MINH THỊ

 

LỊCH SỬ ĐÃ CHỨNG MINH, KHÔNG MỘT ĐÁM NGOẠI NHÂN NÀO YÊU THƯƠNG ĐẤT NƯỚC, DÂN TỘC CỦA CHÚNG TA NẾU CHÍNH CHÚNG TA KHÔNG BIẾT YÊU THƯƠNG LẤY ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC CỦA MÌNH. 

DÂN TỘC VIỆT NAM PHẢI TỰ QUYẾT ĐỊNH LẤY VẬN MỆNH CỦA MÌNH CHỨ KHÔNG THỂ VAN NÀI, CẦU XIN ĐƯỢC TRỞ THÀNH QUÂN CỜ PHỤC VỤ CHO LỢI ÍCH CỦA NGOẠI BANG VÀ NHỮNG THẾ LỰC QUỐC TẾ. 

 

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVFOX NewsReutersAP NewsWhite HouseLearning Tác PhẩmLịch SửKim ÂuTinh HoaCongressHouseVấn ĐềNVR RadioĐà LạtDiễn ĐànBBC RadioVOA NewsRFA NewsRFISBSTác  GỉaYouTubeFederal RegisterUS Library

TRONG THANH :

Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

 

 

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, ngày 08/05/2018.REUTERS/Jonathan Ernst

Hôm qua, 08/05/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh tái lập các trừng phạt, bị đình chỉ kể từ khi thỏa thuận hạt nhân với Iran, được ký kết tại Vienna năm 2015, có hiệu lực. Ông Donald Trump ca ngợi đây là quyết định sẽ bảo đảm an toàn cho nước Mỹ, và đây là một cam kết quan trọng của ông với cử tri trong thời gian tranh cử tổng thống.

 

Việc Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran không gây ngạc nhiên. Kể từ khi vào Nhà Trắng, Donald Trump từng hai lần dự định tái ban hành các trừng phạt, nhưng không thành công, do áp lực của các cộng sự viên. Nhiều quan chức cao cấp Mỹ, kể cả tân ngoại trưởng Mike Pompeo - trong buổi điều trần trước Thượng Viện mới đây -, đều thừa nhận Iran tôn trọng thỏa thuận 2015. Tuy nhiên, từ ít tháng trở lại đây, Nhà Trắng ngày càng ngả sang lập trường hết sức cứng rắn với Teheran, đặc biệt với việc ông John Bolton, một người chủ trương lật đổ chế độ Iran, được bổ nhiệm làm cố vấn an ninh quốc gia.

 

Thông tín viên Anne Corpet tường trình từ Washington :

 

« Mọi trừng phạt sẽ được thiết lập trở lại », tổng thống Mỹ thông báo như trên, đồng thời nhấn mạnh là « Mọi quốc gia giúp đỡ Iran trong mục tiêu sở hữu vũ khí nguyên tử sẽ bị Hoa Kỳ trừng phạt nghiêm khắc ». Như vậy, Donald Trump đã lựa chọn phương án khắc nghiệt nhất để rút khỏi một thỏa thuận bị ông thường xuyên đánh giá là « thảm họa, kỳ cục, tệ hại ».

 

Tuy nhiên, tổng thống Mỹ - vốn tự coi mình như một nhà thương lượng ngoại hạng - cho rằng vẫn có thể tái khởi động các đàm phán. Donald Trump hứa hẹn : « Một khi ra khỏi thỏa thuận, chúng ta sẽ làm việc với các đồng minh để đi đến một giải pháp thực tế, toàn diện và bền vững đối với mối đe dọa hạt nhân Iran ».

 

Ngoài hạt nhân, tổng thống Mỹ cũng muốn đưa ra vấn đề chương trình tên lửa đạn đạo của Iran, và cuộc chiến chống lại ảnh hưởng của Teheran tại khu vực. Donald Trump đe dọa Iran : « Nếu tiếp tục tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân, chế độ Teheran sẽ phải chuốc lấy các vấn đề nghiêm trọng chưa từng thấy ».

 

Cựu tổng thống Barack Obama nhận xét quyết định nói trên của Donald Trump là một « sai lầm nghiêm trọng ». Hiếm khi cựu tổng thống Obama đưa ra bình luận về các hành động của tổng thống đương nhiệm.»

 

Thỏa thuận về hạt nhân Iran là một di sản của tổng thống tiền nhiệm Barack Obama, mà đương kim tổng thống không ngừng tìm mọi cách để phá hủy mọi dấu vết, cho dù trên bình diện chính trị trong nước, hay trên trường quốc tế. Trong thông điệp nói trên, cựu tổng thống Obama cảnh báo, quyết định rút khỏi thỏa thuận với Iran sẽ dẫn Hoa Kỳ đến một thảm họa. Đó là, hoặc sẽ có một nước Iran sở hữu vũ khí nguyên tử, hoặc một cuộc chiến tranh mới sẽ bùng lên tại Trung Đông.

 

media

Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút nước Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Ảnh ngày 8/05/2018 tại Nhà Trắng.REUTERS/Jonathan Ernst

Thông báo của tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran không phải là một bất ngờ, mà đã được cả thế giới chờ đợi. Ngay lập tức quyết định đã gây những phản ứng thất vọng ở nhiều nước. Chỉ một vài đồng minh của Mỹ trong khu vực Trung Cận Đông, đặc biệt là Israel, tán đồng .

 

Lên tiếng sớm nhất là ba nước Liên Hiệp Châu Âu. Những đồng minh gần gũi của Mỹ là Pháp, Đức và Anh đã ra ngay thông cáo chung, tỏ ý lấy làm tiếc và lo ngại về quyết định của tổng thống Trump, đồng thời khẳng định quyết tâm duy trì cam kết với Iran song song với việc nỗ lực tìm kiếm khả năng soạn thảo một thỏa thuận mới.

 

Thông cáo của ba nước châu Âu tham gia ký thỏa thuận hạt nhân Iran nêu rõ : « Với sự tiếc nuối và quan ngại, chúng tôi, những nhà lãnh đạo Pháp, Đức và Anh, đã rất quan tâm đến quyết định của tổng thống Trump rút khỏi JCPOA ( thỏa thuận hạt nhân Iran ký năm 2015). Chúng tôi nhấn mạnh sẽ tiếp tục cam kết thực hiện thỏa thuận, vì như vậy an ninh thế giới mới được củng cố » và sẽ hành động « trên tinh thần trách nhiệm ».

 

Lãnh đạo Ngoại Giao Châu Âu, bà Federica Mogherini, khẳng định Liên Hiệp Châu Âu vẫn quyết tâm duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran.

 

Về phần Nga, bộ Ngoại Giao nước này cho biết hết sức thất vọng với quyết định của tổng thống Trump đơn phương rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận đã ký. Nga cũng khẳng định sẵn sàng thúc đẩy hợp tác với các bên tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran còn lại, cũng như vẫn tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Iran trên nhiều lĩnh vực.

 

Ở khu vực Trung Cận Đông, Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ lo ngại sự mất ổn định và các xung đột mới ở Trung Đông. Trong khi đó, thông báo của tổng thống Donald Trump đã nhận được sự tán thưởng của Ả Rập Xê Út và đặc biệt là Israel. Ngay sau khi tổng thống thống Mỹ kết thúc tuyên bố tại Washington, thủ tướng Israel, Benyamin Netanyahu đã phát biểu trên truyền hình, ca ngợi tổng thống Trump đã có một « quyết định can đảm ». Thủ tướng Netanyahu tuyên bố : « Israel ủng hộ hoàn toàn quyết định can đảm của tổng thống Donald Trump bác bỏ thỏa thuận hạt nhân với chế độ khủng bố Teheran ». Thủ tướng Israel khẳng định, bản thỏa thuận ký với Iran 2015 không đẩy lùi, mà trái lại càng làm gia tăng viễn cảnh chiến tranh trong khu vực Trung Cận Đông.

 

Hôm qua, tổng thứ ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guterres, đã  kêu gọi các nước ký thỏa thuận hạn nhân Iran tiếp tục tuân thủ các cam kết sau khi tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi thỏa thuận trên.

 

media

Emmanuel Macron, Theresa May (G) và Angela Merkel (P) tại trụ sở Liên Hiệp Châu Âu, ngày 22/03/2018.REUTERS/Francois Lenoir

Quyết định của tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hôm 08/05/2018, đánh dấu sự thất bại nặng nề của các đồng minh châu Âu, sau nhưng nỗ lực ngoại giao liên tục của Pháp, Đức và Anh, nhằm thuyết phục tổng thống Mỹ không xé bỏ văn kiện mà các cường quốc phải mất nhiều năm trời đàm phán mới có được. Giờ đây, châu Âu lên tuyến đầu tìm mọi cách cứu vãn văn kiện bằng một thỏa thuận rộng hơn với Iran. Nhưng dường như đây sẽ là một nhiệm vụ có rất ít cơ may thành công.

 

Hôm qua, chỉ ít phút sau khi tổng thống Mỹ thông báo quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, trên Twitter tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khẳng định rằng Pháp, Đức và Anh sẽ tiếp tục cùng làm việc cho một thỏa thuận « rộng hơn, bao trùm các hoạt động hạt nhân (Iran) giai đoạn sau 2025, hoạt động tên lửa đạn đạo và ổn định ở Trung Đông… ».

 

Ông Macron đã thất bại, không làm lay chuyển được lập trường của Donald Trump, cho dù đã cố gầy dựng mối quan hệ gần gũi thân thiện với tổng thống Mỹ. Trong cuộc chạy đua ngoại giao gấp rút, Berlin, Luân Đôn cũng bất lực tương tự như Paris trước một tổng thống Mỹ khăng khăng với những lời hứa từ khi tranh cử.

 

Vài ngày sau chuyến thăm cấp Nhà nước tới Washington của tổng thống Pháp mới đây, thủ tướng Đức Angela Merkel rồi đến ngoại trưởng Anh Boris Johnson cũng cố khắng thuyết phục Mỹ, nhưng không thành.

 

Để cứu văn kiện khỏi bị chết yểu, các nước châu Âu đã phải chiều ý tổng thống Trump, cam kết sẽ đàm phán lại với Iran về « một hiệp định mới », trong đó có tính đến lới ích cũng như lo ngại của Mỹ về chương trình phát triển tên lửa đạn đạo, cũng như những hoạt động gây « mất ổn định » của Teheran tại Trung Đông.

 

Giờ đây, khi Donald Trump đã quyết theo cách của riêng ông, dù không có Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu, mà dẫn đầu là ba nước Pháp, Đức và Anh, buộc phải tính đến việc duy trì khuôn khổ chính đã thỏa thuận với Iran. Trên cơ sở đó, họ sẽ cùng với các bên liên quan trong thỏa thuận tìm kiếm thỏa hiệp để mở rộng phạm vi cam kết.

 

Công việc này sẽ được triển khai ngay từ thứ Hai (14/05) tới đây, với cuộc gặp giữa ngoại trưởng Pháp, Đức, Anh với đại diện của Teheran. Chiều nay, tổng thống Emmanuel Macron cũng có cuộc điện đàm với người đồng cấp Iran, Hassan Rohani để khẳng định quyết tâm duy trì các cam kết đã ký với Teheran.

 

Về phần mình, hôm qua, tổng thống Hassan Rohani đã ngỏ ý sẵn sàng thảo luận với các nước châu Âu, Nga và Trung Quốc để xem liệu các lợi ích của Iran có được bảo đảm sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Nhưng tổng thống Iran cũng cảnh báo nếu các cuộc đàm phán không mang lại kết quả như mong muốn, Teheran sẽ trở lại hoạt động làm giàu uranium « không giới hạn ».

 

« Các nước châu Âu giờ đây phải làm sao giữ được Iran ở lại thỏa thuận, nếu họ muốn cứu vãn văn kiện này thực sự », cựu cố vấn của tổng thống Barack Obama, ông Robert Malley và là người đã tham gia đàm phán hiệp định hạt nhân Iran, nhận định. Một nhiệm vụ gần như không thể, nếu không muốn nói là có quá ít cơ may thành công.

 

Nhiều nhà ngoại giao châu Âu, khi được Reuters hỏi, đã nói rằng sẽ cực kỳ khó khăn để đưa Iran ngồi vào bàn đàm phán về « một hiệp định mới rộng hơn », nhất là khi họ coi quyết định của Washington vừa rồi là thiếu tôn trọng cam kết quốc tế. Điều mà Teheran quan tâm giờ đây là các cường quốc đã ký vào hiệp định có thể bảo đảm lợi ích gì cho Iran khi các lệnh trừng phạt của Mỹ được áp dụng trở lại với Iran.

 

Ngoài ra, để có được thỏa thuận "rộng hơn" thì nhất thiết vẫn phải có sự đồng ý của Nga và Trung Quốc, những cường quốc đặt bút ký vào văn kiện năm 2015. Và cũng như các nước châu Âu, Bắc Kinh và Nga sẽ chỉ chấp nhận sau khi cân nhắc các công ty của họ bị ảnh hưởng bởi trừng phạt Mỹ tới mức nào. Hơn thế nữa, một quan chức ngoại giao cao cấp của Pháp, dấu tên, nhận định : « Châu Âu sẽ phải làm việc nhiều với Nga, vì nước này đã đang can dự sâu trong khu vực, nhất là Syria và Nga đang có lập trường cứng rắn hơn với phương Tây ».

 

Với quyết định của tổng thống Trump, chính quyền Mỹ sẽ gia hạn từ 3 đến 6 tháng trước khi áp dụng lại các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran, nếu như không có được một thỏa thuận mới nào đạt được giữa các bên. Ngoại giao châu Âu bắt đầu lao vào cuộc chạy đua với thời gian đầy khó khăn để có một thỏa thuận mới đáp ứng cùng lúc ba bốn bên có lợi ích và lập trường rất khác nhau và có những mối quan hệ chồng chéo, phức tạp. Nếu không, các công ty châu Âu sẽ phải chịu thiệt hại nhiều nhất về kinh tế, bởi hàng chục tỷ đô la buôn bán, đầu tư vào Iran có nguy cơ bị mất trắng.