Vài Nét Về Huyền Sử Việt
- Đông Lan -
1. Huyền Sử Hồng Bàng và Bánh Dầy Bánh Chưng với Tâm Thức Lưỡng Hợp
2. Nhân Chủ Tính trong Huyền Sử Việt
3. Cơ Cấu Huyền Sử
1. Huyền Sử Hồng Bàng và Bánh Dầy Bánh Chưng với Tâm Thức Lưỡng Hợp.
Tuổi thơ của chúng ta ai không ít nhất thuộc vài câu chuyện cổ xưa, chuyện lập nước Văn Lang, của thời đại Hồng Bàng 18 vua Hùng. Bọc Mẹ Trăm Con cũng đă ấm ḷng bao mối t́nh yêu người yêu nước yêu quê, nhất là nơi khắp đời lưu lạc tha hương.
Nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng sao Bọc Mẹ lại bị chính các con Mẹ xé tọac đau thương? Tổ ấm của Chim Hồng, chim Lạc, nay c̣n đâu nữa?
Việt Nam Quê Hương c̣n có ǵ để học hỏi, t́m về? Và gia tài tinh thần nào, chúng ta, những kẻ bất đắc chí phải lữ thứ tha hương, c̣n có để trao gửi lại thế hệ mai sau?
Quê Hương có chỉ là “ Chùm khế ngọt” không? Bóng Mẹ có về trên cầu tre nhỏ lênh khênh như các khúc hát ru ngủ hồn người lạc bến mê nào? Quê hương tan nát, quê hương ră rời, đâu phải là khúc hát lời ru …
Cho nên có một chiều trên đáy vực đau thương, tận cùng mê lộ, mở ḍng sử mệnh dựng nước, dựng nhà, t́m về đạo nước, đạo nhà…Xem có con đường nào về với Quê Hương. Miền Quê Hương Tinh Thần không ai có thể đánh tráo, biển lận, bôi đen hay là nhuộm đỏ. Thử bàn về một ư nghĩa nào khác hơn là văn thơ nhẹ nhàng về các câu chuyện của nước Văn Lang với các Vua Hùng, một đề tài về Triết Việt.
Nói đến Triết Việt hẳn trong chúng ta cũng có thể có câu hỏi: Chúng ta có một nền tư tưởng, văn hóa đặc sắc nào khả dĩ gọi được là Triết không? Thế giới có Triết Tây, Triết Đông chứ chưa ai đề cập đến Triết Việt bao giờ. Vâng. Quả thực trước kia chúng ta chưa hề nghe cha ông, các bậc tiền bối nói về hai chữ Triết Việt. Thế nhưng, kể từ những năm 1960 trở đi, tại quê nhà, các sinh viên, trí thức, các vị quan tâm tới văn hóa, đă có một thời xôn xao, khi Cố Triết Gia, Giáo Sư Lương Kim Định, đă tuyên bố một cách hùng hồn rằng dân tộc Việt có một nền Triết đặc thù. Ngài đă tuyên dương nền Triết Việt ấy bằng một bộ sách Triết Lư 32 quyển, viết trong suốt một đời người, kể từ 1960 ở Việt Nam cho tới khi ngài từ trần 1997 tại hải ngọai.
Trước hết chúng ta thử t́m hiểu xem căn cứ vào đâu mà Triết Gia Kim Định khám phá được kho tàng Triết Việt cho dân tộc chúng ta? Chúng tôi xin tóm tắt nền tảng xây dựng Bộ Sách Triết Việt đầu tiên ấy có thể căn cứ nơi BỐN phạm trù sau đây:
1- Từ
2- Tượng
3- Số
4- Chế.
TỪ có nghĩa là từ ngữ, lời văn, lời nói. Thí dụ như những truyện tích cổ xưa, các vần ca dao, các câu tục ngữ, những lời nói truyền miệng trong dân gian…Những Từ này khi t́m hiểu cặn kẽ, sâu xa th́ ta thấy tất cả dường như có mối liên hệ chặt chẽ, chuyên chở những ư nghĩa đơn sơ mà thâm thúy trong Tư Tưởng và Nhận Thức của tiền nhân Việt.
Ng̣ai các từ ngữ ra, Tổ Tiên Việt c̣n để lại dấu ấn tư duy qua h́nh TƯỢNG như h́nh ảnh, nét vẽ, dấu vết ghi lại cảm xúc, ư thức, cuộc sống, ước vọng tâm linh … qua các hoa văn trên các di vật đồ sứ, đồ gốm, đồ đồng cổ xưa. Họặc ngay trong các vật dụng thường ngày như cán dao, ḥn sỏi v.v… mà khảo cổ đă t́m được. Đặc biệt nhất trong lănh vực Tượng này chúng ta phải kể đến nghệ thuật và ư nghĩa được khắc trên các Trống Đồng của Việt Tộc cách nay 3000 năm. Chúng tôi sẽ xin trở lại với vấn đề này trong dịp khác về nền Minh Triết Trống Đồng, họa đồ Tâm Linh của Dân tộc Việt.
Nhưng không phải chỉ ở khía cạnh TỪ và TƯỢNG mà thôi, ở nơi chính các CON SỐ tầm thường nữa, Tổ tiên ta đă gửi gấm lại cho chúng ta các kinh nghiệm tâm linh về mối quan hệ nền tảng của các quy luật trong vũ trụ, tự nhiên, con người cũng như xă hội. Những con số tiêu biểu cho các chân lư sâu xa, nền tảng ấy như số 2, số 3, cặp số 2-3 mà chúng ta thường nghe là : Vài - Ba hay là con số 5 chẳng hạn, như trong câu ca dao:
Ai về đường ấy hôm mai,
Gửi Dăm (5) điều nhớ gửi vài (2) điều thương…
Hay là câu:
Cưới em quan tám tiền cheo,
Quan Năm (5) tiền cưới lại đèo buồng cau…
C̣n CHẾ là là nề nếp sinh họat, thói tục, thể chế nơi đời sống gia đ́nh, làng xóm, xă hội . Chế không bị đồng nhất khi có sự giao lưu với các nguồn văn hóa khác. Nó đặc biệt bền vững qua thời gian, qua bao thăng trầm của lịch sử. Như thế, CHẾ là thuần phong, là mỹ tục, là lễ nghĩa ràng buộc mỗi cá nhân trong xă hội lại với nhau một cách đặc thù, riêng biệt.Việt tộc đă có thể chế tuy có thể trộn nhưng không lẫn, ḥa nhưng không tan qua hàng bao ngàn năm giữ nước. Tinh thần, đặc sắc này được thể hiện qua đời sống “ Phép vua thua lệ Làng” ở khắp chốn làng quê, chúng ta nếu có dịp t́m hiểu th́ thấy rất rơ.
Như “Hoa Cau Mọc ở Vườn Cau”, Triết Việt xuất phát và tồn dưỡng nơi Làng Việt, mà cũng là Quê Việt.
Như vậy, Bốn lănh vực khác nhau này: Từ, Tượng, Số, Chế tuy có vẻ khác biệt, đa dạng về h́nh thức, về cách biểu lộ, diễn tả… nhưng lại có một sự Thống Nhất, chặt chẽ về nội dung, về những ư nghĩa làm nền tảng tư tưởng và sinh họat của dân tộc Việt từ bao ngàn năm xa xưa.
Mối liên hệ sâu xa, thống nhất, quán triệt ấy của Tư Tưởng và Văn Hóa của tiền nhân Việt đă mang đầy đủ giá trị của một nền Triết học có khả năng thấm vào tận chiều kích sâu thẳm của tâm hồn, rung động được ḷng người, cũng như lan tỏa khắp vũ trụ, nhân gian, để người Việt có thể sống với, làng nước Việt đuợc an lạc, thái ḥa, th́ không những Việt Tộc ta đă có Triết, mà c̣n là một nền Triết thượng thừa, siêu việt, xứng đáng là Minh Triết nữa.
V́, Minh Triết là ǵ, có phải rằng Minh Triết chỉ là Nghệ Thuật sắp xếp cuộc sống làm sao cho con người đạt được niềm B́nh An và Chân Hạnh Phúc ?
Trước khi đi vào sự nghiên cứu sâu rộng thêm Bốn lănh vực căn bản: Từ, Tượng, Số, Chế của Minh Triết Việt chúng ta thử ôn lại với nhau về vài ba truyện tiêu biểu của kho tàng truyện tích cổ xưa, mà Triết Gia Kim Định gọi là Huyền Sử, thí dụ như Huyền Sử Tiên Rồng, Huyền Sử Bánh Dầy Bánh Chưng, Phù Đổng Thiên Vương v.v…
Về Huyền Sử theo Minh Triết An Vi, Huyền theo nghĩa đen là sâu xa, ẩn kín, đen tối, không rơ. C̣n sử như chúng ta cũng đă hiểu, là những sự việc xẩy ra có thể kiểm chứng được, với thời gian và không gian xác định được. Như vậy, Huyền Sử là những mảnh vụn của sự kiện lịch sử được dùng làm phương tiện để tổ tiên gửi gấm vào đó những ư nghĩa sâu xa vượt qua không gian và thời gian của câu truyện lịch sử.
Hay nói cách khác, nói đến Huyền Sử là nói đến việc triết lư bằng lịch sử. Như thế việc chúng ta cùng nhau ôn lại câu truyện Huyền Sử của Dân tộc Việt, chính là t́m đến tận ngọn nguồn của Minh Triết Việt. Có như thế việc đi t́m nền tảng xây dựng nền Triết Việt cho hợp với cảm quan của thời đại mới là việc thực sự giá trị và cần thiết v́ nó tiếp cận chiều kích sâu xa của tâm linh dân tộc, chất liệu sống muôn đời của chủng tộc Việt chúng ta. Do đó, T́m Về để mà Sống Với Minh Triết Việt của Tổ Tiên cũng chính là sự giải quyết tận gốc rễ t́nh trạng người Việt bị vong thân, vong bản, vong quốc của thời đại hôm nay dù ở cả trong hay ng̣ai đất nước .
Dân tộc chúng ta có một câu truyện Huyền Sử mở đầu việc dựng nước, dựng nhà rất thơ mộng mà tinh khiết, đó là Truyện Hồng Bàng hay c̣n gọi là Truyện Con Rồng Cháu Tiên mà người Việt nào cũng c̣n ghi nhớ. Truyện tuy truyền miệng đă lâu đời từ thuở dựng nước dựng nhà của ḍng sử Việt từ 2879 trước Tây lịch, có nghĩa là cách nay gần 5000 năm, nhưng chỉ mới được viết thành văn bản trong sách Lĩnh Nam Trích Quái của Trần Thế Pháp, và Vũ Quỳnh hiệu đính vào cuối thế kỷ thứ 15 cách nay khỏang 500 năm. Dù câu truyện có khác biệt đôi chút qua sự truyền khẩu và sách nhưng tựu trung cũng tương tự với những ư nghĩa chính có nghĩa là Minh Triết là Chủ Đạo.
Truyện truyền rằng: Vua Đế Minh là cháu ba đời Viêm đế họ Thần Nông , có con là Đế Nghi rồi nhân đi chu du xuống phương Nam, gặp Tiên ở núi Ngũ Lĩnh, cưới về sinh ra con trai là Lộc Tục.Đế Minh lập Đế Nghi làm vua ở phương Bắc, và phong cho Lộc Tục làm vua ở phương Nam, tên là Kinh Dương Vương, đặt quốc hiệu là Xích Quỷ.
Rồi Kinh Dương Vương xuống thủy phủ, cưới Long Nữ con gái vua Động Đ́nh, sinh ra Sùng Lăm, túc là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân nối ngôi cha, sau kết duyên với Âu Cơ, ḍng giống Tiên, sinh đươc 100 trứng trong một bọc. Sau trăm trứng nở ra 100 người con trai, tự nhiên trường đại, trí dũng song ṭan.
Một ngày kia, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng “Nàng là ḍng giống Tiên, ta là ḍng giống Rồng, khó thích hợp để có thể sống chung dài lâu. Vậy nàng đem 50 con lên núi, ta đem 50 con xuống biển. mà sinh sống. Nhưng hễ có chuyện ǵ, th́ cùng nghe nhau, không được bỏ nhau, và hẹn gặp nhau ở nơi Tương Dă “(tức là Cánh Đồng Tương).
Từ đó, Âu Cơ ở lại Phong Châu (huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên bây giờ) .Người con trưởng làm vua hiệu là Hùng Vương, quốc hiệu là Văn Lang. Về bờ cơi th́ Đông giáp bể Nam Hải, Tây đến Ba Thục, Bắc giáp Động Đ́nh Hồ, Nam đến nước Hồ Tôn(sau này là Chiêm Thành). Nước Văn Lang của Vua Hùng chia làm 15 quận, truyền được 18 đời Hùng Vương th́ bị mất vào tay Thục Phán năm 258 trước Tây Lịch .
Về lịch sử, xă hội đối chiếu với khảo cổ, thời Hùng Vương nằm trong thời văn hóa Phùng Nguyên (khỏang 3000 năm trước Tây lịch) đến Văn Hóa Đông Sơn (khỏang 900 -700 năm trướcTây lịch cho đến 200 năm sau T.L.). Từ Thời Phùng Nguyên đến Đông Sơn người Việt Cổ đă biết thuần hóa cây lúa nước, gia súc, canh nông, có đời sống nông nghiệp định cư đầu tiên tại Đông Nam Á. Và thêm vào đó sự phát triển kỹ thuật đúc trống đồng, mà nghệ thuật Trống Đồng Đông Sơn là một đại biểu văn minh rực rỡ nhất đă được các nhà khoa học các ngành khảo cổ, di truyền, hải dương…trên thế giới công nhận. Khoa học ngày nay đang trả lại danh dự khai sáng văn minh Đông Nam Á của Việt Tộc – trong đó chúng ta, Lạc Việt, là một chi nhánh chính - cho sự thật lịch sử.
Nhưng c̣n về mặt Tinh Thần, về khía cạnh VĂN HÓA của Nền Văn Minh Lúa Nước, Trống Đồng, th́ thế giới chưa quan tâm đúng mức. Và đó mới là việc của chính người Việt chúng ta, chi nhánh cuối cùng của chủng tộc Việt thóat khỏi nạn đồng hóa tàn khốc của người Hán. Do đó chúng ta hôm nay cùng ôn lại Ư Nghĩa Huyền Sử Hồng Bàng để t́m xem Tổ Tiên đă muốn nhắn gửi điều ǵ cho con cháu?
Để t́m ra MINH TRIẾT của một nền văn minh Cổ Việt đang được thế giới ca ngợi.
Qua Huyền Sử Tiên-Rồng, ta có thể thấy hai nguyên lư chính chúng ta có thể chia sẻ:
Thứ nhất, sự PHÂN LY v́ Lư Trí: Khi Lạc Long Quân phân tích sự khác biệt, nào là Rồng khác với Tiên, đó chính là việc ám chỉ sự sử dụng lư trí sắc cạnh, thiển cận vào thực thể ṭan diện của đời sống, nên mọi việc phải tan ră, chia ly.
Thứ hai, sự H̉A HỢP sau bước phân ly.Khi Lạc Long Quân nói rằng có chuyện ǵ cùng nghe nhau, không xa bỏ nhau, và hẹn gặp nhau ở cánh đồng TƯƠNG, là một bước t́m về t́nh cảm, tâm đạo để giải quyết những khác biệt, chia rẽ.
Như vậy ta thấy Tiên Rồng LY BIỆT để mà HỘI NGỘ. Truyện Tiên Rồng nếu đơn sơ chỉ là bài học cư xử “ Ng̣ai th́ là Lư, nhưng trong là T́nh”. Do đó, tuy chia ly mà lai dặn ḍ không bỏ nhau, nghe lời nhau, và hẹn gặp nhau ở “Cánh đồng Tương”.
Nhưng t́m hiểu sâu sắc thêm, Câu truyện Tiên Rồng vừa chia tay xong lại nói chuyện hội ngộ chính là TÂM THỨC LUỠNG HỢP, là tŕnh độ tâm thức vươn lên khỏi những sự khác biệt bên ng̣ai của mọi hiện tượng trong vạn vật, khai mở bản chất của một thế giới hai chiều. Tuy có mâu thuẫn khác biệt nhưng lại không v́ thế mà hủy diệt. Mà chính những mâu thuẫn khác biệt ấy lại bổ túc cho nhau, quân b́nh và hợp ḥa với nhau. Cánh Đồng Tương do đó có thể hiểu như là Cánh Đồng TÂM. V́ chỉ khi gặp nhau ở Cánh đồng Tâm, con người mới nh́n thấy mọi phân ly, sai biệt chỉ là tạm thời, tương đối. Và mới đối xử với nhau với một chữ T́nh.Trong cảnh giới của Tâm, th́ muôn vật b́nh đẳng như nhau, vạn hữu thái ḥa, làm ǵ có phân biệt giữa Tiên với Rồng để mà phải chia ly. Nên chúng tôi gọi là Tiên Rồng Hội Ngộ. Cánh Đồng Tương là sự tương quan, bổ túc, quân b́nh . Có nghĩa là Tổ tiên ta đă TRỰC THỊ, có nghĩa là thấy ngay, không qua lư luận, quanh co, cái Chân Lư dung hợp, Thái Ḥa giữa hai chiều kích trong bản thể vũ trụ, vạn vật, con người.Đó là lư do Tổ tiên ta cứ truyền lại cho con cháu và chúng ta nhận cả HAI vật biểu TIÊN và RỒNG làm biểu tượng cho giống ṇi.
Với tư duy ṭan diện, với tâm thức lưỡng hợp, Tổ tiên ta đă có một đạo sống quân b́nh, tương dung, nên T́nh Thương, Nhân Nghĩa được dưỡng, được nuôi, tạo được mẫu người Hiền Lành , cái Hiền và Lành cũa Triết nhân hay là Thi nhân của Văn Hóa Việt.
Ngược lại, ta cứ thử nh́n sơ qua các biểu tượng của các dân tộc khác:
Tàu lúc đầu là Bạch hổ, sau đổi ra Rồng.
Ấn Độ vật biểu là Con Voi.
Anh vật biểu là Sư Tử.
Nước Pháp chọn vật biểu là Con Gà.
Nước Hoa Kỳ có vật biểu là Con Ó.
Ta nhận thấy tất cả các dân tộc khác chỉ chọn MỘT vật làm biểu tượng. Mà chỉ DUY NHẤT có dân tộc Việt chúng ta cứ giữ cả HAI BIỂU TƯỢNG làm gốc cho Người Việt, cho Nhà Việt, cho Nước Việt.
Ta rất sung sướng tự nhận ḿnh là Con của Rồng và Cháu của Tiên. Hai biểu tương Rồng - Tiên là nét nổi bật nhất của Tâm Thức Lưỡng Hợp, Thái Ḥa của Văn Hóa Việt.
Tóm lại một chữ H̉A có thể nói lên nét đặc trưng nền móng của Triết Việt.
Nếu tŕnh độ suy tư chỉ ở mức độ một chiều th́ từ cách chọn biểu tượng, đến cách lư luận, cư xử sẽ đi đến chỉ chọn một và bỏ một, chỉ có thế này mà không có thế kia. Lối suy tư hủy diệt bản chất đối lập tự nhiên trong vũ trụ, vạn vật ấy gọi là “ DUY” như duy vật, duy linh, duy t́nh, duy trí, duy lư, duy tâm…
Trên thế giới tự cổ đến kim, từ tây qua đông ta cứ thấy chiến tranh xung đột, áp bức, tiêu diệt chủng tộc, tôn giáo, đảng phái, giai cấp khác cũng chỉ v́ cái lọai suy tư bằng Lư Trí, lối suy tư một chiều DUY phiến diện, không tiếp cận được chân lư ḥa hợp quân b́nh các mâu thuẫn khác biệt của tự nhiên - Ch́a khóa của sự sống, bí quyết của thái b́nh, an vui.
Ta c̣n thấy cách tư duy ṭan diện, quân b́nh, luỡng hợp của Tiên-Rồng trong một Huyền Sử khác, như Huyền Sử Bánh Dầy Bánh Chưng.
Vào thời Vua Hùng Vương thứ ba, sau khi phá tan giặc Ân rồi, nhà vua muốn truyền ngôi cho con, mới nhân ngày đầu năm vua Hùng Vương gọi các con lại và bảo rằng người nào thi đua dâng phẩm vật cúng Tổ Tiên được giải nhất th́ sẽ được làm vua. Trong khi bao ḥang tử khác lo thi nhau t́m các sơn hào hải vị, trân cam mỹ vị khắp nơi để mong được trúng giải, th́ có một ḥang tử tên là Tiết Liệu v́ nghèo khó hơn các anh em, nên không có phương tiện đi t́m vật ǵ quư giá, ngồi than khóc. Một vị Thần Tiên hiện ra chỉ cho Tiết Liệu cách nấu gạo nếp giă ra làm thành bánh h́nh tṛn, là bánh dầy; và gói gạo nếp với các phẩm vật khác như đậu xanh, thịt làm nhân bên trong, rồi dùng lá chuối xanh gói lại và đem nấu thành bánh h́nh vuông gọi là bánh chưng. Do đó đến ngày dự thi, Tiết Liệu có được một cặp bánh TR̉N –VUÔNG dâng lên cúng Tổ Tiên. Khi chấm giải, so với các phẩm vật cầu kỳ khác th́ cặp bánh đơn sơ Tṛn – Vuông quá đỗi thua kém. Nhưng nhờ Thần Tiên mách bảo, Tiết Liệu thưa với Vua Hùng về Ư NGHĨA của cặp bánh, th́ vua Hùng nhận ra ngay đây là người xứng đáng làm vua. Bánh Tṛn tượng trưng cho Trời. Bánh Vuông tượng trưng cho Đất. Con người sống giữa Trời cùng Đất, là kết hợp tinh hoa của Trời Đất, nên phải biết thuận theo đạo lư hai chiều tự nhiên ấy mới được tồn sinh, và dâng cúng Bánh Dầy Bánh Chưng là dâng lên tâm nguyện ấy với Tổ Tiên. Lời và Ư và Chí và T́nh của người con hiền triết đă đẹp ḷng vua Hùng v́ đă nói lên trọn vẹn Minh Thức về Đạo Làm Người Đại Ngă Tâm Linh cao cả, và tuyên dương sự hiện thực nền Minh Triết Vuông Tṛn để An Dân. Có nghĩa là lo cho dân được ăn Bánh Chưng Vuông, nghĩa là đủ ăn, đủ mặc, và lo cho dân ăn được cả Bánh Tṛn của trời: Biết đạo lư thờ cúng Tổ tiên, Sống đạo làm người Hiền Lành, Nhu Thuận…của Minh Triết Việt.
Cùng theo ư nghĩa VUÔNG - TR̉N đó, ngày nay, con người ng̣ai việc lo kinh tế, mưu sinh, địa vị xă hội, quyền lợi, trọng sức mạnh, ưa chuộng các giá trị khoa học, kỹ thuật của văn minh…là mới chỉ dùng có một lọai thực phẩm của Đất, mới chỉ là ăn bánh chưng Vuông .
Chúng ta cũng cần nhắc nhau ăn thêm bánh dầy Tṛn của Trời: Bánh t́nh thương, nhu thuận, nhân nghĩa, hiếu đạo, trọng các giá trị tinh thần, văn hóa, văn hóa tài bồi tâm linh… để cuộc sống được VUÔNG –TR̉N như ước nguyện của Tổ Tiên gửi gấm trong Huyền Sử Bánh Dầy Bánh Chưng mà chúng ta vừa cùng nhau ôn lại.
Thật thế, chưa dùng CẢ HAI thứ Bánh Trời - Bánh Đất, Bánh Tṛn – Bánh Vuông th́ chúng ta chưa phải là kết hợp linh thiêng của Con Rồng Cháu Tiên, có phải thế không, thưa các ḍng máu Tiên Rồng c̣n đang luân lưu trong mỗi chúng ta?
Đường về với Minh Triết Việt c̣n nhiều khám phá.
Chúng tôi chỉ xin phép bàn một vài góc cạnh của chân trời Huyền Sử Việt, với những truyện thời các vua Hùng, mà hai truyện Hồng Bàng và Bánh Dầy Bánh Chưng là tiêu biểu . TIÊN-RỒNG hay TR̉N –VUÔNG đều cùng xuất phát từ TÂM THỨC LƯỠNG HỢP, với đặc tính là THÁI H̉A. Thái Ḥa là cái Ḥa lớn lao, bao la, tràn khắp vũ trụ, nhân sinh…Ḥa tất cả HAI đối cực, Ḥa Hữu hạn với Vô biên, Ḥa Tương đối cùng Tuyệt đối , Ḥa Vật thể với Tâm linh, Ḥa Ư thức với Tiềm thức, Hoà Lư với T́nh, Ḥa Ta với Người, Ḥa Riêng với Chung…Tóm lại là H̉A bất cứ đối cực nào, trên lănh vực ǵ.
Cũng cần xin lưu ư, Minh Triết Ḥa Hai Chiều Kích , Hợp Hai Lưỡng Cực Tiên - Rồng hay Tṛn –Vuông của tŕnh độ Tâm Thức Lưỡng Hợp của Tổ Tiên Việt Tộc được chính truyền từ thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang của chúng ta cách đây 5000 năm, cũng tương tự với minh triết Sắc – Không của Phật giáo được du nhập sau này. Đó cũng chính là khởi thủy nền tảng Âm - Dương của Dịch Lư mà hơn 2000 năm sau, Khổng Tử đă ngưỡng vọng sâu xa và dùng ngôn ngữ và chữ viết của Hán tộc để chiếm lănh chủ quyền Kinh Dịch của Việt Tộc – Cuốn Kinh nền tảng của Ngũ Kinh mà ai cũng ngộ nhận là của Trung Hoa- Chúng tôi sẽ xin phép trở lại với vấn đề này trong một dịp khác về “ Cơ Cấu Việt Nho”.
Trở lại với hiện tại, th́ với khám phá khoa học và tư duy của con người thời nay, thế giới chỉ là cuộc đại diễn của sự kết hợp : Một mà Hai, Hai mà Một:
Trong đại vũ trụ, hai lực trường LY TÂM và HƯỚNG TÂM tạo nên sự thăng bằng sống động cho các thiên thể. Đơn vị nhỏ nhất trong vũ trụ là nguyên tử th́ có cả âm điện tử và dương điện tử. Ngày nay với thuyết tân vật lư, người ta c̣n t́m ra, cấu trúc nhỏ nhất có lúc là HẠT có lúc chỉ là LÀN SÓNG. Cũng như với thuyết tương đối của Einstein, khối lượng (mass) và năng lượng (energy) không c̣n biên cương. Chắc chúng ta c̣n nhớ phương tŕnh E= mc2, E chỉ năng lượng, m là khối lượng, c là vận tốc ánh sáng . Có nghĩa là khi phóng một vật nhanh với b́nh phương tốc độ ánh sáng, th́ vật chất trở thành năng lượng. Như thế, ta thấy mọi biên giới khác biệt giữa hữu h́nh và vô h́nh, vật chất và phi vật chất …bị xóa mờ.
Với các khám phá trên, th́ lại càng là một minh chứng Tổ Tiên ta với Minh Triết có tính Lưỡng Hợp như Rồng – Tiên, Vuông - Tṛn rất gần với các thuyết khoa học tân tiến nhất, có nhân bản tính ṭan diện phù hợp với vũ trụ tính, tự nhiên tính, nên có khả năng làm thăng hoa cuộc sống trong sức khỏe, tri thức và họat động.
Quê Hương ta đẹp như thế đó, bạn ơi ! Sao chưa về?
2. NHÂN CHỦ TÍNH TRONG HUYỀN SỬ VIỆT
Nhân Chủ là con Người được làm chủ, tâm hồn được an nhiên, tự tại, không bị làm nô lệ cho bất kỳ đối tượng nào .
Thể chế nô lệ không hề có ở miền Viễn Đông ta, nhưng ở Tây Phương th́ đă có lịch sử cả hàng ngàn năm cảnh người nô lệ lầm than như súc vật, đồ vật . Gần đây, chế độ nô lệ bị băi bỏ, nhưng không phải do ḷng nhân đạo, mà là v́ kỹ thuật tiến bộ nên không cần nô lệ nữa.
Nhưng như thế, bàn về NHÂN CHỦ, về việc con người làm chủ ở đây có lỗi thời, vô ích không?
Thưa không, thể chế nô lệ đă đi qua, nhưng h́nh thức nô lệ mới vẫn đang c̣n…Trăm ngàn dạng nô lệ mới đang c̣n. Ở quê nhà, trong xă hội lầm than, đạo lư Việt bị trốc tận gốc rễ, nên người làm dân chẳng giữ nổi cái chân thiện mỹ ban sơ; kẻ có quyền th́ lợi dụng chức tứớc vơ vét sạch của công cho đầy túi tham tư riêng, làm rách nát tả tơi chút dư đồ nước Việt. C̣n chúng ta nơi này, vật chất không thiếu nữa, nhưng v́ nền văn minh sản xuất, kỹ thuật quảng cáo nhồi sọ, làm nhu cầu giả tạo của con người cứ càng ngày càng tăng. Chúng ta không biết dừng lại ham muốn của ḿnh, nên cuộc sống càng âu lo, bon chen, vất vả. Hoặc c̣n nhiều h́nh thức nô lệ khác như những sự tranh danh, đọat lợi…làm con người thêm bất an tinh thần. Sống trong tâm thức lệ thuộc các giá trị vật chất phù du, con người đều đang làm nô lệ cho những bảng giá trị bên ng̣ai chính con người, đang làm mất đi quyền làm chủ tâm hồn ḿnh, đời sống của ḿnh.
Như chúng ta đă biết, đa số truyện Huyền Sử của chúng ta là những truyện thời các Vua Hùng dựng nước, cách đây gần 5000 năm. Ng̣ai những truyện Hồng Bàng và Bánh Dầy Bánh Chưng với Tâm Thức Lưỡng Hợp, chúng ta c̣n có các truyện khác như: Ngư Tinh, Hồ Tinh, Phù Đổng Thiên Vương, Kim Qui …
Về Truyện Ngư Tinh và Hồ Tinh, như sau:
Truyện Ngư Tinh: Trong biển Đông Hải, thời thượng cổ, có một ḷai quái vật, thường gọi là Ngư Tinh, mặt giống như mặt người, ḿnh dài hơn năm mươi trượng, có nhiều chân giống như rết, biến hóa khôn lường, khó ḍ được. Mỗi khi đi đâu th́ nổi cơn mưa gió, hay ăn thịt người, khiến ai nấy đều sợ hăi.
Ngư Tinh thường ẩn nấp trong hang đá, miệng răng nhô ra ng̣ai bờ biển, thuyền của nhân dân qua đó thường bị hại, phong ba hiểm yếu, họ không có đàng nào mà tránh; muốn mở một lối đi khác th́ họ lại gặp cát đá, không thể nào đào được.
Lạc Long Quân thấy thế rất thương dân, mới làm một con thuyền lớn, ra lệnh cho Thủy Dạ Xoa cấm thần biển không được làm sóng gió, đích thân Vua Hùng chèo thuyền đến núi có Ngư Tinh, giả đem một người đến cho Ngư Tinh ăn; Ngư Tinh há miệng toan nuốt, bất ngờ Hùng Vương lấy một miếng sắt nướng đỏ bỏ vào miệng cá; Ngư Tinh vùng vẫy nhẩy đến đánh thuyền; Long Quân chém được vào đuôi cá, và chém Ngư Tinh thành ba khúc. Khúc đuôi lột da treo trên núi, nay gọi là Bạch Long Vỹ. Hai khúc ḿnh và đầu thả trôi ra biển. Vua Hùng Vương lấy đá lấp biển trừ tuyệt hậu họa cho nhân dân.
Truyện Hồ Tinh: Thời thượng cổ, thành Thăng Long ngày nay chưa có người ở. Về sau này gọi là Long Biên. Khi vua Lư Thái Tổ chèo thuyền chơi dọc theo hai bên, cứ có hai con Rồng hiện rasông Nhị Hà mà dẫn thuyền đi, nhân đó nhà vua mới đặt là Thăng Long và chọn làm kinh đô.
Thưở đầu, ở về phía Tây của thành Long Biên, nơi dưới một chân núi có một cái hang, có con hồ chín đuôi sống hơn ngàn năm thành ra yêu quái, biến hóa vạn trạng, có lúc hóa ra người, có lúc hóa khỉ. Con hồ chín đuôi c̣n hóa ra người áo trắng, ở chân núi Tản Viên, nhập vào bọn mọi ca hát, rồi dụ dỗ con trai con gái về núi, nhốt ở hang đá, người người đều sợ.
Long Quân mới sai bộ hạ ở thủy phủ dâng nước lên đánh , phá núi đào thành một cái hầm lớn, chính giữa thành có một cái vực sâu, lập chúa quan trấn yểm. Phía Tây đồng nội bằng phẳng, ruộng ao cầy cấy, gọi là Lỗ Hồ Động. Chỗ cao ráo, dân cư lập nghiệp, tục gọi là Lỗ Hồ Thôn. Chiếc vực sâu ấy nay là Hồ Tây, Hà Nội.
Qua truyện Ngư Tinh, Hồ Tinh, ta thấy vào thời Vua Hùng , dân ta đă vượt qua tŕnh độ tâm lư sơ khai, hay tin sợ ma quỷ, các thế lực bất trắc trong tự nhiên , tức là vượt qua tâm thức Bái Vật, để đi vào đợt giải quyết các hiểm họa thiên nhiên bằng khối óc, bàn tay của con người. Đây là cuộc Khai Quang tâm thức một cách triệt để, và dọn đất Tổ cho các bài học Nhân Chủ sau này, về việc dựng nước, dựng nhà, các mối nhân luân cụ thể và chân thực. Như Truyện Trầu Cau, về t́nh nghĩa trong gia đ́nh; truyện Phù Đổng Thiên Vương với bài học đánh giặc cứu nước, không màng danh lợi…
Do đó, Huyền sử Việt là Nhân Thọai, là những truyện phục vụ cho Con Người. Hoặc có thần linh hiện diện, cũng chỉ là để phù trợ cho con người giữ vững được nước, giữ yên được nhà. Ngược lại, thần thọai Tây Phương hay Ấn Độ th́ các vị thần thường hung dữ, ác độc, thần có đủ trăm ngàn thói hư tật xấu của trần gian, cũng giận dữ, gian tham, sắc dục, vô luân… và hay làm hại con người, để con người phải sợ sệt. Đến nỗi giai cấp cai trị dùng Thần linh làm điểm tựa để trấn áp con người, trục lợi trên sự tin tưởng ngây thơ của đại chúng b́nh dân.
Trở lại với Huyền Sử hay Nhân Thọai Việt. Thật thế, v́ Nhân Chủ là điểm nền tảng của Huyền Sử Việt, nên ta có thể thấy rơ Văn Hóa Việt từ hàng ngàn năm xưa đến nay có đặc tính Tôn Trọng con người, nên xă hội Việt vô giai cấp, b́nh đẳng nam nữ, tự do kết hôn, trọng phụ nữ, tŕnh độ văn minh cao rất sớm, nếu đồng ư rằng tŕnh độ văn minh chính là ḷng Nhân đạo. T́m hiểu sự điều hành làng quê Việt xưa với các sinh họat dân chủ, bầu cử, tự trị…cho thấy ta đă đi trước các nguyên tắc sinh họat chính trị của nền dân chủ Tây phương ngày nay. Chử Đồng Tử bần cùng không có nổi cái khố che thân mà lại được kết hôn cùng công chúa Tiên Dung con củaVua Hùng, là đề cao tinh thần xóa bỏ giai cấp xă hội một cách tuyệt đối. Ta thấy địa vị người phụ nữ trong gia đ́nh rất được quư trọng: Trong hôn lễ có phép “ Phu thê giao bái”, trong gia đ́nh người đàn bà là “nội tướng”. Những điểm Nhân Chủ nền tảng này không hề có trong xă hội Trung hoa và Tây phương cùng thời.
Tinh thần Nhân Chủ của Huyền Sử Việt c̣n thấy trong truyện Phù Đổng Thiên Vương:
Đời vua Hùng Vương thứ ba, thiên hạ thái b́nh, dân vật đầy đủ. Vua nhà Ân phương bắc mượn cớ ta thiếu lễ triều cống, giả đi tuần thú để xâm chiếm nước ta.
Vua Hùng Vương nghe tin mới triệu tập quần thần bày kế sách đánh giặc cứu nước. Sau khi lấy ư kiến chung,Vua Hùng sai sứ đi khắp nơi t́m người tài dẹp giặc.
Tại làng Phù Đổng, quận Vũ Ninh, có một đứa bé mới có ba tuổi, từ lúc bé đă không biết nói, không biết ngồi, chỉ năm ngửa . Chợt nghe sứ giả kêu gọi đánh giặc để cứu nước, đứa bé ấy mới bật lên tiếng nói: Mẹ gọi sứ giả vào đây cho con bày cách dẹp giặc.Bà mẹ cả kinh, khi tự nhiên nghe con nói, nhưng cứ mời sứ giả vào. Đứa bé đ̣i sứ giả về tâu với vua xin sắm cho gươm sắt, ngựa sắt, mũ sắt, roi sắt để dẹp tan giặc. Sứ giả tuy không tin, nhưng cũng về tâu với vua. Nhưng không ngờ vua Hùng nghe lời, sai người luyện sắt, sắm đủ gươm,mũ, ngựa, roi.Khi nhận đủ đồ vật vua ban, đứa bé vùng dậy, ăn uống nhanh lớn như thổi và đội mũ nhảy lên ngựa sắt hô to:
- Ta là tướng nhà trời đây.
Đứa trẻ phóng ngựa nhanh như bay, tay cầm roi sắt, tiến đến chân núi Trâu Sơn, lũy của giăc Ân. Roi sắt vụt đến đâu biến thành lửa đốt quân giặc đến đấy. Giặc Ân cả sợ, chạy tháo lui. Vua giặc Ân bị chém chết ở Trâu sơn, tàn dư sụp lạy xin đầu hàng. Đứa bé c̣n đuổi theo, đến đâu giặc chết như rạ, kiếm gẫy, cứ khí thế ấy mà nhổ bụi tre Đằng Ngà hai bên đường quất túi bụi vào giặc Ân cho đến khi van lậy xin tha.
Đến núi Sóc Sơn, đứa trẻ phóng ngựa bay lên trời, chỉ để lại dấu ngựa c̣n in trên đá.Vua Hùng nhớ đến công lao, tôn làm Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ tế lễ ở làng Phù Đổng. Sau trận đại bại kinh ḥang ấy, đời nhà Ân 27 vua, trải qua sáu trăm bốn mươi năm, không dám đem binh sang đánh nước ta nữa.
H́nh ảnh những anh hùng cứu nước là nét son nổi bật trong lịch sử dân tộc ta trải qua mấy ngàn năm chống ngọai xâm, để bảo tồn lănh thổ, bảo tồn ṇi giống, giữ ǵn Văn Hóa - Hồn Thiêng của Dân Tộc.
Thế nhưng, huyền sử Phù Đổng Thiên Vương c̣n nói lên một điểm đặc biệt, độc đáo, đó là tấm ḷng VÔ CẦU của cậu bé làng Phù Đổng. V́ vô cầu, nên làm v́ đại nghĩa, làm v́ yêu nước, thương dân, tuyệt nhiên không màng đến công danh, bổng lộc.
Cho nên sau khi xông pha sống chết dẹp giặc, giặc tan rồi, người chiến sĩ làng Phù Đổng bỏ tất cả mà đi…Ngày nay danh từ Triết Việt gọi là AN VI. An Vi là các việc làm không c̣n ảnh hưởng bởi lợi danh. Mà thấy việc hợp Chính Nghĩa, đáng làm th́ làm. Cho nên An Vi là làm với một tâm hồn an nhiên, tự tại của tâm thức Nhân Chủ. Niềm hạnh phúc của An Vi là chân hạnh phúc, v́ nó không lệ thuộc bên ng̣ai, nên ở măi trong ḷng, chan ḥa niềm an vui cuả vũ trụ tâm linh.
Chắc chúng ta không bao giờ quên, vào thời nước ta bị giặc Pháp xâm lăng, năm 1930, người anh hùng Nguyễn Thái Học đă hiên ngang an vui hy sinh thân ḿnh cho đại nghĩa, và để lại câu : “Không thành công th́ thành nhân”làm gương sáng muôn đời. Hai hành động An Vi vô cầu ấy trong Huyền sử xa xưa và lịch sử thời nay cũng cùng chung một ư thức về giá trị NHÂN CHỦ cao quư của Con Người. Từ truyền thống đó, với những bậc anh hùng, kẻ sĩ, hiền nhân đất Việt th́ cái chết, cái vinh, nhục của xác thân nào có sá ǵ.
Ḍng sử mệnh dân tộc Lạc Việt – Một chi nhánh duy nhất của đại tộc Bách Việt c̣n tồn tại sau hàng ngàn năm bị xâm lược và trải qua nạn Hán hóa tàn khốc- có lẽ xuất hiện cũng chỉ để chứng minh chân lư ấy, qua bao trang lịch sử hào hùng mà nhân nghĩa thấm nhuần đạo lư Nhân Chủ của Tổ Tiên.
Tới đây chúng tôi nhớ đến một vài điểm trong cuốn sách “ Triết Lư Giáo Dục” của Triết Gia Kim Định. Khi bàn về giáo dục ngày mai, Ngài viết:
“ Đại Học phải làm thế nào để vận nước được trao vào tay những Người -bác -sĩ, Người- kỹ- sư, Người -tiến -sĩ…” .Ư ngài muốn nói đến giá trị của Nhân Chủ Tính, nên mới đề cao Con Người trước mọi cấp bằng, ư thức Nhân Chủ bao trùm lấy các tri thức chuyên môn.
Huyền Sử Việt c̣n một câu chuyện nữa cũng dạy chúng ta bài học Tự Chủ, Nhân Chủ: đó là
Truyện Kim Qui: An Dương Vương tức là Thục Phán, người Ba Thục, nước Âu Lạc, v́ muốn ḥan thành ư chí tổ tiên , nên cử binh đánh nước Văn Lang của các vua Hùng. Diệt được Văn Lang rồi, An Dương Vương xây thành ở đất Việt Thường, nhưng thành xây ḥai không xong, cứ xây xong lại sụp đổ. Nhà vua lập đàn trai giới cầu đảo 3 tháng.
Một ngày có vị thần tiên đến mách bảo phải chờ Thanh Giang sứ giả đến giúp th́ mới xong.
Rồi đến ngày mồng bẩy tháng ba, bỗng nhiên đang đứng ở cửa đông th́ Vương trông thấy một con Rùa vàng theo hướng đông mà bơi lại, rùa đứng trên mặt nước, nói được tiếng người, xưng là Thanh Giang sứ giả, biết chuyện trời đất, quỷ thần. Khi Vương hỏi nguyên do xây thành ḥai không xong, Thanh Giang sứ giả t́m ra yêu ma quỷ quái là con gà trắng sống ngàn năm ở núi Thất Diệu, làm đủ tṛ giết người, khủng bố…Thanh Giang sứ giả phối hợp với Vương để giết được con gà trắng thành tinh ấy, sau đó c̣n ở lại 3 năm để giúp xây xong thành. Trước khi từ biệt, Kim Qui dặn rằng:
“ Đất nước trường yểu là vận trời. Nhưng nếu con người tu đức th́ cũng có thể lâu dài được”. Nói xong trao cho Vương chiếc nỏ thần bách phát bách trúng rồi biến mất.
Sau Triệu Đà sang xâm chiếm Âu Lạc, nhờ có nỏ thần, Vương chiến thắng giặc và Triệu Đà phải rút lui.
Nhưng Triệu Đà sau lập mưu với con trai là Trọng Thủy cầu hôn với con gái Vương là Mỵ Châu, để t́m cách tráo nỏ thần. Sau khi đánh cắp đựơc nỏ thần, Trọng Thủy để lại nỏ giả, cáo từ về thăm cha, và cất quân đánh Vương. Vương không lo pḥng bị, mải đánh cờ, đến khi Trọng Thủy tiến gần, mới xách nỏ thần ra chống cự. V́ là nỏ giả, nên không linh nghiệm, quân sĩ của Vương bỏ chạy tán lọan. Vương thua bỏ chay, mang con gái là Mỵ Châu trên sau lưng ngựa. Vương chở Mỵ Châu về hướng Nam, đến bờ biển, không có thuyền sang sông, cùng đường, bị Trọng Thủy đuổi theo, Vương bèn cầu Thanh Giang sứ giả .
Sứ giả hiện ra, nói: “ Giặc ở sau lưng nhà ngươi đấy”.
Vương quay lai, th́ thấy lông ngỗng rải đầy đường. Mỵ Châu nhớ lời chồng dặn trước khi chia tay rằng khi có lọan, rải lông ngỗng làm dấu để Trọng Thủy đi t́m. Mỵ Châu tưởng thật nên y lời. Nào ngờ đó chỉ là cách để Trọng Thủy đuổi theo Vương .
Vương giận quá, tuốt gươm chém Mỵ Châu, và cầm sừng văn tê bẩy tấc, theo Thanh Giang sứ giả rẽ nước vào biển.
Khi Trọng Thủy đến nơi thấy xác vợ, thương cảm, đem về chôn ở Loa Thành, sau hóa thành ngọc thạch. Sau hối hận nhảy xuống giếng mà chết. Riêng máu của nàng chảy trên nước biển, hào hến ăn vào, hóa thành minh châu. Ai bắt được ngọc châu ở Đông Hải, múc nước giếng ấy lên mà rửa th́ ngọc châu lại càng thêm rực rỡ.
Qua câu chuyện trên, ta thấy việc ư nghĩa nhất là lời khuyên của Thanh Giang sứ giả khi bàn về việc giữ nước. “ Đất nuớc trường yểu là vận trời, nhưng con người tu đức có thể giữ dài lâu được”. Như vậy, câu này là nền tảng cho thuyết NHÂN CHỦ . Tuy phải chịu đựng những giới hạn, khắc nghiệt của ḥan cảnh thực tế, bên ng̣ai như lịch sử, địa lư, môi sinh, thiên nhiên…có thể làm trở ngại đến sự tồn sinh, thế nhưng con người nếu biết “ tu đức” - ở đây tiền nhân muốn nói đến việc dùng cái khả năng, tài trí , tận dụng tâm trí, sức lực - để vượt qua trở ngại, th́ cũng có thể giữ vững được nước, giữ yên được nhà…
Như thế, xuyên qua các truyện tiêu biểu kể trên, ta thấy Tổ Tiên đă gửi lai một nền tảng đề cao NHÂN CHỦ TÍNH trong cuộc sống:
Truyện Vua Hùng diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh chính là khi khai sơn phá thạch, mở nước, dựng nhà, khi chiến đấu với mănh thú, tà ma, yêu quái để bảo vệ mạng sống cho dân.Đó là đề cao Tâm Thức Nhân Chủ của con người trước tự nhiên. Và đặt nền tảng cho Nhân Thọai, nghĩa là huyền thọai đề cao con người, phục vụ con người, trên quê hương của các vua Hùng.
Truyện Phù Đổng Thiên Vương với giá trị của việc làm xả thân không cầu danh lợi, trả lại công danh hư ảo cho trần gian, về với giá trị vĩnh cửu của con người: đúng là Nhân Chủ cùng cực.
Rồi đến truyện Kim Qui th́ ta thấy rơ ràng Thanh Giang sứ giả, tượng trưng cho Minh Triết, để lại bài học NHÂN CHỦ tự lập, tự cường, lấy cái trí tuệ, ư chí hóa giải mọi trở ngại. Vương đă phạm phải sai lầm là “ ỷ lại vào nỏ thần” không lo thao lược chuẩn bị binh biến, nên nước mất, nhà tan, thân tận. Thiếu ư thức và tinh thần Nhân Chủ, ỷ lại vào sức mạnh của thần quyền, không lo tự tu thân, tự cứu, th́ không ai cứu được.
Tóm lại, NHÂN CHỦ TÍNH đă là nét nổi bật trong Huyền Sử Việt xuyên qua các câu truyện chúng ta vừa ôn lại. Nhờ có tính Nhân Chủ, tâm thức được khai quang, tổ tiên ta có một đạo lư Thờ Người, đó là Đạo Hiếu hay Đạo Thờ Cúng Tổ Tiên.
Cũng cần nhấn mạnh ở đây, sự thờ cúng Tổ Tiên đă có nhiều nơi trên thế giới, như Hy Lạp, La Mă xưa, nhưng chỉ dành cho người tự do mới được thờ tổ tiên. Đa số hơn 80% người trong xă hội là nô lệ, không được đặc ân này. Chỉ có ở Việt tộc chúng ta, Thờ Tổ Tiên mới thành một cái Đạo cao cả, phổ biến, ai ai hễ là Người bất kể giầu nghèo, quư tiện đều được thờ cúng tổ tiên ḿnh. Ng̣ai ra, đức tính Đễ là tôn trọng người lớn tuổi, già yếu được thành thể chế từ trong gia đ́nh, làng xóm, đến cả chốn triều đ́nh. Xă hội ta cũng v́ Nhân Chủ nên không đặt quan trọng việc tôn thờ thần linh, nên suốt ḍng lịch sử Việt 5000 năm không hề có chiến tranh tôn giáo, không v́ thần linh mà giết hại con người. Nhưng với tâm thức Nhân Chủ, ta lại tôn thờ Quốc Tổ, các danh nhân, anh hùng dân tộc.
Ngược lại, văn hóa Tây phương 2500 năm chỉ là ḷ sản xuất thuốc độc cho con người, như trong câu nói thời danh của chính thức giả của họ “Ba lọai thuốc độc của Âu Châu được truyền bá trên thế giới là: óc kỳ thị chủng tộc, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa Cộng Sản”(Paul Scortesco, thi sĩ người Ư thiên về Triết , tác giả cuốn sách có thời nổi tiếng “ Gog et Magog”) .
Ngoài ra, Tây Phương chỉ là “nhà giầu mới” trong lịch sử thế giới. Tây phương trước thế kỷ 14 c̣n nghèo nàn, chậm tiến, thua kém châu Á. Ba phát minh khoa học đầu tiên của nhân lọai: Kim chỉ nam, giấy và thuốc súng đều từ Đông Phương. Tây mượn các phát minh này từ Đông. Từ thế kỷ 15, Tây phương làm giầu nhờ thuốc súng và thuộc địa. Khoa học cũng từ đó mà tiến bộ. Điều mà ít người ngờ là ánh sáng khoa học với các phát minh tân kỳ làm đảo lộn bộ mặt Âu Châu chỉ chừng 300 năm nay thôi. Các tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào đầu thế kỷ 20, đă dẫn đến sự tranh giành ảnh hưởng thị trường và quyền lợi của các nuớc, hậu quả là 2 cuộc đại thế chiến tiêu diệt hàng triệu nhân mạng chỉ cách nhau chưa đầy nưả thế kỷ. Tây Phương sợ hăi vội vàng đưa ra Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948. Từ đó con người bắt đầu có lối nói kiểu Nhân Quyền của Tây phương.
Nhưng thực ra, Á Đông mới là quê hương của Nhân Quyền. Theo tinh thần Nhân Chủ của Minh Triết Việt, các triều Lư, Trần đă thực hiện được thái b́nh, an lạc. Điển h́nh thời Vua Lê Thánh Tôn đă để lại một Bộ luật Hồng Đức năm 1483 (Quốc Triều H́nh Luật) mà ngày nay thế giới ca ngợi, v́ các khỏan về Nhân quyền về người phụ nữ, giáo dục, chủng tộc đă đi trước cả Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc những gần 500 năm.Thật thế, Nhân Quyền chỉ là hệ luận tất nhiên của Nhân Chủ. Con người chỉ có Nhân Quyền một khi được làm chủ, được tôn trọng hơn bất cứ điều ǵ. Kể cả thần linh hay vật chất. Chưa có Nhân Chủ Tính làm nền tảng trong tư tưởng, triết lư chính trị th́ nói chuyện Nhân Quyền chỉ là hời hợt, mị dân, hoặc để làm khó, đặt điều kiện trả giá, đổi chác các mối lợi giữa các cường quốc kinh tế, chính trị, quân sự…chứ ḥan ṭan không liên quan thật sự ǵ tới con người, quyền làm người của ai cả! C̣n Dân Chủ cũng thế. Con người là một NHÂN DÂN. Có nghĩa là ng̣ai việc là dân, con người trên hết phải là Nhân, là con người. Nhân được làm chủ, được tôn quư đă, th́ cái vai tṛ làm Dân mới được tôn trọng theo. V́ Nhân đi trước Dân. Nhân quan trọng hơn Dân. Chưa có Triết Lư Chính Trị đạt tới mức độ Nhân Chủ, th́ Dân Chủ chỉ là một từ ngữ rỗng, giả hiệu, một tṛ chơi của tư bản, đảng phái và các chính trị gia mà thôi.
Hay nói cách khác, NHÂN CHỦ là Xương Sống của Nhân Quyền và Dân Chủ. Không có Triết Lư Chính Trị Nhân Chủ th́ Nhân Quyền chỉ là Mị Dân, Dân Chủ chỉ là H́nh Thức, con người vẫn nô lệ dưới nhiều dạng thức, vẫn bị vong thân, vẫn cần chờ được giải phóng.
Chúng ta đang sống trong sự giả trá của ngôn từ, đang quay cuồng theo một thế giới của các suy tư hời hợt, chưa ngay chính, các lư thuyết èo uột, các sinh họat thóai hóa, v́ thiếu cái xương sống cuả chính trị, đó là Triết Lư Nhân Chủ.
Hôm nay, chúng ta t́m về nguồn Minh Triết của Tổ Tiên, hầu t́m ra một nền tảng NHÂN CHỦ chân thực, để xây dựng lại lối suy nghĩ, cung cách sống, để cuộc sống không c̣n bị cuốn theo cơn lốc nô lệ mới của nền văn minh vật bản. Thật thế, cả tư bản lẫn cộng sản đều chú trọng đến giá trị kinh tế, quên con người tự thân, nên đều là vật bản. Do đó, t́m về Minh Triết Việt, ta vẫn tiếp thu văn minh nhưng là sự tiếp thu có chọn lọc của con người văn hóa, có Chủ Đạo làm định hướng. Chủ Đạo Việt là Nhân Chủ . Nhân Chủ là Con Người phải biết sống làm chủ, nối kết Tâm linh và Vật thể, ḥa hợp cả hai bản thể Rồng - Tiên , để được ăn cả hai Bánh Chưng Vuông của Đất với Bánh Dầy Tṛn của Trời, để đạt thái ḥa, an lạc.
Nhân Chủ không phải là lư thuyết triết lư chính trị xa vời.
Thử có cái nh́n Nhân Chủ, ta thấy trong ta như có một Trời mới và Đất mới.
Trong mọi quan hệ với thân nhân, thân hữu, tâm thức Nhân Chủ khiến con người san bằng những bất b́nh đẳng v́ cái vỏ giá trị hời hợt bên ng̣ai, thực sự đến với nhau v́ ḥa hợp, yêu thương, tương kính. Trong gia đ́nh, xă hội khi đặt nổi cán cân Quân B́nh tâm linh và vật chất th́ đời sống bớt bon chen, tranh dành sẽ là một cuộc hành hương về Chân Lư, để mọi người góp phần vào môi trường phát triển Tâm Đạo. Con người sinh họat với nhau không chỉ trong sự trao đổi lợi nhuận, kinh tế. Con người sẽ xây dựng một Đạo Trường Chung cho thế giới song song với Thị Trường Chung. Người làm chính trị sẽ đặt nền tảng Nhân bản cho các chính sách Văn Hóa để An Dân chứ không chỉ ṭan là các giải pháp kinh tế, xă hội, quân sự ḥan ṭan nặng nề vật bản.
Do đó, những khổ đau, bất an sẽ vơi dần… Tâm thức an nhiên, thanh nhẹ … cảm nhận chân hạnh phúc bao la trong từng ư nghĩ, việc làm dù b́nh thường nhỏ bé.V́ ta đă biết NHÂN CHỦ HÓA đời người.
3. CƠ CẤU HUYỀN SỬ
Cơ Cấu là một cố gắng vượt qua những cái ǵ dị biệt, tạp đa để đạt tới những nét căn bản nhất của bất cứ một môn học nào. Nói đến nét căn bản có nghĩa là nói tới tổng quát. Nhưng không là một cách tổng quát dựa trên lư trí. Sự tổng quát ở đây không nhằm mô tả sự kiện như khoa nhân chủng học trước kia đă làm, mà là cách tổng quát của Cơ Cấu, có nghĩa là của cái ǵ uyên nguyên hơn, tế vi hơn, vô h́nh hơn, do đó có sức bao quát hơn nhiều.
Claude Lévi-Strauss đă nghiên cứu rất tỉ mỉ về thần thoại của nhiều loại dân, sau phân tích bên ngoài những dị biệt, ông t́m ra được rất nhiều nét giống nhau giữa các thần thoại. Căn cứ vào đó, ông kết luận rằng có một bản tính đồng nhiên cho mọi con người không phân biệt màu da, ḍng máu…và do đó đi đến kết luận là có những luật bất biến chi phối mọi hoạt động của con người cổ cũng như kim. Luật này không ư thức được dễ dàng. Nó nằm ngầm dưới Vô thức, đưa ra những dạng thức bắt buộc Ư thức phải tuân theo. V́ thế chỉ cần t́m ra được cái Cơ Cấu Vô Thức nằm ngầm trong mọi định chế, thói tục là t́m ra Nguyên lư giải thích các thể chế, thói tục, thần thoại khác. V́ thế các nhà Cơ cấu học nuôi hy vọng có thể sắp xếp hàng trăm các nền văn hóa khác nhau bằng phương pháp đối chiếu, vào một mẫu số chung nào đó, v́ văn hoá chỉ là những h́nh thái khác nhau của Cơ Cấu Tâm Thức của mỗi dân tộc. Theo Lévi-Strauss, Cơ Cấu Tâm Thức ấy được h́nh thành ngay từ bước sơ khai của mỗi dân tộc, và do đó, ông đề cao những huyền thoại của những trang đầu lịch sử .
Sau khi nghiên cứu vô số những huyền thoại kèm với thể chế thói tục…của nhiều sắc dân, chủng tộc thuộc nhiều nền văn hoá khác nhau bằng phương pháp mới của Cơ Cấu luận, Lévi-Strauss tóm tắt công tŕnh nghiên cứu của ḿnh bằng cách đưa ra 4 nét đặc trưng của Cơ Cấu như sau:
- Cơ Cấu vượt lư trí để sang b́nh diện tiềm thức.
- Cơ cấu chú ư đến những mối liên hệ giữa các hạn từ hơn là những hạn từ riêng rẽ.
- Cơ Cấu là đứng ở toàn cảnh nh́n vào từng phần và t́m cách giải nghĩa từng phần bằng cách đặt chúng trong tương quan với toàn bộ. Chính mối tương quan vô h́nh định tính các loại văn hoá. Thí dụ Lévi-Strauss phân tích 4 loại giao liên với những kư hiệu sau:
= Giao Liên có tính chất Tương Liên
+_Giao Liên đảo lại
+ Giao Liên xây trên quyền lợi
_ Giao Liên chú ư đến nhiệm vụ
* Điểm cuối cùng và nổi bật của Cơ Cấu là t́m ra những luật chung từ những mô h́nh, dạng thức ḿnh đă phác hoạ để suy diễn và quy nạp.
Ta có thể h́nh dung sự kiến tạo ra dạng thức như h́nh sau:
Trục ngang Th chỉ Thực thể hiện h́nh, các mũi tên hướng lên điểm D là dạng thức, c̣n trục từ D đến C là sự phản chiếu của Cơ Cấu. Dưới đây ta hăy thử xét nội dung của thần thoại nói chung, Huyền Sử Việt nói riêng qua từng tiêu chuẩn trên của Cơ Cấu Luận.
1- VƯỢT LƯ TRÍ ĐỂ ĐI SANG B̀NH DIỆN TIỀM THỨC.
Nếu tổ chức xă hội thuộc phạm vi rơ rệt với mục tiêu xác định, tất cả nổi lên trên mặt Ư thức dễ nhận biết, th́ Cơ Cấu là cái ǵ nằm ngầm bên dưới tổ chức, ngoài tầm xét nghiệm của ư thức v́ nó nằm tận miền Tiềm thức âm u, nên có phạm vi cũng rộng lớn hơn nhiều. Cơ cấu là mối liên hệ không hiện h́nh, là thế quân b́nh giữa những yếu tố trái ngược làm nên thực thể xă hội, và biểu lộ ra bằng những bậc thang giá trị, những ư tưởng của xă hội.
Một cách tương tự, nếu Sử kư là sử hàng Ngang nhằm ghi lại những sự kiện, những biến cố có tính cách cá thể, chỉ xẩy ra một lần trong một không gian và thời gian nhất định, th́ Huyền Sử là sử hàng Dọc, vượt lên bao trùm cả không thời, nhắm tới cái ǵ phổ quát, vượt lư trí phân minh, đi vào miền thâm sâu của Tiềm Thức, tiếp cận miền vi tế của Tâm Linh. Hay nói cách khác, nếu Sử kư là sử ṿng Ngoài của những biến cố ngoại diện, th́ Huyền Sử là sử ṿng Trong của Tâm Linh dân tộc, là di bảo thiêng liêng, là giá trị tinh thần do bao đời kết tinh, là linh hồn của lịch sử.
Như thế, nếu Tổ chức xă hội và Sử kư thuộc về lănh vực Lư trí, Hiện tượng, th́ trái lại, Cơ Cấu và Huyền sử vượt được sự giới hạn của lư trí để đi sang miền thâm sâu của Tiềm Thức, Tâm Linh.
2- CHÚ Ư TỚI LIÊN HỆ GIỮA CÁC HẠN TỪ HƠN LÀ HẠN TỪ RIÊNG RẼ.
Khi t́m hiểu Văn Hoá theo lối xưa, nhà nghiên cứu chỉ tŕnh bày, mô tả, hay cho dù phân tích hoặc tổng hợp những yếu tố riêng rẽ của Văn hóa, cũng chỉ dựa trên một số phạm vi chung của Văn hoá như ngôn ngữ, kỹ thuật, khoa học, tín ngưỡng, tổ chức xă hội, kinh tế…Với đường lối nghiên cứu mới về Văn hóa của các nhà Cơ Cấu luận ngày nay, họ không dừng lại sự khảo sát nơi các hạn từ chung ấy. Cơ Cấu gia đi sâu hơn vào sự khám phá ra các Mối Liên Hệ hay là các Mối Tương Quan giữa các yếu tố Văn hóa để t́m ra những nét đặc trưng sâu xa biểu hiệu cho một nền văn hoá. Do đó, nhà Cơ Cấu nhấn mạnh đến liều lượng và vị trí của mỗi yếu tố riêng của từng nền văn hóa trong mối liên hệ với toàn thể các hạn từ văn hóa chung.
Ta thử áp dụng phương pháp trên vào lănh vực Huyền Sử với truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên. Khi đối chiếu Vật biểu của các dân tộc khắp nơi trên thế giới, ta thấy tuy dân tộc nào cũng chọn vật biểu cho họ, nhưng tất cả chỉ chọn một vật biểu duy nhất, chỉ riêng nước Việt là chọn Vật biểu kép Tiên và Rồng, ta mới thấy nổi bật về Lưỡng-Nhất tính của quan niệm Triết Việt về vũ trụ, vạn vật, con người. Chỉ có một hạn từ làm vật biểu như các dân tộc khác, th́ làm ǵ có việc tương quan, liên hệ, nghĩa là cái nhận thức Duy một chiều kích đă là bước khởi đầu. Triết Việt với Hai Hạn Từ Tiên Rồng là vật biểu, đă mặc nhiên nói lên tính Liên Hệ giữa hai hạn từ, tính Tương Quan hai chiều, mà sau này Cơ Cấu luận chú ư đến để định tính một nền văn hóa.Một điểm quan trọng khác, về mối liên hệ giữa các hạn từ nơi Huyền sử, như những trang sử đầu tiên của các giống dân thường có nhiều điểm chung giống nhau, như sự xuất hiện của các Thần, vơí những việc làm phi thường, lớn lao so với các con người b́nh thường.Và con người với tất cả những sinh hoạt của thuở sơ khai, c̣n nhiều quan hệ với thần thánh. Thế nhưng, áp dụng phương pháp Cơ Cấu, khảo sát về sự Tương Quan cùng liều lượng và vị trí của các yếu tố giữa Thần và Người, cũng như dùng phương pháp đối chiếu để so sánh nội dung khác nhau của Huyền thọai của các dân tộc, nhà Cơ Cấu sẽ t́m ra được những nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu cho từng sắc dân.
Thật thế, Thần và Người đă có khắp trong các nền Văn hóa xưa, Đông cũng như Tây. Nhưng mối Liên Hệ hay là Tương Quan giữa Thần và Người đă có sự khác biệt căn bản trong từng nền văn hóa. Huyền thoại của các dân tộc khác thường đặt nổi vai tṛ của Thần linh, trong khi Huyền thoại Việt lại đề cao vai tṛ của con Người. Nói cách khác, Huyền thoại của các dân tộc khác chính là Thần Thoại, v́ Thần Linh làm Chủ, th́ ngược lại, Huyền thoại Việt chính là Nhân Thoại, v́ Con Người được làm Chủ, nên Huyền thoại Việt có tính Nhân Chủ.
Sự khác biệt trong mối Tương Quan giữa Thần và Người trong Huyền thoại c̣n được minh chứng nơi hai h́nh ảnh: Một bên là h́nh ảnh bi thương của con người qua nhân vật Prométhée trong Thần Thoại Hi Lạp, chỉ v́ tội ăn cắp một chút lửa trời để đem về soi cho trần thế bớt u tối, không may bị thần Zéus bắt gặp, mà bị trói trên núi Caucase, làm mồi cho chim kền kền moi móc gan ruột. C̣n bên kia là h́nh ảnh oai phong của ông Bàn Cổ trong Nhân Thoại Việt Tộc “Bàn Cổ thủ xuất, thủy phán âm dương”. Ông Bàn Cổ đâu cần leo lên trời để ăn trộm chút lửa như Prométhée, v́ chính ông xếp đặt trời đất theo ư ḿnh, chính danh định phận cho vũ trụ, in dấu ấn của con Người Nhân Chủ Tâm Linh khắp bước khai thiên lập địa. Chính ông c̣n làm ra sấm sét, th́ chút lửa có đáng ǵ mà phải trở thành một kẻ tội đồ.
Hai tính chất Lưỡng-Nhất và Nhân Chủ có một sự quan hệ mật thiết với nhau: Nhờ nhấn mạnh đến tương quan như Hai mà Một trong bản chất Rồng Tiên, nên Người cũng tương quan với Thần trong thế Tương Liên cao cả, hai chiều, để rồi Người cũng uy quyền mạnh mẽ, đầy tự tin như Thần. Với vai tṛ con người được đặt nổi ở đây, nền Nhân Thoại Việt trổi vượt hơn các Thần thoại khác về mặt Nhân Bản. Mà Nhân Bản là ǵ nếu không là chủ trương phục vụ hạnh phúc và quyền lợi của con Người hơn bất cứ điều nào khác. Và ở đâu hạnh phúc và quyền lợi con người được phục vụ hơn ở trong mảnh đất của Nhân hoàng, Nhân thoại, nơi mà Con Người nắm giữ vị trí của Chủ Nhân ông? Như trong truyện “Ngư Tinh”, “Hồ tinh”, với vai tṛ “Chủ nhân ông”, vua Hùng đă diệt Ngư Tinh, Hồ tinh, có nghĩa là tiêu diệt những lư thuyết hoang đường, mù quáng, làm hại cho con người, khai quang tâm trạng bái vật sơ khai trước khi xây căn nhà Nhân Chủ Tâm Linh cho con Người có nơi An cư Lạc đạo. Truyện “Bánh Dầy Bánh Chưng” nói lên ư thức Trời Đất Giao thoa làm nên Con Người Đại Ngă. Ai mà nhận thức và hiện thực được, biểu thị bằng cách làm ra được bánh trời bánh đất, th́ sẽ được phần thưởng vĩ đại là làm vua, mà ư nghĩa cụ thể là trở nên Nhân Chủ.
Tóm lại, nếu Cơ Cấu luận nhấn mạnh đến Tương Quan, Liên Hệ giữa các hạn từ hơn là các hạn từ riêng rẽ, th́ tương tự như thế, không đề cao một hạn từ riêng biệt, như Trời hoặc Đất, với Lưỡng-Nhất tính và Nhân Chủ tính, Huyền Sử Việt đặt nổi vai tṛ, địa vị con Người như là mối Tương Quan, Liên Hệ hay điểm Nối Kết, Hội Tụ giữa Trời và Đất, giữa Hữu hạn và Vô biên, giữa Cá Nhân nhỏ bé và Đại Ngă bao la.
3- ĐỨNG TỪ TOÀN CẢNH NH̀N VÀO TỪNG PHẦN VÀ GIẢI NGHĨA TỪNG PHẦN BẰNG TƯƠNG QUAN TOÀN BỘ.
Chính từ quan điểm Lưỡng-Nhất tính và Nhân Chủ tính, nghĩa là từ nhận thức mối Tương Quan, Liên Hệ giữa các hạn từ mà không nh́n hạn từ theo cách riêng rẽ, nên Huyền Sử Việt mới có được cái nh́n Toàn Cảnh vượt lên sinh hoạt từng phần của đời sống và mới có khả năng giải thích đời sống từng phần bằng cách đặt tương quan của chúng với toàn bộ.
Hay nói cách khác, nếu ta mới chỉ nh́n qua các tập hợp xă hội con người ở bất cứ nơi nào, thời nào trên thế giới, về nền tảng, không có nhiều khác biệt. Con người thời nào, nơi nào thường cũng có những nhu cầu căn bản như nhau: ăn ở, truyền sinh, thông cảm với tha nhân và được thông cảm, được biết đến, có tín ngưỡng…Nhưng nếu t́m hiểu sâu xa hơn, ta sẽ nh́n thấy sự khác biệt. Sự khác biệt đó chính là nơi những phương thức, cách thế mà các nhu cầu trên được đáp ứng, thoả măn, qua mối tương quan vô h́nh định tính nội dung của nền văn hóa liên hệ.
Như đă tŕnh bày ở trên, ta thử chiếu giải 4 loại giao liên mà Claude Lévi-Strauss phân tích từ nghiên cứu các loại văn hoá và xă hội khác nhau trên những b́nh diện ngôn ngữ, thói tục, định chế, huyền thoại, để xét các tương quan của chúng trong việc định tính từng loại giao liên trong các sinh hoạt ấy. Trước tiên, hăy xét đến sự khác biệt trong cách xử dụng ngôn ngữ trong lối nói “Vô Ngă Hóa” của Tây Phương, khi với bất cứ ai, trên hay dưới, thân hay sơ, cũng chỉ có một lối xưng hô duy nhất vô sắc thái là “you”, “vous”,“il ”…với lối “Thân Tộc Hoá Xă Hội” của người Việt: gặp người xa lạ ta vẫn dùng những lối xưng hô thân mật như trong gia đ́nh: thưa ông, thưa cô, thưa d́, chú, bác, anh, chị, em…
Nới rộng phạm vi nghiên cứu từ lănh vực ngôn ngữ qua các địa hạt văn hóa, xă hội, huyền sử…Có một liên hệ nào chăng của lối xưng hô “Vô Ngă Hóa”, vô sắc thái của Tây Phương với tính chất Trừu Tượng, Duy Lư, Duy Vật của Triết cổ điển mà phong trào Hiện sinh tố cáo là Phi Nhân Bản, v́ chỉ thích hợp cho thế giới Sự Vật? Cũng như có một tương quan nào chăng, của lối xưng hô cạn cợt, lạnh lùng, thiếu thân t́nh với liên hệ hàng ngang Chủ-Nô trong xă hội Hi Lạp, La Mă, Tây Phương trước đây xem người Nô lệ như Đồ Vật để có thể trao đổi, mua bán, v́ người Chủ có mọi Quyền, c̣n người Nô có mọi Nghĩa Vụ, phản ánh mối giao liên mà Lévi-Strauss đặt ở phần thấp nhất trong bảng sắp loại của ông, đó là:
Giao liên xây trên quyền lợi
Giao liên chú ư đến nhiệm vụ
Thêm nữa, phải chăng, liên hệ Chủ-Nô trong xă hội Tây Phương xưa khởi nguồn từ thân phận bé nhỏ của con người Prométhée trước uy quyền của thần linh Zéus, mà hậu duệ của con người bé nhỏ ấy là giới Nô lệ, và kẻ kế thừa ḍng máu Thần linh là giới Quư tộc, trưởng giả trong xă hội La-Hy xưa và giới Chủ nhân sau này trong xă hội Tây phương?
Một cách tương tự, ta có thể nh́n được mối tương quan của lối xưng hô “Thân Tộc Hoá Xă Hội” với nội dung Nhân Bản trong Văn Hoá Việt. Mối Tương Liên nền tảng từ một Bọc Mẹ Âu Cơ sau này biến thể thành nội dung Nhân Bản Toàn Diện của Việt Nho, một nền Triết Lư phù hợp với thế giới Con Người với mối Ngũ Luân (vợ chồng, cha con, vua tôi, anh em, bạn hữu) Đa Kích thay cho liên hệ Chủ-Nô một chiều của Tây phương. Đạo Thờ Người qua Lễ Gia Tiên cũng nói lên tính Nhân Bản trong quan hệ với người đă khuất. Từ cái nôi Văn Hóa Nhân Bản, xă hội Việt cổ xưa đă sớm có ư thức công chính trong sự tương xứng Quyền lợi và Nghĩa vụ, phản ánh qua mối giao liên đảo lại mà Lévi-Strauss đă đặt trị giá trên 2 loại giao liên dựa trên quyền lợi và nhiệm vụ của Tây phương.
Nhưng Giao liên cao nhất theo Cơ Cấu luận là Tương Liên (Mutualité). Nếu hai giao liên thấp nhất dựa trên quyền lợi và nhiệm vụ bắt buộc nằm trọn vẹn nơi sự tính toán hơn thua, th́ giao liên đảo lại, “có qua có lại”, đă có phần t́nh cảm kèm theo lư trí, nhưng vẫn chưa phải là mức độ cao cả trọn vẹn của Nhân tính. Tương Liên là mối giao liên Chân Thực nhất, hoàn toàn dựa trên T́nh Nghĩa là nét đặc sắc nhất của xă hội loài người, làm nên con người Đại Ngă Tâm Linh. Thật vậy, chính yếu tố Tâm Linh làm cho con người trở nên Người đích thực, con người khôn sáng (homo-sapiens) đứng biệt lập ra khỏi cái khối vượn người đă xuất hiện cách đây nhiều triệu năm. Như đă tŕnh bày ở trên, theo các nhà cổ nhân học, có hai yếu tố gây ra biến cố quyết liệt này là Lao Tác và T́nh Nhà.
Đặc biệt trong xă hội Lạc Việt, lao tác được tuyên dương đến cấp siêu h́nh như nét đặc trưng của con người Đại Ngă, khi Ḥa Hợp với thiên nhiên theo nhu cầu để sinh tồn, khi Tham dự vào việc sinh dưỡng của vạn vật trong việc tạo hoa mầu trong đời sống Nông Nghiệp ổn định.
Chính nơi Lao Tác của nếp sống Nông Nghiệp, T́nh Nhà được trưởng dưỡng để rồi từ đó con người thực sự tách biệt khỏi đời sống động vật, để tiến măi trên cấp độ của Tâm Linh. Như đă nói ở trên, nơi con thú không có t́nh nhà. Không cả t́nh mẫu tử hay nếu có th́ cũng rất yếu ớt, ngắn ngủi. Trái lại, nơi con người, t́nh người được kết thành gia tộc, rồi lớn lên thành thị tộc, rồi dân tộc, nhân loại, vươn lên măi tới đợt Đại Ngă Tâm Linh. Nghĩa là, khởi đi từ họ hàng huyết thống, t́nh nghĩa con người đi đến t́nh họ hàng thiêng liêng của Nhân loại.
Thật thế, chính trong bầu khí sinh dưỡng Tâm Linh của Việt tộc đề cao Lao Tác và T́nh Nhà mới hội đủ điều kiện của mối giao liên cao nhất theo Cơ Cấu luận là Tương Liên. Chính ở nơi đây, ta mới thấy xuất hiện những con Người Chân Thực, thấy việc đáng làm th́ làm, không cần để ư đến danh vọng hay quyền lơi. Làm v́ mối Tương Liên, v́ T́nh Nhân Loại, v́ Nghĩa Đồng Bào, v́ Đại Cuộc, v́ những lư do cao đẹp khiến người trở nên NGƯỜI hơn. Những tính toán nhỏ nhen, hơn thiệt, không xứng đáng với sứ mạng Làm Người cao cả sẽ không c̣n chỗ đứng nơi mảnh đất quê hương của Tâm Linh. Cũng chính nơi đây, mới có truyện Phù Đổng Thiên Vương qua h́nh ảnh cao đẹp của Thánh Gióng, sau khi đánh giặc cứu nước, người Chiến Sĩ An Vi không màng công danh phú quư mà bay thẳng lên trời, hưởng hạnh phúc trên đỉnh An Lành.
Chính v́ ư thức An Vi, nên người Chiến Sĩ An Vi tiên phong trong Đạo Việt đă có những bước “Nghĩa Hành”, làm v́ Nghĩa, chứ không v́ hào quang của lợi danh (lợi hành), lại càng không v́ bị cưỡng ép của luật pháp hay sức mạnh (cưỡng hành), nên c̣n gọi là An Hành. Nghĩa Hành hay An Hành là hành động với Ư thức cao cả của Trí tuệ và Tâm tư, trong mối Tương Liên với Đại Ngă và cùng là Đại Nghĩa. Triết lư sống cao đẹp của Người Chiến Sĩ vùng trời An Vi Việt Đạo chính là đỉnh cao trên hết của 4 cấp độ giao liên nền tảng mà Cơ Cấu luận, lư thuyết Nhân văn tân tiến nhất nhân loại ngày nay đă phác họa.
Tóm lại, qua phần tŕnh bày trên, xuyên qua 4 mối giao liên xây trên nhiệm vụ, quyền lợi, đảo lại và Tương Liên, ta thấy chính đỉnh cao của các mối giao liên xă hội mà Cơ Cấu luận phân tích, lại là Minh Triết An Vi của Việt tộc. Rồi trong sự nghiên cứu sâu xa, nguồn gốc bao dung, cái nôi Văn hóa của An Vi, chính lại là nơi Ư Nghĩa mà Huyền sử Con Rồng Cháu Tiên muốn gửi gấm bức Di Chúc Vạn Đại Thiên Thu: H́nh ảnh “Bọc Trăm Trứng” diễn đạt một cách đúng đắn, trung thực nhất nguyên tắc “Đứng Từ Toàn Cảnh Nh́n Vào Từng Phần và Giải Thích Từng Phần Bằng Tương Quan Toàn Bộ” của Cơ cấu luận của Claude Lévi-Strauss. Thật vậy, từ cái nh́n toàn cảnh, tức từ “Bọc Trăm Trứng”, nh́n vào từng phần, tức “Trăm Trứng của Bọc”, và giải thích từng phần bằng tương quan toàn bộ, có nghĩa là Người Việt Lư Tưởng không xem nhau như những phần tử lẻ loi cô độc, để phải đấu tranh sinh tồn, giai cấp chủ nghĩa. Theo tinh thần Việt Đạo, mỗi người đều là một thành phần của toàn thể, là lân nhân với niềm cảm xúc gần gũi, thân cận trong ư nghĩa đều là cùng một bụng Mẹ Âu Cơ, cùng phải thân yêu đùm bọc nhau bằng tương quan toàn bộ là T́nh Nghĩa ruột thịt, bằng t́nh “Đồng Bào” (cùng một bọc).
Chính nhờ cái nh́n toàn cảnh trên, mà Cơ Cấu Văn Hoá Việt mới có mối Nhất Quán của các tính Lưỡng-Nhất, Nhân Chủ, Tâm Linh và An Vi, mới trùng hợp và hội đủ các tiêu chuẩn của Cơ Cấu Luận (Structuralism) của Claude Lévi-Strauss, lư thuyết nhân văn tân tiến nhất ngày nay.
Như thế, t́m về Văn Hoá Dân Tộc cũng là t́m về Cơ Cấu Huyền Sử, tức Sử Hàng Dọc, Sử Tâm Linh để có cái nh́n Bao Quát, Nền Tảng, Ư Nghĩa trên những sinh hoạt đa dạng của Văn Hoá, hầu đọc được Hoạ Đồ Tâm Linh Dân Tộc, bức Di Chúc Tinh Thần của ḍng Sử Mệnh Việt.
4- T̀M RA NHỮNG LUẬT CHUNG TỪ NHỮNG MÔ H̀NH DẠNG THỨC ĐỂ SUY DIỄN VÀ QUY NẠP
Như đă tŕnh bày ở trên, theo Cơ Cấu luận, cơ cấu văn hoá nói chung, Cơ Cấu Huyền Sử nói riêng của mỗi dân tộc, v́ ở b́nh diện Vô thức nên nằm ngầm trong các định chế, thói tục, thần thoại…Nếu t́m được ra cơ cấu vô thức ấy, đó chính là Nguyên Lư giải nghĩa được tất cả các thể chế, thói tục, thần thoại khác. Muốn t́m ra cơ cấu chung này, th́ cần phải đẩy sự phân tích sâu xa đến trung độ, v́ cái lương tri bất biến của bản tính con người là hệ thống những Niệm thức nằm xen kẽ giữa hạ tầng và thượng tầng kiến trúc. Nhờ vị trí trung gian đó, mà chúng trở nên lưỡng diện, tức vừa có tính thường nghiệm mà lại khả tri (empirique et intelligible). Là thường nghiệm, nên biến đổi, c̣n là khả tri nên bất biến, nghĩa là chúng vâng theo một số mẫu mực trở đi trở lại, v́ chúng xuất phát từ một lương tri luôn luôn đồng nhất với ḿnh. Do đó, chúng vượt lên trên quan điểm xă hội hay biến đổi. Điều quan trọng là t́m ra những cơ cấu đó. Chúng tuy không có nhiều, nhưng rất khó t́m, v́ chúng bị chôn vùi dưới những phạm trù lư trí, những dạng thức do trí óc con người tạo ra hoặc những tổ chức đa dạng trong xă hội. Trong mục đích t́m hiểu Cơ Cấu Vô Thức cơ bản đó, Lévi-Strauss đề nghị một phương pháp là kiến tạo ra những dạng thức để làm dụng cụ quan sát và xếp loại từ những dữ kiện thâu lượm được trong vùng tiềm thức v́ Tiềm thức là miền âm u mờ mịt như biển đại dương, nên không thể y cứ vào cái ǵ để làm tiêu điểm. Những dạng thức được kiến tạo ra không có phần cảm giác cụ thể (sensible), nhưng lại có phần khả niệm (intelligible). Nói cách khác, dạng thức làm cho ta lùi xa thực tại, v́ đánh mất phần cảm giác cụ thể, là cốt để nắm vững hơn được thực tại bằng khả niệm tính, kiểu như khoa học vật lư cũng cắt xén sự vật bằng những phương pháp trừu tượng hầu chế ngự thực tại. Dạng thức của Cơ Cấu luận tương tự như Phạm trù của triết gia Kant, c̣n Cơ Cấu giống như Niệm thức của Kant, nghĩa là một thứ trung gian vừa có tính chất cảm giác cụ thể hầu đi sát sự vật, lại thêm tính chất lư luận trừu tượng để sắp xếp sự vật. Do đó dạng thức được kiến tạo có lư do tồn tại của nó, nên đă xuất hiện nhiều lần, nhưng với Lévi-Strauss th́ được khai triển một cách triệt để và hệ thống.
Trong khi đi t́m những chất liệu để kiến tạo dạng thức, Lévi-Strauss chú ư đến điểm nối đă hiện h́nh trong lănh vực liên hệ. V́ Cơ cấu thường h́nh thành ngay từ thưở sơ khai của mỗi dân tộc, nên Lévi-Strauss đề cao giá trị của những bước khởi đầu, coi đó như là những điểm nối giữa Ư Thức với Tiềm Thức, giữa Sử hàng Ngang và Sử hàng Dọc. Cũng chính v́ nhận ra rằng Tiềm Thức con người c̣n tác động mạnh nơi tâm trạng ban sơ nên Lévi-Strauss quan niệm muốn t́m hiểu một xă hội mà bỏ quên Huyền Thoại, nghĩa là những trang đầu tiên của lịch sử, những sáng tạo ban đầu để chỉ biết có sử kư là một sự sa đọa, mà hậu quả là không nắm được cấu thức của các định chế.
Chúng ta thử áp dụng phương pháp Cơ Cấu vừa được tŕnh bày ở trên vào việc nghiên cứu Huyền Sử Việt. Điều cần nhấn mạnh ở đây, là có một sự dị biệt thuộc phương pháp giữa Dạng thức của Lévi-Strauss và Mô h́nh của Việt Triết. Với Lévi-Strauss, mô thức phải được kiến tạo ra (modèles construits). Nói cách khác, ông t́m cách thay thế các mô h́nh của các thổ dân bằng những mô h́nh lư trí để có thể thành những công thức đại số nhờ đó có khả năng giải thích rộng răi hơn, dễ điều động hơn là mô dạng của thổ dân c̣n nằm ch́m trong tiềm thức. Ngược lại, Mô thức của Việt Triết đă có từ lâu đời, c̣n kèm theo cả Số (Xem Những Số Huyền Cơ trong Văn Hóa Việt), cũng như đă nhô lên b́nh diện Ư Thức nên rất dễ điều động, khả năng biến thái vô biên nên cũng uyển chuyển linh động. Cho nên, thay v́ phải kiến tạo Mô thức như Lévi-Strauss, ta chỉ cần lựa chọn mô thức đă sẵn có. Ba Mô thức căn bản của Việt Đạo là: Âm Dương, Tam Tài, Ngũ Hành đă hàm chứa ba nét căn cơ nổi bật nhất: Lưỡng-Nhất Tính, Nhân Chủ tính và Tâm Linh của thời Khai Nguyên Tư Tưởng Việt qua Huyền Sử.
Như đă tŕnh bày ở trên, Việt tộc là dân tộc duy nhất có Hai vật tổ Tiên Rồng. Nét đặc trưng này là khởi thuỷ của Mô H́nh Âm Dương sau này nơi Dịch Lư. Truyện Bánh Dầy Bánh Chưng tượng trưng cho Trời Đất Giao thoa làm nên con Người Đại Ngă. Ư tưởng Nhân Chủ tiên thiên này dẫn đến Mô H́nh Tam Tài Trời-Đất-Người trong Trung Dung. Khi con người nhờ nhận thức được Tiên Rồng Tính nơi Bản Thể Uyên Nguyên mà dung hoà được cặp mâu thuẫn nội tại trong thân tâm ḿnh, cũng như điều lư được các cặp mâu thuẫn trong vũ trụ vạn vật, nên tâm hồn vươn lên tới đợt An Nhiên , giác ngộ An Vi giữa đời động lọan v́ sống với chiều kích Đại Ngă Tâm Linh. Minh thức về Bản Thể Tâm Linh, suối nguồn Thái Ḥa của tŕnh độ Tâm Thức An Vi được đúc kết nơi Mô H́nh Ngũ Hành của Việt Nho sau này.
Nếu chúng ta biết là Lévi-Strauss được gợi ư lập ra Cơ Cấu luận từ một học giả về Nho giáo là ông Marcel Granet, cũng như những triết gia (Leibnitz, Hegel, Jaspers, Heidegger), tâm lư gia (Carl Jung), khoa học gia (Niels Bohr, Fritjof Capra) và nhiều người khác ở hàng đầu của giới trí thức Tây phương chịu ảnh hưởng của Kinh Dịch và Đông phương, th́ ta mới hiểu ra rằng khi đi t́m hiểu, học hỏi về nguồn gốc Văn Hoá Dân Tộc Việt, ta sẽ trở về những Chân Lư cổ xưa, nhưng ở đây,“cổ mà không cỗi” v́ những giá trị ngàn xưa đă trở thành bất hủ, là những chân lư vượt không thời, để trở thành đối tượng học hỏi của giới trí thức ưu tú của cả Tây phương lẫn Đông phương ngày nay. Do đó, đối với người Việt, “Về Nguồn” không phải là về với những ǵ cổ hủ, lỗi thời, mà trái lại, về với Nguồn Việt là trở về với những tiềm năng, khả thể của Thực Tại Miên Trường, giải phóng cho con người khỏi những bước vong thân dưới đủ mọi h́nh thái lệ thuộc của căn bệnh DUY một chiều kích của nhân loại.
Thật thế, Cơ Cấu Huyền Sử của Việt Đạo đă có từ xa xưa, rất rơ nét là đă đặt nổi chữ TƯƠNG trong sự quan hệ giữa hai hạn từ nền tảng nhất của Bản Thể Đại Đồng. Hai hạn từ đó có thể gọi là Tiên-Rồng, Hữu-Vô, Thời-Không, Thiên-Địa, Nam-Nữ, Tâm-Vật, Lư-T́nh…Khi chiếu Ánh Sáng Tương Quan, Ḥa Hợp của Bản Thể Bất Biến trên khắp các mâu thuẫn biến động của cuộc nhân sinh, con người cảm thấy Tâm Hồn An Nhiên, thư thái, hợp nhất cùng linh lực mầu nhiệm của Đạo Thể Viên Dung. Đó là lư do Minh Triết An Vi cần khai quật lại cái CƠ CẤU CẶP ĐÔI UYÊN NGUYÊN TIÊN – RỒNG trong Việt Đạo để mỗi chúng ta được tham dự vào vẻ đẹp thầm lặng của Chân Lư B́nh Quân trong sự thiết lập mối Tương Quan thầm lặng với vũ trụ, vạn vật.
Đông Lan
Trang Chủ . Kim Âu . Lưu Trữ. Báo Chí . RFI . RFA . Tác Giả . Chính Trị . Văn Nghệ . Khoa Học . Mục Lục . Quảng Cáo . Photo . Photo 1. Tinh Hoa .
MINH THỊ
Bài trong trang này nhằm cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu tham khảo, điều nghiên của Người Việt Quốc Gia trong tinh thần "tri kỷ, tri bỉ", " biết ta, biết địch" để nhận rơ những âm mưu, quỷ kế, ngôn từ và hành động của kẻ thù và có phản ứng, đối sách kịp thời.
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám