Trong thực tế người anh hùng đích thực chỉ có một đời sống để tận hiến. V́ thế một con người chỉ trở thành anh hùng khi hành động của họ phải trả gía bằng sinh mệnh. Lư do người chết không bao giờ phản bội lại lư tưởng mà họ đă chọn, Khi người anh hùng ngă xuống khí phách của họ đă vượt qua mọi giới hạn của thời gian và không gian để đi vào lịch sử.
Kim Âu
[KĨ THUẬT VIẾT]
CÁCH VIẾT TRUYỆN NGẮN
Đối với nhiều tác giả, truyện ngắn là thể loại mà họ thích viết nhất. Khi mà việc viết tiểu thuyết có thể là một nhiệm vụ khó nhằn và nhiêu khê, th́ hầu hết mọi người đều có thể viết nháp, hoặc quan trọng hơn, là hoàn tất một truyện ngắn. Điều đó không có nghĩa là truyện ngắn th́ dễ viết, hoặc là chúng không có nhiều giá trị nghệ thuật bằng tiểu thuyết. Với việc tập luyện, tính kiên nhẫn, và sự sáng tạo, bạn có thể trở thành tác giả sách bán chạy kế tiếp.
Phần 1: Viết một truyện ngắn
1. Thu thập ư tưởng cho truyện của bạn. Cảm hứng có thể đến bất cứ lúc nào, v́ vậy hăy mang một cuốn sổ tay theo bất cứ nơi đâu bạn đến để có thể viết xuống những ư tưởng khi chúng nảy ra trong đầu.
Phần lớn thời gian, bạn chỉ nghĩ tới những chi tiết nhỏ (ví dụ như một thảm họa mà bạn có thể dùng nó để xây dựng cốt truyện, tên hoặc ngoại h́nh một nhân vật,…) nhưng đôi khi bạn gặp may và toàn bộ cậu chuyện hiện ra trước mắt bạn chỉ trong vài phút.
Nếu bạn gặp khó khăn khi t́m kiếm cảm hứng, hoặc bạn cần viết nhanh một câu chuyện (cho một lớp học, ví dụ vậy), hăy học cách động năo, hoặc nếu bạn không thể nghĩ ra điều ǵ, hăy t́m ư tưởng từ người thân và bạn bè của bạn.
Những kinh nghiệm thường giúp bạn xây dựng cốt truyện tốt hơn. Nhiều truyện ngắn ḱ bí của Isaac Asimov đến từ những trải nghiệm thực tế từ một số tai nạn.
2. Bắt đầu với những điều cơ bản của một truyện ngắn. Sau khi bạn đă chọn được một ư tưởng, bạn cần phải nhớ những điều cơ bản của một truyện ngắn trước khi bắt tay vào viết. Các bước để viết một truyện ngắn tốt là:
Giới thiệu: giời thiệu nhân vật, thời gian, địa điểm, thời tiết,…
Hành động khởi đầu: điểm mà truyện bắt đầu có cao trào.
Cao trào: những sự kiện dẫn đến cực điểm hoặc bước ngoặt.
Cực điểm: Nơi mà t́nh tiết phát triển đến đỉnh điểm hoặc bước ngoặt của câu chuyện.
Thoái trào: câu chuyện của bạn bắt đầu đi đến kết thúc.
Kết thúc: Một cái kết thỏa măn, nơi mà vấn đề được đặt ra trong câu chuyện đă được giải quyết – hoặc không. Bạn không cần phải viết theo những thứ tự trên. Nếu bạn có một ư tưởng hay cho phần kết, hăy viết nó xuống. Tiến tới hoặc lùi từ ư tưởng khởi đầu của bạn (đó có thể là phần mở đầu của câu chuyện hoặc không), và tự hỏi “Điều ǵ xảy ra sau đó?”, “Điều ǵ xảy ra trước đó?”
3. T́m cảm hứng từ người thật. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc hiểu hoặc t́m ra tính cách của một nhân vật, hăy xem trong cuộc đời bạn. Bạn có thể dễ dàng vay mượn tính cách của người quen, hoặc một người lạ mà bạn biết.
Ví dụ, bạn có thể để ư một người nghiện cà phê, có giọng nói vang, và luôn gơ gơ ǵ đó trên máy tính,… Tất cả những quan sát này có thể tạo nên một nhân vật thú vị. Nhân vật của bạn c̣n có thể là một tổng ḥa tính cách của nhiều người.
4. Hiểu nhân vật của bạn. Để một câu chuyện đáng tin, các nhân vật cần phải “thật”. Có thể rất khó để tạo ra các nhân vật vừa thú vị vừa “thật”. Nhưng dưới đây là một số kĩ năng để tạo ra “người thật” cho câu chuyện của bạn:
Viết một danh sách, đặt đầu mục là tên nhân vật của bạn, và viết tất cả các tính cách mà bạn có thể nghĩ tới, từ vị trí của nhân vật trong dàn nhạc cho đến màu sắc yêu thích của họ, từ động lực cuộc đời cho đến món ăn yêu thích của họ. Nhân vật của bạn có nói giọng địa phương không? Họ có phong cách ḱ quặc nào không? Bạn sẽ không bao gồm tất cả những thứ này trong câu chuyện, nhưng bạn càng hiểu nhiều, th́ nhân vật sẽ càng “thật”, đối với bạn và với cả người đọc.
Hăy chắc chắn rằng nhân vật của bạn không hoàn hảo. Tất cả mọi người đều cần có vài khuyết điểm, vài vấn đề, vài nỗi lo. Bạn có thể cho rằng mọi người sẽ không thích đọc về những nhân vật toàn khuyết điểm, nhưng như thế hoàn toàn sai lầm. Batman sẽ không trở thành Kỵ sĩ Bóng đêm nếu như anh ta không phải là một người ở ngoài ŕa xă hội!
Mọi người có thể đồng cảm với những nhân vật có nhiều vấn đề, v́ điều đó rất thực tế. Khi đặt ra khuyết điểm cho nhân vật, bạn không cần phải nghĩ ra vấn đề quái đản nào đó (mặc dù bạn hoàn toàn có thể). Với phần lớn nhân vật, hăy dùng những thứ quen thuộc với bạn. Ví dụ như, nhân vật của bạn rất nóng tính, sợ nước, cô độc, không thích tiếp xúc với con người, hút thuốc quá nhiều,… Tất cả những đặc điểm này có thể phát triển qua mạch truyện.
5. Hạn chế chiều rộng câu chuyện của bạn. Một tiểu thuyết có thể kể về câu chuyện kéo dài cả triệu năm, và bao gồm nhiều cốt truyện nhỏ, nhiều địa điểm, và cả một đội quân nhân vật phụ. Sự kiện chính của một truyện ngắn nên xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn (tính bằng ngày hoặc phút), và thường th́ bạn sẽ không thể phát triển nhiều hơn một cốt truyện, hai hoặc ba nhân vật chính, và một bối cảnh. Nếu câu chuyện của bạn rộng hơn thế, có lẽ nó nên là một tiểu thuyết.
6. Quyết định người kể chuyện. Có ba góc nh́n chính để kể chuyện: Ngôi thứ nhất (“Tôi”), ngôi thứ hai (“Bạn”), và ngôi thứ ba (“cô ấy” hoặc “anh ấy”). Trong câu chuyện kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật trong truyện là người kể chuyện. Trong câu chuyện ở ngôi thứ hai, người đọc trở thành nhân vật trong câu chuyện. Và trong câu chuyện ở ngôi thứ ba, một người ngoài cuộc là người kể lại câu chuyện. (Ngôi thứ hai rất hiếm khi được dùng.)
Hăy nhớ trong đầu rằng người kể ở ngôi thứ nhất chỉ có thể kể lại những ǵ họ biết (những điều mà họ thấy hoặc được người khác kể lại), trong khi người kể ở ngôi thứ ba có thể biết tất cả và có thể thuật lại suy nghĩ của nhân vật, hoặc là chỉ biết những ǵ có thể nh́n thấy được.
Bạn cũng có thể trộn lẫn những ngôi kể. Ví dụ như, bạn có thể kể bằng ngôi thứ nhất ở chương này, và chuyển sang ngôi thứ ba ở chương khác. Hoặc bạn cũng có thể để cho nhiều nhân vật cùng sử dụng ngôi thứ nhất. Một ví dụ tuyệt vời cho việc này là truyện ngắn “Rashomon” của Akutagawa Ryunosuke. Truyện ngắn này sau đó đă được chuyển thể thành phim bởi đạo diễn Akira Kurasawa.
7. Sắp xếp ư nghĩ. Sau khi đă chuẩn bị những yếu tố căn bản của câu chuyện, ghi ra một dàn ư có thể hữu dụng cho việc quyết định sự kiện nào xảy ra khi nào.
Câu chuyện của bạn nên bao gồm ít nhất một giới thiệu, sự cố khởi đầu, cao trào, cực điểm, thoái trào và kết thúc. Bạn có thể vẽ hoặc viết ra những miêu tả đơn giản về những ǵ nên diễn ra ở từng phần. Làm việc này sẽ giúp bạn tập trung khi viết, và bạn cũng có thể dễ dàng thay đổi nó, v́ vậy bạn có thể giữ nhịp đều đặn cho đến khi hoàn tất toàn bộ câu chuyện.
8. Bắt đầu viết. Phụ thuộc vào việc bạn có phác thảo ra cốt truyện và nhân vật hoàn chỉnh hay không, quá tŕnh viết có thể chỉ đơn giản là lựa chọn từ ngữ đúng.
Mặc dù vậy, viết là một quá tŕnh gian truân. Bạn có thể không hiểu rơ nhân vật và cốt truyện như bạn nghĩ, nhưng không sao cả. Theo cách nào đó, nhân vật của bạn sẽ cho bạn biết những ǵ họ cần, ngay cả khi bạn dồn họ vào chân tường. Hơn nữa, bạn luôn có thể viết bản nháp thứ hai!
9. Tạo sự chú ư. Trang đầu tiên, vài người có thể nói là câu đầu tiên, của bất kỳ tác phẩm nào cần phải thu hút sự chú ư của người đọc và khiến họ mong muốn được đọc nhiều hơn.
Một khởi đầu nhanh là một điều rất quan trọng trong truyện ngắn bởi v́ bạn không có nhiều chữ để kể câu chuyện của ḿnh. Đừng dài ḍng với những lời giới thiệu nhân vật hoặc những chi tiết không thú vị về bối cảnh: Hăy đi thẳng vào cốt truyện, và tiết lộ những chi tiết về nhân vật và bối cảnh dần dần theo mạch truyện.
10. Tiếp tục viết. Chắc chắn bạn sẽ gặp trở ngại trên tiến tŕnh hoàn tất câu chuyện. Dù sao đi nữa, bạn cần phải vượt qua điều đó. Bỏ thời gian để viết mỗi ngày, và đặt ra mục tiêu để đạt được, ví dụ như, một trang mỗi ngày. Ngay cả khi cuối cùng bạn sẽ ném những ǵ bạn viết hôm đó đi, th́ bạn cũng đă viết và nghĩ về câu chuyện, và điều đó sẽ giúp bạn tiếp tục trên con đường dài.
11. Để câu chuyện tự viết. Khi phát triển mạch truyện, bạn có thể muốn lái câu chuyện theo hướng khác với hướng bạn đă đặt ra, hoặc bạn có thể muốn thay đổi hoặc loại bỏ một nhân vật. Hăy lắng nghe nhân vật của bạn nếu họ nói với bạn làm điều ǵ khác, và đừng lo lắng về việc quăng kế hoạch của bạn vào thùng rác khi mà bạn có thể tạo ra một câu chuyện tốt hơn.
Phần 3: Chỉnh sửa một truyện ngắn
1. Đọc lại và chỉnh sửa. Khi bạn đă hoàn tất câu chuyện, hăy đọc lại và sửa các lỗi sai chính tả cũng như các lỗi về ngữ nghĩa. Nói chung, hăy chắc chắn rằng câu chuyện đọc lên trôi chảy và các nhân vật và những vấn đề của họ được giới thiệu và giải quyết thỏa đáng.
Nếu bạn có thời gian, hăy đặt câu chuyện xuống vài ngày hoặc vài tuần trước khi chỉnh sửa. Cách li bạn khỏi câu chuyện bằng cách này sẽ giúp bạn có cái nh́n rơ ràng hơn khi đọc lại nó.
2. Lấy ư kiến từ người khác. Gửi câu chuyện đă sửa lỗi của bạn cho một người bạn tin tưởng hoặc người thân để nhận được góp ư từ họ. Cho những người đánh giá của bạn biết rằng bạn muốn nhận được ư kiến thật sự của họ về câu chuyện. Cho họ thời gian để đọc và nghĩ về nó, và cho họ một bản sao của câu chuyện mà họ có thể viết lên trên.
Hăy chắc chắn rằng bạn xem xét tất cả những ư kiến mà người đánh giá của bạn đưa ra, không chỉ là phần mà bạn thích nghe. Cảm ơn người đánh giá của bạn v́ đă đọc truyện, và đừng tranh luận với họ.
Sửa lại câu chuyện theo những gợi ư mà bạn cảm thấy hợp lư. Kĩ năng viết của bạn sẽ tốt hơn nếu bạn có thể xem xét cẩn thận những phê b́nh mang tính xây dựng, nhưng bạn không cần phải làm theo tất cả những lời khuyên bạn nhận được. Vài gợi ư có thể không tốt lắm. Đây là câu chuyện của bạn, và bạn cần phải đưa ra quyết định cuối cùng!
3. Đừng bỏ cuộc. Có thể bạn sẽ rất bấn loạn nếu gặp khó khăn khi viết. Bạn có thể mất kiên nhẫn, tức giận với nhân vật, và cảm thấy buồn – hay thậm chí là một chút tội lỗi – khi nhân vật yêu quư của bạn chết hoặc bị giết.
Hăy biết rằng rất có thể, vào một lúc nào đó, bạn sẽ nghi ngờ khả năng viết của ḿnh. Điều đó hoàn toàn b́nh thường. Bạn sẽ cảm thấy rằng nó chẳng đáng để tiếp tục, và bạn nên bỏ cuộc và trở thành một người phục vụ quán cà phê. Khi những suy nghĩ này nảy ra trong đầu bạn, chúng có thể dễ dàng nắm quyền kiểm soát và khiến bạn bỏ cuộc.
Một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của một nhà văn là học cách đè bẹp những cảm giác đó và tiếp tục viết. Khi bạn bắt đầu có cảm giác nghi ngờ, hoặc thấy mệt hoặc chán, đừng viết nữa! Bạn có thể đứng dậy, đi dạo, ăn vặt ǵ đó, xem TV hoặc bất cứ thứ ǵ để thư giăn. Khi quay trở lại, hăy viết với tâm trí tươi mới. Có thể bạn vẫn không muốn viết, nhưng hăy nói với bản thân vài điều tốt về câu chuyện của bạn, bất cứ thứ ǵ, từ một câu hay mà bạn viết, đến một đoạn hội thoại đầy ư nghĩa, đến một nhân vật thú vị, và chúc mừng chính ḿnh v́ điều đó. Bạn đang làm thứ phần lớn mọi người không thể làm được.
Nếu có ai khác biết về truyện của bạn và đă đọc nó, họ cũng có thể là một nguồn động viên tốt. Hăy nói với bản thân rằng bạn sẽ hoàn tất câu chuyện này bởi v́ bạn muốn thế. Không quan trọng nếu câu chuyện này không phải là thứ tốt nhất bạn từng viết, tương lai sẽ có những truyện khác. Nếu có một mục tiêu để hoàn tất, hăy hoàn tất nó, đó là thứ bạn sẽ làm.
4. Đọc! Không ǵ có thể giúp bạn học cách viết một truyện ngắn tốt hơn việc đọc những truyện ngắn hay. Hăy để ư phong cách và cách các tác giả dùng sự ngắn gọn để làm nổi bật truyện của họ.
Đọc truyện từ nhiều tác giả với nhiều phong cách có thể giúp bạn định h́nh giọng văn cho từng câu chuyện ḿnh viết, và mở rộng sự sáng tạo. Hăy chú ư tới cách các tác giả phát triển nhân vật, viết hội thoại, và xây dựng cốt truyện.
Mẹo
Những truyện ngắn đều có ít nhất hai ḍng thời gian. Đó là ḍng thời gian khi sự việc diễn ra, và nơi bạn tiết lộ nó cho người đọc. Hai ḍng thời gian này không cần thiết phải là một.
Nếu bạn cảm thấy ngột ngạt hay đầu óc trống rỗng, hăy để nó qua một bên trong một thời gian, một tuần hoặc một tháng, sau đó đọc lại và đánh bóng những ǵ bạn đă có. Việc này sẽ giúp bạn tiếp tục với sức sống mới.
Bạn có thể viết về một sự kiện trong quá khứ hoặc một giấc mơ mà bạn có. Một cách rất tốt để viết về quá khứ là nghĩ về sự việc đó và biến nó trở nên thú vị hơn, hợp với mong muốn của bạn hơn. Nhân vật chính có thể lấy từ bản thân bạn hoặc ai đó bạn biết. Những hăy cẩn thận, v́ người thật th́ thường không thú vị như nhân vật trong truyện.
Không thể t́m ra người bạn hay người thân nào trung thực đủ để nói với bạn họ thật sự nghĩ ǵ về câu chuyện? Hăy xem xét việc tham gia một nhóm tác giả, nơi mà bạn có thể học những mẹo nhỏ từ những tác giả khác và (hy vọng rằng) sẽ nhận được những phê b́nh có chất lượng. Bạn có thể t́m một câu lạc bộ địa phương, nhưng cũng có cả những nhóm online nữa.
Hăy chắc chắn rằng bạn không bắt trí óc làm việc quá tải. Nếu bạn gặp vấn đề khi nghĩ ư tưởng, hăy làm ǵ đó khác. Quay trở lại với câu chuyện của bạn sau vài tiếng hoặc sau một giấc ngủ ngon, và bạn sẽ ngạc nhiên bởi những ǵ ḿnh có thể làm được!
Hăy nghiên cứu. Nếu bạn muốn viết một câu chuyện về những năm 1950, hăy nghiên cứu về bối cảnh, cách ăn mặc, tiếng lóng,… của thời kỳ đó. Nếu bạn cố viết khi không có những kiến thức trên, câu chuyện trông sẽ rất nghiệp dư, và những người biết về thời kỳ đó chắc chắn sẽ không ngần ngại chỉ trích bạn.
Phát triển phong cách riêng của bạn. Giọng văn đặc trưng của bạn chỉ có thể có từ việc tập luyện. Bạn có thể bắt đầu bằng việc bắt chước những nhà văn khác hoặc, nếu bạn muốn viết một thể loại đặc biệt nào đó, bạn có thể tập suy nghĩ theo thể loại đó một cách thường xuyên. Cuối cùng, dù sao đi nữa, bạn chỉ cần phải viết.
Có thể đôi khi bạn muốn ném câu chuyện của ḿnh vào thùng rác, hăy chắc chắn rằng bạn có một lí do thật tốt, không phải chỉ là một cái cớ thoái thác, để làm thế. Nếu bạn chỉ bị mắc kẹt tạm thời, hăy cố viết tiếp. Đôi khi bạn nghĩ ra một chủ đề mà bạn thấy hứng thú hơn. Bạn có thể muốn viết về ư tưởng mới, nhưng nếu điều này xảy ra thường xuyên, nó sẽ trở thành một vấn đề: bạn sẽ bắt đầu rất nhiều câu chuyện, và chẳng hoàn thành cái nào cả.
Hăy cố làm cho nhân vật của bạn đa dạng. Một người có thể luôn vui vẻ, trong khi người khác có thể luôn buồn chán và giận dữ. Tạo ra nhiều loại tính cách khác nhau sẽ khiến cho câu chuyện thú vị hơn với người đọc. Ai muốn đọc một câu chuyện mà tất cả nhân vật đều giống nhau chứ?
Nếu bạn gặp vấn đề khi động năo, hăy thử vẽ ra một sơ đồ, hay viết ra khoảng 5 câu cho truyện ngắn của bạn. Có thể sẽ có ích nếu bạn thử “viết tự do”, đơn giản là hăy viết ra tất cả những ǵ nảy ra trong đầu bạn trong một thời gian nhất định, từ 5-30 phút.
Hăy dùng h́nh ảnh để giúp h́nh dung câu chuyện. Năo của một số người hoạt động bằng h́nh ảnh hơn là từ ngữ và chỉ đờn giản bằng cách tưởng tượng một nơi chốn hoặc nhân vật, sau đó thêm vào những chi tiết và cảm xúc, có thể phát triển thành một câu chuyện.
Nếu có thứ ǵ đó nảy ra trong đầu bạn, dù là về những ngôi nhà, hay chú chó của bạn, hăy viết nó ra và mở rộng nó. Đây là một món quà từ thần văn chương, nên đừng bỏ phí nó.
Có bài hát nào hoặc loại nhạc nào giúp bạn kết nối với cảm xúc và sự kiện mà bạn muốn nhắm tới khi viết không? Hăy thử bật nó lên khi bạn đang viết.
Nghĩ thật kĩ về những yếu tố của câu chuyện, ví dụ như nhân vật chính, bối cảnh, thời điểm, thể loại, nhân vật phụ, nhân vận phản diện và xung đột, và cốt truyện.
Bạn có thể không cần phải thực hiện việc động năo và viết dàn ư, nhiều tác giả đều bỏ qua bước này, và bạn có thể cảm thấy nó không cần thiết. Nhưng tất cả mọi người nên thử viết dàn ư vào lúc nào đó, ngay cả khi chỉ một lần. Hơn nữa, khi không có kế hoạch trước, rất có thể bạn sẽ không viết được một câu chuyện hay.
Cảnh báo
Đừng nhụt chí. Nếu bạn đang cố xuất bản truyện của ḿnh, nó gần như sẽ bị từ chối. Bị từ chối là một phần lớn của việc làm tác giả, đôi khi đó là điều chắc chắn, đôi khi th́ không. Hăy tự hào rằng bạn đă hoàn tất một câu chuyện và tiếp tục tập luyện nếu bạn yêu thích việc này.
Truyện ngắn là thể loại khó nhất để viết. Bạn phải làm tất cả những thứ xảy ra trong một tiểu thuyết (giới thiệu nhân vật, tạo xung đột, phát triển nhân vật, giải quyết xung đột) trong khoảng 20 hay 30 trang. Hăy tôn trọng thể loại này. Nó không đơn giản đâu.
Đừng lười biếng với chính tả và ngữ pháp. Cho người đọc thấy rằng bạn biết ḿnh đang làm ǵ bằng cách đưa ra một câu chuyện không có lỗi. Ít nhất, hăy đưa nó qua một chương tŕnh kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp.
Ư tưởng không thể có bản quyền, chỉ có cách diễn tả ư tưởng th́ có. Bên cạnh đó, có rất nhiều cốt truyện. Cứ thoải mái vay mượn dàn ư của bất ḱ tác phẩm nào – nhà văn nào cũng làm thế.
Đừng quá tự hào về câu chuyện của ḿnh sau khi bạn hoàn tất nó. Hăy chuẩn bị cho sự thất vọng sẽ đến, nhất là sau khi bạn nộp bản thảo cho nhà xuất bản. Thay vào đó, hăy rời xa nó.
Nguồn: http://www.wikihow.com/Write-a-Short-Story
Dịch bởi Pennie P
Họ đă viết truyện ngắn như thế nào?
Tạp chí Tuổi Ngọc phỏng vấn nhà văn Vơ Hồng
Ông đă viết truyện ngắn như thế nào ?
Câu hỏi có thể hiểu theo hai cách :
a) Vào trường hợp nào ông viết truyện ngắn ?
b) Hăy nói phương pháp viết truyện ngắn của ông.
a) Hồi học tiểu học, tôi không có năng khiếu đặc biệt ǵ về Việt văn hết. Hồi đó Pháp văn được coi là tiếng mẹ đẻ, được dùng làm chuyển ngữ, chúng tôi phải làm luận bằng Pháp văn hồi mới lên lớp nh́. Nhưng tôi có cái duyên may là được đọc tuần san Tiểu Thuyết Thứ Bảy và Ích Hữu do môi giới người chị một anh bạn tôi. Lên trung học, giáo sư dạy Luận quốc văn một hôm có ban cho tôi một lời khen sau khi chấm bài luận : "Tôi nhận thấy có vài đóa hoa trong bài của anh". Tôi không sung sướng nhiều lắm bởi vài đóa hoa vu vơ nào đó, trong khi các bạn tôi lại tỏ ra vui vẻ một cách hăng hái thay tôi. Họ bày làm thủ báo (báo viết tay) và bắt tôi phải góp bài. Bài viết xong, một bản tôi đưa đăng trên báo nhà, một bản tôi gởi ra ṭa soạn Tiểu Thuyết Thứ Bảy ở phố Hàng Bông Hà Nội : Ṭa soạn chẳng thư từ liên lạc ǵ với tôi hết, nhưng chừng một tháng sau tôi bỗng thấy bài đó được đăng. Đầu đề của truyện là Mùa gặt. Dưới bút hiệu là Ngân sơn (Ngân Sơn là tên làng của tôi. Năm đó tôi học troisième année (tương đương với lớp Tám thời nay). Buổi chiều thấy bài ḿnh và tên ḿnh được đăng trên báo, tối đó tôi đi lang thang khắp các phố, đi đến mỏi chân. Sướng quá hóa dại. Ngồi trong nhà chịu không được. Mà đi th́ rốt cuộc cũng chẳng làm biết làm ǵ. Đó, tôi bắt đầu làm quen với thế giới truyện ngắn một cách khá ngớ ngẩn như vậy.
b) Thường, một truyện ngắn được khởi đầu bởi một hoàn cảnh nào đó : một sự việc xảy ra, một cảm xúc chợt đến... Người cầm bút xây dựng thêm nhân vật, tạo thêm t́nh tiết để câu chyện diễn biến hợp lư, tạo ra một cái gút và t́m cách để mở cái gút đó cho tự nhiên. Cái khó nhất là t́m cách mở gút (dénouement). Thiếu nó th́ câu chuyện mất đi phần hấp dẫn, không thỏa măn người đọc. Phương thức viết truyện ngắn cổ điển là vậy. Có truyện tôi viết ra được đến hai phần ba rồi bỏ đó v́ không t́m ra một cái mở gút nào cho tự nhiên. Tôi bỏ mặc đó hai hay ba tháng, một hay hai năm. Rồi bỗng vào một lúc bất ngờ có một việc chi xảy đến ḿnh chợt thấy rằng nếu đem sự việc đó ghép vào câu chuyện dở dang kia có được đoạn kết. Ví dụ truyện Trả thù. Tôi viết nó v́ một hôm thấy cái đam mê bủn xỉn của một người đàn ông ngồi két thay vợ, chậm răi chọn những giấy bạc bẩn và rách để thối lại cho khách hàng. Nhưng viết đến đó rồi th́ sáng kiến kẹt cứng. Mở gút như thế nào ? Tôi đành bỏ mặc đó. Ba năm sau nhân dịp đi chấm thi ở Quảng Ngăi tôi gặp một cô giáo sư cùng giám thị một pḥng với tôi. Khuôn mặt đó, giọng nói đó, màu áo đó và cái hoàn cảnh mà cô tâm sự cho tôi nghe đă giúp tôi t́m đoạn kết cho câu truyện bỏ dở dang ba năm trước. Truyện Rồi cây trái sẽ chín cũng đ̣i hỏi một thời gian dài từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. Thời gian không dưới bốn năm. Tôi không bao giờ vội vàng khi viết văn. Những đoạn quan trọng của truyện, nơi tập trung kịch tính, tôi viết đi sửa lại nhiều lần. Làm sao cho sự kiện được diễn ra thật rơ, thật linh động tự nhiên. Chúng quan trọng như những khớp xương cần cho bộ xương hoạt động nhẹ nhàng, dễ dàng.
Viết truyện ngắn khó hơn hay viết truyện dài khó hơn. Nếu khó, như thế nào ? Nếu dễ, như thế nào ?
Mỗi lối có cái khó riêng của nó, nhưng đem so với nhau th́ một truyện dài viết hay phải khó hơn một truyện ngắn viết hay. Bởi lẽ dễ hiểu là truyện dài đă dài gấp 10 lần, gấp 20 lần th́ người viết phải gặp khó ít nhất cũng đến 10 hay 15 lần. Cố nhiên là đây không nói đến trường hợp một truyện ngắn viết hay so với một truyện dài nhảm nhí. Một truyện dài có thể được ví với một thân cây rườm rà và một truyện ngắn là một cành được nhọn. Được chọn v́ cành đó có cái dáng đẹp hay và có nhiều nụ hoa đẹp ở đây được ngưng tụ lại trong một diện tích nhỏ. Một truyện ngắn hay, ít nhất cũng có thể xem như một bức tranh có giá trị. Người họa sĩ sẽ chọn một góc của cảnh (tĩnh cảnh hay hoạt cảnh) một nét của người thể hiện nó ra bằng màu sắc. Người xem tranh xúc cảm, suy nghĩ, và bắt tư tưởng của họa sĩ. Họa sĩ đâu cần phải vẽ cả "một truyện dài bằng tranh". Huống chi so với một bức tranh vẽ th́ truyện ngắn có khả năng đạo đạt t́nh cảm và tư tưởng đến người đọc hơn nhiều. Nhưng nói như vậy không phải chúng ta hạ thấp giá trị của truyện dài. Trái lại, truyện dài bao giờ cũng thể hiện đầy đủ tư tưởng của tác giả hơn. Nhưng truyện dài đ̣i hỏi công phu xếp đặt lâu hơn, vần mạch lạc, cần dài hơi... thế mà cuộc đời rộng lớn phức tạp cứ đập mạnh, đập tới tấp vào cảm quan người viết dưới nhiều vẻ khác nhau, trái ngược nhau nữa. Người viết thấy cần phải ghi lấy, cần phải nói lên, trong những trường hợp này th́ thể truyện ngắn là thể thích hợp nhất để họ nói ư nghĩ của họ. Không ai chối căi là thể truyện ngắn thật quá ngắn để nói hết tư tưởng. Nhưng b́nh tâm mà xét th́ biết bao nhiêu mới hết ? Người viết truyện ngắn có tài và người viết truyện ngắn thông minh đều cùng cảm thông với nhau rằng : truyện ngắn giống như băng sơn (iceberg), phần nổi trên bể của một băng sơn thường chỉ là một phần mười của toàn khối. Chín phần mười giấu ở dưới mặt nước. Thấy một phần mười mà biết được cả mười phần, đọc truyện ngắn như vậy không thú sao ?
Theo ông, những nhà văn Việt Nam nào viết truyện ngắn hay nhất, xin kể vài tác giả và tác phẩm của họ.
Thời tiền chiến, trong nhóm Tự lực văn đoàn có Khái Hưng, Thạch Lam, trong nhóm Tân Dân có Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Công Hoan. Thời hậu chiến, số nhà văn đông đảo hơn nên những người viết truyện ngắn hay cũng nhiều hơn. Bạn mới tập viết có thể học cách bố cục t́nh tiết một truyện nơi ông B́nh Nguyên Lộc, ông Nguyễn Mạnh Côn, ông Hoàng Hải Thủy, học cách phân tích tâm lư nơi ông Vơ Phiến, ông Dương Nghiễm Mậu, ông Nguyễn Đ́nh Toàn, học cách sử dụng ngôn ngữ nơi bà Túy Hồng, ông Mai Thảo, ông Sơn Nam. Đó là những nhà văn trong danh sách Tuổi Ngọc đă chọn để phỏng vấn lần này. C̣n nhiều vị viết hay nữa, mỗi người một vẻ.
Truyện ngắn nào của ông được ông ưng ư?
Thiệt khó mà nói đích xác ḿnh ưng ư nhất truyện nào của ḿnh. B́nh thường mỗi truyện ḿnh yêu một cách. Truyện Bên đập Đồng Cháy được coi như có kỹ thuật vững. Truyện Con suối mùa xuân bâng khuâng dịu dàng như một ḍng suối mát. Truyện Trầm mặc cây rừng làm tôi nhỏ mắt ngậm ngùi.
Trong một cuốn sách bàn về nghệ thuật viết văn, ông Nguyễn Hiến Lê đă viết, đại ư : truyện dài là nhiều truyện ngắn kết hợp lại. Ông nghĩ sao ? Và từ câu trên, ông có chấp nhận định lư đảo : Truyện ngắn là một phần rút ra từ truyện dài ?
Tôi chưa đọc cuốn sách nói trên của ông Nguyễn Hiến Lê nên chưa thể phê b́nh quan niệm của ông. C̣n nếu căn cứ theo tóm tắt của Tuổi Ngọc rằng "... truyện dài là nhiều truyện ngắn kết hợp lại" th́ tôi không đồng ư. Một truyện dài không thể là nhiều truyện ngắn kết hợp lại được. Cái định lư đảo có thể tạm chấp nhận được. Nhưng mà phải nói một cách khác. Ví dụ "có thể rút từ truyện dài một đoạn để làm truyện ngắn". Có thể chớ không phải luôn luôn.
Những người viết trẻ bây giờ thường thích viết truyện ngắn, ông có thể nói cho họ nghe một vài kinh nghiệm của ông ?
Truyện ngắn, gọi đơn giản như vậy nhưng nó bao gồm nhiều thể, nhiều trường phái. Vậy kinh nghiệm của tôi thường chỉ giúp ích cho tôi thôi hoặc may ra th́ có thể giúp chút ít cho bạn trẻ nào thích viết loại truyện ngắn như tôi vẫn thường viết.
a) Lúc mới tập viết, người viết thường hay chủ quan, nghĩ rằng câu chuyện của ḿnh kể là hay lắm trong khi thực tế th́ đến 80 phần trăm chuyện kể mang một nội dung nghèo, nhảm. Nữ sinh đệ nhất cấp th́ ưa đưa ra hai nhân vật là hai cô bạn thân, rồi mẹ một cô bị bệnh, rồi cô kia lén ban đêm đến giúp thuốc men, rồi người mẹ lành mạnh, rồi hai cô cảm động cầm tay nhau. Nam sinh đệ Nhị cấp th́ thường đưa ra một nhân vật nam thầm yêu một cô bạn của ḿnh, rồi họ xa nhau, rồi họ bâng khuâng gặp lại nhau, vừa đủ để trao đổi một chút nghẹn ngào. Tôi nghĩ rằng nội dung câu chyện nên có một chút hấp dẫn nào đó, một sự khám phá nào đó (về tâm lư chẳng hạn).
Những bạn mới viết chừng như không mấy chú ư mấy đến việc xây dựng cốt truyện, hoặc là họ thưởng thức cốt truyện của họ với nhiều chủ quan. Nhân vật thường là họ và người họ yêu. Họ chỉ kể lại chuyện gặp gỡ, chuyện nhớ nhung và chỉ bấy nhiêu đó thôi đă đủ đặt họ vào một không khí êm đềm sương khói, ấm áp ngọt ngào. Họ quên nghĩ rằng độc giả là kẻ xa lạ, lạnh lùng khách quan. Độc giả đ̣i hỏi t́m biết trong khi người viết đă thỏa măn bằng những ư nghĩ và những kỷ niệm chủ quan của ḿnh rồi.
b) Về h́nh thức phô diễn, - tức hành văn - một số bạn trẻ có vẻ coi thường, viết sao cũng được, miễn người đọc hiểu câu chuyện. Tôi th́ không nghĩ vậy. Tôi thấy các tác giả luôn t́m những h́nh ảnh phô diễn mới, những dụng ngữ mới.
Có lần tôi muốn tả đôi mắt của nhân vật Annie (truyện Con suối mùa xuân). Tôi không chịu dùng chữ trong, chữ sáng, chữ long lanh một cách đễ dăi. Tôi loay hoay t́m một h́nh ảnh lạ, mới để mô tả. Không dễ đâu. Tôi thay đổi chỗ ngồi, bỏ bàn viết ra ngồi ở xa lông. Lúc đó cơn mưa vừa tạnh. Nền trời sáng. Tôi nh́n ra cửa sổ nơi có hàng cây măng cầu và cây mận. Tôi nh́n những giọt nước đọng ở đuôi lá. Nh́n từ trong cửa sổ, giọt nước phản chiếu ánh sáng long lanh. Bất chợt tôi t́m ra được h́nh ảnh rồi. Tôi viết : "Annie ! Đôi mắt long lanh như hai giọt nước treo ở đuôi lá na lá mận được nh́n qua ánh sáng của khung cửa sổ..."
Một mùa hè tôi về Đà Lạt nghỉ chơi vài tuần . Đem khuya vắng lặng, lắng nghe hạt sương rơi lộp độp từ mái nhà xuống sân, tôi chợt liên tưởng đến những giọt nước mắt, đến đêm lạnh, đến nỗi cô đơn của tôi. Và tôi viết : "...Sương từng giọt từ mái bếp tôn lộp độp rơi xuống mặt đất. Giọt nước mắt của Đêm. Những người buồn chắc sẽ cô đơn khi Đêm tối cùng chung chia giọt nước mắt của họ..." (Bên kia đường).
Các tác giả đều là những kẻ khéo tạo ra h́nh ảnh, khéo pha chế ngôn từ. Funck Brentano tả một buổi chiều : "Sương chiều xuống. Những mảnh kính cửa ở từng gác cao các ngôi nhà dọc bờ sông và mặt trời chiều đă đốt cháy, lần lần tắt từng mảnh một và giải ánh sáng ở chóp các ngọn tháp nhà thờ Đức Bà, cùng lúc càng nhạt và mỏng, lướt dần vào đêm..."
Muốn có chi tiết độc đáo th́ điều kiện trước tiên là phải quan sát, quan sát thật kỹ, v́ chỉ quan sát thật kỹ ḿnh mới t́m thấy đặc điểm của vật ḿnh tả. Đại văn hào Flaubert dạy đệ tử của ông rằng : "Khi anh đi qua trước một ông chủ tiệm chạp phô đang ngồi ngoài cửa, qua trước anh gác cổng đang hút thuốc, qua một bến xe ngựa, anh hăy tả lại ông ông chủ tiệm, anh gác cổng đó, h́nh thù, dáng điệu làm sao cho tôi khỏi lầm với một ông chủ tiệm nào khác , một anh gác cổng nào khác. Và bằng một chữ thôi, anh làm sao cho tôi phân biệt con ngựa kéo xe mà anh tả để tôi khỏi lẫn lộn với năm chục con ngựa đang chạy trước nó hoặc chạy sau nó."
Có bạn sẽ nói "Tôi chú trọng nghệ thuật vị nhân sinh chứ không chấp thuận nghệ thuật vị nghệ thuật ". Tôi xin thưa "Nhưng trước hết, bạn có nghệ thuật chưa ? Có nghệ thuật chưa để mà vị cái này hay vị cái khác?"
c) Đối với các bạn nói giọng miền Nam, có một khó khăn khá lớn dành cho các bạn mỗi khi các bạn sắp đặt cho các nhân vật đối thoại với nhau. Các bạn thường có khuynh hướng để nhân vật nói giọng Bắc. Lối đó phổ thông quá mà! Ca sĩ hát giọng Bắc đă đành (giọng Bắc phát âm rơ, tương đối dễ nghe) đến mấy chữ "Xin cám ơn quí vị. Để đáp lại thịnh t́nh của quí vị tôi xin..." mà cũng phải trọ trẹ giọng Bắc. Diễn giả nói chuyện trọ trẹ giọng Bắc. Đến cả các nhân vật trong truyện, một bà già ở miệt ruộng Sa Đéc, một anh lính nhà quê ở Quảng Ngăi Đồng Sơn mà cũng nhé, cũng chán quá cũng vâng ạ th́ thật là ngọng nghịu vụng về. Các bạn nên viết văn đối thoại cho tự nhiên. Cũng nhớ tránh văn hoa, lai căng nữa. Tôi nhớ có đọc ở một nơi nào đó, một bà mẹ nhà quê thấy con gái trang điểm lộng lẫy liền ôm chầm lấy con mà khen : "Ồ ! Con của mẹ đẹp lộng lẫy quá. Đẹp như một nàng công chúa vậy.". "Con của mẹ" chắc được dịch từ "ma fille". Không biết bao nhiêu là lỗi trong một câu nói như vậy.
Khi mô tả, thuật sự ta phải tránh đường ṃn lối cũ (chẳng hạn nói Xanh như tàu lá, chim hót véo von, trên vạn nẻo đường đất nước v.v...) c̣n khi viết đối thoại th́ phải rập đúng y nguyên lối nói thông thường, sát đúng với hoàn cảnh tâm lư, giai cấp và địa phương của nhân vật đó.
d)- Truyện của bạn viết xong gởi đi các ṭa soạn mà không được nhận đăng, các bạn cũng đừng vội buồn, đừng vội nản ḷng. Hăy kiên tŕ hơn nữa, đọc thêm các tác giả lớn (cả Việt Nam lẫn ngoại quốc), tập phân tích tâm lư thêm tinh vi, tập quan sát cảnh, vật, người thêm sâu sắc. Thành công quá sớm không phải là điều đáng mừng v́ luôn luôn có những sơ hở khi ḿnh chưa nhiều kinh nghiệm. Lời nói bay đi chớ chữ in th́ cứ nằm sờ sờ ra đó. Muốn chối bỏ không được, muốn sửa lại cũng không được nữa. Con người mỗi tuổi mỗi thêm khôn. Điều viết ra hôm nay thấy hay, một năm sau thấy dở, ba năm sau thấy tệ. Mong các bạn nhớ cái thực tế đó để tránh vội vàng.
Một hôm tôi vào dạy một lớp, thấy học sinh dùng cuốn sách giảng văn trong đó có trích văn của tôi. Tôi chợt lo lắng hỏi thầm : "Chẳng biết bài văn trích của ḿnh có hay không ? Thực tế có c̣n hay như hồi ḿnh mới viết, ḿnh mới quan niệm không ?" Và tôi lo lắng thật sự. Tôi cho học tṛ chép bài học trên bản vào vở, lợi dụng th́ giờ đó tôi mượn một cuốn Giảng Văn, đi xuống cuối lớp, lén mở đọc bài văn trích của tôi. Tôi hồi hộp, tim đập khá rộn. Mặc dù bài văn đă kinh qua sự chọn lựa của soạn giả, - mà tôi không quen, - nghĩa là có sự bảo đảm về vô tư, mặc dù cuốn sách được tái bản nhiều lần và mặc dù tôi đă gián tiếp hay trực tiếp biết rằng bài văn được nhiều giáo sư đem giảng ở lớp hoặc đưa cho học sinh làm bài tập dịch.
Roberto Bolaño: Về nghệ thuật viết truyện ngắn
Roberto Bolaño (1953–2003) là nhà văn người Chilê. Bài viết dưới đây được đăng lần đầu dưới nhan đề “Números” (Những con số) trên tạp chí Quimera (Tây Ban Nha), số 166, 1998, p. 66, và sau này được in trong Entre paréntesis: ensayos, artículos y discursos (1998-2003) (Barcelona: Anagrama, 2004), pp. 324–25, tuyển tập phần lớn tiểu luận và bài viết của Bolaño từ năm 1998 cho đến khi ông qua đời. Nguyễn Huy Hoàng dịch từ bản tiếng Tây Ban Nha, “Consejos sobre el arte de escribir cuentos.”
Lời khuyên về nghệ thuật viết truyện ngắn
Giờ đă 44 tuổi, tôi sẽ đưa ra một số lời khuyên về nghệ thuật viết truyện ngắn:
1) Đừng bao giờ tiếp cận từng truyện ngắn một. Thành thật mà nói, [nếu như thế th́] người đó chỉ có thể viết cùng một câu truyện cho đến lúc chết.
2) Tốt nhất là viết ba truyện ngắn cùng lúc, hoặc năm. Nếu thấy có đủ năng lượng, hăy viết cùng lúc chín hoặc mười lăm.
3) Cẩn thận: cám dỗ của việc viết hai truyện ngắn cùng lúc cũng nguy hiểm như việc dành thời gian viết từng truyện ngắn một, nhưng c̣n mang trong ḿnh cái bẩn và dính như những chiếc gương của người t́nh. [Ḿnh không chắc ư nghĩa của ư thứ hai, mong nhận được góp ư. Nguyên văn: “…pero lleva en su interior el mismo juego sucio y pegajoso de los espejos amantes.”]
4) Phải đọc [Horacio] Quiroga, phải đọc Felisberto Hernández và phải đọc [Jorge Luis] Borges. Phải đọc [Juan] Rulfo, [Augusto] Monterroso, [Gabriel] García Márquez. Một nhà viết truyện có chút trân trọng nào dành cho tác phẩm của họ sẽ không bao giờ đọc [Camilo José] Cela hay [Francisco] Umbral. Quả thật có đọc [Julio] Cortázar và [Adolfo] Bioy Casares, nhưng không đời nào đọc Cela và Umbral.
5) Tôi nhắc lại một lần nữa pḥng khi chưa rơ ràng: Cela và Umbral, không đời nào.
6) Một nhà viết truyện phải dũng cảm. Thật buồn phải thừa nhận, nhưng là thế.
7) Các nhà viết truyện thường tự hào v́ đă đọc Petrus Borel. Trên thực tế, rơ ràng là nhiều nhà viết truyện đă cố gắng bắt chước Petrus Borel. Nhầm to: Họ nên bắt chước cách Petrus Borel ăn mặc! Nhưng sự thật là gần như họ không biết ǵ về Petrus Borel! Hoặc về [Théophile] Gautier! Hoặc về [Gérard de] Nerval!
8) Được rồi: chúng ta đạt được một thỏa thuận. Đọc Petrus Borel, ăn mặc như Petrus Borel, nhưng cũng đọc Renard Jules và Marcel Schwob, nhất là đọc Marcel Schwob và tiến tới đọc Alfonso Reyes và từ đó đọc Borges.
9) Sự thật là với Edgar Allan Poe chúng ta sẽ có mọi chất liệu.
10) Suy nghĩ về điểm số 9. Nên nghiền ngẫm số 9. Nếu có thể: hăy quỳ gối [mà suy nghĩ].
11) Sách và tác giả được khuyến nghị: Peŕ hưpsous, của Pseudo-Longinus; những bài sonnet của Philip Sidney bất hạnh và dũng cảm, tiểu sử viết bởi Huân tước Brooke; The Spoon River Anthology, của Edgar Lee Masters; Suicidios ejemplares, của Enrique Vila-Matas và Mientras ellas duermen, của Javier Marías.
12) Đọc những cuốn sách trên và đọc cả Chekhov và Raymond Carver, một trong hai là nhà viết truyện hay nhất thế kỷ [20] này. ♦
© Roberto Bolaño | Bản dịch © 2016 Nguyễn Huy Hoàng.
TRUYỆN NGẮN LÀ G̀?
VÀ
KỸ THUẬT VIẾT TRUYỆN NGẮN
Nghiên cứu văn học của Đào Văn B́nh
Ngoài việc sáng tác truyện ngắn, tôi thường ham thích đọc truyện ngắn. Không phải v́ truyện ngắn vốn ngắn nên cho phép ḿnh có thể đọc một lèo, thay v́ đọc truyện dài có khi phải mất cả tuần lễ hay cả tháng trời, mà v́ truyện ngắn có nhiều nét độc đáo không thể t́m thấy trong tiểu thuyết hay truyện dài..
Chúng ta có thể tạm ví von như thế này: Khoái cảm khi đọc một cuốn tiểu thuyết hay tựa như cuộc sống hạnh phúc của một cặp vợ chồng. C̣n cái thú vị khi đọc một truyện ngắn hay tựa như những giây phút tuyệt diệu của một cặp t́nh nhân sánh bước bên nhau. Hai niềm hân lạc này hoàn toàn khác nhau: một bên ư nhị, đằm thắm và kéo dài. C̣n một bên th́ nồng nàn, tha thiết, tha thiết chẳng muốn rời xa.
Nhưng hạnh phúc lại mau chóng qua đi trong tiếc nuối. Vả lại đối với các nhà b́nh luận văn học và viết truyện ngắn chuyên nghiệp th́ kỹ thuật viết tiểu thuyết và truyện ngắn hoàn toàn khác nhau. Văn của truyện ngắn có tính hấp dẫn ngay từ lúc mở đầu và không thể có chi tiết nào dư thừa, lạc lơng. Bút pháp của truyện ngắn có thể ví như ḍng suối chảy thôi thúc. Bút pháp của truyện dài lại như ḍng sông chảy lững lờ.
Ngoài ra truyện ngắn không có ư định đề cập đến cả cuộc đời của một nhân vật hoặc một giai đoạn lịch sử nào đó mà chỉ nhằm đưa ra một nét chấm phá của cuộc sống, một góc cạnh của cuộc đời khiến người đọc phải suy nghĩ, ngậm ngùi hoặc ray rứt như trong các truyện ngắn của John Steinbeck, Hemingway, Tchekop, Jane Joyce…
1 – Truyện Ngắn Là Ǵ ?
Theo hầu hết các Nhà nghiên cứu văn học th́ truyện ngắn là một tác phẩm tướng tượng ngắn hơn một cuốn tiểu thuyết. Hầu hết truyện ngắn có thể đọc luôn một lúc. Truyện ngắn là một trong các thể loại lâu đời nhất của văn chương. Ngay từ kỷ nguyên 300. B.C., những câu chuyện đă được chép ra ở Ai Cập. Thánh kinh bao gồm những câu chuyện ngắn gọi là Parables dùng để dạy dỗ, đề cao luân lư, đức hạnh. Tại Ấn Độ, những mẩu chuyện đạo, thực chất là những truyện ngắn dùng để phụ giảng vào phần giáo lư rất thịnh hành dưới thời Đức Phật Thích Ca ( 500-400B.C.)
Trong số những truyện ngắn cổ điển nổi tiếng phải kể đến hai tuyển tập xuất hiện vào thời Trung cổ. Đó là cuốn The Decameron (khoảng 1349-1353) gồm một trăm truyện của Nhà Văn nước Ư và cuốn The Cantebury Tales (khoảng 1385-1400) là một tuyển tập gồm 24 truyện ngắn của Nhà thơ người Anh tên Geoffrey Chaucer. Bộ Liêu Trai Chí Dị (khoảng 1707 đời Khang Hy, Nhà Thanh ) cũng là một tác phẩm xuất sắc của Trung Hoa.
Suốt thế kỷ 19, có rất nhiều Nhà Văn bắt đầu coi truyện ngắn là một thể chuyên biệt của văn chương. Edgar Allan Poe, Nhà Văn kiêm phê b́nh gia của Mỹ có lẽ là một tác giả đầu tiên phân tích và coi truyện ngắn là một thể loại văn học riêng. Trong một vài bài viết, ông đă chỉ rơ những xúc động mạnh mẽ của t́nh cảm con người như nỗi sợ hăi, sự ngạc nhiên có thể đạt tới qua truyện ngắn.
Cuốn sách đầu tiên bàn về truyện ngắn là cuốn The Philosophy Of The Short Story (1901) của Brander Mathews, một phê b́nh gia Hoa Kỳ. Cuốn sách này chuyên chở nhiều ư tướng của Poe.
Các Nhà Văn viết truyện ngắn đă phát triển một số kỹ thuật văn chương trong đó phải kể lối kết thúc bất ngờ hoặc nhận thức trực giác ( surprise ending and epiphany ). Hầu hết lối kết thúc bất ngờ bao gồm một biến cố ngoài tiên liệu hoặc một sự giải thích để tiết lộ cho độc giả biết. Lối kết thúc này là đặc phẩm của O’Henry, một Nhà Văn chuyên viết truyện ngắn Hoa Kỳ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. ông đă sử dụng kỹ thuật này trong các truyện The Furnished Room (1904), The Gift Of The Magi (1905) và trong nhiều truyện ngấn khác. C̣n nhận thức trực giác là một lời b́nh luận bất ngờ, một biến cố hoặc một biểu tượng có thể dùng bất cứ lúc nào trong câu chuyện để giải thích ư nghĩa của một diễn biến phức tạp. James Joyce, một Nhà Văn Ái Nhĩ Lan đầu thế kỷ 20 đă dùng kỹ thuật này trong các truyện ngắn của ông, trong đó có thể kể The Party (1888) và The Lady And The Dog (1899). Một số Nhà Văn về sau cũng bắt chước lối viết truyện ngắn này như các Nhà Văn Hoa Kỳ John Cheevor, John O’Hara và John Updike.
2- Những Thành Tố Của Một Truyện Ngắn (Bold):
Những thành tố của một truyện ngắn gồm: Nhân vật, bối cảnh, bố cục và chủ đề.
A) Bố Cục: Là sự sắp xếp những diễn biến của câu chuyện sao cho mạch lạc, hợp lư để câu chuyện hấp dẫn người đọc và đạt được tác dụng lớn nhất. Những thuật ngữ dưới đây sẽ cho biết bố cục (plot) gồm những ǵ và tại sao :
a- Sự Phơi Bầy ( Exposition ) : Tức là phần nhập truyện. Trong phần này người đọc sẽ gặp gỡ các nhân vật (characters), nhận được bối cảnh (ở đâu và lúc nào? Hoặc không gian và thời gian của câu chuyện), đồng thời bắt đầu theo dơi biến cố hoặc những xung đột (conflict) xẩy đến.
b- Đẩy Xung Đột Đi Tới ( Rising action ): Xung đột mỗi lúc một gay cấn hơn.
c- Điểm Bùng Nổ (Climax): Đây là điểm mấu chốt của câu chuyện. Đó cũng là điểm đột biến, là ngă rẽ của câu chuyện.
d- Xung Đột Giảm Dần (Falling action): Sau điểm bùng nổ, mọi diễn biến đi vào kết thúc.
e- Kết Cuộc (Resolution): Là sự kết thúc của câu chuyện.
B) Quan Điểm ( Point Of View ):
Người viết ở đây được gọi là người kể chuyện hay người tường thuật (narrator). Trong truyện ngắn, ông ta có thể chọn lựa đứng ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Nếu đứng ở ngôi thứ nhất th́ truyện được kể lại bởi một nhân vật trong truyện. Do đó, tác giả thường dùng những từ: tôi hoặc chúng tôi. Nếu đứng ở ngôi thứ ba th́ tác giả sẽ dùng các từ: chàng, nàng, nó, ông ta, hắn…
C) Văn Phong (Tone):
Ngoài bố cục, văn tài của mỗi người viết truyện c̣n được đánh giá qua văn phong được hiển hiện qua biệt tài làm cho văn chương của ông ta mang những nét châm biếm, hài hước, buồn man mác, cầu kỳ hoặc lăng mạn. . .Văn phong của một truyện ngắn hết sức quan trọng. Nó tựa như hương vị cà cuống của món bún thang, rau thơm và nước chấm của món chả gị, hương vị thơm tho của bát phở. .. .mà thiếu nó th́ truyện ngắn sẽ trở nên lạt lẽo.
3- Nhận Xét Chung Về Truyện Ngắn :
Trong phần đề tựa cho Tuyển Tập Hay Nhất Thế Giới của Nhà xuất bản Bantam năm 1967, Roger B. Goodman đă viết như sau : ” Nhà Văn viết truyện ngắn chẳng khác nào một người câu cá đang theo đuổi một con cá hồi (salmon) rất tinh khôn. Muốn thế, ông ta phải sẵn sàng, đỉnh đạc và khéo léo . Con cá hồi tinh khôn ở đây không ai khác hơn là độc giả, là đối tượng có thể bị ông ta dẫn dụ cắn mồi và dính câu. Dụng cụ đầu tiên trong đám mồi của ông chính là nhan đề của câu chuyện, phải làm sao cho hấp dẫn người đọc. Nếu không th́ giống như những con cá già buồn bực, chỉ ngửi rồi bỏ đi.
Nhưng cũng không giống người câu cá, Nhà Văn viết truyện ngắn không phải chỉ đơn thuần tạo sự chú ư nơi người đọc ông ta phải nắm lấy sự chú ư đó đồng thời c̣n phải mua vui cho độc giả. Bởi v́ Nhà Văn thường viết về những con người, về nơi chốn và về những biến cố bất hạnh, không mấy vui hoặc xấu xa, cho nên công việc của ông ta cực kỳ khó khăn.
Truyện ngắn là một thể loại văn chương rất phong phú. Không một tư tưởng t́nh cảm nào của con người, không một đề tài nào quen thuộc hoặc xa lạ với truyện ngắn cả. Tài năng của Nhà Văn viết truyện ngắn là tấn công một cách sâu sắc và trực tiếp vào cốt lơi các vấn nạn của con người. Bởi lẽ tác phẩm của ông ta là con mắt nh́n một cách mới mẻ và sâu xa, là bàn tay điểm tô một cách mỹ thuật và có ư nghĩa.
Ngay khi nh́n vào bộ mặt của cuộc chiến tranh, nỗi thù hận. sự bất công hay suy đồi, người đọc bị lôi kéo bởi cái nh́n của Nhà Văn, bị dính vào những h́nh ảnh của cuộc đời mà ông ta mô tả rồi hi vọng làm giàu có những kinh nghiệm của con người cũng như nghệ thuật mà trong đó ông ta có tham dự một phần.
T́m một định nghĩa chính xác cho truyện ngấn là điều vô vọng. V́ tính phong phú và đa dạng của nó, cho nên một số Nhà phê b́nh đă cắc cớ nói rằng : Truyện ngắn là một truyện ngắn. Và đó là là định nghĩa khái quát rơ nét nhất. Trong thể tiểu thuyết cho chúng ta thấy cảnh trí một xă hội đủ loại các mẫu người, khi truyện ngắn chỉ giới hạn vào một số nhân vật, thường không quá ba người. Trong khi tiểu thuyết thường tường thuật (miêu tả) một khoảng thời gian dài cùng rất nhiều biến cố trong cuộc sống của các nhân vật rồi cho thấy sự phát triển, sự lớn lên, sự đổi thay, qua đó bộc lộ cho chúng ta thấy những chi tiết và chiều sâu của nó.
C̣n truyện ngắn luôn chỉ là một kẽ nứt trên bức tường biến cố và nhân vật, một góc của cả một khu vườn t́nh cảm của con người, là nơi mà người ta liếc sơ, nh́n vội vào điểm đột biến (khúc quanh) của một đời người. Chừng nào người đọc cười hay khóc với những ǵ mà Nhà Văn thấy hay nghe , cảm thấy bàng hoàng hay vui sướng, hoặc cảm thấy nhẹ nhơm hay thất vọng rồi độc giả thông cảm và hiểu biết, chừng đó mới có thể nói Nhà viết truyện ngắn đă thành công và người đọc đă được phục vụ đúng mức”.
Đào Văn B́nh
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti
Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
The Beatles. French Music . Nhạc Pháp . Dalida . Jaune. Ngọc Lan. Thanh Lan. Elvis Phương. Best English1
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures. Dancing Music. 2015
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.
Thảo Đường Cư Sĩ.
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
Federation of Anerican Scientist
Người Việt Seatle