US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Xài Hay Không Xài, Cuộc Chiến Tiếp Diễn…
Vũ Linh
...có nhiều công chức lo về người vô gia cư hơn là số người vô gia cư thật sự...
Ngày năm Tháng Ba vừa qua, Nhà Nước Mỹ xém đóng cửa tiệm, cho các công chức nghỉ ở nhà và ngưng lại công tác của Nhà Nước, kể cả các cuộc hành quân trên chiến trường Iraq và Afghanistan. Chỉ v́ các dân cử Cộng Ḥa và Dân Chủ căi nhau, không đạt thỏa thuận về ngân sách, đưa đến t́nh trạng ngân quỹ Nhà Nước hết tiền. Đúng ra là c̣n rất nhiều tiền, nhưng không được phép sử dụng nữa.
V́ theo luật, ngân sách mà không được Lập Pháp thông qua th́ Hành Pháp không được xài.
May thay, mấy ông bà dân cử cuối cùng đồng ư gia hạn ngân sách… hai tuần. Nhà Nước tiếp tục hoạt động đến 18 Tháng Ba trong khi chờ đợi các ông bà dân cử căi nhau tiếp. Sau đó th́… hạ hồi phân giải.
Trên căn bản, ngân sách cho niên khoá hiện thời c̣n có giá trị đến cuối Tháng Chín. Nhưng trong chế độ chi thu của Nhà Nước Mỹ, dù ngân sách đă được thông qua cho cả năm, nhưng việc giải ngân th́ lại theo từng đợt, có khi cho từng chương tŕnh riêng rẽ, do đó, quốc hội phải phê chuẩn rất nhiều lần trong năm. Cũng v́ vậy mà phe Cộng Ḥa mới có kế hoạch “chặt cẳng” kế hoạch cải tổ y tế của TT Obama bằng cách dự tính không chi tiền cho việc thi hành luật này.
Ngân sách năm nay đă được phê chuẩn trên tổng quát từ lâu. Nhưng bây giờ, sau khi phe Cộng Ḥa chiếm đa số tại Hạ Viện th́ thế cờ đảo ngược. Không chịu phê chuẩn ǵ nữa, mà đ̣i cắt giảm khoảng 61 tỷ (trước đây, đ̣i cắt 100 tỷ, bây giờ, “nhân nhượng” xuống c̣n 61 tỷ).
Không phải Cộng Ḥa định phá đám TT Obama. Thật ra, dân Mỹ quá choáng váng với các chương tŕnh, kế hoạch vĩ đại của TT Obama, đă bỏ phiếu bầu cho các dân cử Cộng Ḥa, là những người đă hứa sẽ kềm chế lại bộ máy xài tiền Dân Chủ. Và bây giờ th́ những vị dân cử này phải giữ lời hứa với cử tri, t́m mọi cách kềm chế lại TT Obama và khối Dân Chủ.
Để đạt được thỏa thuận và tránh đóng cửa tiệm, hai bên đồng ư cắt ngay khoảng bốn tỷ, phần c̣n lại sẽ bàn sau. Đúng theo “phong cách” của các vị dân cử, cả hai bên đều khoe là phe ta đại thắng và đối lập sợ hăi phải nhân nhượng. Thượng Nghị Sĩ Chuck Schumer của Nữu Ước, ông vua “vung tay quá trán” của phe cấp tiến, chẳng ngượng ngùng ǵ khi dơng dạc tuyên bố “phe Cộng Ḥa đă phải chấp nhận những cắt giảm mà chúng ta đ̣i hỏi”. Cứ như thật!
Thật ra, trong bốn tỷ cắt giảm đó, có hai phần ba là những quà cáp đấm mơm lặt vặt không ai biết đến mà cũng chẳng ai để ư, và một phần ba là những cắt giảm do chính TT Obama đề nghị trước đây, sau khi bị chỉ trích đă tiêu xài vung vít quá đáng. Chẳng có ǵ quan trọng đáng tranh căi.
Cái quan trọng là ở phần hơn 57 tỷ c̣n đang nằm trên thớt. Trong đó phần lớn là tiền chi trả các chương tŕnh về cải tổ y tế, bảo vệ môi trường, năng lượng, hâm nóng trái đất… là những “con cưng” của TT Obama.
Trên nguyên tắc, các vấn đề ngân sách là thuộc phạm vi “cao cấp” mà người dân chúng ta ít khi để ư đến, v́ hầu hết đều là khái niệm trên chín từng mây, với những con số không tưởng bạc ngàn tỷ mà chúng ta chẳng có cách nào mường tượng được là lớn cỡ nào. Vẫn biết là một anh công chức đi làm lănh lương cho là ba chục ngàn một năm đi, th́ anh ta sẽ phải làm việc tới hơn một triệu rưởi năm mới có được năm chục tỷ, nhưng mà một triệu rưởi năm nghĩa là ǵ? Ai mường tượng được?
Thế nhưng nếu nh́n vấn đề ngân sách qua lăng kính của những đóng góp cụ thể của chính chúng ta, th́ sẽ thấy… toát mồ hôi.
Số tiền ngàn tỷ đó không phải trên trời rơi xuống mà đều là do chúng ta đóng góp qua đủ loại thuế má, hữu h́nh như vô h́nh, trực tiếp và gián tiếp. Rồi đến con, rồi cháu, rồi chắt,… đóng góp. Lịch sử cận đại Mỹ cho thấy thuế má từ cả trăm năm nay chỉ có tăng mà ít khi giảm, nhất là dưới thời các tổng thống Dân Chủ. Gần đây, chỉ có hai lần chúng ta thấy thuế được giảm, là do quyết định của hai tổng thống Cộng Ḥa Ronald Reagan và George W. Bush.
Nếu đóng góp để có được những ǵ cụ thể, thật sự hữu ích như đường xá, nhà thương, tiền già, v.v.. , th́ chẳng khiến chúng ta phải lo lắng cho lắm. Khổ nỗi chúng ta đóng góp tối tăm mặt mũi, để rồi khám phá ra mấy quan chức Nhà Nước vung vít tiền mồ hôi nước mắt ra bốn phương tám hướng, chẳng chút đắn đo ǵ. Cứ như tiền mă đốt cho người chết.
Trong cuộc tranh căi về chi thu Nhà Nước, phe Cộng Ḥa muốn đi t́m những vô lư trong cách chi thu của Nhà Nước. Họ đ̣i hỏi Nhà Nước phải công bố những chi tiết về cách xài tiền. Yêu cầu cơ quan kiểm toán Nhà Nước (General Accounting Office - GAO) đi điều tra dùm.
Sau mấy tháng trời làm việc, cách đây vài tuần, GAO công bố kết quả vài cuộc điều tra. Họ khám phá ra Nhà Nước đă phí phạm hàng trăm tỷ trong đủ các loại chương tŕnh chồng chéo lên nhau.
Đại khái, chẳng hạn có tới:
- 18 cơ quan chỉ để lo chuyện thi hành các luật về an toàn thực phẩm, ví dụ như một cơ quan có trách nhiệm bảo đảm trứng gà bán ra thị trường không bị thối và được đáng hộp kỹ càng, làm như mấy bà nội trợ không biết lựa trứng khi đi chợ vậy,
- 20 cơ quan, mỗi cơ quan với vài chục người tối thiểu để lo vấn đề những người vô gia cư,
- 47 chương tŕnh lo vấn đề thất nghiệp, kiếm việc làm hay huấn nghệ,
- 52 chương tŕnh khuyến khích doanh nghiệp,
- 80 chương tŕnh lo về phát triển kinh tế,
- 80 chương tŕnh lo vấn đề di chuyển của những người khuyết tật,
- 87 chương tŕnh lo về nâng cấp giáo dục trung và tiểu học,
- nội trong Bộ Giao Thông thôi, có năm sở hay pḥng điều hành khoảng hơn 100 chương tŕnh lo về các xa lộ, đường rầy xe lửa.
C̣n rất nhiều cơ quan và chương tŕnh khác dĩ nhiên. Và cũng không nên quên đây là những chương tŕnh và cơ quan của chính quyền liên bang, chưa kể hàng trăm, hàng ngàn chương tŕnh của các tiểu bang, quận hạt và tỉnh.
Chỉ kể những chương tŕnh chồng chéo cấp liên bang thôi, th́ đă có cả trăm ngàn công chức phải cùng chu toàn mỗi người một mẩu, tốn sơ sơ khoảng hơn hai trăm tỷ một năm. Tất cả đều là những công chức với lương lậu và bổng lộc cao hơn thiên hạ, và đều được bảo đảm chẳng bao giờ bị sa thải, bất kể lè phè cỡ nào. Người ta c̣n có cảm tưởng như có nhiều công chức lo về người vô gia cư hơn là số người vô gia cư thật sự ở Mỹ nữa.
Rồi nếu ta nh́n vào các cơ quan và chương tŕnh này, và so sánh với thực trạng nước Mỹ, ta sẽ không thể nào không thắc mắc.
- 47 chương tŕnh về thất nghiệp đă làm những ǵ khi mà vẫn c̣n mười lăm triệu người thất nghiệp?
- 80 chương tŕnh lo về phát triển kinh tế đă làm những ǵ trong khi kinh tế vẩn èo uột từ cả mấy năm nay?
- 87 chương tŕnh nâng cấp giáo dục trung cấp đă làm được ǵ khi mà học sinh Mỹ luôn luôn xếp hạng cuối bảng trên thế giới?
Cơ quan GAO đă có vài câu trả lời cho những thắc mắc này:
- Chẳng hạn, trong 18 cơ quan hữu trách về an toàn thực phẩm - tốn một năm gần 63 tỷ - không ai biết đích xác 11 cơ quan làm ǵ cụ thể,
- Trong 47 chương tŕnh về thất nghiệp, th́ một nửa đă chẳng có báo cáo sinh hoạt nào, và chẳng ai biết mấy ông công chức này đang làm ǵ,
- Bộ Quốc Pḥng đă chi ra khoảng 77 tỷ với các chương tŕnh về tin học, thông tin… nhưng chẳng khi nào theo dơi kỹ càng số tiền này đă đi đâu, dùng làm ǵ.
Trước nạn lạm phát chương tŕnh và cơ quan, phản ứng b́nh thường của cấp lănh đạo có trách nhiệm phải là duyệt xét cho kỹ để cắt bỏ bớt. Cái lư b́nh thường? Nhưng không phải là cái lư của chính quyền Obama. Giải pháp của TT Obama là… thành lập thêm vài cơ quan nữa gọi là để phối hợp hay củng cố các cơ quan hiện hữu. Ngày tám Tháng Ba vừa qua, TT Obama đề nghị thành lập thêm một cơ quan mới tại Bộ Giáo Dục, tốn 90 triệu một năm, để nâng cấp, ”hiện đại hóa” các lớp học.
Đă có 87 chương tŕnh và cơ quan rồi, bây giờ thêm một cái nữa th́ nhằm nḥ ǵ. Thất nghiệp đang cao, cần tuyển thêm công chức chứ không có lư do ǵ giải tán các cơ quan trùng hợp để rồi phải sa thải công chức. Sa thải công chức sẽ mất phiếu, thêm việc cho công chức sẽ thêm phiếu. Lựa chọn dễ dàng cho các chính khách.
Chuyện Nhà Nước nướng tiền, phung phí tiền thuế của dân đóng là chuyện b́nh thường của tất cả mọi nước trên thế giới. Nhưng riêng tại nước Mỹ dưới chính quyền Obama này th́ những phí phạm đó đă leo lên đến những mức vô lư, không tưởng.
Nhà Nước vừa công bố chỉ nội trong Tháng Hai vừa qua, thâm thủng ngân sách đă lên đến trên 230 tỷ, trong một tháng. So với chẳng hạn 160 tỷ thâm thủng cho nguyên năm 2007 dưới thời TT Bush, mà ông Obama gọi là người “vô trách nhiệm”.
Không kể những chương tŕnh chẳng ai hiểu rơ, liên quan đến năng lượng sạch, hâm nóng địa cầu, bảo vệ môi sinh, chẳng hạn, ngay cả những chương tŕnh cụ thể mà nhiều người cho là hữu ích hay cần thiết, như chương tŕnh cải tổ y tế cũng bị phản đối v́ tốn kém quá nhiều. Thăm ḍ dư luận mới nhất cho thấy luật cải tổ y tế hiện đang bị đa số chống đối liên tục từ 49 tuần qua, tức là gần đúng một năm nay. Tệ hơn nữa, hai lần luật này ra trước ṭa án tại Florida và Virginia, đều bị quan ṭa tuyên bố luật vi phạm Hiến Pháp. Có nhiều hy vọng luật cải tổ y tế sẽ không đi đến đâu v́ khi bắt đầu được áp dụng một cách quy mô vào năm 2014 th́ lúc đó, có thể Cộng Ḥa đă chiếm luôn đa số tại Thượng Viện rồi, chiếm luôn cả Nhà Trắng không chừng.
Vấn đề tranh căi ngân sách qua hạ tuần Tháng Ba sẽ tiếp tục gay gắt, và chưa ai đoán được sẽ ngă ngũ như thế nào. Cộng Ḥa dựa vào kết quả đầu phiếu Tháng Mười Một vừa qua, đang và sẽ tiếp tục làm dữ, đ̣i cắt tứ tung. TT Obama và phe Dân Chủ th́ đang cố bảo vệ những chương tŕnh cải tổ xă hội.
Phe Dân Chủ cũng không thiếu vũ khí hay chiêu thức đối phó với Cộng Ḥa. Chẳng hạn như mới đây, họ chiều theo ư Cộng Ḥa, cắt giảm một số chi tiêu, như đă đề nghị cắt giảm một tỷ rưỡi trong chương tŕnh thám hiểm không gian của NASA. Nghe th́ có vẻ hợp với đ̣i hỏi của Cộng Ḥa, thực tế là “đá gị lái” Cộng Ḥa. Các chương tŕnh NASA này nằm trong các quận hạt của mấy ông Cộng Ḥa tại Florida và Texas! Cắt ngân sách là gây ảnh hưởng cho kinh tế và tăng thất nghiệp trong vùng. Mấy ông dân cử Cộng Ḥa của những khu vực đó sẽ biểu quyết như thế nào? Và hai ông Thống Đốc Cộng Ḥa của Florida và Texas sẽ phản ứng ra sao? Cắt hay không cắt?
Chính trị Mỹ mang nặng tính chất địa phương, nhiều khi mâu thuẫn lớn với quyền lợi của cả nước. Ông dân biểu của một khu vực có một căn cứ quân sự khổng lồ thường là được khối bảo thủ nhà binh ủng hộ, và như vậy, dù bảo thủ đến đâu, ông ta cũng khó mở miệng hô hào cắt giẳm ngân sách quốc pḥng, đóng cửa căn cứ. Một ông dân biểu bảo thủ của một tiểu bang nông nghiệp miền Tây sẽ chẳng khi nào có thể đ̣i cắt giảm hàng tỷ tiền trợ cấp nông phẩm.
Thực tế mà nói, các khoản chi tiêu là những lợi lộc Nhà Nước đă ban ra rồi, hết sức khó thu hồi. Phe Cộng Ḥa hô hào cắt giảm những quyền lợi, chương tŕnh hay kế hoạch mà TT Obama đă ban phát sẽ thấy mà mạnh tay như đă hô hào hồi tranh cử. Cái lư b́nh thường là vậy: chưa có th́ không sao, đă có rồi th́ khó lấy lại.
Cuộc chiến xài hay không xài sẽ là vấn nạn lớn nhất trong hai năm nữa, cho đến kỳ bầu cử tới. (13-3-11)
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/
http://nguoidalat.informe.com/forum/
http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/