vuan

 

 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ tố cáo cộng sản đến phán quyết $1.9 triệu

 

 

 

Friday, November 25, 2011 8:08:14 PM

Kư giả Triều Giang kiện ông Đỗ Văn Phúc

 

 

 

Hà Giang/Người Việt

 

AUSTIN (NV) -“Tôi cảm thấy nhẹ nhơm v́ sự thật đă ra ánh sáng, và công lư đă được luật pháp bảo vệ!”

H́nh trái: Ông Michael Đỗ Văn Phúc, h́nh phải: bà Nancy Bùi. (H́nh: Trùng Dương)

 Bà Nancy Bùi, tức kư giả Triều Giang, tâm sự với nhật báo Người Việt như thế, vài ngày sau khi vụ kiện “Bui v. Do” kéo dài nhiều năm ngă ngũ vào cuối Tháng Mười vừa qua.

Người bị kiện là ông Michael Đỗ, tức Đỗ Văn Phúc, một doanh gia sinh hoạt nhiều trong cộng đồng ở vùng Austin, Texas. Ông bị bà Nancy Bùi, hội trưởng hội Vietnamese American Heritage Foundation (VAHF), kiện v́ mạ lỵ, tố cáo, ông đă phổ biến những bài viết vu khống bà là cộng sản hay thân cộng, qua nhiều h́nh thức như emails, các bài viết đăng trên websites trong mạng lưới Internet hoàn cầu, và kể cả trong cuốn sách của ông đă xuất bản.

Vụ kiện, khá nổi tiếng một thời gian v́ được một số tổ chức như trang web Vietland ủng hộ và kêu gọi góp quỹ pháp lư giúp ông Phúc, kéo dài gần 3 năm trời và kết thúc ngày 27 Tháng Mười, khi bồi thẩm đoàn ở ṭa án quận Travis, Texas, công bố kết luận.

Bồi thẩm đoàn kết tội ông Phúc “phỉ báng, mạ lỵ, vu khống, gây tổn hại tinh thần và vật chất” cho bà Triều Giang, và xử ông Phúc phải bồi thường $1,900,000, trong đó $800,000 để bồi thường thiệt hại, và $1,100,000 là tiền phạt để làm gương, gọi là “exemplary damages”. 

Bản án ‘không phân minh’ hay một quyết định ‘dễ dàng’  

“Phán quyết của ṭa không phân minh,” ông Phúc bày tỏ khi trả lời báo Người Việt.

“Bà Nancy thắng là do có luật sư nhiều mưu mẹo,” ông giải thích. Ông so sánh:

“Tôi như một người thường bị ném vào giữa đấu trường đánh nhau với một giác đấu nhà nghề có 20 năm kinh nghiệm và được trang bị từ đầu đến chân.”

Mưu mẹo hay không, kết quả là bồi thẩm đoàn đă quyết định một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Bà Susan Toalson, chủ tọa (presiding juror) của bồi thẩm đoàn, cho nhật báo Người Việt biết, với những chứng cớ rơ ràng, “bồi thẩm đoàn chúng tôi không khó khăn ǵ trong việc đồng ư với nhau là hành động của ông Michael Đỗ hoàn toàn sai trái”.

Kết luận của ṭa, trong vụ kiện mang số D-1-GN-09-001567, viết:

 “Sau 2 ngày (xem xét) tràn ngập những chứng cớ, vào ngày 27 Tháng Mười 2011, bồi thẩm đoàn 12 người kết luận rằng những bài viết trên, kể cả những ám chỉ, đă phỉ báng, mạ lỵ nguyên đơn. Qua những bằng chứng rơ ràng và có sức thuyết phục, bồi thẩm đoàn thấy rằng những điều bị cáo viết về nguyên đơn là không đúng sự thật, hoặc bị cáo đă tố cáo nguyên đơn khi biết rằng những điều ḿnh tố cáo có xác suất sai rất cao. Bồi thẩm đoàn cũng nhận định rằng bị cáo biết rơ các bài viết của ông trên websites và emails chứa đựng nhiều điều mạ lỵ nguyên đơn một cách không trung thực.”

Những điều bị ṭa gọi là mạ lỵ, theo bản án, gồm “một email viết ngày 08 Tháng Năm năm 2009, có những lời lẽ phỉ báng, cũng như đăng những lời phỉ báng trên website có tên www.michaelpdo.com. Thêm vào đó, nguyên đơn cáo buộc rằng bị cáo ám chỉ nguyên đơn là 'cộng sản,' 'thân cộng,' có mối quan hệ với cộng sản, và là cộng sản nằm vùng. Tất cả những lời ám chỉ này được đăng trên trang mạng www.michaelpdo.com, nhất là trong bài 'Chuyện Trọng Thủy Thời Nay' cũng đăng trong cuốn sách 'Hang Hùm Nọc Rắn' của bị cáo.”  

Ông Phúc phản bác  

Ông Phúc cho rằng những kết luận này là sai, đi ngược với sự thật. Ông lập luận:

“Khi luật sư (đại diện bà Triều Giang) thuyết phục bồi thẩm rằng các bài viết của tôi tạo ấn tượng cho người đọc hiểu rằng bà Nancy Bùi là cộng sản th́ bồi thẩm đă không đ̣i hỏi các chứng cớ phải rơ ràng, cụ thể như những vụ án khác, chẳng hạn như vụ OJ Simpson, vụ Anthony Casey.”

 Ông Phúc, một cựu sĩ quan Chiến tranh Chính trị Việt Nam Cộng Ḥa, cho ḿnh là nạn nhân. Ông phát biểu:

“Ai cũng nh́n thấy rơ rằng rằng, luật pháp các nước nghèo th́ ưu đăi người quyền thế, luật pháp các nước giàu th́ ưu đăi kẻ có tiền.”

Ông kể về những điều ông bị oan:

 “Trong đơn kiện sơ khởi, qua nhiều lần khai trước ṭa, bà Nancy Bùi và Luật Sư Turner đă cáo buộc tôi là nói rằng bà Nancy Bùi là Cộng Sản, là gián điệp CS, là thân cộng là những điều mà tôi không hề nói hay viết ra trong các bài viết, email của tôi.”

Ông Phúc cũng thừa nhận có điều sơ hở:

“Tôi cũng thừa nhận rằng tôi có vài sơ hở về pháp lư, do tài liệu không đưa ra vào giai đoạn Discovery nên khi ra ṭa, bị luật sư bên nguyên ngăn cản. Cũng có một hai tài liệu đúng về sự việc, nhưng sai về chi tiết.”

Ông nói thêm:

“Luật Sư Brian Turner (đại diện nguyên đơn) đă đặt những câu viết của những người ủng hộ tôi trên các diễn đàn vào miệng tôi v́ tôi đă chuyển những ư kiến đó ra, cũng như đăng trên trang web của tôi. Có lẽ đây là sai sót của tôi về phương diện luật.”

Tuy cho rằng “phán quyết của ṭa không phân minh”, nhưng ông Phúc không chắc là ông có quyết định kháng án hay không, v́ “việc kháng án rất tốn kém”.

 

 

Nhân chứng Khúc Minh Thơ

 

Một người làm chứng tại ṭa, bà Khúc Minh Thơ, vén màn bí mật cho thấy tại sao ông Phúc lại gọi kư giả Triều Giang là cộng sản, là thân cộng. Bà Khúc Minh Thơ là chủ tịch Hội Gia Đ́nh Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, nhưng bà được biết đến nhiều hơn trong vai tṛ vận động chính phủ Hoa Kỳ để lập ra chương tŕnh “Hát Ô” cho cựu tù nhân chính trị được nhập cư vào Mỹ.

Bà Khúc Minh Thơ cho báo Người Việt biết, bà đă tŕnh bày tự sự ở ṭa như sau:

“Tháng Tư năm 2007, bị cáo muốn lên sân khấu cám ơn tôi trong buổi gây quỹ của hội VAHF (tên tiếng Việt là Hội Bảo Tồn Văn Hóa và Lịch Sử) tại Austin. Triều Giang không sắp xếp được v́ quá gần tới ngày, nên bị cáo nổi giận và bắt đầu đánh phá Triều Giang và hội VAHF.”

Bà Khúc Minh Thơ đặt câu hỏi:

“Nếu Triều Giang là Việt Cộng, là thân Cộng th́ tại sao bị cáo lại nói với Triều Giang để xin được lên sân khấu trong buổi gây quỹ cho hội VAHF để làm ǵ? Tại sao sau khi vụ không được lên sân khấu xảy ra mới có chuyện?”

 Rồi bà tự giải thích rằng “nguyên nhân sâu xa” cho việc bị cáo đánh phá Triều Giang chính là bà Minh Thơ đă “chọn Triều Giang” để trao tài liệu của Hội Gia Đ́nh Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, “thay v́ chọn bị cáo”.

 Bà kể thêm:

 

“Bị cáo đă nhiều lần nói với tôi và những người khác là Triều Giang không xứng đáng. Để chứng minh điều đó, ông đă bôi nhọ và mạ lỵ Triều Giang.”

Bà Khúc Minh Thơ cho Người Việt biết, đă khai với ṭa rằng bà đă “liên lạc với bị cáo và yêu cầu ngưng. Bị cáo ra điều kiện là bắt tôi phải truất phế Triều Giang. Tôi có hứa là sẽ xem xét lại vấn đề xem có đúng hay không? Nếu đúng th́ chúng tôi sẽ có biện pháp.”

Tuy nhiên, cũng theo bà Khúc Minh Thơ th́ sau đó hội đă họp “yêu cầu Triều Giang trả lời từng điểm tố cáo của bị cáo” và “Triều Giang đă trả lời với những bằng chứng rơ ràng, và hội đồng cố vấn và điều hành sau đó đă thảo luận và kết luận Triều Giang đă bị vu cáo với ác ư. Cả hai hội đồng quyết định tiếp tục ủng hộ và yêu cầu Triều Giang tiếp tục điều hành hội.”

Bà cho biết cuối cùng cũng trở thành nạn nhân của ông Phúc:

 “Khi tôi quyết định ra làm chứng cho Triều Giang, th́ bị cáo cho người hăm dọa tôi và bị cáo tiếp tục chửi bới tôi thậm tệ trên website của ông ta. Một số người trong cộng đồng thấy chuyện không đúng, lên tiếng cho lẽ phải, bị cáo đánh phá họ thẳng tay, dù người đó từng là đồng đội, đồng môn, người ơn, và ngay cả thầy dạy học.”

 Bị $1.1 triệu tiền phạt làm gương

Ngoài tiền bồi thường thiệt hại, ông Phúc c̣n bị phạt thêm $1.1 triệu tiền phạt làm gương. Luật Sư Turner, đại diện kư giả Triều Giang, nói với báo Người Việt:

 

“Trong phần tŕnh bày kết thúc tranh luận, tôi để bồi thẩm đoàn tự định đoạt số tiền phạt làm gương (exemplary damages) và chỉ nói với họ là thường th́ tiền phạt làm gương nằm trong khoảng từ 10% đến 200% tiền bồi thường thiệt hại. Bồi thẩm đoàn đă quyết định phạt ông Phúc $1,100,000.”

Theo luật pháp Hoa Kỳ, exemplary damages, c̣n gọi là punitive damages, được dùng để trừng phạt bị cáo khi bị kết tội đă vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng, với mục đích làm gương, ngăn ngừa người khác không có những vi phạm tương tự. Mặc dù mục đích của tiền phạt làm gương không phải là bồi thường cho nguyên đơn, nhưng trên thực tế, nguyên đơn sẽ nhận được toàn phần hay một phần của tiền phạt này.

 Trong những vụ kiện liên quan đến tội vu khống, mạ lỵ hay phỉ báng, thường th́ bồi thẩm đoàn chỉ quyết định phạt làm gương khi cho rằng bị cáo, dù biết hành động của ḿnh là sai trái mà vẫn nhất định làm.

Nói một cách khác, để bị cáo phải chịu phạt làm gương, bên nguyên đơn phải chứng minh được rằng bị cáo biết rằng những điều ḿnh vu khống là sai sự thật, nhưng vẫn cứ cố t́nh làm để gây tổn hại cho nguyên đơn.

 Theo biên bản “Charge of The Court”, được lập vào lúc 3 giờ 50 chiều, hôm 27 Tháng Mười 2011, ngay sau khi vụ kiện kết thúc, phần quyết định tiền phạt làm gương cho biết để đi đến quyết định này, bồi thẩm đoàn đă xét đến các yếu tố sau: a) Sự nghiêm trọng của hành vi sai trái, b) Tính chất của đương sự hai bên, c) Mức độ phạm tội của bị cáo, d) Hoàn cảnh và hành xử của đôi bên, e) Mức độ mà hành vi phạm pháp xúc phạm đến sự chính đáng và nền công lư nói chung, e) Tài sản của bị cáo.

 

Thắng cũng không vui

 

Tuy mừng là được pháp luật bảo vệ, kư giả Triều Giang cho rằng việc bà bỗng dưng là nạn nhân của một vụ vu khống gây khốn đốn cho bản thân, gia đ́nh, bằng hữu, và nhất là sinh hoạt của Hội Bảo Tồn Lịch Sử Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt lẽ ra đă phải không xảy ra, v́ chẳng ai muốn phải ở vào hoàn cảnh mà bà bị ném vào.

 

Cũng theo kư giả Triều Giang, việc phải nhờ đến sự can thiệp của ṭa án, với bà, là giải pháp cuối cùng, khi đă sau nhiều lần nhờ người đến thuyết phục ông Phúc ngừng tay mà không mang lại kết quả:

 

Bà phát biểu:

“Hơn 3 năm dài với biết bao khó khăn cho tôi, cho gia đ́nh tôi và cho hội VAHF. Tôi đă mất nhiều bạn, nhiều hội viên, gia đ́nh không yên ổn trước những vu khống, hăm dọa. Nhất là sau nhiều lần nhờ người nói chuyện với phía bên kia để xin họ ngừng tay đă không có kết quả, không c̣n con đường nào khác, tôi và gia đ́nh quyết định đưa vấn đề ra luật pháp nhờ can thiệp, th́ những trận đ̣n thù từ phía bên kia và những người theo phe với họ tới tấp đổ ụp xuống đầu tôi và gia đ́nh.”

Kư giả Triều Giang tâm sự rằng vụ kiện đă để lại trong ḷng bà nhiều niềm đau xót lẫn phẫn uất. Bà không chỉ đau xót cho bản thân, cho gia đ́nh, cho những thành viên của Hội Bảo Tồn Lịch Sử Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt, mà c̣n phẫn uất trước vấn nạn chụp mũ Cộng Sản trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, một vấn nạn, mà theo bà, gây ảnh hưởng tai hại cho sinh hoạt cộng đồng.

Bà nói:

“Mạo danh lư tưởng chống cộng cao đẹp để chụp mũ người quốc gia là Cộng Sản là một trọng tội đối với đất nước, dân tộc. V́ việc làm này gây chia rẽ, hoang mang, nghi kỵ trong cộng đồng. Từ đó, nó làm giảm tiềm năng đấu tranh của người Việt tự do của chúng ta, và nó làm người trẻ chán ngán, xa lánh sinh hoạt cộng đồng.”

Một người bên ngoài cộng đồng, cũng nghĩ vậy, và so sánh nạn chụp mũ trong cộng đồng với thời đại “McCarthy” của nước Mỹ thập niên 1950, khi nhiều người Mỹ cũng bị chụp mũ cộng sản. Người đó là bà Toalson, chủ tọa bồi thẩm đoàn. Bà nói với báo Người Việt:

“Hai cộng đồng chúng ta (Mỹ và Việt) thật ra có nhiều điểm giống nhau hơn là khác nhau. Trong suốt thời gian tham dự phiên ṭa, tôi không khỏi liên tưởng tới những ǵ mà người Mỹ chúng tôi đă trải qua trong thời đại McCarthy.”

 

 

Kỳ sau: Chuyện chụp mũ trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt

 

Chụp mũ cộng sản (Những vụ án và tinh thần ‘McCarthy’

Saturday, November 26, 2011 6:54:50 PM  

 

Hà Giang/Người Việt

 

WESTMINSTER (NV) - Trong vụ án giữa kư giả Triều Giang Nancy Bùi và ông Đỗ Văn Phúc, người chủ tọa bồi thẩm đoàn trả lời phỏng vấn báo Người Việt có so sánh nạn chụp mũ trong cộng đồng với thời đại McCarthy trong lịch sử Mỹ thế kỷ trước.

 

Bà Triều Giang Nancy Bùi

 

Thời đại McCarthy là tên gọi thời thập niên 1950, khi Thượng Nghị Sĩ Joe McCarthy thúc đẩy một loạt các cuộc điều trần tại Quốc Hội, tố cáo người này người kia là cộng sản, là tay sai Liên Xô, làm cả nước Mỹ nóng lên với cơn sốt chống cộng, chỉ để dẫn tới nhiều người bị chụp mũ và cũng nhiều người khác chán nản bỏ nước Mỹ mà đi.

Bà Susan Toalson chủ tọa bồi thẩm đoàn trong vụ kiện “Bùi v. Đỗ” không phải là người đầu tiên so sánh chuyện vu khống người khác là cộng sản trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt với thời đại McCarthy của Mỹ. Nhiều người khác cũng từng liên tưởng giống như vậy.

Trong bài “Vietnamese Americans take action against red-baiting”, đăng trên tờ Los Angeles Times ngày 6 tháng 4 năm 2009, nói về những vụ chụp mũ trong cộng đồng như vụ Giáo Sư Nguyễn Lâm Kim Oanh kiện ông Cao Sinh Cường, vụ nhật báo Người Việt kiện 3 người biểu t́nh, vụ hai vị dân cử Janet Nguyễn và Trần Thái Văn tố cáo nhau là cộng sản, báo này viết:

“Đối với những người không quen với sinh hoạt chính trị của người Việt Nam tại những ốc đảo như Little Sàig̣n, mức độ tố cáo nhau là cộng sản và không khí đầy nghi ngờ có vẻ giống như một khúc phim thời sự từ thời McCarthy.”

 Trong khi đó, trong bài “McCarthyism in San Jose” đăng ngày 4 tháng 6 năm 2010, kư giả Andrew Lam của New America Media, viết về việc chụp mũ nhau là cộng sản ở San Jose, mở đầu bằng câu:

“Với những người sinh sống và làm việc trong cộng đồng người Việt tại San Jose, thời đại McCarthy chưa bao giờ chấm dứt.”

Với nhan nhản những vụ kiện nổi tiếng liên quan đến việc chụp mũ cộng sản trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, có lẽ ví von rằng ở một số nơi, cộng đồng chúng ta c̣n đang sống trong thời McCarthy không phải là điều quá đáng.

 

Nhiều vụ án tương tự

 

Chỉ vài ngày trước khi vụ kiện “Bui vs. Do” vừa ngă ngũ ở Texas, một vụ kiện tương tự khác cũng vừa kết thúc.

Ngày 21 tháng 10 mới đây, ṭa án Virgina tại quận hạt Montgomery County phán quyết nhóm bà Ngô Thị Hiền, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam, và ông Ngô Ngọc Hùng, đài phát thanh Việt Nam Hải Ngoại, phải bồi thường $1 triệu đô la cho ông Hoài Thanh, cựu chủ nhiệm tuần báo Đại Chúng tại Maryland. Phán quyết này dựa trên chứng cớ cho rằng nhóm bà Ngô Thị Hiền đă dùng hệ thống truyền thông của ḿnh chụp mũ ông Hoài Thanh là cộng sản.

Tháng 4 năm 2009, tại Ṭa Thượng Thẩm Washington, ở quận Thurston, tiểu bang Washington, bồi thẩm đoàn buộc tội và phán quyết năm cá nhân trong Ủy Ban Chống Cờ Việt Cộng phải liên đới bồi thường $225,000 cho ông Tân Thục Đức, 65 tuổi, cựu trung úy QLVNCH, v́ đă chụp mũ ông là “cộng sản”.

 

Trước đó nữa, trong phiên ṭa kết thúc ngày 22 tháng 3 năm 2006, tại Saint Paul, Minnesota, ṭa tuyên bố ông Tuấn Phạm, một cựu quân nhân QLVNCH và chủ nhân ngôi chợ Capital Market, thắng kiện, và được bồi thường $693,000 thiệt hại, v́ một số người Việt ở đây đă chụp mũ ông là cộng sản, gây nhiều tổn thất tinh thần và kinh tế cho ông và gia đ́nh.

Và vào đầu tháng 9 năm 2003, bồi thẩm đoàn thuộc ṭa án Quận Denver, tiểu bang Colorado kết tội ban quản trị chùa Như Lai tại Colorado là đă mạ lỵ, phỉ báng và vu khống hai chị em Hồ Thị Thu và Hồ Thị Thi là cộng sản sau khi họ tố cáo một nhà sư ở chùa này có hành có hành vi t́nh dục bất chánh. Hai chị em nhà họ Hồ được ṭa xử thắng $4.8 triệu.

  

Chụp mũ đụng độ luật pháp

 

C̣n sống trong thời McCarthy hay không, theo cái nh́n của nhiều người, trong một vụ kiện vu khống, mạ lỵ, phỉ báng, chẳng ai là kẻ thắng.

 Và việc mạ lỵ, phỉ báng người khác vô tội vạ, là hành vi không được luật pháp Mỹ chấp thuận.

Bà Toalson, chủ tọa của bồi thẩm đoàn giải thích lư do bà và 11 người c̣n lại trong bồi thẩm đoàn đă quyết định phạt bị cáo Đỗ Văn Phúc khoản bồi thường 1.1 triệu đô la “để làm gương”:

“Chúng tôi muốn gióng lên một lời cảnh báo là mạ lỵ, phỉ báng người khác là hành vi không thể chấp nhận được, và những tổn hại ông Đỗ đă gây ra cho bà Bùi rất có ác ư, và trái với đạo đức một cách nghiêm trọng.”

Nhà văn Trùng Dương, trong email viết về kết quả vụ kiện Nancy Bùi, phổ biến rộng răi viết:

“Tuy kết quả vụ kiện là một thắng lợi cho Triều Giang và cả những người đă từng bị chụp mũ là thân cộng, song cũng là một kinh nghiệm đáng buồn cho chúng ta ở chỗ lẽ ra ta nên dùng những công sức ấy để xây dựng một cộng đồng lành mạnh đặng tiếp sức với cuộc đấu tranh cho dân chủ tự do (cho Việt Nam)... Thay v́ thế, nhiều nơi trong cộng đồng chúng ta đang xảy ra cảnh ‘quân ḿnh đánh quân ta’ rất đáng tiếc. Mong đây là một ‘wake-up call’ cho tất cả chúng ta, những người c̣n quan tâm tới Việt Nam.”

Bà Khúc Minh Thơ, nhân chứng của vụ kiện, phát biểu:

“Bản án nặng nề dành cho bị cáo là chiến thắng của sự thật, của công lư và của cộng đồng chúng ta. Đồng thời là một cảnh cáo cho những người dùng chiêu bài ‘chống cộng’ để vu cáo, phỉ báng người lương thiện chỉ do ḷng đố kỵ hay tư thù, và coi thường luật pháp, gây xáo trộn và chia rẽ cộng đồng, làm nản ḷng những người có thiện chí và khả năng muốn dấn thân đóng góp vào sinh hoạt cộng đồng. Vụ này sẽ là một án lệ quan trọng tạo dễ dàng cho những người bị vu cáo và phỉ báng đưa những kẻ vô lương tâm ra ṭa.”

 

Cực đoan do đau xót

  

Có thể nào giải thích được tâm lư của những ai cố t́nh làm một điều mà tất cả mọi người trong cuộc đều bị tổn hại?

Sau khi bài viết “Từ tố cáo cộng sản đến phán quyết $1.9 triệu” được đăng trên nhật báo Người Việt, một độc giả xin được giấu tên, đă viết cho tác giả bài viết này những lời phân tích hết sức nhân bản:

“Trừ trường hợp những ai cố t́nh chụp mũ để hại thanh danh người khác v́ ganh ghét, tị hiềm hay trả thù, có thể hiểu được là với những nạn nhân đă từng chịu nhiều đau khổ dưới tay của CSVN, với họ, bất cứ một ai không bầy tỏ một lập trường chống cộng dứt khoát, thậm chí cực đoan như họ, đều là những người chao đảo, cần phải khai trừ ra khỏi cộng đồng. Ở một mặt nào đó, có thể xem những người có hành động chụp mũ, là có bệnh.”

Ông Đỗ văn Phúc

Mặt khác, độc giả nói trên viết: “Đối với những nạn nhân bị chụp mũ, mạ lỵ, phỉ báng, th́ không số tiền nào có thể đền bù cho những thống khổ mà họ đă phải trải qua.”

Một độc giả khác gửi email cho tác giả, vỏn vẹn chỉ một ḍng chữ:

“Đó là lư do tại sao người trẻ chúng tôi ngày càng xa lánh những sinh hoạt của cộng đồng.”

Mất mát sự tham gia và đóng góp của những người trẻ có ḷng, c̣n quan tâm đến cộng đồng, đất nước, có lẽ là một tổn hại không thể nào tính được bằng tiền, và cũng là thiệt hại lớn nhất.

Ngay cả ông Đỗ Văn Phúc, trả lời câu hỏi của nhật báo Người Việt là bản thân ông và những người đấu tranh cho một nền dân chủ cho Việt Nam nên rút tỉa kinh nghiệm ǵ trong vụ kiện vừa qua, và những vụ kiện tương tự cũng trả lời:

“Người Việt Quốc Gia không chống nhau, không tàn hại người cùng chiến tuyến. Nên dành sức chống Việt Cộng và Việt gian.”

Đó là lư thuyết, nhưng vấn đề nằm ở chỗ, có nhiều người bị mang nhăn hiệu “Việt Cộng và Việt gian” chỉ v́ do một người nào đó chụp lên vô cớ.

 

Liên lạc tác giả: HaGiang@nguoi-viet.com

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

www.nguyenkinhdoanh.com

www.nguyenkinhdoanh.net

www.lesyminhtung.net

www.diendantheky.net

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: