Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB Radio

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Anh em xâu xé gia đ́nh tất phải đổ

 

 

Anh em xâu xé gia đ́nh tất phải đổ

“A house divided against itself cannot stand” (Abraham Lincoln, 1858)

 

(Ngày 22 tháng 7 vừa qua tại St.Paul, Minnesota tôi đọc một bài tham luận với đề tài: “Tự Do Ngôn Luận và Tự Do Báo Chí trong đời sống quốc gia và sinh hoạt cộng đồng”. Bài nói chuyện được đọc nhân dịp kỷ niệm một năm phát hành báo Người Việt Minnesota và Ngày Truyền Thông Báo Chí Việt Ngữ tại Minnesota. Bài nói chuyện được phổ biến rộng răi trên báo chí và các trang mạng Việt Ngữ, gây nên nhiều phản ứng. Những phản ứng chống đối cho rằng bài viết của tôi nhằm mục đích bênh vực báo Người Việt California sau khi báo này chọn đăng một lá thư của một độc giả trong đó có đoạn viết: “Ngày 30 tháng 4, 1975 là một ngày vui mừng của dân tộc, và VNCH là bè lũ tay sai của giặc Mỹ”. Trong số phản ứng trên hệ thống trang mạng Việt Ngữ có 2 bài gởi đích danh cho tôi là của Bác Sĩ Trần Văn Tích và Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Khôi. Tôi đă liên lạc với hai vị trên qua điện thư và hứa sẽ có bài trả lời. Đây là lư do của bài viết này, vừa trả lời hai vị bác sĩ, vừa trả lời chung cho những quư vị đă lên tiếng về vấn đề này. Tôi sẽ đề cập đến hai vấn đề: (1) Nói rơ thêm về tự do ngôn luận và tự do báo chí trong Tu Chính Án Thứ Nhất và (2) Trả lời câu hỏi phải chăng sự có mặt của tôi tại St. Paul, Minnesota cũng như bài nói chuyện của tôi nhằm mục đích bênh vực cho báo Người Việt California hay không?)

 

Tự Do Ngôn Luận và Tự Do Báo Chí trong Tu Chính Án Thứ Nhất:

Bản Hiến Pháp Hoa Kỳ được đại biểu của 13 tiểu bang biểu quyết chấp thuận ngày 17 tháng 9 năm 1787 tại Philadelphia. Toàn bộ Hiến Pháp thực ra không dài lắm, chỉ gồm 7 điều khoản. Bản văn chỉ quy định mà không giải thích. Bản văn cũng chẳng đưa ra một lư thuyết hay nguyên tắc căn bản nào như kiểm soát và cân bằng (checks and balances), phân quyền (separate powers), hay vai tṛ phán xét của tư pháp (judicial review). Muốn t́m hiểu ư nghĩa và giải thích thẩm quyền (authoritative interpretation) bản Hiến Pháp Hoa Kỳ và 10 tu chính án đầu tiên, người ta cần phải đọc 85 bài khảo luận được viết bởi ba cây viết: James Madison, Alexander Hamilton và John Jay cùng viết chung dưới một bút hiệu là “Publius”. Bài đầu tiên được viết ngày 27 tháng 10, 1787. Bài thứ 85 được viết ngày 28 tháng 5, 1788. Họ viết đều đặn, liên tục, các bài viết xuất hiện 4 lần một tuần. Tất cả các bài viết này được gọi chung là The Federalist Papers.

Tu Chính Án Thứ Nhất nói về tự do báo chí và tự do ngôn luận nằm trong 10 Tu Chính Án gọi chung là Bill of Rights được biểu quyết thông qua ngày 15 tháng 12, 1791 tức là hơn 3 năm sau khi Hiến Pháp Hoa Kỳ được ban hành.

Muốn t́m lời giải thích về tự do ngôn luận và tự do báo chí trong Tu Chính Án Thứ Nhất, người ta phải trở về với bài Federalist số 84 viết vào ngày 28 tháng 5, 1788, tức 3 năm trước đó, mà tác giả là Alexander Hamilton.

Hamilton viết như sau:

“Why, for instance, should it be said, that the liberty of the press shall not be restrained, when no power is given by which restrictions may be imposed?….

What is the liberty of the press? Who can give it any definition which would not leave the utmost latitude for evasion? I hold it to be impracticable; and from this, I infer, that its security, whatever fine declarations may be inserted in any constitution respecting it, must altogether depend on public opinion, and on the general spirit of the people and of the government. And here, after all, as intimated upon another occasion, must we seek for the only solid basis of all our rights. (Gạch dưới là do tác giả thêm vào).

“Tại sao, chẳng hạn, lại nên nói rằng tự do báo chí sẽ không được kiềm chế khi không có quyền lực nào được tạo ra để có thể dùng vào việc kiềm chế đó?…

“Tự do báo chí là ǵ? Liệu ai có thể định nghĩa được nó mà không để hở ra một không gian tối đa cho sự chạy thoát. [Bởi thế mà] tôi cho điều đó là bất khả; và từ đó tôi rút ra kết luận rằng sự an toàn về mặt tự do báo chí là, dù bạn có thể đưa những lời lẽ đẹp đẽ nhất vào trong một hiến pháp tôn trọng nó, sẽ bắt buộc phải tuỳ thuộc vào công luận cũng như vào tinh thần chung của người dân và của chính quyền. Và, cuối cùng th́ như tôi đă ngụ ư trong một dịp khác, chính ở đây là nơi ta phải t́m cơ sở độc nhất cho tất cả mọi quyền của chúng ta.” (Gạch dưới do tác giả thêm vào)

Hoá ra là như vậy!! 224 năm trước đây một tác giả lỗi lạc nhất của Bản Hiến Pháp Hoa Kỳ, của Tu Chính Án Thứ Nhất, đă viết trong lá thư Federalist paper thứ 84 là t́m cách định nghĩa tự do báo chí là một điều không thực tế, và mọi cố gắng để mang lại một ư nghĩa cho ư niệm tự do báo chí đều phải tùy thuộc vào công luận (public opinion) và dân trí (general spirit of the people). Và theo Hamilton, đây mới là nơi chúng ta cần phải dựa vào để t́m căn bản vững chắc duy nhất cho mọi thứ dân quyền.

Không những thế, làm sao có thể quy định rằng tự do ngôn luận không bị hạn chế trong khi không có bất cứ một điều khoản nào quy định quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là ǵ?? Và suy ra từ những câu hỏi và phương cách đặt vấn đề của Hamilton th́ câu trả lời là ư dân và dân trí. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí bắt nguồn từ ư dân, và giới hạn của hai quyền này cũng lại là … ư dân. Và v́ thế mới có Tu Chính Án Thứ Nhất:

“Congress shall make no law…. abridging the freedom of speech, or of the press!!”

“Quốc hội sẽ không làm ra luật nào… giới hạn tự do ngôn luận hay tự do báo chí!!”

Bênh vực một tờ báo hay bênh vực quyền tự do ngôn luận?

Vị trí đúng nhất của lá thư của độc giả Sơn Hà là sọt rác. Tờ Người Việt California đăng lên mới thành có chuyện. Và gây công phẫn. Mới đầu c̣n nhỏ, sau lan rộng. Có nhiều buổi họp được triệu tập. Có tuyên cáo chung. Có kêu gọi tẩy chay, biểu t́nh. Có áp lực đ̣i sa thải nhân viên đă chọn đăng lá thư. Có áp lực đ̣i tờ báo phải công bố lư lịch của độc giả Sơn Hà trong khi đây chính là điều tối kỵ trong ngành báo chí luôn luôn giữ kín nguồn tin. Có ư kiến lập Ủy Ban theo dơi phân tách các bài của báo Người Việt. Nói cách khác cần lập ngay một Ban Kiểm Duyệt ngay giữa ḷng cộng đồng người tỵ nạn Cộng Sản đi t́m tự do! Vậy có nên lập luôn một uỷ ban kiểm soát và chỉ đạo tư tưởng hay không? Cộng Đồng có nên thành lập một ủy ban quy định những điều mọi người tỵ nạn phải tuân theo trong những sinh hoạt của cộng đồng như chào cờ, phủ cờ, hát quốc ca VNCH, hay đặt bàn thờ tổ quốc. Và khi quy định những điều khoản này th́ phải lập ra những đoàn cảnh sát để kiểm soát việc thi hành. Đây có phải là điều chúng ta muốn cho cộng đồng dân Việt tỵ nạn trở thành hay không?

Báo Người Việt California, hay bất cứ tờ báo nào khác, không những là một cơ quan ngôn luận mà c̣n là một cơ sở thương mại, cung cấp công ăn việc làm cho nhân viên, và nhờ đó những nhân viên này nuôi sống gia đ́nh, đóng thuế, đóng góp vào ổn cố và thịnh vượng của cộng đồng chúng ta nói chung. Nhân danh điều ǵ, lư tưởng nào, để cắt nguồn sống của bao gia đ́nh?

Và sau khi đóng cửa được báo Người Việt California rồi th́ đến phiên báo nào? Cơ sở thương mại nào? Pḥng thuốc nào? Pḥng mạch nào? Tiệm ăn nào? Chợ nào? Quán cà phê nào? Tiệm phở nào? Tiệm hủ tíu nào? Tiệm bánh ḿ nào? Tiệm làm móng tay, cắt tóc nào? Có phải đây là điều chúng ta muốn cộng đồng dân Việt trở thành không?

George Orwell là một nhà văn Anh Quốc của đầu thế kỷ 20. Ông căm thù cộng sản và nổi tiếng qua hai tác phẩm Animal Farm (Trại Gia Súc) và “1984”. Trại Gia Súc là một truyện giả tưởng về một cuộc nổi loạn của các gia súc. Sau khi chiếm được trại, hai con heo lănh đạo, Napoleon và Snowball, đă họp toàn thể các gia súc trong trại và đưa ra Bảy Điều Răn (The Seven Commandments) cho mọi gia súc phải tuân theo, Bảy Điều Răn (The Seven Commandments) như sau:

1_Whatever goes upon two legs is an enemy

2_Whatever goes upon four legs, or has wings, is a friend

3_No animal shall wear clothes

4_No animal shall sleep in a bed

5_No animal shall drink alcohol

6_No animal shall kill any other animal

7_All animals are equal

1_Bất cứ cái ǵ đi trên hai chân đều là kẻ thù

2_Bất cứ cái ǵ đi trên bốn chân, hay có cánh, đều là bạn

3_Không súc vật nào được ăn mặc quần áo

4_Không súc vật nào được ngủ trên giường

5_Không súc vật nào được uống rượu

6_Không súc vật nào được giết một súc vật khác

7_Mọi súc vật đều b́nh đẳng

Thời gian qua, các khẩu hiệu và 7 điều răn thay đổi. Khẩu hiệu hai chân, bốn chân được đổi như sau: “Four legs good, two legs better! Four legs good, two legs better”! (“Bốn chân tốt, hai chân tốt hơn! Bốn chân tốt, hai chân tốt hơn!”)

Và 7 điều răn chỉ c̣n lại một điều thứ 7 được sửa lại như sau:

“All animals are equal

But some animals are more equal than others!!”

“Mọi súc vật đều b́nh đẳng

“Nhưng cũng có vài con b́nh đẳng hơn những con khác!”

Nghe đâu giống như “Kinh Tế Thị Trường theo Xă Hội Chủ Nghiă” của Cộng Sản Việt Nam ngày nay!

Tất cả mọi người đều quen với một bức ảnh ô nhục nói lên bộ mặt áp bức của chế độ Cộng Sản. Đó là bức ảnh một tên công an bịt mồm linh mục Nguyễn Văn Lư. Ai trong chúng ta muốn làm bàn tay bịt miệng quyền tự do phát biểu của người khác?

Mục đích bài nói chuyện của tôi ở St. Paul, Minnesota không nhằm bênh vực báo Người Việt California hay bất cứ báo nào khác. Mục đích và ư nghĩa bài nói chuyện là để nhắc nhở về sự cần thiết bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của tất cả mọi người dân Việt yêu chuộng tự do.

Rudyard Kipling là một nhà văn, nhà thơ Anh Quốc đầu thế kỷ thứ 19. Ông là nhà văn Anh Quốc đầu tiên được giải Nobel về văn chương. Tôi biết đến Kipling qua một bài thơ mà thân phụ tôi đă gửi cho tôi khi tôi c̣n là một thiếu niên mới bắt đầu vào ngưỡng cửa trung học. Thân phụ tôi giờ đă qua đời, và tôi cũng đă trên 70, nhưng bài thơ này luôn là một ngôi sao Bắc Đẩu làm kim chỉ nam đối với tôi. Tựa bài thơ là “If”, bài thơ nổi tiếng nhất của Kipling, xuất hiện vào năm 1910. Tôi muốn trích dẫn vài đoạn để làm kết luận cho bài viết này.

“If you can keep your head when all about you

Are losing theirs and blaming it on you,

If you can trust yourself when all men doubt you,

But make allowance for their doubting too;

…..

If you can bear to hear the truth you’ve spoken

Twisted by Knaves to make a trap for fools,

Yours is the Earth and everything that’s in it,

And, which is more, you’ll be a Man, my son.”

 

“Nếu con giữ được cái đầu b́nh thản

“Trong khi mọi người đă mất mà c̣n trách móc con,

“Nếu con vẫn tin được ở ḿnh dù bị mọi người ngờ vực

“Mà vẫn không chấp điều người ta ngờ vực;

“………..

“Nếu con chịu đựng được những sự thật mà con đă nói ra

“Bị vặn vẹo bởi những kẻ tồi tàn để bẫy những thằng điên,

“………..

“Th́, con ạ, Trái Đất thuộc về con và tất cả trên Đất ấy,

“Và hơn nữa, con ạ, bởi con đă thành Người.”

 

Qúy vị cùng thế hệ với tôi chắc rất quen thuộc với những bài học trong ngụ ngôn của La Fontaine, một nhà thơ Pháp thế kỷ thứ 17. Trong bài vịnh về cái bị có hai túi (la besace), có đoạn thơ như sau:

« Nous nous pardonnous tout, et rien aux autres hommes

Le fabricateur souverain,

Nous créa besaciers tout de même manière,

Tant ceux du temps passé que du temps d’aujourd’hui:

It fit pour nos défauts la poche de derrière,

Et celle de devant pour les défauts d’autrui.”

“Chúng ta tự tha thứ cho nhau hết cả, trừ tha cho người khác

“…………

“Đấng Tạo Hoá tối cao

“Dựng ra tất cả chúng ta cùng một kiểu,

“Từ trong quá khứ xa xưa đến tận hôm nay:

“Cho bao sai trái của ta vào túi sau

“Và để hết sai trái của người vào túi trước.”

Một nhà báo Anh Quốc, John Morley, đă viết: “You have not converted a man because you have silenced him!” (“Bạn chưa thuyết phục được tôi chỉ v́ bạn cấm được tôi nói.”)

Tôi muốn kết thúc bài này với một niềm hy vọng. Thứ sáu vừa qua Thế Vận Hội Mùa Hè 2012 đă long trọng và tưng bừng khai mạc tại Luân Đôn. Có 204 quốc gia tham dự. Sau những nghi thức khai mạc cả vận động trường im lặng và từ trên khán đài giọng ca của Paul McCartney của ban nhạc The Beatles cất lên. Giọng ca không c̣n mạnh như xưa. Nhưng lời ca đă đưa tâm hồn tôi trở về những năm 60. Trở về một không gian của tuổi thanh niên mới vào đời, của những giấc mơ không những cho đời ḿnh mà c̣n cho cả một bầu trời quê hương yêu dấu. Lời ca giản dị đến mộc mạc. Hai câu đầu của bài hát như sau:

“Hey Jude, don’t let me down

Take a sad song and make it better!!”

“Ê Jude, đừng bỏ rơi anh

“Hăy lấy một bài hát buồn mà làm thành lạc quan hơn!!”

Có thể nào tất cả chúng ta nhận lấy bài ca buồn và cùng nhau biến bài ca buồn thành khúc hoan ca cho những thế hệ mai sau??

© Phan Quang Tuệ

Ghi chú: Những phần dịch các câu trích dẫn trong tiếng Anh, tiếng Pháp là do NNB.

THEO D̉NG SỰ KIỆN:

 

Luận đề Ngô Đ́nh Nhu và nhận định giải pháp chính trị Việt Nam

Phân định quan hệ Việt-Trung và chiến lược “bảo quốc” cần phải có (3)

Phân định quan hệ Việt-Trung và chiến lược “bảo quốc” cần phải có (2)

Phân định quan hệ Việt-Trung và chiến lược “bảo quốc” cần phải có (1)

Giải pháp quốc tế cần mà chưa đủ phải có sức quốc dân mới là định cuộc

Bài học Thủ Thiêm, Thăng Long, Pháp Văn, Dung Quất: Lên đỉnh núi vẫn phải leo từng bậc

 

 

 

13 Phản hồi cho “Anh em xâu xé gia đ́nh tất phải đổ”

Le Binh says:

19/08/2012 at 13:03

Tổ tiên người Mỹ rất sáng suốt, họ đă để lại cho con cháu nhiều quyền tự do để phát triển, nhưng xả hội càng phát triển th́ có nhiều vấn đề phức tạp xảy ra, điều quan trọng là những vấn đề nhạy cảm, không cần nói ra, con người sống trong xả hội văn minh tự hiểu. Ông Jimmy “the Greek” để trả lời câu hỏi rằng tại sao người da đen chơi football giỏi, ông nói ngày xưa khi họ mua nô lệ dĩ nhiên người ta phải lựa người nô lệ mạnh khoẻ,…, thế là ông đă bị cho nghĩ việc v́ không ai muốn mang tiếng kỳ thị. Ông thẩm phán dùng chử gia đ́nh là sai, nếu chúng tôi coi họ là gia đ́nh, họ có coi chúng tôi là gia đ́nh không ? họ xem chúng tôi là kẻ thù đấy, nếu chúng tôi ở VN mở miệng ra là chúng tống ngay vào tù đó. Người Quốc Gia và bọn vc, thân cộng không thể nào gọi là chung gia đ́nh, một người b́nh thường hiểu điều nầy rất rỏ, hăy đặt lương tâm, đạo đức đúng chổ, không nên binh vực bọn vc bán nước cho Tàu, tham nhũng ghê gớm.

Reply

nguenha says:

19/08/2012 at 10:18

Lâu rồi Ở Mỷ,ṭa án một tiểu bang nào đó đă xử tội một cậu học sinh trung học, người Mỹ gốc Việt, về tội “sách nhiểu t́nh dục”.Nguyên do em đi đổ xăng,tại cây xăng không hiểu va chảm thế nào,mà một cô gái người Mỷ kiện em là đă có hành vi “xúc phạm”đến thân thể cô.Phiên xử có đông người Việt tham dự. Bên cảnh c̣n có cả ban giám hiệu trường em học,thầy cô người Mỹ đều nói “oan “cho em,v́ em là một học sinh giỏi ,đạo đức tốt.Mọi người đều đứng về phía em. Cuối cùng Ṭa xử bồi thường cho Cô gái “một đồng”bạc danh dự!! Kết thúc phiên ṭa,ông Chánh thẩm gặp riêng em(gốc Việt) và nói lời “xin lổi”:Xin em thông cảm,tôi không thể nào làm khác hơn Luật pháp’”. Nói ra câu chuyện nầy để mọi người hiểu rằng:những người “mặc áo đen”không phải lúc nào cũng đại diện cho Công-lư,mà có đôi lúc họ chỉ là người thừa hành luật pháp mà thôi!! V́ thế qua những ǵ mà quan ṭa Phan quang Tuệ viện dẩn,tôi nghỉ Ông chỉ làm theo Luật pháp Mỹ mà thôi.Ngoài ra, “sự công bằng của Lương tâm”tôi nghĩ chắc ông cũng chưa Lường hết được!!Nhất là sự công bằng nầy lại được” cân đo” bằng khổ -đau!!

Reply

Lê Dân Việt says:

19/08/2012 at 10:14

Thưa tác giả Lê Quang Tuệ,

Tôi đọc hai bài của ông liên quan đến tờ báo Người Việt nhân có bài của Sơn Hà. Có một số điểm tôi đồng ư với ông chẳng hạn như định nghĩa về quyền tự do ngôn luận, nguyên tắc kín nguồn tin. Những điểm này ai ai sống trong thế giới tự do dân chủ đều biết và thừa nhận. Tuy nhiên, ông đă dùng những điều căn bản đúng đắn theo luật tự nhiên này để ngụy biện giữa những hành động phản đối của cộng đồng người Việt hải ngoại với sai lầm lớn lao đi trái ngược lại với chính chủ trương của tờ báo Người Việt, với hành động bịt miệng cha Lư ở phiên toà, và nghiêm cấm tự do ngôn luận của tà quyền CSVN là một so sánh khập khiễng, thiếu khoa học và nhân bản.

Phải chăng, ông nghĩ rằng với cái tước hiệu thẩm phán của ông, với cái nghề luật sư bán nước miếng ăn tiền, ông có thể hướng dẫn dư luận từ một mệnh đề thật để bênh vực cho cái sai cái quấy, cái vô minh?

Phải chăng ông đang bênh vực cho quyền tự do ngôn luận, hay ông mượn quyền tự do ngôn luận để che đậy cho một dă tâm nào đó?

Phải chăng, ông đang muợn gió bẻ măng, bênh vực quyền tự do ngôn luận cho báo Người Việt chỉ là diện, mà bênh vực cho quyền nghiêm cấm tự do ngôn luận của tà quyền CSVN và tên công an Minh bịt miệng cha Lư giữ phiên toà mới là điểm, khi ông sóng sánh những sự thật thối tha bỉ ổi này của tà quyền CSVN với việc chống đối sai lầm của báo Người Việt của người Việt hải ngoại?

Phải chăng ông dùng kiến thức luật của ông mà nêu ra những điều căn bản trong tự do ngôn luận, góp ư việc đăng bài của Sơn Hà là sai với chính chủ trương của chính báo Người Việt tự đề ra, từ đó sửa sai, rút kinh nghiệm, cá nhân nào làm sai th́ phải bị chế tài, để cùng xây dựng cộng đồng vững mạnh, th́ cái danh của ông thẩm phán có phải là sáng hơn hay không. Nhưng ông lại đem so sánh hai hiện tượng ở hai môi trường khác nhau, chẳng ăn nhập với nhau. Một bênh là dùng quyền tự do ngôn luận để phản đối sự lạm dụng quyền tự do ngôn luận của người Việt Hải ngoại, với một bên là tà quyền CSVN dùng bạo lực để nghiêm cấm nghiêm cấm tự do ngôn luận, và tên công an côn đồ tên Minh bịt miệng cha Lư giữa phiên toà. Ông không thấy sự so sánh này nó trơ trẽn và khập khiễng, bỉ ổ chừng nào không, ông tự xóa bỏ đi tất cả những ǵ ông cố tâm muốn cổ vũ đó là quyền tự do ngôn luận hay sao? Cái tước danh thẩm phán của ông v́ vậy cũng sẽ bị mờ đi từ sự so sánh đáng tiếc này.

Các cụ nhà ta có dậy: ” uốn luỡi bẩy lần trước khi nói” là vậy đó thưa ông thẩm phán. Ông muốn giữ căn nhà, hay ông đang muốn đập bỏ một can nhà đây???

Reply

Phan BA says:

19/08/2012 at 08:15

Ông Tuệ này coi bộ có vấn đề! có trí nhớ khá hay là giỏi Google ông cho một tràng trích dẫn..thấy chán.

Tự do không có nghĩa là một người có quyền hạ nhục người khác: Lấy cờ miền nam in trên bồn rửa chân.

Tự do không có nghĩa là tung tin giả, dụ dỗ người khác, giấu mặt nói xấu người khác.

Tự do không có nghĩa là ẩn danh rồi nói xấu người khác, nếu việt cộng cứ mỗi tuần bỏ vài trăm cho tờ báo này đang bài ẩn danh chưởi bới, nhục mạ người khác; tôi thấy không ai có thể chấp nhận được.. Có mấy ư kiến về ông mà ông nhảy ra thanh minh và lên án…Rơ ràng ông biết, thấm hậu quả của sự tố cáo.

Nếu có người hàng xóm xấu, nói xấu người nhà ông và không chịu cho biết nguồn nói xấu là ai, ông thấy thế nào? Mà cái nguy hiểm của dèm pha là lâu ngày nó thấm và người ta thích nghe người khác xấu hơn ḿnh!.

Ai là anh em với đám cộng nô hay đầy tớ của họ! Cây muốn lặng mà chúng chẳng ngừng.

Đám này muốn làm cho người Việt hải ngoại bận rộn, lộn xộn, không rảnh để lo chuyện lớn.. Như cùng người Phi Luật Tân biểu t́nh vạch mặt Trung cộng và lũ tay sai.

Reply

NON NGÀN says:

19/08/2012 at 04:36

VẤN ĐỀ CHÍNH YẾU BAO GIỜ CŨNG CHỈ LÀ Ư NGHĨA VỀ CON NGƯỜI

Con người ở đây không phải là con người chung chung, con người trừu tượng, mà chính là con người cụ thể, con người bằng xương bằng thịt, con người sống trong không gian, thời điểm, điều kiện hoặc môi trường nhất định nào đó.

Có nghĩa con người đó trước hết phải là con người có bản chất tốt.

Thứ hai, con người đó nhất thiết phải là con người có nhận thức.

Thứ ba, con người đó đương nhiên phải là con người có mục đích cao quư nào đó.

Thứ tư, con người đó phải quả cảm, tự chủ, có ư thức.

Con người không có bản chất tốt, chỉ là thứ ma quỷ, có thể thay đổi tính cách như chóng chóng. Như vậy không có cơ sở tích cực nào cả mà chỉ tiêu cực, xấu xa, không lợi ích ǵ cho người khác, cho xă hội hay cộng đồng, nếu không nói chỉ là xấu xa hoặc tiêu cực.

Con người mà không có nhận thức, chỉ mù quáng, nghe ai nói sao tin vậy. Thế cũng c̣n giá trị ǵ.

Con người không có mục đích cao quư, chỉ hầu như ích kỷ, nhỏ mọn, riêng tư, tầm thường, thấp kém th́ cũng chỉ luôn thủ đoạn, tráo trở, có ǵ đâu đáng nói, đáng tin, đáng hợp tác.

Con người nhu nhươc, thiếu ư chí, không dũng cảm th́ dễ bị nô lệ, thụ động, thả nổi, không dám đấu tranh cho điều hay lẽ phải, cho cái đúng, cho chân lư, cho sự thật, cũng có khác chi như một đơn vị sống riêng tư, như loài sinh vật, có gắn ǵ với mục đích, ư nghĩa, giá trị hay các yêu cầu thiết yếu, cần thiết của cộng đồng, xă hội nói chung. Cho nên trong những xă hội độc đoán, khắc nghiệt, không có dân chủ, tự do, nếu chỉ với những dạng người tiêu cực, nhu nhược về mọi mặt, tính cách giải phóng, tính cách phản kháng, tính cách hữu ích, tính cách phát triển, tiến bộ cũng luôn luôn không có, không bao giờ có.

Vậy th́ chính con người làm nên tất cả. Chính những con người xấu như nói trên đây, những dạng người phản diện, tiêu cực nói trên đây vẫn làm cho xă hội xấu, bảo thủ xă hội xấu, liên tiếp làm bế tắt xă hội mà không là ǵ khác. Song một xă hội xấu, một xă hội bế tắt, tức xă hội nô lệ, lệ thuộc, không tự do dân chủ, xă hội tiêu cực mọi dạng, mọi loại, lại tiếp tục ảnh hưởng, gây ra, tạo ra những dạng người tiêu cực, xấu xa theo nhiều nghĩa khác nhau. Tính tương quan hai chiều, tính hỗ tương lẫn nhau, tính biện chứng giữa cá nhân và xă hội theo hướng tốt hay theo hướng xấu cũng phát sinh ra từ nền tảng con người tốt hay xấu, xă hội tốt hay xấu, cũng chỉ đơn giản nhưng hoàn toàn mạnh mẽ và thường xuyên theo kiểu như vậy. Cái tốt càng làm phát sinh ra cái tốt. Cái xấu càng làm phát sinh ra cái xấu. Tính cách khách quan của đời sống xă hội và thực tế vẫn luôn luôn như thế. Cho nên mọi ngôn ngữ làm nhiễu loạn xă hội, làm giả trá xă hội, làm điên đảo xă hội của các thuật tuyên truyền chính trị mị dân, lừa đảo dư luận xă hội nói chung trong lịch sử, trong đời sống, dù nó có v́ động cơ ǵ, v́ ư thức ǵ, hay v́ mục đích ǵ, thật sự đều là những ǵ xấu xa, phản đạo đức, phản đạo lư, mang lại mọi ư nghĩa tiêu cực, những hệ lụy tai hại cho con người và xă hội, đôi khi thực chất cũng chính là những tội ác mà không chỉ là tội lỗi thông thường. Cho nên dân tộc, xă hội, giai cấp, giai đoạn lịch sử, nói chung đều cũng chỉ là sản phẩm của những tính chất con người, không vượt lên, thay thế được cho tính chất những cá nhân con người cụ thể trong số đông hay đa số đă tạo nên những thực thể đó. Nói dân tộc, giai cấp hay thời đại nào có tính tốt đẹp hoặc ưu việt mà không căn cứ vào chính cơ sở cụ thể, thực tiển của những con người cụ thể trong xă hội đó thực chất đều là dốt nát, ngu muội hoặc chỉ là nói láo và đảo điên, dối trá và tà mị.

ĐẠI NGÀN

(19/8/12)

Reply

Minh Đức says:

19/08/2012 at 02:39

Thưa ông Phan Quang Tuệ, những người Hồi Giáo sống ở Mỹ phổ biến các tài liệu kêu gọi thánh chiến, Jihadism, có bị chính phủ Mỹ bắt v́ vi phạm Patriot Act hay không? Đảng CSVN cho đến ngày nay vẫn theo chủ nghĩa Mác Lê, vẫn dùng bạo lực đối xử với người dân trong nước. Việc CS đánh miền Nam để bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản cũng chẳng khác ǵ người Hồi Giáo chủ trương thánh chiến, dùng bạo lực để tiêu diệt kẻ thù, để bành trướng Hồi Giáo. Bài viết của ông Sơn Hà đăng trên báo Người Việt chẳng qua là luận điệu ca ngợi “thánh chiến” của đảng CSVN mà thôi. Có điều là nước Mỹ và người Mỹ họ không bị CSVN đặt bom, đặt ḿn tại các thành phố Mỹ nên họ không xem CSVN là mối đe dọa như những người Hồi Giáo thánh chiến. Nhưng nhiều người Việt nay tại Mỹ họ đă từng sống trong cảnh thấy CS đặt ḿn đặt bom trong thành phố miền Nam, lại sống trong xă hội CS và chịu đựng sự tù đầy của CS. Ông Phan Quang Tuệ nên nhớ thời xưa tại miền Nam, chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa đặt đảng CSVN ra ngoài ṿng pháp luật, giống như chính phủ Mỹ đặt những tổ chức Hồi Giáo thánh chiến ra ngoài ṿng pháp luật. Chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa cho tự do ngôn luận, chấp nhận cho dân, cho báo chí, cho dân biểu đối lập chỉ trích chính quyền nhưng không cho Cộng Sản tuyên truyền. Cũng giống như chính phủ Mỹ cho tự do ngôn luận nhưng cấm lưu truyền các bài viết kêu gọi thánh chiến của các tổ chức Hồi Giáo dùng vũ lực. Một số người Mỹ có thể mặc quần áo kiểu Đức Quốc Xă, đeo huy hiệu chữ vạn đi ngoài đường nhưng người Do Thái th́ họ không chấp nhận chuyện đó. Sự khác nhau là người Do Thái đă là nạn nhân của Đức Quốc Xă c̣n những người Mỹ đó th́ không. Ông Phan Quang Tuệ có thể nh́n thấy người Việt tại Mỹ họ vẫn chấp nhận những báo chí hay người khác chỉ trích họ, các tổ chức, hội đoàn, các báo chí vẫn chỉ trích lẫn nhau, nghĩa là họ chấp nhận tự do ngôn luận nhưng họ không chấp nhận luận điệu của CS v́ CS th́ đi liền với bạo lực và cấm đoán tự do ngôn luận. Bài báo của ông Sơn Hà đăng trên báo Người Việt là bài báo ca tụng hành vi bạo lực của đảng CSVN, sơn lớp sơn hào nhoáng lên hành vị bạo lực của đảng CSVN. Tu Chính Án Số Một cho phép tự do ngôn luận nhưng giới hạn ở trên thực tế là các bài viết khuyến khích dùng bạo lực đối xử với người khác vẫn bị chính phủ Mỹ cấm.

Reply

Le Thai says:

19/08/2012 at 02:08

Có những người tử tế đang bàn bạc với nhau phải cư xử như thế nàơ để quan hệ chung được tốt hơn, thân tiết hơn, công bằng hơn…, nói chung là tử tế hơn, mà quên mất thằng láu cá, ăn mặc như một người tử tế đang “độn” vào giữa các quan hệ chờ thời cơ để khoắn sạch sự tử tế đó. Hy vọng ông Tuệ hiểu được điều này dù rằng điều này chưa bao giờ được giảng dạy trong sách vở hay trên giảng đường.

Reply

nguyễn duy ân says:

19/08/2012 at 02:00

Để cho gia đ́nh không “đổ” th́ dù “anh em” có làm bậy, viết bậy, nói bừa th́ cũng phải “câm mồm lại?!”

“Và sau khi đóng cửa được báo Người Việt California rồi th́ đến phiên báo nào? Cơ sở thương mại nào? Pḥng thuốc nào? Pḥng mạch nào? Tiệm ăn nào? Chợ nào? Quán cà phê nào? Tiệm phở nào? Tiệm hủ tíu nào? Tiệm bánh ḿ nào? Tiệm làm móng tay, cắt tóc nào? Có phải đây là điều chúng ta muốn cộng đồng dân Việt trở thành không?”

Có nghĩa là một khi tờ báo “thiên Vẹm” đóng cửa th́ mọi cơ sở thương mại, pḥng thuốc, tiệm ăn, chợ, quán cà phê, phở, hủ tiếu, bánh ḿ, móng tay, cắt tóc… đều phải dẹp tiệm theo?

Một thằng cu ly như tôi đây cũng không lập luận như thế!

Thẩm phán Mỹ khả năng chỉ đến đó thôi sao?

Một bài viết trích dẫn lung tung: ăn quá nhiều nhưng không tiêu hóa!

Reply

Côngđồngvn says:

18/08/2012 at 23:30

Sự thật mà nói , không có cái danh xưng Cộng đồng , th́ người Việt Hải ngoại vẫn sinh hoạt đời sống B́nh thường tại những khu Đông người Việt .

Chỉ v́ tranh giành , lợi dụng danh xưng Cộng đồng người Việt Hải ngoại , nên mới có nhiều rắc rối , nhiều tranh chấp , nhiều chia rẽ , nhiều chống đối …vv. . Biết đâu , đôi khi không có nó lại tốt đẹp hơn , Yên ổn hơn .

Reply

Johnny To says:

18/08/2012 at 22:30

VAI LỜI TRÂN TRỌNG…

Chúng tôi có vài thiển ư:

a) Ôi, khổ cho bản thân đă lớn tuổi rồi !

b) Lỡ mang lấy NGHIỆP vào thân mà !

c) Có lẽ cầm ḷng không đặng sao !

d) Phải chăng, Tri bất ngôn, bất nhân;

ngôn bất túc, bất nghĩa.!

e) Tỏ ḷng kính trọng ĐÀN ANH !

f) Chúc được nhiều VUI – KHỎE hơn nữa !

g) Trân trọng kính chào !

Johnny To, S&FR, Boston, USA

Reply

MẠNH says:

18/08/2012 at 21:12

“Anh em xâu xé gia đ́nh tất phải đổ” !

Một luật sư, mà có cái bản chất như thế này, lại muốn dạy đời cộng đồng ? Ông nuốt bao nhiêu tiền cho cái phi vụ này ?

Nếu có kẻ mang h́nh cha ông dán trên cái chậu rửa chân (thay cho lá cờ VNCH) và nói là vinh danh ḍng họ ông, th́ ông nghỉ sao ?

Dân trí thức miền Nam có những kẻ như thế này ! Thật đau xót !

Reply

Vincent Lee says:

18/08/2012 at 19:56

Ông chánh án Tuệ này học nhiều quá nhưng chỉ lư luận cho một chiều! C̣n chiều tự do ngôn luận của người đọc hay người bị chỉ trích mắng chưởi thậm tệ th́ không có? Người bị báo chí cho đăng bài chưởi bới người khác; và người bị chưởi bới hay nhục mạ phải lên tiếng: chưởi nửa đi anh? Ông Tuệ dạy người ta giống như chúa Giê Su dạy con chiên: Nếu con bị người ta tát một bên mặt th́ con đưa mặt bên kia cho người ta tát nốt! Tôi không chấp nhận sự hành hung hay bạo động nhưng những người bị nhục mạ có quyền phản đối bằng những hành động như không quảng cáo hay không mua báo hay theo cách nào mà người ta hiểu được là quyền tự do của riêng họ. Đây không phải là tờ báo ở California bị xâm phạm quyền tự do ngôn luận mà họ làm một cái hành động ngu xuẩn là “chơi” cái cộng đồng nuôi sống bản thân họ. Theo kiểu tự do tuyệt đối là một tự do ngu ngốc ở một người muốn thi hành: Khi anh băng ngang đường, anh có cái quyền đó nhưng anh phải coi chừng có ai đang chạy quá đà không ngừng lại kịp thời và cán chết anh không. Ở đây cái quyền tự do báo chí của tờ báo ở California không bị ai vi phạm v́ có ai bắt những nhân viên tờ báo nhốt vào tù đâu? Họ chỉ không mua báo và không quảng cáo thôi. Chủ tờ báo v́ túi tiền bị mất nên đuổi anh chàng dại dột gàn rở thôi. Có ai làm ra luật để giới hạn quyền tự do của báo chí đâu? Họ chỉ dạy một bài học vở ḷng: ngu ngốc th́ chết dở, vợ con sẻ đói v́ cái ngu ngốc đó. Anh có quyền đăng ư tưởng nhưng anh cũng sẻ lảnh cái hậu quả chết dở đó, phải không ông chánh án?

Reply

Hoa says:

18/08/2012 at 16:37

Tự do ngôn luận nhưng không có nghĩa là ḿnh có quyền tự do chà đạp lên danh dự, tôn giáo … của những kẻ khác. Tự do của ḿnh chấp dứt khi ḿnh đụng vào thân thể cũng như danh dự của người khác.

Có nhiều người ở Mỹ, Tây… họ lợi dụng quyền tự do ngôn luận mà họ hiểu nó rất mù mờ và họ nghĩ họ có quyền sỉ nhục kẻ khác. Đó là điểm sai lầm, ngộ nhận, và nông cạn khi họ chưa hiểu rơ tự do là ǵ. Chỉ v́ muốn nói lấy cho bằng được, họ bảo rằng ở phương tây họ được tự do ngôn luận, tu chính hiến pháp bảo vệ họ blah blah blah, rồi họ nghĩ họ có thể tự do sỉ nhục người khác. Thật ngây thơ và ngu xuẫn.

Sự thật cho đến hôm nay dù dân Mỹ được luật pháp cho quyền tự do ngôn luận nhưng ai dám gọi những người gốc da đen từ Phi Châu là NEGRO?

Những lớp học từ cấp Middle School ở Mỹ dù truyện của đại văn hào Mỹ là ông Mark Twain, “Adventures of Huckleberry Finn” rất hay và nổi tiếng, nhưng v́ trong đó có bạn vong niên của Huckleberry là một người nô lệ da đen mà Huck gọi là Negro (nô lệ da đen) bị rút khỏi thư viện trường , không cho trẻ em đọc, v́ sợ trẻ em c̣n non nớt bị ảnh hưởng xấu mà nhiều trường học đă rút ra khỏi danh sách “bị học”. Trong xă hội, luật pháp Mỹ cũng không cho gọi người Mỹ da đen là negro. Đấy tự do ngôn luận ở Mỹ cũng có giới hạn đấy!

Sự thật chỉ cần xúc phạm danh dự của người khác là bị kiếu nại là bị vây vạ và dân Mỹ phản đối. Mấy tháng trước nhà b́nh luận chính trị nổi tiếng trên radio của Mỹ là Rush Limbaugh đă gọi một cô sinh viên ở George Town University tên cô là Sandra Fluke là “slut” “tramp” khi cô đến tường tŕnh tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Sau đó Rush bị dân Mỹ phản đối, ông ta phải xin lỗi, và những hảng quảng cáo đă rút khỏi quảng cáo của Rush, ông ta mất cả chục triệu đô quảng cáo v́ hành động phát ngôn ngu xuẫn và kiếm nhă của ông ta. Xem bằng chứng ở link nầy:

Rush Limbaugh blasted for “slut” comment

http://www.politico.com/news/stories/0312/73487.html

V́ thế khi một kẻ lợi dụng quyền tự do ngôn luận ở Mỹ như tại báo Người Việt th́ NV tự do ở Mỹ cũng lợi dụng quyền tự do kiếu nại, kiếu kiện của họ để bảo vệ danh dự của họ là chuyện đương nhiên thôi. Thế là một kẻ bị mất chức, một cơ quan thương mại (báo) sợ mất quyền lợi thương mại đă phải chịu thua. Cũng giống như các hảng quảng cáo không bảo trợ cho Rush Limbaugh nữa v́ Rush xúc phạm danh dự kẻ khác th́ có ǵ mà kẻ khác cho rằng NV tự do chống cộng bảo vệ danh dự của họ ở Mỹ là cực đoan?

Chẳng lẽ anh muốn có toàn quyền tự do tát người khác và đ̣i hỏi họ phải đứng yên cho anh tát họ? he he he

Reply

 


 


 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

www.nguyenkinhdoanh.com

www.nguyenkinhdoanh.net

www.lesyminhtung.net

www.diendantheky.net

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: