Hà Nhân Văn
BỐC THƠM
KHÓ NGỬI!
Xin cáo lỗi cùng
quư độc giả.
Chúng tôi đành
phải gác lại bài
b́nh luận thời
sự kỳ này về
"Hoa Kỳ đóng cửa
chính phủ" và 2
thượng đỉnh APEC
ở Pali, Nam
Dương và thượng
đỉnh ASEAN - Á
Đông ở Brunei,
để đặc biệt viết
về Vơ Nguyên
Giáp trong quá
tŕnh lịch sử
gần một thế kỷ
qua. Và gia đ́nh
tướng Giáp ở xă
Đại Phong, huyện
Lệ Thủy, tỉnh
Quảng B́nh đă
liên đới sắt son
và thiết thân
với gia đ́nh cố
TT Ngô Đ́nh Diệm
cùng quê như thế
nào? Đây cũng là
thảm kịch chung
của dân tộc VN
trong thế kỷ
qua.
Một cậu Ấm Ngô
Đ́nh Cẩn đă đích
thân đi thăm
nuôi thân phụ
tướng Giáp tức
cụ Kư Nghiễm hay
Cửu Nghiễm trong
nhà tù Phủ Thừa
Huế (1950) và
cũng chính cậu
Ấm Cẩn đă đích
thân lo an táng
thân phụ ông
Giáp. Một Nguyễn
Ngọc Lễ khi c̣n
là quan Ba Lễ -
sau là Trung
tướng QLVNCH -
lại là em rể
tướng Giáp CS
trong cuộc nhân
duyên t́nh cờ.
Loạt bài này
chúng tôi hy
vọng sẽ sáng tỏ
được đôi điều,
mặt trái và mặt
phải của cuộc
đời và sự nghiệp
của ông Giáp.
Đồng thời cũng
mong được trả
lời trong muôn
một những ca
tụng tướng Giáp
có thể nói quá
đáng và trơ trẽn
của một vài ba
phía. Thí dụ khi
được tin tướng
Giáp qua đời,
Ngoại trưởng
Pháp Laurent
Fabius, Xă hội
Tả phái Pháp,
trịnh trọng ra
thông cáo ca
ngợi tướng Giáp
"Một người yêu
nước và một
chiến binh vĩ
đại", và rằng
"một nhân vật
phi thường gắn
bó sâu xa với
văn hóa Pháp"
(theo AFP,
Paris,
5-Oct-2013).
Sự thực có phải
như thế không?
Loạt bài này,
qua sử liệu và
chứng nhân ngay
trong gia đ́nh
tướng Giáp sẽ
trả lời. Và
chính tướng Giáp
cũng đă trả lời
qua chứng từ của
ông bị lên án là
đă tàn sát người
Quốc gia VN ở Hà
Nội tháng 7,
1946, đẫm máu
không nương tay,
th́ chính trong
hồi kư của ông
được dịch qua
tiếng Pháp "Des
journées
inoubliables"
(Những ngày
không thể nào
quên) ông đă
không giấu giếm
che đậy, nói rơ
ông cho đàn áp
không tiếc tay,
không xót
thương. Sans
merci! Hàng ngàn
sinh linh đă gục
ngă dưới bàn tay
đẫm máu của Vơ
Nguyên Giáp vào
thời ông đang
làm Bộ trưởng Bộ
Nội vụ - VNDCCH,
nắm toàn quyền
công an và vệ
quốc đoàn trong
tay.
Chính người CS
như ông Giáp đă
gây ra chiến
tranh nhưng họ
đă biết che đậy
để trở thành ái
quốc, anh hùng
dân tộc và sau
này chính một số
người Pháp lại
che đậy và biện
minh cho CSVN
(xem: Dialogues
avec les
révolutionnaires
Vietnammiens -
avec Vơ Nguyên
Giáp - ministre
de l'Intérieur -
Đối thoại với
những người
CMVN, với Bộ
trưởng Nội vụ
VNG (1946),
trong sách
"Tradition et
révolution au
Vietnam, Éd.
Antropos, Paris
1968, pp.
238-246). Chúng
tôi sẽ lần lượt
sáng tỏ sự thật,
mặt trái và mặt
phải của nó
trong loạt bài
này.
PHÚC LỘC TIÊN
THỌ
Đại tướng CSVN
Vơ Nguyên Giáp
đă qua đời, thọ
103 tuổi, tại
Quân y viện 108
Hà Nội. Cháu
ruột của ông,
gọi ông bằng chú
là Đức Cha Vơ
Đức Minh, Giám
mục Giáo phận
Nha Trang. Em
gái ruột của ông
là bà quả phụ
Trung tướng
Nguyễn Ngọc Lễ,
dân Quảng B́nh,
vẫn gọi ông là
Đội Lễ, cựu TGĐ
Tổng nha Công an
Cảnh sát VNCH.
Bà quả phụ Lễ đă
qua đời từ lâu,
một giáo dân
nhiệt tín thuộc
Giáo xứ VN, San
Jose, Bắc Cali.
Gm Vơ Đức Minh
cũng là Tổng thư
kư HĐGMVN, trước
năm 1975, lấy họ
Vũ, học ở Đại
chủng viện Thánh
Giuse, Giáo phận
Sàig̣n, du học
lâu năm ở Thụy
Sĩ, đậu Cao học
ĐH Fribourg,
thân phụ Đức Cha
Minh tức anh
ruột tướng Giáp
là một người
quốc gia chân
chính, mai danh
ẩn tích và là
nhà vườn ở Đà
Lạt, rất thân
thiết với gia
đ́nh cố TT Ngô
Đ́nh Diệm, đặc
biệt là với cậu
Út Cẩn.
Theo nhiều tài
liệu khả tín, Vơ
Nguyên Giáp là
con nuôi của
Trùm mật thám
Đông Dương.
Tướng Giáp chưa
từng xuất thân
từ trường vơ bị
nào, cũng chưa
từng thụ huấn
một khóa học
quân sự nào. Duy
nhất một lần và
lần cuối cùng,
đầu năm 1945, Vơ
Nguyên Giáp và
Phạm Văn Đồng
đang ở Quế
Dương, Hoa Nam,
chờ đi Diên An
học khóa quân sự
th́ ở trong nước
xảy ra vụ Nhật
đảo chính Pháp
(9-3-1945), HCM
(Lư Thụy) ở Quế
Lâm đánh điện
bảo Giáp và Đồng
ở lại "Chúng tôi
biết là chúng
tôi tất cả ở lại
(Quế Lâm) để t́m
cách về nước"
(Vơ Nguyên Giáp,
trong Đầu Nguồn,
Hồi ức tập thể,
tr. 43-50). Toán
đầu tiên, 43
người theo HCM
vượt biên về Cao
Bằng không có Vơ
Nguyên Giáp,
trong đó có Lê
Quảng Ba, "Đây
là lực lượng vơ
trang đầu tiên
của Việt Minh"
(xem: Lê Quảng
Ba, "Bác Hồ về
nước" trong Hồi
ức tập thể Đầu
Nguồn, tr.
189-200).
Đội vơ trang do
Phùng Chí Kiên
chỉ huy. Có kẻ
mật tin cho Pháp
biết, cả đội lọt
vào ổ phục kích
nhưng chỉ có
Kiên bị bắn chết
c̣n cả đội Giải
phóng quân chạy
thoát. Một tài
liệu khả tín cho
rằng đây là do
nội bộ thanh
toán nhau, giết
Kiên để Giáp lên
thay thế. Giáp
tuổi đảng c̣n
kém xa Kiên. Năm
1938, Giáp mới
được vào trung
ương Đảng (xem
tài liệu của Mật
thám Pháp,
AOM-SPCE Carton
377, Note conf.
153, s.
28-Janvier
1938). Vơ Nguyên
Giáp vang danh
khắp thế giới là
một tướng tài,
có tác giả
"cường điệu" ví
ông ta sánh
ngang với Đức
Trần Hưng Đạo
(!). Đó cũng là
do một số tác
giả Pháp và Mỹ
đă thổi ông Giáp
lên quá cao sau
chiến thắng Điện
Biên Phủ. Chủ
yếu cũng là do
bộ máy tuyên
truyền cuả CSVN
đồng thời cũng
do chính Vơ
Nguyên Giáp gián
tiếp tự đề cao.
Rồi một đồn 10,
10 đồn 100, dài
lâu thành “danh
tướng” Vơ Nguyên
Giáp. (xem:
Essai sur la
pensée militaire
Vietnamienne,
par Georges
Bouradel, tham
luận về Tư duy
quân sự VN,
trong Tradition
et Révolution au
Vietnam, Paris
1968, pp.
461-495).
ĐỊA LƯ PHONG
THỦY
Vơ Nguyên Giáp
(1912-2013) -
tài liệu cuả
ĐCSVN, theo báo
Nhân Dân
(1-9-1960) -
sinh năm 1910,
quê làng An Xá,
cùng một xă với
họ Ngô, cách
nhau 2 con hói
(suối nhỏ, người
Bắc gọi là
ng̣i). Hai làng
(thôn) cùng
chung một ngôi
đ́nh. Từ đời Tổ
phụ đều là nông
dân. Đời thân
phụ ông Giáp mới
"phát" do theo
quan Tiểu phủ sứ
Ngô Đ́nh Khả,
nhờ có chữ
nghĩa, được làm
Kư lục ṭa Bố
chính tỉnh Quảng
B́nh, được phẩm
hàm "Cửu phẩm
văn giai", gọi
là Cửu Nghiễm.
Về hưu, gia bản
đă khá giả, lại
được "lĩnh canh"
điền thổ của
Thượng thư Ngô
Đ́nh Khả đă rời
Đại Phong ra ngụ
cư ở Phú Cam
Huế.
Theo cụ Trung tá
Phạm Xuân Duệ,
sĩ quan Tài
chính Bộ Tư lệnh
Không quân VNCH,
người cùng quê
với TT Ngô Đ́nh
Diệm và cụ Cửu
Nghiễm, ngôi
đ́nh cổ Đại
Phong không biết
dựng từ thuở xa
xôi nào, mái
ngói phong rêu,
cứ về chiều, mặt
trời phương Tây
chiếu rọi xuống
mái đ́nh, ngói
và rêu đỏ hồng
như lửa. Đúng
như một thầy địa
lư phong thủy đă
tiên đoán, đất
Đại Phong sẽ đại
phát đến tột
đỉnh công danh,
cả văn lẫn vơ.
Nhưng phải bảo
trọng con hói
"long mạch" tụ
linh tụ khí.
Vào nửa sau thế
kỷ 19, sau khi
vua Tự Đức đă
"tha Đạo" nghĩa
là chấm dứt Bách
Đạo (1868), một
Thừa sai Pháp
vẫn thường qua
lại trên đường
cái quan qua Đại
Phong, gặp một
cậu bé trai chăn
trâu của nhà,
thấy cậu khôi
ngô tuấn tú, Lm.
Phaolô Trí lại
biết khoa xem
tướng diện,
tương truyền Cha
Trí "xem mặt mà
bắt h́nh dong",
cậu bé sau này
sẽ vinh hiển.
Cha Phaolô hỏi
cậu con cái nhà
ai, ở đâu rồi
sau gặp lại cậu,
Cha bảo cậu đưa
Cha về nhà gặp
bố mẹ, Cha xin
cho cậu làm con
nuôi, sẽ lo cho
cậu học chữ
nghĩa. Đấy là
cậu Ngô Đ́nh
Khả. Do nhà chỉ
có cậu Khả là
con trai độc
nhất để nối dơi
tông đường nên
cha mẹ cậu không
cho đi tu. Cha
Trí nài nỉ măi,
hứa rằng sẽ cho
đi du học bên
Tây, không làm
Cụ Đạo mài làm
cha ngoài đời.
Chắc nghe vậy,
thân phụ mẫu cậu
Khả ham quá, cho
làm con nuôi Cha
Phaolô. Quả như
dự đoán, cậu Khả
thông minh xuất
chúng, v́ chưa
thể qua Pháp,
Cha Phaolô gửi
cậu qua học ở
Đại chủng viện
Pénang, Mă Lai.
Sau hồi hương,
giữ lời hứa, Cha
Phaolô cho cậu
Khả xuất. Nhờ có
học thức, thầy
Khả được tuyển
vào ty Hành Nhân
và sở Thương Bạc
(bộ ngoại giao
thời bấy giờ)
làm thông dịch
viên rồi thăng
quan tiến chức
làm đến Bố Chính
và Tiểu Phủ Sứ.
Quan Bố Khả đưa
người làng ra
Đồng Hới với
chân kư lục tức
ông Vơ Nghiễm.
Nhưng chỉ được
Cửu phẩm rồi về
hưu (trước năm
1945, ở tuổi 55
phải về hưu). Cụ
Khả lên đến Lưu
Kinh cận thần
đời vua Thành
Thái, hàm Lễ Bộ
Thượng thư, cư
ngụ ở Phủ Cam,
Huế. Công điền
tư điền ở Đại
Phong, Thượng
thư Khả trao cho
Cửu Nghiễm lănh
canh, sau vụ mùa
ra Huế nộp tô.
Đến đời ông Ngô
Đ́nh Khôi, đậu
trường Pháp
Chính ra làm
quan, gia đ́nh
đă khá giả, về
Đại Phong mua
thêm ruộng, đều
trao cho ông Cửu
Nghiễm trông
coi, cho lănh
canh.
Vào khoảng năm
1942, Nhật Bản
bắt nhà nông
phải bỏ trồng
lúa để trồng đay
bán cho quân đội
Nhật dệt các bao
bố cho đất, cát
vào làm bờ tường
đồn bót để pḥng
thủ. Con hói
thiêng Đại Phong
do lời truyền từ
bao nhiêu đời,
dân làng phải
tuyệt đối giữ
ǵn, không được
dùng cuốc, xẻng
hay vật dụng kim
khí đụng tới con
hói. Một hôm,
Nhật đến Đại
Phong cho khai
con hói để thoát
nước trên cánh
đồng An Xá, Đại
Phong, nước phun
lên đỏ như máu.
Chức dịch Đại
Phong phải khẩn
cấp vào Hội An
báo cho ông Ngô
Đ́nh Khôi, đang
làm Tổng Đốc Nam
- Ngăi. Ông Khôi
phải về ngay
Quảng B́nh, can
thiệp với Nhật
xin lấp con hói
thiêng này. Dân
Đại Phong mất
tinh thần, hoang
mang (chép theo
lời kể của Trung
tá Phạm Xuân
Duệ, một người
bạn tâm giao tri
kỷ của HNV, hiện
ông và gia đ́nh
đang ở Paris).
Mái ngói phong
rêu đ́nh Đại
Phong ít lâu sau
không c̣n ửng
hồng dù mặt trời
ở phương Tây vẫn
chiếu sáng. Tai
họa đến với họ
Vơ và họ Ngô
đang phát.
Năm 1949 (ghi
theo lời bà
tướng Lễ), Đại
úy Nguyễn Ngọc
Lễ, dân Đồng Hới
gọi là Ba Lễ, mở
cuộc hành quân
càn quét vùng
Đại Phong - Lệ
Thủy, bắt được
ông Cửu Nghiễm
đưa về giam ở
"secteur" (tiểu
khu), cô út và
gia đ́nh chạy
thoát, đem theo
chút vốn liếng,
cô út mở một sạp
bán vải ở chợ
Đồng Hới; c̣n
ông Cửu bị đưa
vào Huế, giam ở
nhà tù Phủ Thừa,
không thân thích
ở chốn cố đô,
chỉ có cậu Ấm
Ngô Đ́nh Cẩn đi
thăm nuôi, khi
nào cậu Cẩn
không đi được
th́ sai bà
Luyến, dân Huế
gọi là Mụ Luyến
đi thay. Do đau
buồn và hậu quả
bị Pḥng Nh́
Pháp tra tấn
đánh đập, ông
Cửu qua đời
trong tù.
Theo luật th́
phải chôn trong
khuôn viên nhà
tù, cậu Ấm Cẩn
phải đích thân
xin Thủ Hiến
Phan Văn Giáo
cho đem xác ông
Cửu ra ngoài
chôn, một tay
cậu Ấm Cẩn lo an
táng người đồng
hương thân
thiết. C̣n cô út
đang bán vải ở
chợ Đồng Hới th́
nông nổi cơ
duyên rất lạ
lùng lại đổ ập
tới. Quan Ba Lễ
mê lăn mê lóc cô
"ngày nào cũng
đến sạp vải tán
tỉnh", cô út đâu
có biết chính Ba
Lễ đă bắt cha
của ḿnh. Ở một
thị trấn như
Đồng Hới bấy giờ
do quân Pháp
chiếm đóng, cô
út làm sao thoát
khỏi ông quan Ba
đầy quyền uy.
Sau này biết
được chồng ḿnh
bắt nhốt cha
ḿnh nhưng cơ sự
đă lỡ làng "ván
đă đóng thuyền"
(Hà Nhân Văn tôi
quen biết bà
tướng Lễ khi c̣n
ở quê nhà cũng
do cơ duyên, tôi
đang là một thầy
giáo, Phụ tá
Viện trưởng Viện
Khoa học giáo
dục Sàig̣n do
Tiến sĩ Mai Tâm
làm Viện trưởng
rồi lại chuyển
qua làm Phó khoa
trưởng điều hành
trường ĐH Bách
khoa Nông nghiệp
tại Sàig̣n của
Viện ĐH Ḥa Hảo
do Tiến sĩ Lê
Phước Sang làm
Viện trưởng.
Bỗng đâu lại
chuyển qua bộ
nông nghiệp được
bổ nhiệm làm Phó
rồi làm Tổng
quản lư Hiệp hội
Nông dân trung
ương, một tổ hợp
nông doanh bán
công lớn nhất
VNCH do bộ Nông
nghiệp giám hộ,
quan hệ trực
tiếp với Ngân
hàng phát triển
nông nghiệp do
ông Nguyễn Đăng
Hải làm TGĐ
(hiện đang ở
Ellicott,
Maryland) mà tổ
phụ ông TGĐ Hải
lại là một vơ
tướng đại thần
Nguyễn Đăng
Dung, người
Quảng B́nh, Tổng
trấn Bắc thành
(Thăng Long)
thời vua Quang
Trung.
Một hôm, một
mệnh phụ phu
nhân đến văn
pḥng tôi, ai dè
lại là bà tướng
Nguyễn Ngọc Lễ
đến gặp tôi để
hỏi về nhà máy
biến chế thực
phẩm gia súc khu
kỹ nghệ Biên Ḥa
với cơ sở lớn
lao của QĐ Mỹ bỏ
lại và USAID
viện trợ cho
hiệp hội. Bà nói
rằng do bên ngân
hàng của Trung
Tá Hải (gốc quân
nhu) giới thiệu.
Bấy giờ tôi đâu
có ngờ bà là em
ruột tướng Vơ
Nguyên Giáp và
là cô ruột của
tân Lm. Vũ Đức
Minh mới thụ
phong và đang du
học ở Thụy Sĩ.
Bà Lễ bấy giờ
c̣n trẻ lắm,
duyên dáng mặn
mà, cởi mở, bà
là chủ nhân một
trại nuôi heo,
có thể nói lớn
nhất ở miền Nam.
Bà rất đảm đang,
nhiều sáng kiến
như trồng mấy
mẫu chuối non,
băm nhỏ trộn với
cám, cơm cho heo
ăn. Bà lại thầu
được cơm và đồ
ăn dư hàng ngày
của sinh viên
trường vơ khoa
Thủ Đức, chẳng
bao lâu bà trở
thành đại phú
gia miền Nam,
bấy giờ bà c̣n
là một đệ tử
thân cận của
Thượng tọa Thích
Trí Quang, người
Diên Điền, gần
Đồng Hới, cách
Đại Phong chừng
20km.
Nếu đọc "Đại
tướng Vơ Nguyên
Giáp đường tới
Điện Biên Phủ"
(Hữu Mai thể
hiện, nxb QĐND,
HN 2001, 377
tt), tướng Giáp
là anh hùng dân
tộc của VNCS hay
người thích ông
Giáp hay bị mê
hoặc. Đọc 2 lá
thư của ông gửi
Nguyễn Tấn Dũng
về vụ cho Trung
cộng khai thác
bốc xít Đắc Nông
nguy hại nghiêm
trọng đến an
ninh quốc gia mà
ông quyết liệt
phản đối, tướng
Giáp quả là
người yêu nước
rất tha thiết.
Đọc lại các tài
liệu về Bộ
trưởng nội vụ Vơ
Nguyên Giáp
xuống tay càn
quét và tàn sát
các đảng Quốc
gia ở Hà Nội và
Bắc Việt năm
1946 th́ ông
Giáp quả là tội
đồ của quốc gia.
HÀ NHÂN VĂN