US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Lời thú tội của một Sát thủ Kinh tế
"Confessions of an Economic Hit Man"
Tác giả: John Perkins
Lời Thú Tội Của Một Sát Thủ Kinh Tế
"Những kẻ sát thủ kinh tế", John Perkins viết: "là những chuyên gia được trả lương hậu hĩnh để đi khắp thế giới và lừa đảo các nước trên toàn thế giới hàng tỷ đô la. Công cụ của những kẻ sát thủ này là những báo cáo tài chính lừa đảo, những cuộc bầu cử gian lận, những khoản tiền thưởng béo bở, những vụ tống tiền, t́nh dục và giết người".
John Perkins hẳn là phải rơ - ông đă từng là một kẻ sát thủ kinh tế. Công việc của ông là thuyết phục các nước có tầm quan trọng mang tính chiến lược đối với Mỹ - từ Inđônêxia cho đến Panama - chấp nhận vay những khoản tiền khổng lồ để phát triển cơ sở hạ tầng và đảm bảo rằng, các tập đoàn Mỹ thầu sẽ thắng thầu những dự án béo bở đó. Bị chất chồng bởi gánh nặng nợ nần, các nước này phải chịu sự kiểm soát của Chính phủ Mỹ, Ngân hàng Thế Giới và các tổ chức viện trợ khác mà Mỹ có ưu thế, họ như những kẻ cho vay nặng lăi - tự định đoạt các điều khoản trả nợ và ép chính phủ các nước phải quy phục.
Câu truyện đời thực lạ thường này đă vạch trần những mưu đồ quốc tế, những vụ tham nhũng, những hoạt động của các tập đoàn và chính phủ mà ít ai biết tới, và đang gây ra những hậu quả tàn khốc cho nền dân chủ Mỹ và toàn thế giới.
Trong cuốn tự truyện cực kỳ hấp dẫn này, John Perkins kể về sự giằng xé nội tâm mà ông đă từng trải qua để từ một người đầy tớ trung thành với đế chế trở thành ngưởi bênh vực hết ḿnh cho quyền lợi của những người bị áp bức. Được cơ quan An ninh quốc gia Hoa Kỳ bí mật tuyển và trả lương qua một hăng tư vấn quốc tế, ông đă đi khắp nơi trên thế giới - đến Indonesia, Panama, Ecuador, Colombia, A-rập Xê-út, Iran và những địa điểm mang tầm chiến lược khác. Núp dưới danh nghĩa xoá đoá giảm nghèo, công việc của ông trên thực tế là thực thi các chính sách nhằm phục vụ lợi ích của chủ nghĩa tập đoàn Mỹ (một liên minh giữa chính phủ, các ngân hàng và các tập đoàn). Chính những chính sách này đă gây nên sự chia rẽ giữa các quốc gia, cuối cùng dẫn tới sự kiện ngày 11/9 và khiến cho làng sóng chống đối Mỹ ngày càng gia tăng.
Câu chuyện của Perkins làm sáng tỏ những ǵ ông và các đồng nghiệp của ḿnh - những người tự coi ḿnh là EHM (Economic Hit Man) - thực sự đă nhúng tay vào. Chẳng hạn, ông giải thích vai tṛ của ḿnh trong âm mưu tồn hàng tỷ đô la dầu mỏ của A-rập Xế-ut về cho nền kinh tế Mỹ, nhờ vậy làm khăng khít thêm mối quan hệ mật thiết giữa Hoàng gia Arập theo trào lưu Hồi giáo chính thống với những chính quyền Mỹ sau này. Perkins đă vạch trần guồng máy của thế lực đế quốc đứng đằng sau những sự kiện gây chấn động lịch sử đương đại như sự sụp đổ triều đại Sa của Iran, cái chết của Tổng thống Panama Omar Torrijos và những cuộc xâm lược của Mỹ ở Panama và Irắc.
Lời Thú Tội Của Một Sát Thủ Kinh Tế - cuốn sách bị nhiều người ngăn cản - đă phơi bày sự vận hành ít ai biết đến của chính cái hệ thống đang cổ xuư cho toàn cầu hoà và đẩy hàng triệu ngựi trên thế giới lâm vào cảnh bần cùng. Câu chuyện đầy sức thuyết phục này mang lại cho chúng ta niềm hy vọng và giấc mơ Mỹ về một thế giới công bằng và đầy t́nh thương, một thế giới an ninh hơn sẽ trở thành hiện thực.
Theo John Perkins, chúng ta có thể đạt được sự hoà b́nh và phồn vinh trên thế giới bằng cách mở mang kiến thức và cải cách các thể chế trên thế giới. Ông hiện đang viết và giảng về điều này. Công ty năng lượng do ông lập ra đă làm thay đổi hoàn toàn ngành dịch vụ công cộng của Mỹ. Từ năm 1971 đến 1981, ông đă làm việc cho Công ty tư vấn quốc tế Chas. T.Main với tư cách là nhà kinh tế trưởng. Giám đốc kinh tế và quy hoạch vùng nhưng trên thực tế, ông là một EHM. Sự kiện ngày 11/9 khiến ông từ bỏ vai tṛ là một EHM và quyết định phơi bày sự thật về nửa cuộc đời đầy bóng tối và bí mật của ḿnh.
"Đây không phải là một cuốn tiểu thuyết. Nó là một câu chuyện thực về cuộc đời tôi. Chúng ta đang sống trong thời đại của những cuộc khủng hoảng trầm trọng - và cả những cơ hội vô cùng lớn lao. Câu chuyện về sát thủ kinh tế này kể lại việc chúng tôi đă vươn tới vị trí hiện tại như thế nào và tại sao giờ đây chúng tôi phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng tưởng chừng không thể vượt qua. Cần phải kể ra câu chuyện này bởi v́ chỉ khi chúng ta hiểu ra những sai lầm trong qúa khứ, chúng ta mới có thể tận dụng được những cơ hội trong tương lai; bởi sự kiện ngày 11/9 đă xảy ra, và chiến tranh Iraq lần thứ 2 cũng đă xảy ra; bởi v́ ngoài 3000 người chết vào ngày 11/9/2001, mợi ngày c̣n có thêm 24000 người chết đói, v́ họ không kiếm nổi thức ăn. Quan trọng nhất là câu chuyện này phải được kể ra v́ đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một quốc gia có đủ khả năng, tiền bạc và quyền lực để thay đổi tất cả những điều này. Đó là quốc gia đă sinh ra tôi và tôi đă từng phụng sự với vai tṛ là một EHM: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
Đây là một câu chuyện thực. Tôi đă trải qua từng giây phút của câu chuyện này.Cảnh vật, con người, những cuộc đối thoại và những cảm giác mà tôi miêu tả đều là một phần trong cuộc sống của tôi. Mặc dù đó là câu chuyện về cuộc đời riêng của tôi, nhưng được đặt trong bối cảnh cua các sự kiện thế giới lớn lao đă làm nên lịch sử của chúng ta, đă đưa chúng ta đến vị trí hiện tại và xây dựng nên nền tảng cho tương lai của con cháu chúng ta.
Ngày nay chúng ta có thể thấy những kết quả mà cái hệ thống này sản sinh ra bắt đầu quay cuồng. Các vị lănh đạo ở những công ty được kính trọng nhất đang thêu nhân công với mức lương gần như cho nô lệ để làm quần quật trong những điều kiện làm việc phi nhân đạo trong những xí nghiệp chuyên bóc lột công nhân hế sức tàn tệ ở châu Á. Các công ty dầu lửa cố t́nh đổ các chất độc hại xuống các ḍng sông trong vùng rừng rậm nhiệt đới, giết chết con người, động vật và thực vật một cách có chủ ư, huỷ diệt các nền văn hoá cổ xưa....
Thừa nhận vấn đề là bước đầu tiên để t́m ra giải pháp. Thú nhận tội lỗi là bước đầu tiên của sự hối cải. Do vậy, hăy để cuốn sách này là khởi đầu cho việc cứu vớt linh hồn của chúng ta. Hăy để cho nó truyền cho chúng ta nghị lực để có được những cống hiến mới và giúp chúng ta biến giấc mơ của ḿnh về một xă hội công bằng và cao thượng thành hiện thực."
(Lời tác giả, John Perkins)
"... Cái nh́n cực kỳ sắc xảo của một người trong cuộc về việc các công ty đa quốc gia đă trắng trợn cướp đoạt tiền của các nước nghèo thuộc thế giới thứ ba, hết nước này đến nước khác, một cách hợp pháp như thế nào."
(-Josh Mailman, đồng sáng lập The Threshold Foundation, Social Venture Network và Business for Social Responsibility.)
MỤC LỤC
Lời tựa.
Phần mở đầu. 7
PHẦN I: 1963-1971.
1. Sát thủ ra đời
2. “Không đường lui”.
3. Những bài học cho một EHM...
4. Giải thoát một đất nước.
5. Bán linh hồn cho quỷ.
PHẦN II: 1971-1975.
6. Vai trò điều tra của tôi
7. Nền văn minh trước vành móng ngựa.
8. Jesus, một cách nhìn khác.
9. Cơ hội ngàn năm có một
10. Vị tổng thống, người anh hùng của Panama.
11. Những tên cướp biển ở vùng kênh đào.
12. Những người lính và gái điếm
13. Nói chuyện với tướng toàn quyền.
14. Một chặng đường mới đầy nguy hiểm của lịch sử kinh tế.
15. Vụ rửa tiền của Ảrập Xêút
16. Dẫn khách và đổ tiền cho Osama bin Laden.
PHẦN III: 1975-1981.
17. Các cuộc đàm phán về kênh đào Panama và Graham Greene.
18. Vua của những vị vua.
19. Lời xưng tội của một người chịu nhục hình.
20. Sự sụp đổ của một vị vua.
21. Côlômbia- hòn đá tảng của Châu Mỹ Latinh.
22. Nền cộng hòa Mỹ và đế chế toàn cầu.
23. Bản lý lịch dối trá.
24. Tổng thống Êcuađo đấu tranh với các công ty dầu lửa.
25. Tôi ra đi 97 PHẦN IV: 1981- HIỆN TẠI.
26. Cái chết của Tổng thống Êcuađo.
27. Panama: Lại một vị Tổng thống nữa bị ám sát
28. Công ty của tôi, Enron, và George W. Bush.
29. Tôi nhận hối lộ.
30. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ xâm lược Panama.
31. Một thất bại của EHM tại Iraq.
32. Sự kiện 11/9 và những ảnh hưởng xấu tới riêng cá nhân tôi
33. Vênêzuêla được Saddam cứu giúp.
34. Thăm lại Êcuađo.
35. Phá vỡ lớp vỏ bọc
Lời kết
Tiểu sử John Perkins.
Ghi chú.
Về tác giả.
LỜI TỰA
Những sát thủ kinh tế (EHMs) là những chuyên gia được trả lương hậu hĩnh để đi lừa các nước trên khắp thế giới lấy hàng nghìn tỷ đôla. Họ đổ tiền từ Ngân hàng Thế giới, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và các tổ chức “viện trợ” nước ngoài khác vào két sắt của các tập đoàn khổng lồ và vào túi của một số ít các gia đình giàu có – những người đang nắm quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên của hành tinh này. Công cụ của họ là các báo cáo tài chính gian lận, những vụ bầu cử gian trá, các khoản hối lộ, tống tiền, tình dục và giết người. Họ diễn một trò cũ của chủ nghĩa đế quốc, song đã biến đổi theo những chiều hướng mới đáng ghê sợ hơn trong thời đại toàn cầu hóa.
Tôi biết điều này; tôi đã từng là một EHM. Tôi viết những dòng đó vào năm 1982 để mở đầu cho cuốn sách có tiêu đề là Lương tâm của một sát thủ kinh tế. Cuốn sách này dành tặng cho hai vị tổng thống của hai nước đã từng là khách hàng của tôi, những người mà tôi đã kính trọng và luôn coi như ruột thịt – Jaime Roldós (Tổng thống Êcuađo) và Omar Torijos (Tổng thống Panama). Cả hai đã mất trong những vụ tai nạn khủng khiếp. Cái chết của họ không phải là ngẫu nhiên. Họ bị ám sát vì họ đã đứng lên chống lại phe phái các công ty, chính phủ và các trùm ngân hàng, những người có chung mục tiêu là thống trị toàn cầu. Những sát thủ kinh tế chúng tôi đã không thể mua chuộc được Roldós và Torrijos, và vì thế một loại sát thủ khác, những tên giết người thực sự của CIA, những kẻ luôn đi sau chúng tôi, đã vào cuộc.
Người ta đã thuyết phục tôi không viết cuốn sách đó nữa. Trong 20 năm tiếp sau đó, tôi đã bốn lần bắt tay vào viết tiếp. Lần nào cũng là do tôi bị chứng kiến những sự kiện đang xảy ra trên thế giới: đó là cuộc xâm lược Panama của Mỹ năm 1989, chiến tranh vùng vịnh lần thứ nhất, sự kiện ở Somalia, sự xuất hiện của Osama bin Laden. Nhưng rồi những lời đe dọa hay những khoản đút lót lại níu chân tôi.
Năm 2003, Chủ tịch một nhà xuất bản lớn thuộc một tập đoàn quốc tế hùng mạnh đã đọc bản thảo của cuốn sách mà giờ đây có tên là Lời thú tội của một kẻ sát thủ kinh tế. Ông ta đã mô tả nó như “Một câu chuyện mê ly và cần phải được kể lại”. Nhưng rồi ông ta cười buồn bã, gật đầu và nói với tôi rằng, vì các nhà quản lý tại những cơ quan đầu sỏ thế giới có thể sẽ phản đối nên ông ta không dám mạo hiểm xuất bản nó. Ông ta gợi ý tôi viết nó lại dưới dạng một tiểu thuyết. “Chúng tôi có thể quảng bá ông như một tiểu thuyết gia kiểu John Le Carré hoặc Graham Greene.”
Nhưng đây không phải là một cuốn tiểu thuyết. Nó là một câu chuyện thực về cuộc đời tôi. Một nhà xuất bản khác dũng cảm hơn, chẳng thuộc một tập đoàn quốc tế nào, đã đồng ý giúp tôi kể lại nó. Câu chuyện này phải được kể ra. Chúng ta đang sống trong thời đại của những cuộc khủng hoảng trầm trọng - và cả của những cơ hội vô cùng lớn lao.
Câu chuyện về sát thủ kinh tế này kể lại công việc chúng tôi đã vươn tới vị trí hiện tại như thế nào và tại sao giờ đây chúng tôi phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng tưởng chừng không thể vượt qua. Cần phải kể ra câu chuyện này bởi vì chỉ khi chúng ta hiểu ra những sai lầm trong quá khứ, chúng ta mới có thể tận dụng những được những cơ hội trong tương lai; bởi sự kiện 11/9 đã xảy ra, và chiến tranh Iraq lần thứ 2 cũng đã xảy ra; bởi vì ngoài 3000 người đã chết vào ngày 11/9/2001, mỗi ngày còn có thêm 24000 người chết đói, vì họ không thể kiếm nổi thức ăn (1).
Quan trọng nhất là, câu chuyện này cần phải được kể ra vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một quốc gia có đủ khả năng, tiền bạc và quyền lực để thay đổi tất cả những điều này. Đó là quốc gia đã sinh ra tôi và tôi đã từng phụng sự với vai trò là một EHM : Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Vậy cuối cùng cái gì đã khiến tôi lờ đi mọi mối đe dọa và những khoản hối lộ?
Câu trả lời ngắn gọn là con gái duy nhất của tôi, Jessica, đã tốt nghiệp đại học và đang bước vào thế giới bằng chính đôi chân của nó. Gần đây khi tôi nói với nó rằng tôi đang cân nhắc có nên xuất bản cuốn sách này không và nói cho nó về nỗi sợ của tôi, nó đã nói “Đừng sợ, cha à. Nếu như họ bắt cha, con sẽ tiếp tục những gì cha để lại. Chúng ta cần phải làm điều này cho những đứa cháu mà con hy vọng sẽ sinh cho cha sau này!”. Đó là một câu trả lời ngắn gọn.
Câu trả lời dài hơn liên quan đến sự cống hiến của tôi cho đất nước tôi lớn lên, liên quan đến tình yêu của tôi với những lý tưởng mà ông cha tôi, những người khai quốc đã tuyên bố từ ngày thành lập nước, liên quan đến lời cam kết chắc chắn của tôi với một nước Mỹ mà hiện đang hứa hẹn những điều về “cuộc sống, quyền tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc” cho tất cả mọi người, ở mọi nơi và liên quan đến cả quyết tâm sẽ không chịu ngồi yên nữa sau khi xảy ra sự kiện 11/9, khi mà các EHMs đang biến nền Cộng hòa đó thành một đế chế toàn cầu. Đó là những nét phác họa về nội dung của câu trả lời dài hơn; chi tiết cụ thể sẽ được trình bày ở những chương tiếp theo.
Đây là một câu chuyện thực. Tôi đã trải qua từng giây phút của câu chuyện này. Cảnh vật, con người, những cuộc đối thoại và những cảm giác mà tôi miêu tả đều là một phần trong cuộc sống của tôi. Mặc dù đó là câu chuyện về cuộc đời riêng của tôi, nhưng được đặt dưới bối cảnh của các sự kiện thế giới lớn lao đã làm nên lịch sử của chúng ta, đã đưa chúng ta đến vị trí hiện tại và xây dựng nên nền tảng cho tương lại của con cháu chúng ta. Tôi đã hết sức cố gắng truyền đạt lại những gì tôi đã trải qua, những con người, những cuộc hội thoại đó một cách chính xác. Mỗi khi bàn về một sự kiện lịch sử hoặc tái tạo lại các cuộc đối thoại với người khác, tôi đều dùng đến nhiều công cụ như: những tài liệu đã xuất bản; những hồ sơ và ghi chép cá nhân; các sưu tập - của tôi và của những người đã từng tham gia; 5 bản thảo tôi đã bắt đầu trước đó; những tài liệu lịch sẻ của các tác giả khác, trong đó đáng chú ý nhất là những tài liệu xuất bản gần đây, có tiết lộ các thông tin mà trước đó được coi là mật hoặc không tồn tại. Các tài liệu tham khảo được liệt kê ở phần cuối để giúp những độc giả quan tâm có thể tìm hiểu sâu hơn về những đề tài này.
Nhà xuất bản hỏi tôi liệu chúng tôi có thực sự coi mình là những sát thủ kinh tế không. Và tôi cam đoan với họ rằng chúng tôi thực sự nghĩ như vậy, mặc dù thường chỉ qua những từ viết tắt. Thực tế, vào cái ngày của năm 1971 khi tôi bắt đầu làm việc với “cô giáo” tôi, Claudine, cô đã cho tôi biết “Nhiệm vụ của tôi là huấn luyện anh trở thành một sát thủ kinh tế. Không ai được biết về công việc thật sự của anh – thậm chí cả vợ anh”. Rồi cô ấy nghiêm giọng: “Một khi anh đã dấn thân vào con đường này, anh sẽ không còn đường lui.” Từ đó trở đi, ít khi cô ta dùng tên đầy đủ; chúng tôi chỉ đơn giản là những EHMs.
Vai trò của Claudine là một ví dụ hấp dẫn về những mánh khóe thao túng đã làm nên nghề nghiệp của tôi. Đẹp và thông minh, cô thực sự có ảnh hưởng sâu sắc; cô ấy biết các điểm yếu của tôi và tận dụng chúng một cách tôi đa. Nghề nghiệp của cô và cách thức cô thực hiện nó là một thí dụ về sự khôn ngoan của những con người đằng sau hệ thống này.
Claudine chưa nói thẳng hết về những gì mà tôi phải làm. Cô ấy nói, công việc của tôi: “khích lệ các nhà lãnh đạo trên thế giới trở thành một phần của cái mạng lưới khổng lồ được dựng nên để củng cố các lợi ích thương mại của Mỹ. Rút cục, những nhà lãnh đạo này sẽ rơi vào gánh nặng của nợ nần và điều này sẽ đảm bảo cho lòng trung thành của họ với Mỹ. Chúng tôi có thể nhờ đến họ bất cứ khi nào chúng tôi cần_để đạt được những nhu cầu về quân sự, chính trị hay kinh tế. Đổi lại, họ củng cố địa vị chính trị của mình bằng việc xây dựng những khu công nghiệp, các nhà máy điện và sân bay cho nhân dân của họ. Những ông chủ của các công ty kỹ thuật_xây dựng sẽ trở nên giàu có một cách khó tin”.
Ngày nay chúng ta có thể thấy những kết quả mà cái hệ thống này sản sinh ra bắt đầu quay cuồng. Các vị lãnh đạo ở những công ty được kính trọng nhất đang thuê nhân công với mức lương gần như cho nô lệ để làm quần quật trong những điều kiện làm việc phi nhân đạo tại những xí nghiệp chuyên bóc lột công nhân hết sức tàn tệ ở Châu Á. Các công ty dầu lửa cố tình đổ các chất độc hại xuống các dòng sông trong vùng rừng rậm nhiệt đới, giết chết con người, động vật và thực vật một cách có chủ ý và hủy diệt các nền văn hóa cổ xưa. Ngành công nghiệp dược từ chối cung cấp thuốc men để cứu sống hàng triệu người Châu Phi nhiễm HIV. 12.000.000 gia đình ở ngay chính nước Mỹ cũng đang phải lo kiếm ăn hàng ngày (2). Ngành năng lượng thì sản sinh ra Eron. Ngành kế toán lại sản sinh ra Adersen. Nhớ năm 1960, thu nhập của 1/5 dân số các nước giàu nhất thế giới chỉ gấp 30 lần thu nhập của 1/5 các nước nghèo nhất thế giới, thì đến năm 1995 khoảng cách này đã tăng lên 74 lần (3). Nước Mỹ đã tiêu tốn 87 tỷ USD cho cuộc chiến ở Iraq, trong khi đó Liên Hợp Quốc ước tính chỉ cần chưa đến một nửa số tiền đó là chúng ta có thể mang lại nước sạch, khẩu phần ăn đầy đủ, dịch vụ y tế và giáo dục cơ bản cho tất cả mọi người trên hành tinh này (4).
Và chúng tôi tự hỏi, tại sao những kẻ khủng bố lại tấn công chúng tôi? Một số người đổ lỗi cho việc chúng tôi mắc phải những vấn đề như hiện nay là do một âm mưu có tổ chức. Tôi ước gì nó chỉ đơn giản như vậy. Các thành viên của một âm mưu có thể bị phanh phui và đưa ra xét xử. Song, những gì thực sự đang nuôi dưỡng hệ thống này còn nguy hiểm hơn cả âm mưu. Nó không do một nhóm người nhỏ lẻ nào điều khiển mà nó chịu sự chi phối của một khái niệm đã được coi là chân lý: đó là ý tưởng cho rằng mọi sự tăng trưởng kinh tế đều có lợi cho mọi người và rằng càng tăng trưởng thì lợi ích càng lớn. Đức tin cũng dẫn tới một hệ quả cho rằng, những người có khả năng tạo ra tăng trưởng phải được khen ngợi và trả công, còn những kẻ khốn cùng sinh ra là để bị bóc lột.
Tất nhiên khái niệm này là hoàn toàn sai lầm. Chúng ta biết rằng ở rất nhiều nước, tăng trưởng kinh tế chỉ đem lại lợi ích cho một bộ phận nhỏ người dân và thực ra đẩy đa số những người còn lại đến bờ tuyệt vọng. Ảnh hưởng này còn sâu sắc hơn bởi một niềm tin tất yếu rằng những người lãnh đạo dẫn dắt toàn bộ hệ thống phải có một vị trí đặc biệt. Chính niềm tin này là gốc rễ của nhiều vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt và có lẽ cũng là lý do tại sao lại có đầy rẫy các lý thuyết về âm mưu. Khi con người được thưởng vì lòng tham thì sự tham lam sẽ trở thành một động lực tồi tệ. Khi chúng ta coi việc tiêu dùng vô độ các tài nguyên thiên nhiên trên Trái đất là thánh thiện, khi chúng ta dạy con trẻ bắt chước những người đang sống những cuộc sống thiếu lành mạnh, và khi chúng ta định rõ rằng, một phần đông dân số phải quy lụy, phụ thuộc vào một số ít kẻ thuộc tầng lớp cao quý, chúng ta đã tự rước lấy tai họa. Và chúng ta đã gặp tai họa.
Trong quá trình tiến tới nền đế chế toàn cầu, các tập đoàn, ngân hàng và chính phủ (gọi chung là tập đoàn trị) đã dùng tiềm lực tài chính và chính trị của họ để đảm bảo rằng, các trường học, giới doanh nhân và các phương tiện truyền thông đều phải ủng hộ khái niệm sai lầm này và hậu quả tất yếu của nó. Họ đẩy chúng ta tới một tình trạng mà ở đó nền văng minh tòan cầu của chúng ta trở thành một cỗ máy quái dị. Lượng nhiên liệu và chi phí bảo dưỡng mà hàng ngày nó đòi hỏi tăng theo cấp số nhân, cuối cùng sẽ ngốn hết những gì có trong tầm mắt và chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc tự hủy diệt mình.
Chế độ tập đoàn trị không phải là một âm mưu nhưng các thành viên của nó đã thống nhất theo đuổi những mục tiêu và giá trị chung. Một trong những chức năng quan trọng nhất của chế độ tập đoàn trị là duy trì, không ngừng mở rộng và củng cố hệ thống này. Cuộc sống của những người “tạo ra nó” và gia tài của họ – biệt thự, thuyền buồm, máy bay riêng- được phô bày như những hình mẫu nhằm kích thích tất cả chúng ta tiêu dùng, tiêu dùng và tiêu dùng. Người ta lợi dụng mọi cơ hội để thuyết phục chúng ta rằng mua sắm đồ đạc là trách nhiệm công dân, rằng cướp phá Trái đất là có lợi cho nền kinh tế và do đó sẽ phụng sự cho những lợi ích cao cả. Những người như tôi được trả lương cao đến kỳ quặc để phục tùng hệ thống. Nếu chúng tôi chùn bước, sẽ có một hạng sát thủ còn tàn nhẫn hơn, những tên chó săn giết người, sẽ lại bước lên vũ đài. Và nếu chúng cũng thất bại, thì quân đội sẽ phải làm việc đó.
Cuốn sách này là lời thú tội của người từng là thành viên của một nhóm không nhiều người, từ thời tôi còn là một EHM. Ngày nay, những người có vai trò tương tự như vậy rất nhiều. Họ mang nhiều chức danh ẩn hơn. Có thể tìm thấy họ tại hành lang của các tập đoàn Monsanto, General Electric, Nike, General Motors, Wal-Mart, và hầu hết các tập đoàn lớn khác trên thế giới. Thực chất thì Lời thú tội của một sát thủ kinh tế chính là câu chuyện của họ cũng như của tôi.
Đó là câu chuyện của các bạn, câu chuyện về thế giới của bạn và của tôi, câu chuyện về một vấn đề toàn cầu thực sự đầu tiên trong lịch sử. Lịch sử cho chúng ta biết, nếu chúng ta không sửa chữa câu chuyện này, chắc chắn nó sẽ có một kết cục bi thảm. Các đế chế không bao giờ trường tồn. Các đế chế đều đã thất bại thảm hại. Chúng phá hủy rất nhiều nền văn hóa, trong khi chạy đua để có được quyền thống trị lớn hơn và rồi sụp đổ. Không một quốc gia nào hoặc một nhóm quốc gia nào có thể phát triển lâu dài dựa vào việc bóc lột quốc gia khác.
Cuốn sách này được viết ra để chúng ta nhận ra vấn đề và sửa chữa lại câu chuyện của chúng ta. Tôi chẳc rằng, khi nhiều người trong chúng ta nhận thức được rằng, chúng ta đang bị cỗ máy kinh tế bóc lột - cỗ máy đó đang khơi gợi lòng tham vô độ đối với các tài nguyên trên thế giới và thúc đẩy chế độ nô lệ - chúng ta sẽ không bao giờ tha thứ cho nó. Chúng ta sẽ đánh giá lại vai trò của chúng ta trong một thế giới mà ở đó, chỉ có một số ít người đang bơi trong sự giàu sang, số đông còn lại bị nhấn chìm trong nghèo đói, ô nhiễm và bạo lực. Tự chúng ta sẽ không thể không hướng tới lòng bác ái, nền dân chủ, và công bằng xã hội cho tất cả mọi người.
Thừa nhận vấn đề là bước đầu tiên để tìm ra giải pháp. Thú nhận tội lỗi là bước đầu tiên của sự hối cải. Do vậy, hãy để cuốn sách này là khởi đầu cho việc cứu vớt linh hồn của chúng ta. Hãy để nó truyền cho chúng ta nghị lực để có được những cống hiến mới và giúp chúng ta biến giấc mơ của mình về một xã hội công bằng và cao thượng thành hiện thực. Nếu như không có những người mà tôi đã cùng sống và chia sẻ, và những người mà những trang tiếp theo của cuốn sách này sẽ mô tả, thì có lẽ sẽ không bao giờ có được cuốn sách này. Tôi biết ơn những kinh nghiệm và bài học mà tôi có được từ họ.
Hơn nữa, tôi xin cảm ơn những người đã khuyến khích tôi vượt qua tất cả và kể ra câu chuyện này, đó là: Stephan Rechtchaffen, Bill và Lynne Twist, Ann Kemp, Art Roffey, và còn rất nhiều người nữa đã từng tham gia các cuộc hành trình “Thay đổi giấc mơ” và các hội thảo đặc biệt là những người đã cùng tạo điều kiện cho tôi, Ever Bruce, Lyn Roberts- Herrick, Mary Tendall, người vợ tuyệt vời của tôi, người bạn đời của tôi trong suốt 25 năm- Winifred, và con gái Jessica của tôi.
Tôi biết ơn những người đã truyền cho tôi những thông tin và hiểu biết riêng về các ngân hàng đa quốc gia, các tập đoàn quốc tế và những ẩn ý chính trị của nhiều quốc gia; tôi đặc biệt cảm ơn Michael Ben-Eli, Sabrina Bologni, Juan Gabriel Carrasco, Jamie Grant, Paul Shaw và rất nhiều người khác, những người tuy không nêu danh tính song họ biết họ là ai.
Khi tôi viết xong bản thảo, Steven Piersanti, người sáng lập Berrett-Koehler, không những đã dũng cảm đón nhận tôi mà còn dành rất nhiều thời gian để biên tập lại cuốn sách, giúp tôi chấp nối cuốn sách và hoàn thiện nó. Tôi đặc biết cảm kích Steven, Richard Perl, những người đã giới thiệu tôi với Steven Piersanti, đồng thời tôi cũng cảm ơn Nova Brown, Randi Fiat, Allen Jones, Chris Lee, Jennifer Liss, Laurie Pelloushoud, Jenny Williams, những người đã đọc và cho nhận xét về bản thảo của tôi; tôi cảm ơn David Korten người không chỉ đọc bản thảo và nhận xét giúp tôi mà còn giúp tôi vượt qua khó khăn để đáp ứng cho được những tiêu chuẩn tuyệt vời của ông; tôi cảm ơn Paul Fedorko, người quản lý của tôi; cảm ơn Valerie Brewster đã thiết kế cuốn sách này; cảm ơn Todd Manza, người biên tập, sửa bản in, một tác gia và triết gia tài năng. Tôi đặc biệt tỏ lòng biết ơn Jeevan Sivasubramanian, nhà biên tập Berrett-Koeler, Ken Lupoff, Rick Wilson, María Jesús Aguiló, Pat Anderson, Marina Cook, Michael Crowley, Robin Donovan, Kristen Frantz, Tiffany Lee, Catherine Lengronne, Dianne Platner, tất cả nhân viên của BK, những người ý thức được về sự cần thiết phải năng cao ý thức, những người luôn làm việc không mệt mỏi để làm cho thế giới này tốt đẹp hơn.
Tôi phải cảm ơn tất cả những người đã cùng làm việc với tôi ở MAIN và không hề biết về vai trò của mình trong việc giúp EHM hình thành nên một đế chế toàn câu. Tôi đặc biệt cảm ơn những ai đã làm việc cho tôi, những người đã cùng tôi đi đến những vùng đất xa xôi và chia sẻ những khoảnh khắc vô giá. Tôi cũng cảm ơn Ehud Sperlling và nhân viên của ông ở Inner Traditions International, người xuất bản những cuốn sách về các nền văn hóa bản địa và Saman giáo trước đây của tôi; cảm ơn những người bạn đã khuyến khích tôi trên chặng đường trở thành tác giả của cuốn sách này.
Tôi cũng không thể không biết ơn những người đã mời tôi tới nhà họ trong những khu rừng, những sa mạc, những vùng núi, trong những ngôi lều tạm bằng bìa các tông dọc theo những con kênh ở Jakarta và những ngôi nhà ổ chuột ở vô số những thành phố khác trên khắp thế giới, những người đã chia sẻ cùng tôi thức ăn và cuộc sống của họ, và đã trở thành nguồn cảm hứng lớn nhất của tôi.
John Perkins
Tháng 8/2004
PHẦN MỞ ĐẦU
Quito, thủ đô của Êcuađo, nằm trải dài qua một thung lũng núi lửa trên dãy Andy, với độ cao so với mặt biển là 9000 feet. Tuy chỉ sống cách đường xích đạo có vài dặm về phía nam, người dân của cái thành phố có từ trước cả khi Columbus đặt chân đến Châu Mỹ này đã quen với việc nhìn thấy tuyết phủ trên những ngọn núi bao quanh. Thành phố Shell, một đồn biên phòng và căn cứ quân sự nằm sắt rừng rậm Amazon của Êcuađo để phục vụ cho công ty dầu lửa mà nó mang tên, nằm thấp hơn so với thủ đô Quito gần 8.000 feet. Một thành phố ẩm thấp với dân cư chủ yếu là những người lính, công nhân khai thác dầu mỏ, với những người bản địa thuộc bộ tộc Shuar và Kichwa hành nghề mại dâm và lao động chân tay cho họ.
Để đi từ Quito đến Shell, bạn phải qua một con đường vừa quanh co vừa hiểm trở. Người dân địa phương sẽ nói với bạn rằng con đường này bạn phải trải qua cả bốn mùa chỉ trong một ngày. Mặc dù đã lái xe đi qua con đường này rất nhiều lần nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy chán phong cảnh hùng vĩ ở đây. Một bên đường là những vách đá thẳng đứng, thỉnh thoảng được xen kẽ bởi những thác nước và những cây họ dứa. Phía bên kia là vực sâu, nơi con sông Pastaza, thượng nguồn của Amazon, uốn mình chảy dọc theo dãy Andy. Từ những dòng sông băng của Cotopaxi, một trong những ngọn núi lửa cao nhất trên thế giới đang trong thời kỳ hoạt động và cũng là tên một vị thần của người Incas, nước chảy qua dòng Pastaza để đổ xuống Đại Tây Dương cách đó hơn 3.000 dặm.
Năm 2003, từ Quito tôi lái chiếc Subaru Outback đến Shell với một nhiệm vụ không giống bất kỳ nhiệm vụ nào tôi đã từng đảm nhận. Tôi đã hy vọng có thể kết thúc một cuộc chiến mà tôi đã góp phần tạo ra. Cũng như rất nhiều điều mà những EHM chúng tôi phải chịu trách nhiệm, không một nơi nào khác bên ngoài đất nước đang xảy ra cuộc chiến biết đến nó. Tôi đang trên đường đến gặp những người Shuars, người Kichwas và những người thổ dân ở những vùng lân cận là Achuars, Zaparos và Shiwas- những bộ tộc quyết tâm ngăn không cho các công ty khai thác dầu của chúng tôi phá hủy nhà cửa, gia đình, và đất đai của họ ngay cả khi họ phải chết vì điều đó. Với họ, đây là cuộc chiến vì sự sinh tồn của con cháu và nền văn hóa của họ; trong khi đối với chúng tôi đó là cuộc chiến giành quyền lực, tiền bạc và tài nguyên thiên nhiên. Nó là một phần của cuộc đấu tranh giành quyền thống trị thế giới và giấc mơ của một số ít những kẻ tham lam, của Đế chế toàn cầu.(1)
Đó là việc mà những EHM chúng tôi thạo nhất: xây dựng nền Đế chế toàn cầu. Chúng tôi là một nhóm người ưu tú, những người tận dụng tối đa các tổ chức tài chính quốc tế để khiến các quốc gia khác phải phụ thuộc vào chế độ tập đoàn trị đang điều khiển các tập đoàn lớn nhất, chính phủ và các ngân hàng của chúng tôi. Chẳng khác nào Mafia, các EHM ban ân huệ. Những ân huệ này tồn tại dưới hình thức các khoản vay để phát triển cơ sở hạ tầng- nhà máy điện, đường cao tốc, bến cảng, sân bay, các khu công nghiệp. Một điều kiện cho những khoản vay như thế là các công ty xây dựng của nước chúng tôi phải được đảm nhiệm công việc xây dựng tất cả các dự án này. Xét về bản chất, hầu hết các khoản tiền trên không bao giờ rời khỏi nước Mỹ; nó chỉ đơn giản được chuyển từ các phòng giao dịch của ngân hàng ở Washington sang cho các công ty xây dựng ở New York, Houston, hoặc San Francisco.
Mặc dù thực tế là những khoản tiền trên gần như ngay lập tức sẽ trở lại về các công ty là thành viên của chế độ tập đoàn trị (chủ nợ) nhưng những nước nhận tiền vay vẫn phải trả tất cả, cả tiền gốc và lãi. Nếu một EHM hoàn toàn thành công, thì chỉ sau vài năm các khoản vay sẽ là quá lớn tới mức mà các nước mắc nợ buộc phải tuyên bố vỡ nợ. Khi điều này xảy ra, thì giống như tổ chức Mafia, chúng tôi sẽ đòi nợ. Việc đòi nợ này thường kèm theo một hoặc nhiều yêu cầu sau: kiểm soát những lá phiếu của Liên Hợp Quốc, thiết lập các căn cứ quân sự hoặc khai thác các nguồn tài nguyên quý giá như dầu hay kênh đào Panama. Tất nhiên, nước mắc nợ sẽ vẫn nợ chúng tôi tiền- và lại một nước nữa rơi vào Đế chế toàn cầu của chúng tôi.
Lái xe từ Quito đến Shell vào một ngày nắng đẹp năm 2003, tôi nhớ lại 35 năm về trước khi lần đầu tiên tôi đến khu vực này. Tôi đã đọc là dù diện tích của Êcuađo chỉ bằng bang Nevada, nơi đây có hơn 30 núi lửa đang hoạt động, hơn 15% các lòai chim quý trên thế giới và hàng ngàn loại cây vẫn chưa được phân loại và đây là vùng đất đa dạng về văn hóa- nơi vô số người nói tiếng bản địa cổ gần bằng với số người nói tiếng Tây Ban Nha. Tôi thấy đất nước này thật hấp dẫn và kỳ lạ; và những từ ngữ xuất hiện trong tâm trí tôi lúc đó còn trong trắng, vô tội và trinh nguyên. Sau 35 năm, đã có nhiều biến đổi.
Khi tôi đến Êcuađo lần đầu tiên vào năm 1968, Texaco vừa mới tìm thấy dầu ở khu vực Amazon của Êcuađo.
Ngày nay, dầu chiếm tới gần một nửa lượng hàng hóa xuất khẩu của quốc gia này. Một đường ống dẫn dầu xuyên qua dãy Andy được xây dựng không lâu sau lần đầu tiên tôi đến nơi đây; từ đó đến nay đã làm hơn nửa triệu thùng dầu thấm vào đất của khu rừng nhiệt đới này- nhiều gấp đôi lượng dầu bị tràn do vụ Exxon Valdez.(2) Hiện nay, một đường ống dẫn dầu dài 300 dặm trị giá 1,3 tỷ USD được xây dựng bởi một tập đoàn do các EHM tổ chức hứa hẹn biến Êcuađo trở thành một trong 10 quốc gia hàng đầu thế giới cung cấp dầu cho Mỹ.(3) Nhiều khu vực rộng lớn của rừng mưa nhiệt đới đã bị hủy diệt, vẹt đuôi dài và báo đốm Mỹ đã biến mất, ba nền văn hóa bản địa của người Êcuađo cũng bị dồn đến bờ vực diệt vong, nhiều dòng sông đã bị ô nhiễm.
Cũng trong thời gian này, các nền văn hóa bản địa bắt đầu phản công khai. Ngày 7/5/2003 một nhóm luật sư Mỹ đại diện cho hơn 3.000 người Êcuađo bản địa đã tiến hành một vụ kiện đòi 1 tỷ USD của tập đoàn Chevron Texaco. Vụ kiện khẳng định rằng trong khoảng thời gian từ 1971-1992, mỗi ngày công ty dầu lửa này đổ xuống những hố chôn lộ thiên và các dòng sông hơn 4 triệu gallon nước thải độc hại có chứa dầu, kim loại nặng, các chất gây ung thư, đồng thời công ty này cũng để lại gần 350 hố rác thải lộ thiên và những hố rác đang tiếp tục giết chết con người và động vật.(4)
Bên ngoài cửa sổ chiếc xe Outback, những đám mây mù lớn đang lơ lửng bay lên từ khu rừng về phía hẻm núi Pastaza. Mồ hôi thấm đẫm áo tôi và dạ dày tôi bắt đầu sôi lên không chỉ vì cái nóng của vùng nhiệt đới và sự khúc khuỷu của con đường. Tôi lại đang phải trả giá vì tôi đã góp phần hủy hoại đất nước tươi đẹp này. Vì tôi và những đồng nghiệp EHM của mình mà kinh tế Ecuador ngày nay đã kém xa so với lúc trước khi chúng tôi mang lại cho đất nước này sự kỳ diệu của kinh tế học, của hệ thống ngân hàng và kỹ thuật xây dựng hiện đại. Kể từ những năm 1970, thời kỳ mà người ta thường gọi là bùng nổ dầu mỏ, tỷ lệ đói nghèo chính thức đã tăng từ 50% lên 70%, tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp tăng từ 15% lên 70%, và nợ công tăng từ 240 triệu USD lên 16 tỷ USD. Trong khi đó, phần tài nguyên thiên nhiên dành cho bộ phận dân số nghèo nhất lại giảm từ 20% xuống còn 6%.(5)
Thật không may, Ecuador không phải là trường hợp ngoại lệ.(6) Gần như tất cả cá nước mà chúng tôi, những EHM đã đưa vào dưới vòng cương tỏa của Đế chế toàn cầu đều phải đối mặt với hoàn cảnh tương tự. Khoản nợ của các nước thế giới thứ 3 tăng lên hơn 2,5 nghìn tỷ USD, chi phí để trả cho các khoản nợ đó- hơn 375 tỷ USD mỗi năm theo số liệu năm 2004, lớn hơn tất cả các chi tiêu cho y tế và giáo dục của các nước thế giới thứ 3 cộng lại và gấp 20 lần số tiền viện trợ nước ngoài hàng năm mà các nước đang phát triển nhận được. Có tới hơn một nửa dân số trên thế giới đang sống dưới mức 2 USD một ngày, tương đương với số tiền mà họ nhận được đầu những năm 70. Trong khi đó 1% số hộ gia đình ở các nước thế giới thứ 3 lại chiếm tới 70% đến 90% tiền bạc và bất động sản ở nhữgn nước này; tỷ lệ cụ thể của từng nước phụ thuộc vào từng quốc gia cụ thể. (7)
Chiếc Subaru giảm tốc độ khi đi ngang qua những con phố của khu du lịch tươi đẹp Baos, nổi tiếng với những suối nước khoáng nóng chảy từ các dòng sông nằm dưới Tungurahgua, một ngọn lửa đang hoạt động mạnh. Bọn trẻ chay theo xe, vẫy tay và cố nài bán kẹo cao su và các loại bánh. Bỏ lại Baos ở phía sau, chiếu Subaru tăng tốc khỏi thiên đường để đi vào quang cảnh hiện đại của khúc Địa ngục Dante. Một bức tường lớn màu xám như con quái vật khổng lồ đứng sừng sững chắn ngang con sông. Khối bê tông đứng đó hoàn toàn không thích hợp và đối nghịch với phong cảnh. Tất nhiên tôi không hề ngạc nhiên khi thấy nó đứng đó. Suốt dọc đường, tôi đã biết rằng nó đang phục kích ở đây. Trước đây, tôi đã nhìn thấy nó rất nhiều lần và đã từng ca ngợi nó như một biểu tượng cho những thành tựu của EHM. Mặc dù vậy nó vẫn làm tôi sởn gai ốc.
Bức tường phi lý và gớm ghiếc đó là một cái đập ngăn dòng chảy của sông Pastaza, làm chuyển dòng nước vào hệ thống đường ngầm lớn chảy xuyên qua ngọn núi và chuyển nguồn năng lượng đó thành điện năng. Đó là dự án thủy điện Agoyan với công suất 156 mêgawatt. Nó cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp đã giúp cho một vài gia đình ở Êcuađo trở nên giàu có, đồng thời đó cũng là nguồn gốc những nỗi khổ khôn xiết của những người nông dân và người bản địa sống dọc con sông này. Nhà máy thủy điện này chỉ là một trong rất nhiều những dự án được xây dựng nhờ vào nỗ lực của tôi và những EHM khác. Những dự án như vậy chính là nguyên nhân tại sao hiện nay Ecuador là một thành viên của Đế chế toàn cầu, chúng cũng là lý do tại sao các bộ tộc Shuars và Kichwas cùng những bộ tộc sống ở những vùng lân cận đe dọa tuyên chiến với các công ty dầu lửa của chúng tôi.
Vì các dự án do EHM mang lại mà Ecuador bị ngập chìm trong nợ nước ngoài và phải dành một phần lớn ngân sách quốc gia để trả nợ thay vì dùng số tiền đó để giúp đỡ hàng triệu công dân được chính thức liệt vào danh sách những người hết sức đói nghèo. Cách duy nhất để Êcuađo có thể trả nợ nước ngoài là bán những khu rừng nhiệt đới của họ cho các công ty dầu lửa. Thực chất lý do khiến các EHM nhòm ngó đến Ecuador là vì biển dầu nằm dưới khu vực rừng Amazon được cho là có tiềm năng ngang với các mỏ dầu ở khu vực Trung Đông.( Đế chế toàn cầu đòi nợ dưới dạng quyền khai thác dầu.
Những nhu cầu này đặc biệt trở nên cấp thiết sau sự kiện 11/9/2001, khi Mỹ lo sợ rằng các nguồn cung cấp dầu ở Trung Đông sẽ bị ngưng lại. Trên hết, Vênêzuêla, nhà cung cấp dầu lớn thứ 3 của Mỹ, vừa bầu ra một vị tổng thống theo chủ nghĩa dân túy là Hugo Chavez, người có lập trường cứng rắn chống lại cái mà ông gọi là Chủ nghĩa đế quốc Mỹ; ông cũng đe dọa ngừng bán dầu cho Mỹ. EHM đã thất bại ở Iraq và Vênêzuêla nhưng chúng tôi đã thành công ở Ecuador; và bây giờ chúng tôi sẽ bòn rút tất cả những gì đáng giá.
Ecuador là trường hợp điển hình của các nước trên thế giới đã được EHM đưa vào một nhóm có cùng lợi ích kinh tế- chính trị. Cứ 100 USD dầu thô lấy ra từ các khu rừng nhiệt đới của Ecuador thì có tới 75 USD rơi vào túi của các công ty dầu lửa. 25 USD còn lại sẽ được dùng để trả nợ nước ngoài. Hầu hết số tiền còn lại sẽ được dùng để trang trải chi phí quân sự và chi tiêu của chính phủ- trong đó khoảng 2,5 USD được chi cho y tế, giáo dục và các chương trình giúp đỡ người nghèo.(9) Như vậy, cứ 100 USD dầu khai thác được tại khu vực Amazon sẽ chỉ có dưới 3 USD đến được với những người cần nó nhất- những người mà cuộc sống của họ bị ảnh hưởng xấu bởi những con đập, việc khoan dầu, các đường ống- và những người đang chết dần chết mòn do thiếu thức ăn và nước uống.
Tất cả những người đó- hàng triệu người dân Ecuador, hàng tỷ người khác trên khắp hành tinh- là những tên khủng bố tiềm năng. Không phải bởi họ theo chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa vô chính phủ hay bởi họ thực sự là những tên tội phạm, mà đơn giản chỉ vì họ tuyệt vọng. Nhìn xuống con đập này, tôi phân vân - như cảm giác mà tôi thường có ở rất nhiều nơi khác trên thế giới- rằng khi nào thì những người này sẽ hành động, giống như người Mỹ chống lại nước Anh những năm 1770 và người Mỹ Latin chống lại Tây Ban Nha đầu thế kỷ XIX.
Mức độ tinh vi trong việc thiết lập đế chế hiện đại này vượt trội hơn hẳn của những chiến binh La Mã cổ đại, đế quốc Tây Ban Nha và sức mạnh của thực dân Châu Âu thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX. Chúng tôi, những EHM là những kẻ xảo trá; chúng tôi học từ lịch sử. Ngày nay, chúng tôi không dùng gươm kiếm. Chúng tôi không mặc áo giáp hay bất cứ thứ gì để người ta có thể phân biệt được chúng tôi. Ở một số quốc gia như Êcuađo, Nigiêria, Inđônêxia, chúng tôi ăn mặc giống như những giáo viên và những ông chủ cửa hàng. Ở Washington và Paris, chúng tôi trông giống như các quan chức nhà nước và nhân viên ngân hàng. Bề ngoài chúng tôi khiêm tốn và bình dị. Chúng tôi đến thăm những nơi quảng bá chủ nghĩa vị tha, tán tụng với các báo chí địa phương về những điều nhân đạo tuyệt vời mà chúng tôi đang làm. Chúng tôi đem đến các bàn hội nghị của các ủy ban chính phủ những bảng tính và những đề án tài chính, và chúng tôi giảng bài ở Đại học Harvard về sự kỳ diệu của kinh tế vi mô.
Chúng tôi được biết đến một cách công khai, giữa thanh thiên bạch nhật. Hay ít ra thì chúng tôi cũng tự thêu dệt nên chính mình và được chấp nhận như thế. Đó là cách mà hệ thống hoạt động. Chúng tôi rất hiếm khi phạm pháp vì bản thân hệ thống này được xây dựng trên sự lừa gạt và hệ thống này trên lý thuyết là hợp pháp.
Tuy nhiên, nếu chúng tôi thất bại- và điều này là rất có thể - một thế hệ khác tồi tệ hơn sẽ tiếp nối, thế hệ mà chúng tôi - những EHM đã nói đến như những tên sát nhân thực sự, những kẻ sẽ tiếp tục theo đuổi sự nghiệp của những đế chế trước chúng tôi. Những tên sát nhân luôn chờ sẵn, ẩn nấp trong bóng tối. Khi chúng xuất hiện, người đứng đầu nhà nước sẽ bị lật đổ hoặc chết trong một “tai nạn” khủng khiếp.(10)
Và nếu chẳng may những tên sát nhân thất bại, như chúng đã thất bại ở Afganistan và Iraq thì mô hình cũ lại nổi lên. Khi những tên sát nhân thất bại, lớp trẻ Mỹ được cử đi để giết và để chết.
Đi qua con quái vật, cái bức tường xi măng màu xám đồ sộ và khổng lồ đang hiện ra trên dòng sông này, mồ hôi càng ướt đẫm áo tôi và ruột gan tôi càng xiết chặt. Tôi rảo bước về phía khu rừng để gặp những người dân bản địa, những người quyết tâm chống lại đến cùng để ngăn chặn đế chế mà tôi góp phần tạo ra và cảm giác tội lỗi dâng trào trong tôi. Tôi tự hỏi, làm thế nào mà một đứa trẻ xinh xắn từ New Hampshire lại có thể nhúng tay vào một việc bẩn thỉu như vậy?
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/
http://nguoidalat.informe.com/forum/
http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/