US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Đọc Hồi kư “ Tuổi Thơ và Chiến Tranh”
của Vơ Đại Tôn.
Nguyễn mạnh Trinh.
Tuổi trẻ thời chúng tôi, hầu như mỗi người đều h́nh dung ra một chân dung người chiến sĩ. Có lẽ, ở một đất nước dằng dặc khói lửa như Việt Nam , th́ hiện tượng ấy cũng là b́nh thường không có ǵ khó hiểu. Riêng với tôi, th́ h́nh ảnh chiến sĩ đầy lăng mạn của Dũng và Trúc trong tiểu thuyết Đôi Bạn của văn hào Nhất Linh gây nhiều ảnh hưởng cho nhận thức của tôi. H́nh ảnh ấy đẹp quá, vừa có tính văn chương thơ mộng lại vừa có tính dấn thân. Cuộc ra đi của những người v́ nước hào hùng c̣n hơn cả chuyện Kinh Kha sang bờ sông Dịch ngày xưa bởi v́ nó gần gũi với thế hệ chúng tôi. Những chiến sĩ không phải là những người có trái tim sắt đá. Mà, họ chính là những mẫu người nhân bản nhất. Họ yêu quư gia đ́nh, yêu tổ quốc quê hương sâu xa. Và, với trái tim nồng nàn rực lửa ấy, họ lên đường , họ ra đi dù biết rằng có thể bị hy sinh hay phải chịu đựng muôn vàn những cực nhọc gian truân trên con đường làm cách mạng. Không như chữ “ cách mạng” là xưng danh của những người Cộng Sản Bolshevik Việt nam tự xưng. Mà những người làm cách mạng là những người dấn thân mong t́m một tương lai tốt đẹp cho dân tộc cho đất nước… Những nhân vật như Dũng , như Trúc, hay những chiến sĩ Quốc gia đă làm cách mạng với cung cách lăng mạn nghệ sĩ như thế . Họ ấp ủ lư tưởng nhưng khó mà đạt được thành công cho lư tưởng ấy.
Lớn lên, trải qua những năm tháng của thời thế đầy binh lửa mà sự thực nhiều khi vượt khỏi trí tưởng tượng của những người giàu mơ mộng nhất, bản thân tôi nghĩ vào thời đại bây giờ làm ǵ c̣n những người mang nặng lăng mạn và lư tưởng nữa. Thế nhưng khi tôi đọc bút kư “ Tắm Máu Đen “ của Vơ Đại Tôn th́ suy nghĩ đă khác. Cũng vẫn c̣n mẫu người chiến sĩ làm cách mạng với phong thái của một nghệ sĩ
Đi vào con đường tranh đấu với lư tưởng mang theo.
Đọc bút kư “ Tắm Máu Đen” rồi đọc “Hồi Kư Tuổi Thơ và Chiến Tranh”, và đọc những bài thơ kư tên Hoàng Phong Linh, tôi cảm nhận rơ một điều. Sáng tác của ông là t́nh yêu dành cho quê hương đất nước .Phải có một t́nh yêu mạnh mẽ thúc đẩy nên con người chiến sĩ, thi sĩ, nghệ sĩ ḥa hợp thành một con người Việt Nam đă chiến đấu trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh từ lúc tuổi thơ cho đến khi trưởng thành. Là chiến sĩ, ông hành động theo lư tưởng của ḿnh chấp nhận hy sinh gian khổ. Là thi sĩ , ông làm thơ, để gần hơn với mơ mộng , để yêu thương hơn quê hương. Là văn sĩ, ông mang tấm ḷng thiết tha của ḿnh giăi bày tâm can của một người nặng ḷng với đất nước.
Từ câu nói trước cuộc họp báo Quốc tế tại Hà Nội ngày 13 tháng 2 năm 1982 khi sa cơ vào tay quân thù ông đă dơng dạc chấp nhận cái chết chấp nhận hy sinh của một chiến sĩ sắt son v́ lư tưởng tự do:”Tôi sẽ không phản bội bất cứ ai đă giúp đỡ ủng hộ tôi. Tôi tiếp tục duy tŕ lập trường chính trị của tôi để tranh đấu cho tự do và giải phóng dân tộc. Tôi đă sẵn sàng nhận bất cứ một bản án nào mà chế độ Công sản dành riêng cho tôi.
Từ những thi phẩm như “ Lời Viết Cho Quê Hương”,” Đoản Khúc Cho Quê Hương”, “Tiếng Chim Bên Ḍng Thác Champy”, là những lời yêu thương đất nước , la ønhững cảm khái ngút ngàn của một con dân trong thời thế ngửa nghiêng của lịch sử dân tộc. Khuôn mặt thi sĩ ấy, những bài thơ chính luận ấy đă làm rơ nét hơn một vóc dáng chiến sĩ Vơ Đại Tôn.
Viết bút kư “ Tắm Máu Đen”, hay chuyện kể trong tù ‘Chim Bắc Cành Nam”, hoặc “Hồi Kư Tuổi Thơ và Chiến Tranh”, với Vơ Đại Tôn cũng chỉ là một phương cách để tranh đấu cho lư tưởng bằng văn chương.Đó cũng là một phác thảo con người chiến sĩ.
Riêng với tác phẩm ‘ Hồi kư Tuổi Thơ và Chiến Tranh” th́ trong phần mở đầu “ Tâm T́nh Gửi Lại Tuổi TrẻViệt nam “ ông đă viết:”Cuốn hồi kư này được viết trong bối cảnh hoàng hôn của một đời người đă trasỉ qua, chung sống suốt chiều dài của bao cuộc chiến xảy ra trên quê hương, tạm gác qua bên sự phân tách nguyên nhân chính kiến, chỉ hồi tưởng lại cảnh trầm luân của một Tuổi Thơ Việt Nam bị đắm ch́m trong khói lửa đạn bom. Những người mang ư thức hệ ngoại lai du nhập với chủ thuyết Cộng sản lợi dụng chính nghĩa Dân Tộc với ḷng dân vùng lên chống thực dân để cướp chính quyền và tiếp tục tạo nrn nội chiến làm cho cả một dân tộc phải triền miên lầm than bất hạnh, từ đó một trong hàng triệu Tuổi Thơ Việt Nam-mlà tác giả- không có nổi một chén cơm lành mỗi ngày và không thấy được cảnh Bà Tiên hiện về trong giấc mơ thơ dại”
Tuổi thơ của tác giả kéo dài những ngày ly loạn, là của thế hệ bị lôi cuốn trong thù hận chiến tranh.Ông mở đầu hồi ức của ḿnh với những câu văn thật thiết tha của một người đă trải qua nhiều thăng trầm của cuộc đời :
“Con chim trước khi chết c̣n biết quay đầu về núi, mong t́m lại khu rừng xưa nơi có tổ ấm cội nguồn.tại vùng trời hải ngoại, trong đời sống lưu vong kể từ năm 1975 ĺa xa Tổ Quốc, mỗi sáng thức dậy nghe nhịp thở rộn ràng của cuộc sống nơi xứ người hơặc mỗi đêm thức giấc tưởng ḿnh c̣n quê hương, tôi có thói quen hồi tưởng lại những đoạn đời đă qua…có lẽ những người cùng chung thế hệ với tôi cũng từng sống như vậy nhất là khi tuổi đời đang ch́m dần vào bóng hoàng hôn với nhiều giấc mơ không bao giờ trở nên hiện thực, bao hoià băo và tâm nguyện chưa thành, con đường đấu tranh c̣n dang dở trước mặt mà nghe trên đầu đang bạc đau từng sợi tóc.rụng dần theo năm tháng hắt hiu…”
Quê hương tác giả là Quảng Nam , nơi được mệnh danh là xứ sở của ‘ Ngũ Phụng tề Phi” , có con sông Thu Bồn thơ mộng. Từ năm 1946, gia đính của ông đang sinh sống ở thành phố Đà Nẵng phải tản cư v́ chiến tranh về quê ở làng Kim Bồng. Ơû đó cậu bé sinh trưởng ở thành phố bắt đầu làm quen với cuộc sống ở thôn quê.Đời sống mỗi ngày một khó thêm , và chịu khó chịu khổ là hoàn cảnh chung của cả dân tộc. Ở vùng tản cư, những gia đ́nh tư sản lại phải chịu thêm sự theo dơi nghi kỵ của những người Cộng sản mang danh kháng chiến.Sống kham khổ đă đành mà c̣n luôn chịu cảnh bị đe dọa thủ tiêu nên nhiều gia đ́nh muốn hồi cư trở về thành phố . Gia đ́nh tác giả cũng có ư định như thế và người mẹ cùng hai người chú t́m đường trở về thànhphố Đà Nẵng để hồi cư cho cả đại gia đ́nh . Và chuyến đi ấy đă trở thành vĩnh biệt.
Người mẹ là một bà Tiên của tác giả, có ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc đời ông. Trong bài thơ “ Lời viết cho quê hương” , ông diễn tả :
“ Tôi là người dân việt
khi mới sinh ra
tiếng mẹ ru cho ngủ ḥa với đạn bom xa
cùng tiếng vơng đưa d́u dặt
dù đang khóc-nghe tàu bay của giạc
cũng biết im hơi, ôm cổ mẹ xuống hầm
tôi đă quen tai nghe những tiếng nổ ầm
mùi thuốc súng ngạt đầy hai lá phỏi
Tôi biết nh́n mẹ tôi cằn cỗi
Sữa khô vàng v́ khoai sắn quanh năm
Mắt ngây thơ tôi thấy mẹ âm thầm
Nhiều đêm tối đẽo tầm vông cho bố
Bố tôi đi đặt hầm chông đào hố
Đuổi xua Tây, chống Nhật giữ quê nhà
Rồi lớn lên tôi thuộc hát hùng ca
Trước khi biết đánh vần qua chữ cái..”
Với tác giả Vơ Đại Tôn , h́nh ảnh người mẹ không bao giờ phai mờ trong trí nhớ của ông. Tôi đă xúc động khi đọc đoạn văn kể lại buổi ra đi không bao giờ trở lại của người hiền mẫu thân yêu. Nhà nghèo nên người mẹ trong bữa cơm sớm trước khi lên đường đă ăn cơm với nước mắm để nhường lại trái hột vịt luộc cho con.Ông viết:
“.. Rồi me kéo tay tôi, dẫn ra gần hàng rào dâm bụt. Mẹ lần tay vào lưng quần lấy ra một quả ǵ tṛn tṛn trắng trắng, nhét vào tay tôi, khẽ nói:” Mà để dành cho con cái trứng vịt luộc đây, con ăn đi rồi vô ngủ. Hồi năy má ăn cơm với nước mắm rồi. Má không có đủ để cho mỗi con một trứng. Thôi má đi nghe,mai mốt má về” mẹ tôi cúi xuống ôm hôn tôi rồi vùng chạy theo hai chú đang đứng chờ. Bóng bốn người khuất sau lũy tre làng đang rũ ngọn xuống như những bóng ma khổng lồ trong đêm khuya vắng. Đêm hôm ấy tôi cầm chặt quả trứng vịt trong tay mà ngủ say lúc nào không biết…
.. thời gian b́nh thản trôi qua trong gian khổ và tuyệt vọng của mọi người trong gia đ́nh. Cha tôi trông già khọm đi mỗi ngày ngồi yên trên ghế nh́n ra cổng, chờ mong. Hai năm sau, 1949, người anh cả của tôi có việc đi qua vùng cát trắng Cổ Lưu, đêm ngủ nhờ nhà một người dân trong làng. T́nh cờ hay là sự mầu nhiệm thiêng liêng nào đă đưa đường dẫn lối tới đây, anh tôi nh́n thấy chiếc ví nhỏ bằng da của mẹ tôi nhét trên trần mái nhà tranh. Hỏi người chủ nhà mới biết là mẹ tôi và hai người chú đă từng ngủ tại đây một đêm mấy năm về trước và đă bị Việt Minh( sau này đổi thành Cộng sản) giết chết, kết tôi đi liên lạc với Pháp. Cả ba người bị giết một cách dă man, chôn chung một hố cát bên cạnh bờ sông.
Mười hai năm sau, 1959, khi khu vực này thuộc tỉnh Quảng nam được b́nh định th́ chúng tôi mới có dịp về đây để cải táng cho mẹ và hai chú. Chín người con c̣n lại, có người tương đối thành đạt trong đời, đă quỳ khóc trên băi cát. Không dám dùng cuốc xẻng để đào v́ sợ động, mười tám bàn tay của những người con mất mẹ cào xới từ từ hố cát xẫm vàng. Chỉ c̣n mái tóc dài của mẹ và ba bộ xương khô, có khúc bị gẫy vụn.Chứng tích của sự tàn sát dă man mà vũ khí trên tay của kẻ thù- người đă giết mẹ tôi và hai chú- là lưỡi cuốc chém ngang lưng…’
Và bây giờ , th́ tác giả vơ Đại Tôn vẫn c̣n nhớ . Nhớ để thương yêu mẹ và cũng nhớ để cố gắng thực hiện được phần nào hay phần đó ư hướng và lư tưởng của ḿnh:
”Hơn nửa thế kỷ trôi qua, giờ đây tóc tôi đă bạc. Quả trứng vịt luộc ngày xưa mẹ cho tôi trước khi lên đường đă nuôi tôi nên người hôm nay.Từ một đứa trẻ sớm mồ côi mẹ ma 2không biết, măi cho đến bây giờ, đă có biết bao nhiêu cái chết oan khiên tức tưởi do người Cộng sản gây ra? Người mẹ chỉ v́ ḷng thương con vô bờ mà đă bị kết tội oan ức, đến lúc chết mà không hiểu v́ sao?Và hôm nay , trên cơi đời này có bao nhiêu người con đă mất mẹ v́ một chế độ phi nhân, có c̣n cảm thấy hơi ấm của quả trứng luộc trong tay? Tôi lại tiếp tục lên đường cùng những người con hiếu thảo của Mẹ Việt Nam để cố góp công sức nhỏ nhoi vào đạo nghĩa phục quốc và riêng tận đáy ḷng luôn mong ước có ngày thỉnh rước h́nh bóng Mẹ thương yêu của tôi về lại làng xưa, bên lũy tre xanh có ánh trăng vằng vặc.Mẹ cười như Bà Tiên hiền dịu thuở nào, và con sẽ không bao giờ thấy nữa những nhát cuốc dă man hơn ác tính của loài cầm thú đă đập tan ḷng Mẹ, ngay trên mảnh đất quê hương khô cằn tang tóc.”
Kẻ gây tội ác là tên cán bộ Cộng sản khát máu Huỳnh Thân về sau này đă bị chính quyền quốc gia bắt và đă thú nhận những hành vi của ḿnh. Gia đ́nh tác giả Vơ Đại Tôn đă trăn trở thật nhiều với câu ơn đền oán trả. Dù rằng người anh thứ năm là người phụ trách vụ án nhưng không v́ t́nh riêng mà ảnh hưởng đến việc công nên đă gửi tên sát nhân ra nhà lao Thừa Phủ ở Huế để xét xử.Theo tôi đó cũng là nét son của người Quốc gia và cũng là tính chất khác với người cộng sản. Nếu họ cũng như thế , năm 1975 không thực hiện chính sách trả thù bắt giam hàng trăm ngàn quân nhân công chức của chế độ VNCH, thực hiện chính sách ḥa giải dân tộc th́ đâu có t́nh trạng thê thảm tụt hậu của đất nước ngày hôm nay.
Đọc những tác phẩm của Vơ Đại Tôn, tôi thấy được tấm ḷng yêu quê hương đất nước của ông.Con người chiến sĩ trong ông h́nh thành từ những tháng ngày thơ ấu, sống ở ruộng đồng, hiểu được sự linh thiêng của mồ mả ông cha, biết được sức sống cần lao của những ngườilưc b́nh thường th́ lo cho gia đ́nh cho những người thân thuộc nhưng lúc quốc gia có biến cũng sẵn sàng hy sinh. Đất nước của “ Ngũ Phụng Tề Phi” đă hun đúc nên những mẫu người tạo thành lịch sử và cũng tạo niềm tin cho một đất nước Việt Nam tương lai không c̣n chế độ bạo ngược toàn trị như hiện nay.
Cảm nghĩ về bản tin ra mắt sách "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu" Trương Đ́nh Trung
Giỏi, đáo để Nguyễn Đạt Thịnh
Lời Yêu cầu ông Nguyễn Tiến Hưng Đính chính Châu Kim Nhân
Vài ư nghĩ về tổng thống Thiệu Nguyễn Kỳ Phong
Thư gởi: Ông Châu Kim Nhân Nguyễn Tiến Hưng
Thư cho Nguyễn Tiến Hưng Tôn Nữ Hoàng Hoa
Ông Châu kim Nhân vừa có bản lên tiếng về "Tâm tư TT Thiệu" Mai Thanh Truyet
Chiến Tranh Việt Nam Trên Đất Mỹ Nguyễn Quốc Khải
Đại Dương Trong Ḷng Con Ốc Nhỏ Duyên Anh
Hà Nội đă tiêu diệt một thể chế đặc sắc của Miền Nam Việt Nam Tự Do.
Vài nét mặt người Việt ở Paris Nguyễn thị Cỏ May
Nỗi Ḷng Hàn Phi Tôn Nữ Hoàng Hoa
Khủng hoảng miền Trung 9-3-1966 Phạm Bá Hoa
Long Diên Hương Hồ Sĩ Viêm
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Uranium ở cao nguyên Trung phần Mai Thanh Truyet
Thử, thách và thử thách là một Trần Trung Chính
Hai Chữ Tỵ Nạn Phùng Ngọc Sa
Viet Nam The Real Story Videos
Chiến Tranh Việt Nam Videos
Sức Mạnh Chính Nghĩa Videos
Hải Chiến Hoàng Sa Videos
Liên Thành Tại D.C 6Videos
Liên Thành tại Úc Videos
Liên Thành Tại Sacramento 17Videos
Liên Thành tại Atlanta Videos
Tội Ác Cộng Sản tại Huế,1968 Videos
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/