Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.
Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.
La Fontaine
Dân Chủ Có Thể Thua?
26/01/201600:00:00
Vũ Linh
...nhiều triển vọng bà Hillary sẽ ra tranh cử chống ông Trump bên CH...
Theo ư kiến của tuyệt đại đa số chuyên gia và truyền thông ḍng chính th́ bà Hillary Clinton có quyền đi t́m mua đồ đạc về trang hoàng Toà Bạch Ốc ngay từ bây giờ. V́ lư do hiển hiện là bà sẽ đắc cử tổng thống một trăm phần dầu, không chạy đâu cho khỏi. Có chắc vậy không?
Hay là lịch sử tái diễn? Năm 2007, ai cũng nghĩ đầu năm 2009, bà Hillary sẽ tuyên thệ làm nữ tổng thống đầu tiên của Mỹ. Kết quả bà bị một thượng nghị sĩ vô danh hạ đo ván. Ngày hôm nay đây, đúng vài ngày trước bầu sơ bộ đầu tiên tại Iowa, bà Hillary đang bị một thượng nghị sĩ vô danh khác hạ đo ván tại New Hampshire, với tỷ lệ thăm ḍ khó tưởng tượng nổi: 60% - 33%!
Cột báo này tuần rồi có bàn về kịch bản CH có thể thắng, không cần biết bà Hillary sẽ làm ǵ. Bây giờ ta thử bàn về kịch bản bên DC có thể thua.
Hiện nay, xác suất bà Hillary đắc cử đại diện cho DC là …1250%! Khoan đă, cho tôi viết lại: chỉ c̣n có 90% thôi! Cho dù vị thế bà Hillary vẫn chắc nịch, nhưng cho đến nay, thiên hạ đă thấy vài triệu chứng bất thường. Bỏ qua cái ông Martin OMalley đi. Cách đây ít tuần, ông OMalley tổ chức nói chuyện với cử tri tại tiểu bang Iowa trong một hội trường dự tính chứa được cả mấy ngàn người. Tổng cộng số cử tri tham gia là đúng… một cụ già gần 90 tuổi. Chỉ có một lư do ông OMalley vẫn tiếp tục tranh cử: v́ thích được thấy tên ḿnh trên báo.
Cụ Sanders th́ thăm ḍ tại Iowa cho thấy một t́nh trạng ngang ngửa với bà Hillary, nhưng thăm ḍ tại New Hampshire cho thấy cụ có hy vọng thắng đậm bà Hillary. Thực tế New Hampshire là hàng xóm của cụ. Ra khỏi đây, đi xuống vùng bảo thủ phiá nam th́ hậu thuẫn của cụ chắc hơn ông OMalley được … ba người.
Cuộc “chạy đua” bên DC hào hứng đến độ các cuộc tranh luận trên TV chỉ gom góp được chừng một phần ba khán giả so với các cuộc tranh luận bên CH.
Câu hỏi là cho dù thắng trong nội bộ nhưng liệu bà Hillary có nắm chắc phần thắng trong cuộc bầu cuối cùng tháng Mười Một như thiên hạ nghĩ hay không. Câu trả lời là… ngược lại với phe CH, bà có nhiều hy vọng thắng, nhưng cũng có thể thua. Chính xác hơn theo sự đoán ṃ cá nhân, 7 phần thắng, 3 phần thua.
Cái lư do thắng quan trọng nhất là v́ đối lập CH quá yếu, vừa quá cực đoan, vừa tự đánh giết lẫn nhau như mổ ḅ. Chuyện này đă bàn nhiều rồi.
Đúng ra th́ trong t́nh trạng này, ứng viên DC phải là 99% thắng, 1% thua. Nhưng không được như vậy v́ ngôi sao sáng Hillary cũng không thể được coi như xuất chúng lắm. Trái lại, bà có lẽ là ứng viên yếu nhất DC đưa ra từ thời… ông Adlai Stevenson ra tranh cử chống tướng Eisenhower cách đây hơn nửa thế kỷ.
Nếu bà Hillary không phải là phụ nữ và nếu không phải v́ một số lớn dân Mỹ muốn có một phụ nữ làm tổng thống th́ có thể nói hy vọng đắc cử của bà Hillary là … 0,00001%.
Ta thử bàn về bà Hillary. Ở đây chỉ bàn đến những yếu tố bà không kiểm soát được, tức là không bàn đến các sách lược trị quốc bà đưa ra, cũng không bàn đến việc nhiều cử tri nghĩ bà thiếu lương thiện, không đáng tin.
Không kể bà là phụ nữ có nhiều hy vọng thành tổng thống nhất, bà Hillary là một ứng viên hoàn toàn đi ngược lại thời thế.
Trong khi nước Mỹ bước vào cuối thập niên thứ hai của thiên niên kỷ mới, sau khi TT Bill Clinton, ông chồng của bà, tự giới thiệu ḿnh như là cây cầu nối giữa thế hệ của Đệ Nhị Thế Chiến bước qua thế hệ của tương lai, th́ 24 năm sau, bà vợ 70 tuổi lại ra tranh cử. Rơ ràng là với bà Hillary, đảng DC đang đi ngược ḍng thời gian, hay đúng hơn, bà Hillary đang lôi thiên hạ đi ngược cây cầu của ông Clinton bắc để về quá khứ lại.
Khi TNS Obama ra tranh cử, thiên hạ thấy cả triệu thanh niên hồ hởi tung hô ông, đưa ông vào Nhà Trắng v́ họ nh́n ông như là biểu tượng của thế hệ của họ, của tương lai. Hậu thuẫn của giới trẻ đó chính là nguyên nhân lớn nhất đưa đến sự đắc cử của TNS Obama. Kẻ viết này có thể khẳng định một số lớn con cháu quư độc giả đă rất hồ hởi ủng hộ ứng viên Obama. Ngày nay đây, không ai có thể tưởng tượng cả triệu thanh niên đó sẽ ào ào xuống đường tung hô rồi đi bỏ phiếu cho cụ bà Hillary.
Tuổi tác của bà Hillary cũng là một yếu tố có thể hạ bà ngay khi bà c̣n đang tranh cử. Vận động tranh cử tổng thống ở Mỹ cực kỳ trần ai, không có xứ nào có t́nh trạng này. Trong ít nhất là 18 tháng phải liên tục đi khắp nước, mỗi ngày có tối thiểu hai hay ba lần họp mặt với quần chúng đọc diễn văn ḥ hét thật sống động. Những lúc không đi gặp cử tri th́ lại phải họp với ban tham mưu, tính chương tŕnh, kế hoạch, soạn diễn văn, đi gây quỹ,... Suốt thời gian đó, ngủ khách sạn đủ loại, mỗi tối 4-5 tiếng là tối đa, chỉ ăn hot dog hay hamburger qua ngày, vừa nhai vừa chạy. Đầu óc lúc nào cũng phải cực kỳ minh mẫn, bén nhạy, v́ chỉ cần trong một trăm ngàn câu nói mỗi ngày, nói sai một chữ cũng có thể bị đánh đến thất cử luôn.
Bà Hillary đă từng “nói sai” không biết bao nhiêu lần. Chẳng hạn như than là quá nghèo, gần phá sản, phải đi đọc diễn văn hai trăm ngàn đô một lần để kiếm sống. Hay mới đây, trả lời một câu hỏi trong buổi tranh luận trên TV, bà Hillary nói “chúng ta đang ở đúng vị thế cần thiết (“right where we need to be”) trong cuộc chiến chống ISIS”. Đệ tử ISIS đánh tới Paris và San Bernardino là “đúng vị thế cần thiết” sao? Trong khi dân Mỹ đang sợ toát mồ hôi mà bà ứng viên DC lại nói vậy được sao? Quư độc giả có thể tin chắc câu này sẽ được ứng viên CH lập lại ba trăm triệu lần khi cuộc chạy đua giữa hai đảng bắt đầu. Ngay cả trong cuộc chiến sinh tử chống khủng bố Hồi giáo cuồng tín, không ai có thể quên được ISIS đă ra đời và lớn mạnh ngay trong lúc bà Hillary làm Ngoại trưởng.
Cho dù không nói sai nữa, chỉ cần bà bị xỉu một lần trong lúc đọc diễn văn, hay cảm cúm vớ vẩn nằm liệt giường vài ngày, th́ cũng có thể coi như cuộc chạy đua hạ màn.
Phải nói thêm là cho đến nay, thật ra bà chỉ mới đang “đi dạo mát” thôi. Đợi đến khi tranh cử thật sự, nhất là trường hợp đối thủ của bà là ông già khùng Trump th́ bà sẽ có nhiều dịp... bị ông Trump chọc cho nổi khùng theo luôn.
Ngoài chuyện tuổi tác và sức khỏe, bà Hillary c̣n nhiều vấn đề lắm.
Trước hết là chuyện bà đang bị FBI điều tra. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tranh cử tổng thống ở Mỹ mà một ứng viên ra tranh cử trong lúc đang bị FBI điều tra mà không ai biết kết quả cuộc điều tra như thế nào và khi nào được công bố. Khoảng 150 nhân viên FBI đă được chỉ định tham gia vào cuộc điều tra lớn này. Tin mới nhất cho hay bà Hillary bị FBI điều tra về hai chuyện: sử dụng hệ thống emails riêng trong công vụ, có thể liên quan đến các tin tối mật, và liên hệ giữa công việc của Bộ Ngoại Giao với Quỹ Clinton Foundation.
Cho đến nay, đă có hơn 1.300 emails bị coi như có tính mật cho đến tối mật, được chuyển qua hệ thống emails cá nhân không có hệ thống bảo mật. Theo cựu Bộ Trưởng Quốc Pḥng Robert Gates, các chuyên gia Nga hay Trung Cộng dư thừa khả năng nhẩy vào và đọc được. Luật lệ hành chánh của Bộ Ngoại Giao do chính bà Ngoại trưởng xác nhận lại khi mới nhậm chức không cho phép bất cứ nhân viên nào sử dụng hệ thống email cá nhân để bàn về công vụ. Ở đây nên nhắc lại, tướng Petraeus bị mất chức Giám Đốc CIA và bị ṭa xử tù treo chỉ v́ cái tội để tài liệu mật trong ngăn kéo văn pḥng tại nhà riêng.
Về Quỹ Clinton Foundation, trong khi bà Hillary làm Thượng Nghị Sĩ và Ngoại Trưởng, quỹ đă nhận được sơ sơ có khoảng hai tỷ đô tiền yểm trợ làm “công tác xă hội” từ những nước khét tiếng tham nhũng và độc tài như Nigeria, Haiti, Kazachstan, Trung Cộng,... Nôm na ra, cái gọi là “quỹ từ thiện” này là h́nh thức tham nhũng, “nhận phong b́” thô bạo nhất trong chế độ chính trị Mỹ. FBI mà chúi mũi vào, tất nhiên sẽ đẻ ra cả triệu câu hỏi.
Như cột báo này đă có dịp bàn, FBI sẽ bị áp lực chính trị ngàn cân từ bà Hillary, TT Obama, và đảng DC để bạch hoá bà. Nhưng áp lực chính trị này cũng là áp lực hai chiều, một loại dao hai lưỡi. Nó cũng có thể ép FBI phải có quyết định nếu không muốn bị tố là phe đảng, che dấu tội của bà Hillary. Tất cả tùy thuộc tội trạng thật sự của bà Hillary như thế nào, là điều mà cho đến nay, không ai biết được, kể cả bà Hillary, có khi bà cũng không biết bà hay các phụ tá của bà đă phạm tội nghiêm trọng đến mức nào.
Nếu FBI chứng minh bà Hillary phạm tội nặng th́ chính trị Mỹ sẽ bị khủng hoảng trầm trọng.
FBI công bố trước bầu cử th́ bà Hillary coi như vô phương tiếp tục tranh cử và DC bị kẹt nặng v́́ chắc chắn cụ xă hội chủ nghiă Sanders sẽ không thể thắng cử trong nước Mỹ tư bản này. Nếu FBI công bố sau bầu cử, khi bà Hillary đă đắc cử tổng thống rồi th́… có trời đoán được chuyện ǵ sẽ xẩy ra. Phó tổng thống sẽ trở thành tổng thống ngay? Hay TT Hillary sẽ dùng quyền tổng thống tự ân xá luôn cho tiện?
Tổng Thanh Tra Charles McCullough trong một bức thư chính thức gửi các tiểu ban an ninh Thượng và Hạ Viện đă thông báo trong khối email của bà đă có nhiều emails c̣n bí mật hơn loại “tối mật”, được xếp loại là SAP (Special Access Program) mà chỉ có đúng tổng thống và 5 vị bộ trưởng (Ngoại Giao, Quốc Pḥng, An Ninh, Tư Pháp và Năng Lượng) được đọc thôi, đến cả phó tổng thống cũng không được đọc. Phát ngôn viên của bà Hillary tố cáo Tổng Thanh Tra phối hợp (“coordinate”) với các vị dân cử CH để hại bà thôi, bất kể việc ông Tổng Thanh Tra này do TT Obama đề cử và Thượng Viện do DC kiểm soát phê chuẩn năm 2011! Nếu đây đúng là sự thật th́ bà Hillary chắc chắn trong tương lai phải hầu toà chứ không làm việc trong Ṭa Bạch Ốc được.
Không cần phải thông thái ǵ cũng hiểu được nếu FBI kết luận bà Hillary chẳng phạm tội ǵ th́ coi như uy thế bà sẽ tăng vọt, phe CH khó chống đỡ.
Một câu hỏi vĩ đại, hay nói cho đúng hơn, một cây kiếm khổng lồ lủng lẳng trên đầu bà Hillary và cả đảng DC.
Chúng ta cũng không nên quên Hạ Viện vẫn c̣n đang điều tra về vụ đại sứ Mỹ bị khủng bố giết tại Benghazi, bên Libya. Cuốn phim mới tung ra, “13 Tiếng” (13 Hours) công khai quy trách nhiệm –dù gián tiếp- về cái chết của đại sứ Mỹ tại Benghazi lên đầu bà Hillary.
Một cái nhức đầu lớn của bà Hillary chính là ông chồng “ham vui” của bà. Cựu TT Clinton là tổng thống được khối DC thán phục nhất, hơn xa TT Obama. Ông sẽ có một vai tṛ rất lớn trong cuộc vận động tranh cử cho bà vợ.
Nhưng ra khỏi khối cử tri DC th́ hậu thuẫn của ông Clinton là câu hỏi vĩ đại. Phe CH chống ông là dĩ nhiên, nhưng phe độc lập không theo đảng nào nghĩ sao về ông?
Những chuyện lem nhem gái gú của ông bảo đảm sẽ bị phe CH khui ra lại, thêm mắm muối, bôi bác mệt nghỉ. H́nh ảnh của một bà Hillary tranh đấu cho nữ quyền sẽ bị đánh thẳng tay. Bà Hillary đă từng tuyên bố “cần thông cảm, cần lắng nghe những phụ nữ yếu đuối bị hăm hiếp, xách nhiễu, bị chồng ruồng bỏ hay đánh đập, …”. Câu nói này sẽ bị khai thác tối đa v́ câu hỏi hiển nhiên là như vậy khi ông chồng bà lem nhem với chẳng ai biết bao nhiêu cô gái th́ bà đă phản ứng như thế nào? Bà đă lắng nghe họ, thông cảm cho họ? Lên tiếng bênh vực họ? Hay bà đă đứng về phiá chồng, sỉ vả nhục mạ họ? Bà Hillary có sự lựa chọn rơ rệt: bênh vực phái yếu hay bênh vực chồng? Đường nào dường như cũng đưa bà vào tử lộ. Nh́n vào cách bà đối xử với cô Monica Lewinsky và cả đám mấy bà cô khác nạn nhân của chồng bà th́ có câu trả lời. Các báo lá cải bảo đảm trong năm tới sẽ có dịp khui lại cả lô những chuyện lem nhem của TT Clinton, không phải để đánh phá v́ lư do chính trị chính em ǵ, mà chỉ v́ đó là đề tài hấp dẫn để kiếm tiền bán báo thôi.
Các phụ nữ sẽ nghĩ sao khi vào pḥng phiếu? Ta đừng nên quên là bà Hillary được hậu thuẫn của cỡ 90% mấy cô trẻ ham vui, không chồng, coi chuyện đào kép lăng nhăng là b́nh thường, muốn phá thai tự do, nhưng dường như bà không được hậu thuẫn của mấy bà đứng tuổi, đă có chồng con, gia đ́nh đầy đủ. Họ không chấp nhận phá thai tự do thái quá, mà cũng không chấp nhận việc bà Hillary dung túng cho chồng, rồi lại đứng về phe chồng bôi bác những phụ nữ nạn nhân của chồng bà. Câu hỏi đặt ra là bà Hillary có thật sự tranh đấu cho quyền lợi của nữ giới không hay chỉ là tranh đấu cho cái ghế trong Nhà Trắng? Cái điều phiền toái cho bà Hillary là những cô trẻ ham vui ít chịu khó đi bầu bằng mấy bà lớn tuổi hơn, nhất là các cụ bà.
Một điểm yếu hết sức quan trọng của bà Hillary: cử tri da trắng. Khối cử tri này đang bị phe CH dụ dỗ tối đa, và một số đă siêu ḷng. Đặc biệt là khối thợ thuyền và trung lưu thấp, bất măn với chính sách kinh tế và cách giải quyết nạn thất nghiệp của TT Obama. Trong khi đó, khối da trắng trẻ, trí thức cấp tiến như các giáo sư đại học, lại không lấy ǵ làm hồ hởi với bà Hillary, khác xa năm xưa khi họ hùng hổ đi vận động cho TNS Obama. Lần này, phần đông khối này quay qua ủng hộ cụ Sanders. Nếu bà Hillary đắc cử đại diện cho DC, một số lớn sẽ... nằm nhà ngủ không đi bầu. Bà Hillary dường như thấy rơ vấn đề. Nhưng thay v́ t́m cách lôi khối da trắng đi bầu như các ông Trump và Cruz đang làm, th́ bà lại dùng chiến lược vuốt ve khối da màu tối đa, đặc biệt là khối da đen. Lúc sau này, để ư kỹ, ta đă thấy bà không bỏ lỡ cơ hội nào để ca tụng TT Obama, dù sao vẫn là thần tượng vĩnh viễn của khối dân da đen.
Một yếu tố lớn khác mà cho đến nay không ai biết sẽ biến chuyển như thế nào: đó là kinh tế. Điều hiển nhiên là từ giờ đến ngày bầu cử, kinh tế khấm khá sẽ giúp bà Hillary v́ bà sẽ là TT Obama nhiệm kỳ ba, tiếp tục chính sách kinh tế của TT Obama. Ngược lại, kinh tế biến chuyển kiểu như trong tháng đầu của năm mới này, tức là chỉ số thị trường chứng khoán rớt như diều đứt giây, th́ bà Hillary sẽ khó ăn nói.
Tất cả những điểm nêu trên đều là những yếu tố mang nặng tính bất ngờ, giờ này đây, chẳng ai đoán được ǵ. Nếu tất cả những yếu tố đó biến chuyển theo chiều hướng bất lợi th́ cái mộng làm tổng thống của bà Hillary sẽ măi măi vẫn chỉ là giác mộng.
Một điểm quan trọng nữa ta không nên quên. Bà Hillary là một ứng viên rất yếu, chẳng những mang quá nhiều hành trang, bị đa số dân Mỹ không tin tưởng, mà lại không phải là một tay cự phách trong nghệ thuật vận động tranh cử như ông chồng hay như TT Obama.
Ở con người bà, người ta cũng nh́n thấy một Al Gore thứ hai, cứng ngắc, gượng ép và giả tạo, hoàn toàn trái ngược với ông chồng lúc nào cũng có vẻ rất tự nhiên khi đi vận động tranh cử, không gượng ép ǵ, hết sức dễ gây cảm t́nh. TT Obama tuy không bằng TT Clinton ở điểm này, nhưng cũng rất dễ gây cảm t́nh trong quần chúng. Nh́n vào đám quần chúng chung quanh bà Hillary, người ta không thấy cái hào hứng, hăng say của đám quần chúng chung quanh các ông Clinton và Obama. Hay chung quanh các ông Sanders, Trump và Cruz.
Nói như Mỹ, kẻ viết này nghĩ bà Hillary có rất nhiều hy vọng làm tổng thống thứ 45 của Mỹ, nhưng nếu bảo tôi mang cái nhà tôi ra cá độ th́ chắc chắn tôi sẽ không làm. Một cặp vợ chồng nặng mùi tham vọng chính trị cá nhân, mà ông chồng đi vào lịch sử với những chuyện gái gú lăng nhăng không ra thể thống ǵ trong khi bà vợ lại là một bà già mánh mung không thua ǵ Nixon ngày xưa. Đó là những ǵ tốt đẹp hay ho nhất mà đảng DC có thể mang ra để “khoe hàng” sao?
Có nhiều triển vọng bà Hillary sẽ ra tranh cử chống ông Trump bên CH. Chỉ khiến một nhà báo Mỹ phải “than trời” dân Mỹ sẽ có dịp lựa tổng thống giữa hai người mà cả nước đều ghét nhất. Dân chủ kiểu Mỹ? (24-01-16)
Vũ Linh
Quư độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ư qua email: Vulinh11@gmail.com.
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti
Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.
Thảo Đường Cư Sĩ.
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
Người Việt Seatle