quyền, tự do tôn giáo...

 

 Mặc dù tự nhận là "dân tị nạn", nhưng những người Mỹ gốc Việt vẫn có t́nh cảm dân tộc mănh liệt đối với quê hương. Nhiều người Việt mong muốn có thể quay trở lại Việt Nam sau khi nước này thực hiện dân chủ. Ví dụ,theo một điều tra dư luận người gốc Việt ở Quận Cam, 62% người được hỏi mong muốn quay lại Việt Nam sau khi nước này có tự do dân chủ. Xuất phát từ t́nh cảm đối với quê hương, mặc dù vẫn thường nhấn mạnh t́nh h́nh nội bộchính trị ở Việt Nam, người gốc Việt dần dần không c̣n phản đối b́nh thường hoá quan hệ ngoại giao, cũng như sự phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên, do các nguyên nhân như khả năng kinh tế và ư thức tham gia chính trị, người gốc Việt vẫn chưa ảnh hưởng nhiều đến việc b́nh thường hoá quan hệ giữa hai nước. Họ tin rằng xây dựng quan hệ ngoại giao có thể làm cho quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước được tăng cường, nhưng nhất định phải buộc nhà cầm quyền Việt Nam trả giá chính trị tương ứng, đó là phải cải thiện vấn đề nhân quyền, tôn giáo, dân chủ ở Việt Nam. Chẳng hạn, Chủ tịch Hiệp hội tội phạm chính trị Việt Nam [tên đích-xác là "Hội Cựu-tù-nhân Chính-trị VN".- Ghi chú của NBT] ở bang Connecticut cho rằng nền kinh tế kế hoạch hoá nhất định phải cần đến giải pháp đồng bộ về dân chủ ở Việt Nam. Một ví dụ khác đó là người Việt đầu tiên là Hạ nghị sĩ [= Dân-biểu.- Ghi chú của NBT] Mỹ Joseph Cao đă thể hiện tâm lư phức tạp khi đến thăm Việt Nam năm 2010. Ông tỏ ra vui mừng trước sự phát triển của Việt Nam, cho rằng mặc dù Việt Nam và Mỹ có nhiều bất đồng, "nhưng không có nghĩa là hai nước không thể hợp tác. Nhiều mong muốn của tôi không trùng hợp với chính phủ Việt Nam, nhưng tôi vẫn hy vọng hai nước có thể tiếp tục hợp tác".

 

 Xuất phát từ sự quan tâm đối với quê hương, người Mỹ gốc Việt ủng hộ mạnh mẽ sự phát triển kinh tế trong nước. Hiện tượng này thể hiện rơ rệt nhất ở việc lượng kiều hối của Việt kiều tại Mỹ đều tập trung về Việt Nam và trở thành kênh quan hệ để Việt Nam giao lưu với Mỹ. Năm 1990, lượng kiều hối gửi về chỉ có 23 triệu USD, đến năm 1995 khi b́nh thường hoá quan hệ Việt - Mỹ đă tăng lên 285 triệu USD, gấp 12,4 lần. Tiếpđó, lượng kiều hối tiếp tục tăng nhanh chóng lên 5,5 tỷ USD vào năm 2007.[4] Để thúc đẩy lợi ích thương mại của Việt Nam tại Mỹ, đă có người kiến nghị Việt Nam nên tận dụng cơ chế vận động hành lang ở Mỹ, đặc biệt là thông qua lực lượng người Việt ở nước này. Thượng nghị sĩ Jim Webb là người chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các cuộc vận động chính trị của người Việt, cho rằng: "Mặc dù Việt Nam và Mỹcó bất đồng trong các vấn đề như nhân quyền, tôn giáo, tự do, nhưng Mỹ có hơn 2 triệu người gốc Việt. Họ có thể làm cầu nối rất tốt giữa hai nước".

 

 Dù vậy, người Việt tại Mỹ vẫn giữ thái độ tiêu cực đối với chế độ chính trị, nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam. Họ thường yêu cầu chính phủ Mỹ khi trao cho Việt Nam lợi ích về kinh tế phải kèm theo điều kiện chính trị. Chẳng hạn, trước khi biểu quyết thông qua "Quy chế quan hệ thương mại b́nh thường vĩnh viễn" (PNTR, tắt cho Permanent Normal Trade Relations.- Ghi chú của NBT] cho Việt Nam vào tháng 7/2006, trên tờ USA Today, hơn 50 tổ chức của người Việt ở Mỹ bao gồm "Đồng minh dân chủ Việt Nam" [đích thực là "Liên-minh Dân-chủ VN".-Ghi chú của NBT], "Uỷ ban tự do tôn giáo Việt Nam", "Hội đồng nhân quyền Việt Nam" [có lẽ ư muốn nói "Mạng Lưới Nhân Quyền VN".-Ghi chú của NBT] đă công khai đăng bức thư gửi Tổng thống Bush và Quốc hội Mỹ,yêu cầu phía Mỹ quan tâm đến vấn đề nhân quyền, đưa ra những điều kiện tiên quyết cho PNTR, trong đó có thả tù nhân phạm tội về tôn giáo và chính trị, chấm dứt giam lỏng [chế-độ quản-chế.- Ghi chú của NBT], cho phép và thừa nhận các hội độc lập, thực sự tự do báo chí... Phần cuối của bức thư này kêu gọi: "Nếu chưa làm được những điều trên, đề nghị từ chối cấp PNTR cho chính quyền độc tài cộng sản Việt Nam". Đầu xuân năm 2007, do chính phủ Việt Nam bắt giữ một số nhân sĩ tôn giáo, do sự hối thúc của nhiều nhóm người Việt, Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ đă công khai phê phán Chính phủ Việt Nam. Tổng thống [George W.] Bush và Phó Tổng thống [Dick] Cheney đă tổ chức cuộc gặp 45 phút với các tổ chức nhân quyền của người Việt ở Mỹ vào tháng 5/2007.[5]Hạ viện Mỹ đă thông qua nghị quyết lên án Việt Nam với tỷ lệ 404/404 phiếu thuận. Hạ nghị sĩ [= Dân-biểu] Earl Blumenauer thuộc Đảng Dân chủ, Trưởng ban liên lạc quốc hội Mỹ - Việt, cũng tuyên bố từ chức để phản đối việc làm của chính phủ Việt Nam. Trước khi Ngoại trưởng Hillary đến thăm Việt Nam vào tháng 7/2010, các Hạ nghị sĩ [= Dân-biểu] như Loretta Sanchez, Barbara Boxer, Mel Martinez... [đích thật hai vị sau này là Thượng-nghị-sĩ.- Ghi chú của NBT] đều yêu cầu Hillary nhắc nhở vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo với chính phủ Việt Nam - trên thực tế Hillary đă làm như vậy.

 

 Người Việt ở Mỹ có tâm lư phức tạp đối với quê hương của họ. Điều này đă dẫn đến tranh căi trong nhiều vấn đề liên quan đến Việt Nam. Chẳng hạn, tháng 12/1998, một tiểu thương người Việt ở Little Saigon, Bang California [tên Trần Trường.- Ghi chú của NBT] đă treo tấm ảnh Hồ Chí Minh cỡ lớn và cờ đỏsao vàng Việt Nam tại cửa hàng của ḿnh, dẫn đến hoạt động biểu t́nh quy mô lớn trong một thời gian dài. Cuộc biểu t́nh này kéo dài 4 tháng, lúc đông nhất có hơn 15.000 người tham gia, diễn ra 53 ngày tại riêng cửa hàng của ông này, những người biểu t́nh yêu cầu ông chủ cửa hàng hạ ảnh Hồ Chí Minh và quốc kỳ [VNCS.- Ghi chú của NBT] xuống. Nhưng ông ta nói đây là quyền tự do của ông và không chịu thực hiện. Ngoài ra, Tạp chí "Thời đại" [tức tờ TIME.- Ghi chú của NBT] đă đăng bài viết về Hồ Chí Minh, coi cụ Hồ là chiến sĩ đấu tranh cho tự do, từng bị cầm tù. "Đảng Dân chủ Việt Nam" ở Mỹ đă viết thư gửi tạp chí này để phản đối và đ̣i sửa lại bài viết trên.

 

 Mặc dù hiện nay c̣n khó đưa ra kết luận, nhưng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2008[6]dường như đă hé lộ tín hiệu thay đổi trong sự vận động chính trị của người Việt, bởi v́ cơ cấu phiếu bầu của họ đă có dấu ấn thay đổi. Mặc dù nh́n chung sự ủng hộ của người Việt đối với Đảng Cộng hoà vẫn chưa thay đổi, nhưng đi sâu nghiên cứu sẽ phát hiện mạch ngầm phía sau: Một mặt, người Việt là nhóm dân tộc gốc Châu Á duy nhất ủng hộJohn McCain, sự ủng hộ của họ đối với ông này cao gấp đôi so với Barack Obama. Mặt khác, số phiếu ủng hộ của người Việt trẻ sinh ra ở Mỹ đối với Obama lại lên tới 69%, số phiếu bầu của những người Việt tuổi từ 18-29 cũng lên tới 60%. Mặc dù hai nhóm người Việt này chỉ là thiểu số (chiếm 15% và 25%), nhưng họ lại là nhóm người chủ yếu trong tương lai. Ngoài ra, tính chất đảng phái của người Việt cũng thay đổi: Người Việt trên 45 tuổi muốn tham gia tranh cử nhiều hơn, chủ yếu đăng kư là người của Đảng Cộng hoà. Ngược lại, nhiều người Việt dưới 45 tuổi lại muốn đi theo Đảng Dân chủ hoặc ứng cử viên độc lập, tỷ lệ tham gia tranh cử bằng một nửa so với nhóm trên 45 tuổi.

 

3. Việc vận động chính trị của người Việt ở Mỹ với vấn đề tranh chấp Nam Hải (Biển Đông) 

 

Nh́n chung, do hạn chế bởi địa vị kinh tế và vai tṛ chính trị, ảnh hưởng của sự vận động chính trị của người Việt ở Mỹ không lớn, đặc biệt là so với người Mỹ gốc Do Thái hoặc gốc Cuba. Tuy nhiên, nếu xem xét từ góc độvấn đề Trung Quốc, quan hệ Trung - Mỹ, Trung - Việt, quan hệ Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, th́ sự vận động chính trị của người gốc Việt khá quan trọng. Bởi v́, tuy họ c̣n thiếu tích cực và thiếu khả năng mở rộng vận động chính trị trong các vấn đề liên quan đến Việt Nam, nhưng họ lại là nhóm người vận động tích cực nhất trong các nhóm người gốc châu Á ở Mỹ về vấn đề Nam Hải và tranh chấp lănh thổ, lănh hải giữa Trung Quốc với Việt Nam. Ảnh hưởng của họ càng nổi bật hơn khi Mỹ can dự toàn diện vào tranh chấp Nam Hải năm 2010.

 

 Người Việt ở Mỹ quan tâm đến vấn đề Nam Hải từ lâu. Ngày 19/4/1958 [Sai, lẽ ra phải là ngày 14/9/1958.- Ghi chú của NBT], Thủtướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đă gửi công hàm cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai công nhận Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) là của Trung Quốc. Ngay vào thời điểm đó, những người Việt đang công tác tại Bộ Ngoại giao Mỹ đă nhanh chóng công bố cho người Việt ở Mỹ bản photo "Báo Nhân dân" [đích-xác phải là "báo Nhân Dân".- Ghi chú của NBT] của Việt Nam. Sự việc này ngay lập tức đă gây ra sự phản đối quyết liệt của người gốc Việt ở Mỹ, họ gọi hành động này của chính phủ Việt Nam là "bán nước". Sau này, vấn đề tranh chấp lănh thổ giữa Trung Quốc và Việt Namđă trở thành một vấn đề quan trọng của người Việt ở Mỹ.

 

Mặc dù nội bộ người gốc Việt có nhiều bất đồng lớn về thái độ đối với Việt Nam, nhưng [họ]đều nhất trí cao về việc "bảo vệ tài sản của tổ tiên để lại", không dâng cho Trung Quốc. Đúng như có học giả đă chi rơ: Về mặt bảo vệ "tài sản của tổ tiên", thái độ của người Việt ở nước ngoài là mạnh mẽ nhất. Đa số họ là kẻ lưu vong trong thập niên 70 của thế kỷ XX, có tâm lư chống đối quyết liệt chính phủ Việt Nam. Họ không có cảm t́nh ǵ với lịch sử Trung Quốc giúp Việt Nam chiến thắng hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, giành được độc lập cho đất nước, giải phóng dân tộc. Họ vốn quen tiếp nhận quan niệm giá trị của phương Tây, luôn cao giọng nhất trong vấn đề Tây Sa và Nam Sa, không những đ̣i chủ quyền đối với hai quần đảo này, họ c̣n đ̣i chủ quyền toàn bộ Nam Hải.

 

Trong những năm 1991-1993 sau Chiến tranh Lạnh, trong t́nh h́nh Mỹ đi đầu cấm vận đối với Trung Quốc, một số người Việt đă nh́n thấy cơ hội té nước theo mưa về vấn đề Nam Hải, cố sức xây dựng "Tổng Hội người Việt Nam ở nước ngoài" [đích-xác là "Tổng-Liên-Hội Người Việt Tự Do,"đă họp ở Canada và Washington, DC.- Ghi chú của NBT]. Sau khi nỗ lực đó bị thất bại, từ năm 1995-2000, họ đă bốn lần tổ chức hội nghị trù bị [có lẽ tác-giả muốn nói đến 4 lần Hội-nghị Liên-kết họp ở Virginia, Quận Cam, Milpitas Bắc-Cali, và Washington, DC.- Ghi chú của NBT], có ư đồ xây dựng một mặt trận dân tộc bảo vệ "quần đảo Trường Sa". Để phối hợp với tâm lư dân tộc ngày càng lên cao ở trong nước xung quanh vấn đề Trường Sa, họ đă lần lượt tổ chức hai lần "Đại hội bảo vệ lănh thổ" [đích-xác là "Hội-nghị Diên Hồng hải-ngoại bảo-toàn lănh-thổ".- Ghi chú của NBT] vào năm 2002 và 2005. Thậm chí, họ đă tổ chức biểu t́nh bên ngoài Lănh sự quán Trung Quốc ở Houston. Đương nhiên, những tổ chức này cũng ủng hộ hành động ở trong nước phản đối chính phủ Việt Nam "bán nước", dâng lănh thổ, lănh hải cho Trung Quốc, đặc biệt là ủng hộ những hoạt động nhiều lần biểu t́nh trái phép ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

 

 Tổ chức người Việt ở Mỹ có ảnh hưởng lớn nhất đối với chính sách của Mỹ về vấn đề Nam Hải là "Hiệp hội người Việt ở hải ngoại" (?). Tổ chức này đă vận động chính trị thông qua đề xuất chính sách một cách rộng răi, cung cấp tiền cho các nghị sĩ tranh cử, gặp mặt các nghị sĩ và đă thu được hiệu quả khá rơ rệt... Ví dụ, tháng 11/2003, trong lúc diễn ra chuyến thăm Mỹ của Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Việt Nam Phạm Văn Trà, tổ chức này đă gửi một kiến nghị cho Bộ Ngoại giao Mỹ,[7] hoan nghênh sự phát triển tích cực của quan hệ Việt - Mỹ. Tuy nhiên, họ cho rằng phải quan tâm toàn diện: Về lư luận, tính chất của hai chính quyền vẫn khác biệt về bản chất, Việt Nam vẫn là một quốc gia một đảng chuyên chế; hai nước vẫn c̣n tồn tại bất đồng lớn trong các vấn đề như nhân quyền, tự do tôn giáo, quyền chính trị của công dân... Bản kiến nghị ấy cũng cho rằng mục đích chuyến thăm của Phạm Văn Trà phần nhiều không phải là phát triển quan hệ song phương mà là phối hợp kiềm chế Trung Quốc. Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái B́nh Dương thuộc Uỷ ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ đă từng trải qua cuộc chiến tranh Việt Nam cho rằng Việt Nam và Hoa Kỳ là bạn bè tự nhiên. Việt Nam có ư nghĩa chiến lược đối với Mỹ, sự có mặt của Mỹ ở Việt Nam là vô cùng quan trọng. Chính sách ngoại giao cân bằng nước lớn của Việt Nam hết sức quan trọng đối với việc tăng cường quan hệ Việt - Mỹ, cũng hết sức quan trọng đối với việc ổn định khu vực Đông Nam Á và Nam Hải. Tháng 7/2009, Jim Webb đă chủ tŕ một cuộc điều trần về "Vấn đề chủ quyền và tranh chấp trên biển ở Đông Á". Bài phát biểu của ông ta đă ảnh hưởng rơ rệt đến những người Việt ở Mỹ. Khi đề cập đến vấn đề Trung Quốc bắt giữ các ngư dân Việt Nam, ông nói: "Những tranh chấp nàyđă ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quốc gia khác trong khu vực, chỉ Mỹ mới có đủ khả năng và biện pháp chống lại sự mất cân bằng sức mạnh do Trung Quốc gây ra. Nếu Mỹ muốn duy tŕ sự cân bằng địa chính trị trong khu vực, bảo đảm sự công bằng cho tất cả các quốc gia, bảo vệ tiếng nói của những quốc gia muốn giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà b́nh, th́ Mỹ phải có nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ này". Sau một tháng, trong thời gian thăm Việt Nam, Jim Webb một lần nữa nhấn mạnh Mỹ phải giúp Việt Nam đối trọng với Trung Quốc".

 

 Năm 2009 là năm người Việt ở Mỹ vận động chính trị tích cực nhất xung quanh vấn đề Nam Hải. Điều này ảnh hưởng quan trọng đến chính sách của Mỹ xung quanh vấn đề Nam Hải năm 2010. Tháng 4/2009, các tổ chức như "Đại hội toàn quốc người Việt" [tức Nghị-hội.- Ghi chú của NBT], "Tiếng nói người Mỹ gốc Việt" ["Voice of Vietnamese Americans" trong tiếng Anh.- Ghi chú của NBT], đă gặp Jim Webb và bày tỏ quan điểm của họ đối với vấn đề chủ quyền quần đảo Nam Sa [tức Trường Sa.- Ghi chú của NBT], đồng thời yêu cầu ông ta hăy lên tiếng thay cho Việt Nam. Tháng 7/2009, khi Đại sứ Mỹ ở Việt Nam Michael Michalak về Mỹ công tác, những người thuộc các tổ chức trên cũng đă đến gặp ông này. Khi đề cập đến vấn đề Nam Hải, ông nói: "Mỹ không thể đứng về bên nào", mà sẽ theo đuổi một "phương pháp giải quyết mang tính khu vực".

 

 Tháng 12/2009, "Đại hội toàn quốc người gốc Việt" [= Nghị-hội] và một số tổ chức của người Việt khác đă gặp 6 nghị sĩ Đảng Dân chủ trong quốc hội (bao gồm Sam Brownback, Chris Smith, Ed Royce, Zoe Lofgren, Frank Wolf, Mike Honda).[8] Mặc dù mục đích chính của cuộc gặp là thảo luận vấn đề nhân quyền của Việt Nam, nhưng cũng thảo luận về vấn đề tranh chấp Nam Hải. Tháng 6/2010, "Đại hội toàn quốc người Việt" [= Nghị-hội] một lần nữa cử đại diện đến vận động chính trị ở quốc hội, gặp gỡ 6 nghị sĩ trên và Uỷ ban đối ngoại của Thượng viện Mỹ. Sứ mệnh chủ yếu của cuộc gặp này là để hoàn chỉnh "phương án giải quyết vấn đề Nam Hải". Nội dung chủ yếu bao gồm: (1) Thống nhất tên gọi quốc tế khu vực Nam Hải là "Biển Đông Nam Á"[9] để thuận lợi hơn khi thảo luận vấn đề này; (2) Tổ chức một cuộc thảo luận giữa các học giả quốc tế và Việt Nam, thống nhất quan điểm, lập trường và chính sách của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông; (3) Tổ chức hội nghị quốc tế bao gồm các đại diện của các nước có lợi ích ở Biển Đông - trừ Trung Quốc, để cùng "ngăn chặn hành động bá quyền của Trung Quốc" ở khu vực này; địa điểm tổ chức hội nghị có thể lựa chọn Đông Nam Á hoặc Nhật Bản. Sau khi lắng nghe phương án này, hai thượng nghị sĩ là thành viên chủ yếu của Uỷ ban đối ngoại Thượng viện Mỹ đă ủng hộ nhiệt t́nh. Họ nói: "Các nước Đông Nam Á đều yêu cầu Mỹ đứng về phía họ... Tuy nhiên, điều này làm cho chúng ta không thể đứng về bên nào. Có được một phương án toàn diện như các ngài nêu ra th́ Mỹ mới có thể sẵn sàng ủng hộ".

 

Do Việt Nam đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2010 nên vận động chính trị của người Việt ở Mỹ xung quanh vấn đề Nam Hải lại càng tích cực. Trong đó, tổ chức nổi bật hơn cả là "Hội Người Việt ở Bắc California". Ngày 20/5/2010, trước khi Ngoại trưởng Hillary [Clinton] đến thăm Việt Nam tham dự Diễn đàn khu vực Đông Nam Á (ARF, tắt cho ASEAN Regional Forum.- Ghi chú của NBT), tổ chức này đă kiến nghị Bộ Ngoại giao và bà Hillary, mong muốn Mỹ giúp đỡ các ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt, lên án hải quân Trung Quốc và quan tâmđến t́nh h́nh Nam Hải. Sau khi Hillary lên tiếng can dự vào Nam Hải tháng 7/2010, tổ chức này đă viết thư cho bà ta, trong thư có đoạn bày tỏ "cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất", đồng thời mong muốn Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục quan tâm đến vấn đề này.

 

Cuộc vận động chính trị của người Việt ở Mỹtrong vấn đề tranh chấp Nam Hải đă mang lại hiệu quả rộng lớn. Điều này không những thể hiện trong tuyên bố của bà Hillary rằng Nam Hải liên quan đến "lợi ích quốc gia", đồng thời yêu cầu thông qua diễn đàn đa phương để giải quyết tranh chấp ở khu vực này mà c̣n thể hiện trong việc họ đăđộng viên các nhóm dân tộc khác ở Mỹ tác động lên Quốc hội Mỹ và các bên tranh chấp Nam Hải. Ví dụ, Thượng nghị sĩ Jim Webb vốn luôn ủng hộ các yêu cầu của người Việt ở Mỹ, một lần nữa lại đến thăm Việt Nam vào trung tuần tháng 4/2011. Trong thời gian chuyến thăm, ông ta không những nói về tranh chấp Nam Hải mà c̣n mở rộng nội dung sang vấn đề xây dựng đập thuỷ điện lớn trên sông Mê Công. Một ví dụ khác là tính đến nay, nhiều người Mỹ gốc Inđônêxia, Malaixia, Philippin... đă kư tên đ̣i đổi tên gọi Nam Hải thành "Biển Đông Nam Á" theo đề xuất của "Đại hội toàn quốc của người Việt ở hải ngoại" [= Nghị-hội?.-Ghi chú của NBT]. Do đó, có thể nhận thấy rất rơ ràng mặc dù Mỹ có chánh sách mang tính hệ thống, nhưng việc vận động chính trị của người Việt xung quanh vấn đề Nam Hải có liên quan chặt chẽ đến căng thẳng trong quan hệ Trung - Mỹ, Trung - Việt, Trung Quốc - ASEAN về vấn đề Nam Hải.

 

Đương nhiên, cũng cần thấy rằng, trong số người Mỹ gốc Việt cũng có một bộ phận nhỏ có vai tṛ tích cực trong việc hạn chế những nỗ lực vận động hành lang của tổ chức như"Đại hội toàn quốc người [Mỹ] gốc Việt" [= Nghị-hội.- Ghi chú của NBT], đó là "Người Mỹ gốc Việt -Trung". Như đă phân tích ở trên, nhiều người Việt ở Mỹ có gốc gác là người Hoa. Do đó, họ phải xác lập sự đồng thuận phức tạp hơn so với những nhóm người chỉ có một tổ quốc. Người Việt gốc Hoa đều có t́nh cảm với Việt Nam và Trung Quốc, do đó, họ không muốn thấy quan hệ hai nước xấu đi, hoặc các nhân tố khác làm mối quan hệ này xấu đi. Do đó, sự lựa chọn của họ thường là làm cầu nối giữa người Việt với người Việt gốc Hoa, t́m cách lấy khuôn khổ rộng lớn hơn là người Mỹ gốc châu Á để hoà giải và điều chỉnh hành động chính trị giữa người gốc Việt và người Việt gốc Hoa. Trong đó, tổ chức nổi tiếng là "Uỷ ban hành động chính trị của người Mỹ gốc Hoa Việt -Lào - Campuchia" (IAPAC, tức Indochinese American Political Action Committee.- Ghi chú của NBT). Tổ chức này do người Việt gốc Hoa, người Lào gốc Hoa và người Campuchia gốc Hoa ở Mỹ thành lập năm 2000. Họ động viên người Việt, người Lào , người Campuchia gốc Hoa tham gia vào nền chính trị Mỹ ở tầm rộng lớn hơn. Do lư lịch đa quốc gia của các thành viên, IAPAC có mục tiêu chủ yếu là đoàn kết người Hoa từng sống ở những quốc gia khác nhau, không v́ lợi ích nhỏ hẹp của từng nhóm người. Từ khi thành lập năm 2000 đến nay, tổ chức nàyđă quyên góp thành công để ủng hộ rất nhiều ứng cử viên chính trị như: Các Hạ nghị sĩ [= Dân-biểu] Judy Chu (Đảng Dân chủ, bang California), Adam Schiff (Đảng Dân chủ, bang California) và một số dân biểu bang California như Mike Eng, Trần [Thái] Văn, Nguyễn Phó (LS. Nguyễn Văn Phổ?)... Do nỗ lực của những tổ chức trên của nhóm người Việt gốc Hoa, ảnh hưởng của người gốc Việt ở Mỹ trong vấn đề tranh chấp Nam Hải cũng bị hạn chế nhất định.  

 

4. Kết luận

 

Sự vận động mang đặc điểm chính trị trong nội bộ nước Mỹ đang ngày càng được các tổ chức của những nhóm dân tộc ít người vận dụng thành thạo. Tuy nhiên, điều đáng chú ư là ảnh hưởng của các cuộc vận động này thường không chỉ hạn hẹp đối với quê hương của họ. Như đă phân tích trong bài viết này, do đặc điểm của quá tŕnh di dân, địa vị kinh tế và quá tŕnh tham gia chính trị, người gốc Việt ở Mỹ có đặc điểm vận động chính trị chống lại tổ quốc trước khi hai nước b́nh thường hoá quan hệ vào năm 1995, nhưng diễn biến t́nh h́nh sau đó phức tạp hơn. Một mặt, họ không phản đối, thậm chí là ủng hộ sự phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước, mặt khác lại có ư đồ gắn kèm theo một số điều kiện chính trị. Do tâm lư phức tạp trên, ảnh hưởng của các cuộc vận động chính trị của người gốc Việt đến chính sách của Mỹ đối với Việt Nam bị hạn chế nhiều.

 

Tuy vậy, không thể v́ thực tế trên mà coi thường các cuộc vận động chính trị của họ. Bởi v́, ảnh hưởng của họ rất quan trọng đối với tranh chấp Nam Hải. Ngoài người Việt gốc Hoa, đa số người gốc Việt đều nhất trí phản đối Việt Nam "nhượng bộ" Trung Quốc. Ngoài ra, họ c̣n có ư đồ vận động chính phủ Mỹ phát huy vai tṛ tích cực hơn trong tranh chấp Nam Hải, có ư đồ đưa ra "phương án giải quyết toàn diện" vấn đề này. Ảnh hưởng sâu rộng hơn, đáng quan tâm hơn là những nỗ lực của họ có thể động viên dân di cư gốc Đông Nam Á đang sinh sống tại Mỹ hành động về quyền lợi của quê hương họ ở Nam Hải, dẫn đến quốc tế hoá tranh chấp Nam Hải, đồng thời tranh chấp Nam Hải trở thành công việc của nội bộ nước Mỹ./.

 

 

 

 

 

Chú thích

 

[1] Tác-giả bài báo đang muốn nói đến tổ-chức "Americans Friends of Vietnam" (AFV) là một tổ-chức vận-động hành-lang dưới thời Đệ nhất Cộng-hoà, được tài-trợ một phần bởi chính-quyền Ngô Đ́nh Diệm.

 

[2] Một đặc-điểm của bài nghiên cứu này là không đưađược ra tên chính-thức của các tổ-chức người Mỹ gốc Việt. Lư-do gần như chắc chắn là tại v́ các tác-giảcủa bài viết đă phải dịch từ các nguồn tin bằng tiếng Anh nên họ đă không biết tên thật của các tổ-chức của người Việt hải-ngoại. V́ vậy nên chúng tôi đă cố gắng cung-cấp các tên chính-thức này cho người đọc có thể nhận diện được dễ dàng các tổ-chức được nhắc đến trong bài báo.

 

[3] Thông tin này không chính-xác. Ông Đoàn Văn Toại chỉ bị bắn trọng-thương, sau đó đă phục-hồi.

 

[4] Theo một nguồn tin chính-thức th́ tiền kiều-hối gởi về trong nước đă lên đến gần 10 tỷ đô-la (9,6 tỷ) trong năm 2011. Tuy-nhiên, phải biết là chỉ khoảng hơn nửa sốtiền này là do người Việt ở Mỹ gởi về, chỗ c̣n lại có những nguồn như từ Âu-châu, Úc-châu và nhất là từ Đông-Âu và Liên-bang Nga.

 

[5] Trong cuộc gặp gỡ này, Tổng-thống Bush và Phó-Tổng-thống Dick Cheney đă gặp các ông Lê Minh Nguyên (Mạng Lưới Nhân Quyền VN), ông Đỗ HoàngĐiềm (Đảng Việt Tân), ông Đỗ Thành Công (Đảng Dân Chủ Nhân Dân) và BS. Nguyễn Văn Ngăi (Đảng Dân Chủ VN). G.S. Đoàn Viết Hoạt (IIV, tức International Institute for Vietnam) có được mời nhưng không tham-dự.

 

[6] Đây là một bằng-chứng bài viết do nhiều người phác-thảo xong được gom lại. V́ thế nên nếu đoạn cuối bài nói đến những sinh-hoạt cập nhật hơn th́ đoạn này c̣n đang nói về cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc năm 2008.

 

[7] Tưởng cũng nên nhắc là trước khi bà cho ông Phạm Văn Trà đến gặp, nữ-Dân-biểu Nancy Pelosi, lúc bấy giờ là Chủ-tịch Hạ-viện Mỹ, đă có cuộc gặp gỡ trước để trao đổi với một phái-đoàn của người Mỹ gốc Việt gồm Pháp-sư Thích Giác Đức thuộc Văn-pḥng II, Giáo-hội Phật-giáo Việt-nam Thống nhất, ông Nguyễn Ngọc Bích đại diện cho Nghị-hội và ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ-tịchđảng Việt Tân.

 

[8] Trong số những nhân vật này chỉ có một người là Thượng-nghị-sĩ, ông Sam Brownback thuộc Đảng Cộng-hoà, c̣n năm vị kia đều là Dân-biểu, hai người thuộc Đảng Dân-chủ (Zoe Lofgren và Mike Honda) c̣n ba người thuộc Đảng Cộng-hoà (Chris Smith, Ed Royce và Frank Wolf).

[9] Cuộc vận-độngđổi tên Biển Đông hay Nam-hải thành một tên quốc-tế là "Biển Đông-Nam-Á" (Southeast Asia Sea) chính-thật là một sáng-kiến của Nguyễn Thái Học Foundationđă được đưa lên Petition on Line trên Mạng Lưới Toàn Cầu. Tính đến nay, sáng-kiến này đă thu hút được 54 ngh́n chữ kư đến từ trên 100 quốc gia trên thế-giới, gồm rất nhiều người kư tên gốc Đông-Nam-Á. Nghị-hội v́ đồng-ư với cuộc vận-động này nên cũng đă mang lên vận-động trên Quốc-hội Hoa-kỳ và lấy được sự đồng-t́nh của không ít dân-biểu nghị-sĩ Mỹ trong vấn-đề này.

 

 

 



 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

www.nguyenkinhdoanh.com

www.nguyenkinhdoanh.net

www.lesyminhtung.net

www.diendantheky.net

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: