Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.
Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.
La Fontaine
SỰ THẬT VỀ CON RỒNG VÀ CON PHỤNG
Một số người tự xem là có óc khoa học phê-phán giản-dị như sau đây: “Con rồng chỉ là con thú do người Tàu tưởng tượng ra mà thôi, không bao giờ có cả đâu.”
Ta muốn căi lại những người ấy, chắc cũng khó lắm, v́ các nhà khảo cổ cứ đào bới măi mà chẳng bao giờ gặp một bộ xương rồng, mặc dầu họ đă t́m thấy xương của rất nhiều sinh vật cổ một triệu năm.
Nhưng nếu ta nh́n kỹ những bộ xương cổ một triệu năm ấy, ta sẽ có cơ sở tin rằng con rồng quả có thật, chỉ phiền là chưa t́m được bộ xương của nó thôi.
Có vài con sinh vật tiền sử, có giống con rồng một cách xa xôi: Đó là con thú giống như con cắc-ké, con Giao-Long, cá hóa rồng trong huyền-thoại và con thủy quái.
Hai con thú đầu giống con rồng ở chỗ chúng quá dài như những con rắn khổng lồ, mà lại có chân, chớ không phải là loài ḅ sát như rắn. Chúng lại vừa ở dưới nước, vừa sống trên bờ. Th́ rồng cũng xuống nước được, chớ đâu phải chỉ sống trên mặt đất. Nếu rồng bay được th́ hiện nay, một loài sinh vật có thân thể giống như con cắc-ké (Caméléon) tức khá giống rồng, lại có cánh và bay được. Trong nước Việt Nam, hay Trung Hoa không có loại cắc-ké nầy nhưng ở Phi Châu và Nam Mỹ th́ có. Tức là loài chạy trên đất, vẫn biết bay, cả đến ngày nay, loài ấy vẫn c̣n.
Sách Tàu thường nói đến con Giao-Long ở Động-Đ́nh-Hồ (Bài phú Tiền-Xích-Bích của Tô-Đông-Pha cũng có ám chỉ đến con vật nầy). Hẳn người Tàu đă thấy con Giao-Long và đă huyền-thoại hoá nó măi cho đến về sau th́ nó thành con rồng mà họ vẽ h́nh. Họ đă thấy, nhưng họ không biết tả rơ.
Ở Trung Hoa và ba nước có thọ lănh văn hóa Tàu là Việt Nam, Nhựt và Triều Tiên đều có huyền-thoại cá vượt Vũ-Môn để hóa thành rồng.
Huyền-thoại nầy không hoàn toàn huyền-thoại, mà có phân nửa sự thật trong đó. Và huyền-thoại nầy là huyền-thoại Tàu chắc chắn, bị Việt Nam hóa, Triều hóa và Nhựt hóa.
Cái Vũ-Môn nầy là Vũ-Môn thứ thật, ở bên Tàu, mà sách vở Tàu thường nói đến, c̣n những cái Vũ-Môn của Nhựt, của Triều Tiên, của Việt Nam, ba nước đă thọ lănh văn-hóa Tàu trong một thời gian, th́ chẳng biết là có hay không. Nhưng nếu có, th́ chắc cũng chỉ là Vũ-Môn hạng C, hạng D mà thôi, c̣n Vũ-Môn Tàu mới chính thật là cái đầu tiên đă tạo ra huyền-thoại cá hóa rồng.
Nhưng Vũ-Môn, tự nó, không đáng nói đến, mà cái vụ “Cá vượt Vũ-Môn”, thi đua để hóa thành con Rồng th́ mới là chuyện lạ. Ta có ca dao sau đây:
Mồng ba (?) cá đi ăn thề,
Mồng tám (?) cá về cá vượt Vũ-Môn
(Không bảo đảm nhớ đúng hai câu ca dao trên đây).
Người ḿnh lại cho biết đích xác rằng Vũ-Môn ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tỉnh. Có thể tên nơi chốn th́ có, c̣n cá thi đua để thành rồng th́ như sao, chưa rơ.
Chữ Tàu, Vũ, viết như tên của một vua Tàu, vua Vũ đời nhà Hạ, chớ không phải Vũ là mưa, cũng không phải Vũ là phản nghĩa của Văn, cũng không phải là “khắp cả không gian” như Vũ Trụ, cũng không phải Vũ là cái lông ống của loài chim.
Tương truyền rằng chính vua Vũ đời nhà Hạ đă t́m thấy trước nhứt cái đó, nên người đời sau đặt tên nó là Cửa của vua Vũ (Vũ-Môn).
Cái cửa nầy, thật ra không phải là cái cửa, mà là một cái thác ba bậc, ba nấc, như cái thang bằng gạch dùng để lên một cái nhà nền cao.
Sông Dương Tử là con sông to nhứt ở Hoa Trung. Hoa Trung là do người viết bài bắt chước Tây mà chế ra, chớ thật sự th́ người Tàu họ chỉ chia nước họ thành hai vùng thôi. Phía trên sông Hoàng Hà, được gọi là Hoa Bắc, phía dưới con sông đó được gọi là Hoa Nam. Nhưng người phương Tây họ thấy là không ổn, nên họ thường chia ra (trong sách riêng của họ) thành ba vùng: Hoa Bắc, từ Mông Cổ tới tả ngạn Hoàng Hà, Hoa Trung từ hữu ngạn Hoàng Hà tới tả ngạn sông Dương Tử. Ở dưới sông Dương Tử mới là Hoa Nam thật sự. Cái vùng Trung đó, Tàu không chịu gọi nó là vùng Trung, mà gọi là vùng Giang-Hoài, tức là vùng thuộc hai sông Dương Tử và sông Hoài (Giang, xưa kia không phải là danh từ có nghĩa là sông, mà là tên riêng thứ nh́ của sông Dương Tử).
Con sông nầy bắt nguồn từ tỉnh Tứ Xuyên của Tàu đời nay. Tỉnh nầy xưa kia là một nước độc-lập của dân-tộc Thái (nhóm Tây Bắc Thái), mang tên là nước Thục. Cạnh Thục c̣n một nước nhỏ hơn cũng của dân-tộc Thái, tên là nước Ba. Tàu cướp hết cả hai nước đó, rồi cho nó một tên chung là Ba-Thục, nơi mà về sau, tới thời nhà Hán, Hàn-Tín và Lưu-Bị đă tử thủ trong đó, và về sau nữa, Tưởng-Giới Thạch cũng đă tử thủ nơi đó (chống Nhựt).
Tại sao trải qua lịch sử 2700 năm, có nhiều nhân vật lớn của Tàu rút vào đó để mà tử thủ? V́ đó là một cao-nguyên hiểm trở, rất hiểm trở. Cao-nguyên Việt Nam đổ xuống đồng bằng, bằng những cái dốc thoai-thoải, dễ đi, nên ta tử thủ ở cao-nguyên ta không được, c̣n Ba-Thục th́ khác xa. Từ đồng bằng của Tàu lên đó th́, khi gặp cao-nguyên, cao-nguyên đứng sửng lên, y như ở tỉnh Quảng B́nh của ta mà ta đụng đầu với dăy Trường Sơn cao ngất, không lên được dễ như ở đèo An Khê vậy đâu.
Cao-nguyên Ba-Thục đất đỏ, do tro núi lửa thượng cổ tạo ra, nên rất ph́ nhiêu, ph́ nhiêu hơn Hoa Bắc là nơi đất vàng, cũng đă nổi tiếng là ph́ nhiêu, nhưng cứ thua đất đỏ Ba-Thục. Đường vào xứ Ba-Thục rất khó, măi cho đến năm 1936, Nhựt muốn rượt theo Tưởng-Giới Thạch (họ Tưởng cũng rút vào trong đó), nhưng đành bó tay, chỉ thỉnh thoảng cho phi cơ vào ném bom chơi vậy thôi. May là họ Tưởng chỉ đóng ở Trùng-Khánh phủ, tức là ở ngoài b́a cao-nguyên Ba-Thục, chớ nằm tại Thành-Đô, kinh đô cổ thời Ba-Thục, th́ vô phương vào, nhứt là trong cổ thời.
Tuy nói thế chớ nước sông Dương Tử không rơi từ đó xuống đồng bằng Trung Hoa bằng một cái thác nước cao một ngh́n thước đâu. Cao-nguyên không thoai-thoải như Trường Sơn ở An Khê, mà cũng không đứng sửng như núi Trường Sơn ở Quảng B́nh, mà có thấp lần lần bằng những cái bậc, cái nấc, mỗi nấc cao chừng ba bốn mươi thước và thác cũng chỉ cao vài ba mươi thước là cùng.
Cái thác cuối cùng là thác ba bậc, mỗi bậc cao chỉ độ mười thước thôi. Vũ-Môn tam-cấp chính là cái thác cuối cùng đó.
C̣n cá có thi đua vượt thác để thành rồng (cá hóa long) hay chăng th́ xin xem dưới đây. Có một loại cá biển mà ta gọi là cá Hồi (tiếng Anh là Salmon, tiếng Pháp là Saumon), mỗi năm chúng nó vào sông một lần để đẻ. Nhưng loại cá nầy đẻ rất là rắc rối, mà lư do của lối t́m ổ đẻ kỳ khôi đó, cho đến nay, khoa học cũng chưa biết nó có ư nghĩa ǵ. Khoa học giả thuyết rằng những con cá đó, khi trưởng thành rồi, ở ngoài biển, th́ nhớ cội nguồn nên t́m về quê tổ. Mà cái quê tổ ấy th́ hết sức lạ lùng. Cá hồi chỉ t́m sông nào có thác để vượt thác mà đẻ ở phía trên thác mà thôi. Cái điểm mà khoa học bí, không phải là vào sông để đẻ, mà chỉ đẻ ở trên thác mà thôi.
Ở cái thác cuối cùng mang tên là Vũ-Môn tam-cấp ấy, mỗi bậc thác cao trên mười thước. Cá hồi có lẽ là cá mạnh vô song (mạnh sánh với sự nhỏ của nó, nó chỉ to bằng đùi của một người Việt Nam trung b́nh, theo chỗ kẻ viết bài nầy thấy được tại xứ Huê Kỳ, khi chúng vào sông để đẻ, sẽ nói rơ lát nữa đây). Nó quá mạnh nên mới đủ sức lội ngược ḍng một cây nước cao trên mười thước, mà lại là một cây nước đổ xuống mạnh vô cùng. Hơn thế, chúng nó phải ngược ḍng đến ba cây nước, chớ không phải một cây.
Người Tàu từ đời nhà Hạ đă quan sát những mùa vượt thác của cá hồi, và v́ không hiểu chúng nổ lực như thế để làm ǵ nên mới bịa ra một lối giải thích là nó thi đua để biến thành rồng, con nào thành công th́ hóa rồng lập tức. Nói đến sự “thành công” th́ phải nghĩ đến sự “không thành công”, và có hằng mấy mươi vạn cá chết v́ đuối sức, trước khi đi tới nơi, tới chốn.
(Nhà học-giả Thái-văn-Kiểm, trong tạp chí Độc-Lập số Tết 1987, lại cho rằng loài cá vượt Vũ-Môn là cá Lư-Ngư. Lư-ngư là danh từ của Tàu. Tiếng ta là cá chép (Carp). Nhưng cá chép có bao giờ đủ sức mạnh để vượt ngược những cây nước cao 10 thước?)
Tới đây, xin nói sơ về chút ít sử Tàu. Người Tàu từ thượng cổ đến đời nhà Hạ, chỉ định cư ở Hoa Bắc mà thôi. Cho đến đời nhà Hạ họ mới sang sông Hoàng Hà, di cư xuống Hoa Nam mà thuở ấy c̣n là đất của dân Mă Lai từ Trung Á bỏ xứ di cư đến đó, bởi Trung Á bị sa mạc hóa, họ ở không được nữa.
Tàu chỉ xuống vùng dưới với tư cách di dân đi ở trọ chớ chưa đánh chiếm vùng dưới, măi đến đời nhà Chu mới là có xâm lăng thật sự. Nhưng riêng Ba-Thục th́ bị xâm lăng bằng cách khác, qua ngă khác. Thuở đó nhà Chu đóng đô ở cái nơi mà nay là tỉnh Thiểm-Tây, gần thành Lạc-Dương. C̣n Tần th́ chỉ là chư hầu bé nhỏ của Chu, giữ trọng trách trấn rợ Nhung ở phía tây của Lạc-Dương. Chư hầu Tần có mưu-đồ làm bá chủ thiên hạ, nên t́m đất lớn để tăng cường sức mạnh, hầu đủ sức chiếm trọn nước Tàu mà họ chưa chiếm được.
Phía Tây Nam của Thiểm-Tây chính là nước Thục. Và Ba-Thục bị chư hầu Tần xâm lăng, chớ không phải là nước Tàu xâm lăng. Nhưng rốt cuộc Ba-Thục cũng về tay Tàu, v́ rồi chư hầu Tần là chủ nước Tàu và nước Tàu được hưởng tài sản của nhà Tần.
Thế th́ từ đời nhà Hạ, v́ đă xuống Hoa Trung nên Tàu đă biết Vũ-Môn tam-cấp, nhưng lại chưa biết rơ phía trên của Vũ-Môn, bởi thuở đó Ba-Thục cứ c̣n độc-lập và không có giao thiệp với Tàu. Hễ không biết phía trên th́ cá lên trên, có thành rồng hay chăng, họ bất cần, cứ cho là nó thành rồng để khỏi mất công suy nghĩ hầu t́m biết sự thật.
Dưới đây là những ǵ mà kẻ viết bài nầy đă thấy tại Huê Kỳ. Sau nhà của “bỉ nhân”, có một con sông mà người Mỹ gọi là American River. Sông nầy không có thác. Tại trung lưu của con sông, người Mỹ xây một cái đập ngăn sông lại, v́ một lư do dài ḍng không nên nói ra v́ sẽ đi lạc đề. Cái đập nầy cao hơn là Vũ-Môn tam-cấp, hóa ra cá Salmon vượt không nỗi. Mặc dù vậy, năm nào chúng cũng từ vịnh San Francisco vào sông để đẻ, v́ tuy không có thác vừa sức chúng, nhưng lại có nhiều ghềnh đá.
Chúng đẻ xong rồi th́ nhảy lên bờ để lăn đùng ra mà chết. Cái chết nầy cũng lạ lùng không kém việc vượt thác để đẻ, và tại sao không chết dưới nước mà phải nhảy lên bờ sông mới chịu chết th́ cũng lại là một sự bí hiểm nữa.
Cá hóa rồng, thế th́ chỉ là chuyện huyền-thoại. Nhưng con rồng, con phụng có phải là huyền-thoại hay không? Ta vừa thấy rằng cá hóa long, tuy là huyền-thoại, nhưng cũng có một phần căn-cứ là cái vụ vượt Vũ-môn tam-cấp. C̣n căn-cứ của rồng, của phụng là cái ǵ.
Tới xứ nầy, tôi có dịp coi sách về chim chóc ở đây. Sách Mỹ in ảnh nhiều màu tuyệt đẹp, và ảnh được chụp rất là trung-thực. Có loài chim mà họ gọi là Paradise bird th́ giống hệt như con phụng vẽ trong các sách Tàu đời xưa. Tôi chỉ căn cứ theo tranh xưa thôi, v́ ngày nay thợ vẽ Tàu thêm-thắc quá nhiều, chắc họ đă đi xa sự thật lắm rồi.
Thế th́ xưa kia, con phụng chỉ là con Paradise bird mà khí hậu của nước Tàu xưa đă cho phép nó sống ở xứ ấy. Có lẽ v́ khí hậu đổi thay mà Paradise bird của Tàu đă bị tuyệt chủng chăng?
C̣n con rồng? Cách đây một thế kỷ, tàu chiến của Pháp thường vào ra vịnh Hạ Long. Họ đă gặp một loài rắn thượng cổ, sống dưới đáy vịnh, đă trồi lên, có lẽ v́ tiếng động lạ của máy tàu. Họ có vẽ h́nh và chụp h́nh loài rắn lạ đó, phúc-tŕnh về Pháp, được báo-chí Pháp công bố ra. Và cách đây ba mươi năm, tại hồ Loch-Ness ở Anh-quốc, một con thủy-quái cũng đă từ đáy hồ trồi lên. Tây phương so sánh th́ thấy thủy-quái vịnh Hạ Long và hồ Loch-Ness giống nhau. Đó là một loại ḅ sát tiền-sử c̣n sống sót.
Có lẽ huyền-thoại rồng có căn-cứ từ loài thủy-quái đó, v́ chúng rất giống con rồng mà Tàu đă vẽ h́nh, chỉ khác là rồng có chân, c̣n thủy-quái th́ không. Nhưng ai ngăn được người Tàu “Vẽ rắn thêm chân”?
Loài rắn, khi ḅ tới th́ uốn éo thân ḿnh. Loài thủy-quái ḅ sát và rất to, rất dài nầy cũng thế, chỉ có khác là thủy-quái uốn éo theo chiều đứng, như tranh, ảnh của nhơn chứng cho thấy, c̣n rắn th́ uốn éo theo chiều ngang. Rồng trong tranh Tàu cũng uốn éo theo chiều đứng, y hệt như tranh, ảnh của thủy-quái.
H́nh cho thấy lối uốn éo theo chiều đứng của thủy quái vịnh Hạ Long và hồ Loch-Ness.
Không riêng ǵ vịnh Hạ Long và hồ Loch-Ness của Anh mới chứa chấp loại rắn nước thượng cổ nầy, mà ở bên Tàu cũng có.
Bài phú “Tiền-Xích-Bích” của Tô-Đông-Pha cũng có ám chỉ đến thủy quái nầy ở hồ Động-Đ́nh mà họ Tô gọi là con Giao-Long. Chắc là người Tàu thượng cổ đă thêm chân cho con Giao-Long để biến nó thành con rồng, chớ chẳng có ǵ lạ đâu. Người Tàu sống quanh hồ Động-Đ́nh, cứ bảy tám mươi năm th́ thấy Giao-Long trồi lên mặt nước một lần. Họ không dè rằng tổ tiên họ đă thần-thánh hoá con vật đó, và cứ tiếp tục tin rằng là có con rồng thật sự.
Tứ Linh của Tàu là Long, Lân, Qui, Phụng.
Qui th́ ai cũng thấy. Phụng rất có thể là con Paradise bird, Long th́ như trên. Thế c̣n con Lân. Khổng Tử đă cho biết rằng ngài có thấy con Lân. Khổng Tử, có thể sai về mặt triết học, luân-lư, nhưng nhân vật đó chắc chắn không nói dối, không bịa càn. Nhưng quả thật, ta rất bí về con Lân, chẳng biết đă thấy cái ǵ mà Tàu thần-thánh hóa ra là con Lân.
(1987)
Cá Hồi _ Salmon
Bài Học Về Nguồn Từ Giống Cá Hồi Tác giả Trương Tấn Thành, cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đă được trao tặng giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tại tiểu bang Washington, vùng phía Tây Bắc của Mỹ, nơi tôi ở có nhiều nguồn hải sản độc đáo. Ngoài con ṣ Goeduck không đâu có cho đến vô số các loài nhuyễn thể, cua tôm khác th́ phải nói đến loài cá Hồi, tiếng Mỹ gọi là Salmon. Tôi không biết vị tiền bối nào lại đặt cho loài cá Salmon cái tên Việt là "cá Hồi" thật là vô cùng ư nghĩa. "Hồi" tức là trở về, mà đây là trở về nơi chôn nhau cắt rún của cá. Vị tiền bối đó chắc đă phải nghiên cứu tường tận và chính xác nên đặt cho loài cá này một cái tên mà "không ai căi được". Tôi nhớ lại những năm c̣n đi học ở trường đại học cộng đồng SPSCC, khi đi ngang cái cầu bắc qua con suối trong trường lúc mùa cá Salmon về, nh́n dưới suối, từng bầy cá đang vùng vẫy tóe nước cố lội ngược ḍng về nguồn để t́m chỗ đẻ nhiều không đếm nổi. Đối với người da đỏ, cá Salmon là món quà tặng của Đất Trời để họ dùng làm thực phẩm từ hồi họ có mặt ở vùng Bắc Mỹ. Ḷng quí trọng đó hiện rơ qua các nghi thức tôn nghiêm để nhớ ơn nguồn thực phẩm chính đă nuôi sống họ. Sáng nay, cũng như mọi năm, tại bờ sông Nisqually, cả trường dạy trẻ em người da đỏ Wa Le Lut, nơi tôi phục vụ đă làm lễ tạ ơn cá Salmon. Tất cả trường ra bờ sông với một vị bô lăo làm chủ tế. Buổi lễ hôm nay sẽ là lễ đưa linh hồn cá Salmon đă hy sinh thân ḿnh về với sông nước để cá lại tái sinh nuôi sống con người. Một chiếc kiệu h́nh chữ nhật làm bằng gỗ thông quí cedar, được bốn học sinh khiêng, trên đó đặt bộ xương và cái đầu của một con cá Salmon được phủ kín bởi lá thông. Sau nghi thức cầu nguyện, bốn học sinh khiêng cái kiệu đó, trong tiếng hát bài ca cổ Da Đỏ về ḷng nhớ ơn cá Salmon bằng thổ ngữ của bộ lạc Kwelsucid, xuống bờ sông thả trôi đi theo ḍng nước để cá lại được tái sinh nuôi người. Người chủ tế tiếp tục đọc lời khấn và cầu nguyện trong khi học sinh cả trường đứng quanh bờ sông để chứng kiến. Chắc có vị đă từng ăn cá salmon và biết qua về giá trị dinh dưỡng rất cao của nó đối với cơ thể con người chúng ta. Nếu tôi không lầm th́ cá Salmon bán rất đắt ở thị trường Âu và Á. Ở tại vùng tôi, 1 pound cá Salmon cũng gần 4 dollars. Thịt cá Salmon có màu đỏ trộn màu nâu đậm trông thật đẹp. Nếu vị nào ăn sống được với bột cải xanh (green mustard) th́ thật có khi c̣n ngon và bổ hơn ḅ nhúng dấm. Xin được nói sơ qua về chu tŕnh sinh trưởng và tiêu trầm của giống cá Hồi.
Có tất cả năm loại cá Salmon (cá Hồi): sockeye, chinook (c̣n được gọi là King Salmon v́ nó lớn nhất so với bốn loại kia), Pink, chum và coho. Mỗi loại có một chu tŕnh sinh nở hơi khác nhau nhưng tựu trung chúng đều trải qua những giai đoạn sau:
Gđ 1. Vào cuối mùa thu, khoảng tháng mười một, cá mái đẻ trứng nơi những con suối mà đáy có nhiều đá cuội từ 11 đến 12 ngày rồi cá cha và cá mẹ đều chết.
Gđ 2: Vào tháng chạp hay tháng giêng tây, trứng nở và vẫn nằm trong kẹt sỏi đá sống nhờ cái túi đầy chất bổ dưỡng dưới bụng ḿnh.
Gđ 3. Đến tháng Ba hay tháng Tư th́ túi thức ăn đó mất đi, chúng bắt đầu bơi ra chỗ rộng hơn và t́m mồi. Lưng của cá con bắt đầu có nổi sọc để làm phương cách ngụy trang sinh tồn để khỏi bị giống cá khác ăn.
Gđ 4. Cuối tháng tư và Năm, sau một năm trời sống trong suối, cá bơi ra sông lớn và bắt đầu có văy bạc và làm quen với vị nước mặn.
Gđ 5. Rồi sau đó cá con bơi ra cửa sông nơi giáp với biển, trong một chuyến hải du có khi phải mất cả tháng trời. Với thức ăn dồi dào nơi cửa sông, cá ăn và lớn như thổi trước khi bơi ra biển. Cuối tháng Sáu khi cá đă vào biển th́ lưng nó có màu xanh lá cây đen, vảy bạc hiện lên ở bên vùng hông và bụng, các vạch sọc biến mất để chúng dễ ḥa ḿnh vào môi trường với các thủy tộc của biển cả.
Gđ 6. Cá coho phải mất từ mười sáu đến mười tám tháng ở biển để ăn và lớn, Đầu mùa hạ th́ cá trưởng thành và bắt đầu quay về nguồn để đẻ trứng Chúng có thể bị mất cả sáu tháng để bơi vào vùng nước ngọt.
Gđ 7. Khi vào tới vùng nước ngọt, cá không ăn mà chỉ sống nhờ vào số mỡ dự trữ trong người. Da của nó bắt đầu dầy và cứng ra, mỏ con cá đực bắt đầu biến dạng thành mỏ quặp. (Tiếng người da đỏ gọi là cá Salmon là "dô bách", có nghĩa là "mỏ quặm.") Ḿnh cá cái th́ no ph́ ra với đầy trứng.
Gđ8. Ngay khi cá đến con suối nơi mà chúng đă được sinh nở vào tháng mười một, hai bên ḿnh nó đổi sang màu đỏ, lưng và đầu thành màu xanh lá cây đậm. Cá cái đẻ trứng nơi có đá cuội trong suối rồi chết.
Chu kỳ sinh diệt của cá hồi cứ vậy mà tiếp diễn măi măi. T́m hiểu về ṿng sinh diệt này, tôi rất kinh ngạc trước bản năng "quay về nguồn" của cá hồi. Dù lớn lên và đi xa nhưng vẫn t́m về nơi ḿnh được sinh ra để truyền giống và để chết.
Tôi cảm nhận trong cái chu tŕnh tuyệt vời đó của cá Salmon nó hàm chứa cả một bài học cho tôi về thân phận của ḿnh hiện tại nơi xứ người. Ai đó đă nói một câu đáng cho tôi suy ngẫm: "Dù cho ḿnh có trở nên là ǵ đi nữa th́ cũng phải nhớ đến nguồn cội của ḿnh." ....
Trước kia mi muốn thành Tây thành Mỹ bao nhiêu th́ giờ đây mi thấy rơ là mi phải trở về với con người thật của mi. Với con người "bất toàn và bất túc" của nó và hănh diện với những thành quả và cách sống đúng theo văn hóa của ḿnh. Cá Salmon dạy mi bài học lớn đó. Dù đă được ra bể sống đời tự tại, cá vẫn lội ngược về nơi ḿnh được sinh ra để làm bổn phận thiêng liêng của một sinh vật có trách nhiệm với đồng giống của ḿnh. Cái bản năng trở về nguồn của cá hồi sao mà đáng phục và đáng ca ngợi quá. Mi hay liên tưởng đến ḿnh nay như đă được vào biển cả th́ không chịu trở về với cội rể của ḿnh th́ c̣n đợi đến chừng nào" Mi nên biết là trở về cội nguồn không nhất thiết là phải trở về với con người Việt Nam có truyền thống yêu chuộng tự do và không bao giờ chấp nhận sự áp chế. Con người sống trong biển rộng ngay ở xứ sở này th́ đừng quên thân phận của ḿnh và thân phận bi đát của người thân ḿnh. Đây không phải là một việc dễ làm đối với mi. Như con cá Salmon phải trầy vi, tróc vẩy vẫn cố lội ngược ḍng để về nơi sinh trưởng, trở về nguồn nơi xứ lạ với những thử thách không ngừng nhiều lúc sẽ làm mi cũng phải "sôi nước mắt, đổ mồ hôi". Trong quá tŕnh t́m chỗ đứng và phải ḥa nhập vào cuộc sống mới và trước những thu hút của nam châm vật chất đầy hào nhoáng, sự vong thân hay nguy hiểm hơn là sự vong bản đến với mi đă thấy được là nếu chịu đứng lại th́ cái bóng ḿnh theo đuổi sẽ đứng lại với ḿnh. Nhờ có cái may mắn được có nhiều th́ giờ để suy gẫm và đi ngược lại với chiếc xe đang điên cuồng phóng tới của xă hội bên ngoài, mi đă "trụ" lại để đi lộn trở về với con người thật và giá trị thật của ḿnh. Để chấm dứt bài này tôi xin được có mầy vần thơ rút ra từ bài học t́m về cội nguồn của giống cá Hồi: Ta dù được đi ra biển cả Nhưng biết rằng cội rễ ở nơi xưa Mưa xa băo táp cho dù T́m về nguồn cội đó là phương châm.
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám