Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cung Trầm Tưởng, một hành tŕnh thơ

 

Hoàng Yên Lưu

 

 

 

Người yêu thích thơ hẳn có mối quan tâm tới nhà thơ cho dù có thể xa cách về thời gian và không gian. Từ mối quan tâm này, người yêu thơ muốn t́m hiểu hoàn cảnh sống của thi nhân để bắc nhịp cầu cảm thông. Thi hào Nguyễn Du từng viết hai câu khi đọc thơ Đường: Thi nhân bất đắc kiến. Kiến thi như kiến nhân (Khách thơ nào thấy được, Đọc thơ như thấy người).

 

Th́ ra thơ là chân dung nhà thơ vẽ bằng lời và hơn thế nữa là bức phác họa lược sử thi nhân.

 

Mặt khác, thơ là một chuỗi h́nh ảnh xă hội hay những trang sử thời đại mà thi ca phản ánh, và nếu dùng từ của Nguyễn Mạnh Côn, th́ nhà thơ thường “đem tâm t́nh viết lịch sử”. Hiển nhiên, sử này không hoàn toàn khách quan nhưng lại thấm hơn, đậm hơn những ḍng sử biên niên khô khan.

 

Cung Trầm Tưởng, nổi tiếng từ cuối thập niên 50, vào mùa hè 2012, đă cho phát hành toàn tập thi ca của đời ông mang nhan đề Cung Trầm Tưởng, một hành tŕnh thơ (1948-2008).

 

Nhờ thế chúng ta có dịp đọc lại gần như toàn bộ thơ Cung Trầm Tưởng và thử xem ta biết ǵ về ông và những thăng trầm lịch sử qua thơ ông. Đọc một lúc bảy tập thơ của nhà thơ từng quyến rũ tuổi trẻ thập niên 60 thế kỷ trước, độc giả vừa hào hứng t́m lại tuổi thơ đă mất vừa mong đợi ḥa đồng vào hơi thở của thời đại có quá nhiều biến cố.

 

Tuyển tập Hành tŕnh thơ gồm bảy thi tập ghi lại hành tŕnh hơn nửa thế kỷ của một nhà thơ dấn thân và được nhiều người yêu mến: Sóng đầu ḍng-T́nh ca và Quá độ; Lời viết hai tay; Bài ca níu quan tài; Những dấu chân ngang trên một triền phiếm định; Thi bá-Con tắc kè và Bà góa phụ; Mỗi dặm đường một ngh́n vần thơ; Sáng kư về người t́nh đầu.

 

Đúng là một hành tŕnh phong phú v́ “mỗi dặm đường một ngh́n vần thơ” và cũng là tuyển tập đặc sắc mang dấu vết một con người tài hoa bị đày đọa trong một đất nước trải qua cơn đại hồng thủy.

 

Cổ nhân có nói: “thi hữu cùng nhi hậu công”, nhà thơ có nếm trải khổ đau thơ mới hay. Nhờ đó, người đọc có thể t́m thấy bóng h́nh ḿnh và tâm trạng ḿnh trong những vần thơ mà ḿnh không có khả năng giăi bày.

 

Nhưng ta dùng khuôn thước nào để hướng dẫn việc thưởng thức hàng ngh́n vần thơ mà mới xem h́nh như cảm xúc và vần điệu có chỗ biến đổi tới mức đối lập?

 

Trước hết, ta phải làm quen với ngôn ngữ của Cung Trầm Tưởng như ông đă từng chủ trương từ những vần thơ đầu tiên.

 

Khi chưa tṛn ba chục, vào năm 1960 trong một cuộc thảo luận về thơ ca trong nhóm Sáng tạo với Thanh Tâm Tuyền, Doăn Quốc Sĩ, Duy Thanh, Lê Huy Oanh và Nguyễn Sỹ Tế, nhà thơ Cung Trầm Tưởng đă bảo vệ ư kiến:

 

“Ngôn ngữ thời đại nào cũng có cái thần diệu riêng. Thời đại chúng ta có ngôn ngữ thần diệu của chúng ta. Ngôn ngữ không bất di bất dịch. Nó biến đổi theo tâm trạng thời đại. Mỗi thời đại có một tâm trạng riêng th́ ngôn ngữ biểu hiện tâm trạng thời đại tất nhiên mang một sắc thái riêng”.

 

Cũng không thể không quen với quan điểm về thơ của tác giả Một Hành tŕnh thơ:

 

“Điểm khác biệt rơ ràng là rung cảm về thơ ngày trước thiếu cái say sưa mà người ta thấy trong rung cảm về thơ bây giờ”.

 

Khi thưởng thức những vần lục bát mới lạ th́ đừng nên quên tác giả đă từng ca tụng thể thơ này:

 

“Thể lục bát, một thể thơ thuần túy Việt Nam vẫn c̣n có thể diễn đạt được khát vọng của người thơ hôm nay. Ngôn ngữ thơ bây giờ vẫn có thể biểu hiện qua thể lục bát mà không bị cưỡng ép và rơi vào cạm bẫy thơ lục bát thời trước”.

 

Đă có kim chỉ nam đọc thơ Cung Trầm Tưởng chúng ta hy vọng t́m được về bản chất có sự đồng nhất trong cảm xúc, trong vần điệu từ Sóng đầu ḍng tới Sáng kư cho dù khi tâm t́nh phóng ngoại có h́nh thức khác biệt.

 

Nói tới bản chất, phải khẳng định Cung Trầm Tưởng là nhà thơ trữ t́nh. Đọc toàn thi tập hẳn rơ ông không phải là thi sĩ có khuynh hướng tôn giáo, đạo đức, triết lư hay chính trị mà cho dù có lúc dùng thơ để tố cáo bất b́nh th́ cũng chỉ biểu lộ t́nh cảm bị chèn ép quá mức nên thốt ra lời như người xưa đă từng nói: “Đại phàm vật bất đắc kỳ b́nh tắc minh”. Hiếm có thi nhân trung thành với cảm xúc từ sáng tác đầu đời tới sáng tác cuối đời như Cung Trầm Tưởng. Phải chăng ông là mẫu người đa cảm, mẫn cảm sâu lắng mà tâm lư học gọi là mẫu đam mê EAS (emotif- actif- secondaire)?

 

Căn cứ vào những “chỉ nam” đă kể, hy vọng nếu ta chong đèn suốt đêm đọc toàn bộ Hành tŕnh thơ của Cung Trầm Tưởng, sẽ không đến nỗi như du khách tới thăm Lư Sơn mà không t́m được chân diện mục của Lư sơn.

 

T́nh trạng này xảy ra với không ít độc giả khi tóc c̣n xanh chỉ biết Cung Trầm Tưởng qua những bài thơ trữ t́nh được phổ nhạc. Nay có dịp vào khu vườn thượng uyển “Một hành tŕnh thơ” có thể lạc lối và cũng có thể băn khoăn. Lúc đó e rằng có thể uổng phí biết bao vần huyết lệ mà nhà thơ đă gửi cho đời như trong những tập thơ Lời viết hai tay và Bài ca níu quan tài…

 

Trở lại Cung Trầm Tưởng tuổi hai mươi và cảnh đời thanh b́nh trên đất Pháp những năm trong thập niên 50 và đầu 60. Khi ấy thơ t́nh ướt át của ông ca tụng phong cảnh ở nơi xứ lạ quê người chỉ là một phần nhỏ trong thơ ca của Cung Trầm Tưởng. Ngừng lại ở những bài như Chưa bao giờ buồn thế và Mùa thu Paris là không thấy “chân diện mục” của Lư sơn nghĩa là chưa thấy hết tài hoa và “tấc ḷng để ngàn đời” của Cung Trầm Tưởng.

 

Trong tác phẩm đầu đời của ông, Sóng đầu ḍng, t́nh cảm thể hiện bằng mơ mộng, nhuốm vẻ lăng mạn nảy sinh trong hoàn cảnh khói lửa, khi bao chàng trai theo tiếng gọi của núi rừng, máu sôi sục muốn ra đi để giải phóng giang sơn và bảo vệ tổ quốc. Đó là giai đoạn của phong trào Nam tiến, và của thế hệ trẻ nơi “Ba mươi sáu phố phường” ngày xưa muốn “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu”. Đối với họ, đó là dịp thực hiện cuộc phiêu lưu hào hùng, giấc mơ tráng sĩ, thoát khỏi cuộc sống tẻ nhạt của Hà thành hoa lệ. Nguồn thơ dâng lên mọi trái tim, từ đó ra đời Đất nước (Nguyễn Đ́nh Thi), Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), Đôi mắt người Sơn tây (Quang Dũng). Cung Trầm Tưởng ở thế hệ đàn em so với các thi nhân trên, nhưng cái hùng khí của chàng thanh niên c̣n cắp sách tới trường ngun ngút cháy trong tim không kém.

 

Sóng đầu ḍng là sóng ḷng v́ đời của chàng tuổi trẻ tuổi họ Cung, sau năm 1946, khi c̣n tay trắng mộng đầy (ông sinh 1932). Những vần thơ sau đây sáng tác tại Việt Bắc năm 1948 cho thấy ḷng gắn bó với quê hương khăng khít như thế nào trong hồn nhà thơ trẻ.

 

Đây là vẻ đẹp của núi rừng đất nước trong bài Theo nhịp đường về:

 

 

 

Ra đi từ Phú thọ 

Tôi ngược nước sông Thao. 

Một thôi trời nắng ngọ 

Tôi đà đến rừng cao. 

Những dẫy chè có gió đến lao xao 

Song song chạy lên đồi tṛn núm vú 

Một khóm trắng giương vành và mở nụ 

Cũng nghiêng nghiêng đón gió lả lơi cười 

Tôi thấy thơm cả cái nắng trong trời 

Mùi lá dứa, mùi rừng ngây cỏ dại…

 

 

C̣n đây là t́nh chàng trai Hà nội đối với em gái hậu phương: 

 

Anh Hà nội về thăm em cố huyện 

Người em hiền chàm áo vải Tuyên quang 

Lam non cao, xanh lũng thấp đèo ngang 

Pha mối đợi ḷng em màu vạn cổ. 

Mai thiêu nắng hay trời giông băo đổ 

Mai anh về như máu trở về tim 

Dâng lên em, người xóm trúc đồi sim 

T́nh phố thị thương núi rừng trọn nghĩa…

 

Ḷng yêu quê hương không được đón nhận như mong đợi và thực tế khiến bao lớp trẻ ngă ḷng. Họ, những người trưởng thành sau 1945 (sinh khoảng trước sau 1930), đă nói lên điều uất ức v́ bị lừa lọc, bị lợi dụng như Tạ Kư (sinh 1932) viết trong bài Thế hệ bốn lăm: 

 

Chúng tôi thế hệ bốn lăm 

Vui chưa bao nhiêu nhiều lúc khóc thầm 

Một phần tư thế kỷ 

Lừa lọc, gian ngoa, một bầy ác quỷ 

Tuổi thanh xuân tàn như một giấc mơ… 

 

 

Bước sang giai đoạn thứ hai của đời thơ, Cung Trầm Tưởng tiếp tục sống tuổi hoa niên và cắp sách tới trường. Đây là lứa tuổi mà t́nh cảm phóng ngoại thành khát vọng yêu đương nhất là lúc ông sang Pháp du học. Trong giai đoạn nhà thơ trữ t́nh dấn thân vào con đường t́nh ái, tiếng ḷng của ông là tiếng tha thiết của con tim. Yêu th́ buồn nhiều hơn vui với những cái buồn nhiều khi vô cớ, đôi lúc có nguyên nhân v́ nhớ nhung, chờ đợi, xa cách, giận hờn. Con tim thổn thức trong phong cảnh đẹp như thơ của Paris, Nice, Aix-en-Provence, Les Houches… và những vần thơ t́nh yêu thuộc loại tươi nhất và thấm thía nhất trong thơ ta ra đời. Ngày nay đọc lại, chẳng mấy ai không nhớ lại chuỗi ngày xanh điểm nét u sầu nhưng rất mộng: 

 

Lên xe tiễn em đi 

Chưa bao giờ buồn thế 

Trời mùa đông Paris 

Sướt mướt làm chia ly 

Tiễn em về xứ mẹ 

Anh nói bằng tiếng hôn 

Không c̣n ǵ lâu hơn

 Một trăm ngày xa cách… 

Ga Lyon đèn vàng 

Tuyết rơi cuồng mênh mang 

Cầm tay em muốn khóc 

Nói chi cũng muộn màng…

 

(Chép theo đúng bản in của Hành tŕnh thơ, có nhiều chữ khác với bản nhạc. Nên chú ư lời nhạc đă bỏ mất nhiều chi tiết trữ t́nh, mộc mạc của thơ). 

Người yêu thơ một thuở đă ḥa ḷng vào Chưa bao giờ buồn thế, và người chưa tới Paris cũng cảm thấy cái đẹp của thành phố trong mơ và cuộc t́nh vu viễn: 

 

Mùa thu Paris 

Trời buốt ra đi 

Hẹn em quán nhỏ 

Rưng rưng rượu đỏ tràn ly 

Mùa thu đêm mưa 

Phố cũ hè xưa 

Công trường lá đổ 

Ngóng em kiên khổ phút giờ… 

 

 

Ng̣i bút của nhà thơ họ Cung dù nói về mùa thu hay mùa đông Paris đều tạo thành những t́nh khúc tuyệt vời, những ca khúc diễm lệ v́ thơ ông bản chất đă là những điệu nhạc và những bức họa.

 

Tuy nhiên, không phải thơ Cung Trầm Tưởng chỉ có những vần thơ tiễn biệt lăng mạn nhẹ nhàng mà sau này thơ ông đi sâu hơn, sầu buồn chất ngất trong từng chữ từng vần trong nhiều vần thơ khác trong T́nh ca. Ngoài ra thơ ông, không phải chỉ thành công với loại câu dài ngắn khác nhau mà siêu việt hơn cả với các bài lục bát, như trong bài Khoác kín, tả được nỗi cô đơn của nhà thơ và vẻ ngoạn mục của Les Houches, một vùng thắng cảnh ở Rhône-Alpes trong vùng đông nam nước Pháp mà mùa tuyết phủ thường đón mời du khách và kẻ hâm mộ môn trượt tuyết.

 

Trước khi bước sang tập Quá độ ghi lại cảm xúc của thi nhân trong giai đoạn 1958 tới 1975, chúng ta hăy tạm ngừng thưởng thức thêm những vần lục bát mướt như tơ, êm như nhung trong bài Ngôi nhất, tả t́nh yêu ngây thơ, thăng hoa trong phần T́nh ca làm nhớ tới Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Xuân Huy và Nguyễn Bính (trong bài Ái khanh hành) trước kia: 

 

Hoa xuân nồng, trái xuân ngon 

Mùa xuân công chúa hương c̣n ở đây 

Em đi hài biếc chân mây 

Sao tua diêm dúa đong đầy mắt nâu 

Da mơn tóc mượt chưa sầu 

Gió tung lên trái tú cầu của vua… 

 

Bước sang Quá độ là lúc nhà thơ quay trở về quê hương, vào lúc thời cuộc biến chuyển quá vũ băo, khiến “tuổi thanh xuân tàn như một giấc mơ”. Từ đấy, tâm hồn nhà thơ có sự chuyển hướng như thi nhân từng tỏ bày trong một bài phỏng vấn: 

“Sự thay đổi nhân sinh quan trên lại tác động mạnh đến và làm thơ tôi chuyển sang một hướng sáng tác mới và những chân trời nhân văn rộng lớn hơn. Bởi v́ thơ một phần nào là chiếc bóng và tiếng vang của đời sống thi nhân với tư cách một người của hoàn cảnh và của thời đại…

 Cuộc đảo lộn nếp sống một cách mănh liệt và ghê gớm cũng có khía cạnh tích cực của nó cho thơ tôi. Tôi tự cảm thấy không thể cứ tiếp tục giam hẹp thơ ḿnh vào trong khuôn hạn của một cái tôi lăng mạn thuở trước với những biểu tượng nào là căn gác trọ vắt lưng trời ở Xóm Học Paris, nào là chiếc ghế đá vườn Lục Xâm, nào là công trường lá đổ trước một quán nhỏ hẹn ḥ trên tả ngạn sông Seine, hay một sân ga đèn vàng một chiều đông tiễn em về xứ mẹ. Những dấu ấn này dù có đậm đà đến đâu chăng nữa th́ cũng đă sống xong đời sống hữu dụng của chúng rồi. Cơi thơ của tôi bây giờ mở về những chân trời bát ngát hơn của đất nước, vũ trụ và lịch sử:” 

 

Đừng nên quên Cung Trầm Tưởng vốn mang truyền thống Nho gia khoa bảng, tuy được giáo dục theo Âu Mỹ, ông vẫn thường băn khoăn về chí làm trai. Có sự giằng co nội tâm, một hướng về nghệ thuật, một chiều là nhiệm vụ kẻ sĩ trước vận nước chông chênh, trong một hoàn cảnh đất nước phân ly và chiến tranh lại ló dạng kể từ 1960:

 

Tuổi ba mươi phiến đá chồng lệch vai 

Nửa đeo thơ, nửa thồ đời 

Một tâm hồn loạn hai người đo găng 

Say đ̣n c̣n lắm hung hăng 

Kẻng thua dứt cuộc, gă nằm trọng thương 

Sớm sau hao hụt lên đường 

Ôm nguyên cái vực khó lường trong ta 

Đêm về thành phố tha ma 

Giới nghiêm tiếng súng từ xa vọng về. 

 

Cũng cần nhấn mạnh, phần Quá độ ra đời vào lúc nhà thơ trở về Việt Nam khoác chinh y, thời điểm này nhà thơ vừa là kẻ dấn thân vừa là chứng nhân của cuộc chiến. Con người vốn đa t́nh, đa cảm xúc, dễ bén nhạy với những biến cố đầy máu lửa và nước mắt diễn ra chung quanh ḿnh. Lăng mạn trong thơ giờ đây thể hiện dưới h́nh thức buồn sầu day dứt, bằng hoài nghi vây quanh, với những dấu hỏi mà chỉ có lời giải đáp chủ quan. Trong Đêm sinh nhật 1961, ông viết:

 

Mưa rơi đêm lạnh Sài g̣n. 

Mưa hay trời khóc đêm tṛn tuổi tôi? 

Mưa hay trời cũng thế thôi! 

Đời nay biển lạnh, mai bồi đất hoang. 

Hồn tu kín xứ đa mang 

Chóng hao thân thể, sớm vàng lượng xuân. 

Niềm tin tay trắng cơ bần 

Cuối hoàng hôn lịm bóng thần tượng xưa…

 

Đây cũng là giai đoạn ông viết bài For Rent với những câu thấm thía, đượm ư mỉa mai xă hội có phần băng hoại v́ chiến tranh và kim tiền:

 

Sống là một thứ đi buôn 

Mang thân bán vốn, c̣n hồn cho thuê.    

 

Và đây cũng là thời gian bài Việt Nam 1968 ra đời với h́nh ảnh chiến tranh tàn khốc:

 

Mới đêm nào con ṿi khóc với mẹ cha 

Sớm hôm sau pháo rót chết cả nhà 

Núi đứng câm, sông cũng không ngùi nước mắt!  

 

Gây xúc động tới tâm can nhà thơ:

 

Sao mắt tôi c̣n ấm lệ 

Hay tôi khóc v́ đứng nghe 

Rồi thấy ḿnh không ngoại cuộc 

Đời reo lên như một giác đấu trường

 

Để rồi con người t́nh cảm ấy cảm thấy chưa lúc nào cô đơn và bi quan như thế:

 

Người sang người bằng những cái nh́n nứa nhọn 

Rào đời cao như một chiến ấp 

Với mỗi nửa đêm linh hồn kẹt đạn 

Dơi mắt chờ mà không thấy hỏa châu 

 

Không thấy ánh sáng dù chỉ là ánh hỏa châu mau tàn mà chỉ thấy ám ảnh chết chóc và tuyệt vọng:

 

Nếu ngày mai cam phận tôi lên đường 

Rồi bị hút vào từ trường phía trước 

Viên đạn nào vô giác xoáy tim tôi 

Xin các người đừng trống kèn ầm ĩ 

Đừng đọc điếu văn, trương cờ xí 

Bởi sinh thời thường tránh chốn lao xao 

Tôi muốn được chết âm thầm và thất tích 

Giữa vô danh 

Một vết xước nhợt nḥa 

Trên vô t́nh lịch sử 

 

Ngày nay, vào lúc “lưng chừng cuộc đời” (Nói theo kiểu Dantes: Nel mezzo del cammin di nostra vita), Cung Trầm Tưởng đă nh́n lại những sáng tác đầu đời và t́m thấy ở đó có dự “dàn trải triền định”:

 

“Sóng đầu ḍng, T́nh ca và Quá độ là bộ ba ghi những dấu chân lên đường c̣n giữ được của một hành tŕnh thơ mà mục đích tiên khởi là chỉ để tiêu dao, cám cảnh và tỏ t́nh bông lông. Nhưng nay, sáu mươi năm sau, khi cuộc chơi sắp tàn, ngoảnh lại và giật ḿnh thấy hành tŕnh này lại là một dàn trải tiền định có lớp lang của một xâu chuỗi những liên lụy hệ trọng và phức tạp hơn thế nhiều. Nói rơ hơn, đây là một tập hợp ngôn ngữ có tính thống nhất cao chứ không phải là một lắp ráp của những con chữ ô hợp hay lạ giống với nhau. Trong ḍng chảy miên viễn của thời gian, một hướng đi và một đích tới đă ‘vô t́nh’ được vạch sẵn và làm nên một bản sắc”.

 

Phần thơ mộng nhất nằm trong tập thơ là Sóng đầu ḍng, T́nh ca và Quá độ nhưng phần mang chất lượng nặng và thâm thúy hơn cả, hy vọng giúp tác phẩm vượt qua thử thách của thời gian chính là Lời viết hai tay và Bài ca níu quan tài.

 

Khi miền Nam rơi vào ṿng luân hăm, cuộc đổi thay bất ngờ và lớn nhất trong lịch sử đất nước c̣n ghê gớm hơn thời Lê mạt-Nguyễn sơ. Nhà thơ nếm trải cơn gió bụi và t́nh cảm phóng ngoại bằng cơn phẫn nộ và thơ ca là phương tiện để thể hiện cơn bất b́nh này như thi nhân đă viết: “Làm thơ là để giải phóng ẩn ức, t́m một quân b́nh phiếm định trong một bất trắc triền miên. Ức chế càng tích lũy, càng o ép, anh ách như chửa trâu, sự lâm bồn càng khó khăn, đau đớn toạc xé, và thơ ra đời như một chiến thắng hân hoan”.

 

Tác giả giải thích tại sao lại có Lời viết hai tay như sau: “Khi hai tay bị c̣ng khóa số 8, khi hai chân bị cùm gông thiết diệp, khi thân xác bị trói gù lưng tôm, cái tâm người thơ cũng trực tiếp bị xúc phạm, nhức nhối và khốn khổ. Tâm chập vào thể, ra một nhất nguyên. Ngườt thơ tù biệt giam-tù của tù-lấy cái đầu viết hộ cho hai tay bị c̣ng”.

 

Thơ là sản phẩm của một trái tim nổi giận trào ra bằng lời, bằng tiếng thét gào thống thiết.

 

Nhiều tác phẩm của ông từ đó ngổn ngang trăm mối v́ thơ của ông không phải do lư trí hướng dẫn cấu thành mà do t́nh cảm từ trái tim bị trấn áp tràn đầy mà trào ra, nó thể hiện bằng ngôn ngữ sắc như dao, nhọn như chông, cứng như thép, đôi khi chua chát và khinh bạc chứ không phải bằng từ hoa chải chuốt. Cảm xúc lại diễn tả không theo trật tự b́nh thường, có thể là những tiếng nấc, tiếng than tiếng hờn căm, tiếng khóc chen lẫn, nên kẻ đồng cảm dễ dàng thở dài, nhỏ lệ c̣n người chưa từng nếm trải nỗi khổ đau khó mà thấu hiểu. Ở đây lại thấy rơ con người t́nh cảm của Cung Trầm Tưởng học được đạo lư “uy vũ bất năng khuất” và t́nh cảm cô đọng lại thành một khối sắt thép, tạo thành h́nh ảnh cây vầu trong một bài thơ Biểu tượng khá điển h́nh làm người ta nhớ tới cây thông của Nguyễn Công Trứ.

 

Ḷng ta đứng vững như vầu, 

Thân cao lóng thẳng giữa bầu trời xanh… 

Vầu đanh như thép sáng ngời 

Nắng mưa th́ cũng trọn đời đứng ngay.  

 

T́nh cảm dâng trào với những nét phác họa sự thực của địa ngục sống, nơi người tù chiến bại phải nếm trải: 

 

Áo tù thẫm máu đôi vai 

Bàn chân nứa chém, vành tai gió lùa 

Ngó tay bỗng thấy già nua 

Cứa êm thân xác mấy mùa thu qua 

Môi cằn, má hóp thịt da 

Ngô vơi miệng chén, canh pha nước bùn… 

 

Trong đói lạnh và khổ đau, nỗi buồn càng thấm thía khi nhớ người thân:

 

Đêm nằm ruột rỗng, vai run 

Đầu kê tiếng suối, chân đùn bóng đêm 

Mỗi ngày hận tủi chồng thêm 

Thương con, nhớ vợ đến mềm ruột gan!

 

Trong tận cùng của đày đọa, những vần thơ thương bạn đồng cảnh ngộ và nghĩa bạn bè dâng cao như trong bài Đèo này tuyến trước và Vạn vạn lư. Đặc biệt là những vần ca ngợi t́nh mẫu tử (trong bài Bóng mẹ chiều thu) nghĩa phu thê và những gương hồng nhan trong cuộc phong trần v́ chồng mà truân chuyên hay thủy chung với chồng đến trọn đời như “hàng triệu nàng Tô thị đời nay”.

 

Tiếp đó, thêm một tấn bi kịch trước mắt ta có tên là Bài ca níu quan tài. Tên tác phẩm này nghe lạ tai nếu không được tác giả giảng giải: “Nhan đề Bài ca níu quan tài được chuyển sát nghĩa từ văn ca, tức hát níu quan tài. Văn c̣n có nghĩa là một điệu hát buồn dùng để khóc than. Sự kết hợp nhuần nhuyễn của ba động tác khóc, hát và níu đă cung cấp cho người khóc Việt Nam một khả năng lột tả tối ưu nỗi đau đớn ê chề, bề bộn của cảnh sinh ly tử biệt”.

 

Từ mang t́nh cảm riêng tư để nhớ Michele, để tiễn em, để trải hồn với cái buồn mùa thu Paris… Nhà thơ bị quay cuồng trong cơn lốc lịch sử bạo tàn và chứng kiến biết bao bi hùng kịch xảy ra chung quanh nên ông quên cái riêng mà dàn trải t́nh ḿnh ra cái chung và cất tiếng bi ai đầy chất Việt.

 

Trong văn học Việt Nam có bài văn nổi tiếng là Ai tư văn. Bài văn này là tiếng khóc của công chúa Lê Ngọc Hân khóc vua Quang Trung. C̣n Bài ca níu quan tài là tiếng kêu thấu trời, thấu đất của Cung Trầm Tưởng khóc cho toàn thể dân tộc và đất nước trong buổi trầm luân. Tác phẩm v́ thế có thể gọi là Tiếng khóc Việt Nam, một tiếng khóc dài như bất tận vừa có giá trị một cáo trạng, vừa là kể lể bao nỗi oan khiên với chốn cao xanh và với toàn thể nhân loại. Thể lục bát vốn như những giọt tranh đều đều rơi từ mái hiên, lục bát trong bài Bài ca níu quan tài là những giọt lệ máu, tuôn tràn, rồi cô đọng lại bằng lời uất nghẹn làm điếng ḷng người. Ta hăy thử đọc khúc 19. Khúc cuối cùng trong 19 khúc đoạn trường gợi người ta nhớ tới Chiêu hồn ca của Nguyễn Du và như nghe lại bản Con đ̣ đưa xác: 

 

Ḱm, c̣, sáo, nhị thê lương 

Cỗ xe khổ ải, con đường mồ côi 

Quan lay, nến lắc bồi hồi 

Hồn oan hồn cũng trối lời biệt ly 

Sống ṃn xiềng xích âm ty 

Chết đu đưa chiếu cáng về đoàn viên 

Xác thân trả bến ưu phiền 

Cùng cây đa đứng ngó thuyền qua sông 

Thuyền về hụt hẫng mênh mông

Lá sông lẫn bóng mây không bồng bềnh 

Tṛng trành nối với tṛng trành 

Thuyền về tắt tiếng ḥ ḿnh gọi ta 

Ḿnh về bảng lảng mù sa

 Ḿnh đi ḿnh để tha ma lại đời 

Sáo rên rên ríu chân người

 C̣ rền rĩ quặn rối bời trần ai 

Mẹ xưa khóc níu quan tài 

Nàng giờ lệ đổ nối dài trường giang… 

 

Ngày “Ta về” như cách nói của Tô Thùy Yên, tâm sự của Cung Trầm Tưởng dàn trải trong nhiều phần thi tập Những dấu chân ngang trên một triền phiếm định (triền tư lự, triền ái dấu, triền ngữ sự, triền mộng thức). Nghe cái tên của tập thơ cũng thấy nỗi bâng khuâng và hoài nghi của thi nhân sau những thăng trầm gây hao ṃn thân xác và tâm tư: 

 

Lóc cóc điêu tàn gơ vó câu 

Thiu thiu vong phế bạc phơ đầu 

Hư vô hớn hở ḍm ông lăo 

Khập khiễng đi vào nấm cỏ khâu…

 

Trong Chuyến chót ta lại gặp những vần lục bát trào chất thơ, chất buồn, nhưng t́nh c̣n đậm, niềm tự hào c̣n mang, phảng phất tâm trạng của một kẻ từ cơi chết trở về, để lại những dấu chân cuối đời nơi quê hương: 

 

Tôi đi mua nắng huy hoàng 

Về nung thành ngọc thành vàng cho tim 

Lửa đời luyện thép rèn kim 

Thép già biết chảy khi ch́m mến thương 

Hăy đi nao nức dặm đường 

Trước khi về nghỉ chiếc giường âm u 

 

Bản sắc t́nh cảm của thi nhân cũng được ghi lại bằng những dấu chân nhưng lần này là Những dấu chân ngang trên một triền ái dấu. Ở đây t́nh yêu lại có dịp hồi sinhở mức cao hơn, rộng hơn, thoáng hơn với Một địa lư cho t́nh yêu, Mắt hát, Thiên đàng cần lại hai người yêu… Cũng ở đây chúng ta lại gặp những vần lục bát mặn mà triết lư và đạo lư về t́nh yêu trong bài Giao khúc:

 

C̣n ǵ sau phút yêu nhau 

Trăm năm dây nghĩa quấn vào đời đôi 

Trao đi da diết bồi hồi 

Đón về một ư nghĩa đời rộng hơn… 

T́nh nồng nghĩa mặn hoan trào 

Yêu nhau thẩm thấu hồn vào với nhau. 

 

Cũng ở đây nhà thơ viết nhiều bài t́nh-luận đặc biệt nào là t́nh hăi, t́nh đắm, t́nh vẫn, t́nh điếu. Xem thế mới thấy nhà thơ có trí tưởng tượng vô cùng phong phú chẳng khác Phùng Mộng Long ngày xưa viết bộ T́nh sử. 

Làm sao quên, thơ t́nh cảm dịu dàng buổi đầu của thi sĩ trở lại nhưng với nỗi u hoài và thất vọng khi cất bước trên đường xưa lối cũ với bài Lác đác những giọt sương đêm. Bà huyện Thanh Quan chỉ có nỗi bâng khuâng trong Thăng Long thành hoài cổ, c̣n Cung Trầm Tưởng trải nỗi trầm thống khi trở lại phố phường Sài g̣n: 

 

Mới đây thôi rực nắng vàng 

Nay sương u ám trăm đường đ́u hiu 

Mây chưa tỏ tận ráng điều 

Gót đen thoăn thoắt dập d́u bước qua…

Long đong nào chỉ có người 

Đá vô tri cũng khóc cười bể dâu 

Lỗ đen dấu hỏi bạc đầu 

V́ chưa vẽ nổi sắc màu thiên thu 

 

Lại một bài lục bát rất hay v́ mới lạ về h́nh thức, đẹp về h́nh ảnh, tạo cảm xúc gần gũi với những người từng ngâm nga Hoàng hạc lâu đời Đường hoặc vần điệu bảy chữ Tràng giang thời tiền chiến: 

 

Chiều đầu sông ngóng cuối sông 

Quê ai một rẻo lau bồng lẻ loi 

Nước nguồn cuốn lá nguồn trôi 

Thừng côi cút buộc thuyền côi cút bờ 

Bơ vơ này níu bơ vơ 

Ḱa mây núi vấn mây chờ nẻo mây 

Nhớ khôn nguôi với dặm dài 

Ngoảnh về lũng nhớ nhớ đầy nhớ thương… 

 

Những dấu chân ngang trên một triền mộng thức hay giấc ngủ tám mộng bản: Họa hiếm trong thơ ca Việt Nam mới có một khúc trường thiên về ngủ. Ngủ không phải chỉ là một hành vi sinh lư b́nh thường mà là một biểu lộ của bậc ẩn giả hay bậc hiền triết. Trước đây người ta thường nói tới bài ca tụng ngủ của Na sơn tiều tử đời Trần mạt, sau này nhiều người nhắc tới thái độ chán nản của nhà nho ái quốc Nguyễn Đ́nh Chiểu sống trong giai đoạn Lục tỉnh Nam kỳ rơi vào tay ngoại xâm (1862-1867): 

 

Khỏe mắt Hy di đời ngũ quư 

Mỏi ḷng Gia cát buổi tam phân 

Công danh chi nữa ăn rồi ngủ 

Mặc lượng cao dày sử với dân 

 

Cung Trầm Tưởng với giấc ngủ chập chờn v́ thân xác ră rời kể từ c̣n trong nhà tù Hoàng liên sơn:

 

Ngủ chập chờn miền trượt trơn 

Cái lênh đênh dính nhớt nhờn lưng vai 

Ngủ la đà bờ cỏ gai 

Gió day dứt thổi rách dài hoang liêu… 

 

Cho tới giấc ngủ ở nơi tạm dung:

 

Ngủ hồ thiêm thiếp hơi bay 

Rét trong phong cảnh ra ngoài hoang liêu 

Ngủ khờ Mễ phố thiu thiu 

Phong du lẫn cẫn khói chiều phù du. 

 

Tuy nhiên, giấc ngủ luôn luôn xáo trộn giữa thực tại và dĩ văng, giữa hoan vui và đau khổ, giữa an lành và băo táp, đó chính là tâm trạng của một người đa cảm sống sót từ cơn thử lửa, qua cơn gió bụi, c̣n vương lại những triệu chứng rối loạn tâm lư hậu chấn động (PTSD) không bao giờ nguôi.

 

Những ám ảnh của chuỗi ngày đen tối mà thi nhân đă sống, nỗi hận không tan v́ lư tưởng bị chà đạp, quyền sống bị tước bỏ và ḷng khắc khoải trước t́nh trạng hưng vong của đất nước, nhà thơ lại có dịp tŕnh bày trong phần Tâm sử thi (Thi bá, con tắc kè và bà góa phụ). Tâm sử thi phải chăng là tóm lược hành tŕnh tâm lư của thi nhân từ lúc dùng vần điệu phô bày thổn thức của con tim nhân ái, trải qua đắng cay của thế cuộc, bi ai và sắt máu của thời đại, cho tới lúc viết bản chiêu hồn tử chinh nhân?

 

Nếu thi ca trong Sóng đầu ḍng là ḍng êm đềm, thơ thuần màu tươi xanh th́ tác phẩm trong phần cuối tuyển tập Mỗi dặm đường một ngh́n vần cho thơ và Sáng kư về người t́nh đầu là nguồn nước khi b́nh thản, khi cuồng lan, chất tươi xanh bên cạnh chất khô cứng của thân cây vầu, tất cả quyện với nhau, t́nh và ư, xúc cảm và suy tư, cá nhân và thời đại tạo thành một tổng thể nghệ thuật Cung Trầm Tưởng.

 

Cuối tập, t́nh cảm chuyểu thành tiếng hoan ca nên hơi thơ có tính chất hào hùng, khi khoan khi nhặt, ca tụng sinh lực của vạn vật sau cơn hồng thủy, ở đấy có cái đẹp hùng tráng và sáng tạo (để ư tới những từ ngữ như tạc với vết đục, đẽo mạnh, sắc và khéo léo của một điêu khắc gia tài ba): 

 

Cỏ sống sót sau khốc tàn trận lụt 

Đá trơn tru tí tách giọt sương ngời 

Nắng hào cuồng thẳng góc ném ban mai 

Đâm ngập lút đáy hồ chàm thẳm hút… 

Bong bóng vỡ tím tung trời mẩy hạt 

Mưa hồng tạnh ngớt, bạch hạc bay ra 

Sông la đà gạo đỏ xoáy phù sa… 

 

Sau đó tâm lại b́nh, khí lại ḥa, mộng đời tràn lan, niềm tin bừng sáng trong phần kết từ như vẽ:

 

Vượn ríu rít gọi nhau chờ nắng tới 

Trời ngoài từng bước ló dạng hừng đông 

Khí ngào ngạt hương thơm, đời xởi lởi 

Nức nô theo phơi phới ánh trời hồng. 

Suối dậy sớm ngón tay cong gơ cửa 

Đánh thức rừng và nhắc nhở chim muông 

Xù lông tơ, róng cổ hót ngông cuồng

 Lá trút móc long lanh bừng giấc cỏ. 

Hồng cất cánh từ chon von đỉnh gió 

Vỗ dạt dào một chuyến viễn du xanh 

Về chốn hứa lương ngon và trái ngọt 

Những cơn mưa ấm nhú mộng đời lành…

 

Đọc thơ Cung Trầm Tưởng người ta liên tưởng tới h́nh ảnh “Một con nhện nhẫn nại thầm lặng” (A noiseless patient spider) trong thơ của nhà thơ Walt Whitman. Thi nhân được ví như con nhện kiên nhẫn âm thầm giăng tơ. Nhà thơ có khác chi con nhện, giải tỏa khát vọng sáng tác, dệt những vần hoa gấm để làm đẹp cuộc đời và những khúc đoạn trường v́ đời. Từ đó thi nhân đă bắc nhịp cầu với thế giới bên ngoài và người đồng điệu. Đất nước ta lắm đổi thay, dân tộc ta lắm truân chuyên, người Việt chẳng mấy ai không có một trời tâm sự, nên thi nhân gặp bước khảm kha bất b́nh như Cung Trầm Tưởng càng ngày càng được nhiều người cảm thông là điều dễ hiểu.

 

Hoàng Yên Lưu

 

 

 

 

 


 


 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: