Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

Đại hội XII của Đảng CSVN kết thúc, vận hội mới của Dân tộc bắt đầu.

 

                                                                               

 

Lê Quế Lâm

 

 

Vùng lên nhân dân VN anh hùng

 

 

 

Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII đă kết thúc, sau một chuổi dài tranh căi gay gắt, gây sôi nổi trong dư luận trong và ngoài nước. Sự tranh luận ồn ào này chỉ diễn ra giữa những khuynh hướng ủng hộ TT Nguyễn Tấn Dũng để chống TBT Nguyễn Phú Trọng hoặc ngược lại. C̣n hai nhân vật chính đă thỏa hiệp với nhau từ hơn một tháng trước khi Đại hội Đảng diễn ra. Ngày 18/12/2015 trong khi Hội nghị TƯ 13 đang họp để “bỏ phiếu biểu quyết đề cử Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII” , TT Nguyễn Tấn Dũng đă gởi thư đến Tổng Bí thư và Bộ Chính trị không xin tái ứng cử. Không có đối thủ, dĩ nhiên ông Nguyễn Phú Trọng được tiếp tục làm TBT trong Đại hội XII và con TT Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị mới 30 tuổi được bầu vào BCH/TƯ Đảng.

 

C̣n dư luận thế giới đối với Đại hội XII như thế nào?  TS Nguyễn Xuân Diện đă phỏng vấn TS Đinh Hoàng Thắng (ĐHT) -nguyên Đại sứ Cộng ḥa XHCN Việt Nam tại Ḥa Lan về vấn đề này.  TS. ĐHT trả lời: “Có nhiều dự báo, ĐCSVN sau dịp này sẽ không là ĐCS trước ngày 28/1 nữa. Đại hội đánh dấu một giai đoạn mới bởi những khác biệt bên trong đảng”. TS ĐHT nhận xét “Truyền thông trong nước và quốc tế, đủ mọi loại lề, tràn ngập thông tin và b́nh luận về Đại hội DCSVN. Ấy là thêm một dịp để thế giới thấy, thể chế VN có thể tụt hậu, nhưng trí tuệ Việt và sự quan tâm đến đất nước này th́ không”.

 

Được hỏi tại sao cả Tây lẫn Tàu lại quan tâm đến VN dữ như vậy? TS. ĐHT trả lời “Lư do quan trọng nhất có lẽ họ cho rằng nước ta có một vị trí đắc địa trong cái “làng toàn cầu” này buộc họ phải để ư. Điều mà ngôn ngữ chính thống thường gọi là “vị thế quốc tế” c̣n nói nôm na là do hướng đất nhà ḿnh (location) do các của cải ông cha để lại (heritage) mà thế giới quan tâm đến ta”.  

 

Đất nước có được vị trí đắc địa, được TS Nguyễn Xuân Diện ví như “nhà mặt phố” vậy th́ “sau Đại hội này, mảnh đất nhà ḿnh xuống giá hay lên giá?” TS. ĐHT trả lời: “Tôi không phải là nhà buôn bán bất động sản nên không biết mảnh đất này lên hay xuống giá, nhưng nhận xét của thế giới là khá đa chiều. Có mặt họ khen, có điểm họ chê, nhưng dù khen hay chê, tôi nghĩ cái nh́n của họ tương đối khách quan, nếu ḿnh chắt lọc từ những nhận xét ấy, có thể rút ra khối điều bổ ích cho công việc”   TS. NXD lại hỏi: “Ư ông là ai chắt lọc? Người dân chắt lọc th́ liệu có ích ǵ?” 

 

TS. ĐHT trả lời: “Có chứ! Người dân, với tư cách là chủ nhân ông đất nước (cho dù ta chưa đạt cái qui chế ấy, nhưng bao giờ cũng phải ư thức về cái quyền của ḿnh), có thể tác động đến các nhà hoạch định chính sách. Hăy xem từ vị trí là những “con phe”, “con buôn” sau đó trở thành các “doanh nhân” và lần đầu tiên, nay kinh tế tư nhân được xem là “động lực của nền kinh tế”. Đấy chẳng phải là nhờ sức ép là ǵ? Tương tự tranh luận hàng chục năm nay về kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong khi lănh đạo ta ra thế giới lại đều yêu cầu các nước công nhận ta có nền kinh tế thị trường đích thực. Tất cả rồi sẽ phải thay đổi dưới sức ép của thực tiễn”. 

 

Nhà mặt phố rất thuận lợi cho việc kinh doanh làm ăn phát đạt. C̣n đối với đất nước, mặt phố là khu vực các quốc gia Á châu Thái B́nh Dương, đây là nơi phát triển mạnh nhất của thế giới trong thế kỷ 21. Trước mặt VN là biển Đông bao la, tài nguyên phong phú về thủy sản, dầu khí và là tuyến đường hàng hải quan trọng thứ hai của thế giới (sau Địa Trung Hải), mang lại phồn thịnh cho các nước trong khu vực. Có khoảng 90% hàng hóa của Mỹ và đồng minh chuyên chở qua biển Đông. Với Trung Quốc, 50% xăng dầu nhập và 70% hàng xuất đều qua biển Đông. Với Nhật, th́ 70% lượng dầu nhập và 42% hàng xuất khẩu cũng qua biển Đông.

 

Do vị thế đắc địa ở biển Đông, sự chuyển biến chính trị ở VN tùy thuộc nhiều vào mối quan hệ giữa HK và TQ.  Hơn hai năm trước, ngày 2/5/2014 Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN. Theo dự trù, giàn khoan HD 981 hoạt động đến giữa tháng 8/2014, nhưng sau một nghị quyết của Thượng viện Mỹ, TQ đă cho rút giàn khoan vào giữa tháng 7/2014. Trong thời gian này, TBT Nguyễn Phú Trọng đă năm, bảy lần điện thoại xin gặp Chủ tịch TQ, nhưng Tập Cận B́nh đều từ chối. Một năm sau, TBT Nguyễn Phú Trọng được TT Obama đón tiếp tại pḥng Bầu Dục Ṭa Bạch Ốc. 

 

Trong cuộc hội đàm với vị lănh đạo cao cấp nhất của VN ngày 7/7/2015 TT Obama nhấn mạnh HK hết sức coi trọng mối quan hệ với VN và đề cao vai tṛ của VN ở khu vực Á châu /TBD. C̣n ông Trọng th́ khẳng định: coi trọng việc phát triển quan hệ với HK là chủ trương nhất quán lâu dài của VN. Sau cuộc hội đàm, hai bên đă ra “Tuyên bố tầm nh́n chung”khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi mối quan hệ “sâu sắc, lâu bền và thực chất” dựa trên cơ sở “tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”. Hai nước cam kết sẽ cùng các bên đàm phán khác nhanh chóng hoàn tất hiệp định đối tác xuyên TBD (TPP). Đặc biệt, VN cam kết “thực hiện bất kỳ cải cách nào cần thiết” để đạt tiêu chụẩn cao của hiệp định TPP, trong đó có cam kết về các quyền của người lao động.

 Hai nhà lănh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của TPP đối với sự phát triển của khu vực, góp phần tăng trưởng và ổn định toàn cầu. Từ đó tạo xung lực mới, quan trọng cho việc thúc đẩy hợp tác giữa HK với khu vực Á châu/TBD. TBT Nguyễn Phú Trọng cho biết VN ủng hộ việc nâng cấp quan hệ HK-ASEAN lên đối tác chiến lược và sẽ phối hợp với HK và các nước khác liên quan khác nhằm phát huy vai tṛ của ASEAN. Trong bản tuyên bố Tầm nh́n chung, HK và VN cho rằng những hành động của TQ nhằm xác quyết chủ quyền của họ trên biển Đông, đặc biệt là các công tŕnh xây đảo nhân tạo ở Trường Sa “đă gia tăng căng thẳng, xói ṃn ḷng tin, và đe dọa phá hoại ḥa b́nh, an ninh và ổn định”.

Sau cuộc hội đàm với TBT Nguyễn Phú Trọng, đến ngày 24 và 25/9/2015 TT Obama hội đàm với Chủ tịch TQ Tập Cận B́nh. Đây là lần thứ tư, ông Tập gặp gỡ TT Obama kể từ khi ông lên nắm quyền lănh đạo hồi tháng 3/2013. Trước khi ông Tập đến Mỹ để “vạch ra đường hướng sắp tới của quan hệ Mỹ-Trung” ông Dương Khiết Tŕ -nguyên Ngoại trưởng và nay là Ủy viên Quốc Vụ Viện phụ trách Ngoại giao của TQ đă tuyên bố với tờ báo nhà nước China Daily: Trung Quốc cam kết một giải pháp ḥa b́nh cho tranh chấp trên biển và các xung đột khác, đồng thời đ̣i hỏi những bất đồng không thể được giải quyết bởi các nước đứng về một bên nào đó. Ông nói: “Nếu có những bạn hữu của Trung Quốc muốn trở thành bạn bè của Hoa Kỳ hoặc ngược lại, cả hai nước cần đón nhận, và chúng ta sẽ có nhiều bạn chung hơn”. Điểm trên cho thấy v́ “mối quan hệ Mỹ-Trung” mà Bắc Kinh đă chấp nhận Hà Nội hợp tác và làm bạn với HK.

Theo giới b́nh luận quốc tế th́ ông Tập đến Mỹ lần này là v́ vấn đề kinh tế: Bắc Kinh đang ở thế rất yếu, sau lần phá giá tiền tệ và hai lần thị trường chứng khoán suy sụp nặng nề, đồng nhân dân tệ mất giá từng ngày, quỹ dự trữ ngoại tệ cạn dần. Trước khi chủ tịch TQ đến Mỹ, ngày 17/9/2015 Ngân hàng Trung ương Mỹ hay Cục dự trữ Liên bang (FED) đă quyết định không tăng lăi suất. Lư do theo bà Janet Yellen -Thống đốc FED là v́ kinh tế TQ và các nước đang phát triển đều yếu, Mỹ không tăng lăi suất để tránh không làm cho kinh tế thế giới trong đó có TQ bị chao đảo thêm.

Hành động trên cho thấy HK đă gián tiếp cứu nguy TQ. Có lẽ Tập Cận B́nh đă hiểu được thiện ư của Mỹ, nên trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 25/9/2015, chủ tịch TQ có thái độ ôn ḥa về biển Đông. TT Obama nói đến mối quan ngại của Mỹ khi TQ bồi đắp và quân sự hóa các đảo đang tranh chấp “khiến cho các nước trong vùng càng khó mà đạt đến một giải pháp ḥa b́nh cho các bất đồng”. V́ thế ông Obama nhấn mạnh đến tự do hàng hải, hàng không và thương mại và Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất cứ nơi nào được luật pháp quốc tế cho phép. Đáp lại, chủ tịch TQ tuyên bố các đảo ở biển Đông là lănh thổ của TQ từ thời cổ đại và TQ có quyền bảo vệ chủ quyền lănh thổ, các quyền và lợi ích biển hợp pháp của ḿnh…Tuy nhiên, TQ cam kết tôn trọng và tán thành quyền tự do hàng hải, tự do bay mà các quốc gia khác được hưởng theo luật quốc tế. Ông Tập xác định các hoạt động xây dựng mà TQ đang tiến hành trên các đảo ở phía nam quần đảo Trường Sa (Nam Sa) không nhằm và không ảnh hưởng đến bất kỳ quốc gia nào và TQ không có ư định quân sự hóa. Ông thừa nhận Mỹ và TQ có rất nhiều lợi ích chung ở biển Đông và kêu gọi các nước liên quan trực tiếp sẽ thảo luận các khác biệt thông qua đối thoại, thực thi đầy đủ và hữu hiệu DOC và sớm hoàn tất COC dựa trên tinh thần xây dựng và đồng thuận.

Để thực hiện thái độ không thừa nhận việc TC bồi đấp, xây dựng các đảo nhân tạo ở biển Đông, ngày 27/10/2015 HK đă điều khu trục hạm USS Lassen có trang bị hỏa tiễn đi vào vùng biển cách băi đá Xu Bi khoảng 6 hải lư trong khu vực quần đảo Trường Sa. Xu Bi là một trong những băi đá, đảo ch́m mà TQ đă và đang bồi đấp, mở rộng thành đảo nhân tạo và xây dựng các cơ sở hạ tầng, kể cả các phi đạo. Đến giữa tháng 12/2015, khi đang thực hiện nhiệm vụ thường kỳ, HK lại “vô t́nh” đưa B52 bay trong phạm vi 2 hải lư quanh một đảo nhân tạo của TQ.

Sau chuyến công du HK, Chủ tịch TQ đến VN hồi giữa tháng 11/2015 và đọc diễn văn trước Quốc hội VN. Đây là một việc bất ngờ, hiếm khi xảy ra trong các nước cộng sản. Mở đầu bài phát biểu, ông Tập nói: “Quốc hội VN là cơ quan nhà nước cao nhất đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân VN. Tôi cảm thấy rất vinh hạnh khi đứng trên diễn đàn này. Dùng sự kính trọng lớn nhất bày tỏ sự biết ơn đối với những người bạn đă có cống hiến quan trọng trong nổ lực giữ ǵn t́nh hữu nghị TQ-VN trong thời gian từ trước đến nay”. Sau đó ông Tập hứa với TBT Nguyễn Phú Trọng là TQ sẽ viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ cho VN trong ṿng 5 năm để bổ sung khoản vay ưu đăi 250 triệu Mỹ kim cho dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông.

Lời hứa viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ của Tập Cận B́nh là số tiền quá khiêm nhượng, khoảng 150 triệu USD. Như vậy số tiền này chỉ là biểu tượng để nhắc TBT Nguyễn Phú Trọng nhớ lại hồi đầu thập niên 1960 khi CSVN tiến hành chiến tranh giải phóng MN. Lúc đó TBT Đặng Tiểu B́nh đă đề nghị CSVN khước từ viện trợ của Liên Xô, đứng về phía các nước trung lập phi liên kết, TQ sẽ giúp 1 tỷ nhân dân tệ để hỗ trợ VN thực hiện cuộc chiến giải phóng MNVN v́ nghĩa vụ dân tộc, thống nhất đất nước. Rất tiếc, CSVN khước từ đề nghị của TQ, họ chỉ muốn làm nghĩa vụ quốc tế, khiến đất nước gánh chịu biết bao thảm họa.

Và ngày nay, TQ đă chấp nhận VN làm bạn với Mỹ, họ chỉ mong muốn VN phải trung lập trong mối quan hệ với Mỹ và TQ. Điểm này đă được TT Nguyễn Tấn Dũng đề cập trong diễn văn khai mạc tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 31/5/2013.. Thủ tướng VN đă cổ vũ việc hợp tác quốc tế, xây dựng khu vực Châu Á/Thái B́nh Dương ḥa b́nh, ổn định và phát triển, dựa vào ASEAN và vai tṛ lớn của hai cường quốc. Đó là Trung Hoa đang trổi dậy mạnh mẽ và Hoa Kỳ -một cường quốc Thái B́nh Dương. Về phần ḿnh, TT Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố VN đứng về ASEAN và khẳng định: “Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và cũng không liên minh với nước này để chống nước khác”.

 

Chọn con đường trung lập là giải pháp giúp VN vừa làm bạn với Mỹ, gia nhập TTP vừa giữ được t́nh hữu nghị với TQ như Chủ tịch Tập Cận B́nh bày tỏ trước Quốc hội VN ngày 6/11/2015. Mâu thuẫn giữ Thủ tướng Chính phủ và Tổng bí thư Đảng kéo dài suốt khóa XI đă được giải quyết êm đẹp. TT Nguyễn Tấn Dũng không xin tái ứng cử để ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục lănh đạo Đảng là để duy tŕ t́nh hữu nghị giữa hai Đảng cộng sản VN và TQ trong bối cảnh vận hội mới của Dân tộc đă bắt đầu.

Vai tṛ của Đảng đă dàn xếp xong, c̣n vai tṛ của Chính phủ trong những ngày sắp tới? Dù không c̣n hiện diện trong bộ máy lănh đạo của Đảng, nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn c̣n là thủ tướng điều hành đất nước cho đến tháng 7/2016. Lúc đó Quốc hội dân cử khóa 14 sẽ bầu chọn thủ tướng mới. Trong giai đoạn chuyển tiếp, TT Nguyễn Tấn Dũng có sứ mạng quan trọng là tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 5/2016 như đă dự liệu.

Trước đây, để tiến hành Đại hội Đảng lần thứ 12, BCH/TƯ đă họp Hội nghị TƯ 9 để thảo luận thể thức bầu cử trong Đảng và đă ban hành Quyết định số 244/QĐ-TW ngày 9/6/2014 về Quy chế bầu cử trong Đảng. Quyết định này đă được thi hành nghiêm chỉnh trong việc tổ chức Đại hội XII. Nay trong cuộc bầu cử Quốc hội, Chính phủ cũng sẽ có Quyết định về quy chế bầu cử trong dân. Quyết định này cũng sẽ được thi hành triệt để trong việc tổ chức bầu cử Quốc hội sắp tới.

Các dự báo cho rằng sau Đại hội Đảng lần thứ 12 “Đảng CSVN không c̣n là Đảng CS như trước ngày 28/1”. Có phải Đảng sẽ không c̣n tác động đến quyền tự do ứng cử và bầu cử của nhân dân như Hiến pháp đă quy định? Không c̣n cảnh “Đảng cử dân bầu” như trong các cuộc bầu cử Quốc hội trước đây. Đó là cách tôn trọng ư dân và Quốc hội khóa 13 cũng đă biểu quyết thông qua Luật Trưng cầu Ư dân

Trong diễn văn bế mạc Đại hội XII, Tổng Bí thư tái đắc cử đă tuyên bố “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và phát huy dân chủ xă hội chủ nghĩa”. Người viết tin tưởng vận hội mới của Dân tộc xuất phát từ hai ư tưởng này.

Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và phát huy dân chủ xă hội chủ nghĩa, có phải là mục tiêu của Đảng đă thay đổi? Trước tiên là đổi danh xưng Đảng CSVN thành Đảng Dân chủ Xă hội VN để xây dựng CNXH? Chủ nghĩa CS đă cáo chung ở nơi đă sản sinh ra nó và hoàn toàn không phù hợp với xă hội VN từ khi được du nhập vào nước ta…Nhưng xă hội “xă hội chủ nghĩa” là một lư tưởng cao đẹp, trong đó không có cảnh người bốc lột người, mọi người đều tự do b́nh đẳng, cùng có chung mục tiêu v́ phúc lợi, an sinh xă hội. Ư tưởng này phát triển từ thế kỷ 18 trong giai đoạn Cách mạng khoa học kỹ nghệ, chủ nghĩa tư bản ra đời… Cùng với cuộc Cách mạng chính trị dân chủ do những tư tưởng cấp tiến của những nhà chính trị xă hội Pháp như Voltaire, Montesquieu, Jean J. Rousseau và nhất là ảnh hưởng của Cách mạng 1776 ở Hoa Kỳ.

 Karl Kautsky (1850-1938) lănh tụ đảng Dân chủ Xă hội Đức, đă cùng Karl Marx (1818-1883) thảo bản Tuyên ngôn Đảng Cộng sản năm 1848. Marx thành lập Quốc tế I năm 1866, hô hào giai cấp công nhân đoàn kết và nổi dậy thành lập nhà nước vô sản. Công xă Paris 1871 bị thất bại nặng nề, Quốc tế I cáo chung. Kautsky cũng là bạn thân của Frederick Engels (1820-1895) lănh tụ Quốc tế II thành lập năm 1889, sau khi chứng minh sự lỗi thời của học thuyết Marx, không c̣n phù hợp với t́nh h́nh xă hội mỗi ngày có sự thay đổi lớn. Karl Kautsky chủ trương: “Kết hợp cuộc cách mạng xă hội chủ nghĩa với nền chính trị dân chủ của các nước văn minh tiến bộ, coi con đường tiến tới quyền lực phải bắt buộc thông qua các cuộc bầu cử”. Ông cực lực phản đối chủ trương Cách mạng bạo lực và Quốc tế III của Lê-nin. Ông lên án chế độ độc tài do Lê-nin thành lập ở Nga sau Cách mạng Tháng 10 (1917) là “Sản phẩm của một quốc gia chậm tiến không có truyền thống dân chủ”.

 Chủ nghĩa CS Quốc tế III đă cáo chung từ lâu. Ngày nay thảm họa của dân tộc xuất phát từ tham vọng bành trướng của người đồng chí vĩ đại của CSVN. Đă đến lúc, Đảng CSVN  phải phát huy sức mạnh của toàn Dân tộc và xây dựng xă hội “xă hội chủ nghĩa” với nền chính trị dân chủ, thông qua các cuộc bầu cử tự do dân chủ chớ không phải độc tài chuyên chính của chủ nghĩa Mác-Lênin với các cuộc bầu cử “Đảng cử Dân bầu”.

 Qua các cuộc bầu cử dân chủ tự do sẽ tạo ra một “Chính quyền của Dân, do Dân và v́ Dân”. 153 năm trước, HK đă xây dựng Nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia ở Gettysburg, tiểu bang Pennylvania, vốn là chiến trường đẩm máu đă kết thúc cuộc nội chiến Bắc Nam. Trong bài diễn văn ngắn chưa tới 300 chữ, TT Abraham Lincoln khẳng định cuộc nội chiến là cuộc đấu tranh không riêng cho Liên bang mà c̣n “sản sinh một nền tự do mới” sẽ mang đến cho mọi công dân một sự b́nh đẳng thực sự. Cống hiến Nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia Gettysburg cho đất nước  cũng để vinh danh các chiến sĩ Nam Bắc đă hiến dâng mạng sống cho cuộc đấu tranh nhằm bảo đảm rằng “Chính quyền của Dân, do Dân và v́ Dân sẽ không bao giờ lụi tàn khỏi mặt đất này”.

Ngày trước TBT Lê Duẩn đă tuyên bố “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc”. Và ngày nay, trước sự đe dọa của TQ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đă đến Mỹ và khẳng định: coi trọng việc phát triển quan hệ với HK là chủ trương nhất quán lâu dài của VN. Một “Chính quyền của Dân, do Dân và v́ Dân” sẽ bắt đầu khai hoa nở nhụy ở VN để phát huy sức mạnh của toàn thể dân tộc “bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lănh thổ”.

 

                                                                        

 Lê Quế Lâm (Sydney ngày 29/01/2016)

 

__._,_.___

 

__._,_.___

 

 

 

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Thư Viện Hoa Sen

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng