MINH THỊ
Người quốc gia là người đặt quyền lợi của tổ quốc và dân tộc lên bản vị tối thượng chứ không tranh quyền, đoạt lợi cho cá nhân, phe nhóm, đảng phái hay bầy đàn tôn giáo của ḿnh.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
Cuộc Tranh Luận Đầu Tiên
Vũ Linh
...Nhiều đề tài nóng bỏng của cả hai bên không được đề cập đến...
Ngày 26 tháng 9 vừa qua, gần 85 triệu người đă theo dơi cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên giữa bà Hillary và ông Trump. Cuộc tranh luận tay đôi 90 phút được tổ chức dưới sự điều hợp của Lester Holt, một nhà báo da đen lăo thành gốc Jamaica, đặc biệt ông này là... đảng viên đảng CH, nhưng lại bị ông Trump tố phe đảng với bà Hillary ngay từ đầu v́ là người đọc tin cho đài phe ta hạng nặng, NBC.
Dĩ nhiên, truyền thông v́ nhu cầu thương mại, đă thổi phồng thành cuộc "tranh luận của thế kỷ". Đối với truyền thông, cuộc tranh luận nào th́ cũng là tranh luận của thế kỷ hết, kể từ cuộc tranh luận đầu tiên giữa PTT Nixon và TNS Kennedy năm 1960.
Đây là hai ứng viên khó có thể khác nhau nhiều hơn, từ hai đảng đối nghịch đến hai quan điểm bảo thủ - cấp tiến, một ông một bà, một người là chính trị gia chuyên nghiệp lăn lộn trong chính trường gần nửa thế kỷ, một người lần đầu tiên nói chuyện chính trị, một người luôn uốn lưỡi chín lần trước khi mở miệng, một người nói trước nghĩ sau, một người coi nặng phải đạo chính trị hơn ǵ hết, sợ đụng chạm người này mất ḷng người nọ, một người bất cần thiên hạ, chẳng sợ đụng chạm mất ḷng ai hết, một người khoe kinh nghiệm, một người tin vào khả năng xét đoán. Giữa hai người chỉ có một điểm giống nhau là... nổi tiếng nói láo hơn cuội, mà cái điểm thú vị là ngay cả trong chuyện này, cả hai cũng... chẳng ai chịu thua ai, nói láo ngang nhau luôn.
Kẻ này đă theo dơi cuộc tranh luận từ đầu đến đuôi, và thú thật, khá thất vọng. Chỉ v́ thật sự chẳng có ǵ nổi đ́nh nổi đám thay đổi cuộc diện tranh cử hay đáng nói. Từ các đề tài tranh căi, đến quan điểm các ứng viên, và ngay cả cách "diễn xuất trên sân khấu", tất cả đều đúng bài bản mà những người chú tâm theo dơi thời cuộc đều đă biết từ lâu rồi. Tỷ lệ hậu thuẫn của hai ứng viên có lẽ sẽ chẳng thay đổi bao nhiêu.
Đại cương, những đề tài chính của cuộc tranh luận là kinh tế và công ăn việc làm, là đề tài mở màn, sau đó là quan hệ trắng đen, rồi đến an ninh trên mạng, chính sách thuế, thương mại quốc tế, NATO, cuộc chiến chống khủng bố, chiến tranh Iraq, tính khí cá nhân của hai ứng viên.
Về kinh tế, đề tài đầu tiên, ông Trump đánh phủ đầu ngay với những thí dụ về hàng triệu người thất nghiệp và hàng ngàn công ty hăng xưởng đóng cửa, bỏ hoang tại các tiểu bang kỹ nghệ như Ohio, Pennsylvania, Michigan, chưa kể 20.000 tỷ công nợ. Mỹ mất jobs cho các xứ như Trung Cộng, Mễ,... Bà Hillary đă rơ ràng gặp khó khăn lớn bào chữa cho chính sách kinh tế của TT Obama, và bà cũng phải vất vả vặn vẹo giải thích Hiệp Ước Thương Mại Bắc Mỹ NAFTA của ông chồng bà, và Hiệp Ước Liên Thái B́nh Dương TPP mà bà ủng hộ khi c̣n làm ngoại trưởng, rồi sau đó khi ra tranh cử th́ chống lại. Ông Trump nhấn mạnh NAFTA và TPP là loại hiệp ước làm cho dân Mỹ mất việc v́ cạnh tranh bất chính. Rồi tố bà đă từng khoe TPP là khuôn mẫu vàng –gold standard-, nhưng bây giờ lại chống v́ đại đa số dân lao động chống các hiệp ước này rất mạnh. Bà Hillary giải thích khi đó bà hy vọng –I hoped- selà thoả ước tốt, nhưng sau khi hiệp ước ra đời khác với ư của bà, trở nên không tốt, th́ bà chống. Ông Trump hỏi ngay có phải ư bà muốn đổ thừa TT Obama đă làm sai? Bà Hillary tảng lờ không trả lời. Khi ông Trump chỉ trích NAFTA của TT Clinton cũng tệ hại, th́ bà Hillary chỉ trả lời "đó là quan điểm của ông" [thats your opinion], không bào chữa thêm được.
Nói chuyện về thuế, ông Trump hứa hẹn giảm thuế toàn diện, kể cả thuế lợi tức doanh nghiệp, để khuyến khích tăng trưởng qua việc các công ty ở ngoài nước trở về Mỹ lại, đầu tư mở mang công ty, tạo công ăn việc làm. Bà Hillary chỉ trích chính sách giảm thuế từ thượng tầng để tăng trưởng nhỏ giọt xuống hạ tầng, gọi là trickle-down economics- đă chứng minh là sách lược phá sản, đưa đến khủng hoảng kinh tế của những năm 2008-09.
Trên điểm này, bà Hillary nói hoàn toàn sai. Khủng hoảng kinh tế 2008 chẳng liên quan ǵ đến chính sách thuế khoá hay "trickle-down economics" hết. Khủng hoảng đó là hậu quả của chính sách gia cư mỵ dân của hai TT DC là Carter và Clinton, đưa đến t́nh trạng cung cấp nợ mua nhà loạn đả cho dân không đủ tiêu chuẩn vay mượn. Trong khi đó, trickle-down economics của TT Reagan đă phục hồi lại kinh tế nát bét dưới thời TT Carter, mang lại thịnh vượng cho Mỹ từ thập niên 1980 đến cuối trào TT Bush con, gần ba chục năm.
Công ăn việc làm là ưu tư quan trọng nhất của cử tri nói chung và cả triệu dân trung lưu và lao động tại những tiểu bang kỹ nghệ đă theo dơi cuộc đấu khẩu. Mà đây có lẽ là điểm mạnh nhất của ông Trump, và rơ ràng là ông Trump đă đại thắng. Ông Trump cũng được lợi điểm là một số rất lớn người coi TV thường chú tâm theo dơi khoảng nửa giờ đầu tiên, sau đó, một số không ít chán không để ư nữa, hay thậm chí không coi nữa.
Bàn qua việc xung đột trắng đen, bà Hillary nh́n nhận quan hệ trắng đen không tốt đẹp và có rất nhiều chuyện c̣n phải làm như củng cố quan hệ giữa cảnh sát và cộng đồng, hiểu theo nghiă cộng đồng da đen. Không cần phải là chuyên gia cũng hiểu ngay bà Hillary đặt trách nhiệm lên vai cảnh sát nhiều hơn, nhấn mạnh cần phải huấn luyện cảnh sát kỹ hơn, trong khi không đả động đến đám dân da đen nổi loạn, bắn cảnh sát, đốt nhà, cướp cửa tiệm,...
Ông Trump trong khi đó nhấn mạnh vấn đề luật pháp và trật tự công cộng –law and order. Ong khoe đă được nhiều hiệp hội cảnh sát ủng hộ. Ông nhắc lại trong tiểu bang Chicago, là tiểu bang nhà của TT Obama, từ đầu năm nay đến giờ đă có hơn 4.000 người bị giết, đại đa số là dân da đen giết lẫn nhau, do đó cần tái lập luật pháp và trật tự, chính là để bảo vệ khối dân da đen trước tiên. Bà Hillary mau mắn bóp méo, diễn giải ông Trump ư muốn chê các khu da đen bê bối, nhục mạ dân da đen.
Ở đây, có điều ông Trump đáng lẽ cần nêu lên nhưng đă không làm: đó là vấn đề tại sao quan hệ trắng đen lại tồi tệ như vậy dưới thời một tổng thống da đen? Lần cuối cùng dân da đen nổi loạn là năm 1978 dưới thời TT Carter, tại sao trong hơn 40 năm qua đă không có nổi loạn? TTDC than phiền là nước Mỹ vẫn là nước kỳ thị nhất thế giới, nhưng lại không giải thích như vậy tại sao một ông da đen lại được bầu làm tổng thống trong khi cử tri da đen chỉ có chưa tới 12% dân số Mỹ?
Trước những bạo động từ khối da đen và các vụ khủng bố lẻ tẻ, ông Trump chủ trương phải có hành động mạnh, đặc biệt là phải sử dụng phương cách "chặn và xét" –stop and frisk-, tức là cảnh sát có quyền chặn những người đáng nghi, và khám xét người đó. Bà Hillary và phe cấp tiến chống lại biện pháp này v́ cho là vi phạm nhân quyền, kỳ thị, cho cảnh sát quyền vô cớ chặn xét thiên hạ dựa trên diện mạo –profiling-, maphần lớn nạn nhân là dân da màu.
Ông Holt chất vấn ông Trump về việc ông này tuyên bố chống Iraq từ đầu trong khi ông Trump lại nói trên TV là ông thấy cần đánh Iraq. Ông Trump trả lời là ông nói chuyện Iraq trước khi TT Bush đánh Iraq cả năm trời, và khi đó ông chỉ nói phớt qua "có thể" -maybe-, nếu Iraq là một đe đọa cho nước Mỹ, không có nghiă là ông ủng hộ TT Bush đánh Iraq cả năm sau. Hai chuyện khác nhau xa. Sau khi TT Bush đánh Iraq th́ ông đă là người chống đối mạnh nhất. Bà Hillary nhẩy vào, khẳng định ông Trump nói láo khi ông nói ông chống cuộc chiến này.
Ở đây, không hiểu v́ sao, ông Trump không nhắc lại cho thiên hạ biết bất kể ông nói ǵ cũng chẳng có hậu quả bằng lá phiếu của thượng nghị sĩ Hillary Clinton biểu quyết cho TT Bush đánh Iraq. Bà Hillary đă nh́n nhận là đó là một sai lầm của bà. Nhưng bộ nh́n nhận sai lầm là hết trách nhiệm sao? Ông Trump cũng có thể nhắc lại gia đ́nh Bush bây giờ chống Trump mạnh chính v́ ông này đă nặng lời chỉ trích TT Bush đánh Iraq.
Nói về cuộc chiến Trung Đông, ông Trump nhấn mạnh vùng này đă thành băi rác vĩ đại, do TT Obama và ngoại trưởng Hillary tạo ra khi tháo chạy quá nhanh, để lại một khoảng trống, giúp ISIS ra đời và lớn mạnh. Bà Hillary đổ thừa quyết định rút quân khỏi Iraq là của TT Bush, c̣n việc không lưu giữ quân Mỹ là do quyết định của chính quyền Iraq không chấp nhận. Vẫn là chuyện đổ thừa tứ phiá, không bao giờ nhận ḿnh có trách nhiệm trong những khó khăn, nhưng luôn luôn nhẩy ra đ̣i công đầu trong các thành công, như bà nhắc đi nhắc lại việc Bin Laden bị giết với sự "đóng góp" của bà. TT Kennedy ngày xưa đă nói một câu để đời: "Thành công luôn luôn có cả trăm ông bố, thất bại luôn luôn là mồ côi".
Chuyện rút quân tại Iraq thật ra là bằng chứng rơ ràng nhất về cách nhận công và tội của chính quyền Obama. Khi rút quân năm 2011, TT Obama vỗ ngực ầm ầm là đă giữ lời hứa với cử tri, rút hết quân Mỹ về. PTT Biden tâng bốc đây là thành quả quan trọng nhất của chính quyền Obama. Sau đó, qua năm 2014-15, t́nh trạng suy đồi, ISIS hùng cứ, thiên hạ trách TT Obama rút quá nhanh, th́ ông đổi giọng: đây là cuộc rút quân theo kế hoạch và hiệp ước do TT Bush kư mà. Bây giờ bà Hillary cũng lập lại lập luận này.
Việc đổ thừa không để lính Mỹ lại Iraq được v́ chính phủ Iraq không chấp nhận th́, xin lỗi, một đứa con nít lên ba cũng biết nếu Mỹ muốn để quân lại th́ chẳng có chính phủ Iraq nào cản được hết, thực tế chính trị là vậy. Mỹ mang quân vào, rút quân đi, chẳng bao giờ cần hỏi ư chủ nhà, từ Iraq qua Afghanistan hay Panama, Libya, ngay cả VNCH ngày xưa cũng vậy. Bây giờ không muốn để quân lại th́ đổ thừa tại chính phủ Iraq không chấp nhận.
Cũng trong phần này, quan hệ với thế giới, chẳng hạn như NATO cũng đă được nêu lên. Ông Trump khẳng định Mỹ không thể bỏ tiền ra làm cảnh sát cho cả thế giới. Những nước trong NATO, và Nhật, Hàn Quốc,… mà Mỹ đang bảo vệ, phải chịu khó bỏ tiền ra chia sẻ gánh nặng tài chánh với Mỹ. NATO có 28 nước, nhưng một ḿnh Mỹ đă đóng góp hơn 70% chi phí, vị chi chia đều ra th́ mỗi nước c̣n lại đóng có 1% chi phí. Bà Hillary bào chữa ngay sau 9/11, cả NATO đă tham chiến cùng Mỹ đánh Al Qaeda tại Afghanistan. Điều bà không nói là Mỹ gánh 80% gánh nặng tài chánh và nhân sự cho cuộc chiến.
Ông Holt cũng chất vấn ông Trump về việc ông tố TT Obama sanh tại Kenya. Ông Trump giải thích mọi sự khởi đi từ phe bà Hillary năm 2008 khi phụ tá Sidney Blumenthal và giám đốc vận động tranh cử Patty Solis đă nêu vấn đề này lên đầu tiên, và cái "công" của ông Trump là đă ép TT Obama phải công bố giấy khai sanh để làm bằng chứng. Bây giờ th́ giấy khai sanh đă công bố rồi, không c̣n vấn đề ǵ nữa. Bà Hillary cho rằng ông Trump nói láo, ban vận động của bà chẳng dính dáng ǵ đến chuyện này hết.
Sự thật không rơ ràng. Có một nhân viên ban vận động của bà công khai đặt câu hỏi về nơi sanh của ứng viên Obama thật, nhưng anh này đă bị sa thải ngay. Một nhà báo của cơ quan McClatchy khẳng định phụ tá Blumenthal của bà Hillary đă đến văn pḥng của ông đề nghị ông điều tra về nơi sanh của ông Obama. Một cố vấn của bà Hillary khuyến cáo bà mỗi lần ra trước công chúng, đừng bao giờ quên nhấn mạnh "bà sanh tại Mỹ", tại sao phải làm vậy? Sự thật theo kẻ này, ban vận động của bà Hillary có lén tung tin này ra, nhưng khéo chùi mép không để lại dấu vết quá lộ liễu.
Ai thắng ai thua? Trước hết, không có biến cố kinh khủng nào hết, bà Hillary không bị xiủ hay ho xù xụ, ông Trump cũng không có cử chỉ lố lăng hay ăn nói bậy bạ. Thắng hay thua tùy ở người nhận định đứng về phe nào. Cử tri của ông Trump sẽ nói ông này thắng, trong khi cử tri bà Hillary sẽ căi bà này thắng.
Coi TV và đọc báo thấy có chuyện lạ: hầu hết các thăm ḍ quan điểm của người dân theo dơi ngay sau cuộc tranh luận cho thấy ông Trump đại thắng: từ thăm ḍ của Drudge Report cho thấy 81% người theo dơi tranh luận cho ông Trump thắng, đến thăm ḍ của tạp chí Time [58%], đài ABC [63%], CBS [58%], MSNBC [51%], cơ quan truyền thông Breibart [76%], và ngay cả diễn đàn cực tả Salon [54%].
Nhưng gần hết các nhà báo và b́nh luận gia TTDC đều phán bà Hillary đại thắng. Mấy ngày sau, TTDC làm thăm ḍ lại, thấy tỷ lệ cho ông Trump thắng đă sụt đáng kể, chứng tỏ sức mạnh của TTDC trong mấy ngày liền đồng loạt chê ông Trump mạnh nên cũng có tác dụng thay đổi quan điểm của thiên hạ.
Theo kẻ này –dĩ nhiên sẽ có… sóng gió trong độc giả!- nếu nói về phong cách diễn xuất trên sân khấu, bà Hillary thắng v́ có vẻ nghiêm chỉnh, điềm tĩnh, cũng như bà trả bài rất giỏi, nêu hàng loạt thống kê, dữ kiện, rất đầy đủ. Bà cũng chứng tỏ rất cứng cựa, đánh ông Trump thẳng cánh, ngay từ đầu và liên tục, mà đánh trúng nhiều đ̣n khá độc. Ngoạn mục như xem phim Jackie Chan, khiến những đệ tử của bà khoá chí, nhưng thực sự bà Hillary lập luận không có chiều sâu.
Nói về chiều sâu của các vấn đề th́ bà Hillary hiển nhiển gặp khó khăn bào chữa cho TT Obama, nhất là trong phần đầu bàn về kinh tế, công ăn việc làm của dân trung lưu và lao động, và các hiệp ước thương mại quốc tế. Bà cũng bị bối rối biện minh t́nh trạng rối loạn tại Libya và Iraq hiện nay. Có lúc bà ca tụng TT Obama hơi quá lời, khiến ông Trump nhắc lại khi bà tranh cử chống ông Obama năm 2008, bà đă nói hoàn toàn khác về ông Obama.
Điều rơ ràng là ông Trump cố dằn ḿnh, đóng vai hiền lành, bỏ lỡ rất nhiều cơ hội tấn công cá nhân bà Hillary, từ các x́-căng-đan, cách làm tiền, tính nói láo,… Ông Trump cũng rất lịch sự, luôn luôn gọi bà Hillary là "ngoại trưởng Clinton", trong khi bà Hillary chơi màn trịch thượng, luôn luôn gọi là "Donald" cọc lóc. Đây là cái mánh bà Hillary học của bà Sarah Palin năm xưa khi bà này ra tranh luận với PTT Biden, gọi ông này là "Joe" để giảm cái uy của ông này. Ít ra bà Palin trước đó có "xin phép" PTT Biden để được gọi là Joe. Rơ ràng là bà Hillary muốn chứng tỏ ḿnh trên cơ ông Trump chứ không chịu thua, trong khi ông Trump muốn hoá giải h́nh ảnh gà chọi phần nào để trấn an khối cử tri độc lập, đồng thời muốn nương tay với bà Hillary để khỏi mang tiếng ăn hiếp đàn bà. Nhưng vô h́nh chung bị dồn vào thế thủ, trong khi sở trường của ông là thế công.
Ông điều hợp Lester Holt có công bằng không? Hay là phe đảng đúng như ông Trump đă lo ngại? Đây là vài sự kiện.
Ông Trump lúc gần đây bị phe bà Hillary tấn công về ba điểm có tính cá nhân, không liên quan ǵ đến sách lược chính trị: ông đă nói láo khi tuyên bố ông chống cuộc chiến Iraq ngay từ đầu, ông đă là người khui vụ nơi sanh của TT Obama, và ông từ chối không chịu công bố giấy khai thuế. Ông Holt chất vấn ông Trump trên cả ba điểm đó, khiến bà Hillary có dịp đánh ké tơi bời trong khi ông Trump phải biện minh muốn tắc thở luôn. Thú thật, kẻ này không hiểu: bầu tổng thống là quyết định về tương lai của đất nước, của cả trăm triệu người dân, sao lại quan trọng hóa ba cái chuyện lẩm cẩm này dữ vậy? Ông Trump giàu cỡ nào hay đóng bao nhiêu thuế th́ có tác động ǵ đến cuộc sống của chúng ta trong bốn năm nữa? Ông đóng thuế nhiều hơn th́ tiền già chúng ta tăng được vài chục một tháng sao?
Thật ra ông Trump có vài vấn đề quan trọng gấp bội, đáng bàn hơn mà ông Holt đă không nêu ra: như chuyện xây tường ngăn di dân lậu gốc Nam Mỹ, hay chuyện cấm di dân Hồi giáo Trung Đông vào Mỹ cho đến khi có biện pháp thanh lọc hữu hiệu, hay chuyện quan hệ tương lai với Putin và Tập, hay sách lược chống ISIS. Thời giờ tranh luận không có bao nhiêu, sao lại phí phạm hơn nửa tiếng về mấy chuyện cá nhân vớ vẩn như vậy, nếu không phải v́ muốn giúp bà Hillary khai thác điểm yếu của ông Trump trong khi tránh né điểm mạnh của ông ta?
Trong khi đó, bà Hillary có những điểm yếu cũng rơ ràng không kém có thể bị chất vấn một cách chính đáng: sức khoẻ cá nhân, Benghazi, emails, quỹ Clinton Foundation, diễn văn và quan hệ với tài phiệt,... Ông Holt tuyệt đối không đả động đến bất cứ một điểm nào hết. Tránh né điểm yếu của bà Hillary?
Ông Holt có thiên vị hay không, quư độc giả có quyền nhận định theo ư ḿnh.
Gọi đây là "cuộc tranh luận của thế kỷ" là phét lác quá đáng. Nhiều đề tài nóng bỏng của cả hai bên không được đề cập đến như vừa nêu trên. Hy vọng sẽ được bàn đến trong hai cuộc tranh luận tới. Ta hăy đón coi. (02-10-16)
Vũ Linh
Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...
Wednesday, June 19, 1996
CLIP RELEASED JULY 21/2015
https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg
US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL
http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807
BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10 (13.20 - 13.50)
Liên lạc trang chủ
E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com
Cell: 404-593-4036
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti
Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Society of Professional Journalists: Code of Ethics download
Liên lạc trang chủ
E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com
Cell: 404-593-4036
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
The Beatles. French Music . Nhạc Pháp . Dalida . Jaune. Ngọc Lan. Thanh Lan. Elvis Phương. Best English1
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures. Dancing Music. 2015
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.
Thảo Đường Cư Sĩ.
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
Federation of Anerican Scientist
Học Viện Ngoại Giao
Người Việt Seatle