Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.
Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.
La Fontaine
Chế độ phân chủng (Jim Crow) trong lịch sử Hoa Kỳ
Việc đắc cử của Barack Obama, một người da màu, vào chức vụ Tổng thống của một nước giàu mạnh nhất thế giới có ư nghĩa lịch sử cực ḱ to lớn. Đây là một "quantum leap", một bước phát triển không thể đảo ngược, có sức đúc bê tông những chiến thắng của cuộc đấu tranh can đảm và ngoan cường (brave and resilient) của người da đen kéo dài trên 150 năm. Một cuộc đấu tranh mà thành quả của nó mọi sắc dân thiểu số khác đang chung hưởng trên đất nước Hoa Kỳ: đó là những đạo luật và cơ chế dân quyền Mỹ, nhằm chống lại nhiều h́nh thức phân biệt đối xử trong xă hội, chủ yếu là chống ḱ thị chủng tộc, điển h́nh là chế độ phân chủng Jim Crow.[1]
Jim Crow là ǵ?
Jim Crow là tên gọi của một chế độ giai cấp đặt cơ sở trên màu da, một chế độ được áp dụng chủ yếu, nhưng không riêng ǵ, tại các bang miền Nam và các bang cùng biên giới với miền Nam [xét theo địa lí của thời Nội chiến Mỹ], trong giai đoạn từ năm 1877 đến giữa thập niên 60 của thế kỉ trước. Nội hàm của Jim Crow không chỉ nằm trong một loạt luật lệ nghiêm khắc nhắm vào người da đen. Mà đó là một lối sống. Dưới chế độ Jim Crow, người Mỹ gốc châu Phi bị đưa xuống hàng công dân thứ cấp. Jim Crow tiêu biểu cho việc hợp thức hoá chế độ phân chủng chống lại người da đen. Để củng cố chế độ Jim Crow, thậm chí nhiều giáo sĩ và nhiều nhà thần học Ki-tô-giáo cũng rao giảng rằng người da trắng là dân được Chúa chọn (Chosen People), c̣n người da đen th́ bị rủa sả phải làm thân nô lệ, và Thiên Chúa hậu thuẫn cho chế độ phân chủng. Các nhà nghiên cứu về sọ năo, về tông giống (cranilogoists, phrenologists, eugenicists), và cả những nhà xă hội học theo thuyết tiến hoá Darwin, đủ mọi tŕnh độ, hùa nhau yểm trợ cái tín lí cho rằng người da đen bẩm sinh là thấp kém hơn người da trắng về mặt tri thức và văn hóa. Những chính trị gia chủ trương phân chủng cũng tung ra những bài diễn văn hùng hồn về mối hoạ to lớn của việc cho người da đen hội nhập vào ḍng chính của xă hội Hoa ḱ: đó là sự pha giống với người da trắng. Các nhà báo cũng thường gọi người da đen bằng các từ miệt thị như niggers, coons, hay darkies, và tệ hại hơn nữa, những bài viết của họ đă làm gia tăng những định kiến tiêu cực về người da đen. Ngay cả tṛ chơi trẻ em cũng miêu tả dân da đen như một giống người hạ đẳng. Tất cả các định chế xă hội quan trọng đều phản ánh và hỗ trợ việc áp chế người da đen.
Chế độ Jim Crow được củng cố bằng những tín lí và biện minh sau đây: người da trắng ưu việt hơn người da đen trong mọi phương diện quan trọng bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn trong, các lănh vực trí tuệ, đạo lí, cách ứng xử văn minh; quan hệ t́nh dục giữa da đen và da trắng sẽ tạo ra một giống lai có khả năng hủy diệt nước Mỹ; việc đối xử b́nh đẳng với người da đen sẽ khuyến khích những tác hợp luyến ái dị chủng; bất cứ hành vi nào ngụ ư b́nh đẳng xă hội cũng có thể khuyến khích những quan hệ tính dục giữa hai màu da; nếu cần, phải sử dụng bạo lực để ḱm hăm người da đen ở mức thấp nhất của tôn ti chủng tộc (racial hierarchy).
Những chuẩn mực trong phép xă giao Jim Crow sau đây cho thấy mức độ trùm phủ đều khắp của chúng trong mọi giao tiếp xă hội:
a. Một người đàn ông da đen không được đưa tay ra trước cho một người da trắng bắt, bởi v́ hành vi này có ẩn ư là anh ta có b́nh đẳng xă hội. Một người đàn ông da đen không thể đưa tay ra hay bất cứ một phần nào của cơ thể với ư đụng chạm đến một người phụ nữ da trắng, v́ làm như thế anh ta có thể bị kết tội hiếp dâm.
b. Người da đen không được ăn chung với người da trắng. Nếu họ phải ăn chung với nhau, người da trắng phải được phục vụ trước, và phải có một vật ǵ ngăn cách họ với nhau.
c. Trong bất cứ hoàn cảnh nào một người nam da đen không được t́nh nguyện mồi lửa cho một người nữ da trắng hút thuốc-cử chỉ này ngụ ư có sự thân mật giữa hai người.
d. Người da đen không được bày tỏ sự âu yếm với nhau lộ liễu ở nơi công cộng, nhất là việc trai gái hôn nhau, v́ hành vi này xúc phạm người da trắng.
e. Phép xă giao theo văn hóa Jim Crow đ̣i hỏi ngựi da đen phải được giới thiệu với người da trắng, và không bao giờ giới thiệu người da trắng với người da đen. Chẳng hạn,”Thưa ông Peters (da trắng), đây là Charlie (da đen), người mà tôi đă nói với ông.”
f. Người da trắng không dùng những từ xưng hô lịch sự có ư nghĩa kính trọng với người da đen, chẳng hạn những từ như Mr. (ông), Mrs. (bà), Miss (cô), Sir (thưa ông), Ma’am (thưa bà). Thay v́ như vậy, Người da đen chỉ được xưng hô bằng tên gọi (first name). Trái lại, người da đen phải dùng từ xưng hô lịch sự với người da trắng và không được xưng hô với họ bằng tên gọi.
g. Nếu một người da đen đi xe do một người da trắng lái, người da đen phải ngồi ghế sau, hay phần sau của xe tải (truck).
Stetson Kennedy, tác giả cuốn Cẩm nang Jim Crow, đưa ra 7 qui tắc mà người da đen phải tôn trọng khi nói chuyện với người da trắng:
1. Đừng bao giờ xác quyết hay thậm chí gợi ư rằng một người da trắng đang nói dối.
2. Đừng bao giờ gán ghép những ư định bất chính cho một người da trắng.
3. Đừng bao giờ gợi ư rằng một người da trắng xuất thân từ một giai cấp thấp hèn.
4. Đừng bao giờ cho ḿnh có, hay cố chứng tỏ ḿnh có, kiến thức hay trí thông minh ưu việt.
5. Đừng bao giờ nguyền rủa một người da trắng.
6. Đừng bao giờ cười chế nhạo một người da trắng.
7. Đừng bao giờ b́nh luận về diện mạo của một phụ nữ da trắng.
Những phép xă giao Jim Crow tiến hành đồng bộ với pháp quyền Jim Crow (c̣n gọi là luật đen, black codes). Khi nghĩ đến Jim Crow, hầu hết mọi người đều liên tưởng đến luật lệ (chứ không nghĩ đến phép xă giao Jim Crow), những luật lệ ngăn cản người da đen sử dụng nhiều phương tiện vận chuyển và tiện ích công cộng, ngăn cản họ ngồi vào bồi thẩm đoàn, làm một số công việc, lai văng một số hàng xóm. Việc thông qua các Tu chính Hiến pháp 13,14,15 đă cho người da đen quyền được luật pháp che chở giống như người da trắng. Tuy nhiên, sau năm 1877, và sau khi Rutherford B. Hays của Đảng Cộng ḥa đắc cử Tổng thống, các tiểu bang miền Nam và các tiểu bang giáp giới miền Nam bắt đầu giới hạn những quyền tự do của người da đen. Đáng tiếc là, chính Tối cao Pháp viện Liên bang lại hỗ trợ việc phá ngầm những bảo vệ hiến định dành cho người da đen, bằng phán quyết bỉ ổi trong vụ Plessy vs Ferguson (1896), một phán quyết hợp thức hoá pháp quyền Jim Crow và lối sống Jim Crow.
Năm 1890, bang Louisiana thông qua Đạo luật “dùng xe riêng biệt” (Separate Car Law), với danh nghĩa là giúp cho hành khách cảm thấy dễ chịu, bằng cách tạo ra các xe chở khách “b́nh đẳng nhưng riêng biệt” (equal but separate cars) cho người da đen và người da trắng. Nhưng đây chỉ là mưu mẹo thôi. Thật ra không một tiện ích công cộng nào dành cho người da đen, kể cả việc di chuyển bằng đường sắt, cung ứng những phương tiện b́nh đẳng cho người da đen. Luật Louisiana cấm người da đen ngồi trên toa tàu dành cho người da trắng và cấm người da trắng ngồi trên toa dành cho người da đen.
Năm 1891, một nhóm người da đen quyết định thử thách luật pháp Jim Crow. Họ cài đặt Homer J. Plessy, một người có 7/8 huyết hệ da trắng và 1/8 huyết hệ da đen (v́ thế, bị xem như da đen), vào toa tàu dành riêng cho người da trắng. Anh ta bị bắt. Luật sư của Plessy lí giải rằng bang Louisiana không có quyền “dán nhăn hiệu” công dân này là da trắng và công dân kia là da đen v́ mục đích giới hạn quyền lợi của họ. Trong phán quyết vụ Plessy, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ cho rằng bao lâu mà chính quyền một tiểu bang cho phép người da đen được hưởng thủ tục pháp lí và tự do pháp lí b́nh đẳng với người da trắng, chính quyền tiểu bang đó được phép duy tŕ những cơ sở riêng biệt cho mỗi màu da nhằm tạo điều kiện để thực hiện những quyền này. Bằng tỉ số 7 thuận 2 chống, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đă tán thành đạo luật của bang Louisiana, đồng thời tuyên bố rằng sự phân chủng không nhất thiết có nghĩa là vi phạm quyền b́nh đẳng của người dân. Trên thực tế, phán quyết trong vụ Plessy tiêu biểu cho sự hợp pháp hóa hai xă hội: một bên là xă hội da trắng có nhiều ưu đăi; c̣n bên kia là xă hội da đen vừa bị thiệt tḥi vừa bị khinh bỉ.
Người da đen bị từ chối quyền bầu cử bởi những điều khoản “truyền thừa” hay grandfather clauses (luật dành quyền bầu cử cho những người mà tổ tiên họ đă từng tham gia bầu cử trong thời gian trước Nội chiến), bởi thuế pḥng phiếu (poll taxes, lệ phí đánh vào người da đen nghèo), bởi các cuộc bầu cử sơ bộ của người da trắng (chỉ có cử tri Đảng Dân chủ mới được bầu sơ bộ, và chỉ người da trắng mới có thể làm cử tri Đảng Dân chủ), và bởi những kiểm tra về khả năng đọc và viết (với những câu hỏi rắc rối như “Hăy kể tất cả các vị phó Tổng thống và các vị quan toà Tối cao Pháp viện trong lịch sử Hoa Kỳ”). Phán quyết trong vụ Plessy gửi thông điệp sau đây đến các bang miền Nam và các bang tiếp giáp miền Nam: Phân biệt đối xử người da đen là có thể chấp nhận.
Các bang Jim Crow thông qua nhiều đạo luật nghiêm khắc nhằm điều tiết các mối tương tác xă hội giữa hai chủng tộc. Các biển hiệu Jim Crow được đặt trên các ṿi nước, ở cửa vào và cửa ra, cũng như ở trước các phương tiện công cộng. Có bệnh viện riêng biệt cho người da đen và người da trắng, nhà tù riêng biệt, trường học riêng biệt dù là công hay tư, nhà thờ riêng biệt, nghĩa trang riêng biệt, pḥng vệ sinh riêng biệt, và các tiện ích công cộng riêng biệt. Gần như trong mọi trường hợp, so với phía da trắng, các phương tiện của người da đen có phẩm chất thua sút quá xa – thường là cũ kĩ và thiếu bảo quản. Trong một số trường hợp, người da đen không hưởng được tiện ích nào cả-không nhà vệ sinh công cộng, không băi biển công cộng, không có chỗ để ngồi nghỉ hay để ăn uống. Phán quyết Plessy đă cho các bang Jim Crow một đường lối hợp pháp bác bỏ những nghĩa vụ hiến định đối với công dân da đen.
Luật lệ Jim Crow ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống hằng ngày. Chẳng hạn, năm 1935, bang Oklahoma có luật cấm người da đen và người da trắng đi chung thuyền. V́ đi chung thuyền có ngụ ư b́nh đẳng xă hội. Năm 1905, bang Georgia lập công viên riêng rẽ cho người da đen và người da trắng. Năm 1930, thành phố Birmingham của bang Alabama cấm người da đen và người da trắng chơi cờ và chơi đô-mi-nô với nhau. Sau đây là một số luật lệ tiêu biểu của chế độ Jim Crow, do Nhân viên Diễn giảng của Địa điểm Lịch sử Quốc gia Martin Luther King, Jr., sưu tập:
· Thợ hớt tóc. Thợ hớt tóc da màu không được hớt tóc cho con gái và đàn bà da trắng (bang Georgia).
· Khu người mù. Ban quản trị phải duy tŕ một binđing riêng biệt trên một khu đất riêng biệt để tiếp nhận, săn sóc, huấn luyện, và giúp đỡ tất cả mọi người mù da màu và da đen (bang Louisiana).
· An táng. Nhân viên chuyên trách việc an táng không được và không cho ai chôn cất người da màu trên khu đất được dành riêng hay được sử dụng để an táng người da trắng (bang Georgia).
· Xe buưt. Tất cả trạm hành khách trong tiểu bang này, dù do bất cứ công ty vận chuyển nào điều hành, cũng phải có pḥng hay chỗ đợi riêng biệt và cửa sổ bán vé riêng biệt cho người da trắng và người da màu (bang Alabama).
· Quyền giám hộ trẻ em. Khi cha hoặc mẹ, hoặc thân nhân, hoặc bất cứ một người da trắng nào khác, được quyền nuôi dưỡng một trẻ em da trắng do luật tự nhiên hay nhận từ kẻ khác, hay bằng bất cứ phương cách nào đi nữa, th́ người đó không được phép ủy thác hoặc giao phó đứa trẻ kia cho bất cứ một người da đen nuôi giữ, săn sóc, che chở (bang South Carolina).
· Giáo dục. Trường học cho trẻ em da trắng và trường học cho trẻ em da đen phải được điều hành riêng biệt (bang Floria).
· Thư viện. Quản thủ thư viện tiểu bang được chỉ thị phải sắp đặt và bảo quản một nơi riêng biệt cho người da màu sử dụng pḥng khi họ có nhu cầu đến thư viện đọc sách báo (bang North Carolina).
· Bệnh viện tâm thần. Ban điều hành phải đảm bảo việc thiết lập những căn pḥng hợp lệ và riêng biệt, ngơ hầu người da trắng và người da đen không trà trộn với nhau (Georgia).
· Dân quân. Dân quân da trắng và da đen phải được đăng kí riêng biệt và không bị cưỡng chế phục vụ trong cùng một tổ chức. Không một tổ chức dân quân da màu nào được phép hoạt động nơi đă có dân quân da trắng và nơi nào có tổ chức dân quân da trắng th́ người da đen phải nằm dưới quyền chỉ huy của sĩ quan da trắng (bang North Carolina).
· Y tá. Không một cá nhân hoặc tập đoàn nào có quyền đ̣i hỏi một nữ y tá Da trắng phải làm việc trong các khu hoặc pḥng bệnh viện có bệnh nhân là đàn ông da đen - dù bệnh viện đó là công hay tư (bang Alabama).
· Nhà tù. Quản đốc trại tù phải đảm bảo rằng tù nhân da trắng được giam giữ trong các pḥng riêng, ăn ngủ riêng biệt với tù nhân da đen (bang Mississippi).
· Trường cải tạo thanh thiếu niên. Những trẻ em da trắng và da màu, bị đưa vào các nhà cải tạo, phải được giữ hoàn toàn cách li với nhau (bang Kentucky).
· Dạy học. Bất cứ một giáo viên nào dạy học tại bất cứ một trường tiểu, trung, đại học hoặc một viện giáo dục nào, mà nơi đó có thu nhận cả học sinh da trắng lẫn da đen, đều bị coi như phạm tội tiểu h́nh và nếu bị kết án th́ sẽ phải trả tiền phạt (bang Oklahoma).
· Rượu và bia. Tất cả những ai được cấp giấp phép bán bia rượu th́ phải phục vụ người da trắng riêng và người da đen riêng, chứ không bao giờ được bán bia rượu cho cả hai giống dân trong cùng một pḥng (bang Geogia).
Luật pháp và phép ứng xử Jim Crow được cũng cố nhờ bạo lực, vừa hiện thực vừa hù dọa. Người da đen nào vi phạm phép tắc Jim Crow, như uống từ ṿi nước dành riêng cho người da trắng hay quyết tâm sử dụng quyền bầu cử, đều có thể chịu nguy cơ mất nhà, mất việc, thậm chí mất mạng. Người da trắng có thể hành hung người da đen mà luật pháp không can thiệp. Người da đen gần như không thể trông cậy vào luật pháp để đối chọi lại những bạo hành này v́ toàn bộ hệ thống luật pháp chống tội phạm đều nằm trong tay người da trắng: từ cảnh sát, đến biện lí, đến thẩm phán, đến bồi thẩm đoàn, và thậm chí cả viên chức trại tù. Bạo hành là khí cụ của chế độ Jim Crow, là một phương pháp khống chế xă hội trong đó dạng thức bạo hành cực đoan nhất của xă hội Jim Crow có tên gọi là lynching.
Lynching là những vụ giết người công khai do bàn tay của các đám đông da trắng - thường thường những đám côn đồ này tỏ ra rất thích thú với những tṛ tàn ác (sadistic). Trong giai đoạn từ năm 1882, là thời điểm những dữ liệu đáng tin cậy bắt đầu được thu thập, đến năm 1968, là thời điểm những vụ lynching trở nên hiếm hoi, có đến 4730 vụ lynching được người ta biết tới, trong đó có 3440 nam, nữ da đen là nạn nhân. Hầu hết nạn nhân của Luật Lynch (tất nhiên là luật rừng) này bị treo cổ hoặc bị bắn, nhưng có một số bị buộc vào cọc rồi bị thiêu sống, bị thiến, bị đập chết bằng chày, bị phanh thây. Vào giữa thế kỉ 19, [là lúc có phong trào da trắng đ̣i bải bỏ chế độ nô lệ], người da trắng chiếm đa số thành phần nạn nhân (cũng như thủ phạm) của những vụ lynching. Tuy nhiên, vào thời ḱ Tái kiến thiết Triệt để (the Radical Reconstruction, do Đảng Cộng ḥa chủ trương), người da đen trở nên nạn nhân thường xuyên nhất của những vụ lynching. Đây là một dấu hiệu ban đầu cho người ta biết rằng lynching được sử dụng như một khí cụ hù dọa để ḱm giữ người da đen, trong trường hợp này là “những người mới được giải phóng”, phải thúc thủ trong “thân phận của ḿnh”. Tuyệt đại đa số các vụ lynching diễn ra tại các bang miền Nam và tiếp giáp miền Nam, là những nơi mà sự thù ghét đối với dân da đen là âm ỉ nhất, sâu sắc nhất. Theo nhà kinh tế xă hội Gunnar Myrdal: “Các bang miền Nam chịu trách nhiệm đến 9/10 số vụ lynching. Hơn 2/3 trong số 1/10 c̣n lại diễn ra tại sáu bang tiếp giáp miền Nam.”
Dưới chế độ Jim Crow tất cả mọi quan hệ t́nh dục giữa đàn ông da đen và phụ nữ da trắng là phi pháp, bị nghiêm cấm, bị xă hội nguyền rủa, và theo định nghĩa Jim Crow chúng chỉ là những vụ hiếp dâm.
Mặc dù chỉ 19,2 % nạn nhân của các vụ lynching từ năm 1882 đến 1952 thậm chí bị cáo buộc tội hiếp dâm, luật Lynch được nhiều người da trắng ủng hộ v́ giới b́nh dân tin rằng các cuộc hành h́nh lynching là cần thiết để bảo vệ phụ nữ da trắng khỏi bị đàn ông da đen hiếp dâm. Myrdal đă phản bác quan niệm này như sau: “Có nhiều lí do để tin rằng con số 19,2% này đă bị thổi phồng: (a) do sự kiện là cái đám đông tung ra lời cáo buộc về nạn hiếp dâm không hề bị ai gọi đến để điều tra; (b) do định nghĩa tội hiếp dâm bao gồm tất cả quan hệ tính dục giữa đàn ông da đen và đàn bà da trắng; và (c) do sự sợ hăi có tính tâm bệnh của phụ nữ da trắng trong những tiếp xúc với đàn ông da đen.” Hầu hết người da đen bị các đám đông da trắng đem ra hành quyết (lynched) chỉ v́ họ dám đ̣i hỏi dân quyền, v́ thách đố pháp quyền và phép ứng xử Jim Crow, hoặc tiếp theo sau các cuộc bạo loạn chủng tộc do người da trắng châm ng̣i.
Lynching thường diễn ra nhiều nhất tại các thành phố cỡ nhỏ hoặc cỡ vừa, là những nơi mà người da đen đôi khi có khả năng cạnh tranh kinh tế với người da trắng ở trong cùng một địa phương. Những người da trắng này đâm ra cay cú trước những thành quả kinh tế và chính trị mà người da đen đă đạt được. Những thủ phạm giết người trong các vụ lynching ít khi bị bắt giữ, và nếu có bị bắt giữ th́ cũng ít khi bị kết án trước toà. Rapier ước tính rằng “chí ít một nửa tổng số các vụ lynching được thực hiện có sự tham dự của cảnh sát, và rằng trong 9/10 số vụ c̣n lại cảnh sát đă dung túng hay nháy mắt đồng thuận với hành động của đám côn đồ.” Lynching phục vụ nhiều mục đích: nó là một tṛ giải trí không tốn kém; nó được dùng như một điểm tập hợp, thắt chặt t́nh đoàn kết của người da trắng; nó có chức năng xoa dịu ḷng tự ái của giới da trắng có lợi tức và địa vị thấp kém trong xă hội; nó là một phương thức bảo vệ sự thống trị của người da trắng đồng thời chận đứng hoặc tŕ kéo phong trào b́nh đẳng xă hội đang ở trong thời ḱ phôi thai.
Các đám đông tham dự cuộc hành h́nh (Lynch mobs) nhắm mũi dùi của ḷng căm thù đối với một (hoặc đôi khi vài) nạn nhân. Nạn nhân là tấm gương soi cho bất cứ người da đen nào dám sử dụng lá phiếu, dám nh́n ngắm phụ nữ da trắng, hay dám kiếm một việc làm của người da trắng. Bất hạnh thay cho người da đen, đôi khi đám đông không thỏa măn với việc giết một hoặc vài nạn nhân. Thay vào đó, như trong các cuộc tàn sát Do Thái dưới thời Sa hoàng (pogroms), nhiều đám đông da trắng c̣n tiến vào các cộng đồng da đen để giết hại và phá hoại nhiều hơn nữa. Mục đích gần của họ là đuổi sạch người da đen - bằng cách sát hại và trục xuất; mục đích to lớn hơn là, bằng mọi giá, phải duy tŕ ưu thế Da trắng (White supremacy). Những hành động mang tính Pogrom này thường được gọi là bạo loạn (riots); nhưng Gunnar Myrdal đă nhận định đúng hơn khi ông gọi những “cuộc bạo loạn” này là “một cuộc khủng bố, một cuộc tàn sát tập thể hay lynching tập thể”. Điều đáng lưu ư là, các vụ lynching tập thể này chủ yếu là những hiện tượng xảy ra ở đô thị, c̣n các vụ lynching mà nạn nhân là một hai cá nhân th́ chủ yếu xảy ra ở vùng quê.
James Weldon Johnson, nhà văn da đen nổi tiếng, đă gọi năm 1919 là “mùa Hè đỏ” (the Red Summer). Đỏ v́ căng thẳng chủng tộc; đỏ v́ có đổ máu. Mùa Hè 1919 chứng kiến nhiều cuộc bạo loạn chủng tộc đồng loạt xảy ra tại các thành phố Chicago (bang Illinois), Knoxville và Nashville (bang Tennessee), Charleston (bang South Carolina), Omaha (bang Nebraska) và trên hai mươi thành phố khác. W.E.B. DuBois, nhà khoa học xă hội cũng vừa là nhà tranh đấu dân quyền da đen, viết: “Trong năm đó có đến 72 người da đen bị các đám côn đồ da trắng đem ra hành quyết (lynched); trong số này có một phụ nữ và 11 binh sĩ, có 14 người bị thiêu trước đám đông, trong đó có 11 người bị đốt sống. Trong năm đó có nhiều bạo loạn lớn nhỏ ở 26 thành phố Hoa Kỳ khiến 38 người bị giết vào tháng Tám tại Chicago; từ 25 đến 50 người tại Phillips County (bang Arkansas) và 6 người bị giết tại thủ đô Washington”.
Các cuộc bạo loạn năm 1919 không phải là các cuộc lynching tập thể đầu tiên hoặc cuối cùng nhắm vào người da đen; điều này được chứng minh bằng các cuộc bạo loạn khác tại Wilmington (bang North Carolina, 1898), tại Atlanta (bang Georgia, 1906), tại Springfield (bang Illinois, 1908), tại Tulsa (bang Oklahoma, 1921) và tại Detroit (bang Michigan, 1943).
Joseph Boskin, tác giả cuốn Urban Racial Violence (Bạo loạn chủng tộc tại các đô thị) cho rằng những cuộc dấy loạn trong thập niên 1900 có những đặc tính sau đây:
1. Trong mỗi cuộc bạo loạn chủng tộc, trừ vài ngoại lệ, chính người da trắng đă châm ng̣i vụ việc bằng cách tấn công người da đen.
2. Trong đa phần các cuộc bạo loạn ấy, một trong những t́nh trạng xă hội bất b́nh thường sau đây vốn đă tràn lan ở thời điểm bạo loạn xảy ra: những biến chuyển xă hội trước khi chiến tranh bùng nổ, tính cơ động thời chiến, sự trở về hội nhập xă hội sau chiến tranh, hoặc khủng hoảng kinh tế.
3. Đa số các cuộc bạo loạn thường xảy ra vào các tháng nóng nực mùa hè.
4. Tin đồn đóng một vai tṛ cực ḱ quan trọng trong việc tạo ra nhiều cuộc bạo loạn. Chỉ cần đồn thổi về một vài hành vi tội phạm nào đó của người da đen nhắm vào người da trắng là đủ sức nuôi dưỡng lâu dài những bạo động của các đám côn đồ da trắng.
5. Lực lượng cảnh sát, hơn bất cứ cơ quan nào khác, luôn luôn can dự như một nguyên nhân thúc đẩy hoặc như một yếu tố làm kéo dài t́nh trạng căng thẳng trong các cuộc bạo loạn.
6. Trong hầu hết mọi trường hợp, bạo loạn diễn ra ngay trong các cộng đồng da đen.
Tác giả Boskin đă bỏ sót những thuộc tính sau đây của các cuộc bạo loạn do người da trắng giật dây: (a) vai tṛ của báo đài, đặc biệt là những tờ báo đăng các bài kích động về “các tội phạm da đen” ngay trước khi bạo loạn diễn ra; (b) người da đen không những bị giết hại, mà nhà cửa và cơ sở kinh doanh của họ c̣n bị cướp phá, nhiều người không trốn thoát đă trở thành những kẻ vô gia cư; (c) mục tiêu của những người da trắng gây bạo loạn trong các cộng đồng da đen cũng như mục tiêu của các đám đông da trắng sử dụng lynching cho từng nạn nhân riêng lẻ là, khủng bố tinh thần và gieo sợ hăi cho người da đen, nhằm củng cố sự thống trị của người da trắng. Tôn ti của chế độ phân chủng Jim Crow không thể tồn tại nếu không sử dụng bạo lực đối với thành phần ở nấc thang thấp nhất. George Fredrickson, một sử gia, đă diễn tả thế này: “Lynching tiêu biểu cho một phương thức sử dụng sợ hăi và khủng bố để chận đứng những khuynh hướng ‘nguy hiểm’ trong một cộng đồng da đen mà người da trắng xét thấy không thể tổ chức và kiểm soát một cách hiệu quả. Như thế, lynching biểu hiện một thú nhận là những cơ chế chính qui của một xă hội phân chủng vẫn chỉ có thể cung ứng một biện pháp rất thiếu sót để kềm kẹp người da đen từ ngày này sang ngày khác”.
Nhiều người da đen đă chống lại những sỉ nhục mà chế độ Jim Crow áp đặt lên họ, và quá ư thông thường, họ đă trả giá cho sự can trường bằng mạng sống của ḿnh.
------------------------
1] Jim Crow là một từ miệt thị dành cho người da đen. Từ này phát xuất từ một điệu nhảy có tên là “Jump Jim Crow”, một điệu nhảy vẽ lên h́nh ảnh lố bịch của người da đen. (ND chú thích.)
GS TS. David Pilgrim (Ferris State University)
Trần Ngọc Cư dịch
Nguồn: http://www.ferris.edu/jimcrow/what.htm
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
Người Việt Seatle