Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.
Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.
La Fontaine
Phim 'Terror in Little Saigon': Con trai ông Đạm Phong lên tiếng
Wednesday, November 11, 2015 5:40:38 PM
‘Đừng để nhà báo chết oan’
Hà Giang/Người Việt
LTS - Phim tài liệu “Terror in Little Saigon” do phóng viên điều tra A.C. Thompson thực hiện, tŕnh chiếu trên chương tŕnh Frontline của hệ thống truyền h́nh PBS, và phổ biến trên trang mạng ProPublica, tối ngày Thứ Ba, 3 Tháng Mười Một, gây xôn xao tranh căi trong dư luận. Người cho rằng thông tin trong phim không có ǵ mới. Người cho rằng các nguồn tin giấu tên th́ không đáng tin cậy. Có người đặt câu hỏi tại sao cuốn phim lại ra đời vào lúc này, khi chuyện đă xảy ra hơn 30 năm. Đặc biệt hơn, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, từng là thành viên cao cấp của Mặt Trận, người được phỏng vấn và xuất hiện trong phim, nói rằng “lời dẫn giải của phim bị bẻ quặt, cố t́nh tạo hiểu lầm.”
Để rộng đường dư luận, hôm 7 Tháng Mười Một, nhật báo Người Việt đăng tải ba bài phỏng vấn người trong cuộc, gồm phóng viên A.C. Thompson, người thực hiện phim, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, cựu vụ trưởng Vụ Tuyên Vận của Mặt Trận, và ông Hoàng Cơ Định, cựu vụ trưởng Tài Chánh của Mặt Trận.
Hai ngày sau khi những bài phỏng vấn nói trên được phổ biến, ông Nguyễn Thanh Tú, con trai nhà báo Nguyễn Đạm Phong, chủ nhiệm tờ Tự Do, bị ám sát năm 1982, tại Houston, Texas, viết thư cho ṭa soạn báo Người Việt.
Ông Nguyễn Thanh Tú, con trai nhà báo Nguyễn Đạm Phong, trong một lần tiếp xúc với phóng viên A.C. Thompson, ProPublica. (H́nh: Edmund D. Fountain/ProPublica)
Thư viết:
“Tên tôi là Nguyễn Thanh Tú. Tôi là một nhân vật trong phim Terror in Little Saigon. Mặt Trận cứ việc tha hồ phủ nhận rằng không hề biết có đơn vị K9. Tôi có thể nói với quư vị rằng gia đ́nh tôi ngày nào cũng liên tiếp phải nhận những lời hăm dọa từ Mặt Trận...
...Cha tôi, Nguyễn Đạm Phong, đă dành số báo Tự Do cuối cùng của ông để phơi bày sự gian lận của các lănh đạo Mặt Trận. Điều trớ trêu là, nhiều người quay lưng với cảnh sát của thành phố Houston, và cơ quan FBI khi cha tôi bị ám sát vào năm 1982, rất có thể giờ đây đồng ư là quan điểm của bố tôi đúng. Vấn đề là, ông đă đúng, nhưng ông đi trước mọi người những 33 năm. Tôi là nhân chứng cho “sự thực” c̣n sống, chứ không phải những lời đồn đăi. Tôi từng tham dự những buổi gặp gỡ thành viên Mặt Trận với bố tôi và chứng kiến những chiến thuật họ sử dụng, từ mua chuộc đến hăm dọa.”
(Hết thư)
Ông Nguyễn Thanh Tú, năm nay khoảng 50 tuổi, kể lại diễn tiến dẫn đến sự việc thân phụ ḿnh bị ám sát, những kỷ niệm với bố, và tâm tư của ḿnh, trong cuộc phỏng vấn dưới đây, do kư giả Hà Giang thực hiện.
Nhà báo Nguyễn Đạm Phong (phải) đứng đeo biểu ngữ phản đối Cộng Sản ở Houston, Texas, năm 1979. (H́nh: Nguyễn Thanh Tú cung cấp)
Hà Giang (NV): Cảm ơn ông đă tin tưởng nhật báo Người Việt để chia sẻ tâm tư của ḿnh. Trước hết, là một kư giả, chúng tôi muốn bày tỏ niềm đau xót trước sự việc các nhà báo thuộc thế hệ trước ḿnh bị ám sát.
Nguyễn Thanh Tú: Tôi thấy có nhiều người bàn luận về vấn đề nhưng không nắm rơ sự kiện, như cụ cựu đại tá ǵ đó, nói trên đài truyền h́nh ở bên Cali. Cụ nói là Mặt Trận ra đời năm 1982, th́ làm ǵ mà dính líu đến chuyện giết người từ năm 1981. Ở trong phim, ông Đỗ Thông Minh, một trong những người sáng lập Mặt Trận, nói là nhóm này [Mặt Trận - NV] thành lập năm 1980, họ không thông báo ǵ cho đến năm 1982. Họ giết bố tôi Tháng Tám ngày 24 Tây, năm 1982. Cái ngày họ lập giấy tờ không quan trọng. Sự kiện lịch sử nó quan trọng hơn.
NV: Vâng, xin ông cho biết ông là người con thứ mấy trong gia đ́nh, và gia đ́nh ông qua Mỹ định cư năm nào?
Nguyễn Thanh Tú: Tôi là Nguyễn Thanh Tú, tôi là con thứ sáu trong gia đ́nh mười người con của bố tôi, nhà báo Nguyễn Đạm Phong. Gia đ́nh tôi qua Mỹ năm 1975.
NV: Ông có thể nói sơ về sự nghiệp làm báo của thân phụ ông trước khi gia đ́nh ông qua Mỹ định cư?
Nguyễn Thanh Tú: Bố tôi ngày xưa là một kư giả có tiếng tăm ở Sài G̣n. Ông viết với bút hiệu Đạm Phong. Lúc đó ông làm cho tờ báo Trắng Đen của Việt Định Phương, báo Tiền Phong, Chính Luận, Văn Nghệ Tiền Phong. Ông vào nghề viết báo đă rất lâu rồi, không phải là một “novice” [tay mơ - NV].
NV: Xem cuốn phim Terror in Little Saigon th́ thấy ông có vẻ gần gũi với thân phụ. Trong thời gian bố ông bị ám sát, ông bao nhiêu tuổi? Ông c̣n nhớ những kỷ niệm làm báo với bố không?
Nguyễn Thanh Tú: 19 tuổi. Lúc đó tôi đi học, nhưng ngày nào cũng phụ bố tôi đi bỏ báo thành ra hay nói chuyện với ông. Tôi biết những người như ông Hoàng Cơ Minh, ông Phạm Văn Liễu là những người bố tôi biết từ Việt Nam. Biết qua, không phải thân, mà quen biết. Lần đầu tiên Mặt Trận mời bố tôi tới tham dự buổi gây quỹ. Bố tôi thấy đông lắm, rất là đông. Họ gây quỹ nhiều tiền lắm. Họ nói là họ hy vọng bố tôi sẽ viết một bài để khen họ. Để tôi giải thích sơ về cái thời đó. Người ta gọi là thời “cởi truồng chạy khắp phố.” Cuối thập niên 70s, đầu thập 80s có rất nhiều tổ chức chống Cộng ra đời. Muốn nổi bật th́ phải có báo chí viết, để người ta ṭ ṃ, để tạo ra huyền thoại. Có điều, có thể lănh đạo của họ th́ biết bố tôi là ai, nhưng những người mời bố tôi viết họ không biết bố tôi là một nhà báo nhiều kinh nghiệm, họ tưởng là người mới ra nghề. Khi thấy họ gây quỹ được rất nhiều tiền, th́ bố tôi hỏi các anh gây quỹ được nhiều tiền như vậy th́ có sổ sách ǵ không, để cho những người ủng hộ họ biết tiền của họ đi đâu, làm việc ǵ không. Th́ có người, tôi quên tên rồi, nói có chứ anh, có ǵ chúng tôi làm sổ sách rồi sẽ cho anh biết. Bố tôi lại hỏi vậy người kế toán, người giữ sổ sách tên ǵ. Lúc đó khi bố tôi hỏi, th́ họ mới đưa tên này tên kia. Nhưng theo kinh nghiệm và trực giác của nhà báo th́ qua cách trả lời của họ, bố tôi lúc đó trong bụng bắt đầu thấy nghi nghi.
NV: Rồi sau đó việc ǵ xảy ra?
Nguyễn Thanh Tú: Họ tiếp tục mời bố tôi đến ăn, mời ăn để phỏng vấn đó. Lần nào mời tới, họ cũng đối xử với bố tôi như một VIP vậy. Thức ăn đầy bàn. Nhưng mà bố tôi là nhà báo. Bố tôi thường hay nói, với người nhà báo, người kư giả, cái integrity [chính trực - NV] rất là quan trọng, không để bị compromised [tổn thương - NV]. Ông nói thôi bố con tôi ngồi bàn kia ăn được rồi, có bao nhiêu tiền th́ kêu bao nhiêu thức ăn thôi. Họ cho người mang đồ ăn tới bàn, nhưng bố tôi từ chối, bố tôi không muốn bị tainted [hoen ố - NV]. Rồi từ từ bố tôi thắc mắc hỏi cách họ gây quỹ, th́ họ mới đưa mấy tấm h́nh ra cho bố tôi coi. Họ nói mấy h́nh này là mấy h́nh chụp từ khu vực kháng chiến ở Việt Nam. Bố tôi nói cho tôi mang mấy tấm h́nh này về nhà. Về tới nhà bố tôi cầm h́nh lên ngắm kỹ, rồi chỉ cho tôi coi. Ông nói họ không biết bố là người kinh nghiệm, ở trong nghề lâu. Trong đám h́nh này, trước hết, mấy người lính trong rừng mà bộ đồ họ mặc quá sạch sẽ. Thứ hai, đằng sau lưng họ, cây cỏ này không đúng cây cỏ ở Việt Nam. Thứ ba, trong rừng cảnh không phải là như vậy. Thứ tư, chén dĩa giấy họ dùng bố tôi thấy dấu hiệu chén dĩa của Mỹ. Thứ năm, đi vào rừng mà có người mang Rolex. Sau đó, bố tôi gặp họ, nói, ờ mấy tấm h́nh này đẹp quá, chụp ở vùng nào ở Việt Nam. Họ nói mấy h́nh này chụp bên trong Việt Nam, và Mặt Trận đă chiếm được cứ điểm này, vị trí nọ ở Việt Nam rồi. Từ từ qua nhiều câu hỏi, th́ họ nhận ra là bố tôi nghi họ rồi, th́ họ bắt đầu t́m cách mua chuộc, rồi chuyển qua hăm dọa.
NV: Họ t́m cách mua chuộc và hăm dọa như thế nào, thưa ông?
Nguyễn Thanh Tú: Gia đ́nh tôi lúc đó nghèo lắm. Mười đứa con. Hai bố mẹ đi làm, mấy đứa con cũng đi làm phụ, nhưng không có tiền. Bố tôi làm báo không có tiền. Làm báo mà, nghèo lắm. Nhưng bố tôi muốn làm báo để thông tin cho mọi người, để có tiếng nói cho người Việt Nam. Họ [Mặt Trận - NV] thấy vậy họ nói thôi để họ mua cho cái xe, hay là giúp tiền để làm báo. Ư họ là muốn bố tôi đừng hỏi những câu hỏi khó. Nhưng bố tôi từ chối. Và bố tôi tiếp tục viết, tiếp tục đặt những câu hỏi mà họ không trả lời được, hay trả lời không rơ. Thế là họ bắt đầu hăm dọa. Lúc đó không có ngày nào đêm nào mà họ không gọi điện thoại hăm dọa.
NV: Làm sao mà ông biết chắc chắn những người gọi điện thoại hăm dọa là người của Mặt Trận? Khi gọi hăm dọa, họ nói ǵ?
Nguyễn Thanh Tú: Chính tôi cũng nhiều lần nhận phôn. Họ nói rơ ràng, không giấu giếm. Họ nói họ là đại diện của Mặt Trận... giải phóng Việt Nam. Họ bảo nói cho bố tôi nghe nếu mà không ngừng, mà tiếp tục viết những bài có thể ảnh hưởng xấu tới Mặt Trận, th́ bố tôi sẽ bị thủ tiêu. Ngày nào họ cũng gọi, gọi hoài. Nếu bố tôi không trả lời th́ tôi trả lời. Tôi không trả lời th́ mẹ tôi trả lời.
NV: Tôi muốn xác định một lần nữa là những người gọi điện thoại hăm dọa gia đ́nh ông, họ tự xưng họ là Mặt Trận? Họ có xưng tên không?
Nguyễn Thanh Tú: Họ không giấu giếm. Họ nói họ là Mặt Trận, là đại diện cho Mặt Trận. Họ nói rơ ràng, không nói khéo ǵ cả. Họ không xưng tên, chỉ nói là người làm cho Mặt Trận, hay đại diện cho Mặt Trận. Bố tôi biết mà, biết là ḿnh bị Mặt Trận dọa thủ tiêu. Khi gọi cho bố tôi, họ nói: “Nếu không dừng lại th́ sẽ sắp là những giờ cuối cùng của đời mày.”
NV: Bố ông phản ứng ra sao sau khi bị hăm dọa?
Nguyễn Thanh Tú: Tôi nhớ một lần đi bỏ báo, bố tôi nh́n tới nh́n lui, dặn tôi, nếu có chuyện ǵ con phải chạy trước. Tại v́ họ chỉ muốn bố chứ không muốn con đâu. Có những lúc tôi mang báo xuống mấy tiệm, họ mang cả chồng báo họ vứt vào thùng rác. Nhiều chỗ họ phải giấu báo đi, v́ tờ báo Tự Do của bố tôi lúc đó rất là nổi tiếng. Nổi tiếng không phải là v́ bố tôi viết hay, mà nổi tiếng là v́ bố tôi cả gan dám nói những sự thật mà không ai dám nói, những tờ báo khác không dám nói. Vứt báo xong, thấy vẫn c̣n có người đọc, họ từ từ hăm dọa những người quảng cáo trên báo. Bố tôi tự bỏ tiền túi ra làm mà, cho nên không có quảng cáo vẫn tiếp tục làm. Trước khi làm những số báo cuối cùng, bố tôi bay thẳng qua Thái Lan để điều tra. Bố tôi qua tới Thái Lan mới khám phá ra sự thật. Tại ngày xưa bố tôi là phóng viên quốc tế, đi nhiều lắm, từng đi qua đó phỏng vấn mấy ông tướng, mấy ông làm lớn bên Thái Lan, chứ không phải chỉ ở trong Việt Nam thôi. Bố tôi qua đó th́ mới biết cái trại mà họ nói có 10 ngàn quân, là chỗ ở Thái Lan chứ không phải ở Việt Nam. Chẳng những không có 10 ngàn người, mà chỉ có vài trăm người, mà trong đó c̣n có người Thái và người Lào đứng vào đó để chụp h́nh, để quay phim, để đem về quảng cáo. Bố tôi t́m được sự việc này, bay về, chuẩn bị cho ra một số báo để vạch trần những việc đó. Biết như vậy, Mặt Trận gặp bố tôi để hăm dọa một lần cuối.
NV: Trong lần người hăm dọa gặp mặt bố ông lần cuối cùng ở một nhà hàng ở Houston, buổi tối hôm đó ông có mặt không? Bị hăm dọa bố ông có sợ không?
Nguyễn Thanh Tú: Không. Nhưng nghe bố tôi kể th́ họ đông lắm, khoảng mười mấy người. Hôm đó họ nói cho bố tôi một cơ hội cuối cùng. Chuyện hăm dọa với bố tôi là chuyện thường. Ông quen rồi. Nhưng bố tôi không ngờ họ dám cả gan như vậy. Tại v́ ông nghĩ họ hăm dọa công khai như thế th́ nếu họ giết ông, ai cũng sẽ biết là họ giết. Bố tôi hay nói cái câu nhà báo ḿnh chỉ có nhau thôi. Nếu có chuyện ǵ xảy ra cho một nhà báo th́ các nhà báo khác sẽ xúm vào bênh vực, lên tiếng. Chắc họ không dám giết.
NV: Sau khi bố ông bị ám sát th́ báo chí Việt Nam có lên tiếng, có đưa tin không?
Nguyễn Thanh Tú: Lên tiếng rất nhiều. Báo chí Việt Nam lên tiếng rất nhiều. Nhưng vấn đề là không ai dám đứng ra tố cáo họ. Sau khi bố tôi bị giết, họ c̣n để lại mảnh giấy cảnh cáo là sau bố tôi là ai nữa sẽ bị giết.
NV: Tôi có thắc mắc này, thứ nhất, khi giết người xong th́ người ta phải sợ bị bắt, tại sao họ lại dám để tờ giấy lại, khai chính ḿnh là tổ chức giết. Thứ hai, tổ chức để tên lại có tên là Vietnamese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation - VOECRN (Việt Nam Diệt Cộng Hưng Quốc Đảng, vậy làm sao ông có thể cả quyết tổ chức đó chính là Mặt Trận?
Nguyễn Thanh Tú: Bố tôi bị giết xong là ai cũng biết ngay là Mặt Trận giết. V́ Mặt Trận dọa bố tôi ai cũng biết, họ vứt báo của bố tôi đi ai cũng biết. Nhưng mọi người ai cũng sợ, không ai dám lên tiếng tố cáo. Về việc tại sao họ dám nhận tội, những người này là những tay xạ thủ chuyên nghiệp. Họ không để lại dấu vết ǵ cả. FBI không lấy được dấu vết nào. Họ là chuyên nghiệp mà, cho nên rất khó có chứng cớ để mà buộc tội. Nhưng người ḿnh dù biết, không ai lên tiếng, không ai làm chứng, v́ ai cũng rất sợ.
NV: Mấy chục năm qua, trước khi phóng viên A.C. Thompson đến gặp ông để lật lại hồ sơ, ông sống với tâm trạng như thế nào?
Nguyễn Thanh Tú: Tôi có nói ra chăng nữa th́ tôi không hiểu là chị hay mọi người có thấu hiểu được không. Cũng không biết dùng chữ ǵ tả được. Không có ngày nào mà tôi không buồn, không nghĩ đến bố, đến cái chết của bố tôi. Mỗi khi ai hỏi đến th́ tôi lại buồn, lại thương bố. V́ tôi thấy bố tôi làm một việc tốt, không có hại ǵ cả. Tôi chỉ mong có một vài câu trả lời, rồi thôi. V́ tôi biết trong Mặt Trận một số người đă qua đời. Ông Hoàng Cơ Minh, ông Phạm Văn Liễu cũng mất rồi. Nhưng tôi muốn có câu trả lời để cho cái chapter này trong đời ḿnh nó đóng lại, chị hiểu không? Tiếng Mỹ họ gọi đó là closure.
NV: Sau khi cuốn phim Terror in Little Saigon ra đời th́ ông có cảm thấy có câu trả lời chưa, có được closure chưa?
Nguyễn Thanh Tú: Thưa chị chưa! Là tại v́ ḿnh chỉ biết là một đảng làm, nhưng không biết ai là người ra lệnh làm việc đó. Mặc dù ông kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa sau này ông ấy có nói là ổng có ngồi trong buổi họp mà họ bàn giết người này giết người kia đó. Đối với tôi như vậy là ḿnh biết rồi. Mà thật ra cũng đâu cần phải có ông A.C. làm cái phim này ḿnh mới biết. Ḿnh đă biết rồi, không cần thêm bằng chứng nào khác, v́ ai cũng biết Mặt Trận họ là người hăm dọa sẽ thủ tiêu bố tôi. Nhưng làm sao mà có closure được chị. Khi nào biết đích xác ai là người giết, ai là người ra lệnh giết th́ mới có closure được.
NV: Trước sự kiện FBI không có đủ bằng chứng để truy tố ai, ông có bao giờ có phút giây nào ngờ rằng người ám sát bố ông có thể không phải là người của Mặt Trận, mà là người của một nhóm quá khích nào đó không?
Nguyễn Thanh Tú: Không! Là v́ mỗi khi hăm dọa, họ đều giới thiệu họ là người của Mặt Trận, và họ bảo tôi “nói bố cháu đừng phá nồi cơm của Mặt Trận.”
NV: Nhiều người sau khi xem phim Terror of Little Saigon tỏ ra thất vọng là v́ cuốn phim điều tra này không đưa ra thêm được chứng cớ thuyết phục nào ngoài những ǵ FBI đă có. Ông có chia sẻ nỗi thất vọng đó của họ không?
Nguyễn Thanh Tú: Theo tôi nghĩ th́ đây là một “cover up” của chính phủ. Họ có lư do của họ thời đó. Nhưng tôi nghĩ là từ từ rồi bắt đầu họ sẽ mở hồ sơ lại, v́ có thêm chứng cớ mới. V́ một hồ sơ giết người th́ không có ngày hết hạn.
NV: Ông muốn nói đến chứng cớ mới nào?
Nguyễn Thanh Tú: Khi ông Nguyễn Xuân Nghĩa lỡ miệng nói là ông ấy có tham dự một buổi họp mà Mặt Trận bàn chuyện ám sát, câu nói mà giờ đây ông chối là không nói, th́ đó không chỉ là một chứng cớ, mà là một xác nhận là trong Mặt Trận có chuyện ám sát người.
NV: Nhưng ông Nguyễn Xuân Nghĩa phủ nhận là đă nói câu đó. Ông nói với nhật báo Người Việt trong một cuộc phỏng vấn rằng ông không hề nói như thế.
Nguyễn Thanh Tú: Giữa hai người, ông Nguyễn Xuân Nghĩa và A.C. Thompson th́ tôi tin A.C. Thompson hơn. V́ ngoài ông A.C. c̣n có mấy người nữa cũng ngồi đó nghe câu ông Nghĩa nói. Mấy người đó họ nghe xong câu đó là họ lật đật báo cho boss biết liền. Vả lại, ông A.C. ông ấy là phóng viên, mấy người nghe cũng là phóng viên, là nhà báo, như nhà báo Hà Giang, như những nhà báo khác. Họ là nhà báo, họ cần ǵ phải nói dối, phải dựng chuyện? Danh dự và tiếng tăm của nhà báo nó quan trọng hơn chứ? Tại sao những nhà báo này phải hy sinh điều đó?
NV: Bây giờ nếu thủ phạm ra nhận tội, ông có tha thứ cho họ không?
Nguyễn Thanh Tú: Vâng, chỉ cần biết như vậy là đủ thỏa măn rồi. Họ chắc cũng đă có gia đ́nh, và họ phải sống với lương tâm của họ. Tôi tin là sớm muộn ǵ cũng có người đến khi họ gần đất xa trời, họ ăn năn hối lỗi, rồi họ sẽ nói ra thôi.
NV: Ông c̣n điều ǵ muốn tỏ bày nữa không?
Nguyễn Thanh Tú: Tôi mong ước những người đồng nghiệp của bố tôi sau này, những nhà báo trẻ, dám can đảm nói lên sự thật. Đừng để cho những nhà báo bị giết bị chết oan ức. Tôi muốn nói ra những điều này không phải chỉ là v́ bố tôi, mà nó liên quan đến tiếng nói của năm nhà báo đă bị ám sát, trong đó bố tôi chỉ là một.
NV: Cảm ơn ông.
-----------------
Liên lạc tác giả: hagiang@nguoi-viet.com
Việt Tân họp báo phản đối phim 'Terror in Little Saigon'
Saturday, November 14, 2015 7:09:49 PM
Linh Nguyễn/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) - Đảng Việt Tân họp báo lúc 1 giờ trưa Thứ Bảy, 14 Tháng Mười Một tại Rose Center, Westminster, chính thức lên tiếng phản đối những cáo cuộc về tổ chức này qua bộ phim tài liệu "Terror in Little Saigon," được chiếu trong chương tŕnh truyền h́nh PBS ngày 3 Tháng Mười Một, mà hai phóng viên của ProPublica là tác giả.
Ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch Đảng Việt Tân, tại buổi họp báo. (H́nh: Linh Nguyễn/Người Việt)
"Chúng tôi khẳng định Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam hoàn toàn không có liên hệ ǵ đến những cái chết của những kư giả gốc Việt mà nhóm phóng viên AC Thompson và Richard Rowley của ProPublica cáo buộc trong đoạn phim nói trên," ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch Đảng Việt Tân, tuyên bố.
"Mặt Trận đă ngưng hoạt động từ nhiều năm qua, tại sao đoạn phim lại nhắc vào lúc này? Nên nhớ, Tướng Hoàng Cơ Minh là cũng một trong những người sáng lập Đảng Việt Tân," ông nói thêm.
"Quan điểm của Việt Tân là không chấp nhận dùng bạo lực. Chúng tôi từng chia sẻ những đau đớn với thân nhân của các nạn nhân và tin tưởng vào công lư của xứ sở trọng pháp như Hoa Kỳ," ông khẳng định.
Ông cho biết, Mặt Trận không hề chủ trương sát hại những kư giả người Việt như AC Thompson cáo buộc trong phim.
"Hai phóng viên thiếu đạo đức nghề nghiệp này đă đơn phương bác bỏ kết quả điều tra sau 15 năm làm việc liên tục của một phần hành thuộc Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI)."
"Thay v́ t́m đủ bằng chứng để khởi tố ai đó, họ dựng lên các cáo buộc dựa vào lời của vài người dấu mặt, vài người thiếu uy tín và suy diễn của hai cựu nhân viên điều tra. Đây là cách làm việc thiếu đạo đức chuyên môn, cho thấy chủ đích đă có từ trước của người thực hiện đoạn phim."
Ông Phát Bùi, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, phát biểu. (H́nh: Linh Nguyễn/Người Việt)
"Trong suốt 30 năm qua, không hề có một thành viên nào của Mặt Trận bị khởi tố về bất kỳ trường hợp giết người nào mà đoạn phim đề cập," ông nói thêm.
Ông nói "kư giả Thompson không biết ǵ về Khu Bộ 9, và gọi là K-9 theo lời của ông Phạm Văn Liễu, người ly khai Mặt Trận năm 1984 và quay lại thêu dệt, qua lời cáo buộc Mặt Trận của ông Cao Thế Dung năm 1990."
"Thành phần ly khai này c̣n dùng cả những thủ thuật về thuế để truy tố một số thành viên của Mặt Trận ở Santa Clara năm 1995, nhưng Ṭa đă băi bỏ sau khi cho gia hạn thêm một năm, nhưng công tố cũng không t́m đủ bằng chứng," ông Điềm nói.
Ông cũng đề cập và nghi ngờ nhân vật Tony Nguyễn, người được AC Thompson "gợi hứng" để thực hiện phim, có những liên hệ với Cộng Sản Việt Nam.
"Thập niên 80 và 90 để lại cho chúng tôi nhiều bài học kinh nghiệm. Khi ấy Mặt Trận quy tụ nhiều thành phần nhiệt huyết. Ấy thế mà bị cho là 'kháng chiến giả,' 'kháng chiến ma.' Không có ai muốn 'giả' để 'chết thật,' ông nói.
Tuy vậy, ông Điềm công nhận những năm đầu của thập niên 80, Mặt Trận cũng có những lỗi lầm.
Quan khách và đồng hương tham dự. (H́nh: Linh Nguyễn/Người Việt)
"Lúc ấy, một số thành viên thiếu học tập nên có những cư xử thiếu ḥa nhă và những mâu thuẫn nội bộ, v́ không được giải quyết nên ngày nay chúng tôi vẫn phải gánh chịu hậu quả," ông nói.
Lúc hai giờ chiều, ông Điềm kêu gọi mọi người một phút im lặng, hướng về nước Pháp để cầu nguyện cho những nạn nhân bị thảm sát ở Paris hôm Thứ Sáu.
Chủ tịch Đảng Việt Tân, sau đó, lên tiếng phản đối những h́nh ảnh xúc phạm Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa và người lănh đạo Mặt Trận mà theo ông, bị xuyên tạc ư nghĩa.
"Chúng tôi cực lực phản đối thái độ xúc phạm đến danh dự và hoài băo của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, bao gồm cả Tướng Hoàng Cơ Minh và nhiều thành viên Mặt Trận, với chủ ư xuyên tạc chính nghĩa và nỗ lực đấu tranh của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản," ông Điềm khẳng định.
Ông cho biết "đoạn phim cố t́nh cho rằng những nỗ lực tranh đấu cho tự do dân chủ tại Việt Nam của Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại, bị thành phần cực đoan xuất thân từ tập thể cựu quân nhân QLVNCH xách động, để tái diễn chiến tranh."
Tiếp theo chương tŕnh, là phần phát biểu của một số khách mời, trong đó có kư giả Vi Anh; ông Nguyễn Văn Ức, đại diện Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại; và ông Phát Bùi, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California.
"Với vai tṛ chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, chúng tôi ủng hộ mọi đảng phái quốc gia. Tôi nghĩ Đảng Việt Tân bị cáo buộc th́ hôm nay có ông Đỗ Hoàng Điềm giải thích. Những vụ giết kư giả đă có luật pháp theo dơi," ông nói.
Riêng về đài PBS và hai kư giả Mỹ của ProPacifica, ông cho biết: "Chúng tôi đă lập một ủy ban để nghiên cứu kế hoạch phản đối đài PBS và ProPublica, v́ chúng tôi không muốn con cháu chúng tôi bị các bạn học từ các cộng đồng khác, nh́n chúng với ánh mắt tiêu cực và cho rằng cộng đồng Việt Nam là một cộng đồng khủng bố. Chúng tôi cũng nghĩ đến thủ tục pháp lư, nếu cần."
Sau cùng là phần giải đáp các câu hỏi của báo chí và người tham dự. Hầu hết mọi người cho là đoạn phim không trưng được bằng chứng hay luận cứ chắc chắn và xúc phạm cộng đồng người Việt.
Hiện diện trong buổi họp báo có cựu Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Lou Correa, Nghị Viên Westminster, Diana Carey; đại diện cộng đồng người Việt Los Angeles và San Diego, đại diện cựu quân nhân, một số nhân sĩ cộng đồng, cùng một số thành viên Đảng Việt Tân.
Mọi chi tiết, xin vào trang web: www.viettan.org.
---
Liên lạc tác giả: LinhNguyen@nguoi-viet.com
Hung Le • a day ago
Người trong cuộc là ông NXN, một thành viên cao cấp trong Mặt Trận có được mời tham dư trong buổi họp báo nầy hay không ? Đấy là cơ hội thuận tiện và tốt nhất để cho ông NXN nói hết và nói thật chuyện đă xảy ra. C̣n chuyện có muốn nói thật hay không là do lương tâm ông biết mà thôi. Không ai ép ông được.
Xin ông DHD cho biết, vào thời điểm đó ông đưoc bao nhiêu tuổi, làm ǵ và ở đậu. Chủ trương và đường lối đấu tranh của Đảng Việt Tân hiện nay là ǵ, có bao nhiêu thành viên ?
Bao Nguyen • a day ago
Ông Đổ Hoàng Điềm ở thập niên 80 c̣n rất nhỏ, chưa giữ vai tṛ ǵ trong Mặt Trận th́ làm sao khẳng định là Mặt Trận không hề liên quan đến cái chết của 5 nhà báo.
Hoài Nam • 2 days ago
"...ProPublica tiếp tục khẳng định: các nguồn tin đều dẫn tới Mặt Trận có liên quan đến vụ giết 5 nhà Báo Việt Nam - ông Nguyễn Xuân Nghĩa, bây giờ khẳng định rằng ông ta chưa bao giờ nói với phóng viên của chúng tôi, A.C. Thompson và đạo diễn Richard Rowley, rằng ông đă có mặt tại một cuộc họp của các thành viên Mặt trận bàn về việc giết người chủ nhiệm nhật báo. Chúng tôi sẵn sàng trả lời trực tiếp ông Nghĩa nếu ông muốn lên tiếng phản đối chúng tôi..."
http://webwarper.net/ww/~av/ww...
• Reply•Share ›
Avatar
Hoang Co Minh • 2 days ago
Khong pham, toi thi can gi phai len tieng dinh chinh. Hon ma nguoi chet se ve am anh ke chu muu lam cho nguoi do nua khung nua dien. Nhin nhung bo mat tam than cua bon khung bo Viet Tan la minh chung song
Trích, Wissai canngon. blogspot.com on Nov16, 2015 at 10.52 PM Linh vulinh@.com
So sánh với lá thơ tiếng Anh tuyệt vời kư tên bởi ông HD phát ngôn viên của VT. Th́ thơ của Tiến sĩ Đỗ Hùng quá ẹ từ nội dung đến cách tŕnh bầy tư tưởng , cách dùng từ ngữ - văn phạm. Làm mất mặt Little Saigon San José Foundation.
Tiến sĩ Đỗ Hùng Chủ Tịch Little Saigon San José Foundation. Nguyên Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Bắc Cali nhiệm kỳ 1994 - 1996, viết THƯ lên tiếng mà nói là viết THƠ lên tiếng, sai chính tả lớp 3 trường làng !
Ông HD là Phát ngôn viên đảng Việt Tân, sao chỉ ghi bút hiệu?
Bài viết của ông HD sao không dịch ra tiếng Việt để mọi giới đọc so xánh?
Vấn đề Việt Tân và phim Terror in Little c̣n đang giải quyết trái phải, làm ǵ có chuyện mất mặt hay c̣n mặt !
Đảng Việt Tân để tỏ vô can phải khởi tố nội vụ ra Ṭa Án xét xử phán quyết. Nếu cứ biện minh loanh quanh để nhờ thời gian khỏa lấp, ch́m xuồng!
" Lạy Ông tôi ở bụi này"
Lư luận tranh biện của nhân danh khoa bảng ai dở Ẹ ?
On Nov 16, 2015, at 10:52 PM, Linh vulinh@hotmail.com [chinhnghia] <chinhnghia@yahoogroups.com> wrote:
http://voiceofoc.org/2015/11/new-documentary-opens-old-wounds-in-little-saigon/
Six writers and journalists who were killed between 1980-90. Clockwise from left to right: Nguyen Dam Phong, Pham Van Tap, Doan Van Toai, Le Triet, Duong Trong Lam and Do Trong Nhan.
To be a journalist in Vietnamese America, one must be prepared for intimidation, threats, political pressure, and, once upon a time, even death.
Thy Vo - Journalist for Voice of OC
Tên gọi Little Saigon (hay Tiểu Sài G̣n, Sài G̣n Nhỏ) thường chỉ những khu vực có nhiều người Việt sinh sống bên ngoài lănh thổ Việt Nam, nhất là tại Hoa Kỳ và Úc. Ban đầu đa số là người Sài G̣n. Các khu Little Saigon lớn có mặt trong thành phố Westminster, Garden Grove, San Jose, California và Houston, Texas. Westminster và Garden Grove nằm trong khu vực Quận Cam, California, nơi được mệnh danh là "thủ đô người Việt tị nạn"
Năm 1986, Ủy ban Phát triển Little Saigon có 46 thành viên, đă được 18 vị dân biểu và nghị sĩ tiểu bang giúp đỡ để đưa đề nghị thành lập Đặc khu Tiểu Sài G̣n lên thống đốc tiểu bang. Ngày 1 tháng 6 năm 1986, trước Quốc hội tiểu bang, Thống đốc George Deukmejian đă chấp thuận đề nghị này.
Ngày 17 tháng 6 năm 1986, thị trưởng Westminster Chuck Smith đă làm lễ ra mắt Đặc khu Little Saigon trước thương xá Phước Lộc Thọ. Buổi lễ được đặt dưới sự chủ toạ của thống đốc tiểu bang và có sự hiện diện của đông đảo người Việt Nam trong vùng. Sau đó, các bảng chỉ đường được đặt trên xa lộ Garden Grove (Freeway 22) quanh vùng để chỉ đường đến Little Saigon.
Thư Lên Tiếng của Little Saigon San Jose Foundation
Chúng tôi hỗ trợ và hợp tác với chính quyền để vạch trần bất cứ cá nhân hay tổ chức nào vi phạm luật pháp. Chúng tôi hỗ trợ sự công lư cho bất cứ nạn nhân nào bị giết chết mà cuốn phim đă bênh vực.
LITTLE SAIGON SAN JOSE FOUNDATION
2396 Senter Road, Suite #45, San Jose, CA 95112
Email: barrydo@gmail.com
Phone: 408-679-8902
Thư Lên Tiếng
San Jose, Ngay 9 tháng 11 năm 2015
Kính gởi: Giám Sát Viên Hệ Thống Truyền Thông PBS, Nhà Sản Xuất Chương Tŕnh Frontline và Chủ Bút Cơ Quan Báo Chí ProPublica
Thưa quư vị:
Chúng tôi hoan nghênh và cảm kích hệ thống truyền thống PBS và các nhà sản xuất cùng các chủ bút của chương tŕnh Frontline trong việc truy t́m công lư cho những nạn nhân bị giết, nhất là những người đă hành xử quyền tự do tư tưởng mà cuốn phim đă đề cập. Tuy nhiên, có thề v́ sự cố vấn khiếm khuyết hoặc có thể không nắm vững sự hiểu biết lịch sử đặc thù về chính trị và văn hóa của người Việt trong khoảng thập niên 80 từ các nhân sự điều hành thuộc chương tŕnh Frontline khi tŕnh chiếu phim tài liệu “Khủng Bố ở Little Saigon” vào ngày 3 tháng 11 năm 2015. Cuốn phim này đă tạo một luồn phẫn nộ trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt trên toàn Hoa Kỳ. Với cái tựa đề sai trật của cuốn phim dù mang một cái tên rất sôi nổi để lôi cuốn người xem, nhưng hoàn toàn không ăn khớp liên hệ ǵ đến ư tưởng tốt đẹp chủ ư của cuốn phim. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt cảm thấy bị xúc phạm danh dự và kính trọng của một cộng đồng tràn đầy sinh động và uy tín.
Người Việt tỵ nạn cộng sản ở Hoa Kỳ luôn theo đuổi cho sự tự do và dân chủ cho Việt Nam kể từ ngày Saigon thất thủ năm 1975. Tuy vậy, chúng tôi cũng là những công dân Hoa Kỳ tôn trọng luật pháp chống lại bất cứ bạo lực và những hành vi trái phép nào đối với những người khác chính kiến v́ đây là một quốc gia tự do và dân chủ. Chúng tôi hỗ trợ và hợp tác với chính quyền để vạch trần bất cứ cá nhân hay tổ chức nào vi phạm luật pháp. Chúng tôi hỗ trợ sự công lư cho bất cứ nạn nhân nào bị giết chết mà cuốn phim đă bênh vực. Tuy nhiên, với lối đặt tiêu đề không đúng để tạo sôi nổi cho cuốn phim, các nhà sản xuất và phóng viên đă hành xử bất công lẫn tấn công cộng đồng người Việt hải ngoại. Đây là một vài khuyết điềm trong cuốn phim:
Tên gọi “Little Saigon” đă không hiện hữu trong thập niên 80 khi những vụ giết người xảy ra như cuốn phim tŕnh bày.
Việc mặc quân phục cùng với vũ khí h́nh thức của các cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa chỉ nhắm vào mục đích nghi lễ trong các ngày họp mặt thân hữu, diễn hành trong ngày Tết Nguyên Đán, kỷ niệm ngày Quân Lực. H́nh thức thao diễn nhắm vào mục đích tưởng niệm và nhắc nhớ thế hệ trẻ nhớ đến sự hào hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa trong cuộc chiến Việt Nam.
Bởi vậy, khi dùng tên gọi “Little Saigon” cùng với sự suy diễn sai lầm về những bộ quân phục nghi lễ qua cách tường tŕnh là “tạo ra một cuộc chiến khác” đă hướng dẫn sai lạc cho người xem. Ngay tại Hoa Kỳ, người Mỹ mang những bộ quân phục và đóng kịch lại cuộc Nội Chiến Nam Bắc mỗi năm vào những ngày lễ Memorial và ngày Cựu Chiến Binh đâu có nghĩa là Hoa Kỳ muốn trở lại cuộc chiến đó. Thêm nữa, tên gọi “Little Saigon” ở các thành phố có đông người Việt tỵ nạn cộng sản chỉ mới bắt đầu xuất hiện và công nhận bởi các giới chức từ thập niên 90 và là biểu tượng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt phát triển mạnh mẽ về sức mạnh kinh tế, xă hội, văn hóa và chính trị ở Hoa Kỳ.
Các nhà sản xuất chương tŕnh Frontline chắc sẽ không đặt tên “Khủng Bố ở America” khi có nhiều vụ giết người không t́m ra thủ phạm xảy ra tại Hoa Kỳ. Với lối đặt tên tựa đề “Khủng Bố ở Little Saigon”, quư vị đă xúc phạm danh dự của cộng đồng người Việt, và với lối tường tŕnh các h́nh thức nghi lễ của các cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa như là hành động tạo một cuộc chiến khác đă sỉ nhục một đồng minh sát cánh cùng quân nhân Hoa Kỳ chống lại Cộng Sản trong cuộc chiến Việt Nam để bảo vệ Tự Do cho chúng ta.
Để tạo sự ủng hộ và tin tưởng từ cộng đồng người Việt với hệ thống truyền thông PBS, chúng tôi yêu cầu hệ thống truyền thông PBS và các nhà sản xuất chương tŕnh Frontline gởi ra một lời xin lỗi chánh thức đến cộng đồng người Mỹ gốc Việt và đến với các cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.
Cuốn phim cần được phụ thêm lời phụ chú dẫn đầu để phân biệt thời điểm thập niên 80 khi những vụ sát hại xảy ra và tên gọi Little Saigon chưa hiện diện. Thêm nữa, các h́nh thức nghi lễ quân đội chỉ thực hiện cho mục đích tưởng niệm trong những ngày Diễn Hành Năm Mới, Họp Mặt, ngày Quân Lực của miền Nam Việt Nam, ngày Tháng Tư Đen, vân vân.., không phải là một thực tập quân sự để “tạo một cuốc chiến khác” ở Việt Nam.
Chúng tôi rất mong quư vị có những biện pháp nhanh chóng và phúc đáp vấn đề nhạy cảm này. Mọi thắc mắc xin liên lạc người kư tên dưới đây
Tiến Sĩ Đỗ Hùng
Chủ Tịch Little Saigon San Jose Foundation.
Nguyên Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Bắc Cali Nhiệm Kỳ I (1994-1996)
Bản sao gởi đến:
Dân Biểu Liên Bang Zoe Lofgren
Dân Biểu Liên Bang Mike Honda
Thị Trưởng & Phó Thị Trưởng và Các Nghị Viên thành phố San Jose
Phóng viên A.C. Thompson
Báo San Jose Mercury News
Báo Register thuộc Orange County
LITTLE SAIGON SAN JOSE FOUNDATION
2396 Senter Road, Suite #45, San Jose, CA 95112
Email: barrydo@gmail.com
Phone: 408-679-8902
Letter of Concerns
San Jose, November 9, 2015
To: PBS Ombudsman, Frontline and ProPublica Producers and Editors
Dear all:
We welcome and appreciate PBS and Frontline Producers and Correspondents for the finding justice of the murdered victims, especially the ones who expressed their freedom of speech illustrated in the film. However, due to the ill-advised and/or lack of understanding the Vietnamese unique political and cultural history during the 80s time frame from the Frontline staffs; this documentary film “Terror in Little Saigon” that aired on November 3, 2015 has triggered an outrage to Vietnamese-American community members throughout the United States. The wrong title of the film, although created the sensational name to appeal the audience, but completely misaligned with the honorable intent content of the film. The Vietnamese-American community members feel violated the pride and respectable image of a vibrant and upstanding community.
The Viet émigré Community in the United States have always pursued the freedom and democracy for Vietnam since the fall of Saigon in 1975. Nevertheless, we are also the law binding U.S. citizens who oppose any violence and unlawful tactics against any individuals who have different opinions since this is a free and democratic country. We have supported and cooperated with authority to expose any individuals and/or organizations that violate the law. We support the justice for any murdered victims as the film advocated, however, by using the inaccurate and dramatic title for the film, the Producers and reporters had done an injustice and attack the Viet community abroad. Here are some erroneous facts in the film:
The name “Little Saigon” was not even existed of the homicides took place during the 80’s time frame as shown in the film.
The wearing of military uniforms with decorated weaponry from the former South Vietnam’s armed servicemen intended only for the ceremonial denotation during the reunion, New Year Day Parade, South Vietnam Armed Forces Day. The exercises are mainly for memorial purpose and reminding the younger generation the pride of the South Vietnam Armed Forces during the Vietnam War.
Thus, by using the name “Little Saigon” with the misrepresenting the ceremonial uniforms through the narrating of “creating another war” had misguided the audience. Here in U.S, wearing uniforms and recreated the Civil War every year during the Memorial and Veterans Days do not mean the United States wanted to go back fighting that war. In addition, the name “Little Saigon” in every populous Viet émigré cities started to emerge and recognized by the elected officials just from the 90s’ time frame is the symbol of Vietnamese-American growth community with robust economic, social, cultural and political forces in the United States.
Frontline's Producers would not name “Terror in America” when there are unsolved murders in every case happened in U.S. By using the title “Terror in Little Saigon," the Frontline producers had violated the dignity of the Viet community, and by showing the ceremonial rituals of the past South Vietnam Armed Forces as the act of creating another war had insulted the U.S.’s former ally who used shoulder to shoulder with U.S GIs to fight the Communists during the Vietnam war to protect our freedom cause.
To build the support and trust from the Viet community to PBS, we would request PBS and Frontline Producers to issue an official apology to Vietnamese-American community and the former South Vietnam Armed Forces Servicemen. The film should be included the editorial comments at the start to distinguish the early days of 1980’s when those murders took place and Little Saigon name was not even born yet. Furthermore, the ceremonial military rituals only serve as the memorial events during the New Year Day Parade, Reunion Day, Old South Vietnam Armed Forces Day, Black April Day, etc...., not a military drill to “create another war” in Vietnam.
We would appreciate your swift action and response on this very sensitive matter. Please direct any questions to the undersigned,
Barry Hung Do, Ph.D.
President of Little Saigon San Jose Foundation
First President of Vietnamese American Community in Northern California (1994-1996)
Cc: Congresswoman Zoe Lofgren
Congressman Mike Honda
Mayor & Vice Mayor and Councilmembers-City of San Jose
Reporter A.C. Thompson
San Jose Mercury News
Register-Orange County Newspaper
Kính chuyển quývi thêm nhận định, vô liêm sỉ thay có những hạng người goị là QG lại cuí đầu ca ngợi, cảm ơn A.C Thompson và Richard Rowly, ngược lại phỉ báng bôi nhọ Tướng HoangCơMinh người anh hùng vị quốc vong thân <xin đừng quên case Tướng WoaǹgPao, người yêu nước, đã bi chết vi đau buồn uất ức trong nhà tù Mỹ>, ht
----- Forwarded Message -----
From: "Dien bien hoa binh wrote [BTGVQHVN-2]" <BTGVQHVN-2@yahoogroups.com>
Sent: Thursday, November 12, 2015 4:37 PM
Subject: [BTGVQHVN-2] Những xảo quyệt trong “Terror in Little Saigon”
Những xảo quyệt trong “Terror in Little Saigon”
Định Tường
A.C Thompson nói rằng muốn đi t́m công lư cho 5 nhà báo Việt đă bị giết trên đất Mỹ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước chỉ v́ đă chỉ trích một tổ chức đấu tranh có tên là Mặt Trận. Ai cũng mong chờ được xem những chi tiết mới (mà nhà làm phim đă quảng cáo thật hấp dẫn cũng như cái tít giật gân “Terror in Little Saigon”) để giúp cơ quan công lực, từ cảnh sát tới FBI, t́m ra hung thủ mà trong suốt hơn 10 năm trời cố gắng họ đă thất bại.
Nhưng xem xong cuốn phim “Terror in Little Saigon” vào tối ngày 3-11-2015, nhiều người đă phải ngơ ngác đặt câu hỏi “where is the beef?” (điều hứa hẹn sao không thấy?).
Người xem có cảm giác bị “lừa”. Trí thông minh phán xét của ḿnh bị sỉ nhục.
Nhưng tệ hơn cả là thấy cộng đồng của ḿnh bị sỉ nhục như một xă hội đen, bị một băng đảng tội phạm khuynh loát, giết hại và đe dọa mà không dám lên tiếng. Và băng đảng đó là những người đă hy sinh xương máu cho lư tưởng tự do của dân tộc trước và sau năm 1975 - những người trong quân lực VNCH và những người thuộc mọi tầng lớp không chịu khuất phục vận mệnh đau thương để sẵn sàng đứng lên cứu quốc.
Cuốn phim mang tiếng là điều tra nhưng đă được thực hiện bằng những buổi ép cung, cắt xén, ráp nối dữ kiện, suy diễn qua lời thuyết minh buộc tội trong suốt cuộn phim - dựa trên những lời đồn vô căn cứ, không bằng chứng ...
Nhóm làm phim c̣n bịa đặt “lời khai của nhân chứng” một cách trắng trợn mà ông Nguyễn Xuân Nghĩa là một trong những nạn nhân trực tiếp của phim này, đă phải lên tiếng qua bài viết: Về Bọn Sát Nhân Cầm Máy Của PBS/ProPublica.
Không những thế, nhóm phóng viên gồm A.C Thompson và Richard Rowley c̣n vi phạm những nguyên tắc về truyền thông lẫn đạo đức như sau:
Đổ tội cho Mặt Trận giết Dương Trọng Lâm năm 1981 dù khi đó Mặt Trận chưa chính thức hoạt động ở xứ Mỹ (MT hoạt động từ tháng 4/1982), và dù có một tổ chức khác – tên VOECRN - nhận là thủ phạm, nhưng A.C Thompson vẫn nhất định đóng vai quan ṭa kết tội… Mặt Trận.
A.C Thompson phỏng vấn và đưa lên phim 4 đoàn viên của Mặt Trận và 1 nhân chứng bí mật với lời quảng cáo: có những tiết lộ mới về toán sát thủ K9 trong MT. Nhưng khi xem phim người ta không hề thấy có bất cứ tiết lộ ǵ kể cả việc A.C Thompson muốn các người này xác nhận biết K9 cũng không thành.
A.C Thompson và đoàn quay phim qua tận Lào để t́m chiến khu của Mặt Trận nhưng không thành nên đă đưa lên h́nh ảnh một nhân chứng “bịt mặt” nói là người Lào đă từng giúp ông Hoàng Cơ Minh qua sông Mekông (phút 39’22”). Nhưng A.C Thompson không ngừng ở đó. A.C Thompson muốn “nhân chứng”người Lào này nói về vụ sát hại 5 người trong khu chiến của MT? Âm mưu của A.C Thompson là muốn cho thấy MT không chỉ ra tay sát nhân ở Hoa Kỳ mà cả trong chiến khu tại Lào.
Ngay lúc đầu tiếp xúc, A.C Thompson đă không cho biết đích thực mục tiêu phỏng vấn về nội dung cuộn phim. Họ nói chung chung về phóng sự 40 năm sinh hoạt cộng đồng Hoa Kỳ; nhưng khi bắt đầu vài phút họ lái câu chuyện sang những vụ bạo động, giết người. Có người từ chối trả lời th́ lại bị khuyến dụ là biết ǵ về Mặt Trận, kể cả về những tin đồn Mặt Trận giết người th́ cứ nói ... và sẽ không tiết lộ danh tánh.
Dụ người phỏng vấn là cứ nói sự thật về K9 đi, cứ thú thật về bất cứ hành vi giết người nào của Mặt Trận đi và sẽ không bị thu băng (tức off the record), rồi giả vờ tắt đèn máy thâu nhưng vẫn thu âm thanh trao đổi. Thậm chí c̣n dụ người “bị” phỏng vấn là cứ nói đại trước ống thu h́nh đi là “có biết K9”. Rất tiếc là A.C Thompson và nhóm đồng nghiệp đă không dụ được ai, do đó họ đă không hề có phần thu thanh nào để tố cáo Mặt Trận trong phim cũng như để làm ... “new evidence” (bằng chứng mới) cho cảnh sát hay FBI.
Ngoài xảo thuật “hỏi cung” một cách trắng trợn và ép uổng để đối tượng nổi nóng (ông Johnny Nguyễn và Nguyễn Xuân Nghĩa), rồi thu h́nh ảnh đưa vào phim để chứng minh là những người này “guilty” (tội lỗi) nên bị hỏi tới là nổi nóng. A.C Thompson c̣n “tắt tiếng” câu trả lời của người được phỏng vấn như trường hợp phỏng vấn ông Nguyễn Đăng Khoa (phút thứ 23-24 với Nguyễn Đăng Khoa; miệng ông Khoa phát biểu rơ ràng tiếng Việt “không biết” khi được hỏi là có biết về K9, nhưng câu trả lời này đă không được dịch qua tiếng Anh trong phần phụ đề như những câu trả lời phù hợp với điều mà Thompson mong muốn).
A.C Thompson cho biết là đă phỏng vấn 100 người. Tuy nhiên, cuộn phim chỉ đưa ra được có 15 nhân chứng gồm 4 người da trắng, 5 người đoàn viên Mặt Trận - gồm thật, giả và bí mật, 1 người Lào, 1 người Thái, 3 thân nhân của 2 nạn nhân và một người (giấu mặt). Có thêm 3 người nữa trong phim nói “không biết”, vậy phải chăng 85 người c̣n lại đă không nói những điều mà A.C Thompson mong muốn hoặc v́ có lợi cho Mặt Trận nên đă không được nêu ra chăng?
Với quá nhiều xảo thuật được xử dụng, chúng ta không thể nào không tự hỏi:
Phương cách làm phim thiếu chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp này có phải là một h́nh thức lạm dụng quyền tự do ngôn luận hay không? Phải chăng nhóm làm phim coi thường cộng đồng Việt Nam hay do nhóm quá kém cỏi nên đă bị một nhóm người Việt Nam có “chủ đích chính trị” dẫn dắt tới độ “cuồng tín” đi t́m thủ phạm theo kiểu “mục đích biện minh cho phương tiện”, bất kể đạo lư, công lư và sẵn sàng chà đạp lên sự thật?
Có phải chúng ta tiếp tục là nạn nhân của truyền thông Mỹ như b́nh luận gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa đă trả lời trên Báo Người Việt về những gian trá của nhóm làm phim “Terror in Little Saigon”?
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
Người Việt Seatle